ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
.
PHẠM VĂN NGUYÊN
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY CHẢY QUA
ĐỊA PHẬN TỈNH NAM ĐỊNH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2018’’
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015-2019
Thái nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
.
PHẠM VĂN NGUYÊN
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY CHẢY QUA
ĐỊA PHẬN TỈNH NAM ĐỊNH 6 THÁNG
58 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy chảy qua địa phận tỉnh nam định 6 tháng cuối năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỐI NĂM 2018’’
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47-KHMT
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015-2019
Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Đỗ Thị Lan
Thái nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cá thầy cô trên phòng Thí
nghiệm khoa Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, anh chị,
cô chú và Viện trưởng trong Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường đã luôn
quan tâm và tận tình truyền đạt những những kiến thức quý báu cho em trong
thời thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn khoa học là PGS.
TS. Đỗ Thị Lan, đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho em
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn bạn bè, thầy cô đã khích lệ em thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
những người quan tâm động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần lớn giúp em
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian học tập và làm Đề tài
vừa qua.
Sinh viên
Phạm Văn nguyên
ii
MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định ...... 7
2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên vị trí địa lý của tỉnh Nam Định .......... 7
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. ....................................... 9
2.3. Tổng quan tài nguyên nước mặt của việt nam. ........................................ 12
2.4. Tổng quan về nước sông Nhuệ Đáy chảy qua tỉnh Nam Định ................ 14
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 15
3.1. Đối tượng nhiên cứu................................................................................. 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 15
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 15
3.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu ............................................ 15
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 15
3.3.3. Tính toán WQI thông số ....................................................................... 18
3.3.4. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá .... 21
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 23
4.1. Đánh giá chất lượng nước mặt sông Nhuệ - Đáy chảy qua tỉnh Nam Định
6 tháng cuối năm 2018. ................................................................................... 23
4.1.1. Kết quả phân tích chat lượng nước sông Nhuệ - Đáy chảy qua tỉnh Nam
Định 6 tháng cuối năm 2018 ........................................................................... 23
iii
4.1.2. Kết quả tính WQI sông Nhuệ - Đáy qua đợt quan trắc ......................... 35
4.2. Luận giải nguyên nhân ô nhiễm ............................................................... 37
4.2.1. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư .................................. 37
4.2.3. Các nguồn thải gây ô nhiễm khác ......................................................... 41
4.3. đề xuất giải pháp giảm ô nhiễm sông nhuệ đáy ....................................... 44
4.3.1. Giải pháp với nguồn thải sinh hoạt ....................................................... 44
4.3.2. Giải pháp với nguồn thải công nghiệp .................................................. 45
4.3.3. Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng ............................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Oxy hòa tan
NH4 + : Amoni
NO2 - : Nitrit
NO3 - : Nitrat
PO4 3- : Photphat
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
Fe: Săt
Cl- : Clo
LVS : Lưu vực sông
CLN : Chất lượng nước
NM: Nước mặt
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
CHCP : Giới hạn cho phép
TCMT : Tổng cục môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
WQI : Chỉ số chất lượng nước
WQI phụ : Chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số
v
DANH MUC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Xác định chính xác vị trí, thông tin về 8 vị trí lấy mẫu .................. 17
Bảng 4.1 : Kết quả đo nhanh mẫu tại hiện trường .......................................... 23
Bảng 4.2: Kết quả giá trị TSS tại các điểm quan trắc nước mặt ..................... 24
sông Nhuệ - Đáy .............................................................................................. 24
Bảng 4.3: Kết quả giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ -
Đáy .................................................................................................................. 25
Hình 4.2: Giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ - Đáy ... 25
+
Bảng 4.5: Kết quả giá trị NH4 tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ -
Đáy .................................................................................................................. 27
-
Bảng 4.6: Kết quả giá trị NO2 tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ -
Đáy .................................................................................................................. 28
3-
Bảng 4.8: Kết quả giá trị PO4 tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ -
Đáy .................................................................................................................. 30
Bảng 4.10: Kết quả giá trị Cl- tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ -
Đáy .................................................................................................................. 32
Bảng 4.11: Kết quả giá trị Colifrom tại các điểm quan trắc nước mặt sông
Nhuệ - Đáy ...................................................................................................... 33
Bảng 4.12: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt nước sông Nhuệ Đáy chảy
qua địa phận tỉnh Nam Định 6 tháng cuối năm 2018 ..................................... 34
Bảng 4.12: Kết quả tính toán WQI thông số chất lượng nước lưu vực sông
Nhuệ Đáy chảy qua tỉnh Nam Định ................................................................ 35
