Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang i
Cần Thơ, 06/2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
NGUYỄN PHƯƠNG THỤY
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN BẠCH TUỘC LẠNH ĐÔNG
TẠI CÔNG TY TNHH MAI SAO_KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN BẢO LỘC
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang ii
Luận văn thực tập
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8674 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khảo sát quy trình chế biến bạch tuộc lạnh đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt nghiệp kèm theo sau đây, với đề tựa là “KHẢO SÁT QUY TRÌNH
CHẾ BIẾN BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH” tại Công Ty TNHH Mai Sao_Kiên Giang, do
sinh viên NGUYỄN PHƯƠNG THỤY thực hiện và báo cáo, và đã được Hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp thông qua.
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN BẢO LỘC
Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Chủ Tịch Hội Đồng
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang iii
LỜI MỞ ĐẦU
Địa lý Việt Nam rất thuận lợi cho sự phát triển của các ngành nghề Thủy Sản, vì
Việt Nam có được một bờ biển dài chạy dọc từ Bắc đến Nam và từ biển đã cho người
dân rất nhiều loại thủy hải sản phong phú đa dạng.Vì thế mà từ rất lâu Nhà Nước ta đã
quan tâm đến nguồn lợi mà thiên nhiên ban tặng này để phát triển và đẩy mạnh ngành
Thủy Sản nước nhà đi lên, đem lại lợi ích và thu nhập cho người dân.
Với mục đích hoàn tất học phần “Thực tập tốt nghiệp: tại các nhà máy nhằm tiếp
cận thực tế sản xuât, nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động sản xuất và một phần
tham gia học tập các hoạt động thực tế về công nghệ chế biến tại nhà máy. Nên Khoa
Nông Nghiệp & SHƯD- Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm Trường Đại Học Cần Thơ đã
tạo điều kiện cho tôi được đi quan sát thực tế tại Công ty TNHH Mai Sao.
Công ty TNHH Mai Sao là một trong những Công ty tư nhân lớn của Tỉnh Kiên
Giang đã được hình thành và tồn tại được thời gian tương đối dài. Cho đến nay, Công ty
đã kinh doanh và chế biến nhiều mặt hàng khác nhau từ các nguồn nguyên liệu được lấy
từ biển như: Bạch tuộc, cá, tôm,…Xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới: Hàn
Quốc, các nước Châu Âu, Mỹ,…Dù mới được ra đời cách nay không lâu nhưng Công
ty đã ngày càng củng cố uy tín và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Với những kiến thức đã học tại trường, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ban
Lãnh Đạo Công ty, các anh chị em công nhân trong Công ty đã giúp tôi hoàn thành
được bài báo cáo thực tập này. Do năng lực và kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo này
sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong Ban Lãnh Đạo Công ty, Thầy Cô và bạn
bè đóng góp ý kiến để tôi củng cố vững chắc kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác
sản xuất, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm sau này.
Xin chân Thành cám ơn.
Cần Thơ, ngày ……. tháng ………năm………
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Thụy
.
