Khảo sát và đánh giá tại nguyên du lịch phục vụ Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải thuộc VQG hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai)

Lời nói đầu Để đánh giá kết quả học tập trong toàn khoá học tại trường Đại học Lâm nghiệp đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học được sự phân công của nhà trường, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, bộ môn Du lịch sinh thái, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: "Khảo sát và đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải thuộc VQG Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai)". Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn đượ

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát và đánh giá tại nguyên du lịch phục vụ Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải thuộc VQG hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sự chỉ bảo tận tình của các giáo viên hướng dẫn, sự giúp đỡ của các cán bộ xã San Sả Hồ và xã Lao Chải cùng các bạn đồng nghiệp. Đến nay đề tài đã được hoàn thành, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn: Cô Nguyễn Thu Thuỷ, giảng viên khoa Du lịch trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội. Ban quản lý VQG Hoàng Liên đặc biệt là ông Nguyễn Tiến Khoát, giám đốc VQG. Ông Nguyễn Văn Toàn và ông Nguyễn Văn Sơn cán bộ 135 xã San Sả Hồ và xã Lao Chải. Các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và đã giành những tình cảm tốt đẹp khuyến khích động viên tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Tây ngày 7 tháng 5 năm 2004 Người thực hiện: Phạm Thị Lâm Phần I Đặt Vấn Đề Là một đất nước có tới ba phần tư diện tích là đồi núi và 54 dân tộc sinh sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống và cư trú ở các vùng núi cao xa xôi, nơi có những cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, huyền bí cùng với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống đa dạng, giàu bản sắc của các dân tộc, Việt Nam có TNDL đa dạng, phong phú và đặc sắc bao gồm cả TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn, trong đó nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch ở nước ta. TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Việc khai thác các TNDL và phát triển các loại hình du lịch luôn gắn liền và có sự tác động qua lại với nhau. Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành TNDL. Những cánh rừng nguyên sinh âm u và hoang vắng, những đỉnh núi cao và hiểm trở, suối, thác nước, khí hậu ôn hòa mát mẻ, trong lành có giá trị tạo nên phong cảnh thiên nhiên đẹp và sống động là những nguồn TNDL tự nhiên phong phú, độc đáo và đặc sắc. Những nguồn tài nguyên này thường tập trung ở những vùng đồi núi cao, các VQG và KBTTN. Ngoài ra các dân tộc thiểu số cũng sinh sống chủ yếu ở những nơi này. Vì vậy các VQG, KBTTN không những giàu có về TNDL tự nhiên mà còn phong phú và độc đáo bởi nguồn TNDL nhân văn. Mặt khác loài người đã có sẵn một ham muốn mãnh liệt là chinh phục những vùng đất lạ, khao khát khám phá và chiêm ngưỡng những khung cảnh mới. Thêm vào đó là đời sống con người ngày càng được nâng cao, thu nhập cũng tăng, thời gian rảnh rỗi nhiều, môi trường sống ô nhiễm, trình độ dân trí cao đã thúc đẩy con người muốn đi du lịch theo hướng tích cực hơn nhằm mục đích phát triển cá nhân, hoàn thiện bản thân, hòa mình với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ môi trường. VQG Hoàng Liên - Sa Pa có diện tích là 29.845ha, bao gồm toàn bộ phần núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Fan si pan cao 3143m không những là đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà còn được coi là nóc nhà của Đông Dương, có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới đặc biệt ở Việt Nam, trong rừng có nhiều suối và thác nước đẹp, HST rừng phân bố ở các độ cao khác nhau có các loài động thực vật đặc trưng. Hệ động thực vật phong phú đa dạng, đặc sắc, quý hiếm, mang tính đặc hữu cao. Bên cạnh đó, trong VQG Hoàng Liên còn có 4 dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc H'Mông (trên 50%) với bản sắc văn hóa truyền thống còn được lưu lại khá đậm nét. Với những đặc trưng tự nhiên và văn hoá này, nhiều loại hình du lịch đã phát triển ở VQG Hoàng Liên, để đáp ứng nhu cầu hiện nay của du khách như du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch leo núi, Trekking tour (du lịch đi bộ mạo hiểm). Ngoài ra tính đa dạng sinh học, có nhiều nguồn gen quý hiếm và đặc hữu và nguồn TNDL nhân văn độc đáo, đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với các loại hình du lịch sinh thái - văn hóa, tham quan, nghiên cứu khoa học. Như vậy VQG Hoàng Liên sẽ trở thành nguồn TNDL quan trọng trong hệ thống TNDL Sa Pa. ở Sa Pa trong những năm gần đây, bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống, nhiều loại hình du lịch mới đã xuất hiện trong đó có loại hình du lịch Trekking tour. Đây là một trong những loại hình du lịch mạo hiểm, giúp du khách khám phá thiên nhiên, cuộc sống và bản thân theo hướng thích nghi với tự nhiên, hòa đồng với cuộc sống và bảo vệ môi trường sinh thái. Với đặc trưng của loại hình là thực hiện chuyến đi bằng phương thức đi bộ, thích hợp với những nơi có điều kiện địa hình phức tạp, tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. VQG Hoàng Liên - Sa Pa đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho loại hình du lịch Trekking tour, mở ra một điểm đến mới trong lộ trình Trekking tour quốc tế. Trong xu thế phát triển ngày càng nhanh kể cả quy mô và chất lượng của các loại hình du lịch, Trekking tour tuy còn mới mẻ ở Việt Nam, đối tượng phục vụ cũng hạn chế nhưng có nhiều triển vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho VQG Hoàng Liên, là điều kiện lý tưởng để phát triển loại hình du lịch Trekking tour, hấp dẫn nhất là điều kiện địa hình, khí hậu và đặc trưng văn hoá các dân tộc sinh sống trong khu vực VQG. Nguồn TNDL của VQG Hoàng Liên có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch Trekking tour nhưng mới chỉ khai thác tập trung ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải trong 4 xã vùng lõi của VQG (Lao Chải, San Sả Hồ, Tả Van, Bản Hồ). Nằm gần trung tâm thị trấn Sa Pa, có nguồn TNDL độc đáo và đặc sắc, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch ở San Sả Hồ và Lao Chải. Để phát triển du lịch nói chung, Trekking tour nói riêng ở San Sả Hồ và Lao Chải một cách bền vững đảm bảo 3 mục tiêu môi trường, kinh tế, xã hội tôi đã mạnh dạn thực hiện lựa chọn đề tài: "Khảo sát và đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải thuộc VQG Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai)" cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là để thấy rõ được tiềm năng to lớn của TNDL ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải đối với các loại hình du lịch nói chung và Trekking tour nói riêng. Mặt khác, nghiên cứu cũng nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của loại hình du lịch Trekking tour, để đưa ra những kiến nghị giải pháp cho việc phát triển loại hình Trekking tour một cách bền vững, để đóng góp vào nỗ lực bảo tồn và phát triển các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, ở San Sả Hồ và Lao Chải. Phần II Đối Tượng, Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn chế, đề tài đã tập trung vào nghiên cứu một số đối tượng sau: - TNDL tự nhiên phục vụ Trekking tour ở San Sả Hồ và Lao Chải. - TNDL nhân văn phục vụ Trekking tour ở San Sả Hồ và Lao Chải. - Việc thực hiện Trekking tour ở San Sả Hồ và Lao Chải. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Khảo sát TNDL tự nhiên phục vụ Trekking tour ở San Sả Hồ và Lao Chải. - Khảo sát TNDL nhân văn phục vụ Trekking tour ở San Sả Hồ và Lao Chải. - Đánh giá TNDL: nét đặc sắc, giá trị của TNDL phục vụ Trekking tour. - Khảo sát và đánh giá hoạt động Trekking tour diễn ra ở San Sả Hồ và Lao Chải. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp kế thừa Để giảm bớt thời gian khảo sát, tăng độ chính xác của kết quả nghiên cứu, đề tài đã kế thừa những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, những tài liệu này được thu thập có nguồn sẵn ở các phòng, ban, chính quyền địa phương và thư viện có liên quan. 2.3.2 Phương pháp thực địa Để có số liệu khách quan, phù hợp với tình hình thực tế của khu vực thì phương pháp này được coi là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu khảo sát TNDL. Kết hợp với việc nghiên cứu qua bản đồ, các tài liệu liên quan, phương pháp thực địa luôn được coi là phương pháp chủ đạo của khóa luận vì lãnh thổ nghiên cứu nhỏ, đòi hỏi có những khảo sát thực địa tương đối cụ thể để nắm được những đặc trưng lãnh thổ một cách cụ thể. 2.3.3 Phương pháp phỏng vấn Trên cơ sở phác thảo các ý tưởng cơ bản, thông qua trao đổi, trò chuyện, phương pháp phỏng vấn là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Các thông tin được thu thập, các ý kiến, các quan điểm đa dạng từ người dân, các nhà quản lý một cách khách quan. Cùng với phương pháp thực địa, phương pháp phỏng vấn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích các hiện tượng thực tế. Ngoài việc phỏng vấn thông qua trao đổi, trò chuyện, phác thảo các ý tưởng cơ bản như trên, có thể phỏng vấn bằng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, với thời gian có hạn và điều kiện không cho phép nên phương pháp này chưa thực hiện được. 2.3.4 Phương pháp thống kê xã hội học Các tài liệu thu thập được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thư viện huyện Sa Pa, VQG Hoàng Liên, qua người dân. Trên cơ sở đó, xử lý, chọn lọc những thông tin cập nhật phục vụ cho mục đích của khóa luận tốt nghiệp. Phần III điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở Hai xã San Sả hồ và lao chải 3.1 Vị trí địa lý 3.1.1 Xã San Sả Hồ Xã San Sả Hồ nằm ở phía đông bắc của huyện Sa Pa có tọa độ địa lý là: 210 - 220 30’ độ vĩ bắc và 1030 30’ - 1040 50’ độ kinh đông. Với diện tích là 4.789 ha. - Phía bắc giáp với xã Bản Khoang và thị trấn Sa Pa. - Phía tây giáp với huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. - Phía đông và nam giáp với xã Lao Chải. 3.1.2 Xã Lao Chải Xã Lao Chải nằm ở phía đông nam của huyện Sa Pa có tọa độ địa lý là 220 15’ - 220 18’ độ vĩ bắc và 1030 48’ - 1030 53’ độ kinh đông. Diện tích đất tự nhiên là 2.675 ha. - Phía bắc giáp với xã Sa Pả. - Phía đông giáp với xã Hầu Thào và xã Tả Van. - Phía tây giáp với xã San Sả Hồ và huyện Than Uyên. - Phía nam giáp với xã Tả Van và huyện Than Uyên. 3.2 Địa hình thổ nhưỡng 3.2.1 Địa hình Xã San Sả Hồ nằm trong vùng sinh thái của huyện Sa Pa cùng với một số xã có đặc điểm độ cao trên 1200m (chiếm 50% diện tích), độ dốc trên 250 (chiếm 60%). Phía giáp với huyện Than Uyên là các dãy núi của VQG Hoàng Liên, với độ cao thay đổi từ 2000m đến 3000m, đỉnh Fan si pan có độ cao 3143m. ở thôn Sín Chải có các dải đất bằng dân cư tập trung trồng lúa, ngô với độ cao 1500 - 1600m. Phía đông và nam giáp với xã Lao Chải, là dãy núi có độ cao trên 2000m, độ dốc từ 200- 300. Nhìn chung địa hình của xã San Sả Hồ bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, bao bọc rất phức tạp. Địa hình xã Lao Chải ít bị chia cắt hơn xã San Sả Hồ. Phía giáp với xã Hầu Thào, Sa Pả và xã Tả Van có độ cao chủ yếu trên 1500m. Phía tây nam giáp với huyện Than Uyên là các dãy núi cao của VQG Hoàng Liên có độ cao thay đổi từ 2000m đến 2526m, độ dốc thấp nhất là 50, cao nhất là 400. Dưới chân núi là thung lũng Mường Hoa có độ cao từ 1100m đến 1400m. 3.2.2 Thổ nhưỡng Dựa vào thổ nhưỡng chung của huyện, áp dụng cho xã San Sả Hồ và xã Lao Chải gồm các loại đất sau: - Nhóm đất Ferralit màu đỏ vàng, là đất do sản phẩm dốc tụ trồng lúa nước, còn lại là một ít diện tích núi đá và suối. - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao từ 1000 - 1700m, bao gồm các nhóm đá mẹ, đá biến chất thuộc nhóm mắcma axít, tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, độ pH từ 4 - 4.5, hàm lượng dinh dưỡng trung bình và nghèo. Hầu hết khu vực có đất này đã trải qua thời kỳ canh tác và trồng rừng tái sinh. - Nhóm đất mùn Alít núi cao phân bố từ độ cao trên 1700m, phát triển trên đá mẹ Granit, thuộc nhóm mắcma axit tầng đất dày trung bình từ 70 - 100cm, thành phần cơ giới là thịt nhẹ. Đất này thích nghi với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây đặc sản và cây dược liệu, đặc biệt là cây thảo quả. Nhìn chung điều kiện địa hình, địa chất và đất đai trong khu vực nghiên cứu thích hợp đối với nhiều loài thực vật, đã hình thành nên sự đa dạng, phong phú của các loài thực vật trong VQG Hoàng Liên. Đặc biệt, điều kiện đất đai thổ nhưỡng thuận lợi cho việc gây trồng và phát triển loài cây thảo quả trong khu vực có giá trị kinh tế cao, có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. 3.3 Khí hậu thuỷ văn 3.3.1 Khí hậu Do đặc điểm địa lý và địa hình núi cao chi phối nên hai xã có đặc điểm chung của khí hậu toàn khu vực Sa Pa. Khí hậu á nhiệt đới vào mùa hè và khí hậu ôn đới vào mùa đông. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 130C - 210C, nhiệt độ mùa hè cao nhất vào tháng 6, tháng 7 có trị số từ 160C - 250C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1 xuống dưới 50C, ngày lạnh nhất xuống 00C. Mùa đông năm nào cũng có băng giá hoặc tuyết rơi đôi khi có thể xuống dưới - 30C vào ban đêm. Mưa tuyết xuất hiện từ 4 đến 6 năm một lần, tuyết dày từ 2 - 8 cm. Vào mùa đông trên các đỉnh núi cao và các ngày rét đậm thường có tuyết phủ. 3.3.2 Thuỷ văn Xã San Sả Hồ có hệ thống thuỷ văn tương đối phức tạp, có các nhánh suối chính sau: Một nhánh bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên, cao điểm 2148m dưới chân núi chảy qua thôn Cát Cát gọi là suối Cát Cát. Một nhánh suối bắt nguồn từ thác Bạc qua cao điểm 1643m chảy tới thôn Sín Chải. Một nhánh bắt nguồn từ đỉnh 2145m trên đường đi Lai Châu chảy qua thôn Sín Chải và Cát Cát. Ngoài các suối và nhánh kể trên, do địa hình phức tạp, nhiều dãy núi lớn xen kẽ tạo ra những khe suối vừa và nhỏ, có thể lợi dụng các khe suối này để lấy một phần nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong xã, làm thuỷ điện nhỏ cho một vài hộ và riêng với từng hộ trong khi xã chưa có điện lưới quốc gia. Hệ thống thuỷ văn ở Lao Chải đơn giản hơn San Sả Hồ gồm: Một số nhánh bắt nguồn từ độ cao 1800m, 1400m, 1300m đổ vào suối chính chảy từ San Sả Hồ sang Lao Chải. 3.4 Kinh tế xã hội 3.4.1 Xã San Sả Hồ Hiện nay toàn xã có 408 hộ, 2853 người, số người trong độ tuổi lao động là 1332 người (chiếm 46,69%). Cơ cấu dân số được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 01: Cơ cấu dân số xã San Sả Hồ STT Tên thôn bản Số hộ Số khẩu Số lao động 1 Cát Cát 58 393 198 2 Sín Chải 151 965 427 3 ý Linh Hồ 199 1495 707 4 Tổng 408 2853 1332 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003 xã San Sả Hồ. Cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục: Toàn xã có một tuyến đường giao thông chính trong đó có 5km là đường ô tô được dải đá cấp phối, 2km từ trung tâm huyện đến UBND xã được dải nhựa, còn lại hầu hết đường đến các thôn đều xấu và dốc. Hiện nay trong toàn xã vẫn chưa có điện lưới quốc gia, người dân trong xã đã sử dụng máy thuỷ điện nhỏ. Xã có một trạm y tế chưa có trường cấp 2 nhưng có hai trường tiểu học, một trường ở thôn Cát Cát và một trường ở thôn ý Linh Hồ, tỷ lệ học sinh đến lớp cao gần 100%. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn thấp kém, đời sống người dân còn khó khăn. Nguồn thu nhập chính của người dân trong xã là từ trồng lúa và trồng thảo quả. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, thảo quả có giá trị xuất khẩu bán với giá cao (50.000đ/kg), diện tích trồng thảo quả trong xã lớn (335.5 ha) nên tỉ lệ đói nghèo chỉ chiếm 8.21%. Ngoài ra người dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm và bán hàng thổ cẩm cho khách du lịch để tăng thu nhập. 3.4.2 Xã Lao Chải Xã Lao Chải có 397 hộ gia đình tương ứng với 2.625 khẩu trong đó số người ở độ tuổi lao động là 824 người, gần 100% dân số là người H'Mông đen, chỉ có một vài người Kinh là giáo viên giảng dạy, cư trú tại xã. Cơ cấu dân số được thể hiện qua bảng sau: Bảng 02: Cơ cấu dân số xã Lao Chải STT Tên thôn bản Số hộ Số khẩu Số lao động 1 Lý Lao Chải 119 823 290 2 Lồ Lao Chải 91 626 199 3 Lao Hàng Chải 80 548 167 4 Lao Chải San I 57 303 92 5 Lao Chải San II 50 325 76 6 Tổng 397 2625 824 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003 xã Lao Chải. Tổng số hộ gia đình đói nghèo trong xã là 94 hộ, nguyên nhân đói nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn, đông người ăn theo, thiếu vốn sản xuất và thiếu đất ruộng sản xuất. Nghề nghiệp chính của người dân trong xã là làm ruộng, nhưng lúa chỉ cấy được một vụ vào mùa hè. Thời gian rảnh rỗi còn lại phụ nữ, trẻ em và người già đi bán hàng thổ cẩm cho khách du lịch, nam giới đi rừng lấy củi, chặt gỗ, lấy nấm và chăn nuôi gia súc. Trong xã có một trường học, một trạm y tế. Đường giao thông trong xã đã được mở rộng nhưng là đường đất, có 4 cầu treo bắc qua suối phục vụ người dân đi lại. Phần Iv TổNG QUAN về VấN Đề NGHIÊN CứU 4.1 Lý luận chung về Trekking tour 4.1.1 Sự hình thành Trekking tour bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu ngay từ những năm đầu thế kỷ 20. Sự hình thành những chuyến Trekking tour đầu tiên, là từ sáng kiến của một số ít những người giàu có, muốn tổ chức những chuyến đi mang tính vận động cao, rèn luyện sức khỏe, thử thách với các địa hình, độ cao, khám phá những nét nguyên sơ của thiên nhiên, tìm cảm giác mới lạ. Tầng lớp lao động không có mặt trong những chuyến đi như thế này vì họ không có điều kiện về thời gian và tiền bạc. Trong suốt nửa thế kỷ tiếp theo, Trekking tour được chấp nhận chủ yếu bởi đối tượng quý tộc, tư sản cấp tiến và được truyền bá chủ yếu theo phương thức truyền kinh nghiệm. Các hình thức tổ chức tour cũng còn nhiều tính tự phát, học hỏi trên cơ sở mô hình của các chuyến đi trước đó, tới một điểm đến nhất định. Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi công cuộc khôi phục kinh tế đã đạt được những thành quả nhất định thì ngành du lịch lại có điều kiện phát triển trở lại. Tới đầu những năm 70, du lịch đã trở nên phổ biến ở Châu Âu, một châu lục luôn tiên phong trong lĩnh vực du lịch thế giới. Đến những năm 80 trở đi bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng thêm những người muốn đi du lịch ngoài mục đích thuần tuý, mang tính tích cực vận động hơn, bớt tính hưởng thụ, có tính trách nhiệm hơn trong việc tôn trọng và bảo vệ môi trường, thể hiện ở việc: Hạn chế sử dụng các phương tiện vận chuyển thải khí độc, không dùng củi để đốt lửa, hạn chế tác động làm hại hệ động thực vật hoang dã, không bỏ lại thiên nhiên những rác thải khó tiêu, hạn chế sử dụng các chất hoá học trong sinh hoạt, có thể làm ô nhiễm môi trường. Do đó đối tượng khách của Trekking tour cũng tăng theo, không chỉ là những người giàu có, rảnh rỗi mà còn có cả các đối tượng là học sinh, sinh viên, công chức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ thuộc đủ các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Đồng thời các điểm đến khó tiếp cận hơn dần được đưa vào chương trình chuyến đi, từ những chuyến đi trong ngày cho đến những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, cách biệt với đời sống văn minh. Trekking tour đang trở thành một trong những loại hình du lịch phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Vào những năm 90 Việt Nam được coi như một điểm đến phụ trong lộ trình Trekking tour của khách quốc tế. Nhưng trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới mẻ, độc đáo, đặc sắc như DMZ Tour (Du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị), ATK Tour (Du lịch vùng an toàn khu, Cao - Bắc - Lạng - Thái - Hà - Tuyên), Xẻo Tour (Du lịch trên xẻo, đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống kênh - rạch - xẻo), Du lịch nhà vườn (Huế). Cùng với các loại hình du lịch này, Trekking tour cũng bắt đầu xuất hiện, để đáp ứng những nhu cầu chuyên biệt của du khách, đồng thời khai thác những đặc điểm riêng của TNDL, ở một địa phương nhất định. Những chuyến Trekking tour ban đầu mang tính khảo sát, được tiến hành ở Tây Bắc Việt Nam, tại một địa danh nổi tiếng từ thời Pháp thuộc: Sa Pa. Từ đó, những kinh nghiệm tổ chức Trekking tour tại Sa Pa được truyền lại cho chính những người địa phương và một số địa danh có điều kiện tài nguyên phù hợp như ở Sa Pa, đó là Đà Lạt, Tam Đảo, Đắc Lắc cũng bắt đầu được khai thác phục vụ Trekking tour. Một vài năm trở lại đây, Việt Nam đã được một số hãng lữ hành chuyên kinh doanh Trekking tour quốc tế chú ý đến, khảo sát và quảng cáo như một điểm đến chính thức trong lộ trình Trekking tour quốc tế. 4.1.2 Khái niệm Trekking tour Trekking tour là một thuật ngữ tiếng Anh, hiểu theo nghĩa từ điển là một hành trình đi bộ vất vả. Trên thế giới hiện nay còn có một thuật ngữ nữa cũng chỉ loại hình du lịch này đó là Hiking Tour (được sử dụng gần như tương đương với Trekking tour). Trong đó từ hike có nghĩa là đi bộ đường dài, đi bộ nặng nhọc và hiking tour thường được hiểu là những chuyến đi một ngày. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa cụ thể chính xác nào về Trekking tour. Tuỳ theo sự hiểu biết và góc độ nghiên cứu của từng người mà họ đưa ra cho mình một định nghĩa riêng về Trekking tour. Trên thực tế hoạt động du lịch thì Trekking tour bao hàm các nội dung sau: - Chuyến du lịch được tiến hành bằng phương thức đi bộ. - Chuyến du lịch kéo dài trong một ngày hoặc hơn một ngày (hiking tour thường được hiểu là chuyến đi một ngày). - Chuyến du lịch chủ yếu diễn ra ở các vùng có địa hình đồi núi, cao nguyên, những nơi hoang sơ, hẻo lánh. - Chuyến du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên và cuộc sống con người ở điểm đến, rèn luyện và thể hiện bản thân, thử thách khả năng chịu đựng của con người về cả tâm lý và sinh lý. Theo các chuyên gia khảo sát Trekking tour của dự án hỗ trợ du lịch bền vững huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã đưa ra cách hiểu về Trekking tour như sau: - Trekking tour không đơn thuần chỉ là một chuyến đi dã ngoại ngoài trời, đi bộ trên núi hay là một chuyến leo trèo. - Trekking tour là một chuyến đi đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực cao về thân thể, vật chất của người thực hiện. - Trekking tour là một chuyến đi mang tính thử thách bởi độ dài và những cái khác lạ trong nhận thức của du khách. - Trekking tour là một chuyến đi có độ dài ít nhất 2 ngày. Vì vậy người thực hiện Trekking tour sẽ cần thực phẩm nghỉ ngơi và lưu trú trên đường đi, chuẩn bị trang thiết bị và cần có người hướng dẫn. - Lưu trú trong