Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách (tabmis) tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN DIỆU LINH Khóa học: 2016 - 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH (TABMIS) TẠI KHO BẠC

pdf107 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách (tabmis) tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Huế, 12/2019 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diệu Linh Lớp: K50 Tài chính Giảng viên hướng dẫn: Th.S: Lê Ngọc Lưu QuangTrư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iTÓM TẮT KHÓA LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ” 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới trong đó có Việt Nam có rất ít nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS),và sự thành công của hệ thống ERP. Với mong muốn giúp ích cho việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống TABMIS tốt hơn trong khu vực công cũng như hiểu rõ hơn về hệ thống này, xuất phát từ những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau một thời gian tìm hiểu tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của khóa luận: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại Kho bạc nhà nước; Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế như thế nào? Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống tại đơn vị nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu gồm thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp từ khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế; phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. 4. Kết quả nghiên cứu: - Cho biết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. Trư ờ g Đa ̣i o ̣c K inh tế H ế ii - Làm nổi bật hệ thống TABMIS và những lợi ích mà hệ thống TABMIS mang lại trong lĩnh vực quản lý NSNN của KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, Khóa luận đề xuất giải pháp, kiến nghị hợp lý dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS với trọng tâm là cung cấp Báo cáo tài chính tin cậy, tăng cường quản lý thu chi NSNN và từ đó đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp nhất với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này không chỉ có sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ của mọi người. Trước hết em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy/Cô giáo giảng dạy tại khoa Tài chính ngân hàng – đã dạy dỗ và nhiệt tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Lê Ngọc Lưu Quang, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại đây, đặc biệt là các Anh/Chị ở phòng Kế toán nhà nước đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, cung cấp số liệu, tài liệu, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan và hoàn thành báo cáo này. Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh và đạt được những yêu cầu ban đầu, song không thể tránh khỏi được những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô để bài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Diệu Linh Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H ế iv MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.........................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 3.2.1. Phạm vi về không gian ............................................................................................................. 3 3.2.2. Phạm vi về thời gian ................................................................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................3 4.1.1. Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp.............................................................................................. 3 4.1.2. Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp ............................................................................................... 4 4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu...................................................................4 4.2.1. Thống kê mô tả......................................................................................................................... 5 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo .................................................................................... 5 4.2.3. Phân tích nhân tố (EFA) .......................................................................................................... 5 4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến........................................................................................ 6 5. Kết cấu đề tài:............................................................................................................................ 7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................ 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC .................. 8 1.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước và Ngân sách nhà nước ...................................8 1.1.1. Khái niệm Kho bạc nhà nước............................................................................8 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế v1.1.2. Khái niệm Ngân sách nhà nước ........................................................................8 1.2. Tổng quan về Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống ERP ..9 1.2.1. Hệ thống thông tin.............................................................................................9 1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý................................................................................9 1.2.3. Hệ thống hoạch định quản trị nguồn nhân lực (ERP) .....................................10 1.3. Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS)...........................12 1.3.1. Khái niệm Hệ thống TABMIS ........................................................................12 1.3.2. Đặc điểm Hệ thống TABMIS .........................................................................13 1.3.3. Lợi ích của Hệ thống TABMIS.......................................................................14 1.3.4. Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS ............................................................15 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) .................................17 1.4.1. Một số nghiên cứu nước ngoài........................................................................17 1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước ........................................................................21 1.5. Phương pháp Thực hiện Ứng dụng của Oracle trong hệ thống TABMIS ........25 1.5.1. Khái niệm ........................................................................................................25 1.5.2. Đặc điểm của Phương pháp AIM....................................................................25 1.6. Ứng dụng Phương pháp AIM để xây dựng mô hình nghiên cứu.......................26 1.6.1. Lý do chọn Phương pháp AIM .......................................................................26 1.6.2. Ứng dụng Phương pháp AIM trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS ...............................................................................27 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ.......... 35 2.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế......................................35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế............35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................36 2.1.3. Chức năng của các phòng ban.........................................................................37 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................39 2.2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................41 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế vi 2.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................46 2.3.1. Mô tả, thống kê bộ dữ liệu nghiên cứu ...........................................................46 2.3.2. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................47 2.3.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................47 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................51 2.3.4.1. Kiểm định KMO và Barllet’s............................................................................................... 52 2.3.4.2. Phân tích nhân tố ................................................................................................................ 52 2.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính ...........................................................................58 2.3.5.1. Kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình....................................... 59 2.3.5.2. Phân tích hồi quy đa biến.................................................................................................... 60 2.3.5.3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy ................................................................. 61 2.3.5.4. Sự phù hợp của mô hình hồi quy......................................................................................... 62 2.3.5.5. Kiểm định độ tin cậy của mô hình....................................................................................... 62 2.3.5.6. Kiểm định giả thuyết ........................................................................................................... 63 2.3.6. Ý nghĩa của mô hình .......................................................................................64 2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .........................................................................66 CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG TABMIS TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ....... 