ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------
HOÀNG ĐỨC MẠNH
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------
HOÀNG ĐỨC MẠNH
ĐÁNH G
66 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá công tác quản lí nhà nước về môi trường của thành phố Bắc kạn, tỉnh Bắc kạn giai đoạn 2016 – 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : KHMT 47 N01
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên
tại giảng đường đại học, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận
dụng lí thuyết vào thực tiễn. Qua đó, sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về
kiến thức, lí luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác, nhằm đáp ứng
nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa
học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong
Khoa Môi trường đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành
cảm ơn các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt em
xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân em có
nhiều cố gắng, xong do trình độ có hạn và thời gian có hạn, bước đầu làm
quen với phương pháp nghiên cứu, nên khóa luận của em không tránh khỏi
những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô
giáo, bạn bè để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Kạn, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Hoàng Đức Mạnh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng dân số và lao động thành
phố Bắc Kạn giai đoạn 2016 – 2018 ......................................................................... 24
Bảng 4.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Bắc Kạn............................ 26
Bảng 4.3. Biến động lượng CTR phát sinh ............................................................... 28
Bảng 4.4. Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại Thành phố Bắc Kạn ................ 30
Bảng 4.5. Tình hình xử lí chất thải theo hộ gia đình
trên địa bàn thành phố Bắc Kạn ................................................................................ 31
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu thành phố Bắc Kạn ........... 33
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của thành phố Bắc Kạn .......... 35
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt chung
của thành phố Bắc Kạn ............................................................................................. 36
Bảng 4.9. Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các
hộ gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Kạn ............................................................. 37
Bảng 4.10. Tổng hợp số thu phí BVMT đối với nước thải thu được
của tỉnh Bắc Kạn ....................................................................................................... 40
Bảng 4.11. Biểu giá thuế tài nguyên tại tỉnh Bắc Kạn .............................................. 41
Bảng 4.12. Kết quả công tác đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ............................................................. 45
Bảng 4.13. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường
tại thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 ........................................................... 46
Bảng 4.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
công tác BVMT ở các cơ sở ...................................................................................... 47
Bảng 4.15. Kết quả điều tra người dân trên địa bàn
thành phố Bắc Kạn về môi trường ............................................................................ 49
Bảng 4.16. Ý kiến của người dân về vấn đề cải thiện môi trường tại thành phố ...... 50
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lí môi trường Việt Nam ................. 12
Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn .............................................................. 20
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
CKBVMT : Cam kết bảo vệ môi trường
CTR : Chất thải rắn
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GIS : Hệ thống thông tin địa lí
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHKT : Khoa học kỹ thuật
QLMT : Quản lí môi trường
QCMT : Quy chuẩn môi trường
TNMT : Tài nguyên môi trường
TCMT : Tiêu chuẩn môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
UNDP : Chương trình phát triển Liên hợp quốc
UNEP : Chương trình môi trường Liên hợp quốc
WEF : Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
WWF : Quỹ bảo vệ động vật hoang dã WB Ngân hàng thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỐNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ......................................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở triết học của quản lí môi trường.............................................................. 4
2.1.3. Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lí môi trường ...................... 4
2.1.4. Cơ sở pháp lí của quản lí môi trường ................................................................ 6
2.1.5. Cơ sở kinh tế trong quản lí môi trường ............................................................. 8
2.2. Nội dung của công tác quản lí Nhà nước về môi trường ..................................... 9
2.2.1. Tình hình quản lí môi trường trên thế giới ........................................................ 9
2.2.2. Tình hình quản lí môi trường tại Việt Nam .................................................... 11
2.2.3. Công tác quản lí nhà nước về môi trường tại tỉnh Bắc Kạn ............................ 13
2.2.4. Một số hoạt động quản lí nhà nước về môi trường ......................................... 15
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian thực tập ........................................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 18
vi
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................. 18
3.3.2. Thực trạng môi trường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn .............. 18
3.3.3. Đánh giá công tác quản lí nhà nước về môi trường tại thành phố
giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................................ 18
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
môi trường tại thành phố Bắc Kạn ............................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp điêu tra, thu thập tài liêu thứ cấp .............................................. 18
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp................................................................ 19
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................ 19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 20
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn ....................................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 23
4.1.3. Đánh giá chung về thành phố Bắc Kạn ........................................................... 26
4.2. Thực trạng môi trường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ................... 27
4.2.1. Hiện trạng ........................................................................................................ 27
4.2.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên ....................................................................... 32
4.3. Đánh giá công tác quản lí nhà nước về môi trường tại thành phố
Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................. 38
4.3.1. Đánh giá công tác tổ chức quản lí nhà nước về môi trường
ở thành phố Bắc Kạn ................................................................................................. 38
4.3.2. Đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trường ở thành phố ................................ 43
4.3.3. Đánh giá mức độ quan tâm của người dân đến môi trường ............................ 49
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
tại thành phố Bắc Kạn ............................................................................................... 51
4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 51
4.4.2. Khó khăn, trở ngại ........................................................................................... 52
vii
4.4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí
nhà nước về môi trường của thành phố ..................................................................... 53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 55
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 55
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 57
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề rất nóng bỏng đối với toàn nhân
loại. Trái đất đang bị đe dọa bởi môi trường ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái
nghiêm trọng, chủ yếu là do các tác động mạnh mẽ của con người. Do đó, cần
có những biện pháp quản lí môi trường một cách có hệ thống, chặt chẽ và
hiệu quả nhằm ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường, bảo vệ môi
trường một cách tốt nhất.
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do vậy, các tác động đến môi trường không hề nhỏ, đòi hỏi công tác quản lí
môi trường ngày càng phải được quan tâm nhiều hơn. Hệ thống cơ quan quản
lí nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện.
Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường được lập và phát
triển từ Trung ương tới các địa phương. Song, trong thực tế công tác quản lí
môi trường ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, thi hành pháp luật
còn kém nghiêm minh, trình độ các cán bộ quản lí chưa hoàn thiện, ý thức
người dân còn kém, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được thực sự được quan
tâm ở đại bộ phận người dân.
Thành phố Bắc Kạn là trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, quá trình công
nghiệp hóa tại đây đang được diễn ra rất mạnh mẽ, các khu công nghiệp ngày
càng được mở rộng, các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều,. Cùng với sự
phát triển đó, các tác động tới môi trường ngày càng lớn, các yêu cầu quản lí
môi trường tốt hơn trở thành yêu cầu ngày càng cấp bách, là cơ sở để bảo vệ
sự phát triển bền vững của thành phố nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Xuất
phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa,
dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải, tôi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá công tác quản lí nhà nước về môi trường
của thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018”.
