Chương 1:
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời gian gần đây khái niệm niệm "đô thị sinh thái" được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Khái niệm này xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX ở các nước phát triển đề cập đến vấn đề chất lượng môi sinh của đô thị với các tiêu chí rất cụ thể nhằm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho các cư dân đô thị.
Đô thị hóa diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội. Để giải quyết các vấn đề môi trường đô
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trong bối cảnh phức tạp như vậy đối với các nước đang phát triển, quy hoạch đô thị sinh thái là một giải pháp phù hợp. Đây là giải pháp quy hoạch có tính định hướng, áp dụng vào thực tế những kiến thức mới nhất và kinh nghiệm từng trải của các nước phát triển nhằm hướng thẳng tới một đô thị hiện đại mà không vấp phải những vấn đề của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa bùng phát trên diện rộng.
Đô thị sinh thái là một khái niệm gắn liền với các tiêu chí cụ thể và gắt gao nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép cư dân tận hưởng tối đa chất lượng cuộc sống với sự tác động tối thiểu đến thiên nhiên. Việc xây dựng các khu đô thị sinh thái ngày càng chứng minh được tính ưu việt trước yêu cầu gìn giữ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại hiện tượng ấm lên của trái đất.
Thành phố Qui Nhơn là một trong 3 trung tâm kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Thành phố Qui Nhơn cũng là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Bình Định.Thành phố Qui Nhơn có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ góp phần quan trọng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của thành phố làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn. Nhưng bên cạnh đó nó cũng làm cho chất lượng môi trường tự nhiên ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội thành phố Qui Nhơn và dựa trên những cơ sở đó để đưa ra những giải pháp quản lý môi trường hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu các vấn đề môi trường tự nhiên, xã hội do tốc độ đô thị hóa gây ra là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố. Mà giải pháp xây dựng đô thị sinh thái đang là một trong những giải pháp quản lý môi trường hiệu quả đang được nguyên cứu áp dụng hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUI NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH NHẰM XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO HƯỚNG KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI” để thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu chính sau đây:
Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn.
Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn
Phân tích, đánh giá công tác quản lý môi trường của các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn
Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái cho thành phố Qui Nhơn.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Để đạt được các mục tiêu như đã đề ra ở trên, Đề tài đã tiến hành các nội dung công việc sau đây:
Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên , xã hội và tình hình phát triển kinh tế thành phố Qui Nhơn.
Phân tích, xác định các loại chất thải do hoạt động sống trong khu đô thị gây ra có khả năng gây ảnh hưởng tới môi trường.
Đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động của khu đô thị gây ra tới môi trường xung quanh, dự báo phạm vi, mức độ ô nhiễm từ các loại chất thải khác nhau phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường.
Xem xét đánh giá hiệu quả của các hệ thống xử lý môi trường hiện có trên địa bàn thành phố Qui Nhơn
Xem xét các mô hình, biện pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái trên thế giới và Việt Nam.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại địa bàn thành phố Qui Nhơn.
Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái cho thành phố Qui Nhơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là:
Phương pháp tổng hợp và xử lý các tài liệu liên quan đến đề tài: tài liệu về hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn; tài liệu về tình hình quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn; tài liệu về tình hình đầu tư xử lý môi trường tại địa bàn thành phố Qui Nhơn; tài liệu về nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm, thành phần, tính chất, và các tác động đến môi trường của các nguồn thải,...
Phương pháp điều tra, thống kê: sử dụng phiếu điều tra hiện trạng môi trường tại thành phố Qui Nhơn
Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp lấy mẫu phân tích;
Phương pháp so sánh (với các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường) để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Qui Nhơn
Phương pháp toán học: xác suất thống kê, xử lý và phân tích số liệu;
Các công cụ và phần mềm máy tính thông dụng khác.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do khả năng và thời gian có hạn, đồ án sẽ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không gian và trên các đối tượng sau:
Phạm vi nghiên cứu: được giới hạn trong phạm vi thành phố Qui Nhơn
Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các vấn đề liên quan đến hiện trạng môi trường tại thành phố Qui Nhơn nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái.
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI
2.1. Khái niệm khu đô thị sinh thái:
Khái niệm về đô thị sinh thái xuất hiện vài chục năm trở lại đây. Thế kỷ XVIII, Ebenezer Howard (người Anh) đã đề cập đến mô hình TP vườn, TP được quy hoạch và xây dựng với các không gian xanh và vành đai xanh, các phân khu chức năng như khu dân cư, KCN, nông nghiệp được xây dựng khá tách biệt. Lúc đó, mọi người đều cho rằng đó là mô hình không tưởng.
Cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều vấn đề môi trường đã nảy sinh do tốc độ phát triển kinh tế và tỷ lệ đô thị hóa các TP trên thế giới rất cao như: Tài nguyên khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Công nghiệp hóa dẫn tới tầng ozon bị thủng, trái đất nóng lên, nước biển dâng… đô thị cũng tồn tại những bất cập như nghèo đói, quá tải về hạ tầng… Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được đô thị sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy khái niệm đô thị sinh thái ra đời.
Đô thị sinh thái là một khái niệm gắn liền với các tiêu chí cụ thể và gắt gao nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép cư dân tận hưởng tối đa chất lượng cuộc sống với sự tác động tối thiểu đến thiên nhiên. Việc xây dựng các khu đô thị sinh thái ngày càng chứng minh được tính ưu việt trước yêu cầu gìn giữ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại hiện tượng ấm lên của trái đất.
Bốn nguyên tắc chính của thành phố sinh thái:
Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.
Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người.
Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng.
4. Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.
2.2. Tổng quan các mô hình quản lý môi trường khu đô thị theo hướng khu đô thị sinh thái:
Có 2 loại hình đô thị sinh thái: Đó là đô thị sinh thái cho vùng đô thị mới hoặc là đô thị cũ được sửa chữa, thay đổi trong điều kiện có thể thành đô thị theo kiểu đô thị sinh thái.
2.2.1. Mô hình đô thị cũ cải tạo thành đô thị sinh thái:
Phải mất nhiều thời gian. Ở Nhật, người ta đã cải tạo thành công một khu hải cảng cũ thành đô thị sinh thái. Chính quyền TP Kitakyushu đã đưa ra quyết tâm xây dựng một đô thị sinh thái trên một khu rộng hơn 200ha, số tiền chi phí lên đến 6 tỷ đô-la Mỹ và phải mất 17 năm. Để thực hiện được điều này cần giải pháp đồng bộ: từ công tác quy hoạch, chương trình phát triển, nguồn kinh phí (bao gồm cả phần cứng cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật, cải tạo nhà dân…), ý thức của người dân…
Hình 1: Khu đô thị sinh thái SymbioCiyt (Thụy Điển)
2.2.2. Mô hình đô thị sinh thái xây dựng mới:
Thì việc xây dựng thường phải gắn với điểm dân cư hoặc đô thị nhỏ hiện có. Tại Việt Nam, Cty Buốc-bông An Hòa mong muốn xây dựng KCN sinh thái gắn với đô thị Trảng Bàng (Tây Ninh). Vấn đề xảy ra là quy hoạch KCN đã phê duyệt, quy hoạch huyện Trảng Bàng cũng đã được phê duyệt và muốn xây dựng phải điều chỉnh cả quy hoạch KCN và quy hoạch huyện Trảng Bàng. Để xây dựng nơi đây thành một đô thị sinh thái thì trước hết phải có quyết tâm của chính quyền (cả hỗ trợ về cơ chế chính sách, hỗ trợ hạ tầng khung), nhà đầu tư quyết tâm, nâng dần ý thức người dân. Nếu làm theo đúng lộ trình, nhanh cũng phải mất từ 15 - 20 năm, có khi gần cả một thế hệ.
2.3. Các tiêu chí qui hoạch xây dựng khu đô thị sinh thái:
Các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện …
- Về kiến trúc: các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh.- Sự đa dạng sinh học của đô thị: phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí.- Giao thông và vận tải: cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.- Công nghiệp của đô thị sinh thái: sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.- Kinh tế đô thị sinh thái: là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
Để qui hoạch một đô thị sinh thái phải đảm bảo thực hiện các tiêu chí cụ thể sau đây:
Có diện tích cây xanh cao, tính trên đầu người 12 – 15m2, có mảng xanh, bãi cỏ bờ sông, giữa khu dân cư và công nghiệp.
Các trục lộ giao thông cũng cần cây xanh, cây che bóng ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi oxy.
Bảo đảm nguồn nước cấp 150 – 200 lít/ngày/người; xử lý triệt để nước thải.
Hệ thống giao thông và những phương tiện giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho lưu thông, không gian thoáng.
Tăng cường hệ thống giao thông thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho sông rạch.
Bố trí quy hoạch khu nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ, cửa hàng, nơi vui chơi giải trí hợp lý để con người giảm bớt đi lại bằng phương tiện cơ giới.
Không cho chất thải làm ô nhiễm môi trường đất, sử dụng quỹ đất thành phố thích hợp để vừa có đất xây dựng cơ sở hạ tầng vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, đất cho rừng phòng hộ môi trường.
Không khai thác nước ngầm quá mức gây mất nguồn tài nguyên, ô nhiễm nước ngầm và sụt lún. Bảo đảm sự cân bằng nước tự nhiên trên lưu vực sông xây dựng các đô thị.
Quy mô dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp với khả năng “chịu tải” (khi quy hoạch phải tính kỹ) của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường không khí không vượt quá ô nhiễm cho phép. Hạn chế sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên.
Diện tích mặt nước (ao, hồ, sông, rạch) cân đối với diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ.
Luôn quy hoạch hồ điều hòa những nơi có thể để hạn chế ngập.
Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ).
Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín.
Cần có hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên để điều chỉnh kịp thời.
Gắn sinh thái đô thị với văn hóa bản địa, tập quán sông nước, với du lịch sinh thái.
2.4. Mô hình “làng sinh thái” trong khu đô thị:
“ Làng sinh thái” là một kết quả thực tế của sự mong muốn của con người nhằm tiềm ra mội lối sống bền vững dựa trên thái độ và cách tiếp cận đối với vấn đề loại bỏ chất thải.
Ở nhiều nơi, chu trình nguyên vật liệu truyền thống đã chuyển sang các dòng nguyên vật liệu mới, rộng lớn từ cơ sở TNTN sang cả chất thải.
Làng sinh thái là một bằng chứng tốt cho cách tiếp cận tái chế, quản lý các dòng tái chế hiệu quả để giải quyết vấn đề rác thải.
Trong làng sinh thái, nhà ở thường thuộc kiểu tiêu thụ năng lượng thấp, với tổng nhu cầu không quá 10.000kWh/năm (< 1/3 mức tiêu thụ hiện nay).
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như: hàng hóa được chuyển đến các kiôt bán lẻ trong khu ở, người dân chỉ cần đi bộ là có thể mua được sản phẩm.
Thực hiện cơ chế tự cung , tự cấp đối với các loại rau quả, hoa và cả cây lấy gỗ.
Sử dụng phế thải hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân bón (compost) là một triển vọng vì vừa giảm được lượng CTR hữu cơ, làm sạch nước và lại tăng năng suất thực vật.
2.5. Một số mô hình khu đô thị sinh thái trên thế giới và Việt Nam:
2.5.1.Trên thế giới:
+ Khu đô thị CURITIBA (Brazil) đã thành công trong xây dựng khu đô thị theo mô hình khu đô thị sinh thái.
Một số biện pháp chủ yếu được áp dụng là:
Phát huy tối đa công suất của xe buýt công cộng, đây là những xe buýt chạy nhanh nhất và rẻ nhất Brazil.
Mở rộng hệ thống đường giao thông.
Giao thông bị hạn chế ở một số đường phố và một số đường khác có qui định hạn chế tốc độ giao thông. Kết quả đây là nơi có ít tai nạn giao thông nhất Brazil.
Diện tích mảng xanh tăng lên 100 lần chỉ trong vài năm
Lượng xăng dầu tiêu thụ thấp hơn 30% so với mức trung bình ở các thành phố khác của Brazil.
+ Ở Thụy Điển, người ta đã xây dựng Symbio City (thành phố có sự phối hợp các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả và tiết kiệm nhất) tại khu hải cảng cũ của Stockholm. Đây cũng là đô thị đầu tiên trên thế giới vận hành theo tiêu chuẩn bền vững với môi trường.
Tại TP có 11 nghìn nóc nhà này, rác thải được tái chế làm nhiên liệu sưởi ấm; các tòa nhà lắp các tấm pin mặt trời.
