CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với nhịp sống tất bật, con người bận rộn với việc làm kinh tế và đã dành ít thời gian hơn cho việc mua sắm, trang bị. Để tiết kiệm thời gian thì xu thế mua hàng ở siêu thị ngày càng tăng cao. Hệ thống siêu thị Co.op Mart trực thuộc liên hiệp HTX thương mại TPHCM là hệ thống buôn bán lẻ với chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú. Những mặt hàng đó trong quá trình chế biến, tiêu thụ tại siêu thị Co.op Mart đã gây ra những vấn đề về môi trường, phát sinh ra
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Khảo sát những vấn đề môi trường và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong hệ thống siêu thi Co.op Mảt TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những chất ô nhiễm như nước thải, chất thải rắn, khí thải…. Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp để giảm thiểu chất thải, góp phần với thành phố trong việc cải thiện môi trường, làm cho thành phố xanh - sạch - đẹp. Vì vậy nghiên cứu, khảo sát những vấn đề môi trường của hệ thống siêu thị Co.op Mart là vấn đề cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý môi trường và văn minh thương mại. Nhận thấy sự cấp bách của vấn đề như đã phân tích trên, đề tài “KHẢO SÁT NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” đã được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. MỤC TIÊU
Mục tiêu của luận văn là khảo sát hiện trạng môi trường nhằm nêu ra những khía cạnh môi trường trong hoạt động thương mại tại hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM từ đó đưa ra được các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao văn minh thương mại.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát hiện trạng môi trường và hiện trạng quản lý môi trường ở thực tế các siêu thị.
Khảo sát cụ thể các chủng loại mặt hàng.
Phân tích - tổng hợp: phân tích nguyên nhân, hệ quả.
Đánh giá tác động môi trường: áp dụng các cách đánh giá tác động môi trường.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian làm luận văn có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào khảo sát những vấn đề môi trường chủ yếu ở ba siêu thị Co.op Mart: Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng, Co.op Mart Nguyễn Kiệm và Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HỆ THỐNG CO.OP MART
Để có cách nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu, trong chương này sẽ trình bày giới thiệu Liên Hiệp HTX thương mại TPHCM về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, các kết quả. Ngoài ra, tổng quan hệ thống các siêu thị Co.op Mart về vị trí, các chủng loại mặt hàng,…
1.1 TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TPHCM
GIỚI THIỆU VỀ LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TPHCM
Tên chính thức: Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành phố Hồ Chí Minh
Tên giao dịch đối ngoại: Saigon Union of Trading Co-operatives
Tên viết tắt: Saigon Co.op
Năm thành lập: 12/05/1989
Địa điểm: trụ sở chính tại 199-205 Nguyễn Thái Học, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8)8.360.143
Fax: (84.8)8.370.560
Email: sgcoop@saigonco-op.com.vn
Website: www.saigonco-op.com.vn
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TPHCM
Ngày 20/06/1976 UBND tỉnh Gia Định thành lập Ban Vận Động Hợp Tác Xã Tiêu Thụ và Hợp Tác Xã Mua Bán Thành phố, ngày 13/4/1978 đổi tên mới Ban Quản Lý Hợp Tác Xã Tiêu Thụ và Mua Bán Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định 258/QĐ-UB ngày 12/5/1989 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chấm dứt hoạt động của Ban Quản Lý Hợp Tác Xã Tiêu Thụ và Mua Bán Thành phố và Quận, Huyện; cho phép thành lập Liên Hiệp HTX Mua Bán Thành phố và Liên Hiệp HTX Mua Bán Quận, Huyện. Không chỉ ít vốn, Liên hiệp còn phải gánh số nợ 13 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD lúc bấy giờ) do HTX Tín dụng - đơn vị trực thuộc bị vỡ nợ chuyển sang. Lúc này, HTX mua bán cấp phường, xã ở các quận, huyện lại giải thể hàng loạt do lúng túng trong cơ chế thị trường, hoạt động không hiệu quả.
Chính sự hỗ trợ tích cực của UBND TP và niềm tin của đơn vị chủ quản đã tiếp thêm sức cho Liên hiệp làm lại từ đầu như ngưng giải thể các HTX ở cơ sở, bảo lãnh cho Liên hiệp vay vốn ngân hàng, đồng thời hỗ trợ trên 6 tỷ đồng trong quỹ đảo nợ của Nhà nước… Gặp lúc Nhà nước cho phép doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, liên doanh với đơn vị kinh tế nước ngoài, Liên hiệp mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động, vừa làm vừa trả nợ, nâng dần nguồn vốn… Năm 1996, trả hết nợ, Liên hiệp HTX Thương mại quyết định chọn kinh doanh bán lẻ làm khâu đột phá của đơn vị.
Từ điểm bán lẻ đầu tiên là siêu thị Cống Quỳnh khá thành công, Sài Gòn Coop xác định hướng đi mũi nhọn của HTX là đẩy mạnh hoạt động của các siêu thị, tạo thành một hệ thống Coop Mart, vừa kinh doanh bán lẻ phục vụ người tiêu dùng, vừa tham gia công tác xã hội, đúng với chức năng nhiệm vụ của một tổ chức kinh tế tập thể.
Tháng 12/1998 Liên Hiệp HTX Mua Bán Thành phố đại hội chuyển đổi theo luật HTX. Liên Hiệp HTX Mua bán đổi tên thành Liên Hiệp HTX Thương Mại và quyết định số 1344A/QĐ-UB-KT ngày 05/3/1999 của UBND Thành phố phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động của Liên Hiệp HTX Thương Mại Thành phố với các chức năng hoạt động:
Tổ chức kinh doanh các loại hàng hoá, nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, vật phẩm văn hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Gia công, sản xuất chế biến hàng nông lâm thuỷ hải sản (sơ chế), nước chấm, tương ớt, sốt cà chua, bánh mứt các loại và hàng công nghệ phẩm cho kinh doanh nội địa, xuất khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
Đại lý mua bán hàng hoá cho các tổ chức trong và ngoài nước.
Kinh doanh ăn uống giải khát, khu vui chơi giải trí, bowling, billard.
Kinh doanh dịch vụ, du lịch, quảng cáo, trò chơi điện tử, cho thuê đồ cưới, cắt uốn tóc, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, xây dựng công nghiệp và dân dụng, sửa chữa nhà và trang trí nội thất.
Kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa để bán hoặc cho thuê).
MÔ HÌNH TỔ CHỨC
Saigon Co.op được tổ chức theo Luật Hợp tác Xã Việt Nam, Đại hội Thành viên là Cơ quan lãnh đạo cao nhất, bầu ra Hội Đồng Quản Trị với nhiệm kỳ 5 năm (2004 – 2009). Hội Đồng Quản Trị cử ra Tổng Giám Đốc, và bổ nhiệm Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng Giám Đốc.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SAIGON CO.OP
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo
Phòng hành chính - quản trị
Phòng kỹ thuật dự án
Phòng kế toán
Phòng Nghiệp vụ mua
Phòng Nghiệp vụ bán
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế hoạch nghiên cứu – phát triển
Phòng quảng cáo - khuyến mãi
Phòng điện toán
Phòng quan hệ xã viên
Ban chất lượng
Ban kiểm toán nội bộ
Ban thanh tra nhân dân
Ban dự án
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL Sai Gòn Co.op
Thành viên hội đồng quản trị gồm:
Bà Nguyễn Thị Nghĩa - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Ông Nguyễn Ngọc Hoà - Uỷ viên HĐQT
Bà Nguyễn Thị Hạnh - Uỷ viên HĐQT
Bà Trần Thị Kim Quyên - Uỷ viên HĐQT
Ông Nguyễn Thế Hưng - Uỷ viên HĐQT (Giám Đốc XNNC Nam Dương)
Ông Nguyễn Thanh Hùng - Uỷ viên HĐQT (Chủ Nhiệm HTX Thương Mại Củ Chi)
Bà Nguyễn Thị Vân - Uỷ viên HĐQT (Chủ NHiệm HTX Thương Mại Gia Định)
Ban Tổng Giám Đốc gồm có:
Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Ngọc Hoà
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khối Mua: bà Nguyễn Thị Hạnh
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khối Bán, kiêm Giám Đốc chuỗi siêu thị Co.op Mart: bà Nguyễn Thị Tranh.
Phó Tổng Giám Đốc Thường Trực, phụ trách khối Phát triển: bà Trần Thị Kim Quyên
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khối kinh doanh ở các tỉnh: bà Trần Thị Tuyết Hoa
Kế Toán Trưởng: ông Trần Văn Hinh
Ban kiểm soát:
Ông Châu Thuận (Chủ nhiệm HTX Thương Mại Dịch Vụ Phường 6 Quận 4) - Trưởng Ban
Bà Lê Thị Thuần (Phó ban Kiểm Toán) – Phó Ban
Ông Hàng Thanh Dân (Chủ nhiệm HTX Thương Mại Dịch Vụ Đô Thành Quận 3) - Uỷ viên.
