ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
VƯƠNG QUỐC CHUYỂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ GIANG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :Chính quy
Chuyên nghành :Khoa học môi trường
Lớp : K48 LT-KHMT
Khoa :Môi trường
Khóa học :2016-2019
Giảng viên hướng dẫn :T.S Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là
70 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à giai
đoạn sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng
giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào
thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý
báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt,
trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên, được sự phân công của Khoa
Học Môi Trường đồng thời được sự tiếp nhận của Bệnh viện Đa khoa Hà
Giang. Em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác quản lý và xử lý
chất thải tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang ”.
Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành người đã hướng dẫn, chỉ
bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn các cán bộ chuyên trách môi trường trong Bệnh viện đa
khoa Hà Giang đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian
học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân
còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong dược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, ngày 25 tháng 4 năm2019
Sinh Viên
Vương Quốc Chuyển
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế ................................................................... 6
Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam ...................................... 7
Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện ...................................................... 7
Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện ........... 9
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện ................................ 9
trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học ................................................ 9
Bảng 2.6. Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới ................................. 13
Bảng 2.7: Tình hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ......................................... 15
ở một số nước trên thế giới ................................................................................ 15
Bảng 2.8: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ................. 18
Bảng 2.9 : Chất thải y tế phát sinh tại Hà Giang. ............................................ 19
Bảng 2.10. Các bộ phận của một lò thiêu đốt CTYT ...................................... 22
Bảng 2.11. Thông số yêu cầu đầu ra của trạm xử lý theo QCVN
28:2010/BTNMT ............................................................................................. 31
Bảng 3.1 . Chỉ tiêu và phương pháp phân tích ................................................ 34
Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực xung quanh
bệnh viện ........................................................................................................ 38
Bảng 4.5.Các loại hóa chất sử dụng trong hoạt động của bệnh viện .............. 40
Bảng 4.6. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 3 năm 2018 ........... 43
Bảng 4.7. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 4 năm 2018 ........... 43
Bảng 4.8. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc đợt 1 năm 2019 ........... 44
Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại .................................... 45
bệnh viện Đa khoa Hà Giang .......................................................................... 45
Bảng 4.10. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh Viện ............... 46
Bảng 4.11. Danh sách nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình
hoạt động ......................................................................................................... 47
iii
Bảng 4.12. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình .............................. 48
trong 1 tháng tại bệnh viện .............................................................................. 48
Bảng 4.13. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình theo ..................... 48
tháng tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Giang .......................................................... 48
Bảng 4.14. Công tác thu gom chất thải rắn y tế tại Bệnh viện ....................... 50
Bảng 4.15. Công cụ thu gom và vận chuyển rác thải tại bệnh viện Đa Khoa
Hà Giang ......................................................................................................... 50
Bảng 4.16 Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn về .............................. 51
quy chế quản lý chất thải y tế .......................................................................... 51
Bảng 3.17 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức bệnh viện
tỉnh Hà Giang về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải ....................... 52
Bảng 3.18 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh viện
tỉnh Hà Giang về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế ................................... 52
Bảng 3.19. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của Cán bộ, nhân viên y tế của
bệnh viện theo nhóm chất thải và theo mã màu .............................................. 53
Bảng 3.20 Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế ........................... 53
tại tỉnh Hà giang .............................................................................................. 53
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế. .................. 17
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong
điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 25
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sử dụng bể lọc
sinh học thông gió tự nhiên ............................................................................. 26
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp bể Aroten ....... 28
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sử dụng thiết bị hợp khối ....... Error!
Bookmark not defined.
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Hà Giang ................................ 37
v
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài ................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niêm ..................................................................................... 3
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh................................................................................ 3
2.2.3. Phân loại chất thải y tế. ........................................................................... 5
2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế ........................................................... 6
2.2.5. Thành phần nước thải bệnh viện ............................................................. 7
2.2. Cở sở pháp lý ............................................................................................. 9
2.3. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng .............. 10
2.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam ........ 13
2.4.1 Thực trạng thu gom xử lý rác thải y tế trên Thế giới ............................. 13
2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam. ...................... 17
2.5. Tình hình quản lý chất thải tại Hà Giang. ................................................ 19
2.6. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế ..................................... 20
2.6.1. Xử lý chất thải rắn y tế .......................................................................... 20
2.6.2. Công nghệ xử lý nước thải bênh viện ................................................... 24
2.7. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải tại Bệnh viện ..... 30
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....... 32
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 32
vi
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 32
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 32
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
3.4.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Giang ............. Error!
Bookmark not defined.
3.4.2. Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh Đa Khoa tỉnh Hà
Giang ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiểu quả công tác quản lý, xử lý chất
thải Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang ......... Error! Bookmark not defined.
3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
3.5.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 32
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 32
3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................... 33
3.5.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 33
3.5.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra ..................... 34
2.4.6. Phương pháp tính .................................................................................. 35
2.4.7. Phương pháp so sánh và đánh giá ......................................................... 35
2.4.8. Kỹ thuật thu thập số liệu ....................................................................... 35
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 36
4.1. Sơ lược về Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang .............................................. 36
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang ........ 37
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại bệnh viện Đa Khoa Hà Giang .... 38
4.2.2. Đánh giá chất lượng và hiệu quả xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa
Hà Giang ......................................................................................................... 39
4.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải và nước
thải tại Bệnh viện............................................................................................. 45
4.3. Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang .......................................... 51
vii
4.4. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý quản lý và xử lý chất thải tại
bệnh viện tỉnh Hà Giang ................................................................................. 54
4.4.1. Giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện ......... 54
4.4.2. Giải pháp đối với hệ thống quản lí và xử lý nước thải ......................... 58
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 59
5.1. Kết luận .................................................................................................... 59
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang được đầu tư xây dựng năm 1979, từ đó đến
nay đã được nâng cấp nhiều lần và đã trở thành một bệnh viện chính của tỉnh
có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc thuộc của
tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh của bệnh
viện ngày càng được nâng cao. Là một bệnh viện lớn, nơi luôn tập trung một
lượng lớn bệnh nhân khám chữa bệnh và những người thân chăm sóc. Hoạt
động khám chữa bệnh của bệnh viện đã phát sinh ra một lượng lớn nước
thải,các chất thải độc hại và nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của
con người.
Chất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải và chất thải rắn được phân vào
nhóm chất thải nguy hại do tính độc và tính lây nhiễm. Các loại chất thải này
nếu không được xử lý hoặc xử lý không triệt để mà thải thẳng ra môi trường
sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Hiện tại vấn đề nước
thải đang là vấn đề nổi cộm của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. Với số lượng
giường bệnh là 500 giường, mỗi ngày bệnh viện thải ra một lượng lớn khoảng
250 m3 đến 450 m3 nước thải và lượng rác sinh hoạt cũng như rác y tế rất lớn.
