ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
PHẠM DUY MINH
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC
LÀNG CÓ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2017 VÀ
ĐỂ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 - 2018
THÁI NGUYÊN – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
PHẠM DUY MINH
61 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc sơn năm 2017 và để xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC
LÀNG CÓ NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN NĂM 2017 VÀ
ĐỂ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K46 KHMT – N01
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh
THÁI NGUYÊN – 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Trong toàn bộ quá trình học tập tại Trường Đại học Nông lâm và thực
hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học môi trường với đề tài “Đánh
giá hiện trạng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn
huyện Sóc Sơn năm 2017 và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm”
ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý
thầy cô, các anh chị tại cơ sở thực tập, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Môi trường –Trường Đại
học Nông lâm đã truyền đạt cho em những kiến thưc, kinh nghiệm quý báu,
tạo môi trường học thuận lợi nhất trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Em gửi lời cảm ơn chân thành đến: Viện trưởng – Viện kỹ thuật và
công nghệ môi trường cùng các anh chị tại Phòng dự án và tư vấn pháp lý môi
trường đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt thời gian em
thực tập tại Viện.
Đặc biệt em xin chân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động
viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè
đã trao đổi, giúp đỡ em trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngàytháng..năm 2018
Sinh viên
Phạm Duy Minh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ký hiệu, vị trí và toạ độ khí thải khu vực làng có nghề ...................... 16
Bảng 4.1: Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn từ
năm 2008 - 2016 .................................................................................... 28
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính huyện Sóc
Sơn giai đoạn 2006-2016 ...................................................................... 29
Bảng 4.3: Cơ cấu đàn vật nuôi năm 2016 theo vùng của Sóc Sơn ...................... 30
Bảng 4.4: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện Sóc Sơn .............................. 32
Bảng 4.5: Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Sóc Sơn .............................. 33
Bảng 4.6: Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi khí hậu ............................................. 38
Bảng 4.7: Kết quả phân tích các chỉ tiêu gây ô nhiễm không khí........................ 40
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ mạng lưới không gian Huyện Sóc Sơn .......................... 21
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2 (Từ K55 – K22) ........................ 42
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu SO2 (Từ K23 – K39) ........................ 42
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2 (Từ K5 – K22) ......................... 43
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO2 (Từ K23 – K39) ....................... 44
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO (Từ K5 – K22) ........................... 45
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu CO (Từ K23 – K39) ......................... 45
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Bụi tổng tại 9 xã có nghề trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn ....................................................................... 46
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
NĐ-CP : Nghị định Chính phủ
PM : Chất dạng hạt
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCSS : Tiêu chuẩn so sánh
TT : Thông tư
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .................................................................. 8
2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới và Việt Nam ........................ 8
2.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới ................................... 8
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam ................................ 11
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 14
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 14
3.1.2. Phạm vị nghiên cứu ....................................................................... 14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
vi
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu ............. 14
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu thực địa ...................................................... 15
3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý mẫu ............................................... 19
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu ............................ 20
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo ............................... 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn ................................ 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Sóc Sơn ............................................... 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn .................................... 27
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại các làng có nghề trên địa
bàn huyện Sóc Sơn .......................................................................................... 37
4.3. Đề xuất cả biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi
trường..48
4.3.1. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi
trường đối với chủ sở hữu cơ sở ............................................................. 48
4.3.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi
trường đối với cơ quan quản lý nhà nước ............................................... 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng, ô
nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục,
không chỉ là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực nào đó mà trở
thành vấn đề chung của nhân loại, của toàn cầu. Tình trạng ô nhiễm đang xảy
ra ở nhiều nơi nó làm thay đổi cấu trúc, thành phần môi trường đất, nước,
không khí và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và
sinh vật. Một trong những vấn đề về ô nhiễm môi trường được coi là báo
động và cực kỳ nhức nhối nhất đối với tất cả các nước trên thế giới chính là
vấn đề ô nhiễm không khí
Những năm gần đây vấn đề ô nhiễm không khí đang được coi là nổi
cộm bởi vì chính ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính
gây nên sự biến đổi khí hâu, nóng lên toàn cầu, thủng tầng ozôn và mưa
axitNguyên nhân của những vấn đề này lại chủ yếu là do hoạt động của con
người gây ra. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành công
nghiệp, các hoạt động dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải hay
chính hoạt động sinh hoạt thường ngày của chúng ta đã làm cho môi trường
không khí nơi mà chúng ta duy trì sự sống hàng ngày đã trở nên ngày càng
nghiêm trọng.
