ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------
ĐẶNG NGỌC ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG
CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO LAI, XÃ THỊNH HƯNG,
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 – 2019
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------
52 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí nhà máy sản xuất chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh hưng, huyện Yên bình, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------
ĐẶNG NGỌC ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG
CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO LAI, XÃ THỊNH HƯNG,
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47 KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : ThS DƯƠNG THỊ MINH HÒA
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống
lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực
tiễn. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện Kỹ thuật Và Công nghệ Môi trường.
Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới: Ban Giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập
thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban
lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ thuật và Công nghệ
Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ
sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô
giáo hướng dẫn: ThS Dương Thị Minh Hòa đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời
qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện
khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngàytháng..năm 2019
Sinh viên
Đặng Ngọc Anh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích........................................ 14
Bảng 4.1. Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải phát sinh tại nhà máy giai đoạn
thi công xây dựng ............................................................................................ 25
Bảng 4.2.Tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình vận tải....................... 25
Bảng 4.3. Tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình hàn ........................... 25
Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản
xuất của Nhà máy Quý II năm 2018 ............................................................... 26
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
khu vực Nhà máy Quý II năm 2018 ................................................................ 27
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản
xuất của Nhà máy Quý III năm 2018 .............................................................. 29
Bảng 4.7. Kêt quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
khu vực Nhà máy Quý III năm 2018 .............................................................. 29
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản
xuất của Nhà máy Quý IV năm 2018 .............................................................. 30
Bảng 4.9. Kêt quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
khu vực Nhà máy Quý III năm 2018 .............................................................. 32
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí nhà máy .................................................................................. 16
Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy ............................................. 17
Hình 4.3. Dây chuyền chế biến đá chipform .................................................. 18
Hình 4.3. Dây truyền chế biến bột siêu mịn.................................................... 18
Hình 4.4. Dây chuyền đúc đá Block nhân tạo ................................................. 19
Hình 4.5. Dây chuyền chế biến đá xẻ nhân tạo ............................................... 20
Hình 4.6. Dây chuyền sản xuất hạt nhựa ........................................................ 21
Hình 4.7. Công nghệ sản xuất tổng thể nhà máy ............................................ 21
4.1.1.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào ......................................................... 24
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq) khu vực sản xuất các quí
trong năm 2018................................................................................................ 33
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện nồng độ CO khu vực sản xuất các quý năm 2018 34
Hình 4.10.Biểu đồ thể hiện nồng độ SO2 các quý năm 2018.......................... 34
Hình 4.11.Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 khu vực sản xuất các quý năm 2018
......................................................................................................................... 35
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tổng khu vực sản xuất các quý năm
2018 ................................................................................................................. 35
Hình 4.13.Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq) xung quanh các quý trong
năm 2018 ......................................................................................................... 36
Bảng 4.14. Biểu đồ thể hiện nồng độ CO xung quanh các quý năm 2018 ..... 37
Hình 4.15.Biểu đồ thể hiện nồng độ SO2 xung quanh các quý năm 2018 ...... 37
Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 xung quanh các quý năm 2018 .... 38
Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tổng xung quanh các quý năm 2018
......................................................................................................................... 39
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu Viết đầy đủ
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
MT Môi trường
NĐ - CP Nghị định - Chính phủ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
QH Quốc hội
SP Sản phẩm
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
v
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học ............................................................................ 2
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7
2.2. Tình hình khai thác đá trên thế giới và Việt Nam ...................................... 8
2.2.1. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá trên thế giới ...................................... 8
2.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá tại Việt Nam ................................... 10
2.3. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng trên thế
giới và Việt Nam ............................................................................................. 11
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng trên
thế giới ............................................................................................................. 11
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng ở Việt
Nam ................................................................................................................. 12
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành ................................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.4. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................... 13
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 13
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích ........................................................... 14
vi
3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh ............................................................. 15
Phần 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 16
4.1. Tổng quan về Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty
TNHH MTV Bảo Lai ...................................................................................... 16
4.1.1. Giới thiệu về Nhà máy .......................................................................... 16
4.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu Nhà máy sản
xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai ....................... 24
4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá
vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai ................................................... 26
4.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi
trắng quý II năm 2018 ..................................................................................... 26
4.3.2. Hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi
trắng quý III năm 2018 .................................................................................... 28
4.3.3. Hiện trạng chất lượng không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi
trắng quý IV năm 2018 ................................................................................... 30
4.3.4. Diễn biến chất lượng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến
đá vôi trắng Bảo Lai ........................................................................................ 33
4.4. Đề xuất biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ................ 39
4.4.1.Biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn ........................................................ 39
4.4.2. Biện pháp giảm thiểu khí thải ............................................................... 40
4.4.3. Các giải pháp về quản lý ....................................................................... 41
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành
đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió
mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành
khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản
của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà
địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên
đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản
khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công
nghiệp và vật liệu xây dựng. Trong đó, Yên Bái là một trong những tỉnh có
trữ lượng khoáng sản phong phú và đa dạng đặc biệt là khai thác đá vôi trắng.
Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, cùng với đó là các chính sách mở
cửa của tỉnh thì tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có hơn 121
giấy phép khai thác khoáng sản được cấp. Và đã góp phần quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhà máy sản xuất và chế biến đá trắng Bảo Lai được công ty TNHH
MTV đá trắng Bảo Lai khai thác và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2015 với các
sản phẩm: đá hạt Chipform, bột siêu mịn, hạt nhựa là 264.288 tấn/năm; đá
block nhân tạo là 26.000m3/năm; đá xẻ nhân tạo là 875.000 m2/năm tận thu
nguồn nguyên liệu khai thác tại chỗ và thu gom từ các nhà khai thác khác
nhằm cung cấp các sản phẩm đá vôi trắng đã qua chế biến cho thị trường
trong nước và xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho công ty và
Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình sản xuất của nhà máy,
lượng chất khí thải thải ra môi trường một lượng không nhỏ bao gồm các chất có
2
thể gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để đánh
giá hiện trạng môi trường không khí của nhà máy sản xuất và chế biến đá vôi
trắng, cần phải lấy mẫu và phân tích so sánh với QCVN để đưa ra các kết luận
khách quan về hiện trạng môi trường không khí thực tế đang diễn ra tại khu
vực sản xuất và chế biến đá vôi trắng. Xuất phát từ thực tế trên, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản
xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh
Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất tại Nhà máy sản xuất,
chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng,
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực Nhà máy sản xuất,
chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai.
- Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động của hoạt động
khai thác, chế biến đá vôi trắng tới môi trường và con người.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Bổ sung tư liệu cho học tập sau này.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường không
khí, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp
bảo vệ môi trường.
3
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi cộng đồng dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường
* Khái niệm về môi trường: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật” (Theo Điều 3, khoản 1, Luật bảo vệ môi trường năm 2014) [3].
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường: “Ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật” (Theo khoản 8 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [3].
* Hoạt động bảo vệ môi trường: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, ứng phó
sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi
trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường
trong lành môi trường trong lành” (Theo khoản 3 điều 3, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014) [3].
* Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là mức giới
hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất
gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan
nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyệ n áp dụng để bảo
vệ môi trường (Theo khoản 6 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [3].
* Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là
mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng
của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ
quan nhà 5 nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ
môi trường” (Theo khoản 5 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [3].
5
2.1.1.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí
* Môi trường không khí : Môi trường không khí là lớp không khí bao
quanh trái đất [4].
* Ô nhiễm môi trường không khí: “Ô nhiễm không khí là sự có mặt
một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm
cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm
nhìn xa (do bụi)” [4].
Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành 3 phần
cơ bản sau đây: Nguồn ô nhiễm → Khí quyển → Nguồn tiếp nhận
- Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm.Chất thải từ nguồn
ô nhiễm phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển.Các hệ
thống khống chế ô nhiễm tại nguồn thải bao gồm: Thay đổi nguyên liệu,
nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều bằng nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ít hoặc
không gây ô nhiễm, cải tiến dây chuyền sản xuất để hạn chế ô nhiễm, nâng
cao ống khói, thiết bị làm sạch khí thải.
- Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển các chất ô nhiễm
từ nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận. Khí quyển được chia làm 4 tầng dựa trên
sự biến thiên nhiệt độ theo độ cao:
+ Tầng đối lưu: Lớp khí quyển tiến giáp mặt đất có bề dày 10 – 12km ở
vĩ độ trung bình và khoảng 16 – 18km ở các cực. Tầng đối lưu hầu như hoàn
toàn trong suốt với các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời nhưng thành phần
hơi nước trong phần đối lưu hấp thụ rất mạnh bức xạ sóng dài của mặt đất, do
đó tầng đối lưu được nung nóng chủ yếu từ mặt đất. Từ đó phát sinh ra sự xáo
6 trộn không khí theo chiều đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và khéo theo
là mây, mưa. Trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình
khoảng 0,5 – 0,6 0C/100m.
