Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt trung, thành phố Cao bằng, tỉnh Cao Bằng

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG NGỌC LAN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG DUYỆT TRUNG, THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Khoa : Khoa học môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG NGỌC LAN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG DUYỆT TRUNG, THÀNH PHỐ CAO B

pdf66 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt trung, thành phố Cao bằng, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẰNG, TỈNH CAO BẰNG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên - 2018 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng của sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó hệ thống hóa lại kiến thức đã học kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng như để tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Huệ đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bản báo cáo này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, gia đình người thân đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập nghiên cứu bản báo cáo tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nông Ngọc Lan DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BVMT Bảo vệ môi trường BYT Bộ y tế BTNMT Bộ tài nguyên Môi Trường LHQ Liên Hợp Quốc NTU Đơn vị đo độ đục QCVN Quy chuẩn Việt Nam PVC Polyl Vinyl Clorua TCVN Tiêu chuẩn Việt nam UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt ......................... 6 Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm ................. 8 Bảng 2.3 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt ............................. 9 Bảng 2.4. Thống kê công trình cấp nước sạch tỉnh Cao Bằng ........................ 21 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích .......................................... 33 Bảng 4.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung .......... 38 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào ................................ 39 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước sạch tại phường Duyệt Trung ................... 43 Bảng 4.4.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt .......................................................................................................... 44 Bảng 4.5.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về màu sắc nước sinh hoạt .......................................................................................................... 44 Bảng 4.6.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về mùi vị nước sinh hoạt .......................................................................................................... 45 Bảng 4.7.Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân về độ đục nước sinh hoạt .......................................................................................................... 45 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước của phường Duyệt Trung .......... 38 Hình 4.2. Biểu đồ hàm lượng sắt trong nước giếng đào tại phường Duyệt Trung ....................................................................................................... 40 Hình 4.3.Biều đồ thành phần độ cứng trong nước giếng tại phường Duyệt Trung ....................................................................................................... 41 Hình 4.4: Mô hình sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước ngầm có chứa sắt . 51 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................ 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1.Cơ sở pháp lý........................................................................................... 4 2.1.1.Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của Việt Nam ...................................................................................................... 4 2.1.2.Bảng tiêu chuẩn về chất lượng nước của Việt Nam............................. 6 2.2.Cơ sở lý luận ......................................................................................... 10 2.2.1.Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường ............................. 10 2.2.2.Khái niệm về nước sạch và nước hợp vệ sinh ................................... 11 2.2.3. Vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước ......................... 13 2.2.4.Các thông số chất lượng nước ............................................................ 15 2.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 17 2.3.1.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên Thế giới ................................ 17 2.3.2.Hiện nay chất lượng nước sinh hoạt ở Việt Nam ............................... 19 2.4.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung và thành phố Cao Bằng ............................................................................................... 20 2.4.1.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng .......................................................................... 20 2.4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ....................................................................................................... 21 2.5.Một số công nghệ xử lý ......................................................................... 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 30 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 30 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 30 3.2.Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................. 30 3.3.Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30 3.4.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 30 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ........................................................ 30 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước ................................................................ 31 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ................................ 33 3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ....................................... 33 3.4.6. Xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê ................................... 33 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ............................................................................ 34 4.1.1.Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 34 4.1.2.Đặc điểm về kinh tế - xã hội .............................................................. 36 4.2.Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. ........................................................................... 37 4.2.1.Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung ............. 37 4.2.2.Đánh giá chất lượng nước giếng đào tại phường Duyệt Trung ......... 39 4.2.3.Đánh giá chất lượng nước sạch tại phường Duyệt Trung .................. 42 4.2.4.Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt .......................... 