Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
DU KÝ SAN
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM TEMPURA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
BÙI THỊ QUỲNH HOA
NĂM 2007
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Th
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tôm Tempura, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng i
LỜI CẢM TẠ
Em chân thành cảm tạ cô Bùi Thị Quỳnh Hoa đã hướng dẫn em hoàn thành tốt
luận văn.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn.
Cảm ơn quý thầy cô phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn cùng lớp đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến trong quá trình
thực hiện đề tài
Cần Thơ, Ngày 10 tháng 6 năm 2007
Sinh viên
DU KÝ SAN
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................2
2.1. Nguyên liệu ................................................................................................2
2.1.1. Tôm sú .................................................................................................2
2.1.2. Bột áo...................................................................................................6
2.1.3. Thành phần một số loại bột áo ngoài cho sản phẩm tôm Tempura trên
thị trường .......................................................................................................8
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật áo bột ngoài cho sản phẩm thực
phẩm ................................................................................................................9
2.2.1. Sự kết dính giữa nguyên liệu với lớp bột áo ngoài ................................9
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áo bột nguyên liệu......................10
2.3. Giới thiệu chung về một số ứng dụng kỹ thuật áo ngoài cho sản phẩm
thực phẩm.......................................................................................................11
2.3.1. Mục đích của việc áo ngoài thực phẩm và tầm quan trọng của các sản
phẩm áo ngoài trong thị trường thực phẩm ..................................................11
2.3.2. Các đặc tính chung của lớp áo ngoài thực phẩm .................................11
2.4. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình chiên ............................12
2.4.1. Biến đổi vật lý và hóa học ..................................................................12
2.4.2. Biến đổi về giá trị cảm quan ...............................................................13
2.4.3. Biến đổi về giá trị dinh dưỡng ............................................................13
2.5. Các tiêu chuẩn thành phẩm tôm Tempura ............................................13
2.5.1. Chỉ tiêu cảm quan...............................................................................13
2.5.2. Chỉ tiêu vi sinh ...................................................................................14
2.5.3. Chỉ tiêu kháng sinh.............................................................................14
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............15
3.1. Phương tiện thí nghiệm...........................................................................15
3.1.1. Địa điểm.............................................................................................15
3.1.2. Nguyên vật liệu sử dụng .....................................................................15
3.1.3. Thiết bị sử dụng..................................................................................15
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................15
3.2.1. Phương pháp phân tích, đo đạc, đánh giá cảm quan............................16
3.2.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến chất lượng
sản phẩm tôm Tempura ................................................................................16
3.2.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt
độ áo bột ướt đến chất lượng sản phẩm tôm Tempura ..................................18
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .......................................................20
4.1.Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến chất lượng sản phẩm.....................20
4.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự tăng khối lượng của sản phẩm 21
4.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến màu sắc (màu vàng) sản phẩm ...22
4.1.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến độ dày lớp bột áo ngoài của sản
phẩm tôm Tempura ......................................................................................24
4.1.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến cấu trúc của sản phẩm.................25
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng iii
4.1.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột - nước đến giá trị cảm quan của sản phẩm...27
4.2. Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến chất
lượng sản phẩm tôm Tempura ......................................................................29
4.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến sự tăng
khối lượng của sản phẩm tôm Tempura........................................................29
4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến màu
sắc của sản phẩm..........................................................................................31
4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến độ dày
lớp bột áo của sản phẩm ...............................................................................33
4.2.4. Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến cấu
trúc của sản phẩm.........................................................................................34
4.2.5. Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến giá trị
cảm quan của sản phẩm................................................................................36
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ - ĐỀ NGHỊ ...............................................................38
5.1. Kết luận ...................................................................................................38
5.2. Đề nghị .....................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................39
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần hóa học của tôm sú ............................................................2
Bảng 2: Các chỉ tiêu cảm quan chất lượng tôm sú nguyên liệu ...........................6
Bảng 3: Chỉ tiêu vi sinh đối với thành phẩm tôm Tempura...............................14
Bảng 4: Phương pháp phân tích, đo đạc, đánh giá cảm quan ............................16
Bảng 5: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự tăng khối lượng của sản phẩm
trên bốn loại bột áo ngoài .................................................................................21
Bảng 6: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự thay đổi màu sắc lớp bột áo
ngoài của sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài .................................................22
Bảng 7: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự thay đổi độ dày lớp bột áo ngoài
của sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài...........................................................24
Bảng 8: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự thay đổi cấu trúc của sản phẩm
trên bốn loại bột áo ngoài .................................................................................26
Bảng 9: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến giá trị cảm quan của sản phẩm trên
bốn loại bột áo ngoài........................................................................................28
Bảng 10: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến sự
tăng khối lượng của sản phẩm..........................................................................30
Bảng 11: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến sự
thay đổi màu sắc lớp bột áo ngoài của sản phẩm ..............................................32
Bảng 12: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến độ
dày lớp bột áo ngoài của sản phẩm...................................................................33
Bảng 13: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến cấu
trúc của sản phẩm ............................................................................................34
Bảng 14: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến giá trị
cảm quan của sản phẩm....................................................................................36
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Nguyên liệu tôm sú ...............................................................................2
Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1........................................................................17
Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2........................................................................18
Hình 4: Dụng cụ đánh bột ................................................................................20
Hình 5: Chuẩn bị bột áo khô ............................................................................20
Hình 6: Chuẩn bị bột áo ướt .............................................................................20
Hình 7: Tôm sau khi áo bột khô .......................................................................20
Hình 8: Bếp chiên ............................................................................................20
Hình 9: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự tăng khối
lượng của sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài của sản phẩm tôm Tempura.....21
Hình 10: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến màu sắc của sản
phẩm trên bốn loại bột áo ngoài của sản phẩm tôm Tempura ...........................23
Hình 11: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến độ dày của sản
phẩm trên bốn loại bột áo ngoài của sản phẩm tôm Tempura ...........................25
Hình 12: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến cấu trúc của sản
phẩm trên bốn loại bột áo ngoài của sản phẩm tôm Tempura ...........................26
Hình 13: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến điểm cảm quan
màu sắc của sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài ............................................29
Hình 14: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến điểm cảm quan
cấu trúc của sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài .............................................29
Hình 15: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến sự
tăng khối lượng của sản phẩm .........................................................................31
Hình 16: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến sự
thay đổi màu sắc lớp bột áo ngoài của sản phẩm .............................................32
Hình 17: Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến độ dày
lớp bột áo ngoài của sản phẩm ........................................................................34
Hình 18: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo
bột ướt đến cấu trúc của sản phẩm ...................................................................35
Hình 19: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo
bột ướt đến điểm cảm quan màu sắc của sản phẩm ..........................................37
Hình 20: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo
bột ướt đến điểm cảm quan cấu trúc của sản phẩm ..........................................37
Hình 21: Sản phẩm tôm Tempura.....................................................................38
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vi
TÓM TẮT
Các nhà máy chế biến thủy sản ở nước ta hiện nay ngoài việc sản xuất các mặt
hàng thủy sản lạnh đông thì còn hướng đến việc sản xuất ra các sản phẩm cao cấp
có giá trị kinh tế cao, trong đó có sản phẩm tôm Tempura, tuy nhiên trong quá
trình sản xuất thì sản phẩm thường hay mắc phải một số nhược điểm như lớp bột
áo dày cứng, không dòn, xốp, tỷ lệ bột bám dính, màu sắc không đạt yêu cầu. Để
khắc phục một số nhược điểm trên thì đề tài " khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm tôm Tempura" được tiến hành nhằm tìm ra các thông số
thích hợp cho quy trình sản xuất tôm Tempura.
Đề tài "nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bột áo ngoài sản phẩm
tôm Tempura" được tiến hành qua các thí nghiệm.
- Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước là 1:1,2; 1:1,4; 1:1,6 trên bốn loại bột áo
ngoài (Tempura Mix 25-53T, 25-81T, 25-95T; bột chiên tôm Vĩnh Thuận).
- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy bột 2 phút, 4 phút, 6 phút và nhiệt
độ đánh khuấy bột áo ướt 2-70C, 7-120C, 12-170C.
