ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ BÍCH THOA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
TẠI CHỢ GIẾNG VUÔNG, PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 – 2019
Thái nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ BÍCH THOA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
66 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại chợ Giếng vuông, phường Hoàng văn thụ thành phố Lạng sơn, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G NƯỚC THẢI
TẠI CHỢ GIẾNG VUÔNG, PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47KHMT
Khóa học : 2015 – 2019
Giang viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
Thái nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của ban chủ nhiệm khoa Khoa học
Môi Trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em đã được giới thiệu tới
Công ty Cổ phần EJC chi nhánh tại Bắc Giang để thực tập nhằm nâng cao hiểu
biết và rèn luyện bản thân về kỹ năng chuyên môn. Trong thời gian thực tập và
làm báo cáo tốt nghiệp em xin cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó em
cũng gửi lời cảm ơn tới các anh chị tại Công ty Cổ phần EJC chi nhánh tại Bắc
Giang đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập và làm chuyên
đề.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức chuyên môn, đó là nền tảng để em hoàn thành tốt công việc trong quá
trình thực tập cũng như là hành trang cho công việc và học tập của em sau này.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do năng lực và kinh
nghiệm còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi thiếu sót.
Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để
bài luận văn của em dược hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Thoa
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 3
2.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm nguồn nước ................................... 4
2.2.2. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước ............................................................... 5
2.2.3. Các thông số của chất lượng nước ............................................................ 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 9
2.3.1. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải trên thế giới ............................... 9
2.3.2. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải tại Việt Nam ............................ 11
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 24
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 24
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm .............................................................................................................. 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 29
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực chợ Giếng Vuông, phường
Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn .............................................................. 29
4.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình địa chất .......................................................... 29
iii
4.1.2. Điều kiện khí tượng ................................................................................ 29
4.1.3. Điều kiện thủy văn .................................................................................. 30
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 30
4.2. Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ Giếng
Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn .................................... 31
4.2.1. Vị trí ........................................................................................................ 31
4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chợ Giếng Vuông .............................................. 32
4.2.3. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, nước mưa ...................................... 33
4.2.4. Quy mô hoạt động của chợ Giếng Vuông .............................................. 33
4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn,
phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn ................................................. 35
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của chợ Giếng Vuông .................................... 35
4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải của Chợ Giếng Vuông ...................... 35
4.3.3. Chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông trước khi xử lý ................... 37
4.3.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại chợ Giếng Vuông ...................... 43
4.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải và khả năng tiếp nhận của nguồn
nước................................................................................................................... 49
4.4.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn
tiếp nhận ............................................................................................................ 49
4.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước........................ 52
4.5. Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp
nhận tại chợ Giếng Vuông ................................................................................ 55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 57
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 57
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước 3 tháng gần nhất .......................................... 35
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý ............. 37
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của suối Lao Ly .......................... 48
Bảng 4.5. Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt ......................... 53
Bảng 4.6. Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước ...... 54
Bảng 4.7. Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải ............................... 54
Bảng 4.8. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải ...................................... 55
đối với từng thông số ô nhiễm .......................................................................... 55
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ các loại nước thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội ................ 12
Hình 2.2. Ước tính lượng nước sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước .... 13
Bảng 2.1. Bảng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại một số địa phương.... 14
Hình 2.4. Biểu đồ tổng lượng nước thải y tế ước tính trên phạm vi
toàn quốc các năm ............................................................................................. 16
Bảng 2.2. Lượng nước thải y tế phát sinh tại một sô địa phương .................... 17
Bảng 2.3. Thành phần ô nhiễm đặc trung nước thải của bệnh viện ................. 18
Bảng 2.4. Lượng nước thải phát sinh tại một số địa phương ........................... 19
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Chợ Giếng Vuông .......................................................... 31
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chợ Giếng Vuông ........................................... 32
Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn ........................................................ 42
Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải gia cầm ................................. 43
Hình 4.6. Công nghệ xử lý nước thải AAO – sử dụng đệm vi sinh ................. 44
1
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, các sinh
vật không thể tồn tại nếu thiếu nước, không có nước đồng nghĩa với việc
không còn sự sống. Sự có mặt của nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự
tồn tại của sự sống. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Đối với sự sống của
con người, tầm quan trọng của nước rất lớn, là nền tảng cho tất cả các hoạt
động. Nước cho ta uống, tạo ra thực phẩm cho chúng ta ăn, tạo ra năng lượng
hỗ trợ nền kinh tế hiện đại của chúng ta, duy trì các dịch vụ sinh thái và các
yếu tố khác mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc.
Đối con người và sinh vật nước là yếu tố quan trọng nhất. Trong cơ thể
con người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể Mỗi ngày cơ thể cần từ 2 – 3 lít
nước dưới hình thức hơi nước trong khi thở, nước uống trực tiếp và nước có
trong thức ăn, cơ thể thiếu nước sẽ không chuyển hóa được các chất, làm tích
tụ các chất cặn bã, gây ngộ độc cho con người. Nước mang muối khoáng và
một số chất vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp đào thải cặn bả và các chất độc
hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi bị nhiễm bẩn nước sẽ trở thành mối nguy hại
to lớn đối với sức khỏe con người bởi vì nước là môi trường mang theo rất
nhiều vi trùng và chất độc gây ra các bệnh tả, lị, thương hàn, mắt hột và các
bệnh phụ khoa khác. Ngoài các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, nước sạch còn
được dùng cho sản xuất chế biến, chữa cháy và các nhu cầu dịch vụ kinh
doanh khác, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị.
Đi cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây con
người gây ra vô số hậu quả vô cùng nặng nề đối với môi trường, trong đó ô nhiễm
nước là một vấn đề thực sự đáng lo ngại, là nguyên nhân gây nên sự hủy hoại con
người. Hiện tại tài nguyên nước ở Việt Nam là có hạn và đang chịu một sức ép
quan trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép.
2
Thành phố Lạng Sơn - trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại du lịch
của tỉnh Lạng Sơn, là cửa ngõ quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo
hướng phát triển thương mại và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn.