67 3.1. Nhân tố Môi trường kiểm tra, giám sát ..............................................................67 3.2. Nhân tố Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai ..................................68 3.3. Nhân tố Năng lực của đội dự án.........................................................................69 3.4. Nhân tố Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo....................................69 3.5. Nhân tố Chính sách quản lý hệ thống TABMIS ................................................70 3.6. Nhân tố Chất lượng dữ liệu, thiết bị và cơ sở hạ tầng .......................................71 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 72 1. Kết luận .................................................................................................................72 2. Kiến nghị ...............................................................................................................73 2.1. Đối với Kho bạc nhà nước .................................................................................73 2.2. Đối với Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 75 PHỤ LỤC............................................................................................... 76 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT AIM Orcle Application Implementation Methodology (Phương pháp thực hiện Ứng dụng của ORACLE) BCTC Báo cáo tài chính CBCC Cán bộ công chức CNTT Công nghệ thông tin ERP Enterprise Resource Planning (Hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) KBNN Kho bạc nhà nước KTNN Kế toán nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước TABMIS Treasury and Budget Management Information System ( Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho Bạc) TRM Treasury Reference Model – Mô hình Kho bạc tham khảo TTKT Thông tin kế toán Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Sơ hồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố trong mô hình Bảng 2.2: Bảng điều tra thông tin Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha Bảng 2.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm nhân tố tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS Bảng 2.5: Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barllet’s Bảng 2.6: Tổng phương trích các nhân tố Bảng 2.7: Bảng xoay ma trận các nhân tố biến độc lập Bảng 2.8: Kết quả hệ số KMO và Barllet’s lần 2 Bảng 2.9: Tổng phương trình các nhân tố lần 2 Bảng 2.10: Bảng xoay ma trận các nhân tố biến độc lập lần 2 Bảng 2.11: Kiểm định sự tương quan Person giữa các biến Bảng 2.12: Bảng trọng số hồi quy Bảng 2.13: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Bảng 2.14: Bảng ANOVA Bảng 2.15: Kết quả kiểm định giả thuyết Bảng 2.16: Bảng hệ số hồi quy chuẩn hóaTrư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mọi mặt với các quốc gia trên thế giới, trong đó hội nhập kinh tế đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc triển khai và áp dụng hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là điều cần thiết vì hệ thống này góp phần làm cho các tổ chức có thể quản lý công việc hiệu quả, nhanh chóng, cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy. Có thể hiểu rằng, ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẽ dữ liệu chung cho toàn danh nghiệp và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực. Thành công của dự án ERP mang đến nhiều lợi nhuận cho tổ chức bao gồm hiệu suất tài chính thông qua hiệu quả xử lý dữ liệu, cải thiện vị thế cạnh tranh và phá bỏ rào cản giữa các phòng ban, giúp cho việc trao đổi các dữ liệu quan trọng một cách dễ dàng. Có thể thấy được ERP đã trở thành công cụ chiến lược quan trọng cho cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Việc ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP trong quản lý ngân sách là một xu hướng mới đã được nhiều quốc gia triển khai. Với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong lĩnh vực tài chính công và cung cấp cho người sử dụng bên ngoài (các nhà đầu tư, ngân hàng Thế giới) các thông tin, báo cáo phản ánh tình trạng chi tiêu ngân sách của một quốc gia, Bộ tài chính đã triển khai Dự án “Cải cách Quản lý Tài chính công” với nhiệm vụ chính là việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS – Treasury And Budget Management Information System), được ứng dụng đầu tiên trong hệ thống Kho bạc nhà nước. Đặc biệt, Việt Nam với dự án TABMIS do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ đã được triển khai. Có thể nói rằng, hệ thống TABMIS là lựa chọn tốt nhất trong thời đại công nghệ thông tin. Hệ thống TABMIS có chức năng hỗ trợ phòng Kế toán nhà nước - là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, điều hành và kiểm soát hoạt Trư ờng Đa ̣i ho ̣ K i h tế H uế 2động ngân sách của Nhà nước. TABMIS với mục tiêu cụ thể trong phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp. Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử dụng ngân sách, tạo điều kiện phát huy hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợp với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch. Có thể nói lợi ích mà TABMIS đem lại thể hiện khá rõ, tuy nhiên do TABMIS là dự án lớn cả về mục tiêu, phạm vi và đối tượng sử dụng nên trong quá trình triển khai các đơn vị gặp không ít vướng mắc. Do đó, để đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hóa của ngành Tài chính cũng như hỗ trợ dự án Tổng kế toán nhà nước – Báo cáo tài chính hợp nhất thì tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cần phải được nâng cao. Qua tìm hiểu, có rất nhiều tài liệu liên quan đến hệ thống Thông tin quan lý ngân sách và kho bạc nhưng tài liệu nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống này trong khu vực công còn rất ít. Qua quá trình thực tập tại KBNN Thừa Thiên Huế, với mong muốn nâng cao kiến thức về hệ thống cũng như giúp ích trong việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống TABMIS một cách tốt hơn, xuất phát từ những lý do trên và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, sau một thời gian tìm hiểu tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách (TABMIS) tại Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế từ dó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng hoàn thiện hệ thống tại cơ quan nghiên cứu. Trư ờng Đ ̣i ho ̣c K inh tế H uế 32.2. Mục tiêu cụ thể - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các kiến nghị phù hợp dựa trên các kết quả nghiên cứu để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Khảo sát của đề tài được thực hiện tại KBNN Thừa Thiên Huế, cụ thể là Phòng Kế toán nhà nước và Phòng Tin học. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Số liệu được thu thập trong trong vòng 3 tháng từ khoảng tháng 09 đến tháng 12 năm 2019, giải pháp đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp - Các thông tư, văn bản, báo cáo, quy định, các kế hoạch của Bộ Tài chính, KBNN. - Các nội dung lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN và các thông tin cần thiết khác. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 4- Từ các website, sách, báo, tạp chí nội bộ, giáo trình, khóa luận, chuyên đề có liên quan ở trong nước, quốc tế và các nguồn khác. 4.1.2. Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp - Các bảng khảo sát thu nhập từ các nhân viên tại KBNN Thừa Thiên Huế. Phỏng vấn Ban giám đốc KBNN, các nhân viên phòng Tin học và phòng Kế toán nhà nước tại KBNN Thừa Thiên Huế về hệ thống TABMIS và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. - Thiết kế các câu hỏi khảo sát cho các đối tượng cán bộ công chức tại các phòng ban đang công tác tại KBNN, có sử dụng trực tiếp hệ thống Tabmis. - Bài nghiên cứu kết hợp 02 phương pháp định tính và định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vài trò chủ đạo.  Phương pháp định tính: bao gồm Tổng hợp; phân tích; điều tra, khảo sát lấy ý kiến.  Phương pháp định lượng: Sử dụng thang đo Likert 5 điểm: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý, (3) Không ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chia quy trình nghiên cứu định lượng thành 2 bước chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ để xây dựng thang đo, đánh giá sơ bộ thang đo; (2) Nghiên cứu chính chức, kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Các bước chuẩn bị để phân tích dữ liệu: (1) Sau khi thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin; (2) Mã hóa các thông tin cần thiết; (3) Nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Trư ờn Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế 5Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 4.2.1. Thống kê mô tả Được vận dụng thông qua các công đoạn phân tích và xử lý số liệu. Trong phần mô tả tác giả sẽ đưa ra các bảng biểu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát để đưa ra các kết quả và từ đó tìm ra nhận xét. 4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được thực hiện trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo lường. Đánh giá độ tin cậy thang đo phải thỏa mãn các tiêu chí sau: Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này) và chọn thang đo khi nó có hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên thì chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao). 4.2.3. Phân tích nhân tố (EFA) Là phương pháp phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau vì các biến được đưa vào phân tích không có biến độc lập và biến phục thuộc. Nhằm rút gọn số lượng các biến trong phân tích, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu gộp các biến có mối liên hệ thành các thành phần chung. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn nhất của mỗi hệ thang đo ≥ 0.5, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson),1988), hệ số KMO ≥ 0.5 và kiểm Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c inh tế H uế 6 0 2 2 1 1 x x n n s           định Bartlett có ý nghĩa thống kê. Phương pháp rút trích “Componet Principle” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. 