Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Dược phẩm Trung ương 1 trong nền Kinh tế thị trường

Mục lục Lời mở đầu Chương 1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh 4 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh 4 Khái niệm cạnh tranh 4 Vai trò 4 Nội dung cạnh tranh 5 Chiến lược sản phẩm 5 Chiến lược giá cả 6 Chiến lược phân phối 7 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 8 Chương 2 Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty Dược phẩm TWI 9 I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty. 9 Quá trình hình thành và phát triển 9 Chức năng và nhiệm vụ 10 Cơ

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Dược phẩm Trung ương 1 trong nền Kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu tổ chức 10 Đặc điểm mặt hàng 13 5. Đặc điểm khách hàng của công ty. 14 II.thực trạng cạnh tranh của côngty dược phẩm TwI. 15 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. 15 2. Đặc điểm về vốn của công ty. 17 3. Đặc điểm về thị trường. 18 4. Chế độ chính sách- Xã hội. 21 Chương 3 Một số giải pháp công ty Cổ Phần Dựơc phẩm TWI đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh. 21 I.Môt số chiến lược cạnh tranh của công ty. 1.Chiến lược sản phẩm 21 2.Chiến lược giá cả 22 3.Chiến lươc nghiên cứu thị trường 23 4.Chiến lược giao tiếp và khuyếch trương 27 II.Một số kiến nghị. 28 1.Kiến nghị với nhà nứơc và ngành 28 2.Kiến nghị với công ty 29 Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 33 Lời mở đầu Ngày nay, xu hứơng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng tới hoạt động của mỗi quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Đảng và Nhà nước đã xác định : "Mục tiêu của Việt Nam từ nay đên năm 2020 là phải cơ bản hoàn thành những chặng đừơng CNH- HĐH ".Chính vì thế, Việt Nam đang từng bước hội nhập và nền kinh tế thế giới. Điều đó đã mở ra nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng nhiều cơ hội để phát triển -với thị trừơng mới và những điều kiện thuận lợi để phát triển ,nhưng cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít những thách thức cam go .Hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ đã chính thức có hiệu lực, lộ trình thực hiện AFTA và những ưu đãi về thuế quan đang đến từng ngày, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đang dần thành hiện thực, xu thế cạnh tranh đã trở nên quyết liệt và nóng bỏng hơn bao giờ hết. Do dó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức mình tìm kiếm giải pháp, tận dụng mọi cơ hội nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp yếu sẽ bị đào thải nhừơng chỗ cho các doanh nghiệp mới, hoạt động có hiệu quả hơn .Những doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, tiếp tục tồn tại và phát triển .Nhờ đó mà nguồn lực xã hội đựoc sử dụng hợp lý. Cạnh tranh tạo ra sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ, cũng chính tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Song làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn là bài toán đang cần lời giải từ phía những nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp trên chặng đường kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Với mong muốn góp phần giúp Công ty Dựơc phẩm TWI nâng cao khả năng cạnh tranh, kết hợp những kiến thức đã học và những hiểu biết tích luỹ được qua thời gian thực tập tại công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của công ty dược phẩm twi trong nên kinh tế thị trường”. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty Dược phẩm TWI. Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao khả năng cạnh trang của Công ty Dươc phẩm TWI. Chương 1 cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh. I. Khái niệm & vai trò của cạnh tranh. 