Các phòng nghiệp vụ:
Phòng Tổ Chức - Nhân Sự & Đào Tạo
Phòng Hành Chánh - Quản Trị
Phòng Kỹ Thuật Dự Án
Phòng Kế Toán
Phòng Nghiệp Vụ Mua
Phòng Nghiệp Vụ Bán
Phòng Xuất Nhập Khẩu
Phòng Kế Hoạch Nghiên Cứu - Phát Triển
Phòng Quảng Cáo - Khuyến Mãi
Phòng Điện Toán
Phòng Quan Hệ Xã Viên (trực thuộc HĐQT)
Các ban:
Ban Chất Lượng
Ban Kiểm Toán Nội Bộ (trực thuộc HĐQT)
Ban Thanh Tra Nhân Dân
Các Ban Dự Án
Hiện tại số cán bộ công nhân viên của Co.op Mart là 2675 người, với một nguồn nhân lực đông đảo như vậy trong tương lai HTX Thương Mại TPHCM còn phát triển xa hơn nữa trên nhiều lĩnh vực.
CÁC THÀNH TỰU MÀ SAI GON CO.OP ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
Bước vào lĩnh vực bán lẻ từ năm 1996, sau 8 năm, Saigon Co.op đã đưa 12 Co.opMart đi vào hoạt động, hiện chiếm trên 50% thị phần siêu thị tại TP.HCM. Từ cuối năm 2000, Saigon Co.op đã quyết định tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động quản lý kinh doanh tại đơn vị và hệ thống siêu thị Co.opMart để phục vụ khách hàng hiệu quả nhất
Lần đầu tiên ở Việt Nam, một hệ thống siêu thị được đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thụy Sĩ) cấp. Đó là các siêu thị Co.opMart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op).
Chứng chỉ ISO 9001:2000 được SGS (Thụy Sĩ) trao cho Saigon Co.op vào sáng 20/02/2004, với hai nội dung: hệ thống quản lý chuỗi siêu thị và hoạt động quản lý kinh doanh bán lẻ tại các siêu thị Co.opMart. Đây là một nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên Saigon Co.op và hệ thống siêu thị Co.opMart.
Cũng trong năm 2004, Saigon Co.op được Tạp chí bán lẻ châu Á xếp hạng 330/500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á và là nhà bán lẻ hàng đầu VN. Lễ trao giải đã diễn ra tại Singapore ngày 28/10.
Đến năm 2005 SaiGon Co.op lại tiếp tục được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, và lễ trao giải thưởng được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. SaiGon Co.op xếp hạng thứ 378/500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là lần thứ hai liên tiếp SaiGon Co.op vinh dự được nhận giải này.
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CO.OP MART
1.2.1 HỆ THỐNG CÁC CO.OP MART THUỘC LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TP.HCM
1. Co.opMart Cống Quỳnh
Ngày thành lập : 09/02/1996
Diện tích : trên 3.300 m2
Địa chỉ : 189C Cống Quỳnh, Q1, TPHCM
Điện Thoại : 8.325.239
Fax : 9.253.615
Giám Đốc: Bà Trần Thị Tuyết Hồng
2. Co.opMart Trần Hưng Đạo
Ngày thành lập : 30/04/1997
Diện tích : 600 m2
Địa chỉ : 727 Trần Hưng Đạo, Q5, TPHCM
Điện Thoại : 8.382.886
Fax : 9.239.496
Giám Đốc: Ông Võ Phùng Mênh
3. Co.opMart Hậu Giang
Ngày thành lập : 18/01/1998
Diện tích : 2.000 m2
Địa chỉ : 188 Hậu Giang, Q6, TPHCM
Điện Thoại : 9.600.913
Fax : 9.600.254
Giám Đốc: Ông Văn Thành Sự
4. Co.opMart Đầm Sen
Ngày thành lập : 19/06/1999
Diện tích : trên 3.600 m2
Địa chỉ : 3 Hòa Bình, Q11, TPHCM
Điện Thoại : 8.589.968
Fax : 8.608.516
Giám Đốc: Bà Lê Thị Tuyết Mai
5. Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu
Ngày thành lập : 30/12/1999
Diện tích : trên 2.600 m2
Địa chỉ : 168 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TPHCM
Điện Thoại : 9.301.384
Fax : 9.301.386
Giám Đốc: Bà Nguyễn Thị Thu Thủy
6. Co.opMart Đinh Tiên Hoàng
Ngày thành lập : 26/01/2000
Diện tích : trên 4.300 m2
Địa chỉ : 127 Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh, TPHCM
Điện Thoại : 5.100.092
Fax : 8.418.227
Giám Đốc: Bà Phạm Thị Tâm Tuyền
7. Co.opMart Phú Lâm
Ngày thành lập : 17/09/2001
Diện tích : trên 3.000 m2
Địa chỉ : 6 Bà Hom (vòng xoay Phú Lâm), Q6, TPHCM
Điện Thoại : 7.514.798
Fax : 7.514.800
Giám Đốc: Trần Thị Kim Ngân
8. Co.opMart Thắng Lợi
Ngày thành lập : 29/12/2001
Diện tích : trên 4.000 m2
Địa chỉ : 2 Trường Chinh, Q. Tân Phú, TPHCM
Điện Thoại : 8.155.483
Fax : 8.152.969
Giám Đốc: Bà Hoàng Tất Thi Vân
9. Co.opMart Phú Mỹ Hưng
Ngày thành lập : 12/04/2003
Diện tích : 2.000 m2
Địa chỉ : Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q7, TPHCM
Điện Thoại : 4.120.084
Fax : 4.124.944
Giám Đốc: Ông Võ Hữu Thạch
10. Co.opMart Cần Thơ
Ngày thành lập : 19/08/2004
Diện tích : 4500 m2
Địa chỉ : Số 1Hoà Bình, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Điện Thoại : 071.763.586
Fax : 071.763.587
Giám Đốc: Ông Ngô Ngọc Dũng
11. Co.opMart Nguyễn Kiệm
Ngày thành lập : 01/09/2003
Diện tích : 6.000 m2
Địa chỉ : 571-573 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, TPHCM
Điện Thoại : 9.972.477
Fax : 9.972.479
Giám Đốc: Bà Nguyễn Thị Ngọc Hồng
12. Co.opMart Qui Nhơn
Ngày thành lập : 19/06/1999
Diện tích : trên 3.600 m2
Địa chỉ : 7 Lê Duẩn, TP Qui Nhơn
Điện Thoại : 056.821.321
Fax : 056.821.307
Giám Đốc: Ông Trần Lâm Hồng
13. Co.opMart Xa Lộ Hà Nội
Ngày thành lập : 30/04/2004
Diện tích : 4.500 m2
Địa chỉ : 191 Quang Trung, Q9, TPHCM
Điện Thoại : 7.307.233
Fax : 7.307.240
Giám Đốc: Bà Lê Thị Kim Oanh
14. Co.opMart Mỹ Tho
Ngày thành lập : 21/01/2006
Diện tích : 7.000 m2
Địa chỉ : 35 Ấp Bắc,TP Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện Thoại : 073.867.308
Fax : 073.867.311
Giám Đốc: Ông Lê Trung Nhã
15. Co.opMart BMC
Ngày thành lập : 12/05/2006
Diện tích : 3.220 m2
Địa chỉ : 254 Lũy Bán Bích, Phường Phú Thọ Hoà, Q Tân Phú
Điện Thoại : 9.734.024 - 9.731.983
Giám Đốc: Ông Nguyễn Thành Nhân
Cùng với mạng lưới các siêu thị, Sài Gòn Co.op còn xây dựng các cửa hàng bán lẻ khu vực nằm trong các khu đông dân cư. Cửa hàng khu vực của HTX Thương mại Dịch vụ phường 14 quận 8 mới được đầu tư trên 150 triệu đồng để nâng cấp đã đạt doanh số một tháng bằng tổng doanh thu của toàn đơn vị trong một năm. Từ kinh nghiệm này, Sài Gòn Coop đang phát huy vai trò đầu ngành, cùng với các HTX cơ sở đẩy nhanh quá trình hợp tác khôi phục, nâng cao và phát triển mạng lưới bán lẻ “cửa hàng HTX” ở các khu dân cư, mở thêm cửa hàng ở những nơi có điều kiện.
