ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG ĐỨC TRỌNG
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI CỦA MỎ
ĐÁ NÀ CÀ TỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TẠI XÃ NGUYÊN PHÚC,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2017-2019
THÁI NGUYÊN - 2019
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG ĐỨC TRỌNG
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI CỦA MỎ
67 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường xung quanh tại xã Nguyên phúc, huyện Bạch thông, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁ NÀ CÀ TỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TẠI XÃ NGUYÊN PHÚC,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K49 LT – KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2017-2019
Giảng viên hướng dẫn : Th.s. Dương Thị Minh Hòa
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô trong khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong
suốt năm học vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo hướng dẫn:
ThS.Dương Thị Minh Hòa người đã tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt
thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị
trong Công ty TNHH Thái Bắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em
hoàn thành khóa luận này.
Em cũng không quên gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ em trong những lúc em gặp khó khăn.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa từ quý thầy
cô và bạn đọc để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy, cô trong khoa Môi Trường, lời
chúc sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Đặng Đức Trọng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích ........................................... 18
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích mẫu môi trường ............................................ 20
Bảng 4.1: Bảng toạ độ các điểm khép góc ranh giới mỏ 23
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các thiết bị sử dụng cho công tác khai thác ............... 27
Bảng 4.3: Biên chế lao động của mỏ .................................................................. 29
Bảng 4.4: Nguồn phát sinh khí bụi, khí thải độc hại........................................... 35
Bảng 4.5: Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ ....................................... 36
Bảng 4.6: Lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu ................................. 40
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại khu
vực mỏ ................................................................................................................. 43
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại khu
vực mỏ ................................................................................................................. 44
Bảng 4.9: Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ
.45
Bảng 4.10: Kết quả phân tích đánh giá chất lượng môi trường đất .................... 46
Bảng 4.11: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại tuyến đường
vào mỏ ................................................................................................................. 48
Bảng 4.12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ ... 49
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Ranh giới khai thác của mỏ Nà Cà ................................................. 24
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ khai thác .............................................................. 25
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình dây chuyền nghiền sàng ........................................ 26
Hình 4.4: Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất của mỏ .......................................... 29
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả phân tích đánh giá chất lượng môi trường đất ...... 47
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BKHCN Ban Khoa học Công nghệ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
KHCN Khoa học công nghệ
NQ/CP Nghị quyết chính phủ
NQ/TW Nghị quyết trung ương
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
v
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. .................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 9
2.2. Tình hình khai thác đá trên Thế giới và Việt Nam .................................. 10
2.2.1. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi trên Thế giới ........................... 10
2.2.2. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam ............................................... 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 17
3.2. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện. .............................................. 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 17
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 18
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo ....................................... 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 23
4.1.Tổng quan về mỏ đá Nà Cà ....................................................................... 23
4.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................. 23
vi
4.1.2.Quy mô công suất khai thác ................................................................... 23
4.1.3 Công nghệ khai thác và chế biến ........................................................... 25
4.1.4 Máy móc thiết bị dự án .......................................................................... 27
4.1.5 Nguyên vật liệu của dự án ...................................................................... 28
4.1.6.1 Sơ đồ quản lý sản xuất ........................................................................ 28
4.1.6.2 Biên chế và năng suất lao động ........................................................... 29
4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh tại khu vực mỏ đá Nà Cà .. 42
4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực mỏ đá Nà Cà. ....... 42
4.3.2. Hiện trạng môi trường đất khu vực xung quanh mỏ đá Nà Cà. ............ 46
4.3.3. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh mỏ đá Nà Cà ................ 48
4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp ....................................................... 49
4.4.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 50
4.4.2. Đề xuất giải pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm ............................ 50
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Kiến nghị .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu nói chung cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm chú trọng, bởi lẽ
môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của con người,
đây là một vấn đề lớn bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà
nó còn để lại những ảnh hưởng nặng nề cho thế hệ tương lai. Sự ô nhiễm, suy
thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, nguyên
nhân trực tiếp là do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự
nhiên đặc biệt là hoạt động khai khoáng có những tác động tiêu cực tới môi
trường sống của con người. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện
nay đang tăng trưởng cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến,
góp phần quan trọng cho phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy hoạt động
này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh
khu vực khai thác và chế biến, gây ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài. Biểu hiện
rõ nhất là việc khai thác và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự
nhiên gây tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí, cảnh
quan sinh thái môi trường, làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng đất, nước, tiềm
ẩn nguy cơ tích tụ hoặc phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Những hoạt
động này đang phá vỡ mức cân bằng sinh thái đã được hình thành từ hàng
chục triệu năm gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, đã trở thành vấn đề cấp
bách hàng đầu mang tính chính trị xã hội của một quốc gia.