4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Nhằm xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc, giúp nhà nghiên cứu đưa ra dự báo mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Độ chính xác của ước lượng các tham số tổng thể:  Sai số chuẩn của β0:  Sai số chuẩn của β1:  Sai số của ước lượng: Mô hình xây dựng từ dữ liệu mẫu có dạng: Y = B0 + B1*X1 + B2*X2 + + Bk*Xk Trong đó: X1, X2 Xk: biến độc lập Y: biến phụ thuộc B0, B1, B2 Bk: hệ số hồi quy Kiểm định các giả thuyết  Đánh giá về mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến.  Đánh giá về độ phù hợp của mô hình.  Đánh giá về từng hệ số hồi quy riêng phần (Bk)  1 21 xn s       20 1 2 iY xs n       Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 75. Kết cấu đề tài: PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu đề tài. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương này cung cấp tổng quan các lý thuyết nền tảng và cơ bản cũng như đã tổng hợp các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cũng như hệ thống ERP làm cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN Thừa Thiên Huế Chương này trình bày phương pháp phân tích dữ liệu, kết quả được xây dựng và các thang đo lương tính hữu hiệu cũng như trình bày các quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng; trong đó trình bày các lý thuyết và điều kiện chấp nhận của từng công cụ sử dụng trong định lượng. Chương 3: Các kiến nghị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại Kho bạc Thừa Thiên Huế. Đưa ra định hướng, giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trư ờng Đa ̣i o ̣c K i h tế H uế 8PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước và Ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm Kho bạc nhà nước Theo Website của Bộ tài chính: “Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật”. KBNN là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách; có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy và có trụ sở làm việc; hoạt động của KBNN theo hệ thống dọc từ Trung ương đến Địa phương bao gồm: KBNN Trung Ương, KBNN tỉnh (thành phố), KBNN huyện (quận, thị xã) và các điểm giao dịch trực thuộc KBNN trên địa bàn đó Như vậy, cơ quan KBNN cũng như các cơ quan hành chính nhà nước, được Nhà nước trang cấp các loại tài sản, phần mềm để phục vụ cho hoạt động của ngành. 1.1.2. Khái niệm Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 9của Nhà nước dưới hình thức tiền tệ. Ngân sách nhà nước được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua. Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/06/2015 đã xác định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.2. Tổng quan về Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống ERP 1.2.1. Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước. Hệ thống thông tin còn giúp các nhà quản lý phân tích chính xác hơn các vấn đề, nhìn nhận một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới. Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển. 1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý 1.2.2.1. Khái niệm Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản lý của tổ chức. Thông tin quản lý có thể lấy từ bên trong t...gia bên ngoài.  Các nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống TABMIS trong quản lý ngân sách nhà nước. Với mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách, hệ thống TABMIS sau hơn 10 năm triển khai và hoạt động trên phạm vi toàn quốc, đã đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý thu chi ngân sách, tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính công. “Nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị HCSN của KBNN” của Nguyễn Văn Hóa (2012), Đinh Thị Thúy Minh (2013), Nguyễn Hoàng Nhân (2016), các tác giả nhận định sự cần thiết của hệ thống TABMIS đối với công tác quản lý ngân sách và đưa ra các giải pháp liên quan chủ yếu đến việc nâng cao hệ thống TABMIS trên các phương diện tài khoản, chứng từ kế toán, lưu trữ, báo cáo, chất lượng hệ thống, đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu thực hiện theo phương pháp định tính và tập trung vào phân tích khó khăn, đưa ra các giải pháp mà chưa nghiên cứu chuyên sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện vận hành TABMIS tại KBNN. Trong bài viết “Để TABMIS trở thành nguồn cung cấp thông tin đầu vào tài chính của Tổng Kế toán Nhà nước” của Thạc sĩ Ngô Hải Trường đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 121 tháng 7/2012, tác giả đưa ra các kết quả đạt được khi triển khai TABMIS và các giải pháp để nâng cao hệ thống TABMIS mang tính chất lý thuyết. Ngoài ra, trong số 138 xuất bản vào tháng 12/2013, với bài viết “Triển khai thực hiện cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện vận hành TABMIS”, tác giả Phạm Bình đã nêu lên vai trò của hệ thống TABMIS trong việc quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách, góp phần cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch. Với vai trò hỗ trợ cung cấp số liệu phục vụ công tác tổng hợp và báo cáo, hệ thống TABMIS có tác động rất lớn đến quy trình nghiệp vụ quản lý ngân sách. Các Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 25 nghiệp vụ quản lý ngân sách cũng như các nghiệp vụ thu chi ngân sách tại KBNN như nghiệp vụ kho quỹ, chi thường xuyên cần phải đổi mới để phù hợp với các chức năng và cơ sở thiết kế của TABMIS (Tạ Anh Tuấn, 2008; Lý Huy Đức, 2015; Lê Thị Hương & Nguyễn Thị Thanh Hương, 2016). 1.5. Phương pháp Thực hiện Ứng dụng của Oracle (Oracle’s Application Implementation Methodology) trong hệ thống TABMIS 1.5.1. Khái niệm Phương pháp Thực hiện Ứng dụng của Oracle (Oracle’s Application Implementation Methodology) – gọi tắt là Phương pháp AIM, được tập đoàn Oracle đưa ra vào năm 1994 để hỗ trợ cho việc tư vấn phát triển mạnh và các ứng dụng mới được tung ra. AIM là một bộ nguyên tắc và hướng dẫn mà phù hợp và áp dụng cho các trường hợp cụ thể, là cách tiếp cận chiến lược mà xác định rõ nhu cầu tổ chức từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Theo Oracle, “AIM cung cấp các công cụ cần thiết cho kế hoạch hiệu quả, thực hiện và kiểm soát các bước dự án để thực hiện thành công hệ thống mới”. AIM cung cấp các nhà tư vấn của Oracle với bộ mẫu tích hợp, quy trình, các trình bày Powerpoint, bảng tính và các kế hoạch dự án cho việc thực hiện các ứng dụng. Theo Richard Byrom – một nhà tư vấn Ứng dụng của Oracle, AIM bao gồm phương pháp quản trị dự án cùng với các mẫu tài liệu mà hỗ trợ các nhiệm vụ cần phải làm với phương pháp này. Việc kết hợp này đã làm cho AIM trở thành công cụ mạnh, hỗ trợ các tổ chức sử dụng các sản phẩm của Oracle trong việc cài đặt và quản lý dự án thành công. Kể từ khi phát hành ban đầu, AIM đã được sửa đổi và cải tiến nhiều lần với các bộ mẫu và phương pháp mới để phù hợp với sự phát triển của các ứng dụng, công nghệ của Oracle. 1.5.2. Đặc điểm của Phương pháp AIM Phương pháp AIM có nhiều điểm giống với các phương pháp quản trị dự án truyền thống, bao gồm 06 giai đoạn, 10 quy trình và các nhiệm vụ theo từng quy trình. Các giai đoạn của AIM: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 26 - Lập kế hoạch (Definition Phase): Là giai đoạn thiết kế kế hoạch, xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức, xác minh tính khả thi của dự án về thời gian, nguồn lực và giới hạn ngân sách. - Phân tích hoạt động (Operations Analysis Phase): là giai đoạn dùng để phân tích các hoạt động, các yêu cầu kỹ thuật hệ thống và quyết định sự phù hợp giữa các yêu cầu tổ chức với chức năng của ứng dụng. - Thiết kế (Solution Design Phase): Phát triển các thiết kế cho các giải pháp mà đáp ứng các yêu cầu và quy trình hoạt động của tổ chức trong tương lai. - Xây dựng hệ thống (Build Phase): Trong giai đoạn này, việc mã hóa, kiểm tra các tùy chỉnh, cải thiện, các giao diện và chuyển đổi dữ liệu được thực hiện. Các cuộc thử nghiệm hệ thống tích hợp doanh nghiệp cũng được tiến hàng. - Chuyển đổi hệ thống (Transition Phase): Là giai đoạn triển khai phần mềm, các giải pháp hoàn thành vào tổ chức. Việc huấn luyện cho người sử dụng cuối, hỗ trợ, quản lý sự thay đổi, chuyển đổi dữ liệu là những hoạt động chính của giai đoạn này. - Sản phẩm (Production Phase): Là giai đoạn bắt đầu khi hệ thống hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật ổn đinh và duy trì hệ thống khi giao dịch được nhập đầy đủ. Trong mỗi giai đoạn có thể có một hoặc nhiều quy trình trình bày các mục tiêu luên quan, các yêu cầu kỹ năng, đầu vào và đầu ra. Các quy trình bao gồm nhiều nhiệm vụ và sản phẩm của các nhiệm vũ là mẫu tài liệu liên quan đến nhiệm vụ đó (Báo cáo, Bảng kế hoạch, mã code, kết quả kiểm tra)(Xem phụ lục 01). 1.6. Ứng dụng Phương pháp AIM để xây dựng mô hình nghiên cứu 1.6.1. Lý do chọn Phương pháp AIM - Thứ nhất, Phương pháp AIM được Oracle phát triển nhằm hỗ trợ cho các phần mềm của Oracle (trong đó có ERP, TABMIS), là cơ sở phương pháp luận triển khai của hệ thống ERP và TABMIS. Do đó, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống TABMIS thì mô hình AIM là phù hợp. Ngoài ra, vì hệ thống thông tin kế toán thành công khi đạt được sự hài lòng của người sử dụng, mô hình Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 27 AIM có đề cập tới con người trong hệ thống nên nó giúp người nghiên cứu dễ dàng xem xét vấn đề này trong quá trình phân tích. - Thứ hai, Phương pháp AIM phân chia sự phát triển của hệ thống thành 06 giai đoạn, nhiều hơn chu trình phát triển hệ thống thông thường (04 giai đoạn: phân tích, thiết kế, thực hiện, vận hành sử dụng hệ thống). Do đó, việc phân tích sẽ chi tiết và có kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, dựa trên các kinh nghiệm từ việc thực hiện các dự án, các chuyên gia của Oracle đã đưa ra phân tích các rủi ro, cũng như các giải pháp hạn chế rủi ro trong các giai đoạn thực hiện dự án của AIM. Từ đó, xác định các yếu tố thành công chủ yếu tác động đến sự thành công của dự án. Do đó, việc ứng dụng phương pháp AIM trong việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng cũng là cách để tác giả đưa ra các kiến nghị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. 