ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ BẮC VIỆT LONG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO TRANG TRẠI BÒ SỮA
VINAMILK THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ BẮC VIỆT LONG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO TRANG TRẠI BÒ SỮA
VINAMI
59 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk Thanh hóa và đề xuất công nghệ xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ILK THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khoa học môi trường
Lớp : K47 - KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Huệ
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế nhằm hệ thống
toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi
Trường, em đã về thực tập tại Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường tại số
nhà 52/3 Quan Nhân, phường Thịnh Liệt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tâp tốt nghiệp. Để hoàn thành
đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu
trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô
giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể
cán bộ, công nhân viên của viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô
giáo hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Huệ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt thời gian qua
cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa
luận.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về
công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện
nay, nên em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Lê Bắc Việt Long
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phương pháp lấy mẫu nước phân tích ............................................. 14
Bảng 4.1. Kết quả phân tích nước tại GK1 ..................................................... 33
Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước tại GK2 ..................................................... 34
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước tại GK3 ..................................................... 35
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước tại bể lắng ( BL) ....................................... 36
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước tại bể chứa ( BC) ...................................... 37
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ cấp nước đầu vào cho trang trại bò sữa từ bể dự trữ nước của
trang trại .......................................................................................................... 32
Hình 4.2. Công nghệ xử lý nước của trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa 40
Hình 4.3. Tháp làm thoáng .............................................................................. 41
Hình 4.4. Ảnh thực tế lắp đặt hệ thống xử lý nước trang trại bò sữa Vinamilk
Thanh Hóa ....................................................................................................... 44
Hình 4.5. Ảnh thực tế lắp đặt hệ thống xử lý nước trang trại bò sữa Vinamilk
Thanh Hóa ....................................................................................................... 45
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý Nghĩa
1 BYT Bộ Y Tế
2 BL Bể lắng
3 BC Bể chứa
4 GK Giếng khoan
5 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
6 SMEWW Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước
và nước thải.
6 TCVN Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Việt Nam
7 US EPA Phương pháp của Cơ quan Bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ
v
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................ 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập .................................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 4
2.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................................. 5
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................................... 7
2.3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới ..................................................................... 7
2.3.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước ....................................................................... 9
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 13
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ..................................................................................... 13
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .................................................................................. 13
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ................................................................................. 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 13
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.13
3.3.2. Tổng quan về trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. .............................................. 13
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. ............. 13
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất một số mô hình, công nghệ xử lý ô
nhiễm nước đầu vào cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa. ............................................... 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 13
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................... 13
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ................................................................................................ 13
3.4.3. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm: ................................................................ 16
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và so sánh. ............................................................................ 17
vi
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 18
4.3. Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa ................. 33
4.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất một số mô hình, công nghệ xử lý ô
nhiễm nước đầu vào cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa ........................................ 38
4.4.1.Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm ................................................... 38
4.4.1.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 38
4.4.1.2. Khó khăn ................................................................................................................. 38
4.4.2. Đề xuất công nghệ xử lý ............................................................................................ 39
PHẦN 5 ................................................................................................................................ 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 49
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 43
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang trên đà hội nhập và phát triển, kinh tế Việt
Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền
kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%
so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và
môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện ,Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90% [1]
Với lợi thế về kinh nghiệm cũng như khí hậu thuận lợi, ngành nông
nhgiệp Việt Nam đang lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ
mang lại rất nhiều cơ hội mới và sự phát triển cho nghành nông nghiệp định
hướng xuất khẩu Việt Nam
Ngành chăn nuôi cũng đang rất được chú trọng và phát triển. Nhiều trang
trại chăn nuôi tập trung được mở rộng, áp dụng khoa học công nghệ và quy
trình chăn nuôi khoa học, hiện đại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Trang trại
bò sữa Vinamilk Thanh Hóa cũng nằm trong những chuỗi các trang trại có
vốn đầu tư nước ngoài
Đi cùng với phát triển chăn nuôi thì hệ thống nước cấp cho trang trại là
điều không thể thiếu. Nguồn nước trong chăn nuôi rất quan trọng bởi vì nếu
cho vật nuôi sử dụng nguồn nước ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng của vật nuôi mà còn có thể làm chết cả đàn vật nuôi. Tại nhiều
trang trại chăn nuôi mạng nước máy vẫn chưa thể phủ tới được, các trang trại
thường sử dụng nước giếng khoan hoặc nguồn nước mặt( nước từ ao, hồ,
sông, suối.) để lấy nước dùng cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nguồn nước
này đều nhiễm khuẩn và chứa các tạp chất độc hại như: Sắt, Clo, mangan,
thạch tín gây bệnh cho vật nuôi.
