ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ
PHAN THỊ NHƯ Ý
Niên khóa: 2016-2020
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ
Sinh v
140 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Scavi Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên thực hiện:
PHAN THỊ NHƯ Ý
Lớp: K50A – Kế Toán
Niên khóa: 2016-2020
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN QUỐC TÚ
Huế, tháng 01 năm 2020
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý i
Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bàikhóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên nghành Kế toán,emxingửi lời cảmơnchân thànhvà sâu sắcđến:Các thầy, cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toánTrường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy,truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích. Kiến thứcmà em học được không chỉ là nền tảng cho quá trìnhnghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báugiúp em có thể tự tin trong ngành nghề sau này củamình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.SNguyễn Quốc Tú, người đã tận tình hướng dẫn, trựctiếpdẫndắt em trong suốt thời gian thực tập và hoànchỉnh khóa luận này.Em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnhđạo và các anh chị nhân viên Công ty Scavi Huế, đặcbiệt là chị Trần Thị Xuân Phương đã giúp đỡ tận tìnhvà tạo điều kiện cho emhoàn thành kỳ thựctập.Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nêntrong quá trình hoàn thành khóa luậnkhông thể tránhkhỏi những sai sót, kính mong sự góp ý xây dựng củaquý thầy, cô giáo và các anh chị trong Công ty ScaviHuế đểkhóaluậncủaemđượchoànthiệnhơn.Xin chân thành cảmơn!Huế,ngày20tháng12năm2019Sinh viên thựchiện
Phan Thị NhưÝ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSCĐ : Tài sản cố định
TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐKT : Hợp đồng kinh tế
HMHH : Hao mòn hữu hình
HMVH : Hao mòn vô hình
KH : Khấu hao
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TK : Tài khoản
VCSH : Vốn chủ sở hữu
XDCB : Xây dựng cơ bản
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Scavi Huế qua 3 năm 2016 – 2018 .........................38
Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018
.......................................................................................................................................42
Bảng 2.3. Kết quả họat động kinh doanh của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-
2018 ...............................................................................................................................44
Bảng 2.4 Cơ cấu TSCĐ hữu hình của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018......54
Bảng 2.5 Thông tin khấu hao một số tài sản trích từ phần mềm quản lý tài sản...........84
Bảng 2.6 Tình hình biến động TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018 ..97
Bảng 2.7 Tình trạng kĩ thuật và tình hình trang bị TSCĐHH của Công ty qua ba năm
2016-2018......................................................................................................................99
Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018.....101
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý iv
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Giao diện phần mềm quản lý tài sản sử dụng trong........................................55
Biểu 2.2 Giao diện in code quản lý tài sản bằng phần mềm quản lý tài sản .................57
Biểu 2.4 Giấy đề nghị mua mới thiết bị Peplink ...........................................................61
Biểu 2.5 Hóa đơn GTGT mua mới TSCĐ hữu hình số 0000274..................................62
Biểu 2.7 Giấy đề nghị xây dựng khu phơi hàng phân xưởng 1.....................................66
Biểu 2.8 Hóa đơn GTGT số 0000243............................................................................67
Biểu 2.9 Sổ cái tài khoản 211 tháng 03/2019................................................................69
Biểu 2.10 Đề nghị thanh toán chi phí hệ thống xử lý nước thải....................................71
Biểu 2.11. Hóa đơn GTGT số 0000001.........................................................................73
Biểu 2.12 Hóa đơn số 0000021 .....................................................................................76
Biểu 2.13 Sổ cái tài khoản 211 tháng 10/2019..............................................................78
Biểu 2.14 Giấy đề nghị thanh lý TSCĐ-CCDC ............................................................81
Biểu 2.15. Hóa đơn GTGT số 0000883 về thanh lý TSCĐ-CCDC ..............................82
Biểu 2.16 Sổ cái tài khoản 211 tháng 04/2019..............................................................83
Biểu 2.17 Báo cáo khấu hao chi tiết tháng 01/2019......................................................85
Biểu 2.18 Sổ cái tài khoản 2141 tháng 01/2019............................................................86
Biểu 2.19 Hóa đơn GTGT số 0000001 ngày 17/07/2019 .............................................88
Biểu 2.20 Giấy đề nghị thanh toán chi phí mở rộng phòng đóng gói Haddad ..............89
Biểu số 2.13 Phiếu mượn tài sản nội bộ ........................................................................91
Biểu số 2.14 Phiếu trả tài sản nội bộ .............................................................................92
Biểu 2.15 Phiếu mượn/ thuê tài sản ngoài tập đoàn ......................................................93
Biểu 2.16 Phiếu trả tài sản mượn/ thuê ngoài tập đoàn .................................................94
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý v
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình ...........................................................17
Sơ đồ 1.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình ......................................................21
Sơ đồ 1.3 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính ....................................................................23
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy ..................................................27
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Scavi Huế ...............................................................45
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Scavi Huế..............................................49
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý vi
MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn .....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU .......................................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................................................v
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................2
6. Kết cấu của đề tài: .......................................................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH..........5
1.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình: ...................................................5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định hữu hình:...........................................5
1.1.1.1. Khái niệm: ..........................................................................................................5
1.1.1.2 Đặc điểm:.............................................................................................................5
1.1.2 Vai trò của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp: ..................................................6
1.1.3 Phân loại TSCĐ hữu hình: .....................................................................................6
1.1.4 Đánh giá TSCĐ hữu hình: ......................................................................................7
1.1.5 Khấu hao TSCĐ hữu hình: .....................................................................................9
1.1.6 Nâng cấp và sửa chữa TSCĐ hữu hình: ...............................................................11
1.1.7 Thanh lý TSCĐ hữu hình: ....................................................................................12
1.1.8 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ hữu hình: ................................13
1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp:............................................14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý vii
1.2.1 Sự cần thiết phải hạch toán TSCĐ hữu hình: .......................................................14
1.2.2 Nhiệm vụ phải hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp: .........................................15
1.2.3. Kế toán TSCĐ hữu hình: .....................................................................................15
1.2.3.1 Kế toán tình hình biến động TSCĐ hữu hình:...................................................15
1.2.3.1.1 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình: ........................................................................15
1.2.3.1.2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình: ......................................................................18
1.2.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình: ...................................................................18
1.2.3.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình:...................................................................20
1.2.3.3.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên: ....................................................................20
1.2.3.3.2 Kế toán sửa chữa lớn: .....................................................................................20
1.2.3.4. Kế toán thuê tài sản cố định hữu hình: .............................................................22
1.2.3.4.1 Thuê tài chính .................................................................................................22
1.2.3.4.2 Kế toán thuê hoạt động:..................................................................................24
1.2.3.5 Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán ......................................................................26
1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp:.............28
1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình: ..................................28
1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ: ..............................................30
1.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐ:......................................................30
1.3.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: .......................................................31
1.3.2 Phương pháp phân tích: ........................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ..........................................................................34
2.1. Khái quát chung về Công ty Scavi Huế: ................................................................34
2.1.1 Thông tin chung:...................................................................................................34
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:.......................................................................35
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: ......................................................................36
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: ..................................................................36
2.1.5 Sứ mệnh của Công ty: ..........................................................................................36
2.1.6 Phương thức sản xuất của Công ty: ......................................................................37
2.1.7 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016-2018: .....................................37
2.1.8. Tình hình tài chính của Công ty qua ba năm 2016-2018: ...................................40
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý viii
2.1.8.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2016-2018:...............40
2.1.8.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2016-2018: ................43
2.1.9 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty: ...................................................................45
2.1.10. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty: ...............................................................48
2.1.10.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: ..............................................................48
2.1.10.2 Chế độ và hình thức kế toán của Công ty:.......................................................50
2.2. Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế: ......52
2.2.1 Tình hình tài sản cố định hữu hình tại công ty:....................................................52
2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty: ............................52
2.2.1.2 Tình hình TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018:......................53
2.2.1.3 Công tác quản lý, theo dõi tài sản cố định hữu hình tại công ty: ......................55
2.2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty: ....................................59
2.2.2.1 Kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty: ..................................59
2.2.2.1.1Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình tại Công ty: .........................................59
2.2.2.1.2 Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty: ........................................74
2.2.2.2 Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty: ....................................84
2.2.2.3 Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình tại công ty:.....................................87
2.2.2.4 Kế toán thuê TSCĐ hữu hình tại Công ty: ........................................................90
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty Scavi Huế: .....................95
2.3.1 Phân tích biến động TSCĐ hữu hình tại công ty:.................................................95
2.3.2 Tình trạng kỹ thuật và tình hình trang bị TSCĐ hữu hình cho hoạt động sản xuất
kinh doanh: ....................................................................................................................98
2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình qua ba năm 2016-2018: ...............100
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ...........................................102
3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi
Huế: .............................................................................................................................102
3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty:................................................102
3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Scavi Huế:.............102
3.1.2.1 Ưu điểm: ..........................................................................................................102
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý ix
3.1.2.2 Hạn chế: ...........................................................................................................104
3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty:.......................................105
3.2.1 Ưu điểm: .............................................................................................................105
3.2.2 Hạn chế: .............................................................................................................105
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình và nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty Scavi Huế: .........................................................105
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................107
1. Kết luận: ..................................................................................................................107
2. Kiến nghị: ................................................................................................................108
3. Hướng nghiên cứu mới của đề tài: ..........................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................109
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải hội tụ ba yếu tố: đối tượng lao động, tư
liệu lao động, sức lao động. Trong đó, tư liệu lao động là một yếu tố rất quan trọng, tài
sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Tài
sản cố định trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, giá trị hao mòn của nó được
chuyển dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ hay vào giá thành sản phẩm dưới hình
thức khấu hao.
Tài sản cố định hữu hình trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòng
quay của vốn bỏ ra ban đầu. Như vậy, kế toán tài sản cố định hữu hình là một nhiệm
vụ tất yếu. Nó là một phần trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho
nhà quản lý quản lý tốt số vốn bỏ ra ban đầu để có biện pháp điều hành sản xuất kinh
doanh một cách hợp lý và đề ra những phương hướng đúng đắn, nâng cao hiệu quả
trong quá trình sản xuất kinh doanh và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên
thị trường.
Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Scavi Huế nói riêng, việc sử
dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô
TSCĐ mà còn phải biết khai thác hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có.
Do yêu cầu càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ với quá trình sản
xuất kinh doanh nên việc tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đòi hỏi
phải được quản lý, hạch toán đầy đủ tình hình biến động và sử dụng hiệu quả TSCĐ.
Sau khi tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của kế toán TSCĐ nên em chọn đề
tài “ Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định
hữu hình tại Công ty Scavi Huế” làm đề tài tốt nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 2
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung:
Tổng hợp và khái quát được những vấn đề mang tính lý luận chung về kế toán tài
sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐ hữu hình.
- Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu về hạch toán TSCĐ và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại
Công ty. Từ đó, giúp hiểu sâu hơn về lý thuyết và có thể nắm bắt được thực tế về hạch
toán TSCĐ, so sánh, phân tích, xem xét sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn từ đó
rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hạch toán TSCĐ và phân tích tình hình sử dụng
TSCĐ.