1. Khái niệm cạnh tranh. Cạnh tranh đựoc nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế xã hội. Dưới thời kì hưng thịnh của TBCN, Mác đã quan niệm: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà TB nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuát và tiêu thụ hàng hoá đề thu đựoc lợi nhuận siêu ngạch. Trong suốt một thời gian dài, CNTB phát triển, chuyển sang CNĐQ, suy vong và cho đến ngày nay, kinh tế thế giới đã dần đi vào quĩ đạo ổn định với xu hướng hội nhập và hoà đồng kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cạnh tranh đã mất hẳn tính chính trị, nhưng về bản chất nó vẫn không thay đổi. Trong kinh tế thị trừong, cạnh tranh và sự sống còn của doanh nghiệp. Cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong viêc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trừong ,nhằm đạt mục tiêu kinh doanh cụ thể. 2. Vai trò cạnh tranh. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cạnh tranh diễn ra liên tuc và đựoc ví như cuộc đua"maratong" về kinh tế không có đích cuối cùng. Trong cuộc đua này, người nào chạy trứoc sẽ là đich để ngừơi sau vươn tới, đo đó khó có thể đoán đựoc điều gì sẽ xảy ra ở những chặng đườngkhác nhau. Mỗi doanh nghiệp không thể lẩn tránh cạnh tranh, vì làm như vậy là cầm chắc phá sản, phải chấp nhận cạnh tranh, đón trứoc cạnh tranh, sẵn sàng linh hoạt sử dụng các công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mình. Cạnh tranh có vai trò sau: Cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải: - Tối ưu hoá các yêu tố đầu vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh. - Nhanh chóng tiếp cận cơ hội kinh doanh mới. - Không ngừng phục vụ tốt hơn nhu cầu của ngừoi tiêu dùng cuối cùng. Cạnh tranh làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống nhưng chất lựong lại đựoc nâng cao, kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trửong của nền kinh tế. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới. Cạnh tranh là cái nôi nuôi dưỡng đào tạo các nhà kinh doanh giỏi và chân chính. Cạnh tranh là sự vươn lên mạnh mẽ của các nhà sản xuất để sản xuất một cách dễ dàng các loại sản phẩm hàng hoá chiếm lĩnh mở rộng thị trừong nhằm thu đựoc lợi nhuận cao. Cạnh tranh làm cho nền kinh tế xã hội phát triển là điều kiện quan trọng phát triển nên sản xuất tiến bộ tạo điều kiện giáo dục tính năng động tháo vát của các nhà sản xuất kinh doanh. II.Nội dung cạnh tranh. 1. Chiến lựơc sản phẩm. Các sản phẩm này còn hạn chế về mẫu mã và tính năng sử dụng, đặc biệt giá thành thường cao giá thành sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Viêt Nam với mẫu mã phong phú và chất lượng cũng không kém, hơn nữa hội nhập của khu vực và thế giới ngày một tăng, đòi hỏi công ty tham gia vào thị trường này phải có chính sách sản phẩm hợp lý để có thể tồn tại và phát triển. * Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm: Để tạo ra những hàng hoá có chât lượng cao, mẫu mã phong phú, đẹp hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật sản phẩm, đổi mới và nâng cấp thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không hạn chế chủng loại, cho phép ký kết với các công ty lớn trên thế giới liên doanh sản xuất hàng công nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là công nghệ chế tạo sản phẩm. Phải có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề có kinh nghiệm trong việc thiết kế kỹ thuật và triển khai sản xuất và có đội ngũ nghiên cứu các dự án nhằm khai thác càng nhiều đề tài càng tốt, phục vụ cho công tác sản xuất ngày càng đa dạng, phong phú. Cần có công tác sản xuất một cách chặt chẽ, không được sai sót vô nguyên tắc, đặc biệt chú ý đến chất lượng sản xuất. Nghiêm khắc sử lý những ai vi phạm nguyên tắc, luật lệ của công ty, có chế độ khuyến khích khả năng sáng tạo đối với người lao động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chiến lựơc giá cả: Để thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty đặt ra thì trước hết phải thiết lập một chương trình chiến lược marketing nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường, trong