TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CHĂN NUÔI - THÚ Y
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO SÁT NĂNG SUẤT THỎ THỊT KHI DÙNG
CÙI BẮP THAY THẾ TRONG KHẨU PHẦN RAU MUỐNG
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ NGỌC HOÀI
Long Xuyên, tháng 12 năm 2009
LỜ I CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, tôi vô cùng cảm ơn:
Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học, Phòng Tài Vụ, Phòng Quản Lý Khoa
Học và Hợp Tác Quốc Tế Trường Đại học An Giang đã tạo điều
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Khảo sát năng suất thỏ thịt khi dùng cùi bắp thay thế trong khẩu phần rau muống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện đề tài này.
Quý Thầy (Cô) Bộ môn Chăn nuôi – Thú y, Trại chăn nuôi thực nghiệm,
phòng thí nghiệm khoa Nông nghiệp – TNTN, Trường Đại học An Giang đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này.
i
TÓM TẮT
Khảo sát năng suất thỏ thịt khi dùng cùi bắp thay thế
trong khẩu phần rau muống
Khảo sát và xác định khẩu phần tăng trọng của thỏ thịt khi sử dụng cùi bắp
thay thế 10 – 20% khẩu phần rau muống tính theo vật chất khô là mục tiêu chính
của đề tài nghiên cứu.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên với 4 lần lập lại, mỗi lập lại nhận 1 thỏ thí nghiệm 2,5 – 3 tháng tuổi. Tất cả
các nghiệm thức đều tác động một quy trình tiêm phòng vaccine, thuốc thú y và
cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Các nghiệm thức thí nghiệm bao gồm:
- Nghiệm thức T1 (đối chứng): 100% rau muống (VCK/TLCT, 10% TLCT)
- Nghiệm thức T2: 90% rau muống + 10% cùi bắp
- Nghiệm thức T3: 80% rau muống + 20% cùi bắp
- Nghiệm thức T4: 90% rau muống + 10% cùi bắp + 40 - 50 g đậu xanh hạt
- Nghiệm thức T5: 80% rau muống + 20% cùi bắp + 40 - 50 g đâu xanh hạt
(VCK: vật chất khô; TLCT: trọng lượng cơ thể)
Một số kết quả ghi nhận được như sau:
1. Lượng rau muống ăn vào (kg/con/ngày): ở các giai đoạn 1 – 15, 16 – 30, 31 – 45
và 46 – 60 ngày, lượng rau muống ăn vào ở nghiệm thức T5(0,40; 0,54; 0,56 và
0,46), T4(0,48; 0,58; 0,54 và 0,51), T3(0,56; 0,71; 0,91 và 0,77) và T2(0,74; 0,87;
0,77 và 0,99) thấp hơn so với T1(1,17; 1,24; 1,13 và 0,94) ở mức ý nghĩa 1%
(P<0,01).
2. Lượng rau muống ăn vào tích lũy (kg/con/ngày): ở các giai đoạn tích lũy 1 – 30,
1 – 45 và 1 – 60 ngày, lượng rau muống ăn vào tích lũy ở nghiệm thức T5(0,93;
1,49; và 1,49), T4(1,06; 1,60 và 2,11), T3(1,28; 2,18 và 2,95), T2(1,61; 2,6 và
3,37) thấp hơn T1(2,4; 3,53 và 4,47) ở mức ý nghĩa 1% (P<0,01).
ii
3. Trọng lượng trung bình của thỏ ở các thời điểm khảo sát (kg/con): Ở các thời
điểm khảo sát 15, 30, 45 và 60 ngày, trọng lượng thỏ ở nghiệm thức T4(2,06; 2,43;
2,71 và 2,86), T5(1,99; 2,39; 2,64 và 2,80) và T1(2,06; 2,39; 2,63 và 2,79) cao hơn
T3(1,52; 1,85; 2,07 và 2,29) ở mức ý nghĩa 5% (P<0,05).
Từ khóa: Thỏ thịt, cùi bắp, rau muống.
iii
ABSTRACT
Effect of replacement of water spinach by corn cob
in the diet of growing rabbits.
A study of replacement of water spinach by corn cob in the diet of growing
rabbits was done at An Giang University. The experiment of twenty growing
rabbits aged 2,5 to 3 months was arranged in a Complete Randomized Design
(CRD) with 5 treatments and 4 replications.
Treatment 1 (T1); 100% water spinach (control), (dry matter/live weight;
10% live weight)
Treatment 2 (T2): 90% water spinach + 10% corn cob.
Treatment 3 (T3): 80% water spinach + 20% corn cob.
