ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- ----------
LÃ VĂN TRUNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH
NUNG TUYNEL TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ’’
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------
80 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy sản xuất gạch nung tuynel tại huyện Đông triều, tỉnh Quảng ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-- ----------
LÃ VĂN TRUNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH
NUNG TUYNEL TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ’’
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K46 – KHMT – N02
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Thạnh
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Đức Thạnh, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường
nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Để hoàn thành
được khóa luận của mình, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh và sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ, nhân viên,
Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh người hướng dẫn đề tài
cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Môi trường, các thầy cô hướng dẫn
phân tích tại phòng phân tích khoa Môi trường. Em xin chân thành cảm ơn tới
toàn thể cán bộ, bạn bè, thầy cô và những người thân trong gia đình đã động
viên khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
thành khóa luận của mình. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do
kinh nghiệm và kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai
sót và khiến khuyết em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía
các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện
hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày. tháng. năm 2018
Sinh viên
Lã Văn Trung
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tọa độ ranh giới khu I (Khu vực xây dựng nhà máy) .................... 20
Bảng 4.2: Tọa độ ranh giới khu III (Khu vực đấu nối hạ tầng kỹ thuật) ........ 21
Bảng 4.3: Tọa độ ranh giới khu IV ................................................................. 21
Bảng 4.4: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (đơn vị 0C) ... 25
Bảng 4.5: Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (đơn vị %) ....... 26
Bảng 4.6: Tổng lượng mưa các tháng trong năm (đơn vị mm) ...................... 26
Bảng 4.7: Tốc độ gió các tháng và cả năm (m/s) ............................................ 27
Bảng 4.8: Vị trí lấy mẫu/đo đạc môi trường không khí .................................. 35
Bảng 4.9: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực nhà máy ........... 37
Bảng 4.10: Thành phần than cục ..................................................................... 41
Bảng 4.11: Kết quả tính toán tải lượng và nồng độ khí thải và bụi phát sinh
khi đốt cháy nhiên liệu than. ....................................................... 42
Bảng 4.12: Bảng so sánh kết quả nồng độ chất ô nhiễm tính toán lý thuyết với
giới hạn cho phép của khí thải nhà máy theo QCVN
19:2009/BTNMT (B) ................................................................... 44
Bảng 4.13: Lượng khí phát thải từ động cơ trong quá trình vận chuyển sản
phẩm ........................................................................................... 45
Bảng 4.14: Phát sinh khí thải trong quá trình vận chuyển sản phẩm .............. 45
Bảng 4.15: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và đối tượng bị tác
động môi trường gây ra bởi giai đoạn hoạt động dự án ............. 57
Bảng 4.16: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải và đối tượng bị
tác động giai đoạn hoạt động dự án ............................................ 58
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Vị trí khu vực thực hiện dự án ........................................................ 19
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Dự án .................................................... 30
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất ............................................................... 31
Hình 4.4: Sơ đồ các hoạt động chính của Dự án kèm dòng thải ..................... 34
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi và khí thải ............................................ 39
Hình 4.6: Mặt bằng cống thu nước qua đường ............................................... 50
Hình 4.7: Mặt bằng hố ga loại 1, loại 2 ........................................................... 50
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CTNH Chất thải rắn nguy hại
CTR Chất thải rắn
HTKT Hạ tần kỹ thuật
KTXH Kinh tế- xã hội
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ - TTg Quyết định – Thủ tướng
QLMT Quản lý môi trường
QTC Quy tiêu chuẩn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng
VLXKN Vật liệu xây không nung
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................ iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tài ........................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 1
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm môi trường ............................................................................. 3
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường .............................................................. 4
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm đất ....................................................................... 4
2.1.4. Khái niệm về ô nhiễm nước .................................................................... 5
2.1.5. Khái niệm về ô nhiễm không khí ............................................................ 6
2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 7
2.2.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường ......... 9
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạch nung Tuynel trên thế giới và Việt
Nam ................................................................................................................. 10
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................... 16
vi
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................. 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài ............................................ 16
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 16
3.2.2. Thời gian nghiên cứu của đề tài ............................................................ 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
3.4.1. Phương pháp quan sát ........................................................................... 16
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thông tin thứ cấp ....................... 17
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến ............................................................. 17
3.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn Việt nam, Quy chuẩn
Việt nam đang thi hành và có hiệu lực ............................................................ 17
3.4.5. Phương pháp xử lý, tổng hợp,phân tích số liệu .................................... 17
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 19
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội khu vực nhà máy sản xuất gạch nung
Tuynel tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ............................................. 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 19
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực xung quanh nhà máy sản xuất gạch
nung Tuynel ..................................................................................................... 29
4.2. Tổng quan về nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel tại huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 30
4.1.2. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của nhà máy. ...................................... 30
4.2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ của nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel tại
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 31
4.3. Hiện trạng môi trường của nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel tại huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................... 35
4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí .......................................................... 35
4.3.2. Môi trường nước tại nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel .................. 47
vii
4.3.3. Chất thải rắn tại nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel .......................... 51
4.3.4. So sánh hiện trạng môi trường với bản báo cáo đánh giá tác động môi
trường của nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel............................................. 53
4.4. Đề xuất một số biện pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi
trường tại nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel .............................................. 59
4.4.1. Một số giải pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường
không khí ......................................................................................................... 59
4.4.2. Một số giải pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước 61
4.4.3. Một số giải pháp khắc phục, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm trong quản lý
chất thải rắn. .................................................................................................... 61
4.4.4. Một số giả pháp góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường
phòng ngừa ô nhiễm phòng tránh các sự cố môi trường ........................ 62
4.4.4.1. Cải thiện điều kiện việc làm ............................................................... 62
4.4.4.3. Phòng tránh các sự cố môi trường ..................................................... 63
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 66
5.1. Kết luận .................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 69
1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trên thị trường hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm vật liệu xây dựng
cao cấp phục vụ xây dựng các công trình xây dựng dân dụng là rất lớn, đặc
biệt là mặt hàng gạch xây dựng, gạch ốp lát các loại... Theo quy hoạch sản
xuất vật liệu xây dựng đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ninh có xác định tiếp
tục mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu
đối với một số sản phẩm vật liệu xây dựng có lợi thế, trong đó có chủng loại
sản phẩm vật liệu ốp lát. Nắm bắt chủ trương của tỉnh, lợi thế của địa phương,
vị trí dự kiến đầu tư thuận lợi về giao thông thủy, nguồn nguyên liệu sẵn có,
nguồn lao động địa phương, xa khu dân cư... Công ty cổ phần Tâm Vân Hạ
Long lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel trên địa
bàn xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều với dây truyền công nghệ khép kín,
hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước,
hướng tới xuất khẩu.[28]
Để tìm hiểu rõ hơn và có cái nhìn thực tế hơn về môi trường mà các
hoạt động sản xuất gây nên cũng như các biện pháp áp dụng để bảo vệ môi
trường sinh thái và sức khỏe con người tại công ty hiện nay, trong khuôn khổ
một đề tài tốt nghiệp, dưới sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi trường và
hướng dẫn của giảng viên: TS. Nguyễn Đức Thạnh tôi nghiên cứu đề tài
“Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel tại
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng môi trường nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel
tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2
- Đề xuất các giải pháp nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường,
ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học, kĩ năng, cơ
hội cọ sát với những kiến thức thực tiễn cho bản thân phục vụ cho công
tác sau này.
- Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá có cái nhìn tổng quan về hiện
trạng môi trường và sự hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường đang sử
dụng trong nhà máy. Đó là những tiền đề để có những biện pháp, đề xuất điều
chỉnh cho công tác bảo vệ môi trường của nhà máy phù hợp với điều kiện
tương lai.
- Giúp sinh viên có thêm những hiểu biết về các thiết bị quan trắc môi
trường trong thực tế, các loại khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình sản
xuất gạch và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Biết được thực trạng các vấn đề về môi trường của nhà máy từ đó đề
xuất các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm phục vụ công tác bảo vệ
môi trường của nhà máy.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan góp phần nâng cao trách nhiệm của ban
lãnh đạo Công ty cũng như các phòng ban trước hoạt động sản xuất gây ô
nhiễm từ đó có những giải pháp bảo vệ môi trường.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các
loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt
khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo
nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở,
công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
4
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như : Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quy định.[25]
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8, điều 3, Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[25]
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô
nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu
theo nguồn gốc phát sinh có:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
+ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
+ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, môi trường đất có
những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc
nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô
nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm
5
+ Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho
hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ
axit v.v...).
+ Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các
loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...).
+ Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít.
Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy
vào, do con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó.
Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ
cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và
nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả
năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô
nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức (Tổng cục môi
Trường, 2009) [19].
2.1.4. Khái niệm về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão,
lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại
kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
6
nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô
nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô
nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý (Tổng cục
Môi trường, 2009) [20].
2.1.5. Khái niệm về ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Có rất nhiều nguồn gây ô
nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên:
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất
xa vì nó được phun lên rất cao.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng
phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình
thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây
ô nhiễm không khí.
- Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng
chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt
động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá
trình sản xuất gây ra:
7
+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
+ Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và
trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp
chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hoá
chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các
nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ: Giao thông vận tải, bên cạnh đó phải
kể đến sinh hoạt của con người (Tổng cục Môi trường, 2009) [21].
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội
địa số 48/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 17/06/2014;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12, được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;
8
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ về
quản lý vật liệu xây dựng;
- Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của Chính phủ về quy
định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật giao thông đường
thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường
thủy nội địa;
- Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ về
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy
nội địa;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
9
2.2.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng không khí xung quanh;
- Quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
một số chất độc hại trong môi trường xung quanh;
- Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
tiếng ồn;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 50:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 24:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
10
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạch nung Tuynel trên thế giới và Việt
Nam
2.3.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạch nung Tuynel trên thế giới
Gạch nung là vật liệu xây dựng phổ biến lâu đời trên thế giới, hiện nay
vẫn là sản phẩm góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nói
chung, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tổng sản lượng gạch nung ở các
nước đang phát triển lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Các nước phát
triển sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại quy mô công nhiệp nên năng suất
lao động, tiêu tốn năng lượng riêng nhỏ hơn các nước đang phát triển. Trung
Quốc là nước có sản lượng gạch nung lớn nhất thế giới, năm 1980 sản lượng
gạch nung tại Trung Quốc là 110 tỷ viên, đến năm 1994 đã tăng lên 800 tỷ
viên, hiện nay có hơn 110.000 đơn vị sản xuất tạo việc làm cho hơn 10 triệu
lao động. Sản lượng gạch trung bình tại ấn độ 140 tỷ viên/năm chỉ đứng sau
trung quốc với hơn 100.000 đơn vị sản xuất thu hút 1,5 triệu lao động. Theo
điều tra năm 2009, sản lượng gạch nung cả nước đạt khoảng 22 tỷ viên, trong
đó sản xuất bằng lò thủ công chiếm khoảng 50% tổng sản lượng. Tuy nhiên
sản lượng gạch nung ở các nước đang phát triển lớn nhưng sản lượng trung
bình năm/người, sản lượng trung bình năm/nhà máy và giá trị/sản phẩm ở các
nước đang phát triển nhỏ hơn ở các nước phát triển do công nghệ sản xuất
gạch nung ở các nước phát triển hiện đại hơn. Hiện nay sản lượng gạch nung
ở các nước đang phát triển vẫn ngày càng tăng.[22]
2.3.1.2. Tình hình sản xuất gạch nung tại Việt Nam
Cùng với phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế,
đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước.
11
Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu
đô thị, văn phòng và nhà ở... Do đó, ngành xây dựng đóng một vai trò rất
quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Sự phát triển kinh tế của đất
nước kéo theo sự phát triển đột biến về sản xuất VLXD, nhất là nhu cầu về
gạch ngói các loại. Sản xuất gạch thủ công những năm qua cũng tăng đột
biến. Hệ quả tất yếu là gây ra ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi nguồn tài
nguyên đất đai, nguyên liệu, tăng nồng độ khói, bụi, ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất và đời sống, sức khoẻ nhân dân, gây thiệt hại trong sản xuất nông
nghiệp, giảm sản lượng và năng suất cây trồng... Theo số liệu thống kê năm
2009 trên toàn quốc đã sản xuất được khoảng 23 tỷ viên quy tiêu chuẩn
(QTC), trong đó VLXKN khoảng 8%, gạch đất sét nung 92%, trong số gạch
nung có gạch sản xuất bằng công nghệ lò Tuynel chiếm 57%, lò thủ công
chiếm 38%, các loại lò khác chiếm 5% (Nguyễn Thị Hải, 2014) [8]
Điều tra sơ bộ của Hội Xây dựng Việt Nam đưa ra: năm 2000 sản
lượng gạch nung khoảng 12 tỷ viên, năm 2007 sản lượng gạch là 22 tỷ viên.