Ở Việt Nam hiện nay là một nước đang trong quá trình hội nhập và
phát triển vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hoạt
động công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho chất lượng môi trường không
khí ở những khu vực này ngày một suy giảm. Vấn đề về dân số, mật độ dân
số ở các khu đô thị, gia tăng phương tiện tham gia giao thông ở các thành phố
2
lớn cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm khí và bụi. Ô
nhiễm không khí không chỉ xuất hiện tại các thành phố lớn, khu đô thị, khu
công nghiệp tập trung mà nó còn đang diễn ra trong cả khu vực nông thôn
hiện nay.
Huyện Sóc Sơn thuộc Thành phố Hà Nội là một trong các huyện có sự
phát triển kinh tế mạnh, tập trung nhiều điểm công nghiệp đang hoạt động,
tình hình dân số, phương tiện giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện
trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh. Vấn đề về môi trường cũng
được các cấp lãnh đạo của huyện rât quan tâm.
Một trong những vấn đề về môi trường được các cấp lãnh đạo huyện
quan tâm chính là vấn đề ô nhiễm không khí tại các làng có nghề. Các làng có
nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình, xen
kẽ với khu vực sinh hoạt với quy trình sản xuất thô sơ hoặc chưa áp dụng
công nghệ xử lý đúng đắn đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe, sinh
hoạt của các hộ dân xung quanh.
Nhằm góp phần đánh giá hiện trạng môi trường không khí các làng có
nghề hiện nay trên địa bàn của huyện cũng như từng bước khắc phục, cải
thiện chất lượng môi trường không khí, đưa ra được những chính sách quản lý
phù hợp, bảo vệ môi trường không khí và cũng chính là bảo vệ sức khỏe con
người là một vấn đề rất cần thiết và bách hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS.
Nguyễn Minh Cảnh tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng
môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn
năm 2017 và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” .
3
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá cụ thể các chỉ tiêu của môi trường không khí tại các xã có nghề
trên địa bàn huyện Sóc Sơn từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
- Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm chính tại các làng có nghề.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các làng có nghề trên
địa bàn huyện Sóc Sơn, giúp quản lý và kiểm soát ô nhiễm.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Quan trắc lấy mẫu và phân tích các thông số ô nhiễm, so sánh với
QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Đánh giá thực trạng môi trường không khí các xã có nghề.
- Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại các làng có
nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, quản lý, nâng cao chất lượng môi
trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng tốt những kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tế về các vấn đề môi
trường đang được xã hội quan tâm.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng
môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
4
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần đánh giá chất lượng môi trường không khí tại các làng có
nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn, chỉ ra được các nguyên nhân gây ô nhiễm,
so sánh mức độ ô nhiễm tại các làng có nghề đề đưa ra được các biện pháp
quản lý, xử lý phù hợp.
- Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp xử lý và
quản lý, nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
- Cung cấp các thông tin cần thiết góp phần giải quyết kịp thời các sự
cố, bức xúc của người dân.
- Kết quả góp phần giúp chính quyển các cấp thuộc UBND huyện Sóc
sơn có được các thông tin chính xác về hiện trạng môi trường của các làng có
nghề trên địa bàn huyện để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, nhằm giảm
thiểu, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trong tương lai.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến ngành môi trường
* Khái niệm về môi trường:
- Theo khoản 1, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014
môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.” [7].
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
- Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật” [7].
* Khái niệm về hoạt động Bảo vệ môi trường:
- Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [7].
* Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
- Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014:
“Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất
6
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” [7].
* Tiêu chuẩn môi trường:
- Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [7].
2.1.1.2. Một số khái niệm về môi trường không khí, chất gây ô nhiễm môi
trường không khí
- Môi trường không khí: là lớp khí quyển bao quanh Trái đất, được giới
hạn từ bề mặt thủy quyển và thạch quyển đến giới hạn trên bởi không gian
giữa các hành tinh và được xem như một hợp phần của môi trường tự nhiên
(Phạm Ngọc Hồ và cs, 2009)[6].
- Ô nhiễm không khí: là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí
có sự xuất hiện của các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi,
làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh
vật (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5].
- Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt
của nó trong không khí gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh
trưởng và phát triển của động thực vật
+ Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp và môi
trường từ nguồn phát sinh: SO2, CO2, CO, bụi (Lương Văn Hinh và cs,
2015)[5].
+ Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua
phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí
quyển: SO3, H2SO4(Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5].
