ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ
MÁY GẠCH TUYNEL PHÚ LỘC TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015 - 2019
THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
Tên đề tài:
53 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy gạch tuynel Phú lộc tới môi trường không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ
MÁY GẠCH TUYNEL PHÚ LỘC TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47 – KHMT – N02
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Lan Anh
THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, cùng tất cả các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản, những bài học, những kinh nghiệm quý báu để em có
thể hình dung được một cách khái quát những gì cần làm khi bước vào thực tập
cũng như áp dụng những kiến thức đó trong quá trình thực tập và viết báo cáo.
Đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo ThS. Hoàng Thị Lan Anh, người đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Sự chỉ bảo tận tình và
chu đáo của cô giúp em hoàn thành tốt hơn bài báo cáo, giúp em nhận ra sai
sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi em gặp khó khăn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn đến Công ty cổ phần EJC Thái Nguyên đã
cho em có cơ hội thực tập tại công ty và xin cảm ơn tất cả các cô, chú, anh,
chị trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn hạn chế nên bài
báo cáo thực tập khó tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hương
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả đo khí thải ống khói lần 1 ................................................. 30
Bảng 4.2: Kết quả đo khí thải ống khói lần 2 ................................................. 30
Bảng 4.3: Kết quả đo vi khí hậu môi trường không khí L1 ............................ 31
Bảng 4.4: Kết quả phân tích môi trường không khí L1 .................................. 33
Bảng 4.5: Kết quả đo vi khí hậu môi trường không khí L2 ............................ 34
Bảng 4.6: Kết quả phân tích môi trường không khí L2 .................................. 35
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Vị trí nhà máy gạch Tuynel Phú Lộc .............................................. 20
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch kèm nguồn phát thải ..................... 23
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ lò nung tuynel...................................................... 25
Hình 4.4: Kết quả quan trắc giá trị tiếng ồn trong khu vực nhà máy L1 khi so
sánh với QCVN 26:2016/BYT ....................................................... 32
Hình 4.5: Kết quả quan trắc các khí độc và bụi trong nhà máy L1 khi so sánh
với TC 3733/2002/QĐ-BYT ........................................................... 33
Hình 4.6: Kết quả quan trắc giá trị tiếng ồn trong khu vực nhà máy L2 khi so
sánh với TC 3733/2002/QĐ-BYT .................................................. 35
Hình 4.7: Kết quả quan trắc các khí độc và bụi trong nhà máy L2 khi so sánh
với TC 3733/2002/QĐ-BYT ........................................................... 36
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CO Cacbon oxit
EU Liên minh Châu Âu
KT – XH Kinh tế - Xã hội
NO2 Nitơ Đioxit
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SO2 Lưu huỳnh điôxit
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức y tế Thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ......................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................... 4
2.1.Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.1.1. Các khái niệm về môi trường ................................................................... 4
2.1.2. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí .......................................... 5
2.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 8
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí trên Thế Giới và tại Việt Nam ........... 8
2.3.2. Tình hình ô nhiễm không khí tại Thái Nguyên ......................................12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................16
3.2.1. Địa điểm .................................................................................................16
3.2.2. Thời gian tiến hành ................................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................16
vi
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................16
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................16
3.4.2. Điều tra và khảo sát thực tế ....................................................................17
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu .............................................................................17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................20
4.1. Sơ lược về nhà máy gạch Tuynel Phú Lộc ...............................................20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nhà máy ........................20
4.1.2. Quy trình sản xuất gạch..........................................................................22
4.1.3. Công nghệ sản xuất ................................................................................24
4.1.4. Các tác động của nhà máy đến môi trường không khí ..........................26
4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại nhà máy ........................29
4.2.1. Kết quả đo khí thải ống khói ..................................................................29
4.2.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí .............................31
4.2.3. Đánh giá chung ......................................................................................36
4.3. Đề xuất các biện pháp tăng cường bảo vệ môi trường. ............................37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................40
5.1. Kết luận .....................................................................................................40
5.2. Kiến Nghị ..................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................42
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề môi trường và quản lý tài nguyên đã và đang được
Nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm. Ô nhiễm môi trường sinh thái do
các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra đang là một vấn đề
nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay. Vấn đề này
ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô
nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu
công nghiệp, hoạt động làng nghề và hoạt động sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề bức xúc nhất hiện nay cần
được ưu tiên giải quyết hàng đầu.