2
Thông thường, nguồn nước giếng khoan sẽ được các chủ trang trại sử
dụng để vệ sinh chuồng trại và dùng nước đó để đun nấu thức ăn, làm nước
uống cho vật nuôi. Việc tắm rửa cho vật nuôi cũng được các chủ trang trại sử
dụng nguồn nước này. Trong nước giếng khoan có chứa các chất độc như
phèn, mangan, thủy ngânvà có nồng độ chất vượt ngưỡng cho phép
Vì thế, các trang trại chăn nuôi nên sử dụng một hệ thống lọc nước để
có thể tạo ra nguồn nước sạch đảm bảo sự an toàn và phát triển cho vật nuôi.
Trong chăn nuôi, nước có vai trò rất quan trọng. Nước ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe cũng như sự tăng trọng của gia súc, gia cầm. Nước có liên
quan đến mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa
thức ăn và loại bỏ chất cặn bã, ngoài ra nước còn tham gia tạo thành sản phẩm
chăn nuôi, nước là thành phần cơ bản của tế bào rất quan trọng trong mọi hoạt
động sống của động vật chiếm tỷ lệ đến 60 - 70% khối lượng cơ thể, ở gia súc
non tỷ lệ này đến 80%. Nguồn nước trong chăn nuôi phải mát, sạch sẽ, không
chứa các khoáng độc, cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Nếu sử dụng
nguồn nước mặt như nước từ ao, hồ, sông, suối, thì cần chú ý đến khía cạnh
vi sinh vật và các tạp chất có hại. Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì cần phải
xem xét lượng chất khoáng hòa tan trong nước. Nếu hàm lượng khoáng độc
quá nhiều thì không dùng để nuôi động vật như lợn, bòvì nó gây ảnh hưởng
rất lớn tới sức khỏe của chúng. Vì vậy vấn đề nước sạch cung cấp cho chăn
nuôi là một vấn đề cấp thiết.[2]
Xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, Thành Phố Thanh Hóa, là nơi có điều
kiện thuận lợi phát triển ngành chăn nuôi. Trang trại đang hoạt động trên địa
bàn với quy mô lớn. Như vậy, sẽ cần phải sử dụng một nguồn nước khá lớn
mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của trang trại.
Việc đánh giá nhu cầu cấp nước cho trang trại, là một vấn đề cấp thiết,
để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất, hạn chế rủi ro không đáng mắc phải
trong chăn nuôi.
3
Xuất phát từ vấn đề trên, nhận được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường cùng Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng đẫn của cô
Nguyễn Thị Huệ cùng thầy cô trong khoa và sự giúp đỡ của anh Đặng Xuân
Thường Viện trưởng Viện Kỹ thuật và công nghệ môi trường , em tiến hành
thực hiện đề tài:“ Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa
Vinamilk Thanh Hóa và đề xuất công nghệ xử lý“
1.2. Mục tiêu của đề tài
− Đánh giá nhu cầu cấp nước cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa và
đề xuất công nghệ xử lý
− Đánh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa Vinamilk Thanh Hóa
− Đề xuất công nghệ xử lý nước và cung cấp nước sạch cho các hoạt động
của trang trại
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập
- Vận dụng kiên thức đã học vào quá trình làm việc thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng, nâng cao hiểu biết về cách thức, yêu cầu của công
tác lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích mẫu và tính toán, xử lý số liệu.
- Hiểu biết về các quá trình, công nghệ xử lý nước ô nhiễm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bồi dưỡng rèn luyện các kỹ năng cần có trong công việc sau này.
- Là cơ hội giúp rèn luyện các kỹ năng làm việc, đặc biệt là kỹ năng làm
việc đội nhóm.
- Đề xuất cho trang trại một số phương án giải quyết ô nhiễm nguồn
nước phù hợp với điều kiện thực tế của trại.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
− Các khái niệm liên quan
Khái niệm nước
Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hiđro, có công thức hóa học là
H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết
hiđro và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan
trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống, 70% diện tích của Trái
Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm
trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.[3]
Khái niệm nguồn nước
Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng
chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác
Khái niệm nước sạch
Là nước hợp vệ sinh.
Khi mang đi thử nghiệm đạt giới hạn cho phép tất cả các chỉ tiêu theo
qui định tại Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống hay QCVN 01-1:2018/BYT về
Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, hành kèm theo Thông
tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018.
Khái niệm nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề
mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người".