Hệ thống các cửa hàng của Sai Gon Co.op:
CỬA HÀNG TỰ CHỌN
CỬA HÀNG CO.OP PHƯỜNG 14 QUẬN 8
Năm thành lập : 2000
Diện tích : trên 95 m2
Địa chỉ : 289 Bến Bình Đông P14 - Q 8
Điện thoại : 9.502.344
CỬA HÀNG CO.OP BẾN NGHÉ
Năm thành lập : 2001
Diện tích : trên 115 m2
Địa chỉ : 95 Pasteur - Q 1
Điện thoại : 8.296.677
CỬA HÀNG CÓ PHỤC VỤ
CỬA HÀNG CO.OP CẦU BÔNG
Năm thành lập : 2003
Diện tích : trên 42 m2
Địa chỉ : 112/12A Đinh Tiên Hoàng - Q BT
Điện thoại : 8.412.441
CỬA HÀNG CO.OP GIA ĐỊNH
Năm thành lập : 2003
Diện tích : trên 90 m2
Địa chỉ : 75 Nguyễn Văn Đậu - Q BT
Điện thoại : 5.150.916
CỬA HÀNG CO.OP CẦU KINH
Năm thành lập : 2003
Diện tích : trên 45 m2
Địa chỉ : Lô 9 Cư Xá Thanh Đa - Q BT
Điện thoại : 8.987.263
CỬA HÀNG CO.OP BÀ CHIỂU
Năm thành lập : 2004
Diện tích : 76 m2
Địa chỉ : 350 Bùi Hữu Nghĩa P12 - Q BT
Điện thoại : 8.412.325
CỬA HÀNG CO.OP 46 BẠCH ĐẰNG
Năm thành lập : 2005
Diện tích : 34,3 m2
Địa chỉ : 46 Bạch Đằng
CỬA HÀNG CO.OP CHỢ PHƯỜNG 25 BÌNH THẠNH
Năm thành lập : 2005
Diện tích : 30 m2
Địa chỉ : chợ phường 25 - Q BT
CỬA HÀNG CO.OP PHƯỜNG 5 PHÚ NHUẬN
Năm thành lập : 2006
Diện tích : 15 m2
Địa chỉ : 20 Thích Quảng Đức
Điện thoại : 8.440.504
1.2.2 CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG CO.OP MART TP.HCM
Hệ thống Co.op Mart Tp.HCM ra đời với chức năng cung cấp cho người tiêu dùng hàng ngàn mặt hàng thuộc hàng trăm chủng loại khác nhau. Giúp cho người tiêu dùng thoải mái lựa chọn và tiết kiệm thời gian mua sắm, đó có lẽ là nhiệm vụ cao cả nhất mà các siêu thị nói chung và hệ thống siêu thị Co.op Mart nói riêng đảm nhận.
Để đi đến thống nhất về một mô hình Co.opMart với những chức năng như trên, ban lãnh đạo Saigon Co.op đã mất không ít thời gian cho việc nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu, học hỏi từ các mô hình siêu thị trên thế giới, tìm hiểu nhu cầu của thị trường trong nước...Co.opMart ra đời trong cách nhìn như vậy, đó là "chợ của hợp tác xã" theo thực tế Việt Nam nhưng được tổ chức khoa học, hiện đại và nhiều tiện ích hơn.
“Chợ của hợp tác xã” nhằm vào đối tượng khách hàng là những người có thu nhập trung bình, nên hơn 80% trong số 20.000 mặt hàng thường có trong siêu thị là hàng Việt Nam chất lượng tốt, giá cả phù hợp với mặt bằng thu nhập chung của xã hội và cũng không cao hơn các cửa hàng bên ngoài. Hàng hoá trưng bày khoa học, dễ thấy; người mua tự chọn món hàng mình cần và trả tiền tại quầy tính tiền hiện đại đọc qua hệ thống mã vạch; không khí mát lạnh, đội ngũ nhân viên siêu thị lúc nào cũng ân cần, luôn sẳn sàng giúp đỡ khách hàng...Tất cả có lẻ là những nhân tố chủ yếu tạo nên “phong cách” Co.opMart. Phong cách ấy đã làm cho người tiêu dùng cảm thấy dễ chịu và gần gũi hơn. Cũng chính phong cách ấy đã làm cho slogan (khẩu hiệu) của Co.opMart là “Bạn của mọi nhà” và “Nơi mua sắm đáng tin cậy” trở nên có sức sống thật sự khi nó tồn tại trong “bộ nhớ”của người tiêu dùng chứ không chỉ trên băng rôn, tờ bướm quảng cáo hay các bản tin hàng hoá thông thường.
1.2.3 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ VỊ TRÍ CỦA HỆ THỐNG CO.OP MART TẠI TP.HCM
1.2.4 HẠ TẦNG CƠ SỞ VÀ TIỆN ÍCH CỦA CÁC CO.OP MART
Với một chuỗi gồm 15 siêu thị tất đều đồng đều về chất lượng cơ sở hạ tầng Tất cả các Co.op Mart đều được trang bị hệ thống máy lạnh, hệ thống làm lạnh, tủ đông, tủ đá, hệ thống điện, nước, hệ thống PCCC một cách hiện đại và đầy đủ. Hầu hết các Co.op Mart đều được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán.
Ngoài ra, mỗi siêu thị còn có một hệ thống điện toán hiện đại. Đây là hệ thống điện toán có các hệ phân tích thông minh, được thiết kế phù hợp với mô hình hoạt động của siêu thị. Hệ thống có thể kiểm tra, tính toán thị phần của từng mặt hàng trong siêu thị để chia diện tích trưng bày cho phù hợp, đồng thời giúp các siêu thị kết nối trực tiếp với nhà cung cấp hàng. Nhà cung cấp chỉ cần ngồi tại văn phòng cũng biết được lượng hàng của mình tại siêu thị thiếu, đủ ra sao... Việc Saigon Co.op mạnh dạn đầu tư hệ thống điện toán, vì hệ thống này sẽ giúp đơn vị chống lại những tiêu cực trên. Các mặt hàng được trưng bày trong siêu thị là do người tiêu dùng quyết định khi máy chỉ căn cứ vào thị phần, sức mua để phân chia diện tích trưng bày. Hơn nữa, tự động hóa bộ máy kinh doanh siêu thị, hoàn thiện và mở rộng hệ thống là bước chuẩn bị cần thiết cho tiến trình hội nhập của Saigon Co.op.
1.2.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BQL CO.OP MART
Trong mỗi Co.op Mart thường sẽ gồm 01 Giám Đốc, 02 Phó Giám Đốc, 01 Kế Toán Trưởng và các tổ trưởng ngành hàng.
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Tổ trưởng ngành hàng
Thực phẩm công nghệ
Thực phẩm tươi sống
Đồ
dùng
Hoá
mỹ phẩm
May mặc
Bảo
vệ
Thu ngân
Kế toán trưởng
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức BQL Siêu thị Co.op Mart
Hai Phó Giám Đốc có nhiệm vụ như sau:
Một Phó Giám Đốc phụ trách ngành hàng không thường xuyên (đồ dùng, hàng may mặc,…).
Một Phó Giám Đốc phụ trách ngành hàng thường xuyên (thực phẩm công nghệ, thực phẩm tươi sống, hoá mỹ phẩm,…).
Các tổ trưởng ngành hàng sẽ chuyên phụ trách về một ngành hàng mà mình đảm nhận.
1.2.6 CÁC CHỦNG LOẠI MẶT HÀNG ĐƯỢC BÀY BÁN TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART
Hệ thống siêu thị Co.op Mart là hệ thống bán lẻ lớn nhất nước với chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú. Các mặt hàng được bán ở đây phải là các mặt hàng đã được nhận chứng chỉ về chất lượng ISO 9001 hoặc được khách hàng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Có một nhận định của một khách hàng như sau:
“Thử vào một Co.opMart nào đó hẳn sẽ khó thể hình dung đó là siêu thị theo cách hiểu Supermarket của nước ngoài bởi Supermarket không bán nồi cơm điện hay chảo không dính...Còn muốn mua quần áo, mỹ phẩm thì phải vào một De-partment Store chứ không thể vào siêu thị. Vậy mà đến Co.opMart, người tiêu dùng có thể tìm mua đủ thứ, từ thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, đồ khô đến quần áo may sẵn, vải vóc; hàng điện, điện tử; dụng cụ nhà bếp, đồ nội thất, hoá mỹ phẩm, hàng nhựa gia dụng...
Lại có những món ăn như mực xào, gà quay, thịt kho... được làm sẵn hay những tô canh chua, nồi cá kho...được sơ chế, mua về chỉ việc đưa vào lò viba hâm lại hoặc bắc lên bếp ít phút là xong món ăn ngon mà không phải mất công động dao, động thớt. Chưa hết, trong siêu thị còn có nhà sách, khu giải trí cho trẻ em. Hấp dẫn nhất là khu ẩm thực có cả bún mắm, bì cuốn, gỏi cuốn, phở... phục vụ người đi mua sắm. Còn những dịp lễ, Tết, hệ thống Co.opMart lại tất bật thực hiện những phần quà cho khách hàng - thường là các doanh nghiệp - đặt hàng để làm quà biếu cho công nhân và khách hàng”.
