Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và tuyển chọn một số cây thức ăn xanh cho trâu bò trong vụ đông xuân ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và tuyển chọn một số cây thức ăn xanh cho trâu bò trong vụ đông xuân ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh: ... Ebook Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và tuyển chọn một số cây thức ăn xanh cho trâu bò trong vụ đông xuân ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

doc112 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và tuyển chọn một số cây thức ăn xanh cho trâu bò trong vụ đông xuân ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng trung du Bắc bộ với 80% dân số đang sống bằng nghề nông. Nền sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh hiện nay chủ yếu vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi trâu bò vẫn giữ vai trò quan trọng, nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, sữa, sức kéo, phân bón phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhu cầu cung cấp sức kéo đã giảm do có máy móc cơ khí nhỏ đang thay thế dần trong các khâu sản xuất nhưng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lại tăng rất nhanh. Vì vậy chủ trương của tỉnh, các huyện và các xã trong những năm tới vẫn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu bò, nhất là đàn bò thịt. Huyện Tiên Du được coi là huyện thuần nông của tỉnh Bắc Ninh, huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 60% diện tích đất tự nhiên, đa phần diện tích này sử dụng vào mục đích canh tác nông nghiệp: trồng lúa, màu, trồng cây lâu năm... Vì vậy lượng phụ phẩm nông nghiệp của huyện thu được dựa vào nguồn chính phẩm rất dồi dào. Mặt khác diện tích thích hợp cho trồng cỏ của huyện cũng nhiều, đó là những lợi thế cho phát triển chăn nuôi trâu bò của huyện. Tuy nhiên những lợi thế đó chưa được khai thác triệt để, chưa được sử dụng có hiệu quả, còn để lãng phí trong khi nguồn thức ăn thô cho trâu bò đang bị thiếu trầm trọng nhất là vào mùa đông. Sự khan hiếm thức ăn thô trong vụ đông xuân là hạn chế chủ yếu, đã làm cho chăn nuôi trâu bò của huyện kém phát triển, nhất là trong mấy năm qua. Để giải quyết vấn đề thiếu thức ăn thô xanh trong vụ đông xuân, đã có một số giải pháp như trồng cây vụ đông, sử dụng nước tưới, phát triển cây cỏ có nguồn gốc từ vùng ôn đới. Tuy nhiên các giải pháp trên đều có những hạn chế nhất định: Cây ngô đông chỉ cho thu cắt một lần mà đầu tư gieo trồng khá lớn; nước tưới cho đồng cỏ thiếu chủ động và làm tăng giá thành sản xuất thức ăn xanh; cỏ ôn đới, hiện nay nước ta không sản xuất được hạt giống và chỉ thích nghi được với vùng cao có khí hậu mát như Mộc Châu. Trong khi đó ở Việt Nam có một số giống cây thức ăn chăn nuôi nhập nội từ lâu, đã thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, đồng thời một số cây bản địa phát triển tốt trong vụ đông xuân lại chưa được nghiên cứu sâu, nhân rộng. Nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào nhưng chưa được khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả cho mục đích chăn nuôi. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và tuyển chọn một số cây thức ăn xanh cho trâu bò trong vụ đông xuân ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được hiện trạng sử dụng một số nguồn thức ăn thô cho trâu bò của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Tuyển chọn 1 - 2 giống cỏ có năng suất cao trong vụ đông xuân tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng sao cho thu được năng suất cây trồng cao nhất là một việc rất khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Muốn điều khiển được sinh trưởng, phát triển của cây trồng thì phải hiểu biết sâu sắc về bản chất của quá trình này, trên cơ sở đó có những biện pháp tác động thích hợp nhất. Cho đến nay, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung, cây thức ăn chăn nuôi nói riêng được hiểu dưới các định nghĩa khác nhau. Nhưng phần lớn các nhà khoa học đều thống nhất định nghĩa về sinh trưởng và phát triển như sau: Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Ví dụ về sự sinh trưởng có thể xem sự phân chia và sự già của tế bào, sự tăng kích thước của quả, lá, hoa, sự nảy lộc đâm chồi, đẻ nhánh… Các biểu hiện đó không thể đảo ngược được. Còn tất cả những biểu hiện có liên quan đến biến đổi chất để làm thay đổi hình thái và chức năng của tế bào, của cơ quan … thì được xem là sự phát triển. Ví dụ như sự nảy mầm của hạt có thể xem đó là một bước nhảy vọt từ một hạt có hình thái và chức năng xác định, nhưng khi nảy mầm thì lập tức biến thành một cây con có hình thái và chức năng hoàn toàn khác so với hạt, một cây con hoàn chỉnh, có khả năng thực hiện các chức năng của một cơ thể thực vật bình thường. Sự ra hoa cũng vậy, là một bước ngoặt chuyển từ giai đoạn sinh trưởng các cơ quan dinh dưỡng sang giai đoạn mới tức hình thành cơ quan sinh sản. Đây là kết quả của một quá trình biến đổi về chất liên tục và lâu dài để có được những cơ quan sinh sản có chức năng hoàn toàn thay đổi… Trên mức độ tế bào thì phân hoá tế bào thành các mô chức năng riêng biệt cũng được xem là quá trình phát triển của tế bào. 2.1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển Tuy nhiên, về ranh giới giữa quá trình sinh trưởng và phát triển thật khó mà xác định. Giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật có mối quan hệ rất mật thiết, đây là hai mặt của một quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể, nó có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời nhau được. Có thể xem đây là hai mặt của một quá trình biến đổi chất và lượng, một cặp phạm trù trong triết học: Sự biến đổi về chất đến một mức độ nhất định tất yếu phải dẫn đến sự thay đổi về lượng, ngược lại sự biến đổi về lượng tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi về chất. Sinh trưởng - sự tạo mới các yếu tố cấu trúc, là tiền đề cho sự phát triển bởi vì có sinh trưởng mới có phát triển. Ngược lại phát triển, sự biến đổi chất trong quá trình tạo mới đó, có ảnh hưởng thúc đẩy sự sinh trưởng. Quá trình sinh trưởng của cây biểu hiện dưới rất nhiều hình thức, nhưng trong lĩnh vực cây thức ăn chăn nuôi chỉ đề cập về sự tăng kích thước và sinh khối một cách đơn thuần, ví dụ như: chiều cao cây, tốc độ sinh trưởng, tốc độ đẻ nhánh, năng suất chất xanh, năng suất chất khô. Trong đời sống của cây người ta chia ra hai giai đoạn chính: giai đoạn sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh sản. Trong giai đoạn thứ nhất thì hoạt động sinh trưởng, phát triển của các cơ quan dinh dưỡng: rễ, thân, lá là ưu thế. Còn giai đoạn thứ hai thì sự hình thành, sự sinh trưởng và phân hoá các cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ là ưu thế. Người ta có thể điều khiển cây trồng sao cho tỷ lệ giữa hai giai đoạn đó thích hợp nhất với mục đích kinh tế của con người. Chẳng hạn, với các cây trồng lấy thân, lá, củ (phần lớn cây thức ăn chăn nuôi nằm trong nhóm này) thì phải kéo dài giai đoạn thứ nhất và ức chế giai đoạn thứ hai. Muốn vậy người ta phải sử dụng các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu là phân nitơ, nước, độ dài ngày không thích hợp và kể cả yếu tố giống cây trồng. Nếu trong thời kỳ đầu mà thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu nitơ và nước thì cây chẳng những sinh trưởng còi cọc mà rất chóng ra hoa kết quả. Với các cây lấy hạt thì phải điều khiển sao cho giai đoạn đầu phát triển đến một mức độ nhất định, có đủ bộ thân lá thì mới ra hoa kết quả để tăng cường khả năng quang hợp và tích lũy cho cơ quan sinh sản và dự trữ. Muốn vậy người ta bón đủ và đúng tỷ lệ N, P, K trong giai đoạn đầu để giúp cây sinh trưởng, phát triển cân đối. Nếu giai đoạn đầu có ưu thế thì phải tìm cách hạn chế, ngăn cản sự tăng trưởng mạnh của thân lá có thể dẫn đến sự lốp đổ bằng cách: tạo khô hạn, bón vôi, cắt bớt lá… Dựa theo chu kỳ sống của cây thức ăn chăn nuôi mà người ta chia ra cây một năm và cây nhiều năm. Cây một năm là cây kết thúc chu kỳ sống trong năm đó mà không bắt buộc kéo sang năm khác, thuộc nhóm này gồm một số giống cao lương, ngô, một số giống đậu đỗ. Cây nhiều năm là những cây chu kỳ sống của chúng kéo dài nhiều năm, có thể cho hoa quả nhiều lần và kéo dài hàng chục năm. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ 2.2.1. Động thái sinh trưởng của thân lá Trong lĩnh vực cây thức ăn chăn nuôi thì phần thân lá được các nhà chăn nuôi đặc biệt quan tâm vì đây là phần chính sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Quá trình sinh trưởng của thân lá có thể được chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn sinh trưởng chậm. - Giai đoạn sinh trưởng nhanh. - Giai đoạn sinh trưởng chậm. Sau khi nảy mầm trọng lượng vật chất khô của cây sẽ giảm do chất dự trữ ở hạt được sử dụng trong quá trình nảy mầm. Cây sinh trưởng chỉ dựa vào dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên sinh trưởng của cây lúc này chậm. Cho tới khi những lá xanh đầu tiên xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng tăng dần đến khi bộ rễ và bộ lá của cây phát triển tương đối hoàn thiện, khả năng hút dinh dưỡng trong đất và khả năng quang hợp của cây mạnh thì cây sinh trưởng rất nhanh. Đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này trọng lượng vật chất khô của cây bị giảm đi. Mặc dù đồ thị sinh trưởng của thân lá cây thức ăn chăn nuôi có dạng hình chữ S, tuy nhiên độ dài của các giai đoạn sinh trưởng chậm, nhanh, chậm sẽ khác nhau. Dựa vào sự nghiên cứu đồ thị sinh trưởng để người chăn nuôi quyết định: - Thời điểm bón thúc cho cây thức ăn. - Thời điểm thu hoạch thích hợp sao cho thu được năng suất và chất lượng thức ăn cao. - Chọn cỏ để trồng kết hợp, hạn chế được sự che bóng của nhau. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân lá - Sức nẩy mầm của giống Sự sinh trưởng của cây thức ăn phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của hạt, nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng mạnh sau này. Nhiều loài cỏ có sức nảy mầm cao như cỏ Mộc Châu, nhưng một số khác sức nảy mầm kém và cần được xử lý bằng các phương pháp như xát vỏ, xử lý quang học, xử lý hoá học… như cỏ Ghi nê (Panicum maximum), đậu Stylo (Stylosanthes guianensis). Cũng có loài mà hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm như hạt cỏ Pangola (Digitaria decumbens), phải tìm cách nhân giống khác. Phẩm chất của hạt thể hiện qua độ thuần và tỷ lệ nảy mầm. Trước khi gieo hạt cần xác định tỷ lệ nảy mầm (trực tiếp gieo trên đất, cát ẩm hay bông thấm nước) và giá trị nông nghiệp của hạt: % G × % P VA = ¾¾¾¾ (%) 100 Trong đó: VA: Giá trị nông nghiệp G : Độ nảy mầm P : Độ thuần của hạt Giá trị này phải đạt ≥ 80% hạt mới được chấp nhận đem sử dụng. Sức nảy mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt mà còn vào sự chuẩn bị giống, điều kiện đất và khí hậu. Cỏ Gà (Cynodon dactylon) có thể để sau 1 tuần kể từ khi cắt mà vẫn giữ được tỷ lệ nảy mầm cao còn cỏ Pangola (Digitaria decumbens) chỉ sang ngày thứ 2 sau khi cắt tỷ lệ này đã giảm rõ rệt. Những đoạn hom đầu có tỷ lệ nảy mầm cao nhất và khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nảy mầm, tuy từ đốt thứ 3 trở đi độ tăng giảm xuống đột ngột. - Nhiệt độ Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ giảm sinh trưởng chậm lại. Nói chung trong khoảng từ 0 đến 30-35oC ảnh hưởng của nhiệt độ tới cây trồng tuân theo quy luật Vant-Hoff. Mặt khác tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ. Nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nảy mầm là 15-20oC và tối ưu là 25-35oC. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cỏ ôn đới là 15-20oC và ở cỏ nhiệt đới là 25-30oC. Nếu như đối với phần lớn các loài cỏ ôn đới nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng (tính bằng sự tăng chất khô hoặc tốc độ sinh trưởng tương đối) nằm trong khoảng 20-25oC thì những hoà thảo nhiệt đới và cận nhiệt đới có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cao hơn. Những loài cỏ như cỏ Cynodon dactylon, Sorghum sudanense, Paspalum dilatatum… sinh trưởng rất chậm hoặc không sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10-15oC và ở nhiệt độ 30-35oC thì tốc độ sinh trưởng đạt tới mức cao nhất. Ở nhiệt độ thấp dưới 10oC cây cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục bị phá huỷ. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng của cây, ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích luỹ, ban đêm nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự tiêu phí hữu cơ nên sinh trưởng của cây nhanh hơn. Do biên độ nhiệt của cây thức ăn nhiệt đới nhỏ hơn biên độ nhiệt của cây thức ăn ôn đới nên vùng ôn đới khó có thể nhập, trồng cây thức ăn nhiệt đới. Trong khi đó mặc dù mùa đông nhưng nhiệt độ trung bình ngày ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, cũng chỉ tương đương nhiệt độ mùa hè ở vùng ôn đới. Để giải quyết nhu cầu thức ăn xanh cho đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta trong mùa đông, đã tiến hành nhập và trồng thử nghiệm một số giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng ôn đới ở vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ, kết quả thu được tương đối tốt. Còn ở vùng đồng bằng các cây thức ăn này sinh trưởng chậm, tỷ lệ chết cao, rất nhạy cảm với thời vụ gieo trồng. Một lần trồng chỉ cho thu cắt 3 lứa, đến khoảng tháng 3, tháng 4 nhiệt độ ấm lên thì các cây thức ăn này tàn lụi. Một hạn chế nữa của các giống cây thức ăn có nguồn gốc ôn đới là khả năng sản xuất hạt giống khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập nội nên khó phát triển mở rộng diện tích gieo trồng khi cần thiết. - Ẩm độ Ẩm độ là một nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Cây sinh trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hoà nước. Giảm mức độ bão hòa thì sinh trưởng chậm lại. Đối với các tế bào đầu rễ vì không có mô che chở như các bộ phận trên mặt đất nên phải đủ ẩm rễ mới sinh trưởng được. Về mùa xuân nước trong đất nhiều, độ ẩm không khí cao, cây ít mất nước và chất nguyên sinh được bão hòa nên sinh trưởng mạnh, còn mùa đông do độ ẩm không khí thấp, cây mất nước nhiều, chất nguyên sinh không bão hòa nên cây sinh trưởng chậm lại. Ẩm độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sản lượng cỏ. Lượng mưa tổng số cũng như phân bố của nó quyết định sự thích nghi của một số giống cây thức ăn gia súc đối với môi trường nhất định nào đó. Sự thay đổi theo mùa của sinh trưởng do nhiều yếu tố gây ra, nhưng hạn chế nhất cho sinh trưởng trong mùa đông vẫn là nhiệt độ và ẩm độ mà trong đó nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng ẩm độ là nhân tố hạn chế nhất. Cho nên tưới nước cho đồng bãi cỏ là một hình thức cân bằng trạng mùa nhằm tăng năng suất cỏ và đáp ứng được nhu cầu cho chăn nuôi thâm canh ở nhiều nước chăn nuôi phát triển, lý do là vì nhờ nước mà cây có thể hút được chất dinh dưỡng. Ẩm độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ vì ẩm độ giảm thì cường độ thoát hơi nước tăng và ngược lại. Nước trong đất cần thiết cho cây trong toàn bộ thời kỳ dinh dưỡng vì nhờ nước mà cây có thể hút chất dinh dưỡng, đất thiếu nước cây không thể hoạt động mạnh mẽ được, và nếu thừa nước thì cây có thể bị úng thối vì thiếu ôxy. Vì vậy các chế độ tưới và tiêu nước cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cỏ. Cây thức ăn cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt và vận chuyển dinh dưỡng từ đất lên. Không có cây thức ăn nào có thể sinh trưởng tốt trong khi mùa khô kéo dài, chỉ có một vài loài có thể chịu được môi trường khô hạn hơn những loài khác mà thôi. Một số loài đậu thân gỗ, như Leucaena leucocephala, có hệ thống rễ ăn sâu có thể giúp cây lấy nước từ tầng đất sâu hơn. Điều này cho phép cây sinh trưởng được và giữ được màu xanh của lá trong mùa khô hơn những cây thức ăn khác. Một vài cây hoà thảo và đậu thân bụi như Andropogon gayanus và Stylosanthes hamata… cũng có khả năng duy trì được màu xanh của lá trong mùa khô. Nhu cầu nước cho tạo chất khô của cây thức ăn lâu năm gấp 1,5 - 2 lần so với cây lúa. Do vậy việc tưới nước cho đồng bãi trồng cỏ thâm canh sẽ nâng cao năng suất cây thức ăn lên 2 - 4 lần. Nhiệm vụ của việc tưới nước là bù đắp lại phần nước thiếu so với nhu cầu của cây. Trong lĩnh vực đồng cỏ hiện nay tồn tại 3 hình thức tưới: tưới tràn bề mặt, tưới ngầm và tưới phun mưa. Mỗi biện pháp tưới đều có những mặt ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn phương pháp tưới sẽ phụ thuộc vào điều kiện địa hình, thủy văn, điều kiện kinh tế… Phương pháp tưới tràn bề mặt là phương pháp cổ điển nhất, đơn giản nhưng hiệu quả kém, tốn nhiều nước. Phương pháp tưới ngầm dưới mặt đất (30-60 cm) bằng hệ thống ống dẫn nước đặc biệt sẽ tiết kiệm nước và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi đầu tư ban đầu cao. Phương pháp tưới nước cho hiệu quả cao nhất là phương pháp tưới phun mưa. Phương pháp tưới phun mưa cho phép tiết kiệm nước, điều hòa được lượng nước tưới, điều hòa được độ ẩm và nhiệt không những của đất mà còn của lớp không khí gần mặt đất. Phương pháp tưới này càng có hiệu quả cao khi kết hợp tưới nước với bón phân vi lượng. Hầu hết các cây thức ăn đều tồn tại khi bị ngập úng một vài ngày, nhưng rất ít cây có thể sinh trưởng ở vùng đất bị ngập úng trong thời gian dài. Một số loài cây thức ăn có thể chịu đựng được ngập úng tốt hơn những loài khác như Brachiaria mutica, Brachiaria humidicola, Macroptilium gracile…Có hai hệ thống tiêu nước cho đồng cỏ: hệ thống hở và hệ thống kín. Hệ thống tiêu nước hở là mạng lưới rãnh thoát nước, kênh gom, hồ chứa nước. Mức độ tiêu nước được điều chỉnh thông qua mật độ của các rãnh thoát nước. Hệ thống tiêu nước kín cũng bao gồm mạng lưới các rãnh thoát nước, kênh gom nước và hồ chứa nước. Các hệ thống rãnh và kênh được làm bằng các vật liệu khác nhau, đặt ngầm dưới đất. Trên thực tế thường kết hợp cả hai hệ thống tiêu nước trên đồng cỏ. - Ánh sáng Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh trưởng của cây rất phức tạp. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục mà lục lạp chứa diệp lục là phòng thí nghiệm duy nhất tích lũy năng lượng mặt trời dưới dạng các chất hữu cơ. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và ra hoa kết quả bình thường. Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai hình thức khác nhau là cường độ sáng và quang chu kỳ, nhưng khó có thể dùng thực nghiệm để tách riêng những ảnh hưởng khác nhau giữa chúng. Ở những cường độ sáng yếu (500-1000 lux) thì cường độ quang hợp tăng nhanh cùng cường độ sáng, nhưng những cường độ sáng mạnh thì mức tăng giảm bất ngờ. Đối với nhiều loài cỏ nhiệt đới cường độ quang hợp tiếp tục tăng, tuy không theo đường thẳng, cho đến khi năng lượng nhận được bằng 60.000 lux hay cao hơn. Cường độ sáng thích hợp cho quá trình quang hợp ở cỏ nhiệt đới là 50.000-60.000 lux, ở cỏ ôn đới là 15.000-25.000 lux. Tăng quang chu kỳ kìm hãm tốc độ đẻ nhánh tuy không ảnh hướng tới việc ra lá của cỏ. Chiều dài và đôi khi cả chiều rộng đều tăng nếu kéo dài quang chu kỳ bằng cường độ ánh sáng yếu. Trong những ngày hè dài lá và thân sinh trưởng thẳng hơn, giảm sự hình thành của mầm nách. Còn trong những ngày ngắn và mát của cuối mùa hè và mùa thu sinh trưởng rộng hơn và chồi hình thành nhiều. Hầu hết các loài cây thức ăn đều có thể sinh trưởng tốt dưới những vùng đất bị che bóng nhẹ như Brachiaria humidicola, Arachis pintoi … Không có giống cây thức ăn gia súc nào sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện bị che bóng nặng, chỉ có một số loài có thể thích hợp tồn tại dưới mật độ tán cây che phủ trung bình như Centrosema macrocarpum, Paspalum atratum, Panicum maximum, Brachiaria brizantha, Brachiaria decumbens, Setaria sphacelata. Những loài này có thể trồng che phủ mặt đất và hạn chế cỏ dại ở dưới các tán cây, nhưng trong những trường hợp này năng suất chất khô thu được không cao. Tùy thuộc vào con đường đồng hóa CO2 trong quang hợp khác nhau mà người ta chia thế giới thực vật thành 3 nhóm: Nhóm thực vật C3 bao gồm các thực vật mà con đường quang hợp của chúng chỉ thực hiện duy nhất một chu trình quang hợp là C3 (chu trình Calvin). Hầu hết cây trồng của chúng ta thuộc thực vật C3 như lúa, đậu dỗ, khoai, sắn… Nhóm thực vật C4 gồm các thực vật mà con đường quang hợp của chúng là sự liên hợp giữa 2 chu trình quang hợp là chu trình C3 và chu trình C4. Một số cây trồng thuộc nhóm này như mía, ngô, kê, cao lương. Đặc điểm của nhóm thực vật này là ở chúng đã có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chức năng quang hợp. Một loại lục lạp chuyên trách cố định CO2 một cách hiệu quả nhất còn một loại lục lạp chuyên khử CO2 thành các chất hữu cơ cho cây. Do vậy mà hoạt động quang hợp của cây C4 mạnh hơn và có hiệu quả hơn các thực vật khác. Kết quả là năng suất sinh vật học (tổng lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt trong một thời gian nhất định) của các cây C4 thường rất cao. Xét về mặt tiến hóa thì các cây C4 có con đường quang hợp hoàn thiện hơn, tiến hóa hơn thực vật C3 và thực vật CAM. Nhóm thực vật CAM (Crassulacean Acid Metabolism) bao gồm các thực vật mọng nước như các loại xương rồng, dứa, hành, tỏi… Chúng thực hiện con đường quang hợp thích nghi với điều kiện khô hạn, bắt buộc phải đóng khí khổng vào ban ngày và chỉ mở khí khổng vào ban đêm. - Dinh dưỡng trong đất Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây thức ăn trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả các nguyên tố đại và vi lượng. Phân bón và cách bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất chất khô và thành phần hóa học của thức ăn. Các loài có năng suất cao như cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ Ghi nê (Panicum maximum), cỏ Lông Para (Brachiaria mutica)… phản ứng rất mạnh với phân chuồng và phân đạm. Phân bón lót P-K rải một lần trong năm có tác dụng trong cả năm, làm tăng năng suất cỏ so với không bón phân. Ngược lại sự tăng năng suất do tác dụng của N chỉ xảy ra ngay khi trước đó người ta bón phân, cũng chính vì vậy mà người ta có thể sử dụng đạm một cách hợp lý nhằm cân bằng năng suất cỏ trong cả năm để khắc phục trạng mùa do điều kiện thời tiết gây nên. Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các nguyên tố. Nói chung, hòa thảo ưa đất trung tính còn các cây đậu ưa đất hơi kiềm vì chúng cần nhiều Ca hơn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ở đồng cỏ nhiệt đới ít cây đậu. Tất cả cây thức ăn đều sinh trưởng tốt trên đất có độ màu mỡ cao đến trung bình. Một vài cây có tiềm năng năng suất cao như cỏ Pennisetum purpureum, Panicum maximum… chỉ sinh trưởng tốt trên đất màu mỡ. Nhiều cây thức ăn có thể sinh trưởng trên đất nghèo dinh dưỡng và một số như Brachiaria humidicola, Stylosanthes guianensis còn sinh trưởng tốt trên đất chua, nghèo dinh dưỡng. Mặc dầu vậy, không có loài nào cho năng suất cao trên đất nghèo dinh dưỡng nếu không được bón phân đầy đủ. Trên đất nghèo dinh dưỡng cây thức ăn có thể không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và sản xuất của gia súc. Hầu hết cây thức ăn đều có thể sinh trưởng trên đất kiềm. Đặc biệt có một vài loài thích hợp với loại đất có độ pH cao. Những loài đó là Leucaena leucocephala, Desmanthus virgatus và Brachiaria humidicola. Loài không sinh trưởng tốt trên đất kiềm là Stylosanthes guianensis. Cùng với việc thu hoạch (cắt hay chăn thả gia súc) đất đồng cỏ bị lấy đi lượng lớn các chất dinh dưỡng. Một phần các chất dinh dưỡng được trả lại đồng cỏ do phân và nước tiểu gia súc bài tiết ra khi chăn thả. Ngoài ra các chất dinh dưỡng trong đất đồng cỏ còn bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, thấm xuống tầng đất sâu… Đồng cỏ càng bị khai thác triệt để bao nhiêu thì các chất dinh dưỡng trong đất càng bị cạn kiệt bấy nhiêu. Do vậy để giữ được năng suất đồng cỏ cao và ổn định cần thiết phải bón phân cho đồng cỏ. Khi bón phân cho đồng cỏ cần chú ý rằng nhu cầu các chất dinh dưỡng của đồng cỏ cao hơn nhiều lượng các chất dinh dưỡng đã hoặc sẽ thu hoạch. Nhiều chất dinh dưỡng bị vi sinh vật trong đất sử dụng, bị chuyển thành mùn, giữ lại trong các phần còn lại của thực vật… Ngoài ra cũng còn phải tính đến hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của phân. Hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của phân phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, điều kiện tưới tiêu, chế độ nhiệt, dạng đồng cỏ, thành phần thực vật của đồng cỏ, phương thức sử dụng đồng cỏ, thành phần của phân bón, mức bón, thời gian và cách bón phân. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu thức ăn Liên bang (Liên Xô cũ) thì hiệu quả sử dụng phân nitơ trung bình của đồng cỏ tự nhiên ở Liên Xô đạt từ 34-92%, phân phôt pho từ 17-20% và phân kali từ 33-97%. Trong điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới, các chỉ tiêu này tương ứng là 9,5-100% đối với phân nitơ, 20% đối với phân photpho và 75% đối với phân kali. Chất khoáng trong đất ở dạng khó sử dụng càng nhiều thì phân khoáng bón cho đồng cỏ càng có hiệu quả cao và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất càng mạnh. Thực tế cũng chứng minh rằng phân bón có hiệu quả cao hơn ở đồng cỏ trồng thu cắt so với đồng cỏ tự nhiên chăn thả. Bởi vậy ở các nước nhiệt đới bón phân thường được áp dụng cho đồng cỏ trồng và là biện pháp quan trọng duy trì năng suất cao của đồng cỏ. Bùi Quang Tuấn (2005b)[70] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân urê khác nhau đến năng suất, thành phần hoá học cũng như hiệu quả của đầu tư phân bón đối với cỏ Voi, cỏ Ghi nê. Kết quả cho thấy mức bón phân urê thích hợp đối với cỏ Voi là 100 kg, cỏ Ghi nê là 50 kg N/ha/lứa cắt. Điểm rất nổi bật là bón phân urê đã cải thiện được tỷ lệ protein thô trong cây thức ăn. Tuy nhiên ảnh hưởng của mức bón phân urê đến chất lượng của thức ăn không rõ như ảnh hưởng đến năng suất của cây thức ăn. Bón nhiều phân nitơ dẫn đến thực vật sinh trưởng nhanh (nhiều thân cành, lá ít) sẽ dẫn đến xơ thô trong thức ăn tăng. Nguyễn Văn Bình (2004) cho biết phân đạm đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng các axit béo trong cỏ Timothy. Tăng lượng nitơ bón cho đồng cỏ Timothy từ 0 kg lên 120 kg/ha đã làm tăng rõ rệt axit béo tổng số trong thức ăn, đặc biệt C 18:3. Bảng 2.1. Hàm lượng axit béo của cỏ Timothy với 2 mức bón phân đạm khác nhau Giai đoạn sinh trưởng N (kg/ha) Axit béo (mg/g chất khô) C 12:0 C 14:0 C 16:0 C 16:1 C 18:0 C 18:1 C 18:2 C 18:3 TFA Phát triển chiều cao 0 0,07 0,13 3,27 0,35 0,41 1,11 3,97 8,71 18,01 120 0,06 0,13 3,67 0,44 0,39 1,21 4,26 11,43 21,58 Đầu kết hoa 0 0,07 0,13 2,96 0,30 0,35 0,92 3,51 6,86 15,09 120 0,07 0,14 3,51 0,46 0,37 1,10 3,85 10,32 19,82 Cuối kết hoa 0 0,06 0,12 2,82 0,30 0,33 1,05 3,39 6,37 14,42 120 0,06 0,17 3,47 0,42 0,43 1,12 3,99 9,35 19,02 Đầu nở hoa 0 0,07 0,13 2,70 0,27 0,33 1,06 3,19 5,96 13,72 120 0,07 0,16 3,17 0,36 0,34 1,09 3,71 7,90 16,80 SEM 0,01 0,01 0,08 0,01 0,03 0,05 0,09 0,26 0,45 (Nguồn: Nguyễn Văn Bình, 2004) Ảnh hưởng của phân bón đến thành phần hoá học của thảm cỏ được Bobưlep (1984) tổng kết trong bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến thành phần hoá học của thảm cỏ Thành phần Hàm lượng trong cỏ Tăng Giảm Protein thô · Bón vôi cho đồng cỏ có đất chua · Bón molypden, lưu huỳnh cho cây đậu · Bón phân nitơ cho cây hoà thảo · Bón phân nitơ đơn thuần cho cây đậu · Đất bị mặn hoá Xơ thô Bón nhiều phân nitơ (nhiều thân cành) Bón phân cân đối (lá nhiều) DXKN Bón phân tổng hợp ở mức trung bình Bón nhiều phân nitơ KTS Bón phân phốt pho và kali Bón nhiều phân nitơ P · Phân kích thích cây đậu phát triển · Bón phân phôtpho · Bón nhiều phân nitơ · Có nhiều clo trong đất trồng cây đậu K Bón phân kali Bón nhiều phân nitơ cho cỏ hoà thảo Ca · Bón vôi cho đồng cỏ · Bón phân phôtpho · Bón nhiều phân nitơ và kali · Nhôm trong đất tăng và đất bị chua Co · Tăng cây đậu trong đồng cỏ · Bón coban Bón vôi cho đồng cỏ Mg · Tăng cây đậu trong đồng cỏ · Bón vôi và magiê · Bón kali và kẽm · Sắt trong đất cao Mn Đất bị chua Bón vôi Cu Giảm sắt và mangan trong đất · Bón phân nitơ và phôtpho · Molypden trong đất cao · Đất kiềm Mo · Bón vôi, molypden · Cây đậu tăng Đất bị chua Zn · Tăng cây đậu · Bón kẽm · Bón vôi · Bón phân phôtpho (Nguồn: Bobưlep, 1984) Phân nitơ bón cho cỏ trồng bị tổn thất nhiều do NH3 bay hơi do vậy sử dụng viên nén urê phân giải chậm bón dúi sâu cho hiệu quả bón phân rất cao. Bảng 2.3. Ảnh hưởng của cách bón phân nitơ đến năng suất cỏ trồng Giống cỏ Cách bón phân urê NSCX (tấn/ha) NSCK (tấn/ha) Sản lượng protein (tấn/ha) Cỏ Voi Bón vãi 111,13 ± 8,04 15,39 ± 1,11 1,74 ± 0,12 Bón dúi sâu 134,67 ± 6,42 19,06 ± 0,91 2,20 ± 0,10 Cỏ Ghi nê Bón vãi 68,56 ± 3,89 13,47 ± 0,76 1,75 ± 0,10 Bón dúi sâu 82,06 ± 3,74 15,75 ± 0,71 2,19 ± 0,10 Cỏ Setaria Bón vãi 67,33 ± 4,81 9,53 ± 0,68 1,35 ± 0,09 Bón dúi sâu 81,67 ± 3,89 12,50 ± 0,59 1,82 ± 0,09 (Nguồn: Bùi Quang Tuấn, 2005b)[70] 2.3. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TRƯỞNG CỦA THÂN LÁ Cỏ mọc lại sau thu cắt gọi là cỏ tái sinh. Quá trình tái sinh trưởng của thân lá cũng được chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn sinh trưởng chậm. - Giai đoạn sinh trưởng nhanh. - Giai đoạn sinh trưởng chậm. Giai đoạn sinh trưởng chậm của cỏ tái sinh thường ngắn vì sau khi thu hoạch cây cỏ vẫn còn nguyên bộ rễ đã phát triển hoàn thiện và cùng với nó là các chất dinh dưỡng dự trữ. Thu hoạch cách mặt đất 5-7 cm (đối với cây hòa thảo) và 7-10 cm (đối với đại đa số cây đậu) nên cây cỏ vẫn còn khả năng quang hợp nhất định. Do vậy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây nhanh chóng được hồi phục, đảm bảo cho quá trình tái sinh trưởng nhanh sau đó. Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng như trên đã xét cũng có ảnh hưởng rất sâu sắc tới tái sinh trưởng. Cây có đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ và phần thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái sinh và vì vậy ngoài các nhân tố trên, các nhân tố sau đây: tuổi thiết lập, tuổi thu hoạch và độ cao thu hoạch cũng rất quan trọng ảnh hưởng tới tái sinh trưởng, vì nó quyết định lượng dinh dưỡng dự trữ để tái sinh. - Tuổi thiết lập Là tuổi kể từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch lứa đầu. Lứa tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho các bộ phận dưới đất (rễ, thân ngầm…) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ dinh dưỡng sau này. Chỉ khi các bộ phận này đã phát triển và dự trữ dinh dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh. Nếu cây thức ăn vừa mới mọc mà ta đã chăn thả gia súc hoặc thu cắt thì chúng bị tàn phá ngay. Hay thu hoạch khi cây thức ăn đã quá già phần còn lại có khả năng tái sinh rất kém. Nhưng ở giữa hai thời điểm này có một giai đoạn mà ở đó người ta có thể chăn thả gia súc hoặc thu cắt, và sau đó cây vẫn cho tái sinh mạnh. Do vậy trong quá trình sinh trưởng của cây có một thời điểm mà chất dự trữ là nhiều nhất và vì vậy điều kiện tái sinh là tối ưu. - Tuổi thu hoạch Kể từ lứa cắt thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi thu hoạch. Dĩ nhiên lứa tuổi này sẽ nhỏ hơn tuổi thiết lập vì lúc này các bộ phận ._.ngầm dưới đất đã được phát triển, chỉ chờ cho chúng dự trữ đủ dinh dưỡng là có thể thu hoạch. Nếu một cây cỏ bị cắt trước khi rễ và những phần còn lại của lứa cắt trước dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể không xẩy ra. Tuổi thu hoạch biến động phụ thuộc vào mùa, giống, điều kiện chăm sóc… Tuổi thu hoạch của các cây hòa thảo khoảng 30-40 ngày, của cây đậu khoảng 40 - 50 ngày trong mùa mưa, còn trong mùa khô tuổi thu hoạch sẽ dài hơn, có những vùng quá khô hạn thì trong suốt mùa khô không cho thu cắt lứa nào. Trong điều kiện thâm canh cao (bón phân đầy đủ, có nước tưới) cây thức ăn sinh trưởng nhanh thì tuổi thu hoạch cũng ngắn hơn. Bởi vậy cần phải tiến hành xác định cụ thể thời điểm thu hoạch để cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao nhất. Cũng cần nói thêm rằng giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng, có nghĩa là cây thức ăn càng già thì giá trị dinh dưỡng càng kém. Tuổi thu hoạch biến động nên việc so sánh năng suất chất xanh hay chất khô/lứa cắt đôi khi không có ý nghĩa, khi này phải tính năng suất tích luỹ/ngày đêm. Nghiên cứu của Bùi Quang Tuấn (2005b)[70] chỉ ra rằng trong mùa mưa tuổi thu hoạch của cỏ Voi thích hợp là 40 ngày, của cỏ Ghi nê là 30 ngày. Thu hoạch vào thời điểm này cây cỏ vừa cho năng suất chất khô cao vừa cho giá trị dinh dưỡng cao. 2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ CÂY CỎ NGHIÊN CỨU 2.4.1. Cỏ Lông Para Cỏ Lông Para thuộc họ hòa thảo (Poaceae), phân họ: Panicoideae, loài: Paniceae, có tên khoa học là Brachiaria mutica (Forssk.) Stapf, hay các từ đồng nghĩa như: Urochloa (Forssk.) T.Q.Nguyen, Panicum barbinode Trin, Panicum muticum Forssk. [basionym], Panicum purpurascens Raddi. Ngoài ra, cỏ Lông Para còn được gọi là cỏ lông tây (Việt Nam); para (Châu Phi, Úc, Mỹ);  buffalo, Dutch, giant couch, Scotch;  Mauritius signal (Nam Phi);  angola, pasto Pará, hierba de Pará, papare and malojilla (Nam Mỹ);  gramalote (Peru);  parana (Cuba);  herbe de Para (Pháp). Cỏ Lông Para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brasil) phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới. Cỏ này được đưa vào Australia năm 1880, đưa vào nước ta ở Nam bộ từ năm 1875 và Trung bộ 1930 rồi sau đó ra Bắc bộ. Hiện nay được sử dụng ở nhiều nơi và là 1 trong 4 hòa thảo tốt ở Việt Nam. Cỏ Lông Para là loài cỏ lâu năm, thân có chiều hướng bò, song có thể cao tới 1,5m, phân nhánh nhiều. Thân và lá đều có lông ngắn, mềm, trắng. Cành cứng, to rỗng ruột, đốt dài 10 - 15 cm, mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và rễ dài. Lá hình mũi mác dài, nhọn đầu, nhưng hình tim ở gốc, dài 10 - 20 cm, rộng 1,0 - 1,5 cm, phẳng, có ít lông ở mặt dưới; mép lá sắc; bẹ lá dẹt, khía rãnh, có lông trắng mềm; lưỡi bẹ ngắn, có nhiều lông. Cụm hoa hình chùy đài dài 8 - 20 cm thẳng đứng gồm 8 - 20 bông đơn hay kép ở gốc dài 5 - 10 cm, trục có lông thưa dài, bông chét không lông. Hạt có tỷ lệ nảy mầm thấp (10 - 15 %). Cỏ Lông Para ưa khí hậu nóng ẩm, không chịu được nhiệt độ dưới 8°C. Phát triển rất mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu được đất ngập nước, không chịu được đất khô cạn, vì vậy phát triển nhanh ở các bờ sông, suối, cống rãnh. Chịu được ngập nước nơi đất đỏ, đất mặn, đất phèn, độ pH thích hợp: 6 - 8. Thích hợp nơi đất tốt, giàu Ca, chịu được chua, trung tính nhưng không mặn, thường trồng ở độ cao trên 1.000 m. Cây ra hoa vào tháng 6 - 8 (Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu, 1979)[15]. Cỏ Lông Para là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống được cả ở những nơi nước chảy (Nguyễn Thiện, 2002)[42]. Trồng cỏ Lông Para ở ruộng nước có ưu điểm là vào mùa mưa ngập nước cỏ vẫn sống được và cho năng suất cao, các chân ruộng giữ được độ ẩm cao cỏ vẫn xanh tốt, cung cấp nguồn thức ăn xanh đáng kể cho trâu bò. Nhiều vùng ở Việt Nam có các đồng bãi ngập nước tạm thời không trồng được các giống cỏ khác, vì thế đối với các đồng bãi này có thể trồng cỏ Lông Para để chăn nuôi trâu bò. Đó chính là mặt mạnh của loại cỏ này. Năng suất cỏ thay đổi theo thời gian sinh trưởng, mùa vụ và tính chất đất đai. Năng suất xanh của cỏ Lông Para đạt 70 - 80 tấn/ha/năm, có nơi đạt 90 - 100 tấn/ha/năm. Tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây năng suất thu cắt đạt 75 tấn/ha/năm, tại trại ngựa Bá Vân - Thái Nguyên đạt 78 tấn/ha/năm. Đặc biệt, cỏ Lông Para có khả năng phát triển tốt vào vụ đông xuân nên nó chính là cây hòa thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này rất tốt. Lá cỏ Lông Para có tính ngon miệng cao, song phần thân cứng và khi cỏ già tính ngon miệng giảm rõ rệt gia súc thường chừa lại nhiều. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Lông Para cao, thành phần hóa học có từ 29 - 30% VCK; protein thô 10 - 12%; xơ thô 27 - 30%; khoáng tổng số 10 - 12%; mỡ thô 2,9 - 3%. Tỷ lệ tiêu hoá chất khô 65 - 80 % ở lá và 55 - 65 % ở phần cành ngọn, giá trị này giảm xuống chỉ còn 35 - 45 % ở thân và ngọn già. Cỏ Lông Para không chịu được dẫm đạp do vậy chỉ nên trồng để thu cắt làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua hoặc dùng để chăn thả gia súc luân phiên, cắt lứa đầu 45 - 60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30 - 35 ngày. Cỏ trồng một lần có thể sử dụng đến 4 - 5 năm. Cỏ còn là nguồn phân xanh rất tốt trên các vùng trồng dứa. Cỏ cạnh tranh rất khỏe với cỏ dại mọc lan trên mặt nước. (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006)[33]. Tuy nhiên có hai vấn đề đáng lo ngại đó là cỏ Lông Para có hàm lượng nước cao và có thể lẫn ấu trùng của các loài ký sinh trùng. Phương pháp đơn giản nhất để khắc phục hai vấn đề trên là phơi nắng cho giảm hàm lượng nước và tiêu diệt ấu trùng. 2.4.2. Cỏ Setaria Cỏ Setaria Setaria sphacelata var.splendida thuộc họ hòa thảo (Poaceae), phân họ: Panicoideae, loài:Paniceae. Trên thế giới cỏ này còn được gọi là: broadleaf setaria, splendida setaria, sekoi (Malaysia); bunga-bunga (Philippines); ya taiwan (Thái Lan). Cỏ Setaria có nguồn gốc ở châu Phi: Sudan, Kenya, Tanzania, Uganda, Nam Phi (Cape Province, Natal). Trên những vùng đầm lầy, ngập nước. Hiếm khi mọc hoang dại, mà thường được trồng. Cỏ thường phát triển tốt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay được trồng ở một số nước trong vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc và một số nơi khác của vùng nhiệt đới. Cỏ Setaria được nhập vào nước ta từ năm 2004 do các chuyên gia Australia tặng. Cỏ Setaria là loài mọc thẳng đứng, lâu năm, độ cao có thể tới 2m. Thân đứng, mềm, dẹt, trên thân có phân đốt, các đốt sát gốc có màu nâu đỏ. Lá mềm, màu xanh xám, dài khoảng 30 - 80 cm và rộng khoảng 2 cm. Đầu ngọn lá và hai bên mép lá có màu nâu tím, cụm hoa hình đuôi chuột. Trên cụm hoa có các hoa nhỏ màu tím. Cỏ ra hoa 1 lần/năm. Cỏ Setaria sphacelata var.splendida không sản xuất hạt nên nhân giống bằng phương pháp vô tính. Cỏ Setaria sphacelata cv.solander sản xuất được hạt, hạt giống như hạt kê nhưng nhỏ hơn (có khoảng 1,5 triệu hạt/kg). Cỏ Setaria thích ứng tốt với nhiều loại đất, có thể tồn tại ở nơi ít màu mỡ, nhưng đòi hỏi sự đáp ứng nitơ, photpho và kali ở những vùng đất xấu. Cỏ thích hợp trồng ở những nơi đất ẩm, phát triển tốt ở vùng có lượng mưa trên 750 mm/năm. Trong tự nhiên cỏ Setaria thường được tìm thấy ở những vùng đất mà lượng mưa hàng năm lớn hơn 1.000 mm. Cỏ Setaria được trồng hầu hết ở những vùng đất mà lượng mưa hàng năm lớn hơn 1.500 mm. Cỏ có thể chịu đựng được mùa khô kéo dài, có thể chịu đựng tốt trong điều kiện ngập lụt. Tuy nhiên lá cây thường bị úa đỏ nếu stress úng. Cỏ Setaria còn có ưu điểm là khả năng chịu bóng tốt. Sau khi gieo, trồng khoảng 6 tuần là có thể thu hoạch, cỏ tái sinh nhanh, 30 -40 ngày cắt một lần. Năng suất chất xanh có thể đạt 120 - 130 tấn/ha/năm. Giống cỏ này thân mềm, nhiều lá, lâu cỗi nên lượng chất xanh sử dụng rất lớn. Có dùng cho trâu bò ăn cỏ tươi hoặc phơi tái, ủ chua để dự trữ. Cỏ có hàm lượng đạm chiếm 11-13%. Hạn chế của cỏ Setaria là hàm lượng độc tố Oxalate cao, phần thân sát gốc cứng trâu bò khi ăn thường chừa lại. 2.4.3. Cỏ Thừng và cỏ Sậy Hai giống cỏ Thừng và cỏ Sậy được ông Lê Đắc Quý ở thôn Thượng, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh tình cờ phát hiện ngoài bờ mương trong khi ra đồng cắt cỏ làm thức ăn cho đàn bò sữa. Sau đó ông Quý đem hai giống cỏ này về trồng thử và đăt tên là cỏ Thừng (hoặc cỏ Chân rết) và cỏ Sậy. Đây là giống cỏ bản địa của tỉnh Bắc Ninh. Sau thành công của ông Quý, nhiều hộ gia đình trong xã Cảnh Hưng cũng đã đưa hai giống cỏ này vào trồng. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh đã nhân giống và năm 2008 triển khai xây dựng mô hình phát triển 2 giống cỏ bản địa với diện tích 3.600 m2 tại xã Cảnh Hưng. Mấy năm gần đây cỏ Thừng và cỏ Sậy đang được các hộ chăn nuôi trâu bò của huyện Tiên Du và một số nơi khác trồng và nhân rộng. Cỏ Thừng có rảnh nhỏ thân có nhiều đốt, mỗi đốt có một bẹ lá ôm sát kín thân, lá nhỏ xòe ra, lá mọc so le nhưng dầy cho nên nhìn như đối nhau và toàn cây cỏ nếu mọc thưa bò trên mặt đất trông giống hình con rết. Thân và lá cỏ mềm mượt có màu xanh đậm. Khi cỏ mọc hoang thì thân to, lá thưa hơn và bò gần sát mặt đất. Khi được trồng và chăm sóc thì cỏ đẻ nhánh dầy sát nhau thân mọc đứng, thảm cỏ có độ cao rất đều, độ cao có thể đạt tới 0,8 - 1m. Cỏ Sậy có thân lá to hơn cỏ Thừng, khi mọc hoang thì mọc thành từng bụi to và thường mọc ở giữa các bờ ngăn. Khi được trồng và chăm sóc thì cỏ mọc sát nhau hơn, thân thẳng đứng tạo thành thảm cỏ, độ cao không đồng đều như cỏ Thừng. Thân và lá cỏ mềm không có lông, màu sắc xanh nhạt hơn cỏ Thừng và gần giống màu cỏ Setaria. Khi đạt độ cao 0,8 - 1m thì cỏ ra hoa, cuống hoa cao, thân hoa dài có màu trắng xanh xòe ngang ra bốn phía trên ngọn cỏ. Cỏ Thừng và cỏ Sậy sinh trưởng tốt trên cả đất thịt, đất pha cát, chân đất hai lúa, đất bạc màu…Cỏ có khả năng chịu thâm canh, chịu úng khá tốt (có thể chịu ngập nước một tuần). Do có dạng thân bụi mọc dầy sát nhau như ruộng mạ nên có khả năng giữ ẩm tốt trong mùa đông khô hanh. Riêng cỏ Thừng vẫn duy trì năng suất cao nếu được tưới ẩm chỉ 1 lần/tháng, cỏ Sậy chịu khô hanh kém hơn cỏ Thừng do mọc thưa hơn, lá to hơn nên dễ thoát nước. Được so sánh năng suất tương đương với cỏ Voi (giống cỏ có năng suất cao nhất được công nhận hiện nay). Chỉ một tháng rưỡi sau trồng, cỏ Thừng và cỏ Sậy đã cho thu hoạch lứa đầu. Những lần thu cắt tiếp theo chỉ cách lần trước khoảng 35 - 40 ngày. Mỗi năm cỏ cho thu hoạch 7- 8 lứa, năng suất chất xanh trung bình đạt 240 - 280 tấn/ha/năm. Những người trồng cỏ này cho biết, cỏ Thừng và cỏ Sậy không bị chuột phá hoại, không tốn công băm thái như cỏ Voi và trâu bò cũng rất thích ăn do mềm mượt, không có lông, thơm ngon đặc biệt nếu được ủ chua. Bò sữa ăn các loại cỏ này khoẻ mạnh, cho năng suất, chất lượng sữa cao và ổn định. Theo Nguyễn Văn Tuế, (2007)[77] cho biết Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh đã gửi mẫu phân tích và cho kết quả, tỷ lệ protein thô của cỏ Thừng 1,55%, cỏ Sậy 1,79%; tỷ lệ VCK cỏ Thừng đạt 15,51% và cỏ Sậy đạt 17,15%. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hai giống cỏ này đơn giản, ít tốn phân bón và công chăm sóc, hơn nữa chúng không kén đất nên có thể nhân giống rộng rãi ra các vùng đất khác nhau. 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THỨC ĂN GIA SÚC Ở VIỆT NAM Việt Nam có 8 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Không có một cây thức ăn gia súc nào phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng thức ăn cao ở tất cả các vùng sinh thái trên. Vì vậy chúng ta đã có những nghiên cứu, khảo sát, tuyển chọn những cây đậu, hòa thảo cho mỗi vùng sinh thái khác nhau (Lê Hòa Bình và cộng sự, 1992; Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự, 1992; Nguyễn Thị Liên, 2000; Bùi Quang Tuấn, 2004; Bùi Quang Tuấn, 2005a...).[3], [20], [26], [68], [69] Từ những năm 1960 đến nay, để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giống cỏ trồng nhập nội có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Một tập đoàn giống phong phú đã được tìm ra và rất nhiều giống đã và đang được phát triển trong sản xuất. Nhiều giống cỏ cho năng suất vật chất khô khá cao 18 - 26 tấn; 17,8 tấn; 13,8 tấn và 14,8 tấn tương ứng cho các giống P. Pupursenum King grass, P. M. Likoni, Pangola, Bermula (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[30]. Trên vùng đất phù sa sông Hồng, vùng đất đồi Hà Tây giống cỏ P. M. Hamill, P. M. Common, P.M. Ciat 673 cũng cho năng suất chất xanh khá cao (60 - 66 tấn/ha/năm) trên vùng đất xám Bình Dương (Vũ Kim Thoa và cộng sự, 1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[30]. Đặc biệt với cỏ B. Ruzizinensis đã được trồng thích nghi với các điều kiện đất đai khác nhau ở nhiều vùng (Hà Tây, Bắc Giang, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai). Năng suất chất xanh biến động từ 50 đến 65 tấn/ha/năm (Dương Quốc Dũng và cs, 2000) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[30]. Tại đồng bằng Nam Bộ và vùng Đắc Lắc, B. Ruzizinensis đã cho năng suất vật chất khô khoảng 14,5 tấn/ha/năm (Khổng Văn Đĩnh, 1995; Trương Tấn Khanh và cs, 1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[30]. Mặc dù đã thích nghi và được phát triển tại các vùng của Việt Nam nhưng các giống cỏ trồng chọn lọc trên chưa phát huy được hết tiềm năng sản xuất sinh khối, ví dụ giống B. ruzizinensis đã đạt năng suất 19,5 tấn VCK/ha/năm tại vùng Queensland. Giống B. decumben có thể đạt được năng suất VCK 23,1 - 34 tấn/ha/năm trong khi đó tại Đắc Lắc Việt Nam, các giống cỏ này và các giống cỏ B. brizantha, B. humidicola chỉ đạt 10,5 - 17,2 tấn/ha/năm (Trương Tấn Khanh và cs, 1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003)[30]. Để các giống cỏ trồng phát huy được hết tiềm năng sản xuất sinh khối, bước đầu cũng đã có những nghiên cứu về quy trình chăm sóc, sử dụng hợp lý các giống cây thức ăn gia súc (Phan Đình Thắm và Trần Huệ Viên, 2004; Bùi Quang Tuấn, 2005b…)[41], [70]. Vấn đề đưa cây thức ăn vào trồng trong hệ thống canh tác của người nông dân có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Một số tác giả đã nghiên cứu trồng cây thức ăn gia súc giữa hai vụ chính, trồng xen, trồng dưới tán cây rừng, cây ăn quả, trồng chống xói mòn… (Nguyễn Văn Lợi và cs, 2004; Nguyễn Thị Mùi và cộng sự, 2005…) [27], [30]. Kết