Việc quản lý và xử lý chất thải của một bệnh viện lớn như bệnh viện tỉnh Hà
Giang là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo T.S Dư
Ngọc Thành, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá công tác quản lý và
xử lý chất thải tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang ”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu sơ lược về bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
2
- Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy chế
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất cá giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp bản thân có thêm kiến thức về chất thải y tế.
- Đánh giá được công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện
Đa khoa Hà Giang.
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả trong công tác quản lý chất thải
bệnh viện.
- Kết quả của đề tài là căn cứ tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức của người dân về môi trường.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niêm
* Định nghĩa chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số
43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 quy định:
+ Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
+ Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.
+ Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng
ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời,
vận chuyển và xử lý CTNH.
+ Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh
- Hầu hết, các chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang
tính đặc thù, nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các
loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
- Theo Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là vật
chất ở thể rắn, lỏng và khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y
tế nguy hại và chất thải thông thường.
4
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy hoàn toàn.
- Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc);
chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh
phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, rau thai,
bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất
không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế), chất
thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ)
- Chất thải lỏng y tế nguy hại:
+ Được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu
thuật, thủ thuật, xét nghiệm, thí nghiệm...) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện,
bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc làm vệ sinh
phòng bệnh). Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông
thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có
những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế
phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng
sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại):
Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng
xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
5
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy
tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín). Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại, chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu,
túi nilon...), chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh).
(Nguồn Quy chế Quản lý CTYT Bộ Y tế, 2007)
2.2.3. Phân loại chất thải y tế.
Căn cứ vào Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định
số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và
tính chất nguy hại thì việc phân loại chất thải trong các cơ sở y tế ở đa số các
nước trên thế giới và của tổ chức WHO được phân thành 5 nhóm:
* Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của
dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong
phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách
ly;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số: 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh
học tại phòng xét nghiệm;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
* Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
6
b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ
2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế
* Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh
+ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm
+ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ
+ Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc
+ Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng
+ Rác, lá cây, đất đá
* Thành phần hóa học:
+ Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất
+ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa
+ Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro.
* Thành phần sinh học:
Máu, các loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và
các vi trùng gây bệnh.
Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế
Thành phần chất
STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%)
nguy hại
1 Các chất hữu cơ 52,9 Không
2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có
3 Bông bang 8,8 Có
4 Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
5 Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh 2,3 Có
6 Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
7 Giấy loại, catton 0.8 Không
7
8 Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn
9 20,9 Không
khác
Tổng cộng 100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6
( Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại- Nguyễn Đức Khiển)
Theo Nguyễn Đức Khiển, thành phần rác thải y tế gồm 09 loại cơ bản
như trên trong đó tỷ lệ CTNH chiếm 22,6%. Tuy chiếm ¼ thành phần nhưng
tính chất lại rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không
được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức WHO
thành phần một số rác thải ở bệnh viện Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam
STT Thành phần rác thải bệnh viện Tỷ lệ (%)
1 Giấy các loại 3,5
2 Kim loại, vỏ hộp 0,8
3 Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa 3,3
4 Bông băng, bột bó gãy chân 8,8
5 Chai, túi nhựa các loại 10,1
6 Bệnh phẩm 0,8
7 Rác hữu cơ 55,8
8 Đất đá và các vật rắn khác 21,0
( Nguồn: Bộ Y tế, 2016 )
2.2.5. Thành phần nước thải bệnh viện
Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện
Nhóm Thành phần Nguồn phát sinh
Cacbonhydrat, protein, chất béo Nước thải sinh hoạt cyar
Các chất ô nguồn gốc động vật và thực vật, bệnh nhân, người nhà bệnh
nhiễm hữu cơ, các hợp chất nitơ, phốtpho nhân, khách vãng lai và cán
các chất vô cơ bộ công nhân viên trong
bệnh viện
Các chất tẩy rửa Muối của các axit béo bậc cao Xưởng giặt của bệnh viên
8
- Formaldehyde Sử dụng trong khoa giải
- Các chất quang hóa học phẫu bệnh, tiệt khuẩn, ướp
- Các dung môi gồm các hợp xác và dùng bảo quản các
chất Halogen như cloroform, các mẫu xét nghiệm ở một số
Các loại hóa thuốc mê sốc hơi như Halothan, khoa
chất các hợp chất khác như xylen, Có trong dung dịch dùng cố
axeton định và tráng phim
- Các chất hóa học hỗn hợp: gồm Sử dụng trong quá trình điều
các dịch làm sạch và khử khuẩn trị, chuẩn đoán bệnh
- Thuốc sử dụng cho bệnh nhân
Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella, Có trong máu, dịch, đờm,
Các vi khuẩn,
Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ phân của người mang
virut, ký sinh
cầu, liên cầu, Virus đường tiêu bệnh
trùng gây
hóa, virus bại liệt, nhiễm các loại
bệnh
ký sinh trùng, amip và các loại nấm
(Nguồn : Bộ Y tế và ĐTM Dự án Xây dựng 2017)
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt
của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà,
bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa còn có
thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị
bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các
khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về
phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi
trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut.từ máu, dịch, đờm,
phân của người mang bệnh.
Đánh giá chung về nước thải bệnh viện ở Việt Nam, các kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự (Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường) cho thấy đối với các bệnh viện tỉnh hàm
lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở mức trung bình, oxy hòa tan cao, hàm
lượng nitơ amoni nhỏ. Tuy nghiên tổng số Coliform trong nước thải bệnh
viện lại rất cao. Phần lớn các chỉ tiêu của nước thải đều vượt tiêu chuẩn cho
phép, 1 số chỉ tiêu gấp nhiều lần. Nước thải y tế không được khử trùng trước
khi thải vào hệ thống cống thải chung. Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý xả
9
vào các nguồn nước sẽ gây ô nhiễm và làm lan truyền dịch bệnh. Phần lớn các
bệnh viện tuyến tỉnh tập trung ở khu vực dân cư đông, do vậy dịch bệnh dễ
dàng phát tán nhanh chóng.
Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện
TT Vi khuẩn gây bệnh Tỉ lệ phát hiện được (%)
1 Staphylococus aureus 82,54
2 Pseudomonas aeruginosa 14,20
3 E.coli 51,61
4 Enterobacter 19,36
5 K.pneumoniae 12,91
6 Citrobacer 1,93
7 Các vi khuẩn khác 10,96
(Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2016)
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện
trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học
Trước Hiệu suất
TT Chỉ tiêu Sau xử lý
xử lý (%)
1 Cl.perfringgen(KL/10ml) 1,7 x 103 103 37,29
2 Tổng coliform (MPN/100ml) 5,9 x107 1,3 x 107 78,37
3 Faecal 4,6 x 107 7,9 x 106 82,71
4 Enterococci (MPN/100ml) 4 x 106 7,3 x 105 81,85
5 Trứng giun (tr/1000ml) 77 7 91,45
(Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2016)
Từ bảng 2.5 có thể thấy nồng độ các chỉ tiêu vi sinh vật vệ sinh trong
nước thải bệnh viện rất cao. Việc xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi
trường giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm, truyền bệnh trong nước thải
bệnh viện.
2.2. Cở sở pháp lý
- Nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
10
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 2868/QĐ-BYT ngày 01/8/2007 về việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển bệnh viện Đa khoa Hà Giang đến năm 2020.
- Thông tư số 31/2013/TT-BYT của Bộ y tế quy định về quan trắc tác
động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
- Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT về hướng dẫn phối
hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế do Bộ
trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vể tiếng ồn
- QCVN 28:2010/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
y tế.
2.3. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Tác hại, nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe
cộng đồng
- Chất thải y tế là chất thải có chứa đựng các loại sinh vật gây bệnh, các
chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ Các nghiên
cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện có ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT
không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập
vào cơ thể người thông qua: da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên
da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường tiêu
hóa, tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc tiếp xúc với các tác nhân
trung gian như ruồi, muỗi, chuột Tất cả những người tiếp xúc với CTYT
nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất thải y tế, bao gồm:
bác sĩ, y tá, hộ lý, bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú, khách tới thăm
11
hoặc người nhà bệnh nhân, những người trực tiếp làm công việc xử lý rác thải
tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác, những người thu gom, bới rác .
- Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hóa do các
vi khuẩn tả lỵ, thương hàn, trứng giun, nhiễm khuẩn đường hô hấp do lao, do
phế khuẩn cầu, tổn thương nghề nghiệp, nhiễm khuẩn da, bệnh thận;
HIV/AIDS, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan các loại, các bệnh thần kinh, gây
ngộ độc, ăn mòn, cháy nổ.
- Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ có khoảng 162 - 321
trường hợp nhiễm virus viêm gan B có tiếp xúc với CTYT so với tổng số
30.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân
viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề
nghiệp cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong mỗi năm, cao
hơn 2 lần so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại.
- Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi,
chuột, gián, ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh mùi hôi thối khó chịu.
Các trung gian truyền bệnh này sẽ tạo ra 1 nguy cơ lan tràn bệnh dịch nhanh
chóng từ các bệnh viện, từ CTYT không được xử lý đúng cách. Cũng như vậy,
nước thải bệnh viện không được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng sẽ là nguồn
phát sinh các mầm bệnh vào các nguồn nước ( nước mặt, nước ngầm).
Tại Việt Nam
a) Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường
Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi tr... bệnh viện.
Bảng 3.1 . Chỉ tiêu và phương pháp phân tích
QCVN
TT Tên chỉ tiêu Phương pháp Đơnvị
28:2010/BTNMT(B)
1 pH TCVN 6492:2011 - 6,5-8,5
2 BOD5 SMEWW 5210B-2012 mg/l 50
3 COD SMEWW 5220D-2012 mg/l 100
4 TSS SMEWW 2540D-2012 mg/l 100
-
5 NO3 -N SMEWW 4110:2012 mg/l 50
-
6 NO2 -N SMEWW 4110:2012 mg/l -
SMEWW
7 NH4+-N mg/l 10
4500NH3:2012
3-
8 PO4 -P SMEWW 4110:2012 mg/l 10
SMEWW 4500S2-
9 S2- mg/l 4
:2012
10 Dầu mỡ SMEWW 5520:2012 mg/l 20
11 Coliform TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml 5000
3.5.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về hiện trạng môi trường, số liệu
quan trắc môi trường có liên quan của bệnh viện.
- Thu thập các số liệu ở báo chí và trên internet.
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.
- Tổng số phiếu điều tra 60 phiếu, dựa vào quy mô của bệnh viện và đối
tượng phỏng vấn mà ta chia số phiếu điều tra như sau:
+ Nhóm 1: Nhân viên y tế 30 phiếu
+ Nhóm 2: Vệ sinh viên 18 phiếu
35
+ Nhóm 3: Cán bộ viên chức bệnh viện 12 phiếu
2.4.6. Phương pháp tính
- Đối với chất thải y tế thông thường (chất thải sinh hoạt): Khối lượng
chất thải phát sinh được tổng hợp và tính toán dựa trên kết quả điều tra, khảo
sát và phiếu phỏng vấn tại các cơ sở y tế.
- Đối với chất thải y tế nguy hại: Để tính toán lượng chất thải y tế nguy
hại phát sinh trong từng khoa của từng bệnh viện, nhóm tác giả sử dụng
phương pháp bình quân đơn giản
2.4.7. Phương pháp so sánh và đánh giá
So sánh số liệu với QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải y tế, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá.
2.4.8. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, điền thông tin vào mẫu
phiếu in sẵn thống nhất.
- Quan sát trực tiếp quá trình xử lý chất thải y tế.
+ Chất thải lây nhiễm: Gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm
không sắc nhọn (chất thải thấm máu và các dịch sinh học của cơ thể từ các
buồng bệnh cách ly), chất thải lây nhiễm nguy cơ cao (phát sinh từ các phòng
xét nghiệm), chất thải giải phẫu.
+ Chất thải hóa học nguy hại: Gồm dược phẩm quá hạn, các hóa chất
trong y tế, chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại nặng (từ nhiệt kế,
huyết áp kế...).
+ Chất thải thông thường: Gồm chất thải sinh hoạt, các chất thải từ hoạt
động khám chữa bệnh không dính máu và dịch sinh học và hóa chất độc hại,
chất thải sinh hoạt từ khu vực hành chính, lá cây.
- Cân định lượng toàn bộ chất thải y tế theo kế hoạch.
36
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sơ lược về Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang
*. Địa điểm xây dựng, quy mô bệnh viện Đa khoa Hà Giang
+ Địa điểm xây dựng:
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang nằm ở giữa trung tâm thành phố Hà Giang,
ở trên khu đất thuộc phường Minh Khai thành phố Hà Giang, phía Đông-Bắc
giáp khu dân cư; phía Đông -Nam giáp đường dân sinh, phường Minh Khai;
phía Tây - Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học; phía Tây - Nam giáp đường Minh Khai.
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang ở trung tâm thành phố, gồm các tuyến
đường chính, gần các đầu mối giao thông, thuận tiện lưu thông và giao dịch
của bệnh nhân đến khám, chữa bệnh và các bệnh viện khác trong khu vực
thành phố Hà Giang đến liên hệ về chuyên môn và hỗ trợ nhau trong công
tác chẩn trị bệnh.