Bảng 4.13: Kết quả tính toán WQI đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ
Đáy chảy qua địa phận tỉnh Nam Định ........................................................... 36
Bảng 4.14: Tổng lượng nước thải sinh hoạt của tỉnh Nam Định đổ vào lưu
vực sông Nhuệ - Đáy ...................................................................................... 38
Bảng 4.15 : Số lượng các làng nghề thống kê trong LVS Nhuệ - Đáy (1) ....... 42
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Nam Định ...................................................................... 8
Hình 2.2 : Bản đồ dòng chảy sông Nhuệ - Đáy chảy qua 5 tỉnh..................... 12
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu ......................................................................... 17
Hình 4.1: Giá trị TSS tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ - Đáy ...... 24
Hình 4.3: Giá trị COD tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ - Đáy .... 26
+
Hình 4.4: Giá trị NH4 tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ - Đáy .... 27
-
Hình 4.5 : Giá trị NO2 tại các địa điểm quan trắc nước mặt sông
Nhuệ - Đáy ...................................................................................................... 28
-
Bảng 4.7: Kết quả giá trị NO3 tại các điểm quan trắc nước mặt sông
Nhuệ - Đáy ...................................................................................................... 29
-
Hình 4.6: Giá trị NO3 tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ - Đáy ..... 29
Bảng 4.9: Kết quả giá trị tổng Fe tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ -
Đáy .................................................................................................................. 31
Hình 4.8: Giá trị tổng Fe tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuê- Đáy . 31
Hình 4.9: Giá trị Cl- tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ - Đáy ....... 32
Hình 4.10: Giá trị Colifrom tại các điểm quan trắc nước mặt sông Nhuệ - Đáy
......................................................................................................................... 33
Hình 4.11: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đổ vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy ......... 38
Hình 4.12: Tỷ lệ nước thải công nghiệp đổ vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy .... 40
Hình 4.13: Tỷ lệ phân bố các làng nghề trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy ........ 42
Hình 4.14: Tỷ lệ nước thải bệnh viện đổ vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy ........ 44
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việc bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy hướng tới sự phát
triển bền vững đã được các bộ, ngành, chính quyền các địa phương thuộc lưu
vực hai con sông này quan tâm. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước chưa
được cải thiện, tình trạng xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép vẫn diễn ra.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội của các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà
Nội. Trên địa bàn Hà Nội, sông Nhuệ dài 64km, bắt nguồn từ cống Liên Mạc,
huyện Từ Liêm đến xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa; sông Đáy dài gần 100km,
từ xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ đến xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Những
năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội các địa phương nằm trong lưu
vực sông Nhuệ - Đáy mạnh, góp phần nâng cao đời sống người dân... Tuy
nhiên, ngoài lợi ích mang lại từ nguồn tài nguyên thì tình trạng ô nhiễm môi
trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy
rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân, do
nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề chưa
qua xử lý thải trực tiếp vào lưu vực đã tác động đến chất lượng nước sông
Nhuệ - Đáy. Tình trạng đổ phế thải, rác thải xuống sông diễn ra phổ biến
Nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm về nguồn nước cũng như
từng bước khắc phục, cải thiện và bảo vệ nguồn nước mặt lưu vực sông Nhuệ
- Đáy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để xây dựng công cụ quản lý thống
nhất và tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ Đáy. Chỉ số chất lượng
nước và phân vùng chất lượng nước là công cụ giúp đánh giá mức độ ô nhiễm
từng đoạn sông phục vụ mục đích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt
và xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước, từ đó,
2
xây dựng các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn, đây là
một vấn đề rất cần thiết và cấp bách
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc đánh giá chất lượng nước
là cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng xã
hội về tài nguyên nước, khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng, triển khai
và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, nhằm thực
hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Đánh giá chất lượng nước cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn
biến môi trường trên địa bàn, nguyên nhân gây ô nhiễm và các tác động của
chúng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái và kinh tế xã hội. Từ đó xác định
các mục tiêu, đề xuất các giải pháp thực hiện một cách có hiệu quả công tác
bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội bền
vững trên địa bàn huyện. Hướng đến nục tiêu phát triển bền vững, phát triển
kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường việc thực hiện đề tài “ Đánh giá
chất lượng nước sông Nhuệ Đáy chảy qua tỉnh Nam Định 6 tháng cuối
năm 2018” là hết sức cấp thiết để góp phần vào công tác quản lý chất lượng
nước nói chung của tỉnh Nam Định
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá chất lượng nước ở sông Nhuệ - Đáy chảy qua địa phận tỉnh
Nam Định 6 tháng cuối năm 2018
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nước sông Nhuệ Đáy.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Theo Luật Bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014). [11] thì:
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các
tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành
môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.
4
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng.
Theo Luật Tài nguyên nước (Quốc hội, 2012) thì:
- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học
khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường
bị ô nhiễm.