Sự tăng trưởng về kinh tế của Lạng Sơn đã góp phần xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống sống cho nhân dân. Sự tăng trưởng về kinh tế nếu
không được quản lý một cách hợp lý sẽ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực, sự
bền vững của hệ sinh thái, đặc biệt là nguồn nước. Công nghiệp – thương mại
phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu
lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm
nguồn nước là điều khó tránh khỏi
Chợ Giếng Vuông đi vào hoạt động với nhiều ngành hàng khác nhau đã
được tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Đối với các ngành hàng tươi sống, gia
cầm, rau củ quả các loại, hằng ngày thải ra một lượng lớn rác và nước thải gây
ô nhiễm môi trường nước ở khu vực chợ và khu vực xung quanh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ Giếng Vuông, Phường Hoàng
Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông, phường Hoàng
Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất giải pháp xử lý và quản lý nước thải tại chợ Giếng Vuông.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất ô nhiễm.
- Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
* Văn bản pháp lý
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2013 do Quốc hội ban hành;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH2013 có hiệu lực từ ngày
23/3/2014 do Quốc hội ban hành;
- Nghị định số 201/2013/ NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều luật tài nguyên nước;
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ Quy định
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý
nước thải.
- Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/ 2017 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải
của nguồn nước sông, hồ;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên &
Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ hơ cấp, gia
hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2016 của Bộ Tài nguyên &
Môi trường Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện
điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề
án, báo9 cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
4
- Quyết định số 1380/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ
tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND về Ban hành Quy định một số nội
dung về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
* Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nước:
+ TCDVN 33:2006/BXD: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công
trình, tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước
tiếp nhận:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm nguồn nước
- Khái niệm về môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật. (Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”
- Khái niệm nguồn tài nguyên nước: Tài nguyên nước là một dạng tài
nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước
có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt động
công nghiệp, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch
Tài nguyên nước được chia thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như
đặc điểm hình thành, khai thác, sử dụng. Đó là nguồn tài nguyên nước trên mặt
đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm), nước trong khí quyển (hơi nước)
5
Về mặt hóa học nước có công thức là H2O (nguyên chất), tuy nhiên
trong tự nhiên nước còn bao gồm các chất hòa tan, các chất lơ lửng và các sinh
vật sống. Các thành phần này phụ thuộc vào điều kiện nguồn phát sinh, môi
trường xung quanh. (Dư Ngọc Thành, Bài giảng Tài nguyên nước và khoáng
sản, 2009).
- Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng
chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng nước tích tụ nước khác.
- Nước mặt là nước tồn tại trên đất liền hoặc hải đảo.
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
- Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
- Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu
chuẩn Việt Nam.
- Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung cấp cho sinh hoạt hoặc
nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
2.2.2. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Sự thay đổi
hành phần và tính chất của nước vượt quá ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm
nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bênh ở người.
- Tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước.
+ Màu sắc: nước tinh khiết thì không có màu. Nước thường có màu do sự tồn
tại của các chất như:
Các chất hữu cơ do xác của các vi sinh vật bị phân hủy.
Sắt và Mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan làm cho nước có màu vàng,
đỏ, đen.
+ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
6
Chất rắn lơ lửng là các hạt rắn vô cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét,
bùn, bụi, quặng, vi khuẩn, tảo, sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước
mặt do hoạt động xói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước đục, thay đổi màu sắc
và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước
được lọc và các chất rắn được lưu giữ lại trong quá trình nước thấm qua các
tầng đất.
+ Độ cứng:
Độ cứng của nước do sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ
cứng của nước được gọi tạm thời do các muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca và
Mg gây ra: Loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 và MgCO3 và sẽ bớt
cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước gây ra do các muối sunfat hoặc clorua Ca,
Mg. Độ cứng là chỉ tiêu cần quan tâm khi đánh giá chất lượng nước ngầm. Nó
ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất. Độ cứng của nước được
rính bằng mg/l CaCO3.
Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi trong nước có nhiều ion H+ hơn
OH- thì nước có tính axit (pH < 7), khi nước có nhiều ion OH- thì nước có tính
kiềm (pH > 7).
+ Nồng độ oxy tự do hòa tan trong nước (DO).
Oxy tự do hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước thường được tạo ra do sự hòa tan oxy từ khí quyển hoặc do quang hợp
của tảo. Nồng độ oxy tự do tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, và dao động
mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Do
vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm thủy vực, nhất là ô
nhiễm hữu cơ.
+ Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nước thành CO2, nước, tế bào mới và các sản phẩm
trung gian.
7
+ Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa là lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa các chất
hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước.
Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất
hữu cơ trong nước, bòn BOD chỉ là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất dẽ
phân hủy sinh học.
+ Kim loại nặng:
Các kim loại nặng như: Hg, Cd, Pb, As, Cr, Cu, Zn, Fe, có trong
nước với nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham
gia, hoặc ít tham gia vào các quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong
cơ thể sinh vật.
Các kim loại này có mặt trong nước do nhiều nguồn như nuowscthari
công nghiệp, còn trong khai thác khoáng sản thì do nước mỏ thì có tính axit
làm tắng quá trình hòa tan các kim loại nặng trong thành phần khoáng vật.
- - 2-
+ Các nhóm anion NO3 , PO4 , SO4 :
Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ các chất này cao gây ra sự phú dưỡng
hoặc là nguyên nhân gây nên biến đổi sinh hóa trong cơ thể người và sinh vật
khi sử dụng nguồn nước này.
+ Các tác nhân ô nhiễm sinh học:
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho nguồn
nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hoặc gây
bệnh hoặc gây bệnh cho người và động vật. Một số các sinh vật gây bệnh có
thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ
tiêu Coliform.
2.2.3. Các thông số của chất lượng nước
1. Thông số vật lý
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi
trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi
trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn.
8
- Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt,
mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ; các chất mùn humic gây ra
màu vàng; các loại thủy sinh làm nước có màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn
do nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có màu xanh đen.
- Độ đục: Độ đục của nước hiện diện khi có sự xuất hiện của một số các
chất lơ lửng, có kích thước thay đổi tư dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền
phù (kích thước 0,1-10mm). Trong nước, các chất gây đục thường là đất sét,
chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh
động vật. Nước có độ đục lớn chứng tỏ nước chứa nhiều vi sinh, cặn bẩn hoặc
hàm lượng chất lơ lửng cao. Đơn vị để đo độ đục là SiO2/l, NTU, FTU.
- Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất hữu
cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Tùy theo thành phần
và hàm lượng các muối hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng
Ngoài ra còn có các thông số về độ nhớt, độ dẫn điện, tính phóng xạ,
chủ yế dùng trong phân tích nước thải.
2. Thông số hóa học
Thông số hóa học phản ánh những đặc tính của chất hữu cơ và vô cơ
của nước.
Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hòa
tan trong nước và các loại vi khuẩn, vi sinh vật dễ phân hủy các chất hữu cơ.
Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả.
Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì các thành phần hữu cơ trong nước tăng lên các
chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ
càng nhiều thì lượng phân hủy càng lớn, do đó lượng oxy hòa tan sẽ giảm
xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các sinh vật nước. Phản ánh đặc tính
của quá trình trên, có thể dùng một thông số về nhu cầu oxy hóa BOD (mg/l)
và nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l).
Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axit, độ
kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (SO4), những kim
loại nặng như Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn),
các hợp chất chứa Nitơ hữu cơ, amoniac (NH4NO) và photphat.
9
3. Thông số sinh học
Bao gồm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh, nguyên sinh động vật, tảo,
các vi sinh vật trong mẫu nước có thành phần E.coli và Colifom chịu nhiệt.
Đối với nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong
đó đặc biệt chú ý đến thông số này.
Chỉ E.Coli là lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn
nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến quy định trị số E.Coli không nhỏ
hơn 100mL nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10). Tiêu chuẩn Việt Nam quy
định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20.
Colifoms tổng số được xem như một chỉ điểm vi sinh vật thích hợp về
chất lượng nước uống, chúng được sử dụng rộng rãi vì dễ phát hiện và định
lượng. “Colifoms” bao gồm những vi khuẩn hình gậy, gram âm có khả năng
phát triển nên môi trường có muối mật hoặc các chất hoạt tính bề mặt có tính
chất ức chế tương tự, có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi,
axit và aldehyde trong vòng 24-48 giờ. Loại vi khuẩn này không sinh bào tử,
có phản ứng oxidase âm tính và thể hiện hoạt tính của B-galactosidate. Tiêu
chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến quy định trị số Colifom
trong nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 150.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải trên thế giới
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế Giới đang là vấn đề rất
đáng báo động. Việc công nghiệp hóa nhanh chóng, lạm dụng tài nguyên nước
khan hiếm và nhiều yếu tố khác đóng vai trò trong quá trình ô nhiễm nước.
Mỗi năm, có khoảng 400 tỷ tấn chất thải được thải ra môi trường trên toàn thế
giới. Hầu hết chất thải này được thải vào các hồ chứa. Trong tổng số nước trên
Trái đất, chỉ có 3% là nước ngọt. Nếu nguồn nước ngọt này liên tục bị ô
nhiễm, cuộc khủng hoảng nước sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong
tương lai gần. Chính vì vậy, những biện pháp bảo vệ nguồn nước lúc này là vô
cùng quan trọng và cần thiết.
10
Các con sông ở lục địa châu Á là nơi ô nhiễm nặng nề nhất. Hàm lượng
chì trong các con sông này được tìm thấy cao hơn 20 lần so với các hồ chứa
của các nước công nghiệp ở các châu lục khác. Số lượng vi khuẩn được tìm
thấy ở những con sông này (từ chất thải của con người) rất cao, có thể gấp ba
lần so với mức trung bình của thế giới. Ở Ireland, phân bón hóa học và nước
thải là những chất gây ô nhiễm nước chính. Khoảng 30% các con sông ở đất
nước này bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nước ngầm là một vấn đề nghiêm trọng ở Bangladesh. Asen là
một trong những chất gây ô nhiễm chính ảnh hưởng đến chất lượng nước ở
quốc gia này. Có khoảng 85% tổng diện tích của Bangladesh là nguồn nước
ngầm đã bị ô nhiễm. Điều này có nghĩa là hơn 1,2 triệu công dân của đất nước
này phải đối mặt với tác hại của nước bị nhiễm asen.
Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Mỹ có những dấu hiệu không khác xa
so với thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế Giới. Cần lưu ý rằng
khoảng 40% các con sông ở Hoa Kỳ đều đã bị ô nhiễm. Vì lý do này, bạn
không thể sử dụng nước từ những con sông này để uống, tắm hoặc bất kỳ hoạt
động nào như vậy. Có khoảng 46% hồ ở Hoa Kỳ là không phù hợp để duy hoạt
động sống thủy sinh. Các chất gây ô nhiễm trong nước từ nước thải từ các xí
nghiệp, nhà máy.
Ô nhiễm nhiệt nước do dòng nước nóng từ các doanh nghiệp công
nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiệt độ nước tăng là mối đe dọa đối với cân bằng
sinh thái. Nhiều cư dân dưới nước mất mạng vì ô nhiễm nhiệt. Thoát nước do
mưa là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước. Các chất thải,
như dầu, hóa chất thải ra từ ô tô, hóa chất gia dụng, v.v., là những tác nhân
chính gây ô nhiễm từ khu vực thành thị. Phân khoáng và phân hữu cơ và dư
lượng thuốc trừ sâu chiếm phần lớn các chất ô nhiễm. Sự thật về thực trạng ô
nhiễm nguồn nước trên thế giới nói về một vấn đề thế giới sắp xảy ra.(Hoàng
Trung Kiên,2017- Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới)
11
2.3.2. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải tại Việt Nam
Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn
nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô
nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn
nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm
tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại
phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt,
bốc mùi hôi vì rác thải.
Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất
thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch
nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh
do nước gây ra.
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước,
và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do
sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có
1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân
cận cũng chết bởi ung thư.
Hiện nay, nước ta đang đối mặt tình trạng ô nhiễm, suy giảm nguồn
nước, nhất là tại các khu vực sản xuất công nghiệp và đô thị. Các nguồn phát
sinh nước thải ngày càng đa dạng với lượng nước thải phát sinh ngày càng
nhiều đang đặt ra những thách thức to lớn cho công tác quản lý nước thải.