Treatment 4 (T4): The same as T2 + 40 or 50g grain green pea.
Treatment 5 (T5): The same as T3 + 40 or 50g grain green pea.
After being analyzed by Minitab.14 statistical program, some results was
recorded as below:
1. Water spinach feed intake (kg/head/day): at the 1 – 15, 16 – 30, 31 – 45,
46 – 60 days, water spinach feed intake in T5(0,40; 0,54; 0,56 and 0,46), T4(0,48;
0,58; 0,54 and 0,51), T3(0,56; 0,71; 0,91 and 0,77) and T2(0,74; 0,87; 0,77 and
0,99) was less than in T1(1,17; 1,24; 1,13 and 0,94) at 1% significant level.
2. Accumulated water spinach feed intake (kg/head): at the 1 – 30, 1 – 45, 1
– 60 days, accumulated water spinach feed intake in T5 (0,93; 1,49; and 1,49),
T4(1,06; 1,60 and 2,11), T3(1,28; 2,18 and 2,95), T2(1,61; 2,6 and 3,37) was less
than in T1(2,4; 3,53 and 4,47) at 1% significant level.
3. Average live weight (kg/head): at the 15, 30, 45 and 60 days, average
live weight in T4(2,06; 2,43; 2,71 and 2,86), T5(1,99; 2,39; 2,64 and 2,80) and
T1(2,06; 2,39; 2,63 and 2,79) was higher than T3(1,52; 1,85; 2,07 and 2,29) at 5%
significant level.
It was concluded that the replacement of 10% water spinach by corn cob
(dry matter) with supplementation of grain green pea (40 – 50 g/head/day) would
affect the water spinach feed intake, average live weight of growing rabbits.
Key words: growing rabbits, corn cob, water spinach
iv
MỤC LỤC
Nội dung…………………………………………………………………………..Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Tóm tắt ......................................................................................................................iii
Mục lục....................................................................................................................... v
Danh sách bảng…………… .................................................................................. ..vii
Danh sách hình, sơ đồ, đồ thị ..................................................................................viii
Chương 1 Giới thiệu................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
Chương 2 Lược khảo tài liệu................................................................................... 3
2.1. Một số giống thỏ hiện nay................................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh lý của thỏ ..................................................................................... 6
2.3. Một số đặc điểm sinh học, công dụng và giá trị dinh dưỡng của cây bắp .......... 9
2.4. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của hạt đậu xanh .................................. 10
2.5. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của rau muống...................................... 11
Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .......................................... 13
3.1. Phương tiện nghiên cứu..................................................................................... 13
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 13
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 13
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 13
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 13
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 13
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 13
3.2.3. Khẩu phần thí nghiệm .................................................................................... 14
3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 14
Chương 4. Kết quả và Thảo luận.......................................................................... 16
4.1. Thành phần hóa học các thực liệu ..................................................................... 16
4.2. Lượng rau muống tiêu tốn................................................................................. 17
4.2.1. Lượng rau muống ăn vào ............................................................................... 17
4.2.2. Lượng rau muống ăn vào tích lũy… ............................................................ .19
4.3. Trọng lượng và tăng trọng của thỏ .................................................................... 19
4.3.1. Trọng lượng của thỏ ở các thời điểm khảo sát ............................................... 19
4.3.2. Tăng trọng của thỏ ở các giai đoạn khảo sát .................................................. 21
v
4.3.3. Tăng trọng tích lũy của thỏ ở các giai đoạn ................................................... 24
4.4. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát thân thịt của thỏ.................................................... 26
4.5. Giá thành khẩu phần thí nghiệm……………………………………………...27
Chương 5 Kết luận và đề nghị............................................................................... 28
1. Kết luận ................................................................................................................ 28
2. Đề nghị ................................................................................................................. 28
Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 29
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Sự thay đổi thân nhiệt của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường …..….6
Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh lý của thỏ ....................................................................6