Trekking tour ở đây được hiểu là, khách có thể ngủ trong nhà của các gia đình tại làng bản xa xôi, hẻo lánh hoặc nghỉ tại những điểm cắm trại. - Trong chuyến đi Trekking tour, khách phải đi bộ vượt qua những vùng tự nhiên, có độ dốc lớn hay núi cao hoặc những làng bản xa xôi, hẻo lánh nằm trên đồi cao, nơi mà người dân làm nương rẫy và chăn nuôi gia súc. Hầu hết các làng không có điện thoại và trạm xá (nơi không xuất hiện các tiện nghi hiện đại). Với những cách hiểu khác nhau trên, loại hình du lịch Trekking tour có thể tạm dịch là "du lịch đi bộ mạo hiểm". Tuy nhiên trước xu thế quốc tế hóa các thuật ngữ du lịch thì không nhất thiết phải dịch tương đương thuật ngữ "Trekking tour" ra tiếng Việt. 4.1.3 Đặc trưng của Trekking tour Từ nội dung khái niệm Trekking tour và thực tế hoạt động du lịch Trekking tour, có thể rút ra đặc trưng của loại hình Trekking tour là đi bộ mạo hiểm. Nó khác biệt tương đối rõ với khái niệm "walking" (đi bộ) có thể có trong loại hình du lịch thể thao (luyện tập/thi đấu) hay du lịch đi bộ đơn thuần (walking tour) ở chỗ: Walking chỉ đơn thuần là đi bộ, chỉ cách thức di chuyển của con người hay một bộ môn thể thao. Còn Trekking có nghĩa là đi bộ mạo hiểm, ngoài chỉ ra cách thức di chuyển còn nêu sắc thái, đặc điểm của hoạt động này. Do đó tạo nên tên gọi của một loại hình du lịch tích cực với đặc trưng trên: Trekking tour. Khi nói đến đi du lịch người ta thường nói đến phương tiện vận chuyển hiện đại, an toàn cho du khách, lưu trú qua đêm trong những khách sạn sang trọng với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Nhưng đến với Trekking tour thì phương thức vận chuyển chủ yếu là đi bộ, đặc biệt đối với Trekking tour thuần tuý thì không có bất cứ một phương tiện vận chuyển nào, từ thô sơ đến hiện đại, trợ giúp cho chuyến đi. Hơn thế nữa, du khách sẽ rất vất vả, nặng nhọc và mạo hiểm khi phải vượt qua những dạng địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, bằng chính đôi chân của mình. Nhưng sau khi thực hiện thành công một chuyến Trekking tour, du khách thường cảm thấy hài lòng về chuyến đi của mình, thỏa mãn nhu cầu khám phá những điều mới lạ, hòa mình với thiên nhiên, thể hiện bản thân và đặc biệt là du khách cảm thấy mình có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo tồn các hệ sinh thái rừng và môi trường, khi du khách thực hiện Trekking tour trong các VQG, KBTTN. ở đây chỉ phát triển hệ thống đường mòn, các điểm dừng chân, cắm trại mà không xây dựng đường giao thông, cơ sở lưu trú trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái. Như vậy Trekking tour có những khó khăn, vất vả buộc phải chấp nhận vượt qua (sự cố gắng về thể lực) cho nên tạo ra tính mạo hiểm đặc trưng cho loại hình. Chính yếu tố này lại là sở thích của du khách, tạo ra sự hấp dẫn, nét độc đáo trong Trekking tour. 4.1.4 Các thể loại Trekking tour Theo mục đích chuyến đi của du khách Trekking tour, loại hình này có các thể loại sau: - Trekking tour thuần tuý: Đặc điểm tự nhiên của điểm đến, là quan tâm hàng đầu và lớn nhất của khách du lịch loại này. Đó thường là những vùng đồi núi, cao nguyên hoang dã (có thể thuộc hay không thuộc các VQG, các KBTTN) có địa hình thích hợp với đi bộ. Khách du lịch là những người ưa thích thể loại Trekking tour như một sở thích riêng, không chú trọng điểm đến có TNDL nhân văn đặc sắc hay không, thể loại này chính là du lịch khám phá thiên nhiên bằng đi bộ. - Trekking tour kết hợp: Ngoài vai trò chủ đạo của loại hình Trekking tour, sẽ có kết hợp với một loại hình hay các thành tố của một loại hình du lịch khác. Ví dụ: Trekking tour kết hợp nghỉ mát, Trekking tour kết hợp chữa bệnh, Trekking tour kết hợp du lịch văn hoá, Trekking tour kết hợp nghiên cứu khoa học, Trekking tour kết hợp du lịch xe đạp. - Trekking tour tổng hợp: Trên cơ sở đặc điểm của điểm đến và nhu cầu, mục đích của du khách. Thể loại Trekking tour tổng hợp có thể là sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch, trong đó có Trekking tour là chủ đạo. 4.1.5 Cấp độ Trekking tour Theo tập quán của Trekking tour quốc tế, quy chuẩn của Trekking tour gồm 5 cấp độ. Cơ sở của sự phân chia này, là độ khó khăn trong việc thực hiện chuyến du lịch đi bộ mạo hiểm. Cấp độ 1 là thuận lợi nhất, ít vất vả nhất và cấp độ 5 là cấp độ khó khăn nhất. Độ khó khăn trong việc thực hiện Trekking tour phụ thuộc vào nhiều yếu tố bất biến và khả biến: Địa hình đơn giản hay phức tạp, hành lý nặng hay nhẹ, thời gian tour ngắn hay dài, trang thiết bị thô sơ hay hiện đại. Nhiều Trekking tour với cùng một điểm đến nhưng được đặt ở các cấp độ khác nhau do một hoặc nhiều yếu tố như thời điểm thực hiện tour trong năm, thời gian thực hiện tour, chất lượng hay chủng loại trang thiết bị, số lượng hay chất lượng người phục vụ theo tour (hướng dẫn viên, nhân viên hành lý, đầu bếp, bác sỹ). Do đó việc phân cấp độ phụ thuộc vào từng Trekking tour cụ thể trên cơ sở xem xét các điều kiện thực hiện tour, trong đó chủ yếu là địa hình điểm đến. 4.2 Lý luận chung về TNDL 4.2.1 Khái niệm Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. TNDL là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm TNDL luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) đưa ra khái niệm TNDL du lịch là: ''TNDL là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch: là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn''. Như vậy TNDL được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, TNDL càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng giống như các dạng tài nguyên khác, TNDL có phạm trù lịch sử và có xu hướng ngày càng được mở rộng. Nhưng sự mở rộng của TNDL còn tuỳ thuộc rất nhiều vào yêu cầu phát triển du lịch, vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vào sự đầu tư, vào các sáng kiến và sở thích của con người. 4.2.2 Đặc điểm của TNDL - TNDL phong phú, đa dạng trong đó nhiều tài nguyên đặc sắc, độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đặc điểm này là cơ sở tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch. - TNDL là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình. Giá trị hữu hình của TNDL chính là sự tham gia trực tiếp, vào việc hình thành các sản phẩm du lịch, như một phương tiện vật chất. Giá trị vô hình của TNDL, thể hiện thông qua những cảm xúc tâm lý, làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hoá), nhiều khi còn được thể hiện thông qua những thông tin nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình và quảng cáo mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để thưởng thức. - TNDL thường dễ khai thác: Các TNDL thường là đã có sẵn trong tự nhiên, do tạo hóa sinh ra hoặc do con người tạo dựng nên và thường dễ khai thác, chỉ cần đầu tư không lớn nhằm tôn tạo, để vừa tôn thêm vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên này. - TNDL có thời gian khai thác khác nhau vì TNDL do tạo hóa sinh ra nên nó cũng phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, do đó tạo nên tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch. - TNDL được khai thác tại chỗ, để tạo ra các sản phẩm du lịch. Do đặc điểm này nên muốn khai thác TNDL, cần quan tâm đến sơ sở hạ tầng, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và vận chuyển khách du lịch, để hoạt động du lịch tại điểm du lịch đạt hiệu quả cao. - TNDL có thể được sử dụng nhiều lần. Các TNDL được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài nhưng để sử dụng TNDL một cách bền vững cần có các biện pháp cụ thể, để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên như không ngừng tôn tạo, bảo vệ và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. 