Lời cảm ơn
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa Du lịch - Trường Đại học dân lập Đông Đô đã tổ chức cho sinh viên khoá 11 nói riêng và sinh viên khoa Du lịch nói chung những chuyến đi thực tế bổ ích, nhằm củng cố, hệ thống kiến thức cho những môn học đã được nghiên cứu.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến những thầy cô đã trực tiếp cùng đi và giúp đỡ chúng em trong quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện chuyến đi:
Thầy giáo, TS. Vũ Đình Thuỵ: Ch
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khảo sát tour tuyến Hà Nội - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Hội An - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ nhiệm khoa Du lịch.
Cô Phùng Thị Thanh Hiền: Trợ lí giáo vụ khoa.
Cô Nguyễn Thị Hằng: Giáo viên chủ nhiệm khoá 11.
Là sinh viên lớp 11 văn hoá Du lịch chúng em đặc biệt đánh giá cao và biết ơn sự sắp xếp của thầy chủ nhiệm khoa TS. Vũ Đình Thuỵ đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng em được tiếp xúc, học hỏi và có những cuộc trao đổi rất bổ ích với ông Phan Đình Sơn – Giám đốc công ty lữ hành Danatour Đà Nẵng, đồng thời được đi tham quan, học tập cách thức tổ chức, quản lí khách sạn của một hệ thống khách sạn lớn, nhỏ ở TP. Đà Nẵng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày12/5/2008
Sinh viên
Tòng Thị Thuỳ Vân
Lời mở đầu
1. Mục đích, ý nghĩa của chuyến đi:
Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, là, là cứu cánh cho nhiều nền kinh tế đang phát triển.ở Việt Nam cùng với cơ chế mở cửa của thị trường thì nghành du lịch cũng phát triển nhanh chóng.Với nhiều phong cảnh đẹp,danh lam thắng cảnh,di tích kịch sử Việt Nam đã và đang là điểm hấp dẫn của nhiều du khách. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát trển ngành kinh tế du lịch với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và đến năm 2010 Việt Nam được xếp vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực, trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành thành viên chính thức của WTO đang tạo ra cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ đối tác một cách bình đẳng, thu hút đầu tư, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lí du lịch một cách hiệu quả của nước ngoài. Bên cạnh đó hội nhập cũng tạo ra những thách thức to lớn: sức ép cạnh tranh du lịch sẽ trở nên gay gắt hơn trên cả ba cấp độ sản phẩm , doanh nghiệp và quốc gia, sự biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh, mạnh và toàn diện hơn đến thị trường trong nước mà nếu không xử lý tốt cả ở tầm vĩ mô và vi mô sẽ gây ra những rối loạn thị trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch bền vững.
Và khi đó câu hỏi “ làm thế nào để phát triển được du lịch?” chuyển thành câu hỏi “ làm thế nào để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực du lịch?” .Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm biện chứng của triết học duy vật biện chứng coi con người là động lực của mọi sự phát triển.
Tuy nhiên, nơi cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho ngành du lịch hiện nay là các trường đào tạo du lịch trong cả nước thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này của ngành du lịch, bởi vì cũng giống như tất cả các ngành đào tạo khác, đào tạo du lịch còn mang nặng tính lí thuyết, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế. Vì vậy, đổi mới cách thức, phương pháp đào tạo để có thể cho ra nguồn nhân lực có chất lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các đơn vị đào tạo trong cả nước, nó không chỉ là yêu cầu mà xã hội đang đặt ra mà còn là áp lực mà hội nhập mang lại, các cơ sở đào tạo trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nguồn lao động nước ngoài chất lượng cao, được đào tạo bài bản. Yêu cầu này sẽ càng cấp thiết trong lĩnh vực du lịch – lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải có tính chuyên nghiệp cao.