5
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tối đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng môi trường nước bị các hoạt
động của con người làm nguồn nước nhiễm các chất độc, gây biến đổi về
thành phần và chất lượng nguồn nước
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật à quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật
Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi
xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô
nhiễm
2.2. Cơ sở pháp lý
- QCVN 09:2015-MT/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước dưới đất biên soạn, sửa đổi QCVN 09:2008/BTNMT;
Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt
và được ban hành theo Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục
đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT do Cục Quản lý môi trường y tế biên
6
soạn, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Y
tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018.
-Thông tư số 41/2018/TT-BYT do bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
-Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Quy định về hoạt động bảo
vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
trong bảo vệ môi trường, được Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- TCVN 9121:2012 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này quy định các
yêu cầu kỹ thuật đối với trại chăn nuôi gia súc lớn.
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, do Quốc hội ban hành.
- Thông tư số 05/2009TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt, ban hành ngày 17/06/2009, có hiệu lực ngày
1/12/2009.
- Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ban hàn ngày 06/05/2011, có hiệu
lực sau 6 tháng kể từ ngày ban hành: Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y .
- Thông tư 50/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng
nước uống, sinh hoạt, do Bộ Y Tế ban hành ngày 11/12/2015, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/03/2016.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống , QCVN
01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên sạn và được Bộ
7
trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT-BYT ngày
17/06/2009
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi,
QCVN 01-39 :2011/BNNPTNT ngày 06/05/2011 của Bộ Nông Nghiệp và
Phát triển Nông Thôn.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có 1.500 triệu con Bò sữa nhưng được phân bố
không đều giữa các châu lục. Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế
và địa lý tự nhiên của mỗi nước tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và
Châu Úc. Các nước có nền kinh tế kém phát triển ở Châu Phi và Châu Á chủ
yếu chăn nuôi bò hướng thịt và kéo cày.
Trong những năm gần đây, một số nước đã chú trọng và có nhiều dự án
để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu Á như
Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan,Thái Lan và Việt Nam. Trong đó có một
số nước đã thành công với tốc độ này như Trung Quốc, năm 2017 có 5.66
triệu con bò sữa, tổng sản lượng sũa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn
đáp ứng được 70-80% nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Đài Loan đã tự
sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu về sữa. Thái Lan đã sản xuất
được 40% nhu cầu tiêu dùng trong cả nước.[4]
Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chăn nuôi bò sữa và
sản xuất sữa lâu đời, các nước Châu Á có 2 loại hình sản xuất sữa
+ Loại hình 1: sản xuất sưa chủ yếu dựa trên sông (River Baffalo) và bò
U (Bos Indicus) với yêu cầu đầu tư kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở
nông thôn và thành thị. Nhóm này chủ yếu gầm các nước ở Nam á : Ấn Độ,
Pakixtan, Bănglađet, Nepan, Xrilacan, là các nước có nghề sản xuất sữa
truyền thống.
8
+ Loại hình 2: gồm các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải truyền
thống, chỉ nuôi bò hạn chế ở 1 số vùng với giống bò có nguồn gốc từ Châu
Âu và Bắc Mỹ , đòi hỏi đầu tư à trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề .
Nhóm này gồm các nước Thái Lan, Malaixia, Philipphin, Inđonexia và Việt
Nam ( Nguyễn Văn Thiện, 2000).
Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nghành chăn nuôi trâu bò
sữa nói chung và bò sữa nói riêng là khối lượng sữa tính trên đầu người.
Đứng hàng đầu là Tây Tây Lan (1902kg sữa/đầu người). Lượng sữa đạt trên
500kg/đầu người là Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Úc, Thụy Sỹ, Ba Lan. Từ 300-
500kg sữa/đầu người là Nga, Đức, Canada, Nhật, Thụy Điển. Các nước khác
như Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 4-7kg sữa/đầu người. [5]
− Tình hình cần nước của bò sữa
Cũng như vậy nguồn sữa đảm bảo chất lượng thì phải có một nguồn
nước sạch cung cấp cho bò, hiện trạng trên thế giới vấn đề thiếu nước sạch
đang ngày càng nghiêm trọng từ đó nước dùng cho chăn nuôi lại càng thiếu
gia súc cần được cung cấp nước thường xuyên để đáp ứng các chức năng sinh
lý của cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào bản chất thức ăn.
Hàm lượng nước trong cơ thể của một loại gia súc gần như ổn định. Kết
quả nghiên cứa cho thấy, cơ thể mất hết toàn bộ mỡ và 1/2 protein vẫn tồn tại,
nhưng nếu mất khoảng 10% lượng nước có thể dẫn đến chết. Nước thực hịên
các chức năng khác nhau trong cơ thể. Đó là môi trường điều chỉnh nhiệt độ,
vận chuyển sản phẩm tiêu hoá, mang các chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần
hoàn và là thành phần của tất cả các tế bào sống. Nó cũng vận chuyển tất cả
các sản phẩm bài tiết để thải ra khỏi cơ thể. Nước còn hoạt động như là dung
môi cho các chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác.