4.2.3 Các loại TNDL TNDL vốn rất phong phú và đa dạng, song có thể chia thành hai loại: TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. a) TNDL tự nhiên Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Thiên nhiên bao gồm các quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện tự nhiên, thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người. Chỉ có thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác ._.sử dụng, để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch, mới được xem là TNDL tự nhiên. Các TNDL tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, cũng như các điều kiện lịch sử văn hoá - kinh tế - xã hội và chúng thường được khai thác đồng thời với các TNDL nhân văn. TNDL tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn và sinh vật. Địa hình ở miền núi thường có nhiều dạng địa hình vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Đặc biệt là các kiểu địa hình đặc biệt như các vùng núi cao có phong cảnh đẹp, các hang động, các bãi biển, các di tích tự nhiên có tính hấp dẫn cao, thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá. Tài nguyên khí hậu của du lịch cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ du lịch với các mục đích khác nhau của du khách như chữa bệnh, an dưỡng, du lịch thể thao, vui chơi giải trí. Thuỷ văn cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng hình thành một số loại hình du lịch được du khách ưa thích như xẻo tour, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở các điểm nước khoáng, suối nước nóng. Cuối cùng là tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học cao, là sự bảo tồn được nhiều nguồn gen quý giá đặc trưng cho từng vùng khác nhau, trong đó có nhiều loài đặc hữu quý hiếm. Những đặc tính này của tài nguyên sinh vật tập trung ở các VQG, KBTTN và các khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, môi trường đang được khai thác phục vụ cho các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học, du lịch xanh, du lịch thiên nhiên (trong đó có Trekking tour). b) TNDL nhân văn Khác với TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn là nhóm TNDL có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá. TNDL nhân văn cũng được hiểu là những TNDL văn hoá nhưng không phải sản phẩm văn hoá nào, cũng là TNDL nhân văn mà chỉ những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là TNDL nhân văn. TNDL nhân văn có những đặc điểm khác biệt với TNDL tự nhiên là: - TNDL nhân văn có tính truyền đạt, nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ và giải trí. Khi du khách chọn TNDL nhân văn thì đầu tiên du khách sẽ nhận được những tin tức chung nhất, thậm chí có thể nói là mờ nhạt về đối tượng du lịch và thường thông qua truyền miệng hay các thông tin đại chúng. Sau đó du khách tiếp xúc với đối tượng bằng mắt thực, để kiểm chứng lại những thông tin đã nhận được cuối cùng đưa ra những nhận xét, đánh giá bằng kinh nghiệm của mình, do đó TNDL nhân văn thường thích hợp với khách du lịch có trình độ văn hoá cao. - TNDL nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư, các thành phố lớn nên việc tiếp cận với tài nguyên này dễ dàng hơn, thời gian tìm hiểu các đối tượng cũng ngắn hơn. - TNDL nhân văn mang tính phổ biến: ở đâu có con người, ở đó có sáng tạo văn hoá của con người, các dân tộc khác nhau lại có nét sinh hoạt văn hoá khác nhau mang những bản sắc riêng, có sức thu hút hấp dẫn khách tới thăm, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đơn thuần chỉ là chiêm ngưỡng. Các dạng TNDL nhân văn bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hoá thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện. Di tích lịch sử văn hoá được hiểu là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá khác, liên quan đến sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá xã hội (theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04 tháng 4 năm 1984). Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích lịch sử văn hoá cũng được phân thành những cấp khác nhau như: Các di sản văn hoá thế giới, các di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương (các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử, các di tích văn hoá nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh). Các lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của các dân tộc, là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân, sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân hoặc chỉ đơn thuần là những sinh hoạt có tính chất vui chơi, giải trí. Nghề và làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm độc đáo, không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề truyền thống đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất, với những sắc thái riêng của các dân tộc trên địa bàn cư trú của mình. Các đối tượng văn hoá, thể thao hay các hoạt động có tính sự kiện là các trường đại học, các trung tâm khoa học, các thư viện lớn, các bảo tàng cùng với các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc học, các lễ hội điển hình đều có sức thu hút khách tới tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học. Phần V Kết quả nghiên cứu 5.1 Kết quả khảo sát TNDL ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải 5.1.1 TNDL tự nhiên a) Địa hình Bộ phận đồi núi cao đồ sộ của dãy Hoàng Liên - Sa Pa có đỉnh Fan si pan cao 3143m "nóc nhà của Đông Dương", thung lũng Mường Hoa có độ cao trên 1000m được bao bọc xung quanh là đồi núi của dãy Hoàng Liên và một phần đồi núi của dãy núi Hàm Rồng kéo dài từ Sa Pa đến Lao Chải, tạo nên sự kết hợp của nhiều kiểu địa hình đối lập nhau ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải. Sự kết hợp này vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ trong lành, có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch như: suối, thác nước, các hệ sinh thái rừng ở các độ cao khác nhau. Ngoài ra địa hình ở San Sả Hồ và Lao Chải còn thích hợp là địa bàn cư trú của người H'Mông sinh sống, có bản sắc văn hoá đa dạng, phong phú, độc đáo và đặc sắc. b) Khí hậu Bảng 03: Bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người Hạng ý nghĩa Nhiệt độ TB năm (OC) Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (OC) Biên độ năm của nhiệt độ (0C) Lượng mưa năm (mm) 1 Thích nghi 18-24 24-27 Dưới 6 1250 - 1900 2 Khó thích nghi 24-27 27-29 6 - 8 1900 - 2500 3 Nóng 27-29 29-32 8- 11 Trên 2500 4 Rất nóng 29-32 32-35 14- 19 Dưới 1250 5 Không thích nghi Trên 32 Trên 35 Trên 19 Dưới 650 Nguồn: Theo các nhà khoa học ấn Độ ( Trích theo Vũ Bội Kiếm, 1991). Theo bảng chỉ tiêu khí hậu trên thì nhiệt độ trung bình là 15.30C, độ ẩm trung bình 86% ở Sa Pa là nơi có khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp cho sức khỏe của con người. Ngoài ra ở Sa Pa còn có các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác: Sương mù bao phủ quanh năm, một ngày có thể có 4 mùa, buổi sáng là mùa xuân, buổi trưa là mùa hè, buổi chiều là mùa thu, buổi tối là mùa đông lạnh giá. Đặc biệt hơn nữa là có tuyết rơi, một hiện tượng hiếm có ở Việt Nam. c) Thuỷ văn Một dòng suối chính bắt nguồn từ thác Bạc chảy qua 3 thôn xã San Sả Hồ đến Lao Chải cùng với nhiều nhánh suối bắt nguồn ở các độ cao khác nhau đổ vào dòng chính. Sự chia cắt của địa hình còn tạo nên nhiều thác nước đẹp ở xã San Sả Hồ như thác Cát Cát, thác Bạc và nhiều thác nhỏ khác. c) Tài nguyên sinh vật Tài nguyên sinh vật ở xã San Sả Hồ và Lao Chải nằm trong nguồn tài nguyên chung của VQG