44 4.3.Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt ................ 46 4.3.1.Ô nhiễm nước do điều kiện tự nhiên .................................................. 46 4.3.2.Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ......................................................... 46 4.3.3.Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp ................................................... 46 4.3.4.Ô nhiễm do ý thức người dân ............................................................. 47 4.4.Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục ............................................... 47 4.4.1.Biện pháp kỹ thuật. ............................................................................. 48 Các phương pháp xử lý nước cứng ............................................................. 53 4.4.2.Biện pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền ................ 55 4.4.3.Biện pháp kinh tế ................................................................................ 56 Phần 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 57 5.1.Kết luận ................................................................................................. 57 5.2.Kiến nghị ............................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đây là thống kê của viện nước quốc tế (SIWI) được công bố tại tuần lễ nước thế giới (World Water Week) tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9/2013. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước). Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức lương nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Giống như một số nước trên thế giới Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức rất lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước của Việt Nam. Việc khai thác khoáng sản, phát triển các ngành kinh doanh, dịch vụ, sản xuất công nghiệp làm cho nguồn nước sinh hoạt của người dân đang có nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình cấp nước sạch cũng là một vấn đề khó khăn cả về kinh phí đầu tư lẫn việc lựa chọn các công nghệ xử lý thích hợp đối với từng nguồn nước. Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 Km theo quốc lộ 3 qua địa 2 bàn thành phố Thái Nguyên, cách thành phố Lạng Sơn 120 Km theo quốc lộ 4A, cách cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoảng 70 Km theo quốc lộ 3, ở cao độ trung bình + 187m so với mực nước biển. Hiện nay trên địa bàn thành phố Cao Bằng việc khai thác và sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt ngày càng phổ biến ở quy mô hộ gia đình. Công tác đánh giá về nguồn tài nguyên nước ngầm chưa đầy đủ về cả trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Nguồn nước ngầm bị tác động chủ yếu do hoạt động khai thác khoáng sản, nước thải tuyển rửa quặng ngấm tự nhiên xuống đất hoặc theo các hang caster xuống tầng nước ngầm. Ngoài ra, nước dưới đất còn bị ô nhiễm do thuốc BVTV, phân bón do canh tác không đúng kỹ thuật. Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, trường Đại học Nâng Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Huệ em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá được tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt của người dân. - Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học - Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học. 3  Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất một số biện pháp khả thi xử lý nước sinh hoạt cho người dân. - Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nước sinh hoạt. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý 2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của Việt Nam - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quốc hội thứ XIII thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật số 08/2008/QH10 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước. - Nghị định số 149/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. - Nghị định 34/2005/NĐ – CP ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Thông tư số 02/2006/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ – CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. - Quyết định 81/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. - Thông báo số 1088/VPCP-NN V/v soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. - Chỉ thị 02/2004/CT - BTNMT của Bộ TN&MT về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất. - Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất. 5 - Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch. - Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v qui định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước vào nguồn nước và hành nghề khoan nước. - Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.  Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt: - QCVN 01:2015/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - QCVN 02:2015/ BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - QCVN 08:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. 6 2.1.2 Bảng tiêu chuẩn về chất lượng nước của Việt Nam Bảng 2.1 : Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Giá tr ị giới hạn A B TT Thông số Đơn vị A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn l ơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD 5 (20 oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH +4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl -) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F -) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO -2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO -3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO 43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN -) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr 3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr 6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 7 26 Hoá chất bảo vệ thựcvật g/l 0,002 0,004 0,008 0,01 Clo hữu cơ g/l 0,01 0,012 0,014 0,02 Aldrin+Dieldrin g/l 0,05 0,1 0,13 0,015 Endrin BHC DDT g/l 0,001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan (Thiodan) Lindan g/l 0,005 0,01 0,01 0,02 Chlordane 0,3 0,35 0,38 0,4 g/l Heptachlor 0,01 0,02 0,02 0,03 g/l Hoá chất bảo vệ thực vật phospho 0,01 0,02 0,02 0,05 g/l hữu cơ Paration g/l 0,1 0,2 0,4 0,5 27 Malation g/l 0,1 0,32 0,32 0,4 Hóa chất trừ cỏ g/l 100 200 450 500 28 2,4D g/l 80 100 160 200 2,4,5T Paraquat g/l 900 1200 1800 2000 29 Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E.Coli MPN/100 20 50 100 200 ml 32 Coliform MPN/100 2500 5000 7500 10000 ml (Nguồn: QCVN 8:2015/BTNMT) Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 v à B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 8 Bảng 2.