Không khí là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người
và sinh vật sống. Nếu không có nguồn tài nguyên này thì trên Trái đất không
thể tồn tại được sự sống. Lượng không khí cần thiết cho nhu cầu con người
được ghi nhận như sau: Nghỉ ngơi: 10600 lít/ngày hay 26,0 lbs/ngày; lao động
nhẹ: 40400 lít/ngày hay 98,5 lb /ngày; lao động nặng: 6200 lít/ngày hay 152,0
lbs/ngày. Như vậy, nếu hiện nay dân số toàn cầu là 4 tỷ người thì mỗi ngày sẽ
phải cần 360 tỷ lbs không khí. [24]
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến
tích cực. Nền kinh tế xã hội càng phát triển, điều kiện kinh tế của người dân
được nâng cao do đó nhu cầu về nhà ở cũng như các cơ sợ hạ tầng khác theo
đó ngày càng tăng, song song với tình hình đó là sự phát triển không ngừng
2
của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng như sản xuất gạch, gạch men, xi
măng, khai thác đáDo đó các nhà máy sản xuất và các khu mỏ khai thác vật
liệu liên tục được mở ra nhằm đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho thị
trường. Bên cạnh những cơ sở sản xuất vật liệu đáp ứng được các tiêu chuẩn và
quy kỹ thuật môi trường được nhà nước đưa ra thì vẫn còn nhiều cơ sở nhỏ lẽ,
sản xuất manh mún không có các biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý và chưa
được quản lý chặt chẽ, hệ quả là kéo theo hàng loạt các vấn đề ô nhiễm và
nhiều sức ép cho môi trường đặc biệt là môi trường không khí đây là môi
trường rất nhạy cảm với sự thay đổi từ các thành phần tác động bên ngoài và có
sự tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ như việc các hóa chất độc hại, khói bụi từ
ống khói các nhà máy bị phát tán vào môi trường làm ôn nhiễm không khí [1].
Xuất phát từ thực trạng chung về yêu cầu chất lượng môi trường khu
vực xung quanh các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và đánh giá sự ảnh
hưởng của chúng đến điều kiện môi trường sinh hoạt của người của người
dân vùng lân cận. Bên cạnh đó bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ
của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Được sự đồng ý, nhất trí
của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường dưới sự
hướng dẫn của cô giáo ThS. Hoàng Thị Lan Anh - Giảng viên khoa Môi
trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch
Tuynel Phú Lộc tới môi trường không khí”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nắm bắt được tình hình sản xuất của nhà máy, ảnh hưởng của nhà máy
đến môi trường từ đó đề xuất biện pháp xử lý ô nhiễm, nâng cao chất lượng
môi trường khu vực và thu thập số liệu phục vụ báo cáo khóa luận tốt nghiệp.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng những kiến thức đã được học từ trường lớp vào trong
nghiên cứu khoa học thực tiễn.
- Trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng thực tiễn cho sinh viên,
giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc mới.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế
phục vụ cho công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trường không khí tại khu
vực nhà máy gạch tuynel Phú Lộc, xóm Cổng Đồn, xã Cổ Lũng, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí đề xuất một số giải
pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng về các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kĩ thuật về môi trường.