TP có một nhà máy điện chạy bằng sức gió; nước mưa được thu gom, xử lý và tận dụng cung cấp trở lại cho hệ thống các nhà vệ sinh, giúp giảm bớt khai thác nước ngầm…
Ở Việt Nam:
+ Phú Mỹ Hưng được coi là khu đô thị mới với môi trường sạch đẹp và không gian sống lý tưởng và các tiện ích đi kèm như nhà ở, khu mua sắm, bệnh viện, trường học, công viên...Mới đây, tập đoàn này đã đầu tư 200 triệu đô-la Mỹ trong giai đoạn một cho dự án Hồ Bán Nguyệt với 300 căn hộ cao cấp cho thuê, 10.000 m2 văn phòng, 22.000 m2 dành cho khu bản lẻ. Với lợi thế tiên phong, Phú Mỹ Hưng được coi là một trong những đơn vị kinh doanh bất động sản cao cấp uy tín tại Việt Nam hiện nay.
Hình 2: Khu đô thị sinh thái Phú Mỹ Hưng
+ Dự án đô thị sinh thái đẳng cấp thuộc khu vực TP.HCM chính là Đảo Kim Cương (Diamond Island) - hòn đào duy nhất nằm trên sông Sài Gòn thơ mộng, một khu vực sinh thái với cảnh quan sông nước hữu tình không nơi nào sánh được. Dự án này có một vị thế địa lý rất đẹp: nằm biệt lập với diện tích hơn 50 ha ở Quận 2, ngay ngã ba sông Sài Gòn và sông Giông Ông Tố - một vị trí mà theo lời một vị chuyên gia phong thủy người Singapore là "thanh long thụ châu" (ngọc trong miệng rồng). Với khu đô thị mới Thủ Thiêm và các dự án xây dựng hạ tầng chiến lược như cầu Thủ Thiêm, đường hầm qua sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ và cầu Ba Son, dự án xa lộ Hà Nội mở rộng cùng với tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố..., Quận 2 sẽ thật sự trở thành chọn lựa hàng đầu của cư dân, những người mong muốn tìm cho mình một nơi cư trú lý tưởng, tiện nghi mà gần gũi với thiên nhiên. Cũng vì những lý do này mà báo chí đã gọi Diamond Island là “Manhattan thứ ba" khi nhận ra nét tương đồng về vị trí địa lý của hòn đảo, cũng như tiềm năng về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Quận 2 trong tương lai gần.
Hình 3: Khu đô thị sinh thái Đảo kim cương (Diamond Island)
+ Gần đây, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về kế hoạch hình thành khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước - một ốc đảo sinh thái nằm giữa lòng Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) cách TP. HCM 40km về hướng bắc. Khu đô thị do SP Setia của Malaysia làm chủ đầu tư này hứa hẹn sẽ là một nơi sinh sống lý tưởng, giúp cư dân tìm thấy sự thoải mái và thư giãn trong một môi trường xanh và sạch.
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUI NHƠN
3.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN:
3.1.1.Vị trí địa lý:
Thành phố Qui Nhơn nằm ở cực Nam của Tỉnh Bình Định, tại vĩ độ 130046’ vĩ độ Bắc và 119014’ kinh đông , được bao quanh bởi huyện Tuy Phước và Phù Cát về phía Bắc và huyện Sông Cầu - Tỉnh Phú Yên về phía Nam. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước.
Thành phố Qui Nhơn cách Hà Nội về phía Nam khoảng 1060 km và cách Thành phố Hố Chí Minh 640 km về phía Bắc được nối liền hai thành phố bằng quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Thành phố đã được chính thức thành lập cách đây hơn 100 năm, mặc dù nó có lịch sử phát triển song song với nền văn hóa Chăm Pa vào thế kỷ XI và triều đại Tây Sơn cảng Thị Nại trong nửa đầu thế kỷ XVIII. Qui Nhơn là trung tâm kinh tế , chính trị , xã hội – văn hóa của Tỉnh Bình Định. Đây là thành phố Cảng, đặc biệt tuyến đường thủy và đường bộ quốc nội tại Nam Trung Bộ của Việt Nam. Đây cũng là cửa ngõ của Tây Nguyên, Nam Lào, Bắc Campuchia và Thái Lan đến biển Đông.
Vào năm 1998,Thành phố Qui Nhơn đã được công nhận là một trong 3 trung tâm thương mại du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ cùng với Đà Nẵng và Nha Trang.
3.1.2. Đặc điểm địa hình:
Thành phố Qui Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, bãi, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Thành phố Qui Nhơn chia làm hai khu vực: khu vực thành phố cũ và khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai.
Khu vực thành phố cũ: khu vực này được gọi là khu vực thành phố cũ vì nó gần như bị phá hoại hoàn toàn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và được tái xây dựng sau khi chiến cuộc kết thúc. Khu vục thành phố cũ nằm sát bờ biển nhưng ở giữa khu vực nội thành có núi Bà Hỏa cao 279,2m và núi Vũng Chua cao 500m chia thành phố thành hai khu vực : Khu vực nội thành (phía Đông núi Bà Hỏa) và khu vực phường Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu (phía Tây núi Bà Hỏa).
Khu vực nội thành có địa hình tương đối bằng phẳng: độ cao thay đổi từ 1,5 - 4m, hướng dốc nghiên từ núi ra biển và từ núi về các triền sông, độ dốc trung bình từ 0,5 % - 1 %, khu vực gần sông Hà Thanh có độ dốc thấp hơn (từ 0 - 2m) và thường bị ngập lụt trong mùa mưa bão.
Khu vực phường Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu – Long Mỹ nằm hai bên Đông và Tây của Quốc lộ 1A là thung lũng kẹp giữa núi Bà Hỏa và núi Hòn Chả. Địa hình phía Tây đường Quốc lộ 1A tương đối bằng phẳng có cao độ từ 5,5m đến 8m với độ dốc từ 0,5% - 1,5% rất thuận lợi cho xây dựng, khả năng thoát nước tự nhiên tốt và không bị úng lụt. Địa hình phía Đông Quốc lộ 1A thấp trụng khó thoát nước và phần lớn là ruộng lúa. Cao độ thấp nhất là 1,1m. Cao độ cao nhất là 15m. Thường bị ngập úng dưới 2,5m.
Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai là một cồn cát ngang ổn định có bề rộng từ 1 km - 4,5m. Chiều dài của bán đảo khoảng 18 km. Cao độ lớn nhất là 315m, cao độ thấp nhất là -0,3m, độ cao trung bình là 15m. Địa hình có độ dốc từ 0,5% - 2%. Bán đảo không bị ngập lụt.
Đặc điểm địa chất:
Căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất của các dự án đã được tiến hành tại Thành phố Qui Nhơn, đặc điểm địa chất của thành phố có thể được mô tả như sau:
Khu vực trung tâm thành phố: Lớp 1 – đất nền, lớp 2 – cát thô hạt trung độ sâu đến hơn 8m, có cường độ chịu lực 1,5 kg/cm2, lớp 3 – đất than bùn có cường độ chịu lực 0,4kg/cm2, lớp 4 – cát hạt trung chứa vỏ sò ốc R = 1,8 kg/cm2. Thông thường các công trình xây dựng đều làm móng nông, chiều sâu nhỏ hơn 4m.
Khu vực ven núi Bà Hỏa, Vũng Chua: Lớp 1 – đất đắp hữu cơ dày 1,5m, lớp 2 – cát, cát pha sơn tích, lũ tích, độ sâu đến 4 – 4,5m, R = 1,2kg/cm2, lớp 3 – cát trung, trầm tích ven biển R = 2kg/cm2. Thuận lợi cho việc xây dựng công trình.
Khu vực ven sông Hà Thanh và Đầm Thị Nại: Lớp 1 – cát hạt trung lẫn vỏ sò độ sâu từ 1.2m – 4,5m, giá trị SPT trung bình Ntb = 3, lớp 2 – bùn sét , độ sâu thay đổi từ 2 – 18m, lớp 3 – sét mền dẻo, chiều dày thay đổi từ 7,5 – 31,2m, Ntb = 2, lớp 4 – sét nửa chừng, chiều dày thay đổi từ 4,5 – 5m. Ntb = 20, lớp này bắt đầu nằm ở cao độ khoảng -31m đến cao độ khoảng -36m là các dạng cát hạt mịn hoặc đá kết sét.
Khu vực Bán đảo Phương Mai: có cấu tạo địa chất tốt, chủ yếu là cát hạt mịn, cường độ chịu lực khá cao > 1,8kg/cm2.
3.1..4. Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Qui Nhơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.Tương tự các vùng đồng bằng trong tỉnh Bình Định là có đặc điểm một nền nhiệt độ cao và ít biến động, có chế độ mưa ẩm phong phú và có 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô, sự cách biệt giữa các mùa ít rõ rệt, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Mùa mua từ tháng 9 đến tháng 12, mùa mưa từ tháng 1 đến tháng 7.
3.1.4.1. Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình hàng năm 27,0 - 27,6oC. Vào mùa Đông, các tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, 2, nhiệt độ trung bình tháng 23 – 25oC. Vào mùa Hạ, các tháng nóng nhất là tháng 6, 7, 8, nhiệt độ trung bình tháng là 28 - 30oC .
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm của tỉnh Bình Định
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2006
22,9
25,2
24,7
27,2
29,0
31,1
30,1
30,0
28,5
26,8
26,1
23,2
2007
23,1
24,7
25,4
28,1
29,3
30,4
30,3
30,0
28,2
27,5
26,8
24,9
2008
23,5
24,5
26,4
27,1
28,9
29,7
29,7
29,3
28,9
27,1
24,5
24,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, năm 2008
3.1.4.2. Lượng mưa:
Số ngày mưa trung bình 100 - 125 ngày/ năm, với lượng mưa trung bình năm 1340,0 - 2085,7 mm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm: tháng 10, 11, lượng mưa trung bình 260 - 625 mm/ tháng. Vào các tháng ít mưa nhất trong năm : tháng 3, 4 lượng mưa trung bình 15 - 35 mm/ tháng.
Bảng 2: Lượng mưa các tháng trong năm của tỉnh Bình Định.
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2006
3,3
12,2
136,0
19,9
49,0
27,0
13,3
20,4
363,4
914,6
487,7
592,1
2007
59,2
43,8
165,7
41,7
105,8
29,9
69,8
45,6
218,5
191,2
137,8
193,4
2008
68,4
0,9
92,9
22,8
78,2
28,4
4,7
311,4
145,5
672,9
807,6
18,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, năm 2008
Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình hàng năm 78 - 81%. Ba tháng mùa hạ 6, 7, 8 có độ ẩm thấp nhất trong năm, trung bình tháng cao 86 - 88%.
Bảng 3. Độ ẩm trung bình tháng trong năm của tỉnh Bình Định.
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2006
79
83
82
81
80
68
70
67
78
85
84
87
2007
84
82
83
80
76
75
64
67
77
79
79
79
2008
80
79
83
81
78
77
72
71
77
83
82
80
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, năm 2008
3.1.4.4. Khả năng bốc hơi:
Trung bình năm 1993m. Khả năng bốc hơi không đồng đều cho mọi thời gian trong năm. So sánh với lượng mưa thì khả năng bốc hơi chiếm 60 - 70%. 3.1.4.5. Lượng mây:
Trong năm có sự khác nhau đáng kể về lượng mây dưới mây mưa giữa các tháng mùa mưa và mùa ít mưa. Trong các tháng mùa mưa khoảng 5/10 - 6/10 bầu trời, trong các tháng mùa mưa khoảng 2/10 - 3/10 bầu trời.
3.1.4.6. Nắng:
Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ nhiều nắng, trung bình hàng tháng 200 - 300 giờ nắng/ tháng, số ngày âm u không nắng không quá 4 ngày. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ nắng ít, trung bình 100 - 180 giờ nắng/ tháng, mỗi tháng có khoảng 5 - 8 ngày trời âm u hoàn toàn không có nắng.
3.1.4.7. Gió:
Nằm trong khu vực gió mùa hoạt động. Hằng năm, phân biệt được hai loại gió theo hướng gió. Đông Bắc và gió Tây Tây Nam.
3.1.4.8. Các loại thời tiết đặc biệt:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới và gió Lào.
Bão: Thường đem đến những thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng cũng như tài sản của nhân dân. Thời gian có bão hoạt động từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 11, trung bình năm có 1 4 cơn bão. Bão thường kèm theo những trận mưa lớn gây lụt lội, xói mòn.
Hội tụ nhiệt đới: Là dạng nhiễu động đăc trưng của gió mùa Hạ. Nó thể hiện sự hội tụ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa Hạ. Hội tụ nhiệt đới gây ra những trận mưa lớn, thường thấy từ tháng 9 đến tháng 11 và đôi khi vào các tháng 5 đến tháng 8.