Năm 2011 sản lượng gạch đất nung của cả nước vào khoảng 20,9 tỷ viên,
chiếm 83,7% vật liệu xây; trong đó sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ công
vẫn chiếm khoảng 30%- 35%. Năm 2012 sản lượng sản xuất khoảng 16,5 tỷ
viên chiếm khoảng 82% so với tổng số vật liệu xây, trong đó sản lượng gạch
sản xuất bằng lò thủ công khoảng 25%-30%. Đến năm 2015 sản lượng gạch
là 32 tỷ viên và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỷ viên (Bộ xây dựng,
2013) [1]
Tuy nhiên, thực trạng đang diễn ra thường xuyên, đó là gạch ngói sản
xuất theo quy trình công nghệ cũ, lạc hậu. Đa số các lò gạch đang được sử
dụng đều là lò...n.
Đoàn khảo sát tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi
trường trong phạm vi dự án và khu vực lân cận dự án vào ngày 05-
06/12/2016. Qua đợt khảo sát chất lượng môi trường tự nhiên khu vực dự án
và xung quanh dự án, vào thời điểm lấy mẫu/đo đạc, khu vực dự án chưa có
hoạt động sản xuất, trên mặt bằng khu vực dự án không có dân sinh, khu vực
xung quanh dự án các hoạt động dân sinh vẫn diễn ra bình thường
*Vị trí lấy mẫu/đo đạc môi trường không khí
Bảng 4.8: Vị trí lấy mẫu/đo đạc môi trường không khí
Ký hiệu Vị trí lấy mẫu/đo đạc
K1 Khu vực điều hành
K2 Khu vực nhà chứa và chế biến đất
K3 Khu vực kho than
K4 Khu vực sản xuất
K5 Khu vực sản xuất
K6 Khu vực đầu ra của hệ thống xử lý bụi và khí thải
* Chỉ tiêu lấy mẫu/phân tích
Các chỉ tiêu lấy mẫu/phân tích môi trường không khí bao gồm: nhiệt
độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2.
36
* Phương pháp lấy mẫu/đo đạc và thiết bị lấy mẫu/đo đạc
Tần suất quan trắc môi trường không khí được thực hiện 01 lần.
- Các số liệu vi khí hậu, tiếng ồn, nồng độ bụi lơ lửng, các chất khí
độc hại được đo tại hiện trường bằng các thiết bị sau:
+ Máy GPS map 62 (Đài Loan): Định vị vệ tinh.
+ Máy NL-21 (Nhật Bản): Đo độ ồn.
+ Máy TESTO 435-1 (Đức): Đo các chỉ tiêu vi khí hậu.
+ Máy TY-08B: Bơm hút, hấp thụ khí.
+ Máy F&J: Bơm hút lấy bụi thể tích lớn.
+ Máy VM-63A: Đo rung.
- Các chất khí độc hại CO, NO2, SO2 được hấp thụ khí vào dung dịch,
sau đó đưa về phòng thí nghiệm phân tích.
* Tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
* Kết quả phân tích
Kết quả đo đạc các thông số về vi khí hậu (nhiệt độ, tốc độ gió, độ
ẩm) và một số thông số có tác động đến môi trường không khí như: nồng độ
bụi, khí thải và tiếng ồn được trình bày trong bảng 4.9.
- Điều kiện vi khí hậu: Vào thời điểm lấy mẫu/đo đạc, trời không
mưa, có nắng và gió nhẹ, tốc độ gió cấp I. Nhiệt độ dao động giữa các vị trí
lấy mẫu/đo đạc có biên độ dao động không lớn, phù hợp với quy luật biến
thiên nhiệt độ tại khu vực. Độ ẩm tại khu vực dự án ở mức trung bình, dao
động từ 71,4-75,1%.
37
- Bụi lơ lửng: Kết quả phân tích trình bày trong bảng 4.9 cho thấy,
hàm lượng bụi trong không khí tại các vị trí lấy mẫu/đo đạc trên mặt bằng
khu vực hoạt động của nhà máy, nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN
05:2013/BTNMT (TB1h). Hiện tại, khu vực dự án có chất lượng môi trường
không khí vẫn còn khá tốt, thời điểm quan trắc chủ yếu diễn ra các hoạt động
của dân sinh xung quanh khu vực dự án.
- Độ ồn: các vị trí khu vực đường giao thông độ ồn đo được cao hơn
các vị trí mặt bằng khu vực dự án, giá trị đo được dao động từ 50,7-62,5
dBA, nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực
thông thường).
- Các khí thải: Kết quả phân tích hàm lượng các chất khí CO, NO2,
SO2 đều cao hơn ngưỡng cho phép tuân theo quy định của QCVN 05 -
2013/BTNMT (TB 1h). Hiện tại, khu vực dự án chỉ diễn ra các hoạt
động dân sinh.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực nhà máy
Chỉ Kết quả
tiêu Đơn QCVN
STT
phân vị K1 K2 K3 K4 K5 K6 05:2013/BTNMT
tích
3
1 NO2 Mg/m 0,04 0,08 0,013 0,08 0,37 0,29 0,2
3
2 SO2 Mg/m 0,14 0,07 0,21 0,1 0,15 0,04 0,35
3 CO Mg/m3 3,1 2,9 4,7 3,1 2,88 3,13 30
Bụi
4 Mg/m3 0,05 0,13 0,25 0,17 0,18 0,11 0,3
tổng
(Nguồn: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường)
K1: Khu vực nhà điều hành.
K2: Khu vực nhà chứa và chế biến đất.
K3: Khu vực kho than.
K4: Khu vực sản xuất.
K5: Khu vực sản xuất.
38
K6: Khu vực đầu ra của hệ thống xử lý bụi và khí thải.
Nhận Xét: Qua kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh
của nhà máy sản xuất gạch được thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy các tác nhân
gây ô nhiễm môi trường không khí gồm có bụi lơ lửng, tiếng ồn, CO, NO2,
SO2...
