Khảo sát phương pháp xử lý cá ảnh hưởng đế chất lượng cá tra fillet đông lạnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  HUỲNH MINH HIỂN KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠNH TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGIFISH (XÍ NGHIỆP 7) BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Mã ngành: 08 Người hướng dẫn NHAN MINH TRÍ Năm 2007 Luận văn đính kèm sau đây, với tựa đề tài: “KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠN

pdf63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3596 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát phương pháp xử lý cá ảnh hưởng đế chất lượng cá tra fillet đông lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH AGIFISH (XÍ NGHIỆP7)”, do Huỳnh Minh Hiển thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua. Giáo viên hướng dẫn Giáo viên phản biện Nhan Minh Trí Phan Thị Thanh Quế Cần Thơ, ngày tháng năm 2007 Chủ tịch hội đồng Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Truờng Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng i LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập gần năm năm tại Trường Đại Học Cần Thơ, em có cơ hội được quí thầy cô của Trường chỉ dạy và truyền đạt thật nhiều kiến thức quí báu. Và trong đợt tốt nghiệp lần này, em rất vinh dự khi được chọn hình thức là “Thực tập tốt nghiệp”. Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn: Toàn thể quí thầy cô của Trường đã dạy dỗ em cùng các bạn trong những năm học qua Quí thầy cô của Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm đã chỉ bảo, dẫn dắt và truyền đạt thật nhiều kiến thức hữu ích cho chúng em Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại nhà máy và đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập Thầy Nhan Minh Trí, là Cố vấn học tập đồng thời là người hướng dẫn em thực tập tốt nghiệp lần này. Thầy đã truyền đạt thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho em và đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này Các bạn cùng lớp Công Nghệ Thực Phẩm khoá 28, đã giúp đỡ và động viên em rất nhiều trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực tập lần này Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Truờng Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii TÓM LƯỢC Mục tiêu chủ yếu của quá trình thực tập là khảo sát về qui trình công nghệ của nhà máy; khảo sát tỉ lệ mạ băng và tiến hành khảo sát phương pháp chọc não cá trước khi cắt tiết để theo dõi sự biến đổi của chất lượng cơ thịt theo thời gian bảo quản. Trên cơ sở đó, quá trình thực tập đã tiến hành khảo sát các vấn đề sau: − Khảo sát các thông số trên qui trình, các thông số về định mức và hao hụt trên từng công đoạn sản xuất. Thí nghiệm được tiến hành theo qui trình của nhà máy và ghi nhận các định mức, hao hụt ở công đoạn fillet, lạn da, sửa cá. − Khảo sát tỉ lệ băng bám khi tiến hành mạ băng những miếng fillet IQF. Thí nghiệm được tiến hành với 4 cỡ cá, với mỗi cỡ cá tiến hành mạ băng ở 3 khoảng nhiệt độ nước mạ và mạ trong vòng 2, 4, 6…12 giây. − Khảo sát phương pháp chọc não cá trước khi cắt tiết. Thí nghiệm được tiến hành trên một số con cá bằng cách dùng cây nhọn chọc vào não để cá bất tỉnh trước khi cắt tiết. Sau đó tiến hành sản xuất theo qui trình của nhà máy, đồng thời tính định mức và hao hụt của phương pháp chọc não, so sánh cảm quan miếng cá tra fillet trước khi cấp đông của phương pháp có chọc não và không có chọc não. Những miếng fillet của hai phương pháp sau khi cấp đông sẽ được đem bảo quản để quan sát sự thay đổi chất lượng như thế nào theo thời gian bảo quản. Kết quả khảo sát thu được: − Biết được qui trình công nghệ của nhà máy và các thông số trên qui trình như: Nhiệt độ, nồng độ, định mức, hao hụt… − Tỉ lệ băng bám phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố sau: Kích thươc miếng fillet, nhiệt độ nước mạ băng và thời gian mạ băng. − Với phương pháp chọc não cá trước khi cắt tiết sẽ cho những miếng fillet có độ cứng và độ sáng cao, theo thời gian bảo quản thì các chỉ tiêu này có giảm nhưng chậm hơn mẫu không chọc não. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Truờng Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................i TÓM LƯỢC .......................................................................................................................ii DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................v DANH SÁCH CÁC BẢNG ..............................................................................................vii CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. TỔNG QUAN .................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG ..........................................................................................2 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CÔNG TY....................................................................2 2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP XNK THUỶ SẢN AN GIANG........................................................................................3 2.3. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH 7 .............................4 2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................4 2.3.2. Sơ đồ bố trí nhà xưởng..............................................................................5 2.3.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Ban lãnh đạo các phòng ban..................7 CHƯƠNG III. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................................9 3.1. NGUYÊN LIỆU CÁ TRA ...............................................................................9 3.1.1. Đặc điểm sinh học của cá tra.....................................................................9 3.1.2. Thành phần hóa học của cá .....................................................................10 3.1.3. Sự biến đổi của cá sau khi chết................................................................12 3.2. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN LIỆU ....................................................14 3.2.1. Định nghĩa ..............................................................................................14 3.2.2. Mục đích xây dựng định mức..................................................................14 3.3. KỸ THUẬT LẠNH ĐÔNG...........................................................................15 3.3.1. Khái niệm ...............................................................................................15 3.3.2. Tác dụng của việc làm lạnh đông ............................................................15 3.3.3. Các phương pháp lạnh đông....................................................................16 3.3.4. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình lạnh đông .........................16 3.3.5. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình trữ đông ...........................19 3.4. MẠ BĂNG ....................................................................................................20 3.4.1. Mạ băng bằng cách nhúng vào thùng nước..............................................20 3.4.2. Mạ băng bằng cách phu sương ................................................................20 CHƯƠNG IV. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...............21 4.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ....................................................................21 4.1.1. Địa điểm và thời gian..............................................................................21 4.1.2. Nguyên vật liệu.......................................................................................21 4.1.3. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................21 4.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................................................21 4.2.1. Phương pháp phân tích............................................................................21 4.2.2. Bố trí thí nghiệm .....................................................................................22 CHƯƠNG V: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................27 5.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát qui trình công nghệ của Xí nghiệp ............................27 Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Truờng Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iv 5.1.1. Sơ đồ qui trình công nghệ .......................................................................27 5.1.2. Thuyết minh qui trình .......................................................................................28 5.2. Thí nghiệm 2: Tính định mức và hao hụt trên dây chuyền sản xuất ................40 5.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát tỉ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra fllet IQF..........41 5.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát biến đổi chất lượng cá fillet có chọc não và không chọc não khi bảo quản...........................................................................................45 5.4.1. Định mức và hao hụt nguyên liệu .....................................................................45 5.4.2. So sánh miếng cá tra fillet giữa hai phương pháp giết cá ...................................46 5.4.3. Sự thay đổi các chỉ tiêu độ cứng và độ sáng của miếng fillet được chế biến bằng hai phương pháp ................................................................................................47 CHƯƠNG VI. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................51 6.1. NHẬN XÉT...................................................................................................51 6.1.1. Về Xí nghiệp...........................................................................................51 6.1.2. Về phần thí nghiệm.................................................................................51 6.2. ĐỀ XUẤT .....................................................................................................51 6.2.1. Đối với Xí nghiệp ...................................................................................51 6.2.2. Đối với thí nghiệm ..................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................52 PHỤ LỤC.............................................................................................................. viii Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Truờng Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng v DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1. Xí nghiệp đông lạnh AGIFISH (Xí nghiệp 7)...................................................2 Hình 2. Sơ đồ bố trí nhà xưởng của Xí nghiệp ..............................................................5 Hình 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp .................................................................7 Hình 4. Con đường biến đổi glycogen của thịt cá ....................................................... 12 Hình 5. Mô hình phương pháp đo cấu trúc.................................................................. 21 Hình 6. Thiết bị đo cấu trúc (Rheotex)........................................................................ 22 Hình 7. Thiết bị đo màu sắc (Colorimetter)................................................................. 22 Hình 8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................. 25 Hình 9. Sơ đồ qui trình sản xuất của Xí nghiệp........................................................... 27 Hình 10. Cá tra nguyên liệu ........................................................................................ 28 Hình 11. Thao tác cắt tiết cá ....................................................................................... 29 Hình 12. Thao tác fillet cá ( ............................................. 30 Hình 13. Thao tác lạn da bằng tay ( ................................. 31 Hình 14. Thao tác sửa cá ............................................................................................ 32 Hình 15. Máy phân cỡ ................................................................................................ 34 Hình 16. Cá được xếp khuôn ...................................................................................... 35 Hình 17. Xếp block vào máy tủ cấp đông ................................................................... 37 Hình 18. Xếp cá lên băng chuyền cấp đông và cá sau khi cấp đông xong ................... 38 Hình 19. Băng chuyền mạ băng .................................................................................. 38 Hình 20. Đồ thị biểu diễn định mức trong từng công đoạn.......................................... 40 Hình 21. Đồ thị biểu diễn sự hao hụt khối lượng trong từng công đoạn ...................... 40 Hình 22. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ băng bám (%) khi tiến hành mạ băng các khoảng nhiệt độ nước mạ và thời gian mạ khác nhau đối với size 180 - 210w......................... 42 Hình 23. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ băng bám (%) khi tiến hành mạ băng các khoảng nhiệt độ nước mạ và thời gian mạ khác nhau đối với size 210 - 240w......................... 42 Hình 24. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ băng bám (%) khi tiến hành mạ băng các khoảng nhiệt độ nước mạ và thời gian mạ khác nhau đối với size 220 - 250w......................... 43 Hình 25. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ băng bám (%) khi tiến hành mạ băng các khoảng nhiệt độ nước mạ và thời gian mạ khác nhau đối với size 240 – Upw ......................... 43 Hình 26. Đồ thị biểu diễn định mức đối với cá áp dụng phương pháp chọc não .......... 45 Hình 27. Đồ thị biểu diễn hao hụt khối lượng trong các công đoạn chế biến đối với cá được áp dụng phương pháp chọc não ..................................................................... 46 Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Truờng Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vi Hình 28. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ cứng của mẫu không chọc não và mẫu có chọc não theo thời gian bảo quản................................................................................ 47 Hình 29. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ sáng của mẫu không chọc não và mẫu có chọc não theo thời gian bảo quản................................................................................ 49 Hình 30. Đồ thị biểu diễn chỉ tiêu cấu trúc và màu sắc của mẫu không chọc não và mẫu có chọc não theo thời gian bảo quản ................................................................... 50 Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Truờng Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1. Các thành phần cơ bản (tính theo % căn bản ướt) của cá và thịt bò ............................10 Bảng 2. Thành phần hoá học của cá tra...................................................................................10 Bảng 3. Quan hệ giữa lượng nước đóng băng trong thuỷ sản và nhiệt độ lạnh đông ...............15 Bảng 4. Kết quả định mức và hao hụt của từng công đoạn ......................................................40 Bảng 5. Kết quả tỉ lệ băng bám (%) đối với từng size cá khác nhau ở các khoảng nhiệt độ nước mạ băng và thời gian mạ băng khác nhau.......................................................................41 Bảng 6. Kết quả định mức và hao hụt khối lượng (%) trong từng công đoạn đối với cá chọc não .........................................................................................................................................45 Bảng 7. Kết quả so sánh miếng fillet của hai phương pháp giết cá .........................................46 Bảng 8. Kết quả thống kê sự thay đổi chỉ tiêu cấu trúc của miếng fillet được chế biến bằng hai phương pháp giết cá khác nhau theo thời gian bảo quản....................................................47 Bảng 9. Kết quả thống kê sự thay đổi chỉ tiêu màu sắc của miếng fillet được chế biến bằng hai phương pháp giết cá khác nhau theo thời gian bảo quản....................................................48 Bảng 10. Kết quả thống kê chỉ tiêu cấu trúc và màu sắc của hai miếng fillet đối với hai phương pháp giết cá trong tổng thời gian bảo quản ................................................................50 Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 1 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1. TỔNG QUAN Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên, môi trường và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản. Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này đã phát triển rất mạnh mẽ và góp phần rất lớn vào mức tăng trưởng của ngành thuỷ sản cả nước. Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nghề nuôi cá mà cụ thể là nghề nuôi cá tra trong ao, bè đang được phát triển mạnh tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp với sản lượng ngày càng lớn và có giá trị xuất khẩu ngày càng cao. Với nguồn nguyên liệu cá tra dồi dào, giá cả tương đối ổn định thì việc chế biến ra các mặt hàng sản phẩm đạt năng suất lớn là điều tất yếu, nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo được sản phẩm chế biến ra có chất lượng tốt, giá thành cao mới là điều quan trọng. Việc ứng dụng kỹ thuật lạnh đông vào trong ngành công nghiệp chế biến cá tra đã cho ra các sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, giá trị cảm quan và giá trị xuất khẩu cao, như các sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh, cá tra cắt khúc đông lạnh, cá tra nguyên con đông lạnh…, đặc biệt là sản phẩm cá tra fillet đông lạnh rất phổ biến và rất được ưa chuộng trên thế giới. Nhưng trong quá trình chế biến, chất lượng của nguyên liệu có thể bị biến đổi một phần do phương pháp xử lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau cùng, cho nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số phương pháp xử lý cá ảnh hưởng đến chất lượng cá tra fillet đông lạnh”. Chất lượng của sản phẩm cá tra fillet sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ quá trình nuôi cá, thức ăn, phương pháp đánh bắt, vận chuyển, giết cá và chế biến. Nếu quá trình giết cá làm cho cá giẩy giụa thì chất lượng fillet cá sẽ giảm. Do đó, vấn đề đặt ra là tìm cách giết cá êm dịu và xả máu hoàn toàn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khảo sát qui trình công nghệ của nhà máy Khảo sát sự biến đổi chất lượng miếng cá tra fillet khi áp dụng phương pháp chọc não theo thời gian bảo quản Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CÔNG TY Hình 1. Xí nghiệp đông lạnh AGIFISH (Xí nghiệp 7) Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG Tên giao dịch: ANGIANG FISHERIES IMPORT & EXPORT JOIN STOCK COMPANY Tên tắt: AGIFISH Co Trụ sở chính: Số 1234 Trần Hưng Đạo – Bình Đức – TP.Long Xuyên – Tỉnh An Giang Điện thoại: (84.76) 852939-52368_852783 Fax: (84.76) 852202 Email: Agifishagg@hcm.vnn.vn Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 20% Tên Tổng Giám Đốc: Ngô Phước Hậu Giấy phép kinh doanh XNK số 4.01.1.001/GP do Bộ Thương Mại cấp ngày 29/05/1995 Giấy chứng nhận đănh ký kinh doanh số 5203000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang cấp ngày 10/08/2001. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 3 2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG Tháng 3 năm 1987 công ty được thành lập với tên gọi là Xí nghiệp đông lạnh An Giang trực thuộc Công ty thuỷ sản An Giang, với những bước đi chập chững đầu tiên trong việc xây dựng mặt hàng sản xuất, xuất khẩu, tình hình nguyên liệu không ổn định và đang tìm kiếm thị trường. Từ năm 1990 đến tháng 9 năm 1995, Xí nghiệp đông lạnh được sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu nông thuỷ sản An Giang (AFIEX) do công ty thuỷ sản bị giải thể và được đổi tên là Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Năm đầu được sáp nhập và thực hiện cơ chế mới: Cơ chế tự hạch toán hiệu quả của Xí nghiệp, tự chủ cân đối đầu vào và tìm kiếm thị trường, xây dựng những sản phẩm phù hợp với tiềm năng nguyên liệu của địa phương. Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hoạt động trên cơ sở sáp nhập những đơn vị làm ăn thua lỗ như: Xí nghiệp đông lạnh, xí nghiệp nuôi cá bè và nước mắm. Không dừng lại ở đó, tình hình quan hệ quốc tế của Việt Nam đối với các nước đã có những bước phát triển mới, việc hội nhập kinh tế của Việt Nam với các nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ mua bán với các nước trên thế giới, đặc biệt là những thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn như EU và Mĩ. Vì thế tự thân mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm định mức, hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang được ra đời vào tháng 10 năm 1995 trên cơ sở sáp nhập 02 đơn vị: Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản (trực thuộc Công ty AFIEX) và Xí nghiệp đông lạnh Châu Thành (trực thuộc Công ty AGITEXIM) nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh. Công ty đã xây dựng và thành công trong việc cổ phần hoá một bộ phận của Công ty, đó là Xí nghiệp Vận tải lạnh đã đi vào hoạt động ổn định và phát triển tốt từ năm 1999. Sau đó Công ty được UBND tỉnh An Giang chỉ đạo cho thành lập ban đổi mới quản lí tại Công ty để tiến hành xây dựng phương án cổ phần hoá của Công ty có sự tham gia của nước ngoài bằng công văn số 596/CV-UB ngày 31/03/2000 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 28/06/2001 quyết định chuyển Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang thành Công ty cổ phần. Bắt đầu ngày 01/09/2001 Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Ngày 1/08/2002 Công ty được tổ chức Quốc tế SGS công nhận hợp chuẩn hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Từ 01/09/2002, Công ty đã đưa 38 mặt hàng giá trị gia tăng từ cá basa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong năm 2002, Công ty đã được tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2002 và góp phần vào sự phát triển chung của ngành thuỷ sản Việt Nam. Trãi qua bao thăng trầm trong từng giai đoạn phát triển của Công ty, có thể nói cho đến nay Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang là một trong những đơn vị hàng đầu của tỉnh có sự phát triển đi lên ổn định và có hiệu quả. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 4 Các đơn vị, Xí nghiệp trực thuộc công ty:  Chi nhánh Công ty CP XNK Thuỷ sản An Giang tại TP.HCM Địa chỉ: số 162 Nguyễn Thái Bình _Quận 1 _TP.HCM Điện thoại: (84.8) 8251100 _ 8299767 Fax: (84.8) 8225022 Email: Agifish-co@hcm.vnn.vn  Xí nghiệp đông lạnh 7 Địa chỉ: 1243 Trần Hưng Đạo _ Phường Bình Đức _ TP.Long Xuyên _ An Giang Điện thoại: (84.76) 854241  Xí nghiệp đông lạnh 8 Địa chỉ: Quốc lộ 91 _ Thị trấn An Châu _ Châu Thành _ An Giang Điện thoại: (84.76) 836221 Fax: (84.76) 836254  Xí nghiệp Nuôi cá bè và Chế biến nước mắm Địa chỉ: Hương lộ 4 _ Đường La Thành Thân _ TX Châu Đốc _ An Giang Điện thoại: (84.76) 866365 Fax: (84.76) 868384 (Tài liệu của Công ty) 2.3. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH 7 2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của Xí nghiệp đông lạnh 7 là Xí nghiệp xuất khẩu Thuỷ sản được thành lập năm 1990 trực thuộc AFIEX. Những năm đầu thành lập, Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thực hiện cơ chế mới: Cơ chế tự hạch toán hiệu quả của Xí nghiệp, tự chủ cân đối đầu vào và tìm kiếm thị trường. Trong tình hình quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước ngày càng có những bước biến chuyển tích cực, cho nên Xí nghiệp xuất khẩu Thuỷ sản chính thức đổi tên thành Xí nghiệp đông lạnh 7 vào tháng 10 năm 1995 trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang. Năm 1997 hàng đông lạnh xuất khẩu Xí nghiệp 7 đã được cấp CODE vào thị trường EU và chương trình quản lí chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP đã được nhà nhập khẩu của Mĩ chấp nhận. Từ khi Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang được cổ phần hoá vào năm 2001, Xí nghiệp đông lạnh 7 đã được đầu tư chiều sâu hoàn chỉnh dây chuyền chế biến hàng giá trị gia tăng góp phần đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Vị trí xí nghiệp: Nằm trên quốc lộ 91 thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 196 km, thuộc địa phận tỉnh An Giang, địa chỉ số 1234 Trần Hưng Đạo – Tp. Long Xuyên. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 5 2.3.2. Sơ đồ bố trí nhà xưởng Hình 2. Sơ đồ bố trí nhà xưởng của Xí nghiệp Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 6 Chú thích: : Đường đi của công nhân  : Phòng rửa và khử trùng tay  : Bể nước nhúng ủng : Cửa đưa bán thành phẩm qua khu xếp khuôn : Đường đi của bán thành phẩm  :Kho chất phụ gia : Đèn diệt côn trùng : Cửa trong phân xưởng : Cửa đưa phụ phẩm ra ngoài : Máng nạp liệu : Cửa xuất hàng : Cửa đưa hàng qua khu bao gói  : Kho hoá chất tẩy rửa  :Rửa, khử trùng tay và nhúng ủng Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 7 2.3.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Ban lãnh đạo các phòng ban a- Cơ cấu tổ chức Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ ba yếu tố của sản xuất đó là: Sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động. Nhưng muốn đạt được năng suất lao động cao đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế thì không những chỉ có ba yếu tố trên mà còn phải biết vận dụng kết hợp cả ba yếu tố đó một cách hợp lý thông qua việc tổ chức bộ máy quản lý sau đây: Hình 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp b- Chức năng của Ban lãnh đạo các phòng ban Giám đốc: Lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Phó giám đốc sản xuất: Theo dõi điều hành các hoạt động sản xuất của Xí nghiệp về công tác tổ chức, hiệu quả sản xuất, tình hình chất lượng, sản lượng nguyên liệu, triển khai kế hoạch sản xuất, kên kế hoạch theo dõi tiến độ xuất hàng, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận. Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho giám đốc trên lĩnh vực kỹ thuật - xây dựng cơ bản, lên kế hoạch cải tạo sữa chữa máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, đề xuất các phương án về kỹ thuật để sử dụng công suất của thiết bị đạt hiệu quả, cải tạo các hạng mục công trình nhà xưởng đảm bảo cho sản xuất đạt chất lượng hiệu quả. Ban điều hành-KCS: Theo dõi hiệu quả chất lượng, xử lí các vấn đề phát sinh, điều hành các hoạt động của đội sản xuất đạt chất lượng hiệu quả. Tổ thu mua: Tích cực tìm kiếm tham mưu kịp thời cho ban giám đốc tình hình chủng loại, giá sản lượng các nguồn nguyên liệu, phuc vụ tốt yêu cầu sản suất. GIÁM ĐỐC PGĐ SẢN XUẤT PGĐ KỸ THUẬT BĐH &KCS TỔ NGHIỆP VỤ TỔ THU MUA TỔ KT SỮA CHỮA ĐỘI I ĐỘI 2 ĐỘI 3 ĐỘI XẾP KHUÔN ĐỘI THÀNH PHẨM Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 8 Tổ nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm về số lượng lao động hàng ngày, năng suất định mức, tính hiệu quả sản xuất, định mức vật tư các bộ phận sản suất, tính sản lượng nguyên liệu thành phẩm, tham mưu cho ban giám đốc một số vấn đề nghiệp vụ. Tổ kỹ thuật sữa chữa: Báo cáo tình hình hoạt động các thiết bị máy móc với ban giám đốc, sữa chữa các hệ thống điện trong toàn Xí nghiệp, điều động nhân sự trong tổ khắc phục sự cố, lên kế hoạch sữa chữa, bảo trì cho các bộ phận kịp thời, kiểm tra và bảo quản vật tư, dụng cụ sử dụng… Đội 1: Kiểm tra hợp đồng nguyên liệu, nhận nguyên liệu theo đúng yêu cầu trong hợp đồng; cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho các đội đầy đủ, đúng thời gian và đạt chất lượng. Đội 2 và Đội 3: Chịu trách nhiệm hàng thành phẩm, thời gian sản suất. Đội xếp khuôn: Chịu trách nhiệm hàng thành phẩm, thời gian sản suất; kiểm tra cỡ, loại, trọng lưọng, hàng ngày kiên hệ với thống kê để nắm qui cách, kích cỡ trước khi triển khai. Đội thành phẩm: Chịu trách nhiệm hàng thành phẩm đóng thùng, kiểm tra qui cách mẫu mã, bao bì, kiểm tra qui trình đóng gói, sắp xếp bố trí hợp lí, theo dõi từng mặt hàng, kiểm tra kỹ thuật xây tụ hàng (Tài liệu của Công ty) Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 9 CHƯƠNG III. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3.1. NGUYÊN LIỆU CÁ TRA 3.1.1. Đặc điểm sinh học của cá tra a- Phân loại Cá tra là một trong số 11 loài cá thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở sông Cửu Long. Cá tra phân bố ở lưu vực sông MêKông, có mặt ở cả bốn nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu và được phân loại như sau: Bộ cá nheo Siluriformes Họ cá tra Pangasiidae Giống cá tra dầu Pangasianodon Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus b- Hình thái, sinh lý Cá tra là cá da trơn (không có vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, có thể sống ở vùng nước lợ (nồng độ muối từ 7 ÷ 10‰), chịu được nước phèn với pH > 5. Chịu được nhiệt độ nóng đến 390C nhưng dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C. c- Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn ti._.