Bảng 3: Thành phần hóa học của sữa thỏ .................................................................6
Bảng 4: Thể tích ống tiêu hóa của thỏ ......................................................................7
Bảng 5: Khẩu phần ăn của thỏ trong 24 giờ………………………………………..7
Bảng 6: Nhu cầu một số dưỡng chất của thỏ………………………………………….…8
Bảng 7: Nhu cầu dinh dưỡng theo trọng lượng, mang thai, nuôi con của thỏ……...8
Bảng 8: Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong 24 giờ của thỏ theo thể trọng………..8
Bảng 9: Định mức ăn hàng ngày của thỏ ................................................................... 9
Bảng 10: Khẩu phần ăn của thỏ nuôi gia đình tại Việt Nam theo tháng tuổi ............ 9
Bảng 11: Thành phần dinh dưỡng của rau muống ................................................... 11
Bảng 12: Thành phần hóa học của rau muống ........................................................ 12
Bảng 13: Thành phần hóa học của các loại thực liệu thí nghiệm ............................ 16
Bảng 14: Lượng rau muống ăn vào trung bình ở các nghiệm thức……………….17
Bảng 15: Lượng rau muống ăn vào tích lũy trung bình ở các nghiệm thức..……..19
Bảng 16: Trọng lượng trung bình của thỏ ở các nghiệm thức…………..………..20
Bảng 17: Tăng trọng trung bình của thỏ ở các giai đoạn khảo sát………………..22
Bảng 18: Tăng trọng tích lũy của thỏ ở các giai đoạn khảo sát…………………...24
Bảng 19: Một số chỉ tiêu khảo sát quầy thịt thỏ…………………………………..26
Bảng 20: Giá thành khẩu phần thí nghiệm………………………………………..27
vii
viii
DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Giống thỏ Newzealand white.………………….........................................4
Hình 2: Giống thỏ Newzealand white……………………………………………..4
Hình 3: Giống thỏ Newzealand white……………………………………………..5
Hình 4: Giống thỏ Dé Việt Nam……………...........................................................5
Sơ đồ 1: Quy trình mổ khảo sát thỏ thí nghiệm.......................................................15
Đồ thị 1: Lượng rau muống ăn vào ở các giai đoạn của các nghiệm thức...............18
Đồ thị 2: Trọng lượng trung bình thỏ thí nghiệm ở các thời điểm khảo sát...…….21
Đồ thị 3: Tăng trọng trung bình của thỏ ở các giai đoản của các nghiệm thức..….23
Đồ thị 4: Tăng trọng tích lũy của thỏ ở các giai đoạn của các nghiệm thức...……25
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thỏ nói riêng hiện nay đang đứng trước
những thách thức (dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng) và cơ hội mới (Việt
Nam gia nhập tổ chức Worlh Trade Organization (WTO) vào năm 2005. Vì vậy chuyển
đổi vật nuôi và tìm ra những giải pháp thay thế thức ăn cho vật nuôi là việc làm thiết
thực và mang tính đột phá. Việc thử nghiệm và tìm ra những loại thức ăn thay thế thức
ăn truyền thống trong chăn nuôi đang được nhiều người quan tâm trong đó có thức ăn
để nuôi thỏ. Có rất nhiều loại thức ăn để nuôi thỏ theo phương pháp truyền thống như:
rau lang, rau muống, các loại cỏ, các loại củ quả…Việc khảo sát khả năng sử dụng cùi
bắp làm thức ăn thay thế rau muống cho thỏ thịt là một trong những giải pháp nhằm tận
dụng phụ phẩm này vào việc phát triển ngành chăn nuôi nói chung và nghề nuôi thỏ nói
riêng, cùng với tạo việc làm, tăng thu nhập cho các nhà trồng bắp tham gia vào việc
phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Trong những năm gần đây, An Giang là một trong những tỉnh có diện tích và
năng suất trồng bắp lai lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bắp lai là cây màu
được trồng khá phổ biến ở vùng đất bãi bồi thuộc hai huyện An Phú và Tân Châu nhằm
phục vụ phát triển chăn nuôi. Theo Dương Minh (1999) từ năm 1992 việc du nhập và
phát động trồng các giống bắp lai (DK 888, Pacific 11…) với năng suất cao (có khả
năng lên đến 7 - 8 t /ha cá biệt có thể đạt đến 12,3 t /ha tại Tân Châu, An Giang). Với
diện tích, năng suất trồng bắp hiện nay thì nguồn phụ phẩm lõi bắp rất dồi dào đang
được sử dụng chưa hợp lý và cần được khai thác có hiệu quả. Bên cạnh sản phẩm chủ
yếu là bắp nguyên hạt để chế biến làm thức ăn gia súc, thân bắp dùng làm thức ăn xanh
cho trâu bò thì việc tận dụng và sử dụng cùi bắp chưa được chú ý. Nhiều nghiên cứu về
việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau để nuôi thỏ: dùng khoai, sắn tươi, bí đỏ, su su,
cỏ khô, rơm khô...để nuôi thỏ thịt (bản tin nông nghiệp Thủ đô); dùng rau muống
(Water spinach) làm khẩu phần cơ bản để nuôi thỏ thịt (Vo Thi Tuyet Nga, 2004); sử
dụng rau muống, cỏ Stylo 184 làm khẩu phần căn bản nuôi thỏ thịt (Hongthong
Phimmasan, Siton Kongvongxay, Chhay Ty and Preston T R 2004)… Với những cơ sở
lý luận trên đây, việc sử dụng lõi bắp thay thế một phần trong khảu phần rau muống để
nuôi thỏ thịt là khả thi và có cơ sở khoa học.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát và xác định khẩu phần tăng trọng của thỏ khi sử dụng cùi bắp làm
nguồn thức ăn thay thế rau muống nhằm hướng tới một mô hình nuôi thỏ thịt bền vững
là tận dụng phụ phẩm của cây bắp làm thức ăn thay thế một phần các loại thức ăn truyền
thống khác.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Phân tích thành phần hóa học (Vật chất khô, đạm thô, xơ thô, tro) của cùi bắp,
rau muống và đậu xanh nguyên hạt dùng làm thức ăn cho thỏ.