Chỉ qua lời nhận định trên chúng ta cũng đủ thấy được mức độ phong phú của các chủng loại hàng hoá có mặt tại Co.op Mart.
Thống kê một cách chi tiết thì các mặt hàng được bày bán trong siêu thị Co.op Mart bao gồm:
Mặt hàng thực phẩm công nghệ gồm có: chả giò, chả rế, cá viên, bò viên, lạp xưởng, xúc xích, kem các loại, phô mai, sữa các loại, mì gói các loại, rượu, bia, nước ngọt, canh ăn liền, lẩu ăn liền các loại, đồ hộp các loại, các loại cá đóng gói,…
Mặt hàng thực phẩm tươi sống: thịt heo, bò, gà; cá các loại, rau, củ, quả và trái cây các loại,…
Mặt hàng đồ dùng: nồi, soong, chảo, muỗng, đũa các loại.
Mặt hàng hoá mỹ phẩm: dầu gội, sữa tắm, xà bông cục, xà bông bột, nước rửa chén, thuốc tẩy rửa; kem, son, phấn trang điểm,…
Hàng may mặc: quần áo người lớn và trẻ em các loại, vải vóc, gối, draft, khăn bông, vỏ gối,….
Nhà sách: sách vở và văn phòng phẩm các loại.
Ngoài ra trong siêu thị còn có khu ẩm thực với hàng mấy chục món chay, mặn khác nhau.
CHƯƠNG 2
NHỮNG KHÍA CẠNH VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở chương 1 luận văn đã tìm hiểu được một số tình hình hoạt động ở hệ thống các siêu thị Co.op Mart, từ việc bố trí sắp xếp nhân sự cho đến các cách thức hoạt động của siêu thị, từ các chủng loại mặt hàng đến các thành quả mà tập thể cán bộ, nhân viên trong hệ thống đã đạt được. Trong chương này, luận văn làm rõ những khía cạnh và tác động môi trường của các nhóm sản phẩm - dịch vụ trong hệ thống các siêu thị Co.op Mart là nhóm hàng thực phẩm công nghệ và nhóm hàng thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ẩm thực và các chủng loại mặt hàng khác.
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt các ngành hàng được bày bán trong siêu thị.
Các ngành hàng trong siêu thị
Thực phẩm
Khu
ẩm
thực
Các
mặt
hàng
khác
Thực phẩm công nghệ
Thực phẩm tươi sống
Đồ dùng
Hàng may mặc
Hoá mỹ phẩm
Dưới đây trình bày chi tiết những khía cạnh và tác động môi trường của hoạt động thương mại tại hệ thống siêu thị Co.op Mart TP HCM.
2.1 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART TPHCM
2.1.1 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA NHÓM THỰC PHẨM
2.1.1.1 NHÓM THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ
Phân tích các khía cạnh môi trường và tác động môi trường của nhóm hàng thực phẩm công nghệ có thể tóm tắt trong bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường của nhóm mặt hàng TP công nghệ trong siêu thị
Khía cạnh MT
Tác động môi trường
Tại chỗ
Lâu dài
Rác thải (bao bì, sản phẩm hỏng,…)
Khí thải (từ các thiết bị làm lạnh)
Nước thải (từ các tủ đông)
Làm tăng một lượng rác đáng kể thải ra MT, làm mất mỹ quan đô thị,…
Tăng lượng nước thải ra MT
Làm ô nhiễm MT đất, gây độc cho con người, gia súc,…
Freon (C.F.C) làm mỏng dần tầng ôzôn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
Nhóm thực phẩm công nghệ bao gồm các loại như đồ hộp, chả giò, chả rế, thịt, cá chế biến sẵn,…. Những mặt hàng tưởng như vô hại này lại âm thầm thải vào môi trường một lượng chất thải khá lớn. Không kể đến lượng chất thải phát sinh trong quá trình chế biến vì công đoạn này xảy ra trước khi chúng được nhập vào siêu thị, ở đây chỉ đề cập đến lượng rác thải từ các bao bì mà nhà sản xuất dùng để đóng gói các loại thực phẩm. Mỗi nhà sản xuất sử dụng một loại bao bì khác nhau nhưng bao bì ở dạng nào đi chăng nữa thì cũng là những chất thải khó phân huỷ từ những bao bì chuyên dụng cho đến các bao bì thường dùng để bao, gói, đựng hàng hoá.
Theo số liệu thu được từ Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội mỗi ngày có khoảng 6000 lượt khách đến siêu thị, trung bình cứ 10 lượt khách thì có một đơn vị sản phẩm thực phẩm công nghệ được tiêu thụ. Như vậy tính trung bình một ngày có khoảng 600 sản phẩm được bán ra. Và cùng với số lượng sản phẩm đó là một lượng không nhỏ bao bì cũng theo đó đi ra môi trường. Những loại bao bì này khi đi ra môi trường nếu không được thu gom tốt sẽ làm mất mỹ quan môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ của con người.
Không những vậy, những sản phẩm hỏng, sản phẩm hết hạn sử dụng cũng góp một phần không nhỏ vào việc làm tăng lượng rác thải từ trong siêu thị ra ngoài môi trường. Một ngày chỉ tính riêng nhóm thực phẩm công nghệ siêu thị đã thải ra môi trường khoảng 20kg chất thải.
Ngoài ra, khí thải từ các tủ đông dùng để chứa, bảo quản thực phẩm công nghệ cũng là một vấn đề đáng nói, khí thải ở đây chủ yếu là freon.
2.1.1.2 NHÓM THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
Phân tích các khía cạnh môi trường và tác động môi trường của nhóm hàng thực phẩm tươi sống có thể tóm tắt trong bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường của nhóm mặt hàng TP tươi sống trong siêu thị
Khía cạnh MT
Tác động môi trường
Tại chỗ
Lâu dài
Rác thải (đầu cá, ruột cá, thịt vụn, rau củ hư hỏng…)
Nước thải (nước sơ chế cá, nước thải từ các thùng đá ướp cá, nước từ thùng chứa hải sản tươi sống,…)
Khí thải (mùi hôi, thối,…)
Tăng lượng rác thải ra MT, gây mất mỹ quan đô thị.
Làm tăng lượng nước thải ra MT.
Gây nên mùi hôi, thối khó chịu,
Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Có thể nói đối với các khía cạnh môi trường trong siêu thị thì khía cạnh môi trường của nhóm thực phẩm tươi sống chính là khía cạnh có ý nghĩa nhất. Nhóm thực phẩm tươi sống bao gồm các loại cá tươi, thịt, rau quả tươi các loại,…. Theo số liệu thống kê tại Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội thì hàng ngày siêu thị bán ra được 200 kg cá tươi các loại, 400 – 500 kg thịt, 150 – 180 kg rau, củ, quả các loại. Như vậy, hàng ngày gần một tấn thực phẩm tươi sống đã từ siêu thị ra ngoài môi trường. Có thể làm một phép tính nhanh như sau: cứ 1 kg cá tươi thì sẽ thải ra 0.1 – 0.2 kg chất thải; 1 kg rau sẽ thải ra 0.1 – 0.3 kg chất thải và xác suất cứ 100 kg cá thì có 2 kg cá bị hư; 20 kg rau thì có 1 kg rau bị vụn, dập nát. Theo tính toán trên thì hàng ngày có từ 47 – 103 kg chất thải được thải ra môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
Bên cạnh đó nước thải ra từ việc rửa cá và từ các thùng đá đựng cá, tủ đông cũng đáng kể. Một ngày ước tính có khoảng 5m3 nước được thải ra từ các nguồn này. Lượng nước thải này cùng với nước thải sinh hoạt của nhân viên trong siêu thị và nước thải từ việc chế biến thức ăn của khu ẩm thực đã trực tiếp xả ra cống thoát nước chung.
Nơi cung cấp
Khách hàng
Siêu thị
Sơ đồ 2.3: Đường đi của chất thải
đường thải bỏ
2.1.2 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA KHU ẨM THỰC
Phân tích các khía cạnh môi trường và tác động môi trường của khu ẩm thực có thể tóm tắt trong bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường khu ẩm thực trong siêu thị
Khía cạnh MT
Tác động môi trường
Tại chỗ
Lâu dài
Rác thải (ly, chén, đĩa bằng mủ, thức ăn thừa,…)
Nước thải (nước chế biến thực phẩm, nước canh thừa,….)
Khí thải (khí từ lò gas, lò đốt than,…)
Làm gia tăng lượng rác thải ra MT.
Tăng lượng nước thải ra MT
Gây ô nhiễm MT đất, làm tổn hại đến sức khoẻ của con người.
Làm ô nhiễm nguồn nước
Gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, động thực vật.