Nghiên cứu và phản ánh được thực trạng hạch toán TSCĐ và hiệu quả sử dụng
TSCĐ. Trên cơ sở của thực trạng đã được nghiên cứu có thể rút ra được những ưu
nhược điểm của doanh nghiệp từ đó đề xuất một số biện phát nhằm hoàn thiện công
tác hạch toán và quản lý TSCĐ hữu hình, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình
tại Công ty Scavi Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ hữu hình và các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty Scavi Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu tại Công ty Scavi Huế.
- Về thời gian: số liệu thu thập để thực hiện đề tài là số liệu, chứng từ và các báo
cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2016-2018 và những tháng đầu năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin
thứ cấp như nội dung của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính; các
chuyên đề, khóa luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các tài liệu thu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 3
thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp, để hệ thống hóa cơ sở
lý luận về công tác kế toán TSCĐ hữu hình, đồng thời kế thừa tiếp tục cải thiện những
hướng nghiên cứu mới.
- Phương pháp phân loại và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sử dụng
để phân loại các sổ sách, chứng từ, báo cáo và các thông tin liên quan theo mục đích
sử dụng cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó, thu thập, tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn
của phòng Kế toán và các phòng ban khác tại công ty liên quan đến TSCĐ hữu hình
theo các cách đã phân loại.
- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những công việc hàng ngày
của nhân viên trong công ty nói chung và phòng Kế toán nói riêng đã thực hiện.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với những người liên quan đến vấn
đề nghiên cứu để được giải đáp thắc mắc và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc trong
thực tế.
Phương pháp xử lí, phân tích số liệu:
- Phương pháp chung nhằm phân tích khái quát tình hình tài chính công ty, gồm
các phương pháp: phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, phân tích theo
chiều dọc, phân tích các chỉ số tài chính. Cụ thể trong bài phân tích này, em đã sử
dụng chủ yếu ba phương pháp chính là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân
tích xu hướng và còn dùng thêm phương pháp phân tích theo chiều dọc để phân tích cơ
cấu của tài sản, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp.
Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung,
tìm những mặt hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục.
Phương pháp mô tả: Là phương pháp dùng để mô tả quá trình luân chuyển
chứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.
6. Kết cấu của đề tài:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tài sản cố định hữu hình và kế toán tài sản cố định
hữu hình trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Scavi Huế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 4
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu
hình và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH
1.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định hữu hình:
1.1.1.1. Khái niệm:
- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 – TSCĐ hữu hình): Tài sản
cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử
dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu
hình.
- Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ: “TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất
thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng
vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải...”
Tóm lại, TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm
giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ do Bộ Tài chính quy định. Trong quá trình sử dụng, giá trị của TSCĐ bị hao
mòn dần và chuyển một phần giá trị vào sản phẩm nhưng hình thái vật chất của nó vẫn
giữ nguyên như ban đầu.
- Căn cứ vào Điều 3, chương II, Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ
quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, thông tư bao gồm 3 tiêu chuẩn như sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.
1.1.1.2 Đặc điểm:
- Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 6
- Một đặc điểm quan trọng của TSCĐ hữu hình là khi tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh nó bị hao mòn dần và giá trị hao mòn đó được dịch chuyển vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khác với công cụ lao động nhỏ, TSCĐ tham gia
nhiều kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư
hỏng.
- Có thể dễ dàng định giá tài sản, TSCĐ hữu hình được đánh giá lần đầu và có
thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ hữu hình được tính theo nguyên giá
(giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lai.
1.1.2 Vai trò của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp:
TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu
của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng
trong hoạt động SXKD, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền
kinh tế quốc dân.
Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu
tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không?
Chính vì vậy, trong SXKD của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn
bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng. Việc
cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Nhận thức
đúng đắn về vai trò của TSCĐ chính là lý luận đầu tiên xây dựng nên khái niệm về
TSCĐ.
1.1.3 Phân loại TSCĐ hữu hình:
TSCĐHH có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng trong phần này em
chỉ trình bày 3 hình thức phân loại là:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 7
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ
nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng.
Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào sáu loại trên.
- Phân loại theo công dụng kinh tế :
TSCĐHH dùng trong SXKD
TSCĐHH dùng ngoài SXKD
- Phân loại TSCĐ HH theo tình hình sử dụng :
TSCĐHH đang sử dụng
TSCĐHH chưa cần dùng
TSCĐHH không cần dùng và chờ thanh lý
1.1.4 Đánh giá TSCĐ hữu hình:
Đánh giá TSCĐ hữu hình là xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định hữu hình,
được đánh giá lần đầu hoặc là đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Như vậy, TSCĐ
hữu hình được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
a. Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 - TSCĐHH): nguyên giá là
toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến
thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Cách xác định nguyên giá
trong một số trường hợp:
TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá
TSCĐ HH =
Giá mua
thực tế
phải trả
+
Các khoản thuế
(không bao gồm các
khoản thuế được
hoàn lại)
+
Các chi phí liên quan trực
tiếp phải chi ra tính đến thời
điểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sử dụng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 8
Các chi phí liên quan như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm
TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dở, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí
trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
TSCĐHH do đầu tư xây dựng:
Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán
công trình
+ Lệ phí
trước bạ
+ Các chi phí
liên quan khác
Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện
quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau
khi quyết toán công trình hoàn thành.
b. Giá trị hao mòn:
Theo Khoản 7 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, hao mòn TSCĐ là sự giảm
dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD, do bào mòn
của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Hao mòn TSCĐ có 2 loại: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình..
Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban
đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.
c. Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình:
Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao
lũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
Giá trị còn lại trên sổ = Nguyên giá - Số hao mòn luỹ kế
kế toán của TSCĐ của TSCĐ của TSCĐ
Trong đó, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ (hay số hao mòn lũy kế của TSCĐ): là
tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
(Trích Khoản 8 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 9
1.1.5 Khấu hao TSCĐ hữu hình:
a. Khái niệm:
TSCĐ hữu hình hao mòn theo thời gian và đến một thời điểm n...Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh
nghiệp đã được đổi mới.
1.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐ:
Phân tích tình hình trang bị TSCĐ là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ, đặc biệt là
máy móc thiết bị sản xuất cho lao động, cho một đơn vị diện tích sản xuất,.. trên cơ sở
đó có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng,
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Chỉ tiêu để đánh giá tình hình trang bị trang bị TSCĐ đó là hệ số trang bị TSCĐ
cho sản xuất phản ánh trình độ trang bị TSCĐ cho một lao động trực tiếp sản xuất. Chỉ
tiêu này càng tăng chứng tỏ trình độ cơ giới hóa của DN càng cao.
Công thức như sau:
Nguyên giá TSCĐHH bình quân
Hệ số trang bị TSCĐHH =
cho lao động sản xuất Số lao động bình quân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 31
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị giá
trị TSCĐ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật
cho người lao động càng cao và ngược lại.
1.3.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ:
Hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh phản ánh trình độ sử dụng TSCĐ của doanh
nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí về TSCĐ là nhỏ nhất. Nâng cao hiệu
quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản
xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố đinh, hoàn thiện những khâu yếu kém hoặc lạc hậu
của quy trình công nghệ. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp
tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Sức sản xuất của TSCĐ:
Doanh thu thuần
Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đầu tư trong kỳ thì thu lại đươc
bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thể hiện
TSCĐ hoạt động tốt.
-Sức sinh lợi của TSCĐ:
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của
doanh nghiệp là tốt.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 32
- Sức hao phí của TSCĐ:
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức hao phí của TSCĐ=
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần
bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ.
1.3.2 Phương pháp phân tích:
Để phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ thường có nhiều biện pháp như
phương pháp so sánh (so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối), phương pháp số chênh
lệch, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp chỉ số. Bài báo cáo này chỉ tập
trung dùng phương pháp so sánh đề phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ.
Qua so sánh để có thể biết được kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ đã đề ra,
biết được tốc độ, xu hướng phát triển và kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng
như mức độ tiên tiến hay lạc hậu của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh
được gọi là gốc so sánh, gốc so sánh có thể là về không gian hay thời gian.
Về không gian có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ
phận khác, khu vực này với khu vực khác, thường được sử dụng khi xác định vị trí
hiện tại của công ty với đối thủ cạnh tranh, so với các chỉ tiêu bình quân của ngành,
bình quân khu vực kinh doanh
Về thời gian, gốc so sánh là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch,
dự toán. Để xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích hay đánh
giá tình hình thức hiện kế hoạch mục tiêu đặt ra.
Trong bài báo cáo gốc so sánh được sử dụng là về thời gian (các năm trước).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 33
Điều kiện so sánh:
Để kết quả so sánh có ý nghĩa và chính xác thì điều kiện so sánh là các chỉ tiêu
đem đi so sánh phải thống nhất về mặt thời gian, không gian, nội dung kinh tế,
phương pháp tính toán và đơn vị tính.
Các phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh bao gồm phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, phương
pháp so sánh bằng số tương đối, phương pháp so sánh bằng số tương đối cơ cấu.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: phương pháp so sánh trực tiếp trị số của
chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ (kỳ phân tích và kỳ gốc). Phương pháp này sẽ cho thấy
được sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
Phương pháp so sánh số tương đối: khác với phương pháp so sánh bằng số
tuyệt đối, phương pháp này sẽ cho thấy được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển,
biến động của các chỉ tiêu.
Có nhiều loại số tương đối khác nhau, ví dụ số tương đối động thái, số tương
đối theo tỷ lệ %, số tương đối theo cơ cấu trong bài báo cáo chỉ sử dụng số tương
đối theo tỷ lệ % và số tương đối theo cơ cấu.
So sánh số tương đối theo tỷ lệ %:
Mức biến động tuyệt đối
Mức biến động tương đối = * 100
theo tỷ lệ % Trị số kỳ gốc
So sánh số tương đối cơ cấu:
Chênh lệch về tỷ trọng = Cơ cấu kỳ phân tích - Cơ cấu kỳ gốc
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ
2.1. Khái quát chung về Công ty Scavi Huế:
2.1.1 Thông tin chung:
- Tên đơn vị: Công Ty Scavi Huế.
- Tên giao dịch: SCAVI HUE COMPANY.
- Mã số thuế: 3300382362.
- Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên
Huế, Việt Nam.
- Số điện thoại/ Fax: 02343751751/ 02343751761
- Email: scavi@scavihue.com
- Website: www.scavi.com.vn
- Giấy phép đầu tư:
Số: 212023000011
Ngày cấp: 27/03/2008
Nơi cấp: Ban quản lý các Khu công nghiệp TT Huế
- Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 2.5 triệu USD)
- Logo công ty:
(Logo của công ty Scavi Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 35
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
- Công ty Scavi Huế là công ty con của Tập đoàn Corèle International Pháp. Là
tập đoàn đầu tiên tiên phong đầu tư vào Việt Nam ngay sau khi Việt Nam có chính
sách hội nhập mở cửa. Đây là tập đoàn dẫn đầu trong ngành công nghiệp nội y tại
Pháp và nằm trong top 7 công ty kinh doanh dịch vụ toàn diện cho ngành nội y toàn
cầu.