quả thu được rất có giá trị thực tiễn, vừa giúp cung cấp thức ăn xanh cho đàn trâu bò, vừa giúp bảo vệ môi trường. Mô hình trồng xen cỏ hòa thảo và cỏ họ đậu được thực hiện với hi vọng có một hỗn hợp cỏ đáp ứng nhu cầu protein và năng lượng cho bò sữa, bò thịt cao sản. Các giống cỏ hòa thảo thường được sử dụng trồng xen với cây họ đậu là: cỏ Sả, cỏ Voi; Brachiaria ruziziensis (Ruzi grass) còn có tên là cỏ Công gô, cỏ Ruzi; Brachiara brizantha (Signal grass) còn có tên là cỏ Tín hiệu, Brachiara mutica (Para grass, Water grass) còn có tên là cỏ Lông Para… Cỏ Lông Para đã được nhập vào nước ta từ sớm, nên đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Từ những nghiên cứu về thành phần hóa học tới kỹ thuật trồng hay phương thức trồng xen với những cây họ đậu, tỷ lệ tiêu hóa invitro… Cỏ Setaria là một trong những giống cỏ nhập ngoại mới đưa vào nước ta nên còn ít kết quả nghiên cứu về giống cỏ này. Năm 2004, trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn đã tiến hành trồng thử nghiệm 14 giống cỏ thảo, thuộc 3 nhóm Brachiaria, Digitaria và Setaria được các chuyên gia Australia tặng. Theo sách Nuôi bò thịt (Đinh Văn Cải, 2007)[4] nhận định cỏ Setaria thích hợp với vùng lạnh, đất xấu tạm thời. Sách Dinh dưỡng và thức ăn cho bò cũng chỉ ra cỏ Setaria có hàm lượng độc tố Oxalate cao (4,5 - 6,7 %) trong chất khô ở cỏ 3 tuần tuổi. Nên có thể là nguyên nhân gây bệnh “đầu to” ở ngựa và bệnh “sốt sữa”. Cỏ Setaria khả năng sản xuất hạt kém, nhân giống dễ dàng bằng thân gốc. Các giống có triển vọng là: Lampung, Nandi, Narok, Solander và Splendida. Ở Việt Nam cũng đã bước đầu tiến hành đánh giá, tuyển chọn các giống cao lương từ các tỉnh vùng núi phía bắc, từ các giống nhập nội để tìm ra các giống chịu lạnh, chịu hạn, có năng suất, chất lượng cao, làm cơ sở cho việc lai tạo các giống cao lương làm thức ăn chăn nuôi trong vụ đông xuân (Bùi Quang Tuấn và cs, 2006c)[74]. Cỏ Thừng và cỏ Sậy là hai giống cỏ bản địa của Bắc Ninh, mới được đưa vào trồng năm 2005. Do đó có ít công trình nghiên cứu về hai giống cỏ này. Từ thực tiễn sản xuất, Trung tâm Khuyến nông và Sở Nông nghiệp - PTNN tỉnh Bắc Ninh đã gửi mẫu cỏ tới Viện Chăn nuôi Quốc gia để phân tích. 2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam. Tôn Thất Sơn và Vũ Duy Giảng (2000)[38] đã khảo sát và đưa ra các công thức ước tính phụ phẩm của một số giống lúa và ngô trồng ở Việt Nam. Các công thức ước tính này rất thuận lợi cho người dân khi ước tính khối lượng phụ phẩm nông nghiệp của nông hộ. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào việc xử lý và sử dụng có hiệu quả rơm rạ, là nguồn phụ phẩm dồi dào và có trữ lượng lớn nhất ở nước ta. Nguyễn Xuân Trạch (1998)[94] đã nghiên cứu các giải pháp xử lý rơm rạ bằng vật lý và hoá học đã cho kết quả tốt về thành phần hoá học và tỷ lệ phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ. Việc xử lý rơm đã giúp gia súc ăn được nhiều hơn (Bùi Văn Chính và Nguyễn Hữu Tào, 1990; Vu Duy Giang and Nguyen Xuan Trach, 2002; Phạm Kim Cương và cộng sự, 2001...)[5], [91], [10]. Những nghiên cứu mới đây về việc dùng kết hợp giữa urê và vôi để xử lý rơm nhằm hạ giá thành và làm tăng tiêu hóa của rơm cho kết quả rất tốt (Nguyễn Xuân Trạch, 2001b)[51]. Việc phơi khô rơm trong những ngày mùa bận rộn của người nông dân đã hạn chế việc sử dụng rơm làm thức ăn cho trâu bò. Rơm bị thối, mốc và bị đốt ngay trên đồng ruộng. Do vậy, các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc chế biến bảo quản rơm tươi và kết quả thu được rất đáng quan tâm (Nguyễn Thạc Hòa và cs, 2004; Nguyễn Xuân Trạch và cộng sự, 2006)[23], [59]. Nguồn thân cây ngô sau thu bắp cũng có khối lượng tương đối lớn ở Việt Nam. Thân cây ngô gồm: cây ngô bao tử, cây ngô nếp, cây ngô ngọt, cây ngô thu bắp già. Các loại thân cây ngô này ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau nên rất khác nhau về thành phần hoá học, đặc biệt hàm lượng đường hòa tan, nên phương pháp chế biến và bảo quản cũng khác nhau. Đã có một số nghiên cứu sử dụng các loại thân cây ngô sau thu bắp để nuôi bò đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi (Bùi Quang Tuấn và Tôn Thất Sơn, 2004; Bùi Quang Tuấn, 2006a...) [67], [72]. Các nghiên cứu về chế biến bảo quản và sử dụng ngọn lá mía (Bùi Văn Chính và cs, 1998, 2000, 2002; Đặng Vũ Bình và cs, 2005)[6], [7], [8], [2], phụ phẩm cây dứa (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2001)[29], cây lạc (Nguyễn Hữu Tào, 1996)[40], bã sắn (Bùi Quang Tuấn, 2005c; Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn, 2006a, 2006b)[71], [43], [44]... đã được tiến hành. Trong thời gian qua đã có một số chương trình dự án hợp tác quốc tế lớn tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi ở nước ta. Trong số đó có chương trình SIDA-SAREC (do Thụy Điển tài trợ) đã tiến hành được 15 năm qua và dự án NUFU (do Na Uy tài trợ) đã tiến hành trong 10 năm. Kết quả hợp tác nghiên cứu của các chương trình và dự án này rất phong phú và tương đối toàn diện, đang cần được tổng hợp lại và phổ biến rộng rãi hơn. Để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, gần đây ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu xử lý và bổ sung chất dinh dưỡng nhằm nâng cao khả năng sử dụng rơm lúa làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Một số thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của xử lý tới thành phần hoá học của rơm. Nguyễn Trọng Tiến (1993)[45] theo dõi sự thay đổi thành phần hóa học của rơm lúa xử lý urê theo các mức 0, 2, 3, 4 và 5% ở các thời gian ủ 0, 10, 30, 60 và 90 ngày. Nguyễn Xuân Bả (1997)[1] đã tiến hành một nghiên cứu tương tự với các mức urê xử lý là 0, 3, 4 và 5% và thời gian ủ là 0, 10, 20, 30 và 60 ngày. Cả hai tác giả trên đã cho thấy chất khô, xơ thô, protein thô của rơm đã giảm khi thời gian xử lý tăng lên, xử lý urê làm tăng protein thô và làm giảm xơ thô của rơm. Dựa trên kết quả của những nghiên cứu này, rơm xử lý 3% urê là thích hợp và thời gian ủ ít nhất là 10 ngày nhưng không nên quá 30 ngày. Vu Duy Giang and Nguyen Xuan Trach (2002)[91], Nguyễn Xuân Trạch và cs (1997)[46]; Nguyen Xuan Trach và cs (1998)[95] cũng đã phân tích một số yếu tố như mức urê, độ ẩm, thời gian xử lý ảnh hưởng tới thành phần hoá học của rơm, kết quả cho thấy thời gian xử lý từ 10-30 ngày và tỷ lệ nước 0,5-1/1 không có ảnh hưởng đáng kể tới hàm lượng NDF, ADF của rơm xử lý 5% urê hay rơm xử lý 3% urê + 0,5% vôi. Tuy nhiên, lượng nitơ cố định tăng lên đáng kể sau 20 ngày trong rơm xử lý 5% urê so với rơm xử lý 3% urê + 0.5% vôi. Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (1999a)[12] đã nghiên cứu sự biến đổi thành phần hoá học của rơm khi xử lý bằng urê và vôi, các tác giả đã xử lý rơm theo một trong các công thức của thí nghiệm nhân tố 3 × 3 với 3 mức urê (0, 2 và 4%) và 3 mức CaO (0, 3, và 6%), thời gian ủ 21 ngày, kết quả cho thấy hàm lượng N tăng rõ rệt (P<0,001), hàm lượng NDF, hemixenluloza giảm (P<0,001) và (P<0,05) ở rơm được xử lý urê, không thấy có ảnh hưởng rõ rệt đến lượng N và mỡ nhưng giảm mạnh lượng NDF (P<0,001), ADF (P<0,001), ADL (P<0,001), hemixenluloza (P<0,001), xơ (P<0,01) và xenluloza (P<0,05) và tăng rõ rệt hàm lượng khoáng tổng số (P<0,001) đối với rơm xử lý bằng CaO. Cù Xuân Dần và Nguyễn Xuân Trạch (1999b)[13] nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức kiềm hóa đến tính chất và thành phần hóa học của rơm, kết quả cho thấy hàm lượng N tăng lên rõ rệt khi rơm được xử lý bằng urê hoặc nước tiểu, xử lý rơm bằng 6% CaO hoặc 8% Ca(OH)2 đã làm giảm hàm lượng NDF so với rơm không xử lý, nếu kết hợp urê với vôi xử lý rơm thì làm tăng hàm lượng protein thô và ức chế được nấm mốc phát triển. Nhằm tìm nguồn urê rẻ tiền cho việc xử lý rơm rạ, tác giả Hoàng Thiên Hương và cộng sự (1998)[25] đã nghiên cứu khả năng sử dụng nước tiểu để xử lý rơm làm thức ăn cho gia súc nhai lại, tác giả đã tiến hành lấy mẫu nước tiểu người và bò sữa ở vùng ngoại thành Hà Nội, phân tích thành phần hoá học và sau đó sử dụng để xử lý rơm theo công thức 1 kg rơm/2 lít nước tiểu, rơm ủ 4% urê trong thời gian 21 ngày làm đối chứng, tác giả cho rằng việc dùng trực tiếp nước tiểu để xử lý rơm đã dẫn đến hiện tượng thối mốc do lượng N có trong nước tiểu ở mức quá thấp và biến động lớn. Một số nghiên cứu trên bò mổ lỗ dò dạ cỏ đã được tiến hành để xác định khả năng phân giải rơm trong dạ cỏ và sự phát triển của vi sinh vật do ảnh hưởng của việc xử lý urê. Đặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995a)[21] đã kiểm tra mức tiêu hao chất khô, xơ thô và protein thô của rơm ủ ở các mức 3, 4 và 5% urê và độ ẩm 50% trong 21 ngày. Các tác giả cho thấy tỷ lệ tiêu hóa chất khô, xơ thô và protein thô tăng lên nhờ xử lý urê, tuy nhiên tỷ lệ phân giải xơ thô và protein thô tăng lên không đáng kể khi các mức xử lý urê tăng từ 3-4 và 5%. Đặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995b)[22] cũng thông báo rằng việc bổ sung hay xử lý rơm bằng 3% urê làm thức ăn cho bò đã làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi cho việc phân giải xenluloza; tuy nhiên số lượng protozoa không bị ảnh hưởng đáng kể bởi bổ sung hay xử lý rơm bằng urê. Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân Dần (1999)[47] đã nghiên cứu đặc điểm phân giải ở dạ cỏ của rơm lúa được xử lý bằng urê và vôi, kết quả cho thấy xử lý bằng urê (2 và 4%) hoặc CaO (3 và 6%) đã làm tăng rõ rệt tỷ lệ phân giải chất khô của rơm, các giá trị về chỉ tiêu động thái phân giải cũng tăng lên rõ rệt như: tỷ lệ hòa tan ban đầu (P<0,001), phần không hòa tan nhưng có thể lên men được (P<0,001) và tốc độ phân giải (P<0,05 với urê và P<0,001 với vôi), không thấy có tương tác tích cực giữa urê và vôi tới khả năng phân giải chất khô. So sánh ảnh hưởng của việc xử lý urê, vôi và nước tiểu đến tỷ lệ và đặc điểm phân giải chất khô của rơm ở dạ cỏ, tác giả Nguyễn Xuân Trạch và cs (1999)[48] cho rằng các thông số về động thái và tỷ lệ phân giải chất khô sau 48 giờ lưu mẫu được sắp xếp từ cao xuống thấp theo các công thức xử lý như sau: 6% CaO; 8% Ca(OH)2; 2% urê + 4% Ca(OH)2; 4% urê + 0,5% Ca(OH)2; 4% urê và nước tiểu. Bùi Văn Chính và cs (1992)[89] thông báo những kết quả đáng khích lệ về tốc độ tăng trưởng và sự thu nhận thức ăn của bê lai hướng thịt được nuôi bằng rơm xử lý 2,5 urê, 0,5% vôi và 0,5% muối, bò thí nghiệm tăng trọng bình quân 450g/con/ngày. Tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng bò thịt và cho thấy rằng khối lượng sống tăng lên, lượng thu nhận rơm cũng tăng lên khi bê được nuôi bằng rơm xử lý 4% urê, bổ sung bánh hạt bông và rỉ mật đường so với những bò được nuôi bằng rơm không xử lý trộn 4% urê và cũng được bổ sung như trên. Nguyễn Xuân Bả (1997)[1]đã so sánh rơm xử lý 4% urê, rơm trộn 4% urê và rơm không xử lý nuôi bê lai cho thấy tăng trọng và lượng thu nhận thức ăn hàng ngày cao nhất với những bò nuôi bằng rơm xử lý 4% urê, sau đó là rơm trộn 4% urê và rơm không xử lý. Lê Viết Ly và cs (1995)[28] nghiên cứu sử dụng hạt bông, rỉ mật, rơm xử lý 4% urê và rơm không xử lý + 4% urê bổ sung cho bò lai trong mùa khô cho thấy, sau 6 tháng thí nghiệm bò được bổ sung hạt bông, rỉ mật, rơm xử lý 4% urê tăng trọng bình quân 568 g/con/ngày, lô bổ sung hạt bông, rỉ mật và rơm không xử lý + 4% urê tăng trọng 454 g/con/ngày trong khi đó lô không bổ sung chỉ tăng trọng 157 g/con/ngày. Hiệu quả của việc bổ sung là lãi suất