ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN NGHĨA TRUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC
NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN GANG
THÉP THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Khoa: Môi Trường
Khóa học: 2014 - 2018
Thái Nguyên - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN NGHĨA TRUNG
58 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép lưu xá thuộc công ty cổ phần gang thép thái nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC
NHÀ MÁY LUYỆN THÉP LƯU XÁ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN GANG
THÉP THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Lớp: K46 – KHMT - N01
Khoa: Môi Trường
Khóa học: 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Phả
Thái Nguyên - 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo của Nhà trường, thực hiện phương châm “
học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp
là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình dạy và học của các trường Đại học
nói chung và của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến
thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen dần với thực tế sản xuất, từ đó
nâng cao được trình độ chuyên môn, nắm bắt được phương pháp tổ chức và tiến hành
công việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình
tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo để khi ra trường trở thành một kỹ sư môi
trường có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, góp phần nhỏ vào
sự nghiệp phát triển đất nước.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô TS. Trần
Thị Phả đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những
kiến, kinh nghiệm quý báo trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy
cô, mọi người và toàn thể các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn.!.
Thái Nguyên, ngày .....tháng .... năm 2018
Sinh viên
Phan Nghĩa Trung
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỉ lệ số mẫu vượt chuẩn trong năm đối với các thông số .............. 21
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình tháng trong năm .............................................. 26
Bảng 4.2 Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm ................................ 26
Bảng 4.3. Nhu cầu nguyên liệu hóa chất sử dụng của nhà máy luyện
thép Lưu xá ................................................................................... 34
Bảng 4.4. Kết quả đo nhanh môi trường vi khí hậu ........................................ 36
Bảng 4.5. Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực sản xuất
của nhà máy Luyện thép Lưu Xá qua các đợt .............................. 37
Bảng 4.6. Kết quả quan trắc chất lượng KTOK qua các đợt .......................... 40
Bảng 4.7. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh ................... 42
Bảng 4.9. Kinh phí vận hành bảo dưỡng hệ thống lọc bụi túi vải .................. 46
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ vượt chuẩn và tỷ lệ số mẫu có thông số TSP
vượt quá giới hạn tại các khu vực đô thị ...................................... 21
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất phôi thép ............................................. 31
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ điều chế Axetylen ............................................. 32
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất hydro oxy ........................................... 33
Hình 4.4: Biểu đồ diễn biến cường độ tiếng ồn trong 2 năm 2016 , 2017 ........ 39
Hình 4.5: Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi TSP trong 2 năm 2016 , 2017 ......... 40
Hình 4.6: Biểu đồ diễn biến chất lượng khí thải ống khói nhà máy
Luyện thép Lưu Xá thông qua một số chỉ tiêu ............................. 42
Hình 4.7: Biểu đồ diễn biến chất lượng không khí xung quanh nhà
máy Luyện thép Lưu Xá thông qua một số chỉ tiêu ..................... 44
Hình 4.8:. Sơ đồ lưu trình công nghệ của hệ thống lọc bụi túi vải ............... 45
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
BYT: Bộ Y tế
KK: Không khí
KTOK: Khí thải ống khói
NĐ-CP: Nghị định Chính phủ
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật
QH: Quốc hội
TCMT: Tổng cục môi trường
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT: Thông tư
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 12
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian nghiên cứu ............................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.2.1. Khái quát chung về Nhà máy luyện thép Lưu Xá. ................................ 22
vi
3.3.2. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực Nhà máy luyện thép
Lưu Xá. ................................................................................................. 22
3.3.3 Đề xuất các biện pháp phòng ngừa , khắc phục các tác động tiêu
cực của hoạt động sản xuất đến môi trường không khí xung quanh. ... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp ...................................... 22
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 22
3.4.3. Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu .................................. 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25
4.1. Khái quát về Nhà máy luyện thép Lưu Xá ............................................... 25
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
4.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm ........................................................................................ 30
4.2 Hiện trạng môi trường không khí tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá .......... 35
4.2.1. Diễn biến chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của
nhà máy Luyện thép Lưu Xá thông qua một số chỉ tiêu ....................... 37
4.2.2. Diễn biến chất lượng khí thải ống khói của nhà máy Luyện thép Lưu Xá ....... 40
4.3.Đề xuất các biện pháp phòng ngừa , khắc phục các tác động tiêu cực
của hoạt động sản xuất đến môi trường không khí xung quanh. .......... 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong giai đoạn đô thị hóa công nghiệp hóa và cùng với
việc gia tăng dân số quá nhanh đã xả thải vào môi trường làm cho môi trường
bị ô nhiễm hết sức nghiêm trọng và với nhiều dạng ô nhiễm khác nhau.
Đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí với các nhà máy và cơ sở sản
xuất kinh doanh công nghiệp thủ công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu than
đá, dầu mỏ khí đốt, củi gỗ và nạn cháy rừng..làm cho vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy bảo vệ môi trường là một
trong những ưu tiên hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Trong số những nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước,
đất, không khí phải kể đến nghành công nghiệp sản xuất thép. Nước ta có
ngành luyện kim đen trong đó có các đơn vị thuộc tổng công ty thép Việt
Nam và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác của nhà nước đang hoạt động,
hàng ngày thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải ở dạng rắn, lỏng,
khí ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó nguyên liệu để sản xuất chủ yếu
là phế liệu, sắt thép vụn trong quá trình sản xuất thép đã tạo ra một lượng lớn
các chất gây ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con
người mà trực tiếp là các công nhân làm việc trong nhà máy. Do đó cần có
biện pháp quản lý môi trường từ các cơ quan, đơn vị chức năng cùng với ý
thức doanh nghiệp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.
Hòa cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, Thái Nguyên là một
tỉnh có nganh công nghiệp phát trển mạnh mẽ với rất nhiều khu công
nghiệp.Thái Nguyên có khu công nghiệp Gang Thép sản xuất chủ yếu của khu
2
công nghiệp này cũng về phôi thép và các hoạt động liên quan đến sản xuất,
kinh doanh thép. Sự hoạt động của các nhà máy nằm trong khu công nghiệp
này nói chung đã tạo được nguồn ngân sách cho nhà nước, tạo công ăn việc
làm cho người dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong quá trình sản xuất của
nhà máy, lượng chất thải thải ra môi trường một lượng không nhỏ bao gồm
các chất có thể gây ô nhiễm môi trường một lượng không nhỏ bao gồm các
chất có thể gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy và ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và nhận thấy sự quan trọng trong
công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học
Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên và cơ sở thực tập phòng Quan trắc – Trung
tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Tỉnh Thái Nguyên,dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của giảng viên TS.Trần Thị Phả em thực hiện đề tài : “Đánh giá
hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy luyện thép Lưu Xá thuộc
công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý.” nhằm phục vụ công tác môi trường về công tác
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại thành phố Thái Nguyên, qua đó đề
xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường hướng tới sự phát
triển bền vững.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí của Nhà máy
luyện thép Lưu Xá đến khu vực xung quanh, nhằm đánh giá thực trạng môi
trường tại khu vực sống xung quanh của nhà máy, từ đó đưa ra các giải pháp
để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
3
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí của Nhà máy
luyện thép Lưu Xá.
- Phân tích các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, xác định
vấn đề môi trường bức xúc cần giải quyết trên địa bàn.
- Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khắc phục ô
nhiễm môi trường trên địa bàn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Áp dụng kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng tới
môi trường không khí để từ đó giúp cho đơn vị khai thác có các biện pháp
quản lý, phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường không khí,
cảnh quan và con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi cho mọi
thành viên tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm không khí
Quản lý môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà Nước. Đó là
việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để tổ
chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã
hội. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao
gồm: Khắc phục và phòng chống ô nhiêm suy thoái, ô nhiễm môi trường phát
sinh trong hoạt động sống của con người. Phát triển kinh tế xã hội quốc gia
theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Xây
dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh
thổ. Các công cụ phải thích hợp cho từng ngành từng địa phương và cộng
đồng dân cư.
- Khái niệm môi trường: Tại điểm 1 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014
quy định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”
- Chức năng của môi trường :
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động của con người.