- Năm 1988: Thành lập tại Pháp, chủ tịch Trần Văn Phú đầu tư vào Việt Nam,
thành lập Scavi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn nước ngoài có giấy phép kinh
doanh đầu tiên tại Việt Nam
- Năm 2005: Thành lập Scavi Huế
- Được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 3023000011 chứng nhận lần
đầu ngày 27 tháng 03 năm 2008 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên
Huế cấp (thay thế Giấy phép đầu tư số 04/GPKCN-TTH ngày 25 tháng 07 năm 2005
do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp).
- Năm 2017: Thành lập quỹ B’Lao tại Pháp
Xây dựng trường Mầm non Scavi tại Khu Công nghiệp Phong Điền, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hiện nay, sau gần 15 năm có mặt tại Huế, Scavi đã đạt được những thành quả
đáng khích lệ, khẳng định được thương hiệu, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa
phương cũng như góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
(Công ty Scavi Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 36
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
Công ty kinh doanh 2 lĩnh vực:
- Cung cấp tất cả các dịch vụ cần thiết cho khách hàng như thiết kế, phát triển
nguyên phụ liệu, làm mẫu, dịch vụ xuất nhập khẩu,
- Corèle V. - kinh doanh thương hiệu riêng của công ty
- Corèle V. tấn công vào thị trường Việt Nam với ba thương hiệu: Corèle V.,
Marguerite, Mâlefix.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
- Tiếp tục tập trung chuyên biệt vào thị trường Lingerie, hướng đến vị trí số 1
trên trường quốc tế dựa trên chính sách cung ứng dịch vụ.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính và chiến lược,
chính sách kinh doanh.
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng các chế độ tài chính, bảo tồn và phát triển
vốn kinh doanh, tự trang trải về mặt tài chính bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chế độ chính sách cho người lao động,
nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Đàm phán ký kết hợp đồng và đảm bảo thu nhập cho người lao động.
- Quản lý, điều hành công ty, tự phân phối thu nhập đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên trong công ty.
- Không ngừng nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời
sống cho người lao động, thực hiện SXKD theo đúng pháp luật.
2.1.5 Sứ mệnh của Công ty:
Sứ mệnh của công ty Scavi Huế là mở rộng quy mô nhà máy - tăng sản lượng sản
xuất hàng năm - giảm thời gian ngưng việc - giảm tỷ lệ hư hỏng nguyên phụ liệu -
xuất khẩu hàng đạt chất lượng cao - ổn định và nâng cao đời sống của cán bộ công
nhân viên nhà máy với mục đích gia tăng doanh thu để ngày càng phát triển hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 37
2.1.6 Phương thức sản xuất của Công ty:
Scavi Việt Nam nói chung và Scavi Huế nói riêng hoạt động, sản xuất và kinh
doanh theo phương thức Sourcing và Outsourcing. Tức công ty vừa sản xuất dưới
nhãn hiệu của công ty để phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, vừa thực hiện gia
công dưới nhãn hiêu của công ty khác. Điểm làm Scavi khác biệt hoàn toàn so với đa
số các công ty khác ở Việt Nam đó là công ty thực hiện gia công trọn gói từ khâu thiết
kế mẫu mã, tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu tới sản xuất và giao hàng cho khách
hàng. Trong khi đó, đa số các công ty may ở Việt Nam chỉ thực hiện sản xuất, không
phải mua và tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu, mẫu mã,
Phương thức sản xuất của Scavi Huế là make-to-order, tức chỉ sản xuất khi nhận
được đơn hàng chính thức từ khách hàng. Tuy nhiên đối với một số khách hàng như
Decathlon thì công ty sẽ tiến hành mua nguyên phụ liệu trước dựa trên cơ sở Forecast
khách hàng gửi trước đó để đảm bảo khi nhận được đơn hàng là có thể tiến hành sản
xuất ngay. Đảm bảo đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng về sản
phẩm. Đối với việc sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty, bộ phận tiếp thị
của Scavi Europe sẽ chuyển đơn hàng nội bộ cho Scavi Việt Nam và Scavi Việt Nam
sẽ tiến hành mua nguyên phụ liệu, sản xuất theo đơn hàng nội bộ đó. Nhà máy Scavi
Huế nhận thông tin, mẫu thiết kế từ các đơn hàng của khách hàng cũng như đơn hàng
nội bộ từ Scavi Việt Nam, từ nhà máy Scavi Biên Hòa (Trung ương), các bộ phận liên
quan theo đó để tiến hành thực hiện hợp đồng và đặc biệt phòng kế hoạch theo đó để
lập kế hoạch sản xuất và triển khai cho nhà máy sản xuất.
2.1.7 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016-2018:
Lao động là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng nhất trong một
doanh nghiệp, đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất. Lao động là yếu tố đóng
vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó quy mô
của lao động thể hiện quy mô của doanh nghiệp và chất lượng lao động thể hiện hiệu
quả của công việc. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi các máy móc,
thiết bị kỹ thuật dần thay thế cho con người, nhu cầu lao động có xu hướng giảm về số
lượng nhưng nhu cầu về chất lượng lao động ngày càng tăng. Thấy được tầm quan
trọng đó, Công ty Scavi Huế luôn chú trọng vào việc tuyển dụng lao động có trình độ
cao, năng động, sáng tạo, đáp ứng các giá trị của công ty, điều này được thể hiện
thông qua bảng 2.1.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 38
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Scavi Huế qua 3 năm 2016 – 2018
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số lao động 4980 100.00 6231 100.00 6310 100.00 1251 25.12 79.00 1.27
I-Phân theo tính chất lao động
Trực tiếp 4646 93.29 5850 93.89 5896 93.44 1204 25.91 46.00 0.79
Gián tiếp 334 6.71 381 6.11 414 6.56 47 14.07 33.00 8.66
II-Phân theo trình độ lao động
Đại học, trên đại học 136 2.73 141 2.26 170 2.69 5 3.68 29.00 20.57
Cao đẳng 51 1.02 57 0.91 64 1.01 6 11.76 7.00 12.28
Trung cấp 32 0.64 36 0.58 37 0.59 4 12.50 1.00 2.78
Lao động phổ thông 4761 95.60 5997 96.24 6039 95.71 1236 25.96 42.00 0.70
III-Phân theo giới tính:
Nam 998 20.04 1238 19.87 1284 20.35 240 24.05 46.00 3.72
Nữ 3982 79.96 4993 80.13 5026 79.65 1011 25.39 33.00 0.66
IV-Phân theo độ tuổi
18-<25 1988 39.92 2490 39.96 2124 33.66 502 25.25 (366.00) (14.70)
25-<30 1424 28.59 1801 28.90 1909 30.25 377 26.47 108.00 6.00
30-<35 782 15.70 977 15.68 1125 17.83 195 24.94 148.00 15.15
>35 786 15.78 963 15.45 1152 18.26 177 22.52 189.00 19.63
(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự Công ty Scavi Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 39
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lao động của Công ty tăng dần qua ba
năm 2016-2018. Năm 2016, tổng số lao động là 4980 người. Qua năm 2017, tăng lên
6231 người, tăng 1251 người, tương ứng tăng 25,12% so với năm 2016. Năm 2018,
chỉ tiêu này đạt 6310 người, tăng 79 người so với năm 2017. Mức tăng trưởng ổn định
qua các năm phù hợp với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của Công ty.
Phân theo tính chất lao động, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu lao động của công ty, chiếm hơn 90% tổng số lao động qua ba năm 2016-2018. Số
lượng lao động trực tiếp năm 2017 là 5850 người, chiêm 93,89% trong tổng số lao
động và tăng so với năm 2016 là 1204 người, tương ứng tăng 25,91%. Bước sang năm
2018, số lao động trực tiếp tăng lên đạt mức 5896 người, tăng nhẹ so với năm 2017
(0,79%). Nguyên nhân chênh lệch giữa số lượng lao động trực tiếp và số lượng lao
động gián tiếp là do Scavi Huế là công ty sản xuất, cung cấp dịch vụ nội y, nguồn lao
động phần lớn trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho công ty, đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
Phân theo trình độ lao động, chiếm tỷ lệ cao nhất là lao động trình độ phổ thông,
qua ba năm tỷ lệ này đều trên 95%. Số lượng công nhân ngày càng tăng qua 3 năm
2016 – 2018, lần lượt là 4761 người, 5997 người, 6039 người. Cùng với đó, tốc độ
tăng của lao động phổ thông năm 2017 là 25,96% và năm 2018 là 0,7%, chậm hơn so
vớ tốc độ tăng trưởng của lao động có bằng cao đẳng, trung cấp và đại học, trên đại
học. Lần lượt vào năm 2017 và 2018, số lao động có trình độ đại học và trên đại học
tăng 3,68% (tương ứng tăng 5 người) và tăng 20,57 % (tương ứng tăng 29 người) và số
lao động đạt trình độ cao đẳng tăng 11,76% (tương ứng tăng 6 người) và tăng 12,28%
(tương ứng tăng 7 người). Điều này chứng minh công ty ngày càng chú trọng đào tạo,
tuyển dụng lao động có trình độ cao, nâng cao tỷ trọng của lao động có trình độ trong
cơ cấu lao động của công ty.
Phân theo độ tuổi, lao động có độ tuổi từ 18 đến dưới 25 luôn chiếm tỷ trọng lớn
nhất qua ba năm 2016-2018. Năm 2017, số lao động có độ tuổi từ 18 đến dưới 25 là
2490 người, tăng 502 người so với năm 2016, tương ứng tăng 25,25%. Tuy nhiên đến
năm 2018, lao động ở độ tuổi này giảm còn 2124 người, tương ứng giảm 14,07%. Lao
động ở ba độ tuổi còn lại vẫn tăng đều qua các năm. Lao động ở độ tuổi trên 35 tăng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 40
mạnh qua ba năm, năm 2017 đạt 963 người, tăng 22,52% so với năm 2016, năm 2018
chỉ tiêu này đạt 1152 người, tăng 19,63% so với năm 2017. Điều này chứng tỏ độ tuổi
lao động trung bình của Công ty đang ngày càng lớn, lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ
trọng ngày càng cao.