Gió khô nóng gió Lào: Gió đặc biệt khô nóng xuất hiện trong mùa gió mùa Hạ, xuất phát từ hướng Tây và Tây Nam. Hằng năm, trung bình gió Lào hoạt động vào cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 9.
Giông: Giông là hiện tượng phóng điện trong khí quyển có nguồn gốc nhiệt lực hay động lực của các nguồn không khí gió mùa. Giông thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn. Mùa có giông từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
Mạng lưới thủy văn và chất lượng nước mặt:
3.1.5.1.Chế độ thủy triều:
Thành phố Qui Nhơn còn nhiều ảnh hưởng của nhật triều không đều với biên độ nhật triều từ 1,2 – 2,2m. Mùa mưa với trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch 0,4 – 0,6m. Theo số liệu thống kê có sẵn, trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến nay, các thông số mực nước triều như sau: Mực nước triều cao nhất trung bình : +1,04m (theo hệ cao độ quốc gia), mực nước triều trung bình : +0,00m, mực nước triều thấp nhất trung bình: - 0,12m.
3.1.5.2. Thủy vực sông:
Thành phố Qui Nhơn nằm tại bờ Nam của sông Hà Thanh. Sông Hà Thanh dài 85km bắt nguồn từ cao độ 1100m tại phần Tây Nam của huyện Vân Canh với tổng diện tích lưu vực là 580km2. Trong mùa khô, dòng chảy của sông bị giảm mạnh và thường sông bị khô. Ngược lại trong mùa mưa sông chảy rất mạnh và lũ lụt suốt tháng 10 và tháng 11 với những cơn lũ thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
3.1.5.3. Các hồ ở Qui Nhơn:
Qui Nhơn là thành phố duy nhất trong ba thành phố có tiểu dư án thuộc Dự án VSMT các thành phố Duyên Hải có hồ tự nhiên bên trong khu đô thị và những khu vực lân cận gồm các hồ : Bầu Sen, Đống Đa, Bầu Lác, Phú Hòa và Bông Hồng. Do vị trí nằm trong thành phố và dọc theo dòng chảy của sông, rất nhiều hồ trong số này (đặt biệt là hồ Bầu Sen và hồ Đống Đa) được sử dụng như những điểm xả và xử lý tự nhiên cho các hệ thống thoát nước và cống chung. Trong những năm gần đây, một số dự án cải tạo được tài trợ một cách cục bộ bằng vốn trong nước để giúp duy trì khả năng thoát nước của những hồ này. Những dự án này chủ yếu nạo vét những bùn đọng, nâng bờ hồ và bảo vệ bờ biển.
Hồ Đống Đa : là một phần của Đầm Thị Nại, nước sâu khoảng 4,1m khi đầy và hạ xuống khoảng 2,6m trong mùa khô. Trước đây, diện tích của hồ khoảng 50 ha nhưng gần đây khoảng 16 ha đã được lấp để phát triển đô thị. Phần còn lại dài khoảng 1,7km. Đây là nguồn tiếp nhận chính của khu vực bên trong phía đông sân bay cho đến nay. Hồ bị ảnh hưởng bởi thủy triều.
Hồ Bầu Sen : Nằm sát dưới chân núi Bà Hỏa thuộc phường Lê Hồng Phong, diện tích mặt nước hồ (hồ A : 3 ha, hồ B : 1,5 ha) tổng 4,5 ha, độ cao đáy từ 0 – 0,3m, độ cao bờ từ 2,5 – 3,2m, dung tích 105000m3, các hồ đã được kè bằng đá hộc có đường quản lý của công ty MTĐT để bảo dưỡng 12 miệng cống xả nước thải vào lòng hồ. Do toàn bộ lượng nước thải chưa xử lý sơ bộ của các cộng đồng khu dân cư sống quanh vùng đổ vào nên hồ càng bị ô nhiễm nặng nề.
Hồ Bông Hồng : nằm dưới chân núi Vũng Chua thuộc phường Gềnh Ráng, đây là vùng ruộng, trũng thấp, cao độ từ 1,5 – 2,5m có dung tích 200.000 m3. Nhưng khu vực xung quanh hồ gần đây đã được UBND TP.Qui Nhơn đề xuất làm khu công viên giải trí.
Hồ Phú Hòa : diện tích tự nhiên 7,5 ha. Độ sâu mực nước trung bình 0,5m với dung tích là 112500m3 và xả thẳng ra biển thông qua sông Hà Thanh.
Hồ Bàu Lác ( ở Phú Tài) : diện tích tự nhiên 51 ha. Độ sâu mực nước trung bình 0,5m. Mực nước cao nhất 2,01m, chịu ảnh hưởng trực tiếp của lưu vực núi Bà Hỏa phía Tây Nam.
3.1.5.4. Chất lượng nước sông và biển :
Sở TNMT Bình Định duy trì các trạm lấy mẫu chất lượng nước được quan trắc theo từng năm.Chương trình quan trắc này bao gồm 3 trạm quan trắc sông, 4 trạm quan trắc hồ, 4 trạm quan trắc nước ngầm và 10 trạm quan trắc biển.
Theo kết quả quan trắc có sẵn của Sở TNMT Bình Định, chất lượng nước của những con sông, hồ và biển bên trong thành phố vẫn tốt cho khu đô thị nhưng có thể có những điều đánh ngại, đặt biệt là những thông số liên quan đến vệ sinh môi trường như chỉ số Coliform ghi nhận được, dù hầu hết những thông số chất lượng nước được quan trắc đều dưới giới hạn của TCVN, khả năng khuynh hướng chất lượng nước đi xuống.
3.1.5.5. Tài nguyên hệ động thực vật và khu cư trú tự nhiên :
Trung tâm Giám Sát Bảo Tồn Thế Giới đã liệt kê rừng ngập mặn của Qui Nhơn vào danh sách những khu vực ngập mặn nhạy cảm tại Việt Nam. Khu vực ngập măn tự nhiên này là một phần của đầm Thị Nại có tọa độ 1350 - 1355, 10913 – 109180 E, trên vùng bờ biển phía Bắc Qui Nhơn, Tỉnh Nghĩa Bình. Khu vực ngập mặn có diện tích 5000 ha lúc triều cường và 3200 ha lúc triều thấp, với một con kênh rộng 700m đổ ra biển.
Một số sông như Hà Thanh, An Phú, Đại An chảy vào vùng ngập, độ sâu trung bình là từ 1m - 2m và độ sâu lớn nhất là từ 7 - 10m. Có một số đảo nhỏ với rừng đước trong phần phía Bắc của khu ngập mặn.Có136 loài hoa và tảo đã được ghi nhận tại khu vực ngập mặn và những mẫu tảo Phytoplankton trong số đó có khoảng 50 tảo Rhodophyta còn gọi là tảo đỏ. Đặc biệt giống tảo CracillaVerrucosa có rất nhiều. Giống tảo đỏ này được nuôi trồng rộng rãi trong khu vực ngập mặn để phơi khô và làm thạch xuất khẩu. Tôm cũng được nuôi trồng rộng rãi trong khu vực này và có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước xả vào đầm Thị Nại.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội :
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế :
Trong năm 2008 thành phố Quy Nhơn đã triển khai thực hiện cơ bản đạt được các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, một số ngành, lĩnh vực phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt khá. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH ngày càng cao. Công tác quản lý, chỉnh trang đô thị có nhiều mặt tiến bộ. Các hoạt động VH-XH có chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; các chính sách xã hội được triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trong năm 2008, ._.kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng 14,81% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng 15%).
- Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 4.064,8 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng 27%).
- Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ ước đạt 1.449 tỷ đồng, tăng 13,95% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng trên 13%).
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 346,75 triệu USD, tăng 12,33% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: trên 340 triệu USD).
- Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản ước đạt 320,2 tỷ đồng, giảm 2,96% so với năm 2007 (Nghị quyết HĐND: tăng 3%).
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 523,338 tỷ đồng, trong đó các chỉ tiêu thu theo kế hoạch tỉnh giao đạt 480,150 tỷ đồng / 509,975 tỷ đồng, đạt 94,15% so với dự toán năm, tăng 36,15% so với năm 2007 (chưa tính tiền sử dụng đất do thành phố quản lý 40 tỷ đồng và khoản bổ sung trong kế hoạch từ ngân sách tỉnh là 3,188 tỷ đồng).
- Tỷ suất sinh 10,2‰, giảm 0,1‰ so với năm 2007 (năm 2007: 10,3‰, Nghị quyết HĐND: giảm 0,3‰).
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 11,95%, giảm 1,52% so với năm 2007 (Năm 2007: 13,47%, Nghị quyết HĐND: dưới 12,5%).
- Tỷ lệ hộ nghèo 4%, giảm 0,58% (năm 2007: 4,58%, Nghị quyết HĐND: dưới 4%).
3.2.1.1. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (TTCN):
Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN ước thực hiện 4.064,8 tỷ đồng, tăng 18,61% so với năm 2007; trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước thực hiện 1.086,4 tỷ đồng – tăng 18,59%, kinh tế ngoài quốc doanh 2.765,8 tỷ đồng – tăng 19,08%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 88,6 tỷ đồng – tăng 9,32%, kinh tế cá thể 124 tỷ đồng – tăng 15,64% so với cùng kỳ. Một số ngành hàng có giá trị sản xuất tăng khá, như: thực phẩm – đồ uống, dệt, xuất bản – in, hóa chất, kim loại, sản phẩm từ kim loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; bên cạnh đó, cũng có nhiều sản phẩm giảm như tôm đông lạnh, sản phẩm gỗ,…
Thành phố đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại Đảo 1A Bắc sông Hà Thanh; đến nay, đã xét cho thuê đất 14 tổ chức, cá nhân (ngành cơ khí 04, sản xuất đá lạnh 04, xăng dầu 02, sửa chữa – đóng mới tàu thuyền 04), đã có 3 cơ sở sửa chữa – đóng mới tàu thuyền triển khai xây dựng và đi vào hoạt động.
3.2.1.2. Thương mại và dịch vụ :
Phát triển khá và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 7.442 tỷ đồng – tăng 60,66% so với năm 2007. Công tác kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, kiểm soát chất lượng hàng hoá, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố được tăng cường.
+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 346,75 triệu USD, tăng 12,33% so với năm 2007; trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước thực hiện 79,45 triệu USD – tăng 20,19%, kinh tế tập thể 119.000 USD – giảm 58,68%, kinh tế ngoài quốc doanh 255,59 triệu USD – tăng 10,85%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 11,59 triệu USD – giảm 1,23%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá, như: hàng nông – thủy sản, gạo, giày dép các loại.
+ Giá trị kim ngạch nhập khẩu ước đạt 150,29 triệu USD, tăng 8,23% so với cùng kỳ; trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước thực hiện 42,15 triệu USD – giảm 26,56%, kinh tế ngoài quốc doanh 108,12 triệu USD – tăng 32,94%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16.000 USD – bằng 11,27% so với cùng kỳ. Chủ yếu nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất, như: nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm, may mặc, linh kiện ô tô các loại.
+ Đã lập quy hoạch – dự án các chợ trên địa bàn, đang thi công xây dựng chợ Nam sông Hà Thanh – phường Đống Đa; hoàn tất thủ tục để sớm đấu thầu xây dựng các chợ: Xóm Tiêu – phường Quang Trung, mở rộng chợ khu 6; đồng thời lập thủ tục chuẩn bị đầu tư chợ Đông Võ Thị Sáu, chợ Dinh – phường Nhơn Bình, chợ Hải Minh – khu vực 9 phường Hải Cảng.
+ Đã cấp phép đăng ký kinh doanh cho 3.100 hộ, trong đó cấp mới cho 2.900 hộ với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 315,5 tỷ đồng, tăng 2,35 lần so với năm 2007 (nguyên nhân đột biến tăng là do các hộ ngư dân đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ dầu theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
3.2.1.3. Giao thông vận tải :
Lĩnh vực giao thông vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách công cộng tiếp tục phát triển; dịch vụ xe buýt bước đầu đem lại hiệu quả; các HTX vận tải thủy – bộ duy trì hoạt động, góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, phát triển KT-XH và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
Hàng hóa thông qua cảng ước đạt 3,852 triệu tấn – tăng 2,1% so cùng kỳ; trong đó cảng Trung ương 3,302 triệu tấn – tăng 2,9%, cảng địa phương 550.000 tấn – giảm 2,31%.