Hoàng Liên rất đa dạng và phong phú, mang tính đặc hữu cao. Trong VQG Hoàng Liên có các kiểu thảm thực vật chính là: - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp (độ cao trung bình dưới 700m) phân bố chủ yếu ở Bản Hồ không có ở San Sả Hồ và Lao Chải. - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp tầng dưới (ở độ cao 700 - 1700m). Kiểu rừng này có hai kiểu phụ phổ biến: + Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp tầng dưới: Phân bố từ khu vực thác Bạc qua San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van vòng sang Thân Thuộc, Mường Khoa. Rừng cây ở đây bị tác động nhiều chỉ còn lại những cây gỗ có giá trị thấp như Tống quá sủ (Alnus nepalensis), Kháo (Machilus odoratissima), Xoan nhừ (Choerospondias),...và cây bụi thảm tươi. + Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp tầng dưới: Phân bố ở các sườn và đỉnh các dông núi có độ cao 1000 - 1700m. Thành phần cây lá rộng chủ yếu là các loài thực vật của các họ như Theaceae, Lauraceae, Fagaceae, Magnoniaceae...Thành phần cây lá kim có các đại diện chính như Pơ mu (Forkienia hodginsii), Thông nàng (Dacryccarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriifolius). - Kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp tầng trên (độ cao 1700 - 2400m). Kiểu rừng này có hai kiểu phụ chính sau: + Kiểu rừng kín thường xanh, ẩm chủ yếu cây lá kim á nhiệt đới núi thấp tầng trên. Thành phần cây lá kim đáng kể có Pơ mu, Thông tre, Thông nàng, + Kiểu rừng kín thường xanh, ẩm chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp tầng trên.Thành phần cây lá rộng rất phong phú, chủ yếu là các loài của các họ thực vật như Dipterocarpaceae, Lauraceae, Roraceae...Đặc biệt có Đỗ quyên hoa vàng (Rhododeldron arborecum), Đỗ quyên hoa đỏ (Rhododeldron arborecum momeum), Đỗ quyên hoa trắng (Rhododeldron arboerecum ssp delavayi). - Kiểu rừng kín thường xanh ôn đới ẩm núi vừa tầng dưới (ở độ cao trên 2.400m). Đây là kiểu rừng đặc biệt hấp dẫn nhất tập trung xung quanh đỉnh Fan si pan và chóp đỉnh một số đỉnh cao như các đỉnh 2.875m, 2.751m, 2.825m, 2.807m, 2.816m. ở đây cây ít phát triển theo chiều cao, thân cong queo, có nhiều thân trên một gốc, nhiều cây có thân nằm ngang và đan xen vào nhau. Trên thân cây gỗ được bao phủ một lớp dày rêu, địa y. Các loài đỗ quyên, ở các độ cao khác nhau cho hoa có màu sắc khác nhau. Nếu theo đường lên đỉnh Fan si pan từ bản Sín Chải dọc theo đường mòn, ở độ cao 2500 - 2600m có những búi đỗ quyên thấp lè tè, lá nhỏ lăn tăn trên một tán lá xoè rộng trông như những bon sai được dầy công cắt tỉa. Càng gần đỉnh Fan si pan cấu trúc thảm thực vật càng đơn giản hơn và không phân biệt rõ rệt. Nổi trội hơn cả là các loài trúc lùn, mọc dày đặc hoặc thành thảm liên tục với chiều cao chỉ khoảng 2 - 3m. Mọc xen lẫn với trúc lùn là trúc tăm, đỗ quyên, các cây thuộc họ chè, họ hoa hồng. Hệ thực vật: VQG Hoàng Liên là một trong số rất ít những trung tâm đa dạng loài thực vật bậc nhất ở Việt Nam. Theo thống kê VQG Hoàng Liên có 2021 loài thực vật thuộc 6 ngành, 771 chi, 200 họ thể hiện qua bảng sau: Bảng 04: Bảng tổng hợp số lượng taxon các ngành thực vật bậc cao của VQG Hoàng Liên STT Ngành Tên khoa học Loài Chi Họ 1 Ngành quyết lá thông Psilotophyta 1 1 1 2 Nhành thông đất Lycopodiophyta 19 2 2 3 Ngành cỏ tháp bút Equisetophyta 2 1 1 4 Ngành dương sỉ Polypodiophyta 298 86 25 5 Ngành hạt trần Gymnospermae 13 10 6 6 Ngành hạt kín Angiospermae 6.1 Lớp một lá mầm Monocotyledoneae 323 138 24 6.2 Lớp hai lá mầm Dicotyledoneae 1368 533 141 7 Tổng cộng 2021 771 200 Nguồn: Tạp chí Lâm nghiệp số 9 năm 2003 VQG Hoàng Liên còn là nơi có số loài thực vật lần đầu tiên được thế giới biết đến mang tên địa danh Sa Pa, Fan si pan rất có ý nghĩa cho nghiên cứu khoa học. Thống kê từ các tài liệu nói về hệ thực vật ở VQG Hoàng Liên gồm các loài trong bảng sau: Bảng 05: Danh mục các loài thực vật đặc hữu mang tên Sa Pa và Fan si pan STT Tên khoa học Tên Việt Nam Aceraceae Họ Thích 1 Acer fansipanensis Gapnep Thích Fan si pan 2 Acer chapaensis Gapnep Thích Sa Pa Aquiforliaceae Họ Trâm bùi (Nhựa Ruồi) 3 Ilex chapaensis Merr Bùi Sa Pa Araliaceae Họ Ngũ gia bì 4 Aralia chapaensis Bui Cuồng Sa Pa 5 Schefflera chapana Harms Chân chim Sa Pa 6 Schefflera fansipanensis Bui Chân chim Fan si pan Asteraceae Họ Cúc 7 Ainslia chapaensis Merr ảnh lệ Sa Pa Balsaminaceae Họ Bóng nước (Móng tai) 8 Impatiens chapaensis Tardieu Móng tai Sa Pa Begoniaceae Họ Thu hải đường 9 Bgonia chapaensis Irmscher Thu hải đường Sa Pa Clehraceae Họ sơn liễu 10 Clethra Chapaensis Pham Hoang Liệt tra Sa Pa Ericaceae Họ Đỗ quyên 11 Enkyanthus chapaensis Dop Trợ hoa Sa Pa 12 Lyonia chapaensis (Dop) Merr Ca di Sa Pa 13 Vaccinium chapaensis Merr (Agapeter chapaensis Dop) Sơn châm Sa Pa 14 Rhododendro chapaensis Dop Việt quất Sa Pa Fagaceae Họ sồi dẻ 15 Catanopsis chapaensis Luong Kha thụ Sa Pa 16 Catanopsis phanxipangensis A.camus Họ Bạc hà 17 Quercus chapaensis Hickel et A.camus Sồi Sa Pa Lamiaceae Họ Bạc Hà 18 Gomphostema chapaensis Doan Đinh hùng Sa Pa Lardizabalaceae Họ Luân tôn (Lạc di) 19 Holboellia chapaensis Gapnep Hòn bo Sa Pa Magnoliaceae Họ Ngọc lan 20 Michelia chapaensis Dandy Bông Sứ Sa Pa Sabiaceae Họ Thanh phong 21 Meliorma chapaensis Gapnep ( Vidal ) Mật sạ Sa Pa Mennispermaceae Họ Tiết dê 22 Cyclea fansipanensis Gagnep Sâm Fan si pan Moraceae Họ Dâu tằm 23 Ficus chapaensis Gagnep Sung Sa Pa Primulaceae Họ Anh thảo 24 Primula chapaensis Gagnep Anh thảo Sa Pa 25 Lysimachia chapaensis Merr Lý mạc Sa Pa Raunculaceae Họ Mao lương 26 Anemone chapaensis Gagnep Phong quỳ Sa Pa Rosaceae Họ Hoa hồng 27 Rabus chapaensis Hiep et Yakovl Ngấy Sa Pa Vitaceae Họ Nho 28 Tetrastigam chapaensis Merr Tứ thư Sa Pa Urticaceae Họ Gai 29 Pellionia chapaensis Gagnep Phụ lệ Sa Pa Orchidaceae Họ Lan 30 Anoectochilus chapaensis Gagnep Kim tuyến Sa Pa 31 Cleisostoma chapaensis (Guilaumin) Garay Mật khẩu Sa Pa 32 Epigoneium chapaense Gagnep Thượng duyên Sa Pa 33 Liparis chapaensis Gagnep Nhãn điệp Sa Pa 34 Peristylus chapaensis (Gagnep) Seident Chu thư Sa Pa 35 Sarcanthus chapaensis Guillaumin Lan mỡ Sa Pa 36 Tainiachapaensis Gagnep Tài lan Sa Pa Smilaceae Họ Khúc khắc (Kim cang) 37 Smilax chapaensis Gagnep Kim cang Sa Pa Polipodiaceae Họ Ráng 38 Lepisorus chapaensis C. chr. etTardieu Quần lân Sa Pa 39 Neocheiropteris chapaensis Tu. Tân bức dực Sa Pa Theaceae Họ Chè 40 Ternstroemia chapaensis Gapnep Huỳnh nương Sa Pa 41 Abies phanxipangensis Sam hạnh (Sam Fansipan) Trong tổng số 13 loài quý hiếm nhóm IA được ghi trong nghị định 18/HĐBT thì phát hiện ở VQG Hoàng Liên có tới 6 loài, tức là gần 1/2 số loài đặc biệt quý hiếm của Việt Nam. Bảng 06: Các loài thực vật thuộc nhóm IA được ghi trong nghị định 18/HĐBT có ở VQG Hoàng Liên STT Tên loài Tên khoa học 1 Bách xanh Libecedrus macroplepis Benth et Hook. 2 Thiết sam Tsuga yunnanensis (Franch) Mast 3 Thông tre Dopocarpus brerifolius (Thunb) D. Don 4 Sam đỏ Taxus chinensis Chinh 5 Sam bông - Vân nam Smen totaxu yunnaensis Li 6 Đinh tùng (Phỉ) Cephlotaxus hainanensis H.L.Li Riêng Fan si pan có khoảng 210 họ, 682 chi và trên 1700 loài từ ngành rêu đến ngành có hạt (Trần Đình Lý và cộng sự, 1995). Trong hệ thực vật Fan si pan có nhiều yếu tố: Yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới được đặc trưng bởi các họ nổi tiếng như: họ Thích, Long não, Chè, Mộc Lan, Đơn nem, Dẻ, Sau sau. Yếu tố này thường gặp ở độ cao 2000m trở nên. Đặc trưng cho các yếu tố này là các chi: Paris họ Vương tùng; Betula, Alnus họ Bạch dương (Betulaceae); Leucothoea, Enkyanthus, Pieris, Rhododendron, Vaccinium