Gia súc cần được cung cấp nước thường xuyên để đáp ứng các chức
năng sinh lý của cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào bản
chất thức ăn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và tình trạng sinh lý
9
của cơ thể.Tăng thêm lượng protein, khoáng và muối vào thức ăn có thể tăng
nhu cầu nước, vì cơ thể cần phải thải những sản phẩm trao đổi và lượng muối
dư thừa qua thận bằng con đường thải nước tiểu. Có mối quan hệ qua lại giữa
lượng VCK thu nhận và nhu cầu về nước. Bò trưởng thành không tiết sữa cần
được cung cấp khoảng 3-8,5 kg nước đối với mỗi kg VCK thu nhận. Số lượng
này sẽ tăng thêm 50% đối với bò cái có thai ở giai đoạn cuối. Bò đang tiết sữa
cần thêm 0,87 kg nước cho mỗi kg sữa. Khối lượng này được xác định ở vùng
ôn đới, còn ở vùng nhiệt đới cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Mỗi vùng có
điều kiện môi trường riêng, có các giống gia súc đặc trưng và nguồn thức ăn
riêng, do vậy cần phải xác định nhu cầu nước thích hợp. ở vùng lạnh (<100 độ
C) lượng nước thu nhận ở bò (Bos taurus) có thể thấp, khoảng 3kg/kg VCK,
nhưng nhu cầu nước sẽ tăng lên khoảng 8kg/kg VCK khi nhiệt độ tăng cao
trên 320 độ C.
Do có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước nên khó xác định
chính xác nhu cầu về nước. Nguồn nước đầu tiên cung cấp cho gia súc là từ
thức ăn và nước uống tự do. Một phần nhỏ bắt đầu từ quá trình trao đổi chất
trong cơ thể (oxy hoá sinh học). Nước mất khỏi cơ thể theo các con đường
khác nhau thông qua nước tiểu, phân, sự bốc hơi qua hô hấp và tiết mồ hôi.
Nước cung cấp cho trâu bò phải đảm bảo yêu cầu sạch (không nhiễm các chất
bẩn), lành (không mang mầm bệnh, không có chất độc) và ngon (không có
mùi lạ, thoáng khí, trung tính, nhiệt độ thích hợp, bò thích uống). Tốt nhất là
cho trâu bò uống tự do ở mọi thời gian để con vật tự điều chỉnh lượng nước
uống theo nhu cầu của cơ thể.[6]
2.3.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước
Nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước đang tăng và dự báo sẽ tiếp tục tăng
trưởng mạnh trong những năm tới khi mà mức bình quân thu nhập đầu người
của người dân tăng, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Năm 2001 lượng sữa tiêu thụ bình quân đầu người chỉ đạt 7,0
10
kg/người/năm, thì 2012 con số này đã gấp đôi 14 kg/người/năm, tới năm 2014
lượng tiêu thụ là 20 kg/người/năm. Trước những con số thể hiện sự vượt bậc
của nghành sữa, thì vấn đề đặt ra làm sao để sản xuất ra lượng sữa lớn mà vẫn
đảm bảo chất lượng.
Ngày 2/6, Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Công ty CP Hội chợ Triển
lãm, Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR) phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Gia
súc lớn Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ cao trong
phát triển chăn nuôi bò sữa”.
Tại hội thảo, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, ngành chăn nuôi bò hiện nay
của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt và sữa cho hơn 90 triệu
người dân.
Một số tỉnh, thành phố có số lượng bò sữa lớn như: Tp. Hồ Chí Minh (nhiều
nhất cả nước với hơn 90.000 con), Nghệ An (hơn 62.000 con), Sơn La, Lâm
Đồng (khoảng 20.000 con), Hà Nội (hơn 15.000 con) nhưng chủ yếu vẫn ở
quy mô nhỏ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, quy
trình chăn nuôi chưa khép kín, khiến các hộ nuôi cá thể gặp nhiều khó
khăn. [7]
Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang có những thay đổi
đáng mừng và tích cực. Để cho người tiêu dùng được sử dụng sữa bò chính
hiệu, các doanh nghiệp sữa như Vinamilk, Mộc Châu, TH True Milk đang
đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa chuyên biệt, áp dụng các dây
chuyền khoa học kỹ thuật cao.