2.1.8. Tình hình tài chính của Công ty qua ba năm 2016-2018:
2.1.8.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2016-2018:
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Scavi Việt Nam đã trở thành một trong
những doanh nghiệp ngành dệt may có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Vì vậy, quy mô
tài sản và nguồn vốn của công ty Scavi Huế cũng rất lớn. Nhìn vào bảng 2.2 – Tình
hình tài sản - nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 (trang 46), ta
có thể thấy tổng tài sản của Công ty Scavi Huế qua ba năm đều tăng dần. Năm 2016,
tổng tài sản của công ty là 637,13 tỷ đồng. Năm 2017, chỉ tiêu này tăng lên 765,59 tỷ
đồng, tăng 128,46 tỷ, tương ứng tăng 20,16% so với năm 2016. Nguyên nhân tăng là
do các khoản phải thu ngắn hạn tăng, cụ thể, khoản phải thu ngắn hạn năm 2017 tăng
31,33 tỷ đồng, tương ứng tăng 58,23%. Một nguyên nhân lớn nữa làm cho tổng tài sản
năm 2017 tăng là chỉ tiêu tài sản cố định. Năm 2017, tài sản cố định tăng 60,03 tỷ
đồng, tương ứng tắng 31,84% so với năm 2016. Trong đó một trong những tài sản lớn
được hình thành trong năm 2017 là việc khánh thành và đưa vào hoạt động Trường
mầm non Scavi.
Bước sang năm 2018, tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng, cụ thể tổng tài sản
năm 2018 là 822,31 tỷ đồng, tăng 56,72 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,41 % so với năm
2017. Nguyên nhân tăng chủ yếu vẫn là do hai chỉ tiêu chính là khoản phải thu ngắn
hạn và tài sản cố định. Năm 2018, khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 168,91 tỷ
đồng, tăng 83,78 tỷ đồng, tương ứng tăng 98,42% so với năm 2017. Nguyên nhân là
do số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2018 tăng mạnh dẫn đến hàng tồn kho năm 2018
giảm 25 tỷ đồng, tương ứng giảm 33,02%, đồng thời các khoản phải thu ngắn hạn
tăng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 41
Song song với tổng tài sản là tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của Công ty
Scavi Huế qua ba năm tăng dần. Năm 2016 là 637,13 tỷ đồng, năm 2017 là 765,59 tỷ
đồng, năm 2018 là 822,31 tỷ đồng. Năm 2017, chỉ tiêu này tăng 20,16% so với năm
2016. Năm 2018, chỉ tiêu này tăng 7,41% so với năm 2017. Nguyên nhân tăng chủ yếu
là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh. Năm 2018, vốn chủ sở hữu của
công ty tăng 84,97 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,49% so với năm 2017.
Xét về cơ cấu nguồn vốn, mặc dù vốn chủ sở hữu đang có tỷ trọng tăng dần và
nợ phải trả đang có xu hướng giảm dần qua ba năm nhưng tỷ trọng nợ phải trả vẫn
chiếm tỷ trọng cao. Công ty cần có các giải pháp cần thiết để chủ động hơn trong
nguồn vốn của mình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 42
Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
TÀI SẢN 637,13 100,00 765,59 100,00 822,31 100,00 128,46 20,16 56,72 7,41
A. TSNH 237,81 37,32 283,80 37,07 354,75 43,14 45,99 19,34 70,95 25,00
1. Tiền 87,39 13,72 76,63 10,01 96,17 11,69 (10,76) (12,32) 19,54 25,50
2. Khoản phải thu 53,80 8,44 85,13 11,12 168,91 20,54 31,33 58,23 83,78 98,42
3. Hàng tồn kho 64,90 10,19 75,71 9,89 50,72 6,17 10,82 16,67 (25,00) (33,02)
4. TSNH khác 31,72 4,98 46,33 6,05 38,96 4,74 14,61 46,04 (7,37) (15,91)
B. TSDH 399,32 62,68 481,79 62,93 467,56 56,86 82,47 20,65 (14,23) (2,95)
1. Khoản phải thu dài hạn 107,11 16,81 117,95 15,41 41,99 5,11 10,84 10,12 (75,96) (64,40)
2. TSCĐ 188,56 29,60 248,59 32,47 358,12 43,55 60,03 31,84 109,53 44,06
3. Đầu tư dài hạn 103,65 16,27 115,25 15,05 67,45 8,20 11,60 11,19 (47,80) (41,48)
NGUỒN VỐN 637,13 100,00 765,59 100,00 822,31 100,00 128,46 20,16 56,72 7,41
A. Nợ phải trả 374,21 58,73 387,82 50,66 359,57 43,73 13,61 3,64 (28,25) (7,28)
1. Nợ ngắn hạn 154,75 24,29 189,03 24,69 164,85 20,05 34,29 22,16 (24,19) (12,79)
2. Nợ dài hạn 219,46 34,45 198,79 25,97 194,73 23,68 (20,67) (9,42) (4,06) (2,04)
B. Nguồn vốn CSH 262,92 41,27 377,77 49,34 462,73 56,27 114,84 43,68 84,97 22,49
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 43
2.1.8.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2016-2018:
Nhìn vào bảng 2.3- kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Scavi Huế qua ba năm
2016-2018, ta thấy:
Năm 2016, doanh thu thuần của Công ty đạt 925,32 tỷ đồng, tương đối cao, thể
hiện quy mô của Công ty là khá lớn.
Năm 2017, doanh thu thuần là 925,32 tỷ đồng, tăng 206,33 tỷ đồng, tương ứng
tăng 22,30% so với năm 2016. Đồng thời mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng
của chi phí nên lợi nhuận trước thuế có tỷ lệ tăng khá cao là 67,33% tương đương tăng
đến 123,95 tỷ, điều này cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt và thị trường tiêu thụ
hàng hóa ngày càng mở rộng và phát triển hơn.
Đến năm 2018, doanh thu thuần tiếp tục tăng, đạt mức 1.342,68 tỷ đồng, tăng so
với năm 2017 là 211,03 tỷ đồng tương ứng tăng 18,65%. Trong năm 2018 chi phí có tỷ
lệ tăng khá cao, đặc biệt là chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là một loại chi phí có
thể sử dụng để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, ảnh hưởng lớn đến
lợi nhuận. Năm 2018, chi phí bán hàng tăng 5,86 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,98%, do
đó, lợi nhuận trước thuế chỉ có tỷ lệ tăng 9,34% tương đương tăng 28,78 tỷ đồng. Mặc
dù tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với năm trước nhưng công ty vẫn đang giữ
được đà tăng trưởng của mình.
Tóm lại, tính hình kinh doanh của Công ty là khá tốt, thị trường tiêu thụ đang
ngày càng mở rộng và phát triển. Công ty nên xem xét, cân nhắc về các khoản chi phí,
đề ra kế hoạch để cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 44
Bảng 2.3. Kết quả họat động kinh doanh của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu bán hàng 933,24 1.135,85 1.348,86 202,61 21,71 213,01 18,75
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7,92 4,19 6,17 (3,73) (47,05) 1,98 47,18
3. Doanh thu thuần về bán hàng 925,32 1.131,65 1.342,68 206,33 22,30 211,03 18,65
4. Giá vốn hàng bán 674,73 753,62 921,32 78,89 11,69 167,70 22,25
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 250,59 378,03 419,34 127,44 50,86 41,31 10,93
6. Doanh thu hoạt động tài chính 7,07 3,21 5,20 (3,86) (54,59) 1,99 61,99
7. Chi phí tài chính 6,40 7,71 7,43 1,31 20,51 (0,28) (3,63)
8. Chi phí bán hàng 24,55 29,34 35,21 4,79 19,51 5,86 19,98
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25,36 25,88 27,80 0,52 2,04 1,92 7,44
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 203,37 318,31 354,10 114,94 56,52 35,79 11,25
11. Thu nhập khác 1,27 5,32 3,30 4,05 319,36 (2,02) (38,02)
12. Chi phí khác 20,53 15,57 20,56 (4,96) (24,15) 4,99 32,05
13. Lợi nhuận khác (19,26) (10,25) (17,26) 9,01 (46,78) (7,01) 68,42
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 184,11 308,06 336,84 123,95 67,33 28,78 9,34
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 54,12 74,30 78,47 20,18 37,29 4,17 5,61
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 129,99 233,76 258,37 103,77 79,83 24,61 10,53
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Scavi Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 45
2.1.9 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty:
Các hình thức cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức theo chức năng: Thể hiện vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức
năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng:
sản xuất, tài chính, bán hàng, sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc, người chịu
trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm
cuối cùng về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Cơ cấu tổ chức phòng ban: nhóm các khách hàng có mối liên hệ với nhau thành phòng
ban. Các phòng ban được phân chia được tập trung vào sẽ tập trung vào các nhóm
khách hàng khác nhau. Đồng thời các công việc chung của các phòng ban như phân bổ
tài chính, các vấn đề liên quan đến luật pháp, các công việc hành chính sẽ được tổ
chức ở cấp công ty.
Cơ cấu tổ chức giữa chức năng và cơ cấu phòng ban: cho phép tập trung vào sản phẩm
và khách hàng đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng. Cơ cấu có sự hợp
tác, trao đổi thông tin với nhau.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Scavi Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 46
Chức năng của các bộ phận trong công ty:
- Giám đốc nhà máy:
+ Là người điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy
+ Hoạch định chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà máy
+ Hoạch định chiến lược kinh doanh của nhà máy, phát triển hệ thống kinh doanh,
phân phối. Chiến lược, kế hoạch kinh doanh của các phòng ban, phân xưởng để thực
thi kế hoạch kinh doanh của nhà máy. Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của nhà máy
trước hội đồng quản trị
- Bộ phận Hành chính – Nhân sự
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp tổ chứ c th ự c hiện các văn bản quản lý
hành chính trong nhà máy.
+ Tổ chức và thực hiện các hoạt động quản trị nhân s ự theo quy định.
+ Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành.
+ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn nhà máy, ngân sách liên
quan đến chi phí lao động.
+ Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, cách
chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động.
- Bộ phận Kế toán
+ Xét duyệt các khoản thu – chi của nhà máy dựa trên yêu cầu xác đáng của từng bộ
phận.
+ Bảo đảm tài chính cho nhà máy, vốn luân chuyển không bị thiếu.
+ Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc
mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản của công ty.
+ Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản
lý thu chi tài chính, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ
công nhân viên.
- Bộ phận Thương Mại
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 47
Tất cả các hoạt động liên quan đến đơn hàng từ giá cả, màu sắc, số lượng, sự cố
trong sản xuất cần ý kiến khách hàng thì bộ phận Thương Mại sẽ đứng ra làm việc.
Bộ phận Thương Mại gồm hai nhóm:
+ Nhóm MDS – Market Development Stage: chịu trách nhiệm xuyên suốt từ lúc bắt
đầu làm việc với khách hàng về chi tiết sản phẩm cho đến lúc đúc kết thị trường, chuẩn
bị cơ sở dữ liệu cho quá trình vào sản xuất đại trà.
Phát triển đơn hàng, phân tích mẫu, tài liệu kỹ thuật từ khách hàng để có cơ sở ước
lượng giá thành
Phát triển và hoàn thiện mẫu sản phẩm trước khi đưa vào giai đoạn sản xuất
Đảm bảo mục tiêu thắng thị trường và mục tiêu doanh số cho từng mùa đúng thời
điểm.
Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường và sản phẩm đến các bộ phận liên quan.
+ Nhóm MS – Manufacturing Stage: chịu trách nhiệm xuyên suốt từ lúc nhận được
đơn đặt hàng từ khách hàng đến khi hàng xuất khỏi nhà máy.