Kết quả thu nhận được như sau
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm đã tìm ra các thông số kỹ thuật
thích hợp cho quy trình chế biến sản phẩm tôm Tempura. Các thông số kỹ thuật
được đề nghị như sau
- Tỷ lệ bột : nước để phối trộn bột áo ướt là 1:1,4 (tính theo phần trăm khối lượng).
- Thời gian đánh khuấy bột là 4 phút.
- Nhiệt độ áo bột ướt là 2-70C.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu các sản phẩm thực phẩm thuộc dạng fast food đã xuất hiện trên thị
trường Châu Âu và rất được ưa chuộng do đây là sản phẩm thực phẩm sử dụng
nhanh, có giá trị cảm quan và dinh dưỡng cao. Các sản phẩm thuộc dạng này được
chế biến trên cơ sở kết hợp các loại tinh bột phổ biến được chế biến trên thị trường
với nguồn nguyên liệu giàu protein như cá, tôm, gà hoặc với một số loại rau như
củ hành và một số nguồn nguyên liệu khác, tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm.
Ở nước ta, ngoài các mặt hàng chế biến thủy sản lạnh đông, các sản phẩm thực
phẩm thuộc dạng fast food đã xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, mở ra một
hướng mới trong lĩnh vực chế biến, nhằm tạo nên sự đa dạng các món ăn, giúp tiện
lợi trong sử dụng và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ẩm
thực ngày càng cao của con người. Do tính đặc thù của sản phẩm nên hiện nay
người tiêu dùng có khuynh hướng chọn các sản phẩm như vậy, một phần do tính
mới mẽ, đồng thời cũng vì chạy theo nhịp độ sống ngày càng cao, mong muốn có
một bữa ăn nhanh, ít tốn thời gian, trong số những sản phẩm fast food quen thuộc
trên thị trường hiện nay người ta không thể không biết đến sản phẩm “ Tôm
tempura”, có nguồn gốc từ Nhật Bản, sản phẩm này được chế biến trên nguồn
nguyên liệu là tôm và các loại bột nên ngoài việc nó mang lại cảm giác ngon
miệng, tiện lợi trong sử dụng, sự mới lạ trong khẩu vị cũng tăng thêm tính hấp dẫn
và tò mò ở người tiêu dùng, sản phẩm cũng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, cung cấp các thành phần cần thiết cho cơ thể như: protein, lipid,
vitamin, khoáng chất,...
Sản phẩm tôm Tempura đã có mặt trên thị trường Nhật Bản từ lâu đời, tuy nhiên
đây là một mặt hàng tương đối mới mẻ ở nước ta. Trong quá trình sản xuất thì sản
phẩm hay gặp phải một số nhược điểm như cấu trúc bột áo dày cứng, độ dày, màu
sắc lớp bột áo, tỷ lệ bột bám dính không đạt yêu cầu chỉ tiêu chất lượng sản phẩm,
đây là vấn đề khó khăn trong thời gian đầu đối với một số nhà máy chế biến thuỷ
sản mới bắt đầu chế biến các sản phẩm cao cấp. Để có được quy trình chế biến sản
phẩm tôm Tempura đạt chất lượng tốt, việc tìm ra loại bột và các thông số kỹ thuật
thích hợp, khắc phục một số nhược điểm của sản phẩm tôm Tempura. Đề tài: “
khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc bột áo ngoài sản phẩm tôm
Tempura” được thực hiện với mong muốn góp phần cải thiện cấu trúc lớp bột áo
của tôm Tempura đây là điểm khó khăn mà các nhà máy chế biến thuỷ sản đang
gặp phải.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm ổn định cấu trúc sản phẩm tôm Tempura, khắc phục những nhược điểm của
sản phẩm, cần khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:
- Ảnh hưởng của tỉ lệ bột : nước đến chất lượng của sản phẩm trên bốn loại bột áo
ngoài của sản phẩm tôm Tempura.
- Ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến chất lượng của
sản phẩm tôm Tempura.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 2
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Tôm sú
Hình 1: Nguyên liệu tôm sú
(i) Thành phần hóa học của tôm sú
Thành phần hóa học của tôm có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng, quyết định giá trị
thực phẩm của tôm. Thành phần hóa học của tôm phụ thuộc vào các yếu tố giống,
loài, giới tính, độ tuổi, thành phần thức ăn, điều kiện môi trường sống và những
biến đổi sinh lý của tôm. Sự khác nhau về thành phần hóa học của tôm và sự biến
đổi của chúng ảnh hưởng đến mùi vị, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, ảnh hưởng
đến quá trình chế biến.
Bảng 1: Thành phần hóa học của tôm sú
Thành phần % Khối lượng
Nước 75,22 ± 0,55
Protein 21,04 ± 0,48
Lipid 1,83 ± 0,06
Tro 1,91 ± 0,05
Nguồn: Nguyễn Xuân Phương,2003
Ngoài ra tôm còn có những thành phần khác như vitamin, khoáng. Tuy những chất
này có hàm lượng thấp nhưng lại là thành phần rất cần thiết cho hoạt động sống
của con người.
Protein
Trong các thành phần dinh dưỡng trên thì protein là thành phần chủ yếu chiếm tỷ
lệ khá cao (khoảng 70-80% lượng chất khô). Đặc biệt protein của tôm chứa tương
đối đầy đủ các acid amin cần thiết.
Ngoài ra trong thịt tôm còn có các thành phần phi protein chiếm tỷ lệ cao hơn so
với thịt, cá.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 3
Hàm lượng chất ngấm ra khác nhau tùy theo từng loài động vật thủy sản nhưng nói
chung chiếm khoảng 2-3% thịt tươi. Về số lượng cũng giống với những hợp chất
nitơ phi protein, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, mùa vụ, hoàn cảnh sống...
Chất ngấm ra có 3 loại:
+ Chất hữu cơ có đạm: các acid amin tự do, các hợp chất dẫn xuất của guanidin...
+ Chất hữu cơ không đạm: các chất béo trung tính, phospholipid, glycogen...
+ Chất vô cơ: acid phosphoric, muối K, Na, Ca...
Chất ngấm ra cũng góp phần vào việc quyết định mùi vị đặc trưng cho sản phẩm.
Đồng thời có tác dụng kích thích tiết dịch vị làm tăng khả năng tiêu hóa
Lipid
Chất béo trong tôm chiếm một tỷ lệ rất thấp so với những động vật khác. Chất béo
được sử dụng như nguồn năng lượng dự trữ để duy trì sự sống trong điều kiện bất
lợi, khi nguồn thực phẩm khan hiếm. Thành phần chính của chất béo là glyceride.
Nước
Hàm lượng nước trong tôm chiếm khoảng 76-79%, tồn tại ở trạng thái nước tự do
và nước liên kết.
Chất khoáng
Tôm là nguồn thực phẩm giàu khoáng, trong mô thịt có chứa rất nhiều nguyên tố
kim loại vi lượng và đa lượng có giá trị dinh dưỡng. Những nguyên tố có nhiều
trong tôm là K, Mg, Na, Ca, Fe, Zn... với hàm lượng biến thiên từ vài chục đến vài
ngàn ppm.
Vitamin
Trong tôm có nhiều vitamin quan trọng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
của cơ thể.
(ii) Những biến đổi của tôm sau khi chết
Tôm sau khi chết trãi qua các giai đoạn như sau
- Giai đoạn trước tê cứng
Sau khi đánh bắt tôm có màu sắc đặc trưng sáng bóng, thịt tươi trong. Giai đoạn
này tôm có chất lượng tốt nhất, không bị biến đổi.
- Giai đoạn tê cứng
Tôm sau khi chết một thời gian sẽ tê cứng lại. Glycogen trong cơ thể dần dần bị
phân giải gọi là sự phân giải glycogen. Đây là quá trình yếm khí, xảy ra phức tạp,
nó phân giải glycogen thành acid lactic.
(C6H10O5)n + nH2O 2n C3H6O3
Glycogen Acid lactic
Trong quá trình tê cứng có hiện tượng tỏa nhiệt làm cho nhiệt độ cơ thể tôm tăng
lên, pH của cơ thịt hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho enzyme Cathepsin hoạt động
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 4
và thúc đẩy quá trình chín sinh hóa của cơ thịt. Một số hiện tượng có thể thấy
trong quá trình tê cứng như: màu sắc thay đổi, dễ ép lấy nước trong, thành phần
muối dễ thẩm thấu.