- Hệ thống cấp nước: gồm 1 bể dự trữ 500m3, một tháp nước cao 30 m
với thể tích 100m3, và các bể nhỏ và các téc nước trên nóc nhà.
- Hệ thống thoát nước mặt: bệnh viện đã xây dựng hệ thống nước thải và
nước mặt tách riêng
- Hệ thống đường giao thông nội bộ với diện tích 2.500 m2. Với diện tích
mặt bằng khá rộng, địa hình phức tạp không bằng phẳng. Hệ thống đường
giao thông nội bộ đã được trải nhựa toàn bộ.
- Cấp điện: bệnh viện có 1 trạm hạ thế (630-2000 kvA), 1 máy phát điện
550 kvA. Hệ thống lưới điện ngoài trời đảm bảo cung cấp điện cho các khoa
nhưng chưa có đường ưu tiên riêng khi mất điện.
- Hệ thống phóng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét và nhiều công
trình phụ trợ khác.
+ Quy mô bệnh viện Đa khoa Hà Giang
37
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang hoạt động với quy mô hiện tại là 500
giường bệnh, là bệnh viện khu vực phục vụ cho cán bộ, nhân dân tỉnh Hà
Giang. Bệnh viện có nhiều cán bộ, y bác sỹ có năng lực về chuyên môn.
Bệnh viện có 16 khoa lâm sàng, 7 phòng chức năng và 6 khoa cận lâm
sàng. Tổng số cán bộ y bác sĩ là 360 người, với cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh
viện như sau:
§¶ng uû Gi¸m ®èc C«ng ®oµn, ®oµn
thanh niªn
C¸c khoa cËn l©msµng C¸c phßng chøc
C¸c khoa l©m sµng
n¨ng
- Khoa vi sinh
- Khoa kh¸m bÖnh
- Phßng kÕ ho¹ch tæng
- Khoa gi¶i phÉu bÖnh
- Khoa håi søc cÊp cøu hîp
- Khoa th¨m dß chøc n¨ng - Phßng hµnh chÝnh
- Khoa néi qu¶n trÞ
- Khoa X quang
- Khoa truyÒn nhiÔm - Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
- Khoa d•îc
- Khoa da liÔu - Phßng vËt t• TTBYT
- Khoa Lao
- Khoa tâm, thÇn kinh - Phßng y t¸ ®iÒu d•ìng
- Khoa ®«ng y - Phßng tæ chøc c¸n bé -
b¶o vÖ
- Khoa nhi
- Phòng chỉ đạo tuyến –
- Khoa ngo¹i NCKH - ĐN
- Khoa g©y mª håisøc
- Khoa chÊn th•¬ng
- Khoa s¶n
- Khoa tai mòi häng
- Khoa r¨ng hµm mÆt
Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Hà Giang
- Khoa m¾t
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang
- Khoa vËt lý trÞ liÖu
38
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại bệnh viện Đa Khoa Hà Giang
Tại các khoa có khả năng gây bệnh truyền nhiễm, phát tán mùi được
phân lập các khu riêng có hàng rào cây xanh xung quanh ngăn chặn sự phát
tán, cải thiện môi trường đồng thời làm đẹp cảnh quan môi trường khu vực.
Tại các phòng chiếu chụp có phóng xạ tia X được xây dựng theo đúng
quy định đồng thời lắp đặt điều hòa không khí và quạt hút cách sàn 20cm để
hút khí O3.
Các phòng chuyên môn có thiết bị kỹ thuật như: Tủ hút độc, ống thoát
hơi độc, thoát nước, chậu rửa, tủ quần áo phòng hộ.
Hiện nay bệnh viện phối hợp với Trung tâm quan trắc và Công nghệ Môi
trường Hà Giang lấy mẫu, phân tích, đo đạc nhằm đảm bảo tốt nhất cho công
tác kiểm soát ô nhiễm và có những đề án để giám sát, bảo vệ môi trường [10].
* Kết quả đo chất lượng môi trường không khí khu dân cư xung quanh:
Bảng 4.1. Kết quả đo, phân tích khí, bụi, ồn trong khu vực xung
quanh bệnh viện
Kết quả trung bình 2 lần đo
Ồn Bụi TSP H2S NO2 SO2
TT Vị trí lấy mẫu
(dBA) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)
Khu dân cư phía Tây
1 Bắc bệnh viện 75 0,128 <0,01 <0,025 <0,068
Khu dân cư phía Tây
2 – Nam bệnh viện 78 0,132 <0,01 <0,017 <0,066
Khu dân cư phía
3 Đông Bắc bệnh viện 55 0,103 <0,01 <0,036 0,089
Khu dân cư phía
Đông – Nam bệnh
4 52 0,107 <0,01 <0,047 0,120
viện
QCVN 05:2013/BTNMT
70 0,3 0,042 0,2 0,35
QCVN 26:2010/BTNMT
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Hà Giang, 2018)
Tiêu chuẩn so sánh:
39
+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh [6].
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu khí độc hại, bụi và ồn tại các khu dân cư
xung quanh bệnh viện cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong
giới hạn cho phép của quy chuẩn. Riêng chỉ tiêu tiếng ồn phía Tây-Nam cạnh
đường Minh Khai vượt quy chuẩn cho phép 8,0 dBA, phía Tây -Bắc giáp
đường Nguyễn Thái Học bệnh viện vượt 5,0 dBA. Nguyên nhân tiếng ồn vượt
quy chuẩn cho phép được xác định do các hoạt động giao thông vận tải và
hoạt động dân sinh gây ra.
4.2.2. Đánh giá chất lượng và hiệu quả xử lý nước thải tại bệnh viện Đa
khoa Hà Giang
4.2.2.1. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang phát sinh từ hai nguồn chủ
yếu sau:
- Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh, bao gồm dòng thải
từ nước sàn, lavabo, của các khu xét nghiệm và X-quang, phòng cấp cứu, khu
bào chế dược phẩm, phẫu thuật,... Nước thải từ nguồn này có chứa các chất
hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các hoá chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các
vi trùng gây bệnh.
- Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân và khách vãng lai bao gồm các dòng thải từ nước sàn, lavabo
và bể phốt của các khu điều trị, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn... Nước thải
loại này chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ và chất tẩy rửa,...
Với quy mô giường bệnh hiện tại lên đến 500 giường, nước thải bệnh
viện bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải của phòng thí nghiệm có lượng
phát sinh là 250m3/ ngày đêm.
