Khảo sát mức độ đáp ứng miễn dịch của vịt đối với vắc xin cúm gia cầm trên thực địa tại huyện Châu thành tỉnh An Giang

Tài liệu Khảo sát mức độ đáp ứng miễn dịch của vịt đối với vắc xin cúm gia cầm trên thực địa tại huyện Châu thành tỉnh An Giang: ... Ebook Khảo sát mức độ đáp ứng miễn dịch của vịt đối với vắc xin cúm gia cầm trên thực địa tại huyện Châu thành tỉnh An Giang

pdf96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát mức độ đáp ứng miễn dịch của vịt đối với vắc xin cúm gia cầm trên thực địa tại huyện Châu thành tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ---oOo--- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VỊT ĐỐI VỚI VACXIN CÚM GIA CẦM TRÊN THỰC ĐỊA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Ths. NGUYỄN KHẮC CHUNG THẨM An Giang, tháng 5/ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ---oOo--- ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VỊT ĐỐI VỚI VACXIN CÚM GIA CẦM TRÊN THỰC ĐỊA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Ths. NGUYỄN KHẮC CHUNG THẨM An Giang, tháng 5/ 2009 TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát mức độ đáp ứng miễn dịch của vịt đối với vacxin cúm gia cầm trên thực địa tại huyện Châu Thành - tỉnh An Giang” nhằm xác định hiệu quả đáp ứng miễn dịch trên vịt thông qua kiểm tra kháng thể bảo hộ bằng phương pháp HI khi được tiêm phòng vacxin cúm gia cầm. Kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng trên đàn gà, vịt được tiêm phòng vacxin cúm tại An Giang, từ đó đánh giá khả năng bảo hộ trên đàn gia cầm được tiêm. Kết quả ghi nhận được như sau: Công tác triển khai tiêm phòng vacxin cúm gia cầm trên đàn gà, vit tại An Giang trong thời gian qua nhìn chung đạt kết quả tốt. Đặc biệt trên vịt tỷ lệ tiêm phòng đạt được luôn cao hơn kế hoạch. Kiểm tra kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng vacxin cúm gia cầm từ 2005-2007 kết quả cho thấy đàn gà, vịt tại An Giang đều đạt tỷ lệ bảo hộ theo khuyến cáo của Cục thú y. Kết quả khảo sát kháng thể sau tiêm phòng vacxin cúm gia cầm H5N1 trên vịt cho thấy: Trên vịt nuôi thịt Super M tiêm phòng vacxin cúm gia cầm lần 1 đạt tỷ lệ bảo hộ thấp, chỉ từ 35- 46,2%. Phân bố hiệu giá kháng thể ở mức thấp chỉ từ 1/16 đến 1/32. Tiêm phòng lần 2 trên đàn vịt nuôi thịt cho kết quả đáp ứng miễn dịch tốt: Tất cả 3 đàn vịt nuôi thí nghiệm đều đạt tỷ lệ bảo hộ từ 76,67% đến 100%. Như vậy để đạt kết quả bảo hộ khi tiêm phòng vacxin cúm gia cầm trên vịt nuôi thịt nhất thiết phải được tiêm phòng 2 lần theo khuyến cáo. Kết quả kiểm tra độ dài miễn dịch sau tiêm vacxin cúm sau thời điểm 145, 148, 156, 158 ngày trên vịt đẻ cho thấy tỷ lệ bảo hộ vẫn còn ở mức cao từ 90-100%. Kết quả tiêm phòng nhắc lại ở liều 0,75 ml và 1ml/ con trên vịt đẻ Khaki Campell đạt tỷ lệ bảo hộ 100%. Trong thời gian qua (2005 - 2008) nhờ thực hiện tốt công tác tiêm phòng vacxin cúm gia cầm, cùng các biện pháp quản lý đàn gia cầm đến nay An Giang chưa xuất hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm nào. Qua đó cho thấy được hiệu quả của công tác tiêm phòng vacxin trong việc khống chế dịch cúm gia cầm tái phát. i ii ABSTRACT The study of “The investigation antibody titres in the flock of duck vaccinated against avian influenza in Chau Thanh district An Giang province” was carried out testing efficacy of immune response by using HI method on ducks vaccinated Reassortant Avian Influenza vaccine inactivated H5N1 to evaluate the protective capacity of the influenza vaccine on duck raising, testing antibody on chicken and duck flocks which were injected by avian influenza vaccine in An Giang province.. Results were as follows: Result of vaccine injection AI on chicken and duck rated from 75,43% to 92,45% (chicken) and from 85% to 114% (duck). Resulting test antibody titres on poultry and duck flocks in An Giang province showed chicken and duck flocks get level of protective antibody followed manufactor’ instruction. Investigation immune response on Super M ducks vaccinated AI showed: Injection vaccined the first prevalence of protective only 35-46,2%. The second vaccination injection are prevalence protective from 76,67-100%. This result showed that using H5N1 vaccine China, Strain Re-1 to inject on Super M ducks get good pevalence of protective. Due to get prevalence of proctective on duck against AI disease, the best way we must inject twice followed manufactor’ instruction. The immune duration after vaccination 145, 148, 156, 158 days on layer Duck Khaki Campell showed all of them can protect well the ducks stock with prevalence of proctective from 90- 100%. The layer flock duck was vaccinated injection with dose 0,75 and 1 ml/duck get result proctection rate 100%. It isn’t significant different among protection rate with 0,75 and 1ml/ layer duck. In from 2005 to 2008, due to making good vaccination Avian Influenza as well as increasing incentives raising bio-security on fowl flocks so in An Giang provine have not appeared any outbreak of AI. The result showed efficicacy of type A, H5 vaccine on poultry in An Giang province in preventing outbreak of Avian Influenza. MỤC LỤC Trang Tóm lược ..........................................................................................................................i Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục các bảng ........................................................................................................vi Danh mục các hình ...................................................................................................... viii Danh mục các biểu đồ ....................................................................................................ix Danh mục các chữ viết tắt ...............................................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................2 1.1 Bệnh cúm gia cầm....................................................................................................2 1.1 Một số mốc lịch sử về bệnh cúm gia cầm ................................................................2 1.2 Virut cúm A phân type H5N1 gây bệnh cúm trên gia cầm ......................................3 1.2.1 Đặc tính hình thái, cấu trúc và lý - hoá sinh học của virut....................................3 1.2.2 Khả năng tái sản của virut .....................................................................................5 1.2.3 Đặc tính kháng nguyên ...........................................................................................6 1.2.4 Đặc tính gây bệnh...................................................................................................8 1.2.5 Khả năng trở thành đại dịch...................................................................................9 1.2.6 Khả ngăng gây bệnh của virut cúm A, H5N1 ngày càng trở nên nguy hiểm ................. 10 1.3 Dịch tễ học.......................................................................................................................... 11 1.3.1 Khả năng tồn tại của virut....................................................................................12 1.3.2 Phương thức lây truyền ........................................................................................13 1.4 Cơ chế sinh bệnh .....................................................................................................13 1.5 Triệu chứng bệnh.....................................................................................................14 1.6 Bệnh tích..................................................................................................................17 1.6.1 Bệnh tích đại thể ...................................................................................................17 1.6.2 Bệnh tích vi thể ....................................................................................................18 1.7 Tính miễn dịch virut cúm ........................................................................................19 1.7.1 Miễn dịch chủ động ..............................................................................................19 1.7.2 Miễn dịch thụ động ...............................................................................................19 iii 1.8 Chẩn đoán................................................................................................................19 1.9 Điều trị .....................................................................................................................20 1.10 Phòng bệnh ............................................................................................................20 2 Đại dịch cúm gia cầm ở nước ta ..............................................................................20 2.1 Diễn biến dịch cúm trên gia cầm tại Việt Nam .......................................................20 2.2 Tình hình dịch cúm gia cầm và công tác triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm ở An Giang ....................................................................................................................21 3 Chương trình tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm tại nước ta................................. 21 3.1 Quan điểm sử dụng vắc-xin phòng chống bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao .......21 3.2 Ưu điểm và hạn chế khi tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm .....................................22 3.3 Nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng vắc-xin cúm gia cầm chủng H5N1 độc lực cao..................................................................................................................................22 3.4 Tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm ở nước ta ...........................................................23 3.5 Theo dõi sau tiêm phòng .........................................................................................24 4 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ...................................................25 4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................25 4.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................................27 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....32 1. Thời gian và địa điểm thực hiện.............................................................................32 2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................32 3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................32 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................32 4.1 Tình hình tiêm phòng và kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc-xin cúm gia cầm trên đàn gà, vịt tại tỉnh An Giang............................................................32 4.2 Khảo sát đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin cúm gia cầm trên vịt thịt Super M và vịt đẻ Khaki Campell.....................................................................................................33 4.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát đáp ứng miễn dịch sơ cấp (lần tiêm mũi 1) và đáp ứng miễn vịt thứ cấp (lần tiêm mũi 2) của vịt nuôi thịt khi tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm .......................................................................................................................................33 4.