Trong đó, một số loại hình nước thải chính phải kể đến là nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp, nước thải y tế và một số loại hình nước thải khác như
nước thải làng nghề, nước thải nông nghiệp Mặc dù việc thu gom, XLNT đã
được quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, song
để quản lý có hiệu quả các loại nước thải, cần có sự nhìn nhận đánh giá cụ thể
về các nguồn phát sinh, đặc trưng của từng loại hình nước thải, hiện trạng phát
12
sinh và kết quả hoạt động thu gom, xử lý các loại hình nước thải chính cũng
như thực trạng công tác quản lý nước thải ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn phát sinh nước thải:
Các hoạt động phát triển KT - XH và dân sinh đã và đang làm phát sinh
một lượng không nhỏ các loại nước thải. Tuy nhiên, do nguồn số liệu còn hạn
chế nên báo cáo chỉ đề cập đến một số nguồn phát sinh nước thải chính bao
gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế và các nguồn
khác như nước thải từ các cơ sở dịch vụ, làng nghề, nước thải chăn nuôi. Tính
đến năm 2017, tổng lưu lượng xả thải trên toàn quốc theo giấy phép xả thải đã
cấp khoảng 100 triệu m3/ngày đêm. Tùy theo khu vực, vùng miền mà tỷ lệ
nước thải phát sinh từ các nguồn là khác nhau. Tuy nhiên, lượng nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp...ước mưa gồm 2 tuyến:
+ Tuyến 1 gồm cống ngầm BTLT đường kính D600 và D1250 từ hố ga
H1 đến H17 sau đó thoát ra suối
+ Tuyến 2 gồm cống ngầm BTLT đường kính D1250 từ hố ga H18 đến
H32 sau đó thoát ra suối
4.2.4. Quy mô hoạt động của chợ Giếng Vuông
- Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của Chợ Giếng Vuông:
Chợ Giếng Vuông đi vào hoạt động từ năm 2007 với nhiều ngành hàng.
Năm 2008, số quầy, ki ốt các hộ kinh doanh đã đăng kí thuê là 426/469 quầy.
Đến hiện nay số hộ kinh doanh trong chợ đã tăng gấp đôi khi dự án ban đần
được phê duyệt, gần 546 hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ trong đó hàng
34
trăm hộ kinh doanh qua các phiên chợ từ khắp mọi miền của Lạng Sơn đến để
mua bán, trao đổi hàng hóa.
* Loại hình kinh doanh: Kinh doanh tổng hợp bao gồm:
Khu nhà chợ chính A1, A2, A3, A4, A5:
- Nhà thực phẩm A1, A2. Trong đó:
+ Nhà A1: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm tươi sống (hàng
tôm, cá, thịt)
+ Nhà A2: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm, hàng khô, hàng
sắt, hàng gia dụng.
- Nhà chợ đa năng A3, A4, A5: Gồm 222 quầy bố trí kinh doanh hàng
tạp hóa, hàng vải, hàng quần áo may sẵn, dày, dép, thời trang các loại
Khu dãy kiot B1, B2, B3:
Gồm 101 kiot chạy dọc xung quanh Chợ, được bố trí kinh doanh như sau:
+ Khu B1, B2: Từ kiot 01 đến kiot 60, bố trí kinh doanh tạp hóa, hàng
vải, quần áo may sẵn, giày dép, thời trang các loại.
+ Khu nhà B3: Từ kiot 61 đến kiot 101, bố trí kinh doanh hàng rau củ quả.
Khu kinh doanh sân trống cố định ngoài trời C1, C2, C3:
+ Khu C1: Gồm 30 điểm bố trí kinh doanh hàng rau của quả
+ Khu C3: Gồm 201 điểm kinh doanh; bố trí kinh doanh hàng rau củ quả
+ Khu C3: Gồm 291 ô, bố trí kinh doanh như sau:
Từ ô số 01 đến ô số 20: Bố trí kinh doanh hàng khô, hàng tạp phẩm
Từ ô số 21 đến ô số 80: Bố trí kinh doanh gia cầm, giết mổ gia cầm
Từ ô số 81 đến ô số 291: Bố trí kinh doanh hàng rau củ quả
Khu chợ phiên (Khu D): Diện tích khoảng 1.600m2 được bố trí, sắp
xếp cho bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn trao đổi mua bán hàng hóa
vào các ngày họp chợ phiên.
35
4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn,
phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của chợ Giếng Vuông
Nước sử dụng cho toàn bộ hoạt động sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản
xuất dịch vụ tại chợ Giếng Vuông được cấp tư công ty nước sạch Lạng Sơn.
Theo hóa đơn nước thực tế của chợ Giếng Vuông 3 tháng cuối năm 2018
Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước 3 tháng gần nhất
STT Tháng sử dụng Nước cấp (m3)
1 Tháng 10 1.996
2 Tháng 11 1.711
3 Tháng 12 1.869
Trung bình 1.859
(Nguồn: Báo cáo xả thải chợ Giếng Vuông,2019 – Công ty CP EJC)
4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải của Chợ Giếng Vuông
4.3.2.1. Các loại nước thải và nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Từ các nhà vệ sinh để phục vụ các
công nhân viên và các hộ kinh doanh tại chợ.
Nguồn phát sinh nước thải sản xuất:
- Từ hoạt động buôn bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống
- Từ hoạt động giết mổ gia cầm
- Từ hoạt động dịch vụ ẩm thực
- Từ hoạt động của các cơ quan quản lý chợ, người dân kinh doanh
thường xuyên ở chợ và người dân đi các phiên chợ cùng khách vãng lai.
Nước mưa chảy tràn: Là nguồn có tính phân tán và không liên tục nên 1
phần tự ngấm xuống đất và 1 phần đã được chợ dây dựng hệ thống thu gom
bằng nhựa uPVC D600 và D1250 để thải thẳng ra suối Lao Ly
4.3.2.2. Đặc trưng của nước thải
36
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại chợ là hàm
lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy từ 50-55% (như các hydratcacbon, protein,
chất béo dầu mỡ), các chất khoáng dinh dưỡng (phostphat, nitơ, magie), các
chất rắn huyền phù và đặc biệt chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có các vi sinh
vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải có chứa nhiều vi khuẩn phân hủy chất
hữu cơ, cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước. Thành phần
nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn nước cấp, đặc điểm hệ thống
thoát nước, điều kiện trang bị vệ sinh, tập quán sinh hoạt của người dân, mức
sống xã hội, điều kiện tự nhiên
Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó là
nguồn của các loại vi khuẩn, trong đó vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là
nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm
tiết, phân, lông, các biểu bì từ lông gia cầm,, mùi tanh, hôi thối, gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu chợ.
Lượng nước thải này, sau khi thu chất rắn sẽ còn lại các chất hữu cơ lơ
lửng và vi sinh. Một số yếu tố có nồng độ vượt quá giới hạn cho phép gây tác
hại cho nguồn tài nguyên sinh vật, nguồn nước và đất trong khu vực. Nên vấn
đề quản lý và xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường.