ếp tục ăn nhau nếu cá ươm không được cho ăn đầy đủ. Cá giống nuôi trong ao, chúng ăn các loại thức ăn động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các loại thức ăn nhân tạo. Cá lớn có tính ăn tạp thiên về động vật, dễ chuyển đổi các loại thức ăn. Nếu thiếu thức ăn chúng có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác như: mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật và có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác như cám, rau, động vật đáy… d- Đặc điểm sinh trưởng Cá còn nhỏ thì tăng nhanh về chiều dài, từ khoảng 2,5kg trở đi thì tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên nặng 18kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8m. Nuôi trong ao một năm cá đạt 1 – 1,5kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn có thể đạt tới 5 – 6kg/con tùy thuộc vào môi trường sống, sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn. e- Đặc điểm sinh sản Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái là 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5 – 3kg. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 10 Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch, cá có tập tính di cư và đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. ( cập nhật: 6/12/2005) 3.1.2. Thành phần hóa học của cá Thành phần hóa học của cá nói chung cũng tương tự như ở các loài động vật có vú bao gồm các thành phần như: Nước, protein, lipid, carbohydrat…. Nhưng những thành phần này khác nhau rất nhiều, tùy theo loài và từng cá thể, phụ thuộc vào tuổi, giống (đực, cái), môi trường sinh sống, mùa vụ và thức ăn. Bảng 1. Các thành phần cơ bản (tính theo % căn bản ướt) của cá và thịt bò Cá (phi lê) Thành phần Tối thiểu Thông thường Tối đa Thịt nạc bò Protein 6 16 – 21 28 20 Lipid 0,1 0,2 – 25 67 3 Carbohydrate - < 0,5 - 1 Tro 0,4 1,2 – 1,5 1,5 1 Nước 28 66 – 81 96 75 Phan Thị Thanh Quế, 2005 Thành phần hoá học của nguyên liệu cá tra được phân tích từ thịt cá trong phòng thí nghiệm, bao gồm: Bảng 2. Thành phần hoá học của cá tra Thành phần hoá học Hàm lượng (%) Đạm 14,15 Béo 2,65 Ẩm 75,08 (Phạm Thị Cần Thơ, 2003) Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 11 a- Protein Có thể chia protein trong mô cơ của cá thành 3 nhóm như sau:  Protein cấu trúc (Protein tơ cơ) Gồm các sợi myosin, actin, actomyosin và tropomyosin, chiếm khoảng 65 – 75% tổng hàm lượng protein trong cá (so với 40% trong các loài động vật có vú). Các protein này hòa tan trong dung dịch muối trung tính có nồng độ ion khá cao (>0,5M). Các protein cấu trúc này có chức năng co rút đảm nhận các hoạt động của cơ. Myosin và actin là các protein tham gia trực tiếp vào quá trình co duỗi cơ.  Protein chất cơ (Protein tương cơ) Gồm myoglobin, myoalbumin, globulin và các enzyme, chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng protein trong cá. Các protein này hoàn tan trong nước, trong dung dịch muối trung tính có nồng độ ion thấp (<0,15M). Hầu hết protein chất cơ bị đông tụ khi đun nóng trong nước ở nhiệt độ trên 500C. Trong quá trình chế biến và bảo quản, myoglobin dễ bị oxy hóa thành memyoglobin, ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm.  Protein mô liên kết Bao gồm các sợi collagen, elastin. Hàm lượng collagen ở cơ thịt cá thấp hơn ở động vật có vú, thường khoảng 1 – 10% tổng lượng protein và 0,2 – 2,2% trọng lượng của cơ thịt. Chiếm khoảng 3% ở cá xương và khoảng 10% ở cá sụn (so với 17% trong các loài động vật có vú). b- Thành phần trích ly chứa nitơ phi protein Chất phi protein là thành phần hòa tan trong nước, có khối lượng phân tử thấp và chiếm khoảng 9 – 18% tổng hàm lượng protein ở cá xương, khoảng 33 – 38% ở các loài cá sụn. Thành phần chính của hợp chất này bao gồm các chất bay hơi (amoniac, amine, trimethylamin, dimethylamin), trimethylamine oxid (TMAO), dimethylamine oxid (DMAO), creatin, các acid amin tự do, nucleotid, urê (có nhiều trong cá sụn)… c- Lipid Lipid trong cá xương được chia thành 2 nhóm chính: phospholipid và triglycerit. Phospholipid tạo nên cấu trúc của màng tế bào, vì vậy chúng được gọi là lipid cấu trúc. Triglycerit là lipid dự trữ năng lượng có trong nơi dự trữ chất béo, thường được gọi là lipid dự trữ. Thành phần chất béo trong cá khác xa so với các loài động vật có vú khác. Điểm khác nhau chủ yếu là chúng bao gồm các acid béo chưa bão hoà cao (14 – 22 nguyên tử cacbon, 4 – 6 nối đôi). Chất béo trong cá chứa nhiều acid béo chưa bão hoà do đó rất dễ bị oxy hóa sinh ra các sản phẩm cấp thấp như aldehyde, ceton, skaton. Tuy nhiên, lipid trong cá rất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là các acid béo không no cao như: Acid eicosapentaenoic (EPA 20:5), acid docosahexaenoic (DHA 22:6). Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 12 d- Carbohydrate Hàm lượng carbohydrat trong cơ thịt cá rất thấp, thường dưới 0,5%, tồn tại dưới dạng năng lượng dự trữ glycogen. Sau khi chết, glycogen cơ thịt chuyển thành acid lactic, làm giảm pH của cơ thịt, mất khả năng giữ nước của cơ thịt. Sự biến đổi của pH ở cơ thịt sau khi cá chết có ý nghĩa công nghệ rất lớn. e- Các loại vitamin và chất khoáng Cá là nguồn cung cấp chính vitamin nhóm B (thiamin, riboflavin và B12), vitamin A và D có chủ yếu trong các loài cá béo. Vitamin A và D tích lũy chủ yếu trong gan, vitamin nhóm B có chủ yếu trong cơ thịt cá. Chất khoáng của cá phân bố chủ yếu trong mô xương, đặc biệt trong xương sống. Canxi và phospho là 2 nguyên tố chiếm nhiều nhất trong xương cá. Thịt cá là nguồn giàu sắt, đồng, lưu huỳnh và iod. Ngoài ra còn có niken, coban, chì, asen và kẽm. 3.1.3. Sự biến đổi của cá sau khi chết a- Giai đoạn tiết nhớt Khi cá hấp hối, lượng nhớt tiết ra càng lúc càng nhiều, có khi dầy đến 5mm. Thành phần cấu tạo của nhớt chủ yếu là Glucose Protein (Mucine), bình thường khi cá sống thì lớp nhớt như có tác dụng như là một lớp bảo vệ cơ thể cá nhưng khi chết thì nó trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Nhớt ban đầu có màu trong suốt nhưng sau khi cá chết do sự phát triển của vi khuẩn làm nhớt dần biến đục. Ở giai đoạn này chỉ có lớp nhớt bị phân hủy, thịt cá bên trong vẫn còn tươi. Do đó có thể rửa sạch nhớt trước khi chế biến thì vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. b- Giai đoạn co cứng Cơ thể cá đình chỉ việc tiết nhớt thì bắt đầu co cứng lại dần, từ cơ cổ lan dần theo sống lưng đến bắp cơ ở thân và cuối cùng là đuôi. Sự co cứng xảy ra do một loạt những biến đổi sinh hóa phức tạp trong cơ bắp gồm: Quá trình phân giải glycogen, quá trình phân giải ATP và creatinphosphat, sự tạo thành hợp chất actomyosine…  Sự phân giải glycogen Khi cá chết, mô cơ bị ngừng cung cấp oxy do máu không còn bơm qua tim và không tuần hoàn qua mang là nơi có nhiều oxy khi cá còn sống. Do không có oxy cung cấp cho việc hô (C6H12O6)n + nH2O → 2nC3H6O3 Glycogen Acid lactic Glycogen Thuỷ phân Phosphoryl phân Phospho monoesterase Dextrin Glycose-1-phosphate Glycose-6-phosphate Maltose Glucose Glycolyis Acid lactic Hexokinase Hình 4. Con đường biến đổi glycogen của thịt cá Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 13 hấp bình thường nên việc sản sinh ra năng lượng từ sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng sẽ bị hạn chế nhiều. Khi đó glycogen (carbohydrate dự trữ) bị phân giải dưới tác dụng của men glycolysis trong điều kiện không có oxy bằng con đường Embden – Meyerhof, dẫn đến sự tích lũy acid lactic làm giảm pH của cơ thịt cá. Nói chung, trạng thái dinh dưỡng của cá, hiện tượng sốc và mức độ hoạt động trước khi chết cũng ảnh hưởng lớn đến hàm lượng glycogen dự trữ và do đó ảnh hưởng đến pH cuối cùng của cá sau khi chết.  