Tại những vị trí được quan trắc là những nơi chịu ảnh hưởng lớn của khí thải
nhà máy, kết quả đo đạc cho thấy khí thải độc hại chiếm một lượng nhỏ đều
đạt mức cho phép của Bộ tài nguyên môi trường. Bụi lơ lửng là nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu trong quá trình sản xuất gạch chúng gây ảnh hưởng lớn đến
môi trường nhà máy kết quả phân tích.
Hàm lượng CO, NO2, SO2 ở các vị trí quan trắc khác nhau đều cao hơn
so với QCVN 05:2013/BTNMT
4.3.1.1. Tình hình xử lý khí thải tại nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel
Để giảm thiểu bụi gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất và môi
trường xung quanh, biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh từ phân
xưởng sản xuất.
- Ống khói của lò nung được nâng cao làm giảm ô nhiễm cục bộ, dự
án xây dựng ống khói đảm bảo chiều cao 35m.
- Dự án bố trí lắp đặt hệ thống xử lý khí thải để xử lý một cách triệt để
các khí thải phát sinh từ nhà máy.
- Các thiết bị xử lý bụi và khí thải trong các phân xưởng sản xuất của
dự án được thực hiện trong quá trình lắp đặt thiết bị máy móc và hoàn thành
trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức.
Quy trình công nghệ xử lý bụi và khí thải phát sinh như sau:
39
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi và khí thải
Khí thải phát sinh từ quá trình đốt và nung được hệ thống quạt hút thu
gom lại và theo đường ống dẫn khí vào cyclon tại đây khí thải được đưa vào
với vận tốc lớn và theo vòng xoáy các hạt bụi sẽ va đập vào thành cyclon
mất động năng và theo quán tính chúng sẽ rơi xuống thiết bị thu căn khô.
Tro bụi và mụi than có trọng lượng lớn hơn không khí được lắng ở đáy
cyclon. Sau khi qua cyclon dòng khí chứa bụi tiếp tục được quạt hút chuyển
qua bể lọc ướt hay đó thiết bị rửa khí Venturi. Bên trong thiết bị Venturi
dòng khí thải chứa bụi chuyển động với tốc độ cao 10-150m/s và chúng va
đập vào dung dịch hấp thụ tạo thành các hạt bụi rất nhỏ. Dòng khí đã được
rửa các hạt bụi nặng sẽ theo quán tính và rơi xuống hố thu cặn ướt. Dòng
khí tiếp tục được đưa qua tháp hấp thụ tại tháp hấp thụ chúng được hấp thụ
bằng dung dịch NaOH, các loại khí độc hại sinh ra từ quá trình đốt cháy như
SO2, CO2, NOx sẽ được hấp thụ lại. Tại tháp hấp thụ dung dịch hấp thu
NaOH được bơm liên tục từ đỉnh tháp xuống các lớp mâm tiếp xúc, khí thải
chứa SO2, CO2, NOx được dẫn từ dưới lên quá trình tiếp xúc giữa pha khí và
pha nước giúp quá trình hấp thụ được diễn ra dễ dàng. Sau khi hấp thụ dung
40
dịch NaOH sẽ được tuần hoàn và tái sử dụng lại. Dòng khí sau khi được xử
lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 19:2009/BTNMT (B).
Hiệu quả xử lý bụi có thể đạt 95%; xử lý được các chất độc 85% như : SO2,
CO2, NOx. Chi phí đầu tư hệ thống xử lý thấp và phù hợp với điều kiện của
địa phương.
- Định kỳ kiểm tra thiết bị máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý bụi và
khí thải. Dự phòng thiết bị thay thế
4.3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí trong sản xuất
* Quá trình bốc dỡ, phối liệu
Với nguyên liệu là đất sét, than cám cho quá trình sản xuất của nhà
máy sẽ phát sinh lượng bụi trong các công đoạn nhập nguyên liệu vào kho,
phối liệu nguyên vật liệu vào lò nung là không tránh khỏi.
Lượng bụi phát sinh ước tính bằng 0,05% nguyên liệu đầu vào
(98.937 tấn/năm), ước tính khoảng 165 kg/ngày. Lượng bụi này có tính chất
không phát tán ra xa, ảnh hưởng đến môi trường làm việc, bụi bám lên các
máy móc trang thiết bị và ảnh hưởng đến CBCNV đang làm việc trực tiếp tại
các công đoạn này.
Trong các phân xưởng sản xuất
Xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên liệu
than gây ra.
Tải lượng của các chất ô nhiễm bụi, khí thải từ nguồn thải sử dụng
nhiên liệu được tính toán trên cơ sở thành phần và đặc tính của nhiên liệu
đốt, đặc tính của nguồn thải và điều kiện môi trường không khí xung quanh.
Từ khối lượng của các chất ô nhiễm, sẽ xác định được nồng độ của các chất
ô nhiễm của nguồn thải. Các khí độc hại như NOx, CO2, SO2 được xác
định theo nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại khu vực xưởng sản xuất như sau:
Than được sử dụng làm nhiên liệu cho nhà máy, khối lượng than sử dụng
41
trong sản xuất hàng năm 10.696 tấn/năm. Ước tính lưu lượng, nồng độ và tải
lượng các chất ô nhiễm như sau:
Lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h: 1.350,51 kg/h
Hệ số cháy không hoàn toàn (0,01-0,05): η = 0,05
Hệ số thừa không khí: α = 1,4
Hệ số mang tro bụi theo khói: a = 0,5
o
Nhiệt độ khói ở miệng ống khói: tK = 50 C
Công ty sử dụng nhiên liệu là than cám 6, thành phần trăm theo trọng
lượng như sau:
Bảng 4.10: Thành phần than cục
Nguyên tố Cp Hp Sp Độ ẩm Wp Op Np Độ tro Ap Tổng
Hàm
44,5 3,5 1,1 8,5 4 0,9 37,5 100
lượng %
(Nguồn: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường)
Nhiệt năng của nhiên liệu than theo công thức Mendeleev như sau:
Q = 81Cp+246Hp-26(Op-Sp)-6Wp (kcal/kgNL) = 4.339 kcal/kg.
Kết quả tính toán như sau:
42
Bảng 4.11: Kết quả tính toán tải lượng và nồng độ khí thải và bụi phát
sinh khi đốt cháy nhiên liệu than.