- Qúa trình tự phân giải
Tôm sau khi tê cứng cơ thịt sẽ mềm trở lại gọi là giai đoạn tự phân giải hay mềm
hóa. Qúa trình này do enzyme nội tại hoạt động, chủ yếu là enzyme cathepsin phân
giải protid thành pepton, enzyme Tripsin tiếp tục phân giải các sản phẩm trung
gian khác thành acid amin. Ngoài ra còn có sự hoạt động của enzyme
polyphenoloxidase phân giải các hợp chất mono phenol thành melanin gây biến
đen tôm.
Trong giai đoạn này cơ thịt sinh ra nhiều biến đổi hóa lý, cơ thịt mềm mại, hương
vị thơm ngon.
- Qúa trình thối rửa
Nguyên liệu sau khi đình chỉ sự sống thì quá trình tổng hợp trong cơ thể sẽ dừng
lại, enzyme trong tổ chức cơ thể sẽ tiến hành quá trình tự phân giải. Đồng thời lúc
đó vi sinh vật sẽ phân hủy những sản phẩm của quá trình tự phân giải thành các
sản phẩm cấp thấp làm cho nguyên liệu biến chất hư hỏng, đó là quá trình thối rửa.
(iii) Các hiện tượng hư hỏng của tôm
- Hiện tượng biến đen
Tôm sau khi đánh bắt lên vài giờ sẽ xuất hiện những chấm đen trên đầu, thân và
đuôi. Chấm đen này không có nghĩa là giảm giá trị dinh dưỡng hay độ tươi mà làm
giảm giá trị cảm quan, mất chất lượng bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
này:
Tôm bị va chạm trong khi đánh bắt và vận chuyển.
Hệ vi sinh vật sống ký sinh trên thân tôm, khi đánh bắt tôm chết gặp điều kiện
nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, hệ vi sinh vật này phát triển nhanh từ 1 tế bào đến việc
tạo thành các khuẩn lạc có sắc tố màu đen.
Hai acid amin đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành đốm đen là Tyrosin và
Phenylalanin. Enzyme Tyrosinase trong lớp màng trong suốt dưới vỏ, khi tôm chết
lớp màng này bị phá vở, enzyme Tyrosinase chảy ra ngoài cùng với điều kiện
không khí, ánh sáng mặt trời xúc tác phản ứng oxi hóa Tyrosin và Phenylalanin tạo
thành những sợi đỏ, những sợi này tập hợp lại tạo thành một màu tối gọi là
melamin. Từ đây đốm đen hình thành và phát triển.
* Tóm lại điều kiện hình thành đốm đen bao gồm:
+ Enzyme polyphenoloxydase
+ Oxy không khí
+ Các hợp chất chứa gốc phenol
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 5
- Hiện tượng biến đỏ
Màu sắc của tôm chủ yếu phụ thuộc vào sự liên kết chặt chẽ giữa sắc tố và protein
của thịt tôm. Sự liên kết này làm cho tôm màu sáng bóng xanh lúc còn sống. Khi
luộc tôm thì lại cho màu hồng đỏ.
Khi tôm còn sống sắc tố Astaxanthin tồn tại dưới dạng liên kết với protein tạo nên
màu sắc đặc trưng của tôm. Khi tôm chết thì mối liên kết này không còn bền vững,
bị đứt bởi dưới tác dụng nhiệt độ, ánh sáng thì liên kết này bị phá vỡ, Astaxanthin
bị tách ra khỏi protein, sau đó Astaxanthin bị oxi hóa chuyển thành Astacene có
màu đỏ.
β - caroten Astaxanthin Astancene
Đỏ Hồng Vàng cam
Biện pháp khắc phục: chủ yếu là ướp đá nhuyễn và không để nguyên liệu quá lâu ở
điều kiện bình thường.
- Sự ươn hỏng do vi sinh vật
Hoạt động của vi sinh vật là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự ươn hỏng
xảy ra ở tôm. Vi sinh vật hiện diện ở tôm nguyên liệu có hai nguồn:
Vi sinh vật có trong bản thân tôm nguyên liệu khi còn sống: trên vỏ, chân, trong
mang và nội tạng của tôm.
Vi sinh vật nhiễm từ bên ngoài vào nguyên liệu trong quá trình thu hoạch, bảo
quản: từ nguồn nước dùng để rửa tôm, môi trường xung quanh và các bề mặt tiếp
xúc trực tiếp với tôm khi thu hoạch, bảo quản.
Khi tôm chết hàng triệu tế bào vi sinh vật tồn tại trên vỏ, chân, trong mang, nội
tạng sau đó xâm nhập vào cơ thịt của tôm.
Khi ở bên trong cơ thịt tôm, vi sinh vật sinh sôi nảy nở và sinh tổng hợp enzyme
phân giải cơ thịt thành các chất đơn giản dùng làm chất dinh dưỡng cho quá trình
trao đổi chất của chúng. Qúa trình này làm cho tôm bị long đầu, giản đốt, mềm vỏ,
mềm thịt và biến màu. Trong quá trình này còn sản sinh ra các hợp chất bay hơi
mang mùi như indol, amoniac,... tạo nên mùi ươn hỏng của tôm.
Khi có dấu hiệu ươn hỏng tôm sẽ bị hạ loại và giảm giá trị. Mặt khác, sự lây nhiễm
vi sinh vật gây bệnh vào tôm còn có thể gây cho người tiêu dùng bị ngộ độc thực
phẩm
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 6
Bảng 2: Các chỉ tiêu cảm quan chất lượng tôm sú nguyên liệu
Các
thông số
chất
lượng
Yêu cầu
Loại đặc biệt Loại 1 Loại 2
1. Màu
sắc
1.1.Màu
sắc bên
ngoài
- Có màu đặc trưng của
tôm sú, sáng bóng.
- Không bị bạc màu.
- Không có bất cứ đốm đen
nào trên đầu, thân và đuôi.
-Có màu đặc trưng của
tôm sú.
-Không bị bạc màu.
-Không có bất kỳ đốm
đen nào trên thân và
đuôi, nếu có cạo nhẹ
phải mất đi.
-Bạc màu nhẹ.
-Không sáng bóng.
-Có không quá ba đốm
đen ở thân và đuôi.
1.2. Màu
sắc của
thịt
- Thịt tươi trong
- Không bị xanh ở phần thịt
gần đầu
- Không có bất cứ đốm đen
nào trên thịt
- Thịt tươi trong
- Không bị xanh ở phần
thịt gần đầu
- Không có bất cứ đốm
đen nào trên thịt
- Thịt bạc màu
- Chấp nhận xanh nhạt ở
phần thịt gần đầu
- Không có bất cứ đốm
đen nào trên thịt
2. Trạng thái
2.1.Trạng
thái bên
ngoài
- Nguyên vẹn, không bị
khuyết tật
- Đầu dính chặt vào thân
- Không vỡ gạch
- Không mềm vỏ
- Không giãn đốt
- Không vỡ vỏ
- Cho phép long đầu,vỡ
gạch hoặc rụng đầu,
giãn đốt
- Không đứt đuôi
- Không mềm vỏ
- Không nứt đốt
- Không sứt và vỡ vỏ
- Cho phép long đầu, vỡ
gạch, rụng đầu, mềm
vỏ, nứt đốt, vỡ vỏ
- Không đứt đuôi
- Không sứt vỏ
2.2 Trạng
thái của
thịt
- Thịt đàn hồi săn chắc - Thịt đàn hồi săn chắc - Thịt kém đàn hồi
3. Mùi
3.1. Mùi
tự nhiên
- Mùi đặc trưng của tôm sú
- Không mùi vị lạ
- Mùi đặc trưng của
tôm sú
- Không mùi vị lạ
- Cho phép thoáng mùi
khai nhẹ
- Không có mùi lạ
3.2.Mùi
sau khi
luộc chín
- Thơm đặc trưng của tôm
sú luộc
- Không có mùi khai
- Không có mùi lạ
- Thơm đặc trưng của
tôm sú luộc
- Không có mùi khai
- Không có mùi lạ
- Cho phép thoảng mùi
khai nhẹ
- Không có mùi lạ
4.Vị sau
khi luộc
chín
- Vị ngọt đậm
- Nước luộc trong
- Vị ngọt
- Nước luộc trong
-Vị kém ngọt
- Nước luộc hơi vẫn đục
Nguồn:Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản (SEAQIP)
2.1.2. Bột áo
Bột áo ngoài của sản phẩm thường được dùng là hỗn hợp các loại tinh bột khác
nhau được phối trộn theo một tỉ lệ thích hợp, nhằm tạo cho sản phẩm có được hình
dạng, cấu trúc như mong muốn
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 7
Tinh bột là loại cacbohydrate dự trữ chủ yếu của thực vật. Trong thực vật tinh bột
được thấy ở quả, củ, hạt, thân, rễ... cùng với những chất khác như protid, lipid...