Là một cơ sở đào tạo du lịch, Khoa du lịch – Trường Đaị học dân lập Đông Đô, cũng đang nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo. một trong những giải pháp của Khoa là tổ chức những chuyến đi thực tế dài ngày cho sinh viên năm thứ ba,để thực hiện phương châm “học đI đôI với hành” của bộ giáo dục và đào tạo cho phép sinh viên tiếp cận với thực tế.Đây là những sinh viên đã được trang bị nền kiến thức cơ bản về chuyên ngành du lịch và những chuyến đi thực tế như thế này sẽ giúp họ kiểm nghiệm giữa lí luận đã học và thực tiễn của ngành. Khoa du lịch đã lựa chọn tuyến điểm miền trung (chủ yếu thuộc vùng du lịch Bắc trung bộ), đây là tuyến tham quan tập trung dày đặc những di sản thế giới, có đủ điều kiện để phát triển tất cả các loại hình du lịch hiện có ở Việt Nam, hơn thế nữa nó là tuyến du lịch không thể thiếu của tất cả các công ty du lịch. Có thể nói đây là một tuyến du lịch lí tưởng cho việc đi thực tế của sinh viên, trong một khoảng thời gian ngắn và với một quãng đường ngắn sinh viên có thể tiếp cận được với tất cả các loại hình du lịch, tất cả các loại tài nguyên du lịch đặc trưng của Việt Nam và vì thế có cái nhìn toàn diện nhất về du lịch Việt Nam.Đồng thời các sinh viên còn được học tập kinh nghiệm hướng dẫn của một hướng dẫn viên du lịch tù đó hình thành kĩ năng nghề nghiệp phẩm chất cần có của một hướng dẫn viên du lịch cần có trong tương lai.
Qua thời gian thực tế cùng với kiến thức đã được học ở trường là những gì quan sát tìm hiểu được em xin viết bài báo cáo khảo sát tour tuyến Hà NộI – QUảNG BìNH – QUảNG TRị – HUế - Đà NẵNG – HộI AN- Nghệ An để làm báo cáo thu hoạch đợt thực tế của mình.
Bản báo cáo được trình bày dựa trên cơ sở tham quan thực tế ở các địa phương có điểm du lịch mà tour tổ chức đồng thời dựa trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của hoạt động du lịch tour tuyến nói chung từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch trong thời gian tới để du lịch Việt Nam thực sự trở thành điểm dến hấp dẫn của bạn bè thế giới
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu:
Tìm hiểu một cách khái quát nhất về tour du lịch Hà Nội- Quảng Bình –Quảng Trị – Huế - Đà Nẵng_ Hội An- Nghệ An.Từ chương trình , giá thành, thực trạng du lịch tại các điểm đến từ đó đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tour tuyến .đồng thời giúp sinh viên có thêm những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp .
*Nhiệm vụ: viết bản báo cáo này với nhiệm vụ:
Tìm hiểu chương trình và giá thành tour
Thực trạng tuyến, điểm du lịch tại các tỉnh nêu trên hiện nay như thế nào mặt làm được mặt còn hạn chế
Tìm hiểu các định hướng phát triển du lịch tuyến, điểm của các cơ quan và ngành du lịch đồng thời đưa ra một số giảI pháp nhằm nâng cao chất lượng tour, tuyến trong thời gian tới
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
*Đối tượng:
Khảo sát tour, tuyến du lịch tức là khảo sát hay là tìm hiểu chương trình, giá thành tuyến điểm du lịch hiện nay(các tỉnh đã nêu)
*pham vi nghiên cứu:
chỉ những điểm tour, tuyến du lịch của các tỉnh, địa điểm thăm quan trong chương trình tour.
4. Đóng góp của đề tài:
Báo cáo là sự tập hợp tài liệu, sự nghiên cứu và tổng hợp kiến thức của bản thân em về những môn học đã được nghiên cứu. Đây cũng là sự nhìn nhận, học hỏi của bản thân em về tình hình phát triển du lịch của các địa phương qua chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa này.
Tuy nhiên vì thời gian không nhiều và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên, cũng như sự chia sẻ kiến thức để đây thực sự là một dịp tốt cho em tập dượt khả năng tổng hợp kiến thức, khả năng trình bầy một báo cáo khoa học của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Bản báo cáo sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp, thống kê…kết hợp với quan sát thực tế tại các điểm du lịch , các hoạt động trong tour du lịch .