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang iv
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang v
-----------------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời mở đầu--------------------------------------------------------------------------------- Trang 1
MỤC LỤC --------------------------------------------------------------------------------- Trang 3
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU -------------------------------------------------------------Trang 5
I.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU THỦY
SẢN CỦA TỈNH KIÊN GIANG-------------------------------------------------------Trang 5
I.2.NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ----------- Trang 8
I.2.1. Các sản phẩm chính và phụ của công ty TNHH Mai Sao----------------- Trang 9
I.2.2. Vị trí kinh tế của Công ty------------------------------------------------------ Trang 9
I.2.3. Nhận xét về công ty -----------------------------------------------------------Trang 10
I.2.3.1. Ưu điểm---------------------------------------------------------------------Trang 10
I.2.3.2. Khuyết điểm----------------------------------------------------------------Trang 10
I.3.THIẾT KẾ CÔNG TY -------------------------------------------------------------Trang 10
I.3.1. Tổng mặt bằng của Công ty --------------------------------------------------Trang 10
I.4. TỔ CHỨC CÔNG TY -------------------------------------------------------------Trang 11
I.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty -------------------------------------Trang 11
I.4.2. Tổ chức sản xuất của phân xưởng trong công ty --------------------------Trang 13
CHƯƠNG II. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT ----------------------Trang 15
II.1. Yêu cầu về nguyên liệu- Cách đánh giá chất lượng nguyên liệu ---------Trang 15
II.1.1. Nguồn nguyên liệu ---------------------------------------------------------Trang 15
II.1.2. Cách thu mua tại công ty --------------------------------------------------Trang 15
II.1.3. Cách bảo quản nguyên liệu tại Công ty----------------------------------Trang 15
II.1.3.1. Bảo quản khô -----------------------------------------------------------Trang 15
II.1.3.2. Bảo quản ướt ------------------------------------------------------------Trang 16
II.1.4. Yêu cầu về nguyên liệu ----------------------------------------------------Trang 16
II.1.4.1. Giới thiệu về nguyên liệu bạch tuộc ---------------------------------Trang 16
II.1.4.2. Yêu cầu về nguyên liệu về bạch tuộc--------------------------------Trang 17
II.1.4.3. Yêu cầu về nguyên liệu cá --------------------------------------------Trang 17
II.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất ----------------------------------------------Trang 19
II.2.1. Quy trình chế biến bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh-------Trang 19
II.2.2. Quy trình chế biến cá Mú cắt khúc---------------------------------------Trang 23
II.3. Máy móc, thiết bị sử dụng cho dây chuyền sản xuất-----------------------Trang 26
II.3.1. Trang thiết bị chế biến chính----------------------------------------------Trang 26
II.3.1.1. Tủ đông tiếp xúc--------------------------------------------------------Trang 27
II.3.1.2. Hệ thống tủ đông băng chuyền IQF ---------------------------------Trang 28
II.3.2. Một số trang thiết bị khác -------------------------------------------------Trang 29
II.4. Biện pháp quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tyTrang 30
II.5. Tiêu chuẩn thành phẩm, các tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá chất lượng
thành phẩm. Phương pháp đánh giá ----------------------------------------------------Trang 30
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang vi
II.6. Các biến đổi xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản-----------------Trang 30
II.6.1. Những biến đổi xảy ra trong khi làm đông------------------------------Trang 30
II.6.2. Những biến đổi của sản phẩm trong thời gian bảo quản --------------Trang 32
II.6.3. Những biến đổi xảy ra trong quá trình rã đông-------------------------Trang 32
II.6.4. Các hiện tượng hư hỏng thường gặp của nguyên liệu, tác hại, nguyên nhân,
cách phòng ngừa và cách khắc phục ---------------------------------------------------Trang 32
II.6.4.1. Đối với bạch tuộc-------------------------------------------------------Trang 32
II.6.4.2. Đối với cá ---------------------------------------------------------------Trang 33
II.6.5. Nhận xét ---------------------------------------------------------------------Trang 34
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN -------------------------------------Trang 34
III.1. Những vấn đề cần quan tâm trong phân xưởng sản xuất -----------------Trang 34
III.2. Những vấn đề làm tăng chi phí sản xuất ------------------------------------Trang 35
III.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm đảm bảo chất lượng và giảm chi phí sản xuất ----
----------------------------------------------------------------------------------Trang 35
KẾT LUẬN CHUNG -------------------------------------------------------------------Trang 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------Trang 37
PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------------------------i
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 1
Chương I. GIỚI THIỆU
I.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA TỈNH KIÊN GIANG
I.1.1. Khai thác nguồn lợi thủy sản năm 2007
Sản lượng khai thác 315 157 tấn đạt 100,05% kế hoạch, tăng 1,14% so với cùng
kỳ. Thời tiết thuận lợi cho khai thác, giá cả tiêu thụ các loại hải sản tuy không ổn định
nhưng có xu hướng tăng. So với ngư trường biển Đông, hiệu quả khai thác của nghề
cào đôi ở ngư trường biển Tây có dấu hiệu khởi sắc, sản phẩm có giá trị cao như mực
gia tăng so với cùng kỳ.