Trong các loại hạt hòa thảo ( lúa mì, lúa gạo) thành phần tinh bột chiếm khoảng
65-75%. Ở các loại củ có bột (khoai lang, khoai mì...) hàm lượng tinh bột chiếm
khoảng 10-20%. Ở các cây họ đậu (đậu xanh, đậu ván) hàm lượng tinh bột chiếm
khoảng 50-60%.
Thành phần hóa học và tính chất của tinh bột phụ thuộc vào giống cây, điều kiện
trồng trọt, quá trình sinh trưởng của cây. Trong thực vật tinh bột ở dạng hạt nhỏ.
Tinh bột được cấu tạo chủ yếu từ 2 cấu tử khác nhau về tính chất vật lý, hóa học là
amylose và amylopectin.
(i) Tinh bột bắp (corn starch)
Hạt tinh bột bắp có kích thước trung bình từ 20-30 µm, dạng hình cầu hay elip. Số
lượng hạt trên một gam là 1300.106 hạt. Tinh bột bắp có hàm lượng amylose
khoảng 28% và amylopectin khoảng 72%.
Khi ở dạng bột nhão, tinh bột bắp có độ nhớt trung bình, độ xuyên sáng thấp và có
mức độ thoái hóa cao. Khi ở dạng lớp màng, có độ xuyên sáng thấp, độ dẻo, độ
cứng thấp nhưng có độ dòn cao.
Tinh bột bắp có khả năng giữ ẩm tốt, ngăn cản sự hấp thu lipid trong quá trình
chiên. Hàm lượng caroten cao trong bột bắp có khả năng phát triển màu tốt cho sản
phẩm trong quá trình chiên.
(ii) Bột mì (flour wheat)
Bột mì gồm một loạt các hạt có kích thước từ 20-35 µm và một số hạt nhỏ có kích
thước trung bình và nhỏ 2-10 µm. Số lượng hạt nhỏ trên một gam bột có khoảng
2600.106 hạt. Các hạt tinh bột mì có hình dạng elip hay hình tròn. Hàm lượng
gluten ướt đối với tinh bột mì hạng I chiếm trên 28%, đối với tinh bột mì hạng II
chiếm 23%. Tinh bột mì có hàm lượng amylose khoảng 28% và amylopectin
khoảng 72%.
Bột mì khi ở dạng bột nhão có độ ướt trung bình, độ xuyên sáng thấp, mức độ
thoái hóa cao. Khi ở dạng lớp màng có độ xuyên sáng thấp, có độ dẽo và độ cứng
cao.
Hàm lượng bột mì trong hỗn hợp bột áo có tác dụng gia tăng độ cứng và bề dày
của sản phẩm. Điều này cũng tỷ lệ với sự giảm hàm lượng ẩm do hàm lượng
gluten tăng nếu sử dụng nhiều bột mì, làm cho cấu trúc sản phẩm trở nên cứng
hơn.
(iii) Tinh bột gạo (flour rice)
Tinh bột gạo có kích thước nhỏ 3-8 µm, được bao bằng vỏ protein cứng, có dạng
hình đa giác. Tro._.ng tinh bột gạo, hàm lượng amylose khoảng 18.5%, amylopectin
khoảng 81.5%. Tinh bột gạo sau khi hồ hóa có cấu trúc chặt, cứng, khả năng xuyên
sáng thấp và mức độ thoái hóa cao.
(iv) Bột trứng
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 8
Thành phần chủ yếu của bột trứng ảnh hưởng đến cấu trúc của bột là albumin và
leucithin. Albumin là loại protein đóng vai trò là chất kết dính giữa lớp bột với
thực phẩm được áo. Leucithin của lòng đỏ trứng là một chất nhũ hóa góp phần làm
ổn định cấu trúc của bột, đồng thời màu của caroten trong bột trứng cũng góp phần
tạo màu cho sản phẩm, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Trong quá trình chiên phản ứng maillard giữa các acid amin trong trứng với đường
trong bột cũng hình thành màu cho sản phẩm
(v) Bột bánh mì (baking powder)
Thành phần bao gồm bột mì và các hỗn hợp bột khác, nhưng ở đây bột sau khi chế
biến thành dạng vảy bánh mì (thường dùng phương pháp sấy) , phần vảy bánh mì
sẽ được xay nghiền thành dạng bột mịn và được bổ sung vào hỗn hợp bột batter
mix, mục đích ở đây là để tạo cấu trúc xốp, dòn cho sản phẩm.
(vi) Các phụ gia thường được sử dụng trong bột áo
- Mục đích
+ Nâng cao sức hấp dẫn về mặt cảm quan của sản phẩm.
+ Làm tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Tùy theo khẩu vị người tiêu dùng có
thể chọn lựa tỉ lệ thêm vào sao cho hợp lí.
Muối
Mục đích: tạo vị mặn cho sản phẩm.
Bột ngọt
Mục đích: tạo vị thích hợp hài hòa, tăng vị ngọt của đạm góp phần vào vào việc
tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Màu thực phẩm
Chất màu thực phẩm thường được bổ sung thêm vào hỗn hợp bột để góp phần làm
tăng màu sắc của sản phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng. Vitamin B2 cũng có thể
được bổ sung để tạo màu cho sản phẩm, đồng thời làm tăng giá trị dinh dưỡng của
sản phẩm.
2.1.3. Thành phần một số loại bột áo ngoài cho sản phẩm tôm Tempura trên thị
trường
(i) Bột Tempura Mix (25-81T)
- Bột mì
- Bột bắp
- Bột bánh mì
- Bột trứng
- Gia vị: muối, bột ngọt...
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 9
(ii) Bột Tempura Mix (25-95T)
- Bột mì
- Bột bắp
- Bột bánh mì
- Protein thực vật
- Màu Marigold
- Gia vị: muối, bột ngọt...
(iii) Bột Tempura Mix (25-53T)
- Bột mì
- Bột bắp
- Bột trứng
- Bột bánh mì
- Các chất tạo màu: vitamin B2, màu Paprica
- Gia vị: muối, bột ngọt...
(iv) Bột chiên tôm Vĩnh Thuận
- Bột mì
- Bột bắp
- Bột gạo
- Bột năng
- Gia vị: muối, bột ngọt…
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật áo bột ngoài cho sản phẩm thực phẩm
2.2.1. Sự kết dính giữa nguyên liệu với lớp bột áo ngoài
Ở nhiệt độ thấp tinh bột không có khả năng hòa tan trong nước nhưng tinh bột vẫn
hút 25-35% nước và hầu như không trương nở. Chính vì thế mà ở giai đoạn áo bột,
sự kết dính giữa dung dịch bột áo và nguyên liệu tương đối yếu. Sự kết dính thực
sự tương đối chắc chắn giữa dung dịch bột áo và nguyên liệu khi các quá trình keo
xảy ra trong dung dịch bột áo khi chiên là quá trình hồ hóa tinh bột và sự đông tụ
protein. Ở 400 C các hạt tinh bột đã bắt đầu trương nở, khi nhiệt độ tăng cao hơn
thì các hạt tinh bột nở ra. Nước len lỏi bên trong hạt tinh bột, phân hủy hạt tinh bột
và giải phóng các thành phần amylose, amylopectin. Amylose hòa tan thành dung
dịch còn amylopectin tạo thành keo dính thành bộ khung bao bọc nguyên liệu. Khả
năng liên kết giữa nguyên liệu và lớp bột áo còn do tính chất đồng tạo gel với
protein của tinh bột.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 10
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áo bột nguyên liệu.