Kết
Đại lượng tính Công thức tính Đơn vị
quả
Lượng không khí Vo = 0,089 Cp + 0,2264 Hp m3chuẩn/kgN
4,656
khô lý thuyết - 0,0333 (Op-Sp) L
Lượng không khí ẩm m3chuẩn/kgN
Va = (1 + 0,0016 d) Vo 4,783
lý thuyết L
Lượng không khí ẩm m3chuẩn/kgN
Vt = αVa 6,696
thực tế L
Lượng khí SO trong m3chuẩn/kgN
2 VSO = 0,683. 10-2 Sp 0,008
sản phẩm cháy 2 L
Lượng khí CO trong m3chuẩn/kgN
VCO = 1,865. 10-2 ηCp 0,041
sản phẩm cháy L
Lượng khí CO trong m3chuẩn/kgN
2 VCO = 1,853. 10-2 (1-η)Cp 0,783
sản phẩm cháy 2 L
VH O = 0,111 Hp + 0,0124
Lượng hơi nước 2 m3chuẩn/kgN
Wp 0,676
trong sản phẩm cháy L
+ 0,0016 dVt
Lượng khí N trong m3chuẩn/kgN
2 VN = 0,8.10-2 Np + 0,79 Vt 5,297
sản phẩm cháy 2 L
Lượng khí O trong m3chuẩn/kgN
2 VO = 0,21 (α-1) Va 0,402
không khí thừa 2 L
Lượng khí NOx
trong SPC với MNOx = 3,953. 10-2Q1,18 kg/h 3,829
3
ρNOX = 2,054 kg/m
Lượng khí NOx m3chuẩn/kgN
VNOx = MNO / B.ρNO 0,001
trong sản phẩm cháy X X L
Lượng khí N tham
2 m3chuẩn/kgN
gia phản ứng của VN (NOx) = 0,5 VNO 0,001
2 X L
NOx
Lượng khí O tham
2 m3chuẩn/kgN
gia vào phản ứng của VO2(NO ) = VNO 0,001
X X L
NOx
VSPC=VSO +VCO+VCO +
Tổng lượng sản 2 2 m3chuẩn/kgN
VH O+VO +VN - 7,205
phẩm cháy 2 2 2 L
VN2(NOX)-VO2(NOX)
Lưu lượng sản phẩm
Lc= VSPC.B/3600 m3/s 2,703
cháy ở điều kiện
43
Kết
Đại lượng tính Công thức tính Đơn vị
quả
thực tế
Lượng khói (SPC) ở
Lt= Lc(273+ tK)/273 m3/s 3,198
điều kiện chuẩn
Tải lượng khí SO
2 MSO = (103 x VSO x B x
với ρSO =2,926 2 2 g/s 8,247
2 ρSO )/3600
kg/m3 2
Tải lượng khí CO MCO = (103x VCO x B x 19,45
g/s
với ρCO=1,25 kg/m3 ρCO)/3600 9
Tải lượng khí CO
2 MCO = (VCO xBx 580,9
với ρCO =1,977 2 2 g/s
2 ρCO )/3600 78
kg/m3 2
Tải lượng khí NOx
với ρNOx = 2,054 MNOx= MNOx1000/3600 g/s 1,063
kg/m3
Tải lượng bụi với
hiệu số tro bay theo Mbụi = (10 x a x Ap x B)/ 112,5
g/s
khói a =0,1-0,85 (lấy 3600 42
a=0,5)
3
CSO2=MSO2/Lt g/m 2,579
CCO=MCO/Lt g/m3 6,085
Nồng độ phát thải 181,6
CCO =MCO /Lt g/m3
chất ô nhiễm trong 2 2 67
khói thải CNOx= MNOx/Lt g/m3 3,600
35,19
Cbụi = Mbụi/Lt g/m3
1
(Nguồn: Viện kỹ thuât và công nghệ môi trường)
Ghi chú: m3chuẩn/kgNL: mét khối chuẩn trên 1 kg nhiên liệu.
So sánh nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải được tính toán ở trên
với QCVN 19:2009/BTNMT (B)
44
Bảng 4.12: Bảng so sánh kết quả nồng độ chất ô nhiễm tính toán lý thuyết
với giới hạn cho phép của khí thải nhà máy theo QCVN 19:2009/BTNMT
(B)
QCVN
Chất ô Kết quả
STT 19:2009/BTNMT (B)
nhiễm (mg/m3)
(mg/m3)
1 SO2 2.579 500
2 CO 6.085 1000
3 CO2 181.667 -
4 NOx 3.600 850
5 Bụi khói 35.191 200
(Nguồn: Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường)
Nhận xét: kết quả tính toán bụi do đốt nhiên liệu than trích dẫn trong
bảng 4.12 được đối chiếu với QCVN 19:2009/BTNMT (B) - Giới hạn tối đa
cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp cột B, hàm
lượng bụi vượt quy chuẩn cho phép 175,95 lần (trong trường hợp nhà máy
không áp dụng biện pháp giảm thiểu bụi hay hệ thống lọc bụi bị hỏng). Do
đó, bụi phát sinh không được xử lý hoặc xử lý không hiệu quả thì mức độ
gây ảnh hưởng tới môi trường sản xuất của nhà máy, môi trường không khí
xung quanh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
4.3.1.3. Tác động do hơi khí trong sản xuất
*Tác động do hơi khí trong quá trình vận chuyển
Khí thải phát sinh từ động cơ đốt trong bởi các hoạt động của dự án:
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, có thể ước tính lượng khí thải
phát sinh trong quá trình sử dụng nhiên liệu cho động cơ đốt trong của dự án
hàng năm như sau:
45
- Áp dụng mô hình Gauss - Sutton, ước tính lượng khí phát thải từ các
từ động cơ trong quá trình vận chuyển than xem bảng sau:
Bảng 4.13: Lượng khí phát thải từ động cơ trong quá trình vận chuyển
sản phẩm
Hệ số tải lượng Lượng khí phát thải
TT Khí thải
(kg/1000km) (mg/m.s)
1 SO2 0,0021 0,0068
2 NO2 1,44 0,0047
3 CO 2,9 0,0096
Bảng 4.14: Phát sinh khí thải trong quá trình vận chuyển sản phẩm
Nồng độ (mg/m3)
Khoảng cách tới SO2 NO2 CO
nguồn Mùa Mùa Mùa Mùa Mùa Mùa
mưa khô mưa khô mưa khô
1m 0,0005 0,0006 0,00036 0,00040 0,00072 0,00082
10m 0,0010 0,0011 0,00068 0,00077 0,00136 0,00154
50m 0,0003 0,0004 0,00024 0,00027 0,00048 0,00055
100m 0,0002 0,0002 0,00015 0,00016 0,00029 0,00033
QCVN
05:2013/BTNMT 0,35 0,2 30
(TB1h)
46
Kết quả tính toán trích dẫn trong bảng 4.14 cho thấy: lượng khí thải
phát sinh do vận chuyển sản phẩm ra vào nhà máy hàng năm không lớn, các
khí thải phát sinh đều là khí nhà kính vì vậy việc phát thải các khí này vào
môi trường cũng góp phần vào việc làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Các khí
này có tác động tới con người, sinh vật khi nồng độ tức thời trong không khí
lớn, tác động của khí thải phát sinh do ô tô sử dụng nhiên liệu tác động tới
con người và hệ sinh thái nhỏ.