6.Kết cấu của báo cáo:
Chương I: Chương trình và giá thàn Tour
Chương II: Thực trạng tuyến, điểm du lịch
Chương III: Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng Tour – Tuyến
Chương I: chương trình và giá thành tour
1. Giá thành
Thời gian: 10 ngày
STT
Nội dung
SL
Đơn giá
Thành tiền
1
Tiền Xe ôtô
01k
550.000 VNĐ
550.000 VNĐ
2
Phong nghỉ Quảng Bình - Đồng Hới (01 đêm)
01k
50.000 VNĐ
50.000 VNĐ
3
Phòng nghỉ Quảng Trị - Đồng Hới (02 đêm)
01k
50.000 VNĐ
100.000 VNĐ
4
Phòng nghỉ Huế (03 đêm)
01k
50.000 VNĐ
150.000 VNĐ
5
Phòng nghỉ Đà Nẵng (02 đêm)
01k
50.000 VNĐ
100.000 VNĐ
6
Phòng nghỉ Nghệ An (1 đêm)
01k
50.000 VNĐ
50.000 VNĐ
7
Thắng cảnh
Huế
Phong Nha
Ngũ Hành Sơn
Hội AN
Tháp Chàm Mỹ Sơn
Đại đạo Vĩnh Mốc
01k
135.000 VNĐ
30.000 VNĐ
20.000 VNĐ
30.000 VNĐ
30.000 VNĐ
20.000 VNĐ
265.000 VNĐ
8
Thuyền
Phong Nha
Huế
01k
20.000 VNĐ
50.000 VNĐ
70.000 VNĐ
9
Tiền ăn của sinh viên
01k
475.000 VNĐ
475.000 VNĐ
10
Phí tổ chức
01k
30.000 VNĐ
30.000 VNĐ
11
Tiền bảo hiểm
01k
10 ngày x1500/1k
15.000 VNĐ
12
Tiền HDV tuyến + điểm
01k
100.000 VNĐ
100.000 VNĐ
13
Phí tổ chức nghe giới thiệu về Đà Nẵng, tiên hương hoa taịo Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Thành Cổ Quảng Trị, Ngã Ba Đồng Lộc
01k
45.000 VNĐ
45.000 VNĐ
14
Phí tổ chức trên sông Hàn
01k
90.000 VNĐ
90.000 VNĐ
15
Tiền ôtô tại Mỹ Sơn
01k
10.000VNĐ
10.000 VNĐ
16
Tổng Cộng
2.100.000 VNĐ
2. Chương trình
Ngày 1: Hà Nội – Quảng Bình
6h
: Xe bắt đầu chạy
6h30
: Tới tỉnh Hà Tây
6h40
: Tới Hà Nam
7h30
: Ăn sáng tại Ninh Bình
9h
: Tới Thanh Hoá
11h35
: Tới Nghệ An
1h35
:Ăn trưa tại Vinh
2h25
: Xe bắt đầu chạy
3h
: Tới Hà Tĩnh
5h45
: Tới Quảng Bình
7h
: Tới khách sạn Đồng Hới, nhủ tại khách sạn
Ngày thứ 2: Quảng Trị
7h15
: Xe bắt đầu điPhong Nha – Kẻ Bảng
9h50
: Tới động Phong Nha
11h30
:Ăn trưa tại Phong Nha quán
1h
: Bắt đầu đi Nghĩa Trang Trường Sơn
4h20
: Xe rời Nghĩa Trang Trường Sơn
5h30
: Tới khách sạn Thành Quả - Đông Hà - Quảng Trị
7h
: Ăn tối tại nhà hàng Xuyên á
Ngày thứ 3: Quảng Trị – Huế
7h10
: Xe bắt đầu chạy tới Lao Bảo
9h
: Tới cửa khẩu Lao Bảo
11h50
: Ăn trưa tại nhà hàng Dung Tài
12h5
: Xe đi Huế
3h30
:Tới Huế
4h15
: Tới khách sạn Đồng Lợi – Huế
7h
:Ăn cơm tại khách sạn
Ngày thứ 4: Huế
7h
: Đi thăm lăng Minh Mạng – Chùa Thiên Mụ
8h20
: Tới chùa Thiên Mụ
10h10
: Tới Điện Hòn Chén
11h
: Tới Lăng Minh Mạng
1h
: Ăn cơm tại khách sạn
2h20
: Xe đi Lăng Tự Đức
3h35
: Tới Lăng Tự Đức
4h10
: Tới Lăng Khải Định
5h50
: Xe về tới khách sạn
8h
: Đi xem nhã nhạc cung đình Huế
10h
: Về tới khách sạn
Ngày thứ 5: Huế
6h35
: Xe bắt đầu chạy
6h45
: Tới đại nội
10h30
: Xe về tới khách sạn
1h – 5h
: Tự do thăm quan
8h
: Giao lưu với trường Sơ phạm Huế
Ngày thứ 6: Huế - Đà Nẵng
7h
: Xe bắt đầu đi Đà Nẵng
7h45
: Tới bãi biển Lăng Cô
10h
: Tới đèo Hải Vân
11h50
: Ăn trưa tại khách sạn Thanh Thanh - Đà Nẵng
2h30
: Đến Ngũ Hành Sơn
7h30
:Ăn cơm trên tàu, trên sông Hàn
10h30
: Về khách sạn
Ngày Thứ 7: Quảng Nam
6h30
: Xe đi Mỹ Sơn
8h
: Tới thánh địa Mỹ Sơn
12h50
: Ăn trưa tại nhà hàng số 9
2h
: Đi thăm phố cổ Hội An
4h40
: Qua biển Cửa Đại
7h
: Ăn tối tại khách sạn
Ngày thứ 8: Đà Nẵng – Quảng Trị
6h40
: Xe suất phát
6h50
: Tới khách sạn Đà Nẵng