Nghiên cứu tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của thỏ khi sử dụng cùi bắp làm thức
ăn thay thế trong khẩu phần rau muống.
Khảo sát quầy thịt thỏ cuối thí nghiệm.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu một số giống thỏ hiện nay
Thỏ thuộc lớp động vật có vú Mammalia, bộ gặm nhấm Rodentia, họ Leporidae.
Loài thỏ rừng Oryctolagus cuniculus được thuần hóa thành thỏ nhà. Trên thế giới có rất
nhiều giống như: Thỏ trắng khổng lồ Bhauxcat và Flandra (Pháp) trọng lượng 6,5 - 6,8
kg, Thỏ trắng Belie (Pháp), Thỏ trắng Nga (lớn và nhỏ), Thỏ Tân Tây Lan trắng, Thỏ
California (Mỹ), Thỏ Chinchila (Anh).
Riêng tại Việt Nam, hiện nay các giống thỏ thuần chủ yếu được nuôi ở các Viện
và Trung tâm nghiên cứu giống quốc gia, trong sản xuất ở nông hộ phần lớn nuôi các
giống thỏ bị lai tạp, chỉ có 3 giống chính là: Thỏ trắng Tân Tây Lan - Việt Nam (nhập từ
Hungari (1978), thỏ xám Việt Nam, thỏ đen Việt Nam.
Thỏ Dé: Trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3,5 kg mầu lông thường loang, trắng
vàng, đen xám, chân, tai dài, đầu to, bụng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt 46%.
Thỏ xám và thỏ đen: Hai giống này thuộc nhóm tầm trung, được Trung tâm
nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây chọn lọc và nhân thuần. Trọng lượng thỏ trưởng thành
nặng 3,8 - 4,5 kg; thỏ đen có mầu lônhg đen tuyền, thỏ xám có màu xám tro dưới bụng
hơi sáng hơn. Cả hai giống đều có mắt đen, tai và đầu ngắn, nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ 50%.
Thỏ New - Zealand trắng: Đây là giống thỏ tầm trung được nhập vào nước ta
từ Hungari năm 1977, màu lông trắng tuyền, mắt hồng, xương chân, đầu nhỏ, tai ngắn,
nặng tối đa 4,5 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 55%, thích nghi với điều kiện sống ở nước ta.
Thỏ California: Có nguồn gốc ở Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila,
thỏ Nga và thỏ Newzealand được nhập vào Việt Nam từ Hungari. Lần thứ nhất vào năm
1978 và lần thứ hai vào năm 2000. Đây là giống thỏ tầm trung cho thịt, khối lượng trung
bình 4,5 -5 kg, tỷ lệ xẻ thịt 55-60%; thân ngắn hơn thỏ Newzealand, lông trắng nhưng
tai, mũi, 4 chân và đuôi có điểm lông màu đen, màu mùa đông lớp lông màu đen này
đậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ Newzealand.
Giống này cũng đã được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước ta.
3
Hình 1: Thỏ Newzealand white (Nhập từ Hungari năm 1977 và năm 2000)
Hình 2: Thỏ Newzealand white (Nhập từ Hungari năm 1977 và năm 2000)
4
Hình 3: Thỏ Newzealand white (Nhập từ Hungari năm 1977 và năm 2000)
Hình 4: Thỏ Dé Việt Nam (Nguồn: Atlas các giống vật nuôi ở Việt Nam)
5
2.2. Đặc điểm sinh lý của thỏ
Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, khả năng thích ứng với yếu
tố môi trường kém. Thân nhiệt thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, thải nhiệt qua
đường hô hấp, khứu giác rất phát triển, thính tai, tinh mắt, trong bóng tối cũng có thể
nhìn thấy để ăn uống và phát hiện những tiếng động nhỏ.