- Môi trường là nơi chúa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.
- Khái niệm về phát triển bền vững: * Theo điểm 4 điều 3 Luật Bảo Vệ
Môi Trường năm 2014: “ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu
5
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của
thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường: * Theo điểm 8 điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường Việt Nam năm 2014 thì : “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường
và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”.
Ngày nay thuật ngữ ô nhiễm môi trường còn được diễn tả các hành động
phá hoại môi trường tự nhiên. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường
tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi
trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay
đổi thành phần và tính chất dưới bất kì nguyên nhân nào, có nguy cơ tác hại tới
con người, động vật ,thực vật và môi trường sống xung quanh. Khí quyển có khả
năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình. Những hoạt động của
con người quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường
không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí.
- Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính
chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng,
rắn làm cho nguồn nước trở lên độc hại vói con người và sinh vật. Làm giảm độ
da dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm môi trường đất là sự biến đổi thành phần,
tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản sinh của các hoạt động sản xuất
nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không
hợp lý các chất cạn bã đặc và lỏng vào lòng đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự
lắng đọng của các chất ô nhiễm không khí lắng xuống đất.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp âm thanh có cường độ tần số
khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe,
ảnh hưởng tới quá trình làm việc nghỉ ngơi của con người. hay là nhưng âm
6
thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra có cường độ
quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người.
- Một số khái niệm khác:
* Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ
chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
* Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
* Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng. ( Luật BVMT 2014)[3].
2.1.1.2. Đặc điểm của chất gây ô nhiễm không khí
- Các chất và tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí CO, H2S và
các loại khí halogen ( clo, brom, iot). Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2)
nitơ dioxit (NO2), SO2 :
*Cacbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là
nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng lượng sinh học sơ cấp
ở cây xanh. Thông thường lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với
lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai hoạt động của con người là đốt
cháy nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã làm cho quá trình mất cân bằng, có
tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.
* Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không
hết nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ
động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng
năm toàn cầu sinh ra khoảng 600 triệu tấn CO. CO có khả năng gây những
ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe. Khi con người ở trong không khí có nồng
độ CO khoảng 250ppm sẽ tử vong. CO không độc với thực vật vì cây xanh có
7
thể chuyển hóa CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì
vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô
nhiễm CO.
* Đioxit sunfua (SO2): là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ cao
trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 sinh ra do núi lửa phun
và do oxy hóa lưu huỳnh khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm
của dầu, quặng sunfua....SO2 là chất gây kích thích đường hô hấp mạnh.
*Nitơ dioxit ( NO2): là chất khí màu nâu đỏ và có vị hăng phát thải
khoảng 0,5-4ppb. 0,2 ppm thì không khí bị ô nhiễm, được tạo ra bởi sự oxy
hóa nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 có thể tác động xấu đến phổi, tim, gan.
*Nitơ oxit (N2O): không màu, không độc. dùng trong y tế như thuốc gây
mê nhẹ nồng độ trung bình trong không khí khoảng 0,25ppm. Phát thải do
công nghiệp thấp. Phát thải tự nhiên do vi sinh vật nitrit hóa các nitrit trong
môi trường đất, nước và phân bón. N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính,
được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên kiệu hóa thạch. Hàm lượng nó
đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2-0,3%.
* Mêtan (CH4): Mêtan là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được
sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hóa đường ruột của động vật có
guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước,
ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch. CH4 thúc đẩy sự oxy hóa
hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh
hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.
* Khí H2S : H2S có mùi trứng thối, dễ có thể nhận biết. H2S là khí gây
ngạt vì chúng tước đoạt ôxy rất mạnh; khi hít phải nạn nhân có thể bị ngạt, bị
viêm màng kết do H2S tác động vào mắt, bị các bệnh về phổi vì hệ thống hô
hấp bị kích thích mạnh do thiếu ôxy, có thể gây thở gấp và ngừng thở. H2S ở
nồng độ cao có thể gây tê liệt hô hấp và nạn nhân bị chết ngạt.H2S xuất hiện
do đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu (than đá, dầu...) chứa nhiều lưu
8
huỳnh. H2S cũng bốc lên từ bùn ao, đầm thiếu ôxy (là nguyên nhân làm cá
chết ngạt).