so với đầu tư ở lô ăn rơm xử lý vượt 47,5% và lô ăn rơm không xử lý trộn urê vượt 11,5% so với lô đại trà sản xuất. Ho Quang Do và cs (1999)[90] đã nghiên cứu sử dụng urê bổ sung cho bò lai Sind ăn khẩu phần cơ sở là rơm bằng 2 cách: phun dung dịch urê (50 g urê hoà tan trong 1 lít nước); bổ sung 10% urê vào tảng liếm rỉ mật- MUB (dạng mềm) và tảng liếm đất sét (dạng cứng) kết quả cho thấy tăng trọng bò thí nghiệm đạt cao nhất ở lô bổ sung MUB, thấp nhất là lô bổ sung urê dạng phun dung dịch (280 và 125 g/con/ngày). Tuy nhiên, trong những nghiên cứu ở trên chưa tách biệt được ảnh hưởng của từng yếu tố trong khẩu phần đến tốc độ tăng trưởng. Gần đây nhất tác giả Nguyen Xuan Trach và cs (2000)[97] đã nghiên cứu một cách tương đối hệ thống từ khâu xử lý rơm bằng vôi tôi (3 và 6%), urê (2 và 4%) và kết hợp cả vôi và urê theo tỷ lệ trên, kết quả cho thấy các công thức xử lý rơm đã có ảnh hưởng rõ rệt làm tăng tỷ lệ và tốc độ phân giải chất khô in sacco, lượng khí sinh ra trong quá trình lên men in vitro, lượng chất khô rơm thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến. Tác giả cũng đã sử dụng bã bia và hạt bông làm thức ăn bổ sung cho bê ăn khẩu phần cơ sở là rơm, kết quả cho thấy nhóm bê ăn thức ăn bổ sung là bã bia tăng trọng cao nhóm hơn nhóm bê được bổ sung hạt bông. Đối với chăn nuôi bò sữa, Đoàn Đức Vũ và cs (1997)[88] thay thế rơm trong khẩu phần của bò sữa bằng rơm xử lý 4% urê hoặc rơm xử lý 4% urê cùng với tảng liếm đa chất dinh dưỡng. Trong cả hai trường hợp, lượng rơm thu nhận và lượng sữa sản xuất ra tăng đáng kể. Kết quả lợi nhuận được tăng lên, đặc biệt là đối với bò sản lượng sữa dưới 15 lít/ngày. Việc kết hợp cho ăn rơm xử lý urê và bổ sung bánh đa chất dinh dưỡng đã mang lại năng suất sữa và lợi nhuận cao hơn so với chỉ cho ăn rơm xử lý urê. Vũ Duy Giảng và cs (1999)[16] đã nghiên cứu sử dụng 3- 4% urê để xử lý rơm và thân cây ngô làm thức ăn cho bò sữa kết quả cho thấy đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ và xơ so với lô ăn rơm và thân cây ngô không xử lý (62,9 và 58,8 so với 58,1 và 50,5%). Bùi Quang Tuấn và cs (2000)[65] đã nghiên cứu các mức protein khác nhau bổ sung cho bò sữa ăn khẩu phần cơ sở là rơm và thân cây ngô xử lý urê, kết quả cho thấy năng suất và chất lượng sữa không bị thay đổi so với những bò ăn khẩu phần cơ sở là cỏ xanh. Nguyễn Thị Lương Hồng (1995)[24] thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần bò sữa bằng rơm xử lý urê cho kết quả khả quan. Đối với trâu ở đồng bằng sông Cửu Long, Nguyen Van Thu và cộng sự (1994b)[93] cho thấy rằng bổ sung bánh dinh dưỡng urê - rỉ mật cho trâu địa phương nuôi bằng rơm rạ đã cải thiện được tình trạng sức khoẻ và tăng năng suất cày kéo. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung bánh đa chất dinh dưỡng đối với bê nghé và trâu bò cày kéo, các tác giả này kết luận rằng bánh dinh dưỡng chứa urê-rỉ mật, cám, bột dừa, muối, bột xương và các nguyên tố vi lượng có khả năng giúp duy trì được sức khỏe tốt và năng suất cày kéo cao đối với trâu bò ở những vùng thường thiếu thức ăn và nước. Ngoài ra, Nguyen Van Thu và cs (1994a)[92] còn cho biết cho ăn rơm xử lý 4% urê hoặc có bổ sung thêm bánh urê-rỉ mật làm tăng hàm lượng protein thô của rơm, tăng thu nhận thức ăn, sức khoẻ, năng suất cày kéo và năng suất sữa của trâu bò so với cho ăn rơm không xử lý. Như vậy, mặc dù đã có một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu dạ cỏ, thí nghiệm nuôi dưỡng, nhưng các nghiên cứu cho đến nay mới chỉ được tiến hành riêng rẽ và chủ yếu là xử lý rơm bằng urê là phương pháp xử lý đã từng được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Hiện đang thiếu những nghiên cứu đồng bộ có hệ thống từ phòng thí nghiệm cho đến sản xuất. Cũng chưa có được các nghiên cứu so sánh về tác dụng và hiệu quả kinh tế của các vật liệu xử lý rơm và thức ăn bổ sung khác nhau để tìm ra được công thức tối ưu hay các giải pháp thay thế. Mặt khác cho đến nay ở Việt Nam còn thiếu các nghiên cứu về năng suất và chất lượng rơm của các giống lúa khác nhau. Các nhà nhân giống cây trồng thường vẫn chỉ tập trung vào việc nâng cao năng suất thóc hạt phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của con người, mà rất ít chú ý đến rơm - một sản phẩm phụ nhưng lại rất quan trọng đối với chăn nuôi. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: - Một số nguồn thức ăn thô cho đàn trâu bò của huyện Tiên Du như cỏ tự nhiên, cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp. - 4 giống cỏ: + Cỏ Lông Para (Brachiaria mutica). + Cỏ Setaria (Setaria sphacelata). + Cỏ Thừng (cỏ địa phương chưa xác định được tên khoa học). + Cỏ Sậy (cỏ địa phương chưa xác định được tên khoa học). Các giống cỏ này được sơ tuyển từ những giống cỏ trồng tại vườn tiêu bản của khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng thuỷ sản. 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2008 đến tháng 7/2009 tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ở huyện Tiên Du Các chỉ tiêu nghiên cứu b._. - 140. 29. NguyÔn B¸ Mïi, Cï Xu©n DÇn vµ Vò Duy Gi¶ng (2001). “¶nh h­ëng cña viÖc thay thÕ mét phÇn cá xanh b»ng c¸c lo¹i phÕ phô phÈm tõ qu¶ døa ñ chua trong khÈu phÇn cho dª ®Õn thµnh phÇn ho¸ häc, ph©n gi¶i in-sacco vµ ¶nh h­ëng ®Õn c¸c ®Æc tÝnh lªn men trong d¹ cá”. Héi th¶o dù ¸n NUFU, Hµ Néi 3/2001 30. Nguyễn Thị Mùi (2003). “Thực trạng của ngành trồng cỏ và phương hướng trồng xen canh, thâm canh tăng năng suất các giống cỏ trồng trong hộ gia đình nuôi bò sữa”, Thông tin Khoa học kỹ thuật, số 5-2003. 31. Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2004). “Đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ và bước đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Đồng Văn, Hà Giang”. Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y 8 - 9/12/2004, NXB Nông nghiệp, Tr 120 - 131. 32. Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2005). “Nghiên cứu tạo nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ tại huyện Đồng Văn, Hà Giang”. Báo cáo khoa học- Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp, và PTNT. Tr 220 - 230. 33. Lê Đức Ngoan và cộng sự (2006), “Thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền trung”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 27. 34. Vò V¨n Néi, NguyÔn V¨n Vinh, Ph¹m Kim C­¬ng, §inh V¨n TuyÒn (1999). “Nghiªn cøu sö dông c¸c nguån thøc ¨n s½n cã ®Ó vç bÐo bß n©ng cao kh¶ n¨ng s¶n xuÊt thÞt vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ”. B¸o c¸o khoa häc Ch¨n nu«i -thó y (1998-1999), HuÕ 28-30/6/1999. 35. Phòng Kinh tế huyện Tiên Du (2007), “Báo cáo tình hình sử dụng đất, cơ cấu cây trồng của huyện năm 2007”. Tr 2-5. 36. Phòng Kinh tế huyện Tiên Du (2008), “Báo cáo tình hình sử dụng đất, cơ cấu cây trồng của huyện năm 2008”. Tr 2-6. 37. Mai Phông (1995). “Xö lý r¬m lµm thøc ¨n nu«i tr©u bß, Ch¨n nu«i”, sè 2, 1995, 40- 41. 38. Tôn Thất Sơn, Vũ Duy Giảng (2000). “Điều tra nguồn phụ phẩm của một số giống lúa và ngô làm thức ăn cho trâu bò”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa CNTY (1996 -1998). NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1999, Tr. 42 - 46. 39. Tôn Thất Sơn và cộng sự (2005), “Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi”, NXB Hà Nội, 2005. Tr. 104. 40. NguyÔn H÷u Tµo (1996). Nghiªn cøu chÕ biÕn, dù tr÷ th©n l¸ l¹c b»ng ph­¬ng ph¸p ñ chua lµm thøc ¨n cho bß s÷a, lîn thÞt. LuËn ¸n phã tiÕn sÜ khoa häc n«ng nghiÖp, 1996 41. Phan Đình Thắm, Trần Huệ Viên (2004), Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến năng suất, chất lượng của 2 giống cỏ nhập nội trồng tại Bá Vân - Thái Nguyên, Tạp chí Chăn nuôi, số 1, Tr. 15 - 18. 42. Nguyễn Thiện (2002), “Trồng cỏ nuôi dê”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 43. Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn (2006a). “Chế biến bã sắn làm thức ăn cho bò sữa”. Tạp chí KHKT NN - Trường ĐHNN I. Tập IV, số 1/2006. Tr. 25 - 30. 44. Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn (2006b). “Sử dụng bã sắn ủ chua với cám đỗ xanh để vỗ béo bò thịt”. Tạp chí KHKT NN - Trường ĐHNN I. Tập IV, số 2/2006. Tr. 131 - 136. 45. Nguyễn Trọng Tiến (1993). “Thay đổi thành phần hóa học của rơm xử lý urê”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp - số 367. Tr 33-34. 46. Nguyễn Xuân Trạch và Trần Thị Uyên (1997). “Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần của rơm khi xử lý bằng urê”. Thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường ĐHNN 1. Số 2/1997. Trang 80-85. 47. Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân Dần (1999). “Đặc điểm phân giải ở dạ cỏ của rơm lúa được xử lý bằng urê và vôi”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa chăn nuôi - Thú y (1996-1998). NXB Nông nghiệp. Trang 30-33. 48. Nguyễn Xuân Trạch, Cù Xuân Dần và Hoàng Thiên Hương (1999). “Ảnh hưởng của việc xử lý urê, vôi và nước tiểu đến quá trình phân giải vật chất khô của rơm ở dạ cỏ”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa Chăn nuôi - Thú y (1996-1998). NXB Nông nghiệp. Tr. 50-53. 49. Nguyễn Xuân Trạch, Chu Mạnh Thắng và Vũ Văn Thành (2001) “Ảnh hưởng của xử lý và bổ sung dinh dưỡng khi sử dụng rơm làm thức ăn nuôi bê sinh trưởng”. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp. Trường ĐHNN1. Số 2. Trang 135-140. 50. Nguyễn Xuân Trạch (2001a). “Ảnh hưởng của giống lúa, mùa vụ và địa phương đến khả năng phân giải rơm rạ ở dạ cỏ”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Số 9/2001. Trang 607-608. 51. Nguyễn Xuân Trạch (2001b). “Ảnh hưởng của xử lý kiềm hoá bằng vôi và/hoặc urê đến lượng thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá rơm”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa Chăn nuôi - Thú y (1999-2001). NXB Nông nghiệp. Tr. 11-14. 52. Nguyễn Xuân Trạch (2003a, 2004, 2005). “Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc nhai lại”. NXB Nông nghiệp-Hà Nội. Số trang 180. 53. Nguyễn Xuân Trạch (2003i). “Ảnh hưởng của kiềm hoá đến giá trị dinh dưỡng của rơm và sinh trưởng của bê”. Tạp chí Chăn nuôi- Số 8/2003. Trang 6-8. 54. Nguyễn Xuân Trạch (2003k). “Hạn chế của việc chăn nuôi bò sữa nhập nội ở Việt Nam và một số giải pháp khắc phục”. Báo cáo tại hội thảo về phát triển ngành hàng bò sữa tại Viện kinh tế nông nghiệp 12/2003. 55. Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005, 2007). “Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc nhai lại”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 180. 56. Nguyễn Xuân Trạch (2004a). “Ảnh hưởng của xử lý kiềm hoá bằng vôi hoặc urê đến lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hoá rơm”. Tạp chí Chăn nuô i- Số 11- 2004. Trang 16-18. 57. Nguyễn Xuân Trạch (2004c). “Đánh giá khả năng áp dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm làm thức ăn cho bò trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ”. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp, ĐHNN1, Tập 2, Số 3/2004. Trang 271-274. 58. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2005) “Giáo trình chăn nuôi trâu bò”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 59. Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú (2006). “Xử lý và bảo quản rơm tươi làm thức ăn cho trâu bò”. Tạp chí Chăn Nuôi, số 9 (91)- 2006. Tr. 27-32. 60. Trạm khí tượng thủy văn Bắc Ninh (2008). “Thống kê tình hình khí hậu năm 2008”. 