Nhịp sống hiện đại ngày càng làm cho quỹ thời gian của con người thu hẹp dần và mọi người cần một nơi mà có thể cung cấp tất cả mọi thứ cho họ. Nắm bắt được những nhu cầu tất yếu đó hệ thống siêu thị Co.op Mart đã đưa loại hình khu ẩm thực vào hoạt động phục vụ cho khách hàng. Bên cạnh những mặt tích cực là cung cấp một lượng lớn thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn cho khách hàng vào siêu thị thì khu ẩm thực còn tồn tại những vấn đề tiêu cực, đặc biệt nhất là vấn đề môi trường.
Với gần 50 món ăn, thức uống phục vụ cho cả gần 1000 lượt khách hàng mỗi ngày, chưa kể những ngày mà có tiệc buffer; việc nấu nướng, chế biến thức ăn đã thải bỏ ra môi trường một lượng rác không nhỏ và nước thải từ việc rửa thực phẩm cũng là một vấn đề đáng nói. Rác thải ra từ khu ẩm thực có thể nêu ra một số loại điển hình như sau: thức ăn thừa; ly, chén, đĩa bằng mủ dùng để đựng thức ăn; đũa tre dùng một lần;….
Nhìn chung những loại rác này chủ yếu ở dạng rác hữu cơ phân huỷ được nhưng cũng có một phần là những chất thải nguy hại khó phân huỷ trong môi trường.
Ngoài ra việc nấu nướng, chế biến thức ăn cũng xuất hiện những khía cạnh môi trường đó chính là các mùi bốc ra từ các bếp ăn, từ việc nấu bếp gas hay bếp than (Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng).
Bên cạnh đó sự cố cháy nổ cũng có thể xảy ra nếu có bất kỳ sự bất cẩn nào.
2.1.3 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CHỦNG LOẠI MẶT HÀNG KHÁC
Phân tích các khía cạnh môi trường và tác động môi trường của các nhóm mặt hàng khác có thể tóm tắt trong bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường của các chủng loại mặt hàng khác siêu thị
Khía cạnh MT
Tác động môi trường
Tại chỗ
Lâu dài
Rác thải (thùng giấy, giấy, chất dẻo tổng hợp,…)
Chất thải nguy hại (pin, ắc quy, sơn, các chất dễ cháy,…)
Làm tăng lượng rác thải ra MT. Làm mất mỹ quan đô thị.
Tăng lượng chất thải nguy hại ra MT
Ảnh hưởng đến MT đất, đến sức khoẻ của con người và gia súc.
Gây ô nhiễm MT và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Tiêu thụ điện
Tiêu hao một lượng năng lượng đáng kể
Các chủng loại mặt hàng khác trong siêu thị như: hàng gia dụng, hàng may mặc, hàng kim khí điện máy,… nhìn chung cũng không gây ra vấn đề môi trường gì đáng kể. Khía cạnh môi trường chủ yếu của các nhóm mặt hàng này là những thùng giấy cactong, những tấm lót bằng xốp dùng để bao gói sản phẩm. Tuy chúng là những chất khó phân huỷ trong môi trường nhưng lại dễ dàng thu gom và tái sử dụng.
Ngoài ra với số lượng nhân viên trung bình của mỗi siêu thị là 240 người, chưa kể lượng nhân viên làm bán thời gian thì một ngày lượng nước sinh hoạt của siêu thị là 10m3/ngày cộng với lượng nước sử dụng cho việc lau rửa hàng hoá và siêu thị, lượng nước dùng để chạy máy lạnh, lượng nước dùng trong việc nấu ăn thì một ngày siêu thị sử dụng khoảng 20m3 nước, như vậy lượng nước thải ra sẽ là 15m3/ngày.
Khí thải cũng là một vấn đề đáng nói. Với lượng khách trung bình 6000 lượt khách một ngày, một nơi tập trung đông đúc như vậy thì hơi thở từ mỗi người cũng gây ra vấn đề ô nhiễm không khí. Ngoài ra các máy lạnh, máy điều hoà, bếp gas, tủ đông, thực phẩm tươi sống cũng là các nguồn gây ô nhiễm không khí.
2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG HỆ THỐNG CO.OP MART TPHCM
2.2.1 RÁC THẢI
Như đã phân tích ở phần 2.1 thì rác thải trong siêu thị chủ yếu là các loại chất dẻo tổng hợp và chất thải thực phẩm.
Hàng ngày siêu thị thải ra trung bình 200kg chất dẻo tổng hợp. Các sản phẩm chất dẻo tổng hợp kể trên phần lớn được sản xuất từ polyetylen hoặc polyvinyl. Bản thân hai chất này không độc hại nhưng các chất phụ gia pha trộn trong quá trình sản xuấ._.t thì rất độc hại. Đồ nhựa, túi gói hàng ngày bằng chất dẻo tổng hợp sau khi thải vào môi trường sẽ rất khó phân hủy, phải sau rất nhiều năm mới có thể bị phân hủy, một số loại nếu có phân hủy lại tan ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai. Có nơi đã xảy ra hiện tượng trâu bò ăn phải các mảnh túi chất dẻo và bị ngộ độc.
Còn đối với chất thải là các loại rác thực phẩm thì đây là những loại chất thải tuy dễ phân huỷ trong môi trường song cũng chính do dễ phân huỷ nên chúng dễ bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh thu hút côn trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, tạo điều kiện cho chúng phát triển gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc, gây mất mỹ quan đô thị.
2.2.2 NƯỚC THẢI
Nước thải trong siêu thị phát sinh từ việc sơ chế thực phẩm, chế biến thức ăn, nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên và ngay cả khách hàng trong siêu thị. Ước tính lượng nước thải ra hằng ngày là 15m3. Một phần của lượng nước thải này được qua hệ thống hầm tự hoại còn một phần thì xả trực tiếp ra cống thoát chung. Lượng nước thải ra cống thoát này có mức độ ô nhiễm hữu cơ khá cao do trong nước thải có những mảnh thịt vụn, vảy cá, mỡ cá,… loại nước thải này khi bị thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, tạo nên hiện tượng phú dưỡng hoá, gây nên mùi hôi tanh khó chịu.
2.2.3 KHÍ THẢI
2.2.3.1 KHÍ THẢI TỪ HỆ THỐNG LÀM LẠNH
Khí thải trong siêu thị chủ yếu là khí freon thoát ra từ hệ thống làm lạnh, khí freon góp phần làm suy giảm tầng Ozon – mái nhà của Trái Đất.
Freon còn được biết với tên chloro-fluoro-carbon (CFC), dùng trong máy lạnh, tủ lạnh, máy điều hòa không khí và các bình xịt (keo xịt tóc, chống mùi = deodorant). Chúng tác dụng với ozon ở tầng bình lưu, làm mỏng lớp bảo vệ này.
Phản ứng được tóm tắt như sau:
- Khí freon bị phân giải bởi tia cực tím trong tầng bình lưu, tạo ra gốc clor tự do.
UV
Gốc clor tự do có thể phản ứng với ozon ở màn ozon, làm giảm nồng độ ozon và loại trừ màn ngăn chặn tia cực tím.
C - F2 - Cl2 C - F2 - Cl + Cl
(gốc clo tự do)
Cl + O3 Cl + O2
- Một phân tử của khí freon có thể phân hủy ra hàng ngàn phân tử ozon, bởi vì gốc Clor tự do có khả năng tái tạo.
ClO + O Cl + O2
(oxid clor) (gốc oxygen tự do) (gốc clo tự do) (oxy phân tử)
Oxid clor cũng có thể phản ứng với ozon:
Máy bay siêu thanh NO + O3 NO2 + O2
Màn ozon bị mỏng sẽ làm gia tăng mật độ tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Ở liều hợp lý, tia UV làm sậm da và kích thích sự tạo vitamin D ở da. Tuy nhiên, phơi dưới tia UV mạnh dễ gây phỏng nặng và dẫn tới ung thư da. Các nhà nghiên cứu y khoa tin rằng màn ozon giảm đi 1% có thể làm tăng 2% ung thư da. Đến năm 2000, ozon mỏng đi 10 - 15% thì ung thư da cũng tăng 20 - 30 %. Màn ozon mỏng còn gây bệnh mù mắt do đục thủy tinh thể.
Thực vật cũng chịu ảnh hưởng của tia UV. Chúng thường bị chết ở liều cao; còn ở liều thấp thì lá cây bị hư hại, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm và đột biến.
Tóm lại, màn ozon đã và đang bị phá hủy bởi hoạt động của con người. Ðiều này đe doạ sự sống của tất cả sinh vật trên hành tinh chúng ta.
Đó chính là những tác hại của freon mà những thiết bị làm lạnh là một nguyên nhân. Trong bất kỳ siêu thị nào cũng vậy chứ không riêng gì hệ thống siêu thị Co.op Mart thì hệ thống làm lạnh đều rất nhiều, điều này góp phần làm tăng một lượng freon đáng kể vào môi trường.