Nước thải phát sinh nếu không được xử lý thích đáng mà cho chảy vào ao hồ,
sông ngòi sẽ làm cho các thủy vực bị nhiễm bẩn, gây hậu quả xấu đối với
nguồn nước:
- Làm thay đổi tính chất hóa lý, độ trong, màu, mùi vị, pH, hàm lượng
các chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại nặng có độc tính, chất nổi, chất lắng
cặn,
- Làm giảm oxy hòa tan do tiêu hao trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.
- Làm thay đổi hệ sinh vật nước, kể cả vi sinh vật, xuất hiện các vi sinh
vật gây bệnh, làm chết các sinh vật nước (như tôm, cá và các thủy sinh có ích).
37
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường chợ Giếng Vuông)
4.3.2.3. Lưu lượng nước thải của chợ Giếng Vuông
Dựa trên lượng nước sử dụng thực tế của 3 tháng cuối năm 2018 , Theo
quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử
lý nước thải, lượng nước thải được ước tính bằng 80% lượng nước sử dụng,
tương đương trung bình khoảng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 49,6
m3/ngày.đêm
4.3.3. Chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông trước khi xử lý
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý
Kết quả QCVN
ST Phương pháp phân
Thông số Đơn vị 14:2008/BTN
T tích NT.01 NT.02
MT Cột A
1 pH - TCVN 6492:2011 6,37 6,66 5÷9
SMEWW
2 BOD5 mg/L 126 26 30
5210B:2012
3 TSS mg/L TCVN 6625:2000 189 45 50
SMEWW 4500-
4 Sunfua (S2-) mg/L 6,8 0,89 1
S2.F:2012
5 TDS mg/L SOP/HT/N.05 570 240 1000
6 Photphat (PO4) mg/L TCVN 6202:2008 8,6 1,06 6
+
Amoni (NH4 )
7 mg/L TCVN 5988:1995 21,6 4,7 5
(tính theo N)
-
SMEWW 4500-NO3
-
8 Nitrat (NO3 ) mg/L 12,8 5,4 30
.E:2012
Chất hoạt động
9 mg/L TCVN 6222:2009 8,3 2,3 5
trên bề mặt
10 Tổng dầu mỡ(*) mg/L TCVN 5070:1995 7,4 3,6 -
MPN/100
11 Coliform(*) TCVN 6187-2:2009 9.300 2300 3.000
mL
(Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường)
38
Ghi chú:
Vị trí lấy mẫu:
+ NT.01: Tại điểm nước thải đầu vào trước hệ thống xử lý tập trung
+ NT.02: Tại điểm nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý trước khi thải ra
môi trường.
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt; cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán
giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước được
dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Qua kết quả tại bảng trên cho thấy nồng độ các chất có trong nước thải
sinh hoạt trước khi chưa được xử lý cao hơn quy chuẩn cho phép QCVN
14:2008/BTNMT cột A rất nhiều lần cụ thể: Photphat (PO4) cao gấp 1,075 lần;
Chất hoạt động trên bề mặt cao gấp 1,6 lần; BOD5 cao gấp 4,2 lần; TSS cao
2- +
gấp 3,78 lần; Sunfua(S ) cao gấp 6,8 lần; Amoni (NH4 ) cao gấp 4,32 lần và
Colifom cao gấp 3,1 lần. Do vậy, nếu nước thải không được xử lý sẽ gây ô
nhiễm cho môi trường tiếp nhận và nhu cầu sử dụng nước trong khu vực.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu
phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN
14:2008/BTNMT cột A giá trị C như BOD5 nhỏ hơn 1,15 lần; TSS nhỏ hơn
1,12 lần; TDS nhỏ hơn 4,16 lần; chất hoạt động trên bề mặt nhỏ hơn 2,17 lần,
Coliform nhỏ hơn 1,3 lần. Chất lượng nguồn nước là đảm bảo trước khi xả thải
suối Lao Ly.
39
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ BOD5 trước và sau xử lý so với
QCVN
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trước và sau xử lý so với
QCVN
40
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform trước và sau xử lý so với
QCVN
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrat trước và sau xử lý so với
QCVN
4.3.4. Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông
4.3.4.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt tại 03 nhà vệ sinh: trong khu vực chợ sẽ được xử lý
sơ bộ qua bể 3 ngăn và thu gom bằng đường cống D300 tới hệ thống xử lý
nước thải tập chung tại phía Nam chợ và thải ra môi trường.
41
Mô tả bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại là công trình làm đồng thời hai chức năng lắng và phân hủy
cặn lắng. Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh
vật kỵ khí bị phân hủy, một phần tạo các khí và tạo ra các chất vô cơ hòa tan.
Nước thải sau khi qua bể lắng 1 tiếp tục qua bể lắng 2 và 3 trước khi thải ra
ngoài. Qua 3 ngăn của bể tự hoại, do có quá trình lắng, lọc và phân hủy yếm
khí nên hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các vi sinh vật gây hại giảm
đáng kể. Bể được thiết kế sao cho nước thải từ bể trước chảy sang bể sau sẽ
đồng thời khuấy trộn lớp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật yếm khí để quá trình
xử lý nước thải đạt hiệu suất cao nhất.
Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể lắng 1
sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành
một số biện pháp như sau:
- Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu
quả xử lý, làm sạch bể tự hoại.
- Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất
01 năm/lần.
42
Mô hình bể tự hoại 3 ngăn như sau:
Ống thông hơi
Tấm đan bê tông Nước thải sau xử lý
Nư ớc
thả i
Ngăn Ngăn
lắng Ngăn lọc
thuvà
lên
men
Vách ngăn Cặn lắng Lớp vật liệu lọc
Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại có vai trò đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy yếm khí
cặn lắng. Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể
lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành
một số biện pháp như sau:
- Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu
quả xử lý, làm sạch bể tự hoại.
- Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất
01 năm/lần.
4.3.4.2. Nước thải sản xuất
43
Nước thải sinh hoạt do các hoạt động kinh doanh của các hộ dân: được
thu gom theo đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập trung.
*Nước thải sản xuất : Nước thải sản xuất của chợ hay còn gọi là nước
thải gia cầm từ quá trình kinh doanh, giết mổ các mặt hàng thực phẩm tươi
sống sẽ được thu gom bằng đường ống D300 tới bể xử lý nước thải gia cầm để
xử lý sơ bộ cặn lắng, vi khuẩn rồi dẫn tới hệ thống xử lý nước thải tập chung
để xử lý lại và thải ra môi trường.