Bảng 1: Sự thay đổi thân nhiệt của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ (0C)
Nhiệt độ không khí nhà nuôi thỏ 5 10 20 35 40
Nhiệt độ cơ thể 37,5 38,0 38,7 40,5 41,6
Nguyễn Chu Chương, 2007
Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh lý của thỏ
Các chỉ tiêu Đơn vị tính
Nhiệt lượng thải ra 72-96 Kcal/ngày/kg thể trọng
Phân thải ra 62-70 kg/con/năm
Nước tiểu thải ra 66-180 lít/con/năm
Tiêu thụ Oxy 0,5-0,65 lít/giờ/kg thể trọng
Nguyễn Chu Chương, 2007
Bảng 3: Thành phần hóa học của sữa thỏ
Thành phần Tỷ lệ (%)
Nước 69,5
Vật chất khô 30,5
Đạm toàn phần 15,5
Đường 1,8-2,1
Mỡ 10,4-22
Khoáng 2,6
Nguyễn Chu Chương, 2007
2.2.1. Sinh lý tiêu hóa
Cấu tạo dạ dày thỏ không thích ứng với việc tiêu hóa chất xơ, chất xơ được tiêu
hóa ở kết tràng và manh tràng do hệ vi sinh vật cư trú ở đây tác động. Những viên phân
thải ra ban đêm có dạng mềm là “phân vitamin”, những viên phân này thường được thỏ
ăn lại ngay từ lúc mới ra dính ở hậu môn, các chất dinh dưỡng, trong đó có các loại
6
vitamin nhóm B được hấp thu ở ruột non. Hiện tượng trên gọi thỏ là “loài nhai lại giả”.
(Nguyễn Chu Chương, 2007).
Manh tràng bắt đầu tiêu hóa chất xơ nhờ vi sinh vật cộng sinh và tạo ra một loại
phân đặc biệt là phân mềm hay phân đêm, khi thải ra đến hậu môn thì thỏ cúi xuống ăn
ngay và nuốt chửng vào dạy dày và các chất dinh dưỡng được hấp thu lại ở ruột non.
(Nguyễn Xuân Trạch, 2009).
Thỏ có thể ăn các loại rau cỏ tươi, cỏ khô: rau muống, rau lang, cỏ lông para, lá
gigantea… Cần rửa sạch trước khi phơi thật khô cho thỏ ăn rất tốt. (Việt Chương, Phạm
Thanh Tâm, 2006).
Thỏ là loại động vật gặm nhấm, có ưu điểm dễ nuôi, không tranh chấp lương
thực với người và gia súc khác, có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá
tự nhiên. (Lại Xuân Cộng, 2002).
Đối với các loại thức ăn tinh nếu ở dạng cám, bột phải được trộn ẩm với nước
hoặc với rỉ mật, thỏ sẽ quen ăn, vừa không bụi vào mũi, cơ thể lại dễ hấp thu, không
lãng phí do rơi vãi. (Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, 2005).
Bảng 4: Thể tích ống tiêu hóa của thỏ
Các bộ phận ống tiêu hóa Tỷ lệ (%)
Dạ dày 34
Ruột non 11
Manh tràng 49
Phần ruột già còn lại 6
Tổng cộng 100
Nguyễn Chu Chương, 2007
Bảng 5: Khẩu phần ăn của thỏ trong 24 giờ (g/con/ngày)
Loại thỏ Rau lá xanh Củ quả tươi Hỗn hợp
tinh
Phụ
phẩm
Hậu bị giống
Đực giống, cái chửa
Thỏ mẹ nuôi con
Thỏ vỗ béo thịt
300-400
400-500
600-800
100-500
50-100
60-120
150-300
50-200
30-40
40-50
60-90
10-40
40-70
70-100
120-150
50-60
Nguyễn Chu Chương, 2007
Thỏ thích ăn cỏ, nó có thể ăn niều loại cỏ: cỏ hoang mọc trong tự nhiên như cỏ
vừng, cỏ chỉ, cỏ lông para, cỏ gigantea, cỏ ruzi, cỏ stylo và cả cỏ voi vốn có thân cứng.