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát độ dài hiệu giá kháng thể trên vịt đẻ đã tiêm phòng vắc- xin cúm gia cầm .............................................................................................................34 iv v 4.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát đáp ứng miễn dịch khi sử dụng vắc-xin cúm gia cầm cho vịt đẻ ..............................................................................................................................34 5. Máy móc, dung cu, hóa chất thí nghiệm ...............................................................36 6 Xử lý số liệu ...............................................................................................................41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................42 1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại huyện Châu hành tỉnh An Giang ...................42 2. Công tác tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt và gà tại tỉnh An Giang từ 2005-2007 ......................................................................................................................46 2.1 Tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm tại An Giang năm 2005.....................................46 2.2 Tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm tại An Giang năm 2006 ....................................... 49 2.3 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm tại An Giang năm 2007 ........................51 2.4 Kết quả tiêm phòng vắc-xin H5N9 trên vịt xiêm năm 2007 ...................................55 3. Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch trên vịt, gà đã được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm tại tỉnh An Giang (năm 2005-2007) .....................................................56 3.1 Kết quả kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà, vịt năm 2005 ...............................................................................................................................57 3.2 Kết quả kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà, vịt năm 2006 ...............................................................................................................................59 3.3 Kết quả kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng trên gà, vịt năm 2007.........................63 4. So sánh hiệu quả đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà và vịt từ 2005-2007..................................................................................................67 5. Kết quả khảo sát đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt ..................................................................................................................................68 5.1 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt nuôi thịt..........................................................................................................................69 5.2 Kiểm tra độ dài hiệu giá kháng thể bảo hộ trên vịt đẻ trước thời điểm tiêm phòng nhắc lại...........................................................................................................................75 5.3 Kết quả khảo sát đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin trên vịt đẻ ............................76 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................80 1. Kết luận.....................................................................................................................80 2. Đề nghị ......................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81 PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................ Phụ chương 1 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang Bảng 1 Các trận dịch do virut cúm gia cầm độc lực cao trên thế giới từ năm 1983-1999 (OIE, 1999) 3 Bảng 2 Tình hình bệnh cúm gia cầm ở các nước Châu Á 27 Bảng 3 Kết quả khảo sát biến đổi bệnh tích bệnh cúm gia cầm 29 Bảng 4 Số lượng gà tại huyện Châu Thành so với các huyện khác tại tỉnh An Giang. 43 Bảng 5 Số lượng Vịt tại huyện Châu Thành so với các huyện khác tại tỉnh An Giang. 44 Bảng 6 Số lượng gia cầm phân bố theo huyện, thị thành qua các năm (2000-2007) 45 Bảng 7 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt năm 2005 tại An Giang 46 Bảng 8 Kết quả tiêm phòng cúm gia cầm trên gà năm 2005 tại An Giang 47 Bảng 9 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà năm 2006 49 Bảng 10 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt năm 2006 50 Bảng 11 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà năm 2007 tại An Giang 52 Bảng 12 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt năm 2007 53 Bảng 13 Kết quả tiêm phòng vắc-xin H5N9 trên vịt xiêm tại An Giang năm 2007 55 Bảng 14 Hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt trong năm 2005 57 Bảng 15 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà trong năm 2005 58 Bảng 16 Hiệu giá kháng thể trên vịt đã được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trong đợt 1 năm 2006 59 Bảng 17 Hiệu giá kháng thể trên gà đã được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trong đợt 1 năm 2006 60 Bảng 18 Hiệu giá kháng thể trên vịt đã được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trong đợt 2 năm 2006 61 Bảng 19 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trên gà đã được tiêm phòng 62 vi vắc-xin cúm gia cầm trong năm 2006 Bảng 20 Hiệu giá kháng thể trên vịt đã được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trong đợt 1 năm 2007 64 Bảng 21 Hiệu giá kháng thể trên vịt đã được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trong đợt 2 năm 2007 65 Bảng 22 Hiệu giá kháng trên gà đã được tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trong năm 2007 66 Bảng 23 Hiệu giá kháng sau tiêm vắc-xin cúm gia cầm trên vịt thịt Super M ở lần tiêm 1 69 Bảng 24 Hiệu giá kháng thể sau tiêm vắc-xin cúm gia cầm trên vịt thịt đẻ Super M ở lần tiêm 2 72 Bảng 25 Ghi nhận về mức độ an toàn sau khi tiêm vắc-xin cúm gia cầm trên vịt thịt (lần tiêm mũi 1) 74 Bảng 26 Hiệu giá kháng thể trên vịt đẻ sau thời điểm tiêm phòng 4-5 tháng (thời điểm cần tiêm phòng nhắc lại theo khuyến cáo) 75 Bảng 27 Hiệu giá kháng thể trên vịt đẻ Khaki Campell sau tiêm phòng vắc- xin cúm gia cầm ở các liều khác nhau 76 Bảng 28 Ghi nhận một số biểu hiện lâm sàng sau khi tiêm vắc-xin trên vịt đẻ 78 Bảng 29 Ghi nhận về sản lượng trứng trước và sau khi tiêm vắc-xin trên vịt đẻ 78 vii DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1 Mô hình virut cúm A - H5N1 4 Hình 2 Hình ảnh nhuộm âm cực dưới kính hiển vi điện tử quét trình bày các chi tiết vi cấu trúc của virion 5 Hình 3 Các subtype virut cúm A gây bệnh trên động vật và người. 7 Hình 4 Điểm cảm thụ virut cúm gia cầm có khuynh hướng gắn vào tế bào ký chủ 8 Hình 5 Mối liên hệ của các loài trong việc lây nhiễm virut cúm gia cầm và khả năng tạo biến chủng mới. 10 Hình 6 Hình ảnh triệu chứng bệnh gia cầm 16 Hình 7 Bệnh tích trong bệnh cúm gia cầm 18 Hình 8 Thí nghiệm tiêm vắc-xin cúm gia cầm trên vịt đẻ (vịt được buộc cánh để phân biệt trong quá trình theo dõi) 35 Hình 9 Lấy mẫu máu trên vịt để kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng 36 Hình 10 Chuẩn độ ngược kiểm tra kháng nguyên 4 HA 39 Hình 11 Đọc kết quả phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu 40 Hình 12 Mẫu có kháng thể là những mẫu ở các giếng không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu 41 Hình 14 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 42 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Đồ Tên Biểu Đồ Trang Biểu đồ 1 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt tại An Giang năm 2005. 47 Biểu đồ 2 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên năm 2005 tại An Giang 48 Biểu đồ 3 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà năm 2006 50 Biểu đồ 4 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt tại An Giang năm 2006 51 Biểu đồ 5 Tiêm phòng vắc-xin trên gà tại các huyện, thị trong tỉnh An Giang năm 2007 52 Biểu đồ 6 Kết quả tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt năm 2007 tại An Giang 54 Biểu đồ 7 Tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà, vịt từ năm 2005- 2007 tại An Giang 56 Biểu đồ 8 So sánh tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên gà và vịt qua các năm (từ 2005-2007) tại An Giang 67 Biểu đồ 9 Tỷ lệ bảo hộ trên đàn vịt nuôi thịt sau tiêm phòng mũi 1 70 Biểu đồ 10 Phân bố hiệu giá kháng thể sau lần tiêm mũi 1 vắc-xin cúm gia cầm trên vịt nuôi thịt 70 Biểu đồ 11 So sánh tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vắc-xin cúm trên vịt nuôi thịt ở lần 1 và lần 2 73 Biểu đồ 12 Phân bố hiệu giá kháng ở lần tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm lần 2 trên vịt thịt Super M. 73 Biểu đồ 13 Phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng nhắc lại vaxcin cúm gia cầm trên vịt đẻ ở các liều khác nhau 77 ix x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AI Avian Influenza ADN Acid deoxyribonucleic ARN Acid ribonucleic ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ELISA Enzym linked immuno sorbent assay H Huyện HA Hemagglutinin HI Hemagglutination inhibition HPAI Highly pathogenic avian influenza LPAI Lowly pathogenic avian influenza OIE Office International des Epizooties PBS Phosphate buffer saline PCR Polymerase chain reaction RDE Receptor destroying enzyme RT Reverse transcriptase TMB Tetramethyl benzidine TP Thành Phố TX Thị Xã TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cúm gia cầm (Avian influenza) do virut cúm type A gây ra là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi chủng virut luôn biến đổi để tránh sự nhận biết, bao vây và tiêu diệt của cơ thể ký chủ (Lê Văn Năm, 2007). Bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2003 tại tỉnh Hà Tây và hai tỉnh phía Nam là Long An và Tiền Giang. Sau đó bệnh lan dần ra các tỉnh/thành trong cả nước (Cục thú y, 2007). Đặc biệt bệnh được xác định lây nhiễm trên người và gây ra một số trường hợp tử vong. Bệnh cũng xảy ra ở các nước trong khu vực Châu Á, một số nước Châu Âu và Châu Mỹ. Do đó, phòng chống chống dịch cúm gia cầm là một trong những chương trình phòng chống dịch bệnh cấp quốc gia. Ngoài các biện pháp về an toàn sinh học trong chăn nuôi, biện pháp đang thực hiện là sử dụng vắc-xin tiêm phòng để tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống bệnh cúm gia cầm. Tuy vậy, dịch cúm gia cầm thỉnh thoảng vẫn còn xảy ra ở nước ta. Theo kết báo cáo về tỷ lệ bảo hộ kháng thể (nhất là trên đàn vịt) rất khác nhau ở các địa phương. Đặc biệt nhiều địa phương có tỷ lệ bảo hộ kháng thể khá thấp. Theo kết quả mới nhất của Chi Cục Thú Y thành Phố Hồ Chí Minh (xét nghiệm liên tục từ 31/5/2007 đến 25/6/2007), chỉ có 60/623 mẫu kiểm tra có kháng thể bảo hộ; 2/43 đàn có kháng thể bảo hộ. Xuất phát từ thực tế trên thì việc khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của vắc-xin cúm gia cầm nhằm xác định hiệu quả của việc tiêm phòng, đánh giá khả năng bảo hộ đối với đàn gia cầm được tiêm phòng vắc-xin cúm tại tỉnh An Giang là rất cần thiết. Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đáp ứng miễn dịch của vịt đối với vắc-xin cúm gia trên thực đị tại Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang”. Đề tài thực hiện được nhằm mục tiêu: - Đánh giá khả năng bảo hộ đối với đàn gia cầm được tiêm phòng vắc-xin cúm năm 2005 -2007 tại tỉnh An Giang. - Xác định hiệu quả đáp ứng miễn dịch khi sử dụng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Bệnh cúm gia cầm Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do virut cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Virut cúm A gây bệnh chính cho gia cầm, một số loài động vật có vú cũng như ở người. Bệnh Cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) được Tổ chức thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A của Luật Thú y quốc tế. Virut gây cúm gia cầm hiện nay đã được xác định thuộc type H5N1 (Tô Long Thành, 2004). Virut H5N1 hiện nay khác với virut cùng tên gây dịch cúm gà ở Hồng Kông năm 1997 và khác cả với dịch cúm ở Hồng Kông năm 2003. Virut gây cúm ở Hồng Kông năm 1997 là do sự kết hợp của virut gây bệnh của chim cút, virut cúm ngỗng và vi rút cúm ở vịt le le. Còn nguồn gốc của virut đang gây bệnh cúm gia cầm ở nước ta hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu (Tô Long Thành, 2004). Dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở diện rộng, lần đầu tiên trong lịch sử các nước Châu Á tính đến cuối tháng 01/2004, đã có 10 nước thông báo dịch là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonexia, Hồng Kông, Đài Loan. Qui mô, mức độ thiệt hại chưa từng có. Số lượng gia cầm mắc bệnh lớn do công nghiệp chăn nuôi gà những năm gần đây phát triển. 1.1 Một số mốc lịch sử vê bệnh cúm gia cầm Bệnh cúm gia cầm được báo cáo đầu tiên vào năm 1878 bởi Porroncito ở Ý dưới tên gọi là “fowl plague” gây chết nhiều loài gia cầm. Năm 1901, Centai và Savonuzzi xác định căn bệnh là do virut. Năm 1955, virut gây bệnh mới được Achafer giám định virut cúm type A. Năm 1894, trận dịch do virut cúm gia cầm thể nặng xảy ra ở miền Đông nước Ý và lan rộng sang các nước khác như: Úc, Đức, Bỉ... Bệnh được mô tả khá kỹ ở Mỹ qua trận dịch cúm khá lớn trên gà tây. Các năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi, Trung Cận Đông, một số nước ở Châu Âu... Những công trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh này cũng lần lượt được công bố ở Úc (1975), ở Anh (1979), ở Mỹ và Ailen (1983 – 1984)... Dịch cúm liên tục bùng phát khắp các châu lục trên thế giới đã thôi thúc hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm tổ chức hội thảo chuyên đề về bệnh cúm gia cầm. Do đó, trong các hội nghị về dịch tễ trên thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung được xem là quan trọng. Điều đó khẳng định dịch cúm gia cầm ngày càng trở nên phổ biến và gây nhiều thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi gia cầm thế giới (Lê Văn Năm, 2004). 2 Bảng 1. Các trận dịch do virut cúm gia cầm độc lực cao trên thế giới từ năm 1983–1999 (OIE, 1999) Năm Quốc Gia Subtype Virut cúm 1983-1984 Mỹ H5N2 A/gà/Pennsylvania/1370/83 1984 Ailen H5N8 A/gà/Victoria/85 1985 Úc H7N7 A/gà tây/Anh/50-92/91 1991 Anh H5N1 A/gà/Victoria/92 1992 Úc H7N3 A/gà/Puebla/8623-607/94 1994 Mexico H5N2 A/gà/Puebla/8623-607/94 1995 Úc H7N3 A/gà/Queensland/95 1995 Pakistan H7N3 A/gà/Pakistan/447/95 1997 Hồng Kông H5N1 A/gà/Hồng Kông/220/97 1997 Úc H7N4 A/gà/Miền Nam xứ Wales/1651/97 1997 Italia H5N2 A/gà/Ý/330/97 1999 Italia H7N1 A/gà tây/Ý/99 (Nguồn: Tô Long Thành, 2004) Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm do virut thể độc lực cao chủng H5N1 đã nổ ra trên diện rộng ở 11 nước Châu Á gây thiệt hại rất lớn, hơn 200 triệu gia cầm, chủ yếu là gà đã chết và tiêu huỷ. Dịch xuất hiện đầu tiên ở Hàn Quốc, Việt Nam từ tháng 12/2003 sau đó xảy ra ở nhiều nước với những diễn biến phức tạp. Đến cuối tháng 2/2004, đã có 11 nước và vùng lãnh thổ thông báo dịch là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Pakistan...(theo WHO, 2005). 1.2 Virut cúm A phân type H5N1 gây bệnh cúm trên gia cầm 1.2.1 Đặc tính hình thái, cấu trúc và lý - hoá sinh học của virut Virut gây bệnh cúm gia cầm thuộc họ Orthomyxoviridae, được chia thành 3 type là A, B và C dựa trên sự sắp xếp khác nhau giữa các nucleoprotein và kháng nguyên nền (matrix protein antigens). Virut cúm gia cầm thuộc type A, type này có thể lây bệnh tự nhiên ở loài chim, heo, người và một số loài động vật có vú khác (Tô Long Thành, 2004). 3 Virut thuộc chi influenza A. Hạt virut (virion) có dạng hình khối hoặc đôi khi có dạng hình khối kéo dài, đường kính khoảng 80 - 120nm. Nhiều khi virion có dạng kéo dài hình sợi, đôi khi dài đến vài µm. Vỏ virut có bản chất protein. Nucleocapsid bao bọc lấy nhân virut là tập hợp của nhiều protein phân đoạn, cấu trúc đối xứng xoắn, 130 - 150nm. Đặc tính cấu trúc của virut là hệ gen chứa ribonucleic axit (RNA) một sợi, có cấu trúc là sợi âm, được ký hiệu là ss(-) RNA. Hệ gen phân chia làm 6-8 đoạn, mà mỗi phân đoạn là một gen chịu trách nhiệm cho mỗi loại protein của virut. Cấu trúc từ ngoài vào trong bao gồm - Màng lipid: hai lớp, có nguồn gốc từ màng nguyên sinh chất của tế bào ký chủ. - Protein bề mặt bao gồm: H (Hemagglutinin): hình gậy; N (Neuraminidase) : hình nấm. - M1 (Matrix protein): nằm xếp ngay dưới màng lipid, gắn kết với những ribonucleoprotein (RNPs) ở bên trong, quyết định hình dạng của virut. - Tám đoạn nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, có kích thước khác nhau bên trong chứa các RNA (từ 890-2341 nucleotide) tạo nên genome của virut. Ngoài ra còn có phức hợp enzym transcriptase gắn kết với các chuỗi nucleocapsid, bao gồm: PB1, PB2 (basic polymerase 1,2) và PA (Acidic polymerase). Các protein không cấu trúc (Non structure): NS2 nằm rải rác ngay dưới M và SN1, không phải là thành phần cấu trúc của virut nhưng cũng được tìm thấy ở những tế bào khi virut nhân lên. Đặc tính lý hoá sinh học của virut: virut rất nhạy cảm với nhiệt độ, với các dung môi hoà tan lipid, với các loại hoá chất sát trùng, và oxy hoá, với formaldehyde, và với các tia phóng xạ. Phân tử lượng của một hạt virion vào khoảng 250 triệu Dalton. 4 Hình 1. Mô hình virut cúm A - H5N1 (photo by Russell Kightley Media : Scientific Illustration) Hình 2. Hình ảnh nhuộm âm cực dưới kính hiển vi điện tử quét trình bày các chi tiết vi cấu trúc của virion . (Courtesy of CDC/ Dr. F. A. Murphy, Public Health Image Library) 1.2.2 Khả năng tái sản của virut Trong số các virut RNA thì virut cúm là loại đặc biệt hơn tất cả vì quá trình sao chép và tái bản RNA xảy ra ở trong nhân của tế bào ký chủ. Quá trình tái sản của virut có thể tóm tắt như sau: - Giai đoạn bám của virut trên bề mặt tế bào: Nhờ HA của virut gắn trên các thụ thể của tế bào ký chủ có chứa axit sialic. - Giai đoạn xâm nhập vào tế bào: Nhờ hoạt tính sialidase của NA, tách axit sialic ra khỏi HA và màng tế bào, giúp virut có thể xâm nhập tiếp vào bên trong tế bào theo cơ chế ẩm bào tạo nên các thể nhân. - Giai đoạn phá vỡ màng: khi vào bên trong nguyên sinh chất của tế bào, gặp điều kiện pH acid của nội mô, các protein M2 có hoạt tính của kênh trao đổi ion sẽ được hoạt hoá, cho phép sự trao đổi ion từ nội bào vào bên trong hạt virut làm phá vỡ mối liên kết giữa các protein với nhau, làm phá vỡ màng và giải phóng các ribonucleoprotein. - Giai đoạn tách HA bằng enzym phân huỷ protein tạo thành hai tiểu đơn vị HA1 và HA2, đây là điều kiện kiên quyết để virut có khả năng gắn kết và gây nhiễm. - Nucleoprotein và cả NP, PB2, PB1 và PA đi vào trong nhân nhờ cơ chế khuếch tán âm. - Tổng hợp RNAtt: Xảy ra trong nhân tế bào, bắt đầu nhờ một đoạn mồi từ 10- 13 nucleotide từ RNAtt của tế bào ký chủ. Quá trình này cần sự xúc tác của các enzym PB2 và PB1. - Quá trình tái bản RNA của virut: Xảy ra ở trong nhân tế bào theo một kiểu sao chép khác, từ RNA chuỗi âm của virut tạo ra một phiên bản đầy đủ, chuỗi dương gọi là 5 RNA trung gian và đây sẽ là khuôn mẫu để tổng hợp các RNA chuỗi âm, tạo nên bộ genome của thế hệ virut mới. - Sáu RNAtt được tổng hợp trong nhân sẽ đi ra tế bào chất tổng hợp sáu protein (HA, NA, NP, PB1, PB2 và P._.A). Còn RNAtt của gen NS và M trải qua quá trình gắn kết, sửa chữa để mỗi gen sẽ tạo ra hai gen mới, dịch mã tổng hợp các protein NS1, NS2, M1, M2. - Giai đoạn nẩy chồi và phóng thích ra khỏi tế bào của hạt virut: NA đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích của virut ra khỏi màng tế bào. Protein M1 làm gia tăng sự gắn kết của màng nguyên sinh chất và sự nẩy chồi của hạt virut. (Lê Thanh Hoà, 2005) 1.2.3 Đặc tính kháng nguyên Virut cúm type A được chia thành các phân nhóm dựa vào hai kháng nguyên bề mặt là hemagglutinin (H) có vai trò trong việc gắn kết vào điểm cảm thụ giúp cho virut xâm nhập tế bào và neuraminidase (N) có vai trò giúp virut phóng thích khỏi tế bào vật chủ và nó cũng có tácdụng trên niêm mạc đường hô hấp giúp cho virut dễ xâm nhập vào biểu mô hơn. Hiện nay người ta virut cúm A có 16 loại cấu trúc kháng nguyên H và 9 loại cấu trúc kháng nguyên N khác nhau. Ngoài ra, mỗi phân nhóm virut lại được chia thành nhóm có độc lực thấp (lowlylyly pathogenic avian influenza- LPAI) và nhóm có độc lực cao (highly pathogenic avian influenza- HPAI). Hình 3. Các subtype virut cúm A gây bệnh trên động vật và người. ( Theo tài liệu của Trần Đình Từ, 2005) Virut gây bệnh cúm gia cầm hiện nay là phân type H5N1 thuộc nhóm độc lực cao, virut có khuynh hướng gắn vào điểm cảm thụ α-2,3 sialic acid và receptor này hiện diện ở tế bào đường hô hấp và đường ruột gia cầm (ở người, điểm cảm thụ là α-2,6 sialic acid và receptor hiện diện ở tế bào đường hô hấp trên). Do đó, căn cứ vào khuynh hướng tự nhiên thì H5N1 gây nhiễm chủ yếu trên gia cầm hơn là ở người (Nguyễn Đức Hiền, 2006). Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở nguời cũng có điểm cảm thụ α-2,3 sialic acid nên cũng có thể nhiễm H5N1, tuy nhiên do receptor này ở các tế bào nằm sâu trong các túi phổi nên virut khó xâm nhập, và nếu đã xâm nhập vào được thì virut cũng rất khó đi ra khói tế bào sau khi sao chép sinh sôi để lan truyền sang các tế bào khác. 6 Hình 4. Điểm cảm thụ virut cúm gia cầm có khuynh hướng gắn vào tế bào ký chủ 7 Về danh pháp, để ký hiệu và lưu trữ một cách khoa học và đầy đủ, các chủng virut cúm phân lập được, được qui định cần thiết ký hiệu theo trình tự: tên serotype/loài nhiễm/nơi phân lập/số liệu chủng/thời gian phân lập/loại hình subtype (HA(H) và NA(N)). Ví dụ: virut cúm có ký hiệu (A/Gs/HK/437-4/99/H5N1), có nguồn thông tin là : cúm nhóm A; loài nhiễm là ngỗng (Gs=Goose); nơi phân lập là Hồng Kông (HK); số hiệu 437- 4; thời gian phân lập 9/1999; subtype H5N1). Virut H5N1 được coi là loại biến chủng có mức độ độc lực cao nhất cho các loài động vật và người, và có nhiều minh chứng khoa học là H5N1 bắt nguồn từ H6N2 hoặc và trao đổi gen thông qua H(N2) (trên heo). Do H5N1 gây chết phôi gà ngay lập tức, nên nguồn phôi gà không thể sử dụng để nuôi cấy thu virut H5N1 để sản xuất vaccine vô hoạt, Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) và mạng lưới các phòng thí nghiệm của WHO, đang xúc tiến thành công vắc-xin H5N1 bằng phương pháp di truyền ngược (resverse genetic technique). Di truyền ngược là phương pháp tạo virut nhân tạo với tái tổ hợp gen của virut cúm A H5N1 đương nhiễm, có khả năng gây miễn dịch, nhưng không gây bệnh. Tuy nhiên, về góc độ nghiên cứu vắc-xin phòng virut cúm, cần lưu ý khía cạnh là có thể không phù hợp sau một thời gian, vì virut cúm biến đổi rất nhanh trong một thời gian ngắn (Lê Thanh Hoà, 2004). 