40
Nước thải phát sinh tại phòng điều trị: Loại nước thải này có thể coi là
loại nước thải có mức độ gây ô nhiễm cao hơn hẳn nước thải sinh hoạt do các
chất hữu cơ và các loại vi trùng gây bệnh đặc thù. Nước thải loại này có thể
phát sinh từ nhiều khâu và các quá trình khác nhau như giặt tẩy quần áo bệnh
nhân, súc rửa dụng cụ y khoa, xét nghiệm, giải phẫu tùy theo từng khâu mà
mức độ ô nhiễm khác nhau
Bảng 4.5.Các loại hóa chất sử dụng trong hoạt động của bệnh viện
TT Hóa chất Số lượng
(ml/tháng)
1 Dung dịch Phúc sin 30.000
2 Dung dịch Hóa chất rửa phim 63.000
3 Dung dịch Xanhmethylen 30.000
4 Dung dịch giem sa 500
5 Dung dịch Cồn tẩy 3.600
6 Dung dịch Phenol 5% 3.600
7 Dung dịch Giaven đậm đặc 4.100
8 Dung dịch Presept 25% 3.650.000
( Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang)
Qua bảng 4.5 ta thấy nguồn hóa chất do bệnh viện cung cấp dùng để làm
xét nghiệm cho người bệnh được thải ra từ khoa xét nghiệm. Các chất thải này
được thu gom đường ống ngầm chảy tập chung về khu xử lý chất thải lỏng và
được xử lý theo phương pháp keo tụ lắng. Sau khi sử dụng xong lượng nước này
sẽ được thải ra hồ của bệnh viện trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước mưa chảy tràn: Đây là lượng nước chảy tràn trên mặt đường và
chảy ra hệ thống thoát chung của đô thị. Do đó, loại nước thải này cũng có
những tính chất tương tự như hai loại nước thải nói trên.
Hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện:
41
Nước thải của các khoa, phòng chức năng toàn bệnh viện được thu gom
vào hệ thống thoát nước riêng và chảy về khu vực xử lý nước thải.
Hệ thống nước thải của bệnh viện hiện nay với công nghệ xử lý AAO
có công suất thiết kế 500m3/ngàyđêm.Thời gian vận hành hệ thống là liên
tục 24/24. Đến nay hệ thống đang hoạt động bình thường, các chỉ số đều đạt
kết quả.
4.2.2.2. Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện
* Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh:
- Tính chất vật lý:
+ Màu: chủ yếu là màu của các hóa chất như các dung dịch thuốc dùng
để điều trị bệnh, đặc biệt trong khu vực phòng mổ và xét nghiệm, nước thải có
màu của máu phát sinh từ quá trình mổ và rửa các dụng cụ kỹ thuật.
+ Mùi: sinh ra trong quá trình thối rữa các loại bệnh phẩm có nguồn gốc
hữu cơ do việc thu gom chất thải chảy ra vào hệ thống nước thải.
- Thành phần hóa học:
+ Thành phần hữu cơ: thành phần hữu cơ chủ yếu có trong nước thải là
một số chất sinh ra trong quá trình phân rã tự nhiên các chất hữu cơ từ các
bệnh phẩm.
+ Thành phần vô cơ: chủ yếu là thành phần vô cơ có trong các dung dịch
thuốc dung trong quá trình điều trị.
- Thành phần sinh học:
Bao gồm các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Rất nhiều bệnh có thể lan
truyền qua các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải.
* Nước thải sinh hoạt:
Cũng như nước thải sinh ra từ quá trình điều trị bệnh, nước thải sinh hoạt
trong bệnh viện cũng có những tính chất vật lý, hóa học, sinh học tương tự.
- Tính chất vật lý:
42
+ Màu: sự phân rã tự nhiên các chất hữu cơ trong quá trình hoạt động
của con người ( thức ăn, vệ sinh)
+ Mùi: sinh ra do quá trình thối rữa các loại chất thải sinh hoạt.
- Thành phần hóa học:
+ Thành phần hữu cơ: trong nước thải có chứa các chất cặn bã, các chất
hữu cơ hòa tan phát sinh từ hoạt động của con người như: ăn uống, vệ sinh,
+ Thành phần vô cơ: thành phần các chất vô cơ có trong nước thải bao
gồm độ kiềm, clorua, các kim loại nặng, Nitơ, Photpho, Lưu huỳnh, các chất
độc. Ngoài ra còn có các thành phần vô cơ khác như Canxi, Natri, Sunfat có
mặt trong nước thải sinh hoạt từ quá trình sử dụng nước.
- Thành phần sinh học:
Các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh tả như: tả, lỵ, thương hàn
* Nước thải thoát ra từ khu giặt giũ của bệnh viện:
Chứa các hóa chất tẩy rửa, trong đó có 2 nguyên tố Nitơ và Photpho là
thành phần chính trong loại nước thải này. Chúng là nguồn cung cấp dưỡng
chất cho vi sinh vật trong quá trình xử lý. Tuy nhiên, nếu không được xử lý
đúng tiêu chuẩn thì chúng sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa cho nguồn
tiếp nhận.
4.2.2.3. Chất lượng nước thải y tế của bệnh viện Đa Khoa Hà Giang
Để đánh giá chất lượng nước thải cũng như khả năng xử lý của hệ thống
công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã thu thập
các số liệu 3 lần quan trắc nước thải bệnh viện, kết quả thu được ở bảng 4.6,
4.7, 4.8.
Kết quả bảng 4.6 cho thấy hầu hết các thông số môi trường nước trước
xử lý đều vượt quá quy chuẩn cho phép. Cụ thể COD là 122,6 mg/l vượt 22,6
mg/l so với quy chuẩn, BOD5 là 85,8 vượt 35,8 mg/l so với quy chuẩn, Amoni
là 15,3 mg/l vượt quy chuẩn 5,3 mg/l, coliform là 10.000 cao gấp hai lần quy chuẩn.
43
Bảng 4.6. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 8 năm 2018
QCVN
Trước xử Sau xử
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị 28:2010/BTNMT
lý lý
(Cột B)
1 pH - 7,2 6,6 6,5-8,5
2 BOD5 mg/l 85,8 35,4 50
3 COD mg/l 122,6 50,7 100
4 H2S mg/l 6,6 3,6 4,0
5 TSS mg/l 310,6 110,4 100
—
6 NO3 N mg/l 41,5 23,6 50
7 NH4+-N mg/l 15,3 11,2 10
3-
8 PO4 -P mg/l 8,8 5,8 10
Dầu mỡ thực
9 mg/l 11,6 6,5 20
vật
10 Coliform MPN/100ml 10.000 4.500 5.000
(Nguồn: Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Giang, 8/2018)
Các thông số môi trường nước thải sau xử lý hầu hết đạt quy chuẩn xả
thải, tuy nhiên vẫn còn TSS và amoni vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể TSS
sau xử lý là 110,4 mg/l, vượt quy chuẩn 10,4 mg/l, amoni sau xử lý là 11,2
mg/l, vượt quy chuẩn 1,2 mg/l. Qua đó cho chúng ta thấy hiệu quả xử lý chất
rắn lơ lửng và đạm dạng amoni của hệ thống công nghệ xử lý nước thải chưa tốt.