2
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được tình hình thực hiện công tác quản lí nhà nước về môi
trường của thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018.
- Phân tích những nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp phù hợp với
điều kiện của thành phố nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trường
một cách khoa học và bền vững.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố, vận dụng, phát huy kiến thức đã học trong nhà trường.
- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm thực tế.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công
việc sau khi ra trường.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tìm hiểu được thực trạng công tác quản lí nhà nước về môi trường trên
địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Tìm ra được mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lí nhà nước về
môi trường từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí.
3
CHƯƠNG 2
TỐNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
* Chức năng của môi trường sống
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá
trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí,
độ ẩm, nước, nhà ở, cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả
các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp
các nhu cầu đó của môi trường đều có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát
triển của từng quốc gia và ở từng thời kỳ. Môi trường là nơi cung cấp các nhu
cầu về tài nguyên cho con người đồng thời là nơi chứa đựng, đồng hóa các
chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi
trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn và qua sử dụng chúng được thải vào
môi trường dưới dạng chất thải. Các chất này bị các quá trình vật lí, hóa học,
sinh học phân hủy thành các chất vô cơ vi sinh quay trở lại phục vụ con
người. Tuy nhiên chức năng chứa đựng chất thải của môi trường là có giới
hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái
và gây ra ô nhiễm môi trường.
* Khái niệm về quản lí môi trường
Quản lí môi trường là một nội dung cụ thể của quản lí Nhà nước. Đó là
việc sử dụng các công cụ quản lí trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để tổ
chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường.
4
Quản lí môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lí xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan
đến con người, xuất phát từ điểm định lượng hướng tới sự phát triển bền vững
và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.1.2. Cơ sở triết học của quản lí môi trường
Nguyên lí thống nhất của thế giới vật chất, đó là sự gắn bó chặt chẽ của
tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ rộng lớn “Tự nhiên - Con người -
Xã hội” trong đó con người giữ vai trò quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ,
liên tục của cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách
mạng khoa học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hóa trong thế kỷ
vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người
và môi trường tự nhiên. Những biến đổi đó đã thúc đẩy nền văn minh hiện đại
tiến nhanh hơn bất kỳ giai đoạn lịch sử nào trước đây, nhưng cũng đang làm
nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa một bên là thành tựu khoa học, kỹ thuật và
công nghệ của loài người trong việc làm chủ thiên nhiên với một bên là bảo
vệ những điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lí môi trường,
chúng ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa
con người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất, diễn biến các mối quan hệ
đó trong quá trình lịch sử.
2.1.3. Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lí môi trường
- Việc hình thành các bộ môn khác nhau của khoa học môi trường, công
nghệ môi trường, thông tin môi trường, kỹ thuật môi trường. Kết quả nghiên
cứu ứng dụng của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực hóa học, sinh học, địa
học, vật lí, toán học, tin học,... Tuy nhiên vấn đề môi trường thông thường
khá phức tạp, liên quan tới nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội nên
không thể giải quyết bằng một số giải pháp riêng biệt của một ngành khoa học
5
nào đó. Do vậy, quản lí môi trường với tư cách là một lĩnh vực khoa học ứng
dụng có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu của khoa
học, công nghệ, quản lí xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trường
do phát triển đặt ra.
- Sự nâng cao hiểu biết của con người về các tác động của hoạt động
phát triển kinh tế, về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, các biến đổi môi
trường quy mô hành tinh: biến đổi khí hậu, suy thoái tầng ozon, dâng cao mực
nước biển, ô nhiễm biển,... Tất cả nhận thức thu được trên cho phép kết luận:
hoạt động của loài người đang gây ra các tác động vượt khả năng chịu tải của
Trái đất và duy trì cuộc sống của loài người, cần phải sử dụng hợp lí các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trên Trái đất. Hay nói
cách khác, loài người cần phải quản lí môi trường sống của mình thông qua
các hoạt động phát triển bền vững.
- Sự hình thành các công cụ tính toán, phương pháp khoa học riêng để
đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên, tiêu chuẩn cho
môi trường,... cho phép con người có thể đánh giá, dự báo và kiểm soát các
tác động tiêu cực của phát triển đến môi trường. Hay nói cách khác, loài
người đã có những công cụ có hiệu lực để quản lí chất lượng môi trường sống
của chính mình.
- Sự phát triển của công nghệ môi trường trong lĩnh vực xử lí chất thải
(xử lí chất thải rắn, lỏng, khí, nước) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Về lí thuyết tiềm lực kỹ thuật và công nghệ của loài người trong giai đoạn
hiện nay cho phép xử lí phần lớn các dạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản
xuất. Tuy nhiên, bản thân các dạng ô nhiễm môi trường tự nhiên luôn là một
cỗ máy xử lí khổng lồ và hoạt động liên tục, kể cả khi chưa xuất hiện loài
người. Do vậy, cần phải có các phương thức quản lí tối ưu dựa trên các khả
năng trên của môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
- Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lí, đo đạc, đánh
giá các thông số môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nhưng do nhiều nguyên
6
nhân, giá thành của kỹ thuật và thiết bị liên tục thay đổi. Trong đó, hoạt động
sản xuất thường phát triển theo các xu thế của thị trường dẫn đến chỗ chỉ
những loại công nghệ và thiết bị mang lại hiệu quả kinh tế thuần túy mới
được sử dụng. Vì vậy, cần có hoạt động quản lí môi trường để điều tiết khả
năng ứng dụng công nghệ và thiết bị có lợi cho môi trường sống của toàn
nhân loại hiện tại cũng như trong tương lai.
- Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo môi trường: GIS, mô hình
hóa, quy hoạch môi trường, EIA, kiểm toán môi trường. Các ứng dụng trên
không nằm trong hệ thống các ngành khoa học và công nghệ đã có, liên quan
tới nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác. Các giải pháp tối ưu có được
từ các nghiên cứu trên, chỉ có thể triển khai ra thực tế thông qua các biện pháp
quản lí tổng hợp môi trường của địa phương, ngành, quốc gia, khu vực và
quốc tế.
Tất cả những nhận xét trên đây cho phép kết luận rằng: ngày nay có đủ
điều kiện để xem quản lí môi trường là một chuyên ngành khoa học môi
trường có chức năng quản lí tổng hợp các hoạt động phát triển của con người,
đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người cùng
các sinh vật trên Trái đất, hiện tại cũng như tương lai.