- Nâng cao kiến thức và trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm về môi trường
- Môi trường: Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. [2]
- Thành phần môi trường: Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất
khác. [2]
- Hoạt động bảo vệ môi trường: Là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. [2]
- Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường. [2]
- Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [2]
- Ô nhiễm không khí: Là sự thay đổi lớn trong thành phần của không
khí hoặc có sự xuất hiện của các chất khí lạ làm cho không khí không sạch, có
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa. [2]
- Sự cố môi trường: Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng. [2]
5
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi
trường. [2]
- Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công
bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. [2]
- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: Tác nhân hóa học, tác nhân vật
lý, tác nhân sinh học. [2]
- Chất gây ô nhiễm: Là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học
khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường
bị ô nhiễm. [2]
- Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc nhân tạo. [2]
- Quan trắc môi trường: Là quá trình theo dõi có hệ thống về thành
phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin
đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối
với môi trường. [2]
2.1.2. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Thuật ngữ - tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí được sử dụng
để chỉ các phần từ bị thải vào môi trường không khí do kết quả hoạt động của
con người, gây tác hại cho sức khỏe, tổn thất cho thực bì, các hệ sinh thái
khác nhau.
- Dẫn xuất của Cacbon
+ Cacbon dioxxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là
nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở
cây xanh. [15]
6
+ Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không
hết nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. [15]
- Dẫn xuất của Lưu huỳnh
+ Lưu huỳnh dioxit (SO2): SO2 sinh ra do núi lửa phun và do oxi hóa lưu
huỳnh khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng
sunfua. [15]
+ Hydro sunfua (H2S): H2S phát sinh chủ yếu từ các nguồn tự nhiên, đặc
biệt sinh ra từ quá trình yếm khí tại các vùng cạn ven biển và các thủy vực tự
nhiên. [15]
- Dẫn xuất của Nitơ
+ Nitơ dioxit (NO2): NO2 là chất khí màu nâu đỏ và có vị hăng, phát tán
từ 0,5 – 4 ppb. 0,2 ppb thì không khí bị ô nhiễm, được tạo ra bởi sự oxi hóa
Nitơ ở nhiệt độ cao. [15]
+ Nitơ oxit (N2O): N2O là chất khí không màu, không độc. Dùng trong y
tế như một chất gây tê nhẹ. [15]
+ Nitơ monoxit (NO): Là chất khí không màu, không mùi, không vị, phát
thải khoảng 0,2 – 2 ppb thì không khí bị ô nhiễm. [15]
- Bụi: Dựa vào kích thước hạt bụi, người ta chia bụi thành bụi toàn phần
(TSP) có đường kính khí động học dưới 50µm và bụi PM10 có đường kính
khí động học dưới 10 µm.
- Ozôn (O3): Là một chất độc có khả năng gây ăn mòn và là một chất gây
ô nhiễm có mùi hăng mạnh. O3 sinh ra từ phản ứng quang hóa và các hợp chất
hữu cơ bay hơi dưới tác động của ánh sáng mặt trời hoặc tạo thành từ O2 do
phóng tĩnh điện. [15]
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs): Các hợp chất hữu cơ bay hơi
gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene,
xylene[15]
7
- Chì (Pb): Khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông
có chứa một hàm lượng chì nhất định. [15]
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13 được Quốc hội
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 23
tháng 06 năm 2014. [2]
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02 /2015 của Chính Phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết của Bộ chính trị số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 36/CT- TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đát nước.
- Quyết định số 185/ QĐ- UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành “ Đề án bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2006 – 2020 và những năm tiếp theo” .
- Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên tuân theo Quyết định số
1593/2002/QĐUB ngày 04/06/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- TC3733:2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quyết
định của Bộ Y tế. [10]
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh. [6]
- QCVN 06:2010/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn. [7]
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí. [8]
- QCMT 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. [9]
8
2.3. Cơ sở thực tiễn
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cắt giảm lượng khí nhà kính phát thải
hàng năm đang là mục tiêu mà cả cả thế giới hướng đến và đang thực thiện
nhằm mục đích được sống trong một môi trường trong lành, không ô nhiễm.