10h10
: Về khách sạn
11h
: Ăn trưa
12h25
: Xe về Quảng Trị
4h
: Xe tới thành cổ Quảng Trị
5h20
:Tới khách sạn Thành Quả
7h
: Ăn tối tại khách sạn
Ngày thứ 9: Quảng Trị
6h30
: Xe đi địa đạo Vĩnh Mốc
7h
: Tới cầu Hiền Lương, cột cờ vĩ tuyến
7h30
: Tới địa đạo Vĩnh Mốc
12h
: Ăn trưa tại Quảng Trị
3h
: Xe tới ngã ba Đồng Lộc
5h35
: Xe tới khách sạn Hạ Long – Cửa Lò - Nghệ An
7h30
: Ăn tối tại khách sạn
Ngày thứ 10: Quảng Trị – Nghệ An – Hà Nội
7h20
: Xe suất phát từ khách sạn
8h20
: Đến mộ bà Hoàng Thị Loan
9h30
: Tới quê ngoại Bác
10h5
: Tới làng sen quê nội Bác
11h30
: Ăn trưa tại Vinh
12h50
: Xe bắt đầu về Hà Nội
7h30
: Xe về tới Hà Nội
Chương II:Tuyến điểm tham quan của chuyến du lịch.
2.1. Nghệ An:
* Khái quát chung:
- Diện tích: 16.487 km2
- Dân số: 2.977.300 người(2003)
* Tiềm năng du lịch:
Với diện tích rộng lớn, trong đó hơn 12.000km2 là rừng núi tạo ra những thảm thực vật với nhiều khu rừng nguyên sinh mà tiêu biểu là vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Hoạt… tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi và nhiều loại hình du lịch khác.
Bờ biển dài 82km với nhiều bãi biển đẹp như: Cửa Lò, Cửa Hội, Quỳnh Bảng…nên du lịch biển cũng là một thế mạnh lớn của tỉnh.
Hiện nay trên đất Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 131 di tích lịch sử văn hoá được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, đặc biệt là khu di tích Kim Liên, quê hương của danh nhân văn hoá thế giới, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là khu di tích đặc biệt của quốc gia có giá trị văn hoá muôn đời.
2.1.1 Khu du lịch Kim Liên:
- Giới thiệu khái quát: Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 khoảng 12 km rẽ vào làng Sen (tên chữ là Kim Liên). Làng có nhiều hồ thả Sen ở hai bên đường làng. Tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống 5 năm tuổi niên thiếu. Ngôi nhà 5 gian khung gỗ, lợp tranh. Trong nhà còn lưu giữ được các hiện vật gốc: bàn thờ, tấm sắc vua ban “Ân tứ ninh gia” khi ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng, bộ án thư, bộ phản gỗ, cái chõng tre, cái võng gai, hòm gỗ đựng gạo, tủ đựng bát đĩa, cái mâm gỗ, cái lu nước…Ngôi nhà này được dựng năm 1901 trên phần đất, công sức, tiền của của dân làng Sen dành tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ông đỗ Phó Bảng.
Làng Chùa cách làng Sen 2km là quê ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê bình dị như bao làng quê khác của Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước. Làng Chùa là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và được ông bà ngoại và cha mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ.
- Tình hình phát triển: Hiện nay khu di tích Kim Liên đã được tỉnh Nghệ An quy hoạch vào vùng du lịch Nam Đàn cùng với các di tích tiêu biểu khác của huyện Nam Đàn. Khu di tích này với những giá trị đặc sắc của nó đã được xem là điểm nhấn của du lịch Nghệ An.
Đến đây, du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh êm đềm của làng quê Việt Nam, vừa được chứng kiến những kỷ vật thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới cũng kỷ vật về những người thân khác trong gia đình người.