2.1.4. Cơ sở pháp lí của quản lí môi trường
Cơ sở pháp lí của quản lí môi trường là các văn bản luật quốc tế và luật
quốc gia về lĩnh vực môi trường.
2.1.4.1. Luật quốc tế về môi trường
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc
biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971.
- Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên
(19/10/1982).
- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy
cơ bị đe dọa, 1973.
7
- Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).
- Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.
- Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985.
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987.
- Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải
độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995).
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992.
- Công ước về Đa dạng sinh học, 1992.
2.1.4.2. Luật quốc gia về môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày
29/6/2006;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lí
chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
8
- Nghị định 155/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên
và môi trường quy định về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh
giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lí chất thải nguy hại;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản;
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh
doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy
định về quản lí chất thải rắn xây dựng;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.1.5. Cơ sở kinh tế trong quản lí môi trường
Quản lí môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất ra của cải
vật chất diễn ra dưới sức ép của cạnh tranh về chất lượng và loại giá. Loại
hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được ưu tiên tiêu thụ. Trong đó,
loại ngược lại không có chỗ đứng. Tuy nhiên, đôi khi giá cả thị trường không
phản ánh hoạt động của những người sản xuất hay những người tiêu dùng, do
tồn tại những ngoại ứng và hàng hóa công cộng.
Ngoại ứng là những tác động đến lợi ích và chi phí nằm ngoài thị trường.
Ngoại ứng có thể là tích cực, khi tạo ra lợi ích cho các bên khác, hoặc tiêu cực
9
khi áp đặt các chi phí cho các bên khác. Hàng hóa công cộng là hàng hóa
được dùng cho nhiều người, khi chúng được cung cấp cho một số người thì
những người khác có thể sử dụng chúng được.
Môi trường là loại hàng hóa công cộng vì thế chúng ta có thể dùng các
phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát
triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ bảo vệ môi trường và quản lí tài nguyên thiên nhiên rất đa
dạng, gồm: các loại thuế, phí và lệ phí, ô nhiễm, trợ cấp kinh tế, ký quỹ hoàn
trả, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO.
2.2. Nội dung của công tác quản lí Nhà nước về môi trường
2.2.1. Tình hình quản lí môi trường trên thế giới
Vấn đề quản lí môi trường hiện nay tính năng nổi bật nhất trên chương
trình nghị sự chính trị quốc gia và quốc tế. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nước
biển dâng và ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự cân bằng của hành tinh.
Trong bối cảnh hiện nay các mối quan tâm về môi trường, có nhu cầu gia tăng
trên toàn thế giới cho các nhà quản lí môi trường.
UNESCO là một trong những tổ chức đầu tiên đã nhận thấy vấn đề môi
trường là một trong những thách thức của toàn nhân loại.
- Tháng 9/1968, UNESCO đã triệu tập tại Paris - Pháp một hội nghị về
môi trường nhằm tìm kiếm phương cách sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên của sinh quyển.
- Ngày 05/6/1972, “Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và con
người” được tổ chức tại Stockhoml - Thụy Điển. Hội nghị có 113 quốc gia
tham dự và đã thừa nhận sự xuống cấp của môi trường toàn cầu và nhận thấy
cần phải có ngay biện pháp bảo vệ và cải thiện. Tuyên bố Stockhoml về môi
trường và con người đã được thông qua tại hội nghị này. Tuyên bố Stockhoml
bao gồm 7 điều và 26 nguyên tắc quan trọng đặt cơ sở cho chính sách toàn
cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.
10
Hội nghị Stockhoml là cơ sở và nền tảng cho những hội nghị tới về môi
trường và sự phát triển bền vững.
- Năm 1980: Chiến lược bảo tồn thế giới.
- Năm 1984: Thành lập Ủy ban Brundtland.
- Năm 1992: Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc:
Rio de Janeiro, Brazil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái
đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp
Quốc. Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất các nguyên tắc cơ bản và
phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên,
chương trình Nghị sự 21. Với sự tham gia của các đại diện hơn 200 nước trên
thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã thông
qua các văn bản quan trọng:
- Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển với 27 nguyên tắc chung xác
định những quyền và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho Thế giới.
- Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định
các khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn nguy hiểm cho hệ
thống khí hậu toàn cầu.
- Công ước về Đa dạng sinh học.
Đây là các văn kiện quốc tế quan trọng có mối liên quan với nhau, được
quán triệt trong suốt thế kỷ XXI. Từ đó, chương trình nghị sự 21 về Phát triển
bền vững đã trở thành chiến lược của toàn cầu và “Mục tiêu phát triển thiên
niên kỉ” với 8 nội dung (xóa đói, giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, thúc
đẩy bình đẳng giới tính, nâng cao quyền lợi của nữ giới, giảm tỷ lệ trẻ em tử
vong, cải thiện và đảm bảo sức khỏe sản phụ, đấu tranh với các loại bệnh như
HIV, sốt xuất huyết, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển hợp tác toàn cầu)
đã được tập trung thực hiện.
11
2.2.2. Tình hình quản lí môi trường tại Việt Nam
Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có
tính đa dạng cao. Do hậu quả của chiến tranh để lại cộng với mặt trái của sự
phát triển kinh tế đã có tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên, giảm đa dạng
sinh học, mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường. Song ngay từ
đầu Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường (BVMT) nên đã đã chú trọng đến nhiều công tác tổ chức quản lí, đưa
công tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm
nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường đầu tư cho công tác quản lí và
BVMT.