Là cầu nối giữa khách hàng và nhà máy
Nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng và đồng thuận ngày xuất hàng mà khách hàng
yêu cầu (ETD khách hàng) và ngày xuất hàng mà công ty đáp ứng (ETD nhà máy) sao
cho đảm bảo phù hợp với input nguyên phụ liệu và khoảng thời gian sản xuất
(Leadtime sản xuất).
Xử lý đơn hàng và tính toán nhu cầu mua nguyên phụ liệu sản xuất
Mua hàng và theo dõi hàng về để đảm bảo tiến độ sản xuất của nhà máy sao cho đáp
ứng được ETD khách hàng yêu cầu.
Giải quyết các trở ngại liên quan đến nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất, đảm
bảo xuất hàng đúng số lượng và chất lượng đã cam kết.
Kiểm soát kế hoạch xuất hàng và báo động cho các bộ phận liên quan biết nếu gặp trở
ngại để tìm cách giải quyết, khắc phục kịp thời.
- Bộ phận sản xuất – supply chain:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 48
Xây dựng kế hoạch sản xuất và trực tiếp sản xuất các hợp đồng, đơn hàng do bộ phận
MS cung cấp kể từ khi nhận được nguyên phụ liệu. Bộ phận sản xuất bao gồm: phòng
kế hoạch, bộ phận kho, bộ phận giám định, phân xưởng cắt, Bộ phận sản xuất quản
lý, theo dõi, thực hiện từ khi nguyên phụ liệu về nhà máy đưa vào kiểm định, đến cắt
nguyên phụ liệu, may và kiểm tra đóng gói. Đây là bộ phận chiếm hầu hết công nhân
của công ty và có nhiệm vụ quan trọng nhất đối với nhà máy.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm- AQL
AQL là 3 chữ viết tắt Acceptable Quality Limit- Giới hạn chất lượng chấp nhận. Bộ
phận AQL sẽ dựa vào kết quả của phòng kế hoạch để kiểm hàng theo tiêu chuẩn của
khách hàng đưa ra, để đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng kiểm tra
hoặc trước khi xuất hàng.
- Bộ phận phụ trách công nghệ thông tin (BP.IT):
Quản lý toàn bộ hệ thống điện toán của công ty, nhiệm vụ chính:
+ Duy trì hệ thống của công ty qua hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo mạng hoạt động
tốt, không bị nghẽn mạng hay rớt mạng.
+ Giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày về máy tính của nhân viên và những
trở ngại trong ứng dụng phần mềm.
2.1.10. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty:
2.1.10.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 49
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Scavi Huế
Trong đó:
- Kế toán trưởng: là người tổ chức và điều hành chung công tác kế toán trong
công ty, có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài
chính tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị, chịu trách nhiệm về số liệu
kế toán trước Ban Giám đốc và cơ quan Nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách kế toán tổng hợp lập báo cáo định kỳ hàng tháng,
hàng quý, hàng năm.
- Kế toán tiền lương: Ghi nhận các số liệu kế toán về tiền lương, hạch toán
nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương theo đúng quy định của Nhà nước
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ gốc, ghi phiếu thu,
phiếu chi theo đúng mục đích được duyệt. Kiểm tra các chứng từ, hóa đơn mua hàng.
Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
theo dõi các khoản nợ ngắn hạn.
- Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh: Theo dõi chi phí sản xuất phục vụ yêu
cầu tính giá thành và kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
thanh
toán
Kế
toán
CPSX
KD
Kế toán hàng
hóa, thành
phẩm, doanh
thu và xác
định KQKD
Kế toán
TSCĐ
Kế
toán
thuế
Thủ
quỹ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 50
- Kế toán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh:
Có nhiệm vụ phản ánh và giám sát việc xuất nhập kho th...rọng
không nhỏ trong cơ cấu tài sản của công ty. Cùng với sự cạnh tranh và phát triển
không ngừng của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, tài sản của công ty nói
chung và TSCĐ hữu hình nói riêng cũng phải được đổi mới và phát triển nhằm tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường
Để làm được điều đó, đòi hỏi công ty phải nâng cao công tác sử dụng và quản lý
TSCĐ, không những góp phần giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp và còn có ý nghĩa hết sức thiết thực trong quá trình định hướng và đầu tư của
Công ty.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã đạt được một số mục tiêu đề ra như sau:
- Hệ thống hóa lại những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận của kế toán TSCĐ hữu
hình và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình.
- Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình của Công ty
Scavi Huế. Có được những so sánh giữa thực tế công ty với những kiến thức được học
ở trường.
- Đánh giá ưu nhược điểm của công tác kế toán và hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu
hình, từ đó đưa ra những góp ý để khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý của TSCĐ
hữu hình.
Tuy nhiên, do điều kiện tiếp cận và điều kiện về thời gian nghiên cứu, đề tài của
em vẫn còn một số hạn chế sau:
- Những biện pháp đưa ra còn mang tính khái quát
- Do hạn chế về mặt thời gian và việc thu thập số liệu, thông tin nên đề tài chỉ
mới dừng ở việc đánh giá những nét tổng quan, do đó các biện pháp đưa ra mang tính
chủ quan của bản thân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 108
- Do kiến thức của bản thân vẫn còn hạn hẹp, kinh nghiệm vẫn chưa có, thời gian
tiếp xúc thực tế chưa nhiều, nên khi tìm hiểu đề tài này vẫn còn nhiều sai sót. Vậy, để
đề tài này hoàn thiện, mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các anh chị.
2. Kiến nghị:
Do thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ của bản thân còn hạn chế... nên đề tài của
em vẫn chưa khái quát được hết tất cả các vấn đề liên quan đến TSCĐ hữu hình, mới
tìm hiểu về các loại nghiệp vụ liên quan đến Tài khoản 211; mới chỉ phân tích khái
quát được hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình, chưa đi sâu đánh giá được hiệu quả sử
dụng của TSCĐ hữu hình của Công ty.
Trong thời gian tới nếu có điều kiện emi mong muốn có thể tìm hiểu kỹ hơn về
công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty để nghiên cứu sâu hơn, có cái nhìn rõ hơn
về kế toán TSCĐ hữu hình. Đi sâu hơn trong các nghiệp vụ, nắm được hết các vấn đề
phát sinh liên quan đến Tài khoản 211, tiếp cận gần hơn việc sử dụng TSCĐ hữu hình
tại hai nhà máy để đánh giá hiệu quả sử dụng tốt hơn.
3. Hướng nghiên cứu mới của đề tài:
Mô tả rõ hơn về quy trình nhập liệu và cập nhật dữ liệu về nghiệp vụ tăng giảm
tài sản, điều chỉnh tài sản trên phần mêm quản lý TSCĐ của công ty.
Phân tích chi tiết tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng của từng nhóm TSCĐ
hữu hình của công ty.
Phân tích sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình trang bị, tình trạng kỹ thuật
và hiệu quả sử dụng của từng nhóm TSCĐ hữu hình.
Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú
SVTH: Phan Thị Như Ý 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2001), “Chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐHH” ban hành và công bố
theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính (2014), “Thông tư 200/2014/TT –BTC” Hướng dẫn Chế độ Kế toán
Doanh nghiệp, ban hành ngày 22/12/2014.
3. Bộ Tài chính (2013), “Thông tư 45/2013/TT-BTC” Hướng dẫn chế độ quản lí, sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ.
4. Bộ Tài chính (2016), “Thông tư 147/2016/TT-BTC” sửa đổi bổ sung một số điều
của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ quản lí sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
5. Tài liệu do công ty cung cấp.
6. Trần Thị Hương Thảo (2018), Nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định hữu
hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Điện lực Thừa Thiên
Huế , Đại học kinh tế Huế.
7. Một số website tham khảo:
- “Cách hạch toán tài sản cố định” tại :
co-dinh.htm.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng báo giá Công ty CP Nam Trường Sơn
BẢNG BÁO GIÁ
Công ty CP THHT Nam Trường Sơn trân trọng gởi đến Quý khách bảng báo giá sản phẩm như sau:
STT PN MÔ TẢ ĐƠN GIÁ SỐ
LƯỢNG
VAT TỔNG (VND)
1 BPL-580 Balance 580
-Multi-WAN Router cho doanh
nghiệp cỡ trung
-5 cổng WAN chuẩn Gigabitm
Ethernet, 3 cổng LAN chuẩn Gigabit
Ethernet.
-1U 19 “Rackmount Chassis,Drop-In
Mode, Advanced Qos, VNP Bonding
-Router throughput 1.5Gbps
109.000.000 1 10% 119.900.000
2 BPL 710 Balance 710
-Multi-WAN Router cho doanh
nghiệp cỡ trung và lớn
-7 cổng WAN chuẩn Gigabitm
Ethernet, 3 cổng LAN chuẩn Gigabit
Ethernet.
-1U 19 “Rackmount Chassis,Drop-In
Mode, Advanced Qos, VNP Bonding
-Router throughput 2.5Gbps
155.100.000 1 10% 170.610.000
Tổng cộng 290.510.000
CÁC ĐIỀU KHOẢN THƯƠNG MẠI KHÁC:
1. Giá nêu trên đã bao gồm VAT
2. Thời gian giao hàng: trong vòng 5-7 tuần kể từ ngày nhận được xác nhận đặt hàng và thanh
toán đợt 1.
3. Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng chuyển khoản.
- Thanh toán 50% giá trị đơn hàng sau khi ký xác nhận đặt hàng (trước khi giao hàng)
- Thanh toán 50% giá trị còn lại của đơn hàng trong vòng ba ngày sau khi giao nhận hàng
và hóa đơn GTGT.
4. TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG:
- Đơn vị thụ hưởng: CÔNG TY CP TÍCH HỢP HỆ THỐNG NAM TRƯỜNG SƠN
- Số tài khoản VNĐ: 101214851001960
- Tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN – CN Q10 TP HCM, Exim Bank
5. Bảng giá có giá trị trong vognh ba ngày kể từ ngày kí báo giá
6. Phạt 30% giá trị đơn hàng nếu hủy P.O đã lý
7. Phạt 0.1%/ ngày nếu thanh toán chậm theo giá trị PO.
Chân thành cảm ơn! Xác nhận mua hàng
Phan Minh Song ký tên và đóng dấu
Phụ lục 02: Giấy đề nghị thanh toán ngày 19/07/2019
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN / PAYMENT REQUEST
Kính gửi/ATTN: BAN GIÁM ĐỐC / DIRECIOTATE
QUẢN LÝ PHÍ TỒN/ COST MANAGER
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ / REQUESTOR: DOAN VĂN HOAI BP.ĐỀ NGHỊ/DEPT: IT
Căn cứ theo/ Based on: Đề Nghị/ Reques No: 31/08/2016 Duyệt bởi / Approved by:..............................................
Ngân sách được duyệt / Approved Biudgel =
Nhu cầu thường trực / Regular need Duyệt bởi / Approved by TVP
Ngân sách mục tiêu / Target Budger =
SC BIÊN HÒA SC LÂM ĐỒNG SC HUẾ SC ĐÀ NẴNG SC LÀO
CORELE V.