Toàn tỉnh có 7255 tàu cá, tổng công suất 1 189 255 cv, bình quân 163,92
cv/chiếc.Trước tình hình nguồn lợi hiện nay, ngư dân cũng có ý thức được không nên
đóng mới ồ ạt tàu cá như các năm. Số tàu cá đóng mới là 76 chiếc, bình quân 288,3
cv/chiếc, giảm số lượng nhiều so với các năm trước đây. Vốn vay ưu đãi khai thác xa
bờ thu được nợ gốc 50 534/69,84 tỷ đồng đạt 72,36%. Vốn vay cơn bão số 5 thu được
88,678/213,932 tỷ đồng, đạt 41,45%.
Tổ chức lớp tuyên truyền về luật biển cho 200 học viên là cán bộ xã, phường,
các trạm, đồn biên phòng và ngư dân. Phát hành 2350 tờ rơi và tổ chức 3 lớp tuyên
truyền về luật Thủy sản cho 180 người tham dự.
Tình hình vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn
tiếp tục xảy ra nhất là vi phạm về nghề cào bay, cào điện. Qua 83 cuộc tuần tra kiểm
soát trên biển, thanh tra chuyên ngành đã phát hiện, xử lý 1303 vụ vi phạm về khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử phạt hành chính và thu nộp Kho bạc Nhà Nước 5,720
tỷ đồng. Trong đó các loại nghề vi phạm gồm cào bay là 1093 vụ (chiếm tỷ lệ 79,31%),
cào điện 159 vụ (11,53%), Xiệp 56 vụ (4,06%) và nghề khác 39 vụ (2,83%).
Tình trạng tàu thuyền của ngư dân sang nước ngoài đánh bắt vẫn tiếp tục xảy ra,
gây thiệt hại về tài sản, tính mạng của ngư dân.
I.1.2. Nuôi trồng thủy sản năm 2007
Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 101 367 ha, sản lượng 95 644 tấn trong
đó bao gồm 27 377 tấn cá nước ngọt, 365 tấn cá lồng bè, 3650 tấn sò huyết, 700 tấn
cua. So với kế hoạch, diện tích tăng 4,5%, sản lượng tăng 37,1%. Riêng tôm sú diện
tích 78 620 ha, sản lượng 28 350 tấn đạt 105,00% kế hoạch, tăng 20,86% so với cùng
kỳ. Trong đó tôm lúa 58 549 ha, chuyên tôm QC-QCCT là 18 668 ha và CN-BCN là 1
218 ha.
Bệnh nuôi tôm có xảy ra nhưng ở quy mô nhỏ, các diện tích nuôi bị thiệt hại đều
được cải tạo và thả nuôi trở lại. Cứ sau mỗi năm, người nuôi tôm càng tích lũy nhiều
kinh nghiệm, ý thức tốt hơn trong lựa chọn con giống, nắm bắt giải pháp kỹ thuật về cải
tạo ao đầm và theo sát lịch thời vụ, nhờ vậy nuôi tôm năm nay phát triển tốt về năng
suất và hiệu quả.
Do nuôi tôm công nghiệp đạt năng suất, hiệu quả cao và ổn định nên các nhà đầu
tư đưa thêm diện tích cho thuê đi vào sản xuất. Công ty Hạ Long đã cải tạo 800 ha mặt
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 2
đất và nuôi khoảng 500 ha mặt nước, đạt năng suất từ 8-10 tấn/ha. Công ty Minh Phú
đã cải tạo 175 ha mặt nước và nuôi khoảng 150 ha mặt nước.
Tình hình thu hút đầu tư nuôi tôm công nghiệp có sự chuyển động tích cực. Tổng
diện tích đăng ký nuôi tôm công nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận về mặt chủ
trương là 5 151 ha. Trong đó Công ty Minh Phú 1000 ha, Công ty Phú Mỹ Hưng 1000
ha, Công ty Trung Sơn 1000 ha, Công ty Hạ Long 475 ha, Công ty Đài Loan (Grobest
& I- Mei- Industrila VN) 1000 ha và 5 doanh nghiệp khác 676 ha. Tuy nhiên tiến độ
triển khai lập dự án, thiết kế cơ sở còn chậm.
I.1.3. Chế biến và xuất khẩu hàng thủy sản năm 2007.