Với sự giúp đỡ của UNDP v...uẩn và quy chuẩn
môi trường trước khi xả ra môi trường. Đối với công tác quản lí, phòng Tài
nguyên và Môi trường đã cử cán bộ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình hình hoạt động và xử lí của bãi rác
thải, đôn đốc các cở sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường vì vậy đã
hạn chế được các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Thực trạng công tác quản lí
về chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố được tổng hợp qua bảng số liệu sau:
Từ những khối lượng rác thải được thu gom và chưa được gom trên, đề
tài đã tiến hành phỏng vấn, điều tra và thu được kết quả thể hiện qua bảng số
liệu sau:
Bảng 4.5. Tình hình xử lí chất thải theo hộ gia đình
trên địa bàn thành phố Bắc Kạn
TT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Hố rác riêng 4 6,7
2 Bãi rác chung 21 35,0
3 Thu gom theo hợp đồng dịch vụ 33 55,0
4 Tùy nơi 2 3,3
Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy được tại thành phố Bắc Kạn đã có ý
thức thu gom rác. Tuy nhiên số lượng rác thải được thu gom và xử lí vẫn chưa
được triệt để. Việc thu gom theo hợp đồng mới chỉ chiếm 55,0% trong khi đó
các hộ gia đình đổ vào hố rác chung chiếm 35,0%. Ngoài ra một số gia đình
có diện tích đất rộng đã làm hố rác riêng, tự thu gom rác thải của gia đình
mình và xử lí bằng phương pháp đốt chiếm 6,7%. Các hộ gia đình có tham gia
32
sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đã tận thu nguồn rác thải hữu cơ như cơm
thừa, hoa quả hư hỏng, cho chăn nuôi và ủ phân bón cho cây trồng. Bên
cạnh đó vẫn còn nhóm các hộ gia đình chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vẫn
đổ rác bừa bãi không đúng nơi quy định chiếm 3,3%. Các loại rác thải được
vứt bữa bãi gây ô nhiễm môi trường và gây mất cảnh quan làm ảnh hưởng tới
cuộc sống của người dân xung quanh.
4.2.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên
4.2.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
Việc sử dụng phân bón hoá học không đúng kỹ thuật trong canh tác
nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, theo ước tính trung bình tại Việt
Nam có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư
thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ
thuộc nhóm chua sinh lí (K2SO4), (NH4)2; SO4, KCl, supe phốt phát còn tồn
dư axit đã làm chua đất, kết quả phân tích đất tại một số khu vực đất lúa có
pH thấp (dao động từ 4,3 đến 5,7) (Phòng TN&MT thành phố Bắc Kạn).
4.2.2.2. Hiện trạng môi trường nước
Từ năm 2000 tại thành phố Bắc Kạn đã có một nhà máy cấp nước tập
chung cho dân cư khu vực nội thành với công suất 20.000m3/ngày.đêm. Đây
là nhà máy khai thác nước cấp cho sinh hoạt bằng nguồn nước mặt trên sông
Cầu. Nhìn chung chất lượng nước máy của thành phố Bắc Kạn sau khi xử lí là
đạt tiêu chuẩn. Theo số liệu phân tích của Sở Y tế Bắc Kạn, năm 2008 có 226
mẫu nước máy và mẫu nước thô ở các trạm bơm nước được phân tích thì có
17,7% mẫu nước có hàm lượng Coliform lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đối với
nước dùng cho sinh hoạt; năm 2008 số mẫu nước có hàm lượng Coliform lớn
hơn tiêu chuẩn cho phép là 10% trên tổng số 189 mẫu; năm 2009 là 5,5% trên
tổng số 146 mẫu. Các mẫu nước có hàm lượng Coliform lớn hơn 0 thường là
mẫu nước thô và nước ở các bể lọc
• Nước mặt :
33
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu
thành phố Bắc Kạn
Kết quả QCVN 08- QCVN 08-
Đơn
Stt Các chỉ tiêu MT:2015/B MT:2015/B
vị NM1 NM2
TNMT (A2) TNMT (B2)
1 pH NTU 7,1 7,95 6-8,5 5,5-9
2 Độ đục mg/l 4,5 21 - -
3 BOD5 mg/l 4,3 39 <6 <25
4 COD mg/l 8,6 50 <15 <50
5 DO mg/l 6,8 4,5 >=5 >=2
6 TSS mg/l 34,6 74,1 30 100
7 Pb mg/l KPHĐ KPHĐ 0,02 0,05
8 Mn mg/l 0,068 0,073 0,2 1,0
9 Fe mg/l 0,355 0,369 1 2
10 Cr (VI) mg/l KPHĐ KPHĐ 0,02 0,05
-
11 NO2 theo N mg/l 0,15 0,30 0,05 0,05
+
12 NH4 theo N mg/l 0,09 0,21 0,3 0,9
13 F- mg/l 0,16 0,20 1,5 2,0
14 As mg/l 0,003 0,007 0,02 0,1
15 Hg mg/l <0,0001 <0,0001 0,001 0,002
16 Coliform MPN/ 5500 17000 5000 10000
100ml
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn)
Chú thích:
- MN1: Nước sông Cầu đầu phà thành phố Bắc Kạn.
- MN2: Nước sông Cầu điểm xả Nhà máy giấy Đế thành phố Bắc Kạn
Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy văn sông
Cầu và 5 con suối chảy qua suối thành phố, suối Pá Danh, suối Nông Thượng,
suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Sông Cầu chảy qua địa bàn thành phố có tầm
34
quan trọng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt
là các ngành nông, lâm nghiệp phục vụ cho sinh hoạt cũng như tưới tiêu.
Trong những năm gần đây chất lượng môi trường nước dọc sông Cầu
đều có độ pH, COD, BOD cao hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2),
một số mẫu còn vượt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B2), nhất là các đoạn
sông chảy qua các xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- KPHĐ: Không phát hiện được (hàm lượng quá nhỏ, ở dạng vết)
Qua bảng 4.6 cho thấy chất lượng nước sông Cầu và mức độ ô nhiễm
của nước sông Cầu tại một số điểm gây ô nhiễm như đoạn sông chảy qua nhà
máy giấy Đế thành phố Bắc Kạn:
- Các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép nhưng một số chỉ tiêu
như COD, BOD5, coliform đều vượt quá ngưỡng QCVN 08-
MT:2015/BTNMT (cột B2), riêng chỉ tiêu về coliform còn vượt cả QCVN 08-
MT:2015/BTNMT (cột A2) từ 2 - 3 lần, điều này chứng tỏ sự ô nhiễm về dinh
dưỡng và hữu cơ.
- Độ pH: kết tủa phân tích trong 2 điểm lấy mẫu phân tích của sông Cầu
là: điểm đầu và điểm xả của Nhà máy giấy thuộc địa bàn thành phố Bắc Kạn
cho thấy hàm lượng pH nằm trong ngưỡng QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Nhưng tăng đột ngột đoạn chảy qua nhà máy giấy thành phố Bắc Kạn, ở đây
độ pH đạt mức 7,95 xấp xỉ ngưỡng QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
- Các chỉ tiêu kim loại như Pb, Fe, Mn, As, Hg... đều có hàm lượng nhỏ
hoặc không phát hiện được và đều nằm trong quy chuẩn cho phép, điều này
chứng tỏ nguồn nước sông Cầu chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng.