Sự phân giải ATP ATP chiếm khoảng 0,3% khối lượng bắp cơ, là một hợp chất chứa năng lượng cho sự làm việc của cơ bắp. ATP bị thuỷ phân dưới ảnh hưởng của enzyme ATP-ase của miozin tạo thành ADP và phosphate vô cơ tự do, phần năng lượng được giải phóng tham gia vào hoạt động của cơ bắp. Sau khi chết, ATP bị phân hủy nhanh tạo thành inosine monophosphate (IMP) bởi enzyme nội bào (sự tự phân). Tiếp theo sự phân giải của IMP tạo thành inosine và hypoxanthine là chậm hơn nhiều và được xúc tác chính bởi enzyme nội bào IMP phosphohydrolase và inosine ribohydrolase, cùng với sự tham gia của enzyme có trong vi khuẩn khi thời gian bảo quản tăng. ATP bị phân hủy theo bởi các phản ứng tự phân: ATP có thể xem như là một chất chỉ thị hóa học về độ tươi của cá: Chỉ số hóa học về độ tươi của cá là biểu hiện bên ngoài bằng cách định lượng, đánh giá khách quan và cũng có thể bằng cách kiểm tra tự động.  Sự phân giải creatinphosphate Creatin tự do trong cơ thịt cá tương đối ít và đa số chúng tồn tại dưới dạng kết hợp với acid phosphoric trong liên kết cao năng gọi là creatinphosphate, creatinphosphate cùng tồn tại với ATP trong cơ thể và là nguồn năng lượng dùng trong co rút cơ. Ngay sau khi cá chết thì creatinphosphate bị phân giải nhanh chóng để tham gia tái tạo ATP, là một yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian tê cứng sớm hay muộn.  Sự tạo thành hợp chất actomyosine Ngay sau khi cá chết lúc này lượng ATP trong cơ thịt còn nhiều nên cơ thịt vẫn còn mềm mại do ATP là một chất cần thiết ngăn cản sự kết hợp giữa actin và myosine. Cá sau khi chết một thời gian thì dưới tác dụng của enzyme ATP-ase sẽ xúc tác cắt ATP và cung cấp năng lượng tức khắc cho sự co cơ. Năng lượng sinh ra dùng để tạo thành một cơ chất sẵn sàng co cơ do sự trượt các sợi actin trên sợi myosine tạo thành chất actomyosine đặc trưng của giai đoạn tê cứng. c- Giai đoạn tự phân Sau thời gian tê cứng cá bắt đầu mềm trở lại, hiện tượng này gọi là tác dụng tự phân giải, quá trình này chủ yếu là do tác của men protease gồm. Protease của dạ dày phân giải protid thành pepton ATP ADP AMP IMP HxR (inosine) Hx (hypoxanthin) Pi Pi Pi NH3 Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 14 Protease của dịch lá lách phân giải protid thành acid amin Protease phân giải pepton thành acid amin Trong quá trình tự phân giải, tổ chức cơ thịt sản sinh ra nhiều biến đổi hoá lý, cơ thịt mềm mại, hương vị thơm ngon. Tốc độ phân huỷ tuỳ thuộc vào giống loại, nhiệt độ…. Nhiệt độ cao quá trình tự phân huỷ xảy ra nhanh, ở nhiệt độ thấp quá trình tự phân huỷ xảy ra chậm lại. d- Giai đoạn ươn thối Quá trình tự phân giải dần dần đưa đến quá trình ươn thối do vi sinh vật tiến hành phân huỷ, những sản phẩm của quá trình tự phân sẽ biến đổi thành các sản vật cấp thấp như: indol, skatol, fenol, acid có đạm và acid béo cấp thấp sinh ra H2S, NH3, CO2… Ở giai đoạn này các cấu tạo mô cơ bị phá huỷ hoàn toàn, thịt thuỷ sản sinh ra nhiều chất độc có mùi hôi và sẽ thối rữa dần. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là ở 250C. 3.2. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN LIỆU 3.2.1. Định nghĩa Là lượng nguyên liệu tiêu hao lớn nhất cho phép sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong những điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định Định mức tiêu hao nguyên liệu được xác định bằng công thức: Định mức = Khối lượng ban đầu/ Khối lượng sau 3.2.2. Mục đích xây dựng định mức Định mức tiêu hao nguyên liệu là căn cứ quan trọng để tính toán, kiểm tra, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu để từ đó nhà máy có kế hoạch tối ưu cho sản xuất, xác định đúng đắn các mối quan hệ cung ứng và kí hợp đồng giữa các Xí nghiệp. Định mức tiêu hao nguyên liệu để tổ chức cấp phát nguyên liệu một cách hợp lí, kịp thời và đều đặn cho phân xưởng sản xuất nhằm đảm bảo tính liên tục cho sản xuất. Định mức tiêu hao nguyên liệu để thúc đẩy việc sử dụng nguyên liệu một cách hợp lí và tiết kiệm. Định mức tiêu hao nguyên liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nó phản ánh hiệu quả làm ăn của công ty. Từ kết quả định mức này công ty sẽ theo dõi trong từng khâu, từng bộ phận, công đoạn nào tổn hao nguyên liệu nhiều nhất để từ đó tìm ra biện pháp giảm tổn thất tiêu hao nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhà máy. 3.3. KỸ THUẬT LẠNH ĐÔNG 3.3.1. Khái niệm Làm lạnh đông thuỷ sản là quá trình làm lạnh thuỷ sản do sự hút nhiệt của chất làm lạnh để đưa nhiệt độ ban đầu của cơ thể thuỷ sản xuống dưới điểm đóng băng và tới -80C ÷ -100C và có thể xuống thấp hơn nữa: -180C, -300C hay -400C. Protein → Polypeptid → Peptid → Acid amin Protease Lipid → Glycerin + Acid béo Lipase Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 15 Bảng 3. Quan hệ giữa lượng nước đóng băng trong thuỷ sản và nhiệt độ làm lạnh đông Nhiệt độ (0C) -1 -1,5 -2 -3 -4 -5 -10 -14 -18 -20 -26 -30 -36 -40 Lượng ẩm đóng băng (%) 0 8 52,4 66,5 73 84,3 86,9 88,4 89 90 90,3 90,3 90,5 90,5 Trần Đức Ba và ctv, 1990 3.3.2. Tác dụng của việc làm lạnh đông Khi thực phẩm được làm lạnh và bảo quản ở nhiệt độ trên 00C không những kiềm hãm được sự biến đổi về hoá, lý, sinh học; kiềm hãm được hoạt động của vi sinh vật xảy ra trong thực phẩm, mà còn có tác dụng làm tăng phẩm chất của một số thực phẩm như: thịt được chín hoá học nên tích tụ được nhiều acid lactic và có hương vị thơm ngon hơn; cá muối, thịt muối được thấm muối tốt hơn và có màu sắc tươi hơn hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Nhưng làm lạnh chỉ có thể bảo quản thực phẩm trong một thời gian ngắn từ một tuần đến 2 tháng tuỳ loại thực phẩm. Muốn bảo quản thực phẩm lâu hơn, từ 3 – 4 tháng đến 1 năm thì phải làm lạnh đông (đông lạnh) vì ở nhiệt độ này mới có thể ức chế được tốc độ phản ứng sinh hoá trong thuỷ sản, đồng thời tiêu diệt và hạn chế hoạt động của vi sinh vật (Trần Đức Ba, 1984). Dưới tác dụng của nhiệt độ thấp các phản ứng sinh hoá trong thuỷ sản bị ức chế. Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ của phản ứng này càng giảm. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp còn có khả năng kiềm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật. Nhiệt độ thấp làm nước trong tế bào đông đặc thành tinh thể đá và làm vỡ màng tế bào vi sinh vật. Mặc khác, vi sinh vật phát triển trong điều kiện ẩm độ nhất định, nếu môi trường sản phẩm có độ ẩm thấp thì vi sinh vật bị ức chế. Các loại nấm mốc có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp nhất nhưng phải tối thiểu là 15%. Do đó nhiệt độ thấp dùng để bảo quản sản phẩm phải là -180C vì nước trong sản phẩm đóng băng rất nhiều nên lượng ẩm còn lại không đủ để vi sinh vật hoạt động (Trần Đức Ba và ctv, 1990). Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 16 3.3.3. Các phương pháp lạnh đông a- Lạnh đông chậm Phương pháp lạnh đông chậm có nhiệt độ không khí cao hơn -250C và vận tốc đối lưu của không khí nhỏ hơn 1m/s nên thời gian lạnh đông thường kéo dài từ 15-20 giờ tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm. Số tinh thể đá hình thành trong gian bào rất ít và có kích thước lớn, gây nên sự cọ xát giữa các tinh thể đá và màng tế bào dẫn đến rách màng tế bào, phá hủy cấu trúc mô tế bào làm cho sản phẩm bị giảm giá trị dinh dưỡng sau khi tan giá. Tuy phương pháp lạnh đông chậm làm cho sản phẩm bị mất dịch và ít được áp dụng cho sản phẩm thuỷ sản lạnh đông nhưng với một số sản phẩm khác như: Chế biếp bò vò viên, chả cá thì người ta lại áp dụng phương pháp lạnh đông chậm để lạnh đông thịt và cá nguyên liệu. Mục đích là làm phá vỡ cấu trúc tế bào và khi xay sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn và làm cho khối paste mịn hơn. Mặt khác trong công nghệ sản xuất nước trái cây người ta thường dùng phương pháp lạnh đông chậm để phá vỡ cấu trúc tế bào của quả và khi ép sẽ thu được nhiều dịch quả hơn, hiệu suất cao hơn. b- Phương pháp lạnh đông nhanh Lạnh đông trong vùng không khí lạnh có nhiệt độ nhỏ hơn -350C với vận tốc đối lưu của dòng không khí là 3-5m/s. Thời gian làm lạnh đông nhanh thực phẩm thường từ 2-10 giờ tùy thuộc vào kích thước sản phẩm. Sản phẩm lạnh đông nhanh có nhiều tinh thể đá tạo thành ở tế bào và gian bào và kích thước tinh thể đá rất bé nên không phá hủy nhiều về cấu trúc tế bào cho nên có thể giữ được 95% phẩm chất tươi sống của sản phẩm. c- Lạnh đông cực nhanh Sản phẩm được lạnh đông trong các môi trường như: CO2 lỏng, nitơ lỏng, các freon lỏng và các khí hóa lỏng khác. Thời gian lạnh đông cực nhanh chỉ trong khoảng 5-10 phút. Do thời gian lạnh đông vô cùng nhanh nên tăng năng suất và giảm được hao hụt khối lượng sản phẩm từ 3-4 lần. Sản phẩm lạnh đông cực nhanh nên giữ được hầu như nguyên vẹn phẩm chất tươi sống của nguyên liệu ban đầu. Do khả năng giữ tốt được chất lượng sản phẩm nên thường phương pháp này được dùng để đông nhanh hay cấp đông rời (IQF) và thường áp dụng cho các tủ đông băng chuyền xoắn (Trần Đức Ba, 1984). 3.3.4. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình lạnh đông a- Biến đổi vi sinh vật Khi thủy sản hạ nhiệt xuống đến điểm đóng băng, vi sinh vật hoạt động chậm lại. Xuống đến -100C vi trùng các loại không phát triển được nhưng men mốc chưa bị ức chế. Phải xuống đến -150C men mốc mới ngừng phát triển. Do đó nhiệt độ dưới -150C sẽ ngăn chặn được vi trùng lẫn men mốc vì ở khoảng nhiệt độ này ẩm độ chỉ còn lại rất thấp. Tuy nhiên, người ta thấy rằng ở nhiệt độ -200C vẫn còn vài loại vi trùng sống được. Ngoài ra, ở khoảng nhiệt độ -1÷-50C gần như đa số nước tự do của tế bào thủy sản kết tinh thành đá. Nếu lạnh đông chậm, các tinh thể nước đá to, sắc làm vỡ tế bào vi trùng mạnh nhất ở giai đoạn này. Do đó phương pháp lạnh đông chậm tiêu diệt vi trùng hơn và phương pháp lạnh đông nhanh nhưng lại gây hại cho cấu trúc của sản phẩm. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 17 b- Biến đổi hóa học  Biến đổi protein Ở -200C chất đạm bị đông lại, sau sáu tháng bảo quản có phân giải nhẹ. Ở khoảng nhiệt độ -1÷-50C, protein bị biến tính, đặc biệt myosin kết tủa. Thời gian lạnh đông càng kéo dài (chậm) thì protein càng bị biến tính. Làm lạnh đông nhanh sẽ đỡ bị biến tính protein. Dưới -200C thì protein hầu như không biến tính.  Biến đổi lipid Cá béo dễ bị oxy hóa chất béo. Chất béo bị hóa chua (thủy phân) và hàm lượng acid béo ở thể tự do phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian bảo quản. Nếu nhiệt độ -120C sau 10 tuần lễ chỉ số peroxit tăng lên rõ lệt; sau 30 tuần chỉ số này vượt quá quy định về phẩm chất vệ sinh. Tính chất hòa tan của vitamin A trong mỡ cũng thay đổi, chất mỡ sẽ đặc lại và dẻo. Do thời gian lạnh đông rất ngắn nên sự biến đổi lipid ở đây ít xảy ra mà chủ yếu xảy ra ở giai đoạn bảo quản. Thời gian bảo quản dài cùng với sự có mặt của oxy thì sự oxy hoá chất béo sẽ xảy ra càng nhanh. Có thể dùng bao bì hút chân không để hạn chế sự oxy hoá chất béo.  Biến đổi glucide Khi lạnh đông chậm, glycogen phân giải ra nhiều acid lactic. Ở nhiệt độ thấp thì phản ứng sinh acid lactic chậm lại nhưng ở nhiệt độ cao thì acid lactic sinh ra nhiều.  Biến đổi vitamin Vitamin ít bị mất trong giai đoạn lạnh đông, đa số chúng bị mất trong lúc chế biến, rữa. Ở nhiệt độ lạnh, vitamin A tỏ ra bền vững. Vitamin B2, vitamin PP bị mất một ít. Vitamin C mất nhiều khi sản phẩm mất nước,cháy lạnh. Vitamin E bị hao hụt toàn bộ.  Biến đổi chất khoáng Nhiệt độ lạnh không ảnh hưởng lên chất khoáng nhưng do sự biến đổi cơ cấu sản phẩm khi làm lạnh đông khiến hao hụt một lượng lớn khoáng chất tan trong dịch tế bào chảy ra ngoài khi rã đông. c- Biến đổi lý học  Tăng thể tích Nước trong thủy sản đóng băng làm tăng thể tích lên 10%. Làm cho sản phẩm bị gồ ghề ở giữa do khi lạnh đông phần nước phía ngoài sẽ được đóng băng trước và tăng thể tích, đẩy phần nước chưa được đóng băng vào giữa và khi phần nước ở giữa đóng băng thì tăng thể tích, phần nước này không còn chổ đển giản ra nên bắt buộc phải nhô lên trên làm cho sản phẩm bị gồ ghề bề mặt.  Thay đổi màu sắc Do mất nước, các sắc tố hemoglobin, myoglobin và hemoxyamin chuyển thành methemoglobin, metmyoglobin và methemoxyamin làm màu sắc sậm lại. Ngoài ra do tốc độ lạnh đông chậm hay nhanh mà tinh thể đá được hình thành to hay nhỏ, nhiều hay ít, sẽ có tiết xạ quang học khác nhau. Tinh thể băng nhỏ thì thuỷ sản đông lạnh có màu lợt hơn thuỷ sản làm lạnh đông chậm có tinh thể băng to.  Sự cháy lạnh Sự cháy lạnh dễ dàng xảy ra do sự mất nước ở bề mặt sản phẩm trong quá trình lạnh đông và trữ đông. Kết quả hình thành các đốm nâu không mong muốn trên bề mặt sản phẩm, làm Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 18 giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. Ngoài ra khi bị cháy lạnh làm cho sản phẩm bị mất trọng lượng do sự bay hơi nước kéo theo sự khô héo, đen bề mặt,… làm sản phẩm bị xốp. Một số loại hàng không có tính thuận nghịch khi cháy lạnh hàng không phục hồi bị biến tính, sản phẩm mất màu, bị khô, dai không còn mùi vị khi luộc chín. Trong quá trình lạnh đông người ta có thể hạn chế sự cháy lạnh bằng cách châm nước đầy đủ, tính toán thời gian lạnh đông thích hợp và điều chỉnh nhiệt độ lạnh đông ổn định. Ngoài ra người ta có thể dùng phương pháp mạ băng để làm bóng bề mặt và bổ sung nước lại nước ở những chổ bị mất.  