Tổng sản lượng chế biến thủy sản đông lạnh là 24.700 tấn đạt 65,87% kế hoạch,
tăng 106,28% so cùng kỳ, bao gồm 5.115 tấn tôm đông, 11.980 tấn mực đông, 3.605
tấn cá đông và 4000 tấn hải sản đông khác. So với kế hoạch năm, sản lượng đạt được
còn thấp nhưng so với cùng kỳ các mặt hàng tôm, mực và cá đông đều tăng cao (tôm
tăng gấp 3,09 lần, mực tăng 15,3% và cá tăng 20%).
Chế biến bột cá 13 755 tấn, giảm 27,48% so với cùng kỳ, do nhà máy ngưng
hoạt động để di dời đến vị trí mới.
Kim ngạch xuất khẩu 105 triệu USD, tăng 29,63% so với cùng kỳ, so với kế
hoạch năm của UBND tỉnh giao đạt 77,78% (kế hoạch 135 triệu USD) so với kế hoạch
Bộ Thủy Sản giao đạt 150% (kế hoạch 70 triệu USD). Giá trị các mặt hàng xuất khẩu
tuy đạt thấp so với kế hoạch nhưng loại có giá trị cao như tôm đông vẫn ở mức cao hơn
so với cùng kỳ, tôm đông tăng 211,42%.
Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản đạt thấp so với kế hoạch của tỉnh là do một số
doanh nghiệp chuyên chế biến xuất khẩu mặt hàng tôm không đạt chỉ tiêu đề ra. Công
ty XNK Thủy sản Kiên Giang nay là công ty Thủy Sản Kiên Giang đạt 57,83% kế
hoạch năm, Công ty Kiên Cường đạt 53,73% và Công ty Hạ Long đạt 0%. Trong đó do
nguyên nhân khách quan Công ty XNK Thủy sản ngưng hoạt động vì chuyển đổi chủ
sở hữu. Công ty Hạ Long bị cháy nhà máy chế biến nên không thể đi vào hoạt động.
Một số doanh nghiệp chế biến hàng hóa thủy sản tại Kiên Giang nhưng khi xuất khẩu
thì lấy thương hiệu của nhà máy ở tỉnh khác. Các doanh nghiệp khác vẫn có kim ngạch
xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ như: Công ty Ngô Quyền, Công ty Mai Sao, Công ty
thực phẩm đồ hộp, Công ty Hải Châu, Công ty Kiên Long.
I.1.4. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong năm 2008 so với năm 2007
- Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 451 115 tấn tăng 9,81% so với năm
2007 trong đó:
+ Khai thác hải sản 320 000 tấn bằng 101,54% so với năm 2007.
+ Nuôi trồng diện tích 109 620 ha, sản lượng 131 115 tấn tăng 8,44% về diện
tích và 37% về sản lượng so với năm 2007. Trong đó nuôi tôm diện tích 86 000 ha, sản
lượng 33 000 tấn tăng 9,39% về diện tích và 16,4% về sản lượng. Riêng tôm công
nghiệp- bán công nghiệp 1 610 ha.
- Kim ngạch xuất khẩu 140 triệu USD, tăng 33,3% so với năm 2007.
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 3
(Đính kèm bảng 1, 2, 3 ở phần phụ lục)
I.1.5 Các giải pháp chủ yếu cho năm 2008.
I.1.5.1. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản đến năm 2010. Triển khai Quyết định số 10 ngày 03/07/2006 của Bộ Thủy Sản ban
hành quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên: Quyết định số 96 ngày 28/11/2007 của Bộ
Nông Nghiệp & PTNT về quy chế đăng kiểm tàu cá. Trước tình hình giá dầu xu hướng
ngày càng tăng, cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn ngư dân tổ chức lại sản xuất trên
biển, hợp tác trong khai thác và cung ứng dịch vụ.
Cải tiến máy móc thiết bị phương tiện đánh bắt nhằm không ngừng tăng năng
suất và tiết kiệm chi phí, giữ vững hiệu quả sản xuất.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân trong công
tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không đánh bắt vi phạm lãnh hải các nước.
Phối hợp với các lực lượng và chính quyền địa phương liên quan kịp thời ngăn
chặn và xử lý các vi phạm của ngành nghề cào bay, cào điện, xiệp mé.