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn
nước có thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng
nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt
Nam hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép áp dụng.
- Bảo vệ môi trường: gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường
xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,
ngăn chặn và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến
môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài
nguyên thiên nhiên. [11].
- Khái niệm quản lý môi trường: Quản lý môi trường là tổng hợp các
biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo
vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia.
5
- Chỉ số môi trường: là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được
tích hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa
là chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một
hiện tượng nào đó. Chỉ số môi trường truyền đạt các thông điệp đơn giản và
rõ ràng về một vấn đề môi trường cho người ra quyết định không phải là
chuyên gia và cho công chúng.
- DO: là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra
do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
- BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá): là lượng
oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ.
- COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học): là lượng
oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ
và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá
học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một
phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực ngày
01/01/2015;
- Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm
2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
6
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy
định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính Phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước;
- Thông tư số số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu
hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước và có hiệu
lực 15/07/2014;
- Thông tư 02/2018/TT - BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 về Quy
định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- QCVN 08-MT:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp.
7
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định
2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên vị trí địa lý của tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh ven biển phía đông nam đồng bằng châu thổ Sông
Hồng, tọa độ địa lý từ 19 độ 55 phút đến 20 độ 16 phút vĩ độ bắc và 106 độ
đến 106 độ 33 phút kinh độ đông.
Phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía nam
và đông nam giáp biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42km với năm ga, rất thuật lợi cho việc
vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đường bộ có: Quốc lộ 10, quốc lộ 21
dài 108km đã được nâng cấp, mở rộng. Hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông
Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 251km cùng hệ
thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long rất thuận cho việc phát
triển vận tải hàng hóa, giao lưu KT-XH.
Nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực tăng trưởng kinh tế Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 90km, cách cảng Hải Phòng
100km, đó là các trọng điểm kinh tế lớn trong giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, trao
đổi kỹ thuật, công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
Diện tích: 1652,29 km2 (bằng khoảng 0,5% diện tích toàn quốc), chia
thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ
bắc xuống nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân
Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn.
Địa hình: tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và
đồng bằng ven biển. Khu vực phía tây bắc tỉnh tập trung một số ít đồi núi thấp
như Bảo Đài, Ngô Xá (còn gọi là Thương Sơn, Mai Sơn – Ý Yên), Côi Sơn
(còn gọi là núi Gôi), Non Côi, Hổ Sơn, Kim Bảng nay là Kim Thái, Trang
Nghiêm tức núi Ngăm (Vụ Bản) Dưới chân núi thường có những dòng
sông nhỏ chảy quanh tạo nên cảnh trí hữu tình. Non Côi – sông Vị là những
8
danh thắng đại diện cho Nam Định mà cả nước nhiều người biết đến. Nam
Định có bờ biển dài 72 km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, một số nơi có bãi cát
thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển.[8].
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Nam Định
Khí hậu: Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình: 23o–24oC. Độ ẩm trung
bình: 80–85%. Tổng số ngày nắng: 250 ngày. Tổng số giờ nắng: 1650–1700
giờ. Lượng mưa trung bình: 17 50–1800 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tốc độ gió trung bình: 2–2,3
m/s. Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định
thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4–6 cơn
bão/ năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10).[7]
9
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh thuận lợi
hơn do kinh tế vĩ mô cả nước cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; các
ngành, các lĩnh vực chủ yếu tiếp tục đà phục hồi. Tuy nhiên, năng suất, hiệu
quả, tính cạch tranh của nền kinh tế còn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước 2.388 tỷ đồng, đạt 110% dự toán
năm; trong đó, thu nội địa 2.202 tỷ đồng, đạt 111% dự toán. Tổng chi ngân
sách ước 9.502 tỷ đồng, bằng 125% dự toán năm.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 1994 ước
đạt 16.007 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người (giá
hiện hành) ước đạt 30 triệu đồng.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 4,1% so với năm 2013. Giá
trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác ước đạt 92 triệu đồng (giá hiện hành).
- Trong 96 xã xây dựng NTM có 45 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí; 23
xã đạt và cơ bản đạt 18 tiêu chí; 28 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-17 tiêu chí;
không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tăng bình quân 10-11 tiêu chí/xã so với
năm 2010.
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước đạt
22.212 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp Trung ương
tăng 15,6%; công nghiệp địa phương tăng 22,7%; công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 24%.
- Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 591 triệu USD, tăng 14,8% so cùng kỳ;
trong đó các doanh nghiệp trong nước 305,5 triệu USD. Giá trị hàng nhập
khẩu ước đạt 430 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn ước thực hiện 24.750 tỷ
đồng, tăng 15,1% so cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư thuộc NSNN do tỉnh quản
lý là 5.247 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng vốn.