Phạm vi tác động: Trong phạm vi nhà máy và tuyến đường vận
chuyển.
*Tác động của hơi khí trong quá trình sản xuất
Theo kết quả tính toán trong bảng 4.13: kết quả được đối chiếu với
giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT (B) cho thấy: các chỉ
tiêu khí thải đều vượt giới hạn cho phép: SO2 vượt 1,60 lần, CO vượt 6,52
lần và NOx vượt 4,24 lần.
Mức độ ảnh hưởng của các khí thải được đánh giá như sau:
- Tác nhân SO2: SO2 là khí không màu, có mùi khó chịu. SO2 tác dụng
với hơi nước trong môi trường không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa
xuống có thể phá hủy các công trình cũng như các vật dụng bằng kim loại và
các vật liệu bằng đá vôi Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc khí SO2
bị tức ngực, đau đầu.
- Tác nhân CO: khí CO gây chóng mặt, đau đầu, với nồng độ 250
ppm, CO có thể gây tử vong. Người lao động làm việc liên tục trong khu vực
có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính.
- Tác nhân NOx: tồn tại chủ yếu ở hai dạng NO và NO2. Khí NO2 với
hàm lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Ngoài
ra khí NO2 còn phản ứng với gốc (HO-) trong khí quyển để hình thành
axit HNO3 và theo nước mưa rơi xuống mặt đất gây tác hại đến các công
47
trình, vật dụng làm bằng kim loại, đá vôi, và gây ô nhiễm nitơ cho
nguồn nước mặt.
- Phạm vi tác động: khu vực nhà máy và xung quanh. Khí thải phát
sinh từ nhà máy không được xử lý hoặc xử lý không hiệu quả sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến môi trường sản xuất của nhà máy, môi trường không khí
xung quanh khu vực dự án.[4]
4.3.2. Môi trường nước tại nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel
4.3.2.1. Tình hình xử lý nước thải tại nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel
* Xử lý cấp nước
Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dự án là 257,6m3/ngày.đêm.
- Nguồn cấp nước sinh hoạt cho dự án được đấu nối với tuyến cấp
nước sạch khu vực (Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn).
Mạng lưới cấp nước cho khu dự án là mạng lưới chung giữa nước cấp cho
sinh hoạt. Nước sạch cấp cho dự án được đấu nối với đường ống nước D200
theo quy hoạch chung của địa phương, phía Đông Bắc của dự án.
- Nguồn cấp nước sản xuất được lấy từ sông Vàng bơm qua hệ thống
bể lắng lọc và cấp nước sản xuất. Hệ thống bể lắng lọc nước cấp sản xuất có
dung tích 120m3, đặt tại vị trí phía Đông nhà máy, vị trí bể lọc cấp nước sản
xuất ký hiệu F trên tổng mặt bằng dự án.
*Nước thải sinh hoạt
- Nước thải từ công trình vệ sinh của dự án: nhà điều hành, nhà ở...
được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại bastaf (03 ngăn), dự án. Đối với nước
thải khu vực nhà ăn, được xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ động thực vật có
dung tích 3m3/ngày.đêm, sau đó được thu gom về bể tự hoại để xử lý, tổng
dung tích bể tự hoại 42,6 m3/ngày.đêm. Bể tự hoại có cấu tạo 03 ngăn là
công trình xử lý nước thải đồng thời thực hiện 2 chức năng: lắng nước thải
và lên men cặn lắng.
Thời gian nước lưu trong bể tự hoại từ 1÷3 ngày, nên vận tốc nước
chảy trong bể rất bé. Do đó, trong quá trình chuyển động, các hạt cặn sẽ chịu
48
tác dụng của trọng lực, lắng dần xuống đáy bể. Cặn lắng giữ lại trong bể từ
3÷6 tháng, các chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của
các vi sinh vật yếm khí. Nhờ vậy, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể
tích. Bùn cặn ở đáy bể được hút định kỳ 6 tháng/lần và được đổ đúng nơi
quy định. Mỗi lần lấy phải để khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể
để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện cho quá trình
phân hủy cặn.
- Hiệu quả xử lý các chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng đạt giá trị cao
và ổn định, mặc dù có sự dao động về lưu lượng và nồng độ nước thải giữa
các thời điểm trong ngày. Hàm lượng COD xử lý đạt 50,1÷92,7%; TSS xử lý
đạt 69,1÷97,3%. Nước thải sinh hoạt sau xử lý được dẫn về bể xử lý nước
thải tập trung của nhà máy để tái sử dụng cho nhà máy.
* Đối với nước mưa
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực dự án
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Dự án có hàm lượng chất ô nhiễm
thấp, nên được thu gom bằng hệ thống mương thoát nước bố trí dọc theo các
trục đường nội bộ bao quanh toàn bộ khu vực Dự án.
- Các thông số thiết kế hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn trên khu
vực nhà điều hành, nhà ở, kho và xưởng sản xuất... được thu gom bằng hệ
thống cống thoát nước như sau:
+ Cống dẫn nước mưa nằm trên vỉa hè cách mép bó vỉa 1m được xây
gạch có chiều rộng B800mm, dài L=437,5m. Cống dẫn nước qua đường
được xây bằng đá hộc có chiều rộng B800mm, dài L=437,5m.