I.1.5.2.Nuôi trồng thủy sản
Phối hợp với các ngành để giải quyết các vấn đề về thủ tục lập dự án đầu tư, thiết
kế cơ sở, giải tỏa đền bù, thu hồi và cho thuê đất.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đấu tư phát triển, mở rộng diện tích nuôi
tôm công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Nâng cao hiệu quả mô hình tôm lúa ở
vùng U Minh Thượng và huyện Go Quao.
Triển khai đề tài thực hành nuôi tốt (GAP) đối với việc nuôi tôm sú thâm canh,
bán thâm canh ở huyện Kiên Lương.
Chú trọng hơn việc phát triển nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi cá nước ngọt tại các
huyện có nhiều tiềm năng.
Tiếp tục nghiên cứu nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và xây dựng các mô hình
nuôi mới, phát huy tốt tiềm năng nuôi trồng của địa phương.
I.1.5.3 Chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Khả năng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 sẽ gia tăng do 3 công ty đưa nhà máy
mới đi vào hoạt động: Công ty Cổ Phần Thủy sản Hạ Long (5000 tấn/năm), Công ty cổ
phần Thủy Sản Kiên Giang (45 000 tấn/năm), Công ty Cổ phần Thủy sản Nha Trang
(5000 tấn/năm). Trong đó có mặt hàng mới cá tra, cá basa được chế biến, xuất khẩu với
quy mô lớn.
Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản phải tổ chức tốt điều kiện
sản xuất, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, đảm bảo điều kiện vệ
sinh môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh việc cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu trong
chế biến thủy sản. Mặt khác phải cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nâng lên sức cạnh tranh hàng hóa,
phấn đấu xây dựng và giữ vững uy tín thương hiệu của sản phẩm trên thương trường.
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 4
Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tại cảng cá Tắc Cậu phát huy
hêt công suất nhà máy thiết bị hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm mở
rộng thị trường đặc biệt cần phối hợp với các ngành liên quan, quan tâm, hỗ trợ các
doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh thu mua, chế biến, gia
tăng kim ngạch xuất khẩu
( Đính kèm bảng 4 về kế hoạch phát triển ở phần phụ lục)
I.2. Những nét chính về sự phát triển của Công Ty TNHH Mai Sao
Công ty lúc trước có tên là Doanh Nghiệp Tư Nhân Mai Sao. Cho đến ngày
13/01/2005 thì chuyển thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mai Sao.
Tháng 02/2005, Công ty quyết định xây dựng Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản
đông lạnh.
Ngày 28/11/2005 cục Quản Lý Chất Lượng Thực Phẩm Thủy Sản tiến hành
kiểm tra điều kiện sản xuất lần đầu tiên.
Ngày 15/12/2005 Công ty được cấp chứng nhận đạt được tiêu chuẩn của Ngành
Thủy Sản được phép kinh doanh, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Và đến ngày
18/01/2006 được cấp code đi Hàn Quốc, Trung Quốc.
Ngày 30/06/2006, công ty được cấp chứng nhận cho phép xuất khẩu vào thị
trường Châu Âu.
Phân xưởng được thiết kế và xây dựng dựa theo tiêu chuẩn 28TCN130:1998.
Tên đầy đủ của Công Ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Mai Sao
Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Tắc Cậu, Huyện Châu THành, Tỉnh Kiên Giang, Việt
Nam.
Tel: (84.77) 616 444 – 616.524 Fax: (84.77) 616.461
Email: maisaokg@pmail.vnn.vn
Website: www.maisao.com, www.maisao.com.vn
Mã số đăng ký: DL 377.
Mã số thuế: 1700 359 043
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 5
Công ty có tổng số công nhân viên làm việc: 345 người. Thời gian làm việc: đối
với nhân viên làm việc tại văn phòng làm việc 7 giờ/ngày. Còn đối với công nhân viên
làm việc tại phân xưởng thì thời gian làm việc 24/24 (được chia làm 2 ca sáng đêm).
I.2.1. Các sản phẩm chính và phụ của công ty TNHH Mai Sao
Công ty đã sản xuất rất nhiều mặt hàng về thủy sản. Các sản phẩm từ mực, ghẹ,
cá đông lạnh. Trong đó, sản phẩm chính của công ty: bạch tuộc làm sạch nguyên con
đông lạnh, bạch cắt khúc đông lạnh.
Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm phụ khác như: mực nút làm sạch
đông lạnh, mực ống nguyên con làm sạch đông lạnh, cá đổng nguyên con đông lạnh, cá
Mú Fillet đông lạnh, mada cắt khúc xếp khuôn đông lạnh,…
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng, tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách
hàng mà công ty sản xuất chế biến sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Bảng năng suất của Công ty Mai Sao
Năm Tên sản phẩm Năng suất (tấn)
2005 - Cá biển
- Bạch tuộc
- Cá mực hỗn hợp
50.5
849.6
278.6
2006 - Cá biển
- Cá mực
- Bạch tuộc
- Hỗn hợp hải sản
23.9
55.1
1052.2
21.2
I.2.2. Vị trí kinh tế của công ty
Do vị trí của công ty được đặt ngay tại cảng cá Tắc Cậu, nên việc thu mua
nguyên liệu rất thuận, lại gần biển nên việc chuyên chở nguyên liệu đến công ty thuận
lợi và chỉ tốn ít thời gian chuyên chở, điều này sẽ làm ít ảnh hưởng đến chất lượng của
nguyên liệu
Việc xuất khẩu sản phẩm của công ty đến các nước năm
2006
3%
90%
3% 4%
Nhật Bản
Hàn Quốc
Eu
Nga
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 6
Do công ty áp dụng những nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn và chất lượng
cho sản phẩm, nên được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, đặc biệt
khách hàng là người nước ngoài. Giao thong đi lại đang được nâng cấp nên trong tương
lai việc chuyên chở nguyên liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi.
Do nằm trong khu công nghiệp của Tắc Cậu, và ở đây tập trung nhiều nguôn
nhân lực lao động, vấn đề nguồn nước thủy cục và điện được cung cấp đầy đủ.
Mặt bằng tổng thể đủ rộng để sản xuất chế biến sản phẩm.
Cùng với sự nỗ lực của mọi người trong công ty và thuận lợi khách quan mang
lại, công ty hiện tại đã đứng vị trí thứ 10 về sản lượng xuất khẩu đi nước ngoài. Và uy
tín của công ty ngày càng tăng lên.
I.2.3. Nhận xét về công ty
I.2.3.1. Ưu điểm
Vị trí công ty nằm trong Khu công nghiệp Tắc Cậu và ở đây có nguôn nhân lực
lao động, tuyến giao thông từ cảng cá Tắc Cậu về xí nghiệp ngắn, giao thông đường
thủy và đường bộ để chuyên chở nguyên liệu và sản phẩm thuận lợi.
Nguồn nước thủy cục, điện được cung cấp đầy đủ.
Mặt bằng tổng thể rộng đủ để xây dựng các công trình phụ như: hệ thống xử lý
nước thải, trồng cây xanh,…
Hoạt động sản xuất của phân xưởng được phân chia làm 2 ca ngày và đêm. Nên
năng suất làm việc của công ty đạt hiệu quả cao và hạn chế việc ứ đọng nguyên liệu
phải bảo quản lâu ngày.
Công nhân làm việc có kỹ năng rất tốt trong tay nghề và tận tình làm việc. Cùng
với chính sách khen thưởng cho công nhân viên công ty đã góp phần để mọi người cùng
nỗ lực làm việc.
I.2.3..2. Khuyết điểm
Đường thoát nước thải của công ty chưa được tốt nên vẫn còn tình trạng ứ đọng
nước ở đường thoát nước, tạo mùi hôi. Gây mất vệ sinh cho khu vực bên ngoài phân
xưởng.
Phạm vi phân xưởng sản xuất, đặc biệt giữa các khu vực sản xuất gần nhau và
đường di chuyển nguyên liệu hẹp nên việc di chuyển nguyên liệu gặp khó khăn đồng
thời sẽ dễ gây tình trạng lây nhiễm chéo giữa các công đoạn chế biến.
Do khoảng cách giữa các kho bảo quản sản phẩm ở xa nên việc di chuyển sản
phẩm từ kho này qua kho khác tốn thời gian, điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng sản phẩm.
I.3. Thiết kế công ty
I.3.1. Tổng mặt bằng của công ty
Tổng diện tích của công ty: 2200 m2. Trong đó diện tích phân xưởng sản xuất
chính: 1000 m2.
