Khảo Sát Một Số Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Của 2 Loài Rầy Phấn Trắng

NGÔ THỊ NHƯ HÀ MSSV: DPN010710 KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA HAI LOÀI RẦY PHẤN TRẮNG Aleurodicus dispersus Russell VÀ Bemisia tabaci Gennadius LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải Tháng 6 . 2005 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA HAI LOÀI RẦY PHẤN TRẮNG Aleur

pdf72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Khảo Sát Một Số Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Của 2 Loài Rầy Phấn Trắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
odicus dispersus Russell VÀ Bemisia tabaci Gennadius Do sinh viên: NGÔ THỊ NHƯ HÀ thực hiện và đề nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày 30 tháng 5 năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA HAI LOÀI RẦY PHẤN TRẮNG Aleurodicus dispersus Russell VÀ Bemisia tabaci Gennadius Do sinh viên: NGÔ THỊ NHƯ HÀ Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:…………………....……… Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:………………………… Ý kiến của Hội đồng:……………………………………..…………… …………………………………………………………....…………… ………………………………………………………....……………… ………………………………………………………....……………… ………………………………………………………....……………… Long Xuyên, ngày 22 tháng 6 năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN-TNTN TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: NGÔ THỊ NHƯ HÀ Sinh ngày: 15/09/1982 Nơi sinh: Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Con Ông: NGÔ VĂN LUNG Và Bà: HỒ THỊ LỆ Địa chỉ: số nhà 382/D, khu vực Rạch Sung, phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2000 tại trường PTTH Thới Long, Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Vào trường Đại Học An Giang năm 2001, học lớp DH2PN2, khóa II, thuộc khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp Kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005.    LỜI CẢM TẠ * Kính dâng: Cha mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất, người đã hết lòng nuôi dưỡng cho con nên người. * Mãi mãi ghi ơn: Thầy Trần Văn Khải, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. * Chân thành cảm ơn: Cô Nguyễn Thị Thu Hồng, Cô Nguyễn Thị Hạnh Chi chủ nhiệm lớp DH2PN2, đã giúp đỡ động viên em trong suốt khóa học. Thầy Nguyễn Văn Minh, Thầy Trịnh Hoài Vũ, Cô Nguyễn Thị Minh Châu, quý Thầy Cô Bộ môn Khoa Học Cây Trồng; Cô Nguyễn Thị Ngọc Giang Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại Học An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tất cả quý Thầy Cô trường Đại Học An Giang - những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Bạn Huỳnh Quang Huy, bạn Biện Thị Mỹ Duyên lớp DH2PN2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Thân gửi về các bạn lớp DH2PN2 và tất cả các bạn sinh viên khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên những lời chúc tốt đẹp và thành đạt nhất. NGÔ THỊ NHƯ HÀ TÓM LƯỢC Kết quả khảo sát trong phòng thí nghiệm tại Khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại Học An Giang, ở nhiệt độ trung bình là 31,50C, ẩm độ không khí trung bình là 70%, ghi nhận như sau:  Loài Aleurodicus dispersus Russell Ấu trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell có 4 tuổi: tuổi 1 là 3,60 ngày; tuổi 2 là 3,52 ngày; tuổi 3 là 4,12 ngày; tuổi 4 là 8,66 ngày. Thời gian ủ trứng là 6,54 ngày, tổng vòng đời là 27,94 ngày, tỷ lệ nở của trứng là 94%. Cả thành trùng và ấu trùng đều cư trú ở mặt dưới của lá. Cơ thể ấu trùng tuổi 1 dài 0,33 mm, rộng 0,14 mm; tuổi 2 dài 0,54 mm, rộng 0,36 mm; tuổi 3 dài 1,06 mm, rộng 0,74 mm; tuổi 4 (nhộng) dài 1,74 mm, rộng 1,12 mm. Trứng dài 0,28 mm, rộng 0,12 mm. Cơ thể thành trùng dài 2,49 mm, mắt màu nâu đen, râu dài 0,85 mm, vòi hình ống, dài 0,46 mm và chiều dài sải cánh là 3,62 mm. Ổ trứng có hình xoắn ốc, dài 13,2 mm, rộng 7,73 mm; số vòng trung bình trên ổ là 3,64 vòng; số trứng trung bình là 21 trứng/ổ.  