ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
TRẦN MINH CHUYÊN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG RAU XÃ
HÓA THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 – 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
TRẦN MINH CHUYÊN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒN
71 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa thượng, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG RAU XÃ
HÓA THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47 – KHMT – N02
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 – 2019
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệplà một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng
của mỗi sinh viên, đó là thời gian sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, em đã về thực tập tại Trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái
Nguyên – Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc. Đến nay em đã hoàn
thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô trong khoa Môi trường đã tận
tâm giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập.
- Bà Dương Thị Đào chủ cơ sở sản xuất, cùng toàn thể các cô các chú
và các anh trong Trang trại đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt
nghiệp này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực
hiện tốt nội dung đề tài tốt nghiệp này.
- Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo tận
tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Hùng đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 22, tháng 5, năm 2019
Sinh viên
Trần Minh Chuyên
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu .................................................. 13
Bảng 1.2. Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2017/2018
......................................................................................................................... 14
Bảng 2.1. Kí hiệu mẫu đất nghiên cứu ............................................................ 32
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hóa Thượng năm 2016 – 2018 ............ 37
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã qua năm 2013, 2018 ............ 40
Bảng 3.4. Tình hình lao động của xã Hóa Thượng năm 2018 ........................ 41
Bảng 3.5. Tình hình biến động dân số và lao động của xã năm 2016-2018 ... 43
Bảng 3.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2016 – 2018 ...... 46
Bảng 3.7. Diện tích cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã Hóa Thượng .. 47
Bảng 3.8. Sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn xã Hóa Thượng
......................................................................................................................... 49
Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính trên địa
bàn xã Hóa Thượng năm 2016 - 2018 ............................................................ 50
Bảng 3.10. Đánh giá nồng độ pH đất tại xã Hóa Thượng............................... 52
Bảng 3.11. Đánh giá hàm lượng Nts trong đất tại xã Hóa Thượng theo TCVN
7373: 2004 ....................................................................................................... 53
Bảng 3.12. Đánh giá hàm lượng Pts trong đất xã Hóa Thượng theo TCVN
7374:2004 ........................................................................................................ 53
Bảng 3.13. Kết quả phân tích lượng mùn trong đất trồng rau xã Hóa Thượng
......................................................................................................................... 54
Bảng 3.14. Đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất ......................... 55
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVMT : Bảo vệ môi trường
CEC : Dung lượng cation trao đổi
AAS : Phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử
BVTV : Bảo vệ thực vật
CD : Cánh đồng
CN-TTCN-XD : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
GTSX : Giá trị sản xuất
KCN : Khu công nghiệp
KLN : Kim loại nặng
NRRT : Neutral Red Retention Time
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
Nts : Đạm tổng số
Pts : Lân tổng số
NPK : Phân tổng hợp
TCMT : Tiêu chuẩn môi trường
HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật
NN : Nông nghiệp
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Những yêu cầu của đề tài ............................................................................. 2
4. Ý nghĩa cuả đề tài ......................................................................................... 2
4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .......................................... 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
PHẦN 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 3
1.3. Hiện trạng ô nhiễm đất trồng rau trên thế giới và Việt Nam ................... 11
1.3.1. Ô nhiễm do sử dụng phân bón .............................................................. 12
1.3.2. Do sử dụng thuốc BVTV ...................................................................... 16
1.3.3. Ô nhiễm đất trồng rau do chất thải công nghiệp ................................... 19
1.3.4. Ô nhiễm đất trồng rau do các loại chất thải khác .................................. 21
1.4. Mối quan hệ giữa rau với đất ................................................................... 21
1.4.1. Lựa chọn nguồn giống .......................................................................... 25
1.4.2. Sử dụng hóa chất BVTV hợp lý và đúng kỹ thuật để bảo vệ năng suất –
phẩm chất rau, an toàn cho người và môi trường. .......................................... 25
1.5. Ứng dụng các sản phẩm sinh học trong nông nghiệp .............................. 28
1.5.1. Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh ............... 28
1.5.2. Phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, chất tăng trưởng cây trồng. ......... 29
Phần II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 30
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ ... 30
v
2.3.2. Tình hình sản xuất rau xã Hóa Thượng ................................................ 30
2.3.3. Hiện trạng môi trường đất trồng rau của khu vực nghiên cứu .............. 30
2.3.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 31
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 31
2.4.3. Phương pháp điều tra đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau
tới môi trường đất ............................................................................................ 31
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 32
2.4.5. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm ............................................ 32
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 34
3.1. Đăc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 36
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch của xã ........................................ 36
3.2.2. Thực trạng tổ chức kinh tế và tổ chức sản xuất .................................... 38
3.2.2.3. Hạ tầng kinh tế xã hội ........................................................................ 44
3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Thượng ............... 47
3.3.1. Thực trạng sản xuất ngành trồng trọt .................................................... 47
3.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, Huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 51
3.5. Đề xuất một số giải pháp canh tác rau an toàn trên địa bàn xã Hóa
Thượng ............................................................................................................ 55
3.5.1. Sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, hiệu quả ............................ 56
3.5.2. Sử dụng các loại bẫy để bắt côn trùng .................................................. 56
3.5.3. Đảm bảo chất lượng nguồn nước tưới .................................................. 56
3.5.4. Công tác quản lý .................................................................................... 58
PHẦN 4KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 59
vi
4.1. Kết luận .................................................................................................... 59
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 61
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu và cần thiết trong bữa ăn hằng
ngày của mỗi người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức
ăn giàu đạm đã được đảm bảo theo yêu cầu về số lượng và chất lượng thì rau
xanh lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và
kéo dài tuổi thọ.
Cho đến nay, khoa học đã làm rõ vai trò của rau xanh. Chúng là nguồn
cung cấp chủ yếu các vitamin (đặc biệt là các vitamin A, C...), các chất
khoáng (Canxi, phốt pho, sắt...) và một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, các chất
pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra, bên cạnh giá trị dinh dưỡng, rất nhiều loại rau
có tính dược lý cao là những loại thảo dược quý giúp ngăn ngừa và chữa trị
nhiều bệnh nan y của con người, nhất là trẻ em và người cao tuổi.
Hiện nay, nông nghiệp khá phát triển và có nhiều phương thức canh tác
rau khác nhau như : khí canh, thủy canh....nhưng canh tác trên đất vẫn là chủ
yếu. Đất hội tụ đầy đủ các điều kiện và là môi trường sống lý tưởng cho các
loại cây. Đất cung cấp các chất dinh dưỡng (N, P, K....), các chất vi lượng
(Fe,Bo, Mo...) và có hệ sinh vật đất phong phú và đa dạng......Chính vì vậy mà
chất lượng môi trường đất sẽ quyết định chủ yếu tới chất lượng rau.
Đất trồng rau ở nhiều vùng của nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Một trong các vùng trồng rau điển hình ở khu vực phía bắc là huyện Thanh
Trì – thành phố Hà Nội. Nguyên nhân là do người dân sử dụng phân bón và
thuốc trừ sâu không hợp lý, do hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động tái
chế từ các làng nghề....Trong quá trình sinh trưởng cây rau sẽ hấp thụ và tích
lũy các chất ô nhiễm này trong các bộ phận của cây. Rau bị nhiễm bẩn và
nhiễm độc sẽ gây hại cho sức khỏe của con người: gây ngộ độc, các bệnh ung
thư.... Do vậy đánh giá hiện trạng chất lượng đất trồng rau sẽ giúp ích cho
việc quy hoạch vùng trồng rau an toàn, hạn chế tác hại của rau xanh chứa chất
độc đến sức khỏe của con người.