Nhưng các chỉ tiêu về kim cần phải được kiểm soát và quan trắc thường
xuyên để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm về kim loại nặng vì trên địa
bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất và khai thác khoáng sản.
Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu trong địa bàn thành phố có dấu
hiệu nhiễm bẩn dinh dưỡng và hữu cơ mà nghiêm trọng nhất là những đoạn
35
sông chảy qua các nhà máy, xí nghiệp ...
• Nước dưới đất
Đối với môi trường nước ngầm thành phố Bắc Kạn tuy chưa có kết quả
về trữ lượng nước chính xác nhưng qua một số khảo sát cho thấy mực nước
ngầm bị hạn chế bởi độ sâu và độ cao. Tuy nhiên một số mẫu phân tích của
một số hộ dân sống trên địa bàn thành phố Bắc Kạn cho biết chất lượng nước
ngầm, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của thành phố Bắc Kạn
QCVN 09- Kết quả
Thông
STT Đơn vị MT:2015/
số
BTNMT NN1 NN2 NN3 NN4
1 pH mg/l 5,5-8,5 6,3 6,6 6,4 6,5
2 TDS mg/l 1500 196 217 233 172
-
3 NO2 mg/l 1 0,05 0,16 0,09 0,20
-
4 NO3 mg/l 15 0,07 0,10 0,04 0,13
+
5 NH4 mg/l 1 0,16 0,20 0,12 0,22
3-
6 PO4 mg/l - 0,02 0,08 0,10 0,14
7 Fe mg/l 5 0,057 0,042 0,039 0,105
8 Mn mg/l 0,5 0,021 0,017 0,048 0,066
9 Pb mg/l 0,01 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ
10 Cd mg/l 0,005 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ
11 Hg mg/l 0,001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001
12 As mg/l 0,05 <0,0001 <0,0001 0,002 0,001
MNP/
13 Coliform 3 3 0 5 8
100ml
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn)
Chú thích:
NN1: Nhà ông Ngô Văn Cáp, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn
NN2: Phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn
NN3: Nhà hàng Sơn Tùng, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn
NN4: Nhà ông Hoàng Văn Chức, phường Phùng Chí Kiên, thành phố
Bắc Kạn
36
QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất
KPHĐ: Không phát hiện được (hàm lượng quá nhỏ, ở dạng vết)
" - ": không xác định
Số liệu tại bảng 4.7 cho thấy hầu hết các thông số được quan trắc của các hộ
dân đều nắm trong các tiêu chuẩn cho phép, chỉ có chỉ tiêu Coliform của một số hộ
vượt tiêu chuẩn cho phép cụ thể là: Mẫu nước Nhà hàng Sơn Tùng, phường Sông
Cầu có kết quả đo là 5 cao gấp 1,67 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT và
nhà ông Hoàng Văn Chức, phường Phùng Chí Kiên, kết quả đo được là 8
MPN/100ml cao gấp 2,67 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Còn các chỉ tiêu khác đều thấp hơn hoặc nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
• Nước thải:
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt chung
của thành phố Bắc Kạn
QCVN 14-
Chỉ tiêu chất
STT Đơn vị Kết quả MT:2015/BTNMT
lượng
(B2)
1 pH 7,85 6-9
2 Độ đục NTU 42 -
3 DO mg/l 3,7 -
4 BOD5 mg/l 57 30
5 COD mg/l 124 75
6 TSS mg/l 48 50
7 Crom (VI) mg/l 0,02 0,05
8 Coliform MPN/100ml 8400 5000
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn)
Chú thích:
- QCVN 14-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
37
- “ - ”: không xác định.
Nguồn nước thải thải ra môi trường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn gồm
nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải từ hoạt động sản xuất
công nghiệp.
- Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2018 của tỉnh Bắc Kạn thì,
nước thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Kạn năm 2018 các chỉ tiêu về COD,
BOD5, Coliform, TSS đều vượt QCVN 14-MT:2015/BTNMT (cột A).
Qua bảng 4.8 ta có thể thấy rằng: nước thải sinh hoạt của thành phố Bắc
Kạn thì hàm lượng COD vượt QCVN 14-MT:2015/BTNMT, còn hàm lương
BOD5 vượt QCVN 14-MT:2015/BTNMT 1,5 lần ngoài ra còn một số chỉ tiêu
vượt QCVN 14-MT:2015/BTNMT là tổng Coliform.
Hoạt động nông nghiệp: Lượng nước hồi quy cùng với nước mưa rửa
trôi mang theo vào nước khá nhiều các loại hợp chất như các chất khoáng,
mùn hữu cơ, kim loại, dinh dưỡng và nhất là hoá chất bảo vệ thực vật các loại.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy thực tế xả nước thải sinh hoạt của các
hộ gia đình vào môi trường trên địa bàn thành phố như sau:
Bảng 4.9. Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các
hộ gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Kạn
Stt Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Cống thải công cộng 9 15
2 Kênh, rạch 4 6,67
3 Bể chứa 5 8,33
4 Bể tự hoại 42 70
Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Qua bảng 4.9 cho thấy được người dân đã có ý thức trong việc tạo nguồn
tiếp nhận nước thải. Có 70% hộ gia đình đã xây dựng bể tự hoại để xử lí nước
thải của gia đình mình; 15% thải ra cống thải chung của địa phương, 8,3% hộ
38
gia đình thải ra bể chứa. Bên cạnh đó vẫn có 6,67% hộ gia đình thải nước thải
ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nguồn nước tại đó và gây mất mỹ quan.
4.2.2.3. Hiện trạng môi trường không khí
Môi trường không khí tại thành phố bị ô nhiễm do số lượng các phương
tiện giao thông vận tải tăng nhanh, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông
là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Với lưu lượng xe tăng
nhanh chóng thì lượng khí thải trung bình cho mỗi km đường trong một giờ
(km/h) như: SO2, NO2, CO, cũng tăng tương ứng đã góp phần tăng nhanh
lượng khí độc từ các phương tiện giao thông đưa vào môi trường. Song song
đó là quá trình đô thị hoá, các hoạt động xây dựng nhà cửa, cầu cống,
đường, diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thành phố. Hoạt động xây dựng đã
gây ô nhiễm bụi nghiêm trọng đối với môi trường không khí xung quanh.