1.6.2. Ứng dụng Phương pháp AIM trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS  Giai đoạn Lập kế hoạch Để hệ thống TABMIS có thể đáp ứng đúng mục tiêu quản lý NSNN hiệu quả, Bộ Tài Chính đầu tiên cần phải hiểu rõ quy trình hoạt động quản lý NSNN, cần phải lập kế hoạch thiết kế và phát triển hệ thống, xem xét các mục tiêu của tổ chức, đưa ra các tiêu thức đánh giá dự án, kế hoạch, ngân sách, thời gian, nhân sự tham gia dự án, xây dựng kế hoạch làm việc. Chất lượng kế hoạch là nền tảng quyết định thành công của các giai đoạn sau, ảnh hưởng đến sự thành công và tính hữu hiệu của hệ thống. Một hệ thống TABMIS đạt được sự hài lòng của người sử dụng thì kế hoạch xây dựng ban đầu phải chất lượng tốt, đáp ứng các mục tiêu đề ra, phù hợp với phạm vi và các tiếp cận của dự án. Các nhà quản lý cấp cao và quản lý hệ thống chịu trách nhiệm chính về vấn đề này nên nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS là tầm nhìn của nhà quản lý cấp cao và nhà quản lý hệ thống. Do đó, “Tầm nhìn của nhà quản lý cấp cao” là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 28 hữu hiệu của hệ thống TABMIS và được Oracle xác định là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến giai đoạn lập kế hoạch theo phương pháp AIM.  Giai đoạn Phân tích hoạt động Phân tích hệ thống nhằm để xác định nhu cầu thông tin của tổ chức, nó cung cấp những dữ liệu cơ sở cho việc thiết kế HTTT sau này. Theo AIM, có hai quy trình được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn này là Xác định yêu cầu và Sự tương thích các yêu cầu. Để thực hiện các quy trình hiệu quả thì dựa vào kế hoạch phát triển, Ban quản lý cấp cao thiết lập đội dự án tham gia việc thiết kế và triển khai hệ thống, đồng thời lựa chọn các nhà tư vấn (các chuyên gia kinh tế, công nghệ; nhà cung cấp ERP) hiểu rõ về hệ thống ERP và tài chính công. Trong giai đoạn phân tích, sự hoạt động tích cực của nhà tư vấn triển khai, đội dự án, và ban quản lý cấp cao đóng vai trò quan trọng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS.  Đối với nhà tư vấn triển khai: Với việc cung cấp các ý kiến chuyên môn về việc cải cách tài chính công, các kỹ thuật liên quan đến hệ thống ERP và huấn luyện người sử dụng đầy đủ về kỹ thuật, nhà tư vấn triển khai trở thành nhân tố cơ bản đến sự thành công của dự án. Do đó, “Năng lực, sự hỗ trợ của nhà tư vấn” là nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua việc am hiểu lĩnh vực quản lý NSNN, có kinh nghiệm triển khai hệ thống thông tin trong khu vực công, có phương pháp phân tích hoạt động đúng.  Đội dự án cần có khả năng chuyên môn để đưa ra các mô tả hoạt động của tổ chức và các yêu cầu về quảng lý, kiểm soát, yêu cầu thông tin và cần có khả năng phối hợp tốt với nhà tư vấn. Như vậy, “Năng lực đội dự án” là nhân tố tác động đến chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và do đó tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua khả năng chuyên môn về quản lý Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H ế 29 NSNN; xác định đúng các yêu cầu và mục tiêu đặt ra trong quản lý NSNN; có hiểu biết về kiểm soát.  Ban quản lý cấp cao: Việc thực hiện dự án TABMIS là một bước phát triển mới trong công cuộc Cải cách quản lý tài chính công, tốn kém tài chính, thời gian, nhân lực. Do đó, việc cam kết theo đuổi dự án cũng như sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao trong tất cả các giai đoạn là nhân tố có tính cốt lõi cho sự thành công của dự án. Chính vì vậy, tầm nhìn và cách lãnh đạo của nhà quản lý sẽ tác động đến sự thành công của dự án. Như vậy, nhân tố “Sự cam kết và hỗ trợ của ban quan lý cấp cao” là nội dung ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Nó được đánh giá qua khả năng lựa chọn nhà tư vấn triển khai phù hợp; Sự cam kết đổi mới quy trình và thực hiện hệ thống TABMIS; Phản ứng kịp thời với những thay đổi về chính sách mới, những phản ứng xấu (chống đối) của người sử dụng. Theo phương pháp AIM, quy trình Quản lý dự án (Project Management) diễn ra trong tất cả các giai đoạn. Trong giai đoạn phân tích, quá trình quản lý công việc, kiểm tra, giám sát được thể hiện trong vai trò của Ban quản lý cấp cao và đội dự án trong việc xác định các việc cần thực hiện trong dự án, lựa chọn các giải pháp và quy trình xử lý lựa chọn của hệ thống TABMIS. Đồng thời, trong giai đoạn này, các chiến lược, chính sách huấn luyện nhân sự; chính sách kiểm soát hệ thống; chính sách quản lý chất lượng cũng được các nhà tư vấn và đội dự án tìm hiểu, phân tích chuẩn bị việc chuyển giao sang hệ thống mới và sẽ được áp dụng trong giai đoạn sử dụng hệ thống. Chính sách quản lý sự thay đổi cũng là vấn đề mà các nhà tư vấn và đội dự án quan tâm do quy trình phát triển dự án TABMIS tạo ra những thay đổi trong vấn đề kỹ thuật, con người, quản lý, tổ chức hệ thống kế toán, các văn bản quy định. Do đó, nhân tố “Chính sách quản lý hệ thống” bao gồm chính sách kiểm soát và chính sách quản lý sự thay đổi có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, được đánh giá qua có chính sách và kế hoạch phản ứng kịp với thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN, có chính sách ứng phó với phản ứng xấu của nhân viên, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thông tin, kiểm soát truy cập hệ thống. Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 30 Tóm lại, trong giai đoạn phân tích, các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của dự án và cũng là thành phần ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS bao gồm: (1) Sự cam kết, hỗ trợ từ Ban quan lý cấp cao; (2) Năng lực và hỗ trợ của nhà tư vấn; (3) Năng lực của đội dự án; (4) Chính sách quản lý hệ thống.  Giai đoạn Thiết kế hệ thống Theo AIM, giai đoạn thiết kế hệ thống là giai đoạn phát triển các thiết kế chi tiết để đáp ứng các yêu cầu được phân tích trong giai đoạn trước; xác định các cài đặt ứng dụng được đề xuất và các kế hoạch thử nghiệm; thiết kế hệ thống bảo mật cho hệ thống mới và phát triển các thiết kế về kỹ thuật và chức năng cho từng phân hệ của hệ thống. Đồng thời, trong giai đoạn này, các nhà tư vấn và đội dự án cũng phân tích nhu cầu đào tạo của người sử dụng và phát triển kế hoạch đào tạo người sử dụng. Bốn quy trình được thực hiện trong giai đoạn này là Thiết kế và xây dựng mô hình; Chuyển đổi dữ liệu; Kiểm tra hệ thống tổ chức; Đào tạo. Phương pháp AIM chỉ ra rằng để giai đoạn này thành công thì cần phải đạt các yếu tố sau: Các tài liệu cài đặt ứng dụng phải rõ ràng; thiết kế có thể đáp ứng các yêu cầu tổ chức một cách linh hoạt; Thiết kế phù hợp với phạm vi; Phân bổ nguồn lực thời gian phù hợp và có khuôn mẫu cho việc chuyển đổi tốt cũng như kế hoạch trong mọi trường hợp. Tất cả các yếu tố này đều phụ thuộc vào sự phối hợp giữa nhà tư vấn và đội dự án. Do đó, yếu tố “Năng lực đội dự án” được đánh giá qua việc phối hợp tốt với nhà tư vấn triển khai. Sau khi bản thiết kế hệ thống TABMIS và lộ trình đào tạo được chấp thuận, giai đoạn tiếp theo là Xây dựng hay Cài đặt hệ thống. Đây là giai đoạn quan trọng để tùy chỉnh hệ thống, cải thiện các giao diện cho phù hợp với thực tế. Tóm lại, trong giai đoạn thiết kế hệ thống, các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống cũng giống như trong giai đoạn phân tích và trong giai đoạn này, sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau của đội dự án và tư vấn triển khai là yếu tố then chốt.  Giai đoạn Xây dựng hệ thống Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 31 Trong giai đoạn này, đa số các quy trình đều được thực hiện với mục tiêu là mã hóa, kiểm tra các tùy chỉnh, cải thiện các giao diện; kiểm tra và chấp nhận việc mở rộng dữ liệu, cài đặt hệ thống và chuyển đổi dữ liệu. Kết quả là hệ thống phần mềm đã được kiểm tra và thử nghiệm. Sản phẩm của giai đoạn này là kiến trúc máy chủ dữ liệu, đường truyền và nền tảng hệ điều hành, phần mềm để chạy chương trình; bản hướng dẫn sử dụng; hệ thống đã được kiểm tra tích hợp; báo cáo thử nghiệm. Các bước cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm việc cài đặt hệ thống và kiểm thử hệ thống Như vậy, bên cạnh vai trò của Ban quản lý cấp cao, đội dự án, nhà tư vấn triển khai đóng vai trò chính trong giai đoạn cài đặt, thử nghiệm hệ thống thì sự tham gia của đội ngũ cán bộ trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Việc người sử dụng cần hiểu và đạt được kỹ năng thành thạo trong sử dụng và khai thác hệ thống TABMIS sẽ giúp việc triển khai hệ thống đạt được hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu ban đầu đặt ra. Do đó, nhân tố “Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên” là yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành cộng của dự án và cũng tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua việc hiểu rõ quy trình sử dụng hệ thống, hiểu rõ các chính sách, hệ thống kế toán trong môi trường TABMIS, sử dụng hệ thống TABMIS thuần thục. Việc huấn luyện này được thực hiện bởi các nhà tư vấn triển khai do đó “Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai” được thể hiện quan khả năng huấn luyện phù hợp với người sử dụng và giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện hệ thống. Cơ sở hạ tầng là tất cả các vấn đề về tổ chức cơ sở dữ liệu, hệ thống kỹ thuật hiện hành phục vụ cài đặt hệ thống. Nếu hệ thống kỹ thuật hiện hành của tổ chức không có đủ khả năng tương thích, ổn định hay các thiết bị, phần mềm lạc hậu, điều này sẽ làm cho việc cài đặt hệ thống mới gặp khó khăn và đường truyền cũng như nền tảng cơ bản để chạy chương trình sẽ không ổn định, gây ra tình trạng xử lý chậm, ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống Chính vì vậy, “Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng” là yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, thể hiện qua hệ thống máy, hệ thống mạng nội bộ phải có sự tương thích với hệ thống mới; nâng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 32 cấp máy móc thiết bị; đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại. Ở giai đoạn này, các dữ liệu từ hệ thống cũ được chuyển đổi sang hệ thống mới hoàn chỉnh và đầy đủ trước khi sử dụng. Như vậy, chất lượng dữ liệu chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới sẽ quyết định chất lượng dữ liệu của hệ thống và quyết định chất lượng thông tin của hệ thống. Khóa luận chọn “Chất lượng dữ liệu” là nội dung ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Tóm lại, trong giai đoạn Xây dựng hệ thống, ngoài các nhân tố giống trong giai đoạn phân tích, thiết kế, thì luận văn nhận diện một số nhân tố mới đó là sự huấn luyện và tham gia của đội ngũ nhân viên, chất lượng dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, chất lượng thiết bị và cơ sở hạ tầng.  