2
Trên cơ sở đó tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiện
trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái
Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thành phần hữu cơ trong đất trồng rau như : Nitơ tổng số,
Phố pho tổng số, pH, Mùn.
- Đánh giá hàm lượng chất bảo vệ thực vật có trong đất trồng rau tại xã
Hóa Thượng.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mỗi trường đất.
3. Những yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phải đảm bảo tính chính xác và khách quan.
- Đánh giá chất lượng môi trường đất trồng rau tại xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Các giải pháp đưa ra phải có tính thực tiễn và phù hợp với điều kiện
của xã.
- Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi
ra trường.
4. Ý nghĩa cuả đề tài
4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng, phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp
dụng vào thực tế.
- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi
những kinh nghiệm từ thực tế.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được chất lượng môi trường đất trồng rau tại xã Hóa
Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Có những biện pháp đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất.
- Góp phần chung vào công tác bảo vệ môi trường của đất nước.
3
PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1.Cơ sở lý thuyết
1.1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về môi trường
Hiện nay, môi trường là một lĩnh vực khoa học đã và đang được nhiều
nhà bác học quan tâm, nghiên cứu, từ đó đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về
môi trường. Tuy có nhiều quan điểm và mục đích nghiên cứu về môi trường
khác nhau nhưng cũng có có thể nêu lên một số định nghĩa tổng quát: Môi
trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có
khả năng tác động đến sự tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh
vật. Môi trường là tổng các điều kiện bên ngoài, chỉ ảnh hưởng đến sự phát
triển hay tồn tại của một sinh vật hay một cộng đồng. Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Luật Bảo
vệ môi trường Việt Nam, 2015).
Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng
lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận. Ô
nhiễm môi trường là hiện tượng môi trƣờng tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới
đời sống của con người và sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng.
Ô nhiễm môi trường bao gồm các dạng ô nhiễm chính: Môi trường đất,
nước, không khí, tiếng ồn... Ô nhiễm đất là sự biến đổi các thành phần, tính
chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động canh
4
tác sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do
thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và chất lỏng vào đất, ngoài ra ô
nhiễm đất còn do sự lắng đọng các chất gây ô nhiếm không khí lắng đọng
xuống đất (theo mùa mưa)....
Khái niệm chất gây ô nhiễm
Chất gây ô nhiễm là những chất không có trong tự nhiên hoặc vốn có
trong tự nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho
môi trường tự nhiên, cho con người cũng như sinh vật sống. Chất gây ô nhiễm
có thể là do các hiện tượng tự nhiên sinh ra gây ô nhiễm trong phạm vi nào đó
của môi trường (ví dụ: Núi lửa, cháy rừng, bão lụt...) hoặc do các hoạt động
của con người gây lên (ví dụ: Hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận
tải, sinh hoạt đô thị).
1.1.2.Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo Vệ Môi Trường 2015 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 tại kì họp thứ
7 khóa XIII và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015.
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính Phủ thay thế
nghị định số 68/2005/NĐ-CP về an toàn hóa chất.
- Quyết định số 22/2006/QĐ/BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 7
- Quyết định số 33/2004/QĐ – BKHCN ngày 29/10/2004 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.
- Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường.
- TCVN 7538-2:2005 về chất lượng đất và hướng dẫn lấy mẫu.
- TCVN 6647:2000 (ISO 11464:1994) Chất lượng đất – Xử lí sơ bộ đất
để phân tích lí hóa.
5
- TCVN 7377:2004 Chất lượng đất – Xác định pH
- TCVN 7374:2004 Chất lượng đất - phương pháp xác định tổng số
photpho.
- TCVN 7373:2004 Chất lượng đất – Phương pháp xác định tổng số Nitơ.
- QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dư lượng
Hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
- QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng
kim loại nặng trong đất.
1.2.Ô nhiễm đất và một số nguyên nhân ô nhiễm đất
Môi trường đất
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người...Đất được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ xác
thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình
thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió. Đất có bản chất khác cơ bản
với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản phẩm cây trồng. Đất được xem như sản
phẩm hoạt động của khí hậu (Cl) trên đá mẹ (P) được làm thay đổi dưới ảnh
hưởng của thực vật và các cơ thể sống khác (O), địa hình (R) và phụ thuộc
vào thời gian (t). Jenny đã biểu
diễn mối quan hệ sau: Đất = f(P, Cl, t, R, O), bao gồm 5 biến số và
người ta gọi là 5 yếu tốhình thành đất(Theo Phan Tuấn Triều, 2016).
Các loại đất thường khác nhau về thành phần và tính chất do trong quá
trình hình thành và phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố nên bản thân nó
là một dị thể, gồm: thể rắn; thể lỏng; thể khí và Đất là một tài nguyên vô cùng
quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người...Đất được hình thành và tiến
hoá chậm hàng thế kỷ do sự phân huỷ xác thực vật dưới sự ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường . Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa sông,
biển hay gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu và tạo sản
phẩm cây trồng. Đất được xem như sản phẩm hoạt động của khí hậu (Cl) trên
6
đá mẹ (P) được làm thay đổi dưới ảnh hưởng của thực vật và các cơ thể sống
khác (O), địa hình (R) và phụ thuộc vào thời gian (t). Jenny đã biểu diễn mối
quan hệ sau: Đất = f(P, Cl, t, R, O), bao gồm 5 biến số và người ta gọi là 5
yếu tốhình thành đất(Theo Phan Tuấn Triều, 2009).
Các loại đất thường khác nhau về thành phần và tính chất do trong quá
trình hình thành và phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố nên bản thân nó
là một dị thể, gồm: thể rắn ; thể lỏng; thể khí và các sinh vật cùng các tàn dư
của chúng (phần hữu cơ của đất). Như vậy, về bản chất đất là một hỗn hợp thể
vật liệu tạo nên một môi trường tơi xốp. Độ xốp của đất chủ yếu được xác
định bởi các hợp phần: Khoáng, hữu cơ và thể lỏng. Khả năng phản ứng giữ
pha rắn và pha lỏng ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững và ổn định của môi
trường xốp, đặc biệt là khi có sự tương tác của chất ô nhiễm.
Nếu xét trên quan điểm cấu trúc và chức năng, thì đất tự nó đã là một hệ
sinh thái hoàn chỉnh. Tác nhân sản xuất của đất là những thực vật bậc thấp như vi
sinh vật tự dưỡng, địa y, tảo, rêu. Tác nhân tiêu thụ và phân hủy là các quần thể vi
sinh vật, động vật đất và nấm. Tuy nhiên, số lượng sinh vật và tổng sinh khối của
hệ sinh thái đất nhỏ hơn so với các hệ sinh thái khác tồn tại trên Trái đất.
Ngoài ra, đất còn là phần vỏ ngoài của quả địa cầu, hình thành do sự
biến đổi của đá mẹ dưới ảnh hưởng của các tác nhân lý, hóa, sinh vật...Do
vậy, đất là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là không gian thích hợp để
con người xây dựng nhà ở và các công trình khác. Đất cũng giống như tài
nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, năng lượng...là loại tài
nguyên có thể phục hồi nếu con người sử dụng một cách khôn ngoan.