Đề nghị thanh toán số tiền / Requested Amount: 59,950,000 VND/USD Tiền mặt Chuyển khoản/Tranrfer
(Bằng chữ / In words): Năm mươi chin triệu chin tram năm mươi ngàn đồng chẵn.
Công ty (Chủ tài khoản)/ company (Bank holder): Công ty CP NAM TRUONG SON
Số tài khoản/ Account No: 199.458.149Ngân hàng / Bank: TMCP Á CHÂU (ACB)
Ngày đến hạn thanh toán / Deadline of Payment:
Lý do / Reanons: Thanh toán 50% chuyển trước hợp đồng 75/NTSSI-SCAVIHUE/2019 mua thiết bị Peplink balance 580 của
NTS
Theo các khoản mục sau đây / Payment request delails:
STT/Number Diễn giải/Destriptionm HÓA ĐƠN/Invice Thành tiền/Amount
1 Hợp đồng 75/NTSSI-SCAVIHUE/2019 mua thiết
bị Peplink balance 580
119,900,000.00
TỔNG CỘNG / AMOUNT = 50% 59,950,000.00
• XÁC NHẬN VÀ PHÊ DUYỆT / CHECKING AND APPROVAL:
ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN/PAYMENT REQUEST KIỂM SOÁT
CHECKED BY
DUYỆT
THANH TOÁN
APPROVAL
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
REQUEST(Sign & Full name)
QUẢN LÝ PHÍ TỔN
COST MANAGER
Bp. TÀI CHÍNH KẾ TOÀN
PINANCE - ACCOUTING (Sign & Full Name)
BP. THANH
TRA
INSP.DEPT
Phụ lục 03: Biên bản giao nhận ngày 02/08/2019
BIÊN BẢN BÀN GIAO
Bên A: CTY CỔ PHẦN TÍCH HỢP HỆ THỐNG NAM TRƯỜNG SƠN
Địa chỉ ĐKKD: 114/17 Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Địa chỉ giao dịch: 20 Tăng Bạt Hổ, P11, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (84-8) 3841 8080
Fax: (84-054) 3841 5555
Đại diện bởi : Nguyễn Hùng Cường Chức vụ: Nhân viên
Bên B (Bên nhận): CÔNG TY SCAVI HUẾ
Địa chỉ: KCN Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huê
Điện thoại: (84-054) 375751
Fax: (84-054) 375761
Đại diện bởi: Nguyễn Cửu Quang Duẩn Chức vụ: Trưởng BP IT
Căn cứ theo hợp đồng số: 75/NTSSI-SCAVIHUE/2019, Bên A giao cho Bên B các VẬt tư, Thiết
bị theo bảng chi tiết sau:
STT PN MÔ TẢ SỐ LƯỢNG
1 BPL-580 Balance 580
-Multi-WAN Router cho doanh nghiệp cỡ
trung
-5 cổng WAN chuẩn Gigabitm Ethernet, 3
cổng LAN chuẩn Gigabit Ethernet.
-1U 19 “Rackmount Chassis,Drop-In Mode,
Advanced Qos, VNP Bonding
-Router throughput 1.5Gbps
1
Ghi chú:
- Ngày bàn giao: 02/08/2019
- Vật tư, thiết bị bàn giao mới 100%, chưa qua sử dụng và được bảo hành theo tiêu chuẩn của
nhà sản xuất.
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN GIAO BÊN NHẬN
Nguyễn Hùng Cường Nguyễn Cửu Quang Duẫn
Phụ lục 04: Biên bản nghiệm thu ngày 19/09/2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KỸ THUẬT VÀ BÀN GIAO
Hôm nay, ngày 19 tháng 09 năm 2019, chúng tôi gồm:
BÊN MUA: CÔNG TY SCAVI HUẾ
- Địa chỉ trụ sở: Khu Công Nghiệp Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Điện thoại: 02343751751
- Mã số thuế: 3300382362
- Do Ông/Bà : Nguyễn Cửu Quang Duẫn
- Chức vụ : Trưởng BP IT
(sau đây gọi tắt là Bên A)
BÊN BÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN TÍCH HỢP HỆ THỐNG NAM TRƯỜNG SƠN
- ĐCĐK : 114/17 Đề Thám, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ giao dịch: 20 Tăng Bạt Hổ, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP HCM
- Điện thoại: (84-28) 38418080
- Fax : (84-28) 3841555
- Số tài khoản: 199459149, tại NH TMCP A Châu (ACB)- PGD: Lê Quang Định.
- Mã số thuế: 0304550333
- Do Ông: PHAN MINH SONG
- Chức vụ: Giám đốc, làm đại diện
(sau đây gọi tắt là Bên B)
Sau khi bàn bạc, thống nhất hai bên cùng nhau thỏa thuận ký biên bản nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao
các phần việc của Hợp đồng số 75/NTSSI-SCAVIHUE/2019 được ký kết ngày tháng.. năm 2019
như sau:
ĐIỀU I: KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
Bên B đã hoàn thành toàn bộ việc bàn giao hàng háo cho Bên A theo như hợp đồng số 77/NTSSI-
SCAVI HUE/2019 với chi tiết như sau:
STT PN MÔ TẢ SỐ LƯỢNG
1 BPL-580 Balance 580
-Multi-WAN Router cho doanh nghiệp cỡ
trung
-5 cổng WAN chuẩn Gigabitm Ethernet, 3
cổng LAN chuẩn Gigabit Ethernet.
-1U 19 “Rackmount Chassis,Drop-In
Mode, Advanced Qos, VNP Bonding
-Router throughput 1.5Gbps
1
ĐIỀU II: CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC ĐÃ HOÀN THÀNH
- Cung cấp và bàn giao đầy đủ cho Bên A toàn bộ hàng hóa với nhãn hiệu và tính năng kỹ thuật
như điều 1 của Hợp đồng
- Toàn bộ hàng hóa trên sau khi cài đặt, đưa vào sử dụng với tình trạng tốt đảm bảo kỹ thuật,
đáp ứng đúng yêu cầu Hợp đồng và được bàn giao cho đơn vị sử dụng kể từ ngày ký biên bản
nghiệm thu và bàn giao này.
- Cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho Bên A các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hóa.
- Bên B cam kết sẽ thực hiện các chế độ bảo hành theo như điều khoản 5 của Hợp đồng.
ĐIỀU III: KẾT LUẬN
- Các bên đồng ý nghiệm thu kỹ thuật, bàn giao và đưa toàn bộ hàng hóa trên vào sử dụng.
- Biên bản này được làm thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐẠI DIỆN BÊN BÁN
Nguyễn Cửu Quang Duẩn Phan Minh Song
Phụ lục 05: Đề nghị thanh toán ngày 27/09/2019
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN / PAYMENT REQUEST
Kính gửi/ATTN: BAN GIÁM ĐỐC / DIRECIOTATE
QUẢN LÝ PHÍ TỒN/ COST MANAGER
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ / REQUESTOR: DOAN VĂN HOAI BP.ĐỀ NGHỊ/DEPT: IT
Căn cứ theo/ Based on: Đề Nghị/ Reques No: 31/08/2016 Duyệt bởi / Approved by:..............................................
Ngân sách được duyệt / Approved Biudgel =
Nhu cầu thường trực / Regular need Duyệt bởi / Approved by TVP
Ngân sách mục tiêu / Target Budger =
SC BIÊN HÒA SC LÂM ĐỒNG SC HUẾ SC ĐÀ NẴNG SC LÀO
CORELE V.
Đề nghị thanh toán số tiền / Requested Amount: 59,950,000 VND/USD Tiền mặt Chuyển khoản/Tranrfer
(Bằng chữ / In words): Năm mươi chin triệu chin tram năm mươi ngàn đồng chẵn.
Công ty (Chủ tài khoản)/ company (Bank holder): Công ty CP NAM TRUONG SON
Số tài khoản/ Account No: 199.458.149Ngân hàng / Bank: TMCP Á CHÂU (ACB)
Ngày đến hạn thanh toán / Deadline of Payment:
Lý do / Reanons: Thanh toán 50% còn lại hợp đồng 75/NTSSI-SCAVIHUE/2019 mua thiết bị Peplink balance 580 của NTS
Theo các khoản mục sau đây / Payment request delails:
STT/Number Diễn giải/Destriptionm HÓA ĐƠN/Invice Thành tiền/Amount
1 Hợp đồng 75/NTSSI-SCAVIHUE/2019 mua thiết
bị Peplink balance 580
119,900,000.00
TỔNG CỘNG / AMOUNT = 50% 59,950,000.00
• XÁC NHẬN VÀ PHÊ DUYỆT / CHECKING AND APPROVAL:
ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN/PAYMENT REQUEST KIỂM SOÁT
CHECKED BY
DUYỆT
THANH TOÁN
APPROVAL
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
REQUEST(Sign & Full name)
QUẢN LÝ PHÍ TỔN
COST MANAGER
Bp. TÀI CHÍNH KẾ TOÀN
PINANCE - ACCOUTING (Sign & Full Name)
BP. THANH
TRA
INSP.DEPT
Phụ lục 06: Phiếu báo giá DNTN KIM THUẬN
DNTN KIM THUẬN
Địa chỉ: 19 Lý Thái Tổ_Thành phố Huế
Văn phòng đại diên: 644 Lê Duẩn-TP Huế
Điện thoại: 0234.3529067-2240730
Fax: 0234.3529067
PHIẾU BÁO GIÁ
Kính gửi: Công ty Scavi Huế
Điện thoại:..Fax:..
Do nhu cầu của quý khách hàng, nay DN Kim Thuận chúng tôi báo giá về việc sản
xuất tới quý khách hàng như sau:
STT TÊN CÔNG VIỆC ĐVT S/LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Sản xuất, gia công mái
che khu phơi hàng
M2 144 820.000 118.080.000
TỔNG CỘNG 118.080.000
Bằng chữ: Một trăm mười tám triệu không trăm tám mươi nghìn đồng
chẵn.
Ghi chú: Đơn giá trên bao gồm hóa đơn GTGT 10%
Huế, ngày 13 tháng 02 năm 2019
DNTN KIM THUẬN
HOÀNG KIM THUẬN
Phụ lục 07: Hợp đồng kinh tế số 02-03/2019/HĐKT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: 02-03/2019/HĐKT
Căn cứ Luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông
qua ngày 27/06/2005.
Căn cứ khả năng và nhiệm vụ của hai bên.