2.1.2. Khu du lịch Cửa Lò:
- Giới thiệu khái quát: Khu du lịch Cửa Lò cách TP. Vinh 18km. Thị xã Cửa Lò với bãi biển Cửa Lò nổi tiếng nằm bên bờ biển Đông, được ôm gọn giữa hai cửa biển: Cửa Lò phía bắc, Cửa Hội phía nam. Bãi tắm Cửa Lò dài trên 10km, có độ dốc thoai thoải cát mịn, nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác. Phía trên bãi biển có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng phi lao, rặng dừa xanh tốt. Nước biển ở đây có độ mặn rất cao vì thế Cửa Lò là bãi tắm lý tưởng ở Việt Nam. Bãi biển Cửa Lò đã được người Pháp chọn xây dựng thành khu nghỉ mát cùng với những bãi biển đẹp khác của nước ta từ năm 1907. Cửa Lò cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội hấp dẫn du khách. Đảo Lan Châu nằm ngay sát biển Cửa Lò, chia bãi biển Cửa Lò thành 2 khu vực riêng biệt. Từ đảo, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Tx Cửa Lò và phóng tầm mắt nhìn ngắm biển khơi bao la. Cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như 2 con cá khổng lồ che chắn bão to gió lớn cho bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội.
- Nhận xét:
+ Tích cực:
Khu du lịch Cửa Lò chỉ cách sân bay TP. Vinh khoảng 10km, cách Hà Nội 300km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 468km đường bộ, cách đảo Hải Nam 300km đường biển
Được xem là giao điểm của các trục đường giao thông lớn, Cửa Lò có ưu thế để hình thành nên những tour, tuyến du lịch nối với các khu và điểm du lịch lân cận. Để tăng thời gian lưu trú của khách Tx Cửa Lò đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn, cơ sở kinh doanh du lịch đảm bảo chất lượng. Toàn Tx có hơn 200 cơ sở lưu trú du lịch với gần 5000 phòng và 10.000 giường, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 7 khách sạn 2 sao. Ngoài ra Tx còn đầu tư xây dựng các khu tham quan, nghỉ dưỡng, vuai chơi, thể thao…và các công trình trọng điểm như: Quảng trường Bình Minh, hệ thống Kiốt dịch vụ bãi biển, cầu cảng đi đảo Ngư, mở rộng chợ hải sản…Để xây dựng một môi trường du lịch văn minh Tx đã đề ra chương trinh “năm không” (không nâng ép giá, không chèo kéo, không tẩm quất rong, không bán hàng rong, không làm bẩn môi trường và làm mất trật tự an ninh), các cơ sở kinh doanh đều phải liêm yết giá công khai và bán đúng với giá đã liêm yết. Với những cố gắng đó Cửa Lò đang đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đóng góp lớn vào doanh thu du lịch của toàn tỉnh Nghệ An.
+ Hạn chế:
Các lễ hội và các chương trình du lịch tổ chức tại Cửa Lò vẫn chưa thực sự thu hút được du khách do tổ chức còn thiếu kinh nghiệm, thiếu sự sáng tạo, tính độc đáo.
Biển Cửa Lò đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cần phải có những biện pháp kịp thời.
2.2. Quảng Bình:
* Khái quát chung:
- Diện tích: 8.052 km2
- Dân số: 818.300 người (2003)
* Tiềm năng du lịch:
Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có đường bờ biển dài 116 km với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, bãi Đá Nhẩy…Đặc biệt Quảng Bình có vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, điều này cho thấy Quảng Bình có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển không những du lịch nội địa mà cả du lịch quốc tế.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, thành nhà Ngô, thành quách thời Trịnh- Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, đường Hồ Chí Minh, Sông Gianh… Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng được truyền tụng muôn đời như “Bát danh hương”. Quảng Bình còn là quê hương của nhiều danh nhân học rộng, tài cao ở mọi lĩnh vực như: Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Võ Nguyên Giáp…
* Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng:
- Giới thiệu khái quát: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cách TP. Đồng Hới khoảng 50km về phía tây bắc, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Vườn quốc gia này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam vào ngày 2/7/2003. Phong Nha là tên đoạn sông ngầm ở thượng nguồn sông Son, đoạn sông ngầm này đã được khảo sát, vẽ bản đồ và đo được chiều dài 7.229m. nơi cao nhất là 50m và sâu nhất là 83m. Từ bến phà Xuân Son, đi thuyền ngược dòng sông Son 4km là đến cửa động là đến cửa động, đi sâu khoảng 700m là đến các hang Bi Kí, hang Tiên, hang Cung Đình…với vô vàn thạch nhũ hư ảo, đủ các loại hình thù. Hang động Phong Nha được đánh giá với 7 nhất: Sông ngầm đẹp nhất; Cửa hang cao và rộng nhất; Bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; Hồ nước ngầm đẹp nhất; Hang khô rộng và đẹp nhất; Thạch nhũ kì ảo và tráng lệ nhất; Hang nước dài nhất. Bên cạnh động Phong Nha (còn gọi là động ướt còn có động Tiên Sơn (cò gọi là động kho) ở độ cao 200m, dài 980m, cũng là một tuyệt tác của thiên nhiên.