Giai đoạn Chuyển đổi Theo AIM, có năm quy trình được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn này là việc chuyển đổi dữ liệu; đào tạo, huấn luyện người sử dụng hệ thống; quản lý hoạt động; kiểm tra hệ thống và chuyển đổi hệ thống cũ sang hệ thống mới. Trong giai đoạn này, đội dự án và nhà tư vấn triển khai bàn giao hệ thống TABMIS đã được hoàn thành và các phương án đã được kiểm tra cho KBNN. Công tác chuẩn bị môi trường vận hành và cấu hình ứng dụng được thực hiện. Ở giai đoạn Xây dựng, việc chuyển đổi chỉ được thực hiện ở việc thử nghiệm thì trong giai đoạn Chuyển đổi, dữ liệu được chuyển đổi ở dạng mở rộng, trong toàn bộ tổ chức. Do đó, nhân tố “Chất lượng cơ sở hạ tầng”, “Chất lượng dữ liệu” cũng ảnh hưởng đến thành công của giai đoạn Chuyển đổi. Ngoài ra, việc đào tạo, huấn luyện người sử dụng về cách sử dụng các chức năng của TABMIS, cách khai thác báo cáo được tiếp tục triển khai trên diện rộng và việc hỗ trợ của các nhà tư vấn triển khai cũng đóng một phần quan trọng đối với giai đoạn chuyển đổi để đưa TABMIS vào sử dụng. Đồng thời, các chính sách quản lý hệ thống TABMIS thông qua việc quản lý sự thay đổi, quản lý nhân sự, kiểm soát truy cập và chất lượng thông tin cũng là một nhân tố không thể thiếu vì sự thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới trong các Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 33 giai đoạn đều mang lại những khó khăn trong vấn đề bảo mật, phản ứng của nhân viên. Tóm lại, trong giai đoạn Chuyển đổi, các nhân tố ảnh hưởng đến thành công dự án, cũng như ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống cũng giống như giai đoạn Xây dựng hệ thống.  Giai đoạn Sản phẩm Đây là giai đoạn bắt đầu khi hệ thống TABMIS sử dụng chính thức – giai đoạn vận hành và sử dụng hệ thống. Quá trình thực hiện công việc chính là quy trình xử lý của hệ thống TABMIS, bao gồm: thu thập, nhập liệu, xử lý thông tin của các phân hệ trong hệ thống TABMIS. Do đặc điểm của hệ thống TABMIS, quy trình xử lý thông tin gắn kèm quy trình quản lý và kiểm soát. Quy trình này cần phù hợp với nhu cầu xử lý thông tin cho mục đích quản lý NSNN và nó quyết định chất lượng sản phẩm thông tin. Chất lượng thông tin tốt thì hệ thống TABMIS mới đạt được sự hài lòng của người sử dụng và khi đó hệ thống mới có tính hữu hiệu. Chất lượng thông tin và chất lượng hệ thống bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy trình xử lý và chất lượng phần mềm TABMIS. “Quy trình xử lý và chất lượng phần mềm TABMIS” là nhân tố được chọn ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Trong một hệ thống thông tin kế toán, dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên chất lượng đầu ra. Dữ liệu là những gì thu thập trong quá trình thực hiện kiểm soát thu chi NSNN được nhập thủ công vào hệ thống từ các chứng từ kế toán dưới hình thức giấy hoặc điện tử hay dữ liệu dữ trữ trong cơ sơ dữ liệu. Vì tầm quan trọng của dữ liệu, nên yêu cầu dữ liệu cần đầy đủ, chính xác, nhất quán, tạo được độ tin cậy. Do đó, chọn “Chất lượng dữ liệu” là thành phần ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS thể hiện qua sự chính xác, kịp thời, đầy đủ, phù hợp nhu cầu thông tin của người sử dụng và an toàn trong lưu trữ. Trong quá trình vận hành sử dụng hệ thống TABMIS, có sự tham gia của nhiều nhóm người từ nhân viên cấp thấp đến lãnh đạo ở các KBNN tỉnh, thành phố, ban lãnh đạo KBNN Trung ương và nhóm kiểm toán. Các nhóm người tham gia Tr ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 34 trong tổ chức có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng hệ thống, đòi hỏi họ có kỹ năng và hiểu vai trò trách nhiệm của mình. Do đó chọn nhân tố “Sự tham gia của đội ngũ nhân viên” là yếu tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS thể hiện qua kỹ năng và hiểu biết của người tham gia. Trong suốt quá trình vận hành sử dụng, các chính sách quản lý hệ thống bao gồm chính sách quản lý công việc, chất lượng, chính sách kiểm soát hệ thống, chính sách quản lý sự thay đổi được thực hiện liên tục. Để đảm bảo hệ thống TABMIS được kiểm soát tốt thì cần có chính sách kiểm soát quy trình nhập liệu, truy cập hệ thống và dữ liệu. Vì hệ thống TABMIS là hệ thống được dụng trong việc quản lý NSNN nên bị tác động bởi các chính sách, chế độ quản lý tài chính công của Nhà nước. Do đó, nếu KBNN không có chính sách, kế hoạch phản ứng kịp thời với thay đổi của Nhà nước về vấn đề hạch toán tài khoản, lưu trữ chứng từ thì hệ thống TABMIS sẽ không còn độ tin cậy và chính xác. Do đó, lựa chọn “Chính sách quản lý hệ thống” là thành phần nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Khi vận hành, sử dụng một hệ thống bất kỳ trong một tổ chức, hoạt động kiểm tra, giám sát là một thành phần không thể thiếu vì nó là giai đoạn trực tiếp xử lý dữ liệu, tạo thông tin. “Môi trường kiểm tra, giám sát” là yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. Yếu tố này được đánh giá qua hoạt động kiểm tra giám sát hệ thống định kỳ; giám sát thường xuyên việc truy cập, kết xuất dữ liệu; thường xuyên kiểm tra hệ thống mạng và máy tính. Ngoài ra, môi trường kiểm tra giám sát còn được đánh giá qua trình độ và sự hiểu biết về công nghệ thông tin và TABMIS của kiểm toán nội bộ. Cuối cùng là trong giai đoạn vận hành, “Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng” có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, được đánh giá qua sự ổn định và nâng cấp thường xuyên của hệ thống. Nếu cơ sở hạ tầng bị hư hỏng hay bị ngưng trệ, gián đoạn trong quá trình sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống, ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế 35 Tóm lại, trong giai đoạn vận hành sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS bao gồm: Quy trình xử lý và chất lượng phần mềm TABMIS; Chất lượng dữ liệu; Kỹ năng hiểu biết của đội ngũ nhân viên; Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao; Sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; Chính sách quản lý hệ thống TABMIS; Kiểm tra, giám sát hệ thống; Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng (sự ổn định và nâng cấp thường xuyên của hệ thống). CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế Hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Qua quá trình hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống tài chính quốc gia. Theo đó, KBNN Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 185 TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Sau hơn 29 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự phát triển vượt bậc của tỉnh nhà, KBNN Thừa Thiên Huế đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, đáp ứng kịp thời việc quản lý điều hành ngân sách của chính quyền các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 36 Trong những năm qua, KBNN Thừa Thiên Huế luôn phấn đấu nâng cao chất lượng quản lý Quỹ NSNN trên cả hai phương diện là tập trung đầy đủ và kịp thời, chính xác mọi nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vào NSNN và quản lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi. Ghi nhận các thành tích về kết quả hoạt động và các phong trào thi đua trong thời gian qua, tập thể KBNN Thừa Thiên Huế đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh và KBNN tặng nhiều danh hiệu, bằng khen, giấy khen. Đặc biệt là năm 2010 KBNN Thừa Thiên Huế vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng II. Năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua Xuất sắc và năm 2016 được Nhà nước trao tặng thưởng Huân chương lao động hạng I. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Kho bạc nhà nước Thừa Thiên Huế là cơ quan hành chính sự nghiệp, trực thuộc KBNN. Hệ thống KBNN Thừa Thiên Huế gồm 01 Kho bạc Thành phố, 02 Kho bạc Thị xã và 05 Kho bạc Huyện: KBNN Thị xã Hương Trà, KBNN Thị xã Hương Thủy, KBNN huyện A Lưới, KBNN huyện Nam Đông, KBNN huyện Phú Lộc, KBNN huyện Phú Vang, KBNN huyện Phong Điền, KBNN huyện Quảng Điền và Văn phòng KBNN Thừa Thiên Huế trực thuộc KBNN Thừa Thiên Huế. Tổng số công chức Kho bạc trong toàn tỉnh là 213 người. Riêng tại Văn phòng KBNN Thừa Thiên Huế có 103 công chức. Văn phòng KBNN Thừa Thiên Huế được tổ chức thành 07 phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Kế toán nhà nước; Phòng Kiếm soát chi; Phòng Thanh Tra - Kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ và Văn Phòng. BAN GIÁM ĐỐC KBNN THỪA THIÊN HUẾ VĂN PHÒNG PHÒNG THANH TRA – KIỂM TRA PHÒNG KIỂM SOÁT CHI PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG TIN HỌC PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 37 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Tổ chức) 2.1.3. Chức năng của các phòng ban 2.1.3.1. Ban giám đốc Giám đốc KBNN Thừa Thiên Huế: Phụ trách, chỉ đạo và điều hành chung hoạt động của hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước; công tác tổ chức cán bộ; công tác cải cách hành chính; công tác quản lý tài chính nội bộ; công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước; công tác pháp chế, chế độ; công tác tổng hợp; công tác quản lý an toàn kho quỹ. Phó Giám đốc: Phụ trách công tác kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN; công tác thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN; công tác tuyên truyền, nghiên cứu khoa học; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; công tác công nghệ thông tin, tin học và thống kê; công tác huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức. Công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, công tác bảo vệ cơ quan. Một số công tác khác được Giám đốc ủy quyền chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc trong trường hợp cụ thể. 2.1.3.2. Phòng Kế toán nhà nước Phòng Kế toán nhà nước thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toàn nhà nước; công tác thanh toán; tổng kế toán nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; phát hành và thanh toán trái KBNN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN KBNN HUYỆN PHONG ĐIỀN KBNN TX HƯƠNG TRÀ KBNN TX HƯƠNG THỦY KBNN HUYỆN A LƯỚI KBNN HUYỆN NAM ĐÔNG KBNN HUYỆN PHÚ LỘC KBNN HUYỆN PHÚ VANG Trư ờng Đa ̣i ho ̣ K inh tế H uế 38 phiếu Chính phủ theo quy định; công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh. 2.1.3.3. Phòng Kiểm soát chi Phòng Kiểm soát chi thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác được giao quản lý. 2.1.3.4. Phòng Thanh tra – Kiểm tra Phòng Thanh tra – Kiểm tra thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ; công tác phòng chống tham nhũng; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. 