Trong những năm gần đây, nhu cầu về sử dụng đá làm vật liệu xây
dựng trong cả nước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng ngày càng gia tăng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế của huyện Bạch Thông nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung,
2
UBND tỉnh Bắc Kạn cấp Giấy phép khai thác số 460/GP-UBN ngày 05 tháng
4 năm 2013, cho phép Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Phát triển Hạ tầng
được phép khai thác đá vôi tại mỏ Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn kề từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 8 năm 2039, với mục
tiêu chính cung cấp nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thông thường
trên địa bàn huyện Bạch Thông và các huyện lân cận.
Hoạt động khai thác đá vôi sẽ có những tác động tiêu cực tới môi
trường trong đó có biến đổi trạng thái rừng, thay đổi cấu trúc bề mặt địa hình,
hình thành các công trình cố định trên mặt bằng.
Xuất phát từ những vấn đề về tình hình hiện trạng môi trường trên, em
thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ
đá Nà Cà tới môi trường xung quanh tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích
- Tìm hiểu tình hình khai thác đá vôi của mỏ đá vôi Nà Cà tại xã
Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá của mỏ đá
Nà Cà tới môi trường xung quanh.
- Đề xuất các biện pháp quản lí cho đơn vị khai thác cũng như việc sử
dụng hợp lí nguồn tài nguyên này nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu
trong hoạt động khai thác của mỏ đá Nà Cà tới môi trường và con người.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học tại trường vào thực tế
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế, bổ sung tài liệu cho học tập.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động đến môi trường của dự án mỏ Nà Cà tới môi
trường xung quanh, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện
pháp quản lí, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, cảnh
quan và con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính
sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai khoáng.
- Nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014,
môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinhvật” [5].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người vàsinh vật” [5].
- Hoạt động bảo vệ môi trường:
Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đên môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện,phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [5].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công
bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [11].
5
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014:
“Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” [5].
- Ô nhiễm đất:
“Ô nhiễm đất” Là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra
bởi nhiều yếu tố như hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp,
sinh hoạt hằng ngày của con người. Điển hình là hoạt động sản xuất nông
nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lí
các chất cặn bã rắn, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt. Nói cách khác “ô
nhiễm đất” được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất
bởi các chất ô nhiễm.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo
các tác nhân gây ô nhiễm.
* Dựa theo nguồn gốc phát sinh gồm có:
Nguồn tự nhiên: Các hoạt động của núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do
xâm nhập của thủy triều, đất bị vùi lấp do cát lấp, cát bay do phân hủy sinh
học của thực vật.
Nguồn nhân tạo:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt;
+ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp;
+ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
* Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm gồm có:
+ Ô nhiễm đất do các tác nhân hóa học: Bao gồm phân bón N, P (dư
lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, aldrin, photpho
6
hữu cơ) chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
+ Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các
loại kí sinh trùng (giun, sán).
+ Ô nhiễm đất do tác nhân vật lí: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
hủy chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, thorin, Sr90, I131, Cs1370).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, có thể từ trên trời rơi xuống, từ
nước chảy vào, do con người trực tiếp đưa vào đất, đầy ra rất ít vì nhiều chất ô
nhiễm sau khi ngấm vào đất sẽ lưu lại trong đất rất lâu ví dụ như một năm sau
khi phun, DDT còn 80%, Lindan còn 60%, aldrin còn 20%, sau ba năm thì
DDT còn 50%, aldrin còn 5%. Hiện tượng ô nhiễm đất khác với hiện tượng ô
nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự
vận động của không khí và nước sẽ làm sạch. Đất thì không có khả năng này,
nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều con người muốn khử ô nhiễm cho đất
sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức và kinh phí.