Loài Bemisia tabaci Gennadius Cả thành trùng và ấu trùng đều cư trú ở mặt dưới của lá. Ấu trùng Bemisia tabaci Gennadius gồm 4 tuổi: tuổi 1 là 3,94 ngày; tuổi 2 là 2,66 ngày; tuổi 3 là 3,25 ngày; tuổi 4 là 5,92 ngày. Thời gian ủ trứng là 6,52 ngày, tổng vòng đời là 23,8 ngày, trứng có tỷ lệ nở là 96,21%. Ngô Thị Như Hà, 2005. "Khảo sát một số đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius". Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn. Khoa Nông Nghiệp - TNTN, trường Đại Học An Giang. Giáo viên hướng dẫn: Ks. Trần Văn Khải. Cơ thể ấu trùng tuổi 1 dài 0,30 mm, rộng 0,14 mm; tuổi 2 dài 0,40 mm, rộng 0,22 mm; tuổi 3 dài 0,51 mm, rộng 0,30 mm; tuổi 4 dài 0,77 mm, rộng 0,50 mm. Trứng dài 0,19 mm, rộng 0,09 mm. Cơ thể thành trùng dài 1,01 mm, mắt màu đỏ nâu, râu dài 0,31 mm, vòi hình ống, dài 0,30 mm và chiều dài sải cánh là 2,02 mm. MỤC LỤC Nội dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG v DANH SÁCH HÌNH viii Chương 1: GIỚI THIỆU 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1 Một số đặc điểm chung của rầy phấn trắng 2 2.1.1 Đặc điểm chung của rầy phấn trắng 2 2.1.2 Sự phân bố của rầy phấn trắng 2 2.1.2.1 Tình hình thế giới 2 2.1.2.2 Tình hình trong nước 3 2.1.3 Ký chủ 3 2.1.4 Khả năng truyền bệnh 4 2.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái và cách gây hại của một số loài rầy phấn trắng phổ biến 4 2.2.1 Loài Aleurodicus dispersus Russell 4 2.2.1.1 Đặc điểm sinh học 4 2.2.1.2 Đặc điểm hình thái học 6 2.2.1.3 Cách gây hại 8 2.2.2 Loài Bemisia tabaci Gennadius 8 2.2.2.1 Đặc điểm sinh học 8 2.2.2.2 Đặc điểm hình thái học 11 2.2.2.3 Cách gây hại 12 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Phương tiện 13 3.2 Phương pháp 13 3.2.1 Khảo sát đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy phấn trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm 13 3.2.2 Phương pháp tiến hành 13 3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 15 Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 16 4.1 Một số đặc điểm sinh học, hình thái của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 16 4.1.1 Đặc điểm sinh học 16 4.1.2 Đặc điểm hình thái học 19 4.2 Một số đặc điểm liên quan đến sự đẻ trứng của loài Aleurodicus dispersus Russell 26 4.2.1 Xác định số vòng, kích thước của ổ trứng, số lượng trứng đẻ trên ổ và đặc điểm hình thái của ổ trứng loài Aleurodicus dispersus Russell 26 4.2.2 Xác định tỷ lệ trứng nở 28 4.3 Một số đặc điểm sinh học, hình thái của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 28 4.3.1 Đặc điểm sinh học 28 4.3.2 Đặc điểm hình thái 32 4.4 Xác định tỷ lệ trứng nở của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 37 4.5 So sánh một số đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius 37 4.5.1 Đặc điểm sinh học 37 4.5.2 Đặc điểm hình thái 38 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ CHƯƠNG pc-1 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa bảng Trang 1 Thời gian phát triển của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell qua các giai đoạn 17 2 Kích thước của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell qua các giai đoạn 20 3 Kích thước các bộ phận của cơ thể thành trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 24 4 Số lượng trứng trên ổ, kích thước ổ trứng và tỷ lệ trứng nở của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 27 5 Thời gian phát triển của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius qua các giai đoạn 30 6 Kích thước của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius qua các giai đoạn 33 7 Kích thước các bộ phận trên cơ thể thành trùng rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 35 8 So sánh thời gian phát triển trung bình của hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius qua các giai đoạn 38 9 So sánh kích thước từng giai đoạn phát triển của Aleurodicus dispersus và Bemisia tabaci Gennadius 39 PHỤ CHƯƠNG pc-1 Phụ chương 1: Tỷ lệ trứng nở của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN - TNTN trường Đại Học An Giang pc-1 Phụ chương 2: Kích thước của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell qua các giai đoạn trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN - TNTN trường Đại Học An Giang pc-2 Phụ chương 3: Chiều dài các bộ phận trên cơ thể thành trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-3 Phụ chương 4: Thời gian ủ trứng của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN - TNTN, trường Đại Học An Giang pc-4 Phụ chương 5: Thời gian tuổi 1 của ấu trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-5 Phụ chương 6: Thời gian tuổi 2 của ấu trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-6 Phụ chương 7: Thời gian tuổi 3 của ấu trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-7 Phụ chương 8: Thời gian tuổi 4 của ấu trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-8 Phụ chương 9: Tỷ lệ trứng nở của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-9 Phụ chương 10: Kích thước của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius qua các giai đoạn trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-10 Phụ chương 11: Chiều dài các bộ phận trên cơ thể thành trùng rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-11 Phụ chương 12: Thời gian ủ trứng của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-12 Phụ chương 13: Thời gian tuổi 1 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-13 Phụ chương 14: Thời gian tuổi 2 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-14 Phụ chương 15: Thời gian tuổi 3 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-15 Phụ chương 16: Thời gian tuổi 4 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trong điều kiện thí nghiệm ở khoa NN – TNTN, trường Đại Học An Giang pc-16 DANH SÁCH HÌNH Hìn h số Tựa hình Trang 1 Lồng lưới nhân nuôi thành trùng rầy phấn trắng làm nguồn 14 2 Quan sát hình thái của ấu trùng rầy phấn trắng dưới kính lúp 14 3 Vòng đời rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 16 4 Sự biến đổi của trứng trong giai đoạn ủ trứng Aleurodicus dispersus Russell 20 5 Ấu trùng tuổi 1 của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 21 6 Sự biến đổi ở giai đoạn ấu trùng tuổi 2 của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 22 7 Ấu trùng tuổi 3 (A) và tuổi 4 (nhộng) (B) của Aleurodicus dispersus Russell 23 8 Ấu trùng tuổi 4 (nhộng) loài Aleurodicus dispersus Russell sắp vũ hóa 24 9 Thành trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell mới vũ hóa 25 10 Bộ phận sinh dục của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 26 11 Ổ trứng của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Rusell 27 12 Vòng đời của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 39 13 Sự biến đổi ở giai đoạn ấu trùng tuổi 2 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 33 14 Sự biến đổi của ấu trùng tuổi 3 của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 34 15 Nhộng (tuổi 4) (A) và vỏ nhộng (B) của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 35 16 Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius đang vũ hóa 36 17 Thành trùng rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 37 Chương 1 GIỚI THIỆU    1.1 Đặt vấn đề Hiện nay trong tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở An Giang cũng như trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, cơ cấu cây trồng ngày một đa dạng và số lượng côn trùng gây hại, bệnh hại cây trồng cũng ngày một gia tăng. Đặc biệt, sự xuất hiện của rầy phấn trắng (Homoptera, Aleyrodidae) – côn trùng gây