Du lịch :
Hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển. Các cơ sở lưu trú, khách sạn được đầu tư nâng cấp, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ. Trong năm, đã xây dựng mới và đưa vào hoạt động 07 khách sạn, trên địa bàn hiện có 53 khách sạn và 17 cơ sở lưu trú. Trong năm có 642.600 lượt khách đến Quy Nhơn, tăng 28% (lượng khách tăng khá trong dịp tổ chức Festival Tây Sơn – Bình Định), trong đó: khách quốc tế 51.408 lượt (tăng 36%); khách nội địa 591.192 lượt (tăng 26%). Doanh thu du lịch năm 2008 ước đạt 170,1 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007.
Bảng 4. Dự báo ngành du lịch của Thành phố Qui Nhơn (2005, 2010, 2020).
2005
2010
2020
Tổng số du khách hàng năm
425000
1000000
1500000
Số ngày lưu trú trung bình (ngày)
2.4
2.9
3.3
Số du khách trung bình :
Mùa cao điểm
Mùa thấp điểm
Trung bình hàng năm
1637
764
1273
3185
1486
2477
14663
6843
11440
Nguồn: Sở thương mại và du lịch Bình Định
3.2.1. 5. Nông nghiệp – thuỷ sản:
Giá trị sản xuất đạt 78,31 tỷ đồng (GCĐ 1994), giảm 1,15% so với năm 2007. Tổng diện tích gieo trồng 3.749,2 ha – giảm 1,15% so với năm 2007. Diện tích lúa 2.621 ha – tăng 2,52%, năng suất bình quân 51,97tạ/ha – giảm 3,53tạ/ha so cùng kỳ (do thời tiết diễn biến thất thường trong vụ Đông Xuân), sản lượng thóc cả năm đạt 13.621,2 tấn; Diện tích rau, đậu các loại 877,2 ha (trong đó diện tích rau 832,2ha); Diện tích cây công nghiệp hàng năm 156,3ha – tăng 1,17% so với năm 2007.
Trong năm, phát triển 24 tàu thuyền có công suất bình quân trên 90CV/chiếc, nâng tổng số tàu thuyền đánh bắt hải sản 2.253 chiếc, với công suất 64.601 CV.
+ Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 206,42 tỷ đồng, giảm 1,19% so với năm 2007, trong đó: giá trị khai thác thủy sản ước 178,98 tỷ đồng – giảm 1,2%, giá trị nuôi trồng thủy sản 14,68 tỷ đồng – giảm 6,24%, dịch vụ thủy sản 12,76 tỷ đồng – tăng 59,63% (do sản lượng và giá tôm hùm tăng cao).
+ Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước thực hiện 29.731 tấn (giảm 3,57% so với năm 2007). Trong đó: sản lượng thuỷ sản khai thác ước thực hiện 29.387 tấn, giảm 4,68% so với cùng kỳ và đạt 83,96% kế hoạch năm 2008 (35.000 tấn).
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước thực hiện 344 tấn – giảm 16,3% so với năm 2007; trong đó: thu hoạch tôm 228 tấn – giảm 7,4%, cua 60 tấn – tăng 66,2%, cá 56 tấn – tăng 46,9% so với năm 2007. Diện tích nuôi trồng ước đạt 464,6ha – giảm 7,82% (do triển khai các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn làm giảm diện tích sản xuất).
3.2.2 Tình hình phát triển xã hội :
3.2.2.1. Tình hình dân số :
a) Dân số :
Bảng 5. Dân số thành phố Qui Nhơn
Phường
Dân số
Số hộ
Lê Hồng Phong
14796
3295
Trần Hưng Đạo
10700
2339
Đống Đa
21303
4449
Thị Nại
11002
2302
Lê Lợi
13861
3098
Hải Cảng
20450
4234
Trần Phú
19295
3944
Lý Thường Kiệt
5640
1307
Nguyễn Văn Cừ
13125
2917
Ngô Mây
20335
4706
Quang Trung
12525
2852
Gềnh Ráng
6253
1441
Nhơn Bình
16352
3317
Nhơn Phú
16906
3534
Trần Quang Diệu
15577
3353
Bùi Thị Xuân
13516
2767
Tổng
231600
49855
Nguồn : Chi cục thống kê Bình Định
b) Phân tích dự báo dân số theo Báo cáo Nghiên cứu tính khả thi (NCTKT) :
Theo dự báo tăng trưởng dân số của Báo cáo NCTKT và theo như qui hoạch tổng thể ( Bảng QHTT) .Với sự so sánh tỷ lệ tăng trưởng dân số thực tế từ 1992 – 2003 là 1,34% hàng năm và NCTKT / Bảng QHTT có thể đưa ra tỷ lệ tăng dân số từ 2003 – 2020 là 4,96% hàng năm.
Bảng 6. Phân tích dự báo dân số dựa theo Báo cáo NCTKT
Qui Nhơn
Diện tích khu vực
216
Dân số năm 1995
227118
Dân số năm 2003
252170
Mật độ dân số năm 2003
1167
Dự báo dân số năm 2020
445000
Mật độ dân số dự báo năm 2020
2060
Tỷ lệ gia tăng dân số 1995 – 2003 (%)
11%
Tỷ lệ gia tăng dân số 2003 – 2020
76.47
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 1992 – 2003 (% mỗi năm)
1%
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 2003 – 2020 (% mỗi năm)
4.03%
Nguồn : Chi cục thống kê Bình Định
.3.2.2. Tình hình xã hội :
a) Sự nghiệp giáo dục và đào tạo :
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển khá toàn diện về quy mô và chất lượng; hệ thống trường, lớp được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. Ðã hình thành nhiều loại hình đào tạo...
Ðến nay, toàn thành phố có 23 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia; 21/21 xã, phường đạt phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thành phố Quy Nhơn được công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học, tiểu học đúng độ tuổi, THCS nhiều năm nay. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được hình thành và phát triển. Hiện nay trên địa bàn thành phố có hai trường Ðại học là Ðại học Quy Nhơn và Ðại học Quang Trung. Trường đại học Quy Nhơn có chức năng đào tạo đa ngành, quy mô hơn 15.800 sinh viên, trong đó có 14.300 sinh viên dài hạn, mỗi năm có hơn 2.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Trường đại học Quang Trung có chức năng đào tạo đa ngành, quy mô hơn 7.000 sinh viên, mỗi năm có hơn 1.500 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh có 3.800 sinh viên, có 30% sinh viên hệ dài hạn, mỗi năm có hơn 650 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hệ Cao đẳng có ba trường (gồm: Trường Cao đẳng Bình Ðịnh, Cao đẳng nghề và Cao đẳng Y tế), với quy mô 3.123 sinh viên, mỗi năm có hơn 3.000 sinh viên tốt nghiệp. Ngoài ra có còn có ba trường trung học chuyên nghiệp và hai trường công nhân kỹ thuật với quy mô hơn 6.000 học sinh.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, loại hình đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và phát triển nguồn lực của địa phương.
Công tác văn hóa, thông tin :
Các hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao luôn được quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo sự chuyển biến mạnh mẽ; các phong trào văn hóa - văn nghệ, TDTT, lễ hội luôn diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng và thanh thiếu niên tham gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và rèn luyện sức khỏe trong nhân dân. Ðặc biệt Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được triển khai thực hiện đạt kết quả: đến nay đã có 80 khu phố, thôn, 80 cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa, gia đình văn hóa hằng năm đều đạt từ 75 đến 92%.
Y tế :
Toàn thành phố có 7 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 2.191 giường (trong đó: bệnh viện tuyến thành phố là 290 giường; bệnh viện tuyến khu vực, ngành, tỉnh và ngoài công lập là 1.901 giường). Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng. Các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, công tác DS - KHHGÐ và phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm... được thực hiện có hiệu quả; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh được quan tâm đầu tư phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của cán bộ và nhân dân. Các chính sách đối với người có công với nước và các chính sách xã hội được thực hiện tốt. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị được triển khai đồng bộ, tích cực, bước đầu kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông; ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông có tiến bộ hơn; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...
Chương 4 :
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUI NHƠN
4.1. Hiện trạng môi trường nước:
4.1.1. Tình hình thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Qui Nhơn:
4.1.1.1. Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước hiện có của Thành phố Qui Nhơn là hệ thống cống chung gồm cả hệ thống cống trong thành phố và cả hệ thống thoát nước mưa. Ở Qui Nhơn, nước mưa và nước thải được thu gom đồng thời trong hệ thống cống dọc các con đường và được chuyển đến các cống chính, sau đó thải vào một trong những hồ ở khu vực hoặc sông Hà Thanh hoặc ra biển. Hệ thống thoát nước này là hệ thống cống chịu lực dưa trên độ dốc của địa hình. Hiện nay, hệ thống cống thoát nước chỉ được phát triển ở khu vực trung tâm thành phố. Các khu vực phía Tây và Bán đảo phương Mai chưa được lắp đặt hệ thống cống thoát nước.
Hiện nay không có chưa có cuộc điều tra chi tiết nào về chất lượng hệ thống cống thoát nước hiện có nhưng theo đánh giá sơ bộ thì dường như hệ thống này được lắp đặt trước năm 1975 và hiện gần như hư hầu hết do tác động của nước thải. Chất lượng các cống được xây lắp từ năm 1975 khó có thể đáp ứng được yêu cầu do thiếu sự quản lý công trình và giám sát chất lượng. Mặc khác, kích thước do mực nước thủy triều, vì thế khả năng thoát nước giảm gây ra tình trạng ngập lụt.
Hệ thống thoát nước hiện có khu vực trung tâm thành phố có thể chia ra thành 3 khu vực thoát nước chính sau:
Lưu vực phía Bắc: là nơi mà nước chảy từ sông Hà Thanh và hồ Thị Nại nằm phía Bắc thành phố.
Lưu vực phía Đông: là nơi nước chảy về phía bờ biển Qui Nhơn nằm phía Đông thành phố.
Lưu vực phía Tây: là nơi chảy về phía hồ Phú Hòa nằm phía Tây thành phố.
4.1.1.2. Tình trạng các hồ tự nhiên:
Toàn thành phố có 5 hồ nước ngọt tự nhiên với diện tích mặt nước là khoảng 94 ha, hoạt động như một điểm xả của các hệ thống thoát nước và hệ thống cống hiện có.
Ví dụ:
16 ha hồ Đống Đa là một phần của hệ thống đầm Thị Nại, là nơi tiếp nhận được nước thải từ khu vực nội thành phía Tây sân bay. Hồ nằm thấp chảy ra biển chịu ảnh hưởng của thủy triều.
45 ha hồ Bầu Sen nằm gần chân núi Bà Hỏa. Hồ này bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải chưa qua xử lý từ 12 cửa xả thoát nước.
Các đề xuất tài trợ mang tính địa phương và các dự án đã được tài đề xuất nhằm giúp duy trì thoát nước và khả năng trữ nước thải của một số hồ này. Các dự án này cơ bản chủ yếu thực hiện nạo vét các lớp bùn tich tụ, nâng cao chiều cao bờ kè hồ và bảo vệ bờ biển.
4.1.1.3. Tình trạng ngập lụt :
Ngập lụt thường xuyên xảy ra vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 với đỉnh cao điểm nước cao do lưu vực sông có nhiều núi. Căn cứ vào cuộc điều tra và dữ liệu tóm tắc của URENCO, tình trạng ngập lụt này có thể do thiếu kinh nghiệm lập kế hoạch và kỷ thuật rút nước, chẳng hạn các cống thoát nước không đủ kích thước cho khả năng thoát nước cần thiết. Ngập lụt diện rộng cũng là do các điều kiện và việc bảo dưỡng hệ thống cống kém cũng như sự tắt nghẽn của hệ thống do chất thải rắn.
Một số khu vực bị ngập lụt chính của Thành phố :
Khu vực chợ Đầm : đây là khu vực thấp được cải tạo, nằm trong khu vực hồ Đống Đa. Nước thoát ở khu vực này chậm do của xả của hồ ao. Mức độ ngập lụt khác nhau từ 40 - 50m, kéo dài từ 1 - 1,5 ngày.
Khu vực phường Đống Đa : đây là khu vực thấp gồm núi Bà Hỏa. Các hoạt động xây dựng trước đây bao gồm việc xây dựng đường ray xe lửa Bắc Nam đã chặn đáng kể nước thoát ở khu vực này. Mức độ ngập lụt khác nhau từ 40 - 50cm và kéo dài vài tiếng sau khi mưa.
Khu vực đường Nguyễn Trãi và Trần Cao Vân : có địa hình khu vực này khá thấp so với các khu vực xung quanh. Trong suốt thời gian mưa lớn , mức ngập lụt có thể lên tới 70cm, kéo dài từ 1 - 1,5 ngày.