Bảng 4.7. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 11 năm 2018
QCVN
Trước xử Sau xử
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị 28:2010/BTNMT
lý lý
(Cột B)
1 pH - 7,1 6,8 6,5-8,5
2 BOD5 mg/l 94,8 36,5 50
3 COD mg/l 128,6 49,8 100
4 H2S mg/l 6,8 3,5 4,0
5 TSS mg/l 288,6 100,6 100
-
6 NO3 -N mg/l 43,5 28,6 50
7 NH4+-N mg/l 18,3 10,0 10
3-
8 PO4 -P mg/l 10,8 6,8 10
Dầu mỡ thực
9 mg/l 13,6 9,5 20
vật
10 Coliform MPN/100ml 12.000 4.800 5.000
(Nguồn: Trung tâm quan trắc tỉnh Hà Giang, 11/2018)
44
Từ bảng kết quả phân tích nước thải đợt 4 năm 2018 ở bảng 4.7 cho thấy
hầu hết các thông số môi trường nước sau xử lý đều nằm trong giới hạn cho
phép của quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (B). Chỉ có chất rắn lơ lửng
(TSS = 100,6 mg/l) vượt quy chuẩn 0,6 mg/l.
Bảng 4.8. Môi trường nước thải bệnh viện quan trắc tháng 4 năm 2019
QCVN
Trước xử Sau xử
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị 28:2010/BTNMT
lý lý
(Cột B)
1 pH - 7,1 6,8 6,5-8,5
2 BOD5 mg/l 80,8 32,4 50
3 COD mg/l 102,6 40,6 100
4 H2S mg/l 5,6 3,0 4,0
5 TSS mg/l 280,6 90,8 100
-
6 NO3 -N mg/l 38,5 20,6 50
7 NH4+-N mg/l 13,3 7,2 10
3-
8 PO4 -P mg/l 7,8 4,8 10
Dầu mỡ thực
9 mg/l 9,6 5,5 20
vật
10 Coliform MPN/100ml 9.500 3.500 5.000
(Nguồn: Kết quả phân tích tại viện kỹ thuật và công nghệ môi
trường, 4/2019)
Từ bảng kết quả 4.8 cho thấy các thông số môi trường nước chưa xử lý ở
tháng 2/2019 đếu thấp hơn so với nước thải chưa xử lý ở 2 quý cuối năm
2018. Nước thải sau xử lý có tất cả các thông số môi trường nước đều đạt quy
chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (B). Qua đó cho thấy hiệu quả xử lý nước thải
của hệ thống công nghệ xử lý tại bệnh viện tỉnh Hà Giang đã đạt hiệu quả tốt.
45
4.2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải và nước
thải tại Bệnh viện
4.2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động hàng ngày của cán bộ công
nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân v.v.... tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang.
Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại
bệnh viện Đa khoa Hà Giang
TT Thành phần Chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ %
1 Rác hữu cơ 72,65
1.1 Giấy, bìa caton 18,26
1.2 Thực phẩm, thức ăn thừa 10,19
1.2 Cành cây, lá cây khô 35,00
1.4 Bã chè, hoa quả 2,08
1.5 Nhựa, cao su 7,12
2 Rác vô cơ 19,50
2.1 Thủy tinh 17,80
2.2 Kim loại 1,70
3 Loại khác 7,85
Tổng 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Theo số liệu điều tra, quan sát thông qua bệnh nhân và cán bộ y tế làm
việc tại bệnh viện Đa khoa Hà Giang, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên và bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa
Hà Giang
Q1RSH3 = 2 kg/giường/ngày x 500 giường = 1 tấn/ngày
Q2RSH3 = 1,5 kg/người/ngày x 360 người = 540 kg/ngày
46
QRSH3 = 1000 kg/ngày + 540 kg/ngày = 1540 kg/ngày
Lượng rác phát sinh trong bệnh viện từ bệnh nhân và người chăm
sóc là 1000 kg/ngày. Lượng rác phát sinh trong bệnh viện từ cán bộ bác sĩ và
nhân viên là 540 kg/ngày. Tổng lượng rác phát sinh trong bệnh viện là 1540
kg/ngày. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt trên được công ty môi trường thu
gom và đưa đi xử lý tại bãi rác tập trung của tỉnh.
4.2.3.2. Nguồn và loại rác phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện
Bên cạnh rác sinh hoạt, do đặc thù của ngành y tế, trong quá trình làm
việc đã phát sinh một lượng lớn rác thải y tế, đây là loại rác thải nguy hại nên
được thu gom quản lý và xử lý theo quy trình đặc biệt.
Bảng 4.10. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh Viện
STT Chất thải Nguồn phát sinh
I Chất thải lây nhiễm
1 Chất thải sắc nhọn Các khoa lâm sàn cận lâm
2 Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn dàn, khoa lây nhiễm, khoa
3 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao xét nghiệm
II Chất thải hóa học nguy hại
1 Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất, Khoa dược
không còn khả năng sử dụng
2 Chất thải chứa kim loại nặng
III Các loại chất thải nguy hại khác
1 Bóng đèn huỳnh quang Phòng hành chính, phòng
2 Hóa chất rửa phim chụp X-Quang
3 Túi đựng thuốc rửa phim
IV Chất thải rắn thông thường
1 Chất thải sinh hoạt Phòng bệnh nhân, văn
phòng, các khoa, các phòng
điệu trị.
V Chất thải tái chế
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019)
Qua bảng 4.10 ta thấy rác thải bệnh viện được chia làm bốn nhóm
chính trong đó đáng chú ý nhất là chất thải nguy hại và chất thải rắn thông
47
thường vì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Nguồn
phát sinh chất thải tùy thuộc vào từng khoa chức năng tại bệnh viện trong đó
chất thải lây nhiễm có nguồn phát sinh chủ yếu từ các khoa lâm sàng và cận
lâm sàng, khoa lây, khoa xét nghiệm. Chất thải sinh hoạt chủ yếu từ các
phòng bệnh điểu trị bệnh nhân, văn phòng, nhà ăn từ bệnh viện.
4.2.3.2. Lượng rác thải rắn phát sinh tại Bệnh viện
Nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình hoạt động của Bệnh viện.