4.3. Đánh giá công tác quản lí nhà nước về môi trường tại thành phố Bắc
Kạn giai đoạn 2016 - 2018
Thực hiện chức năng và nhiệm vụ về quản lí nhà nước về môi trường
trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường
và các phòng ban chức năng nhằm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành các văn bản để chỉ đạo điều hành và hướng dẫn các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn huyện việc tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường để từng
bước đưa công tác bảo vệ môi trường đi vào nề nếp. Ngoài việc tham mưu
cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quy định về công tác quản lí
nhà nước về môi trường, phòng cũng có các hoạt động tuyên truyền và phổ
biến pháp luật về môi trường cho các cấp, các ngành và cộng đồng trên địa
bàn nhằm năng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ cũng như người dân trong
công tác bảo vệ môi trường.
4.3.1. Đánh giá công tác tổ chức quản lí nhà nước về môi trường ở thành
phố Bắc Kạn
4.3.1.1. Nguồn nhân sự trong công tác quản lí nhà nước về môi trường
39
Tổng số cán bộ làm công tác môi trường cấp thành phố bao gồm 8
người bao gồm 1 lãnh đạo Phòng TN&MT phụ trách quản lí môi trường và 7
chuyên viên theo dõi về môi trường. Hầu hết các cán bộ phụ trách quản lí về
môi trường tại phòng TN&MT đều có trình độ đại học và sau đại học.
Đối với các phường xã thuộc sự quản lí của thành phố đã có 8/8 phường
xã có cán bộ về môi trường nhằm tham mưu cho UBND cấp phường, xã, thị
trấn các công tác về bảo vệ môi trường.
Với lực lượng các bộ có trình độ chuyên môn, đồng thời được sự quan
tâm của các cấp các ngành cũng như sự nỗ lực của các cán bộ, trong những
năm qua Phòng TN&MT thành phố Bắc Kạn đã có những đóng góp đáng kể
vào việc cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố.
4.3.1.2. Vấn đề đầu tư tài chính trong công tác bảo vệ môi trường
Hàng năm, UBND thành phố được UBND tỉnh phân bổ cho các năm
ngày càng tăng. Tổng kinh phí đầu tư cho sự nghiệp môi trường theo kế
hoạch. Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ qua các năm được sử
dụng cho các nhiệm vụ cụ thể như:
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn BVMT, phổ biến luật BVMT.
- Hỗ trợ công tác thu gom xử lí rác thải sinh hoạt tại các xã, phường, thị trấn.
- Hỗ trợ thùng đựng rác cho các đơn vị trên địa bàn thành phố.
- Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải.
- Hỗ trợ xử lí ô nhiễm môi trường tại một số điểm xả rác.
- Mua tài liệu phục vụ cho công tác quản lí nhà nước về môi trường và
một số nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường
Ngoài ra còn có các khoản thu khác như thuế môi trường, phí môi
trường, lệ phí môi trường,
4.3.1.3. Công cụ kinh tế trong quản lí môi trường
• Phí bảo từ vệ môi trường đối với nước thải đã thu được
40
Hàng năm, nhiệm vụ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp được UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo
vê môi trường) triển khai thực hiện. Kinh phí thu được từ phí nước thải nói
chung và phí nước thải nói riêng đã tạo nguồn thu cho ngân sách của tỉnh và
từng bước hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải. Trong năm
2018, tổng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được trên địa bàn tỉnh
là 2.156.768.776 đồng, trong đó:
• Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được
569.768.776 đồng.
• Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được
1.587.000.000 đồng.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tăng. Năm 2017
thu được 309.243.000 đồng, năm 2017 thu được 569.768.776 đồng, tăng
260.525.776 đồng.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tăng. Năm 2017 thu
được 807.511.295 đồng, năm 2018 thu được 1.587.000.000 đồng, tăng
779.488.705 đồng.
Bảng 4.10. Tổng hợp số thu phí BVMT đối với nước thải thu được của
tỉnh Bắc Kạn
Tăng (+)
Năm 2017 Năm 2018
giảm (-)
Phí nước thải công nghiệp 309.243.000 569.768.776 260.525.776
Phí nước thải sinh hoạt 807.511.295 1.587.000.000 779.488.705
Tổng 1.116.756.754.295 2.156.768.776 1.040.014.481
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn,
Công ty cấp thoát nước MTV Bắc Kạn)
4.3.1.4. Công tác thu thuế tài nguyên, thuế môi trường
* Thuế tài nguyên
41
Thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng khai thác mà doanh
nghiệp khai báo với cơ quan thuế. Tuy nhiên, việc khai báo sản lượng chưa
đảm bảo minh bạch chính là yếu tố gây lãng phí tài nguyên quốc gia và làm
thất thu nguồn ngân sách. Bên cạnh mức thuế suất thuế tài nguyên chưa phù
hợp với yêu cầu quản lí, bảo vệ, khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt đối với
tài nguyên có giá trị kinh tế cao như vàng, bạc, bạch kim, thiếc, đồng,
Nhìn chung, chính sách thu đối với tài nguyên hiện hành còn bất cập về căn
cứ tính thuế, xác định sản lượng tính thuế và giá tính thuế.
Bảng 4.11. Biểu giá thuế tài nguyên tại tỉnh Bắc Kạn
Đơn vị Giá tính thuế Ghi
TT Tên tài nguyên, khoáng sản
tính (đồng) chú
1 2 3 4 5
1 Vàng Chỉ 2.550.000
2 Bạc Kg 16.000.000
3 Quặng chì, kẽm Tấn
- Quặng chì, kẽm< 10% Tấn 800.000
- Quặng chì, kẽm> 10% Tấn 900.000
4 Quặng sắt Tấn 750.000
5 Quặng đồng
Hàm lượng <2% Tấn 100.000
Hàm lượng >2% Tấn 200.000
6 Quặng Phốt-pho-rit Tấn 300.000
Khoáng sản không kim loại dùng
7
trong SXCN
- Quặng Baritte Tấn 350.000
- Đá vôi trắng Cacbonat Canxi m3 75.000
- Thạch anh m3 200.000
42
8 Đá xây dựng
- Đá hộc m3 100.000
- Đá xô bồ m3 70.000
- Đá răm cấp phối m3 100.000
- Đá (0,5x1) và (1x2) m3 150.000
- Đá (2x4) m3 140.000
- Đá (4x6) m3 100.000
9 Đất
- Đất làm gạch m3 10.000
- Đất khai thác để san lấp, xây
m3 8.000
dựng công trình
- Đất sét làm vật liệu xây dựng m3 15.000
10 Sỏi
- Sỏi (1x2) và (2x4) m3 100.000
- Sỏi (4x6) m3 80.000
11 Cát
- Cát xây dựng (cát bê tông, cát
m3 120.000
xây, cát xoa)
- Cát sỏi tự nhiên (cấp phối sông,
m3 60.000
suối)
12 Nước thiên nhiên
- Sử dụng nước mặt m3 1.500
- Sử dụng nước ngầm dưới đất m3 2.000
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn)
43
* Thuế bảo vệ môi trường
Tại tỉnh Bắc Kạn, thuế Bảo vệ môi trường mới được áp dụng từ đầu
năm 2013. Các khoản thu thuế bảo vệ môi trường góp phần tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, dùng để chi cho đầu tư giải quyết các vấn đề về môi
trường, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong
cộng đồng.