Sự giảm trọng lượng Sản phẩm lạnh đông bị giảm trọng lượng do bốc hơi nước hoặc do thiệt hại lý học trong quá trình làm lạnh đông. Thiệt hại lý học có thể xảy ra do xáo động trong khi lạnh đông khiến cho nhiều mảnh nhỏ bị vỡ vụn ra; chẳng hạn như khi sản phẩm bị hóa lỏng bởi luồng không khí mát. Hình thức thiệt hại khác là thủy sản dán chặt vào mâm cấp đông hoặc đai chuyền, làm tróc mất một phần trọng lượng khi tách khỏi mâm. Nếu xịt nước dưới mặt đáy để tách sẽ giảm được thiệt hại này. Thiệt hại lý học trong một máy đông không đáng kể và không hơn 1% nếu thực hiện làm lạnh đông đúng cách. Riêng việc giảm trọng lượng do bốc hơi tùy thuộc vào các yếu tố như loại máy đông, thời gian lạnh đông, loại sản phẩm cỡ dạng sản phẩm, tốc độ dòng khí thổi và điều kiện vận hành máy. Thời gian trong một máy đông không quan hệ trực tiếp với hao hụt khối lượng vì tỉ suất hao hụt và thời gian không tỉ lệ thuận. Vì vậy, trọng lượng lúc ban đầu mất nhiều nước hơn ở lúc cuối. Mức giảm trọng lượng ở thủy sản nhỏ cao hơn loại lớn và tỉ suất hao hụt tỉ lệ thuận với diện tích bề mặt. Cá đông từng con hụt nhiều hơn cá đông dạng bánh. Nếu bao gói cá khi lạnh đông không chặt thì trọng lượng cá bị hao hụt do bốc hơi bề mặt bên trong lớp bao gói. Người ta có thể hạn chế sự giảm trọng lượng bằng cách dùng bao bì kín và hút chân không để lấy đi phần khoảng không trong bao bì và hạn chế được sự bốc hơi ẩm của sản phẩm (Trần Đức Ba, 1990). 3.3.5. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình trữ đông a- Biến đổi protein Protein của sản phẩm thủy sản thường xuyên biến đổi trong thời gian làm lạnh đông và tốc độ biến tính protein tùy thuộc đa phần vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ dưới điểm đóng băng một chút, ví dụ -20C, tức khắc xảy ra những biến đổi nghiêm trọng, những chất miozin và miogien hòa tan biến tính trở thành không tan, thủy sản sẽ mất vẻ trong suốt mà hóa mờ đục đi và khi tan giá, protein sẽ chảy ra ngoài. Ngay cả ở -100C, protein cũng bị biến đổi nhanh chóng đến nỗi một sản phẩm tốt có thể hư hỏng sau vài tuần. Tốc độ hư hỏng do ở biến tính protein, và tốc độ này chậm lại nếu bảo quản ở nhiệt độ càng thấp. Ở -200C thì sẽ biến tính không đáng kể. Bảo quản ở -200C trong ba tháng chỉ có 3% protein biến tính (cá gầy). Chỉ có nhiệt độ dưới - 200C mới đảm bảo lượng protein hầu như nguyên vẹn. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 19 b- Biến tính lipid Chất mỡ (béo) của thủy sản có thể biến đổi hư hỏng trong thời gian bảo quản. Cho hóa chất (chất chống oxy hóa) vào kho bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản cho đến nay chứng tỏ không hiệu quả gì. Nhưng loại thủy sản béo có thể được bảo quản tốt đến một mức nhất định nếu được mạ băng hoặc bao gói trong túi nhựa và hàn kín trong điều kiện chân không. Oxy hóa chất béo xảy ra nhanh chóng nếu nhiệt độ tăng cao. Do đó bảo quản ở nhiệt độ càng thấp càng giảm sự biến đổi hư hỏng này. c- Biến đổi màu sắc Chất lượng thủy sản thường được đánh giá qua bề ngoài, do đó biến đổi màu sắc khi bảo quản không có ý nghĩa gì nhưng lại là biểu thị cho sự xuống cấp của sản phẩm. Những biến đổi trong thịt cá gây nên biến đổi màu sắc cũng được trì hoãn ở nhiệt độ bảo quản càng thấp. Sự biến đổi màu sắc của cơ thịt trong quá trình bảo quản một phần cũng là do sự cháy lạnh làm cho màu sắc sậm đi. Trong quá trình bảo quản hơi nước vẫn tiếp tục thoát ra làm cho sản phẩm bị khô nước, bị sẩm bề mặt và giảm trọng lượng. d- Biến đổi mất nước Mất nước sản phẩm có lẽ là mối quan tâm chủ yếu của người quản lý kho lạnh và tốc độ mất nước có thể đi liền theo một số yếu tố về thiết kế và vận hành kho trữ đông. Khi thủy sản trữ đông bị mất nước nhiều, bề mặt trở nên khô, đục và xốp, tạo nên tình trạng “cháy lạnh”. Hiện tượng này có thể không xảy ra khi làm lạnh đông trong máy đông được thiết kế đúng kỹ thuật, nhưng sẽ xảy ra sau một thời gian dài bảo quản trong kho trữ. Thủy sản đông lạnh sẽ hóa khô nước dần dần trong kho trữ đông ngay cả trong điều kiện kho tốt. Điều này liên kết với những tác hại khác hơn là tác hại cụ thể như việc sản phẩm sẽ bị hao tổn trọng lượng tự nhiên. Mất nước cũng gia tốc sự biến tính protein và gia tốc sự oxy hóa chất béo của thủy sản. Ngay cả bao bì kín khí hoàn toàn để bảo vệ sản phẩm cũng không thể bảo vệ hoàn toàn nếu điều kiện hoạt động kho lạnh thuận lợi cho tác dụng làm khô nước bên trong bao bì sản phẩm. Sự hóa khô nước trong bao bì (in – pack desiccation) xảy ra khi có khoảng trống trong bao bì (bao bì không bó sát sản phẩm) và nhiệt độ kho trồi sụt. Khi quá trình này xuất hiện, sẽ có lúc lớp bao bì nhiệt độ thấp hơn thủy sản bên trong; nước từ sản phẩm bốc hơi ra động lại thành sương giá ở mặt trong của bao bì. Tuy rằng tổng trọng lượng của sản phẩm kể cả bao bì là không đổi, nhưng nếu hiện tượng mất nước trong bao bì khá trầm trọng, thủy sản đông lạnh sẽ bị giảm chất lượng do hóa khô quá độ (cháy lạnh) (Trần Đức Ba, 1990). 3.4. MẠ BĂNG Mạ băng có nghĩa là áo một lớp nước đá mỏng ở bề mặt ngoài của thuỷ sản lạnh đông bằng cách phun sương hoặc nhúng vào nước để tạo lớp nước đá mỏng trên bề mặt sản phẩm lạnh đông, đã được áp dụng rộng rãi trong bảo quản sản phẩm lạnh đông thuỷ sản nhằm giúp bảo vệ sản phẩm tránh sự mất nước và oxy hoá. Lớp nước đá giúp ngăn cản hiện tượng thăng hoa và cũng hạn chế lượng không khí thổi ngang qua bề mặt sản phẩm. Vì vậy sẽ giảm được tốc độ oxy hoá sản phẩm. Trong quá trình mạ băng, bề mặt sản phẩm nhận thêm nhiệt vào và thuỷ sản cần được tái đông trong tủ cấp đông trước khi chuyển đến kho bảo quản. Để tạo lớp băng đẹp và đồng đều trên bề mặt của sản phẩm thì quá trình mạ băng đòi hỏi phải được kiểm soát một cách chặt chẽ. Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 20 3.4.1. Mạ băng bằng cách nhúng vào thùng nước Là phương pháp không được khuyến khích sử dụng vì: - Nhiệt độ ban đầu của nước tương đối cao so với nhiệt độ bề mặt sản phẩm lạnh đông nhưng sẽ giảm khi tiến hành mạ, vì thế bề dày của lớp mạ sẽ thay đổi. - Nước sẽ bẩn sau vài lần nhúng Nếu áp dụng mạ băng bằng phương pháp nhúng thì thung chứa phải được cung cấp nước lạnh liên tục và vừa đủ với mức ống chảy tràn. 3.4.2. Mạ băng bằng cách phu sương Đây là phuơng pháp tương đối thích hợp nhưng lại khó có được lớp băng đẹp và đồng đều. Để có lớp băng đẹp và đồng đều thì: - Tốc độ băng chuyền không đổi sẽ đảm bảo thời gian vừa đúng trong vùng mạ băng - Phun từ trên xuống và từ dưới lên một lượng nước lạnh không đổi và mạ băng được cả phía trên lẫn phía dưới sản phẩm - Sự sắp xếp băng chuyền đôi làm cho thuỷ sản đổi bề mặt tạo ra lớp băng đều đặn - Các vách ngăn điều chỉnh có thể được dùng để sắp xếp lại các thuỷ sản chồng lên nhau trên băng chuyền. Vì thế, mỗi sản phẩm được lộ ra hoàn toàn (Phan Thị Thanh Quế, 2005). Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp khoá 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng 21 CHƯƠNG IV. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 4.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 4.1.1. Địa điểm và thời gian Thí nghiệm được thực hiện tại Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản AGIFISH theo qui trình công nghệ của xí nghiệp Đề tài được thực hiện từ ngày 26/02/2007 4.1.2. Nguyên vật liệu Nguyên liệu cá tra do công ty hỗ trợ 4.1.3. Thiết bị và dụng cụ Các thiết bị và dụng cụ thực hiện thí nghiệm gồm: Cây chọc não cá: Tự chuẩn bị Thùng lấy mẫu: Tự chuẩn bị hoặc công ty hỗ trợ Máy đo màu sắc (Colorimeter): Của Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm Máy đo cấu trúc (Rheotex): Của Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm Cân: Của công ty và của Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm 4.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 4.2.1. Phương pháp phân tích a- Phương pháp phân tích chỉ tiêu cấu trú._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTP0033.PDF
Tài liệu liên quan