Ngăn Ngăn lọc Ngăn lọc
lắng cát than hoạt
tính
Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải gia cầm
*Nước mưa chảy tràn: 1 phần được ngấm tự do xuống đất và 1 phần
được thu gom bằng hệ thống rãnh thu gom D600 và D1250 nằm âm dưới mặt
đất có song chắn rác rồi thải thẳng ra môi trường.
Với lưu lượng nước thải 49,6 m3/ngày UBND thành phố đã đầu tư xây
lắp hệ thống xử lý nước thải tập chung với công suất 70m3/ngày.
4.3.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại chợ Giếng Vuông
Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là
nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm
tiết, phân, lông, mỡ, các biểu bì từ lông gia cầm,, mùi tanh, hôi thối nên
công nghệ xử lý nước thải AAO với vật liệu đệm sinh học được lựa chọn với
các ưu điểm phù hợp với nguồn nước cần xử lý của chợ Giếng Vuông, phù hợp
với các phương án cần thiết để ứng phó với ngập lụt, chảy tràn Do đó lựa
chọn sử dụng công nghệ AAO với vật liệu đệm sinh học với chi phí vận hành
thấp, xây dựng ngầm để tận dụng mặt bằng cho thuê của chợ và hiệu quả của
môi trường thường xuyên bị ngập lụt.
Để xử lý nước thải của chợ UBND thành phố Lạng Sơn đã đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập chung với công nghệ AAO- kết hợp đệm vi
sinh có công suất 70m3/ngày.
44
Lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ các quầy hàng kinh doanh
mặt hàng thực phẩm tươi sống sau khi được xử lý sơ bộ tại các bể riêng sẽ
được thu gom tại bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập chung của chợ
để xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung của chợ Giếng Vuông (được hoàn
thành năm 2017, và đi vào hoạt động thử nghiệm năm 2018)
Công trình “Hệ thống xử lý nước thải chợ Giếng Vuông thành phố Lạng
Sơn” bao gồm các hố ga nước thải, bể điều hòa và cụm thiết bị xử lý công
nghệ AAO được đặt ngầm dưới đất, nhà điều hành chứa máy móc và thiết bị
điều kiển đặt nổi trên mặt đất.
Diện tích bố trí hạng mục công trình của dự án là 273m2. Trong đó diện
tích để bố trí bể chứa, nhà điều hành và thiết bị của dự án là 95m2. Nhà điều
hành mái bằng, 2 tầng kích thước 4220x2720x7300 (dài x rộng x cao). Nhà
điều hành được thiết kế mặt sàn tầng 2 là 4,4m cao hơn đỉnh lũ năm 2008 ở
mức 0,5m. Mặt sàn tầng 2 của nhà điều hành có thiết kế bệ bê tông cao 0,1m
so với cốt sàn tầng 2 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, khả năng chống lũ
của hệ thống thiết bị, đo lường, điều khiển.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống như sau:
Nước thải Hố tự hoại Ngăn lắng Ngăn lọc Ngăn lọc
khí tiếp xúc
hiếu khí
Nước tuần hoàn
Ngăn lưu
nước
y tràn
ả
Ch
Ngăn khử
trùng
Hình 4.6. Công nghệ xử lý nước thải AAO – sử dụng đệm vi sinh
45
Nguyên tắc xử lý của hệ thống là sự kết hợp của các quá trình xử lý kỵ
khí, thiếu khí và hiếu khí. Đặc điểm nổi bật của hệ thống là sự bổ sung vật liệu
vào các khoang xử lý để tạo giá thể cho vi sinh vật bám dính, điều này mang
lại quá trình lợi ích là quá trình xử lý.
Công suất của hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ AAO- sử dụng
đệm vi sinh: 70m3/ngày đêm.
Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông bao gồm: bể thu gom
nước thải tập trung, ngăn, ngăn tách và lắng, ngăn lọc khí, ngăn lọc tiếp xúc
hiếu khí, ngăn lưu nước và ngăn khử trùng. Tất cả các ngăn được xây dựng
bằng bê tông cốt thép và có nắp đậy kín.
Bể vi sinh vật hiếu khí có tác dụng xử lý chất hữu cơ cacbon nitơ hóa, bể
vi sinh vật yếm khí và bể vi sinh vật thiếu khí có tác dụng khử nitơ và photphat
. Quá trình xử lý như sau:
- Quá trình hiếu khí:
푂푥𝑖 ℎó푎
+ − −
푁퐻4 → 푁푂2 + 푁푂3
- Quá trình kỵ khí:
𝑔𝑖ả푚
− −
푁푂2 , 푁푂3 → 푁2 ⇒ Thoát ra không khí
푉𝑖 sinh 푣ậ푡
−3 −3
푃푂4 → (푃푂4 )푚푢ố𝑖 ⇒ Bùn
Hố tự hoại: Dùng để thu gom nước thải trước khi xử lý
Ngăn lắng:
Sơ bộ tách rác ở hố ga có song chắn rác sau đó sẽ được đưa về ngăn và
lắng cặn cơ học để tổng cặn lơ lửng (SS) vào qua song chắn rác.Nước thải sẽ
được phân ra thành 3 lớp :
- Lớp mỡ có trọng lượng nhẹ sẽ nổi lên trên cùng
- Lớp nước thải ở giữa là phần sẽ được xử lý tiếp
- Lớp cặn lắng dưới đáy (là các loại đất, cát...)
Ngăn lọc khí (ngăn kỵ khí):
46
Trong bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan với
sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất
hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy hoặc chuyển hóa chúng thành các
hợp chất ở dạng khí (từ 70-80% là metan, 20-30% là cacbonic). Bọt khí sinh ra
bám vào các bùn cặn.
Các hạt bùn cặn nay nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra vòng tuần hoàn cục
bộ trong lớp cặn lơ lửng. Hiệu quả khử BOD và COD có thể đạt 70-90%. Còn
Nitơ hầu như ít giảm mà chuyển hóa thành amoni (NH4)
Ngăn lọc và tiếp xúc hiếu khí:
Trong nước thải có chứa hợp chất nitơ và photpho, các hợp chất này cần
phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Trong điều kiện thiếu khí, hệ vi sinh vật
thiếu khí sẽ phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và
Photphoril.
Quá trình Nitrat hóa được xảy ra như sau: Hai chủng loại vi khuẩn tham
gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu
- -
oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử Nitrat (NO3 ) và Nitrit (NO3 ) theo chuỗi
- -
chuyển hóa: NO3 → NO2 → N2O → N2↑. Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ
thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.
