Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại quận Hoàng mai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN MAY ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN HOÀNG MAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Churyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 -2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN MAY ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN HOÀNG MAI VÀ

pdf58 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại quận Hoàng mai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
À ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT- N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Hồng Phương Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và rất quan trọng của mỗi sinh viên sau những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường, là giai đoạn then chốt, quan trọng để sinh viên củng cố hành trang cuối cùng trước khi ra ngoài xã hội làm việc, vì đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học được tại trường Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã được về thực tập tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường. Đến nay em đã hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Lời đầu em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô trong khoa Môi trường đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập. Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Viện kỹ thuậtvà công nghệ môi trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập vừa qua và đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin chân thành cản ơn sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo TS.Đặng Thị Hồng Phương đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin được gửi tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Hoàng Văn May ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc nước thải sinh hoạt .................................... 21 Bảng 4.1. Các chỉ số khí hậu TB trong các tháng của quận Hoàng Mai .......... 26 Bảng 4.2. Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch 2015-2019 .......... 28 Bảng 4.3. Tổng hợp hoạt động ngành du lịch Thành phố Hà Nội ................... 31 giai đoạn 2015-2018 ......................................................................................... 31 Bảng 4.4: Vị trí lấy mẫu quan trắc nước thải sinh hoạt .................................... 35 Bảng 4.5: Kết quả quan trắc và phân tích nước thải sinh hoạt ......................... 37 Bảng 4.6: Số lượng thông số vượt quy chuẩn của mẫu nước thải sinh hoạt. ... 45 iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ quận Hoàng Mai ................................................................... 24 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện giá trị pH với QCVN ............................................. 38 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS với QCVN ................................... 39 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 với QCVN ................................ 40 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TDS với QCVN .................................. 40 + Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4 với QCVN ................................. 41 - Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3 với QCVN .................................. 42 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu dầu mỡ với QCVN ................................... 42 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất hoạt động bề mặt với QCVN ...... 43 Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng phosphat với QCVN ......................... 43 Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện hàm lượng coliforms với QCVN ........................ 44 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TDS: Tổng chất rắn hòa tan BOD5` : Nhu cầu Oxi sinh hóa BTNMT: Bộ tài Nguyên môi trường COD: Nhu cầu Oxi sinh học NĐ: Nghị định NQ : Nghị quyết QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... iv MỤC LỤC .......................................................................................................... v Phần 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................... 7 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 7 1.2.Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 8 1.3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................ 8 1.4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 8 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................... 8 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................... 9 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 10 2.1. Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài ............................................ 10 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài ........................................................... 10 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 15 Một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi trường và chất lượng nước: ..... 15 2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam ...... 16 2.2.1. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới .......................................... 16 2.2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam ........................................... 17 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 19 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 vi 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................. 19 3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích .......................................... 19 3.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu ...................................... 22 3.4.4. Phương pháp so sánh .............................................................................. 22 3.4.5. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................... 22 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 23 4.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Hoàng Mai ................................................ 23 4.1.2. Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 29 4.1.3. Sơ đồ tổ chức công tác bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai ................. 32 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hoàng Mai...... 32 4.3. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai ................... 34 4.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai ..................... 46 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 49 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 49 5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 51 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 52 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP ............................................................... 52 7 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước là một phần tất yếu của cuộc sống, chúng ta không thể sống nếu không có nước.Vì nó cung cấp mọi nhu cầu sinh hoạt trong xã hội. Con người sử dụng nước trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày ( tắm, nước uống, tưới tiêu). Ngày nay, tài nguyên nước đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi của khí hậu. Bên cạnh đó là các yếu tố như: Tốc độ gia tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước mặt nói riêng ngày càng trầm trọng. Qúa trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.Vì vậy, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt. Ô nhiễm nguồn nước đang là mối lo ngại quan tâm trên toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển nhanh trong khu vực, một trong những thách thức lớn được đặt ra với Việt Nam là vấn đề môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế -xã hội. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà việc thực hiện luật môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước vẫn và đang diễn ra, gây ra nhiều bức xúc tại các khu đô thị, khu công nghiệp và cho đời sống xã hội. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nộidiễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát 8 nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư. Vì vậy môi trường và mỹ quan đô thị quận Hoàng Mai ngày càng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước, rác thải có khắp mọi nơi đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Chính vì những lý do trên mà trên đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại quận Hoàng Mai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước” được lựa chọn thực hiện. 1.2.Mục tiêu của đề tài Đề tài đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước thải sinh hoạt của quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với địa bàn của quận. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài phải thu thập một cách khách quan, trung thực, chính xác. - Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu và số mẫu phải đủ để phân tích so sánh, cụ thể là ở sông, hồ, điểm giao thông, bến xe trên địa bàn quận. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành. - Giúp nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường. 9 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đánh giá được mức độ ô nhiễm nướcthải sinh hoạt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quân và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường. - Kết quả nghiêm cứu của đề tài chính là tài liệu để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, nước thải sinh hoạt, qua đó đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý để xử lý nhằm đạt hiệu quả tốt trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận. 10 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài * Khái niệm về môi trường. Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. * Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên môi trưởng chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu. * Khái niệm về nước thải Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người v à đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng (Nguồn: Trịnh Thị Thanh – Trần Yên – Phạm Ngọc Hồ, bài giảng ô nhiễm môi trường) Nước thải sinh hoạt: 11 Là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở.... Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là: Chất hữu cơ, BOD, COD, Nitơ và phốt pho. * Khái niệm về ô nhiễm nước Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho các vật nuôi và các loài hoang dã” - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật vi sinh vật gây hại kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta có thể phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. *Khái niệm quản lý môi trường “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia”. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: - Khắc phục và phòng chống uy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. - Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc giá theo chín nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị Rio 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên 12 thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. - Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng nghành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.  Các thông số đặc trưng của nước mặt, nước thải sinh hoạt Đặc trưng của nước mặt, nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận: pH,COD,BOD5, Clorua, hàm lượng chất rắn, amoni, sắt, photphats, nitrat, chất hoạt động bề mặt, tổng dầu mỡ, vi khuẩn, + pH:pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh. + SS (solid solved – chất rắn lơ lửng) Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hoà tan trongnước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước cao thường có vị. Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh học, đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép. +DO (dyssolved oxygen – ô xy hoà tan trong nước) Ô xy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ ô xy trong không khí, một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan ô xy vào nước là nhiệt 13 độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải. Các sông hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều loài sinh vật sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. +COD (Chemical oxygen Demand - nhu cầu ô xy hoá học) COD là lượng ô xy cần thiết cho quá trình ô xy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. +BOD (Biochemical oxygen Demand:nhu cầu ô xy sinh hoá) BOD là lượng ô xy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải; giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao.Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ ở 0 nhiệt độ 20 C trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD520). - + Nitrat (NO3 ) Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật.Trong nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường 14 <5 mg/l. ở vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản. Trẻ em uống nước có nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu gây bệnh xanh xao. 3- +Phosphat (PO4 ) Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo. Nồng độ Phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường <0,01 mg/l. NguồnPhosphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước chảy từ đồng ruộng. Phosphat không thuộc loại độc hại đối với người. +Coliform Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli ...) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi.Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh. +Kim loại nặng Kim loại nặng (Asen, chì, Crôm(VI), Cadimi, Thuỷ ngân ...) có mặt trong nước do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp. ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng, nó là có ích nếu chúng ở nồng độ thấp và rất độc nếu ở nồng độ vượt giới hạn cho phép. Để đánh giá ô nhiễm nước mặt, nước thải sinh hoạt và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường ta phải căn cứ vào các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của nó các yếu tố đó bao gồm: Nhiệt độ, độ pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ ô xy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu ô xy sinh học (BOD), + - - các hợp chất của ni tơ (NH4 , NO2 , NO3 ), Sunphát, hàm lượng kim loại nặng. 15 Các giá trị của những chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn cho phép về giá trị giới hạn của QCVN 40 :2011/BTNMT). 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi trường và chất lượng nước: - Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” - Thông tư 29/2011/BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. - Thôngtưsố 21/2012/TT-BTNMTngày19 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. - Luật Tài nguyên nướcsố 17/2012/QH13 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư 43/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2015 về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường. - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm: 16 + 08-MT:2015/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; + 14-MT:2015/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; + 40: 2011/QCVN – BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; + 05:2013/QVNV – BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ). + 06:2009/QCVN – BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. 17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, đến năm 2050, nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%. Lúc đó, cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới. Trong khi đó, sự phân bố và sử dụng nguồn nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova, một trong thành viên trong Ban soạn thảo báo cáo nói: “Việc sử dụng các nguồn nước hiện không hợp lý. Trong tương lai, sự bất bình đẳng càng sâu sắc hơn, những nguy 17 cơ còn lớn hơn”. Khu vực đang chịu nhiều thách thức nhất thế giới hiện nay là các nước Mỹ Latin và Caribbean. Các thách thức nghiêm trọng liên quan đến nước mà khu vực này đang phải đối mặt xuất phát từ biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt động quản lý và xử lý nguồn nước.(Theo tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, 2013) 2.2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: Các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có mộtđoạn sông chết dài trên 10km. Giá trịđo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống . Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng Bằng Bắc Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng Bằng Sông Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, coliform (chủ yếu là đồng Bằng Sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽmHầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m3 mỗi ngày, với 18 khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lƣu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: nghiên cứu tại các khu đô thị, cống thải, các tòa nhà khu dân cư tại quận Hoàng Mai. -Pham vi thời gian : Nghiên cứu trong thời gian từ 3/2017 - 7/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại quận Hoàng Mai. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu được sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến các hồ, sông và sự phân bố của tài nguyên nước, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại quận Hoàng Mai, nguồn gốc hình thành và tính chất nước thải sinh hoạt và các chất gây ô nhiễm không khí phát sinh trong đời sống phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quận Hoàng Mai. Thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường như: công nghệ, tuyên truyền giáo dục, pháp luật. Các thông tin này được thu thập từ các báo cáo, đề tài liên quan đến quận Hoàng Mai. 3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích + -  Chỉ tiêu theo dõi: pH; TSS; BOD5; TDS; NH4 ; NO3 ; Dầu mỡ động thực 3- vật; Chất hoạt động bề mặt; PO4 ; Coliform.  Các phương pháp lấy mẫu 20 - TCVN 5992:1995 (ISO 5667 -2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667 -3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 5996:1995 (ISO 5667 -6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.  Phương pháp phân tích - TCVN 6492-2011: Chất Lượng Nước - Xác Định pH - TCVN 7324:2004. Chất lượng nước – Xác định oxy hòa tan. Phương pháp đo Iod - TCVN 6625-2000: Chất Lượng Nước - Xác Định Chất Rắn Lơ Lửng Bằng Cách Lọc Qua Cái Lọc Sợi Thủy Tinh - SME

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_thai_sinh_hoat.pdf
Tài liệu liên quan