2.2.3.2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG NẤU NƯỚNG
Việc nấu nướng, chế biến thức ăn cũng góp phần vào việc gây ô nhiễm không khí. Đó là sự quá tải vì quá nhiều mùi khác nhau, và sẽ còn ô nhiễm hơn khi có sự cố rò rỉ khí gas. Có nơi còn dùng bếp than để nấu (Co.opMart Đinh Tiên Hoàng), điều này còn nguy hiểm hơn, vì khi dùng lò đốt than sẽ tạo ra một lượng bụi và SO2 khá cao. SO2 thải vào không khí có thể biến đổi thành SO3 sau đó thành acid sulfuric. Chất này là một nguyên nhân của mưa acid ở nhiều vùng trên thế giới. SO2 cũng rất độc đối với thực vật và động vật, kể cả con người. Đối với bụi thì sức khoẻ người bị tác động mạnh do không khí ô nhiễm bụi. Các hạt lớn được lọc bỏ bởi xoang mũi, hầu và khí quản, nhưng những hạt có đường kính nhỏ hơn 0.6mm có thể đến phế quản và các hạt nhỏ hơn 1mm vào đến phế bào. Chúng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người.
2.2.4 TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG LÀM SUY GIẢM TÀI NGUYÊN
Một vấn đề chung cho toàn siêu thị đó là việc sử dụng một lượng điện khá lớn, theo tìm hiểu được thì một tháng siêu thị tốn khoảng hơn 400 triệu cho việc đóng tiền điện, con số trên cho chúng ta thấy rằng một lượng năng lượng điện bị tiêu tốn, điều này có tác động đến việc suy giảm nguồn tài nguyên của đất nước.
Trong quá trình tìm hiểu về những vấn đề môi trường của hoạt động thương mại trong hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM có thể khái quát lại như sau:
Phát sinh lượng chất thải rắn đặc biệt là các rác thải là chất dẻo khó phân huỷ và các rác thải thực phẩm.
Sinh ra lượng nước thải từ sinh hoạt của nhân viên , sơ chế thực phẩm và chế biến thức ăn.
Phát sinh lượng khí thải từ hệ thống làm lạnh và từ hoạt động nấu nướng.
Tiêu thụ điện năng làm suy giảm nguồn tài nguyên.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong chương 2 luận văn đã làm rõ được phần nào những khía cạnh và tác động môi trường trong hoạt động thương mại của hệ thống siêu thị Co.op Mart. Trong chương này sẽ trình bày thực trạng quản lý môi trường trong hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM với các nội dung sau:
Đánh giá thực trạng quản lý thông qua mặt tổ chức.
Thực trạng quản lý môi trường qua các biện pháp kỹ thuật.
Thực trạng quản lý môi trường thông qua nhận thức của cán bộ, nhân viên và khách hàng.
3.1 VỀ MẶT TỔ CHỨC
Là một nước đang phát triển nên việc ưu tiên cho phát triển kinh tế là trên hết, chính vì vậy mà vấn đề môi trường ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Theo như cơ cấu tổ chức ở trên (1.2.6) thì hiện nay các siêu thị chưa có một ban ngành nào chịu trách nhiệm về mặt môi trường trong siêu thị. Đây không chỉ là tình trạng riêng của hệ thống Co.op Mart mà là vấn đề chung của tất cả các hệ thống siêu thị trong cả nước. Có hay chăng ở đây chỉ là Ban Chất Lượng ở Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại có nhiệm vụ đảm bảo vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ được Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) xác định là mục tiêu hàng đầu. Nhất là gần đây, vấn đề an toàn thực phẩm càng được người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung đặc biệt xem trọng, khi liên tiếp xảy ra hàng loạt những vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên diện rộng, mà gần nhất là dịch cúm gia cầm…
Saigon Co.op từ lâu đã xác định vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể xem nhẹ, nên đã đầu tư và xây dựng hẳn một quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong hệ thống của mình, từ đầu vào của hàng hoá thực phẩm (nhất là thực phẩm tươi sống) cho đến khâu tiêu thụ cuối cùng tại các Co.opMart… Ngoài ra, Liên hiệp HTX còn phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình này.
Quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm áp dụng tại Saigon Co.op như sau:
Kiểm soát từ nguồn hàng đầu vào: Phòng Nghiệp vụ mua liên hệ với các nhà cung cấp có uy tín, có thương hiệu mạnh… để khảo sát nguồn hàng, xem xét chất lượng hàng… để đưa hàng vào bán trong hệ thống. Còn với nguồn hàng do Saigon Co.op tự cung cấp (qua bếp chế biến mẫu của Saigon Co.op) thì được kiểm tra hàng ngày và có quy trình kiểm tra riêng.
Kiểm tra trong quá trình bán hàng: gồm hai khâu:
Kiểm tra: Văn phòng liên hiệp, Phòng nghiệp vụ bán lập một bộ phận chuyên trách kiểm tra các siêu thị trong hệ thống Co.opMart (định kỳ và đột xuất) về các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm (vệ sinh môi trường, cá nhân, phiếu khám sức khỏe nhân viên…), kiểm tra date trên các nhãn hàng thực phẩm, nhãn hàng hoá, thông tin giá cả..
Kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá: nhóm chuyên trách lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi quyết định kinh doanh và kiểm tra định kỳ, đột xuất các nhóm hàng để xem xét chất lượng hàng hoá sau khi được xét đưa vào kinh doanh. Việc kiểm nghiệm có phối hợp với Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm để kiểm nghiệm và đánh giá (cả với hàng hoá của nhà cung cấp lẫn sản phẩm thực phẩm chế biến của bếp chế biến mẫu Saigon Coop). Nếu có mẫu nào không đạt, sẽ cho ngưng bán mặt hàng này trong hệ thống và thông báo cho nhà cung cấp/sản xuất để họ có hướng khắc phục.
Tự kiểm soát trong quá trình nhận và bán hàng: đây là khâu do các Co.opMart đảm trách, tự kiểm tra, kiểm soát theo các quy định của Liên Hiệp về nhập hàng, bảo quản, trưng bày, bán hàng thực phẩm (kiểm tra bao bì, hạn sử dụng, bảo quản riêng biệt cho từng nhóm hàng, trưng bày theo tính chất hàng hoá…). Nhìn chung những khâu kiểm tra, kiểm soát này đều có mối liên hệ chặt chẽ và rõ ràng về phân công cũng như về trách nhiệm nên dễ xác định nguyên nhân từ khâu nào nếu có vấn đề về chất lượng xảy ra.
Đầu tư trang thiết bị: Liên hiệp đã chi rất nhiều tiền bạc và công sức để đầu tư trang thiết bị bảo quản thực phẩm, như các loại tủ đông, tủ mát, tủ nóng…
Huấn luyện và đào tạo: do Văn phòng liên hiệp, Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo đảm trách: huấn luyện trong nội bộ về các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên nâng cao và cập nhật kiến thức về vấn đề này thông qua việc mời các đơn vị đến phổ biến như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm dinh dưỡng…
Thông tin cho khách hàng: Văn phòng Liên hiệp yêu cầu nhà cung cấp/nhà sản xuất cung cấp thông tin về sản phẩm của mình, còn các siêu thị thì phổ biến thông tin này đến người tiêu dùng qua các bảng thông tin tại quầy, các chương trình quảng cáo khuyến mãi… hoặc qua nhân viên trực tiếp bán hàng tại quầy hàng…
Quy trình này thường xuyên được các cơ quan chức năng giám sát, kiểm ra như Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục bảo vệ thực vật, Quản lý thị trường.... Nhìn chung, nỗ lực của Liên Hiệp trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không ngoài mục tiêu nào khác là phục vụ tối đa cho sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng và xã hội, qua đó tạo nên uy tín cho thương hiệu của Liên Hiệp nói chung và hệ thống siêu thị Co.opMart nói riêng, và tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ của Liên Hiệp trong hệ thống phân phối thương mại trên cả nước.
Như vậy về mặt lý thuyết thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở siêu thị đã được đảm bảo, nhưng để khách hàng thực sự an tâm khi lựa chọn những sản phẩm ở siêu thị cho việc tiêu dùng của mình thì siêu thị cần phải triệt để thực hiện những chính sách chất lượng, quy trình kiểm tra chất lượng đã nêu ở trên.
3.2 VỀ MẶT KỸ THUẬT
Hệ thống PCCC của mỗi siêu thị Co.op Mart đều được trang bị tương đối tốt, mỗi siêu thị có ít nhất 03 họng phun nước chữa cháy, 10 bình chữa cháy.
Về các biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải, rác thải, khí thải thì hầu như vẫn chưa có. Đối với rác thải chỉ mới có biện pháp thu gom nhưng chưa phân loại tại nguồn. Các loại rác hầu như được gom chung vào một thùng và đợi xe đổ rác đến đổ.