Với diện tích 85.700 ha rừng nguyên sinh nhiệt đới trên vùng núi đá vôi, Phong Nha – Kẻ Bàng là vườn quốc gia hàng đầu Việt Nam về đa dạng sinh học. Theo số liệu điều tra ban đầu phát hiện được nhiều loài thực vật, động vật có xương sống, chim, cá nước ngọt quý hiếm của Vệt Nam và thế giới.
Phong Nha – Kẻ Bàng còn ẩn chứa nhiều di vật của con người thời cổ đại và lịch sử hào hùng của những năm tháng chống giặc ngoại xâm oanh liệt.
- Nhận xét chung:
+ ưu điểm: Phong Nha – Kẻ Bàng với việc được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với du khách cả trong và ngoài nước. Trung tâm du lịch Phong Nha đã xây dựng được một số hạng mục công trình có chất lượng để đón tiếp khách tham quan như: bãi đỗ xe rộng rãi, nhà chờ sạch đẹp, khu vệ sinh với những tiện nghi hiện đại sạch sẽ, có khu bán đồ lưu niệm riêng, phòng giới thiệu có bản đồ trực quan, bến thuyền với nhiều thuyền đạt chất lượng, có mái che, có áo phao. Đường lên động Tiên Sơn được lát đá rất đẹp, có điểm dừng chân với đầy đủ các dịch vụ ăn uống, giải khát, hàng lưu niệm và khu vệ sinh sạch sẽ.
+ Hạn chế và giải pháp: Một là, tình trạng bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách vẫn còn tồn tại. Tỉnh nên kiểm soát chặt chẽ vấn đề này, đồng thời sắp xếp, tổ chức thành các điểm bán hàng hợp lý. Hai là, hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác ở Phong Nha còn lẻ tẻ, đơn điệu, kém chất lượng mới chỉ mang tính địa phương chưa mang tầm voc dịch vụ phục vụ khách du lịch. Cần đầu tư xây dựng, sắp xếp, hệ thống lại cho hoàn chỉnh để sau một cuộc hành trình lí thú nhưng vất vả du khách có thể thư giãn và có những bữa ăn ngon, tránh tình trạng chờ đợi, chen chúc. Ba là, loại hình du lịch ở đây mới chỉ là tham quan hang động, chưa chú trọng khai thác tiềm năng sẵn có để có những sản phẩm du lịch mới, lạ, hấp dẫn du khách. Bên cạnh hệ thống hang động, Quảng Bình nên khai thác tốt vườn quốc gia và các giá trị văn hoá, kết hợp chúng lại với nhau thành những sản phẩm độc đáo. Nếu những giá trị đó được khai thác hợp lý thì có thể kéo dài thêm thời gian lưu lại Phong Nha của du khách, để tăng doanh thu từ dịch vụ du lịch, nâng cao đời sống cho nhân dân huyện Bố Trạch. Bốn là, Quảng Bình chưa chú trọng đến việc quảng bá du lịch, nếu so sánh với các địa phương có di sản thế giới khác thì công tác quảng bá du lịch của Quảng Bình là yếu kém hơn cả. Tỉnh nên lập các Website bằng nhiều thứ tiếng để giới thiệu về Phong Nha, và nên tích cực quảng bá du lịch thông qua các sự kiện và các chương trình du lịch chuyên đề.
2.3. Quảng Trị:
* Khái quát chung:
- Diện tích: 4.746 km2
- Dân số: 608.500 người (2003)
* Tiềm năng du lịch:
Quảng Trị từ thời xa xưa đã là nơi hội tụ nhiều nền văn hoá có bề dày lịch sử. Quảng Trị có nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hoá được bảo tồn như: thành cổ Quảng Trị, khu bảo tồn văn hoá Chăm…Quảng Trị là ranh giới chia cắt, là chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Do vậy Quảng Trị còn lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng như: Sông Bến Hải- cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn, địa đạo Vĩnh Mốc, Đường 9 Khe Sanh, hệ thống đường Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. nghĩa trang liệt sĩ đường 9, đảo Cồn Cỏ… là những di tích lịch sử quan trọng của quốc gia.