1.2.4 Đặc tính gây bệnh Trong tự nhiên, virut cúm lan truyền qua không khí, mức độ lan truyền rất nhanh giữa động vật và người, cũng như giữa người, động vật trên cạn và thuỷ cầm. Một yếu tố làm phức tạp hoá dịch tễ học dịch cúm ở người và động vật, đó là vai trò của các loài chim di cư. Đặc biệt, virut cúm A thích ứng tồn tại trên nhiều loài, bao gồm ngỗng, vịt trời, vịt nhà, le le, chim, cút, gà, lợn, ngựa và cả hải cẩu và cá voi. Do đó, các loài động vật này luôn luôn là nguồn tàng trữ virut và tạo vai trò thích ứng cho các chủng trao đổi gen tái tổ hợp tạo nên biến chủng gây bệnh mới (Tô Long Thành, 2004). Một số loài động vật phòng thí nghiệm cũng bị bệnh như động vật trong tự nhiên. 1.2.5 Khả năng trở thành đại dịch Từ hậu quả của đại dịch cúm năm 1918 gây chết đến 50 triệu người, nhiều nhà khoa học cảnh báo nếu virut cúm A H5N1 có khả năng đột biến thành một chủng gây bệnh cho người, sẽ gây đại dịch cúm toàn cầu với tỉ lệ tử vong có thể lên đến hàng trăm triệu người. Đây là một lo ngại có cơ sở, vì virut cúm A có hệ gen là ARN nên chúng dễ tự biến đổi hơn virut có hệ gen AND (WHO, 2006). Ngoài ra, việc nuôi gần gũi giữa gia cầm và heo phổ biến tại nhiều nông hộ ở một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…là điều kiện thuận lợi để virut cúm A H5N1 tạo biến chủng mới. Do virut cúm bình thường có tính chuyên biệt theo loài rất cao, cho nên ít khi gây bệnh cho loài khác. Đây là do sự khác biệt khi sử dụng các thụ thể tế bào. 8 Tế bào heo có 2 thụ thể α-2,3 sialic acid và α-2,6 sialic acid nên chúng nhạy cảm với cả chủng cúm gia cầm và chủng người. Do đó, có thể xảy ra sự sắp xếp lại hệ gen (tái tổ hơp) khi cả 2 loại virut cúm cùng nhiễm vào một tế bào; và kết quả là có thể xuất hiện một loại virut mới nhạy cảm với người sẽ gây đại dịch gây chết hàng trăm triệu người (WHO, 2006). Để cho 1 virut cúm chim lây truyền dễ dàng từ người sang người , điều cơ bản phải có khả năng gắn vào các tế bào có các thụ thể 2-6, từ đó virut mới chui vào tế bào và sao chép bên trong tế bào. Trong khi những thay thế AA đơn độc có thể làm thay đổi tính chuyên biệt thụ thể của các virut cúm chim H5N1 (Gambaryan, 2006). Cho tới nay ta cũng chưa biết biến dị đơn độc nào cần phải có để giúp cho virut H5N1 có thể lây lan dễ dàng và ổn định trong quần thể người, nhưng đã tồn tại những phương cách tiềm năng qua đó H5N1 biến dị và trở nên chuyên biệt cho con người (Stevens, 2006). Kể từ 1959, các trường hợp con người nhiễm virut cúm chim đã xảy ra hãn hữu . Trong số hàng trăm chủng virut cúm chim A, chỉ có 4 chủng gây bệnh cho người đó là: H5N1, H7N3, H7N7, và H9N2 (WHO, 2006). Ngoài H5N1 ra, cúm ở người thường chỉ có triệu chứng nhẹ và ít khi có thể nặng. Đối với virut H5N1, tiếp xúc gần với chim bệnh hoặc đã chết (như giết mổ, nhổ lông, làm thịt) hoặc phơi nhiễm với phân gà trong chuồng dường như là nguồn chủ yếu gây bệnh ở người (WHO, 2006). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ngày nay điều đó khó có thể xảy vì sự phát triển vượt trội của y học hiện nay so với thời điểm xảy ra đại dịch cúm năm 1918. Hiện nay, chúng ta có thể kiểm soát được virut thông qua việc sát trùng ổ dịch, loại bỏ gia cầm nhiễm bệnh đồng thời thực hiện chương trình tiêm phòng vắc-xin để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Mặc khác, các loại thuốc điều trị cúm như Tamiflu (oseltamivir) hay Relenza (zanamivir) đã cho kết quả điều trị tốt trên người hoặc những nghiên cứu thuốc điều trị cúm trên gia cầm như Hypercin (chiết xuất từ cây Hyperycum perforatum L) đang được thử nghiệm với kết quả bước đầu khả quan. Ngoài ra, nếu đại dịch H5N1 xảy ra thì với hệ thống thông tin liên lạc như hiện nay, một kế hoạch liên kết giữa nhiều quốc gia thành một kế hoạch toàn cầu để khống chế dịch bệnh sẽ được thực hiện nhanh chóng (Nguyễn Đức Hiền, 2006). 9 Hình 5. Mối liên hệ của các loài trong việc lây nhiễm virut cúm gia cầm và khả năng tạo biến chủng mới. (Nguồn: National Institute of Allergy and Infectious Disease, 2006) 1.2.6 Khả năng gây bệnh virut cúm A, H5N1 ngày càng trở nên nguy hiểm Vào thời điểm này, nhiễm H5N1 ở người còn tương đối ít, mặc dù hẳn đã có sự phơi nhiễm rộng rãi với virut thông qua gia cầm bị nhiễm. Đây là 1 chỉ thị cho biết giới hạn loài để thụ đắc virut cúm chim này vẫn còn khá cao đối với H5N1 – mặc dù chủng này đã lưu hành gần 10 năm. Tuy nhiên, qua thời gian, các chủng H5N1 dường như đã trở nên sinh bệnh nhiều hơn và đã nới rộng ranh giới tác động. Chủng virut cúm H5N vẫn còn tiếp tục tiến hóa (Li, 2004), và một số clones có đặc tính gắn kết rộng hơn cho thấy có thích ứng phần nào đối với ký chủ người (Le 2005). H5N1 đã mở rộng giới hạn ký chủ không những trong loài chim (Perkins, 2002), mà 10 còn ở loài có vú, tất nhiên là gây nhiễm cho người, cọp, báo, mèo nhà và chồn marten (Keawcharoen, 2004; Thanawongnuwech, 2005; Amonsin, 2006). Virut H5N1 đã có tính sinh bệnh ngày càng tăng thêm đối với chuột nhắt và chồn hương ferret (Zitzow, 2002; Govorkova, 2004). Gần đây, người ta thấy vịt có thể thải virut qua phân các chủng H5N1 sinh bệnh cao đến 17 ngày (Hulse Post, 2005). Tại Trung quốc, trên 6000 chim thiên di đã chết tại khu bảo tồn hồ Thanh hải, miền trung Trung quốc, vào cuối tháng 4/2005. Trước biến cố này xảy ra, rất ít khi có chim hoang dã chết vì các chủng virut cúm chim có tính sinh bệnh cao (WHO, 2005). Virut từ nhiều nơi rất xa nhau (Nigeria, Iraq, Turkey, Russia, Kazakhstan, và Mongolia) tất cả đều có 1 biến dị rõ, biến dị này liên quan đến tình trạng chim và chuột nhắt chết cao hơn. Sự ổn định di truyền như thế trong nhiều tháng quả là bất thường và nêu ra khả năng là virut - ở dưới dạng sinh bệnh cao - giờ đây đã thích ứng với ít nhất một số loài thủy cầm thiên di và virut này hiện cùng tồn tại với những loài chim trên trong sự thăng bằng về tiến hóa, không gây ra nguy hại cho chim và di chuyển cùng với chim theo các lộ trình thiên di (theo WHO, 2006). Trong 1 nghiên cứu thực hiện vào năm 2005 tại miền trung Thai lan, trong số 629 chó thử có 160 có kháng thể chống H5N1 (Butler, 2006). Mèo nhà thường được coi như kháng lại với cúm. Tuy nhiên, khi được nuôi bằng gà nhiễm virut H5N1, mèo phát bệnh rất nặng và lây truyền virut cho những con mèo khác (Kuiken, 2004). Mèo có thể bài thải virut không những chỉ qua đường hô hấp mà còn qua đường tiêu hóa (Rimmelzwaan, 2006), cho thấy rằng việc lan truyền theo những đường mới bên trong cơ thể và giữa các ký chủ loài có vú có khả năng xảy ra. Vào tháng 2/2006, người ta đã tìm thấy virut cúm H5N1 trên 1 con mèo nhà (WHO, 2006) và ở trên 1 con chồn đá marten (WHO, 2006) trên đảo Ruegen của Đức là nơi có trên 100 con chim hoang dã chết 2 tuần trước đó. Các phân lập H5N1 từ người trong các năm 2003 và 2004 cho thấy có độc tính cao hơn ở chồn ferret so với các virut H5N1 khác được phân lập từ người kể từ năm 1997 (Maines, 2005). 1.3 Dịch tễ học Virut cúm A có nhiều biến chủng khác nhau, thích ứng hầu như với mọi loài vật chủ, và kháng nguyên luôn luôn biến đổi do có sự sắp xếp tái tổ hợp lại các phân đoạn gen, định kỳ gây nên các vụ dịch cúm kinh hoàng trong lịch sử ở động vật và người. Do có đặc tính trao đổi gen để tái tổ hợp và truyền lây trong quần thể sinh vật, cúm A được coi là nhóm virut nguy hiểm thuộc loại gây bệnh từ động vật sang người. Các loài gia cầm: gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, bồ câu, chim cút … đều nhiễm virut phát bệnh và chết. 11 Thuỷ cầm: vịt, ngan, ngỗng, đặc biệt là các loài thuỷ cầm hoang nhiễm virut cúm, không rõ triệu chứng lâm sàng, là vật tàng trữ và gieo rắc mầm bệnh. Các loài chim hoang nhiễm virut, mang virut, không có dấu hiệu lâm sàng, truyền bệnh cho gia cầm như các loài chim di trú mùa đông. Mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm theo hai đường: hô hấp do không khí có mầm bệnh; đường tiêu hoá do thức ăn, nước uống có mầm bệnh. Cuối các ổ dịch virut có chiều hướng giảm độc lực do một số thay đổi đặc biệt; (giảm axit amin), tồn tại trong cơ thể chim, không gây ra các dấu hiệu lâm sàng. Virut có thể kết hợp với các virut cúm A khác (biến đổi gen), trở thành chủng cường độc, gây bệnh cho người và động vật khác, có thể gây ra đại dịch (Lê Thanh Hoà, 2005). 1.3.1 Khả năng tồn tại của virut + Khả năng tồn tại trong môi trường Điều kiện môi trường tác động đáng kể đến khả năng sống sót của virut ở bên ngoài gia cầm. Khả năng sống sót sẽ dài hơn trong điều kiện độ ẩm tương đối thấp và nhiệt độ thấp, nhiệt độ thấp và ẩm độ cao kéo dài khả năng sống sót trong phân. Virut cúm gia cầm có thể sống sót trong môi trường chuồng gia cầm trong vòng 5 tuần. Virut ổn định trong khoảng pH 5,5 - 8. Trong nước ao hồ virut duy trì tính gây bệnh trong vòng 4 ngày ở 220C và hơn 30 ngày ở 00C. Tuy nhiên có lẽ virut ít có khả năng sống sót trong điều kiện nóng khô ở Việt Nam, các ổ dịch gần đây chủ yếu xảy ra trong các tháng thời tiết lạnh (Tháng 12 đến tháng 3) và trong mùa mưa (tháng 6 đến tháng 8). + Tồn tại trong loài chim hoang dã Virut cúm gia cầm có khả năng gây nhiễm cho hầu hết các loài chim hoang dã, từ đó tạo ra những nơi lưu giữ virut quan trọng. Từ nơi lưu giữ virut ở chim hoang dã này, bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện chủng virut gây độc mạnh đối với gia cầm nuôi. + Tồn tại trong gia cầm sống Chim sau khi khỏi bệnh có thể mang và thải virut có khả năng gây độc lực cao cho gà và gà tây qua phân và đường hô hấp trong vòng ít nhất hai tuần và lên đến 30 ngày. + Tồn tại trong động vật có vú + Tồn tại trong xác chết thân thịt Virut chỉ sống vài ngày trong xác chết ở nhiệt độ thường, nhưng có thể sống đến 23 ngày ở nhiệt độ tủ lạnh. +Tồn tại trong trứng và sản phẩm trứng Mặc dù gia cầm bệnh ngừng đẻ trứng, trứng đẻ ra trong giai đoạn đầu của ổ dịch có thể có chứa virut cúm gia cầm trong lòng trắng hoặc lòng đỏ hoặc trên bề mặt vỏ trứng. 12 Virut có thể thấm qua vỏ trứng nứt hoặc vỏ trứng lành hoặc làm tạp nhiễm khay đựng trứng. + Tồn tại trong sản phẩm phụ của gia cầm Bột phụ phẩm làm từ xương, phủ tạng, máu, lông vũ, chân, đầu, cổ, gia cầm chết lúc vận chuyển hoặc gia cầm quá gầy không đạt tiêu chuẩn, được bổ sung trong thức ăn gia cầm, những bột phụ phẩm này cũng là nơi tồn tại của virut. + Tồn tại trong chất thải Chất thải có thể là bất cứ sản phẩm phụ không mong muốn nào đó trong quá trình chế biến. Ngoài ra còn có chất thải từ lò ấp, phòng thí nghiệm, trại chăn nuôi, cơ sở buôn bán cũng như phân và chất độn chuồng. Virut cúm gia cầm có khả năng tồn tại trong chất thải này và có thể lan truyền thông qua xe cộ vận chuyển. 