Qua quá trình Photphoril hóa: Chủng loại tham gia vào quá trình này là
Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn
Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các
hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu
khí. Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa được diễn ra thuận lợi, tại bể
thiếu khí bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khấy có chức
năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật
thiếu khí phát triển.
Để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho các vi sinh vật thiếu khí,
tại bể có hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt
47
động 230÷250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu
đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.
Ngăn lưu nước:
Oxy hóa bằng cách vi sinh các hợp chất hydrocacbon, sunfua và photpho
(làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S) và thực hiện quá trình Nitrat hóa
Amoni (NH4). Bể này sẽ lưu nước thải trong 4 giờ nhờ sử dụng biện pháp tăng
cường giá thể MBBR.
Sản phẩm của quá trình này sẽ là:
- Hydrocacbon chuyển thành CO2 + H2O làm giảm đáng kể BOD, COD.
- NH4 → NO3
-2
- H2S → SO4
-
- P – T → PO4
Khử Nitơ thông qua quá trình thiếu khí, ở đây NO3 được chuyển hóa
thành N2 khi không có mặt oxy. Module AO thực hiện quá trình Oxy hóa để
giảm BOD, chuyển hóa NH4 → NO3 và tạo thành cơ chế hồi lưu NO3 lỏng (hòa
tan trong nước thải) và một phần bùn hoạt tính về ngăn thiếu khí để khử Nitơ.
Sau quá trình Oxy hóa (bằng sục khí) tại hiếu khí với đệm vi sinh động,
bùn hoạt tính (tức lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử
lý) được bám giữ trên ngăn. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên
đến 8000-14000 g/m3. Với mật độ này các quá trình oxy hóa để khử BOD,
COD và NH4 diễn ra nhanh hơn rất nhiều.
Bùn hoạt tính lơ lửng (tức là bùn không không bám dính trên đệm vi
sinh) sẽ được chuyển sang ngăn lọc. Ở đây một phần bùn được giữ lại để đứa
ngăn chứa và xử lý bùn thừa, một phần nhỏ bùn được bơm hồi lưu đưa về bể
thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitơ.
Ngăn khử trùng:
Bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất (Clo) – chủ yếu dung Hpocloride
Canxi (Ca(OCl)2) để khử vi trùng gây bệnh.
48
4.3.6. Đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận của nguồn thải
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của suối Lao Ly
QCVN
08-
Phương pháp phân Kết quả
STT Thông số Đơn vị MT:2015/
tích NM1
BTNMT
Cột B1
1 pH - TCVN 6492:2011 7,14 5,5 ÷ 9
2 BOD5 mg/L SMEWW 5210B:2012 12 15
3 COD mg/L SMEWW 5220C:2012 28 30
4 DO mg/L TCVN 7325:2005 4,6 ≥ 4
5 TSS mg/L TCVN 6625:2000 42 50
+
Amoni (NH4 ) (Tính
6 mg/L TCVN 5988:1995 0,26 0,9
theo N)
7 Clorua (Cl-) mg/L TCVN 6194:1996 8,5 350
-
SMEWW 4500- NO3
-
8 Nitrat (NO3 ) mg/L 0,6 10
.E:2012
3-
9 Photphat PO4 mg/L TCVN 6202:2008 0,12 0,3
SMEWW 3500-
10 Mangan (Mn) mg/L 0,14 0,5
Mn.B:2012
11 Chất hoạt động bề mặt mg/L TCVN 6622-1:2009 0,18 0,4
12 Tổng dầu, mỡ mg/L TCVN 5070:1995 0,6 1
13 Cadimi (Cd)(*) mg/L US EPA Method 200.8 <0,001 0,01
14 Coliform(*) MPN/100 mL TCVN 6187-2:2009 4.600 7.500
(Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ môi trường)
Ghi chú:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt; Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục
đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử
dụng như loại B2;
+ NM.01: Tại suối Lao Ly tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông
49
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy các thông số trong nguồn nước
mặt của nước thải ra suối Lao Ly tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông
đều nằm trong giới hạn cho phép như BOD5 nhỏ hơn 1,25 lần; TSS nhỏ hơn
1,19 lần;; chất hoạt động trên bề mặt nhỏ hơn 2,22 lần, Coliform nhỏ hơn 1,6
lần ..v..v..
4.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải và khả năng tiếp nhận của
nguồn nước
4.4.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của
nguồn tiếp nhận
- Suối Lao Ly bắt nguồn từ thị trấn Cao Lộc, qua khu Kỳ Lừa, thành phố
Lạng Sơn là nơi tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông cùng các khu dân
cư, hộ dân cư trong khu vực nó chảy qua. Suối có chiều rộng trung bình
khoảng 2 – 3m.
- Lưu lượng xả thải của chợ trung bình 49,6 m3/ngày và lớn nhất là
68,23m3/ngày. Như vậy, việc xả thải của nhà xưởng thông qua mương thải đến
suối Lao Ly không ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng của suối. Như vậy, việc
xả thải của chợ Giếng Vuông đến suối Lao Ly không ảnh hưởng đáng kể đến
lưu lượng của suối.
Tác động của việc xả nước thải đến nguồn nước tiếp nhận
Quá trình xả thải vào nguồn tiếp nhận sẽ không tránh khỏi những tác động
đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận. Các chất ô nhiễm gây làm suy giảm chất
lượng nước, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của hệ thủy sinh.
+ Nguồn thải sinh hoạt có thể làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong
nước ao, tạo điều kiện phát triển mạnh cho các loại vi sinh vật như nấm, tảo
trong nước kể cả các vi sinh vật gây bệnh.
+ Nước thải giàu Nitơ và Photpho có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng
làm nước có màu xanh sẫm đáy nhiều bùn do xác tảo, qua thời gian dài gây bồi
50
lắng nặng nề ao, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các loại loại động vật trong
ao chết hàng loạt do bị nhiễm độc tảo và thiếu oxy.
+ Làm giảm ôxi hoà tan trong nước do các vi sinh vật có trong nước sử
dụng hết ôxi để phân giải các hợp chất hữu cơ.
+ Nước thải sinh hoạt khi phân huỷ (nhất là trong điều kiện yếm khí)
gây mùi khó chịu (do tạo ra NH3 và H2S) gây ảnh hưởng tới mĩ quan khu vực
xung quanh.
+ Chất rắn lơ lửng với hàm lượng cao làm tăng độ đục của nước, giảm
khả năng hòa tan oxy từ không khí vào nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến đời
sống thủy sinh.