Khu vực hạ lưu sông Hà Thanh : Tình trạng ngập lụt xuất hiện dọc theo đường cống nối với hồ và kéo dài tới 1,5 ngày.
Khu vực trong thôn : Tình trạng ngập lụt xuất hiện do địa hình khu vực thấp, các cống hẹp, mức độ ngập lụt khác nhau từ 60 - 80cm và kéo dài vài ngày.
Khu vực thượng nguồn các tuyến kênh chính từ khu vực Phú Hòa, Biên Cương, Ngô Mây : Hệ thống cống thoát nước trong khu vực này có kích thước nhỏ và cao độ mặt đất thấp, nước mưa từ khu vực này chỉ chảy vào kênh lộ thiên ở núi Bà Hỏa và sau đó xả vào kênh lộ thiên Phú Hòa. Kích thước của kênh này khá rộng, nhưng các tuyến cống ngang qua đường thì có kích thước nhỏ. Vì vậy khả năng thoát nước giảm và mức ngập lụt ghi lại được là 0,5 - 1m.
4.1.1. 4. Hệ thống cống và xử lý nước thải :
Theo thống kê của URENCO, % số hộ gia đình được đấu nối vào hệ thống cống thoát nước của thành phố là 60%, 5,9% chảy trực tiếp vào ao hồ hoặc biển, 29,1% chảy ra vườn hoặc thấm vào đất hoặc hoặc thoát nước dưới hình thức khác. Tuy nhiên theo báo cáo cũng cho thấy vẫn còn tình trạng đấu nối trái phép. Ở Qui Nhơn, việc cho phép dòng nước thải thấm trực tiếp vào đất vẫn còn là biện pháp xả thải phổ biến do không có hệ thống cống chắn để thu gom các nước thải đó.
Căn cứ vào các qui định hiện nay, nước thải từ các cơ sở công cộng lớn như : khách sạn, bệnh viện, phải được xử lý tại chỗ trước khi xả thải vào hệ thống cống chung của thành phố.Tuy nhiên trên thực tế, nước thải từ một số cơ sở lớn vẫn chưa được xử lý trước khi đưa vào hệ thống cống chung.
Theo thống kê của URENCO thành phố Qui Nhơn có 7 bệnh viện, trong đó có 4 bệnh viện là có trạm xử lý với công xuất 80 – 300m3/ngày.Tuy nhiên, hầu hết các trạm xử lý hiện có này hoạt động không đạt yêu cầu và không hiệu quả. Không có đánh giá chi tiết nào về tình trạng và hoạt động của các trạm xử lý tại các bệnh viện này
4.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước :
4.1.2.1.Chất lượng môi trường nước năm 2008:
a) Nước mặt:
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt Thành phố Qui Nhơn năm 2008 được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 7: Chất lượng nước mặt tại sông Hà Thanh năm 2008
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
TCVN 5942-1995
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_SW_29
C_SW_29
C_SW_29
C_SW_29
A
B
1
Nhiệt độ nước
Độ C
27.8
29.5
26.3
26.1
2
pH
7.64
7.67
8.81
7.51
6-8,5
5,5-9
3
SS
mg/l
20
36.2
16.6
35.3
20
80
4
Độ đục
NTU
9.09
16.36
3.64
21.81
5
Độ nặm
g/l(‰)
10.2
2.1
22.1
2.6
6
DO
mg/l
3.96
5.73
5.89
6.3
≥6
≥2
7
BOD5
mg/l
6
6.5
4.8
6.5
<4
<25
8
COD
mg/l
18
12
12
12
<10
<35
9
N-NH4+
mg/l
0.429
0.167
0.156
0.114
0.05
1
10
N-NO3-
mg/l
4,556
0.321
2,053
0.382
10
15
11
N-NO2-
mg/l
0.028
0.045
0.083
0.181
0.01
0.05
12
Tổng sắt
mg/l
0.132
0.184
0.287
0.1
1
2
13
Hg
mg/l
0.00064
0.00056
KPH
0.00046
0.001
0.002
14
Zn
mg/l
0.02372
0.0221
0.00864
0.02246
1
2
15
Pb
mg/l
0.00354
0.00301
0.00428
0.00189
0.05
0.1
16
Cd
mg/l
0.00064
0.00054
0.00057
0.00061
0.01
0.02
17
CN
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
18
Dầu mỡ
mg/l
0.2
0.15
0.24
0.26
KPH
3
19
Tổng Coliform
MNP/100ml
2100
1500
4400
3600
5000
10000
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2008
Bảng 8: Chất lượng nước mặt tại hồ Phú Hòa năm 2008
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
TCVN 5942-1995
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_SW_34
C_SW_34
C_SW_34
C_SW_34
A
B
1
Nhiệt độ nước
Độ C
30.4
31.4
27.3
33.5
2
pH
9.18
9.84
9.66
9.74
6-8,5
5,5-9
3
SS
mg/l
136.2
49.5
60.2
116
20
80
4
Độ đục
NTU
36.36
27.27
98.7
150.9
5
Độ nặm
g/l(‰)
3.1
10.2
18.2
7.6
6
DO
mg/l
5.18
14.6
7.46
9.49
≥6
≥2
7
BOD5
mg/l
9
9.8
21.4
20.7
<4
<25
8
COD
mg/l
16
19
42
36
<10
<35
9
N-NH4+
mg/l
2,625
1,501
0.935
1,108
0.05
1
10
N-NO3-
mg/l
0.106
1,616
0.353
2,296
10
15
11
N-NO2-
mg/l
0.024
0.155
0.058
0.229
0.01
0.05
12
Tổng sắt
mg/l
0.163
0.256
0.325
0.54
1
2
13
Hg
mg/l
0.00037
0.00041
0.00031
0.00024
0.001
0.002
14
Zn
mg/l
0.00259
0.00286
0.01167
0.00311
1
2
15
Pb
mg/l
0.00059
0.00046
KPH
0.00113
0.05
0.1
16
Cd
mg/l
0.00052
0.00047
0.00046
0.00048
0.01
0.02
17
CN
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
18
Dầu mỡ
mg/l
0.14
0.15
0.16
0.29
KPH
3
19
Tổng Coliform
MNP/100ml
2100
11000
1500
1600
5000
10000
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2008
Bảng 9 : Chất lượng nước mặt tại đầm Thị Nại năm 2008
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
TCVN 5942-1995
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_SW_33
C_SW_33
C_SW_33
C_SW_33
A
B
1
Nhiệt độ nước
Độ C
26.5
32
29.2
31
2
pH
8.64
8.4
8.91
8.42
6-8,5
5,5-9
3
SS
mg/l
32.3
27.4
16.6
43
20
80
4
Độ đục
NTU
13.64
8.97
3.64
21.81
5
Độ nặm
g/l(‰)
23.2
13.3
26.4
7.4
6
DO
mg/l
4.76
6.23
6.51
6.22
≥6
≥2
7
BOD5
mg/l
1.6
3.6
4.8
5.1
<4
<25
8
COD
mg/l
3
7
9
11
<10
<35
9
N-NH4+
mg/l
3,255
0.186
0.609
0.286
0.05
1
10
N-NO3-
mg/l
0.122
0.22
0.41
0.033
10
15
11
N-NO2-
mg/l
0.045
0.015
0.006
0.035
0.01
0.05
12
Tổng sắt
mg/l
0.061
0.264
0.156
0.049
1
2
13
Hg
mg/l
0.00062
0.00054
0.00058
0.00076
0.001
0.002
14
Zn
mg/l
0.00738
0.00862
0.00957
0.02276
1
2
15
Pb
mg/l
0.00082
0.00076
0.00076
0.0179
0.05
0.1
16
Cd
mg/l
0.00042
0.00038
0.00064
0.00067
0.01
0.02
17
CN
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
18
Dầu mỡ
mg/l
KPH
0.1
0.16
KPH
KPH
3
19
Tổng Coliform
MNP/100ml
1500
2100
2000
1600
5000
10000
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2008
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy nước mặt tại một số nơi trên địa bàn thành phố Qui Nhơn có nồng độ pH,DO,SS cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt. Điều này cho thấy môi trường nước mặt tại các vị trí quan trắc bị ô nhiễm do nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt từ các KCN và KDC xung quanh khu vực các hồ và sông thải ra sông , hồ mà chưa xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2008 so với các năm 2005, 2006, 2007 nhìn chung không thay đổi các thông số hóa lý..
b) Nước biển ven bờ:
Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ Thành phố Qui Nhơn năm 2008 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 10: Chất lượng nước biển ven bờ tại Cảng Qui Nhơn năm 2008
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
TCVN 5943-1995
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_MW_09
C_MW_09
C_MW_09
C_MW_09
Bãi tắm
Thuỷ sản
1
Nhiệt độ nước
Độ C
25,8
27,7
30,9
28,4
30
2
pH
8,60
8,83
8,84
8,42
6,5-8,5
6,5-8,5
3
TSS
mg/l
17,27
55,10
19,60
23,3
25
50
4
Độ đục
NTU
14,63
9,50
7,27
12,72
5
Độ nặm
g/l(‰)
28,8
30,4
27,9
14,2
6
DO
mg/l
6,76
7,41
6,14
7,49
³4
³ 5
7
BOD5
mg/l
29,6
29,6
9,2
7,2
< 20
< 10
8
N-NH4+
mg/l
0,110
0,189
0,150
0,021
0,1
0,5
9
Tổng sắt
mg/l
0,074
0,080
0,119
0,023
0,1
0,1
10
Zn
mg/l
0,00945
0,00876
0,00762
0,04446
0,1
0,01
11
Pb
mg/l
0,00273
0,00245
0,00234
0,00046
0,1
0,05
12
Hg
mg/l
0,00017
0,00028
0,00028
0,00018
0,005
0,005
13
Cd
mg/l
0,00092
0,00085
0,00067
0,00034
0,005
0,005
14
CN
mg/l
0,002
KPH
KPH
0,002
0,01
0,01
15
Sulfua
mg/l
0,005
0,004
0,010
0,005
0,01
0,005
16
Dầu mỡ
mg/l
0,28
0,30
0,28
0,45
KPH
KPH
17
Tổng Coliform
MNP/100ml
1500
200
2100
2300
1000
1000
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2008
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy nước biển ven bờ tại Cảng Qui Nhơn thành phố Qui Nhơn có nồng độ pH cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước biển ven bờ. Điều này cho thấy nước biển tại khu vực Cảng Qui Nhơn bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các khu làng chài đánh cá phường Hải Cảng và các khách sạn nằm gần bờ biển tại khu vực gần trường Đại học Qui Nhơn và thói quen xả thải rác trực tiếp ra biển của người dân thành phố chưa được cải thiện.
c) Nước ngầm:
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm Thành phố Qui Nhơn năm 2008 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 11: Chất lượng nước ngầm tại KDC trong KCN Phú Tài năm 2008
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
TCVN 5944-1995
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_GW_26
C_GW_26
C_GW_26
C_GW_26
1
Nhiệt độ nước
Độ C
26,4
27,6
26,8
2
pH
5,82
5,50
5,66
6,5-8,5
3
TSS
Mg/l
286,8
358,8
396,0
750-1500
4
Độ cứng
mg/l (CaCO3)
87,5
66,3
93,75
300-500
5
Độ màu
Độ(Pt-Co)
42,108
0,26
0,641
5-50
6
Độ nặm
g/l(‰)
0,3
0,2
0,1
7
N-NO3-
Mg/l
9,2
5,612
8,401
45
8
SO42-
Mg/l
122,21
79,85
75,690
200-400
9
CN
Mg/l
KPH
0,003
KPH
0,01
10
Tổng sắt
mg/l
0,057
0,428
0,116
1-5
11
Mn
mg/l
0,00276
0,00243
0,00371
0,1-0,5
12
Hg
mg/l
KPH
KPH
KPH
0,001
13
As
mg/l
0,00182
0,00154
0,00127
0,05
14
Zn
mg/l
0,00318
0,00302
0,00271
5,0
15
Pb
mg/l
0,00121
0,00102
Giá
0,00097
0,05
16
Cd
mg/l
0,00014
0,00017
0,00047
0,01
17
Cu
mg/l
0,00184
0,00154
0,00217
1,0
18
Coliform
MNP/100ml
27
11
7
3
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2008
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy nước ngầm tại khu dân cư trong KCN Phú Tài thành phố Qui Nhơn có chỉ tiêu vi sinh Coliform trong các đợt quan trắc đầu vượt quá cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ nước ngầm tại khu vực này có chỉ tiêu vi sinh khá cao là do khu vực này bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ khu dân cư. Đây là vấn đề cần quan tâm vì có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh do tác nhân chính là con người. Do tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được xây dựng và trong những năm gần đây dân số thành phố tăng cao làm lượng nước thải tăng cao và mức độ ô nhiễm nặng hơn các năm trước.