Việc áp dụng thu thuế đối với lĩnh vực môi trường đã làm cho các doanh
nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất
lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng
các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi
trường. Thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sạch vào sản
xuất, sử dụng nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản xuất các
sản phẩm thân thiện môi trường.
4.3.2. Đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trường ở thành phố
4.3.2.1. Công tác ban hành theo thẩm quyền các quy định, cơ chế,chính sách,
chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường
Việc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về quản lí nhà
nước về môi trường nhằm mục đích đảm bảo tình thống nhất trong công tác
quản lí nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương, tạo cơ sở pháp
lí để các cơ quan quản lí nhà nước có thể hoàn thành nhiệm vụ đạt được kết
quả cao.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên,
phòng TN&MT đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách, kế hoạch được ban hành.
4.3.2.2. Chỉ đạo,tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ về bảo vệ môi trường
* Việc triển khai thực hiện đề án bảo vệ môi trường
Các ngành, các cấp các tổ chức đoàn thể đã triển khai lồng ghép các
nhiệm vụ chính trị, chuyên môn gắn với nhiệm vụ BVMT và tổ chức thực
44
hiện Nghị quyết, cụ thể là:
- Phòng TNMT: là cơ quan thường trực giúp UBND thành phố triển
khai, thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đề án, tổng hợp báo cáo
đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai đề án
xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ môi trường.
- Phòng Nội vụ: tham mưu cho UBND thành phố thực hiện công tác
tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức làm công tác quản lí và bảo vệ môi
trường tại phòng TNMT và các UBND phường, xã.
- Phòng Kinh tế: tham mưu cho UBND thành phố ban hành chính sách,
chế độ khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, hộ tư nhân hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp sản xuất sạch , xây dựng tổ chức, thực hiện các tổ chức
thực hiện các dự án BVMT liên quan đến lĩnh vực quản lí của ngành,
- Phòng Tài chính – Kế hoạch: Chủ trì phối hợp với phòng TNMT xây
dựng kế hoạch chi ngân sách của thành phố cho các hoạt động sự nghiệp môi
trường, xây dựng cơ chế sử dụng các nguồn thu phí về BVMT. Phối hợp với
các phòng, ngành và UBND các xã xây dựng đề án quy hoạch tổng thể quản
lí, thu gom và xử lí rác thải trong toàn thành phố. Quy hoạch các khu dân cư
đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- UBND các xã, phường: Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ
quản lí nhà nước về môi trường trên địa bàn, phổ biến tuyên truyền giáo dục
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư
* Triển khai các văn bản của các cấp các ngành
- Tổ chức hội nghị triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, Đề án bảo vệ môi
trường, Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn của Chính Phủ, của
Bộ TN&MT như: Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nghị định số 29/2011/NĐCP,
thông tư 26/2011/TT-BTNMT, tới tất cả các cơ quan, tổ chức trên địa bàn
thành phố và các UBND xã, phường.
- Triển khai xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong tiêu
chí xây dựng nông thôn mới.
45
- Ban hành các công văn yêu cầu các xã, phường, thị trấn rà soát các
đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chỉ
đạo các xã, phường thực hiện kiểm tra lập biên bản đối với các trường hợp vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .
- Triển khai thực hiện hưởng ứng ngày môi trường thế giới, giờ trái đất,
tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường,
- Triển khai thực hiện chỉ thị số 1437/UBND-XDCB, ngày 28/03/2018
của UBND tỉnh Bắc Kạn về tăng cường công tác quản lí chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
4.3.2.3. Tổ chức đăng kí và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
Kết quả thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.12. Kết quả công tác đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Số lượng dự án
Năm Chỉ tiêu
2017 Kế hoạch bảo vệ môi trường 29
2017 Đề án BVMT đơn giản _
2018 Kế hoạch bảo vệ môi trường 24
2018 Đề án BVMT đơn giản 8
(Nguồn: Phòng TN&MT thành phố Bắc Kạn)
4.3.2.4. Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường
Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, UBND thành phố Bắc Kạn kết
hợp với các phòng ban đã tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng
cao nhận thức của người dân trong lĩnh vực BVMT.Công tác tuyên truyền,
giáo dục của thành phố trong giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện chi tiết qua
bảng sau:
46
Bảng 4.13. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường tại thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018
Stt Nội dung Đối tượng Đơn vị thực hiện
Phòng TN&MT chủ trì
Tổ chức phát động ngày môi trường Các tổ chức, cá
1 phối hợp với các phòng
thế giới 5/6 nhân liên quan
ban ngành có liên quan
Lãnh đạo và các
Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm Phòng TN&MT, UBND
2 cán bộ chuyên
tra xã, phường
trách
Tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên Đoàn thanh niên Phòng TNMT, Thành
3
truyền về BVMT các xã, phường đoàn thành phố
Tổ chức tập huấn truyền thông về UBND các xã,
4 Phòng TNMT chủ trì
công tác BVMT phường
Cán bộ môi
Tập huấn nghiệp vụ quản lí nhà nước
5 trường của các Phòng TNMT chủ trì
về môi trường
xã, phường
Trên địa bàn
Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế Phòng TN&MT kết hợp
6 phường Phùng
giới sạch hơn với Thành đoàn
Chí Kiên
Xây dựng các tin, bài về BVMT trên Phòng TN&MT kết hợp
7 sóng phát thanh truyền hình thành phố Trên địa bàn đài phát thanh truyền
(mỗi năm từ 12-17 tin) hình Bắc Kạn
UBND các xã,
Triển khai thông tư số 26/2015/TT- phường và các
8 Phòng TN&MT chủ trì
BTNMT ngày 28/5 của Bộ TN&MT cơ sở sản xuất
kinh doanh
(Nguồn: Phòng TN&MT thành phố Bắc Kạn)
Qua bảng 4.13 ta thấy công tác tuyên truyền pháp luật về BVMT trên địa
bàn thành phố Bắc Kạn đã được thực hiện khá tốt, thành phố đã tổ chức và
triển khai rất nhiều hoạt động tới người dân như hưởng ứng giờ trái đất, ngày
môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, đây là những
hoạt động bổ ích, vừa giúp cải thiện chất lượng môi trường, vừa nâng cao
được nhận thức của người dân trong lĩnh vực BVMT.