61. Trạm khí tượng thủy văn Bắc Ninh (2009), “Thống kê tình hình khí hậu 6 tháng đầu năm 2009”. 62. Bùi Quang Tuấn, Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch và Tôn Thất Sơn (1999). “Ảnh hưởng của việc thay thế một phần cỏ tươi bằng thân cây ngô già trong dự trữ đến quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ cỏ bò”. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm- Số 11/1999. Trang 511-513. 63. Bïi Quang TuÊn (1999). “Nghiªn cøu sö dông c©y ng« giµ sau thu b¾p lµm thøc ¨n nu«i bß s÷a”. T¹p chÝ N«ng nghiÖp - C«ng nghiÖp - Thùc phÈm. 64. Bïi Quang TuÊn (2000). “Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp” 65. Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Duy Giảng và Nguyễn Trọng Tiến (2000). “Nghiên cứu sử dụng rơm lúa làm thức ăn cho bò sữa”. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp, Trường ĐHNN1- Số 1. Trang 119-124. 66. Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Xuân Trạch (2003). “Tình hình chăn nuôi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng trâu bò tại huyện Vĩnh tường, tỉnh Vĩnh phúc”. Tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp, ĐHNN1, Tập 1- Số 4/2003. Trang 303-307. 67. Bïi Quang TuÊn, T«n ThÊt S¬n (2004). “Xö lý urª c©y ng« sau thu b¾p lµm thøc ¨n nu«i bß c¸i hËu bÞ’’. T¹p chÝ KHKT Nông nghiệp - Tr­êng §HNN I - Hµ Néi 68. Bùi Quang Tuấn (2004), "Năng suất và giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn gia súc trồng tại Gia Lâm - Hà Nội và Đan Phượng Hà Tây". Tạp chí chăn nuô i- số 10, Tr. 14 - 18 69. Bùi Quang Tuấn (2005a), "Kết quả khảo sát giá trị thức ăn của một số cây hòa thảo tại huyện Lương Sơn - Hoà Bình", Tập 3, số 1/2005. Tr. 69 - 73. 70. Bùi Quang Tuấn (2005b), “Nghiên cứu mức bón phân urê đối với cỏ Voi và cỏ Ghinê”, Tạp chí Chăn nuôi, số 7, Tr. 17- 20 71. Bùi Quang Tuấn (2005c). “Ủ bảo quản bã sắn làm thức ăn dữ trữ cho trâu bò. Tạp chí Chăn nuôi”- Số 7/2005. Tr. 13 - 17. 72. Bùi Quang Tuấn (2006a). "Ủ chua cây ngô sau thu bắp già làm thức ăn cho bò sữa tại Đan Phượng, Hà Tây". Tạp chí Chăn nuôi - số 9/ 2006, Tr. 32 - 36. 73. Bùi Quang Tuấn (2006b). "Nghiên cứu giá trị thức ăn của một số cây thức ăn gia súc có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Gia Lâm - Hà Nội", Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp - Tập 4, số 3/2006. Tr.242 - 247. 74. Bùi Quang Tuấn (2006c), "Khảo sát giá trị thức ăn của một số cây cỏ có nguồn gốc từ vùng ôn đới tại Tân Yên, Bắc Giang", Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi - số 9/2006, Tr. 23 - 27. 75. Bùi Quang Tuấn (2007). “Điều tra tình hình sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi”. Báo cáo tổng kết đề tài Trường Đai học Nông nghiệp I - Hà Nội 2007. 76. Nguyễn Văn Tuế (2003). “Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa trong các nông hộ tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn cao học. 77. Nguyễn Văn Tuế (2007). “Khả năng sinh trưởng và sử dụng cỏ Thừng, cỏ Sậy làm thức ăn chăn nuôi bò sữa tại xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh”. 78. UBND huyện Tiên Du. “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du năm 2005. 79. UBND huyện Tiên Du, “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du năm 2006. 80. UBND huyện Tiên Du, “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du năm 2007. 81. UBND huyện Tiên Du, “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du năm 2008”. 82. UBND xã Cảnh Hưng, “Báo các tình hình sản xuất nông nghiệp của xã năm 2007”. 83. UBND xã Cảnh Hưng, “Báo các tình hình sản xuất nông nghiệp của xã năm 2008”. 84. UBND xã Tân Chi, “Báo các tình hình sản xuất nông nghiệp của xã năm 2007”. 85. UBND xã Tân Chi, “Báo các tình hình sản xuất nông nghiệp của xã năm 2008”. 86. Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Thành Trung, Vũ Chí Cương, Lê văn Hùng và Phạm Bảo Duy (2009). “Nghiên cứu chế biến bảo quản và sử dụng thân lá lạc để vỗ béo bò tại tỉnh Quảng Trị”. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi - số 18- tháng 6/2009. Tr 1- 20. 87. Viện Chăn nuôi Quốc gia (1995), “Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp năm 1995. 88. Đoàn Đức Vũ và cs (1997). “Đánh giá và cải tiến khẩu phần nuôi bò sữa tại các nông hộ ở thành phố Hồ Chí Minh”. Hội nghị khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc tại Nha Trang 20 -22/8/1997. Tr 210 -222. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 89. Bui van Chinh, Le Viet Ly, Nguyen Huu Tao, Pham van Thin and Preston, T.R (1992). Ammoniated rice straw or untreated straw suplemented With molasses-uera block for glowing Sindhi x Local cattl in Viet Nam. Livestock Research for Rural Development. Vol 4, Num 3, 12/1992. 90. Ho Quang Do, Vo Van Su, Do Vo Anh Khoa and Nguyen Thi Kim Khang (1999), Urea supplementation of rice straw for Sindhi x Yellow cattle; sprayed in solution, es a soft cake or hard block. Livestocsk for ru ral Development. Vol 11 2/1999. 91. Vu Duy Giang and Nguyen Xuan Trach (2002) Effects of treatment with lime and/or urea on rice straw chemical composition, intake and degradability. Proceedings of the Workshop on Improved Utilization of Byproducts for Animal Feeding in Vietnam, held on 28-30 March 2001 in Hanoi. Pp: 162-175. 92. Nguyen Van Thu, Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Hon, Vo Ai Quoc (1994a) Effect of molasses-urea cake on performance of growing and working local buffaloes fed low nutritive value diets. Proceedings of 4th World Buffalo Congress, Sao Paulo, Brazil, 27-30 June, 1994. Volume 2: 236-238. 93. Nguyen Van Thu, Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Hon, Vo Ai Quoc (1994b) Effect of multi-nutritional cake on performance of growing and working local buffaloes and cattle fed low nutritive value diets. Buffalo-Bulletin. Volume 13, Number 4: 75-81. 94. Nguyen Xuan Trach (1998) The need for improved utilisation of rice straw as feed for ruminants in Vietnam: An overview. Livestock Research for Rural Development 10 (2) 95. Nguyen Xuan Trach, Cu Xuan Dan, Le Viet Ly and Frik Sundstol (1998) Effects of urea concentration, moisture content, and duration of treatmet on chemical composition of alkali treated rice straw. Livestock Research for Rural Development 10 (1). 96. Nguyen Xuan Trach (2000) Treatment and supplenetation of rice straw for ruminant feeding in Vietnam. Doctor Scientiarum Thesis 2000:26. Agricultural University of Norway. ISSN 0802-3220. ISBS 82-575-0440-8. 97. Nguyen Xuan Trach, Cu Xuan Dan, Magne Mo, Frik Sundstol and Le Viet Ly (2000) A feeding trial on growing cattle to evaluate effects of rice straw treatment with urea and/or lime. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường ĐHNN1. Số 1. Trang 105-112. 98. Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2001a) Effects of treatmen of rice straw with lime and/or urea on its chemical composition, in-vitro gas production and in-sacco degradation characteristics. Livestock Research for Rural Development 13 (4) 99. Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2001b) Effects of treatmen of rice straw with lime and/or urea on its intake, digestibility and rumen lique characteristics.Livestock Research for Rural Development 13 (4). 100. Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2001c) Effects of treatment of rice straw with lime and/or urea on responses of growing cattle - Livestock Research for Rural Development 13 (5). 101. Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2002) Treatment and supplementation of rice straw for ruminant feeding. Proceedings of the Workshop on Improved Utilization of Byproducts for Animal Feeding in Vietnam, held on 28-30 March 2001 in Hanoi. Pp: 178-204. 102. Nguyen Xuan Trach (2003b) Responses of growing cattle to wet brewers’ grains or sugarcane molasses supplemented to diets based on untreated or treated rice straw. Livestock Research for Rural Development 15 (2). 103. Nguyen Xuan Trach (2003d) Effects of supplementation of wet brewers’ grains and sugarcane molasses to rice straw on rumen degradation efficiency. Livestock Research for Rural Development 15 (6). 104. Nguyen Xuan Trach (2004d) An evaluation of adoptability of alkali treatment of rice straw as feed for growing beef cattle under smallholders’ circumstances. Livestock Research for Rural Development 16 (7). 105. Bui Quang Tuan, Nguyen Xuan Trach, Vu Duy Giang, Nguyen Trong Tien and Ton That Son (2002) Effects of several treatments on in-sacco degradability of maize stover and influence of its partial replacement of green grass in a cattle diet on rumen efficiency. Proceedings of the Workshop on Improved Utilization of Byproducts for Animal Feeding in Vietnam, held on 28-30 March 2001 in Hanoi. Pp: 88-92. 106. Wong C C (1991), "Areview of forage screening and evaluation in Malaysia", In Gassland and forage production in Southeast Asia Proc, No 1, pp. 61 PHỤ LỤC Thu cắt cỏ Kiểm tra vườn cỏ PHỤ LỤC 1 Cỏ được phân lô ngẫu nhiên Ô cỏ Cỏ Setaria Cỏ Lông Para Cỏ Thừng Cỏ Sậy Đo chiều cao cỏ Cân và ghi chép số liệu MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 1. Một vài chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 A Tình hình chung của huyện 1 Diện tích đất tự nhiên ha - Diện tích đất nông nghiệp ha + Diện tích đất canh tác ha + Diện tích đất lâm nghiệp ha + Diện tích đất trồng cỏ ha + Diện tích chăn nuôi ngoài khu dân cư ha - Diện tích đất ở, đất chuyên dùng ha - Diện tích đất công nghiệp ha - Diện tích chưa sử dụng ha 2 Dân số người Trong đó: - Dân số nông nghiệp người 3 Lao động người 4 Số hộ hộ Trong đó: Số hộ nông nghiệp hộ 5 Số xã (thị trấn) trong huyện xã B Kết quả sản xuất nông nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 I Trồng trọt 1 Cây lúa: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 2 Cây ngô: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 3 Cây lạc: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 4 Cây đậu tương: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 5 Cây khoai tây: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 6 Cây khoai lang: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 7 Cây rau các loại: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 8 Cây….………: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 2. Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm TT Vật nuôi Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Trâu: - Tổng đàn con 2 Bò: - Tổng đàn con - Bò sữa con - Bò thịt con 3 Lợn: Tổng đàn con 4 Gia cầm: Tổng đàn con 5 Con gia súc khác con 3. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện trong những năm qua (những nét cơ bản) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Xà ………………………….……HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 1. Một vài chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 1 2 3 4 5 A Tình hình chung của xã 1 Diện tích đất tự nhiên ha - Diện tích đất nông nghiệp ha + Diện tích đất canh tác ha + Diện tích đất lâm nghiệp ha + Diện tích đất trồng cỏ ha + Diện tích chăn nuôi ngoài khu dân cư ha - Diện tích đất ở, đất chuyên dùng ha - Diện tích đất công nghiệp người - Diện tích chưa sử dụng 2 Dân số nông nghiệp người 3 Lao động người Trong đó: Lao động nông nghiệp người 4 Số hộ Trong đó: Số hộ nông nghiệp hộ B Kết quả sản xuất nông nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 I Trồng trọt 1 Cây lúa: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 2 Cây ngô: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 3 Cây lạc: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 4 Cây đậu tương: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 5 Cây khoai tây: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 6 Cây khoai lang: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 7 Cây rau các loại: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 8 Cây….