Chức năng của môi trường tự nhiên trên trái đất là tạo cân bằng sinh thái
nhằm duy trì sự sống và hoạt động bình thường của con người cũng như sinh
vật. Còn tính hữu ích của chúng thể hiện ở chỗ môi trường cho ta không khí
để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi; cung cấp các loại tài
nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và cuộc sống hiện đại của con
người; môi trường cũng là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải... của con
người và sinh vật. Với chức năng và tính hữu ích như vậy, ngay từ ban đầu
môi trường tự nhiên là điều kiện và cơ sở bảo đảm sự sinh tồn, phát triển của
con người và các sinh vật trên trái đất. Do vậy vấn đề sống trong môi trường
trong lành đã thực sự được đặt ra cấp bách ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là Việt Nam khi đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. [14] .
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí trên Thế giới và tại Việt Nam
2.3.1.1. Hiện trạng môi trường không khí trên Thế Giới
Trên thế giới hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là
vấn đề đáng báo động. Mỗi năm cả thế giới thải ra hàng triệu tấn khí thải gây
hiệu ứng nhà kính. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống
trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh
tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. [18]
80% số thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập
trung ở các nước nghèo, Fox News đưa tin. Tổng hợp dữ liệu của 3.000 thành
phố, thị trấn và làng xã của 103 quốc gia từ năm 2008 đến 2013, WHO tuyên
9
bố mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải
thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung
thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp.
Trong báo cáo mới được đưa ra, thành phố Zabol (Iran) bị coi là nơi ô
nhiễm không khí nặng nhất thế giới. Ấn Độ đã đạt được bước tiến nhất định khi
New Delhi vốn đứng đầu bảng đã xuống hạng 11, năm 2007 ước tính ở Ấn Độ, ô
nhiễm không khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong. Từ năm 2013 đến
2015, giới chức Ấn Độ cấm xe cũ đi vào thành phố, đóng cửa các nhà máy điện
chạy bằng than cũ và phạt nặng hành vi đốt rác, gây ô nhiễm. [18]
Ô nhiễm không khí ngoài trời đóng góp đến 1,2 triệu ca tử vong sớm ở
Trung Quốc trong năm 2010, gần 40% của tổng số toàn cầu, theo một bản
tóm tắt mới của dữ liệu từ một nghiên cứu khoa học về nguyên nhân tử vong
hàng đầu trên toàn thế giới. [18]
Tại châu Âu, không khí thành phố Tuzla (Bosnia) là tồi tệ nhất dù mức
độ kém xa Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Nơi ô nhiễm nặng nhất ở Mỹ là
Visalia-Porterville song xếp thứ 1.080, rất xa so với các quốc gia đang phát
triển. Những địa danh nổi tiếng khác như Paris nằm ở vị trí 1.116, London giữ
hạng 1.389 và khu vực New York - Northern New Jersey - Long Island chiếm
mục 2.369.
"Ô nhiễm không khí tiếp tục tăng cao với tốc độ đáng báo động, tàn phá
sức khỏe con người", tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Chương trình môi trường
và sức khỏe cộng đồng của WHO cho biết. "Nhận thức người dân cũng tăng
và nhiều thành phố đang giám sát chất lượng không khí của họ. Khi không
khí sạch hơn, các bệnh về hô hấp và tim mạch trên toàn cầu sẽ giảm". [18]
2.3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi
trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi
10
trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây
ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí
hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp
hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo
chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan
trọng. Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động Công nghiệp cũ (được xây
dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc
hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý
khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất
lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá,
phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ
này nằm trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí
Minh, không kể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong
tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội
có khoảng 200 xí nghiệp trong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm
trong nội thành. Trong các năm gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công
nghiệp nằm trong nội thành có phần giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực
thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen
kẽ trong các khu dân cư. Ví dụ như ở Hà Nội đã đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ
tầng 10 cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện ngoại thành với tổng diện tích đất
quy hoạch 2.573 ha để khuyến khích các xí nghiệp cũ ở trong nội thành di dời
ra các cụm công nghiệp đó. Đặc biệt, thành phố Hà Nội có chế độ thưởng tiến
độ di chuyển sớm trong giai đoạn từ 2003 - 2004, mức thưởng từ 10 triệu đến
500 triệu đồng/đơn vị sản xuất. Cho đến nay Hà Nội đã di chuyển được 10 cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm nặng ra ngoại thành như: Công ty Cổ phần Dệt
10/10, Công ty Thuỷ tinh Hà Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê,... Hiện nay có 6
11
công ty đang di chuyển là Công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe
máy Đống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt kim Thăng Long. Thành phố Hồ Chí
Minh đã đưa ra chính sách thưởng 500 triệu đồng (mức cao nhất) cho những
doanh nghiệp di dời trong năm 2002, mức thưởng này chỉ còn 50% đối với
các doanh nghiệp di dời vào năm 2003 và chỉ còn 40% nếu di dời vào năm
2004. Tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh khác cũng đã đầu tư kỹ thuật hạ tầng xây
dựng một số cụm công nghiệp nhỏ để tập trung các doanh nghiệp gây ô nhiễm
môi trường nặng nề ở đô thị và làng nghề vào các cụm công nghiệp này,...