- Ô nhiễm nước
“Ô nhiễm nước” là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý –
hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm
nước có nguồn gốc tự nhiên như lũ lụt, mưa axit, mưa rơi kéo theo bụi thải
của các khu công nghiệp, ngoài ra nước bị ô nhiễm còn phải kể đến sự có mặt
của các xác thực vật chết. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu là do
hoạt động sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ du lịch, giao thông vận tải
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng chất lượng nước khi bị ô
7
nhiễm là:
+ Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí
2- -
quyển, tăng hàm lượng SO4 và NO3 trong nước.
2+ 2+ 2+
+ Tăng hàm lượng các ion Ca , Mg , SiO3 trong nước ngầm và
nướcsong do mưa, phong hóa các quặng cacbonat.
+ Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên trước hết là
Pb3+, Cd+, Hg2+, Zn2+, Al3+, Fe2+, Fe3+.
+ Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm chúng đi
vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và từ chất thải rắn.
+ Giảm lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ trong của nước.
+ Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy
bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thuốc trừ sâu) [7].
- Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo.
+ Nguồn tự nhiên:
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất
xa vì nó được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
8
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
+ Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên
các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt
điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao
thông vận tải bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
2.1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến khai thác đá vôi
* Đá vôi
Là một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng
vật canxit và aragonit (các dạng kết tinh khác nhau của cacbonat canxi
CaCO3). Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá
phiến silic, silica và đá mác ma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum... nên nó có
màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen.
Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng riêng 2.600 ÷ 2.800 kg/m3, cường độ chịu
nén 1700 ÷ 2600 kg/cm2, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5% [9].
9
* Công nghệ khai thác mỏ
Công nghệ khai thác mỏ chủ yếu là khai thác mỏ lộ thiên. Phương pháp
khai thác chủ yếu nghiêng, cắt tầng nhỏ, gạt chuyển trực tiếp từ tầng mặt xuống
tầng mặt bằng chân tuyến sau đó xúc chuyển đến trạm nghiền phân loại.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 13 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014
và có hiệu lực thi hành 01/01/2015.
- Luật Đất đai 2013, Luật số 45/2013/QH13.
- Luật khoáng sản năm số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước
CHXHCNVN Khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
- Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương
Quy định về nội dung lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng,
thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng sản;
10
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Bộ Tài
Nguyên Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
- TCVN 6438: 2005: Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải – phương
tiện giao thông đường bộ.
- QCVN 26:2010: Quy định độ ồn cho phép và độ ồn tối đa tại khu vực
cộng đồng, dân cư.
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung do
bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành.
- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 14:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 03:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của kim loại nặng trong đất.
2.2. Tình hình khai thác đá trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi trên Thế giới
2.2.1.1. Hoạt động khai thác đá trên thế giới
Trên thế giới có Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Á là những nơi sản xuất
11
và tiêu thụ bột nhẹ làm từ đá vôi lớn nhất.
Chất độn khoáng trong sản phẩm giấy gồm canxi cacbonat nghiền mịn,
bột nhẹ, cao lanh và titan dioxyt. Canxi cacbonat tự nhiên chất lượng cao
không dễ kiếm ở Bắc Mỹ. Do đó sản lượng sản xuất bột nhẹ tăng lên rất mạnh
trên thị trường chất độn của ngành giấy ở Bắc Mỹ. Một lý do khác cũng làm
tăng nhu cầu bột nhẹ trong công nghiệp sản xuất bột giấy là việc sử dụng giấy
tái sinh. Sợi giấy tái sinh ngắn hơn và mềm hơn nên độ trắng kém hơn sợi ban
đầu, vì vậy đòi hỏi một lượng lớn hơn các chất độn có độ trắng cao để nâng
độ trắng của giấy lên.
Mức độ độn của các khoáng trong bột giấy có thể lên đến 50%. Công
thức độn của Bắc Mỹ là 80% cao lanh, 20% CaCO3. Hiện nay đang chuyển
dần sang công thức là 40% cao lanh và 60% bột nhẹ.
Ngoài nhu cầu bột nhẹ trong sản xuất giấy còn có nhu cầu bột nhẹ trong
sản xuất cao su, chất dẻo, sơn, dược phẩm v.v...