Hôm nay, ngày 02 tháng 03 năm 2019
Tại văn phòng Doanh nghiệp Tư Nhân Kim Thuận, chúng tôi gồm có:
1. BÊN MUA (BÊN A): CÔNG TY SCAVI HUẾ
Đại diện: Ông Trần Văn Mỹ Chức vụ: Tổng giám đốc
Địa chỉ: Khu CN Phong Điền – Huyện Phong Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế
Mã số thuế: 3300382362
Số tài khoản:
2. BÊN BÁN (BÊN B): DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KIM THUẬN
Đại diện: Ông Hoàng Kim Thuận Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 19 Lý Thái Tổ, Phường An Hòa, Thành phố Huế
Điện thoại: 0234.2240730 Fax: 0234.529067
Số tài khoản: 114.0000.33136 Tại NH Công Thương- TP Huế
Mã số thuế: 3300115688
Hai bên cùng nhau bàn bạc và thỏa thuận ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung công việc, thời gian thực hiện hợp đồng:
- Bên A đồng ý giao, bên B đồng ý cung câp sắt thép các loại với nội dung và quy cách
như sau:
- Thời gian giao hàng: Kể từ ngày ký hợp đồng đến hết ngày 30/09/2019
Điều 2: Khối lượng, đơn giá, giá trị:
STT NỘI DUNG ĐVT SỐ LƯỢNG ĐƠN
GIÁ
THÀNH TIỀN
1 Thép hộp mạ kẽm Z8 1.20x30x60mmx6m kg 1.000 17.000 17.000.000
2 Thép hộp mạ kẽm Z8 1.20x30x60mmx6m Kg 1.100 17.000 18.700.000
3 Thép hộp mạ kẽm Z8 1.40x30x60mmx6m Kg 1.900 17.000 32.300.000
4 Ống mạ VNP 90x2.1 Mét 120 87.000 10.440.000
5 Tôn mạ màu Kg 1.357 21.300 28.904.000
Thành tiền 107.344.100
Thuế GTGT 10% 10.734.410
Tổng cộng 118.078.510
(Bằng chữ: Một trăm mười tám triệu không trăm bảy mươi tám ngàn năm trăm mười đồng)
Điều 3: Phương thức thanh toán và nhận hàng
- Thanh toán bằng chuyển khoản
- Bên A sẽ thanh toán toàn bộ tiền cho bên B sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hàng và
bên B giao hóa đơn GTGT cho bên A
Điều 4: Địa điểm giao nhận hàng
- Bên B giao hàng, bên A nhận hàng tại địa điểm: 644 Lê Duẩn – TP Huế
Điều 5: Trách nhiệm bên A
- Cung cấp thông tin số lượng hàng cho bên B
- Cùng bên B kiểm tra, xác nhận số lượng hàng thực tế
- Thanh toán đúng thời hạn cho bên B như ở điều 3
Điều 6: Trách nhiệm bên B
- Cung cấp đúng đủ số lượng, tiêu chuẩn, kích cỡ, chủng loại theo yêu cầu của bên A
- Cùng bên A xác nhận số lượng hàng được giao
- Xuất hóa đơn VAT cho Bên A
Điều 7: Điều khoản chung
Hợp đồng mặc nhiên được thanh lý khi hai bên hoàn thành xong nghĩa vụ và trsch nhiệm
của mình.
Hai bên cam kết thực hiện những điều đã ghi trong hợp đồng và tạo điều kiện giúp nhau để
hoàn thành nhiệm vụ. Có gì vướng mắc hai bên sẽ cùng nhau trao đổi để giải quyết. Nếu bên
nào cố ý làm trái gây thiệt hại cho bên kia thì phải chịu bồi thường theo luật quy định.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có hiệu lực từ ngày ký. Bên A giữ 01 bản và bên
B giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
HAI BÊN THỐNG NHẤT KÝ TÊN
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trần Văn Mỹ Hoàng Kim Thuận
Phụ lục 08: Biên bản giao nhận ngày 18/03/2019 DNTN KIM THUẬN
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
A. Bên giao hàng
Ông (bà):.....................................................BP công tác:..........................................................
B. Bên nhận hàng
Ông (bà):.....................................................BP công tác:..........................................................
Hôm nay, ngày 18/03/2019 tại Công ty Scavi Huế, chúng tôi tiến hành lập Biên bản
giao nhận vật tư, hàng hóa với nội dung chi tiết như sau:
STT Loại vật tư, hàng
hóa
Chủng
loại (Đặc
tính kĩ
thuật)
Số lượng
chứng
từ
Số lượng
thực tế
Số hóa
đơn
Số GĐN
1 Mái tôn khu phơi
hàng
D:24m x R: 6m
144m 05/HMT/BT
2 Vách tôn che 1
D: 24m x C: 2.40m
3 Vách tôn che 2
D:12m x C: 2.60m
TỔNG CỘNG
BÊN GIAO
Lê Xuân Thắng
THỦ KHO BÊN NHẬN
Hà Mạnh Tiếng
Phụ lục 09: Biên bản nghiệm thu công trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
(Hạng mục: Thi công nhà phơi hàng xưởng 1)
Hôm nay, ngày 30 tháng 03 năm 2019, tại Công ty Scavi Huế, hội đồng nghiệm thu
gồm có:
BÊN A: ĐẠI DIỆN CÔNG TY SCAVI HUẾ
Ông/bà: Lê Văn Lịch
Chức vụ: Bảo trì
BÊN B: ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG
Ông/bà: Lê Xuân Thắng
Chức vụ:
Cùng thống nhất nghiệm thu: Công trình khu phơi hàng tại công xưởng 1 Công ty Scavi
Huế.
1.NỘI DUNG CÔNG VIỆC
- Nội dung đã được thực hiện như sau:
STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
1 Thi công mái lợp bằng tôn sóng 4,5 144m2 Đạt
2 Thi công vách bao bằng tôn sóng 88,8m2 Đạt
3 Thi công nền bê tông 250 dày 12cm 146m2 Đạt
Địa điểm thi công: Tại công ty Scavi Huế
Địa chỉ: KCN Phong Điền – Phong Điền – Thừa Thiên Huế
2. KẾT LUẬN:
- Hạng mục trên đã hoàn thành đúng tiến độ, đạt thẩm mỹ, yêu cầu sử dụng như đã thỏa
thuận giữa hai bên.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
Phụ lục 10: Đề nghị thanh toán khu phơi hàng xưởng 1
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN / PAYMENT REQUEST
Kính gửi/ATTN: BAN GIÁM ĐỐC / DIRECIOTATE
QUẢN LÝ PHÍ TỒN/ COST MANAGER
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ / REQUESTOR: Nguyễn Hữu Thắng BP.ĐỀ NGHỊ/DEPT: KSNB
Căn cứ theo/ Based on: Đề Nghị/ Reques No: 31/08/2016 Duyệt bởi / Approved by:..............................................
Ngân sách được duyệt / Approved Biudgel =
Nhu cầu thường trực / Regular need Duyệt bởi / Approved by TVP
Ngân sách mục tiêu / Target Budger =
SC BIÊN HÒA SC LÂM ĐỒNG SC HUẾ SC ĐÀ NẴNG SC LÀO
CORELE V.
Đề nghị thanh toán số tiền / Requested Amount: 118.078.510 VND/USD Tiền mặt Chuyển khoản/Tranrfer
(Bằng chữ / In words): Một tram mười tám triệu không trắm bảy mươi tám ngàn năm trăm mười đồng,
Công ty (Chủ tài khoản)/ company (Bank holder): DNTN KIM THUAN
Số tài khoản/ Account No: Ngân hàng / Bank:
Ngày đến hạn thanh toán / Deadline of Payment: 26/04/2019
Lý do / Reanons: Thanh toán tiền thi công khu phơi hàng xưởng 1
Theo các khoản mục sau đây / Payment request delails:
STT/Number Diễn giải/Destriptionm HÓA ĐƠN/Invice Thành tiền/Amount
1 Thi công khu phơi hàng xưởng 1 118.078.510
TỔNG CỘNG / AMOUNT = 118.078.510
• XÁC NHẬN VÀ PHÊ DUYỆT / CHECKING AND APPROVAL:
ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN/PAYMENT REQUEST KIỂM SOÁT
CHECKED BY
DUYỆT
THANH TOÁN
APPROVAL
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
REQUEST(Sign & Full name)
QUẢN LÝ PHÍ TỔN
COST MANAGER
Bp. TÀI CHÍNH KẾ TOÀN
PINANCE - ACCOUTING (Sign & Full Name)
BP. THANH
TRA
INSP.DEPT
Phụ lục 11: Biên bản nghiệm thu và bàn giao hệ thống làm mát
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 21/09/2019
BIÊN BẢN NGHIỆM THU & BÀN GIAO
Căn cứ theo hợp đồng số 020719/CUV/SCAVIHUE, kí ngày 19/07/2019
1.Đối tượng nghiệm thu: Thi công lắp đặt hệ thống làm mát
2.Thành phần tham gia nghiệm thu
a. Đại diện bên A: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CUNG ỨNG VIỆT
Ông Nguyễn Xuân Hải Chức vụ: Giám đốc
b.Đại diện bên B: CÔNG TY SCAVI HUẾ
Chi nhánh Công ty Scavi Huế tại Đà Nẵng
Ông Phan Ngọc Tuấn Chức vụ: Giám đốc sản xuất
Ông Ngô Văn Viên Chức vụ: Quản lý bảo tri điện
3.Thời gian và địa điểm nghiệm thu
Bắt đầu: 10h15 ngày 21/09/2019
Kết thúc: 14h00 ngày 21/09/2019
Địa điểm: Chi nhánh Công ty Scavi Huế tại Đà Nẵng.
Địa chỉ: Lô 17, KCN Đà Nẵng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng.
4.Đánh giá
a. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
- Hợp đồng: 020719/CUV/SCAVIHUE, kí ngày 19/07/2019
- Báo giá số: 01/CUV/SCAVIDN/2019 ngày 28/06/2019
- Hôm nay ngày 21/09/2019, bên A đã hoàn thành việc thi công lắp đặt hệ thống làm
mát theo đúng hợp đồng 020719/CUV/SCAVIHUE và báo giá đính kèm.
b. Chất lượng công việc:
- Đối chiếu với thiết kế đã được phê duyệt: ĐẠT
5.Kết luận
Hai bên đồng ý kí biên bản nghiệm thu này, biên bản này được lập thành 04 bản, mỗi
bên giữ 02 bản và có giá trị như nhau
ĐẠI DIỆN BÊN A
Nguyễn Xuân Hải
ĐẠI DIỆN BÊN B
Phan Ngọc Tuấn
Phụ lục 12: Quyết định luân chuyển hệ thống làm mát
CÔNG TY SCAVI HUẾ
Số: 02/QĐ/CTS/2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huế ngày 01 tháng 10 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY SCAVI HUẾ
- Căn cứ giấy chứng nhận đầu tư số 313023000011 cấp bởi Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 28/03/2018
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc Công ty Scavi Huế
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kể từ ngày 01/10/2019, Công ty Scavi Huế tiến hành chuyển cho chi nhánh
Công ty Scavi Huế tại Đà Nẵng tài sản hệ thống làm mát theo biên bản giao nhận kèm theo.
Điều 2: Chi nhánh Công ty Scavi Huế tại Đà Nẵng có nghĩa vụ quản lý, sử dụng tài sản
này theo đúng mục đích sử dụng.