d) Nước thải đô thị:
Kết quả quan trắc chất lượng nước thải đô thị Thành phố Qui Nhơn năm 2008 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 12: Chất lượng nước thải đô thị tại cống đổ vào đầm TP Qui Nhơn
năm 2008
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
TCVN 5945-2005
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_WW_17
C_WW_17
C_WW_17
C_WW_17
A
B
1
Nhiệt độ nước
Độ C
27,7
30,2
28,8
40
40
2
pH
7,16
7,09
6,57
6-9
5,5- 9
3
SS
mg/l
148
150
26,6
50
100
4
Độ đục
NTU
41,81
89,09
7,24
5
Độ nặm
g/l(‰)
0,8
0,4
0,1
6
DO
mg/l
1,56
1,9
3,41
7
BOD5
mg/l
66,1
103,7
65,4
30
50
8
COD
mg/l
120
255
122
50
80
9
N-NH4+
mg/l
8,643
28,91
6,913
5
10
10
N Tổng số
mg/l
12,960
2,08
13,84
15
30
11
P Tổng số
mg/l
0,808
32,82
0,332
4
6
12
Tổng sắt
mg/l
0,261
1,448
0,064
1
5
13
CN
mg/l
0,002
KPH
KPH
0,07
0,1
14
Mn
mg/l
0,15724
0,12454
0,18814
0,5
1
15
Hg
mg/l
0,00049
0,00047
0,00031
0,005
0,01
16
Zn
mg/l
0,06428
0,06216
0,08150
3
3
17
Pb
mg/l
0,00054
0,00075
0,00271
0,1
0,5
18
Cd
mg/l
0,00076
0,00065
0,00418
0,005
0,01
19
Cr6+
mg/l
0,014
0,006
0,005
0,05
0,1
20
Sulfua
mg/l
0,018
0,041
0,011
0,2
0,5
21
Phenol
mg/l
0,006
KPH
0,003
0,1
0,5
22
Dầu Khoáng
mg/l
0,27
0,20
3,14
5
5
23
Tổng Coliform
MNP/100ml
4600
3600
3900
3000
5000
. (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2008)
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy nước thải đô thị Thành phố Qui Nhơn có chỉ tiêu vi sinh Coliform trong các đợt quan trắc đầu vượt quá cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ nước ngầm tại khu vực này có chỉ tiêu vi sinh khá cao là do khu vực này bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư.
4.1.2.2. Chất lượng môi trường nước năm 2009:
a) Nước mặt:
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt Thành phố Qui Nhơn năm 2009 được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 13: Chất lượng nước mặt tại sông Hà Thanh năm 2009
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
QCVN08-2008
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_SW_29
C_SW_29
C_SW_29
C_SW_29
A1
B1
1
Nhiệt độ nước
Độ C
28,6
26,4
29,4
27,9
2
pH
7,98
6,55
6,71
7,24
6-8,5
5,5-9
3
SS
mg/l
20,1
32,5
21
25,2
20
50
4
Độ đục
NTU
10,9
17,27
3,64
18,7
5
Độ nặm
g/l(‰)
10,2
0
17,2
0,2
6
DO
mg/l
3,91
5,19
7,12
5,02
³6
³4
7
BOD5
mg/l
2,2
1,7
2,6
3,9
4
15
8
COD
mg/l
6
4
7
9
10
30
9
N-NH4+
mg/l
2,630
0,174
KPH
1,013
0,1
0,5
10
N-NO3-
mg/l
5,512
2,573
0,552
0,233
2
10
11
N-NO2-
mg/l
0,054
0,065
0,011
0,022
0,01
0,04
12
Tổng sắt
mg/l
0,215
0,34
0,12
0,892
0,5
1,5
13
Hg
mg/l
KPH
KPH
0,00015
0,00025
0,001
0,001
14
Pb
mg/l
0,00312
0,00127
0,00141
0,00135
0,02
0,05
15
Cd
mg/l
0,00027
0,00036
0,00042
0,00038
0,005
0,01
16
Zn
mg/l
0,01814
0,0432
0,0251
0,0601
0,5
1,5
17
CN
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
0,005
0,02
18
Dầu mỡ
mg/l
0,09
0,1
0,1
0,11
0,01
0,1
19
Tổng Coliform
MNP/100ml
2100
640
1500
400
2500
7500
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2009
Bảng 14: Chất lượng nước mặt tại hồ Phú Hòa năm 2009
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
QCVN08-2008
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
C_SW_34
C_SW_34
C_SW_34
C_SW_34
A1
B1
1
Nhiệt độ nước
Độ C
32
32
28,1
32,7
2
pH
7,26
9,28
5,84
8,97
6-8,5
5,5-9
3
SS
mg/l
23,3
42,5
27,5
50
20
50
4
Độ đục
NTU
16,36
28,9
21,81
65,5
5
Độ nặm
g/l(‰)
2,4
4,3
7,5
5,6
6
DO
mg/l
7,57
11,37
5,5
9,16
³6
³4
7
BOD5
mg/l
3,4
7
3,7
5,1
4
15
8
COD
mg/l
8
16
8
12
10
30
9
N-NH4+
mg/l
1,784
0,378
1,359
0,81
0,1
0,5
10
N-NO3-
mg/l
4,425
2,983
0,368
0,168
2
10
11
N-NO2-
mg/l
0,126
0,041
0,006
0,025
0,01
0,04
12
Tổng sắt
mg/l
0,324
0,203
0,332
0,291
0,5
1,5
13
Hg
mg/l
0,0005
0,00048
0,00049
0,00023
0,001
0,001
14
Pb
mg/l
0,00085
0,00129
0,00155
0,00118
0,02
0,05
15
Cd
mg/l
0,00049
0,00036
0,00041
0,00068
0,005
0,01
16
Zn
mg/l
0,00615
0,0221
0,112
0,0391
0,5
1,5
17
CN
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
0,005
0,02
18
Dầu mỡ
mg/l
0,12
0,12
0,11
0,12
0,01
0,1
19
Tổng Coliform
MNP/100ml
1500
1200
12000
11000
2500
7500
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2009
Bảng 15: Chất lượng nước mặt tại đầm Thị Nại năm 2009
TT
Thông số
Đơn vị đo
Vị trí lấy mẫu
QCVN08-2008
1
Đợt I
Đợt II
Đợt III
Đợt IV
2
C_SW_33
C_SW_33
C_SW_33
C_SW_33
A1
B1
3
Nhiệt độ nước
Độ C
25,1
-
29,7
28,5
4
pH
8,58
8,18
7,36
7,97
6-8,5
5,._.2.2.2. Giải pháp thoát nước cho thành phố:
+ Trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống cống thoát nước và cống thải thoát nước thành phố cần phải:
Đảm bảo tiêu chuẩn vận hành và an toàn cần được tuân thủ.
Duy tu hệ thống thoát nước phải được tiến hành thường xuyên để tránh tình trạng tắt nghẽn đường ống thoát nước gây ra tình trạng ngập lụt cho một số nơi có địa hình thấp trên địa bàn thành phố. Việc vận chuyển vật liệu nạo vét phải được tiến hành bằng những phương tiện thích hợp và phải được che phủ cẩn thận đến bãi chôn lấp hay những nơi khác để loại bỏ
Những vật liệu nao vét được phải chở đến bãi chôn lấp hay những nơi thích hợp khác với sự đồng ý trước của Sở TNMT và Công ty MTĐT. Những vật liệu hữu cơ được tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cảnh quan tại địa phương.
Việc bốc dỡ và vận chuyển bùn lắng và chất thải rắn đến những địa điểm qui định bằng những phương tiện thích hợp và phải được điều phối với những cấp chình quyền liên quan.
Cây cối phải được trồng trên những bờ đất đắp của mương thoát nước hở để tăng cường cho kết cấu này, giảm ô nhiễm không khí và làm đẹp cảnh quan địa phương.
+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống cống chung chính trong khu vực trung tâm thành phố để làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới thoát nước cho toàn thành phồ.
+ Tiến hành xây dựng hệ thống cống tách riêng nước thải và nước mưa thay cho hệ thống hệ thống thoát nước hiện có của thành phố là hệ thống cống thoát nước chung cho cả nước thải và nước mưa.
+ Tiến hành xây dựng hệ thống đấu nối các hộ gia đình vào hệ thống cống thoát nước chung thành phố. Áp dụng một số biện pháp giảm thiểu để xử lý “ cuối đường ống” nhằm giảm nhệ phần nào tác động tiêu cực và nguy cơ sức khỏe như sau:
Xử lý bằng Clo hóa đối với nước thải chưa xử lý để giảm mần bệnh và nguy cơ sức khỏe.
Đặt cửa chắn rác tại các cửa ra nhằm loại bỏ rác rưởi.
Gia tăng quan trắc chất lượng khu vực xả, vận động nâng cao nhận thức cộng đồng và cảnh báo cho nhân dân địa phương trong khu vực phân tán nước xả thải.
+ Đầu tư hệ thống đường ống kích thước lớn để đáp ứng được yêu cầu thoát nước thành phố, hạn chế tình trạng ngập lụt do đường ống không đủ lớn cho lượng nước thoát. Gây tình trạng ứ đọng gây ngập lụt ở các khu vực thấp trên địa bàn thành phố
6.2.2.3. Giải pháp xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn cho thành phố:
Trước hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố (kể cả nguy hại và không nguy hại) còn khá lỏng lẽo, thậm chí hệ thống kỹ thuật quản lý hầu như chưa có, việc xây dựng một mô hình quản lý chất thải phù hợp với tình hình phát triển của thành phố là hết sức cần thiết. Sau đây là các mô hình quản lý chất thải được đề xuất nhằm quản lý một cách có hiệu quả đối với chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của các phường, xã trên địa bàn của thành phố.
Chất thải rắn:
Chất thải sau khi được phân loại sơ bộ và thu hồi lại một số thành phần có thể tái sử dụng được lưu trữ tại điểm tập kết rác tại khu vực tập trung của từng phường, được phân chia riêng biệt đối với chất thải sinh hoạt nguy hại và chất thải sinh hoạt không nguy hại nhằm đảm bảo không xảy ra trường hợp thu gom và tồn trữ lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt nguy hại và chất thải sinh hoạt không nguy hại.
Hàng ngày tổ chức thu gom chất thải sẽ đến khu vực tập kết rác của từng phường thu gom và vận chuyển về trạm trung chuyển rác của thành phố. Tại đây, chất thải có thể được phân loại một lần nữa và thu hồi những thành phần có thể tái sinh, tái chế và ủ làm phân compost. Những thành phần còn lại có thể được xử lý bằng cách đem đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh.
Chất thải nguy hại:
Vì những rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường, các chất thải có độc tính cao, ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, dễ lây nhiễm (gọi chung là chất thải nguy hại) cần phải được thu gom và quản lý chặt chẽ. Ba khía cạnh chủ yếu của quản lý chất thải nguy hại bao gồm: phát sinh, xử lý và thải bỏ. Hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải nguy hại là các biện pháp làm thế nào để giảm thiểu về lượng và thành phần độc hại của chất thải. các khả năng lựa chọn được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về hiệu quả của việc quản lý chất thải như sau:
Các giải pháp ngăn ngừa việc phát sinh chất thải;
Thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các thành phần thải;
Phân hủy và xử lý, tạo ra các dạng thải không độc;
Thải bỏ an toàn (cô lập, bãi chôn lấp).
Một cách tổng quát hệ thống quản lý chất thải nguy hại có thể được minh họa qua hình sau:
Hình 5 : Hệ thống quản lý chất thải nguy hại
c) Giải pháp xây dựng trạm trung chuyển:
Lựa chọn địa điểm:
Vị trí đề xuất trạm trung chuyển phải được nguyên cứu, xem xét kỹ lưỡng để giảm thiểu tác động đến khu vực và dân cư xung quanh. Địa điểm xây dựng trạm trung chuyển được đề xuất phải cách xa nhựng nơi có mật độ dân cư cao. Địa điểm xây dựng trạm trung chuyển phải ở vị trí dễ tiếp cận cho xe chở rác.
Tiêu chí lựa chọn địa điểm và thiết kế trạm trung chuyển sẽ được áp dụng :
Phải nằm gần cuối nguồn thải để giảm chi phí vận chuyển đến trạm
Phải nằm tại nơi thuận tiện và gần tuyến đường đến bãi chôn lấp
Phải có đủ diện tích để thùng trung chuyển và xe cộ quay đầu mà không ách tắc giao thông
Phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Việt Nam được tuân thủ về bốc dễ và quản lý cũng như an toàn nghề nghiệp và sức khỏe cộng đồng.