7
- SO2: Là chất khí không màu, có vị hăng cay khí nồng độ trên 1ppm.
Khi khuếch tán vào trong khí quyển, SO2 bị oxy hóa thành SO3 hay muối
sunfat, chúng sẽ tách khỏi không khí rơi xuống mặt đất theo nước mưa. Đây
là nguyên nhân chính gây ra các trận mưa acide phá hoại thảm thực vật trên
mặt đất gần các khu công nghiệp (Phạm Tiến Dũng, 2008)[4].
- CO: CO sinh ra trong quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu gốc
cacbon như than, củi, dầu, khí đốt,.. CO là chất khí không màu, không mùi,
trong không khí CO bị oxi hóa chậm thành CO2, CO có khả năng hòa tan vào
nước mưa và rơi xuống đất (Phạm Tiến Dũng, 2008)[4].
- NOx: Chất khí này được hình thành từ khí Nitơ và oxy trong không
khí kết hợp với nhau ở nhiệt độ cao. Do vậy nó chỉ thường thấy ở các khu
công nghiệp và đô thị lớn. Trong khí quyển, NO2 kết hợp với gốc OH trong
không khí để taoh hành HNO3. Khi trời mưa NO2 và các phần từ HNO3 theo
nước mưa rơi xuống đât làm giảm độ PH trong nước mưa (Phạm Tiến Dũng,
2008)[4].
- Bụi: là một tập hợp nhiều hạt vật chất hữu cơ và vô cơ có kích thước
nhỏ bé, tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí
dung, gồm hơi, khói, mù (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5].
- VOCs: là các hóa chất Carbon, bay hơi rất nhanh. Khi đã lẫn vào
không khí, nhiều loại VOCs có khả năng liên kết lại với nhau hoặc nối kết các
phần tử khác trong không khí tạo ra các hợp chất mới. Một số hỗn hợp có
nguồn gốc thiên nhiên, một số khác không độc hại (Lương Văn Hinh và cs,
2015)[5].
- Pb: Có trong môi trường không khí được xả ra từ các phương tiện có
động cơ tham gia giao thông có chứa hàm lượng Pb nhất định. Ngoài ra Pb
được sinh ra từ các mỏ quặng, từ các cơ sở sản xuất pin, ác qui, chất dẻo tổng
hợp, sơn, hóa chất khác... (Lương Văn Hinh và cs, 2015)[5].
8
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo
vệ môi trường;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP, ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính
phủ về việc quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT, ngày 29 tháng 09 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị
môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT, ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh
doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT, ngày 01 tháng 09 năm 2017 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
- QCVN 46:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quan trắc
khí tượng.
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới
Lịch sử nhân loại đã xảy ra khá nhiều hiểm họa về ô nhiễm không khí.
Có thể kể đến thảm họa đầu tiên xảy ra trong thế kỷ 20 do ô nhiễm môi
trường không khí gây ra là khí thải công nghiệp thải ra gây nên hiện tượng
“Nghịch đảo nhiệt” kìm hãm không cho khí thải phát tán lên cao, gây nên
9
hiện tượng đầu độc ở thành phố thuộc thung lũng Manse Bỉ vào năm 1930 và
cũng tương tự như vậy ở dọc thung lung Monongahela vào năm 1948. Trong
các thảm họa này làm cho hàng trăm người chết và rất nhiều người khác bị
ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện tượng nghịch đảo nhiệt đã làm tăng nồng độ
hơi khí độc gây ngạt thở tại thủ đô London nước Anh, làm chết và bị thương
4000 đến 5000 người (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8].
Tại nước Mỹ vào tháng 8 năm 1969 không khí ô nhiễm bị “tù hãm” lâu
ngày bao phủ từ miền Chicago và Milwankee tới New Orleans và
Philadenlphia gây rất nhiều thiệt hại. Thảm họa lớn nhất do ô nhiễm không
khí xảy ra trong thời gian gần nhất, đó là vụ rò rỉ khí MIC (khí Metyl-iso-
cyanate) của liên hiệp sản xuất phân bón ở Bhopal thuộc Ấn độ vào năm
1984. Khoảng trên 2 triệu người đã bị nhiễm độc, trong đó có 5000 người
chết và 50000 người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù (Đinh
Xuân Thắng, 2007)[8].