Quảng Trị có đường bờ biển dài 75km với một số bãi biển đẹp như: Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ và một số khu sinh thái, danh thắng như khu danh thắng Đakrông, rừng Rú Lịnh, đảo Cồn Cỏ…
2.3.1. Nghĩa trang Trường Sơn:
- Giới thiệu khái quát: Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn toạ lạc trên một ngọn đồi giữa 6 ngọn đồi khác bao quanh như bông hoa 6 cánh, thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Cách Bố Trạch – Quảng Bình 70km theo đường Hồ Chí Minh. Tổng diện tích nghĩa trang106ha, trong đó diện tích chính đặt 10.263 ngôi mộ liệt sĩ là 39.8ha, chia thành 6 khu: khu trung tâm (có tượng dài chính) và 5 khu đặt mộ liệt sĩ theo địa chỉ nhóm địa phương. Giữa khu 4 và 5 có quần thể tượng đài biểu trưng cho tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tinh thần đoàn kết Việt Lào.
- Hàng năm nghĩa trang Trường Sơn đón hàng chục nghìn lượt người trong nước đến viếng mộ liệt sĩ. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vượt hàng vạn dặm đến với nghĩa trang Trường Sơn.
2.3.2. Thành cổ Quảng Trị:
- Giới thiệu khái quát: Được xây dựng lần đầu tiên bằng đất vào năm 1824 tại xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng (nay thuộc Tx Quảng Trị). Bốn năm sau được xây bằng gạch có bốn cửa theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Bên ngoài là hào sâu ngăn cách chu vi chừng 3km. Năm 1972 tại thành cổ, các chiến sỹ quân giải phóng miền năm đã đụng đầu ghê gớm với vũ khí và bom đạn Mỹ. Trên một diện tích với chu vi chưa đến 3km, thành cổ Quảng Trị đã phải chịu đựng một lượng bom đạn có sức công phá bằng 8 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hirosima (Nhật) năm 1945. Các chiến sĩ quân giải phóng đã kiên cường bám trụ chiến đấu liên tục 81ngày đêm trong điều kiện vô cùng ác liệt, thương vong rất nhiều. Ngày nay nhìn những phần tường vẫn hằn sâu vết tích bom đạn du khách có thể liên tưởng tới một tượng đài hoành tráng – biểu tượng về những con người vĩ đại.
- Thành cổ Quảng Trị được xếp vào danh mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng, lại nằm ở vị trí trung tâm của toàn cụm di tích phía nam của tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, bên cạnh tầm vóc, giá trị của nó, sự lợi thế của một di tích trung tâm có vị trí toạ lạc trong lòng một thị xã đang hồi sinh, phát triển, di tích Thành cổ đã và đang được cả nước hướng về, các cấp quan tâm, việc tôn tạo được triển khai nhanh chóng, quy mô.
*Nhận xét chung về 2 di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị:
- Tích cực:
2 di tích này đều là những di tích lịch sử quốc gia có giá trị đặc biệt, là chứng tích cho một thời đau thương và hào hùng của dân tộc. Hai di tích này cùng với địa đạo Vịnh Mốc, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, đường 9 Khe Sanh, nghĩa trang Đường 9, đường mòn Hồ Chí Minh…đã tạo nên một chuỗi các di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Quảng Trị có thể phát triển các loại hình tham quan, học tập, nghiên cứu. Riêng 2 di tích kể trên đều có điều kiện giao thông rất tốt (Thành cổ ở ngay trung tâm thị xã; Nghĩa trang Trường Sơn ở ngay bên đường Hồ Chí Minh mới được đi vào sử dụng). Thêm vào đó hai di tích này đều được quy hoạch, xây dựng lại rất khang trang và đều có phòng trưng bày với nhiều hiện vật.
- Hạn chế:
Tuy 2 di tích này đều có số lượng người tham quan rất lớn bao gồm cả du khách trong và ngoài nước nhưng cũng không vì thế mà du lịch Quảng Trị phát triển hơn (doanh thu từ dịch vụ không tăng). Nguyên nhân là do ngành du lịch tỉnh chưa xây dựng được những chương trình đặc sắc, chưa xây dựng được những tuyến du lịch hoàn chỉnh kết hợp, xâu chuỗi 2 di tích này với các di tích khác và các tài nguyên du lịch sẵn có. Hai di tích đều chỉ là những điểm tham quan đơn lẻ mà khách kết hợp tham quan trong chuyến hành trình vào Huế, Đà Nẵng hay Quảng Nam của mình chứ chưa nằm trong một chương trình du lịch tại Quảng Trị
2.4. Thừa Thiên Huế:
* Khái quát chung:
- Diện tích: 5.054 km2
- Dân số: 1.101.700 người (2003)
* Tiềm năng du lịch:
Tiềm năng du lịch nổi bật cuae Huế là quần thể di tích văn hoá Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với trên 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, hệ thống nhà vườn…Tháng 11/2003 UNESCO lại công nhận thêm Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới, điều này càng làm tăng thêm tính hấp dãn cho du lịch Huế.