Theo Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2018) cho tới nay có nhiều định nghĩa
về đất, nhưng định nghĩa của Docutrave (1879) , một nhà thổ nhưỡng học
người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo ông “ Đất là vật thể thiên
nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả hoạt động tổng hợp của 6 yếu tố
hình thành đất gồm: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, nước và thời gian.
7
Đất được hình thành từ đá mẹ, dưới các điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất
định, các thông số về khí hậu, thời tiết, sự tham gia của các yếu tố sinh vật và
con người...quá trình phong hóa vật lý, hóa học và sinh học. Đá mẹ thông qua
sự phong hóa vật lý, hóa học và sinh học, cùng với sự thay đổi đột ngột của
nhiệt độ...Các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật khác nhau, cùng với
những tác nhân có trong nước mưa (H2SO4, HNO3...)đã làm vỡ tan nhanh
chóng, tạo thành các mảnh vụn. Quá trình đó vẫn còn tiếp tục để cho ra sản
phẩm là những mẫu chất và cuối cùng sẽ tạo thành đất.
Nếu như đất là một vật thể thì môi trường đất là một phạm trù rộng lớn
hơn. Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô
sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật
sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt
chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ
môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu.
Ô nhiễm môi trường đất
Môi trường đất là một phạm trù rất rộng và các quá trình gây suy thoái
môi trường đất cũng rất khác nhau. Ví dụ: vào năm 1991, FAO đã tổ chức hội
nghị về sử dụng đất ở 12 nước Châu Á và hội nghị đưa rác các vấn đề về môi
trường đất: độ phì nhiêu kém và không cân bằng sinh thái; dân số tăng nhanh;
đất thoái hoá do xói mòn; chính sách đất đai, luật đất đai và tình hình thực hiện;
mặn hoá; phá rừng; bồi tụ; du canh; ngập nước; sự biến đổi chất đất; hạn hán;
đất trở nên chua dần; ô nhiễm đất; sa mạc hoá; chăn thả quá mức; thoái hoá
chất hữu cơ; phèn hoá; đất trượt; cơ cấu đất trồng nghèo nàn; đất than bùn sình
lầy. Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên,
khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của
đất thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
Theo tác giả Lê Văn Khoa viết trong sinh thái và môi trường đất thì ô
nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
8
trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt
động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới
hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Để kiểm soát được ô nhiễm môi trường đất, cần phải biết được giới hạn
sinh thái của quần xã sống trong đất với từng nhân tố sinh thái. Xử lý ô nhiễm
có nghĩa là điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái
của quần xã đất. Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc sử
dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng: “Ô nhiễm môi trường là sự
đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái
chất lượng môi trường”.Vì vậy, ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả
các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm, gây
ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật và con người. Đất được xem là ô nhiễm
khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm
sạch của môi trường đất.(Dẫn nguồn Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2018)
Một bài viết trên tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường chỉ ra
rằng: “Ô nhiễm môi trường đất thực chất là những tác động của tự
nhiên, con người làm biến đổi các yếu tố sinh thái vượt ra ngoài phạm
vi chống chịu của sinh vật. Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi
trường đất các thành phần có hại đối với sự sống của cộng đồng và hệ
sinh vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và
nhân tạo”.
Có nhiều cách phân loại nguồn gây ô nhiễm đất nhưngngười ta có thể
phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây
ô nhiễm.
- Nếu theo nguổn gốc phát sinh có: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc
nhân tạo.
9
- Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm do tác nhân
hóa học, tác nhân vật lý, tác nhân sinh học.
a. Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc tự nhiên là những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của con
người như:
*Hiện tượng nhiễm phèn
Hiện tượng nhiễm phèn do nước từ các rốn phèn ( trung tâm sinh phèn)
theo dòng nước mặt hoặc nước ngầm lan truyền đến các vị trí khác nhau gây
hiện tượng nhiễm phèn. Các đất nhiễm phèn chủ yếu là nhiễm các chất độc
2+ 3+ 2-
Fe , Al , SO4 và đồng thời làm cho nồng độ của chúng tăng cao trong
dung dịch đất, mật độ keo đất tăng lên cao, pH của môi trường giảm xuống.
Hậu quả là gây ngộ độc cho cây trồng và các sinh vật đất.
*Hiện tượng nhiễm mặn
Hiện tượng nhiễm mặn gây ra do muối trong nước biển, nước triều hay
+ + - 2-
từ các mỏ muối, trong đó các chất như : Na , K , Cl , SO4 . Các chất này gây
tác hại đến môi trường đất do tác động của các ion hoặc cũng có thể gây hại
do áp suất thẩm thấu, nồng độ muối cao trong dung dịch đất đễn cơ thể sinh
vật, đặc biệt là gây độc sinh lý cho thực vật.
*Quá trình glay hóa
Quá trình glay hóa trong môi trường đất là quá trình phân giải các hợp
chất hữu cơ trong các điều kiện ngập nước yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác
chết của các sinh vật gây ra nhiều chất độc như: CH4, H2S, FeS..., đồng thời
các sản phẩm hữu cơ được phân hủy dở dang dưới dạng các hợp chất mùn
đóng vai trò gián tiếp trong việc gây ô nhiễm đất do sự liên kết chặt chẽ giữ
chúng với các hợp phần ô nhiễm đi vào đất.
*Các quá trình khác
Các quá trình vận chuyển chất ô nhiễm theo dòng nước mưa lũ, theo
gió từ nơi này đến nơi khác khi xảy ra hoạt động núi lửa hay cát bay. Ngoài ra
10
ô nhiễm đất từ quá trình tự nhiên còn do đặc điểm, nguồn gốc của các quá
trình địa hóa. Tác nhân gây ô nhiễm đất chính chủ yếu là các kim loại
nặng(Bộ môn Công nghệ môi trường, 2018).
b. Nguồn nhân tạo
Cũng theo Bộ môn công nghệ môi trường (2018), nguồn gây ô nhiễm
đất nhân tạo gồm có:
*Quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề:
Quá trình này đa dạng, phức tạp, phụ thuộc vào đặc trưng của các cơ sở
khác nhau, thường là những chất độc hại như : kim loại, hợp chất hữu cơ, dầu
mỡ, thuốc bảo vệ thực vật...
+ Cơ khí, khai khoáng, khai mỏ, chế biến kim loại, tiện... + Khai thác
dầu mỏ, lọc dầu.
+ Khu chôn lấp chứa chất thải.
+ Rò rỉ các kho chứa nguyên liệu ngầm trong đất (bể chứa xăng, dầu ngầm).
*Quá trình sản xuất nông nghiệp:
+ Bón vôi: Cung cấp Ca, Mg có khả năng gắn kết các hạt đất với nhau,
tăng độ bền, độ liên kết của đất nhưng nếu quá lượng nó lại trở thành xi măng
gắn kết các hạt đất.
+ Bón phân làm chua đất.
+ Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm dư thừa sau thu hoạch.
*Hoạt động giao thông vận tải: tràn dầu, khí thải....
*Sinh hoạt của con người: sự thấm lọc từ các bãi đổ rác, các ao chứa
chất thải...