3.3 VỀ MẶT NHẬN THỨC
Đối với lãnh đạo thì hầu như họ đã có nhận thức rất rõ về mặt môi trường nhưng do bận bịu với công việc quản lý nên thường không quan tâm đến khía cạnh quản lý môi trường trong công việc hàng ngày.
Đối với nhân viên thì hầu như nhận thức của họ về môi trường chưa có một khái niệm rõ ràng.
Còn đối với khách hàng thì tùy thuộc vào trình độ học vấn và sự tiếp nhận thông tin của mỗi người. Nhưng trong một xã hội tiền công nghiệp như Việt Nam chúng ta thì số người có học vấn cao và khả năng tiếp nhận và chuyển hóa thông tin tốt còn là một con số rất nhỏ. Lượng khách hàng trong các siêu thị cũng vậy, số lượng người có ý thức về việc bảo vệ môi trường là chưa cao, một số người khi được hỏi: “Những túi nilong khi mang hàng từ siêu thị về anh (chị) sẽ làm gì?”, câu trả lời là: “Bỏ vào thùng rác”; trong khi đó họ phải bỏ tiền ra để mua về những cuộn nilong để lót thùng rác. Qua những việc làm đó cho thấy kiến thức về việc tái sử dụng, về những tác hại của người dân nói chung và khách hàng của siêu thị nói chung là chưa cao hay nói một cách bi quan hơn là chưa có.
Có thể nói rằng ở các siêu thị trong nước không riêng gì hệ thống siêu thị Co.op Mart thì vấn đề môi trường đều chưa được quan tâm đúng mức. Từ cán bộ nhân viên trong siêu thị cho đến khách hàng đều không chú ý đến những vấn đế môi trường trong siêu thị, hầu như ai cũng nghĩ siêu thị là một nơi không hề có những khía cạnh môi trường. Là một doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 nên việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đã rất tốt song những chính sách về môi trường thì vẫn chưa nhiều và gần như là không có. Vấn đề đặt ra ở đây cho doanh nghiệp là phải làm sao đưa những giải pháp quản lý cũng như kỹ thuật vào áp dụng trong siêu thị để làm cho môi trường siêu thị ngày càng trong lành hơn, xứng đáng với những gì mọi người nghĩ về nó.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương 1 luận văn đã tìm hiểu và đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh gọi tắt là Saigon Co.op và hệ thống siêu thị Co.op Mart trực thuộc. Trong chương 2 luận văn đã làm rõ các khía cạnh và tác động môi trường của hoạt động thương mại trong hệ thống siêu thị. Chương 3 luận văn đã đánh giá về thực trạng quản lý môi trường trong siêu thị dựa trên các mặt tổ chức, kỹ thuật và nhận thức. Trên cơ sở ca1c phân tích của các chương trước, trong chương 4 này sẽ đưa ra một số đề xuất về những giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong siêu thị nhằm bảo vệ môi trường:
Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên trong siêu thị.
Phân loại và xử lý rác.
Nâng cao nhận thức cho khách hàng.
Xử lý nước thải.
Giảm thiểu chất thải.
Xây dựng chương trình quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.
4.1 ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRONG SIÊU THỊ
Như đã nói ở trên thì vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở các siêu thị. Như vậy việc đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường cho các cán bộ, nhân viên trong siêu thị là một việc làm hết sức cần thiết. Là một doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nên việc đào tạo nâng cao nhận thức sẽ là một vấn đề không mấy khó khăn đối với Liện Hiệp HTX Thương Mại nói chung và của từng Co.op Mart nói riêng.
Theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì một doanh nghiệp phải có phương pháp đào tạo thích hợp cho nhân viên của mình, những người mà công việc của họ có thể gây ra những tác động đáng kể tới môi trường. Việc đào tạo nhằm giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ với chính sách môi trường, các quy trình và với HTQLMT. Họ cũng phải hiểu rõ công việc của họ có thể tạo ra những tác động tới môi trường như thế nào và trách nhiệm cụ thể của họ là gì. Mọi người tại mọi phòng ban chức năng đều có vai trò nhất định trong việc quản lý môi trường của doanh nghiệp. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải rất đa dạng. Mọi người trong doanh nghiệp cần được đào tạo về chính sách môi trường, các tác động môi trường đáng kể của công việc của họ... Muốn vậy, doanh nghiệp phải xác định các phòng ban liên quan có thể gây ra các tác động môi trường đáng kể, từ đó xây dựng một ma trận về nhu cầu đào tạo cho các phòng ban nhằm xác định được yêu cầu cụ thể đối với từng cá nhân, phòng ban.
Đối với hệ thống các siêu thị thì để nâng cao nhận thức của các cán bộ và công nhân viên có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
Mời các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường về phổ biến kiến thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Giúp cho họ biết được chính xác những tác hại của các chất thải mà siêu thị có khả năng thải ra. Chỉ cho họ biết cách phân loại rác và tái sử dụng rác.
Cũng có thể cử một số cán bộ đi học tập tại những nơi có uy tín trong việc đào tạo chuyên gia môi trường sau đó về phổ biến lại kiến thức cho các nhân viên trong siêu thị, phương pháp này có thể giảm bớt được chi phí nhưng hiệu quả thì không được cao như việc trực tiếp mời các chuyên gia môi trường về giảng dạy tại siêu thị.
Tổ chức các cuộc thi sáng kiến làm thế nào để siêu thị sạch hơn, đẹp hơn và thực phẩm an toàn hơn. Qua các cuộc thi này, nhân viên trong siêu thị sẽ dần dần nhận thức được tầm quan trọng của một môi trường trong lành, sạch đẹp.
Một số nội dung gợi ý trong công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên của siêu thị:
1. Những kiến thức về tái sinh, tái chế
Rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác hơn, với những thành phần phức tạp hơn.
Rác thải sinh hoạt ở thể rắn thường gồm giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, vải, thức ăn cành cây, xác động vật,... Trong đó, các chất hữu cơ tự nhiên như lá, cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật,... là những thứ rất chóng phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ, chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh thu hút công trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, tạo điều kiện cho chúng phát triển gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.
Rác thải là giấy, bìa, nhựa, thuỷ tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Tái chế tức là dùng nó làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Tái sử dụng tức là thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại. Việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích:
Làm giảm lượng rác thải ra môi trường.
Tạo thêm hàng hoá sử dụng.
Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại rác.
Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được tài nguyên, khoáng sản và công khai thác chúng.
Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại.
Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,... có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng.
Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào.
2. Kinh nghiệm về thu gom rác ở các nước phát triển
Rác là một vấn đề môi trường, nhất là ở các thành phố lớn, cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, rác thải cũng ngày càng nhiều. Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề nóng bỏng của các thành phố trên thế giới. Ở Nhật Bản, rác được phân thành hai loại: rác cháy được và không cháy được để riêng trong những túi có màu khác nhau. Hàng ngày, khoảng 9 giờ sáng họ đem các túi đựng rác đó ra đặt cạnh cổng. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến từng nhà đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ngay hôm sau sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
Phân loại và thu gom rác đã trở thành một việc làm bình thường ở các nước phát triển, túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này, dân chúng coi rác thải sinh hoạt không phải đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích như giấy cũ, túi nilon, mảnh thủy tinh, săm lốp cũ, thậm chí cả những đồ điện hỏng nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
3. Khái niệm về chất thải độc hại
Chất thải độc hại là các chất thải có thể được sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng.
Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.
Có thể xác định 3 nhóm chất thải độc hại chính:
Nhóm 1 bao gồm các chất thải có hàm lượng độc tố cao, dễ thay đổi, bền vững hoặc tích tụ sinh học. Ví dụ:
Các chất thải dung môi Clo.
Chất thải thuỷ ngân.
Các chất thải PDB.
Nhóm 2 là các chất thải thông thường khác như các sệt Hydroxyt kim loại.
Nhóm 3 là các chất thải có khối lượng lớn, có thể hàm lượng độc tố không cao nhưng có khả năng gây hại trên quy mô lớn.
4. Những đường dẫn truyền của các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường
Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước. Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới.
Đất và nước bị ô nhiễm:
Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Đó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ rác thải là vùng chưa bão hoà thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hoá và hoá sinh.
Ô nhiễm nước bề mặt:
Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hoá chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất.
Các đường ô nhiễm khác:
Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải.
5. Khái niệm về ô nhiễm thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm
Các loại thực phẩm chúng ra ăn hàng ngày nói chung đều sạch, không có chất ô nhiễm. Nhưng hầu như không có thực phẩm nào tuỵệt đối tinh khiết mà ít nhiều đều có mang theo chất ô nhiễm. Có chất ô nhiễm tự sản sinh trong thực phẩm, có chất ô nhiễm do con người đưa đến. Ví dụ như trong những hạt lạc để lâu ngày bị mốc có chứa chất độc aflatoxin; trong dăm bông, cá hun khói, thịt lạp (thịt sấy, thịt khô),... đều có chứa muối nitrat hoặc muối nitric là những chất độc hại. Nếu hàm lượng những chất đó trong thực phẩm không nhiều hoặc chúng ta ăn ít thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu hàm lượng vượt quá tỉ lệ cho phép hoặc chúng ta ăn nhiều những thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, thậm chí đe hoạ tính mạng. Lúc đó chúng ta sẽ nói rằng, những thực phẩm đó đã bị ô nhiễm và không nên ăn.