Điều 3: Bộ phận kế toán, bảo trì Công ty Scavi Huế, bộ phận kế toán, bảo trì chi nhánh
Công ty Scavi Huế tại Đà Nẵng có trách nhiệm theo dõi và làm đầy đủ các thủ tục về luân
chuyển tài sản theo quyết định này.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Trần Văn Mỹ
Phụ lục 13: Biên bản giao nhận hệ thống làm mát ngày 1/10/2019
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN
Căn cứ QĐ số 02/QĐ/CTS/2019 ngày 01/10/2019 về việc chuyển tài sản của Công ty
Scavi Huế cho chi nhánh Công ty Scavi Huế tại Đà Nẵng.
BÊN A: CÔNG TY SCAVI HUẾ
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Điện thoại: 0234.3 751751
- Mã số thuế: 3 3 0 0 3 8 2 3 6 2
- Người đại diện: Ông Trần Văn Mỹ Chức vụ: Tổng giám đốc
BÊN B: CHI NHÁNH CÔNG TY SCAVI HUẾ TẠI ĐÀ NẴNG
- Địa chỉ: Lô 17, KCN Đà Nẵng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0236.3 937870
- Mã số thuế: 3 3 0 0 3 8 2 3 6 2 – 0 0 1
- Người đại diện: Ông Phan Ngọc Tuấn Chức vụ: Giám đốc
Bên A tiến hành bàn giao cho bên B tài sản hệ thống làm mát tại:
- Chi nhánh Công ty Scavi Huế tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: Lô 17, KCN Đà Nẵng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng.
- Kể từ ngày 01/10/2019, bên B có trách nhiệm kiểm tra, quản lý và sử dụng tài sản trên
theo đúng mục đích sử dụng. Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như
nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B
Phan Ngọc Tuấn
ĐẠI DIỆN BÊN A
Trần Văn Mỹ
Phụ lục 14: Hợp đồng thanh lý 002MAR/HDTL-DONGLOI/19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG THANH LÝ MÁY MÓC SẢN XUẤT HỎNG
KHÔNG SỬ DỤNG
Số: 002MAR/HDTL – DONGLOI/19
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực
ngày 01/01/2017.
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.
- Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.
Hôm nay, ngày 01 tháng 04 năm 2019, hai bên chúng tôi gồm có:
BÊN A (Bên Bán) : CÔNG TY SCAVI HUẾ
Địa chỉ:
Điện thoại :
Tài khoản :
Mã số thuế:
Đại diện :
BÊN B (Bên mua): CÔNG TY TNHH ĐỒNG LỢI SÀI GÒN
Địa chỉ: 93 Nguyễn Văn Linh, xã Bảo Khê, Tp. Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 096667606
Tài khoản: 030020622632 – NH Sacombank chi nhánh Phố Hiến, Hưng Yên.
Mã số thuế: 090086473
Đại diện: Ông Nguyễn Văn Thân – Chức vụ: Giám Đốc
Sauk hi bàn bạc hai bên thống nhất ký Hợp đồng thanh lý máy móc sau sản xuất với những điều
kiên và điều khoản như sau:
Điều I: Nội dung hợp đồng
1.1 Bên A đồng ý bán cho bên B và bên B đồng ý mua máy móc hỏng sau sản xuất thuộc quyền
sở hữu của bên A và thuộc quyền sở hữu của Công ty thành viên Tập đoàn Bên A mà bên A
nhận bán hộ và thu hộ với danh sách thể hiện trong bảng kê chi tiết đính kèm.
1.2 Chủng loại thanh lý và bán cho bên B gồm những loại máy móc sau sản xuất như sau:
Bảng kê chi tiết đính kèm
Tổng công giá trị hợp đồng tạm tính = 181,600,000 đồng (Bằng chữ: Một trăm tám mươi mốt triệu sáu
trăm ngàn đồng đã bao gồm VAT 10%)
ĐIỀU II: Phương thức thanh toán:
2.1 Thanh toán chuyển khoản 01 (một) lần ngay sau khi ký Hợp đồng. Bên A sẽ tổ chức giao nhận
máy móc cho Bên B sau khi đã nhận được thông báo của Ngân Hàng là bên B đã chuyển đủ số
tiền trong Hợp đồng đã ký kết.
2.2 Trong trường hợp sau khi có sự khác biệt về số lượng được quy định tại Điều I của Hợp đồng này,
Bên A và Bên B thanh toán theo số lượng thực tế phát sinh.
2.3 Bộ chứng từ thanh toán bao gồm:
Phiếu xuất thanh ly tài sản
Hóa đơn VAT
Lệnh điều động
Hợp đồng thanh lý.
ĐIỀU III: Thời gian và địa điểm giao nhận:
Thời gian giao nhận: Bên A và bên B tiến hành giao nhận máy móc trong vòng 02-03 ngày kể từ ngày
Bên A nhận được thông báo từ Ngân hàng là tổng giá trị hợp đồng đã vào tài khoản Bên A.
Địa điểm giao nhận:
- Tại ..Phong Điền.
- Tại ..Đà Nẵng .
ĐIỀU IV: Nghĩa vụ và trách nhiệm của các Bên:
1. Bên A tạo điều kiện giao nhận giữa Bên A và Bên B, giao nhận máy móc trong giờ hành chính
tại địa điểm được quy định tại Điều III của Hợp đồng này.
2. Bên A xuất hóa đơn và cung cấp Bộ chứng từ đi đường đầy đủ cho bên B sau khi hai Bên đã
ký Biên Bản giao nhận máy móc trong vòng 30 phút. Bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn VAT,
phiếu xuất kho và lệnh điều động.
3. Bên B có trách nhiệm thanh toán đúng và đầy đủ theo Điều II của Hợp đồng này.
4. Bên B có trách nhiệm nhận hàng theo đúng ngày được quy định tại Điều III của Hợp đồng
này.
ĐIỀU V: Cam kết chung
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã quy định trong Hợp đồng này.
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu có vấn đề gì phát sinh thì hai Bên sẽ chủ động thông
báo cho nhau biết và cùng nhau giải quyết trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nếu hai bên không giải quyết được các vấn đề phát sinh thì nhất trí đưa vấn đề ra Tòa án nhân
dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng nai để giải quyết. Chi phí do bên thua kiện chịu.
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày 01-04-2019. Hai bên tiến hành thanh lý Hợp đồng trong
vòng 02 ngày sau khi việc kiểm đếm thanh lý chấm dứt.
Hợp đồng này được lập thành hai bản ằng tiếng việt. Mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như
nhau.
Bên A Bên B
Nguyễn Chí Thành Nguyễn Văn Thân
Phụ lục 15: Giấy đề nghị mở rộng phòng đóng gói Haddad
GIẤY ĐỀ NGHỊ / REQUEST FORM
Số / No: 050 /2019/GDN/IT
Kính gửi/ATTN: BAN GIÁM ĐỐC / DIRECIOTATE Ngân sách / Budget 10
QUẢN LÝ PHÍ TỒN/ COST MANAGER
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ / REQUESTOR: HÀ MẠNH TIẾNG BP.ĐỀ NGHỊ/DEPT: BẢO TRÌ
SC BIÊN HÒA SC LÂM ĐỒNG SC HUẾ SC ĐÀ NẴNG SC LÀO
CORELE V.
LOẠI NHU CẦU / Request type: I. HCTQ/General Adm II. Sản xuất/Production II. Đầu tư/ Investmemt IV. Bán
hàng/Sale
CHI TIẾT / Request Detail A/ Sửa chữa/Repair B/ Thay thế/Replace C/ Bổ sung mới/Add
Lý Do/Reasoms: Mở rộng phòng đóng gói Haddad – KV5
ĐỀ NGHỊ CHI TIẾT/REQUEST DETAILS
CB/ TRÁCH NHIỆM
Responsible Staff
STT
Number
STT - KHNS
Budget Number
Diễn giải
Descruotion
Nhãn hiệu/ Quí cách /
Số hiệu/ Xuất Xứ
Branch/Size/Model/Ori
gimal
SỐ
LƯỢNG
Quantity
ĐƠN GIÁ
Unit Price
Giải pháp - TT ước Tính
Solution - Estimated
amount
1 1 Mở rộng phòng đóng gói
Hadda-KV5
5x24m Có bảng
báo giá
kèm theo
Đóng trần laphong 5x24m m2 120 160.000 19.200.000
Vách nhôm kính 44x2.2m 96.8 1.050.000 101.640.000
TỔNG CỘNG / AMOUNT 120.840.000
Ngày / Target Date:...../....../2019 Hình thức thanh toán Tiền mặt Chuyển Khoản
Payment method Cash Transfer
ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG / ADVANCE REQUEST
Ngày tạm ứng / Advance date:
Số tiền tạm sứng / Advance amount
(Bằng chữ / In words)
Ngày quyết toán tạm ứng / Advance payment cheking date:
XÁC NHẬN VÀ PHÊ DUYỆT / CHECKING AND APPROVAL:
Người đề nghị
Hà Mạnh Tiếng
Xác nhận Phê Duyệt
CB. TRÁCH NHIỆM CB.QUẢN LÝ PHÍ TỔN BAN GIÁM
ĐỐC
Phụ lục 16: Biên bản nghiệm thu Phòng đóng gói Haddad ngày 13/07/2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
(Về việc thi công lắp đặt vách nhôm kính, trần thạch cao tại công trình: Công ty Scavi Huế)
Căn cứ hợp đồng kinh tế số: /2019/HĐKT, ngày tháng năm 2019 giữa Công ty
Scavi Huế và Công ty TNHH MTV Thương mại và Xây dựng Lâm Gia An;
Hôm nay, ngày tháng năm 2019, tại công trình: Công ty Scavi Huế,
Chúng tôi gồm có:
Đại diện bên giao thầu (bên A): CÔNG TY SCAVI HUẾ
Ông: Lê Kim Huy Chức vụ: PT Bảo trì
Ông Hà Mạnh Tiếng Chức vụ: PT Bảo trì
Đại diện bên nhận thầu (bên B): CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ XÂY
DỰNG LÂM GIA AN
Ông: Lâm Đại Thành Chức vụ: Giám đốc
1.Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: 15h00 ngày 13 tháng 07 năm 2019
Kết thúc: 17h00 ngày 13 tháng 07 năm 2019
2.Nội dung nghiệm thu:
- Tiến hành nghiệm thu khối lượng theo bảng tổng hợp như sau:
STT Tên hàng hóa, sản
phẩm
Đơn vị Số lượng Ghi
chúTheo hợp đồng Nghiệm thu
1 Trần thạch cao theo
mẫu
m2 120 120
2 Vách nhôm RICCO
hệ 1000 kính 5mm
m2 52,8 52,8
3 Vách nhôm RICCO
hệ 1000 kính 5mm
m2 44 44
- Về chất lượng: Đạt yêu cầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
3.Kết luận:
- Hội đồng chấp nhận nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.
- Biên bản được lập thành 05 bản, bên A giữ 03 bản – bên B giữ 02 bản có giá trị pháp lý
như nhau./.
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHẤT TRÍ KÝ TÊN
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_dinh_huu_hinh_va_hieu.pdf