đó có chính sách giá cả: giá cả được đặt ra còn phụ thuộc một số yếu tố như sự cạnh tranh trong ngành, yếu tố về chi phí, thuế, lãi suất...vì vậy xây dựng được mức giá tối thiểu đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi là rất khó khăn. Để hạ giá thành giá bán sản phẩm để tăng khả năng tiêu thụ và có cạnh tranh được trên thị trường, có lợi nhuận: giá thành sản phẩm bao gồm các bộ phận sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Chi phí khác như vận chuyển lưu thông marketing. - Tăng cường các công tác hoạt động nghiên cứu thị trường của các đối thủ cạnh tranh để phục vụ cho việc định giá. Sau khi đã thu thập được các thông tin trên, công ty định ra mức giá sao cho phù hợp nhất với giá của các đối thủ bởi vì công ty vào thị trường, hoà nhập và chiếm lĩnh thị trường thì bước đầu tiên, chịu lỗ đấy là một chiến lược. Sau khi sản phẩm của công ty đã có trên thị trường và nhiều người tiêu dùng biết đến khi đó công ty sẽ có gía cả thích hợp với khả năng và vị thế của mình trên thị trường. - Tăng tỷ lệ triết khấu cho những khách hàng mua với khối lượng lớn và định giá khuyến mại đối với một số mặt hàng nhằm hỗ trợ hoạt động cho các hoạt động súc tiến bán hàng. - Có mức giá ổn định giữa các vùng trong cả nước tạo một mức giá thống nhất trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng như vậy là một doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khoỉ những khó khăn do công ty chưa thực hiện một chính sách nào cả cho nên công cuộc đổi mới hoà nhập thị trường còn chậm việc áp dụng các chính sách trong marketing chưa đạt đúng yêu cầu trong năm vừa qua công ty đã đổi mới phương thức quản lí cũng như trong đổi mới việc điều hành sản xuất trong công ty, cụ thể: Thay đổi tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy các đơn vị hướng đến việc tinh giảm gọn nhẹ bộ máy làm cho việc quản lí của các đơn vị đơn giảm rõ ràng hơn nhằm mục đích khoán quỹ lương, các đơn vị tự hạch toán. Chiến lược phân phối: Chiến lược này mang tính chất phân phối bởi khả năng và quy mô kinh doanh của công ty. Trong hiến lựoc này, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Thiết lập các cửa hàng đại lí bán lẻ ở các thành phố lớn, các địa phương để tạo mắt xích trong hoạt đọng tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các đội ngũ bán hàng để đặt mối quan hệ khai thác trực tiếp các kênh ngắn ở các địa phương, đây cũng là một thị trường đang bỏ ngỏ. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi từ phía khách hàng thông qua kênh phân phối để phục vụ cho hoạt động Marketing. Tạo lập các mối quan hệ với khách hàng thông qua kênh phân phối. Đó là vấn đề công ty cần phải giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả, hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm để thực hiện mục tiêu chiến lượclà mở rộng thị trường . Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Chiến lược này bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến khích xúc tiến bán hàng marketing trực tiếp. Là một đơn vị kinh doanh cũng như các hãng, các nhà sản xuất khác mà vị thế của mình luôn bị lép vế so với các đối thủ cạnh tranh .Nếu tình trạng này kéo dài thì sản phẩm của công ty sẽ không tiêu thụ được và sẽ không đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận, trong khi đó đối thủ cạnh tranh sớm hiểu ra tác dụng của công tác marketing như thế nào và họ sẽ triệt để những khả năng và lợi thế có thể tung ra sản phẩm của mình ra thị trường ngày càng nhiều và mức độ ngày càng cao. Trong tình hình như vậy, nếu công ty không có những chính sách cụ thể để khắc phục bớt những khó khănvà tồn tại thì vị thée của mình và có thể cạnh tranh được với các đối thủ. Vì vậy công ty cần đưa ra những biện pháp tối ưu về các chính sách đặc biệt là chính sách hoạt động marketing để tránh tình trạng tụt hậu của công ty, một trong những chính sách chiến lược quan trọng đó là những chiến lược đó là chiến lược xúc tiến hỗn hợp: đây là một trong 4 công cụ chủ yếu của marketing. Muốn gây dựng uy tín và tiếng tăm của mình trên thị trường thì cần phải tiến hành các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền khuyến mãi, xúc tiến bán hàng. Quảng cáo: Công ty có thể trích ra một phần kinh phí dành cho hoạt động quảng cáo bằng các phương tiên quảng cáođa dạng, công ty có thể kết hợp phát triển quảng cáo giới thiệuvề công ty trong các ấn phẩmở cửa hàng, tham gia hội chợ triển lãm để tìm kiếm khách hàng. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán các hội chợ triển lãm nhằm tăng thêm sự chú ý của khác hàng hay như giảm giá, quà tặng kèm theo gây sự kích thích tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt và tổ chức hoạt động dịch vụ như giao hàng tận nơi, tận nhà tìm kiếm và sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng có tính đơn lẻ. Thường xuyên tổ chức phân tích các yếu tố từ thị trường môi trường marketing. Như vậy hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp cho công ty ổ rộng thị trường và có nhiều khách hàng được biết ddến như một điều tất yếu. Chương 2 Thực trạng và khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần dược phẩm tWI. I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Dược Trung Ương (Tên giao dịch quốc tế là National Phamrmaceutical Joint-Stock Company, tên viết tắt là Mediplantex). tiền thân là Công ty Dược liệu TW 1 trực thuộc Tổng công ty Dược Việt – Bộ Y tế, qua nhiều năm phát triển công ty đã thay đổi tổ chức cũng như tên gọi cho phù hợp với tình hình mới. - Từ trước năm 1958 công ty có tên gọi là Công ty Thuốc Nam – Bắc TƯ trực thuộc Bộ Nội thương. - Từ năm 1958 đến năm 1961 Công ty Thuốc Nam – Bắc TƯ tách khỏi Bộ Nội thương và trực thuộc Bộ Y tế. - Từ năm 1961 đến năm 1968, Công ty Thuốc Nam – Bắc TƯ đổi tên thành Quốc doanh Dược liệu cấp I – trực thuộc Cục phân phối Dược phẩm – Bộ Y tế. - Từ năm 1968 đến năm 1971 tên gọi là công ty Dược liệu cấp I – trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam – Bộ Y tế. - Từ năm 1971 đến năm 1985, Công ty có tên gọi là Công ty Dược liệu cấp I – trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam – Bộ Y tế. - Từ năm 1985 đến tháng 11 năm 2005 Công ty Dược liệu cấp I đổi tên thành Công ty Dược liệu TƯ I – trực thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam – Bộ Y tế. - Ngày 07/12/2004 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định số 4410/QĐ-BYT về phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển công ty Dược liệu trung ương I – Tổng Công ty Dược Việt Nam thành công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Dược Trung Ương - Mediplantex. Trụ sở chính: 358 Đường Giải phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Điện thoại: 8643363 Fax: 8641564 Email: meplan@fpt.vn Website: Vốn Điều lệ của Công ty Cổ phần: - 17.000.000.000 đồng (mười bảy tỷ đồng) Trong đó: - Tỷ lệ cổ phần nhà nước: 28,0 % vốn điều lệ. - Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 47,04% vốn điều lệ. - Tỷ lệ cổ phần bán cho người trồng và cung cấp nguyên liệu: 5,17% vốn điều lệ. - Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp: 19.79% vốn điều lệ. Giá trị thực tế của Công ty Dược liệu Trung Ương I – Tổng công ty Dược Việt Nam để cổ phần hoá là 187.359.212.221 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 17.002.644.223 đồng. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Căn cứ quyết định số 4410/QĐ-BYT ngày 07/12/2004 của Bộ Y Tế quyết định ngành, nghề kinh doanh của công ty như sau: - Kinh doanh dược phẩm; - Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, phụ liệu, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm), chất màu phục vụ cho dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và công nghệ; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Mua bán máy móc, thiết bị y tế, máy móc, thiết bị bao bì phục vụ cho sản xuất tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng; - Trồng cây dược liệu; - Kinh doanh bất động sản; - Cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tàng; - Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và uỷ thác xuất nhập khẩu. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Công ty Cổ phần Dược Trung Ương(Mediplantex), Đứng đầu là Giám đốc - người trực tiếp điều hành hoạt động của các phòng: Phòng Tổ chức-hành chính, Phòng Kế toán-Tài vụ, Phòng Xuất khẩu, Xưởng số 1 (sản xuất thuốc Tân dược và Đông dược), Xưởng Hoá dược. Giúp việc cho Giám đốc có 1 Phó Giám đốc trực điều hành hoạt động của các phòng: Phòng kho vận, Hệ thống Chi nhánh, Phòng Kinh doanh, Phòng Kinh doanh-Nhập khẩu, Hệ thống Cửa hàng. Sơ đồ hệ thống tổ chức của công ty: P. Tổ chức – HC Hệ thống Cửa hàng Giám đốc P. Kế toán-Tài vụ P. Xuất khẩu Xưởng số 1 Xưởng Hoá dược P. KCS P. giám đốc P. Kho vận Hệ thống Chi nhánh P. Kinh doanh- Nkhẩu Hiện nay Công ty có số cán bộ, công nhân viên là: 345 người được phân bổ theo các đơn vị như sau: Bảng 2.1. Phân bổ nhân lực tại các bộ phận trong Doanh nghiệp đơn vị Số lượng (người) đơn vị Số lượng (người) Ban Giám đốc 2 Xưởng số 1 131 Phòng Tổ chức-HC 24 Xưởng hoá dược 34 Phòng Kế toán-Tài vụ 17 Phòng KD Dược liệu 18 Phòng Xuất khẩu 10 Phòng Kho vận 26 Phòng Kinh doanh-NK 63 Phòng KCS 20 Bảng 2.2. Phân loại trình độ lao động trong Doanh nghiệp Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Trên đại học 20 5,79 Đại học 118 34,20 Trung học 100 28,98 Công nhân kỹ thuật 107 31,01 Tổng cộng 345 100 Với lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng lớn như vậy đó là nguồn lực rất lớn giúp công ty thực hiện tốt kế hoạch của mình. 4. Đặc điểm mặt hàng của công ty Kinh doanh dược phẩm. Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, phụ liệu, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm), chất màu phục vụ cho dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và công nghệ. Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. Mua bán máy móc, thiết bị y tế, máy móc, thiết bị bao bì phục vụ cho sản xuất tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng. Trồng cây dược liệu. Kinh doanh bất động sản. 5. Đặc điểm khách hàng của công ty. Nhóm 1. Khách hàng trung gian: Bệnh viện, Trung tâm y tế, Cục quân y, Cục y tế và các chương trình đấu thầu Y Tế. Đặc điểm: tiền mua thuốc do Ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu và sử dụng trực tiếp cho người bệnh. Gần đây chủ yếu là thực hiện theo cơ chế đấu thầu nhằm cung cấp thuốc kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Nhóm 2. Khách hàng trung gian: Doanh nghiệp Dược Nhà nước (TW, tuyến tỉnh và một ít tuyến huyện). Đặc điểm: Nguồn vốn chủ sở hữu Nhà nước, nhưng vốn vay lớn nên được quyền tự chủ trong kinh doanh. Mua hàng để bán lại hoặc sản xuất chứ không tiêu dùng do đó khối lượng lớn và thường xuyên, nhu cầu của các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng của mô hình bệnh tật và nhu cầu tiêu dùng của người cuối cùng. Nhóm 3. Khách hàng trung gian: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, các nhà bán buôn và các hiệu thuốc bán lẻ. Đặc điểm: vốn của tư nhân và mua hàng hoá của Công ty để kinh doanh lại hoặc sản xuất đối với các công ty TNHH và công ty Cổ phần. Mua với số lượng lớn, giá cả cạnh tranh và thanh toán ngay. Nhóm 4. Người tiêu dùng cuối cùng: chỉ khi nào mắc bệnh nhóm người này mới có nhu cầu, khối lượng mua mỗi lần thường ít và đa dạng phụ thuộc vào thu nhập, mức chi dùng cho sực khoẻ, trình độ hiểu biết của từng người và tình trạng sức khoẻ hiện tại. Tuy nhiên, vẫn nhóm khách hàng này khi họ có nhu cầu bổ dưỡng thì mức độ cấp thiết không còn như thuốc chữa bệnh nữa, quyết định của họ lâu hơn thuốc chữa bệnh. Nhóm người tiêu dùng cuối cùng này có ảnh hưởng rất lớn đối với những nhóm khách hàng trên và chia họ thành những người tự điều trị hoặc bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân lại chịu sự chi phối của bác sỹ (do bệnh nhân không thể tự mình điều trị mà không có chuẩn đoán và kê đơn của bác sỹ). Mặc dù vậy, việc chi dùng cho y tế của nhân dân ta từ xưa đến nay là đã mang những đặc trưng nổi bật sau: Tính ngẫu nhiên, tính tự nhiên, tính bản địa, tính phổ biến, tính tuỳ tiện và tính sùng hàng ngoại. II.thực trạng cạnh tranh của công ty dược phẩm TwI. 