Tác nhân gây ô nhiễm
Do nhiều tác nhân gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc khác nhau nhưng
lại gây tác hại như nhau, nên để thuận lợi cho công việc khảo sát, đánh giá,
khắc phục xử lý ô nhiễm, người ta phân loại ô nhiễm đất theo tác nhân ô
nhiễm. Tác nhân ô nhiễm thì bản thân nó đã có sẵn hoặc không có sẵn mà
11
xuất hiện trong đất đến một giai đoạn nhất định nào đó gây ảnh hưởng đến
sức khỏe con người, chất ô nhiễm có thể là chất hữu cơ, vô cơ, sinh vật...Tác
nhân ô nhiễm gồm có:
- Tác nhân vật lý: nhiệt, phóng xạ, xói mòn thoái hóa...
- Các tác nhân hóa học: Các chất vô cơ, các ion, kim loại nặng, phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)...
- Tác nhân sinh học: vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh...
( Theo Bộ môn công nghệ môi trường 2018)
Ví dụ: Ô nhiễm đất do tác nhân sinhhọc
Ô nhiễm đất do đổ bỏ các chất thải mất vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc
tươi hoặc bón trực tiếp mùn thải sinh hoạt. Đất bị nhiễm trứng giun kí sinh,
nhiễm vi sinh vật thường gặp ở một số vùng nông thôn hoặc vùng trồng rau
hànghóa.
Đất là một con đường truyền dịch bệnh phổ biến: người – đất – nước –
côn trùng – kí sinh trùng – người, hoặc vật nuôi – đất – người, hoặc đất – người.
Ngày nay, do hoạt động của con người mở rộng ra nhiều lĩnh vực đa
dạng thì chất thải và ô nhiễm ngày càng phức tạp và càng nhiều. Môi trường
đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền từ môi trường không khí, chất ô nhiễm
không khí khi lắng tụ sẽ rơi vào môi trường đất.
Bên cạnh đó, môi trường đất và môi trường nước có liên quan chặt
chẽ với nhau. Nước trên mặt đất, nước trong lòng đất. Khi môi trường nước
bị ô nhiễm thì tất yếu làm ô nhiễm môi trường đất.Ngoài ra môi trường đất
còn bị ô nhiễm từ xác bã động thực vật tồn tại trong môi trường đất.
1.3. Hiện trạng ô nhiễm đất trồng rau trên thế giới và Việt Nam
Ngày nay,cùng với sự phát triển của các lĩnh vực trong xã hội thì hiện
tượng ô nhiễm ngày càng tăng. Đó không chỉ là tình trạng riêng của Việt Nam
mà còn là xu hướng chung của thế giới. Ô nhiễm môi trường không khí, môi
trường nước...theo các con đường khác nhau nhưng cuối cùng mọi tác động
12
đều dồn về đất. Đấtđai bị ô nhiễm thì đất dùng để sả... nhiễm đất và nguồn nước.
28
1.5. Ứng dụng các sản phẩm sinh học trong nông nghiệp
Hiện nay, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng
cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng
đang là xu hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Các chế phẩm sinh học không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
con người, vật nuôi, cây trồng. Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm
thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm
ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc BVTV hóa học khác. Đồng
thời có khả năng phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế
thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi
trường. Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản
được chia làm 3 nhóm:
1.5.1. Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh
Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng
sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng.
*Một số sản phẩm tiêu biểu:
- Nguồn gốc thảo mộc: Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã
được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác BVTV. VINEEM 1500 EC – đây
là sản phẩm của công ty thuốc sát trùng Miền nam, được chiết xuất từ nhân hạt
Neem (Azadizachta indica A. Juss) có chứa hoạt chất Azadizachtin , có hiệu lực
phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây
cảnh. Loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch
hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng.
- Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacillus thuringiensis
var.) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng
và hữu hiệu đối với các loại sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu
khoang, sâu ăn tạp...Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau
1-3 ngày. Các loại sản phẩm thương mại có trên thị trường khá nhiều như Vi
29
BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Fribiotox P dạng bột,
Fribiotox C dạng dịch cô đặc..
- Pheromone: Ứng dụng để phòng trừ sâu hại rau như sâu xanh, sâu tơ,
sâu khoang...
Ngoài ra còn có một số loại thuốc có nguồn gốc từ nấm, virus, tuyến
trùng...(Theo Dương Hoa Xô, 2015)
1.5.2. Phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, chất tăng trưởng cây trồng.
Tiếp theo mục trên trong bài viết của tác giả Dương Hoa Xô là ứng
dụng phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, chất tăng trưởng cây trồng. Theo đó
phân hữu cơ sinh học có đầy đủ thành phần là chất hữu cơ, có phối chế thêm
tác nhân sinh học (vi sinh, nấm đối kháng) bổ sung thêm thành phần vô cơ đa
lượng (NPK) và vi lượng. Tùy thuộc vào nhu cầu của sản xuất mà có thể cân
đối phối trộn các loại phân nguyên liệu sao cho cây trồng phát triển tốt nhất
mà không cần phải bón bất kì các loại phân đơn nào. Phân phức hợp hữu cơ
sinh học có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Loại phân này có hàm lượng
dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với đất. Nếu sản xuất phù hợp cho từng
loại cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt nhất.
Phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh được sự trợ giúp
của vi sinh vật chuyên biệt có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa
phế thải hữu cơ thành phân bón. Nhóm nấm đối kháng Trichoderma hiện nay
đang được ứng dụng rất rộng rãi trong
30
Phần II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Đất tầng canh tác 0 – 20cm vùng trồng rau xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu : Trên đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tính Thái Nguyên.
- Nội dung: Hiện trạng môi trường đất trồng rau xã Hóa Thượng, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: Xã Hóa Thượng – Đồng Hỷ - Thái Nguyên
-Thời gian: 1/2 – 1/5 năm 2019
2.3.Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu thủy văn, sông ngòi,
đất đai.
- Điều kiện kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của xã, cơ sở hạ tầng.
- Điều kiện xã hội: Tình hình dân số và lao động của xã.
2.3.2.Tình hình sản xuất rau xã Hóa Thượng
- Về diện tích.
- Về năng suất và sản lượng.
- Đầu tư cho phân bón rau.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau.
- Các biện pháp chăm sóc rau.
2.3.3.Hiện trạng môi trường đất trồng rau của khu vực nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu phân tích hàm lượng: mùn, Nts, Pts, pH.
- Kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong đất rau.
31
2.3.4.Đề xuất giải pháp
2.4.Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từ
nguồn UBND xã Hóa Thượng.
- Thu thập số liệu về tình hình sản xuất rau, diện tích, năng suất, sản
lượng từ nguồn UBND xã Hóa Thượng
- Quy trình bón phân cho rau, TCVN 7373:2004, TCVN 7374:2004,
TCVN 7375:2004, TCVN 7376:2004, TCVN 7377:2004, QCVN 03:2008 về
chất lượng môi trường đất. Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan từ nguồn
internet, sách, báo.
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa rất cần thiết giúp người nghiên cứu có
cái nhìn tổng quát và sơ bộ về khu vực nghiên cứu, đồng thời kiểm tra tính
chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập được từ đó đưa ra nhận xét
chung về khu vực nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp điều tra đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
rau tới môi trường đất
- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra người dân trồng rau: Câu hỏi điều tra
gồm 3 phần chính: phần thông tin chung, phần hiện trạng môi trường đất tại
khu vực trồng rau, phần hiện trạng canh tác chăm sóc rau. Bộ câu hỏi là cơ sở
cho việc phỏng vấn người dân trồng rau.