- Các hợp chất flo :
* Tác hại: Mặc dù Flo nguyên chất ở dạng khí, nhưng trong môi trường,
Flo thường kết hợp với các nguyên tố khác tạo thành hợp các hợp chất muối
Florua. Flo có ái lực cao với canxi nên thường tước đoạt canxi của cơ thể.
Nếu nước ăn giàu Flo, người dùng (nhất là trẻ em dưới 12 tuổi) thường bị
mủn răng do Flo lấy canxi của răng. Flo cũng có thể lấy canxi của xương làm
cho xương bị xốp, tạo ra các chỗ ròn xương, cốt hoá dây chằng và gân, làm
xương bị ròn dễ gẫy. Flo lấy canxi trong máu gây hội chứng co cứng cơ, suy
tim mạch.
Hợp chất axít HF ở dạng khí, có thể bị hít vào phổi. Người bị nhiễm HF
sẽ bị đau xương ức, ho ra đờm hoặc ra máu, phù nề phổi. Những chỗ tiếp xúc
với HF có thể bị loét.
*Nguồn phát sinh: Trong tự nhiên, Flo (dạng muối Florua) có thể có
trong đất hay nước ngầm ở vùng khô hạn, thậm chí có thể xuất hiện ở các mỏ
CaF2 . Trong công, nông nghiệp, Florua xuất hiện trong quá trình sản xuất và
sử dụng phốt phát (phân lân).
- Các chất tổng hợp (ete, benzen) :
* Tác hại: Benzen là một chất lỏng dễ bay hơi, khi hỗn hợp với không
khí có thể gây nổ. Benzen xâm nhập vào cơ thể người qua da (tiếp xúc trực
tiếp) và qua phổi. Khi xâm nhập, chừng 75-90% được cơ thể thải ra trong
vòng nửa giờ; phần còn lại tích luỹ trong mỡ, tuỷ xương, não, sau đó được bài
tiết rất chậm ra ngoài. Phần Benzen tích luỹ sau này có thể gây các biểu hiện
sinh lý: gây ra sự tăng tạm thời của bạch cầu; gây rối loạn ôxy hoá - khử của
tế bào dẫn đến tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể; nếu hấp thụ nhiều
Benzen trong cơ thể sẽ bị nhiễm độc cấp với các hội chứng khó chịu, đau đầu,
nôn, có thể tử vong vì suy hô hấp.
9
Nếu thường xuyên tiếp xúc với Benzen có thể gây độc mãn tính; lúc đầu
là rối loạn tiêu hoá, ăn kém ngon, xung huyết niêm mạc miệng, rối loạn thần
kinh, đau đầu, chuột rút, cảm giác kiến bò, thiếu máu nhẹ, xuất huyết trong,
phụ nữ hay bị rong kinh, khó thở do thiếu máu; tiếp theo là xuất huyết trong
nặng, thiếu máu nặng, giảm bạch cầu và cả hồng cầu; phụ nữ đẻ non hoặc sẩy
thai. Đây là bệnh nguy hiểm vì Benzen có thể tích luỹ lâu dài trong tuỷ
xương, có thể sau hai năm mới phát bệnh kể từ khi nhiễm Benzen.
* Nguồn phát sinh: Benzen được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất
các chất hữu cơ; dùng làm dung môi hoà tan mỡ, cao su, vecni; tẩy xương, da,
sợi, vải len dạ; lau khô, tẩy dầu mỡ bám trên các dụng cụ, vật liệu.
- Các chất lơ lửng ( bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các
phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
- Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt kẽm,
niken, thiếc, cadami.
- Khí quang hóa như ozon, NOx, anđehuyt, etylen.... :
Ôzôn là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô
nhiễm chung. Nó có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong
bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện,
tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ
điện từ trường cao năng lượng. Ôzôn được điều chế trong máy ôzôn khi
phóng điện êm qua ôxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong thiên nhiên,
ôzôn được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét).