Đối với lạc hoặc các thực phẩm để lâu bị mốc, tuyệt đối không nên ăn vì mốc lạc chứa aflatoxin gây bệnh ung thư. Năm 1960, một số xí nghiệp nuôi gà của Anh do dùng nhân lạc mốc của Brasil làm thức ăn nuôi gà, đã làm 10 vạn con gà bị chết trong một thời gian ngắn.
Một số loài thực phẩm bị ô nhiễm là do môi trường bị ô nhiễm, sử dụng thuốc trừ sau sai quy định hoặc do đóng gói, vận chuyển sai quy cách. Ví dụ chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước, nếu dùng nguồn nước bị ô nhiễm đó để nấu rượu, pha chế nước ngọt thì nhất định không thu được rượu ngon và nước ngọt ngon.
Sử dụng thuốc trừ sâu cũng khiến nhiều loại thực phẩm bị ô nhiễm. Một số nước thường xảy ra hiện tượng nhiễm độc thiếc do ăn đồ hộp. Đó là do nước trong hộp hoa quả có chứa gốc axit nitric kết hợp với thiếc trong sắt tây không xử lý tốt khi đóng hộp khiến người ăn đồ hộp bị nôn mửa và ỉa chảy.
Ngoài ra còn một số chất ô nhiễm do con người đưa vào thực phẩm. Ví dụ khi làm món thịt, lạp xường,... người ra trộn diêm sinh (muối nitrat) vào thịt để thực phẩm có màu đẹp và ăn ngon miệng, đồng thời chống vi khuẩn xâm nhập để bảo quản được lâu ngày. Nhưng nếu trộn nhiều muối nitrat sẽ gây ngộ độc cho người ăn; hoặc những kẻ nhẫn tâm còn pha phân đạm hoặc thuốc DDT vào rượu trắng để làm tăng nồng độ rượu. Ngoài ra có một số thực phẩm bị ô nhiễm là do sự cố khách quan gây ra.
Những sự kiện trên nhắc nhở loài người chớ tắc trách trong việc sản xuất thực phẩm và cần hết sức thận trọng khi sản xuất các loại thực phẩm có sử dụng hoá chất độc hại.
Trên đây là một số nội dung mà tác giả gợi ý trong việc giáo dục, đào tạo cho cán bộ công nhân viên của hệ thống siêu thị về những vấn đề môi trường cấp thiết mà xã hội đang ngày ngày phải đối mặt. Ngoài ra, tuỳ theo lĩnh vực của từng chuyên gia, tuỳ vào từng thời điểm mà các chuyên gia có thể chọn những nội dung khác để giảng dạy, tuyên truyền.
4.2 PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC
Như đã nói ở chương 2 thì rác trong siêu thị chủ yếu thuộc các nhóm sau đây: nhóm rác thực phẩm dễ dàng phân huỷ và nhóm rác khó phân huỷ gồm các rác là chất dẻo tổng hợp, giấy, kim loại. Như vậy vấn đề ở đây là phải phân loại được các nhóm rác này ra và bỏ vào những thùng khác nhau.
Sau đây là một giải pháp được đề xuất:
Mỗi siêu thị sẽ đặt 3 thùng rác với 3 màu khác nhau: đỏ, vàng và xanh; trên mỗi thùng sẽ có dán nhãn ghi tên của loại rác được bỏ vào thùng.
Thùng màu xanh sẽ bỏ rác thực phẩm, loại rác này sẽ được những người thu gom về nấu cho gia cầm, gia súc ăn lấy vào lúc 14h và 22h hàng ngày.
Đối với rác thực phẩm còn có một giải pháp khác đó chính là việc xay nhuyễn rác ra và đổ vào hầm tự hoại. Do hầm tự hoại có hệ thống ủ, lắng lọc nên tất cả các loại rác thực phẩm (chủ yếu là các chất hữu cơ như cenlulo, protein...) khi đi qua các cấu trúc của hầm sẽ được phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thùng màu vàng sẽ bỏ rác là các loại chất dẻo tổng hợp. Đây có lẽ là một vấn đề khó giải quyết. Như vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất dẻo phế thải? Biện pháp được áp dụng đầu tiên là đốt cháy. Nhưng khi cháy, các khí độc hại sản sinh ra như clo, hydroclorit,... bay vào không khí làm ô nhiễm môi trường khí quyển.
Do đốt cháy phế liệu chất dẻo không phải là phương pháp tối ưu, người ta đã chuyển sang biện pháp chôn sâu chúng trong lòng đất. Nhưng các phế liệu đó dù bị chôn sâu nhưng nếu có những trận mưa lớn, động đất thì nó lại bị đưa lên mặt đất gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc chôn sâu các phế liệu từ chất dẻo tổng hợp vẫn chưa phải là biện pháp thoả đáng. Một số nước trên thế giới đã xử lý nguồn chất dẻo phế thải bằng cách thu gom và tái sinh. Họ cho thu nhặt phế thải chất dẻo rồi tái sinh thành sản phẩm mới. Biện pháp này tận dụng được nguyên liệu, nhưng vẫn không thể khắc phục được ô nhiễm trong quá trình tái sinh phế thải chất dẻo, đồng thời chất lượng của sản phẩm tái sinh không tốt, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.
Biện pháp tốt nhất là nghiên cứu sản xuất loại chất dẻo dễ phân hủy trong quá trình phân hủy không làm ô nhiễm môi trường. Nhưng biện pháp này rất khó thực hiện. Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất ra loại chất dẻo từ tinh bột và nước. Tinh bột được lấy từ lúa mì, khoai tây, gạo,.. và đạt được yêu cầu trong nguyên liệu không có bất kỳ chất độc hại nào. Khi loại chất dẻo này chôn xuống đất, các loại vi sinh vật rất thích ăn và phân giải nhanh thành khí cacbonic và nước không gây ô nhiễm môi trường, và dù gia súc có ăn phải các mảnh vụn chất dẻo cũng vô hại. Thành quả này đang cổ vũ các nhà sản xuất tạo ra các loại chất dẻo dễ phân giải nhằm đạt yêu cầu căn bản là không gây ô nhiễm môi trường.
Thùng màu đỏ sẽ dùng để chứa các loại rác thải nguy hại như: các chai thuốc tẩy rửa, hóa chất,…. Các loại rác này sẽ được giao cho đơn vị xử lý vệ sinh sạch sẽ, sau đó được dập lại hoặc cắt nhỏ chuyển sang mục đích sử dụng khác nhằm tránh trường hợp để thất thoát ra thị trường tiêu thụ, sử dụng vào mục đích chứa, đựng nước uống hoặc thực phẩm.
Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là lượng chất thải rắn phát sinh trong nội vi siêu thị mà còn cả một lượng lớn rác thải gián tiếp xuất phát từ siêu thị, đó chính là những loại chất dẻo tổng hợp, những loại rác thực phẩm,… đã theo khách hàng từ siêu thị về nhà. Và như vậy với kiến thức phân loại rác còn yếu kém thì những loại rác trên, nhất là những loại chất dẻo tổng hợp sẽ dẽ dàng bị thải ra ngoài môi trường và ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị là điều tất nhiên không thể tránh khỏi.
4.3 NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO KHÁCH HÀNG
Sự phát triển văn minh của loài người làm cho con người luôn có tư tưởng theo đuổi sự phát triển, nhất là theo đuổi không giới hạn đối với tiêu dùng vật chất. Tác dụng tiêu cực của tiêu dùng vật chất đang khiến nhiều người suy ngẫm về cái giá phải trả cho sự theo đuổi ấy, mong muốn thoát khỏi sự trói buộc của vật chất, chuyển hướng sang phát triển tinh thần, văn hoá và lối sống. Và chính ở đây sự tuyên truyền, giáo dục con người nói một cách chung chung và đối tượng giáo dục quan trọng nhất trong phần này đó chính là những thượng đế của siêu thị Co.op Mart sẽ được đặt ở một vị trí rất cao.
Nhân loại ngày nay đã bắt đầu thức tỉnh về vấn đề môi trường, đã bắt đầu hình dung được mối nguy hại do việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, thấy được rất nhiều cái giá phải trả cho việc thiếu tôn trọng, thiếu ý thức bảo vệ thiên nhiên. Và rõ ràng, công tác bảo vệ môi trường không phải là công việc riêng của các ngành chức năng. Bản thân nó, với tính chất và phạm._.