6
+ Tầng bình lưu có độ cao từ 12 – 15 km trên mặt đất, trong tầng bình
lưu có chứa tầng ozon nhờ đó các tia cực tím trong thành phần bức xạ của mặt
trời bị hấp thụ mạnh nên nhiệt độ ở tầng này tăng theo độ cao đến 00C ở độ
cao 55 km.
+ Tầng giữa của khí quyển ở phía trên tầng bình lưu có độ cao 50 – 55
km đến 85 km. Nhiệt độ không khí giảm gần như tỉ lệ nghịch bậc nhất với độ
cao và đạt trị số gần -1000C.
+ Tầng nhiệt quyển là tầng trên cùng của khí quyển có lớp không khí
loãng.Nhiệt độ trong tầng nhiệt quyển tăng và đạt đến trị số gần 12000C ở độ
cao 700km.
Hầu như các hiện tượng khí tượng chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy
ra trên tầng đối lưu, do đó tầng đối lưu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát tán
chất ô nhiễm. Ở tầng đối lưu các yếu tố khí tượng (tốc độ gió, hướng gió,
nhiệt độ khí quyển, độ ẩm, không khí, bức xạ mặt trời, độ mây che phủ và độ
ổn định của khí quyển), các yếu tố về nguồn thải từ các hoạt động sản xuất
của con người (nhiệt độ khí thải, chiều cao ống khói, vận tốc khí thải, lưu
lượng khí thải) và các yếu tố về địa hình (chiều cao, chiều rộng của các công
trình, đồi núi, thung lũng), chất ô nhiễm sẽ phát tán, pha loãng, biến đổi hóa
học hay xảy ra các quá trěnh sa lắng khô, sa lắng ướt. Các chất ô nhiễm sơ
cấp sinh ra từ nguồn có thể biến đổi thành các chất ô nhiễm thứ cấp. Cuối
cùng các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận.
- Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật[5]
2.1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến khai thác đá vôi trắng
* Đá vôi trắng
Đá vôi trắng hay còn được gọi là đá hộc có thành phần chủ yếu là
CaCO3 (>98%) và các tạp chất khác như: MgO, Fe2O3, Al2O3... Đá vôi trắng
sau khi được khai thác sẽ được chế biến thành các sản phẩm: Đá hạt Chipform,
7
bột siêu mịn, hạt nhựa, đá block nhân tạo, đá xẻ nhân tạo. Để sử dụng trọng các
ngành xây dựng, các ngành công nghiệp sản xuất , thủ công mỹ nghệ
* Công nghệ khai thác
Khai thác đá tự nhiên là công việc không hề dễ dàng, để tạo ra được sản
phẩm đá tự nhiên phục vụ cho các công trình xây dựng phải trải qua nhiều công
đoạn. Công việc này đỏi hỏi người làm phải có kỹ thuật chuyên môn cao, tỉ mỉ
và cẩn trọng trong từng khâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối và sản phẩm đạt
chất lượng. Quá trình khai thác là sự kết hợp của các quá trình thăm dò, xác
định; sử dụng các trang thiết bị hiện đại để khai thác và cắt nhỏ các khối theo ý
muốn. Sau đó sử dụng các xe chuyện dụng để đưa đến nhà máy chế biến.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
8
- Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Về quản lý chất thải nguy hại;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 06:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ
sinh lao động.
2.2. Tình hình khai thác đá trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá trên thế giới
Với nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội, thì các hoạt động khai thác
khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng đã và đang ngày càng phát
triển mạnh trên thế giời. Với sự phát triển của công nghệ khai thác hiện đại,
cùng với bàn tay, khối óc của con người đã tìm và khai thác được những mỏ
đá trắng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác
ở Iran, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mêxico, Trung Quốc, Ấn Độ,
Hy Lạp, Canada, Pháp và Brazil, [8].
9
Tại Mỹ, theo USGS (cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ ), sản lượng đá khối
trên thế giới năm 2006 là 46.400 tấn trị giá 18.1 triệu USD so với sản lượng
năm 2005 là 72.300 tấn trị giá 18,9 triệu USD. Sản lượng đá hoa vụn (crushed
marble) năm 2006 là 11,8 triệu tấn đạt giá trị 116 triệu USD, trong đó 6,5 triệu
tấn dùng sản xuất cacbonat canxi mịn và phần còn lại được sử dụng trong xây
dựng. Nếu tính trong năm 2005 thì sản lượng đá hoa vụn là 7,76 triệu tấn trị giá
58,7 triệu USD, trong đó 4.8 triệu tấn dùng sản xuất cacbonat canxi mịn và
phần còn lại dùng trong xây dựng. Nhu cầu đá khối của Mỹ khoảng 1,3 triệu
tấn. Đá khối lớn có thể dùng làm gạch lót nền hoặc ốp tường. [9].