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây 1.1. Doanh thu. Năm 2002 2003 2004 Kh 2005 Doanh số bán (triệu đồng) 322.964 380.466 435.773 500.000 Tỷ lệ % so với năm 2002(%) 117,80 134,92 154,81 Tốc độ tăng trưởng so với năm liền kề (%) 117,80 114,53 114,73 (Nguồn: Phòng Kinh doanh nhập khẩu – Mediplantex) Dưới ảnh hưởng của sự biến động về giá thuốc trong mấy năm gần đây, doanh số bán ra của công ty trong mấy năm gần đây vẫn tăng đều đặn là một trong những yếu tố góp phần tạo ra lợi nhuận. Công ty đã tăng mạnh được doanh số, chiếm được thị phần đáng kể, có thành tích xuất sắc trong xuất khẩu và tạo dựng được uy tín trên thương trường. 1.2. Xuất khẩu. Năm 2002 2003 2004 Kh 2005 Giá trị xuất khẩu (Tr.đ) 21.395 17.724 26.139 30.000 Tỷ lệ phát triển so với năm 2002 (%) 82,84 122,17 140,21 Tốc độ tăng trưởng so với năm lion kề (%) 82,84 147,47 114,77 (Nguồn: Phòng Kinh doanh nhập khẩu – Mediplantex) Giá trị xuất khẩu đạt 21,359 tỷ đồng năm 2002, chiếm 6,62%% trong tổng doanh số bán của công ty. Tỷ lệ xuất khẩu năm 2003 bị giảm đi chỉ đạt 82,84 % so với năm 2002, chiếm 4,65 % trong tổng doanh số bán của công ty. Sang năm 2004 tỷ lệ tăng xuất khẩu lại tăng, chiếm 5,99% doanh số bán của công ty do khai thác triệt để ở thị trường trong nước mở rộng được mặt hàng xuất và tìm kiếm thêm được nhiều thị trường mới như là: Lào, Campuchia, hiện tại thì công ty đã có chi nhánh ở bên Lào. Tuy nhiên, nên tập trung thêm vào kinh doanh sản xuất các mặt hàng chuyên khoa, biệt dược, dược liệu, bốc thuốc kê đơn và công tác trồng trọt Dược liệu – tạo nguồn Dược liệu, tinh dầu xuất khẩu. 1.3. Chỉ số sinh lời Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Lợi nhuận trước thuế (Tr.đ) 1.000 1.235,68 1.451,36 Lợi nhuận thuần (Tr.đ) 680 801 921 Tỷ suất doanh lợi doanh thu (%) 0,210 0,210 0,213 (Nguồn: Phòng Kế toán – Mediplantex) 1.4. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Thuế nộp cho nhà nước 10.716.552.107 13.169.012.172 13.581.793.708 Bảo hiểm, Kphí CĐoàn 652.746.558 655.773,550 671.756.120 Tổng cộng 11.369.298.665 13.824.755.722 14.253.549.828 Nhận xét: Nhìn vào bảng tổng kết trên, ta thấy rằng trong 3 năm liền Công ty luôn làm ăn có lãi, đồng thời với việc luôn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tăng lương cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên về tổng lợi nhuận thuần năm cao nhất đạt 921 triệu đồng năm 2004 trong 3 năm nhưng đây là tỷ lệ thấp của một công ty Dược TW có doanh thu tương đối lớn (trung bình chỉ đạt 0,21% so với doanh thu). Lý giải điều này, trước hết là do công ty thiếu vốn và tỷ lệ vay vốn khá cao nên mỗi năm công ty phải trả lãi vay rất lớn. Mặt khác, vì hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, công ty phải vay Đôla Mỹ do tình hình lên giá của USD so với VND đã làm công ty phải bù chênh lệch. Tuy nhiên, bên cạnh đó một nguyên nhân do chủ quan mà công ty cũng cần xem xét, đó là vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tổng vốn thấp. Hàng chưa đạt tiêu chuẩn, hàng bị lỗi hỏng không đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong khung cho phép. Và công ty chưa có những cuộc điều tra chính thức về thị trường để phục vụ cho việc sản xuất và buôn bán thuốc. Tổng lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước, nhưng lợi nhuận kinh doanh lại tăng chậm hơn so với năm trước và không ổn định .Hơn nữa phải nhập khẩu hầu như hoàn toàn các nguyên liệu đầu vào đã làm