Tổng sản lượng bột nhẹ ở Bắc Mỹ là 600.000 tấn/năm. Các công ty sản
xuất bột nhẹ hàng đầu ở Bắc Mỹ là Plizer Inc và ECC international Inc. Plizer
có 25 cơ sở sản xuất bột nhẹ trên toàn nước Mỹ. Các cơ sở sản xuất bột nhẹ
này nằm trong khu vực sản xuất giấy. Bột nhẹ dạng huyền phù được vận
chuyển theo đường ống sang cơ sở nghiền bột giấy. Đến cuối năm 1992 Plizer
có tổng số cơ sở sản xuất bột nhẹ lên đến 32 cơ sở.
Anh quốc có 3 công ty sản xuất bột nhẹ là ICI, PLC, Rhon-Poulenc và
một công ty nhỏ hơn là WR.Luscombe Ltd.
ICI sản xuất bột nhẹ chủ yếu dùng làm chất độn cho công nghiệp cao
su, keo gắn, keo trát. Sản phẩm của hãng 60% cung cấp cho Châu Âu.
Nhà máy bột nhẹ đầu tiên được Rhon-Poulenc khánh thành vào năm
1991. Nhà máy được thiết kế hoàn toàn tự động và có công suất 30.000
tấn/năm. Sản phẩm bột nhẹ của Rhon-Poulenc cung cấp cho ngành công
12
nghiệp sản xuất kem đánh răng, giấy, keo gắn, keo trát, sơn, dược phẩm và
mỹ phẩm [9].
Công ty WR.Lurcombe Ltd. có trụ sở ở London, công ty này chỉ sản
xuất bột nhẹ với công suất 1.000 tấn/năm do khai thác các sản phẩm phụ
trong công nghiệp làm mềm nước.
Công ty Fax Kalk của Đan mạch hiện được xem là công ty cung cấp
bột nhẹ lớn nhất Châu Âu. Nhà máy sản xuất bột nhẹ đầu tiên của Fax Falk là
nhà máy Lesebo đặt tại Thuỵ Điển với công suất 6.000 tấn/năm. Nhà máy sản
xuất bột nhẹ thứ hai được đặt tại Nymola (Thuỵ điển). Sản phấm bột nhẹ
củanhà máy này được ký hiệu PCC95. Sản phẩm của nó cung cấp cho tập
đoàn làm giấy Stora, đây là tập đoàn sản xuất giấy và bột giấy lớn nhất Châu
Âu.Phần Lan cũng là một nước cung cấp bột nhẹ quan trọng ở Châu Âu.Tổng
công suất của tập đoàn Partek là 60.000 tấn/năm.
Ở khu vực Châu Á thì chỉ hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã vượt
xa các khu vực khác về tổng sản lượng bột nhẹ. Năm 1992 sản lượng bột nhẹ
của Trung Quốc đạt tới 550.000 tấn.Trong đó nhu cầu thị trường trong nước
là 512.000 tấn.
Ở Nhật Bản người ta sản xuất 2 loại bột nhẹ chính. Một loại là light
PCC và loại cloidal PCC. Cũng như các khu vực khác nhu cầu bột nhẹ cho
ngành giấy là cao nhất, sau đó là các ngành sơn, chất dẻo, cao su v.v...những
hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến
nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại
lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt
động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và
13
vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động
mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm
ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép
và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác,
cướp đi sinh mạng của hàng trăm người [9].
2.2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá trên thế giới
Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh
tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang
được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai
thác, chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ
lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn
gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi
cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn
thải ra một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2, đây là những khí rất độc
hại đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và
sản xuất đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công
nghệ thủ công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình
khai thác và chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai
thác.
Như vậy hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh
trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho
nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì
ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói
đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường [9].
14
2.2.2. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam
2.2.2.1. Hoạt động khai thác đá ở Việt Nam
Đá vôi là loại đá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đông Bắc,
khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường, cảnh quan đá vôi phục vụ cho mục
đích kinh tế là vấn đề cần quan tâm giải quyết của địa phương và Nhà nước
hiện nay. Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, (đá
hoa, đá vôi trắng) là khoáng sản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Kết quả điều tra, thăm dò địa chất cho thấy, đá hoa phân bố khá rộng rãi
trên lãnh thổ Việt Nam song tập trung trữ lượng lớn tại một số địa phương
như Yên Bái, Nghệ An, Bắc kạn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_anh_huong_hoat_dong_khai_thac_da_voi_cua.pdf