+ Giếng thăm bố trí tại các điểm thay đổi hướng nước chảy và điểm
đấu nối với rãnh hiện trạng, có 27 cái giếng thăm, giếng thăm có kích thước
1,5x1,2mx1m.
+ Cửa thu nước mặt: Để thu gom và thoát nước mặt cho dự án, xây
dựng 34 cửa thu nước mặt. Cửa thu nước mặt được đổ bê tông cốt thép đá
49
1x2 M200, kích thước 0,7x0,3m, độ dốc vào 20%, chiều cao cửa thu
nước là 0,15m.
+ Hướng thoát nước mưa, hướng nước chảy theo địa hình của dự án,
theo hướng từ Tây sang Đông. Chi tiết về vị trí hệ thống thu gom, thoát nước
mưa, nước thải xem sơ đồ bố trí các công trình giám sát môi trường của dự
án. Nước mưa được thu qua hố ga có đặt song chắn rác để lắng cặn và tách
rác thô, sau đó được dẫn về bể lắng xử lý nước thải tập trung nằm ở phía
Đông của dự án, để tái sử dụng cho nhà máy. Đối với khu vực bến xuất
hàng, không để nước mưa chảy tràn qua các khu vực lưu trữ chất thải,
không để vương vãi các chất thải chảy xuống sông. Nghiêm cấm các hoạt
động vệ sinh thiết bị, xả rác thải, nước thải xuống sông. Một phần nước mưa
của nhà máy phía nhà xưởng sản xuất sẽ được dẫn theo mương thoát nước
chung chảy vào bể xử lý nước thải tập trung có dung tích 141m3 đặt phía
Đông nhà máy, để tái sử dụng nước cho nhà máy.
- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ
các chất bẩn trong nước mưa.
- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước mưa, kiểm tra phát
hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời.
- Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát
nước mưa. Không để các loại rác thải, chất thải lỏng độc hại xâm nhập vào
đường thoát nước.
- Cấu tạo mặt bằng hố ga, cống thu nước được thể hiện dưới đây:
50
Hình 4.6: Mặt bằng cống thu nước qua đường
Hình 4.7: Mặt bằng hố ga loại 1, loại 2
51
4.3.3. Chất thải rắn tại nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel
4.3.3.1. Tình hình xử lý chất thải rắn thông thường
* Chất thải sinh hoạt
- Trong quá trình khi xây dựng, lắp đặt các thùng đựng rác công cộng
để thu gom rác.
- Nhà thầu xây dựng thực hiện theo quy định về vệ sinh chung khu
vực công trường, rác thải đưa về đúng nơi quy định.
- Rác thải sinh hoạt được thu gom hàng ngày và hợp đồng với đơn vị
có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý.
* Chất thải rắn xây dựng
- Tại các chân bờ tường đang thi công tiến hành lót bạt tránh để rơi vãi
vật liệu xây dựng ra xung quanh.
- Bố trí công nhân thường xuyên thu gom rác thải xây dựng và dọn
dẹp vệ sinh sạch sẽ tại công trường xây dựng.
- Tận dụng các chất thải rắn xây dựng: Xà bần, đất đá tái sử dụng.
- Thu hồi và bán phế liệu các vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng cho
những cá nhân, đơn vị có nhu cầu.
- Nhà thầu xây dựng thực hiện theo quy định về vệ sinh chung khu
vực công trường, rác thải.
- Chủ dự án ký kết hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi trường địa
phương thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường về xử lý tại khu xử
lý CTR công nghiệp quy định của địa phương
4.3.3.2. Tình hình xử lý chất thải nguy hại
Để giảm thiểu tối đa các tác động xấu do dầu mỡ thải phát sinh trong
giai đoạn thi công xây dựng dự án, Nhà thầu xây dựng sẽ thực hiện các biện
pháp sau:
52
- Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực
dự án thu gom giẻ lau dính dầu mỡ.
- Tại khu vực dự án trang bị thùng chứa dầu mỡ thải.
* Biện pháp quản lý chất thải rắn
Nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp quản lý chất thải rắn
như sau:
- Phân loại CTR thành: Chất thải rắn xây dựng (vật liệu xây dựng
thừa), chất thải rắn nguy hại (dầu mỡ và chất thải nhiễm hóa chất) và chất
thải rắn sinh hoạt.
- Hợp đồng với đơn vị thu gom rác định kỳ thu gom rác thải từ khu
lán trại công nhân và vận chuyển tới bãi rác địa phương.
- Nghiêm túc đổ thải đất đá thải đúng nơi quy định.
- Toàn bộ chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây
dựng sẽ do đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy chế quản lý
chất thải nguy hại thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 quy
định về quản lý chất thải nguy hại”.
- Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Ninh, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015
quy định về Quản lý chất thải nguy hại” và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24/4/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu.
*Ưu điểm
- Nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu đã nêu trên sẽ đáp ứng
được mục tiêu bảo vệ môi trường.
*Nhược điểm
- Tăng chi phí đầu tư do việc xây dựng công trình thu gom và xử lý
chất thải: lắp đặt nhà vệ sinh tạm thời, xử lý chất thải.
53
*Hiệu quả của biện pháp
- Khi các chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đã hạn chế được
mùi hôi do sự phân huỷ chất hữu cơ, cách ly các vi sinh vật gây bệnh cho
người và gia súc (hạn chế lan truyền dịch bệnh). Hạn chế gây ô nhiễm môi
trường nước và đất.
- Đối với chất thải rắn nguy hại, khi được thu gom và xử lý hiệu quả
tuân theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
việc quản lý chất thải và phế liệu, sẽ giảm thiểu tác động tới môi trường và
sức khỏe người lao động.
4.3.4. So sánh hiện trạng môi trường với bản báo cáo đánh giá tác động
môi trường của nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel
4.3.4.1. Đối với môi trường không khí
Các biện pháp sau đây sẽ được Dự án thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm
không khí, ồn và rung.
* Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải
- Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng
đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và
an toàn môi trường.
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các phương
tiện giao thông, máy móc, thiết bị xây dựng hoạt động trên công trường.
- Điều tiết số lượng xe phù hợp với thời gian và tiến độ công việc để
tránh làm gia tăng mật độ xe hoạt động trên công trường.