1.3.2 Phương thức lây truyền Không phải tất cả các chủng virut cúm gia cầm đều có thể lây truyền mạnh cho gia cầm; các virut có độc lực cao và thấp có thể có khả năng lây truyền thấp nhưng sau khi lây truyền qua các đàn rồi thì khả năng lây truyền cũng như độc tính đối với vật chủ có thể tăng lên.Việc vận chuyển gia cầm sống qua các chợ là phương thức chủ yếu cho việc lây lan các bệnh dịch. Sự lan truyền virut bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao giữa các đàn chủ yếu đều gắn với các yếu tố như: vận chuyển gia cầm bệnh, vận chuyển thức ăn gia súc, công nhân, dụng cụ và xe cộ tạp nhiễm với phân hoặc chất thải gia cầm bệnh. Chim hoang dã: tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với thuỷ cầm di cư có khả năng lớn nhất là nguồn bệnh ở gia cầm. Gia cầm sống: tiếp xúc với phân hoặc chất thải hô hấp là quan trọng trong khi đó lây truyền qua không khí là không đáng kể. Vật dụng nhiễm virut: cúm gia cầm có thể lây lan rất nhanh và có thể mang đi rất xa qua việc chuyên chở vật liệu nhiễm mầm bệnh như lồng gà, khay trứng, phân và thức ăn và trên quần áo, dụng cụ và xe cộ nhiễm mầm bệnh. 1.4 Cơ chế sinh bệnh Quá trình sinh bệnh được bắt đầu bởi việc hít phải hoặc ăn vào các hạt virut gây nhiễm có độc lực thấp hoặc cao. Các enzym giống trypsin ở các tế bào biểu mô đường hô hấp và tiêu hoá sẽ tách HA bề mặt và các chu kỳ nhân lên của virut diễn ra tại đây làm phóng thích các hạt virut gây nhiễm. Xoang mũi là nơi virut nhân lên trước tiên. Đối với virut có độc lực cao, hạt gây nhiễm sẽ xâm nhập vào bên trong màng nhầy và vào mao mạch. Virut nhân lên ở các tế bào nội mô và lan truyền theo hệ thống mạch máu và bạch huyết đến các tế bào của cơ quan phủ tạng, não và da nhân lên tại đó. Như vậy virut gây bệnh toàn thân trước khi nhân lên mạnh mẽ ở các tế bào nội mô 13 thành mạch máu. Sự tổn thương của nhiều tổ chức dẫn đến những biểu hiện lâm sàng và chết. Đối với virut độc lực thấp, sự nhân lên của virut giới hạn ở đường tiêu hoá hoặc hô hấp. Gia cầm bệnh hoặc chết chủ yếu là do tổn thương ở đường hô hấp, đặc biệt khi có kèm phụ nhiễm vi khuẩn. 1.5 Triệu chứng bệnh Thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến 48 giờ tuỳ theo lượng virut và loài cảm nhiễm virut gây bệnh. Thời kỳ lây truyền thường từ 3 - 5 ngày có khi 7 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh. Biểu hiện của bệnh rất khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu tố sau: chủng virut, loài cảm nhiễm, tuổi, giới tính, liều lượng gây nhiễm, môi trường và chế độ nuôi dưỡng, tính miễn dịch của vật chủ trước khi nhiễm virut và sự bội nhiễm với các virut và vi khuẩn. Bệnh do các chủng virut khác nhau tạo sự đa dạng về thể bệnh và triệu chứng lâm sàng thay đổi, trong trường hợp nổ ra dịch chỉ thấy gia cầm chết, có thể có triệu chứng hô hấp, phù đầu, triệu chứng thần kinh và tiêu chảy hoặc có trường hợp bệnh nhẹ hoặc ẩn tính. Triệu chứng điển hình của bệnh cúm gia cầm Sốt cao, bỏ ăn, chết đột ngột, tỷ lệ chết có khi lên tới 100% trong vài ngày. Các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang chảy nhiều nước mắt. Đầu và mặt sưng phù, mào và yếm tím tái. Gà ủ rủ, lông xù. Gà mái giảm đẻ, tăng số lần ấp. Xuất huyết và tụ huyết dưới da, vùng đầu, cơ đùi, cơ ức, xuất huyết giáp ranh dạ dày tuyến và thực quản, xuất huyết ruột. Tiêu chảy, rối loạn thần kinh. Khi dốc ngược gà xuống thấy nước dãi từ miệng mũi chảy ra Hình ảnh một vài triệu chứng lâm sàng ở gia cầm bệnh 14 Gà chết hàng loạt trong các ổ dịch cúm gia cầm Gà bị phù mặt, mắt viêm dính 15 Gà sốt cao, xù lông, chết đột ngột Dốc ngược đầu xuống có nhớt từ miệng chảy ra 16 Vịt bị viêm kết mạc mắt rất giống với bệnh Dịch Tả Vịt rất cao Da chân có biểu hiện xuất huyết Hình 6. Hình ảnh triệu chứng bệnh cúm gia cầm Đàn vịt nhiễm virut cúm chết với tỷ lệ Những gia cầm bị nhiễm chủng virut có độc lực yếu cũng có những triệu chứng như trên nhưng mức độ nhẹ hơn và có tỷ lệ chết thấp hơn. Đối với một số loại thuỷ cầm đôi khi không thấy biểu hiện triệu chứng bệnh nhưng đem xét nghiệm dương tính. 1.6 Bệnh tích 1.6.1 Bệnh tích đại thể Thay đổi tuỳ theo vị trí và mức độ trầm trọng của bệnh, phụ thuộc rất lớn vào loài nhiễm, độc lực virut và tình trạng phụ nhiễm. Phần lớn các bệnh tích đại thể được mô tả trên gà tây nhiễm tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. * Virut độc lực thấp Trên gia cầm, bệnh tích chủ yếu trên đường hô hấp, đặc biệt ở các xoang mũi như viêm nhờn, sợi huyết, tương dịch sợi huyết, mủ nhầy hoặc viêm mủ sợi huyết. Màng nhầy khí quản có thể bị phù do xung huyết và đôi khi xuất huyết. Chất tiết khí quản thay đổi từ tương dịch đến casein hoá, có thể làm tắt đường thông khí dẫn đến ngạt thở. Túi khí viêm từ dạng sợi huyết đến sợi huyết có mủ do đi kèm với nhiễm khuẩn. Xoang hốc mắt sưng to và tiết dịch mũi từ nhầy đến nhầy có mủ. Viêm phổi phế quản dạng mủ có sợi huyết khi phụ nhiễm một số vi khuẩn như Pasteurella multocida hoặc E.coli. Viêm sợi huyết ở xoang bụng và viêm phúc mạc kiểu lòng đỏ trứng. Viêm sợi huyết ở manh tràng. Trên gà đẻ, có dịch viêm ở ống dẫn trứng và những trứng đẻ sau cùng có biểu hiện thiếu Ca làm vỏ trứng dễ vỡ, biến dạng và biến màu. Buồng trứng bị thoái triển, ống dẫn trứng có thể bị phù và có chứa dịch nhờn đến sợi huyết trước khi teo lại. Trong một số trường hợp tuyến tụy có những đốm nhạt và xuất huyết.Trên vịt nuôi, bệnh tích trên đường hô hấp như viêm xoang, viêm kết mạc mắt và thường kết hợp với phụ nhiễm vi khuẩn. * Virut độc lực cao Trên gia cầm, nhiều bệnh tích hoại tử, xuất huyết và phù ở các phủ tạng và da. Nếu chết cấp tính thì không quan sát được các bệnh tích đại thể. Ở gà, các biểu hiện sưng đầu, mặt, cổ trên và chân rất phổ biến do phù dưới da, có thể kèm xuất huyết điểm và đốm. Phù hốc mắt. Hoại tử điểm, xuất huyết và chứng tím tái ở những vùng da không có lông, đặc biệt trên mào và yếm. Xuất huyết trên màng niêm mạc hoặc hoại tử nhu mô phủ tạng, cơ ức và màng nhầy dạ dày cơ, dạ dày tuyến. 17 Buồng trứng xuất huyết Khí quản chứa đầy dịch nhầy Xuất huyết ở dạ dày tuyến Xuất huyết ở khí quản Hình 7. Hình ảnh bệnh tích cúm gia cầm trên gà bệnh 1.6.2 Bệnh tích vi thể * Virut có độc lực thấp Trên gia cầm, viêm phổi biến đổi từ tế bào sợi huyết trên cuống phổi đến có tế bào lympho ở quanh phế quản. Trong những trường hợp bệnh nặng, viêm phổi có thể phân tán với hiện tượng phù khí quản ở mao mạch. Viêm khí quản và phế quản. * Độc lực cao Đặc điểm chung là hoại tử và viêm ở nhiều tổ chức, trầm trọng nhất là não, tim, phổi, tuyến tuỵ và các tổ chức lympho. Viêm màng não có các tế bào lympho với sự tăng sinh thần kinh đệm trung tâm, hoại tử tế bào thần kinh. Có thể phù và xuất huyết, thoái hoá điểm đến hoại tử có cục máu đông phân tán nhiều điểm của tế bào cơ tim đi kèm với viêm tế bào mô lympho. 18 1.7 Tính miễn dịch virut cúm 1.7.1 Miễn dịch chủ động Nhiễm virut cúm gia cầm hoặc tiêm vắc-xin đều tạo ra đáp ứng miễn dịch dịch thể ở mức độ cục bộ hoặc toàn thân. Đối với đáp ứng toàn thân thì bao gồm IgM trong vòng 5 ngày sau khi nhiễm và IgG trong một thời gian ngắn sau đó, còn miễn dịch cục bộ thì chưa được nghiên cứu nhiều. Đáp ứng kháng thể thay đổi theo loài: Gà > công > gà tây > cút > vịt. Trên gà đẻ khả năng bảo hộ ngăn ngừa các biểu hiện lâm sàng và không bị chết có thể tối thiểu 30 tuần sau khi tiêm một mũi vắc-xin. Miễn dịch của các protein bên trong của virut không bảo hộ được các biểu hiện lâm sàng hoặc không bị chết nhưng có thể làm rút ngắn thời gian nhân lên và bài thải của virut. 1.7.2 Miễn dịch thụ động Khả năng bảo hộ của kháng thể thụ động đối với HA hoặc NA chưa được báo cáo nhiều nhưng dựa trên cơ sở của những tác nhân gây bệnh gia cầm khác thì khả năng bảo hộ được các dấu hiệu lâm sàng và không bị chết từ virut cúm tương ứng có thể kéo dài trong vòng hai tuần đầu tiên sau khi ấp nở. 1.8 Chẩn đoán Nên nghi ngờ bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao bất cứ khi nào phát hiện thấy gia cầm chết đột ngột với biểu hiện rất yếu, bỏ ăn, có triệu chứng thần kinh, tiêu chảy phân lỏng, các triệu chứng hô hấp nặng hoặc sụt giảm lớn sản lượng trứng và đẻ ra trứng không bình thường. Khả năng mắc bệnh cúm gia cầm sẽ cao hơn nếu có các dấu hiệu phù thũng dưới da mặt, mào và tích sưng tím tái và xuất huyết điểm trên bề mặt niêm mạc nội tạng. Gà con hoặc những gà chết do thể bệnh quá cấp có thể không có bệnh tích nào. Các chẩn đoán phòng thí nghiệm: vì các biến đổi bệnh lý học không đặc thù cho bệnh này, nên cần phải khẳng định chẩn đoán bằng phân lập và định danh virut gây bệnh. * Các xét nghiệm là nhằm + Phân lập virut từ các bệnh phẩm tươi hoặc swab, định danh, định type phụ và đánh giá độc lực. + Chứng minh sự hiện diện của virut trong bệnh phẩm hoặc swab bằng phương pháp RT-PCR. + Các phản ứng huyết thanh học để chứng minh trước đó đã mắc bệnh cúm gia cầm thông qua kiểm tra các kháng thể đặc hiệu của virut cúm A bằng cách dùng phản ứng kết tủa khuyếch tán qua thạch hoặc ELISA, HI. Chẩn đoán phân biệt: những bệnh cần chẩn đoán phân biệt như: Newcastle, tụ huyết trùng, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, Mycoplasmosis. 19 1.9 Điều trị Đối với gia cầm, biện pháp tốt nhất là khi gia cầm mắc bệnh nên tiêu huỷ toàn bộ gia cầm bệnh, xử lý sản phẩm và phụ phẩm, sát trùng kỹ chuồng trại. Đối với người bị nhiễm virut cúm A, H5N1 có thể điều trị bằng Tamiflu, Rimantadine và Oseltamivir… Đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ cho người tiếp xúc với gia cầm. 1.10 phòng bệnh Để phòng bệnh cúm cho gia cầm cần chú ý các biện pháp sau - Vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng. - Không chăn thả vịt, ngan, ngỗng lan tràn trên cánh đồng. - Tuyên truyền phổ biến về bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống trên đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương. - Phòng bằng vắc-xin 2. Đại dịch cúm gia cầm ở nước ta 2.1 Diễn biến dịch cúm trên gia cầm tại Việt Nam Theo Cục thú y ổ dịch cúm bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 đến nay có thể chia thành 6 đợt. - Đợt 1: 2/2003 - 30/4/2004 (ở 2.574 xã, phường, thị trấn, 381 huyện thị của 57 tỉnh thành). Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy 43, 9 triệu con (gà 30, 4 triệu, vịt 13, 5 triệu). - Đợt 2: 4/2003 - 11/2004 (ở 46 xã, phường, thị trấn của 17 tỉnh thành chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ). Tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ 84.078 con (gà 55.999 con, vịt 8.132 con, cút 19.947 con) - Đợt 3: 12/2004 - 4/2005 (ở 670 xã, phường, thị trấn 182 huyện thị của 17 tỉnh thành). Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu huỷ 1.847.293 con (gà 470.0495 con, vịt, ngan 825. 869 con, cút 551 .029 con) - Đợt 4: 01/10/2005 - 15/12/2005 (ở 305 xã, phường, thị trấn 108 huyện thị của 24 tỉnh thành). Tổng số gia cầm bệnh và tiêu huỷ 3.972.943 con (gà 1.3338.523 con, vịt, ngan 2.135.116 con, chim cảnh 499.304 con). - Đợt 5: 06/12/2006 - 04/03/2007 (83 xã, phường, thị trấn 33 huyện thị của 11 tỉnh thành phố (Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hải Dương, Hà Tây). Tổng số gia cầm bệnh 99.040 con (gà 11.950 con, vịt, ngan 87.090 con) - Đợt 6: Phát dịch tại Nghệ An từ đầu tháng 05, đến ngày 21/6/2007 dịch cúm đã tái phát 18 tỉnh: Nghệ An (7 xã); Nam Định (6 xã); Bắc Giang (10 xã); Đồng Tháp (1 xã); Cần thơ (3 xã); Ninh Bình (9 xã); Bắc Ninh (1 xã); Vĩnh Phúc (2 xã); Hà Nam 20 (1 xã); Quảng Nam (3 xã); Hưng Yên (1 xã); Thái Bình (9 xã); Phú Thọ (1 xã); Hà Tĩnh (4 xã) và Cao Bằng (1 xã). 