Thành phố Mexico, thủ đô của Mexico với 20 triệu dân là thành phố
đông dân nhất thế giới và cũng là nơi ô nhiễm môi trường không khí vào loại
bậc nhất thế giới. Tháng 3 năm 1998, dân chúng thành phố đã trải qua những
ngày rất khó khăn do trên 2.5 triệu chiếc xe hơi và khoảng 30 ngàn xí nghiệp
công nghiệp hoạt động thải vào môi trường lượng khí độc, bụi và mùi hôi rất
lớn. Theo thống kê cho thấy mỗi năm khoảng 4,3 triệu tấn chất thải độc hại
thải vào môi trường làm cho nồng độ Ozôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3 lần
(Đinh Xuân Thắng, 2007)[8].
Vụ thảm họa nhà máy điện nguyên tử Trernobưn của Ucraina (thuộc
Liên Xô cũ) vào năm 1984. Hậu quả của thảm họa này không chỉ gây ảnh
hưởng ngay khi xảy ra và nó còn tiềm ẩn và gây ảnh hưởng rất lâu dài cho
đến nay vẫn chưa khắc phục được (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8].
10
Sang đến thế kỷ 21 hiện nay vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở
nên nghiêm trọng, ô nhiễm không khí cùng với việc khai thác tài nguyên
không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi, làm cho tầng ô zôn bị thủng, gây nên
hiệu ứng nhà kình và đặc biệt là thay đổi khí hậu toàn cầu gây nên hiện tượng
Enlino và Lanina kèm theo những trận mưa lụt, bão lũ khủng khiếp và hạn
hán kéo dài.
Khoảng 18.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm không khí. Trên thực
tế, số người chết do ô nhiễm không khí mỗi năm - 6,5 triệu người chết - là
theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới Tổ chức (WHO), lớn hơn nhiều so với
con số từ HIV/AIDS, lao và đường bộ thương tích kết hợp. Ô nhiễm không
khí cũng mang lại chi phí lớn cho nền kinh tế và thiệt hại cho môi trường.
Trong nhiều báo cáo cho thấy hiện nay thành phố Bắc thuộc Trung
Quốc trong năm 2017 trình trạng ô nhiễm không khí đã trở nên trầm trọng.
Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nồng độ hạt “siêu bụi” hay
bụi phân tử PM 2.5 (tương đương với các hạt vật chất có đường kính lên tới
25 micromet; có thể xâm nhập vào phổi người) trong không khí ở mức 300
được coi là rất nguy hiểm. Trong khi đó, nồng độ bụi PM 2.5 ở nhiều thời
điểm được ghi nhận tại Bắc Kinh đã lên đến mức gần gấp đôi, khoảng 500
(Minh Trần, 2015)[11]. Cũng có thể kể đến ô nhiễm môi trường không khí tại
Ấn độ “Người đứng đầu chính quyền thành phố New Delhi Arvind Kejriwal
cho biết cả thành phố như một "buồng kín đầy khí ga". Các trường mẫu giáo
và tiểu học cho trẻ nhỏ buộc phải đóng cửa và hoãn toàn bộ các hoạt động xã
hội ngoài trời. Người dân cảm thấy khá lo sợ về màn sương mù dày đặc che
tầm nhìn khi tham giao giao thông và một số triệu chứng như khó thở, rát
họng (Thu Phương, 2017)[10].
Báo cáo với dữ liệu mới nhất vào năm 2017 cũng nói rằng mức độ ô
nhiễm không khí là cao nhất ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải và
11
Đông Nam Á. Tại hai khu vực này, lượng chất độc trong không khí một số
nơi thậm chí cao gấp 5 lần mức giới hạn của WHO và có ảnh hưởng nhiều
nhất đến tầng lớp nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất
Ô nhiễm không khí cùng với việc khai thác tài nguyên không hợp lý,
chặt phá rừng bừa bãi, làm cho tầng ôzon bị thủng, gây nên hiệu hứng nhà
kính và đặc biệt là thay đổi khí hậu toàn cầu hây nên hiện tượng Elnino và
Lanina kèm theo những trận mưa lụt, bão khủng khiếp và hạn hán kéo dài.
Kết quả cuối cùng là dẫn đến thiệt hại nhân mạng tài sản của cộng đồng cùng
nạn cháy rừng nghiêm trọng như đã từng xảy ra ở Bangladesh, Trung Quốc,
Mỹ, Nhật, Indonesia và các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Kèm theo các hiện tượng này là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường
không khí không chỉ trên phạm vi một nước mà có thể ảnh hưởng tới các
nước lân cận (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8].