Bảng 4.11. Danh sách nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá
trình hoạt động
STT Tên chất thải Đơn vị Số lượng
I Nguyên liệu
1 Nước m3/tháng 2060
2 Điện Kw.h/tháng 1200
3 Bóng đèn Chiếc/tháng 85
4 Bông bang Kg/tháng 85
5 Chai lọ truyền Kg/tháng 14
6 Đồ cao su Kg/tháng 6,5
7 Đồ sắc nhọn Kg/tháng 125
8 Giấy văn phòng Kg/tháng 6,0
II Hóa chất
1 Dung dịch hóa chất xét nghiệm ml/tháng 40
2 Cồn 90o ml/tháng 1.500
3 Xanhmetylen ml/tháng 2.000
4 Hóa chất rửa phim ml/tháng 750
5 Fhuc xin ml/tháng 1.700
6 Dùng khử khuẩn viên PRESPT 2,5g Viên/tháng 3.300
(Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Hà Giang năm 2018)
48
Qua bảng 4.11 ta thấy thành phần nguyên liệu và hóa chất sử dụng tại bệnh
viện cũng rất đa dạng về thành phần và tính chất của chúng. Chính vì vậy tỷ lệ
chất thải tạo thành sau quá trình sử dụng cũng rất đa dạng về thành phần.
Bảng 4.12. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình
trong 1 tháng tại bệnh viện
STT Tên chất thải Số lượng (kg) Tỷ lệ (%)
1 Chất thải thông thường 450 56,3
2 Chất thải y tế 350 43,7
3 Chất thải tái chế 0 0
4 Tổng lượng rác thải 800 100
( Nguồn: Bệnh viện đa khoa Hà Giang năm 2018)
Theo số liệu bảng 4.12 ta thấy trung bình mỗi tháng tại bệnh viện phát
sinh ra khoảng 800 kg chất thải bao gồm 2 loại chính và chất thải thông
thường là 450 kg/tháng, chiếm 56,3% và chất thải y tế là 350 kg/tháng, chiếm
43,7%. Lượng rác thải này phát sinh không đồng đều giữa các tháng trong
năm do còn phụ thuộc vào số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.
Bảng 4.13. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình theo
tháng tại Bệnh viện Đa Khoa Hà Giang
Thời điểm theo dõi Số lượng (kg/tháng)
Tháng 1/2019 543,0
Tháng 2/2019 640,0
Tháng 3/2019 655,0
Trung bình 612,7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
Qua bảng 4.13 ta thấy lượng rác thải phát sinh trung bình một tháng tại
bệnh viện Đa khoa Hà Giang là 612,7 kg/tháng, trung bình phát sinh 20,4
kg/ngày. Trong thời gian tiến hành theo dõi, lượng phát sinh chất thải nguy
hại tại bệnh viện trong mỗi tháng cũng không giống nhau phụ thuộc cào nhiều
49
yếu tố như số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện lượng chất thải nguy
hại phát sinh nhiều nhất trong ba tháng trên là tháng 3 với số lượng rác phát
sinh là 655,0 kg/tháng. Quý 1 năm 2019 số giường bệnh tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Hà Giang hoạt động trung bình là 305 giường, đây là thời gian bệnh
viện vắng bệnh nhân nhát trong năm.
Theo số liệu thống kê tại bệnh viện thì lượng rác thải nguy hại trung bình
theo giường bệnh là 0,07 kg/giường/ngày. Với mức này so với mức trung
bình thấp trên thế giới là từ 0,2 – 1,1 kg/giường/ngày, mức trung bình của
Việt Nam là 0,15 kg/giường bệnh/ngày thì vẫn nằm trong mức thấp của thấp
của Thế giới và Việt Nam.
4.2.3.3. Công tác phân loại và thu gom rác thải rắn tại bệnh viện
Công tác thu gom và phân loại chất thải rắn tại bệnh viện:
Chất thải rắn y tế tại bệnh viện được chia làm hai loại chính đó là chất
thải thông thường và chất thải y tế để tiện cho quá trình xử lý. Để thuận tiện
cho việc phân loại và thu gom rác thải đưa đi xử lý thì tại các phòng bệnh,
phòng ban làm việc, phòng khám có thùng rác với màu sắc túi khác nhau cho
bệnh nhân và cán bộ bệnh viện bỏ rác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
loại rác tại nguồn.
- Đối với chất thải thông thường:
Theo quy định tại bệnh viện toàn bộ nhân viên, người bệnh và người nhà
bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện sau khi sử dụng phải bỏ các loại rác thải
sinh hoạt vào thùng rác đã được trang bị tại mỗi phòng bệnh và các phòng khám
theo quy định của bệnh viện. rác thải thông thường được thu gom vào các thùng
túi nilon màu xanh tập trung tại nơi có rào chắn và lợp mái bằng fibro xi măng
để công ty môi trường đô thị vận chuyển đi xử lý theo hợp đồng.
Ngày hai lần nhân viên hộ lý sẽ tiến hành thu gom tập trung toàn bộ
lượng chất thải này bằng xe đẩy và quang gánh tới nơi quy định để xử lý.
50
- Đối với rác thải y tế:
Chất thải phát sinh trong hoạt động khám chữa bệnh, điều trị cũng như
tại phòng khám bệnh, phòng xét nghiệm được thu gom và phân loại ngay tại
chỗ vào thùng rác có túi nilon màu vàng theo quy định.
Khi làm việc mọi nhân viên đều được trang bị phương tiện bảo hộ lao động
gồm quần, áo, mũ, ủng, khẩu trang, găng tay. Các nhân viên này đều tham gia
công tác thu gom vận chuyển rác thải y tế đến nơi lưu trữ rác để xử lý.
Bảng 4.14. Công tác thu gom chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
STT Nội dung quan sát Nhận xét
1 Tần suất thu gom Tần suất ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần
2 Phân loại chất thải Đã phân loại nhưng trong quá trình phân loại
vẫn còn bị nhầm lẫn
3 Túi thu gom Luôn có sẵn để thay thế
4 Nơi đặt thùng đựng Được đặt ở đầu các khoa phòng, khuôn viên,
chất thải hành lang...