(i) Loại bột
Khi sử dụng một loại tinh bột trong quá trình áo bột nguyên liệu có thể tạo một số
đặc tính tốt nhưng đồng thời có thể tạo một số đặc tính không mong muốn. Do
thành phần và đặc tính của các loại tinh bột khác nhau nên khi sử dụng các loại bột
khác nhau trong quá trình chế biến sẽ cho sản phẩm có cấu trúc khác nhau. Chính
vì vậy để sản phẩm của quá trình áo bột nguyên liệu có chất lượng cao, hỗn hợp
bột áo nguyên liệu phải có các đặc tính tốt bằng cách kết hợp các đặc tính tốt của
từng loại tinh bột hay nói khác hơn là sự phối trộn các loại tinh bột với nhau theo
tỷ lệ thích hợp.
(ii) Loại nguyên liệu và phương pháp xử lý, bảo quản nguyên liệu
Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ có thành phần hóa học khác nhau. Do vậy mà
đặc tính liên kết giữa bề mặt nguyên liệu và lớp bột áo ngoài bị ảnh hưởng rất
nhiều.
Nguyên liệu sử dụng trong quá trình áo bột được lạnh đông giúp bảo quản tốt hơn,
tránh được sự hư hỏng do vi sinh vật phát triển và sự tự phân hủy của enzyme có
sẵn trong nguyên liệu. Hơn nữa, quá trình lạnh đông giúp cho sự liên kết giữa
nguyên liệu và lớp bột áo tốt hơn khi thực hiện quá trình áo bột nguyên liệu. Bởi vì
nguyên liệu lạnh đông sau khi tan giá, bề mặt nguyên liệu trở nên ẩm do dịch bào
trong nguyên liệu chảy ra, lớp dịch bào này sẽ tạo nên sự liên kết tốt giữa bề mặt
nguyên liệu và lớp bột áo.
(iii) Qúa trình xử lý bề mặt
Như đã nói ở phần trên, sau khi thực hiện quá tình tan giá chuẩn bị cho quá trình
áo bột, bề mặt nguyên liệu trở nên ẩm, do đó khi tiến hành áo bột nguyên liệu, lớp
bột áo đầu tiên phải là lớp bột áo khô. Lớp áo này sẽ tạo nền móng vững chắc giữa
bề mặt nguyên liệu và lớp bột áo tiếp theo. Ở đây việc lựa chọn loại bột sử dụng
làm lớp bột áo đầu tiên chủ yếu dựa trên giá trị cảm quan của sản phẩm sau cùng.
(iv) Tỷ lệ bột : nước của hỗn hợp bột áo ướt.
Tỷ lệ bột : nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như
mức độ kết dính, độ dày bên ngoài của lớp bột áo.
Tỷ lệ bột : nước còn ảnh hưởng đến khả năng hồ hóa của lớp bột áo. Khi tỷ lệ này
càng cao, nghĩa là lượng nước trong hỗn hợp bột thấp, khi thực hiện quá trình
chiên, lớp bột áo sẽ không được hồ hóa hoàn toàn, dẫn đến chất lượng cảm quan
kém. Ngược lại khi tỷ lệ nước chiếm quá nhiều trong hỗn hợp bột - nước sẽ làm
giảm khả năng kết dính của lớp bột áo ⇒ ảnh hưởng đến độ dày của lớp bột áo.
(v) Nhiệt độ áo bột
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kết dính của lớp bột áo với bề mặt
nguyên liệu. Khi tiến hành áo bột ở nhiệt độ thấp, khả năng kết dính của lớp bột áo
với bề mặt nguyên liệu cao. Hiện tượng này là do lớp bột áo khi ở nhiệt độ thấp có
độ nhớt cao hơn so với ở nhiệt độ cao.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 11
2.3. Giới thiệu chung về một số ứng dụng kỹ thuật áo ngoài cho sản phẩm
thực phẩm
2.3.1. Mục đích của việc áo ngoài thực phẩm và tầm quan trọng của các sản phẩm
áo ngoài trong thị trường thực phẩm
Những sản phẩm áo ngoài chủ yếu là những sản phẩm giàu protein được áo ướt
hoặc áo khô và trữ đông để phân phối. Chúng có rất nhiều loại và được tiêu thụ
rộng rãi ở Mỹ và các nước Châu Âu. Sự tiêu thụ các loại sản phẩm này tăng đều
đặng khoảng 16% trong 10 năm (theo số liệu của Depaltment of Commerce, the
National Marine Fisheries).
Mục đích của việc ứng dụng kỹ thuật áo ngoài cho sản phẩm thực phẩm là nhằm
tạo cho sản phẩm thực phẩm có giá trị cảm quan tốt nhờ sự liên kết của lớp bột áo
và nguyên liệu bên trong tạo cho sản phẩm có cấu trúc dòn, thơm và màu sắc hấp
dẫn sau khi chiên. Tùy theo các đặc tính riêng của từng loại nguyên liệu sẽ có hình
thức ứng dụng kỹ thuật áo ngoài tương ứng thích hợp. Người ta có thể áo một lớp
bột đối với sản phẩm này nhưng lại có thể áo nhiều lớp bột đối với các sản phẩm
khác. Thành phần của hỗn hợp bột áo cũng có sự khác nhau giữa các sản phẩm,
chủ yếu dựa trên yêu cầu về các đặc tính liên kết, giá trị cảm quan và sự bổ sung
các thành phần dinh dưỡng mà sản phẩm phải đạt được.
Nhiều loại nguyên liệu được áp dụng kỹ thuật áo ngoài để sản xuất ra các loại thực
phẩm áo ngoài (fast food) được biết phổ biến như cá, mực, tôm và các loại thủy
sản khác, thịt và thịt gia cầm và các loại rau củ. Mỗi loại nguyên liệu còn có thể
sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau tùy theo loại nguyên liệu, loại bột áo và
quy trình chế biến.
2.3.2. Các đặc tính chung của lớp áo ngoài thực phẩm
(i) Màu sắc và mùi vị
Màu sắc và mùi vị giữ một vai trò quan trọng đối với sản phẩm thực phẩm dạng áo
ngoài. Carotene chứa trong bột tạo màu vàng có thể cung cấp cho sản phẩm màu tự
nhiên. Các phản ứng của đường trong hỗn hợp bột có thể làm cho bề mặt lớp áo
ngoài thực phẩm có màu vàng giống như yêu cầu của sản phẩm. Cũng vì lý do này
mà bột trứng thường được đưa vào thành phần của hỗn hợp bột áo.
Lớp áo ngoài còn có chức năng giữ các thành phần gia vị góp phần làm tăng
hương vị cho sản phẩm.Cũng do chức năng này mà nguyên liệu bột áo không được
có mùi vị lạ ảnh hưởng đến mùi vị tự nhiên của sản phẩm.
(ii) Khả năng tạo cấu trúc cho lớp áo ngoài thực phẩm
Sự tác động qua lại giữa các thành phần trong hỗn hợp bột ảnh hưởng đến cấu trúc
và kết cấu của lớp áo ngoài thực phẩm. Những thành phần đó có thể là amylose,
amylopectin, gluten, lipid...
Khả năng tạo cấu trúc cho lớp bột áo ngoài thực phẩm được thể hiện trong quá
trình chiên. Sự khuếch tán ẩm từ trong sản phẩm ra ngoài và sự khuếch tán dầu từ
ngoài vào trong sản phẩm tạo cho lớp ngoài có cấu trúc rỗng và đặc tính cứng, dòn
của sản phẩm được thể hiện.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 12
Người ta thường phối hợp giữa bột lúa mì với các loại bột khác (bột gạo, tinh bột,
bột bắp, bột trứng...) với nhau theo một tỷ lệ hợp lý nhằm phát triển đặc tính cấu
trúc của sản phẩm.