Lựa chọn công nghệ và thiết bị:
Để giảm thiểu tác động đến khu vực xung quanh, nên dùng thùng chứa di động cho trạm trung chuyển để cải thiện việc lưu trữ rác, bốc dỡ và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tùy thuộc vào lượng rác thực tế dự kiến phục vụ mỗi trạm, nên sử dụng 3 – 5 thùng công ten nơ di động với thể tích khoảng 20m3. Sau khi đã được đổ đầy tại trạm trung chuyển , thùng công te nơ di động có mốc nâng tải trực tiếp lên xe và được vận chuyển đến bãi chôn lấp bằng xe tải đặt biệt với bộ nâng thủy lực trong khi thùng chứa khác sử dụng để tiếp nhận cho chu kỳ thu gom kế tiếp. Nếu thể tích rác là 60m3 mỗi trạm, bốc dỡ rác sẽ tốn 2 – 3 chuyến/ một trạm.
Giải pháp cải thiện môi trường không khí cho thành phố:
Trước tình hình phát triển đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ của thành phố càng làm cho môi trường không khí thành phố ngày càng ô nhiễm hơn. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường không khí thành phố là một vấn đề bức thiết hiện nay.
Các giải pháp cải thiện môi trường thành phố Qui Nhơn có thể đề xuất như sau:
a) Các giải pháp xử lý ô nhiễm khí thải:
Điều tiết lưu lượng giao thông ở các truyến đường chính trên địa bàn thành phố trong các giờ cao điểm nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe trong các giờ cao điểm. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thành phố do tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ và sự phát triển của khoa học – công nghệ làm gia tăng lượng phương tiện giao thông đáng kể.
Tiến hành xây dựng thêm các công viên cây xanh trên địa bàn thành phố. Nhất là khu vực các phường trung tâm thành phố. Coi chúng như là lá phổi xanh cho môi trường không khí cho thành phố.
Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải khí thải sản xuất trong các nhà máy thuộc các KCN trên địa bàn thành phố.
Yêu cầu BQL các KCN trên địa bàn thành phố quản lý chặt chẽ việc xả thải khí thải trong KCN mình.
Yêu cầu các CSSX tuân thủ nghiêm ngặt các qui định Luật BVMT Việt Nam trong việc xả thải khí thải ra môi trường không khí xung quanh.
Tăng cường xử phạt nghiêm khắc đối với các CSSX, kinh doanh xả thải bừa bãi ra môi trường không khí, không tuân thủ theo đúng các qui định hiện hành.
Khuyến khích nhân dân sử dụng các phương tiện công cộng như: xe buýt để giảm bớt lượng mô tô, ô tô lưu thông trên địa bàn thành phố.
Khuyến khích các phương tiện giao thông sử dụng các nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường thay cho xăng dầu như: có thể sử dụng xe đạp điện thay cho xe gắn máy…
Khuyến khích các CSSX sử dụng các nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn đô thị:
Qui định các phương tiện giao thông khi vào thành phố phải hạn chế tốc độ. Tuân thủ theo qui định tốc độ tối đa đối với các phương tiện giao thông khi lưu thông trong thành phố.
Qui định mức âm thanh cho phép đối với các trung tâm thương mại, nhà hàng , khách sạn, các tụ đểm giải trí …
Qui định các phương tiện khi lưu thông trong thành phố hạn chế bóp còi xe trong các giờ cao điểm.
Kiểm soát chặt chẽ mức ồn tối đa đối với các CSSX, kinh doanh trong thành phố. Khuyến khích các CSSX, kinh doanh áp dụng các công nghệ sản xuất ít gây ra mức ồn lớn.
Khuyến khích các CSSX áp dụng các biện pháp giảm thiểu am thanh trong nhà máy mình.
Tiến hành xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm gây ra mức ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với tiếng ồn khu đô thị.
6.2.2.5.Các giải pháp cải thiện môi trường đối với các CSSX trong địa bàn thành phố:
Nâng cao năng lực quản lý môi trường của các cán bộ quản lý môi trường của các CSSX.
Các CSSX cần phải thành lập cho mình một bộ phận quản lý môi trường riêng biệt để thực hiện công tác quản lý môi trường cho từng CSSX. Đồng thời cán bộ quản lý cần phải được đào tạo về chuyên môn vững vàng nhằm thực hiện một cách có hiệu quả công tác quản lý môi trường tại CSSX mình, tránh tình trạng quản lý thiếu chuyên môn và không đạt được hiệu quả như hiện nay.
Giải pháp xử lý nước thải sản xuất của từng CSSX:
Để hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố vận hành có hiệu quả, tính chất nước thải đầu vào phải luôn được đảm bảo ổn định nhất là pH, BOD, COD và SS. Tuy nhiên do tính chất phức tạp, đa dạng và đặc thù của nước thải từ các CSSX với những ngành công nghiệp khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất về mức độ ô nhiễm nên hệ thống xử lý nước thải tập trung thành phố không thể đạt được hiệu quả thậm chí có thể làm hư toàn bộ hệ thống. Do đó, đối với nước thải một số ngành công nghiệp có tính chất ô nhiễm đặc trưng cao, việc xử lý nước thải cục bộ đến một tiêu chuẩn nhất định là điều kiện tiên quyết để từ đó có thể xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung có hiệu quả cho thành phố.
Về nguyên tắc, công nghệ xử lý nước thải cục bộ tại mỗi CSSX cần phải được xem xét, lựa chọn sao cho phù hợp với đặc tính nước thải của từng ngành nghề và phù hợp với yêu cầu xử lý.
c) Giải pháp xử lý khí thải:
Về giải pháp xử lý ô nhiễm khí thải sẽ bao gồm các giải pháp cơ bản sau:
Sử dụng công nghệ tiên tiến, ít ô nhiễm như công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải;
Thay thế nguyên liệu, nhiên liệu độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu sạch hơn;
Sử dụng phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi,…
Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ cũng là một trong những giải pháp giảm lượng khí thải phát sinh và nồng độ các chất ô nhiễm.
Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà máy, với tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện tích nhà máy phải đạt từ 20% trở lên;
Sử dụng các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí phù hợp với từng chỉ tiêu ô nhiễm.
Về giải pháp xử lý ô nhiễm độ ồn, rung: gồm các giải pháp cơ bản sau:
Phân lập các khu vực gây ồn cao bằng cách cách ly nguồn ồn, cách âm, sử dụng máy móc và thiết bị không quá tải, luôn bảo dưỡng và thay thế định kỳ;
Đúc móng máy đủ khối lượng, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền;
Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn
d) Giải pháp áp dụng Công nghệ sản xuất sạch hơn cho các CSSX trong địa bàn thành phố:
Thế nào là sản xuất sạch hơn :
Theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP): “SXSH là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường”
Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn:
Trước hết cần phải nhận thức rõ ràng rằng: sự phát sinh chất thải công nghiệp là hệ quả trực tiếp của việc sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra các thảm họa về ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thực hiện sản xuất sạch hơn có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp một cách dễ dàng. Nhưng về khía cạnh nào đó, việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các CSSX là một giải pháp tốt nhất giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra đồng thời mang lại những lợi ích về mặt kinh tế cho nhà sản xuất..
Các lợi ích cơ bản của SXSH:
SXSH cho phép chúng ta cả thiện được:
Hiệu suất quá trình
Chất lượng sản phẩm
SXSH cho phép chúng ta làm giảm chi phí cho:
Sản xuất (tiết kiệm nguyên, nhiên liệu)
Quản lý chất thải
Xử lý chất thải cuối đường ống
SXSH cho phép chúng ta giảm thiểu được rủi ro cho:
Công nhân
Cộng đồng xung quanh
Người tiêu dùng sản phẩm
Các thế hệ tương lai
Những yêu cầu cơ bản của sản xuất sạch hơn:
Để thực hiện được một cách hiệu quả SXSH trong các CSSX, trước hết cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản như sau:
Thay đổi thái độ, quan điểm và cách nhìn;
Tính tự nguyện, tự giác;
Có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất;
Có sự tham gia của công nhân vận hành;
Làm việc theo nhóm;
Tính cởi mở, thẳng thắn trong việc thảo luận;
Phương pháp luận khoa học;
Áp dụng kiến thức công nghệ sáng tạo;
Cải thiện từng bước công nghệ hiện có;
Thay đổi hướng tới các công nghệ mới, tốt và sạch hơn;
Thực hiện liên tục.
Phương pháp luận kiểm toán sản xuất sạch hơn:
Một chương trình SXSH đòi hỏi phải thực hiện một cách liên tục theo một chu trình khép kín tất cả các bước sau:
Bước 1: Khởi động
Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của cấp lãnh đạo cao nhất về chiến lược SXSH tại nhà máy;
Thành lập đội SXSH
Liệt kê các bước công nghệ:
Chỉ rõ tất cả các quá trình sản xuất, xử lý nguyên vật liệu và lưu kho, các công đoạn phụ trợ,…
Đặc biệt chú ý đến các quá trình gián đoạn (làm sạch,…)
Xác định các đầu vào và đầu ra quan trọng nhất bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng, nước, chất thải và phát thải.
Xác định các công đoạn có nhiều lãng phí nguyên vật liệu và phát sinh nhiều chất thải nhất.
Kết quả mong đợi của bước này là lựa chọn được trọng tâm kiểm toán SXSH.
Bước 2: Phân tích quy trình công nghệ
Quan sát kỹ từng công đoạn sản xuất;
Vẽ sơ đồ quy trình công nghệ;
Lập cân bằng vật chất và năng lượng;
Tính toán chi phí theo các dòng thải;
Phân tích các nguyên nhân phát sinh chất thải.
Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH
Phát triển các cơ hội SXSH
Lực chọn các cơ hội có triển vọng nhất
Kết quả của bước này là đưa ra được danh sách các cơ hội SXSH
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật;
Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế
Đánh giá các khía cạnh về môi trường
Lựa chọn các giải pháp để thực hiện
Kết quả của bước này là đưa ra được danh mục các giải pháp SXSH
Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Chuẩn bị thực hiện
Triển khai thực hiện các giải pháp SXSH
Giám sát và đánh giá kết quả
Kết quả của bước này là đã thực hiện thành công các giải pháp SXSH
Bước 6: Duy trì SXSH
Cố gắng duy trì các hoạt động SXSH
Quay trở lại bước 1 để lựa chọn tiếp tục Trọng tâm của SXSH để thực hiện tiếp theo.
Kết quả cuối cùng: Các hoạt động SXSH không ngừng tiếp diễn.
6.2.2.6. Giải pháp xây dựng mô hình KCN thân thiện môi trường cho các KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố:
Các bước cơ bản để phát triển mô hình kỹ thuật KCNTTMT ở nước ta bao gồm: thực hiện tái sinh và tái sử dụng chất thải hay “chương trình trao đổi chất thải”, áp dụng các giải pháp xử lý cuối đường ống, và dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Hay nói cách khác, để tiến tới phát triển KCNTTMT tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Qui Nhơn nói riêng, điều kiện cần là:
Tăng cường thực hiện tái sử dụng, thu hồi, và tái chế tại từng nhà máy cũng như giữa các nhà máy với nhau (TTTĐCT sẽ hỗ trợ thực hiện cách có hiệu quả công tác này);
Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn bằng cách áp dụng các giải pháp SXSH;
Xử lý chất thải theo mục đích tái sử dụng và để xả thải vào môi trường một cách hợp vệ sinh;
Có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc bổ sung các chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất tham gia vào xây dựng KCNTTMT.
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản về KCNTTMT và kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã xây dựng thành công KCNTTMT, những tiêu chí sau đây phải được đảm bảo:
Phải có sự tự nguyện tham gia của các nhà máy và các thành phần trong K/CCN;
Phải có sự điều phối và quản lý phù hợp với pháp lệnh hiện hành;
Các cơ sở tham gia KCNTTMT phải phù hợp trên phương diện “trao đổi chất thải” cả về thành phần và khối lượng (có sự tương thích về loại hình công nghiệp và quy mô);
Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ của các cơ sở trong KCNTTMT theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên;
Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải);
Bản thân từng cơ sở trong KCNTTMT phải phấn đấu thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn;
Tăng đến mức tối đa khả năng sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong KCNTTMT.
Giải pháp tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường thành phố:
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý môi trường thành phố, ngoài các giải pháp xử lý và quản lý chất thải chặt chẽ, yêu cầu thiết kế và đưa vào hoạt động chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố phù hợp là rất cần thiết. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố là đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý môi trường đang thực hiện tại các phường, xã trên địa bàn thành phố, từ đó đề ra được những chiến lược quản lý phù hợp.
