Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa eurostark tại khu công nghiệp phía nam tỉnh Yên Bái

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- DƯƠNG THỊ THẮM TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA VÀ CÁC SẢN PHẨM NHỰA EUROSTARK TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA NAM TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI H

pdf59 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa eurostark tại khu công nghiệp phía nam tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- DƯƠNG THỊ THẮM TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA VÀ CÁC SẢN PHẨM NHỰA EUROSTARK TẠI KCN PHÍA NAM TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Lớp : K 48 – LT KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 -2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Minh Hòa Thái Nguyên - năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm Khoa môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã được giới thiệu tới Chi nhánh Công ty cổ phần EJC tại Yên Bái để thực tập nhằm nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của bản thân. Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn tới cô ThS. Dương Thị Minh Hòa, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em, cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn đến Giám đốc và toàn thể anh chị nhân viên Chi nhánh Công ty cổ phần EJC tại Yên Bái đã tạo điều kiện cho em học tập và làm việc trong suốt thời gian qua. Đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập thông tin, số liệu của nhà máy. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên môn, đó là nền tảng để em hoàn thành tốt công việc trong quá trình thực tập cũng như là hành trang cho tương lai của em sau này. Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do kinh nghiệm và năng lực của em còn hạn chế nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Dương Thị Thắm ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Ký hiệu, vị trí tọa độ lấy mẫu quan trắc hiện trạng khu vực dự án 21 Bảng 4.1. Bảng diện tích chiếm đất của các hạng mục công trình ................. 27 Bảng 4.2. Nhu cầu nguyên liệu chính, nhiên liệu và vật liệu phụ .................. 34 Bảng 4.3. Nhu cầu nhân sự của nhà máy ....................................................... 38 Bảng 4.4. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh .................... 40 Bảng 4.5. Kết quả phân tích môi trường đất ................................................... 46 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Vị trí thực hiện dự án ...................................................................... 23 Hình 4.2. Quy trình sản xuất tấm nhựa Profile .............................................. 29 Hình 4.3. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh .............................................. 31 Hình 4.4. Quy trình nghiền bột gỗ ................................................................. 32 Hình 4.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.................................................... 38 Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích bụi lơ lửng tổng số (TSP) ...................... 42 Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích tiếng ồn .................................................. 43 Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích khí SO2 .................................................. 44 Hình 4.9. Biểu đồ kết quả phân tích khí NO2 ................................................. 44 Hình 4.10. Biểu đồ kết quả phân tích khí CO ................................................. 45 Hình 4.11. Biểu đồ kết quả phân tích môi trường đất ..................................... 47 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BXD Bộ xây dựng BYT Bộ Y tế CBCNV Cán bộ công nhân viên CNV Công nhân viên CP Cổ phần CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường GĐ Giai đoạn GS Giáo sư KL Khối lượng KT-XH Kinh tế - Xã hội MESH Chỉ kích thước mắt lưới sang hạt bột gỗ NĐ-CP Nghị định Chính phủ NXB Nhà xuất bản NXB KH&KT Nhà xuất bản Khoa học và kinh tế PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QH Quốc hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TS Tiến sĩ TSKH Tiến sĩ khoa học UBND Ủy Ban Nhân Dân VLXD Vật liệu xây dựng WHO Tổ chức Y tế Thế giới XDCB Xây dựng cơ bản v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4 2.1.2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường ............................................................................................................ 4 2.1.2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của cấp có thẩm quyền về dự án .......... 6 2.1.2.3. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường ......................................................................................................................... 7 2.2. Nội dung của báo cáo Đánh giá tác động môi trường ............................... 8 2.3. Thẩm định, phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường .................. 8 2.4. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt ......................................................................................................... 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20 vi 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20 3.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 20 3.4.2.Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ................................................ 21 3.4.3.Phương pháp tổng hợp số liệu và viết báo cáo ...................................... 22 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23 4.1. Mô tả tóm tắt dự án .................................................................................. 23 4.1.1. Vị trí địa lý của dự án ............................................................................ 23 4.1.2. Mục tiêu của dự án ................................................................................ 25 4.1.2.1. Giai đoạn 1 ................................................................................................. 26 4.1.2.2. Giai đoạn 2 ................................................................................................. 26 4.1.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án ................. 27 4.1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành .............................................................. 28 4.1.4.1. Dây chuyền sản xuất tấm nhựa Profile .................................................... 28 4.1.4.2. Dây chuyền nghiền sản xuất hạt nhựa tái sinh ........................................ 30 4.1.4.3. Dây chuyền nghiền bột gỗ ........................................................................ 32 4.1.5. Nguyên nhiên vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án . 33 4.1.5.1. Nguyên nhiên vật liệu (đầu vào)khi dự án đi vào hoạt động .................. 33 4.1.5.2. Các sản phẩm (đầu ra) của dự án .............................................................. 37 4.1.6. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án ..................................................... 37 4.1.6.1. Tổ chức quản lý dự án ............................................................................... 37 4.1.6.2. Phương án sử dụng lao động .................................................................... 38 4.2. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án ...................................... 39 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí .......................................................... 39 4.2.2. Hiện trạng môi trường đất ..................................................................... 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48 vii 5.1. Kết luận .................................................................................................... 48 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 1. Tiếng Việt .................................................................................................... 50 2. Tiếng Anh .................................................................................................... 50 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã và đang góp phần vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân. Nếu có một kế hoạch phát triển hợp lý, thì sức ép của sự phát triển lên môi trường ngày càng ít hơn. Sự tăng trưởng kinh tế, nếu không được quản lý một cách hợp lý, có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực, sự bền vững của hệ sinh thái và thậm chí của cả nền kinh tế có thể bị phá vỡ. Các dự án phát triển ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nước trong quá trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế trong quá trình lập kế hoạch phát triển công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đến một cách đúng mức. Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này ở trong nước. Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai đánh giá hiện trạng môi trường nền. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường nền giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội của các dự án phát triển. Dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhựa gỗ Châu Âu làm chủ đầu tư, dự kiến đặt tại Ô đất CN 01, CN 02 Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái nằm trên địa bàn xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Trước khi dự án đi vào hoạt động, dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyển thẩm định, phê duyệt. Để lập được báo cáo đánh giá tác động môi 2 trường, dự án cần thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường nền để có cơ sở thực hiện ĐTM và là cơ sở để so sánh đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động Xuất phát từ thực tiễn đó, em tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu tổng quan về dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường nền phục vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Xây dựng dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái sẽ có tác động nhất định đến môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường nền của khu vực thực hiện dự án nhằm cung cấp thêm những chứng cứ khoa học, giúp cho cơ quan xét duyệt có cơ sở xem xét, quyết định lựa chọn phương pháp xây dựng các công trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, gắn xây dựng phát triển đô thị, công nghiệp với cải tạo, bảo vệ tài nguyên, môi trường, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên khu vực dự án. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm - Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nội dung và không có định nghĩa thống nhất. Một số định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu dưới đây: Luật Bảo vệ môi trường [4] do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991): “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển”. Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990): “ĐTM là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, mộtchính sách đến môi trường”. Ngân hàng Thế giới (WB, 2011): “ĐTM là công cụ để nhận dạng và đánh giá các tác động tiềm năng đến môi trường của 1 dự án được đề xuất, đánh giá các phương án thay thế và thiết kế các biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát phù hợp”. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009): “Đánh giá môi trường là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình phân tích môi trường và lập kế hoạch xem xét các tác động và rủi ro về môi trường liên quan với dự án...”. - Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp 4 giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. - Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó doanh nghiệp có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình. 2.1.2. Cơ sở pháp lý 2.1.2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường a) Các văn bản pháp luật - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP[11] ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu; - Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; (QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc 5 gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung)346; - Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh); - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; - Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; - Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất); b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng * Môi trường không khí - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh; - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. 6 * Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung - Thông tư số24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép của tiếng ồn tại nơi làm việc. - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; * Môi trường nước - QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. * Môi trường đất - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. * Phòng cháy chữa cháy - TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình; - TCVN 5760:1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt. * Phế liệu nhập khẩu - QCVN 32:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. 2.1.2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của cấp có thẩm quyền về dự án - Căn cứ Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 15/9/2005 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt thiết kế quy hoạch chi tiết KCN phía Nam tỉnh Yên Bái; Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN phía Nam tỉnh Yên 7 Bái; Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng khu công nghiệp phía Nam ( khu A) tỉnh Yên Bái; - Căn cứ Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 10/07/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Căn cứ Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 31/05/2017 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Căn cứ địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa EUROSTARK được Ban quản lý các khu công nghiêp tỉnh Yên Bái giới thiệu cho Công ty khảo sát, thiết kế và lập hồ sơ dự án. 2.1.2.3. Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường - Đề xuất dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa và sản phẩm nhựa EUROSTARK” - Sơ đồ tổng mặt bằng dự án; - Số liệu phân tích hiện trạng môi trường của phòng thí nghiệm môi trường – Công ty TNHH nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ Môi trường; - Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, tự nhiên, khí tượng, thủy văn, tình hình kinh tế xã hội của địa điểm thực hiện dự án là khu vực xã Văn Tiến, Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái do các cơ quan khoa học có thẩm quyền cung cấp. - Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án. - Tài liệu hướng dẫn đánh giá nhanh của WHO (Rapid Assessment). - Các tài liệu về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí 8 và chất thải rắn) trong và ngoài nước. 2.2. Nội dung của báo cáo Đánh giá tác động môi trường Theo Điều 22 của Luật bảo vệ môi trường 2014 [4], nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: 1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường. 2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. 3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án. 4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 6. Biện pháp xử lý chất thải. 7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 8. Kết quả tham vấn. 9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. 11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. 2.3. Thẩm định, phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường * Trách nhiệm tổ chức thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 14 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP [5], quy định: 9 1. Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này. 2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau: a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này; c) Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời gian thẩm định. 10 3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên. Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường. 4. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định. 5. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiết phải thông qua hội đồng thẩm định. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng ban quản lý các khu công nghiệp; hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường. * Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 6 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định: Chủ dự án của các đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 11 2014 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập, gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm: 1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. 2. Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. 3. Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác. * Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường - Điều 18 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định: Thành phần và nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau: 1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) được thành lập cho từng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, từng báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.1 Thông tư . 2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan thẩm định về kết quả thẩm định. 12 3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc chủ dự án (sau đây gọi chung là chủ dự án). 4. Các hoạt động của hội đồng thẩm định thực hiện thông qua cơ quan thường trực thẩm định theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phân công. Trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 25 Thông tư này. - Điều 19 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định về Điều kiện, tiêu chí đối với các chức danh của hội đồng thẩm định như sau: 1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của dự án với ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ, hoặc phải là lãnh đạo của cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định. 2. Ủy viên phản biện phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của dự án với ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ. 3. Ủy viên thư ký phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. 4. Ủy viên hội đồng phải là chuyên gia môi trường hoặc chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn liên quan đến dự án với ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất một (01) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ. * Nội dung và trình tự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Điều 29 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT [7], quy định: 13 1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập hội đồng thẩm định, giới thiệu thành ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nen_du_an_dau_tu_xa.pdf
Tài liệu liên quan