- Chọn hộ phỏng vấn: chọn 60 hộ gia đình trồng rau trên toàn địa bàn
xã Hóa Thượng để phỏng vấn.
- Tiến hành điều tra: Trong quá trình điều tra sử dụng các kĩ năng
phỏng vấn với các câu hỏi mở rộng để tìm các thông tin đầy đủ hơn, kết hợp
với quan sát thực địa. Thời điểm thực hiện phỏng vần vào thời gian người dân
đang sản xuất rau.
32
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu
Đất dùng để nghiên cứu được lấy từ khu vực sản xuất rau trên toàn địa
bàn xã Hóa Thượng.
Bảng2.1.Kí hiệu mẫu đất nghiên cứu
STT Kí hiệu mẫu Tên mẫu đất Địa điểm lấy mẫu
đất
1 Mẫu 1 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Tân Thái , Tam
Thượng Thái, Ấp Thái
2 Mẫu 2 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm An Thái, Hưng
Thượng Thái
3 Mẫu 3 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Đồng Thịnh,
Thượng Đồng Thái
4 Mẫu 4 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Vải, Luông
Thượng
5 Mẫu 5 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Sơn Cầu, Sơn
Thượng Thái
6 Mẫu 6 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Văn Hữu, Tướng
Thượng Quân
7 Mẫu 7 Đất trồng rau xã Hóa Tại xóm Việt Cường, Gò
Thượng Cao, Sông Cầu 2
Mẫu đất được lấy theo phương pháp hỗn hợp, tiến hành lấy 7 mẫu tại 7
vị trí khác nhau, mỗi mẫu lấy 200g ở tầng từ 0- 20cm, lấy đủ 7 mẫu, sau đó
tiến hành phơi khô trong bóng mát, loại bỏ xác thực vật, nghiền nhỏ bằng cối
sứ rồi qua rây 0,2mm. Mẫu phân tích được đựng bằng lọ thủy tinh, nút nhám
rộng miệng.
2.4.5. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm
- Xác định pH bằng máy đo pH
33
- Nts bằng phương pháp Kjeldahl Photpho tổng sốtheo phương pháp so màu
- Mùn theo phương pháp Tiurin
- Xác định dư lượng HCBVTV sử dụng máy đo sắc khí GCM
2.4.6. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu
- Sử dụng các phần mềm Microsoft nhƣ: Word và Excel để tổng hợp và
phân tích các số liệu thu thập được.
- Thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn,
quy chuẩn hiện hành về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- So sánh, nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp
với điều kiện thực tế của cơ sở.
34
PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đăc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hóa Thượng là xã trung du miền núi, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Hóa Trung và xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ.
+ Phía Nam giáp với phường Chùa Hang vàphường Đồng Bẩm - TP
Thái Nguyên.
+ Phía Tây giáp với huyện Phú Lương và xã Cao Ngạn - TP Thái
Nguyên.
+ Phía Đông giáp với xã Linh Sơn và xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ.
Xã Hóa Thượng cách trung tâm huyện Đồng Hỷ 4 km về phía Bắc, có
tuyến đường quốc lộ 1B chạy qua với chiều dài 4,8 km, đây là trục đường
chính để lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường, tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân trong xã phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, văn hóa xã hội với
các vùng lân cận để học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất, các hình
thức phát triển sản xuất đa ngành nghề cũng như việc tiêu thụ sản phẩm và
phát triển ngành thương mại, dịch vụ, du lịch.
3.1.1.2. Địa hình
Xã Hóa Thượng mang đặc điểm của vùng trung du miền núi, có địa
hình đồi núi kế tiếp nhau, xen kẽ giữa các thung lũng nhỏ là các cánh đồng.
Độ cao trung bình so với mực nước biển là 150 m.
3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn
* Nhiệt độ
Trung bình hàng năm vào khoảng 24 - 250C, số giờ nắng trung bình
khoảng 1250-1550giờ/năm.Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung
35
bình trên 200C (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 270C) và chỉ
có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 200C.
Hàng năm có 4 mùa rõ rệt, 2 mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông)
với các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa
đông gió bắc, đông và đông bắc.
Lượng mưa trung bình khoảng 1950mm, năm có lượng mưa cao nhất
tới 3000mm.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm
trung bình dưới 70%.Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng
3 (90%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (75%).
* Khí hậu
Xã Hóa Thượng cách thành phố Thái Nguyên khoảng 6 km do vậy
mang các yếu tố khí hậu đặc trưng của miền núi phía Bắc, đều nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa
mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió mùa chủ yếu là gió Đông
Nam và mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chủ yếu là
gió Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình là 220C, độ ẩm tương đối trung bình là 80%, số giờ
nắng trong năm là 1.690 h/năm.
* Thủy văn
Toàn xã có 37,19ha sông suối và 33,11 ha đất mặt nước có khả năng
nuôi trồng thuỷ sản, là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay trên địa bàn xã chưa có nghiên cứu cụ thể
về nguồn nước ngầm.
Hệ thống sông: Xã có 02 con sông chạy qua địa bàn xã là Sông Cầu
dài 1 km và sông Linh Nham dài 2 km
36
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch của xã
Hóa Thượng là một xã có diện tích tự nhiên khá lớn khoảng 1345,11ha.
Trong đó, theo số liệu 2016, diện tích nông, lâm nghiệp là 884,65ha chiếm
65,77%, đến năm 2018 diện tích đất nông lâm nghiệp đạt 857,31ha chiến
63,74%. Đối với đất phi nông nghiệp năm 2016 là 404,85ha chiếm 30,1%,
năm 2018 là 439,32ha chiếm 32,66%. Trong đó xu hướng dịch chuyển là
giảm diện tích đất nông, lâm nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp,
một phần là do áp lực tăng dân số, chuyển đổi mục đích sử dụng, một phần do
tác động của hiện tượng thiên tai bất thường do BĐKH gây ra.
Diện tích đất nông, lâm nghiệp giảm dần qua 3 năm trung bình 0,35%.
Trong đó diện tích lúa giảm dần từ 340,51ha năm 2016 xuống con 317,32ha
năm 2018 với tốc độ giảm trung bình là 3,46%, diện tích cây trồng hàng năm
giảm nhẹ bình quân trong 3 năm giảm 0,21%, diện tích đất lâm nghiệp ổn
định qua các năm, còn diện tích nuôi trồng thủy sản giảm với tốc độ 4,09%
năm 2016 đến năm 2018. Điều này cho thấy cơ cấu xu hướng dịch chuyển cơ
cấu cây trồng, vật nuôi trong ngành nông nghiệp của xã. Diện tích trồng lúa,
màu cho năng suất thấp để được chuyển sang các hoạt động sản xuất kinh tế
khác có thu nhập cao hơn.
Xu hướng dịch chuyển như vậy là phù hợp với sự phát triển của địa
phương và sự thay đổi về điều kiện tự nhiên. Đảm bảo thu nhập của các hộ
nông dân trên diệc tích đất canh tác nhà mình. Cũng như khuyến khích dồn
điền, mở rộng mô hình gia trại, trang trại nhằm tăng hiệu quả nền kinh tế
nông nghiệp.