7
Bảng 6: Nhu cầu một số dưỡng chất của thỏ như sau
Dưỡng chất Tỷ lệ (%)
Chất xơ 20-25
Chất đạm 15
Chất béo 1-2
Can xi 1,0
Việt Chương, Phạm Thanh Tâm, 2006
Bảng 7: Nhu cầu dinh dưỡng theo trọng lượng, mang thai, nuôi con của thỏ
Thời kỳ Bột đường Đạm thô Xơ thô
Sau cai sữa – vỗ béo - - 22-24
0,5-1,0 kg 15-35 2,5-9 -
1,0-2,0 kg 35-80 9-13 -
2,0-3,0 kg 80-110 13-17 -
Hậu bị giống, nghỉ đẻ 70 20 20-26
Cái chửa 90 28 26-28
Mẹ nuôi con
+ 10 ngày đầu
+ 11-20 ngày
+ 21-30 ngày
+ 31-40 ngày
-
180
205
200
165
-
48
56
52
44
28-31
-
-
-
-
-
Nguyễn Xuân Trạch, trích dẫn từ INRA, 1999
Bảng 8: Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong 24 giờ của thỏ theo thể trọng
Thể trọng (kg) Đạm tiêu hóa (g) Tinh bột (g) Tỷ lệ dinh dưỡng
< 0,5
0,5
1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
1,5-3
2,5-4,5
4,9-9
9-14
13-17
12-16
15-17
8-12
12-22
25-35
50-70
80-110
80-120
90-140
1:4
1:4-5
1:4-5
1:4-5
1:5-6
1:6-7
1:6-8
Nguồn Hungari, Nguyễn Chu Chương trích dẫn
8
Thỏ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau: củ quả, phụ phẩm nông nghiệp, các loại
thức ăn thô xanh và thức ăn tổng hợp.
Bảng 9: Định mức ăn hàng ngày của thỏ như sau (g/con/ngày)
Loại thỏ
Thức ăn tinh
tổng hợp
Phụ phẩm
Thức ăn thô
xanh
Củ, quả
0,5 - 1kg 6 – 14 10 - 25 60 - 130 20 - 45
1 - 2 kg 14 – 30 25 - 50 130 - 300 45 - 100
2 - 3 kg 30 – 40 40 - 50 300 - 400 100 - 130
Lại Xuân Cộng ,2002
Bảng 10: Khẩu phần ăn của thỏ nuôi gia đình tại Việt Nam theo tháng tuổi
Loại thỏ (tháng tuổi) Thức ăn tinh
(g/con)
Củ, quả
(g/con)
Thô xanh
(g/con)
1-2
2-3
3-5
Cái, đực giống
10-20
20-30
30-40
40-60
20-30
30-40
40-50
50-60
200-300
300-400
400-500
600-800
Nguyễn Ngọc Nam, 2003
2.2.2. Khả năng sinh trưởng và cho thịt
Các giống thỏ lai ở Việt Nam có tầm vóc nhỏ hơn so với thỏ ngoại nhưng có khả
năng chịu đựng được trong điều kiện chăn nuôi kham khổ và dinh dưỡng thấp, khối
lượng trưởng thành đạt 3,5 - 5,5 kg/con. Thỏ mắn đẻ, chu kỳ sinh sản ngắn nên nếu nuôi
dưỡng tốt một thỏ cái mỗi năm đẻ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Sau 3 tháng nuôi khối
lượng giết thịt 1,8 - 2,2 kg/con, như vậy một thỏ mẹ có thể sản xuất 80 - 100 kg thịt
thỏ/năm. Thỏ cho tỷ lệ thịt xẻ 46 - 49%, tỷ lệ thịt lọc/thịt xẻ là 85 - 86%. (Nguồn: trung
tâm khuyến nông TP. HCM, 2006).
Mỗi lứa thỏ đẻ cho trung bình 6 con, một thỏ cái một năm trung bình đẻ 5 – 6
lứa, nếu nó nặng 5kg thì một năm có thể sản xuất được 60 – 90kg thịt (Nguyễn Ngọc
Nam, 2003).
2.3. Một số đặc đểm sinh học, công dụng và giá trị dinh dưỡng của cây bắp
Bắp (Zea mays L.) do Linnaeus đặt tên năm 1737, thuộc họ Gramineae, họ phụ
Maydeae, có 8 giống trong đó có 5 giống phân bố ở Châu Á: Polytoca, Chionachne,
Sclerachne, Trilobachne và Coix theo Dương Minh (1999).
9
Rễ bắp thuộc loại rễ chùm. Thân bắp non xốp chứa nhiều nước và chứa khoảng
5% đường sau khi trổ hoa lượng đường giảm nhanh và chuyển về dự trữ ở hột. Diện tích
lá phụ thuộc vào số lá/cây và kích thước lá. Trái và hột: một cây bắp có thể cho từ 1 - 5
trái và có từ 16 - 20 hàng hột (bắp lai), trung bình có từ 30 - 50 hột/hàng.