(Đính kèm sơ đồ mặt bằng sản xuất của công ty)
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 7
I.4. Tổ chức công ty
I.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty
Chú thích:
+ PHÒNG QLCL : Phòng quản lý chất lượng.
+ PX CHẾ BIẾN : Phân xưởng chế biến.
+ P.KINH DOANH + P.XNK: Phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu.
+ P.TỔ CHỨC + H.CHÍNH: Phòng tổ chức và kinh doanh.
Số lượng và trình độ nhân lực:
Tổng số cán bộ công nhân viên xí nghiệp : 345 người
Nhân viên làm việc văn phòng : 45 người
Nhân viên làm việc tại phân xưởng : 300 người
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
+ Giám đốc:
Là người chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và Giám đốc công ty trong việc quản
lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, cụ thể là:
Quản lý và bảo tồn vốn của công ty. Thực hiện các chỉ tiêu mà công ty giao như:
kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận, tiền lương.
GIÁM ĐỐC
P.KINH DOANH
+ P.XNK
PX CHẾ BIẾN PHÒNG QLCL
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.TỔ CHỨC +
HÀNH CHÍNH
TỔ TRƯỞNG
CA TRƯỞNG
BAN QUẢN ĐỐC
CÔNG NHÂN
TỔ CƠ ĐIỆN, VẬN
HÀNH
CÁN BỘ KCS
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 8
Tổ chức sản xuất, bố trí nhân sự và lao động trong công ty một cách hợp lý khoa
học nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Có quyền đề nghị, cách chức
các chức danh từ Phó Giám Đốc đến các trưởng, phó phòng, phó quản đốc. Và ký quyết
định bổ nhiệm, cách chức từ ca trưởng, tổ trưởng, tổ phó các tổ sản xuất.
+ Phó Giám Đốc:
Là người trợ giúp cho Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, Giám đốc
Công ty, Giám đốc xí nghiệp những phần việc mà mình được Giám đốc phân công, ủy
quyền.
Có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm những công việc được Giám đốc
phân công ủy quyền. Và sau đó chịu trách nhiệm báo cáo lại cho giám đốc những công
việc đã thực hiện hàng tuần.
+ Phòng tổ chức và hành chính:
Lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm.
Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị, hoạch toán kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
Kiểm tra, giám sát việc thu chi của xí nghiệp bảo đảm đúng nguyên tắc, chế độ
tài chính của Nhà Nước và Công ty quy định.
Làm báo cáo tài chính và quyết toán tài chính 1 quý, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm
của công ty.
+ Phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu:
Xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, 6
tháng, 9 tháng, 1 năm.
Cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh tại công ty.
Theo dõi và quản lý các hợp đồng kinh tế
Quản lý và theo dõi giá cả nguyên liệu, hàng thành phẩm nhập kho, xuất kho, tồn
kho và vật tư nhập kho, xuất kho, tồn kho. Hạch toán kinh doanh từng lô hàng trên cơ
sở định mức kinh tế kỹ thuật của công ty.
+ Phòng quản lý chất lượng:
Kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu cũng như sản
phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Theo dõi và quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn HACCP đã được xây dựng.
Tổ chức sản xuất và năm định mức các mặt hàng mới, hàng mẫu.
Chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra cảm quan và vi sinh các lô hàng sản xuất
tại công ty trước khi xuất xưởng, theo kế hoạch HACCP và trong bất kỳ công đoạn chế
biến nào khi có nghi ngờ.
+ Phòng chế biến:
Cân, báo cáo sản lượng khoán từng mặt hàng của từng nhóm khoán dưới sự chỉ
đạo của Ban Quản Đốc.
Thực tập tốt nghiệp GVHD :Nguyễn Bảo Lộc
SVTH: Nguyễn Phương Thụy Trang 9
Kiểm tra, xử lý, hướng dẫn sửa chữa các mặt hàng không được xử lý đúng quy
cách kỹ thuật dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Quản Đốc, phòng kỹ thuật.
Xử lý, fillet các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Ban Quản Đốc, phòng kỹ thuật.
Phân cỡ, rửa, cân, xếp khuôn từng loại mặt hàng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của
từng loại mặt hàng. Đảm bảo đúng kích cỡ, trọng lượng tịnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Ban Quả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0045.PDF