(iii) Khả năng kết dính
Khả năng kết dính là đặc tính quan trọng quyết định chiều dày lớp áo ngoài
nguyên liệu. Đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào thành phần, hình dạng, kích
thước của các phân tử trong hỗn hợp bột áo ngoài. Ở giai đoạn áo bột , độ đặc của
hỗn hợp bột áo được xem là yếu tố quyết định khả năng kết dính của bột áo lên bề
mặt nguyên liệu. Ở giai đoạn chiên, sự kết dính của lớp bột áo chủ yếu phụ thuộc
vào thành phần amilose, amylopectin, gluten, protid... thể hiện ở cấu trúc và khả
năng bám dính của lớp bột áo lên bề mặt nguyên liệu.
(iv) Khả năng hấp thụ và cản hấp thụ lipid
Theo Roger – Mburge, bột bắp được sử dụng trong hỗn hợp bột áo có tác dụng
ngăn cản sự hấp thu lipid và có khả năng giữ ẩm cao. Do đặc điểm cấu trúc khi
được hồ hóa, các phân tử nước khuếch tán từ trong nguyên liệu ra ngoài cũng như
các phân tử lipid khuếch tán từ ngoài vào trong sản phẩm trở nên khó khăn.
2.4. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình chiên
Bản chất của quá trình chiên là sự khuếch tán ẩm từ trong sản phẩm ra ngoài, đồng
thời một phần chất béo sẽ khuếch tán từ ngoài vào sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất, quá trình chiên được thực hiện nhằm mục đích: làm chín
sản phẩm, tăng độ dòn, giữ được tính chất đặc trưng của sản phẩm, đảm bảo màu
sắc sản phẩm và tăng độ bền sản phẩm.
Nguyên liệu của quá trình chiên được bao bọc bởi lớp bột. Sau khi chiên, sản
phẩm bị thay đổi tạo thành sản phẩm mới có đặc tính mong muốn.
2.4.1. Biến đổi vật lý và hóa học
Khi cho sản phẩm vào dầu chiên nguồn nhiệt của dầu chiên sẽ tiếp xúc với sản
phẩm thông qua dẫn nhiệt và đối lưu nhiệt. Ẩm trên bề mặt của sản phẩm sẽ bốc
hơi, do trên lệch áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí trên mặt thoáng
của dầu và vật liệu chiên. Sự mất ẩm được xác định bằng sự thay đổi tính chất ban
đầu và sự bay hơi ẩm. Khi khối lượng ẩm mất vượt quá lượng ẩm di chuyển từ
trong ra ngoài,khi đó bề mặt sản phẩm trở nên cứng và nhiệt độ tăng dần (>1000 C)
lúc này sản phẩm trở nên dòn và khô cứng.
Đối với nguyên liệu trong màng bao của bột áo, khi nhận được nguồn nhiệt từ sự
dẫn nhiệt thì protein bị biến tính mất dần tính tự nhiên, mất khả năng giữ nước. Sự
gia tăng nhiệt độ sẽ phá hủy các enzyme và tiêu diệt các vi sinh vật...
Trong quá trình chiên tinh bột bị hồ hóa và bị mất nước làm cho sản phẩm trở nên
dòn.
Song song với sự di chuyển ẩm bằng mao dẫn từ trong ra ngoài bề mặt sản phẩm
và tiếp tục di chuyển từ mặt thoáng vào trong dầu, và quá trình ngược lại là dầu sẽ
di chuyển vào trong sản phẩm qua các mao dẫn đến khi đạt được nồng độ cân
bằng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 13
Ở đây, tổng phần trăm lượng dầu và lượng ẩm luôn nằm trong một khoảng hẹp khi
áp dụng thay đổi tỷ lệ bột áo đối với các loại bột như nhau cùng điều kiện chế biến.
Điều đó cho biết rằng khi lượng ẩm được giữ lại trong sản phẩm khi chiên càng
cao thì sự thu hút dầu của sản phẩm càng thấp, và ngược lại khi sản phẩm bị mất
ẩm nhiều, dầu sẽ bị thu hút vào sản phẩm với lượng khá cao. Do vậy để hạn chế
sản phẩm thu hút dầu với lượng lớn, hay nói khác hơn là để sản phẩm sau khi
chiên có thành phần lipid thấp, việc chọn tỷ lệ bột phối chế để tạo bột áo có khả
năng giữ ẩm cao là hết sức cần thiết.
2.4.2. Biến đổi về giá trị cảm quan
Mùi vị sinh ra trong quá trình chiên sản phẩm là một đặc trưng quan trọng, với các
điều kiện gia nhiệt tại bề mặt sản phẩm xảy ra các phản ứng: đường khử với acid
amin, caramen và các phản ứng phát triển mùi của gia vị làm mùi vị và màu sắc
của sản phẩm thay đổi.
2.4.3. Biến đổi về giá trị dinh dưỡng
Sản phẩm tôm tempura chứa đầy đủ những thành phần dinh dưỡng quan trọng:
protid, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất...
Sự thay đổi dinh dưỡng xảy ra trên bề mặt thực phẩm, tỉ lệ giữa bề mặt và thể tích
là một trong những chỉ tiêu đánh giá mất mát dinh dưỡng. Các mất mát chủ yếu là:
vitamin, protid (do phản ứng Maillard).
2.5. Các tiêu chuẩn thành phẩm tôm Tempura
( theo tiêu chuẩn của Nhật Bản )
2.5.1. Chỉ tiêu cảm quan
Hình dáng: tôm thẳng đều, không bị uốn cong, bột áo đều khắp thân tôm, đuôi
nguyên vẹn không bị gãy, cánh đuôi không dính bột.
Màu sắc: lớp bột áo vàng đều, không cháy khét, cánh đuôi có màu đỏ đặc trưng.
Mùi: có mùi thơm đặc trưng, không có mùi ươn thối.
Cấu trúc: dòn, xốp, thịt tôm săn chắc đặc trưng.
Vị: đặc trưng, không có vị lạ, vị ngọt của tôm còn tươi.
Tạp chất lạ: không cho phép.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 14
2.5.2. Chỉ tiêu vi sinh
Bảng 3: Chỉ tiêu vi sinh đối với thành phẩm tôm Tempura
Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu
Tổng số vi khuẩn hiếu khí cfu/g < 103
Coliform cfu/g ≤ 10
Coliform phân trong 1 gram sản phẩm Không
Staphylococcus trong 1 gram sản phẩm Không
Escherichia coli trong 25 gram sản phẩm Không
Samonella trong 25 gram sản phẩm Không
Shigella trong 25 gram sản phẩm Không
Vibrio Cholera trong 25 gram sản phẩm Không
Shigella trong 25 gram sản phẩm Không
2.5.3. Chỉ tiêu kháng sinh
Chloramphenicol : không
Nitrofurans : không
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 15
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Phương tiện thí nghiệm
3.1.1. Địa điểm
Thực hiện nghiên cứu và thu nhập số liệu tại phòng thí nghiệm bộ môn Công Nghệ
Thực Phẩm, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.2. Nguyên vật liệu sử dụng
- Tôm sú.
- Bột áo khô (Predust Mix 22-04T)
- Bột áo ướt
+ Bột Tempura Mix (25-53T)
+ Bột Tempura Mix (25-81T)
+ Bột Tempura Mix (25-95T)
+ Bột chiên tôm Vĩnh Thuận
- Dầu ăn.
- Nước đá.
3.1.3. Thiết bị sử dụng
- Bếp chiên
- Thiết bị đo độ cứng (Rheotex).
- Cân điện tử.
- Máy đo màu (colorimeter).
- Bếp gas.
- Thước kẹp.
- Nhiệt kế.