10
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước 2.388 tỷ đồng, đạt 110% dự toán
năm; trong đó, thu nội địa 2.202 tỷ đồng, đạt 111% dự toán. Tổng chi ngân
sách ước 9.502 tỷ đồng, bằng 125% dự toán năm.
- Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước
đạt 23.392 tỷ đồng, tăng 15%; tổng dư nợ cho vay ước đạt 26.324 tỷ đồng,
tăng 11% so đầu năm. [8]
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 11.500 người. Giải quyết việc
làm mới cho khoảng 31 nghìn lượt người; trong đó xuất khẩu lao động
1.950 người.
- Giáo dục và đào tạo: Tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động
của tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”. Đẩy mạnh việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục;
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nghị
quyết chuyên đề của Tỉnh ủy. Chú trọng phát triển và nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo. Đối với đào tạo đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần gắn việc đào tạo với đáp ứng nhu
cầu của xã hội, quy hoạch nguồn nhân lực của tỉnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong, dạy và học.
- Y tế: Chú trọng nâng cao y đức và thực hiện tốt công tác khám chữa
bệnh cho nhân dân và các chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượng
chính sách, đối tượng bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh việc ứng dụng các kỹ thuật
công nghệ cao, trang thiết bị y tế hiện đại vào khám, chẩn đoán và điều trị
bệnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế dự phòng, chủ động phòng,
chống dịch bệnh, nhất là dịch Sởi-Rubella. Tăng cường công tác thanh, kiểm
tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện quyết liệt chính sách dân
số, kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm sinh và ngăn ngừa mất
cân bằng giới tính. Quản lý chặt chẽ các hoạt động khám chữa bệnh tư nhân,
thị trường thuốc chữa bệnh.
11
- Lao động - Xã hội: Đảm bảo giải quyết chế độ chính sách cho các đối
tượng là người có công và thân nhân người có công theo quy định. Tiếp tục
thực hiện hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, đề án xuất khẩu lao động
giai đoạn 2009-2015. Bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong các loại hình
doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài làm việc trong các doanh
nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường, cung cấp lao động
có tay nghề, trình độ cao cho các doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám
sát tình hình thực hiện Luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện tốt chương trình hành
động vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm
nghèo, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tập
trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch xóa nhà tạm, dột nát, nguy hiểm cho các hộ
nghèo.
- Khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, khuyến công trong việc triển khai các tiến bộ KHCN. Tổ chức
triển khai theo lộ trình Đề án “Xây dựng hệ thống sản xuất giống khoai tây
sạch bệnh tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2017” và Đề án “Nâng cao
năng lực chọn tạo, sản xuất và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa
giống tại Công ty TNHH Cường Tân”. Lựa chọn nghiên cứu những đề tài, dự
án khoa học mang tính then chốt để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, đặc biệt là gắn với
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm hàng hóa. Tăng cường quản
lý đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc
xác lập, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.[8].
12
Hình 2.2 : Bản đồ dòng chảy sông Nhuệ - Đáy chảy qua 5 tỉnh
2.3. Tổng quan tài nguyên nước mặt của việt nam.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
cuộc sống và môi trường, quyết định sự tồ ại, phát triển bền vững của đất
nước, mặt khác, nước cũng có thể gây tai họa cho con người và môi trường.
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng
dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830 – 840 tỷ mét khối. Tuy nhiên, Việt
Nam không phải là quốc gia giàu về nước. Tài nguyên nước của nước ta phụ
thuộc nhiều vào các nước có chung nguồn nước phía thượng lưu, với gần 2/3
tổng lượng dòng chảy nước mặt hang năm lên đến 830 – 840 tỷ mét khối. Tuy
nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia giàu về nước. Tài nguyên nước của
nước ta phụ thuộc nhiều vào các nước có chung nguồn nước phía thượng lưu,
với gần 2/3 tổng lượng nước mặt chính là từ nước ngoài biên giới chảy vào.
Chất lượng nước mặt của Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng suy
thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự gia tang dân số,
13
gia tang nhu cầu về nước do gia tang chất lượng cuộc sống, đô thị hóa cũng
như quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu
bền vững đang là mối đe dọa cho nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều
hệ lụy khó lường.[15].
Chất lượng các nguồn nước mặt đang suy giảm rõ rệt. Nhiều sông, hồ,
kênh, rạch ở các thành phố lớn, các khu dân cư tập trung đang dần biến thành
nơi chứa các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp cuhă qua xử lý. Ở khu vực
nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt từ nguồn nước thải sinh
hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất của các làng nghề cũng
đang cần sự quân tâm kịp thời. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_chat_luong_nuoc_song_nhue_day_chay_qua_di.pdf