2.1.3.5. Phòng Tin học Phòng Tin học thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh. 2.1.3.6. Phòng Tài vụ Phòng Tài vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính; quản lý sử dụng tài sản xông; quản lý xây dựng đầu tư cơ bản nội bộ tại KBNN cấp tỉnh và cấp huyện trực thuộc. 2.1.3.7. Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại KBNN cấp tỉnh. 2.1.3.8. Văn phòng Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác pháp chế, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, cải cách hành chính; công tác tổ chức và cán bộ; công tác thi đua – khen thưởng; công tác bảo vệ Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 39 chính trị nội bộ; công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; điều phối hoạt động của KBNN cấp tỉnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu, câu hỏi và mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế, dựa trên các lý thuyết nền và phần thảo luận, phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia, các giả thuyết nghiên ...nhà tư vấn triển khai Nhà cung cấp FPT và đội dự án cần thiết kế chương trình huấn luyện đào tạo CBCC phù hợp và sát với thực tế. Trong quá trình vận hành, khi xử lý sự cố, cục công nghệ thông tin cần kết hợp nhà cung cấp FPT một cách nhanh chóng, tránh tình trạng KBNN quận huyện phải liên hệ qua nhiều người, kéo dài thời gian xử lý. Ngoài ra, dội dự án cũng như nhà cung cấp FPT cần cung cấp cho các KBNN danh sách liên hệ và khi có sự thay đổi thì cần cập nhật để các KBNN liên hệ khi có vấn đề. Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 69 3.3. Nhân tố Năng lực của đội dự án KBNN cần tuyển dụng thêm các CBCC giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, công nghệ thông tin vào đội dự án để nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện nâng cao hệ thống TABMIS, đề xuất các đề án nhằm thực hiện mục đích cải cách quản lý tài chính, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công. Đối với các nhà tư vấn triển khai, KBNN cần tuyển chọn các nhà tư vấn có kiến thức quản lý tài chính chuyên sâu, am hiểu công nghệ thông tin, các nhà cung cấp có uy tín để hỗ trợ cho việc thiết kế, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống TABMIS tốt nhất. KBNN cần thường xuyên mở các cuộc hội thảo chuyên đề để đội dự án và các nhà tư vấn triển khai đưa ra các giải pháp, lựa chon được hướng giải quyết tốt nhất cho việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS. 3.4. Nhân tố Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo - Năm 2019 với những thay đổi của Luật Kế toán và Luật NSNN năm 2015, việc thực hiện các để án mới như Thống nhất đầu mối kiểm soát chi, Dịch vụ công, Thu NSNN qua máy POS. Ban lãnh đạo KBNN phải cung cấp kịp thời các quy trình thực hiện hệ thống TABMIS một cách đầy đủ, rõ ràng và cam kết việc tuyển dụng CBCC về lĩnh vực công nghệ thông tin để hỗ trợ việc vận hành của hệ thống TABMIS. Ngoài ra, Ban lãnh đạo thể hiện sữ hỗ trợ hoạt động hệ thống TABMIS thông qua việc duy trì chính sách tài chính cho các hoạt động liên quan và các cải tiến, nâng cao hệ thống TABMIS. - Ban lãnh đạo cần có một cách nhìn tổng thể dài hạn, đưa ra các lộ trình thực hiện việc chuyển đổi hệ thống TABMIS phù hợp với các thay đổi trong chính sách quản lý NSNN, kịp thời cung cấp các báo cáo cho Chính phủ và các ban ngành có liên quan. Đặc biệt là Đề án Tổng kế toán Nhà nước, Ban lãnh đạo KBNN cần phải có lộ trình rõ ràng và đưa ra các yêu cầu cụ thể về các chức năng của hệ thống TABMIS. Từ đó, Cục Công nghệ thông tin nghiên cứu và đưa ra giải pháp thiết thực, hoàn thiện hệ thống TABMIS về nguồn tài nguyên, môi trường dự phòng báo Trư ờng Đa ̣i o ̣c K i h tế H uế 70 cáo, đường truyền mạng.để đến năm 2018, hệ thống TABMIS có thể phục vụ việc cung cấp báo cáo theo các chỉ tiêu lập báo cáo tài chính nhà nước. - Trong quá trình thực hiện hệ thống, Ban lãnh đạo các cấp KBNN luôn phải quan tâm đến từng giai đoạn, đóng vai trò chỉ đạo bao gồm từ khâu duyệt kinh phí, đưa ra yêu cầu, tổ chức thực hiện, giám sát, nghiệm thu kết quả. Ngoài ra, khi một dự án mới triển khai thì cần có sự phối hợp của nhiều phòng ban và khi không có sự thống nhất ý kiến thì tiếng nói của người lãnh đạo mang ý nghĩa quyết định, giải quyết được vấn đề. 3.5. Nhân tố Chính sách quản lý hệ thống TABMIS - KBNN cần tiếp tục nghiên cứu, xác định những thay đổi của Luật Kế toán và Luật NSNN năm 2015 tác động như thế nào đến chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS, đánh giá thực trạng chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS, đồng thời đưa ra các hướng nâng cao hệ thống TABMIS để phù hợp với những thay đổi trong chính sách quản lý. - KBNN cần ban hành chính sách quản lý sự thay đổi chi tiết rõ ràng vì quy trình phát triển dự án TABMIS tạo ra những thay đổi trong vấn đề kỹ thuật, con người, quản lý, tổ chức hệ thống kế toán, các văn bản quy định. Khi hệ thống TABMIS được nâng cấp, chuyển đổi thì toàn bộ các quy trình cũng sẽ thay đổi, các văn bản hướng dẫn cũng thay đổi. Tất cả những thay đổi này yêu cầu hệ thống TABMIS cần có sự chuyển đổi mới để phục vụ cho việc triển khai đề án. Do đó, KBNN cần có sự hướng dẫn bằng văn bản rõ ràng. - Vì dữ liệu thu chi NSNN rất quan trọng nên yêu cầu độ bảo mật khá cao, do đó, KBNN phải chú trọng vấn đề an toàn thông tin. KBNN cần thường xuyên cập nhật các văn bản quy định về an toàn thông tin đối với người sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong KBNN. KBNN cần đào tạo cho tất cả CBCC về việc an toàn thông tin điện tử, cách đặt mật khẩu để có độ bảo mật cao, yêu cầu CBCC thường xuyên thay đổi mật khẩu, nghiêm cấm việc truy cập Internet và sử dụng USB3G, ngăn chặn tất cả các nguy cơ có thể dẫn đến việc ăn cắp thông tin. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 71 - Hiện nay, CBCC trong KBNN có quá nhiều mât khẩu để truy cập vào các chương trình ứng dụng khác nhau. Để hạn chế sai sót trong việc nhập sai mật khẩu dẫn đến khóa tài khoản và để giải phóng bộ nhớ của hệ thống, Cục Công nghệ thông tin cần có giải pháp về việc sử dụng một mật khẩu cho tất cả các ứng dụng. 3.6. Nhân tố Chất lượng dữ liệu, thiết bị và cơ sở hạ tầng - Nâng cao hệ thống thông tin nội bộ INTRANET nhằm cung cấp môi trường trao đổi thông tin. Đồng thời xây dựng và hoàn thiện kho dữ liệu TABMIS – là kho dữ liệu độc lập và vận hành song song với môi trường sản xuất TABMIS, được đồng bộ từ TABMIS nhằm khai thác các báo cáo cho các đơn vị vận hành TABMIS. Từ đó, sẽ giảm tải bộ nhớ và nâng cao hiệu năng của TABMIS. - Xây dựng, hoàn thiện kho dữ liệu tài chính Ngân hàng quốc gia – là kho dữ liệu thu chi NSNN của Cục Tin học và Thống kê Tài chính quản lý, trong đó chứa dữ liệu TABMIS. Điều này hỗ trợ công tác lập báo cáo các thông tin khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau phục vụ quản lý và điều hành tài chính ngân sách. - Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu năng đối với các chương trình ứng dụng khác với TABMIS như TCS, TTSP, truyền dữ liệu nhanh chóng, góp phần hỗ trợ công tác tổng hợp số liệu để đối chiếu với cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng.; cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ quản lý. - Xây dựng quy chế quản lý, vận hành, bảo quản khai thác cở sở dữ liệu phù hợp với các văn bản pháp quy mà Nhà nước đã và đang xây dựng. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 72 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với tổng thời gian hơn 3 tháng thực tập, được làm việc và học hỏi tại cơ quan KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, suốt 3 tháng nghiên cứu và thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã thu được kết quả, giải quyết hết các mục tiêu đã được đề ra từ ban đầu trước lúc thực hiện nghiên cứu, từ những kết quả đó tôi đã đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. Đánh giá chung về cơ chế nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS qua KBNN nói chung và qua KBNN Thừa Thiên Huế nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Đối với bài nghiên cứu, kết quả đạt được là đã xây dựng được mô hình hồi quy tuyến tính về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, giải thích được các nhân tố tác động, loại bỏ các nhân tố không ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế, tiếp tục đi sâu vào phân tích cho thấy được những yếu tố nào có tác động mạnh hay yếu đến tính hữu hiệu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 73 qua đó có thể có các điều chỉnh hay thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Thừa Thiên Huế nói riêng, giúp cho cơ quan có cơ sở để xây dựng những chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn để thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng và đảm bảo chất lượng phần mềm. Ngoài ra, dựa vào quá trình thực tế và thu nhập thông tin từ nhân viên cơ quan qua thời gian dài tiếp xúc, tôi đã đề xuất các nhóm giải pháp tương ứng với từng nhân tố có tác động đã kiểm định. Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, khi thực hiện đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót, những khiếm khuyết mà xuất phát từ hạn chế về kinh nghiệm cũng như thời gian thực hiện, tuy vậy bản thân cũng không ngừng cố gắng tìm tòi, thu thập dữ liệu, nghiên cứu các đề tài luên quan để thực hiện bài khóa luận của mình. Tôi hy vọng đây sẽ là đề tài mang lại thông tin hữu ích cho cơ quan và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Kho bạc nhà nước Kho bạc nhà nước cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật để hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ trong TABMIS rõ ràng và chặt chẽ hơn để làm xu hướng phát triển cho thời gian tới. Các cơ quan chức năng trung ương cần sửa đổi bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa rõ về quy trình nghiệp vụ. KBNN nên có những chính sách và kế hoạch phản ứng kịp với những thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN. Hiện đại hóa công nghệ thông tin và xây dựng thêm các phần mềm hỗ trợ hệ thống TABMIS của Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nược nên thường xuyên kiểm tra định kỳ và nhắc nhở các đơn vị thực hiện đối chiếu số liệu báo cáo trên TABMIS. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến hệ thống đảm bảo kết quả đầu ra của KBNN Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế 74 2.2. Đối với Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế Đối với các nhóm giải pháp đưa ra tương ứng với từng nhân tố tác động, vì là hạn chế về nhân lực và thời gian nên khó có thể tiến hành triệt để tất cả các giải pháp đưa ra cùng một lúc được. Cơ quan nên xác định rõ mục tiêu quan trọng trước mắt, để ưu tiên sắp xếp, thực hiện các giải pháp lần lượt theo lộ trình nhất định, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan. Tất cả các phòng ban và nhân viên có liên quan đến hệ thống TABMIS đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc và phải thường xuyên tham gia huấn luyện TABMIS diễn ra trong toàn bộ hệ thống KBNN. Với mục tiêu lớn hơn, đánh giá tốt hơn với tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS, tôi đề xuất công ty cần có thêm các nghiên cứu liên quan, thực hiện thêm một số đề tài nghiên cứu tương tự vào thời điểm khác trong tương lai, với mô hình rộng hơn, chi tiết hơn và có kích thước mẫu lớn hơn để đảm bảo tính chính xác cao và đại diện cho tổng thể tốt hơn, nhằm tăng chất lượng hệ thống TABMIS, nâng cao hiệu quả tình hình hoạt động của cơ quan. Với những thành quả đạt được từ đề tài nghiên cứu, tôi mong rằng đề tài này sẽ là cơ sở và tài liệu tham khảo có giá trị hỗ trợ cho các nghiên cứu ở tương lại sau này đối với cơ quan. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính - Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện Kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống TABMIS. 2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức, TP HCM. 3. Huỳnh Thị Kim Ngọc, 2013. Xác lập tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu và những giải pháp có tính định hướng để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP HCM. 4. Lê Thị Hương & Nguyễn Thị Thanh Hương, 2016. Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại Quảng Trị. Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp ngành Kho bạc Nhà nước. 5. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 6. Ngụy Thị Hiền & Phạm Quốc Trung, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng Trư ờng Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế 76 đến sự thành công của dự án ERP tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 16, Số Q2- 2013 7. Trần Thị Cẩm Tuyết, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP HCM. 8. Các khóa luận về vấn đề liên quan tại trường 9. Trang Web: [1]: https://www.mof.gov.vn/ [2]: https://www.taichinhdientu.vn/ [3]: Các trang website: Google, tailieu.vn, luanvan.com.vn PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH AIM VÀ HỆ THỐNG TABMIS Phụ lục 1.1: Quy trình AIM Phụ lục 1.2: Hệ thống TABMIS Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 77 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 78 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 79 PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) TẠI KBNN THỪA THIÊN HUẾ Xin chào anh/chị! Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận về “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis) tại Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế”.Để có được kết quả nghiên cứu tốt với đề tài này, rất mong anh/chị dành chút thời gian hỗ trợ tôi trong việc trả lời một số câu hỏi sau. Tôi xin đảm bảo những thông tin nhận được từ anh/chị chỉ được dùng cho mục đích khảo sát nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn quý anh/chị. Họ và tên: .........................................................................................Nam Nữ Chức vụ:................................................................................................................... Phòng ban:............................................................................................................... Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 80 Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ anh/chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước sau: 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Xin cho biết mức độ đồng ý của anh/chị trong các phát biểu dưới đây trong môi trường làm việc hiện tại: TT Các phát biểu Mức độ đồngý NT1: Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo 1 Ban lãnh đạo xây dựng chiến lược hệ thống Tabmis phù hợp với chiến lược phát triển chung của hệ thống Kho bạc 1 2 3 4 5 2 Ban lãnh đạo hiểu biết TABMIS để lựa chọn đúng nhà tư vấn, cung cấp hệ thống TABMIS 1 2 3 4 5 3 Ban lãnh đạo cam kết đổi mới quy trình quản lý và thực hiện hệ thống TABMIS trong tất cả các giai đoạn triển khai và sử dụng hệ thống 1 2 3 4 5 4 Ban lãnh đạo phản ứng kịp thời với những thay đổi về chính sách mới, những phản ứng xấu (chống đối) của người sử dụng hệ thống TABMIS 1 2 3 4 5 Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 81 NT2: Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai 5 Nhà tư vấn triển khai có kiến thức và am hiểu về lĩnh vực quản lý NSNN và hoạt động KBNN 1 2 3 4 5 6 Nhà tư vấn triển khai có kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống thông tin trong khu vực tài chính công 1 2 3 4 5 7 Nhà tư vấn triển khai cung cấp hoạt động hỗ trợ và bảo hành sản phẩm tốt 1 2 3 4 5 8 Nhà tư vấn triển khai có khả năng phân tích hệ thống đúng. 1 2 3 4 5 NT3: Năng lực đội dự án 9 Đội dự án có khả năng chuyên môn, hiểu biết về quản lý NSNN và hoạt động KBNN 1 2 3 4 5 10 Đội dự án xác định đúng các yêu cầu và mục tiêu đặt ra trong quản lý NSNN 1 2 3 4 5 11 Đội dự án phối hợp tốt với nhà tư vấn. 1 2 3 4 5 NT4: Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên 12 Chương trình huấn luyện TABMIS diễn ra trong toàn bộ hệ thống KBNN với toàn bộ nhân viên có liên quan 1 2 3 4 5 13 Đội ngũ nhân viên hiểu rõ và tuân thủ quy trình sử dụng hệ thống 1 2 3 4 5 14 Đội ngũ nhân viên biết cách khai thác thông tin từ hệ thống TABMIS. 1 2 3 4 5 15 Đội ngũ nhân viên sử dụng hệ thống TABMIS 1 2 3 4 5 Trư ờng Đa ̣ ho ̣c K inh tế H uế 82 thuần thục. NT5: Chất lượng dữ liệu 16 Dữ liệu được nhập chính xác và kịp thời 1 2 3 4 5 17 Nội dung dữ liệu nhập đầy đủ và phù hợp nhu cầu thông tin người sử dụng. 1 2 3 4 5 18 Dữ liệu được lưu trữ an toàn 1 2 3 4 5 19 Dữ liệu được kết xuất đầy đủ từ các chương trình ứng dụng khác ( TTSP, TCS, LNH, LKB, ANQP) 1 2 3 4 5 NT6: Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng 20 Hệ thống máy, hệ thống mạng nội bộ Kho bạc có sự tương thích và ổn định 1 2 3 4 5 21 Các thiết bị, máy móc, phần mềm được nâng cấp thường xuyên, khả năng sử dụng tốt 1 2 3 4 5 22 Cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ, hiện đại, hỗ trợ cho việc ứng dụng hệ thống TABMIS 1 2 3 4 5 NT7: Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm Tabmis 23 Phần mềm kiểm soát được quá trình nhập liệu (nhắc nhở kiểm soát nhập liệu, tạo một số nội dung tự động trong quá trình nhập liệu). 1 2 3 4 5 24 Phần mềm có giao diện thuận tiện , ổn định khi sử dụng và dễ dàng nâng cấp khi có sự thay đổi 1 2 3 4 5 25 Phần mềm cho phép tìm kiếm thời gian và phân hệ đã truy cập, sử dụng hệ thống. 