- Cây đánh trứng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo quy trình chế biến tôm Tempura, khảo sát các yếu tố chính
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Các thí nghiệm được lặp lại 2 lần, lấy thông số tối ưu của thí nghiệm đầu làm cơ sở
cho thí nghiệm sau.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 16
3.2.1. Phương pháp phân tích, đo đạc, đánh giá cảm quan
Bảng 4: Phương pháp phân tích, đo đạc, đánh giá cảm quan
STT CHỈ TIÊU PHƯƠNG PHÁP
1 Chiều dày lớp áo (mm)
Dùng thước kẹp để đo: cắt sản phẩm từ trên
xuống, dùng thước kẹp đo chiều dày lớp áo
ở mặt cắt sản phẩm. Trên mặt cắt đo chiều
dày ở 6 điểm khác nhau. Kết quả số đo là
trung bình của 6 giá trị này
2 Độ cứng (g)
Sử dụng máy đo độ cứng Rheotex với đầu
đo hình trụ, độ cứng của sản phẩm là giá trị
lực để phá vỡ cấu trúc mẫu
3 Màu sắc Sử dụng máy đo màu (colorimeter)
4 Độ chênh lệch khối lượng (%) Cân khối lượng sản phẩm sau khi chiên so
với khối lượng tôm sau khi xử lý
5 Đánh giá cảm quan Phương pháp cho điểm theo thang điểm mô tả
6 Phân tích số liệu Tính toán thống kê ANOVA bằng chương trình Statgraphic 4.0
3.2.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ bột : nước đến chất lượng sản
phẩm tôm Tempura.
(i) Mục đích thí nghiệm
Tìm ra tỉ lệ bột : nước thích hợp cho dùng cho các loại bột áo ướt trên.
(ii) Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố A, B.
Tỉ lệ bột: nước sử dụng Loại bột
Nhân tố
A1: 1 : 1,2
A2: 1 : 1,4
A3: 1 : 1,6
B1: Tempura Mix (25-53T)
B2: Tempura Mix (25-81T)
B3: Tempura Mix (25-95T)
B4: Bột chiên tôm Vĩnh Thuận.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 17
Tôm sau khi xử lý
Áo bột khô (Predust Mix 22-04T)
Chuẩn bị bột ướt
B1 B2 B3 B4
A1 A2 A3 A1 A2 A3 A1 A2 A3 A1 A2 A3
Áo bột ướt
Chiên
Ghi nhận kết quả
Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
(iii) Chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành thí nghiệm
Chọn tôm sú tươi có kích cỡ tương đương nhau. Tôm sẽ được xử lý: lột vỏ, bỏ đầu,
rút sạch đường tiêu hóa. Sau đó định hình nắn duỗi tôm cho thẳng đều. Tôm sau
khi xử lý cần giữ ở nhiệt độ lạnh để tránh biến đổi chất lượng.
Bột áo khô sẽ được chuẩn bị trong khay ở dạng khô.
Các loại bột áo ướt được khuấy trộn sẵn theo tỉ lệ nêu trên, thời gian khuấy trộn là
4 phút, với nhiệt độ áo bột khoảng 2 – 70 C. Bột sau khi khuấy trộn sẽ được giữ
lạnh bằng cách chườm đá xung quanh thau đựng bột.
Tôm nguyên liệu sau khi xử lý, tiến hành áo bột khô, tiếp theo tiến hành áo bột
ướt. Sau đó thực hiện quá trình chiên ở nhiệt độ 170-1800C với thời gian 3 phút 30
giây. Sản phẩm sau khi chiên được để nguội rồi đem đo đạc các chỉ tiêu và đánh
giá cảm quan.
(iv) Ghi nhận kết quả
- Độ chênh lệch khối lượng sản phẩm sau khi chiên so với khối lượng tôm nguyên
liệu sau khi định hình
- Độ dày lớp bột áo.
- Màu sắc.
- Độ cứng sản phẩm
- Đánh giá cảm quan sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 18
3.2.3. Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của thời gian đánh khuấy - nhiệt độ áo
bột đến chất lượng sản phẩm
(i) Mục đích thí nghiệm
Tìm ra các thông số về thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột thích hợp để tạo
cho sản phẩm Tôm Tempura đạt chất lượng tốt.
(ii) Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Tôm sau khi xử lý
Áo bột khô ( Predust Mix 22-04T )
Áo bột ướt
C1 C2 C3
D1 D2 D3 D1 D2 D3 D1 D2 D3
Chiên
Ghi nhận kết quả
Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố C, D
Thời gian đánh khuấy bột áo ướt
(phút)
Nhiệt độ áo bột ướt
(0C)
Nhân tố C1: 2
C2: 4
C3: 6
D1: 2 – 7
D2: 7 – 12
D3: 12 – 17
(iii) Chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành thí nghiệm
Từ kết quả thu được ở thí nghiệm 1 ta chọn ra được loại bột và tỷ lệ bột : nước tối
ưu. Từ loại bột và tỷ lệ bột : nước này ta sẽ khảo sát các yếu tố về thời gian đánh
khuấy và nhiệt độ áo bột ướt đến chất lượng sản phẩm tôm Tempura
Chọn tôm sú tươi có kích cỡ tương đương nhau. Tôm sẽ được xử lý: lột vỏ, bỏ đầu,
rút sạch đường tiêu hóa. Sau đó định hình nắn duỗi tôm cho thẳng đều. Tôm sau
khi xử lý cần giữ ở nhiệt độ lạnh để tránh biến đổi chất lượng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 19
Bột áo ướt được khuấy trộn sẵn theo tỉ lệ bột : nước thích hợp được nghiên cứu từ
thí nghiệm 1, với thời gian đánh khuấy và nhiệt độ áo bột ướt được tiến hành theo
sơ đồ bố trí thí nghiệm. Bột sau khi đánh khuấy sẽ được giữ lạnh bằng cách chườm
đá xung quanh thau đựng bột.
Cách tiến hành thí nghiệm sau đó tương tự như ở thí nghiệm 1.
(iv) Ghi nhận kết quả
- Độ chênh lệch khối lượng sản phẩm sau khi chiên so với khối lượng tôm nguyên
liệu sau khi định hình
- Độ dày lớp bột áo.
- Màu sắc.
- Độ cứng sản phẩm
- Đánh giá cảm quan sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 20
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột : nước đến chất lượng sản phẩm tôm Tempura.
Thí nghiệm tiến hành trên bốn loại bột áo ngoài (Tempura mix (25-53T), (25-81T),
(25-95T), bột chiên tôm Vĩnh Thuận) với ba tỉ lệ bột nước lần lượt là 1 :1,2; 1 :1,4;
1 :1,6. Thời gian đánh khuấy bột là 4 phút. Nhiệt độ áo bột ướt trong khoảng 2 -
70C, bột áo khô xử lý bề mặt là 22-04T, tiến hành chiên ở nhiệt độ 1800C, thời gian
chiên là 3 phút 30 giây.
Hình 4: Dụng cụ đánh bột Hình 5: Chuẩn bị bột áo khô
Hình 6: Bột áo ướt Hình 7: Tôm sau khi áo bột khô
Hình 8 : Bếp chiên
4.1.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột : nước đến sự tăng khối lượng của sản phẩm
Kết quả phân tích sự thay đổi khối lượng sản phẩm được thể hiện ở bảng 5. Đồ thị
biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự tăng khối lượng của sản phẩm
trên bốn loại bột áo ngoài được thể hiện ở hình 7.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 21
Bảng 5: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự tăng khối lượng của sản phẩm trên
bốn loại bột áo ngoài
Tỷ lệ bột : nước Loại bột
Sự tăng khối lượng sản
phẩm (% khối lượng so với
khối lượng tôm nguyên
liệu sau khi xử lý)
1:1,2
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
65,73a
65,16a
66,85a
66,21a
1:1,4
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
40,53b
40,43b
41,91b
40.38b
1:1,6
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
25,40c
25,15c
27,48c
28,73c
Ghi chú: những nghiệm thức có cùng chữ theo sau trên cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa ở mức độ 5%.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1:1,2 1:1,4 1:1,6
Tỉ lệ bột : nước
Sự
tă
n
g
kh
ố
i l
ư
ợ
n
g
(%
)
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh Thuận
Hình 9 : Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự tăng khối lượng
của sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài của sản phẩm tôm Tempura.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 22
Kết quả thống kê ở bảng 5 cho thấy:
Khi thay đổi tỷ lệ bột : nước thì sự thay đổi khối lượng của sản phẩm khác biệt có
ý nghĩa. Ở tỷ lệ bột : nước 1:1,2 cho kết quả sự tăng khối lượng sản phẩm sau khi
chiên là cao nhất, thứ nhì là tỷ lệ 1:1,4, tỷ lệ bột : nước 1:1,6 cho kết quả là thấp
nhất. Nguyên nhân là do khi hàm lượng nước trong dung dịch bột áo tăng làm cho
độ đặc của dung dịch bột áo giảm, dẫn đến độ nhớt của dung dịch bột áo giảm, làm
giảm khả năng bám dính của bột trên bề mặt nguyên liệu. Điều này có nghĩa dung
dịch bột áo có độ đặc càng cao, thì độ nhớt của dung dịch bột áo càng cao, làm
tăng khả năng kết dính của lớp bột áo trên bề mặt nguyên liệu làm cho khối lượng
sản phẩm sau khi chiên tăng.