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công
nghiệp cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai Mai Động
(Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng
Nai), Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô nhiễm
không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là
xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà
máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các
nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công
nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác. Ô
nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một số
bài báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết mòn"
đối với làng tái chế nilon. [1]
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,...
rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây
dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong
quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi
trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong
không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới
10 - 20 lần. Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân
12
Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và
một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố thường đun nấu bằng
than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả
sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô
nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ của người dân. Trong những năm gần đây nhiều gia đình trong
đô thị đã sử dụng bếp gas thay cho bếp đun bằng than hay dầu hoả. Theo báo
cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 2002, và năm 2003, ở các
đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đặc
biệt là ở các thành phố và thị xã của các tỉnh phía Nam, một số gia đình có
mức sống cao chuyển từ đun nấu bằng than, dầu sang đun nấu bằng bếp gas
ngày càng nhiều. Bếp gas gây ô nhiễm không khí ít hơn rất nhiều so với đun
nấu bằng than, dầu. Ngược lại, do giá dầu hoả và giá điện tăng lên đáng kể,
rất nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong
với số lượng lớn, bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây
ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than. Hiện
trạng ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm bụi: Ở hầu hết các đô thị nước
ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động.
Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp
cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường
giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới
xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. [1]
2.3.2. Tình hình ô nhiễm không khí tại Thái Nguyên
Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có các bước phát triển mạnh
mẽ trong nền kinh tế, từng bước nâng cao đời sống xã hội; Tuy nhiên, Thái
Nguyên đã và đang đứng trước các thách thức to lớn về vấn đề ô nhiễm môi
trường, với hàng loạt khu công nghiệp mọc lên như nấm sau mưa, kéo theo đó
13
môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điều này làm đau đầu các cơ
quan chức năng và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Đề án bảo vệ
môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2021 vừa chính thức được Hội
đồng nhân dân tỉnh thông qua nhằm tập trung giải quyết triệt để các vấn đề
môi trường cấp bách trên địa bàn. Phấn đấu đến 2020 thành phố Thái Nguyên
có khoảng 90% rác thải sinh hoạt của thành phố và 70% rác thải sinh hoạt tại
các khu vực nội thị, thị xã, huyện được thu gom, xử lý thông cống, 100% các
khu, cụm công nghiệp thực hiện đầy đủ quy định bảo vệ môi trường; ngăn
ngừa, khắc phục ô nhiễm tại các khu tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật
Đặc biệt, địa phương sẽ tiến hành xử lý 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng; di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các
khu, cụm công nghiệp; khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các khu vực khai
thác, chế biến khoáng sản, tập trung vào các khu xung quanh bãi thải và
moong khai thác lộ thiên
Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2021 được thông qua trong bối
cảnh ô nhiễm môi trường tại Thái Nguyên ngày càng gia tăng và khó kiểm soát,
tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng ngày càng phức tạp.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên
chủ yếu:
- Hoạt động sản x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_anh_huong_tu_hoat_dong_san_xuat_cua_nha_m.pdf