Kháo sát thực trạng vệ sinh thú y và tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong gia trại trên địa bàn Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Tài liệu Kháo sát thực trạng vệ sinh thú y và tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong gia trại trên địa bàn Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình: ... Ebook Kháo sát thực trạng vệ sinh thú y và tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong gia trại trên địa bàn Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

pdf116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kháo sát thực trạng vệ sinh thú y và tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong gia trại trên địa bàn Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ LÊ THỊ BÍCH LIÊN KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỆ SINH THÚ Y VÀ TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN NUÔI TRONG GIA TRẠI TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG HÀ NỘI - 2009 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan các trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn. Tác giả luận văn Lê Thị Bích Liên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành bày tỏ lời cám ơn sâu sắc ñến: Tập thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Thú y, Viện sau ñại học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn thầy giáo PGS.TS Trương Quang ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Lãnh ñạo trường Trung học Nông nghiệp Thái Bình nơi tôi công tác ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi học tập, nghiên cứu. Tôi xin cám ơn các tập thể, cơ quan, ban, ngành ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu: Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ, Chi cụ thú y tỉnh Thái Bình, Trạm thú y huyện Quỳnh Phụ và bà con nông dân trong huyện. ðặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn tới người thân trong gia ñình, bạn bè ñồng nghiệp, tập thể lớp cao học ñã quan tâm, ñộng viên giúp tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Lê Thị Bích Liên Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN I Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục ñồ thị viii 1. Më ®Çu i 1.1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi 1 1.2. Môc tiªu nghiªn cøu 3 1.3. ý nghÜa khoa häc vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi 3 2. Tæng quan tµi liÖu 4 2.1. Nh÷ng nghiªn cøu vÒ héi chøng tiªu ch¶y 4 2.1.1. Nguyªn nh©n g©y ra héi chøng tiªu ch¶y 5 2.1.2. ¶nh h−ëng cña c¸c yÕu tè m«i tr−êng, thµnh phÇn kh«ng khÝ trong chuång nu«i ®Õn héi chøng tiªu ch¶y ë lîn. 21 2.2. Nh÷ng nghiªn cøu vÒ phßng vµ trÞ tiªu ch¶y ë lîn 25 2.2.1. Nh÷ng nghiªn cøu vÒ phßng tiªu ch¶y 26 2.2.2. Nh÷ng nghiªn cøu vÒ ®iÒu trÞ tiªu ch¶y 31 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv 3. §èi t−îng, Néi dung, nguyªn liÖu vµ ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu 35 3.1. §èi t−îng nghiªn cøu 35 3.2. Néi dung nghiªn cøu 35 3.2.1. §iÒu tra thùc tr¹ng t×nh h×nh vÖ sinh thó y t¹i c¸c gia tr¹i ch¨n nu«i lîn trªn ®Þa bµn huyÖn Quúnh Phô, tØnh Th¸i B×nh 35 3.2.2. §iÒu tra, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh tiªu ch¶y ë ®µn lîn nu«i trong chuång nÒn vµ chuång sµn t¹i huyÖn Quúnh Phô, tØnh Th¸i B×nh. 35 3.3. Nguyªn liÖu vµ ®Þa ®iÓm nghiªn cøu 35 3.3.1. Nguyªn liÖu 35 3.3.2. §Þa ®iÓm nghiªn cøu 35 3.4. Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu 35 3.3.1. Ph−¬ng ph¸p ®iÒu tra, ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng vÖ sinh thó y t¹i c¸c gia tr¹i ch¨n nu«i lîn trªn ®Þa bµn huyÖn Quúnh Phô, tØnh Th¸i B×nh 35 3.3.2. Ph−¬ng ph¸p ®iÒu tra t×nh h×nh héi chøng tiªu ch¶y ë ®µn lîn trªn ®Þa bµn huyÖn Quúnh Phô 36 3.3.3. Ph−¬ng ph¸p ®o Èm ®é vµ nhiÖt ®é chuång nu«i 36 3.3.4. Ph−¬ng ph¸p bè trÝ thÝ nghiÖm ®iÒu trÞ lîn bÞ tiªu ch¶y 36 3.3.5. Ph−¬ng ph¸p xö lý sè liÖu 37 4. KÕt qu¶ nghiªn cøu vµ th¶o luËn 38 4.1. §iÒu kiÖn tù nhiªn vµ t×nh h×nh ch¨n nu«i lîn ë huyÖn Quúnh Phô, tØnh Th¸i B×nh 38 4.1.1. §iÒu kiÖn tù nhiªn 38 4.1.2. T×nh h×nh ch¨n nu«i lîn t¹i huyÖn Quúnh Phô, tØnh Th¸i B×nh 40 4.1.3. T×nh h×nh dÞch bÖnh ë ®µn lîn 41 4.2. Thùc tr¹ng vÖ sinh thó y t¹i c¸c gia tr¹i ch¨n nu«i lîn trªn ®Þa bµn huyÖn Quúnh Phô, tØnh Th¸i B×nh 44 4.2.1. ThiÕt kÕ x©y dùng chuång tr¹i. 44 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v 4.2.2. Quy m« ch¨n nu«i 47 4.2.3. T×nh h×nh xö lý chÊt th¶i ch¨n nu«i t¹i c¸c gia tr¹i. 49 4.2.4. T×nh h×nh vÖ sinh chuång tr¹i ch¨n nu«i 51 4.2.5. H×nh thøc ch¨n nu«i vµ nguån thøc ¨n, n−íc uèng dïng trong c¸c gia tr¹i 55 4.2.6. C«ng t¸c tËp huÊn kü thuËt ch¨n nu«i vµ biÖn ph¸p phßng chèng dÞch bÖnh cho ®µn lîn cña c¸c gia tr¹i trªn ®Þa bµn huyÖn Quúnh Phô. 58 4.3.2. KÕt qu¶ ®iÒu tra t×nh h×nh héi chøng tiªu ch¶y ë lîn theo løa tuæi 65 4.3.3. T×nh h×nh héi chøng tiªu ch¶y cña lîn ë c¸c mïa trong n¨m 69 4.3.4. KÕt qu¶ theo dâi nhiÖt ®é, ®é Èm vµ héi chøng tiªu ch¶y ë lîn nu«i trong hai kiÓu chuång 72 4.3.5. KÕt qu¶ phßng trÞ héi chøng tiªu ch¶y ë ®µn lîn nu«i trong c¸c gia tr¹i 76 5. KÕt luËn vµ ®Ò nghÞ 86 5.1. KÕt luËn 86 5.1.1. KÕt qu¶ ®iÒu tra vÒ thùc tr¹ng vÖ sinh thó y t¹i c¸c gia tr¹i ch¨n nu«i lîn trªn ®Þa bµn huyÖn Quúnh Phô tØnh Th¸i B×nh cßn nhiÒu vÊn ®Ò cÇn quan t©m: 86 5.1.2. T×nh h×nh héi chøng tiªu ch¶y ë ®µn lîn nu«i trong c¸c gia tr¹i trªn ®Þa bµn huyÖn Quúnh Phô tØnh Th¸i B×nh kh¸ phøc t¹p phô thuéc vµo ®iÒu kiÖn chuång tr¹i, mïa vô, ch¨m sãc nu«i d−ìng, løa tuæi lîn. 86 5.2. §Ò nghÞ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 92 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết ñầy ñủ CFU ST LT TGE Colonial Formoing Unit Heat Stable Toxin Heat Labile Toxin Transmissible Gastro Enteritis Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii DANH MỤC BẢNG BẢNG 4.1: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN CỦA HUYỆN QUỲNH PHỤ 41 TỪ NĂM 2005 - 2008 41 BẢNG 4.2: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH Ở ðÀN LỢN NUÔI TẠI QUỲNH PHỤ NĂM 2008 43 BẢNG 4.3: ðỊA ðIỂM, THIẾT KẾ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI TẠI CÁC GIA TRẠI 45 BẢNG 4.4: QUY MÔ CHĂN NUÔI CỦA CÁC GIA TRẠI 49 BẢNG 4.5: TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI CÁC GIA TRẠI 50 BẢNG 4.6: THỰC TRẠNG VỆ SINH CHUỒNG NUÔI VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI TẠI CÁC GIA TRẠI 52 BẢNG 4.7: HÌNH THỨC CHĂN NUÔI VÀ NGUỒN THỨC ĂN, NƯỚC UỐNG SỬ DỤNG TRONG CÁC GIA TRẠI 57 BẢNG 4.8: CÔNG TÁC TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO ðÀN LỢN CỦA CÁC CHỦ GIA TRẠI 59 BẢNG 4.9: TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN NUÔI TRONG 2 KIỂU CHUỒNG 63 BẢNG 4.10: KẾT QUẢ ðIỀU TRA TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CÁC LỨA TUỔI 66 BẢNG 4.11: TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY CỦA LỢN Ở CÁC MÙA TRONG NĂM 70 BẢNG 4.12 : KẾT QUẢ THEO DÕI NHIỆT ðỘ, ðỘ ẨM Ở 2 KIỂU CHUỒNG NUÔI 75 BẢNG 4.13: KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG VACXIN CHO ðÀN LỢN CỦA CÁC GIA TRẠI NĂM 2008 76 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii BẢNG 4.14: KẾT QUẢ ðIỀU TRỊ LỢN BỊ TIÊU CHẢY BẰNG MEN VI SINH VÀ ðIỆN GIẢI 80 BẢNG 4.15: KẾT QUẢ ðIỀU TRỊ LỢN BỊ TIÊU CHẢY BẰNG KHÁNG SINH 82 BẢNG 4.16: KẾT QUẢ ðIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CHO LỢN BẰNG KHÁNG SINH VÀ MEN VI SINH 85 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix DANH MỤC ðỒ THỊ BIỂU ðỒ 4.1: SO SÁNH TỶ LỆ LỢN BỊ BỆNH TIÊU CHẢY NUÔI TRONG HAI KIỂU CHUỒNG 64 BIỂU ðỒ 4.2: SO SÁNH TỶ LỆ LỢN BỊ TIÊU CHẢY Ở CÁC LỨA TUỔI NUÔI TRONG HAI KIỂU CHUỒNG 68 BIỂU ðỒ 4.3: SO SÁNH TỶ LỆ LỢN BỊ TIÊU CHẢY Ở CÁC MÙA VỤ TRONG NĂM 71 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 1. MỞ ðẦU 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay thì ngành chăn nuôi, ñặc biệt là chăn nuôi lợn luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi nhiều lợn, ñứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 Châu Á và ở vị trí hàng ñầu khu vực ðông Nam Châu Á. Hiện nay nước ta có trên 26 triệu ñầu lợn, bình quân tốc ñộ tăng hàng năm là 3,7%, ñảm bảo cung cấp 80% sản phẩm thịt cho thị trường nội ñịa và một phần cho xuất khẩu. Kế hoạch ñến năm 2020, Việt Nam sẽ có trên 52 triệu ñầu lợn và sẽ ñạt sản lượng trên 3 triệu tấn thịt, chiếm tỷ trọng trên 40% tổng thu nhập của ngành nông nghiệp ( Nguồn Agro.gov.vn) . Các nhà nghiên cứu về môi trường và ñiều kiện vệ sinh thú y trong các cơ sở chăn nuôi ñều có chung một nhận xét: "Chăn nuôi lợn có khả năng gây ô nhiễm môi trường nặng nề hơn các ngành chăn nuôi khác, việc cải thiện ñiều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở này cũng khó khăn và tốn kém hơn"[25] Tình trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi và dịch bệnh ở các cơ sở chăn nuôi phụ thuộc vào quy mô, hình thức chăn nuôi và ñiều kiện sinh thái của từng vùng. Với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, nhiều trại chăn nuôi nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên thực trạng vệ sinh thú y tại các trại này là ñáng báo ñộng. Chất lượng khí hậu chuồng nuôi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp ñến năng xuất và sức khoẻ ñàn gia súc mà nó còn là tiêu chí quan trọng ñể dự báo tình hình dịch bệnh của ñàn gia súc. Quỳnh Phụ là một huyện của tỉnh Thái Bình với trên 80% dân số gắn kết với sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở Nghị quyết 12 của ðảng bộ tỉnh về ñẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai ñoạn 2004 - 2010, tỉnh ñã có cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm phát triển chăn nuôi như: ñất ñai, vốn, con giống. Vì vậy sản xuất chăn nuôi ñã có những bước phát triển khá mạnh: mật ñộ chăn nuôi cao, số Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2 lượng ñàn gia súc tăng nhanh, kỹ thuật ñã ñược ñầu tư, các giống mới ñã ñưa vào chăn nuôi góp phần làm thay ñổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Trong những năm qua tốc ñộ phát triển chăn nuôi ñạt khá cao (trên 30%), tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong ngành nông nghiệp năm 2005 là 31,42%; năm 2006 là 32.27%; năm 2007 là 33,75% [41]. Với chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp nên chăn nuôi lợn phát triển mạnh mẽ. Mấy năm gần ñây Quỳnh Phụ là huyện ñiển hình của tỉnh trong phong trào chăn nuôi lợn, ñặc biệt là chăn nuôi lợn ngoại theo mô hình trang trại. Năm 2007, tổng số ñầu lợn của huyện là 157456 con, kế hoạch ñến năm 2010 sẽ là 180.000 con chiếm 8% tổng kế hoạch phát triển chăn nuôi ñàn lợn của tỉnh. Mô hình chăn nuôi trang trại ngày càng ñược nhân rộng. Năm 2005, toàn huyện có 68 trang trại chăn nuôi lợn, ñến năm 2007 là 105 trang trại và kế hoạch ñến năm 2010 sẽ là 200 trang trại. Quy mô cũng ngày càng ñược mở rộng, ñã có trang trại nuôi từ 30 - 80 nái ngoại. Chăn nuôi lợn ñã thực sự là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của huyện. Chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại, gia trại với quy mô lớn với những con giống cho năng xuất, chất lượng sản phẩm cao là hướng ñi chính trong sản xuất chăn nuôi của huyện thúc ñẩy ngành chăn nuôi lợn thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự trong những năm tiếp theo. Mặc dù ñã ñược ñầu tư về vốn, kỹ thuật, con giống, chuồng nuôi nhưng hiện nay các gia trại ở Quỳnh Phụ vẫn tồn tại hai kiểu chuồng nuôi là chuồng nền và chuồng sàn. Bên cạnh ñó dịch bệnh ở ñàn lợn vẫn xảy ra, trong ñó hội chứng tiêu chảy với ñặc ñiểm dịch tễ hết sức phức tạp, ñã và ñang gây nên những thiệt hại to lớn, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi. Bệnh thường xuất hiện khi gia súc chuyển vùng, ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, thức ăn kém phẩm chất, do bội nhiễm vi khuẩn ñường ruột như: E.coli, Salmonella ... trong ñó những bất lợi của ñiều kiện ngoại cảnh là yếu tố mở ñường, ñóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3 Mức ñộ ô nhiễm môi trường chăn nuôi ngày càng mạnh dễ làm phát sinh dịch bệnh, ñặc biệt là hội chứng tiêu chảy. ðể hạn chế những ảnh hưởng của môi trường gây ra ñối với bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Khảo sát thực trạng vệ sinh thú y và tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong gia trại trên ñịa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác ñịnh ñược thực trạng vệ sinh thú y tại các gia trại chăn nuôi lợn. - Xác ñịnh tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn theo: lứa tuổi, mùa vụ nuôi trong hai kiểu chuồng nuôi: chuồng nền và chuồng sàn. - Ứng dụng ñiều trị hội chứng tiêu chảy bằng việc kết hợp kháng sinh và chế phẩm sinh học. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở ñánh giá ảnh hưởng của tình hình vệ sinh thú y ñến hội chứng tiêu chảy ở ñàn lợn nuôi trong hai kiểu chuồng nuôi sàn và nuôi nền trên ñịa bàn huyện. - ðánh giá ñược tình hình tiêu chảy của ñàn lợn nuôi ở hai kiểu chuồng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu về tình hình hội chứng tiêu chảy ở ñàn lợn nuôi trong hai kiểu chuồng khác nhau, là cơ sở khoa học ñể xác ñịnh các biện pháp phòng bệnh cho ñàn lợn, hạn chế ảnh hưởng của các ñiều kiện ngoại cảnh, chuồng trại ñối với từng lứa tuổi, phù hợp với ñiều kiện của các cơ sở chăn nuôi, nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh. - Khuyến cáo người chăn nuôi ñiều trị tiêu chảy bằng một số phác ñồ nhằm làm giảm tỷ lệ chết và còi cọc trong ñàn lợn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy Hội chứng tiêu chảy ở lợn ñã và ñang phổ biến, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ thấp, nhưng tác hại của nó là làm tổn thương hệ nhung mao ruột non, giảm hấp thu thức ăn, làm cho lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Nguy hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp ñã gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn ñoán và ñiều trị. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở ñường tiêu hóa, có liên quan ñến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Tuỳ theo ñặc ñiểm, tính chất, diễn biến; tuỳ theo ñộ tuổi; tuỳ theo yếu tố ñược coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở lợn ñược gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở gia súc sau cai sữa; chứng khó tiêu; chứng rối loạn tiêu hoá… Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất ñiện giải và cuối cùng con vật trúng ñộc, kiệt sức và chết. Vì lẽ ñó, trong ñiều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất ñiện giải là cần thiết. Theo Nguyễn Lương (1963) [24], Trịnh Văn Thịnh (1985) [68], Lê Minh Chí (1995) [2] lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất ñiện giải và kiệt sức. Những lợn khỏi bệnh thường còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn ñến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. ðó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao. Ở nước ta do ñiều kiện khí hậu thời tiết thay ñổi phức tạp, hội chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm, ñặc biệt khi thời tiết thay ñổi ñột ngột, lạnh, ñộ ẩm không khí cao. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5 Theo ðoàn Thị Băng Tâm (1987) [60], Sử An Ninh (1993) [32], Lê Văn Tạo và cộng sự (1993) [57], Phan Thanh Phượng và cộng sự (1995) [48], ở nước ta tiêu chảy ở gia súc xảy ra quanh năm, ñặc biệt là vào vụ ñông xuân, khi thời tiết thay ñổi ñột ngột và những giai ñoạn chuyển mùa. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn và cộng sự (1998) [72] cho thấy bệnh tiêu chảy xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi: sơ sinh, cai sữa và cả lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh ñến cai sữa. 2.1.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ðã có rất nhiều nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn, các tác giả ñã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh, kết quả cho thấy nguyên nhân rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở ñường tiêu hóa có liên quan ñến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn ñề nan giải ñang ñược các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ñể ñề ra những biện pháp phòng trị. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn ñến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể ñường tiêu hoá và cuối cùng là nhiễm trùng. Qua nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân sau ñây: 2.1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả ñã kết luận trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác ñộng của vi khuẩn. Trong ñường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong ñường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật ñường ruột ở trạng thái cân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6 bằng ñộng theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt ñộng sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi hệ sinh thái ñường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn ñịnh của môi trường ñường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật ñường ruột. Dưới tác ñộng của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn ñến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy. Theo Lê Khắc Thận và cộng sự (1974) [65], Nguyễn Tài Lương (1982) [23] trong ñường tiêu hoá của lợn có rất nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ chức năng nhất ñịnh trong quá trình tiêu hóa và có vai trò sinh lý quan trọng ñối với cơ thể. Ở trạng thái sinh lý bình thường giữa cơ thể và hệ vi sinh vật ñường tiêu hoá luôn ở trạng thái cân bằng và sự cân bằng này là cần thiết cho cơ thể vật chủ. Theo Vũ Văn Ngũ (1979) [36] vi khuẩn trong ñường ruột giữ vai trò là một “hàng rào vi khuẩn”, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh ñường ruột xâm nhập và cư trú ở ống tiêu hoá bằng tác ñộng ñối kháng giữa các vi khuẩn. Những thay ñổi về thức ăn, chế ñộ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu hay trạng thái cơ thể tác ñộng làm cho trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật trong ñường ruột bị phá vỡ, vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh sẽ tăng cường ñộc lực sinh ra tiêu chảy. Theo Nguyễn Thị Khanh (1994) [18] loạn khuẩn thể hiện sự biến ñộng về số lượng và chất lượng của các nhóm vi khuẩn. Có thể một loài nào ñó tăng về số lượng hoặc tăng về ñộc lực, cũng có thể có sự ñột biến hay sự bội nhiễm. Họ vi khuẩn ñường ruột là một họ lớn, bao gồm các trực khuẩn Gram âm, sống hiếu khí tuỳ tiện ở ống tiêu hoá của người và ñộng vật. Chúng có thể gây bệnh hoặc không gây bệnh. Chúng có chung các ñặc tính: Không có Oxydaza, sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, có thể mọc ở các môi trường Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7 dinh dưỡng thông thường, có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, phân giải Glucose hình thành nên axit có hoặc không bay hơi. Hệ vi khuẩn ñường ruột bao gồm hai nhóm vi khuẩn lớn: - Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus subtilis... Trong ñường tiêu hoá của lợn còn có thêm cả trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus faso bacterium, Plantvincentii, B.fuso bacterium pubatun... - Nhóm vi khuẩn ñịnh cư vĩnh viễn: nhóm vi khuẩn này thích ứng với môi trường của ñường tiêu hoá trở thành vi khuẩn bắt buộc, gồm: Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus... Họ vi khuẩn ñường ruột có vai trò nhất ñịnh trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng. Nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu khoa học ñưa ra kết luận nguyên nhân gây ra tiêu chảy có vai trò quan trọng của vi khuẩn E.coli và Salmonella, Clostridium. - Vi khuẩn E.coli Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [44], Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) [63] cho biết E.coli thường có ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non, ñôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể. Trong ñường ruột của ñộng vật, E.coli chiếm khoảng 80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí. Dựa vào tính chất huyết thanh học, E.coli ñược chia thành những serotype riêng, trong số này có một số type ñóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh cho người và gia súc. Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [40] khi bệnh phát ra, E.coli có mặt ở khắp ñường tiêu hoá. Trong các phủ tạng cũng có thể phân lập ñược E.coli, nhưng thường ở giai ñoạn cuối của bệnh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8 Cũng như các vi khuẩn ñường ruột, vi khuẩn E.coli gây bệnh cho người và ñộng vật nhờ yếu tố bám dính và ñộc tố ruột Hầu hết các chủng E.coli gây bệnh ñều sản sinh một hoặc nhiều kháng nguyên bám dính. Các chủng không gây bệnh thì không có kháng nguyên bám dính [54]. Kháng nguyên bám dính cho phép vi khuẩn có thể bám vào các thụ thể ñặc hiệu trên bề mặt tế bào biểu mô ruột và trên lớp màng nhầy, chống lại sự ñào thải của các tế bào ruột. Kháng nguyên bám dính có cấu trúc là protit. Hiện nay, người ta ñã phát hiện ñến trên 30 yếu tố khác nhau, nhưng hầu hết các yếu tố bám dính mnày ñặc trưng cho từng serotyp của E.coli phân lập ñược từ các loài ñộng vật khác nhau, trừ yếu tố F1 chung cho nhiều chủng E.coli. Sau khi bám dính vào niêm mạc ruột, vi khuẩn E.coli sản sinh ra ñộc tố ruột, làm thay ñổi nước và chất ñiện giải ở ruột non dẫn tới tiêu chảy. ðộc tố ruột của E.coli gồm 2 loại: ðộc tố chịu nhiệt và ñộc tố không chịu nhiệt. ðộc tố chịu nhiệt ( ST) có 2 loại: STa và STb. STa là một protein không có tính kháng nguyên, kích thích sản sinh cGMP ở mức cao trong tế bào, ngăn trở hệ thống chuyển Na+ và Cl-, làm giảm khả năng hấp thụ chất ñiện giải và nước ở ruột. STb là protein có tính kháng nguyên yếu. Cơ chế gây tiêu chảy hiện nay vẫn chưa rõ. ðộc tố không chịu nhiệt (LT): là ñộc tố phức tạp, là yếu tố quan trọng tác ñộng gây tiêu chảy. Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non, nhưng khi gặp ñiều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, ñi vào máu ñến các nội tạng. Trong máu, nhờ cấu trúc kháng nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ không ñặc hiệu và khả năng thực bào. Ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý. ðào Trọng ðạt và cộng sự (1995) [10] cho biết khi sức ñề kháng của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9 cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú trong ñường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật ñường ruột, gây tiêu chảy. - Vi khuẩn Salmonella Theo Woolcok (1973)[91] hiện nay người ta ñã phân lập ñược trên 2000 chủng Salmonella, nhưng thực tế chỉ có khoảng 5% trong số ñó gây bệnh cho người và ñộng vật. Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa tuổi 45 ñến 90 ngày tuổi. Lợn các lứa tuổi khác cũng mắc bệnh nhưng ít hơn. Bệnh rất hiếm xảy ra ở lợn sơ sinh. Lợn chăn nuôi tập trung bệnh thường có tỷ lệ cao hơn chăn nuôi riêng lẻ. Salmonella gây bệnh cho người và gia súc bằng ñộc tố và các yếu tố không phải là ñộc tố. Các yếu tố không phải là ñộc tố như: Kháng nguyên O, kháng nguyên K, kháng nguyên H, yếu tố bám dính, khả năng xâm nhạp và nhân lên trong tế bào, khả năng tổng hợp sát, khả năng kháng kháng sinh. Các yếu tố gây bệnh trên mặc dù không phải là ñộc tố nhưng bằng những cơ chế tác ñộng và phương thức khác nhau mà tạo ñiều kiện bất lợi cho cơ thể vật chủ ñồng thời tạo ñiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho cơ thể vật chủ. Các yếu tố này ñóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của vi khuẩn ñồng thời khi nghiên cứu các yếu tố này góp phần ñưa ra một phương pháp có hiệu quả nhất trong việc phòng chống bệnh do Salmonella gây ra, nhất là hội chứng tiêu chảy. ðộc tố của vi khuẩn Salmonella gồm: nội ñộc tố, ngoại ñộc tố và ñộc tố tế bào. ðây là các tác nhân gây bệnh tác ñộng trực tiếp ñến quá trình sinh bệnh của vi khuẩn Salmonella. - Vi khuẩn Clostridium perfringens ðây là nhóm vi khuẩn kị khí gây nhiễm ñộc ruột huyết, hoại thư sinh hơi và ngộ ñộc thức ăn. Clostridium perfringens có nhiều chủng và sản sinh ra Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10 nhiều loại ñộc tố khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu, Clostridium perfringens sản sinh ra 12 loại ñộc tố gồm: Alpha - toxin, beta - toxin, gamma - toxin, delta - toxin, epsilon - toxin, eta - toxin, theta - toxin, iota - toxin, kappa - toxin, lamda - toxin, mu - toxin, nu - toxin. Trong ñó các ñộc tố ñặc biệt quan trọng gây ra tình trạng bệnh lý ñặc trưng và gây chết là: Alpha - toxin, beta - toxin, epsilon - toxin, eta - toxin. [54]. Theo Phan Thanh Phượng và cộng sự (1996) [49] ñã xác ñịnh vai trò của Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Theo tác giả vi khuẩn Clostridium perfringens là một trong những tác nhân quan trọng trong hội chứng tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1- 60 ngày tuổi và từ 60 - 120 ngày tuổi. Ở lợn con theo mẹ tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và tỷ lệ chết là 60%. Lượng vi khuẩn Clostridium perfringens chứa trong 1 gram phân lợn bị tiêu chảy ở lứa tuổi 1-60 ngày tuổi dao ñộng từ 106 - 1010 CFU, ñặc biệt có số mẫu lượng vi khuẩn cao (108- 1010) chiếm 37 - 45%. Ở lợn từ 60 - 120 ngày tuổi bị tiêu chảy số lượng Clostridium perfringens giảm 10 lần so với lợn bị tiêu chảy ở 1-60 ngày tuổi, tuy nhiên số lượng vi khuẩn có trong một gram phân ở mức 108, 109 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 27,14 - 35,71%. Tác giả Nguyễn Bá Hiên ( 2001) [13] khi nghiên cứu trên lợn bị tiêu chảy ñã có kết luận: Lợn bị tiêu chảy có số lượng và tỷ lệ xuất hiện của Clostridium perfringens thể hiện sự bội nhiễm rõ. Mức ñộ bội nhiễm rõ nhất là ở lợn con giai ñoạn từ 1- 60 ngày tuổi cụ thể: ở lợn từ 1 - 21 ngày tuổi tổng số vi khuẩn trong 1 gram mẫu ở lợn bị tiêu chảy tăng gấp 10,48 lần so với lợn khoẻ; ở lợn từ 22 - 60 ngày tuổi tổng số vi khuẩn trong 1 gram mẫu ở lợn bị tiêu chảy tăng gấp 10,36 lần so với lợn khoẻ. ðoàn Thị Kim Dung (2004) [5] khi nghiên cứu biến ñộng về số loại và số lượng vi khuẩn hiếu khí ở phân lợn tiêu chảy ñã kết luận: bình thường ở lợn giai ñoạn 1 ñến 21 ngày tuổi trong phân có 5 loại vi khuẩn và ở lợn 22 ñến 60 ngày tuổi là 6 loại. Khi bị tiêu chảy, lợn 1 ñến 21 ngày tuổi số lượng vi khuẩn là Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11 261,25x106 vi khuẩn/1gram phân, ở lợn 22 ñến 60 ngày tuổi là 237,99 x106 vi khuẩn /1gram phân. Nguyễn Bá Hiên (2001) [13] cho biết trong ñường tiêu hoá của gia súc khoẻ mạnh và gia súc tiêu chảy thường xuyên có mặt 6 loại vi khuẩn hiếu khí là Salmonella, E.coli, Klebsiella, Staphylococcus sp, Streptococcus sp, Bacillus subtilis và các loài vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens, Peptococcus sp và Bacteroides fragilis. Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) [63] ở bệnh phân trắng lợn con, tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan ðịch Lân (1997) [21] tác nhân gây bệnh lợn con phân trắng chủ yếu là E.coli và nhiều loại Salmonella Radostits O.M. và cộng sự (1994) [88] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh ñộc tố ñường ruột ñóng vai trò quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn. Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự (1997)[29] khi xét nghiệm phân lợn khoẻ và lợn bị tiêu chảy ñã nhận thấy trong phân của lợn thường xuyên có các loại vi khuẩn hiếu khí: E.coli, Salmonella, Streptococcus, Klebsiella, Bacilus subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy E.coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm. Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [39], các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cho lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như E.coli, Streptococcus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong ñó chủ yếu là do E.coli ñộc, Salmonella và Streptococcus. Trịnh Văn Thịnh (1985) [68] cho rằng tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con là E.coli, nhiều loại Salmonella, ñóng vai trò phụ là Proteus, trực trùng sinh mủ Streptococcus. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12 ðoàn Thị Kim Dung (2004) [5] cho biết các vi khuẩn ñóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên, trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm ñi. Theo Nguyễn Thị Oanh (2003) [42], lợn nuôi ở ðắc Lắc nhiễm Salmonella với tỷ lệ 17,2%; trong ñó lợn ở lứa tuổi 2- 4 tháng nhiễm Salmonella cao nhất 24,78%. Lợn khoẻ, tỷ lệ nhiễm Salmonella là 11,2%; trong khi ñó ở lợn tiêu chảy nhiễm 23,68%. Tạ Thị Vịnh, ðặng Khánh Vân (1996) [75] khi nghiên cứu E.coli và Salmonella cho biết tỷ lệ nhiễm E.coli ñộc ở lợn bình thường là 14,66%, ở lợn tiêu chảy là 33,84%. Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) [27] phân lập ñược E.coli ñộc trong phân của lợn bị tiêu chảy là 80- 90% số mẫu xét nghiệm. Nguyễn Thị Nội (1985) [40] nghiên cứu ñịnh type kháng nguyên O của 5430 chủng E.coli phân lập ở lợn nuôi tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước cho biết các serotype gây bệnh phổ biến ở lợn là O141, O149, O117, O147, O138, và O139. Ngoài những chủng phổ biến trên, mỗi ñịa phương còn có những serotype riêng biệt. Lê Văn Tạo (1996) [59] qua phân lập từ bệnh phẩm của lợn dưới 30 ngày tuổi, ñã kết luận các chủng E.coli thuộc serotype kháng nguyên O thường gây bệnh phân trắng lợn con ở các cơ sở chăn nuôi phía Bắc là O111, O86, O26 tiếp ñó là O141, và O1. Theo Nagy B và cộng sự (1991) [85] tiêu chảy ở lợn con trong thời kỳ bú mẹ phần lớn gây ra do các chủng O8, O129 ,O138 ,O141, O147 ,O149 và O157. Do vậy những nhóm này thường phân lập ñược từ phân của lợn tiêu chảy. Radostits O.M. (1994) [88] cho biết Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong._. quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà khoa học ñã ghi nhận có khoảng 2.200 serotype Salmonella và ñược chia ra 67 nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13 Theo Niconxki V.V. (1986) [33], ðoàn Thị Băng Tâm (1987) [60] thì sự xuất hiện bệnh do Salmonella phụ thuộc vào các ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Mỗi yếu tố bất lợi làm giảm sức ñề kháng của vật nuôi ñều phải coi là nguyên nhân tiên phát của sự xuất hiện bệnh. Theo Phùng Quốc Chướng (1995) [3] Salmonella có vai trò quan trọng gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn, ñặc biệt là lợn sau cai sữa tại các tỉnh Tây Nguyên. Tô Thị Phượng (2006) [51] khi nghiên cứu biến ñộng của Salmonella và Ecoli ở lợn các lứa tuổi cho thấy 100 % các mẫu phân có vi khuẩn E.coli dù lợn bị tiêu chảy hay không tiêu chảy. Lợn từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm Salmonella là 41,165%, sau ñó theo ñộ tuổi tỷ lệ nhiễm tăng dần từ 58,33% ñến 60%. Khi lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ Salmonella cũng tăng lên ñáng kể 81,25% ở lợn 1 - 21 ngày tuổi , 85,71% ở lợn 22 - 60 ngày tuổi và 75% ở lợn > 60 ngày tuổi. Số lượng vi khuẩn Salmonella cũng tăng lên từ 13,91 triệu ñến 41,48 triệu vi khuẩn/1gram phân của lợn tương ứng ở 3 lứa tuổi trên. Nguyễn Thị Ngữ (2005) [39] khi nghiên cứu về E.coli và Salmonella trong phân của lợn tiêu chảy và lợn không bị tiêu chảy cho biết: Ở lợn không bị tiêu chảy có 83,30% - 88,29% số mẫu có E.coli, 61,00% - 70,50% số mẫu có Salmonella. Trong khi ñó ñối với lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,7% - 96,4% số mẫu phân lập ñược E.coli, và 75,0%-78,6% số mẫu phân lập ñược Salmonella. Phan Thanh Phượng và cộng sự (1996) [49] ñã xác ñịnh vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens là một trong những tác nhân quan trọng gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn lứa tuổi 1 ñến 120 ngày. Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc bệnh có thể ñến 100% và tỷ lệ chết là 60%. Số lượng vi khuẩn Clostridium perfringens trong 1 gam phân của lợn bị tiêu chảy ở lứa tuổi 1 ñến 60 ngày dao ñộng từ 106 ñến 1010 CFU, số mẫu có lượng vi khuẩn cao (108, 109, 1010) chiếm tỷ lệ 37% ñến 45%. Ở lợn từ 60 ñến 120 ngày tuổi bị Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14 tiêu chảy, những mẫu phân có số lượng vi khuẩn /1gram phân ở mức 108; 109 chiếm tỷ lệ 27,14% ñến 35,71%. 2.1.1.2. Nguyên nhân do virus ðã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả ñã nghiên cứu và kết luận Rotavirus, TGE, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất ñịnh gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus ñã làm tổn thương niêm mạc ñường tiêu hóa, suy giảm sức ñề kháng của cơ thể và gây tiêu chảy cấp tính làm cho tỷ lệ gia súc chết rất cao. Trước tiên là virus TGE (Transmissible Gastro Enteritis) ñược chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện ñặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Virus gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi nhưng gây chết chủ yếu ở lợn con dưới 2 tuần tuổi và thường có tỷ lệ chết cao [6]. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi ñến hồi tràng, chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (1997) [22] virus TGE có sự liên hệ ñặc biệt với các tế bào ruột non. Khi virus xâm nhập vào tế bào nó nhân lên và phá hủy tế bào trong vòng 4 ñến 5 tiếng. Sữa và các thức ăn khác ăn vào không tiêu hóa ñược ở lợn nhiễm vius TGE. Các chất dinh dưỡng không ñược tiêu hóa, nước không ñược hấp thu, con vật tiêu chảy, mất dịch, mất chất ñiện giải và chết. Rotavirus thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con từ 1 ñến 6 tuần tuổi hay mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày phân vàng hoặc trắng, từ trạng thái lỏng nhiều nước ñến dạng sền sệt, trong phân có nhiều cục lợn cợn, con vật gầy sút nhanh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15 chóng do mất nước, nằm bẹp một chỗ. Giai ñoạn cuối, con bệnh biểu hiện thiếu máu, truỵ tim mạch và chết trong vòng 2 ñến 3 ngày. Lợn hậu bị thường mắc bệnh ở thể nhẹ, tỷ lệ chết ít hơn nhưng ñể lại những biến chứng. Lecce J.G. (1976) [84], Nilson O. (1984) [86] nghiên cứu về virus gây bệnh ñường tiêu hoá ñã xác ñịnh ñược vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Khoon Teng Hout (1995) [17] ñã thống kê ñược 11 loại virus có tác ñộng làm tổn thương ñường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy như Adenovirus type IV, Enterovirus, Rotavirus. Theo Bergenland H.U và cộng sự (1992) [76] trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập ñược Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus. 2.1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng Ký sinh trùng ký sinh trong ñường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Có rất nhiều loại ký sinh trùng ñường ruột tác ñộng gây ra tiêu chảy như sán lá ruột lợn (Fasciolopsis busky), giun ñũa lợn (Ascaris suum)... Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [19] sán lá ruột lợn và giun ñũa lợn ký sinh trong ñường tiêu hoá, chúng làm tổn thương niêm mạc ñường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy. Theo Phan ðịch Lân và cộng sự (1997) [22] giun ñũa ký sinh trong ruột non của lợn là loài Ascaris suum. Vòng ñời giun ñũa lợn phát triển và gây bệnh không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng gây nhiễm và phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở ñường tiêu hóa. Số lượng giun có thể từ vài con tới hàng nghìn con trong một cơ thể lợn. Nguyễn Kim Thành (1999) [64] cho biết trong ñường ruột của lợn tiêu chảy ñã tìm thấy giun ñũa ký sinh với lượng không nhỏ. Trong quá trình ký Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16 sinh, trao ñổi chất, giun sán còn thải ra các chất cặn bã gây hại cho cơ thể lợn, làm lợn gày còm, chậm lớn, ảnh hưởng ñến năng xuất chăn nuôi. Theo Phan ðịch Lân (1995) [20] lợn nhiễm giun ñũa với biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy vì giun ñũa tác ñộng bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết ñộc tố ñể ñầu ñộc và chiếm ñoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, sinh trưởng phát dục chậm và không ñầy ñủ, sản phẩm thịt giảm ñến 30%. 2.1.1.4. Nguyên nhân do ñộc tố nấm mốc ðộc tố nấm mốc rất ña dạng và phong phú. Trong các loại ñộc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại ñộc tố ñược quan tâm nhiều nhất. Trần Thế Thông, Lã Văn Kính (1996)[71] ñã thông báo: Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc biến ñộng từ 10 ñến 2800 µg/kg, có ñến 10% số mẫu thức ăn hiện dùng là không an toàn cho gia súc, gia cầm. Nấm mốc và ñộc tố do chúng sản sinh ra ñã gây thiệt hại ñáng kể cho chăn nuôi và ảnh hưởng ñến sức khoẻ con người. Những ñộc tố nấm mốc có hại cho sức khoẻ con người và gia súc là Aflatoxin, Ochratoxin, Sterigmatocytin gây ñộc và gây ung thư gan, nhóm gây ñộc ñường tiêu hoá là ñộc tố Trichothecens, T2 toxin Diacetocyscirpenol, Nivalenol. ðộc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc với biểu hiện là nhiễm ñộc ñường tiêu hoá gây tiêu chảy dữ dội, thường trong chẩn ñoán chúng ta không nghĩ ñến nguyên nhân này nên mọi phác ñồ ñiều trị bằng kháng sinh ñều không có hiệu quả. Ngoài việc gây tiêu chảy cho gia súc, ñộc tố nấm mốc còn gây ñộc trực tiếp cho con người từ thực phẩm bị nhiễm nấm mốc hoặc gián tiếp từ những ñộc tố tồn dư trong thực phẩm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam có nhiễm nấm mốc và ñộc tố nấm mốc. Ngô, khô lạc, thức ăn hỗn hợp có mức ñộ nhiễm Aflatoxin rất cao từ 62,5 -85,7%, trong ñó hàm lượng Aflatoxin B1 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17 thường cao nhất, có mẫu tới 2500 ppb và tỷ lệ nhiễm cũng thường xuyên nhất, sau ñó ñến Aflatoxin G1 (36,3%). Gần ñây có nhiều nghiên cứu nhằm làm giảm lượng Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi bằng cách chọn một số chủng vi sinh vật, ñặc biệt là một số loại nấm men trong ñó có Saccharomyces ñể trộn vào thức ăn. ðậu Ngọc Hào (1997)[11] ñã chọn ñược 2 chủng nấm men trong số 19 chủng Saccharomyces ñã nghiên cứu có khả năng phân giải Aflatoxin ở tỷ lệ 50%. Hai chủng nấm men ñó là HL -90 và YV-1 có thể ñưa vào thức ăn chăn nuôi làm giảm ñộc tố Aflatoxin. 2.1.1.5. Nguyên nhân do rối loạn hệ vi sinh vật ñường ruột Sự có mặt của các vi khuẩn trong ñường tiêu hoá như: vi khuẩn Lactic, vi khuẩn hiếu khí thuộc giống Bacteroidess và những vi khuẩn sống cộng sinh như : Enterococcus, Clostridium, E.coli, Lactobacillus ñều có lợi ñối với cơ thể gia súc. Vi khuẩn ở ống tiêu hoá cùng với vật chủ hình thành một hệ thống sinh thái cân bằng giúp vật chủ tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng [5]. Trịnh Văn Thịnh (1964) [67], Vũ Văn Ngũ (1979) [36], Trương Quang (2005) [53] cho rằng do một tác nhân nào ñó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật ñường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào ñó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Sự thay ñổi hoặc biến ñộng này có thể xảy ra ở cả nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn ñường ruột cũng như nhóm vi khuẩn vãng lai, có thể biến ñộng cả về số lượng và chất lượng. Thường các vi khuẩn gây bệnh thừa cơ tăng sinh và cường ñộc, các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá do không cạnh tranh ñược bị giảm ñi. Loạn khuẩn ñường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở ñường tiêu hoá, ñặc biệt là gây tiêu chảy. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18 Trong ñiều kiện loạn khuẩn, những vi khuẩn thường gặp trong ñường tiêu hoá sinh sôi, phát triển, tăng cường ñộc lực, sản sinh ñộc tố tác ñộng vào niêm mạc ruột, gây tình trạng bệnh lý trầm trọng. Ở trạng thái sinh lý bình thường, tổng số vi khuẩn trung bình trong 1gram phân lợn là 387,180x106( biến ñộng trong khoảng 325,200 x 106 ñến 503,750 x 106). Nhưng khi bị tiêu chảy số lượng vi khuẩn này tăng cao hơn rất nhiều so với lợn khoẻ là 1739,300x106 ( biến ñộng trong khoảng 1560,550 x106 ñến 1967,700 x106) [13] 2.1.1.6. Nguyên nhân khác - Do thời tiết, khí hậu Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sức ñề kháng của cơ thể gia súc. Khi ñiều kiện thời tiết, khí hậu thay ñổi ñột ngột, quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm ướt kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh, mật ñộ chăn nuôi cao, vận chuyển gia súc chật chội, ñều là các yếu tố stress có hại tác ñộng ñến tình trạng sức khỏe của lợn, ñặc biệt là lợn con theo mẹ. Ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn ñịnh, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh ñều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là ñối tượng chịu tác ñộng của ñiều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu do ñó lợn con rất nhạy cảm với sự thay ñổi của ñiều kiện ngoại cảnh. Theo ðoàn Thị Kim Dung (2004) [5] các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng hanh, ẩm ñộ thay ñổi bất thường và ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp ñến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ñiều kiện môi trường sống lạnh, ẩm ñã làm thay ñổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến ñổi về chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan ñến phản ứng ñiều hòa nội mô dẫn ñến rối loạn trao ñổi chất của cơ thể như: rối loạn tiêu hoá,rối loạn hấp thu, trao ñổi chất của các mô bào. ðiều ñó ñã làm sức ñề Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19 kháng của cơ thể giảm ñi tạo ñiều kiện ñể cho các vi khuẩn ñường ruột có sẵn trong cơ thể tăng số lượng, ñộc lực và gây bệnh. Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự (1978) [45], ðào Trọng ðạt và cộng sự (1995) [10] thì trong những tháng mưa nhiều, ñộ ẩm cao tỷ lệ lợn con bị bệnh phân trắng tăng lên rõ rệt, có khi lên ñến 90 - 100%. Theo các tác giả Niconxki V.V. (1986) [33], Sử An Ninh (1993) [32], Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [28] khi gia súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm hoạt ñộng thực bào, do ñó gia súc dễ bị vi khuẩn cường ñộc gây bệnh. ðặc biệt nhiệt ñộ lạnh, ẩm ñộ ảnh hưởng rất lớn ñến lợn con sơ sinh. Theo ðào Trọng ðạt và cộng sự (1996) [9], Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1998) [14] trong những yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt ñộ và ẩm ñộ, ẩm ñộ thích hợp cho lợn là 75 - 85%, vì vậy việc làm khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. Sự thay ñổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật ñộ chuồng nuôi, vận chuyển ñi xa ñều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn ñến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong ñó có tiêu chảy [5] . Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1998) [14] hệ thống tiêu hoá (dạ dày, ruột) của lợn mẫn cảm ñặc biệt với stress. Hiện tượng stress thường gây nên biểu hiện chán ăn, nôn mửa, tăng nhu ñộng ruột, có khi tiêu chảy, ñau bụng. Theo Sử An Ninh và cộng sự (1981) [31] bệnh phân trắng lợn con có liên quan ñến trạng thái stress. Hầu hết lợn con bị phân trắng có hàm lượng Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp, Na+ tăng và K+ giảm, ñây là dấu hiệu ñặc trưng của trạng thái stress. - Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Vấn ñề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi. Việc thực hiện ñúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ ñem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20 ñảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức ñề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. Thức ăn bị nhiễm ñộc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Trong các loại ñộc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại ñộc tố ñược quan tâm nhất hiện nay. ðộc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc với biểu hiện nhiễm ñộc ñường tiêu hóa và gây tiêu chảy dữ dội. Thức ăn thiếu protit, tỷ lệ protit và axit amin không cân ñối sẽ ảnh hưởng ñến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng Albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng Globulin huyết thanh cũng giảm. Hậu quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm ñi rõ rệt, tạo ñiều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, ñiều hoà thức ăn ñạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn ñến bị còi xương, cơ thể suy nhược, sức ñề kháng giảm tạo ñiều kiện cho vi khuẩn ñường ruột tăng ñộc lực và gây bệnh. Vitamin là yếu tố không thể thiếu ñược với mọi cơ thể ñộng vật, nó ñảm bảo cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một loại vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh ñường tiêu hoá. Laval A. (1997) [83] cho biết thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể gia súc, ñồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức ñề kháng của gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy. Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều ñều là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn ñồng thời là nguồn lây lan mầm bệnh. ðối với gia súc sơ sinh, gia súc non trong thời kỳ theo mẹ bị tiêu chảy còn do không ñược bú sữa ñầu kịp thời; thức ăn của gia súc mẹ kém phẩm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21 chất; gia súc mẹ không ñược chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý (Theo Trương Quang [54]). Theo Buddle J.R (1992) [77] phương thức cho ăn không phù hợp là những nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn. 2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, thành phần không khí trong chuồng nuôi ñến hội chứng tiêu chảy ở lợn. 2.1.2.1. Ảnh hưởng của ñiều kiện chuồng trại. Phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại có ảnh hưởng rât lớn ñến sức khoẻ của chúng. Chuồng trại xây dựng ñúng kiểu, ñảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, ñộ thông khí tốt, kết hợp với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt ñến khả năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại. Trong ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới của nước ta, mùa hè nóng, ẩm, mùa ñông lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa ñông. Do vậy trong xây dựng chuồng trại ngoài việc ñảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý ñến ñịa ñiểm xây dựng chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng ñể dễ dàng khống chế các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai ñọan phát triển của lợn. Trịnh Phú Ngọc và cộng sự (2008) [34] cho biết các bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi phụ thuộc vào hệ thống chuồng trại, nguồn thức ăn, nước uống và chế ñộ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như việc thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh phòng bệnh. Theo Chu Thị Thơm và cộng sự (2006)[70] nếu chuồng nuôi kém thoáng khí, ẩm, tồn ñọng nhiều phân, rác, nước tiểu, khi nhiệt ñộ trong chuồng nuôi lên cao sẽ sản sinh nhiều khí có hại NH3, H2S làm con vật bị trúng ñộc thần kinh nặng, con vật bị stress - một nguyên nhân dẫn ñến tiêu chảy. Nếu chuồng nuôi khô ráo thoáng khí, sạch sẽ làm giảm lượng khí ñộc trong chuồng nuôi ñồng thời hơi nước thừa ñược thoát ra ngoài làm cho ñộ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22 ẩm trong chuông nuôi vừa phải. Cũng theo các tác giả trên, trong cùng ñiều kiện chăn nuôi, thời gian nào ñộ ẩm cao trong chuồng mà nền không thoát nước, xây dựng ở chỗ ñất trũng thì bệnh lợn con phân trắng phát triển mạnh. Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn ðăng Vang (2006)[73], chuồng công nghiệp (có sàn cao hơn mặt ñất 40-70 cm) ñã góp phần cải thiện ñáng kể tiểu khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng các khí ñộc giảm 14,5-16,0%, ẩm ñộ giảm 2,5%, nhiệt ñộ mùa nóng giảm 1,80C; tốc ñộ gió tăng 62,22%, tổng số vi khuẩn/m3 không khí giảm 1,8 triệu so với ở kiểu chuồng sàn, là các yếu tố làm giảm tỷ lệ lợn bị tiêu chảy . Theo ðào Trọng ðạt và cộng sự (1986) [8] chuồng khô, thoáng, ñủ ánh sáng thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn so với chuồng ẩm, tối. 2.1.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ chuồng nuôi ñến hội chứng tiêu chảy ở lợn Nhiệt ñộ chuồng nuôi ảnh hưởng lớn ñến tốc ñộ tăng trọng cũng như dịch bệnh của ñàn lợn. Nhiệt ñộ chuồng nuôi chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu, mật ñộ nuôi, ñộ thông thoáng chuồng. Trong ñiều kiện bình thường cơ thể lợn tự ñiều khiển thân nhiệt thông qua 2 quá trình thải nhiệt và sản nhiệt. Khi nhiệt ñộ môi trường thấp hơn thân nhiệt, lợn tăng cường quá trình sản nhiệt ñể sưởi ấm không khí, nếu nhiệt ñộ môi trường cao lợn giảm sản nhiệt, tăng thải nhiệt. Nhiệt ñộ chuồng nuôi dù cao hay thấp hơn thân nhiệt ñều ảnh hưởng ñến sức khoẻ ñàn lợn, làm giảm sức ñề kháng của lợn tạo cơ hội cho mầm bệnh có sẵn trong cơ thể trỗi dậy và gây bệnh, ñặc biệt là tiêu chảy. Do ñó trong quá trình chăn nuôi việc tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp là rất quan trọng. ðối với lợn nhiệt ñộ thích hợp: lợn con sơ sinh -3 tuần tuổi: 30- 350C, lợn cai sữa: 28-300C sau ñó mỗi tuần giảm ñi 20C ñến 22 0C, lợn nái 18- 240C [74]. Nhiệt ñộ và ẩm ñộ chuồng nuôi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi nhiệt ñộ không khí cao, hơi nước trong chuồng nuôi nhiều sẽ ngăn cản cơ thể toả nhiệt bằng phương thức bốc hơi. Nhiệt tích lại trong cơ thể dẫn ñến phá Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23 vỡ sự thăng bằng nhiệt. Khi nhiệt ñộ không khí thấp, ẩm ñộ cao sẽ khiến cho cơ thể toả nhiều nhiệt. ðiều hoà nhiệt ñộ, ñộ ẩm, lưu thông gió trong chuồng nuôi bằng phương pháp nhân tạo sẽ giúp cho sự ñiều tiết nhiệt của cơ thể lợn tốt hơn, dễ dàng lấy lại sự thăng bằng nhiệt. 2.1.2.3. Ảnh hưởng của ñộ ẩm chuồng nuôi ñến hội chứng tiêu chảy ở lợn. ðộ ẩm trong chuồng nuôi 75% là do sản sinh ra từ cơ thể ñộng vật, 20 - 25% từ mặt ñất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 - 15% từ không khí bên ngoài chuồng ñưa vào. Trong chuồng nuôi nếu ñộ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng rất xấu ñến cơ thể gia súc cho dù nhiệt ñộ không khí cao hay thấp. ðộ ẩm trong chuồng nuôi từ 55 - 85% ảnh hưởng ñến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu ñộ ẩm chuồng nuôi > 90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn ñến cơ thể gia súc. Nhiều thí nghiệm cho thấy lợn nuôi trong chuồng có ñộ ẩm cao trong thời gian dài thì lợn không muốn ăn, giảm sức tiêu hoá thức ăn, giảm sức ñề kháng với bệnh tật trong ñó có hội chứng tiêu chảy [16]. Bất kỳ mùa nào ñộ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại. Về mùa nóng, nếu ñộ ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm con vật nóng thêm. Về mùa lạnh, nếu ñộ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt ñộ cơ thể lợn lạnh thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ thể lợn sẽ mất nhiệt nhiều hơn. ðặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng ñiều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt ñộ thấp, ẩm ñộ cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh, sau khi ñẻ 30 phút thân nhiệt lợn con có thể giảm thấp ñến 5 - 60C sau ñó mới dần ổn ñịnh. Nếu nhiệt ñộ chuồng nuôi thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và ngược lại, nếu nhiệt ñộ chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian phục hồi thân nhiệt làm cho con vật suy yếu rõ rệt. Con vật bị stress nhiệt là nguyên nhân gây tiêu chảy. Ẩm ướt là ñiều kiện thuận lợi cho các loại mầm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24 bệnh và kí sinh trùng phát triển. ðộ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi là từ 80 - 85%. ðào Trọng ðạt và cộng sự (1996) [9], Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1998) [14] cũng cho rằng các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn ñến lợn sơ sinh và lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt ñộ và ñộ ẩm. ðộ ẩm thích hợp cho lợn từ 75 ñến 85%.Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan ðịch Lân (1997) [21] chuồng trại ẩm, lạnh tác ñộng vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ ñó gây rối loạn tiêu hoá. Lê Mạnh Dũng, Trương Quang, Phạm Hồng Ngân và cộng sự (2007)[7] cho rằng các yếu tố khí hậu môi trường chăn nuôi có ảnh hưởng ñến tỷ lệ mắc bệnh của lợn, trong ñó yếu tố ẩm ñộ không khí chuồng nuôi và nồng ñộ NH3 có mối quan hệ chặt chẽ hơn. Theo dõi tiểu khí hậu trong các kiểu chuồng khác nhau cho thấy sau những trận mưa hay khi có gió mùa ñông bắc thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tăng lên ( theo Phan ðịch Lân và cộng sự (1997) [22]). Cũng theo các tác giả trên, chuồng trại sạch sẽ, kín, ấm vào mùa ñông và mùa xuân giữ cho chuồng khô ráo, chống ẩm ướt sẽ giúp lợn con phòng ñược bệnh lợn con phân trắng. 2.1.2.4. Ảnh hưởng của khí ñộc chuồng nuôi ñến hội chứng tiêu chảy. Không khí trong chuồng nuôi bị ô nhiễm bởi rất nhiều các loại khí và cả mùi của phân bị phân huỷ. Các khí này ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ ñàn lợn và năng suất chăn nuôi. ðã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loại khí ñộc trong chuồng nuôi và tình hình dịch bệnh. Hầu hết các tác giả ñều ñưa ra ñựơc mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Theo Lê Mạnh Dũng, Trương Quang và cộng sự (2007)[7] các yếu tố khí hậu môi trường chăn nuôi có ảnh hưởng ñến tỷ lệ mắc bệnh của lợn, trong ñó yếu tố ñộ ẩm chuồng nuôi và nồng ñộ khí NH3 có mối quan hệ chặt chẽ hơn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25 Theo Nguyễn Hoa Lý (2007)[25] chất lượng tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp ñến năng xuất và sức khoẻ ñàn gia súc. Các yếu tố vật lý, hoá học, vi sinh vật không chỉ tác ñộng ñến năng xuất vật nuôi mà còn là chỉ tiêu ñể dự ñoán tình hình dịch bệnh cho ñàn lợn. Với kiểu chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố thiên nhiên như nhiệt ñộ, ñộ ẩm, mật ñộ bụi, NH3, H2S. Trong số các khí ñộc trong chuồng nuôi thì có trên 40 loại khác nhau nhưng chủ yếu là NH3, H2S, CO2, CH4 ảnh hưởng lớn ñến sức khoẻ ñàn lợn. 2.2. Những nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng xảy ra thường xuyên và rất phức tạp bởi nguyên nhân gây bệnh rất khác nhau và có tính chất tổng hợp bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và các yếu tố khác như thời tiết khí hâụ, vệ sinh chuồng trại, ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng…. Các yếu tố như thời tiết khí hậu, chuồng trại bẩn thỉu, tối tăm ẩm thấp, thức ăn kém chất lượng ñược coi là các yếu tố mở ñường làm suy giảm sức ñề kháng của lợn tạo ñiều kiện cho các yếu tố quyết ñịnh như vi khuẩn, virus phát huy tác dụng, tăng cường ñộc lực dẫn ñến loạn khuẩn ñường tiêu hóa phát sinh tiêu chảy. ðể kìm khuẩn người ta sử dụng kháng sinh bằng cách bổ sung vào thức ăn và dùng kháng sinh trong ñiều trị mà không tính ñến khả năng kháng thuốc, tồn dư trong sản phẩm thịt và cả trường hợp vi sinh vật có lợi trong ñường tiêu hóa bị tiêu diệt nếu sử dụng lâu dài. Do vậy tìm ra biện pháp tổng hợp, hiệu quả ñể phòng và trị hội chứng tiêu chảy nhằm hạn chế ñến mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi là ñiều cần thiết. Biện pháp tổng hợp ñó là: - Khống chế ñiều kiện nuôi dưỡng phù hợp với hoạt ñộng sinh lý của cơ thể lợn trong từng giai ñoạn như vệ sinh chuồng trại, chế ñộ nhiệt ñộ, ñộ ẩm trong chuồng nuôi, chế ñộ vận ñộng, nuôi dưỡng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26 - Tăng sức ñề kháng bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng, aminoacid, vitamin, chất khoáng, vi lượng. - Tăng sự tiêu hóa bằng việc bổ sung các men tiêu hóa hoặc các vi sinh vật ñặc hiệu sinh enzim, dùng thức ăn có lên men axit lactic ñể tạo ñộ pH axit trong dạ dày, ruột có lợi cho tiêu hóa. - Tạo sự ổn ñịnh của hệ vi sinh vật trong ñường tiêu hóa bằng cách bổ sung các chế phẩm sinh học trong thức ăn. - Tiêm phòng vacxin cho ñàn lợn. Các nhà chăn nuôi ñã ñưa ra công thức phòng trị tổng hợp hội chứng tiêu chảy: Phòng, trị = chế ñộ vệ sinh, nuôi dưỡng + chế phẩm sinh học + kháng sinh 2.2.1. Những nghiên cứu về phòng tiêu chảy Hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra, ñể phòng chống bệnh ñường tiêu hoá cho lợn phải thực hiện ñồng bộ nhiều biện pháp, tác ñộng ñến nhiều khâu, nhiều yếu tố như: môi trường, ñối tượng lợn con và lợn mẹ dựa trên nguyên tắc 3 nên, 3 chống: - Nên cho lợn bú sữa ñầu, nên chăm sóc lợn mẹ trước khi sinh, nên tập ăn sớm cho lợn con. - Chống ẩm, chống bẩn và chống lạnh. 2.2.1.1. Phòng tiêu chảy bằng các biện pháp kỹ thuật Trong chăn nuôi việc ñảm bảo ñúng quy trình kỹ thuật là ñiều cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khỏe mạnh, có khả năng chống ñỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [68] trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn, nếu chuồng nuôi ñảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh ñường tiêu hoá. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái không ñúng kỹ thuật cũng ảnh hưởng ñến tỷ lệ mắc tiêu chảy. Nếu chăm sóc lợn mẹ khi mang thai không tốt, thiếu dinh dưỡng sẽ tạo ra con non có trọng lượng sơ sinh nhỏ, sức ñề kháng kém dễ mắc bệnh trong ñó có tiêu chảy. Theo Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [28] nếu con mẹ không ñược chăm sóc tốt trong thời kỳ mang thai hoặc khi nuôi con gia súc bị bệnh ñường tiêu hoá thì con non sinh ra dễ mắc bệnh lợn con phân trắng. Theo Cabrera J.F.(1989) [79], Trịnh Văn Thịnh (1985) [68], ðào Trọng ðạt và cộng sự (1996) [9] trong quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn thì công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con và lợn mẹ ñúng kỹ thuật phù hợp với lứa tuổi là yếu tố quan trọng quyết ñịnh tỷ lệ tiêu chảy cao hay thấp. Việc ñảm bảo ñủ và sự cân ñối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ñóng vai trò quan trọng. ðối với môi trường chuồng nuôi rất phức tạp nó ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ cuả ñàn lợn, do ñó ñể hạn chế dịch bệnh xảy ra ngoài cải thiện biện pháp kỹ thuật thì cần thực hiện tốt các biện pháp: - Thiết kế xây dựng chuồng nuôi ñảm bảo tính thông thoáng phù hợp với lứa tuổi lợn, không ñể chất thải lưu cữu trong khu vực chăn nuôi. - Xử lý phân, chất thải bằng Bioga - Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, rửa sạch nền chuồng, tạo tiểu khí hậu sạch, ñảm bảo nhiệt ñộ và ñộ ẩm ñúng theo tiêu chuẩn ngành, nền chuồng phải dễ thoát nước. - Mật ñộ chăn nuôi phù hợp với lứa tuổi, không nuôi quá ñông - Trồng cây xanh trong khu chăn nuôi ñể cải thiện khí hậu chuồng nuôi. - Cách ly khi gia súc mua về và mắc bệnh. 2.2.1.2. Phòng bệnh bằng vacxin Phòng bệnh bằng vacxin là phương pháp hữu hiệu nhất ñể ngăn ngừa bệnh ñặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vacxin là chế phẩm sinh học, ñược bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh, trong ñó mầm bệnh ñã bị giết chết hay giảm ñộc không còn khả năng gây bệnh, khi ñưa vào cơ thể có Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28 khả năng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể. Vacxin phòng tiêu chảy cho lợn ñã ñược nghiên cứu khá lâu và ñã ñược sử dụng ñể phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ ñộng cho ñàn lợn chống lại bệnh, các loại vacxin này ñã và ñang cho kết quả phòng bệnh._.1 10 2 4 1 0 1,86 7 70,00 2 28,57 ðợt 2 11 3 4 2 1 1,70 10 90,91 2 20,00 2 ðợt 3 15 3 5 1 1 2,00 10 66,67 2 20,00 Sàn Tổng hợp 36 8 13 4 2 2,00 27 75,00 6 22,22 ðợt 1 12 2 4 2 1 2,22 9 75,00 2 22,22 ðợt 2 17 4 7 2 0 1,85 13 76.47 3 23,08 1 ðợt 3 18 4 8 2 1 2,00 15 83,33 3 20,00 Tổng hợp 47 10 19 6 2 2,00 37 78,72 8 21,62 ðợt 1 14 3 4 1 2 2,20 10 71,43 2 20,00 ðợt 2 15 3 7 1 1 2,00 12 80,00 3 25,00 2 ðợt 3 16 4 6 1 1 19,17 12 75,00 3 25,00 Nền Tổng hợp 45 10 17 3 4 2,02 34 75,56 8 23,53 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………83 * ðiều trị tiêu chảy bằng kháng sinh kết hợp với men vi sinh Từ số liệu ở bảng 4.14 và 4.15 cho thấy nếu sử dụng riêng rẽ kháng sinh và chế phẩm sinh học ñể ñiều trị tiêu chảy ở lợn thì kết quả ñiều trị không cao và tỷ lệ tái phát sau khi khỏi cao. Do vậy chúng tôi ñã tiến hành thử nghiệm kết hợp sử dụng kháng sinh và chế phẩm sinh học ñể ñiều trị lợn bị tiêu chảy và lập lại cân bằng hệ vi khuẩn ñường tiêu hoá. Kết quả trình bày ở bảng 4.16 : Từ số liệu ở bảng 4.16 cho thấy: Khi kết hợp kháng sinh và chế phẩm sinh học ñể ñiều trị tiêu chảy ở lợn cho kết quả khá cao và lợn sau khi khỏi có tỷ lệ tái phát thấp. Lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng sàn, phác ñồ 1 cho kết quả ñiều trị khỏi 94,59% và phác ñồ 2 là 89,47%. Lợn bị tiêu chảy nuôi trong chuồng nền cho kết quả tương ứng là 91,67% và 88,88%. Tỷ lệ lợn khỏi ở 2 phác ñồ trên cao hơn so với các phác ñồ tương ứng khi không kết hợp với men vi sinh và cao hơn hẳn khi chỉ sử dụng mình chế phẩm sinh học trong ñiều trị tiêu chảy ở lợn nuôi trong cả hai kiểu chuồng. ðiều này cho thấy việc kết hợp kháng sinh và chế phẩm sinh học trong ñiều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn ñem lại hiệu quả cao, giảm tỷ lệ chết. Tại Hà Tây cũ Nguyễn Thị Ngữ (2005) [39] sử dụng kháng sinh Norfloxacin và Ciprofloxacin kết hợp với chế phẩm sinh học men HVS 80 ñiều trị lợn bị tiêu chảy tỷ lệ khỏi bênh tương ứng là 88,57% và 91,66%. Tô Thị Phượng (2006) [51] ñã dùng kháng sinh Ciprofloxacin, Enrofloxacin kết hợp với chế phẩm sinh học Microcin ñể ñiều trị tiêu chảy ở lợn nuôi tại Thanh Hoá, tỷ lệ khỏi bệnh 93,33% và 91,94%. Cũng tại Thanh Hoá, Hoàng Thị Bích (2008)[1] sử dụng kháng sinh Norfloxacin, Ciprofloxacin kết hợp với chế phẩm sinh học E.LAC ñiều trị tiêu chảy cho ñàn lợn tỷ lệ khỏi tương ứng: ở chuồng sàn là 94,74% và 89,47%; Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………84 chuồng nền là 91,67% và 88,89%. Kết quả của chúng tôi tương ñương với kết quả của các tác giả trên. Như vậy sự phối hợp kháng sinh và chế phẩm sinh học trong ñiều trị tiêu chảy ở lợn là cần thiết, giúp bổ sung những vi khuẩn hữu ích bị mất ñi trong quá trình bệnh, khôi phục lại cân bằng hệ vi khuẩn ñường ruột ñồng thời tăng hấp thu thức ăn, tăng sức ñề kháng, rút ngắn thời gian ñiều trị, giảm tỷ lệ tái phát. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………85 Bảng 4.16: Kết quả ñiều trị tiêu chảy cho lợn bằng kháng sinh và men vi sinh Diễn biến quá trình ñiều trị Kết quả khỏi Tái phát Số lợn khỏi sau ñiều trị Kiểu chuồng Phác ñồ Số lợn ñược ñiều trị (con) 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày Thời gian ñiều trị khỏi trung bình(ngày) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Số lợn tái phát (con) Tỷ lệ (%) ðợt 1 11 3 5 2 1 2,09 11 100,00 1 9,09 ðợt 2 13 4 7 1 0 1,75 12 92,31 1 8,33 1 ðợt 3 13 3 8 1 0 1,83 12 92,31 2 16,67 Tổng hợp 37 10 20 4 1 1,88 35 94,59 4 11,43 ðợt 1 12 3 5 2 0 1,90 10 83,33 1 10,00 ðợt 2 11 2 6 2 1 2,40 10 90,91 1 10,00 2 ðợt 3 13 3 5 3 0 2,00 11 84,62 2 18,18 Sàn Tổng hợp 36 8 16 7 1 2,10 31 88,89 4 12,90 ðợt 1 13 3 7 2 0 1,92 12 92,31 2 16,67 ðợt 2 14 4 8 0 1 1,85 13 92,86 2 15,38 1 ðợt 3 11 2 7 1 0 1,9 10 90,91 1 10,00 Tổng hợp 38 9 22 3 1 1,89 35 92,11 5 14,29 ðợt 1 12 2 6 0 2 2,20 10 83,33 2 20,00 ðợt 2 11 2 6 1 1 2,10 10 90,91 1 10,00 2 ðợt 3 15 3 7 3 0 2,00 13 86,67 2 15,38 Nền Tổng hợp 38 7 19 4 3 2,10 33 86,84 5 15,15 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………86 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Kết quả ñiều tra về thực trạng vệ sinh thú y tại các gia trại chăn nuôi lợn trên ñịa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình còn nhiều vấn ñề cần quan tâm: - ðịa ñiểm xây dựng cách khu dân cư, khu công cộng và ñường giao thông chính 200m (10,91%). - 61,82% số gia trại có sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. - Tỷ lệ gia trại có khu nuôi cách ly lợn bệnh rất thấp 18,18% ; 81,82% số trại có tường bao xung quanh ; 86,36% số trại có xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể lắng và biogas ; 13,64% số trại thải trực tiếp ra ao. - Quy mô chăn nuôi của các gia trại còn nhỏ : có 6/110 trại nuôi nái ngoại và 15/110 trại nuôi nái nội từ 11 – 50 con ; 20/110 trại nuôi lợn thịt với số lượng trên 50 con. - Vệ sinh tiêu ñộc chuồng trại : 63,64% số trại khử trùng ñịnh kỳ 2 lần/tuần ; 22,72% số trại khử trùng không thường xuyên khi có dịch mới phun. 45,45% số trại có hố sát trùng trước cổng. 13,64% số trại rửa dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng 2 tuần/lần. - Nước sử dụng trong chăn nuôi : 95,45% số gia trại dùng nước giếng khoan ; 4,55% số trại dùng nước ao hồ. Chỉ có 1,85% có kiểm tra vi sinh vật nguồn nước. - 90,90% số chủ gia trại ñược tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh phòng bệnh. 86,36% số trại tiêm vacxin cho ñàn lợn. 5.1.2. Tình hình hội chứng tiêu chảy ở ñàn lợn nuôi trong các gia trại trên ñịa bàn huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình khá phức tạp phụ thuộc vào ñiều kiện chuồng trại, mùa vụ, chăm sóc nuôi dưỡng, lứa tuổi lợn. - Lợn nuôi trong chuồng nền, tỷ lệ bị tiêu chảy (29,78%) cao hơn so với lợn nuôi trong chuồng sàn (23,85%). Tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy tương ứng là 2,85% và 1,93%. - Lợn từ sơ sinh – cai sữa dù nuôi trong chuồng nền hay chuồng sàn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………87 ñều có tỷ lệ bị tiêu chảy cao hơn so với lợn ở lứa tuổi từ cai sữa – 60 ngày tuổi : Lợn từ sơ sinh – cai sữa 37,36% (chuồng nền) so với 29,11% (chuồng sàn). Lợn từ cai sữa – 60 ngày tuổi 22,58% ( chuồng nền) so với 19,00% (chuồng sàn). - Tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong vụ ñông xuân cao hơn vụ hè thu : Chuồng sàn : 26,32% (ñông xuân) ; 21,11% (hè thu). Chuồng nền : 32,20% (ñông xuân) ; 26,82% (hè thu). - Ẩm ñộ và nhiệt ñộ chuồng nuôi ảnh hưởng rất lớn ñến tỷ lệ lợn bị tiêu chảy. Tháng 1, tháng 2 nhiệt ñộ thấp, ẩm ñộ cao tỷ lệ lợn bị tiêu chảy cao hơn những tháng khác. - Chỉ dùng men vi sinh hoặc kháng sinh ñiều trị lợn bị tiêu chảy thì tỷ lệ khỏi không cao, tỷ lệ tái phát cao. Nếu kết hợp kháng sinh và men vi sinh ñiều trị lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ khỏi từ 88,89% ñến 94,59% ñối với chuồng sàn; 86,84% ñến 92,11% ñối với chuồng nền. 5.2. ðề nghị Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn ñể khẳng ñịnh môi trường chăn nuôi: nhiệt ñộ, ẩm ñộ trong 2 kiểu chuồng nuôi ảnh hưởng ñến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn. Từ ñó khẳng ñịnh tính ưu việt của kiểu chuồng sàn và ñề xuất biện pháp khắc phục các yếu tố môi trường trong kiểu chuồng nền, hạn chế tỷ lệ lợn bị tiêu chảy và các bệnh khác. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………88 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Hoàng Thị Bích (2008): "Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên ðịnh - tỉnh Thanh Hoá". Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. 2. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy gia súc. Tài liệu của Cục thú y Trung ương, Trang 16 – 18. 3. Phùng Quốc Chướng (1995): Tình hình nhiễm Salmonella ở lợn vùng Tây Nguyên và khả năng phòng trị. Luận án PTS khoa học NN, Hà Nội. 4. Cục thú y (2006): Tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành thú y. Tập 1. Quy trình chăn nuôi lợn an toàn 10 TCN 740 – 2006 trang 160-166 5. ðoàn Thị Kim Dung (2004): Sự biến ñộng một số vi khuẩn hiếu khí ñường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác ñồ ñiều trị. Luận án tiến sỹ nông nghiệp , Hà Nội. 6. Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không (2007): Nghiên cứu vai trò của virus gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con và xây dựng biện pháp phòng trị. Báo cáo nghiệm thu ñề tài nghiên cứu khoa học trọng ñiểm cấp bộ năm 2004 - 2006. Trang 13 – 40 7. Lê Mạnh Dũng, Trương Quang, Phạm Hồng Ngân, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Văn Trang (2007): Bước ñầu nghiên cứu mối quan hệ của một số yếu tố môi trường chăn nuôi ñến dịch bệnh của lợn nuôi hộ gia ñình tại một số xã ñồng bằng sông Hồng - Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y số 3. Trang 62-68 8. ðào Trọng ðạt, Phan Thanh Phượng (1986): Bệnh lợn con ỉa phân trắng. NXB Nông thôn, Hà Nội. 9. ðào Trọng ðạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 10. ðào Trọng ðạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh ñường tiêu hoá ở lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………89 11. ðậu Ngọc Hào (1997): Thức ăn bị nhiễm nấm mốc và ñộc tố nấm mốc, ảnh hưởng ñối với chăn nuôi và biện pháp phòng chống - Hội thảo vệ sinh thức ăn gia súc với năng xuất và sản phẩm chăn nuôi Hà Nội. Trang 1-13 12. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001): Khả năng mẫn cảm của Salmonella, E.coli phân lập từ gia sức tiêu chảy nuôi tại ngoại thành Hà Nội với một số loại kháng sinh, hóa dược và ứng dụng kết quả ñể ñiều trị hội chứng tiêu chảy. Kết quả nghiên cứu KHKT, Khoa Chăn nuôi Thú y 1999 - 2001. ðại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Trang 156-161. 13. Nguyễn Bá Hiên (2001): Một số vi khuẩn ñường ruột thường gặp và biến ñộng của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, ñiều trị thử nghiệm. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp. 14. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998): Stress trong ñời sống con người và vật nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phạm Khắc Hiếu (2007): "Thuốc tăng trọng nhìn từ góc ñộ dược lý học" Tạp chí KHKT thú y số 3 - 2007. Trang 78-80 16. ðỗ Ngọc Hoè, Nguyễn Minh Tâm (2005): Giáo trình vệ sinh vật nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội. 17. Khoon Teng Hout (1995): Những bệnh ñường hô hấp và tiêu hoá của lợn. Hội thảo khoa học thú y, Cục thú y, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Khanh (1994): Chế phẩm vi sinh Biolactyl trong khống chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Phan ðịch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1995): Cẩm nang chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 21. Phan ðịch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1997): Cẩm nang bệnh lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………90 22. Phan ðịch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (1997): Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 23. Nguyễn Tài Lương (1982): Sinh lý và bệnh lý hấp thu. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 24. Nguyễn Lương (1963): Bệnh của gia súc non. NXB Nông thôn Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Hoa Lý (2007): ðiều kiện vệ sinh thú y trong các cơ sở chăn nuôi - Tạp chí KHKT thú y số 6-2007. Trang 92-96 26. Nguyễn Thị Hoa Lý, Hồ Kim Hoa (2005): Một số ñiều cần chú ý trong việc sát trùng và phòng bệnh thú y. Tạp chí KHKT thú y số 1. Trang 92-98. 27. Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999): Kết quả phân lập E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác ñịnh một số ñặc tính sinh vật hoá học của các chủng phân lập ñược. Tạp chí KHKT thú y, tập VI (số 3) , NXB Nông nghiệp Hà Nội, Trang 47-51. 28. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị ðào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997): Giáo trình bệnh nội khoa gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 29. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị ðào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu ðức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997): Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn. Tạp chí KHKT thú y. Tập IV (số 1), Trang 15- 22. 30. Hồ Văn Nam và cs (1997): Tình hình nhiễm Salmonella và vai trò của Salmonella trong bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn. Tạp chí KHKT thú y, Hội thú y Việt Nam (số 2), Trang 39-45. 31. Sử An Ninh, Dương Quang Hưng, Nguyễn ðức Tâm (1981): Tìm hiểu hội chứng Stress trong bệnh phân trắng lợn con. Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. 32. Sử An Ninh (1993): Kết quả bước ñầu tìm hiểu nhiệt ñộ, ñộ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng. Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi thú y, ðại học Nông nghiệp I (1991-1993), NXB Nông nghiệp Hà Nội, Trang 48. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………91 33. Niconxki.V.V (1986): Bệnh lợn con (Phạm Quân, Nguyễn ðình Trí dịch). NXB Nông nghiệp Hà Nội. 34. Trịnh Phú Ngọc, Nguyễn Huy Khiết, Nguyễn Ngọc Sơn, Trịnh Phú Cử (2008): Tình hình chăn nuôi thú y tại các nông hộ, trang trại nuôi lợn vùng Hà Nội. Thực trạng và giải pháp. Tạp chí KHKT thú y số 2-2008. Trang 68 - 75 35. Vũ Văn Ngũ, Nguyễn Hữu Nhạ (1976): Tìm hiểu nguyên nhân bệnh ỉa phân trắng ở lợn con và sơ bộ ñánh giá tác dụng ñiều trị của lợi thuốc vi sinh vật Subcolac. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 9. NXB Hà Nội, Trang 369-371. 36. Vũ Văn Ngũ và cộng sự (1979), Loạn khuẩn ñường ruột và tác dụng ñiều trị của Colisuptyil. NXB Y học Hà Nội. 37. Vũ Văn Ngũ và cộng sự (1982): Tác dụng của Subcolac trong việc phòng và trị bệnh lợn con ỉa phân trắng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật. NXB Hà Nội. Trang 370-374 38. Vũ Văn Ngũ và cộng sự (1992): Xác ñịnh hiệu quả của Subcolac trong ñiều trị bệnh ỉa chảy ở lợn. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. NXB Hà Nội, Trang 142-143. 39. Nguyễn Thị Ngữ (2005): Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ-Hà Tây, xác ñịnh một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và Samonella, biện pháp phòng trị. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. 40. Nguyễn Thị Nội (1985): Tìm hiểu vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và vác xin dự phòng. Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 41. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ : Báo cáo thống kê tình hình phát triển chăn nuôi của huyện. 42. Nguyễn Thị Oanh (2003): Tình hình nhiễm và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella ở vật nuôi (lợn, trâu, bò, nai, voi) tại ðắc Lắc. Luận án tiến sỹ nông nghiệp Hà Nội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………92 43. Nguyễn Vĩnh Phước (1970): Giáo trình vi sinh vật thú y. Tập 1. Nhà xuất bản ñại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội. Trang 136-137 44. Nguyễn Vĩnh Phước (1976): Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Tập II. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 45. Nguyễn Vĩnh Phước (1978): Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 46. Phan Thanh Phượng, Nguyễn Thị Khanh, Thái Kim Thanh (1981): Hiệu lực phòng bệnh ñường ruột lợn của chế phẩm Biolactyl ñông khô phòng trị bệnh ỉa chảy ở lợn. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. Trang 159 – 160. 47. Phan Thanh Phượng (1988): Phòng và chống bệnh phó thương hàn lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 48. Phan Thanh Phượng và cộng sự (1995): Nghiên cứu xác ñịnh hệ vi khuẩn chủ yếu gây tiêu chảy ở lợn. Báo cáo khoa học thú y, Viện Thú y Hà Nội. 49. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Thị Ngọc, Ngô Hoàng Hưng (1996): Nghiên cứu xác ñịnh vai trò của vi khuẩn yếm khí Clostridium pefringens trong hội chứng tiêu chảy của lợn. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (số 12), Hà Nội, Trang 495-496. 50. Phan Thanh Phượng, Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn Thị Vân (1997): Khống chế lợn con ỉa phân trắng bằng chế phẩm sinh học. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp (số 12), 1997, Trang 9-13. 51. Tô Thị Phượng (2006): Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn ngoại hướng nạc tại Thanh Hoá và biện pháp phòng trị. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp Hà Nội. 52. Trương Quang (2004): Kết quả nghiên cứu tình trạng loạn khuẩn ñường ruột, các yếu tố gây bệnh của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy lợn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………93 1-60 ngày tuổi. Tạp chí KHKT Thú y số 1, Hội Thú y Việt Nam, Trang 27-32. 53. Trương Quang (2005): Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong hội chứng tiêu chảy lợn 3 tháng tuổi và lợn nái. Tạp chí KHKT Nông nghiệp , Tập II (số 1), Hội Thú y Việt Nam, Tr. 255-260. 54. Trương Quang (2007): Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở gia súc và vai trò của một số vi khuẩn ñường ruột, Chuyên ñề cao học 55. Lê Thị Tài và cộng sự (1996): Kết quả thử nghiệm Biosubtyl trong ñiều trị loạn khuẩn ñường ruột gia súc non”. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, (6). NXB Hà Nội, Trang 263-264. 56. Lê Thị Tài và cộng sự ((1997), “Sản xuất viên Subtilis ñể phòng và ñiều trị chứng nhiễm trùng ñường ruột”. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tr. 453-458. 57. Lê Văn Tạo và cộng sự (1993): Nghiên cứu chế tạo vác xin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con. Tạp chí Nông nghiêp Công nghiệp thực phẩm. NXB Hà Nội, Trang 324-325. 58. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, ðoàn Băng Tâm (1993): Xác ñịnh yếu tố gây bệnh di truyền bằng Plasmid trong vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng ñể chọn chủng sản xuất vác xin. Hội nghị trao ñổi khoa học REI-HAU 59. Lê Văn Tạo (1996): Cấu trúc Fimbriae, kháng nguyên bám dính K88 của vi khuẩn E.coli và vai trò của chúng trong quá trình gây bệnh phân trắng lợn con. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, (số 2), Tr. 62-63. 60. ðoàn Thị Băng Tâm (1987): Bệnh ở ñộng vật nuôi. Tập I. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, Trang 119-135. 61. Nguyễn Như Thanh (1974): Giáo trình thực tập vi sinh vật thú y. Trường ðại học Nông nghiệp I. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………94 62. Nguyễn Như Thanh (1997): Giáo trình Vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 63. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001): Giáo trình Vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 64. Nguyễn Kim Thành (1999): Bệnh giun tròn ký sinh. NXB Giáo dục Hà Nội. 65. Lê Khắc Thận và cộng sự (1974): Sinh hoá ñộng vật. NXB Nông thôn Hà Nội 66. Nguyễn Văn Thắng (2001): Nguyên lý sử dụng các chế phẩm E.M trong phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn . Kết quả nghiên cứu KHKT, Khoa Chăn nuôi Thú y 1999 - 2001 ðại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Trang 139-143. 67. Trịnh Văn Thịnh (1964): Giáo trình bệnh nội khoa và bệnh ký sinh trùng thú y. NXB Nông thôn Hà Nội. 68. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn con ở Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Tr.90-95. 69. Bùi Thị Tho (1996): Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hoá học trị liệu và phytoncid ñối với E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp Hà Nội. 70. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006): Hướng dẫn vệ sinh chăm sóc gia súc. NXB Lao ñộng Hà Nội. 71. Trần Thế Thông, Lã Văn Kính (1996): Sản xuất và sử dụng thức ăn gia súc ở Việt Nam. Hội chăn nuôi Việt Nam-Tạp chí chăn nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội. Trang 8-11 72. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998): Kết quả ñiều tra tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn trong một trại giống lợn hướng nạc”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập V (số 4), Trang 61-64. 73. Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn ðăng Vang (2006), Sinh thái vật nuôi và ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. NXB Lao ñộng xã hôi, Trang 92. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………95 74. Steve Driesen, Tony Fahy, Darren Trott, Karen Moore, Aileen Vandeffen (2005): Một vài nhận xét về chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại các trại lợn ở Việt Nam của các chuyên gia bệnh lợn Australia. Tạp chí KHKT thú y số 5. Trang 82-86. 75. Tạ Thị Vịnh, ðặng Khánh Vân (1996): Bước ñầu thăm dò xác ñịnh E.coli và Salmonella trên lợn bình thường và lợn mắc hội chứng tiêu chảy tại Hà Tây và Hà Nội. Tạp chí KHKT thú y, Tập III (số 1), Trang 40-43. B. TIẾNG ANH 76. Bergeland H.U., Fairbrother J.N., Nielsen N.O., Pohlenz J.F. (1992), Escherichia coli infection Diseases of swine, Iowa stale University press/AMES, IOWA U.S.A.7th Edition, pp. 487-488. 77. Buddle J.R (1992), The diagonssis of the diseases of pig. Past graduate in veterinary Science November Published by the University of Sydney. P47 78. Brown V. (1981), “Escherichia coli cells centaning The Col.v.Plamid produce The Iron ionophore aerobactin”. FEMS Microbicl.lett, P.225-228. 79. Cabrera J.F., Gonzalez M (1989), Neccrotic enteritis due to Zygomycosis (Mucormycossis) in a pig farm. Revists-de salud-aminal 11.9 ref.P1, pp.89-90. 80. Faibrother J.M. (1992), Enteric Colibacillosos Diseases of Swine. IOWA. State University press/amess. IOWA. USA.7 th edition, pp. 489-497 81. Fairbrother J.M, Betscherger H.U, Nielsen O.N (1992),”Enteric colibacillosis”, In A.DLleman.B.E.straww.L.menngeling.S.D allare et D.J. taylor, Diseases of swine, iowa state University prres, Ames, p.489. 82. Gyles G.L. and C.O. Thoen (1993), “Pathogenesis of Bacterial infection in animals”, Ames Iowa State University Press, pp.109-123. 83. Laval A (1997), Incidence des Enterites du porc. Báo cáo tại hội thảo thú y về bệnh lợn do Cục thú y tổ chức, Hà Nội, 14/11. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………96 84. Lecce J.G., Kinh M.W, Mock R. (1976), “Rotavirus-like agent asociated with fatal diarrhoea in neonotal pigs”. Infec. Immun, pp. 816-825. 85. Nagy B. Et al (1991), Vet. Pathol, 28. p. 66 – 73. 86. Nilson O. et al (1984), "Epidemilogy of porcine Neonatal Steatorrhoea in Swedwen. I. prevalence and clinical significance of coccidal and rotaviral infection”. Scan. J. of Vet Sciende, pp 103-110. 87. Peterson J.W. (1980), Salmonella toxin, Pharm Ather, VII, pp. 719-724. 88. Radostits O.M., Blood D.C. and Gay C.C. (1994),” Veterinary medicine”, A textbook of the Diseases of cattle,Sheep, Pigs, Goats and Horses. Set by paston press L.t.d London, norfolk, Eighth edition. 89. Sperti G.S. (1997), Probiotics, Avi Publishing Co. Westpoint, Conbecticut. 90. Smith H.W. Halles Salmonella (1967), “The transmissinble nature of genetic factor in E.coli that control hemolyson production”, J. gen Mcrobiol 47, pp.153-161. 91. Woolcok. Austral (1973), “ Vet”. Jour, 49, pp. 307 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………97 PHỤ LỤC Phụ lục 1 : PHIẾU ðIỀU TRA GIA TRẠI Họ và tên chủ gia trại:……………………………………………………. ðịa chỉ: …………………………………………………………………… Kiểu chuồng nuôi ………………………. ………………………………. Loại lợn mà gia ñình nuôi ....................................................................... 1. Gia trại của gia ñình ñược cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: A. Có B. Không 2. Vị trí xây dựng gia trại cách khu dân cư, ñường giao thông và các công trình công cộng khác là: A. 200 m 3. Trại có ñăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch với cơ quan chức năng: A. Có B. Không 4. Chuồng trại của gia ñình ñược xây dựng theo hướng nào? …………………………………………………....................................... 5. Nền chuồng làm bằng chất liệu? A. Xi măng B. Gạch C. Sàn nhựa 6. Trại có áp dụng kỹ thuật chăn nuôi theo một chiều "cùng vào cùng ra" A. Có B. Không 7. Trại có tường bao quanh ngăn cách giữa trại với khu dân cư A. Có B. Không 8. Trong trại ngoài nuôi lợn có nuôi thêm các loài vật khác? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 9. Chuồng nuôi ñược xây mới A. Có B. Không 10. Trại có khu cách ly lợn mới nhập A. Có B. Không Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………98 11. Trại có khu khu cách ly lợn ốm A. Có B. Không 12. Trại có khu xử lý chất thải chăn nuôi? A. Có B. Không 13. Nước thải chăn nuôi có ñược xử lý trước khi thải ra ngoài A. Có B.Không 14. Phân ñược xử lý như thế nào? A. Xây bể lắng B. Bioga C. Chảy trực tiếp ra ao, ruộng 15. Trại có vệ sinh khử trùng tiêu ñộc dụng cụ chăn nuôi? A. Có B. Không 16. Thời gian khử trùng, tiêu ñộc dụng cụ chăn nuôi : A. Sau mỗi lứa nuôi B. 1 tuần/ lần C. 2 tuần/ lần D. Thỉnh thoảng 17. Trại có vệ sinh chuồng nuôi bằng các loại thuốc hoá học A. Có B. Không 18. Thời gian khử trùng, tiêu ñộc chuồng nuôi bằng các loại thuốc hoá học: A. Sau mỗi lứa nuôi B. ðịnh kỳ 1 lần/tuần C. Khi nào có dịch mới phun khử trùng D. ðịnh kỳ 2lần/tuần 19. Loại thuốc hoá học trại hay phun khử trùng, tiêu ñộc chuồng nuôi: A. Bencocid B. ChoraminB C. Iot D. Các loại thuốc khác 20. Gia ñình có hiểu biết về loại thuốc hoá học khử trùng, tiêu ñộc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi? A. Có B. Không 21. Sau khi xuất lợn trại có thực hiện biện pháp vệ sinh cơ học và dùng các loại thuốc sát trùng hoá học ñể khử trùng tiêu ñộc: A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………99 22. Khi xuất bán lợn thời gian ñể trống chuồng là bao lâu? A. 1 tuần B. 2 tuần C.4 tuần D. Không ñể trống 23. Lối ra vào khu chăn nuôi và mỗi dãy chuồng có hố khử trùng tiêu ñộc: A. Có B. Không 24. Hố chứa chất sát trùng thời gian thay là bao nhiêu? A. 2 ngày/lần B. 5 ngày /lần C. 1 tuần/lần D. 2 tuần/lần 25. Trước và sau khi vận chuyển lợn vào trại có thực hiện biện pháp khử trùng ñàn lợn và phương tiện vận chuyển bằng thuốc hoá học: A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 26. Người chăn nuôi, quần áo, ủng có ñược vệ sinh bằng biện pháp cơ học hàng ngày? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 27. Chuồng trại chăn nuôi và khu vực xung quanh có ñược quét dọn và vệ sinh? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 28. Gia ñình có ñược các cán bộ thú y tư vấn hoặc ñược học tập về các phương pháp vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và biện pháp chăm sóc ñàn lợn? A. Có B. Không 29. Loại hình thức ăn chăn nuôi lợn của trại ? A. Thức ăn tận dụng B. Thức ăn công nghiệp C. Bán công nghiệp 30. Khi sử dụng thức ăn cho lợn gia ñình có kiểm tra tính nguyên vẹn của bao thức ăn, kiểm tra hạn sử dụng và tính chất của thức ăn? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 31. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi? Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………100 A. Nước giếng khoan B. Nước ao C. Nước giếng khơi D. Nước máy 32. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi có ñược kiểm tra vi sinh vật và tính chất lý hoá của nước? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 33. Khoảng cách từ nguồn nước sử dụng ñến nơi gây ô nhiễm ( chuồng nuôi, nơi xử lý chất thải…) A. <10m B. 10-20m C. 20-30m D. >30m 34. Gia ñình cho lợn uống nước bằng cách nào? A. Van uống tự ñộng B. Máng uống C. Không có 35. Gia ñình có sổ ghi chép về toàn bộ tình trạng ñàn lợn, loại thuốc ñiều trị, liều lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi? A. Có B. Không 36. Gia ñình có bổ xung thêm khoáng, vitamin cho ñàn lợn? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 37. Gia ñình có bổ xung kháng sinh vào thức ăn cho ñàn lợn? A. Có B. Không C. ðịnh kỳ 38. Loại kháng sinh mà gia ñình bổ xung cho ñàn lợn? ………………………………………………..................................................... 39. Khi lợn con ñẻ ra có cho lợn con bú sữa ñầu ? A. Có B. Không 40. Gia ñình có tiêm sắt cho ñàn lợn con sau khi ñẻ? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 41. Gia ñình có tẩy giun sán cho ñàn lợn theo quy ñịnh ñối với từng loại lợn? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 42. Trong trại có chuồng nuôi riêng cho lợn nái mới ñẻ và nuôi con Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………101 A. Có B. Không 43. Lợn con mới ñẻ trong ñiều kiện thời tiết lạnh, gia ñình có sưởi ấm cho ñàn lợn con bằng nhiệt? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng 44. Bao nhiêu lâu thì gia ñình cho lợn con tập ăn? A. 10 - 15 ngày B. 20- 30 ngày C. Tuỳ vào lượng sữa của con mẹ và khi lợn con có nhu cầu mới cho ăn 45. Gia ñình có tiêm phòng vacxin cho ñàn lợn ? A. Có B. Không C. Thỉnh thoảng D. Khi nào có dịch mới tiêm 46. Loại vacxin phòng bệnh cho ñàn lợn mà gia ñình sử dụng? A. Dịch tả lợn B. Phó thương hàn C. Tụ dấu D. Loại khác…………… 47. Khi ñàn lợn mắc bệnh ñiều trị không khỏi hoặc xác ñịnh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gia ñình xử lý như thế nào? A. Bán chạy B. ðem chôn C. Xử lý những con mắc bệnh D. Khai báo với cơ quan thú y Nhận xét, ñánh giá: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................ Chủ gia trại Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………102 Phụ lục 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ Ảnh 1: Lợn nuôi trong chuồng sàn Ảnh 2: Lợn nuôi trong chuồng nền Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………103 Ảnh 3: Chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra ao Ảnh 4: Lợn nuôi trong chuồng sàn bị tiêu chảy Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………104 Ảnh 5: Lợn bài xuất phân vào máng ăn Ảnh 6: Phân lợn lưu cữu trong chuồng 5.2009 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………105 \ Ảnh 7: Ô úm lợn con sau khi sinh Ảnh 8: Thuốc ñiều trị tiêu chảy cho lợn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2743.pdf
Tài liệu liên quan