………: - DT cả năm ha - Sản lượng cả năm tấn 2. Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm TT Vật nuôi Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Trâu: - Tổng đàn con 2 Bò: - Tổng đàn con - Bò sữa con - Bò thịt con 3 Lợn: Tổng đàn con 4 Gia cầm: Tổng đàn con 5 Con gia súc khác con 4. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã trong những năm qua (những nét cơ bản) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….5. Những dự án, chương trình khuyến nông đã triển khai trên địa bàn xã trong những năm gần đây (5 năm) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… BỘ CÂU HỎI (Dùng cho điều tra ngẫu nhiên một số nông hộ chăn nuôi) Ngày điều tra: Ngày………Tháng………Năm 2009 I. Thông tin chung về nông hộ Họ tên chủ hộ:.......................... ......…………………………… Xã ...........................…………………………………………… Huyện Tiên Du, tỉnh  Bắc Ninh Mức kinh tế hộ: Giàu + Khá □ Trung bình □ Nghèo □ Tuổi chủ hộ ................... Trình độ học vấn (lớp) .......................... Số nhân khẩu ................. Số lao động chính ................................... II. Tình hình sản xuất nông nghiệp 2.1. Ngành trồng trọt Bảng cơ cấu các loại cây trồng TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn/ha/mùa) Ghi chú I VỤ CHIÊM 1 2 3 4 5 6 7 8 II VỤ MÙA 1 2 3 4 5 6 7 8 III VỤ ĐÔNG 1 2 3 4 5 2.2. Ngành chăn nuôi Bảng số lượng vật nuôi của nông hộ TT Loại vật nuôi Số lượng (con) Ghi chú 1 Trâu 2 Bò 3 Ngựa 4 Lợn 5 Gia cầm 2.3. Mục đích chăn nuôi của nông hộ TT Mục đích Trâu Bò Lợn Gia cầm Gia súc khác 1 Tận dụng 2 Kinh doanh 3 Khác 2.4. Phương thức chăn nuôi đàn trâu bò - Chăn thả: ‚ - Nuôi nhốt: ‚ - Kết hợp: ‚ 2.5. Các nguồn thức ăn thô sử dụng - Cỏ tự nhiên: ‚ - Cỏ trồng: ‚ - Phụ phẩm nông nghiệp: ‚ 2.6. Thời gian thiếu thức ăn thô trong năm - Số tháng thiếu: ; Từ tháng ……….. đến tháng ………………... 2.7. Cách giải quyết thiếu TĂ thô cho vật nuôi của hộ Trồng cỏ: ‚ Cắt thêm cỏ tự nhiên: ‚ Mua thêm: ‚ Chế biến dự trữ: ‚ Cho ăn ít đi: ‚ Cách khác: ……………………………………………………………. III. Tình hình áp dụng tiến bộ KHKT trong chế biến, sử dụng phụ phẩm 3.1. Ông/bà đã bao giờ nghe thấy các kỹ thuật sau: Tên các kỹ thuật Đã nghe thấy Chưa nghe thấy Ủ rơm với nước vôi Ủ rơm với urê Ủ chua cây ngô sau thu bắp Ủ chua ngọn lá sắn Ủ chua thân lá lạc Phơi khô thân lá đỗ tương 3.2. Tình hình áp dụng tiến bộ KHKT trong chế biến, sử dụng phụ phẩm Tên các kỹ thuật Đã áp dụng khi nào (th/năm) Áp dụng được bao lâu (th) Khối lượng đã chế biến (kg) Gia đình có tiếp tục áp dụng (có/không) Kết thúc áp dụng từ khi nào (th/năm) Lý do không tiếp tục áp dụng Ủ rơm với nước vôi Ủ rơm với urê Ủ chua cây ngô sau thu bắp Ủ chua ngọn lá sắn Ủ chua thân lá lạc Phơi khô thân lá đỗ tương IV. Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp 4.1. Khối lượng phụ phẩm và tình hình sử dụng TT Loại phụ phẩm Đơn vị Số lượng Sử dụng làm TĂ (Kg) Tỷ lệ sử dụng (%) Cách thức sử dụng Ghi chú Không chế biến Chế biến Có sẵn Mua 1 Rơm lúa 2 Thân cây ngô sau thu bắp 7 Thân lá lạc 8 Thân lá đỗ tương 4.2. Những khó khăn trong việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm TĂ trong chăn nuôi Loại khó khăn, hạn chế Rơm lúa Cây ngô Cây lạc Cây đỗ tương - Chưa được tập huấn kỹ thuật - Không biết cách sử dụng - Không biết cách bảo quản - Bị mốc hỏng do thời tiết mưa - Chất lượng không cao - Chỉ có theo thời vụ - Quy mô chăn nuôi nhỏ nên không thiếu TĂ - Vận chuyển xa nên giá thành cao - Thiếu nhân công - Ít quan tâm Những lý do khác: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4.3. Những đề nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm trong chăn nuôi của nông hộ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… PHỤ LỤC 3: CÁC CÔNG THỨC Đà ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA THỨC ĂN CHĂN NUÔI 1. CÁC CÔNG THỨC DÙNG ĐỂ ƯỚC TÍNH Các dạng năng lượng của thức ăn chăn nuôi bao gồm năng lượng thô (GE: gross energy), năng lượng tiêu hóa (DE: Digestible energy), năng lượng trao đổi (ME: Metabolisable energy), năng lượng thuần (NE: Net energy). Các dạng năng lượng sau đây đã được sử dụng để biểu thị giá trị năng lượng của thức ăn: Thức ăn của trâu bò: Năng lượng tiêu hóa (DE) Năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần (NE) Các giá trị năng lượng ghi trong cuốn sách này tính toán như sau: 1.1.Thức ăn cho cho gia súc nhai lại DE (Ncal/kg) CK = 0,04409 TDN (1) TDN là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (total digestible nutrients) tính bằng % trong chất khô (CK) của thức ăn. (Xem cách xác định dưới đây) ME (Mcal/kg CK) = 0,82 DE (2) DE (Mcal/kg CK) được xác định theo công thức (1). NE của thức ăn loài nhai lại được xác định theo năng lượng thuần cho duy trì (NEm), năng lượng thuần cho tăng trọng (NEg), năng lượng thuần cho tiết sữa (NEI). Nem (Mcal/kg CK) = 1,37ME – 0,138 ME2 + 0,0105 ME3 – 1,12 (3) NEg (Mcal/kg CK) = 1,42ME – 0,174 ME2 + 0,0122 ME3 – 1,65(4) NEI (Mcal/kg CK) = 0,623DE – 0,36 (5) hoặc NEI (Mcal/kg CK) = 0,0245 TDN – 0,12 (6) Công thức (1) của CRAMPTON (1957), công thức (2) của ARC, 1965 và NRC, 1976, công thức (3) và (4) của GARETT- 1980, của MOE và TYRRELL(1976). Để xác định TDN của thức ăn loài nhai lại có thể dùng 1 trong 2 công thức sau: Phương pháp thứ 1: TDN = X1 + 2,25X2 + X3 + X4 X1 – X4 lần lượt là protein thô tiêu hóa, chất béo tiêu hóa, xơ thô tiêu hóa và chất chiết không Ni-tơ tiêu hóa tính bằng % hay g/kg thức ăn. Như vậy TDN được tính bằng % hay g/kg thức ăn. Chất béo tiêu hóa của thức ăn nhiều dầu, khô dầu, thức ăn động vật phải nhân với 2,41, của hạt ngũ cốc, hạt đậu và phụ phẩm của các loại hạt này nhân với 2,12; còn cỏ khô, rơm, thức ăn xanh, ủ xanh, củ quả nhân với 1,19 (theo Bo Golh, 1982) Phương pháp thứ 2: TDN tính theo Wardeh, 1981. Xem bảng 1 Nhóm 1. Thức ăn thô và khô: Bao gồm tất cả các loại thức ăn thô, các loại cây cỏ sau khi cắt được phơi khô, các loại sản phẩm thực vật khác chứa trên 18% xơ thô. Ví dụ: cỏ khô, rơm, vỏ lạc, trấu.... Nhóm 2. Thức ăn xanh: Bao gồm tất cả các loại thức ăn xanh được sử dụng ở dạng tươi. Nhóm 3. Thức ăn ủ chua: Bao gồm tất cả cỏ ủ chua, cây ngô và thức ăn xanh đem ủ chua, nhưng không bao gồm hạt, củ, cá hay sản phẩm có nguồn gốc động vật ủ chua. Nhóm 4. Thức ăn năng lượng: Bao gồm các sản phẩm có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%. Ví dụ: các loại hạt, phụ phẩm công nghiệp xay xát, các loại củ quả kể cả trường hợp chúng được ủ chua. Nhóm 5. Thức ăn giàu protein: Bao gồm thức ăn có hàm lượng protein trên 20% (tính theo CK) có nguồn gốc động vật (kể cả sản phẩm này đem ủ chua) cũng như các loại tảo, khô dầu. Nhóm 6. Thức ăn bổ sung khoáng. Nhóm 7. Thức ăn bổ sung vitamin, bao gồm cả nấm men. Nhóm 8. Các loại thức ăn bổ sung khác. Bao gồm kháng sinh, chất có màu sắc, hương vị, các loại thuốc phòng bệnh, thuốc diệt nấm mốc độc hại.... Bảng: Các công thức tính TDN của thức ăn cho trâu bò Nhóm thức ăn TDN (% VCK thức ăn) 1 2 3 4 5 - 17,2649 + 1,2120 Pth + 0,8352 DXKD + 2,4637 CB + 0,4475 Xth - 21,7656 + 1,4284 Pth + 1,0277 DXDK + 1,2321 CB + 0,4867 Xth - 21,9391 + 1,0538 Pth + 0,9736 DXDK + 3,0016 CB + 0,4590 Xth 40,2625 + 0,1969 Pth + 0,4228 DXDK + 1,1903 CB – 0,1379 Xth 40,3227 + 0,5398 Pth + 0,4448 DXDK + 1,4218 CB – 0,7007 Xth Nguồn: WARDEH (1981) Ghi chú: Pth, DXDK, CB và Xth lần lượt là protein thô, chất chiết không Ni-tơ, chất béo và xơ thô tính bằng % CK của thức ăn. Thức ăn được phân thành các nhóm khác nhau dựa vào đặc điểm các nhóm thức ăn (Theo Tiểu ban Dinh dưỡng – Viện Hàn lâm khoa học Mỹ). 1.2. ĐƠN VỊ NĂNG LƯỢNG DÙNG TRONG PHỤ LỤC 3 Dùng hệ calorie thường (cal) và joule (J) 1 Kcal = 1.calorie lớn (Cal) = 1.000 calorie thường 1 Mcal = 1.000 Kcal 1 Kcal = 4,184 KJ 1 KJ = 0,239 Kcal BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI nguyÔn huy chiÕn KHẢO SÁT MỘT SỐ NGUỒN THỨC ĂN THÔ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CÂY THỨC ĂN XANH CHO TRÂU BÒ TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI Mã ngành : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2009 Nguyễn Huy Chiến LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thày cô giáo, địa phương, gia đình và đồng nghiệp. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản và các thày, cô giáo đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tiên Du, UBND xã Cảnh Hưng,UBND xã Tân Chi đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm tại địa phương Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học Chăn nuôi K16 đã quan tâm, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo này. Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và toàn thể bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Huy Chiến MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADF Xơ còn lại sau khi thuỷ phân bằng dung dịch axit CS Cộng sự DXKN Dẫn xuất không Nitơ KH-KT Khoa học - Kỹ thuật KL Khối lượng KTS Khoáng tổng số KT-XH Kinh tế - xã hội ME Năng lượng trao đổi NDF Xơ còn lại sau khi xử lý bằng dung môi trung tính PTNT Phát triển nông thôn TĂ Thức ăn UBND Uỷ ban nhân dân VCK Vật chất khô DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Hàm lượng axit béo của cỏ Timothy với 2 mức bón phân đạm khác nhau 16 2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến thành phần hoá học của thảm cỏ 17 2.3 Ảnh hưởng của cách bón phân nitơ đến năng suất cỏ trồng 18 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 37 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Du năm 2008 43 4.2 Cơ cấu cây trồng của huyện Tiên Du năm 2007 - 2008 44 4.3 Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Tiên Du 2005 - 2008 46 4.4 Quy mô chăn nuôi trâu bò của xã Cảnh Hưng và xã Tân Chi 47 4.5 Phương thức chăn nuôi trâu bò tại xã Cảnh Hưng và xã Tân Chi 48 4.6 Khối lượng phụ phẩm từ trồng trọt của huyện Tiên Du năm 2008 51 4.7a Khối lượng phụ phẩm từ trồng trọt của xã Cảnh Hưng năm 2008 52 4.7b Khối lượng phụ phẩm từ trồng trọt của xã Tân Chi năm 2008 53 4.8 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại phụ phẩm 54 4.9a Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ở xã Cảnh Hưng 56 4.9b Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò ở xã Tân Chi 57 4.10 Những khó khăn khi sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò 58 4.11 Điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm 62 4.12 Dinh dưỡng đất trồng khu thí nghiệm 64 4.13 Chiều cao của các giống cỏ trồng thí nghiệm 65 4.14 Năng suất chất xanh của các giống cỏ 67 4.15 Năng suất chất chất khô của các giống cỏ 68 4.16 Năng suất protein thô của các giống cỏ 69 4.17 Tỷ lệ lá/thân của các giống cỏ 69 4.18 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ 70 4.19 Tỷ lệ tiêu hóa in - vitro của các giống cỏ 71 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm 62 4.2 Lượng mưa trung bình trong thời gian thí nghiệm 63 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHCN002.doc
Tài liệu liên quan