Những trang trại này sẽ cho ra những sản phẩm sữa chất lượng và an
toàn cho người sử dụng, phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung sữa
và nhập siêu sữa ngoại.
11
Ngoài ra, trang trại cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao
động. Năm vừa qua, Vinamilk đã khánh thành trang trại bò sữa số 1 với quy
mô 4.000 con, sử dụng công nghệ cao.
Để đáp ứng cung - cầu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi
bò sữa, nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong
chăn nuôi, nhất là lập kế hoạch quỹ đất cho chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò.
Đáng chú ý là khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi
bò sữa quy mô lớn áp dụng công nghệ cao, chế biến và kinh doanh ở tất cả
các khâu trong chuỗi giá trị sữa.
Theo ông Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội chăn nuôi
Gia súc lớn, từ chỗ không có bò sữa đến nay Việt Nam đã có trên 24.000
trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa gần 283.000 con,
sản lượng sữa tươi sản xuất đạt gần 800.000 tấn, đáp ứng khoảng 39 - 40%
nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng, trên 60% còn lại phải nhập từ bên ngoài.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013, 2014, Việt Nam phải bỏ
ra trên 1 tỷ USD để nhập sữa, năm 2015 con số này là hơn 900 triệu USD và
năm 2016 giảm còn hơn 849 triệu USD; riêng 3 tháng đầu năm 2017 là hơn
214 triệu USD, giảm 10,6% so cùng kỳ năm trước. Tính bình quân ở Việt
Nam tiêu thụ sữa tươi mới đạt gần 8,74 lít/người, sữa quy đổi ước chừng 22
lít/người/năm, trong khi bình quân của thế giới là 103-104 lít/người/năm.
Tại Việt Nam cũng có một số tỉnh thành lớn đầu tư hợp tác với nước bạn
để xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa như
Tại tỉnh Sơn La
Chăn nuôi bò sữa chủ yếu phát triển ở huyện Mộc Châu nơi có điều kiện
tự nhiên thuận lợi và lực lượng lao đọng có kinh nghiệm lâu năm với chăn
nuôi bò sữa từ những năm 60-70. Theo tổng cục thống kê, tổng đần bò sữa
của tỉnh này tăng từ 7.365 con (2011) tăng thêm 2.846 con, đạt tốc đọ tăng
trưởng là 38,6%. Số lượng bò cái vắt sữa đạt 46,8%. Tỉnh này có đàn bò đứng
12
đầu vùng Miền núi và Trung du, chiếm tới 77,6%, và đứng thứ , chiếm 6,1%
đàn bò cả nước. Cùng xu hướng đó, sản lượng sũa tươi nguyên liệu năm 2012
tăng thêm 4.730 tấn từ 26,870 tấn trong năm 2011 lên 31.600 tấn trong năm
2017, đạt tốc đọ tăng trưởng là 17,6%.
Tại tỉnh Thanh Hóa
Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 788 con (2011) lên 1.208 con
(2012) , tăng thêm 420 con, đạt tốc độ tăng trưởng là 53,56%. Số lượng bò cái
vắt sữa đạt 41,1%
Tỉnh này có đàn bò đứng thứ ba vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
trung, chiếm 0,7% và đứng thứ 14 so với đàn bò cả nước. Sản lượng sữa tươi
nguyên liệu năm 2012, đạt tốc đọ tăng trưởng là 30%. Chăn nuôi bò sữa tỉnh
này chủ yếu do công ty Vinamilk đầu tư. Hiện tại công ty đã có 1 trang trại bò
và 1 nhà máy chế biến sữa tại Lam Sơn
Tỉnh Nghệ An
Tổng đàn bò sữa của tỉnh này tăng từ 16.436 con (2011) lên 25.910 con
(2012), tăng đột biến thêm 9.474 con, đạt tốc đọ tăng trưởng 57,6%. Việc tăng
cơ học số lượng đầu bò sữa ở Nghệ An chủ yếu là việc nhập bò sữa từ Úc và
New Zealein của hai công ty sữa là Vinamilk và TH True Milk. Hiện nay số
lượng đàn bò cái vắt sữa của tỉnh là 42,7%. Tỉnh này có đàn bò đứng thứ nhất
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung nam bộ, chiếm 89,8% và đứng thứ
hai sau Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm 15,5% đàn bò sữa cả nước
Bên cạnh đó, các công ty lớn như Vinamilk, TH True Milk cũng đang
đầu tư xây dựng các trang trại có quy mô lớn tầm cỡ Đông Nam Á với tiêu
chuẩn quốc tế global GAP.[8]
13
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_chat_luong_nuoc_cap_cho_trang_trai_bo_sua.pdf