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Tại Việt Nam chưa xảy ra thảm họa nào gây ảnh hướng đến môi trường
do ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hoạt động công
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, nông nghiệp đã làm gia tăng mức độ
ô nhiễm không khí lên rất cao, nhất là sau khi có chính sách mở cửa đầu tư
vào năm 1984 của Đảng và Nhà nước ban hành. Tại các khu công nghiệp, các
thành phố lớn, nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất
nhiều. Gần đây chúng ta đã phát hiện đã có mưa axit ở Cà Mau và Bạc Liêu
và có thể là nhiều nơi khác (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8].
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay thường tập trung ở
các thành phố lớn và các khu cộng nghiệp đã nguy cơ ngày một tăng và trầm
trọng. Trong nhiều báo cáo cho thấy các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương.. là các thành phố đang gặp
vấn đề về ô nhiễm không khí lớn nhất cả nước. Đặc biệt là Hà Nội và Thành
12
phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thải từ công nghiệp..
bên cạnh đó ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ hoạt động giao thông và sản
xuất từ các làng nghề ..
Theo những con số thống kê của thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2005
với dân số là 6.239.938 người với mức độ gia tăng dân số hàng năm khoảng
trên 110.000 người chưa kể dân số nhập cư không hợp pháp và khách vãng lai
đã gây áp lực rất lớn về nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Mạng lưới
giao thông công cộng của thành phố cùng hệ thống đường xá chưa được quy
hoạch và phát triển đồng bộ mặc dù thành phố đã có chính sách ưu tiên cho
lĩnh vực này đầu tư thêm các phương tiện giao thông xe bus, có chính sách trợ
giá xe bus, tăng cường sửa chữa mạng lưới đường xá, xây dựng các vòng
xoay, cầu trượtnhưng vẫn không hạn chế được mức độ ô nhiễm không khí
ngày càng gia tăng hiện nay (Đinh Xuân Thắng, 2007)[8].
Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi
trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng,
Phùng Hưng - Hà Đông, Nguyễn Xiển, những khu vực đông dân cư, nồng độ
bụi thường cao hơn 5-7 lần mức cho phép. Các khí ô nhiễm khác như CO,
SO2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng lên. Qua một cuộc
nghiên cứu gần đây cho thấy, trên địa bàn TP. Hà Nội có đến 72% số hộ gia
đình mắc bệnh do ô nhiễm không khí (liên quan đến hô hấp), trong đó quận
Hoàng Mai chiếm tỉ lệ cao nhất, 91,4%; thấp nhất là quận Tây Hồ với 55%..
(Đăng Hải, 2016)[9].
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, tình hình ô nhiễm không khí
trên địa bàn thành phố đang diễn biến ngày càng phức tạp, 89% số mẫu kiểm
tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép. Tác nhân gây ra ô nhiễm chất
lượng không khí trên địa bàn thành phố chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn
do các hoạt động giao thông, nhà máy và công trình dự án xây dựng gây ra.
13
Cụ thể, mức độ ô nhiễm không khí đo được tại 15 trạm quan trắc rải đều khắp
địa bàn thành phố cho thấy, mức độ ô nhiễm không khí đều vượt chuẩn cho
phép. Bình quân về độ ô nhiễm không khí đều vượt mức chuẩn hơn 66%,
trong đó có 10 vị trí vượt tới 91%. Còn nồng độ bụi trong không khí ven
đường tại các trạm quan trắc này đo được cũng đều cho kết quả vượt quy
chuẩn của VN từ 1,2-2,2 lần (Đăng Hải, 2016)[9].
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường không khí tại các làng
có nghề trên địa bàn Huyện Sóc Sơn – Hà Nội năm 2017.
3.1.2. Phạm vị nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu và đánh giá chất
lượng môi trường không khí tại các làng có nghề trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu chất lượng môi trường
không khí tại các làng có nghề trong năm 2017.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu của đề tài là các làng có nghề trên địa bàn huyện
Sóc Sơn.
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn
- Đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại các làng có nghề trên địa
bàn huyện Sóc Sơn
- Đề xuất cả biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, chọn lọc các
nguồn tài liệu, số liệu và thông tin liên quan của các đối tượng khác đã thu
thập và xử lý từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Khi
sử dụng phương pháp này các số liệu được thu thập từ:
- Các báo cáo của Bộ, sở, ngành, cơ quan thống kê.
15
- Các báo cáo nghiên cứu của các cơ sở, của các đối tượng đã nghiên cứ
và xử lý trước đó.
- Các tài liệu, giáo trình liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu
- Tài liệu điện tử, báo mạng, các cổng thông tin trực tu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_khong_khi_tai_cac_l.pdf