37
Bảng3.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hóa Thượng năm 2016 – 2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC
17/16 18/17 BQ
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Diện tích tự
nhiên 1345,11 100 1345,11 100 1345,11 100 100 100 100
I. Đất nông,
884,65 65,77 869,34 64.63 857,31 63,74 98,27 98,62 98,44
lâm nghiệp
1. Đất lúa 340,51 38,49 329,9 37.95 317,32 37,01 96,88 96,19 96,54
2. Đất trồng
382,4 43,23 378,7 43.56 380,81 44,42 99,03 100,56 99,79
hàng năm
3. Đất lâm
112,74 12,74 112,74 12.97 112,75 13,15 100,00 100,01 100,00
nghiệp
4. Đất nuôi
36 4,07 35 4.03 33,11 3,86 97,22 94,60 95,91
trồng thủy sản
5. Đất nông
13 1,47 13 1.50 13,32 1,55 100,00 102,46 101,23
nghiệp khác
II. Đất phi
404,85 30,10 422,77 31.43 439,32 32,66 104,43 103,91 104,17
nông nghiệp
1. Đất ở 110,26 27,23 120,20 28.43 123,11 28,02 109,02 102,42 105,72
2. Đất trụ sở cơ
quan, công 2,97 0,73 2,97 0,70 2,97 0,68 100,00 100,00 100,00
trình sự nghiệp
Đất quốc
138,82 34,29 138,82 32.84 138,82 31,60 100,00 100,00 100,00
phòng
3. Đất cơ sở
sản xuất, kinh 2,83 0,70 3,30 0.78 3,37 0,77 116,61 102,12 109,36
doanh
Đất sản xuất
vật liệu xây 3,12 0,77 3,60 0.85 3,84 0,87 115,38 106,67 111,03
dựng
4. Đất tôn giáo,
0.,44 0,11 0,44 0.10 0,44 0,10 100,00 100,00 100,00
tín ngưỡng
Đất nghĩa
9 ,79 2,42 9,79 2.32 9,79 2,23 100,00 100,00 100,00
trang, nghĩa địa
5. Đất có mặt
nước chuyên 36,06 8,l91 35,31 8.35 37,19 8,47 97,92 105,32 101,62
dùng
6. Đât phát
100, 56 24,84 108,34 25.63 119,79 27,27 107,74 110,57 109,15
triển hạ tầng
III. Đất chưa
55,61 4,13 53 3.94 48,48 3,60 95,31 91,47 93,39
sử dụng
IV. Chỉ tiêu
BQ
Đât NN/ hộ
NN 0,29 0,27 0,22
Đất NN/khẩu
NN 0,07 0,07 0,06
Nguồn: Thống kê xã Hóa Thượng
38
3.2.2. Thực trạng tổ chức kinh tế và tổ chức sản xuất
3.2.2.1. Về kinh tế
Trong những năm vừa qua xã đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, trong
nông nghiệp mạnh dạn đưa ra các giống cây trồng có năng suất cao vào sản
xuất, lúa chất lượng hang hóa, lúa xuất khẩu,lúa lai nhằm tăng thu nhập trên
một diện tích canh tác chuyển dịch mạnh mẽ vùng đất trũng sang mô hình sản
xuất đa canh.
* Sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND và
UBND xã Hóa Thượng về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ mới và kết quả bước đầu trong chương trình xây
dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay đổi diện
mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành nông nghiệp
thu hút trên 63% lực lượng lao động toàn xã.
Xã Hóa Thượng duy trì diện tích cây trồng hiện có, trong sản xuất nông
nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, định hướng bố trí các
loại cây trồng được xây dựng phù hợp, đồng bộ hơn, vì thế kết quả đạt được
tăng đáng kể.
+ Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 2.800 tấn
+ Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 487,9 ha. Năng suất đạt
47,5 tạ/ha, sản lượng đạt: 2.318 tấn.
+ Cây ngô: Tổng diện tích trồng cả năm là 129,3 ha. Năng suất đạt 44
tạ/ha, sản lượng đạt 568,9 tấn.
+ Cây khoai: 14 ha. Năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 70 tấn.
+ Cây chè: 71,5 ha. Năng suất 95 tạ/ha, sản lượng 679,25 tấn
+ Diện tích hoa màu khác: 37,2 ha
+ Diện tích cây ăn quả: 137,1 ha.
39
* Chăn nuôi
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm hiện
nay, tuy không ảnh hưởng nhiều đến địa phương, song tâm lý của các hộ chăn
nuôi chưa thực sự yên tâm tin tưởng để đầu tư lớn và phát triển ngành chăn
nuôi, đồng thời giá cả trên thị trường biến động. UBND xã đã tập trung tuyên
truyền vận động nhân dân đầu tư phát triển và ổn định đàn gia súc, gia cầm và
đã thu được những kết quả nhất định.
Theo số liệu thống kê năm 2018, xã Hoá Thượng đã duy trì và phát
triển chăn nuôi ổn định với tổng số đàn trâu là 518 con; đàn bò: 70 con; đàn
lợn: 4.990 con; đàn gia cầm: 32.225 con.
* Lâm nghiệp
Xã Hóa Thượng có 112,75 ha diện tích đất lâm nghiệp đều là rừng sản
xuất. Trong đó, nhà nước quản lý 30 ha, hợp tác xã quản lý 30 ha, giao cho hộ
gia đình quản lý với tổng diện tích là 52,75 ha. Thực hiện tốt công tác quản lý,
chăm sóc, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn xã có trên 20 doanh nghiệp, công ty TNHH, làng
nghề miến Việt Cường chuyên sản xuất miến, 05 hợp tác xã hoạt động trên
các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí,
nguồn thu nhập đạt 12.430 triệu đồng, chiếm 15,64% tổng giá trị sản xuất
trên địa bàn xã.
* Thương mại và dịch vụ
Xã Hóa Thượng có đường Quốc lộ 1B chạy qua địa bàn nên khá thuận
lợi để phát triển ngành thương mại và dịch vụ vì thế thương mại dịch vụ của
xã tương đối phát triển nhưng chủ yếu dưới dạng buôn bán nhỏ lẻ.Các hộ kinh
doanh thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung tập trung ở trục đường quốc lộ
1B. Hệ thống dịch vụ ở xã bao gồm nhiều ngành nghề. Toàn xã có 200 hộ
40
tham gia các dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống và
các dịch vụ khác.
Năm 2018, tổng giá trị mà ngành thương mại và dịch vụ mang lại là
17.000 triệu đồng, chiếm 21,3% trong tổng giá trị sản xuất toàn xã.
* Hình thức tổ chức sản xuất
Hiện xã có 04 hợp tác xã bao gồm: Hợp tác xã sản xuất và chế biến
miến Việt Cường; -Hợp tác xã sản xuất nấm Hoàng Tiến (Xóm Việt Cường);
Hợp tác xã Quần Sơn chuyên về lĩnh vực vận tải, khai thác cát sỏi (Xóm Sơn
Thái) và hợp tác xã môi trường Đồng Tâm (Xóm Đồng Thái). Có 3/4 hợp tác
xã hoạt động có hiệu quả, riêng hợp tác xã sản xuất nấm Hoàng Tiến xóm Việt
Cường mới được thành lập và đi vào hoạt động nên chưa có hiệu quả.