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH - 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO4) mg/l 4 5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7 Florua (F-) mg/l 1,0 - 8 Nitrit (NO 2) (tính theo N) mg/l 1,0 - 9 Nitrat (NO 3) (tính theo N) mg/l 15 2- 10 Sulfat (SO4 ) mg/l 400 11 Xianua (CN-) mg/l 0,01 12 Phenol mg/l 0,001 13 Asen (As) mg/l 0,05 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 15 Chì (Pb) mg/l 0,01 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05 17 Đồng (Cu) mg/l 1,0 18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 19 Mangan (Mn) mg/l 0,5 20 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 21 Sắt (Fe) mg/l 5 22 Selen (Se) mg/l 0,01 23 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 1,0 25 E.Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy 26 Coliform MPN/100ml 3 (Nguồn: QCVN 9:2015/BTNMT) 9 Bảng 2.3 : Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt Đơn vị Giới hạn Mức độ TT Tên chỉ tiêu tính tối đa cho phép giám sát I II 1 Màu sắc(*) TCU 15 15 A Không có Không 2 Mùi vị(*) - mùi vị lạ có mùi A vị lạ 3 Độ đục(*) NTU 5 5 A Trong 4 Clo dư mg/l khoảng 0,3- - A 0,5 Trong Trong 5 pH(*) - khoảng 6,0 - khoảng A 8,5 6,0 - 8,5 6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 A 7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + mg/l 0,5 0,5 B Fe3+)(*) 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 A 9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 - B 10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 - A 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - B 12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 B 13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 50 150 A 100ml 14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 0 20 A 100ml (Nguồn: QCVN 2:2015/BYT) 10 Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan. - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước. - Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường - Khái niệm về môi trường: Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên". Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. - Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. 11 - Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí... Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa như sau: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. 2.2.2. Khái niệm về nước sạch và nước hợp vệ sinh 2.2.2.1. Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: - Nước trong, không màu. - Nước không có mùi vị lạ, không có tạp chất. 12 - Nước không có chứa các chất tan có hại. - Nước không có mầm gây bệnh. 2.2.2.2. Các nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt các mức theo tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống đều là các nguồn nước sạch - Nước sạch cơ bản: Là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng nước sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng thường xuyên như: + Nước cấp qua đường ống từ nhà máy nước hoặc trạm cấp nước. + Nước giếng khoan tầng nông và sâu có chất lượng tốt, ổn định và được sử dụng thường xuyên. - Nước sạch quy ước (Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường) như: + Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm bơm nước. + Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định. + Nước mưa hứng và trữ sạch. + Nước mặt ( nước sông, rạch, ao, hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng.[8] 2.2.2.3. Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng về cảm quan như không màu, không mùi, không vị lạ và không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể dùng cho ăn uống sau khi đun sôi. Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn sau đây - Giếng đào hợp vệ sinh là: + Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. + Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống. + Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ. 13 - Giếng khoan hợp vệ sinh là: + Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. + Sân giếng khoan phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ. - Các nguồn nước hợp vệ sinh khác như: + Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề. + Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng. + Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.[3] 2.2.3. Vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước 2.2.3.1. Vai trò của nước đối với con người Đối với cơ thể, nước còn quan trọng hơn cả chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và muối khoáng. Nếu một người không ăn gì cả, chỉ uống nước thôi sẽ có thể sống được một tháng, nhưng nếu không uống nước, chỉ sống nước không quá một tuần. Trong cơ thể con người, chất lỏng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 60 – 70% thể trọng. Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa là do nước và một số chất khác tạo nên, đã trở thành những “ dòng sông, kênh rạch”, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể. Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. 14 Nước còn giúp cho các phế nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp. Nước còn được gọi là dầu bôi trơn của toàn bộ khớp xương trong cơ thể, là một chất hoãn xung của hệ thống thần kinh. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao ddoiwf sống tinh thần cho dân. 2.2.3.2. Vai trò của nước đối với sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) nước là nhân tố quyết định hàng đầu “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” vì vậy nếu thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm thì có khả năng gây ra các thảm họa trầm trọng như nạn đói, bệnh tật, Trong sản xuất công nghiệp, nước cũng đóng vai trò quan trọng như : dùng nước để tẩy rửa nguyên vật liệu, nước tham gia các quá trình trao đổi nhiệt, tham gia các phản ứng chế tạo vật chất mới, 2.2.3.3. Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước Nước đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội, vì vậy nước là một tài nguyên cần thiết. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, 1.500 lít nước cho công nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Nhu cầu nước ngày càng gia tăng cùng voiws sự gia tăng dân số. Cùng voiws ssos sự gia tăng dân số khiến nguồn nước ngày càng suy giảm về trữ lượng cũng như chất lượng. Đây là vấn đề nan giải không chỉ riêng đối với một quốc gia nào, do đó phải bảo vệ tài nguyên nước để có thể sử dụng hiệu quả và bền vững. Qúa trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam đã và đang làm cho nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm bị suy giảm. Chính vì vậy 15 bảo vệ tài nguyên nước là rất cần thiết, là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. 2.2.4. Các thông số chất lượng nước 2.2.4.1. Các chỉ tiêu về lý học PH: Định nghĩa về mặt toán học: pH = -logH+. pH là thông số đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, tính bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,), các quá trình sinh học trong nước. pH 7 có tính bazơ. PH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn. Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt, mangan không h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_sinh_hoat_tai.pdf