47
4.3.2.5. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường
Công tác thanh, kiểm tra về môi trường đã được triển khai thực hiện
thường xuyên nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố, đặc biệt công tác giải quyết các đơn
thư, kiến nghị của người dân về ô nhiễm môi trường luôn được quan tâm, chú
trọng. Các nội dung tiến hành thanh tra, kiểm tra như sau:
Bảng 4.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
công tác BVMT ở các cơ sở
Nội dung thanh tra, kiểm tra
Loại hình hoạt
STT
động
Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
- Xử lí nước thải sinh hoạt
-Xử lí chất thải rắn sinh
- Xử lí mùi phát sinh
hoạt
1 Chăn nuôi - Công tác giám sát môi
- Quản lí chất thải nguy
trường chưa thực hiện đầy
hại
đủ
- Xử lí khói, bụi
-Xử lí chất thải rắn sinh
- Quản lí chất thải nguy hại
Khai thác chết biến hoạt
- Công nghệ sản xuất lạc
2 khoáng sản và vật - Xử lí nước thải - Quan
hậu
liệu xây dựng trắn giám sát môi trường
- Xử lí chất thải không
đúng định kỳ
thường xuyên
- Xử lí chất thải sinh hoạt - Xử lí nước thải y tế
3 Y tế - Quản lí chất thải nguy - Không quan trắc, giám sát
hại môi trường
(Nguồn: Phòng TN&MT thành phố Bắc Kạn)
UBND thành phố đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi
trường tiến hành kiểm tra tại 210 cơ sở (năm 2016: 61 cơ sở, năm 2017: 63 cơ
sở, năm 2018: 42 cơ sở. Trong quá trình kiểm tra, đã lập biên bản nhắc nhở
đối với 200 cơ sở, tạm dừng hoạt động 07 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính
48
03 cơ sở), đồng thời tổ chức kiểm tra, rà soát tại 132 cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong năm 2018.
Năm 2018, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức rà soát các cơ
sở thuộc đối tượng thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại 9/9
phường, xã trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Phòng TNMT thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban có liên
quan thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật về BVMT;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về BVMT theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thời gian qua thành phố đã giải quyết được 13 đơn thư về môi trường.
4.3.2.6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các
vấn đề môi trường liên huyện
Trong giai đoạn 2016 - 2018, công tác phối hợp của các ngành liên quan
để giải quyết các vấn đề môi trường luôn được phòng TN&MT quan tâm, chú
trọng, cụ thể như:
- Để xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và dự toán chi sự nghiệp môi
trường hàng năm, phòng TN&MT đã phối hợp cùng phòng Tài chính kế
hoạch của thành phố, dựa trên văn bản hướng dẫn của bộ ngành liên quan.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành
phố, phòng TN&MT đã phối hợp cùng các phòng, ngành: Tài chính, y tế, kinh tế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết các vấn đề về môi trường:
+ Thanh tra, kiểm tra giải quyết các vấn đề về môi trường đối với các
nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, phòng TN&MT phối hợp
với Sở TN&MT tỉnh, phòng Kinh tế thành phố cùng UBND xã, phường nơi
có vấn đề môi trường cần giải quyết.
+ Thanh tra, kiểm tra các vấn đề môi trường đối với các trang trại chăn
nuôi, cơ sở giết mổ, các làng nghề chế biến nông lâm sản, phòng TN&MT
phối hợp với Sở TN&MT tỉnh, phòng Kinh tế thành phố cùng UBND xã,
phường nơi có vấn đề môi trường cần giải quyết.
49
- Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi
trường, Phòng TN&MT đã chủ động phối hợp cùng Sở TN&MT, Mặt trận tổ
quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ và UBND các xã, phường trên địa bàn
thành phố.
4.3.3. Đánh giá mức độ quan tâm của người dân đến môi trường
Bảng 4.15. Kết quả điều tra người dân trên địa bàn
thành phố Bắc Kạn về môi trường
Stt Nội dung Kết quả
Nguồn nước gia đình sử dụng
1 - Nước máy 40
- Nước giếng khoan 20
Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của gia đình
- Cống thải công cộng 9
2 - Kênh rạch 4
- Bể chứa 5
- Bể tự hoại 42
Lượng thải trung bình gia đình tạo ra trong một ngày
- <1kg/ngày 11
3 - Từ 1-5 kg/ngày 31
- >5kg/ngày 13
- Lượng rác khác 5
Hoạt động xử lí rác thải theo hộ gia đình
- Hố rác riêng 4
4 - Bãi rác chung 21
- Thu gom theo dịch vụ 33
- Tùy nơi 2
Mức độ ô nhiễm tại địa phương
- Không ô nhiễm 15
5
- Ô nhiễm 27
- Ô nhiễm nghiêm trọng 18
Theo dõi các vấn đề môi trường trên đài, báo, tivi...
6 - Có 58
- Không 2
Tham gia các hoạt động BVMT của cộng đồng
7 - Có 58
- Không 2
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
50
Đồng thời, ý kiến của người dân về vấn đề cải thiện môi trường tại thành
phố được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.16. Ý kiến của người dân về vấn đề cải thiện môi trường tại thành phố
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
1 Thay đổi nhận thức 48,33
2 Quản lí nhà nước 11,67
3 Thu gom chất thải 26,67
4 Cả 3 phương án 13,33
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Đa số ý kiến người dân cho rằng việc bảo vệ môi trường trước hết cần
thay đổi nhận thức của con người, nâng cao sự hiểu biết của người dân về các
vấn đề môi trường, tỷ lệ chiếm tới 48,33% số người dân được hỏi. Bên cạnh
đó, cũng có người cho rằng để cải thiện chất lượng môi trường cần thu gom
rác thải vì hiện tại một số nơi, rác thải chưa được thu gom và xả rác chưa
đúng nơi quy định dẫn đến gây mùi hôi thối, làm ảnh hưởng ô nhiễm tới môi
trường xung q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_li_nha_nuoc_ve_moi_truong_c.pdf