Bảng3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã qua năm 2013, 2018
Số
Hạng mục Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2018
TT
1 Tổng GTSX 41.742 79.640
1.1 Nông – lâm – thuỷ sản Tr. đồng 30.266 50.210
Công nghiệp, TTCN và Xây
1.2 Tr. đồng 4.476 12.430
Dựng
1.3 Thương mại, Dịch vụ Tr. đồng 7.000 17.000
2 Cơ cấu GTSX (%) (%) 100 100
- Nông – lâm – thuỷ sản (%) 72,5 63,0
- Công nghiệp, TTCN và XD (%) 10,7 15,6
- Thương mại, DV (%) 16,8 21,3
Tổng sản lượng lương thực
3 Tấn 2.089 2.800
quy thóc
Thu nhập bình
4 Tr. đồng 8 17,5
quân/người/năm
Bình quân lương
5 Kg/người/năm 261 331
thực/người/năm
Bình quân giá trị sản xuất/1
6 Tr. đồng 50 70
ha đất canh tác
8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 8 13
Nguồn: Thống kê xã Hóa Thượng
41
3.2.2.2. Về lao động
Toàn xã có 6.090 lao động. Lao động chủ yếu là trong các ngành sản
xuất Nông lâm nghiệp, với 3.874 lao động (chiếm đến 63,6% lao động toàn
xã). Số lao động qua đào tạo của xã là 843 lao động, chiếm 13,8%.
Bảng3.4. Tình hình lao động của xã Hóa Thượng năm 2018
Lao động
Trong đó Tổng số lao động
Lao động
Lao động CN,
Tổng số Lao động NLN Dịch vụ,
TTCN
LĐ tham Thương Mại
TT Tên xóm
gia các Lao Lao Lao
Nam Nữ
hoạt động động động động
kinh tế Tổng qua Tổng qua Tổng qua
đào đào đào
tạo tạo tạo
Tổng số 6.090 3.030 3.060 3.874 337 1.235 284 981 222
1 Tam Thái 350 182 168 250 120 40 40 60 30
2 Tân Thái 781 402 379 520 102 13 159 25
3 Ấp Thái 200 101 99 180 20
4 Hưng Thái 320 180 140 195 60 125 50
5 An Thái 369 190 179 112 10 85 10 172 23
6 Đồng Thái 351 180 171 173 28 56 15 122 24
Đồng
7 538 270 268 254 30 104 23 180 50
Thịnh
8 Vải 388 188 200 122 25 106 36 160 43
9 Luông 474 240 234 347 32 100 12 27
10 Sơn Cầu 279 114 165 200 79
11 Sơn Thái 201 106 95 137 64 17
12 Văn Hữu 589 246 343 439 150 36
Tướng
13 382 196 186 295 55 10 32 2
Quân
Việt
14 250 120 130 190 20 60 25
Cường
15 Gò Cao 385 185 200 315 5 70
Sông Cầu
16 90 60 30 55 5 35 3
2
Sông Cầu
17 143 70 73 90 2 44 19 9
3
Nguồn: Phòng thống kê xã Hóa Thượng
42
Lao động là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia cùng như của từng vùng. Theo phòng thống kê của xã năm 2018
tổng số lao động trên địa bàn là 5677 lao động. Dựa vào tình hình phát triển
nguồn lao động, cũng như cơ cấu các ngành mà người ta có thế đánh giá được
trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng hay của mỗi quốc gia. Tình hình biến
động dân số vào lao động của xã Hóa Thượng được thể hiện qua bảng số liệu.
Qua bảng ta thấy, dân số của xã có sự biến động không lớn, bình quân qua 3
năm tăng 5,14%. Nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2016là
65,6% các năm tiếp theo số khẩu nông nghiệp có sự giảm nhẹ cụ thể năm
2017 là 65,39%, năm 2018 là 65,34% tổng nhâu khẩu trong toàn xã, bình
quân trong 3 năm tăng 4,92%. Nhân khẩu phi nông nghiệp qua các năm nhìn
chung có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016, số khẩu phi nông
nghiệp chỉ chiếm 34,40%, nhưng bước sang năm 2017 thì số khẩu phi nông
nghiệp tăng dần lên và đạt 34,61% tồng nhân khẩu toàn xã. Hộ nông nghiệp
chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng số hộ qua các năm đều trên 66.1% năm
2016 và giảm nhẹ năm 2018 là 65,34%, bình quân trong 3 năm có sự biến
động tăng 11,36%. Hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm,
tốc độ tăng trung bình là 13,03%.
Lao động có sự gia tăng qua các năm, tốc độ bình quân là 3,59%.
Nhưng trong 3 năm, lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp có sự biến
động nhẹ, trung bình 2,59%. Còn số lượng lao động phi nông nghiệp đang có
xu hướng tăng nhanh ở năm 2018, bình quân 3 năm tăng 5,48%.
Nhìn chung, số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội
trên địa bàn xã chưa hợp lý. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp do tính
chất thời vụ nên tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động còn thấp còn
khá phổ biến, đây là bài toán, là vấn đề thách thức đối với các cấp, các ngành
của xã.
43
Có thể nói nguồn lao động của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn
nhân lực chưa thật cao,lao động phổ thông chiếm tỉ trọng khá lớn còn lao
động qua đào tạo chiếm tỉ trọng nhỏ. Tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với
thanh niên tốt nghiệp phổ thông trung học cũng như lực lượng nông nhàn là
vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thời gian tới. Hiện nay, Liên Sơn xuất
hiện một thực trạng một lực lượng khá lớn thanh niên ở độ tuổi lao động đổ ra
các thành phố lớn, các vùng kinh tế để làm ăn, chỉ còn lại một số ít thanh niên
trụ lại địa phương để làm trong linh vực thương mại dịch vụ, và buôn
bánchính vì vậy, vệc giả quyết việc làm ngay tại ở địa phương, thu hút lao
động quay trở lại với nông nghiệp là những bức xúc hiện tại đặt ra cho chính
quyền địa phương.
Bảng3.5. Tình hình biến động dân số và lao động của xã năm 2016-2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
Chỉ tiêu ĐVT CC CC CC
SL SL SL 17/16 18/17 BQ
(%) (%) (%)
1. Tổng số nhân
Khẩu 7280 100 7481 100 8043 100 102,76 107,51 105,14
khẩu
Khẩu NN Khẩu 4776 65,60 4892 65,39 5255 65,34 102,43 107,42 104,92
Khẩu phi NN Khẩu 2504 34,40 2589 34,61 2788 34,66 103,39 107,69 105,54
2. Tổng số hộ Hộ 1829 100 1952 100 2285 100 106,72 117,06 111,89
Hộ NN Hộ 1209 66,10 1259 64,50 1493 65,34 104,14 118,59 111,36
Hộ phi NN Hộ 620 33,90 693 35,50 792 34,66 111,77 114,29 113,03
3. Tổng số lao
Lđ 5677 100 5783 100 6090 100 101,87 105,31 103,59
động
Lao động NN Lđ 3681 64,84 3774 65.26 3874 63.61 102,53 102,65 102,59
Lao động phi NN Lđ 1996 35,16 2009 34,74 2216 36,39 100,65 110,30 105,48
4. Chỉ tiêu bình
quân
Khẩu/hộ Khẩu 3.98 3.83 3.52
Lao động/ hộ Lđ 3.10 2.96 2.67
Khẩu/hộ NN Khẩu 3.95 3.89 3.52
Lao động/hộ NN Lđ 3.04 3.00 2.59
Nguồn: Thống kê xã Hóa Thượng
44
3.2.2.3. Hạ tầng kinh tế xã hội
* Hệ thống đường giao thông
- Đường quốc lộ:
+ Đường Quốc lộ 1B cũ: Chiều dài là 3 km, là đường thảm bê tông
nhựa, mặt đường rộng 7,5m.