5 Vệ sinh thùng đựng Vệ sinh hàng ngày trong quá trình thu gom
chất thải
6 Thùng đựng chất Sử dụng đúng tiêu chuẩn quy định và vệ sinh
thải hàng ngày
7 Chất thải chứa Lượng chất thải chứa trong túi chỉ đầy tới ¾ túi
trong túi và được buộc cổ túi lại
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)
Bảng 4.15. Công cụ thu gom và vận chuyển rác thải tại bệnh viện Đa
Khoa Hà Giang
STT Công cụ Đơn vị Số lượng
1 Thùng rác Cái 80
2 Chổi quét Cái 35
3 Quang gánh Đôi 15
4 Cuốc xẻng Cái 25
5 Xe đẩy Cái 5
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019)
51
Qua bảng 4.15 ta thấy công cụ thu gom rác chủ yếu là thùng rác (80 cái)
tại bệnh viện. Tại mỗi phòng bệnh, phòng ban làm việc đều có thùng rác riêng
và tại các nơi tập trung nhiều người qua lại như phía cổng vào tại khu vực đốt
rác cũng được trang bị các thùng rác cỡ lớn đảm bảo rác thải không bị vứt bừa
bãi tạo cảnh quan cho bệnh viện và bảo vệ môi trường
4.2.3.4. Lưu trữ vận chuyển chất thải tới nơi xử lý
Tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang định kỳ ngày hai lần vào 9h30’ sáng
và 16h chiều sẽ có y công và hộ lý tới mang rác tại các thùng rác tới nơi xử lý đảm
bảo rác thải không bị ứ đọng quá 24h.
Rác thải sinh hoạt được tập trung tại vị trí quy định thuận tiện cho công
ty đô thị môi trường tới thu gom, còn đối với chất thải y tế được tập trung tại
hai thùng rác cá dung tích 1,25m3 đặt tại khu vực lò đốt rác.
Bệnh viện có ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với công ty môi
trường mỗi ngày một lần và hai năm ký hợp đồng một lần đảm bảo lượng rác
thải được thu gom và vận chuyển hết trong ngày.
4.3. Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong thực hiện quy
chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang
Kết quả điều tra đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên y tế trong
thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tỉnh Hà Giang được thể
hiện ở các bảng sau.
Bảng 4.16 Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn về
quy chế quản lý chất thải y tế
Bệnh viện A
TT Chỉ tiêu nghiên cứu Số người được tập %
huấn/người phỏng vấn
1 Nhân viên y tế (nhóm 1) 22/30 73,3
2 Vệ sinh viên (nhóm 2) 15/18 83,3
3 Viên chức BV (nhóm 3) 7/12 58,3
4 Trung bình 44/60 73,3
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 )
52
Qua bảng 4.16 cho thấy nhóm người có tỷ lệ được tập huấn quy chế quản
lý chất thải y tế cao nhất là nhóm vệ sinh viên đạt 83,3%, thấp nhất là nhóm
viên chức bệnh viện nhất là 58,3%.
Bảng 3.17 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và viên chức bệnh
viện tỉnh Hà Giang về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải
Nhóm 1 (n=30) Nhóm 2 (n=18) Nhóm 3 (n=12)
Nhóm Số % Số % Số % Tổng
người người người (n=60)
Hiểu Biết
Không biết 6 20,0 2 11,1 0 0 8
Biết dưới 5 4 13,3 3 16,7 2 16,7 9
nhóm
Biết trên 5 nhóm 3 10,0 2 11,1 0 0 5
Biết đúng 5 17 56,7 11 61,1 10 83,3 38
nhóm
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 )
Từ số liệu điều tra ở bảng 4.17 cho thấy biết trên 5 nhóm chất thải có ở
nhân viên y tế và vệ sinh viên, tuy nhiên tỉ lệ số người biết thấp 10 -11%. Biết
đúng 5 nhóm chất thải có viên chức bệnh viện biết với tỉ lệ cao 83,3%, tiếp
đến là vệ sinh viên 61,1%, thấp nhất là nhân viên y tế là 56,7%. Nhân viên y
tế và vệ sinh viên có tỉ lệ không hiểu biết gì về phân loại rác chiếm 11,1 đến
20,0%, viên chức bệnh viện đều biết về phân loại rác theo nhóm.
Bảng 3.18 Hiểu biết của nhân viên y tế, vệ sinh viên và công chức bệnh
viện tỉnh Hà Giang về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế
Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
(n=30) (n=18) (n=12) Tổng
Hiểu Biết Số % Số % Số % (n=60)
người người người
Không biết hoặc 6 20 1 5,6 3 25 10
biết không đúng
Biết dưới 4 mầu 7 23,3 4 22,2 4 33,3 15
Biết đúng 4 mầu 17 56,7 13 72,2 5 41,7 35
( Nguồn: Số liệu học viên điều tra năm 2019 )
53
Khi hỏi về hiểu biết mã màu dụng cụ đựng chất thải, nhóm viên chức
bệnh viện có tỉ lệ không biết hoặc biết không đúng là 25%, tiếp đến là nhóm
nhân viên y tế. Biết đúng 4 mã màu dụng cụ đựng chất thải nhóm nhân viên y
tế biết cao nhất là 72,2%, tiếp đến là nhóm vệ sinh viên (56,7%, thấp nhất là
nhóm nhân viên y tế (41,7%).
Bảng 3.19. Hiểu biết về phân loại chất thải y tế của Cán bộ, nhân viên y
tế của bệnh viện theo nhóm chất thải và theo mã màu
Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Tổng (n= 60)
Hiểu Biết (n=30) (n=18) (n=12)
Hiểu biết tốt 15 11 5 31 (51,7%)
Hiểu biết khá 4 4 3 11 (18,3%)
Hiểu biết trung bình 5 1 2 8 (13,3%)
Hiểu biết kém 6 2 2 10 (16,6%)
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 )
Tại bệnh viện Hà Giang số người tham gia phỏng vấn được đánh giá ở
mức hiểu biết tốt là 31 người chiếm 51,7% trong tổng số 60 người tham gia
phỏng vấn của bệnh viện; mức độ hiểu khá chiếm 18,3%; hiểu biết kém là 16,6%.
Bảng 3.20 Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế
tại tỉnh Hà giang
Số người trong nhóm
Tổng (n=60)
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Chỉ tiêu (n=30) (n=18) (n=12) Số
%
người
Quan tâm tới việc thực hiện
30 18 12 60 100
quy định phân loại rác tại chỗ
Thực hành phân loại rác tại
29 18 12 59 98,3
chỗ
Nhắc nhở bệnh nhân bỏ rác
27 16 7 50 83,3
đúng quy định
Hướng dẫn bệnh nhân về mã
34 26 8 40 66,7
màu sắc
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)
54
Qua số liệu bảng 3.20 ta thấy 100% số người được phỏng vấn của bệnh
viện quan tâm tới việc thực hiện quy định phân loại rác tại chỗ. 98,3% số
người được phỏng vấn thực hành phân loại rác tại chỗ. 83,3% số người nhắc
nhở bệnh nhân bỏ rác đúng quy định. 66,7% số người hướng dẫn bệnh nhân
về mã màu sắc.
4.4. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý quản lý và xử lý chất
thải tại bệnh viện tỉnh Hà Giang
4.4.1. Giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện
Giải pháp về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_ly_va_xu_ly_chat_thai_tai_b.pdf