- Chất thải phóng xạ :
Các chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm vì giác quan của con người không
thể nhận ra chúng, các tia phóng xạ không có màu, không mùi, không vị và
cũng không phát nhiệt, chỉ có máy đo phóng xạ mới phát hiện và định lượng
mức độ nhiễm xạ. Mặt khác không có cơ thể sinh vật nào có khả năng miễn
dịch với tia phóng xạ và cũng không có phương pháp nào điều trị đặc hiệu.
10
- Nhiệt độ :
Ô nhiễm nhiệt là hoạt động làm thay đổi nhiệt độ của nguồn nước và khí
tự nhiên, từ đó làm thay đổi thành phần nước như nồng độ oxy, cấu trúc các
chất hữu cơ khiến cho hệ sinh thái bị thay đổi.
- Tiếng ồn :
Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm
thanh không mong muốn (âm thanh nhiễu) tác động xấu đến sức khỏe tâm
lý, tâm thần. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai,
giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác.Âm thanh sẽ trở thành
không mong muốn khi chúng cản trở những hoạt động bình thường của con
người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây cản trở, rối loạn và giảm chất lượng
cuộc sống.Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể gây mất thính lực.
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên
liệu và sản xuất công nghiệp.
Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân hai dạng: Dạng hơi khí và
dạng phân tử nhỏ. tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây hại đối
với sức khỏe con người.
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp.Sunfua
đioxit sinh ra trong quá trình do đốt cháy tan đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp.
Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với
oxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuaric (H2SO4) rơi
xuống đất cùng với nước mưa làm thay đổi pH của đất và thủy vực, tác động
xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân
thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng như trường hợp,
các tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng
đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác
động.(Dư Ngọc Thành,2008)[5].
11
2.1.1.3. Nguồn gốc ô nhiễm Ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. có thể chia ra thành hai
nguồn như sau: nguồn nhân tạo và nguồn tự nhiên.
-Nguồn tự nhiên :
+ Sự va chạm và cháy các thiên thạch trong vũ trụ: Có những thiên thạch
rơi vào khí quyển và cháy do ma sát. nhiệt độ nóng chảy càng tan nước rồi
bốc hơi( sao băng).
+ Hoạt động của núi lửa: Ở bờ biển, quần đảo và các đảo ở thái Bình
Dương có khoảng 380 núi lửa đang hoạt động, Đại tây Dương và biểm Địa
Trung Hải có khoảng 75 núi lửa, Ấn Độ Dương và Châu Á có khoảng 30 núi
lửa. Núi lửa hoạt động khối lượng lớn nham thạch, bụi, khí trong lòng đất
tung lên mặt đất và không khí. Đất cát, sa mạc đất trồng bị mưa gió bào mòn.
10 Quá trình phân hủy động thực vật Cháy rừng gây ra bụi, tro tàn, khí CO2,
CO và khói. Bụi theo gió cuốn Phóng xạ tự nhiên Khí và mùi từ các phân hủy
tự nhiên Ozon từ sét và tầng ozon Mỗi nguồn đều có ô nhiễm nền và chất
lượng ô nhiễm của chúng khó kiểm soát.
Tổng lượng tác nhân gây ô nhiễm thiên nhiên thường rất lớn, nhưng
phân bố tương đố đồng đều trên khắp trái đất.
- Nguồn nhân tạo : Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ
yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa
thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải và nông nghiệp....
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất
sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất
này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành
công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện, vật liệu xây
dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp
cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệpnhẹ, Giao thông vận tải, bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. ( Đinh Xuân Thắng,2007) [6].
12
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ7 thông qua
ngày 23/06/2014, ban hành ngày 01/07/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành Qui chuẩn Quốc gia về Môi trường.
- QCVN 05 : 2013/BTNMT. Quy chuẩn về chất lượng không khí xung quanh
- TCVN 5067 : 1995 chất lượng không khí – phương pháp khối luợng
xác định hàm lượng bụi.
- TCVN 7878-2:2010 Âm học, Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường.
- Quyết định 3733/2002/BYT Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
- TCVN 6137 : 2009 không khí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_khong_khi_khu_vuc_n.pdf