họ Đỗ quyên (ericaceae); Celtis, Ulmus họ Du (Ulmaceae); Fagus, Castanopsis họ Dẻ (Fagaceae); Aesculus họ Kẹn (Hippocastanaceae); Getiana họ Long đởm (Gentianaceae)... Yếu tố đặc hữu được thể hiện ở Fan si pan có 18 loài Lan đặc hữu trong số 19 loài đặc hữu ở Bắc Bộ hoặc chi Carex thuộc họ Cói có 7 loài đặc hữu Bắc Bộ thì 6 loài có ở Fan si pan. Ngoài ra hệ thực vật còn mang tính chất cổ xưa, nguyên thuỷ. Điều đó được thể hiện ở Fan si pan có tới 30 họ có 1 chi với ít loài và nhiều họ chỉ có một loài như: Họ Chuông đài, Tục đoạn, Ngũ mạc, Đuôi ngựa, Huyết đằng, Tinh tiết và Tô sơn. Các họ mang tính chất nguyên thuỷ như Mộc Lan, Na, Hoa sói, Phòng kỷ, Mao Lương, Long não... Không những ở Fan si pan có nhiều họ nguyên thuỷ mà còn có nhiều chi nguyên thuỷ còn sót lại như: Exbucklandia, Rhodoleia thuộc họ Sau sau; Abies, Tsuga thuộc họ Thông; Fokienia thuộc họ Hoàng đàn; Sargentodoxa thuộc họ Huyết đằng. Hệ động vật cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Cho đến nay các nhà khoa học đã xác định được ở Fan si pan có tới 327 loài thuộc 78 họ, 26 bộ của riêng các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 11 loài, 32 loài chim, 8 loài thằn lằn và 6 loài ếch nhái. Các loài thú quý hiếm như vượn đen, voọc đen, cầy gấm, cầy mực, báo, hổ... Tuy nhiên tình trạng nguồn lợi động vật rừng hiện nay đã suy giảm rất nhiều do người dân săn bắn, phá rừng. Những loài động vật còn số lượng nhiều đều là những loài có kích thước nhỏ và giá trị kinh tế không cao. Bảng 07: Bảng các loài chim đặc hữu cho kiểu khí hậu á nhiệt đới ở VQG Hoàng Liên – SaPa STT Tên loài Tên khoa học 1 Chuối tiêu đất Pellorneum tickelli 2 Khướu đuôi cụt Rimator malacoptilus 3 Hoét đuôi cụt xanh Brachypteryx montana 4 Hoét đuôi cụt mày trắng Brachypteryx leucophrys 5 Hoét đuôi cụt bụng vằn Beachypteryx stellata 6 Oanh đuôi nhọn mày trắng Erithacus indicus 7 Đuôi đỏ xanh Rhyacoris fuliginosus 8 Đuôi đỏ đầu trắng Phoenicurus leucocephalus 9 Hoét đuôi dài Hodgsonius phaenicuroides 10 Chích choè nước đốm trắng Enicurus 11 Chích choè nước lưng đốm Enicurus maculatus Bảng 08: Các loài bò sát đặc hữu ở Sa Pa STT Tên loài Tên khoa học 1 Thạch sùng Sa Pa Hemiphuylloduetylus chapaensis 2 Đuôi Japalura swinhonis 3 Rắn hổ mang núi Dipsas monticola 4 Rắn bành mũi Sa Pa Parahabdophis chapaensis 5 Rắn hổ đất Plagiopholis delacouri 6 Rắn rồng đầu đen Subynophis melancephalus 7 Rắn lục géc đơn Trimer esurusjerdoni 8 Rắn lục mũi hếch Deinaglisrondon acutus Như vậy sự đa dạng phong phú của các loài sinh vật mang tính đặc trưng, đặc hữu cao ở Fan si pan không những hấp dẫn đối với khách du lịch leo núi mà còn thu hút các nhà khoa học và những người muốn khám phá, tìm hiểu về Fan si pan. 5.1.2 TNDL nhân văn San Sả Hồ và Lao Chải là 2 xã có gần 100% người H'Mông sinh sống, người Kinh chỉ chiếm 4 - 5%. Do đó những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều như nhau. Các sản phẩm văn hoá phục vụ du lịch gồm: * Địa bàn cư trú và kiến trúc nhà ở: Khác với người Tày sinh sống ở vùng thấp có kiểu kiến trúc nhà sàn cao và thoáng mát, người H'Mông sống ở độ cao 800 - 1800m nên có kiến trúc nhà trệt thấp và kín để chắn gió. Nguyên vật liệu để làm nhà chủ yếu là gỗ, kể cả mái lợp. Các tấm ván gỗ được ghép lại với nhau để tạo thành tường nhà mà không có khớp nối hoặc đinh, còn mái lợp là những tấm ván gỗ nhưng chủ yếu là gỗ Pơ mu, một loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế và đặc hữu cao. Kiểu làm nhà này có liên quan mật thiết đến thói quen sống du canh du cư, nhà luân chuyển đến nơi ở mới của người H'Mông. Nhà thường rộng 4 - 5 gian, số phòng trong một căn nhà của người H'Mông phụ thuộc vào quy mô của gia đình đó, phòng bếp được làm ở trong nhà. Khi người con trai kết hôn, căn phòng lớn trong nhà sẽ được ngăn ra cho cặp vợ chồng mới cưới. Nhà chăn nuôi gia súc của người H'Mông cũng được làm bằng gỗ, gần nhà ở nhưng cao và thoáng hơn. * Trang phục truyền thống: Trang phục của người H'Mông có màu chàm sẫm, may bằng vải lanh tự dệt. Nam mặc áo cánh và quần lá tọa. Phía ngoài còn khoác một cái áo không có tay, xẻ 3 tà, cổ áo cao, viền cổ và các tà áo thường được thêu bằng chỉ màu đỏ, xanh. Đầu đội mũ tròn màu đen ôm lấy đỉnh đầu, chân đi dép. Nữ mặc váy ngắn đến đầu gối, áo dài tay xẻ 3 tà dài bằng váy, có dây đai thắt ngang lưng. Viền các tà áo và cổ áo cũng thêu chỉ xanh, đỏ, vàng sặc sỡ nổi bật hơn áo nam, giữa tay áo hoặc cổ tay áo thêu các hoa văn hình chữ chi, hình rô. Bắp chân quấn sà cạp, đầu đội khăn xếp, tóc quấn trong khăn. Màu sắc chủ yếu trên trang phục ngày thường của người H'Mông là màu chàm sẫm nên họ có tên gọi cụ thể hơn là người H'Mông đen. Trang phục trong ngày cưới hoặc mặc trước khi sang thế giới bên kia của người H'Mông lại rực rỡ sắc màu bởi các băng dải đỏ, màu vàng chồng chất bả vai, ống tay, thân váy. Ngoài ra cả nam và nữ người H'Mông đều mang đồ trang sức bằng bạc, nam thường đeo vòng ở cổ còn nữ đeo cả ở cổ, tay và tai. Những chiếc hoa tai của người phụ nữ H'Mông hình trăng khuyết chạm khắc các hoa văn chìm thô mộc nhưng rất có hồn. * Phong tục tập quán: Do địa hình dốc người dân đã sáng tạo làm những mảnh ruộng kiểu bậc thang ôm lấy đồi núi, thoải dần theo độ dốc khác nhau hình thành nên cánh đồng ruộng bậc thang đẹp mắt rất độc đáo. Cánh đồng ruộng bậc thang đẹp nhất và có bề dày lịch sử lâu đời nhất là ruộng bậc thang ở xã Lao Chải. Từ nhiều đời ông cha để lại, ruộng bậc thang ở đây rất nhiều chạy dọc theo sườn núi và ở hai bên bờ suối Mường Hoa, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho phong cảnh thung lũng Mường Hoa. ở San Sả Hồ ruộng bậc thang ít hơn và mới được làm còn phân tán, không tập trung như ở Lao Chải vì có những khoảnh rừng hỗn giao lá rộng, những mảng tre, luồng chia cắt những cánh đồng ruộng bậc thang nhưng dưới tán rừng hỗn giao lá rộng là những nương thảo quả xanh tốt bạt ngàn. Diện tích trồng thảo quả ở San Sả Hồ chiếm khoảng 333.5ha trong khi ở Lao Chải chỉ có 70.4ha. Cùng với lúa và thảo quả người dân trồng thêm ngô, khoai, sắn, chàm, lanh dệt vải và chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm như trâu bò, lợn, gà, ngựa, dê. Người H'Mông có tục kéo vợ, nghĩa là người con trai khi muốn cô gái về làm vợ mình anh ta hoặc cùng một số người bạn kéo cô gái về nhà mình ở khoảng 3 - 4 ngày, nếu thấy hợp ý nhau thì tổ chức đám cưới, nếu không hợp ý nhau thì thôi, cô gái sẽ trở lại nhà mình. Nghi lễ cưới của người H'Mông là một sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc. Từ các nghi thức hát của ông mối (hát xin mở cửa, hát xin chỗ treo ô, hát xin mời thuốc, mời rượu...). Lễ vật cho nhà gái khi cưới là 100 đồng bạc trắng và 100kg thịt lợn. Nhưng đến nay thực hiện theo nếp sống mới, quy định chỉ còn 20 đồng bạc trắng và 50kg thịt lợn. * Tổ chức quan hệ xã hội: Người H'Mông sống trong một nhà hòa thuận đầm ấm, đến tuổi dựng vợ gả chồng thì người H'Mông tách nhau ra ở riêng. Hôn nhân của người H'Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời nên rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương xuống chợ và đi hội. * Nghề truyền thống: Người H'Mông nổi tiếng với nghề dệt vải và thêu các hoa văn trên trang phục của mình. Nguyên liệu dệt của người H'Mông là cây lanh, trong quá trình dệt sợi lanh đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn. Sau khi sợi được se thành chỉ sẽ được quấn thành cuộn và nghiền nát để bỏ được các đầu nút, giúp cho sợi chỉ khoẻ và dễ dệt hơn. Ngoài ra còn có nghề rèn, nghề đan nát. * Các lễ hội: Trước kia người H'Mông có rất nhiều lễ hội và các phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu. Hiện nay người dân thực hiện nếp sống mới, bỏ đi những phong tục lạc hậu, các lễ hội kéo dài ngày càng được rút ngắn lại rồi mai một dần chỉ còn một số lễ hội phổ biến như lễ Tết, lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nào Sồng. Tết cổ truyền của người H'Mông được tổ chức vào tháng 12 âm lịch. Trong dịp tết nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn gọi bạn. Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào những ngày nửa đầu tháng giêng, tại một khu đồi hay ruộng bằng phẳng gần làng, giữa trồng một cây tre giống như cây nêu ở miền xuôi, trên ngọn treo miếng lụa hoặc nhiễu đỏ. ý nghĩa của lễ hội là cầu mệnh, sức khoẻ, đông con cái, làm ăn thịnh vượng, chăn nuôi phát đạt. Sau phần lễ mang nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh thần là phần hội với những trò chơi dân tộc như đánh pao, đánh võ, đua ngựa, bắn súng, bắn nỏ, múa khèn, thổi sáo, chọi gà mang tính cộng đồng thu hút nhiều trẻ già, trai gái tham gia. Lễ hội Nào Sồng (ăn thề đầu năm) được tổ chức nào ngày thìn tháng giêng tại khu rừng cấm của làng. Sau khi cúng thổ địa, mọi người bàn bạc xây dựng hương ước bảo vệ rừng, lễ ăn thề và bầu ra người đầu hội. Các lễ hội đều xuất phát từ tín ngưỡng, phồn thực tức là biểu hiện của niềm mơ ước về sự sinh sôi nảy nở của con người, gia súc, mùa màng. * Văn nghệ dân gian: Các dụng cụ âm nhạc của người H'Mông: khèn, đàn môi, kèn lá và sáo được trình diễn trên đường xuống chợ, khi những đôi trai gái muốn gửi gắm tình cảm của mình vào những âm thanh của các dụng cụ âm nhạc truyền thống của họ. Điệu múa khèn, các làn điệu dân ca của người H'Mông cũng rất phong phú, đặc sắc mang tính chất trữ tình và những câu hát thường không ăn khớp với nhau mà tuỳ thuộc vào khối lượng kiến thức về văn học, nghệ thuật của mỗi người, những người già thường biết nhiều hơn về những nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình. * Tín ngưỡng tôn giáo: Người H'Mông thờ cúng tổ tiên. Khi cúng thì chủ yếu là thầy cúng, họ thường lập bàn thờ chỉ là một tờ giấy hình chữ nhật ở trên bức vách hậu gian giữa. Ngoài ra người H'Mông còn thờ cúng một hệ thống ma nhà, ma côt...Một số nhà theo đạo Kitô giáo, đạo tin lành. 5.2 Kết quả khảo sát Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải 5.2.1 Khái quát chung VQG Hoàng Liên nằm ở phía đông bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, hầu hết có độ cao trên 1000m, đặc biệt nơi đây có đỉnh Fan si pan cao 3143m và hệ sinh thái rừng á nhiệt đới và ôn đới phân bố ở các độ cao khác nhau duy nhất của Việt Nam. Từ đặc điểm này đã tạo ra cho VQG Hoàng Liên có tính đa dạng sinh học vào bậc nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở nước ta và đã thu hút nhiều nhà khoa học tới đây nghiên cứu về rừng và đa dạng sinh học. Trong địa bàn VQG Hoàng Liên còn nhiều dân tộc sinh sống, chứa đựng nhiều nét văn hoá dân tộc độc đáo cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp đã thu hút và hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hoá, chinh phục đỉnh Fan si pan ngày càng đông. Hiện nay, ở Sa Pa có nhiều tuyến du lịch khác nhau, trong đó có 6 tuyến được khai thác trong VQG Hoàng Liên. Các tuyến này khai thác trên cơ sở điểm đến là các làng, bản và có đi qua một số hệ sinh thái của VQG. Riêng tuyến leo núi Fan si pan không đi qua làng bản nào ngoại trừ điểm xuất phát, toàn bộ chuyến đi sẽ phải xuyên rừng vượt dốc. Du khách sẽ tận mắt chứng kiến sự đa dạng phong phú của hệ thực vật cùng với các kiểu thảm thực vật thay đổi theo độ cao, tính đa dạng của hệ sinh thái, cảnh quan. Đối với các tuyến du lịch đi qua làng bản, du khách sẽ được tìm hiểu khám phá bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số H'Mông, Dao, Tày mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng đặc biệt nhất là người H'Mông vừa chiếm số đông vừa có các hoạt động kinh tế xã hội của họ gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Đến nay họ vẫn còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ cổ xưa với bản sắc văn hóa rất độc đáo, đối lập với những gì mà con người xã hội hiện đại thường gặp. San Sả Hồ và Lao Chải nằm trong vùng lõi của VQG Hoàng Liên, là hai xã có gần 100% người H'Mông sinh sống, có đỉnh Fan si pan, thung lũng Mường Hoa là những TNDL đặc trưng, độc đáo và hấp dẫn nhất trong hệ thống TNDL VQG. Trong 6 tuyến du lịch diễn ra trong VQG Hoàng Liên thì có 5 tuyến diễn ra ở San Sả Hồ và qua Lao Chải. 5.2.2 TNDL phục vụ Trekking tour - TNDL tự nhiên: Tài nguyên rừng với các hệ sinh thái rừng phân bố ở các độ cao khác nhau, có các loài cây đặc trưng riêng. Hệ động thực vật phong phú đa dạng và quý hiếm với nhiều loài đặc hữu. Hệ thống đồi núi cao đồ sộ, địa hình đa dạng tương phản và độc đáo hấp dẫn nhất là đỉnh Fan si pan cao 3143m. Nhiều suối và thác nước đẹp điển hình là suối Mường Hoa, thác Cát Cát, thác Bạc. Thung lũng Mường Hoa với phong cảnh thiên nhiên và phong cảnh làng bản đặc trưng cho vùng núi Tây Bắc. Ngoài ra xen giữa làng bản của người H'Mông ở San Sả Hồ và Lao Chải là những khu rừng cấm, rừng thiêng của làng. - TNDL nhân văn: Bản sắc văn hóa H'Mông đặc trưng bởi kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống, phương thức canh tác ruộng bậc thang, phong tục tập quán, nghề trồng lanh, dệt vải và những nương tràm, nương thảo quả. Các lễ hội truyền thống có sức hấp dẫn đặc biệt như lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nào Sồng. Các nhạc cụ truyền thống như khèn, đàn môi, kèn lá. Các công cụ lao động, cối nước giã gạo, máy phát điện với công suất nhỏ sử dụng sức nước, nhà máy thuỷ điện xây dựng từ thời Pháp thuộc, cầu treo. 5.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ Trekking tour ở Lao Chải chưa có một nhà dân nào là cơ sở lưu trú cho khách. Trường học ở Lao Chải là một điểm dừng chân nghỉ ngơi và ăn trưa của du khách. Lao Chải là điểm đến đầu tiên trong lộ trình Lao Chải - Tả Van nên họ rất ít sử dụng các dịch vụ về đồ uống hay đồ ăn nhẹ. Dọc con đường mà khách du lịch đi từ UBND xã đến thôn Lý Lao Chải có 4 quầy bán đồ uống và đồ ăn nhẹ, một trạm dừng chân gần xã Tả Van. Qua suối Mường Hoa có 4 cầu treo phục vụ việc đi lại và một số gia đình bán đồ thổ cẩm tại nhà khi khách ghé thăm, hàng hoá chủ yếu là quần áo thổ cẩm. ở xã San Sả Hồ có 6 nhà nghỉ, một nhà câu lạc bộ cộng đồng, một trạm y tế có thể phục vụ khách du lịch. Hệ thống đường bê tông ở thôn cát cát và 2 cầu treo bắc qua suối mường hoa, phục vụ việc đi lại cho người dân và khách du lịch. Riêng tuyến Fan si pan, cơ sở vật chất hầu như không có gì, ngoài một số điểm dừng chân, cắm trại và nghỉ qua đêm chủ yếu dựa vào tự nhiên có sẵn, điểm xuất phát tại Núi Xẻ có một vài bậc bê tông. Đường lên thác Bạc có đường bằng các bậc bê tông và cầu sắt để ngắm thác Bạc rất thuận lợi. Ngoài ra còn có rất nhiều quầy bán hàng lưu niệm trên tuyến đường Cát Cát - Sín Chải và 8 quầy bán thổ cẩm, đồ lưu niệm, đồ ăn nướng ở chân thác Bạc. 5.2.4 Sự tham gia của cộng đồng Hoạt động du lịch phát triển, kéo theo số người tham gia vào các hoạt động du lịch ở San Sả Hồ và Lao Chải cũng lớn hơn so với các xã khác. Sự tham gia chủ yếu thông qua hoạt động bán hàng thổ cẩm, đồ uống, bánh kẹo và hoa qủa, làm hướng dẫn viên du lịch, người dẫn đường, xe ôm và khuân vác đồ đạc cho khách đi Fan si pan. ở thôn Sín Chải xã San Sả Hồ có thêm các cơ sở lưu trú, phục vụ khá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2993.doc
Tài liệu liên quan