công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất mỗi khi thị trừong thế giới có sự biến động xấu gây ảnh hửơng không tốt đến việc hoạch định gía cả đầu ra làm tăng chi phí của công ty. Để khắc phục vấn đề này, nhà quả trị cần chú trọng hơn nữa vào việc hoạch định đầu vào, dự đóan và phân tích xu hứong biến động của thị trừong thế giới để đề ra chiến lựơc mua vào và dự trữ hợp lý nhằm giảm thiểu những tổn thất trong sản xuất và kinh doanh của công ty, bên cạnh đó công ty nên tập trung khai thác một số nguyên liệu đầu vào có khả năng thay thế ở trong nứoc, vừa tiết kiệm chi phí đầu vào lại vừa giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Công ty đã đạt đựoc những kết quả đáng khích lệ, thể hiển ở mức lợi nhuận tăng lên không ngừng, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, tạo niềm tin đói với ngừoi lao động bằng việc tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho họ. Điều đó đã chứng tỏ sự năng động và nỗ lực cả ban lãnh đạo cũng nh toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. 2. Đặc điểm về vốn của công ty. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động là yếu tố cơ bản, doanh nghiệp cần có tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Tư liệu lao động được chia làm hai bộ phận đó là: Tài sản lưu động và tài sản cố định. Do đặc thù của ngành dược liệu nên cơ cấu giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là khác nhau có cự chênh lệch rất lớn. Phần tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng rất trong nguồn vốn của công ty. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Cổ phần Dược TWI(Mediplantex). Đơnvị: Triệuđồng Vốn 2000 2001 2002 2003 2004 1. Vốn lưu động 109.956 148.517 166.956 175.074 211.314 2. Vốn cố định 10.737 10.713 9.476 11.997 11.879 3. Tổng 113.693 159.230 178.312 187.071 223.193 Như vậy hàng năm nguồn vốn của công ty được bổ xung thường xuyên, bên cạnh nguồn vốn tư bổ xung từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh còn được nhà nước cung cấp bàng đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2000-2003. 3. Đặc điểm về thị trường. 3.1. Thị trường dược phẩm thế giới. Cùng với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá về kinh tế, thị trường dược phẩm thế giới cũng ngày càng phát triển và có những bước phát triển nhảy vọt, nó được phản ánh trước hết ở doanh số bán thuốc, tốc độ tăng trưởng của doanh số bán tại các khu vực. Ngành dược là một ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới, trong khi mức tăng trưởng chung của thế giới trong những năm qua là 2% - 3%/năm thì mức tăng trưởng của ngành dược là khoảng 12% (Nguồn: Pharmacetical Marketing in the 21 st centry – 2003). Nhu cầu thuốc tân dược toàn cầu là 243,42 tỷ USD nhưng thuốc bán ra từ các nguồn không đồng đều, ba khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản bán ra với doanh số chiếm tới 80% trên tổng doanh số thuốc bán ra toàn thế giới. Trong khi dân số của ba khu vực này chiếm 30% dân số trên thế giới, đây là khu vực có nền kinh tế và công nghiệp phát triển nhất thế giới. Ngành dược cũng là một ngành được các nước tư bản phát triển quan tâm đầu tư cao. Châu á là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành dược chưa tương xứng. Trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành dược thế giới là khoảng 12%/năm thì tốc độ tăng trưởng của ngành dược Châu á là 7,6%/năm, thị phần của Châu á cũng nhỏ bé bằng 7% (17,04 tỷ USD), trong khi dân số Châu á chiếm 30% dân số thế giới. Chứng tỏ tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp Dược ở đây còn lớn, cần được nghiên cứu đầu tư phát triển một cách thích hợp. Một đặc điểm quan trọng của thị trường dược phẩm thế giới là nguồn thuốc bán ra tập trung vào một số hãng và tập đoàn dược phẩm lớn, 25 hãng hàng đầu thế giới bán ra với 148 tỷ USD chiếm 60% thuốc được bán ra trên thế giới. Thể hiện xu hướng tích tụ và tập trung hoá cao độ của nền kinh tế tư bản ở ngành dược trong cơ chế thị trường. Điều đáng chú ý là công ty dược phẩm hàng đầu thế giới hiện nay bán 90% sản phẩm của họ ra thị trường nước ngoài, điều đó chứng tỏ thị trường dược thế giới còn phụ thuộc khá nhiều vào các công ty dược phẩm lớn này. 3.2. Thị trường dược phẩm Việt Nam Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay rất sôi động có xu hướng phát triển mạnh, hứa hẹn nhiều tiềm năng thu hút sự quan tâm của các nhà kinh doanh dược phẩm trong và ngoài nước. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định trong khoảng 5 năm gần đây với tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7 – 8%/năm, đứng thứ hai trong khu vực Châu á chỉ đứng sau Trung Quốc. Ngành dược Việt Nam tăng trưởng bình quân 13%/năm riêng Tổng công ty có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm (Nguồn: Đề án đảm bảo cung ứng và bình ổn giá thuốc – Bộ Y Tế-tr7) Theo dự báo của Tổng cục thống kê thì dân số Việt Nam vào khoảng 93 triệu người vào năm 2010 và tiền thuốc bình quân đầu người khoảng 15 USD/người, như vậy thì quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt từ 1,4 – 1,5 tỷ USD. Vậy thị trường dược phẩm Việt Nam có tiềm năng rất lớn. * Nhận xét chung về thị trường dược phẩm Việt Nam. Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện có quy mô nhỏ (550 triệu USD/năm. - Mức tiêu thụ thuốc bình quân đang ở mức thấp, có xu hướng tăng cao cùng với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. - Đối với ngành công nghiệp Dược non trẻ của chúng ta, việc tập trung đầu tư vào nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới, thuốc biệt dược, các loại bào chế mới là chưa thể thực hiện được. Nói chúng các công ty Dược của chúng ta hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu thuốc chữa bệnh phổ thông chưa đáp ứng được các loại thuốc đặc hiệu. - Điều đặc biệt mấy năm trở lại đây thì giá cả thị trường thuốc có nhiều biến động lớn, giá các loại mặt hàng thuốc tăng mạnh đôi khi là tăng gấp đôi so với bình thường. Và giá cả các loại thuốc thường là không thống nhất giữa các cửa hàng, thậm chí là chênh lệch rất nhiều với nhau. Giải thích về biến động này, một quan chức của Cục quản lý dược Việt Nam cho rằng nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu thuốc nhập khẩu liên tục tăng. Một lý do nữa là các mặt hàng dược phẩm nhập từ Châu Âu cũng bị ảnh hưởng của mức giá xăng dầu, chi phí vận chuyển tăng, giá đồng USD và đồng EURO… đều tăng mạnh làm cho giá thuốc tăng mạnh. Một nguyên nhân nữa trong những năm vừa qua các loại thuốc biệt dược, đặc hiệu thì chỉ có một số ít các công ty đa quốc gia của nước ngoài độc quyền nhập khẩu vào Việt Nam làm cho thị trường Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà nhập khẩu này. Nói chung là thị trường dược phẩm Việt Nam trong những năm tới còn rất nhiều tiềm năng phát triển. 4. Chế độ chính sách- Xã hội: Công ty luôn thực hiện các qui định đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra: Về BHXH: Công ty đóng 15% ,người lao động đóng 5% nộp cho công ty Bảo hiểm , trong đó Về BHYT: Công ty đóng 2%,người lao dộng đóng 1% nộp cho công ty Bảo hiểm Chấp hành tốt những qui định của nhà nước về công tác vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc. điều này đã được thể hiện như: thay đổi công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi, giảm lượng chất thải ra môi trường xung quanh, hàng năm trồng thêm cây xanh cho công ty. Chương 3 Một số giải pháp công ty cổ phẩn dược phẩm twi đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh. I.Môt số chiến lược cạnh tranh của công ty. 1.Chiến lược sản phẩm: Căn cứ vào tình hình thực tế, công ty đã duy trì và phát triển đựơc mặt hàng truyền thống là: nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, phụ liệu, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm), dược phẩm, mỹ phẩ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0123.doc