Mục đích giám sát
Mục đích giám sát chất lượng môi trường thành phố là theo dõi tình hình, diễn biến chất lượng môi trường tại các khu vực trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ công tác quản lý môi trường, kịp thời hạn chế các tác động xấu gây ra. Tình trạng môi trường thành phố sẽ được lưu trữ và cập nhật liên tục thông qua một chương trình giám sát thường xuyên và đột xuất. Điều này nhằm tăng ngân hàng dữ liệu giám sát và góp phần đáng kể cho việc nhận xét và đánh giá kết quả quản lý. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp và chính sách của việc quản lý chất lượng môi trường.
Chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố nhằm:
Xác lập các điều kiện cơ sở, mô tả hiện trạng môi trường;
Xác định xu hướng thay đổi chất lượng môi trường và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm đến chất lượng môi trường;
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý đã thực hiện;
Kiểm soát việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trong quá trình hoạt động của thành phố
Xác định các tác động ô nhiễm có nồng độ nhưng tích tụ trong thời gian dài cũng như các tác động ô nhiễm có nồng độ cao nhưng tích lũy trong thời gian ngắn;
Đánh giá tác động đến môi trường của nguồn tiếp nhận chất thải từ các hoạt động của thành phố.
Cung cấp thông tin phản hồi để đánh giá hiệu quả quản lý môi trường và các hậu quả dài hạn do sự can thiệp của quản lý trong việc việc kiểm soát ô nhiễm của thành phố.
Thu thập dữ liệu dùng cho mô hình hóa và dự báo, chỉ ra các áp lực đối với môi trường thành phố.
Các chỉ tiêu giám sát
Chương trình giám sát sẽ được thực hiện đối với cả 3 khía cạnh môi trường: không khí, nước thải, chất thải rắn. Mỗi khía cạnh sẽ được giám sát với các chỉ tiêu đặc trưng.
Giám sát chất lượng không khí: Cần thực hiện tại các vị trí trong địa bàn thành phố theo hướng gió chủ đạo với các thông số: NOx, SOx, COx, bụi, độ ồn, độ rung.
Giám sát chất lượng nước thải: bao gồm giám sát tại nguồn và cuối hệ hệ thống xử lý nước thải thành phố. Do đó, cần thiết phải giám sát chất lượng nước thải tại nguồn nhằm kiểm soát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các thông số chính được chọn để giám sát tại cuối hệ thống xử lý tập trung gồm: pH, nhiệt độ, DO, BOD, COD, SS, tổng N, tổng P, dầu mỡ, coliform và các chỉ tiêu thủy sinh chỉ thị ô nhiễm như phiêu sinh động, thực vật, động vật đáy tại lưu vực nguồn tiếp nhận.
Giám sát chất thải độc hại: Việc giám sát chất thải độc hại có thể thực hiện thông qua đối chiếu số lượng, khối lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào và số lượng, khối lượng chất thải đầu ra để làm cơ sở cho việc giám sát đường đi của chất thải đặc biệt như bùn, rác chứa chất độc hại cần được kiểm tra theo định kỳ.
Tần suất giám sát
Đối với chất lượng khí thải: tần suất giám sát được đề nghị là 5 lần/năm tại các nguồn thải được quan trắc.
Đối với chất lượng nước: việc giám sát chất lượng nước tại nguồn thải là rất quan trọng đối với việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. Do đó môi trường tại một số nguồn thải đặc biệt cần phải dược giám sát liên tục với tần suất dày hơn hoặc nếu có thể thì yêu cầu giám sát tự động như pH. Cần có hệ thống báo động và tự động ngăn nguồn thải nếu một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn chp phép. Tần suất giám sát cho hệ thống xử lý nước thải tập trung là 1 lần/tháng với mẫu thử là mẫu trộn trong 24 giờ. Riêng đối với các chỉ tiêu thủy sinh là 6 tháng/lần.
Đối với chất thải độc hại: đòi hỏi chương trình kiểm tra định kỳ việc thu gom cũng như biện pháp xử lý để tránh nguy cơ rủi ro cho môi trường
Đánh giá kết quả giám sát
Sau khi các dữ liệu giám sát được thu thập, cần phải thực hiện phân tích đánh giá và đưa ra nhận xét, dự báo do Phòng Tài nguyên và báo cáo lên Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh tần suất là 6 tháng/lần.
Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho nhân dân thành phố:
Tăng cường công tác tuyên truyền về luật BVMT, các qui định pháp luật có liên quan đến BVMT, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc BVMT bằng cách phương tiện truyền thông như: đài truyền thanh của từng phường, từng khu vực trong các phường, đài truyền hình tỉnh, các băng rôn, biểu ngữ trên các tuyến đường giao thông….
Phát động phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT đến từng phường, xã trên địa bàn thành phố, đến từng nhà dân như: lồng ghép tuyên truyền công tác BVMT trong các buổi sinh hoạt, các buổi họp mặt ở các khu phố, tổ dân cư…. Hướng dẫn người dân bằng những hành động đơn giản của mình góp phần làm cho môi trường khu vực họ đang sinh sống được cải thiện tốt hơn.
Động viên người dân thực hiện nếp sống văn hóa hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng về BVMT như: Phong trào Xanh – Sạch – Đẹp, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến dịch làm xạch thế giới, tổ chứa các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 hằng năm…
Tăng cường công tác tuyên truyền về BVMT trong các trường học trên địa bàn tất cả các phường, xã của thành phố.
6.3. Định hướng qui hoạch thành phố Qui Nhơn theo mô hình Đô thị sinh thái:
Dựa trên dự án qui hoạch thành phố Qui Nhơn đến năm 2020 ta có thể đưa ra định hướng xây dựng thành phố Qui Nhơn theo mô hình khu đô thị sinh thái như sau:
+ Qui mô dân số thành phố:
Qui mô dân số đến năm 2020 có khoảng 500.000 người bao gồm cả dân nội thị và ngoại thị.
+ Cơ cấu sử dụng đất thành phố:
Nên hạn chế xây dựng mới hệ thống các công trình mới mà chủ yếu là nên tái tạo, chỉnh sửa các khu vực xây dựng cũ đển hạn chế tác động đến môi trường thành phố do các hoạt động xây dựng thành phố gây ra.
Phân vùng chức năng cụ thể cho từng mục đích sủ dụng đất.
+ Việc qui hoạch kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thành phố:.
Khu đô thị sinh thái được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và bảo tồn sự đa dạng sinh học vì vậy trong quá trình qui hoạch thành phố phải đảm bảo vấn đề bảo tồn các công trình kiến trúc lâu đời, các giá trị văn hóa, di sản thiên nhiên.
Đặt biệt là đảm bảo duy trì sự đa dạng các hệ động thực vật thiên nhiên trong quá trình qui hoạch xây dựng thành phố.
+ Việc thoát nước và cấp nước cho thành phố:
Tiến hành xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng biệt dùng cho từng loại nước thải và nước mưa thay cho hệ thống cống thoát nước cũ dùng chung cho cả nước thải và nước mưa của thành phố.
+ Thoát nước thải sinh hoạt của thành phố:
Tiếp sử dụng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa cho các khu vực thành phố cũ ( phía Bắc và phía Đông nam núi Bà Hỏa. Các khu vực khác sẽ sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng.
Nước thải tại các bệnh viện phải đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên.
Nước thải công nghiệp từ các nhà máy phải qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, CCN mình xử lý đạt hiệu quả trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung thành phố.
+ Hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố:
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố:
Xây dựng hệ thống thu gom CTR thành phố hoàn chỉnh hơn
Xây dựng thêm bãi chôn lấp CTRCN cho thành phố.
Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý CTRNH theo đúng tiêu chuẩn qui định
+ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường không khí:
Hạn chế sử dụng các nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường, thay thế bằng các nguồn nguyên liệu khác không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
Kiểm soát chặt chẽ tình hình môi trường không khí tại các KCN, CCN.
Xây dựng các KCN, CCN theo mô hình KCN sinh thái, KCN xanh
+ Việc xây dựng các công viên, vành đai cây xanh cho thành phố:
Tiến hành nâng cấp, sửa chữa các công viên , vườn hoa cũ của thành phố. Truyên truyền nâng cao ý thức của người dân về ý thức văn minh, nếp sống đô thị.
Tiến hành xây dựng thêm hệ thống các công viên mới để góp phần nâng cao không gian xanh cho thành phố.
Tiến hành trồng thêm hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường trong địa bàn thành phố.
Tại các KCN trên đại bàn thành phố tăng cường xây dựng các công viên trong nội khu các KCN.
+ Đầu tư khai thác, cải tạo khu đô thị cũ:
Đối với các KDC khi định hướng qui hoạch xây dựng phải đảm bảo chặt chẽ đầy đủ hệ thống cấp nước, thoát nước cho KDC.
Qui hoạch các KCN phải tiến hành khảo sát chặt chẽ hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng nhằm đảo bảo ít nhất sự tác động đến các KDC khu vực lân cận.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị:
Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trong khu đô thị cũ.
Tăng cường hệ thống giao thông đường bộ: sử dụng các phương tiện ít gây ô nhiễm đến môi trường thay cho các nhiên liệu cũ như: tăng cường mở rộng hệ thống giao thông công cộng, sử dụng xe đạp thay cho xe máy.
Mở rộng cảng biển đảm bảo sự lưu thông cho các tàu thuyền tốt hơn
Tăng cường hệ thống giao thông đường thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho bờ biển Qui Nhơn.
Củng cố mạng lưới điện thành phố.Đầu tư nâng nâng cấp các tuyến dây chính đảm bảo cung cấp đủ cho thành phố. Xây dựng thêm nhà máy phát điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho thành phố.
Bố trí qui hoạch các chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… hợp lý, nên phân khu rõ ràng và tùy thuộc vào tình hình phát triển của từng phường , xã.
Cải tạo các hồ tự nhiên trong địa bàn thành phố.
+ Phát triển kinh tế theo định hướng ít gây ảnh hưởng đến môi trường :
Đầu tư xây dựng phát triển các ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường như:
Phát triển ngành du lịch thành phố
Đầu tư, xây dựng các khu du lịch sinh thái…
Phát triển ngành du lịch biển ở thành phố
Phát triển các ngành dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn…
Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép
Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ) đảm bảo hoạt động kinh tế theo hướng khép kín, quay vòng.
+ Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống giám sát môi trường thành phố:
Xây dựng hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên hơn để kịp thời xử lý những vấn đề môi trường phát sinh.
Chương VII:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. KẾT LUẬN:
Tốc độ đô thị hóa của thành phố Qui Nhơn trong thời gian qua đã tạo ra những bước đột phá trong sự phát triển của thành phố Qui Nhơn nói riêng và trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định nói chung, góp phần tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ra những ảnh hưởng to lớn đến môi trường tự nhiên.
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn, đề tài đã đưa ra một số giải pháp xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác QLMT thành phố về phương diện kinh tế cũng như quản lý môi trường..
Đề tài đã nêu rõ các giải pháp cụ thể để quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn theo hướng khu đô thị sinh thái là một giải pháp quản lý môi trường hiệu quả hiện nay.
KIẾN NGHỊ
Để công tác quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có những nổ lực hết sức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các Đồng thời việc quản lý cần phải đặt ưu tiên cao nhất cho cách phòng ngừa các rủi ro và tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên cách quản lý này có thể phải đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu khá lớn, song hiệu quả mà nó mang lại lâu dài là rất lớn. Do đó việc cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn một giải pháp phù hợp với tình hình thực tế là rất cần thiết.
Các nhà quản lý cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu phải đạt được đối với công tác quản lý môi trường tại khu đô thị mình, đồng thời phải hỗ trợ cho nhà đầu tư thể hiện mối quan tâm của mình đến vấn đề bảo vệ môi trường
Mô hình khu đô thị sinh thái là một giải pháp lý tưởng cho vấn đề quả lý môi trường tại các khu đô thị. Tuy nhiên để tổ chức thực hiện tốt mô hình quản lý này trước mắt cần phải quản lý tốt vấn đề chất thải tại nguồn phát sinh.
Thực tế, để xây dựng và phát triển bền vững thành phố Qui Nhơn, ban quản đối với các nhà quản lý môi trường còn rất nhiều việc phải làm. Chúng ta cần phải phối hợp nhiều giải pháp để có thể phát huy được tối đa hiệu quả của công tác quản lý và giải quyết được tình trạng phát triển không bền vững như hiện nay.
._.