Thân lá tươi dùng làm thức ăn cho đại gia súc, thân lá khô dùng làm bột giấy.
Thân bắp chiếm đến 26% carbohydrates và 2,5% protein.
Vỏ trái bắp dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, một số vùng trồng bắp thu trái
non vỏ trái dùng để vỗ béo trâu, bò.
Ở những loài bắp có lõi cứng (corn cob), cùi bắp được dùng bán công nghiệp
làm ống vố (pipe). Ngoài ra, trong hóa công nghiệp người ta đã trích ra từ cùi bắp chất
furfuran để làm dược liệu và thuốc trừ sâu. Cùi bắp còn được dùng làm than hoạt tính và
dầu đốt.
Cùi bắp chiếm khoảng 20% khối lượng toàn trái bắp. Đây là phần có giá trị dinh
dưỡng thấp so với cỏ khô và không ngon miệng. Nếu còn độ ẩm cao thì nhanh chóng bị
mốc sau vài ngày. Tuy vậy, bột cùi bắp có thể làm nguồn thức ăn kết hợp với các loại
thức ăn khác để vỗ béo bò thịt cho kết quả cao (Lê Đức Ngoan, 2006).
Râu bắp được dùng trong dược liệu dùng làm thuốc lợi tiểu và cầm máu. Tác
dụng lợi tiểu của râu bắp là do sự hiện diện của acid maizenic và các ion K+, Ca++. Tác
dụng cầm máu là do sự hiện diện của vitamin đặc biệt là vitamin K.
Hột bắp là phần chủ yếu và có giá trị kinh tế nhất. Hột bắp dùng làm lương thực,
thực phẩm cho con người, dùng làm thức ăn cho gia súc, dùng làm nguyên liệu công
nghiệp.
2.4. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của hạt đậu xanh
Cây đậu xanh có tên khoa học Vigna radiata Wilc. Là loại cây họ đậu
Leguminoseae, xếp vào nhóm đỗ đậu, hằng niên, trồng lấy hột.
Hạt đậu xanh có chứa nhiều dưỡng chất: Proteine 21 - 24%, lipid 1 - 4%, glucid
57 - 58%, khoáng 4 - 5% và các sinh tố nhóm B. Giá đậu xanh (1 kg hột ủ được 7 – 8 kg
giá) còn chứa nhiều sinh tố E và các sinh tố khác nên cóp giá trị cao để thay thế rau tươi
trong các mùa vụ thiếu rau, giá lại dễ tồn trữ (từ hột) và sản xuất dễ dàng.
Hạt đậu xanh là loại nông sản quen thuộc được dùng rộng rãi trong nhân dân để
làm thực phẩm (chè, xôi, cháo, bánh tét, bún tàu (miến), kẹo, bánh…), rau sống (giá),
bánh mỳ (pha với bột mỳ 25 – 40% để làm tăng giá trị dinh dưỡng của bánh mỳ). Do
10
hạt đậu xanh có giá trị dinh dưỡng cao nên dùng làm bột dinh dưỡng cho người hoặc
làm thức ăn bổ sung cho gia súc.
2.5. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của rau muống
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Rau muống (tên khoa học Ipomoea
aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm
(Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Thành phần hóa học của rau muống có 92%
nước; 3,2% protit; 2,5% gluxit; 1% xenluloza; 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao:
canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.
Giá trị cây rau muống: Trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g Protein;
85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C.
Theo Hoàng Lan (2009) rau muống là loại rau ăn phổ biến nhất của nhân dân ta,
có vị thế quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Về thành phần hóa học, trong 100g rau
muống tươi có 92g nước; 3,2g protid; 2,5g glucid; 1g xenluloza; nhiều muối khoáng và
vitamin (100mg canxi; 37mg photpho; 1,4 mg sắt; 2,9 mg carotene; 0,1mg vitamin B1;
0,09 vitamin B2; 0,7mg vitamin PP…). Chất đạm có trong rau muống cũng thuộc loại
quý, gồm đầy đủ 10 loại axit amin cần thiết: Lysin, methionin, tryptophan, phenylalalin,
threonin, valin, leucin, isoleucin, arginin và histidin.