- Do được kiểm định trước khi vận hành và điều tiết giao thông phù
hợp nên khối lượng các chất khí thải từ phương tiện giao thông, máy móc
đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường theo QCVN 05:2013/BTNMT,
QCVN 19:2009/BTNMT.
54
* Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi
- Thực hiện phủ bạt xe, chở đúng khối lượng tránh rơi vãi trong quá
trình vận chuyển nguyên vật liệu.
- Thực hiện trồng cây xanh ngay trong giai đoạn thi công: mật độ
trồng cây xanh cảnh quan của dự án đạt 15% so với tổng diện tích đất xây
dựng của dự án.
- Áp dụng biện pháp tưới nước thường xuyên khoảng 2-3 lần/ngày tại
các khu vực phát sinh bụi cao: khu vực san ủi mặt bằng, tuyến đường vận
chuyển nguyên vật liệu, đặc biệt vào những thời điểm có nắng to và gió vào
mùa khô. Tần suất tưới nước, còn tùy thuộc vào mức độ và thời điểm phát
sinh bụi trong quá trình vận chuyển, đào đắp, san gạt mặt bằng.
- Xe vận chuyển trước khi ra khỏi công trường cần phải được rửa
sạch đất, cát Bám xung quanh để tránh phát tán bụi trên các tuyến
đường vận chuyển, dẫn đến tình trạng ô nhiễm khu vực xung quanh. Các
vị trí bắt buộc phải làm sạch là: Các bánh xe, gầm xe, xung quanh xe và
các vị trí bám bụi khác..
4.3.4.2. Đối với môi trường nước
- Nước thải của nhà máy được xử lý trước khi xả thải, đảm bảo tiêu
chuẩn( theo Tiêu chuẩn thải
- Nước thải công nghiệp TCVN 5945: 2005, loại B) tránh gây tình
trang ô nhiễm nguồn nước khu vực.
- Nước sinh hoạt được xử lý bằng biện pháp lắng lọc, sau khi xử lý
thải ra ngoài môi trường đạt loại B ( theo Quy chuẩn kỹ thuât quốc gia về
nước thải sinh hoạt QCVN 14: 2008/ BTNMT).
- Đối với hệ thống thoát nước:
55
+ Nước mưa chảy theo các mương thoát nước, sau mỗi trận mưa mở
tấm đan kiểm tra, nạo vét lại cống và mương, xây dựng các hố thu cát trước
khi xả nước ra bên ngoài.
+ Nước thải các khu vệ sinh sau khi qua bể tự hoại cùng với
nước tắm rửa, chảy vào mạng lưới sản xuất, về trạm xử lý tập chung.
4.3.4.3. Đối với chất thải
Nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp quản lý chất thải rắn
như sau:
- Phân loại CTR thành: chất thải rắn xây dựng (vật liệu xây dựng
thừa), chất thải rắn nguy hại (dầu mỡ và chất thải nhiễm hóa chất) và chất
thải rắn sinh hoạt.
- Hợp đồng với đơn vị thu gom rác định kỳ thu gom rác thải từ khu
lán trại công nhân và vận chuyển tới bãi rác địa phương.
- Nghiêm túc đổ thải đất đá thải đúng nơi quy định.
- Toàn bộ chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây
dựng sẽ do đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy chế quản lý
chất thải nguy hại thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 quy
định về Quản lý chất thải nguy hại”.
- Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Ninh, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015
quy định về Quản lý chất thải nguy hại” và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24/4/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu.
* Ưu điểm
- Nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu đã nêu trên sẽ đáp ứng
được mục tiêu bảo vệ môi trường.
* Nhược điểm
56
- Tăng chi phí đầu tư do việc xây dựng công trình thu gom và xử lý
chất thải: lắp đặt nhà vệ sinh tạm thời, xử lý chất thải.
* Hiệu quả của biện pháp
- Khi các chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đã hạn chế được
mùi hôi do sự phân huỷ chất hữu cơ, cách ly các vi sinh vật gây bệnh cho
người và gia súc (hạn chế lan truyền dịch bệnh). Hạn chế gây ô nhiễm môi
trường nước và đất.
- Đối với chất thải rắn nguy hại, khi được thu gom và xử lý hiệu quả
tuân theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
việc quản lý chất thải và phế liệu, sẽ giảm thiểu tác động tới môi trường và
sức khỏe người lao động.
4.3.4.4. Đánh giá khả năng ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến cộng
đồng xung quanh
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành
bao gồm: Hoạt động của dự án, hoạt động của các phương tiện vận tải, sinh
hoạt của các cán bộ công nhân viên của dự án
Các chất thải tạo ra trong giai đoạn này bao gồm: bụi và khí thải,
chất thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất
thải rắn nguy hại), nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải
phát sinh từ dự án...
Hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu về nhà máy sản xuất gạch ốp
lát do đơn vị thầu chịu trách nhiệm, vì vậy trong báo cáo này không tính
toán đến hoạt động này. Các chất thải này tác động đến môi trường xung
quanh và biểu hiện bởi các ô nhiễm và suy thoái môi trường. Dự báo nguồn
gây tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án được trình bày tóm tắt
trong bảng 4.15 và bảng 4.16.
57
Bảng 4.15: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và đối tượng bị tác
động môi trường gây ra bởi giai đoạn hoạt động dự án
Quy mô của tác động Mức
Các chất thải Đối tượng bị
Hoạt động Thời độ tác
phát sinh tác động Không gian
gian động
- Bụi, khí thải
độc hại; - Môi trường
- Vận chuyển - Nước thải; không khí;
nguyên, - CTR thông - Môi trường - Tại khu vực
Trung
nhiên, vật thường (phế nước; nhà máy;
bình;
liệu, sản phẩm gạch - Môi trường - Khu vực
có thể
phẩm; không đủ tiêu đất; xung quanh
kiểm
- Sản xuất chuẩn; tro - Hệ sinh thái nhà máy. Trong
soát
gạch. xỉ,); và cảnh quan; giai
- CTNH: (bóng - Con người đoạn
đèn huỳnh và kinh tế. hoạt
quang thải,...) động
dự án Trung
- Nước thải sản
(>50 bình;
xuất; - Môi trường - Lưu vực
Thoát nước năm) có thể
- nước mưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nha_may_san_xuat_ga.pdf