Tại Ấn Độ, công nghệ khai thác đá của họ rất phát triển và tận dụng
triệt để nguồn tài nguyên này, họ áp dụng hình thức khai thác có chi phí thấp
nhưng năng suất thu được rất cao. Đá hoa trắng của Ấn Độ thuộc dòng đô lô
mít với hàm lượng CaCO3 khoảng 60 - 67% còn lại là tạp chất MgO, SiO2, đá
trắng của Ấn Độ chỉ làm đá xẻ chứ không nghiền làm bột siêu mịn được vì
hàm lượng tạp chất quá cao [8].
Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại
lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt
động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và
vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động
mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm
ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép
và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác,
cướp đi sinh mạng của hàng trăm người [8].
10
2.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá tại Việt Nam
* Khai thác đá trắng: Tính đến hiện nay toàn quốc đã cấp phép khoảng
70 mỏ đá hoa trắng, đá trắng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình,
Lai Châu, đặc biệt ở với trữ lượng lớn ở tỉnh Yên Bái với hơn 30 giấy phép khai
thác sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn . Các mỏ khai thác với quy mô
vừa và lớn, khai thác bằng phương pháp lộ thiên bán cơ giới hóa (xúc bốc, vận
chuyển, khoan nổ mìn); đặc biệt đối với các mỏ khai thá đá ốp lát đã dùng máy
cắt bằng dây kim cương để khai thác đá Block. Tổng công suất khai thác theo
giấy phép là 2,0 triệu m3/năm đá ốp lát; 13,25 triệu tấn/năm đá nghiền bột (6,91
triệu m3/năm): Tổng sản lượng khai thác (năm 2010, 2011 và 6 tháng năm 2012)
là 49.787 m3 đá làm ốp lát; 5,42 triệu tấn đá nghiền bột. Như vậy so với công
suất khai thác theo giấy phép, công suất khai thác theo thực tế chỉ đạt 1% đối với
đá ốp lát và 16% đối với đá làm bột. Tổng số vốn đầu tư là treen 1.026 tỷ đồng;
tổng số lao động là 1.290 người. Thị trường tiêu thụ khai thác từ các mỏ trên địa
bàn tỉnh Yên Bái chủ yếu trong nước và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc,
Ấn Độ, Malaysia và các nước khác. Việc các đơn vi sử dụng cơ giới hóa trong
việc khai thác và chế biến đá vôi trắng là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát
triển hiện nay; tuy nhiên một số đơn vị còn chậm triển khai đầu tư xây dựng cơ
sở khai thác và chế biến, cơ sở hạ tầng còn chưa được chú trọng đầu tư (Điện,
đường giao thông), do đó giá trị sản phẩm khai thác đạt thấp [10].
* Tiêu thụ đá trắng: Đá trắng ở nước ta có quy mô lớn và chất lượng
tương đối tốt có thể dùng làm đá ốp lát hoặc làm khoáng chất công nghiệp,
làm khoáng chất công nghiệp, sản xuất xi măng. Trong đó:
Đá vôi trắng làm đá ốp lát: khoảng 1.300 triệu m3;
Đá vôi trắng làm xi măng và khoáng chất công nghiệp: khoảng 600
triệu m3 (tương đương 1.620 triệu tấn).
11
Trung bình hàng năm qua cảng Cửa Lò (Nghệ An) đã có hơn 700.000
tấn đá trắng xuất khẩu đi các nước chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy
nhiên, vẫn chủ yếu là xuất khẩu đá trắng chưa qua chế biến [10].
2.3. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng
trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng trên
thế giới
Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế
rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được
quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác,
chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá
lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều
lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10
lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn thải ra một
lượng lớn khí độc hại như CO, SO2, đây là những khí rất độc hại đối với môi
trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá. Một
số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ công,
không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế
biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
Như vậy, hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh
trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho
nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì
ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói
đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.
12
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng ở
Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước,
các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào
công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản,
đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ tới
môi trường.
Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường
xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá
thường sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động nổ mìn,
khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất thải rắn,
chất thải sinh hoạt, các bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham gia
vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên
là những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_khong_khi_nha_may_s.pdf