Bảng 11: Thành phần dinh dưỡng của rau muống (%)
Thành phần Vật chất khô Tro Vật chất hữu cơ Đạm thô
Rau muống
Lá 12,9 11,2 88,8 31,9
Thân 8,43 14,4 85,6 18,2
Hongthong Phimmmasan, Siton Kongvongxay, Chhay Ty* and T R Preston**,2004
11
Bảng 12: Thành phần hóa học của rau muống
Thành phần Tỷ lệ (%)
Nước 91,6
Đạm thô 1,90
Béo thô 0,80
Xơ thô 1,40
Chiết chất không đạm 3,20
Khoáng 1,10
Năng lượng ( MJ/kg) 9,70
Amino Acid
Lysine 0,14
Methionine 0,07
Tryptophan 0,04
Threonine 0,14
NIAH, 1979 trích dẫn bởi Tung et al., 1994
12
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm
- Phân tích thành phần hóa học các loại thực liệu nuôi thỏ (đạm thô, xơ thô, vật
chất khô, tro tổng số) tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng, khoa Nông nghiệp – TNTN,
trường Đại học An Giang.
- Thí nghiệm nuôi dưỡng, khảo sát các chỉ tiêu tăng trong, tiêu tốn thức ăn, mổ
khảo sát thỏ cuối thí nghiệm tại trại Chăn nuôi thực nghiệm, trường Đại học An Giang.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Chuồng nuôi thỏ.
Cân đồng hồ, bọc nylon lấy mẫu.
Sổ sách, máy tính…
Chuồng trại và thiết bị liên quan đến quá trình phân tích dinh dưỡng các thực
liệu và thí nghiệm nuôi dưỡng thỏ.
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thỏ thí nghiệm: Là giống thỏ lai, màu lông: trắng, xám và đen trắng. Thỏ được
nuôi có trọng lượng từ 1,5 kg – 1,6 kg/con, (2,5 – 3 tháng tuổi) khỏe mạnh, đã tiêm
phòng các bệnh, được nuôi nhốt trong chuồng cá thể, được chăm sóc và nuôi dưỡng
trong điều kiện vệ sinh tốt.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và
4 lần lặp lại theo sơ đố như sau:
T1 T2 T3 T4 T5
T2 T3 T4 T5 T1
T3 T4 T5 T1 T2
T4 T5 T3 T2 T1
Số liệu được xử lý sơ bộ trên bảng tính Excel, khác biệt giữa các nghiệm thức
được phân bằng mô hình hồi qui tuyến tính GLM (General Linear Model) của phiên bản
Minitab version.14 (© 2007 MINITAB Inc., USA). Nếu có sự khác biệt ý nghĩa ở mức
13
P<0,05 hoặc P<0,01 thì các nghiệm thức được so sánh theo cặp khác nhau qua phương
pháp Turkey, 95% CI.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thỏ được nuôi nhốt trong chuồng cá thể, cho ăn 4 lần trong ngày, cho uống
nước tự do, thức ăn bổ sung cho ăn 01 lần/ngày. Thời gian thí nghiệm gồm 75 ngày, 15
ngày đầu để thỏ thích nghi với khẩu phần thí nghiệm, còn 60 ngày sau thu thập các chỉ
tiêu theo dõi thí nghiệm, cứ 15 ngày thu thập các chỉ tiêu một lần.
Phương pháp cho ăn
- Cùi bắp: Thay thế 10% hoặc 20% rau muống tính theo vật chất khô, cho thỏ ăn
cùii bắp đã xử lý bằng rỉ mật đường trước, sau khi ăn hết lượng thức ăn này thì cho ăn
rau muống.
- Rau muống: Tươi, để mất nước qua đêm và cho ăn theo các nghiệm thức.
- Đậu xanh nguyên hạt: Bổ sung 40 - 50 g/con/ngày tùy theo giai đoạn tăng
trưởng của thỏ, cụ thể: 30 ngày đẩu bổ sung 40 g/con/ngày, 30 ngày cuối bổ sung 50
g/con/ngày.
3.2.3 Khẩu phần thí nghiệm
- 100% rau muống (VCK/TLCT, 10% TLCT tính theo VCK) (T1)
- 90% rau muống + 10% cùi bắp (T2)
- 80% rau muống + 20% cùi bắp (T3)
- 90% rau muống + 10% cùi bắp + 40-50 g đậu xanh hạt (T4)
- 80% rau muống + 20% cùi bắp + 40-50 g đâu xanh hạt (T5)
(VCK: vật chất khô; TLCT: trọng lượng cơ thể)
Sử lý sơ bộ cùi bắp
Cùi bắp được phơi khô, loại bỏ tạp chất, cho cùi bắp vào máy nghiền nhỏ và xử
lý cùi bắp với rỉ mật đường.
3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
@ Các chỉ tiêu theo dõi
(1) Thành phần hóa học trong cùi bắp._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7688.pdf