1 2 3 4 5 26 Phần mềm tích hợp tốt với các chương trình ứng dụng khác như TTSP, TCS, LNH, LKB, AN-QP) 1 2 3 4 5 Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 83 NT8: Chính sách quản lý hệ thống TABMIS 27 Ban Giám đốc KBNN phân chia trách nhiệm đầy đủ, và có bảng mô tả công việc rõ ràng 1 2 3 4 5 28 Người sử dụng phải sử dụng Password để truy cập hệ thống Tabmis và truy cập dữ liệu 1 2 3 4 5 29 KBNN ban hành các văn bản hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ trong TABMIS rõ ràng, chặt chẽ 1 2 3 4 5 30 KBNN có chính sách và kế hoạch phản ứng kịp với thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN và với phản ứng xấu của nhân viên 1 2 3 4 5 NT9: Môi trường kiểm tra, giám sát 31 Người quản trị hệ thống giám sát thường xuyên việc truy cập, kết xuất dữ liệu của hệ thống TABMIS 1 2 3 4 5 32 KBNN thường xuyên kiểm tra hệ thống máy tính và hệ thống mạng nội bộ 1 2 3 4 5 33 KBNN thường xuyên kiểm tra định kỳ và đối chiếu số liệu báo cáo trên TABMIS 1 2 3 4 5 34 Kiểm toán nội bộ có sự hiểu biết về công nghệ thông tin và hệ thống TABMIS 1 2 3 4 5 Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS 35 Hệ thống dễ sử dụng, linh hoạt 1 2 3 4 5 36 Hệ thống có có độ tin cậy, độ bảo mật cao 1 2 3 4 5 37 Thời gian xử lý của hệ thống nhanh 1 2 3 4 5 38 Thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời 1 2 3 4 5 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 84 39 Thông tin, báo cáo dễ hiểu, có độ chính xác cao, có khả năng sử dụng 1 2 3 4 5 40 Hệ thống TABMIS hỗ trợ việc phân bổ, kiểm soát và sử dụng dự toán của các cấp ngân sách minh bạch, hiệu quả 1 2 3 4 5 41 Hệ thống TABMIS cung cấp các loại báo cáo, số liệu theo các yêu cầu sử dụng khác nhau. 1 2 3 4 5 Ngoài đánh giá trên, anh/chị có ý kiến nhận xét hay cảm nhận gì thêm về hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin cho biết các ý kiến đóng góp khác của anh/chị đối với nghiên cứu này: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu để trả lời bảng câu hỏi này! PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ Mô tả Số lượng Tỷ lệ (%) Số bảng câu hỏi phát ra 70 - Số bảng câu hỏi thu về 60 85.71 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 85 Trong đó Số bảng câu hỏi hợp lệ 55 91.67 Số bảng câu hỏi không hợp lệ 5 8.33 Phân bổ mẫu theo Phiếu khảo sát thu về Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 29 52.73 Nữ 26 47.27 Phòng ban Ban lãnh đạo 3 5.5 Phòng Kế toán 29 52.7 Phòng Tin học 23 41.8  Giới tính GIỚI TÍNH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid NAM 29 52.7 52.7 52.7 NỮ 26 47.3 47.3 100.0 Total 55 100.0 100.0  Chức vụ CHỨC VỤ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Giám đốc 1 1.8 1.8 1.8 Phó giám đốc 2 3.6 3.6 5.5 Trưởng phòng Kế toán NN 1 1.8 1.8 7.3 Phó phòng Kế toán NN 3 5.5 5.5 12.7 NV phòng Kế toán NN 25 45.5 45.5 58.2 Trưởng phòng Tin học 1 1.8 1.8 60.0 Phó phòng Tin học 3 5.5 5.5 65.5 NV phòng Tin học 19 34.5 34.5 100.0 Total 55 100.0 100.0 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 86  Phòng ban PHÒNG BAN Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ban lãnh đạo 3 5.5 5.5 5.5 Kế toán nhà nước 29 52.7 52.7 58.2 Tin học 23 41.8 41.8 100.0 Total 55 100.0 100.0 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM TRA CRONBACH’S ALPHA  Nhân tố “ Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,791 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted LANHDAO1 10,9091 5,566 ,709 ,682 LANHDAO2 11,0000 6,074 ,621 ,729 LANHDAO3 10,9455 6,090 ,516 ,783 LANHDAO4 10,8909 6,136 ,563 ,757  Nhân tố “Năng lực và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai” Reliability Statistics Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 87 Cronbach's Alpha N of Items ,742 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NHATUVAN1 10,9818 4,685 ,624 ,631 NHATUVAN2 11,0182 5,129 ,491 ,709 NHATUVAN3 10,9273 5,291 ,541 ,682 NHATUVAN4 11,0364 5,184 ,492 ,708  Nhân tố “Năng lực đội dự án” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,743 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DOIDUAN1 7,0364 2,591 ,634 ,578 DOIDUAN2 7,0909 3,047 ,512 ,721 DOIDUAN3 7,0727 2,698 ,564 ,665  Nhân tố “Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên” Reliability Statistics Trư ờng Đ ̣i ho ̣c K inh tế H uế 88 Cronbach's Alpha N of Items ,765 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted NHANVIEN1 11,0000 4,889 ,654 ,659 NHANVIEN2 10,9091 5,343 ,564 ,709 NHANVIEN3 11,0545 5,830 ,445 ,770 NHANVIEN4 11,0000 5,074 ,601 ,689  Nhân tố “Chất lượng dữ liệu” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,703 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DULIEU1 11,1273 4,372 ,594 ,567 DULIEU2 11,1636 4,806 ,555 ,598 DULIEU3 11,2364 4,480 ,527 ,614 DULIEU4 11,0364 6,073 ,289 ,742  Nhân tố “Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng” Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 89 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,767 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CSHT1 7,3091 3,292 ,559 ,732 CSHT2 7,2545 3,008 ,633 ,649 CSHT3 7,3273 3,150 ,609 ,678  Nhân tố “ Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm TABMIS” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,704 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted QUYTRINH1 10,7818 4,729 ,584 ,579 QUYTRINH2 10,8909 5,988 ,302 ,748 QUYTRINH3 10,7091 5,506 ,436 ,672 QUYTRINH4 10,8182 4,522 ,661 ,527  Nhân tố “Chính sách quản lý hệ thống TABMIS” Reliability Statistics Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 90 Cronbach's Alpha N of Items ,806 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted QUANLY1 10,6727 6,113 ,555 ,789 QUANLY2 10,7273 5,943 ,648 ,744 QUANLY3 10,7636 5,999 ,650 ,743 QUANLY4 10,8182 5,818 ,635 ,750  Nhân tố “Môi trường kiểm tra, giám sát” Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,782 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KIEMTRA1 10,9273 5,476 ,631 ,705 KIEMTRA2 11,0545 5,608 ,584 ,730 KIEMTRA3 10,9091 5,936 ,496 ,774 KIEMTRA4 10,8545 5,571 ,642 ,701  Kiểm định độ tin cậy thang đo “Tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS” Reliability Statistics Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 91 Cronbach's Alpha N of Items ,743 7 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted THH1 21,7636 9,406 ,466 ,711 THH2 22,0364 9,851 ,340 ,740 THH3 21,8909 9,284 ,415 ,724 THH4 21,9818 8,833 ,530 ,695 THH5 21,9455 9,534 ,441 ,716 THH6 22,1091 9,432 ,511 ,702 THH7 22,0909 9,677 ,533 ,700 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ CHẠY NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,507 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 858,790 df 465 Sig. ,000 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 92  Tổng phương sai trích các biến độc lập Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 4,174 13,466 13,466 4,174 13,466 13,466 3,890 12,549 12,549 2 3,691 11,905 25,371 3,691 11,905 25,371 2,797 9,023 21,572 3 3,068 9,896 35,266 3,068 9,896 35,266 2,625 8,468 30,040 4 2,870 9,257 44,523 2,870 9,257 44,523 2,610 8,421 38,461 5 2,291 7,392 51,915 2,291 7,392 51,915 2,468 7,961 46,422 6 1,984 6,401 58,316 1,984 6,401 58,316 2,425 7,822 54,243 7 1,755 5,661 63,978 1,755 5,661 63,978 2,339 7,544 61,787 8 1,607 5,185 69,163 1,607 5,185 69,163 2,208 7,121 68,909 9 1,052 3,395 72,558 1,052 3,395 72,558 1,131 3,649 72,558 10 ,948 3,059 75,617 11 ,810 2,613 78,230 12 ,776 2,503 80,733 13 ,753 2,429 83,162 14 ,684 2,205 85,367 15 ,633 2,043 87,410 16 ,606 1,954 89,364 17 ,455 1,469 90,833 18 ,414 1,337 92,170 19 ,362 1,167 93,337 20 ,322 1,037 94,374 21 ,275 ,888 95,262Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 93 22 ,246 ,792 96,054 23 ,227 ,731 96,786 24 ,217 ,700 97,486 25 ,176 ,567 98,052 26 ,142 ,458 98,511 27 ,126 ,407 98,918 28 ,123 ,396 99,314 29 ,098 ,315 99,629 30 ,060 ,194 99,823 31 ,055 ,177 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 94 Ma trận xoay nhân tố Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 8 9 DULIEU1 ,763 CSHT3 ,725 CSHT2 ,718 DULIEU2 ,699 CSHT1 ,643 DULIEU3 ,613 NHATUVAN2 KIEMTRA1 ,551 QUANLY1 ,515 ,513 LANHDAO3 LANHDAO4 QUYTRINH1 ,635 QUYTRINH4 ,599 QUYTRINH3 ,557 NHANVIEN2 NHANVIEN1 QUANLY3 ,622 LANHDAO1 -,622 LANHDAO2 -,606 QUANLY4 ,584 QUANLY2 ,579 KIEMTRA4 -,565 KIEMTRA2 -,533 KIEMTRA3 -,529 DOIDUAN1 NHATUVAN3 ,592 NHATUVAN1 ,521 DOIDUAN2 ,508 DOIDUAN3 NHANVIEN4 ,555 NHATUVAN4 -,510 Extraction Method: Principal Component Analysis.Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 95 PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH HỒI QUY  Kiểm định Pearson về mối quan tương quan giữa các biến trong mô hình Correlations TBLANH DAO TBNHAT UVAN TBDOI DUAN TBNHAN VIEN TBCHAT LUONG TBQUY TRINH TBQUAN LY TBKIEM TRA TBHUU HIEU TBLANHDAO Pearson Correlation 1 ,094 ,185 -,204 ,018 ,063 -,006 ,086 ,346** Sig. (2-tailed) ,495 ,177 ,136 ,896 ,646 ,963 ,534 ,010 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 TBNHATUVA N Pearson Correlation ,094 1 ,151 ,002 -,142 -,055 ,169 ,164 ,349** Sig. (2-tailed) ,495 ,272 ,989 ,301 ,688 ,216 ,231 ,009 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 TBDOIDUAN Pearson Correlation ,185 ,151 1 -,035 ,044 -,059 ,100 ,104 ,442** Sig. (2-tailed) ,177 ,272 ,799 ,747 ,668 ,467 ,452 ,001 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 TBNHANVIE N Pearson Correlation -,204 ,002 -,035 1 ,149 -,251 -,110 -,093 ,149 Sig. (2-tailed) ,136 ,989 ,799 ,277 ,065 ,426 ,498 ,277 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 TBCHATLUO NG Pearson Correlation ,018 -,142 ,044 ,149 1 -,035 ,019 -,015 ,437** Sig. (2-tailed) ,896 ,301 ,747 ,277 ,801 ,892 ,915 ,001 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 TBQUYTRIN H Pearson Correlation ,063 -,055 -,059 -,251 -,035 1 ,136 -,214 ,242 Sig. (2-tailed) ,646 ,688 ,668 ,065 ,801 ,321 ,117 ,076 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 TBQUANLY Pearson Correlation -,006 ,169 ,100 -,110 ,019 ,136 1 ,093 ,417** Sig. (2-tailed) ,963 ,216 ,467 ,426 ,892 ,321 ,498 ,002 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 TBKIEMTRA Pearson Correlation ,086 ,164 ,104 -,093 -,015 -,214 ,093 1 ,355** Sig. (2-tailed) ,534 ,231 ,452 ,498 ,915 ,117 ,498 ,008 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 96 TBTINHHUU HIEU Pearson Correlation ,346** ,349** ,442** ,149 ,437** ,242 ,417** ,355** 1 Sig. (2-tailed) ,010 ,009 ,001 ,277 ,001 ,076 ,002 ,008 N 55 55 55 55 55 55 55 55 55 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).  Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp enter Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -,507 ,388 -1,307 ,198 TBLANHDAO ,155 ,050 ,244 3,083 ,003 ,956 1,046 TBNHATUVAN ,177 ,056 ,255 3,145 ,003 ,908 1,101 TBDOIDUAN ,180 ,051 ,282 3,524 ,001 ,934 1,070 TBCHATLUONG ,289 ,050 ,454 5,791 ,000 ,973 1,027 TBQUANLY ,201 ,050 ,316 4,005 ,000 ,959 1,043 TBKIEMTRA ,149 ,049 ,241 3,050 ,004 ,959 1,042 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 97 Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin-WatsonR Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 ,845a ,713 ,677 ,28472 ,713 19,905 6 48 ,000 2,151 a. Predictors: (Constant), TBKIEMTRA, TBCHATLUONG, TBLANHDAO, TBQUANLY, TBDOIDUAN, TBNHATUVAN b. Dependent Variable: TBTINHHUUHIEU Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_huu_hieu_cua_he_tho.pdf
Tài liệu liên quan