hại trên nhiều loại cây trồng trong địa bàn tỉnh, chúng ký sinh ở mặt dưới của lá và chích hút dịch của cây trồng, đồng thời tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng (nấm muội đen) phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, từ đó làm giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến đời sống của nông dân trong vùng. Mặt khác, chúng còn có khả năng truyền hơn 90 loại virus cho cây trồng. Trong khi đó, hầu hết nông dân trong địa bàn tỉnh chưa am hiểu nhiều về khả năng gây hại của rầy phấn trắng cũng như đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của loài côn trùng này. Chính vì thế chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: "Khảo sát một số đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius". 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell trên cây Ớt. - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius trên cây Đậu nành. - Giúp cho nông dân và cán bộ kỹ thuật nhận biết được đặc điểm hình thái của hai loài rầy này. Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU    2.1 Một số đặc điểm chung của rầy phấn trắng 2.1.1 Đặc điểm chung của rầy phấn trắng Rầy phấn trắng thuộc bộ cánh đều (Homoptera), họ Aleyrodidae, cơ thể nhỏ, dài khoảng 1 – 3 mm, gân cánh trước là gân đơn hoặc phân một nhánh. Thành trùng là loài bướm nhỏ, cả con đực và cái đều có cánh, cánh được phủ một lớp bụi sáp trắng mịn. Cả thành trùng và ấu trùng đều cư trú ở mặt dưới lá và chích hút nhựa lá (Gill, 1990 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004). Berlinger (1986, do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) cho rằng sự biến thái của rầy phấn trắng có điểm khác với bộ Homoptera, giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động, nhưng tuổi 2, 3, 4 thì không hoạt động giống như vảy của rệp dính, cánh phát triển trong suốt giai đoạn biến thái sẽ lộ ra khi chúng vũ hoá thành con trưởng thành. Berlinger (1986, do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) còn cho biết thêm rầy phấn trắng gây hại dưới 3 hình thức: trực tiếp, gián tiếp, và có vai trò như một vai trò vector truyền bệnh. 2.1.2 Sự phân bố của rầy phấn trắng 2.1.2.1 Tình hình thế giới Rầy phấn trắng có nguồn gốc từ Trung Mỹ và vịnh Caribe. Ở một số vùng của Châu Mỹ, rầy phấn trắng được báo cáo xuất hiện ở các quốc gia, khu vực như: Bahamas, Barbados, Brazil, Canary Islands, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, Haiti, Martinique, Peru, Philippines, Panama và Nam Florida, trên các đảo ở Thái Bình Dương, rầy phấn trắng tìm thấy ở các khu vực như: American Samoa, đảo Cook, Fiji, Hawaii, Kiribati, Majuro, đảo Mariana, Nauru, Palau, Pohnpei, Tokelau, Tonga và Tây Samoa (Waterhouse và Norris, 1989). Tình hình rầy phấn trắng được báo cáo đầu tiên xuất hiện ở đảo Hawaii vào năm 1978 trên đảo Oahu và được báo cáo trên các đảo chính khác vào năm 1981. Loài này xuất hiện nhiều ở các vùng duyên hải và ở độ cao dưới 3048 mét (Martin and Ronald, 1993). Đối với loài dịch hại này có ở rất nhiều nước như: Brazil, Canary Islands, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, Haiti, Martinique, Peru, Philippines, Panama và nam Florida (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). 2.1.2.2 Tình hình trong nước Theo kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997–1998 của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1999) cho rằng: Loài Aleurocanthus spiniferus (Quaintance) xuất hiện trên cam, quýt ở các tỉnh như: Hà Tây, Hà Nam, Hoà Bình, Nghệ An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An. Chúng xuất hiện vào tháng 3, 6, 7, 10. Loài Aleurocanthus woglumi Ashby xuất hiện trên cam, quýt ở các tỉnh như: Hà Tây, Hưng Yên. Chúng xuất hiện vào tháng 4 – 7, 9, 10. Loài Aleurocanthus sp. xuất hiện trên cây nhãn, vải, ổi, nho ở Tiền Giang và Ninh Thuận vào tháng 3, 4. Loài Dialeurodes citri (kuwayana) xuất hiện trên cây na ở Hà Nội và Hà Tây vào các tháng 7, 9, 10. 