2.2 Tình hình dịch cúm gia cầm và công tác triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm ở An Giang Tại An Giang dịch cúm gia cầm được phát hiện lần đầu tiên từ ngày 15 tháng 12 năm 2003 đến ngày 20 tháng 3 năm 2004. Bệnh xuất hiện trên hầu hết các huyện thị trong tỉnh, với tổng số gia cầm bị tiêu do bệnh và tiếp xúc trong vùng dịch là 78.000 con trong đó vịt chiếm 25.162 con. Từ cuối năm 2004 đến 23 tháng 3 năm 2005 dịch cúm gia cầm lại tái phát với 7/11 huyện thị có xảy ra dịch, 38 ổ dịch được phát hiện, số gia cầm bị tiêu hủy tổng cộng 48.125 con trong đó số vịt bị tiêu do bệnh và tiếp xúc trong vùng dịch là 25.541 con (Đặng Thanh Tùng, 2005). Tình hình dịch cúm gia cầm trong thời gian qua từ khi triển khai công tác tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm (từ 2005- 8/2008) Tính từ tháng 4/2005 cho đến nay (tháng 6/2008), trên địa bàn toàn tỉnh An Giang không phát hiện thêm ổ dịch bệnh cúm gia cầm nào. Để đạt được kết quả này, đó chính là nhờ Chi cục Thú y tỉnh đã biết chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm 2 đợt chính trong năm và đồng thời có bổ sung tiêm hằng tháng, riêng đối với vịt đàn thì người chăn nuôi phải đến báo để cán bộ Thú y tiêm phòng (đối với vịt con 14 ngày tuổi). Trong năm 2007, Chi cục Thú y An Giang đã triển khai và cấp cho các huyện, thị, thành phố trong tỉnh với số lượng thuốc là 26.190.200 liều H5N1 và 29.000 liều H5N9 và cho đến thời điểm hiện nay, Chi cục Thú y đã cấp 5.388 sổ quản lý vịt chạy đồng cho 4.559.430 con vịt (đã thu hồi 455 sổ/388.414 con vịt), quản lý lò ấp nở vịt con (tổng cộng có 95 lò ấp nở vịt con đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y). Tỉnh An Giang 3 năm liên tiếp không để xảy ra dịch cúm gia cầm, để tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, ngành Thú y tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho năm 2008, tính từ đầu năm đến nay, Thú y đã cung cấp được 1.890.000 liều H5N1 (đây là lượng vắc-xin tiêm phòng bổ sung chủ yếu cho đàn vịt mới ấp nở) và kế hoạch tiêm phòng đợt I được bắt đầu từ ngày 20/3 - 31/05/2008 và đợt II sẽ tiến hành tiêm phòng từ ngày 01/09 - 30/10/2008. Hiện nay, đàn vịt trong tỉnh có khoảng 4.809.775 con (đàn gia cầm 5.351.961 con), tăng so cùng kỳ 2.476.012 con (tăng 1,14 lần so cùng kỳ năm trước). Đây có thể xem như là tín hiệu lạc quan cho việc phát triển chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới. 3 Chương trình tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm tại nước ta 3.1 Quan điểm sử dụng vắc-xin phòng chống bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao Theo các khuyến cáo của tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) và kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc và Indonesia việc sử dụng vắc-xin là một trong những biện pháp 21 trong chiến lược toàn diện phòng chống bệnh cúm gia cầm nhằm ngăn chặn, khống chế và tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao H5N1, bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi và mở rộng quan hệ quốc tế. Vì thế việc triển khai công tác tiêm phòng cúm gia cầm trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cấp thiết, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị số 25/2005/CT-TTg ngày 12/7/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm. 3.2 Ưu điểm và hạn chế khi tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm - Ưu điểm + Làm giảm tình trạng mẫn cảm của đàn gia cầm với các chủng virut cúm có độc lực cao. + Giảm số lượng virut bài tiết + Giảm ô nhiễm + Giảm khả năng lây truyền bệnh + Giảm thiệt hại về kinh tế - Hạn chế + Vắc-xin không ngăn chặn được quá trình nhiễm virut, do đó những gia cầm được tiêm vắc-xin vẫn có thể mang virut. + Vắc-xin làm trở ngại cho việc chẩn đoán huyết thanh học khi dùng kỹ thuật HI. + Làm hiểu sai về tình hình thật của dịch bệnh + Vì thời gian nung bệnh rất ngắn (1-3 ngày) do vậy phòng bệnh bằng vắc-xin sẽ rất khó có hiệu quả khi dùng trong các ổ dịch. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công ty sản xuất được vắc-xin cúm gia cầm để phòng bệnh trên người và trên các loại gia cầm (Weike, Intervet…) 3.3 Nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng vắc-xin cúm gia cầm chủng H5N1 độc lực cao - Phải tuân thủ những quy định của tổ chức Thú Y thế giới (OIE) về việc sử dụng vắc-xin cúm gia cầm. - Chuẩn bị đủ vắc-xin, chỉ sử dụng vắc-xin được sản xuất theo quy trình công nghệ phù hợp với các hướng dẫn của OIE. - Phải ._.n cúm gia cầm lần 2 trên vịt thịt Super M. Kết quả ở bảng 24 và biểu đồ 11, 12 cho thấy: cả 3 đàn vịt khi tiêm vắc-xin cúm gia cầm lần 2 đều tạo miễn dịch tốt. Cả 3 đàn đều đạt tỷ lệ bảo hộ: đàn 2 cho hiệu giá kháng thể cao nhất đạt 100% tỷ lệ bảo hộ, kế đến đàn 1 tỷ lệ bảo hộ đạt 93,30%, thấp nhất ở đàn 3 đạt tỷ lệ bảo tỷ lệ bảo hộ đạt 76,67%. Ở đàn vịt 3 tỷ lệ bảo hộ thấp hơn so với đàn vịt 1 và đàn 2 nguyên nhân có thể là do đàn vịt nuôi với số lượng lớn nên điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng có thể không tốt như ở đàn vịt 1 và đàn 2. Về phân bố hiệu giá kháng thể ở cả 3 đàn đều ở mức cao từ 1/32 đến 1/512. Cả 3 đàn đều đạt mức bảo hộ bầy đàn theo khuyến cáo của cục thú y với tỷ lệ bảo hộ chung 90% (đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có >= 70% số cá thể có hiệu giá HI >=1/16(4log2). 74 Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng vắc-xin cúm gia cầm subtype H5N1 chủng Re-1 do Trung Quốc sản xuất cho kết quả bảo hộ kháng thể tốt khi sử cho đàn vịt đàn trên thực địa. Và điều cần thiết đối với vịt nuôi thịt để đảm bảo an toàn không để dịch cúm gia cầm xảy ra phải tuân thủ tiêm đầy đủ theo khuyến cáo (đối với vịt nuôi thịt tiêm lúc vịt được 2-5 tuần tuổi với liều 0,5ml/con, sau đó 28 ngày tiêm lại lần 2 với liều 1ml/con). Tuy vậy, theo chúng tôi quy trình tiêm ngừa vắc-xin cúm gia cầm chủng H5N1 do Trung Quốc sản xuất có giới hạn ở chổ việc tiêm phòng 2 mũi trên vịt sẽ gặp không ít khó khăn, cán bộ thú y phải chủ động theo dõi để báo với các hộ chăn nuôi vịt để tiêm phòng lặp lại nếu không thì họ ít khi trình báo với cán bộ thú y khu vực tiêm nhắc lại bởi lý do cơ bản là: tiêm mũi 2 là lúc vịt đã gần đến tuổi xuất, đàn vịt nuôi thường có xu hướng chạy đồng đến địa phương khác nên họ thường không trình báo với thú y địa phương nơi mà họ chuyển đàn đến để tiêm phòng cho đàn vịt của mình. Bảng 25. Ghi nhận về mức độ an toàn sau khi tiêm vắc-xin cúm gia cầm trên vịt thịt (lần tiêm mũi 1) Có phản ứng Không có phản ứng Số lần thí nghiệm Số vịt thí nghiệm (Con) Liều tiêm (ml) Vị trí tiêm Con Tỷ lệ (%) Con Tỷ lệ (%) Thời gian trở lại trạng thái bình thường 1 300 0,5 ml Dưới da cổ 12 4,00 288 96,00 3-4 giờ 2 450 0,5 ml Dưới da cổ 16 3,56 434 96,44 3-4 giờ 3 1200 0,5 ml Dưới da cổ 22 1,83 1178 98,17 2-6 giờ Tổng 1950 50 2,56 1900 97,44 Kết quả theo dõi phản ứng sau khi tiêm vắc-xin cúm gia cầm trên 3 đàn vịt thịt đẻ đánh giá về mức độ an toàn của vắc-xin chúng tôi nhận thấy: trong tổng số 1950 vịt được tiêm có 50 con có phản ứng chiếm tỷ lệ 2,56%. Cả 3 đàn đều có một số ít con biểu hiện giảm linh hoạt, sệ cánh, giảm ăn hoặc bỏ ăn, giảm linh hoạt… Chúng tôi tách riêng nhóm này nhốt ở nơi khô, ấm và cho uống Vitamin Bcomplex và Aminovit. Sau đó hầu hết vịt đều trở lại bình sau 3-4 giờ. Trong quá trình tiêm có 2 vịt chết sau vài giờ tiêm vắc-xin cúm gia cầm chiếm tỷ lệ 0,1%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với tình hình triễn khai tiêm phòng trong thực tế. Theo kết quả ghi nhận của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2006) tại Bạc Liêu vịt chết trong chương trình tiêm phòng tại Bạc Liêu chiếm tỷ lệ tỉ lệ 0.03% (110/354.866 con). 75 Tuy vậy, nhìn chung các phản ứng xảy ra không đặc biệt nguy hiểm chỉ là những biểu hiện nhẹ thoáng qua, chiếm tỷ lệ thấp trong đàn và vịt sau khi tiêm phòng không thấy có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng sau này. Nên trong quá trình triển khai thực hiện tiêm phòng cho thấy người chăn nuôi sẵn sàng hợp tác. 5.2 Kiểm tra độ dài miễn dịch trên vịt đẻ trước thời điểm tiêm phòng nhắc lại. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất tiêm phòng cúm gia cầm trên vịt phải được tiêm phòng nhắc lại sau thời điểm 4-5 tháng. Nhằm kiểm tra khả năng bảo hộ kháng thể sau thời gian tiêm phòng chúng tôi tiến hành kiểm tra huyết thanh trên 3 đàn vịt đẻ giống Khaki Campell đã qua thời điểm tiêm phòng 4-5 tháng. Đây là đối tượng mà theo khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như theo chương trình tiêm cần được tiêm phòng nhắc lại. Bảng 26. Hiệu giá kháng thể trên vịt đẻ sau thời điểm tiêm phòng 4-5 tháng (thời điểm cần được tiêm phòng nhắc lại theo khuyến cáo) Kết quả Tỉ lệ % Hiệu giá kháng thể Đàn vịt (Con) Số lượng mẫu (n) Thờ i g ian sau t i êm phòn g (ngày) 1/16 1/16 <1/8 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 Tỷ lệ bảo hộ (%) 245 20 145 0 20 0 100 0 0 3 3 6 7 1 - 100 456 20 148 2 18 10 90 1 1 3 3 7 5 - - 90 345 30 156 3 27 10 90 3 - 8 5 8 3 2 1 90 600 30 158 3 27 10 90 1 2 5 5 9 5 3 1 90 Kết quả kiểm tra độ dài miễn dịch trên vịt đẻ Khaki Campell cho thấy: cả 4 đàn vịt đẻ đã tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm sau thời điểm khoảng 4-5 tháng vẫn còn khả năng bảo hộ tốt, tỷ lệ bảo hộ vẫn đạt yêu cầu (90-100%) hiệu giá kháng thể tập trung ở mức 1/16 đến 1/256 và như thế đủ khả năng bảo hộ cho đàn. Theo kết quả nghiên cứu của Cục Thú Y (2007) vịt sau khi tiêm phòng vắc-xin H5N1 Trung Quốc: Chủng Re-1 tái tổ hợp gen HA từ chủng virut cúm A/Gs/Guangdong/1/96 có kháng thể với mức hiệu giá 1/16 đến 1/256. Những vịt này sau đó được công cường độc bằng chủng virut cúm gia cầm A/H5N1 có độc lực cao, gây chết nhiều gia cầm tại Việt Nam nhóm H5N1/HA clade 2,3. Kết quả 95% được bảo hộ (19/20 con được công cường độc vẫn còn sống). Ghi nhận của chúng tôi cao hơn kết quả báo cáo của Lưu Đình Lệ Thúy (2008) tại tỉnh Bình Dương. Trên vịt sau 2 lần giám sát tỷ lệ bảo hộ trên vịt đều không đạt yêu cầu. Lần 1 tỷ lệ bảo chung trên vịt đạt 35,57% sau 4 tháng tỷ lệ bảo hộ chỉ còn 27,52%. Tuy vậy theo chúng tôi vắc-xin H5N1 Trung Quốc: Chủng RE-1 tái tổ hợp gen HA từ chủng virut cúm A/Gs/Guangdong/1/96 hiện được sử dụng tại nước ta có kết quả bảo hộ tốt trên vịt, có thể kéo dài hơn thời điểm tiêm phòng nhắc lại theo khuyến cáo (theo Deleted: qua bảng 3.10 Deleted: 2 Deleted: khoãng 18 tháng tuổi trước đây đã 76 khuyến cáo sau tiêm phòng 4-5 tháng vịt cần tiêm lặp lại). Thực tế cho thấy vì ngại ảnh hưởng đến năng suất trứng sau tiêm phòng nên một số hộ chăn nuôi vịt đẻ thường không đăng ký tiêm phòng mặc dù đàn vịt đã đến thời điểm cần tiêm nhắc lại. Song số liệu trong thời gian qua cho thấy vịt cúm gia cầm ít khi xảy ra trên đàn vịt đẻ. Kết quả này có được theo chúng tôi là do vắc-xin cúm hiện sử dụng có đáp ứng miễn dịch tốt, độ dài miễn dịch kéo dài. Tuy vậy trên thưc tế khi triển khai tiêm phòng vắc-xin trên diện rộng khó có thể tránh khỏi những sơ xuất, từ đó dẫn đến kết quả là không thể đảm bảo hết rằng đàn vịt nào cũng đạt tỷ lệ bảo hộ tốt, thời gian miễn dịch kéo dài. Vì thế việc tiêm phòng lặp lại sau mỗi 4-5 tháng là rất cần thiết khi áp dụng triễn khai tiêm phòng trên diện rộng hiện đang được áp dụng tại nước ta hiện nay. 3. Kết quả khảo sát đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin trên vịt đẻ Trong thực tế kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng trên vịt tại số địa phương cho kết quả tỷ lệ bảo hộ thấp. Ngoài nguyên nhân do khâu bảo quản vận chuyển vắc- xin không đúng cách, thì nguyên nhân tiêm vắc-xin có đảm bảo đủ liều khi vào cơ thể cũng cần phải được đánh giá. Nguyên nhân này thường là do vịt đàn thường nuôi với số lượng lớn trong khi cán bộ thú y lại ít nên họ phải tiêm vội để kịp tiêm phòng cho đàn khác. Để kiểm tra vấn đề trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm tiêm phòng vắc-xin trên vịt đẻ ở các liều khác nhau: 0,5 ml/con; 0,75 ml/con và 1 ml/con nhằm khảo sát mức độ đáp ứng miễn dịch ở các liều tiêm này. Bảng 27. Hiệu giá kháng thể trên vịt đẻ Khaki Campell sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm ở các liều khác nhau Kết quả Tỉ lệ ( %) Hiệu giá kháng thể Số vịt thí nghiệm (Con) Liều (ml) Số mẫu (n) Sau khi tiêm (ngày) =1/16 =1/16 <1/8 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 Tỷ Lệ bảo hộ(%) 40 0,5 30 14 2 28 6,67 93,33 2 - - 2 2 6 4 14 93,33 40 0,75 30 14 0 30 0 100 - - - - - 7 4 19 100 40 1 30 14 0 30 0 100 - - - 1 - 4 6 19 100 77 Phân bố hiệu giá kháng thể trên vịt đẻ Khaki Cammpell ở các liều tiêm khác nhau 0 10 20 30 40 50 60 70 <1/8 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 Hiệu giá kháng thể Tỷ lệ (%) Tiêm liều 0,5 ml/con Tiêm liều 0,75 ml/con Tiêm liều 1 ml/con Biểu đồ 15. Phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng nhắc lại vaxcin cúm gia cầm trên vịt đẻ ở các liều khác nhau Kết quả kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên vịt đẻ (tiêm phòng nhắc lại mỗi 4-5 tháng) ở các liều khác nhau được trình bày qua bảng 3.11 cho thấy: cả 3 đàn đều đạt tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng. Đàn 1 với liều 0,5m/con tỷ lệ bảo hộ đạt 93,33%, đàn 2 và 3 tiêm vắc-xin với liều 0,75ml/con và 1 ml/con cho kết quả bảo hộ đạt 100%, hiệu giá kháng thể tập trung ở mức cao từ 1/128 đến 1/512. Nhìn chung tiêm vắc-xin cúm gia cầm H5N1 trên vịt đẻ ở liều tiêm 0,75 ml/con và 1 ml/con đều đạt tỷ lệ bảo hộ ở mức cao 100%, hiệu giá thể tập trung ở mức cao. Không có sự biệt ở mức nghĩa về tỷ bảo hộ cũng như phân bố hiệu giá kháng thể ở liều tiêm 0,75 ml và 1 ml/vịt. Deleted: ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ ¶ Deleted: ở Deleted: . Deleted: , hiệu giá kháng thể cao nhất đạt 1/ tập trung nhiều ở chiếm Deleted: . 78 Bảng 28. Ghi nhận một số biểu hiện lâm sàng sau khi tiêm vắc-xin trên vịt đẻ Có phản ứng Không có phản ứng Số lần thí nghiệm Số vịt thí nghiệm (Con) Liều tiêm (ml) Vị trí tiêm Con Tỷ lệ (%) Con Tỷ lệ (%) Thời gian trở lại trạng thái bình thường 1 40 0,5 ml Dưới da cổ 1 2,5 39 97,5 3 giờ 2 40 0,75 ml Dưới da cổ 1 2,5 39 97,5 3,5 giờ 3 40 1 ml Dưới da cổ 0 5 38 95 2 giờ Tổng 120 5 4,16 95,84 95,84 Bảng 29. Ghi nhận về sản lượng trứng trước và sau khi tiêm vắc-xin trên vịt đẻ Sản lượng trứng thời điểm trước tiêm phòng Sản lượng trứng thời điểm sau tiêm phòng Sản lượng trứng ở các ngày theo dõi Sản lượng trứng ở các ngày theo dõi Số lần thí nghiệm Số vịt thí nghiệm (Con) Liều tiêm (ml) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 1 Ngày2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 1 40 0,5 ml 25 26 26 27 22 23 24 24 23 25 2 40 0,75 ml 27 28 27 28 25 24 24 25 26 26 3 40 1 ml 28 29 29 28 25 25 24 26 26 26 4 540 1ml 420 420 423 394 396 405 409 414 420 418 79 Kết quả ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng sau tiêm phòng trên vịt đẻ cho thấy: Chỉ một số ít con sau khi tiêm phòng có một vài biểu hiện các triệu chứng như buồn, giảm ăn, sệ cánh, giảm bơi lội… Vịt trở lại bình thường sau 3- 4 giờ mà không cần chăm sóc gì đặc biệt. Trong quá trình thí nghiệm không phát hiện trường hợp vịt chết sau khi tiêm. Ghi nhận về mức độ ảnh hưởng của vắc-xin cúm gia cầm đối với năng suất trứng chúng tôi nhận thấy: những ngày đầu cả 4 đàn đều có biểu hiện giảm năng suất trứng. Tuy nhiên mức ảnh hưởng là không nhiều, đến ngày 4 cả 3 đàn năng suất trứng đều trở lại trạng thái bình thường. 80 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kết luận như sau: - Kết quả kiểm tra kháng thể trên đàn gia cầm sau tiêm phòng vắc-xin cúm cho thấy: đàn gà, vịt đạt tỷ lệ đủ bảo hộ ở các lần kiểm tra trong năm 2006, 2007. Năm 2005 cả đàn gà và vịt không đạt tỷ lệ bảo hộ. - Đối với vịt nuôi thịt tiêm phòng 1 lần tỷ lệ bảo hộ chỉ từ 35 - 46,2% (chưa đạt tỷ lệ đủ bảo hộ theo đàn). Và như vậy nguy cơ tái phát dịch trên đối tượng này là rất dễ xảy ra. Tiêm phòng lần 2 trên đàn vịt nuôi thịt cho kết quả đáp ứng miễn dịch tốt, đạt tỷ lệ bảo hộ từ 76,67% đến 100%. Phân bố hiệu giá kháng thể tập trung ở 1/64 (4log4) đến 1/152 (4log7). Để đạt kết quả bảo hộ khi sử dụng trên vịt nuôi thịt nhất thiết phải được tiêm phòng 2 lần theo khuyến cáo. - Kết quả kiểm tra độ dài miễn dịch sau thời điểm tiêm phòng 146 ,148, 156, 158 trên vịt đẻ kết quả cho thấy tỷ lệ bảo hộ tốt từ 90-100%. Kết quả tiêm phòng nhắc lại trên vịt đẻ ở liều tiêm 0,75 ml và 1/ m/con đều đạt tỷ lệ bảo hộ 100% Phân bố hiệu giá kháng thể ở mức từ 1/128 đến 1/512. 2. Đề nghị - Tiếp tục thực hiện chương trình tiêm phòng vắc-xin cúm trên đàn gia cầm tại tỉnh An giang. - Trên vịt nuôi thịt, nếu tiếp tục sử dụng vắc-xin H5N1 Trung Quốc chủng Re- 1 cần phải được tiêm phòng 2 lần theo khuyến cáo. - Cần thường xuyên giám sát sự lưu hành virut cúm, đánh giá vắc-xin để tiếp tục đảm bảo tỷ lệ bảo hộ. Deleted: 23 Deleted: 26 Deleted: 7 Deleted: 87 Deleted: 1 ml/con tất cả đàn vịt trong lô thí nghiệm đều đạt tỷ lệ bảo hộ 100%; liều 0,75 ml/con tỷ lệ bảo hộ đat; liều 0,5 ml/con tỷ lệ bảo hộ đạt. ¶ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO “Đã có vacxin cúm gia cầm “made in vietnam”. Báo nông nghiệp số 73, thứ tư 11/4/2007: tr 3. Alexander, D.J. 2000. A review of avian influenza in differen bird species. Vet, Microbiol. 74:3-13. Amonsin A, Payungporn S, Theamboonlers A, et al. 2006. Genetic characterization of H5N1 influenza A viruses isolated from zoo tigers in Thailand. Abstract: Bender, C., H. Hall. J. Huang, A. Klimov, N. Cox, A. Hay, V. Gregory, K. Cameron, W. Lim, and K. Subbara. 1999. Characterization of the surface proteins of influenza A (H5N1) viruses isolated from humans in 1997-1998. Virology 254:115 – 123. Buckler - White, A. J,. and B. R. Murphy. 1986. Nucleotide sequence analysis of the nucleoprotein gene of an avian and a human influenza virus strain identifies two classes of nucleoproteins. Virology, 155:345-355. Butler D. 2006. Thai dogs carry bird-flu virus, but will they spread it? Calnek B.V. 1984. Influenza - Diseases of Pountry. Iowa State University Press, Ames, Lowa, USA. Castrucci, M. R., and Y. Kawaoka. 1993. Biologic importance of neuraminidase stalk length in influenza A virus, J. Virol. 67:759-764. Changgui Li, Su Lin, Mei Ji, Yan Liu, Xu Wang, John Wood, Zijian Feng, Yu Wang, Weidong Yin. 2006. Safety and immunogenicity of an inactivated adjuvanted whole - virion influenza A (H5N1) vaccine: a phase I randomised controlled trial. Lancet 2006; 368: 991-997. Chau Bora. 2006. Tình hình bệnh cúm gia cầm và hiệu quả phòng bệnh cúm A, H5 bằng vacxin ở tỉnh Vĩnh Long. Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ. Cục thú y. 2007. Thông tin về dịch cúm gia cầm. D. E. Swayne, J. R. Beck, M. Garcia and H.D. Stone 1998. Influence of virus strain and antigen mass on efficacy of H5 avian influenza inactivateed vaccines. USDA, Agriculture Research Service, Southeast Poultry Research Laboratory, 934 College Station Road Athens, Georgia 30605, USA. Đặng Thanh Tùng . 2005. Tình hình bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) tại tỉnh An Giang. Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ, 2005. Dương Nghĩa Quốc. 1997. Hiệu quả phòng bệnh của vacxin Newcastle chịu nhiệt trên đàn gà thả vườn của tỉnh Đồng Tháp. Luận án tốt nghiệp Thạc sỹ KHNN, Đại học Cần Thơ. Gambaryan A, Tuzikov A, Pazynina G, Bovin N, Balish A, Klimov A. 2006. Evolution of the receptor binding phenotype of influenza A (H5) viruses. Virology 2006; 344: 432-8. Epub 2005 Oct 13. Abstract: 82 Gilbert M. 2006. Free-grazing Ducks and Highly Pathogenic Avian Influenza, Thailand. Abstract: - Full text at Govorkova EA, Rehg JE, Krauss S, et al. 2005. Lethality to ferrets of H5N1 influenza viruses isolated from humans and poultry in 2004. Abstract: Full text at Hulse-Post DJ, Sturm-Ramirez KM, Humberd J, et al. 2005. Role of domestic ducks in the propagation and biological evolution of highly pathogenic H5N1 influenza viruses in Asia. Abstract: J.H. Breytenbach. 2004. Tiêm chủng, một phần chiến lược khống chế bệnh cúm gà. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XI số 2-2002, tr 72-80. J.H. Breytenbach. 2005.Guidelines for the Administration of nobilis Influenza H5 vaccine as part of an Avian Influenza control strategy, Intervet International b.v. John J. Treanor, M.D, James D. Campbell, M.D, Kennth M Zangwill, M.D, Thomas Rowe, M.S. and Mark Wolff, Ph.D. 2006. Safety and Immunogenicity of an inactivated subvirion influenza A (H5N1) vaccine. N Engl j mad 2006; 354: 1343 - 1351. Keawcharoen J, Oraveerakul K, Kuiken T, et al, 2004. Avian influenza H5N1 in tigers and leopards. Abstract: - Full text at Kuiken T, Rimmelzwaan G, van Riel D, et al. 2004. Avian H5N1 influenza in cats. Abstract: Le QM, Kiso M, Someya K, et al. 2005. Avian flu: isolation of drug-resistant H5N1 virus. Abstract: Lê Thanh Hoà. 2004. “Họ Orthomyxoviridae Và Nhóm Virus Cúm A Gây Bệnh Cúm Trên Gia Cầm Và Người”. Tạp chí Công nghệ sinh học, Viện Công nghệ sinh học. Lê Văn Hùng. 1996. Nghiên cứu miễn dịch thu được trên các bệnh truyền nhiễm do virut (Newcastle, Gumboro)đề xuất những cải tiến trong quy trình phòng bệnh bằng vacxin cho gà. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghịêp, Đại học Nông LâmThành phố Hồ Chí Minh, 1996. Lê Văn Năm. 2004. “Bệnh Cúm Gà”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập Xi số1- 2004: tr 81-86. Lê Văn Năm. 2004. “Kết Quả Khảo Sát Các Biểu Hiện Lâm Sàng Và Bệnh Tích Đại Thể ở Một Số Cơ Sở Chăn Nuôi Các Tỉnh phía Bắc”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XI số1-2004:tr 86-.90. Lê Văn Năm. 2007. “Các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIV số 4-2007:tr 86-.90. 83 Li KS, Guan Y, Wang J, et al. 2004. Genesis of a highly pathogenic and potentially pandemic H5N1 influenza virus in eastern Asia. Abstract: Lưu Đình Lệ Thúy, Trần Thị Dân, Trần Thị Bích Liên. 2008. “Khảo sát hiệu giá kháng thể trên đàn gia cầm sau tiêm phòng một số loại vacxin cúm tại Bình Dương”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XV, số 4-2008: tr 16-24. Maines TR, Lu XH, Erb SM, et al. 2005. Avian influenza (H5N1) viruses isolated from humans in Asia in 2004 exhibit increased virulence in mammals. Abstract: Maria Serena Beato, Anna Toffan, Roberta De Nardi, Alessandro Cristalli, Calogero Terregino, Giovanni Cattoli, Ilaria Capua. 2007. “Vacxin nhũ dầu vô hoạt thông thường triệt tiêu sự bài thải và ngăn ngừa sự khu trú của virut trong vịt thịt Bắc Kinh được công cường độc với virut H5N1”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIV, số 5-2007: tr 81-95. Nguyễn Đức Hiền. 2006. Bệnh cúm gia cầm. Chi cục thú y Thành Phố Cần Thơ. Nguyễn Hiền Trung. 2006. Khảo sát sự lưu hành của virut cúm Type A, Suptype H5 trên đàn gia cầm tại tỉnh Hậu Giang. Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ, 2006. Nguyễn Thế Tĩnh, Nguyễn Văn Quang, Hoàng Văn Dũng. 2008. “Kiểm tra sự lưu hành virut cúm và đáp ứng miễn dịch vacxin phòng cúm của gia cầm tỉnh thái nguyên”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XV, số 4-2008: tr 16-24. Nguyễn Thị Kim Lan, Hoàng Văn Dũng, Đặng Xuân Bình. 2006. “Kết quả giám sát công tác tiêm phòng vacxin cúm gia cầm ở tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông thôn, số 12: tr 56-57. Nguyễn Thị Thanh Tâm. 2006. Tình hình cúm gia cầm và hiệu quả phòng bệnh cúm A, H5 bằng vacxin tại tỉnh Bạc Liêu, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Tiến Dũng, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Kenjiro Inui, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Bá Thanh, Trương Thị Kim Dung. 2005. “Giám sát tình trạng nhiễm virut cúm gia cầm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cuối năm 2004”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XII số 2-2005:tr 13-18. Nguyễn Tiến Dũng, Malik Peiris, Robert Webster, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Nguyễn Thế Vinh, Kent Inui, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Viết Không, Ngô Thanh Long. 2004. “Nguồn Gốc Của Virut Cúm Gia Cầm H5N1 Tại Việt Nam năm 2003 – 2004”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Số 3-2004:tr 6-14. 84 Nina Y. Kung, Roger S. Morris, Nigel R. Perkins, Les D. Sim, Trevor M, Lucy Bissett, Mary Chow, Ken F. Shortridge, Yi Guan, and Malik J.S. Peirist. 2002. Risk for infection with highly pathogenic influenza A virus (H5N1) in chicken, Hong Kong. Perkins LE, Swayne DE. 2002. Pathogenicity of a Hong Kong-origin H5N1 highly pathogenic avian influenza virus for emus, geese, ducks, and pigeons. Abstract: Pham Si Lang. 2005. Roles for Local Organizations and the Participation of Small Poultry Producers in the Control of Avian Influenza in Vietnam. Phòng dịch tễ - Cục thú y. 2008. “Đánh giá hiệu lực vacxin bằng thí nghiệm công cường độc virut cúm gia cầm”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XV, số 1-2008: tr 98-99. Rimmelzwaan GF, van Riel D, Baars M, et al. 2006. Influenza A Virus (H5N1) Infection in Cats Causes Systemic Disease with Potential Novel Routes of Virus Spread within and between Hosts. Abstract: Stevens J, Blixt O, Tumpey TM, Taubenberger JK, Paulson JC, Wilson IA. 2006. Structure and Receptor Specificity of the Hemagglutinin from an H5N1 Influenza Virus. Science 2006; Abstract: Sử dụng vacxin cúm gia cầm liệu có hiệu quả? www.laodong.com.vn/Home/xahoi/yte/2007/6/42988.laodong. Thanawongnuwech R, Amonsin A, Tantilertcharoen R, et al. 2005. Probable tiger-to-tiger transmission of avian influenza H5N1. Abstract: - Full text at Tiêm phòng cúm gia cầm: Lãng phí hàng chục triệu đồng. dong/70087925/248/ Tô Long Thành. 2004. Bệnh cúm loài chim. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XI, Số 2- 2004: tr 53-58. Tô Long Thành. 2004. “Kinh nghiệm phòng chống dịch cúm gia cầm và sử dụng vacxin cúm gia cầm tại Trung Quốc”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XII, số 3-2005: tr 87- 90. Trần Đình Từ. 2005. Bệnh cúm người và động vật. Bài giảng cao học Trần Mạnh Giang, Trương Văn Dung, Hoàng Hồng Vân. 2008. “Kết quả giám sát sự lưu hành của virut cúm A/H5N1 ở gia cầm trên địa bàn Hà Nội 6 tháng cuối năm 2006”. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XV, số 4-2008: tr 16-24. 85 WHO. 2004. Laboratory study of H5N1 viruses in domestic ducks: main findings. WHO. 2005. Geographical spread of H5N1 avian influenza in birds. Available from - Accessed on 26 January 2006. WHO. 2006. Avian influenza - H5N1 infection found in a stone marten in Germany. Available from - Accessed on 15 March 2006. WHO. 2006. Avian influenza (" bird flu") - Fact sheet. January 2006. Available from ndex.html - Accessed on 26 January 2006. WHO. 2006. H5N1 avian influenza in domestic cats. Available from - Accessed on 28 February 2006. WHO. 2006. Recommended composition of influenza virus vaccines for use in the 2006-2007 northern hemisphere influenza season. Available at - Accessed on 14 March 2006. Xầm Văn Lang. 2006. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên vịt tại tỉnh Sóc Trăng. Luận án thạc sỹ khoa học Nông Nghiệp, Đại Học Cần Thơ. Zitzow LA, Rowe T, Morken T, Shieh WJ, Zaki S, Katz JM .2002.. Pathogenesis of avian influenza A (H5N1) viruses in ferrets. Abstract: - Full text at PHỤ CHƯƠNG 1 XỬ LÝ THỐNG KÊ 1. So Sánh đáp ứng miễn dịch trên 3 đàn vịt thịt Super M được tiêm vắc-xin cúm gia cầm ở lần tiêm 1 Chi-Square Test: Dan vit 1, Dan vit 2 Expected counts are printed below observed counts Dan vit Dan vit Total 1 7 18 25 8.47 16.53 2 13 21 34 11.53 22.47 Total 20 39 59 Chi-Sq = 0.257 + 0.132 + 0.189 + 0.097 = 0.674 DF = 1, P-Value = 0.412 Chi-Square Test: Dan vit 1, Dan vit 3 Expected counts are printed below observed counts Dan vit Dan vit Total 1 7 11 18 7.06 10.94 2 13 20 33 12.94 20.06 Total 20 31 51 Chi-Sq = 0.000 + 0.000 + 0.000 + 0.000 = 0.001 DF = 1, P-Value = 0.972 Chi-Square Test: Dan vit 2, Dan vit 3 Expected counts are printed below observed counts Dan vit Dan vit Total 1 18 11 29 16.16 12.84 2 21 20 41 22.84 18.16 Total 39 31 70 Chi-Sq = 0.210 + 0.264 + 0.149 + 0.187 = 0.810 DF = 1, P-Value = 0.368 2. So Sánh đáp ứng miễn dịch trên 3 đàn vịt thịt Super M được tiêm vắc-xin cúm gia cầm ở lần tiêm 1 Chi-Square Test: Dan vit 1, Dan vit 2 Expected counts are printed below observed counts Dan vit Dan vit Total 1 28 30 58 Phụ chương 1 29.00 29.00 2 2 0 2 1.00 1.00 Total 30 30 60 Chi-Sq = 0.034 + 0.034 + 1.000 + 1.000 = 2.069 DF = 1, P-Value = 0.150 2 cells with expected counts less than 5.0 Chi-Square Test: Dan vit 1, Dan vit 3 Expected counts are printed below observed counts Dan vit Dan vit Total 1 28 23 51 25.50 25.50 2 2 7 9 4.50 4.50 Total 30 30 60 Chi-Sq = 0.245 + 0.245 + 1.389 + 1.389 = 3.268 DF = 1, P-Value = 0.071 2 cells with expected counts less than 5.0 Chi-Square Test: Dan vit 2, Dan vit 3 Expected counts are printed below observed counts Dan vit Dan vit Total 1 30 23 53 26.50 26.50 2 0 7 7 3.50 3.50 Total 30 30 60 Chi-Sq = 0.462 + 0.462 + 3.500 + 3.500 = 7.925 DF = 1, P-Value = 0.005 2 cells with expected counts less than 5.0 Phụ chương 2 PHỤ CHƯƠNG 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỀ TÀI Đàn vịt thí nghiệm tiêm vacxin cúm gia cầm tại Châu Thành – An Giang Đàn vịt nuôi theo dõi trong thí nghiêm được đánh dấu để phân biệt trong quá trình theo dõi Phụ chương 3 Lấy máu để kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vacxin cúm gia cầm trên vịt Phụ chương 4 Kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vacxin cúm gia cầm bằng kỹ thuật HI tại cơ quan Thú Y vùng VII Phụ chương 5 PHỤ CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI VắC-XIN PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở NƯỚC TA Phòng chống dịch cúm gia cầm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ cũng như lãnh đạo các địa phương trong cả nước. Trong các giải pháp phòng bệnh cúm gia cầm thì giải pháp tiêm ngừa bằng vắc-xin có thể được xem là hiệu quả nhất. Để bà con nông dân và người tiêu dùng hiểu rõ tính năng sử dụng, phương pháp bảo quản vắc-xin cũng như đảm bảo an toàn trong việc sử dụng sản phẩm gia cầm sau khi tiêm phòng. Hiện nay có 4 loại vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành trên thị trường Việt Nam, trong đó có 2 loại của Trung Quốc, 1 loại của Hà Lan và 1 loại của Mỹ. 1) Vắc-xin của Trung Quốc: - Vắc-xin vô hoạt H5N2 (vắc-xin vô hoạt nhũ dầu): + Tên vắc-xin: Avian Ifluenza vắc-xin, Inactivated (H5 subtype, N28 strain). + Thành phần: Vắc-xin chứa virut cúm gia cầm chủng A, Chủng phụ H5N2, dòng A/Turkey/England/N28/73. + Đối tượng sử dụng: Gà từ 14 ngày tuổi trở lên. Liều dùng: Gà 14-35 ngày: 0,3ml/con; gà trên 35 ngày tuổi: 0,5ml/con. - Vị trí tiêm phòng: Tiêm cơ ức hoặc dưới da cổ (1/3 phần dưới của cổ). - Quy trình tiêm phòng: Tuổi gà được tiêm phòng đầu tiên là 14 ngày. Mũi 2 cách mũi 1 là 28 ngày, mũi 3 cách mũi 2 là 5 tháng. Vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ 2- 80C (ngăn mát tủ lạnh); tránh làm đông đá. - Sử dụng vắc-xin: Trước khi tiêm phòng phải lắc đều lọ vắc-xin và làm ấm tự nhiên đến khi vắc-xin đạt ở nhiệt độ bình thường (20-250C). Sau khi đâm kim, lọ vắc-xin chỉ sử dụng trong ngày. Thời gian sử dụng thịt gia cầm: sau khi tiêm phòng 14 ngày. - Quy cách lọ vắc-xin: Nhãn màu xanh lá cây, 250ml/lọ. - Vắc-xin vô hoạt H5N1 (vắc-xin vô hoạt dạng nhũ dầu): + Tên vắc-xin: Reassortan Avian Influenza virut vắc-xin, Inactivated (H5N1 Subtype, Re-1 Strain). + Thành phần: Vắc-xin chứa virut cúm gia cầm chủng A, chủng phụ H5N1, dòng A/Harbin/Re-1/2003. + Đối tượng sử dụng: Vịt từ 14 ngày tuổi trở lên. Phụ chương 6 + Liều dùng: Vịt từ 14-35 ngày: 0,5ml/con; vịt trên 35 ngày tuổi: 1ml/con. + Quy trình tiêm phòng: Tuổi vịt được tiêm phòng đầu tiên là 14 ngày. Mũi 2 cách mũi 1 là 28 ngày, mũi 3 cách mũi 2 là 5 tháng. + Vị trí tiêm phòng, bảo quản, sử dụng vắc-xin và thời gian sử dụng thịt gia cầm: Giống như vắc-xin vô hoạt. + Quy cách lọ vắc-xin: Nhãn màu xanh dương 250ml/lọ. Lưu ý: Nhãn của vắc-xin sử dụng cho gà có màu xanh lá cây và vịt có màu xanh dương. Chú ý: Liều vắc-xin sử dụng ở vịt gấp đôi gà. 2)Vắc-xin của Hà Lan - Tên Vắc-xin: Nobilis Influenza H5 (vắc-xin dạng vô hoạt nhũ dầu – nước trong dầu). + Thành phần: Vắc-xin chứa virut cúm gia cầm chủng A, chủng phụ H5N2, dòng A/chicken/Mexico/232/94/CPA. + Đối tượng sử dụng: Gà ở mọi lứa tuổi: 0,25ml/con. + Vị trí tiêm phòng: Dưới da cổ (1/3 phần cuối của cổ). + Quy trình tiêm phòng: Mũi 2 cách mũi 1 từ 4-6 tuần, mũi 3 cách mũi 2 từ 16- 18 tuần. + Bảo quản và dụng sử vắc-xin: Giống vắc-xin vô hoạt H5N2 của Trung Quốc. + Quy cách: lọ vắc-xin: 500ml/lọ. 3) Vaccin của Mỹ: - Tên vắc-xin: Trovac AIV H5 (vắc-xin đậu – cúm dạng sống, đông khô). + Thành phần: vắc-xin chứa virut đậu gà sống làm vectơ có mang gen virut cúm gia cầm chủng A, chủng phụ H5N8, dòng A/Turkey/Treland/1378/83. + Đối tượng sử dụng: Gà con 1 ngày tuổi. Liều dùng: 0,2ml/con (lọ vắc-xin 1.000 liều với 200ml nước pha). + Vị trí tiêm phòng: Dưới da cổ. + Quy trình tiêm phòng: Tiêm 1 ngày tuổi tại máy ấp. Đối với gà đẻ: Tiêm nhắc lại bằng vắc-xin vô hoạt lúc 6-8 tuần (không tiêm nhắc bằng vắc-xin Trovac). + Bảo quản vắc-xin: Vắc-xin được bảo quản ở 2-70C tránh làm đông đá. + Thời gian sử dụng thịt gia cầm: Sau khi tiêm 21 ngày. Phụ chương 7 Phụ chương 8 + Quy cách lọ vắc-xin: lọ 1.000 liều và 2.000 liều. Vắc-xinTrovac có: - Ưu điểm: Tiêm phòng sớm cho gà con 1 ngày tuổi và có thể tiêm đồng thời với các loại vắc-xin khác. Do vậy, thuận lợi trong quản lý, kiểm soát và giám sát dịch tễ sau tiêm phòng. - Nhược điểm: Nếu sử dụng trên đàn gà đã chủng vắc-xin đậu hoặc nhiễm đậu trước đó thì vắc-xin Trovac không còn hiệu quả. Hiện nay ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung, bệnh cúm gia cầm chủ yếu thuộc loại virut cúm chủng A, chủng phụ H5N1 nên sử dụng phổ biến là vắc-xin vô hoạt H5N1 đang có trên thị trường. Theo quyết định số 1715 QĐ/BNN-TY ngày 14/07/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNN về ban hành quy định tạm thời sử dụng các loại vắc-xin cúm gia cầm: - Vắc-xin vô hoạt nhũ dầu H5N2 (Trung Quốc) tiêm cho gà: là loại vắc-xin dị chủng bất hoạt, sử dụng chủng virut A/Turkey/England/N-28/73 (H5N2). - Vắc-xin vô hoạt nhũ dầu H5N1 (Trung Quốc) tiêm cho vịt: là loại vắc-xin đồng chủng bất hoạt, sử dụng chủng virut A/Harbin/Re-1/2003 (H5N1). - Vắc-xin Nobilis Influenza H5 (Hà lan) tiêm cho gà: đây là loại vắc-xin dị chủng: sử dụng chủng virut A/Chicken/Mexico/232/94/CPA (H5N2). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7687.pdf
Tài liệu liên quan