+ Đường Quốc lộ 1B mới: Chiều dài là 1,8 km, là đường thảm bê tông
nhựa, mặt đường rộng 12m; lộ giới 42m.
+ Đường tỉnh lộ 273: Có chiều dài là 2km, là đường thảm bê tông nhựa,
mặt đường rộng 3,5m, nền đường 7,5m, lộ giới 32m.
+ Đường tỉnh lộ 269: Có chiều dài là 1km, là đường thảm bê tông nhựa,
mặt đường rộng 3.5m, nền đường 7,5m, lộ giới 19,5m.
- Đường liên xã: Có 7 tuyến với tổng chiều dài là 8,05 km. đã đổ nhựa là
4,65 km, bê tông 3,4 km; bề rộng mặt đường rộng 3m; nền đường rộng 6m.
- Đường trục xóm, liên xóm: Tổng chiều dài là 56,22 km, trong đó đã
cứnghóa được 39,02 km, Còn lại 17,2 km đường đất. Các tuyến đường có bề
rộng mặt trung bình 3m, bề rộng nền 5m.
- Đường nội xóm: Có tổng chiều dài là 29,37 km, trong đó đã bê tông
hóa được 11,97km; cấp phối 5km và 12,09km đường đất. Các tuyến đường có
bề rộng mặt trung bình 2,5-4m, nền 3-5m.
- Đường nội đồng: Có tổng chiều dài là 6,9 km, trong đó đã bê tông hóa
được 1,45km; cấp phối 0,7km và 4,75km đường đất. Các tuyến đường có bề
rộng mặt trung bình 2,5-3m, nền 3-4m.
* Thuỷ lợi
- Trên địa bàn xã có 5 trạm bơm điện đó là: Trạm bơm Linh Nham 1,
Linh Nham 2 (xóm Tam Thái), trạm bơm Việt Cường xóm Việt Cường, trạm
bơm Hồ Thạt (xóm Gò Cao) và trạm bơm Hồ Nhảnh xóm Luông.
- Hồ chứa nước: Trên địa bàn xã có các hồ chứa nước như: Hồ Na
Long, hồ Nhảnh, hồ Thạt, hồ Đảm Đang, hồ Dọc Dọ
45
- Tổng chiều dài kênh toàn xã là 37,05 km, trong đó đã kiên cố hoá
23,9 km (chiếm 64,5%); 2,8 km cần làm mới.
* Hiện trạng sử dụng điện
Hệ thống điện đảm bảo chất lượng cung cấp cho nhân dân trong xã và
các cơ sở sản xuất kinh doanh trong xã.
- Hệ thống truyền tải điện năng cấp 0,4KV phân bố khá đều trên địa
bàn xã.
- Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Trong đó: Số hộ sử dụng điện an toàn
đạt 100%
3.2.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh
Trong những năm vừa qua xã đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, trong
nông nghiệp mạnh dạn đưa ra các giống cây trồng có năng suất cao vào sản
xuất, lúa chất lượng hang hóa, lúa xuất khẩu, lúa lai nhằm tăng thu nhập trên
một diện tích canh tác chuyển dịch mạnh mẽ vùng đất trũng sang mô hình sản
xuất đa canh.
46
Bảng3.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2016 – 2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
Chỉ tiêu Số lượng CC Số lượng CC Số lượng CC
17/16 18/17 BQ
(tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%)
Tổng GTSX 61172 100 64075 100 62964 100 104,75 98,266 101,5
1. GTSX ngành NN 16057 26,25 17642 27,53 16824 26,72 109,87 95,363 102,6
Trồng trọt 9892 61,61 10967 62,16 10371 61,64 110,87 94,566 102,7
Chăn nuôi 5254 32,72 5472 31,02 4861 28,89 104,15 88,834 96,49
Đánh bắt,nuôi trồng TS 911 5,674 1203 6,819 1592 9,463 132,05 132,34 132,2
2. Ngành CN-XD 25734 42,07 26451 41,28 26850 42,64 102,79 101,51 102,1
3. Ngành TM-DV 19381 31,68 19982 31,19 19290 30,64 103,1 96,537 99,82
4. Một số chỉ tiểu BQ
GTSX/khẩu 8.40 8.57 7.83
GTSX NN/khẩu NN 3.36 3.61 3.20
Nguồn: Thống kê xã Hoá Thượng
47
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và
Nhà nước, với tinh thần đổi mới, kinh tế xã Hóa Thượng luôn có tốc độ tăng
trưởng khá. Năm 2016 tổng giá trị sản xuất của xã là 61172 triệu đồng, năm
2017 là 64075 triệu đồng tăng 4,75%. Ngành thương mai dịch vụ 3 năm tăng
là 3,1% , bên cạnh đó là ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 2,1%.
Quan sát trong 3 năm gần đây, ngành nông nghiệp (sản xuất trồng trọt)
có tốc độ tăng trưởng thấp chỉ đạt 2,7%, trong đó ngành chăn nuôi có tốc độ
tăng trưởng thấp hơn so với ngành 2 ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.
Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản trong những năm gân đây cũng có tốc
độ tăng trưởng tương đối ổn định, giá trị sản xuất năm 2014 là 25734 triệu
đồng, năm 2017 là 26850 triệu đồng. Qua 3 năm tốc độ tăng trưởng trung b́nh
của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản của xã là 2,1%. Ngành thương
mai dịch vụ của xã trong 3 năm nghiên cứu có sự phát triển chạm nhất, giá trị
sản xuất năm 2016 là 19381 triệu đồng, đến năm 2018 giảm còn 19290 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2016 đến năm 2018 là giảm
0,18%.
3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Thượng
3.3.1. Thực trạng sản xuất ngành trồng trọt
3.3.1.1. Nhóm cây lương thực
3.3.1.1.1. Diện tích cơ cấu các loại cây lương thực
Bảng3.7. Diện tích cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn xã Hóa Thượng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Cơ Cơ
Diện tích cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích cấu
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Diện tích
cây trồng 589,5 100 586,7 100 639,41 100
Lúa 457,6 77,63 446 76,02 474,25 74,17
Ngô 115,9 19,66 125,1 21,32 147,63 23,09
Lạc 16 2,71 15,6 2,66 17,53 2,74
Nguồn: Thống kê xã Hoá Thượng
48
Xác định hiện trạng và lựa chọn hệ thống cơ cấu cây trồng, công thức
luân canh thích hợp, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với vùng sinh thái của
huyện Đồng Hỷ, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần chuyển dịch
kinh tế nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả.Năm 2018, cơ cấu cây trồng của
xã là: 77,63% lúa, 19,66% ngô, 2,71% lạc. Đến năm 2018 đã có sự thay đổi
nhẹ về cơ cấu cây trồng, 74,17% lúa, 23,09% ngô, 2,74% lạc.
Năm 2018
2,74
23,09
Lúa
Ngô
Lạc
74,17
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu các loại cây trong nông nghiệp năm 2018
Trong ngành trồng trọt một số xóm đã và đang khuyến khích nông dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng trồng lúa kém hiệu quả.Thực tế,
có nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Ở xã Hóa Thượng diện tích đất nông nghiệp có bi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_dat_trong_rau_xa_ho.pdf