Ở cùng tỷ lệ bột : nước gĩữa các loại bột không khác biệt ý nghĩa về sự tăng khối
lượng sản phẩm sau khi chiên. Ở tỷ lệ bột : nước 1:1,2 sự tăng khối lượng sản
phẩm sau khi chiên khoảng 65% so với khối lượng tôm nguyên liệu sau khi định
hình, ở tỷ lệ bột : nước 1:1,4 tăng khối lượng sản phẩm sau khi chiên khoảng 40%,
ở tỷ lệ bột : nước 1:1,6 thì sự tăng khối lượng khoảng 26%. Như vậy sự tăng khối
lượng sản phẩm sau khi chiên chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ bột : nước tức là phụ thuộc
vào độ nhớt của hỗn hợp bột áo chứ không phụ thuộc vào loại bột mà ta khảo sát.
4.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột : nước đến màu sắc (màu vàng) của sản phẩm.
Kết quả về chỉ tiêu màu sắc lớp bột áo ngoài của sản phẩm được thể hiện ở bảng 6.
Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến màu sắc lớp bột áo ngoài
của sản phẩm trên bốn loại bột được thể hiện ở hình 8.
Bảng 6: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự thay đổi màu sắc lớp bột áo ngoài
của sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài
Tỷ lệ bột : nước Loại bột Màu sắc (giá trị b)
1:1,2
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
30,97c
23,56e
37,94a
22,98e
1:1,4
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
28,86d
21,53ef
33,21b
20,43g
1:1,6
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
23,60e
19,30gh
30,20c
17,65i
Ghi chú: những nghiệm thức có cùng chữ theo sau trên cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa ở mức độ 5%.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 23
0
5
10
15
20
25
30
35
40
1:1,2 1:1,4 1:1,6
Tỷ lệ bột : nước (%)
M
àu
sắ
c
(ch
ỉ s
ố
b)
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh Thuận
Hình 10: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến màu sắc sản phẩm
trên bốn loại bột áo ngoài của sản phẩm tôm Tempura.
Kết quả thống kê ở bảng 6 cho thấy:
Có sự khác biệt ý nghĩa về màu sắc sản phẩm khi sử dụng loại bột khác nhau và
khi thay đổi tỉ lệ bột : nước. Ở tỷ lệ bột : nước 1:1,2 cho kết quả màu sắc sản phẩm
đẹp nhất, thứ nhì là tỷ lệ bột nước 1:1,4, ở tỷ lệ bột : nước 1:1,6 cho kết quả màu
sắc không đẹp. Nguyên nhân của sự khác biệt ý nghĩa về màu sắc khi thay đổi tỷ lệ
bột : nước là do ở tỷ lệ bột : nước 1:1,2, 1:1,4 thì hỗn hợp bột có độ đặc cao, nên
độ nhớt của hỗn hợp bột cao, lớp bột áo bám dính nhiều và dày nên trong khi chiên
sẽ cản trở quá trình truyền nhiệt, nên màu sắc lớp bột áo ít bị biến đổi, còn ở tỷ lệ
bột : nước 1:1,6 do lớp bột áo mỏng nên trong khi chiên thì quá trình truyền nhiệt
diễn ra dễ dàng nên lớp bột áo ngoài dễ bị biến đổi dẫn đến màu sắc lớp bột áo trở
nên sậm hơn. Ngoài ra màu sắc của sản phẩm được hình thành trong quá trình
chiên là do phản ứng Maillard, khi ở tỷ lệ bột : nước 1:1,6 do hàm lượng nước
trong khối bột áo nhiều nên sự liên kết giữa các hạt tinh bột không chặt chẽ lắm,
khi đó sẽ có sự khuếch tán các acid amin từ trong nguyên liệu ra ngoài lớp bột và
phản ứng Maillard xảy ra ở đây trở nên mạnh hơn, thêm vào đó khi hàm lượng
nước trong khối bột chiếm tỷ lệ cao thì aw trong khối bột áo tăng dẫn đến phản ứng
Maillard xảy ra nhanh hơn, nên màu sắc ở tỷ lệ bột : nước 1:1,6 bị biến đổi nhiều,
kết quả là sản phẩm sau khi chiên có màu sậm hơn so với 2 tỷ lệ 1:1,2 và 1:1,4.
Sự khác biệt về màu sắc sản phẩm giữa các loại bột áo ngoài là do thành phần phối
trộn của các loại bột có sự khác nhau, Ở loại bột 25-95T cho kết quả màu sắc đẹp
nhất, thứ nhì là loại bột 25-53T, thứ ba là loại bột 25-81T, bột Vĩnh Thuận cho kết
quả màu kém nhất. Ở đây sự khác biệt chủ yếu về màu sắc là do loại màu được bổ
sung vào trong thành phần bột, loại bột 25-95T thì người ta bổ sung vào hỗn hợp
bột loại màu “ Marigold color ”, loại bột 25-53T thì người ta bổ sung vào hỗn hợp
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng 24
bột loại màu “ Paprika color, Vitamin B2 ”. Ngoài ra sự tạo màu cho sản phẩm còn
do màu caroten có trong bột bắp, bột trứng trong thành phần hỗn hợp bột và sự
phát triển màu của các loại tinh bột có trong thành phần hỗn hợp bột khi quá trình
chiên ở nhiệt độ cao như phản ứng Maillard. Còn đối với loại bột 25-81T, và bột
chiên tôm Vĩnh Thuận thì màu sắc kém hơn do trong thành phần hỗn hợp bột
không có bổ sung thêm các chất tạo màu, loại bột 25-81T thì màu sắc được tạo
thành chủ yếu do màu caroten có trong bột bắp, bột trứng, sự phát triển màu của
các loại tinh bột có trong thành phần hỗn hợp bột khi quá trình chiên ở nhiệt độ
cao như phản ứng Maillard, các acid amin trong bột trứng cũng góp phần vào sự
phát triển màu cho sản phẩm do sự hình thành phản ứng Maillard trong quá trình
chiên. Loại bột chiên tôm Vĩnh Thuận cho kết quả kém nhất nguyên nhân chủ yếu
là do sự phát triển màu của sản phẩm chỉ do màu caroten trong bột bắp trong thành
phần hỗn hợp bột và sự phát triển màu của các loại tinh bột có trong thành phần
hỗn hợp bột khi quá trình chiên ở nhiệt độ cao.
4.1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột : nước đến độ dày lớp bột áo ngoài của sản phẩm.
Kết quả về chỉ tiêu độ dày lớp bột áo ngoài của sản phẩm được thể hiện ở bảng 7.
Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến độ dày lớp bột áo ngoài của
sản phẩm trên bốn loại bột được thể hiện ở hình 9.
Bảng 7: Ảnh hưởng của tỷ lệ bột : nước đến sự thay đổi độ dày lớp bột áo ngoài của
sản phẩm trên bốn loại bột áo ngoài
Tỷ lệ bột : nước Loại bột Độ dày (mm)
1:1,2
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
4,83a
4,81a
4,85a
4,83a
1:1,4
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
4,49b
4,51b
4,50b
4,43b
1:1,6
25-53T
25-81T
25-95T
Vĩnh thuận
3,49c
3,45c
3,50c
3,49c
Ghi chú: những nghiệm thức có cùng chữ theo sau trên cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa ở mức độ 5%.
Kết quả thống kê ở bảng 7 cho thấy:
Có sự khác biệt ý nghĩa về độ dày lớp bột áo khi thay đổi tỉ lệ bột : nước. Ở tỷ lệ
bột : nước 1:1,2 ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0295.PDF