+ Dư lượng axit, bazơ trong nước thải làm độ pH của nguồn tiếp nhận
giảm hoặc tăng, ngưỡng pH từ 6,5 – 9 là mức thủy sinh vật phát triển tốt, kho
độ pH thấp hơn hoặc cao hơn sẽ làm cho sự sinh trưởng của thủy sinh vật
chậm lại, không sinh sản, khi độ pH11 hầu hết các loại thủy sinh vật
sẽ chết.
+ Các ion trong nước thải bị các loài sinh vật hấp thu làm tồn dư kim
loại trong động vật, thực vật. Những kim loại này có thể theo chu trình của các
mạng lưới thức ăn đi vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, qua kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý qua hệ
thống xử lý nước thải tập trung của chợ cho thấy hàm lượng các thông số ô
nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT, cột A-
quy định giới hạn các thông số trong nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn
nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Do vậy, việc xả nước thải của
chợ Giếng Vuông gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh
và khả năng tự làm sạch cũng như chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh
Nước thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao, khi xâm nhập vào nguồn
tiếp nhận có thể gây ra các hậu quả xấu như sau:
51
- Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước, tạo điều kiện phát triển mạnh
cho các loại vi sinh vật như nấm, tảo trong nước, kể cả các vi sinh vật gây
bệnh. Với nguồn nước được sử dụng tưới tiêu, vi sinh vật sẽ được phát tán một
cách gián tiếp vào cộng đồng qua các sản phẩm rau quả gây các bệnh về đường
tiêu hóa.
- Một số trường hợp nước thải giàu Nito và Photpho có thể gây nên hiện
tượng tảo nở hoa (phú dưỡng) làm nước có màu xanh xẫm, đáy nhiều bùn do
xác tảo, qua thời gian dài gây bồi lắng nặng nề đáy nước.
- Làm giảm oxi hòa tan trong nước do các vi sinh vật có trong nước sử
dụng hết oxi để phân giải các hợp chất hữu cơ.
Tuy nhiên, toàn bộ nước thải sinh hoạt tại chợ sẽ được thu gom, xử lý
đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Thêm nữa, hệ sinh thái thủy
sinh tại lưu vực tiếp nhận nước thải của chợ rất nghèo nàn, chủ yếu là các rong,
tảo, và một số loại cá nhỏ như cờ cờ, rô đồng,... ngoài ra còn có cua, ốc, và một
số sinh vật nhỏ bé trong nước điển hình khác. Như vậy, khi chất lượng nước
thải sau xử lý tại chợ Giếng Vuông đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép thì
khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường
sống của hệ sinh thái thủy sinh.
Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã
hội khác.
Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi xử lý qua hệ thống
xử lý nước thải tập trung tại khu chợ, tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn
cho phép trong QCVN 14:2008/BTNMT, cột A: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải sinh hoạt, cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong
nước thải khi thải vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Bên
cạnh đó, nguồn tiếp nhận nước thải của chợ là hệ thống kênh cung cấp nước
tưới tiêu nông nghiệp. Vì vậy, nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý của
chợ và xả ra nguồn tiếp nhận không gây ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận
và ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng nguồn nước của nhân dân trong vùng. Do
52
vậy, việc xả nước thải của chợ gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã
hội khác được đánh giá là không đáng kể.
4.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của mương dẫn ra suối Lao Ly
theo thông tư 76/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29
tháng 12 năm 2017 quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức
chịu tải của nguồn nước sông hồ.
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bằng
phương pháp đánh giá gián tiếp được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư
76/2017/TT-BTNMT. Theo đó ta có:
Ltn = (Ltđ - Lnm - Lt) x FS (1)
Trong đó:
- Ltn: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô
nhiễm (kg/ngày);
- Ltđ: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn
suối (kg/ngày);
- Lnm: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước
của đoạn suối (kg/ngày);
- Lt: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải (kg/ngày);
- FS: Hệ số an toàn, FS = 0,6
* Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt (Ltđ)
Ta có công thức:
Ltđ = Cqc x Qs x 86,4
Trong đó:
- Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn
kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn
suối, đơn vị tính là mg/l;
3
- QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn suối đánh giá, đơn vị tính là m /s;
3
Qs = 0,05m /s;
53
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị
tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày).
Do nguồn tiếp nhận của nước thải tại chợ được sử dụng cho mục đích cấp
nước tưới tiêu nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước Cqc được
xác định theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.
Ta có tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt của nguồn tiếp
nhận nước thải như sau:
Bảng 4.5. Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt
Thông số
+ - 3-
BOD5 TSS NH4 NO3 PO4 Dầu mỡ Coliform
Cqc 15 50 0,9 10 0,3 1 7.500
Ltđ 64,8 216 3,888 43,2 1,296 4,32 32.400
* Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong
nguồn nước (Lnm)
Công thức:
Lnm = Cm x Qs x 86,4
Trong đó:
- Cm: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;
3
- QS: lưu lượng dòng chảy của đoạn suối đánh giá, đơn vị tính là m /s;
3
Qs = 0,05m /s;
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.
Dựa vào kết quả phân tích các thông số chất lượng nước của kênh tiếp
nhận, ta có tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong kênh nước
tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông được thể hiện trong bảng sau:
54
Bảng 4.6. Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước
Thông số
+ - 3-
BOD5 TSS NH4 NO3 PO4 Dầu mỡ Coliform
Cm 12 42 0,26 0,6 0,12 0,6 4.600
Lnm 51,84 181,44 1,1232 2,592 0,518 2,592 19.872
* Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
Công thức:
Lt = Ct x Qt x 86,4
Trong đó:
- Ct: kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào
đoạn suối, đơn vị tính là mg/l;
- Qt: lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải xả vào đoạn suối, đơn vị
3 3
tính là m /s; Qt = 0,000355 m /s;
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.
Dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý
nước thải tập trung của chợ Giếng Vuông trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, ta
có tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.7. Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải
Thông số
+ - 3-
BOD5 TSS NH4 NO3 PO4 Dầu mỡ Coliform
Ct 26 45 4,7 5,4 1,06 3,6 2.300
Lt 0,797 1,38 0,144 0,166 0,033 0,1104 70,5456
Từ công thức (1) và bảng 4.5, 4.6, 4.7 ta có khả năng tiếp nhận nước thải,
sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau:
55
Bảng 4.8. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải
đối với từng thông số ô nhiễm
Thông số Dầu
+ - 3-
BOD5 TSS NH4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_thai_tai_cho_g.pdf