Không chỉ có giá trị nhân văn đặc sắc mà thiên nhiên Huế cũng có những đặc thù ưu việt là sự đa dạng về cảnh quan: Sông Hương, núi Ngự, những khu nhà vườn tạo nên những cảnh quan đẹp ngay trong lòng của phố Huế; những bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương nước trong, cát mịn, phong cảnh đẹp; Khu du lịch núi Bạch Mã nổi tiếng với cảnh quan đẹp và hệ động thực vật phong phú.
2.4.1. Cố đô Huế:
- Giới thiệu khái quát:
Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày 11/12/1993, quần thể di tích Cố Đô Huế có trên 300 công trình kiến trúc bao gôm có Kinh thành và các Lăng tẩm (gồm 7 lăng, trong đó 5 lăng có giá trị tham quan) và một số công trình kiến trúc khác. UNESCO nhận định: “Quần thể di tích cố đô Huế là một ví dụ điển hình về đô thị hoá và kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kì hưng thịnh vào thế kỉ 19”.
+ Kinh thành:
Ban đầu có tên là thành Phú Xuân, về sau được đổi thành Kinh thành Huế. Đây từng là kinh đô của nước Việt Nam phong kiến trong suốt gần 400 năm (1558 – 1945). Kinh thành Huế do vua Gia Long xây dựng vào năm 1805, nằm ngay bên dòng sông Hương, đến năm 1832 được vua Minh Mạng tu sửa lại. Bức tường thành bao quanh thành dài 2,5km, xung quanh Kinh thành về phía ngoài có hào rộng. Bên trong kinh thành là Hoàng thành – nơi vua tổ chức các buổi họp trọng đại. Có bốn cửa để vào Hoàng thành, cửa lớn nhất và nổi tiếng nhất là Ngọ Môn dùng làm cửa chính khi đi vào Hoàng thành. Tử cấm thành nằm trong Hoàng thành chỉ dành giêng cho gia đình Vua. Mặc dù bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, nhưng kinh thành Huế vẫn giữ được những hiện vất giá trị, đáng nhớ và gây ấn tượng về một thời kì tráng lệ, huy hoàng của một triều đại phong kiến như: Cửu vị thần công, điện Thái Hoà, khu nhà ở của quan Triều đình, cửu đỉnh thờ các vị hoàng đế nhà Nguyễn.
+ Chùa Thiên Mụ:
Do chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vào năm 1601. Ngôi chùa nằm bên bờ trái sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm TP. Huế 5km. Các đời vua chúa về sau tiếp tục trùng tu và cho xây dựng thêm một số công trình: Quả đại hồng chuông (cao 2,5m, nặng 3285kg); Bia cao 2,85m đặt trên lưng một co rùa làm bằng đá cẩm thạch; Tháp Phước Duyên hình bát giác có 7 tầng, cao 21m; Điện Đại Hùng – ngôi điện chính trong chùa có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài ra còn nhiều tượng đồng, khánh đồng, hoành phi được làm rất tinh xảo…Mặc dù chùa đã bị hư hỏng nặng vào năm 1943 và được trùng tu trong suồt 30 năm qua, nhưng hiện nay vẫn giữ được nét huy hoàng, tráng lệ xưa.
+ Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng):
Được xây dựng vào giữa năm 1864 và 1867 trong một thung lũng đẹp thuộc làng Thượng Ba, xã Thuỷ Xuân cách TP. Huế 8km. Toàn thể công trình gồm bức tường thành rộng lớn, bên trong có gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Qua cửa Vũ Khiêm, đến khu vực hồ lưu khiêm , trên hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ,đọc sách. Khiêm Cung môn, diện Hoà Khiêm là nơi làm việc của vua nhưng sau này dùng lam nơi thờ tự vua và hoàng hậu. Sau điện Hoà Khiêm là điện Lương Khiêm, đây là nơi an nghỉ của vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ô Khiêm đường nơi cất đồ ngự dụng. Ngay sau hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi Đình, tấm bia làm bằng đá Thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung kí do nhà vua soạn về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đòi bên kia hồ bán nguyệt Tiêu Khiêm Trí là Bửu Thành xây bằng gạch, nơi chôn cất thi hài vua.
+ Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng):
Nằm trên ngọn núi Cẩm Khê cách thành phố Huế khoảng 12km, gần ngã ba Bằng Lãng nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vị vua nối ngôi tiếp tục xây dựng cho đến khi hoàn tất vào năm 1843. Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cả cung điện, đền miếu và lâu đài. Đại Hồng môn chỉ mở một lần để đưa quan tài nhà vua vào lăng sau đó ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33228.doc