2.1.3 Ký chủ Loài này có thể sống ký sinh trên 27 họ và trên 100 loại cây khác nhau (Waterhouse và Norris, 1989). Theo Wen và ctv. (1994 do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) thì rầy phấn trắng Aleurodiscus dispersus là loài đa ký chủ, rất phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Tại Đài Loan, loài này được ghi nhận trên 144 loài ký chủ thuộc 64 họ. Tại Indonesia, Kajita và ctv., (1991) ghi nhận loài này gây hại trên 22 loại cây trồng thuộc 14 họ. Theo United States Department of Agriculture, Whitefly knowledgebase (1995a) thì cho rằng rầy phấn trắng hiện nay được biết chúng tấn công lên khoảng 500 loại cây trồng đại diện cho 74 họ. Chúng đeo bám trên hầu hết các bộ phận của họ bầu bí, họ cà chua, họ bông, họ đậu. Trên cây cảnh, rầy phấn trắng thường xuất hiện trên bông cúc, hoa xô đỏ, cây trạng nguyên, và nhiều cây cảnh khác. Riêng cây trạng nguyên là ký chủ ưa thích nhất của rầy phấn trắng, vì thế chất lượng màu sắc của cây bị giảm mạnh đồng thời cũng gây thiệt hại nặng nề cho lá. Theo nghiên cứu gần đây của Huỳnh Thanh Lộc (2003) thì rầy phấn trắng loài Aleurodicus dispersus Russell có phổ ký chủ rất rộng và mật độ khá cao, khả năng gây hại lớn cho nhóm cây ăn trái (đặc biệt là ổi), nhóm cây công nghiệp (đặc biệt là bông vải, khoai mì), nhóm hoa kiểng – cây cảnh – cây che mát (đặc biệt là bàng, địa lan, sứ cùi, trạng nguyên), nhóm rau màu (đặc biệt là cà chua, đậu nành, ớt). Đối với loài Bemisia tabaci Gennadius có phổ ký chủ hẹp hơn, chỉ trên rau màu và một số ít cây thuộc nhóm cây công nghiệp và loài Dialeurodes sp. có phổ ký chủ chỉ trong nhóm cây có múi, đặc biệt trên cam, chanh, quít mật số tương đối cao. 2.1.4 Khả năng truyền bệnh Theo Cohen và Berlinger (1986), Waterhouse và Norris (1989) thì ngoài sự gây hại trực tiếp trên các bộ phận của cây, loài này còn là tác nhân truyền trên 40 loại bệnh virus cho cây trồng. Tuy nhiên, Byrne (1990, do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) thì cho rằng rầy phấn trắng có thể truyền hơn 70 bệnh virus trên cây trồng và cỏ dại. Ba loài rầy phấn trắng Bemisia tabaci, Trialeurodes vaporariorum và T. abutiloneus đều có thể truyền bệnh virus, trong đó B. tabaci là quan trọng nhất (Brunt, 1986 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004). Khả năng truyền bệnh virus của B. tabaci đã được ghi nhận được từ thập niên 1930 ở Châu Phi và giữa thập niên 1940 ở Châu Mỹ, nhưng sự lây lan, phân bố của B. tabaci gia tăng có ý nghĩa trong thập niên 1990 (Brown, 1994 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004). 2.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái và cách gây hại của một số loài rầy phấn trắng phổ biến 2.2.1 Loài Aleurodicus dispersus Russell 2.2.1.1 Đặc điểm sinh học Theo Waterhouse và Norris (1989) mưa lớn và nhiệt độ hơi lạnh có thể tạm thời làm giảm mật số của rầy phấn trắng. Tỷ lệ tử vong gia tăng đáng kể giữa nhiệt độ từ 40 – 450C đối với giai đoạn ấu trùng và ở giữa 35 – 400C đối với rầy phấn trắng trưởng thành (Cherry, 1979). Theo Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) cho rằng ấu trùng và thành trùng đều tấn công ở mặt dưới của lá, do cấu trúc ở mặt dưới lá có liên quan đến tính ưa thích ký chủ của loài rầy này. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút dịch của lá cây, tiết mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển trên lá (Wijiesekera và Kudagamage, 1990). Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) ghi nhận chúng gây hại chủ yếu trong mùa nắng.  Trứng Trứng thường được đẻ ở mặt dưới của lá, ở góc phải đến gân lá. Giai đoạn ủ trứng khoảng 9 – 11 ngày trong điều kiện nhà kính ở nhiệt độ từ 20 – 390C (Waterhouse và Norris, 1989). Tuy nhiên theo Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) cho rằng thời gian ủ trứng 6 – 7 ngày. Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Lộc (2003) thì thời gian ủ trứng ở nhiệt độ 28 - 330C, ẩm độ không khí 65 - 75% là 7 ngày (dao động từ 6 - 8 ngày).  Ấu trùng Theo Waterhouse và Norris (1989) thì rầy phấn trắng có 4 giai đoạn ấu trùng. Giai đoạn đầu tiên của ấu trùng đôi khi còn được gọi là “con rận”, là giai đoạn ấu trùng có chân bò và râu rõ rệt, giai đoạn đầu là giai đoạn duy nhất có khả năng di chuyển nhanh nhẹn. Tất cả các giai đoạn ấu trùng khác thì chúng bất động. Huỳnh Thanh Lộc (2003) cho rằng ấu trùng tuổi 1 mới nở di động, sớm tìm nơi phù hợp ở mặt lá để sống cố định. Theo Waterhouse và Norris (1989) thì giai đoạn đầu tiên của ấu trùng khoảng 6 – 7 ngày, giai đoạn thứ hai là khoảng 4 – 5 ngày và giai đoạn thứ ba khoảng 5 – 7 ngày trong điều kiện nhà kính với nhiệt độ khoảng 20 - 390C. Huỳnh Thanh Lộc (2003) ghi nhận thời gian tuổi 1 kéo dài 4,2 ngày (dao động trong khoảng 3 – 5 ngày), tuổi 2 là 3,6 ngày (dao động trong khoảng 2 - 7 ngày), tuổi 3 là 3,4 ngày (dao động trong khoảng 3 - 7 ngày), tuổi 4 là 8,8 ngày (dao động trong khoảng 8 - 14 ngày) ở nhiệt độ 28 - 330C, ẩm độ không khí 65 - 75%.  Nhộng Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) cho rằng ấu trùng tuổi cuối được xem như giai đoạn “nhộng”, kéo dài khoảng 1 tuần. Waterhouse và Norris (1989) còn cho biết thêm giai đoạn nhộng khoảng 10 – 11 ngày trong điều kiện nhà kính ở nhiệt độ 20 – 390C.  Thành trùng Thành trùng cái đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa và tiếp tục đẻ trứng trong suốt vòng đời của chúng (Waterhouse và Norris, 1989). Nếu không giao phối con cái sẽ đẻ thế hệ con cháu là toàn con đực, nếu giao phối sẽ đẻ cả đực và cái. Chúng hoạt động linh hoạt nhất trong một vài giờ buổi sáng. Giao phối xảy ra trong khoảng thời gian buổi chiều (Waterhouse và Norris, 1989). Thành trùng có thể sống đến 39 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm (Waterhouse và Norris, 1989). Theo Wijesekera và Kudagamage (1990) thì thành trùng có thời gian sống khoảng 2 tuần. Theo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Lộc (2003) thời gian sống ở điều kiện thí nghiệm đối với con đực là 2,8 ngày (dao động trong khoảng 2 – 8 ngày), con cái là 2,8 ngày (dao động trong khoảng 1 – 4 ngày). 2.2.1.2 Đặc điểm hình thái học  Trứng Con cái đẻ từ 14 – 26 trứng thành những vòng tròn xoắn ốc ngay trên biểu bì của mặt dưới lá (Wijiesekera và Kudagamage, 1990). Đây cũng là điểm đặc trưng để nhận dạng loài rầy này. Theo Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) cho rằng thành trùng đẻ trứng theo một vòng xoắn ốc ở mặt dưới lá và được che phủ bởi những lông sáp trắng mịn, trứng dài khoảng 0,5 mm. Ổ trứng gồm một hay nhiều trứng nhỏ, hình elip, vỏ bọc nhẵn, trứng màu vàng đến nâu vàng, cùng với nhiều chất sáp nhỏ, bám ở bề mặt của lá, thường là mặt dưới của lá cây, nó không theo một quy luật nào cả, sáp phủ theo đường, điển hình là tạo thành một mẫu hơi xoắn (Waterhouse và Norris, 1989).  Ấu trùng Cơ thể ấu trùng tuổi 1 dài 0,25 mm, rộng 0,1 mm, chưa phủ lớp phấn sáp trắng (Huỳnh Thanh Lộc, 2003). Wijesekera và Kudagamage (1990, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 1993) cho rằng ấu trùng tuổi 1 hoạt động nhưng các tuổi về sau lại bất động và có dạng giống như rệp dính và thường được gọi là nhộng giả, ấu trùng tuổi này tiết ra chất sáp để che phủ cơ thể. Giai đoạn ấu trùng không có cánh. Theo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Lộc (2003), cơ thể ấu trùng tuổi 2 có chiều dài 0,6 mm, rộng 0,4 mm; tuổi 3 dài 1 mm, rộng 0,7 mm ; tuổi 4 dài 1,2 mm, rộng 0,9 mm.  Nhộng Theo Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) cho rằng trên cơ thể ấu trùng tuổi cuối của rầy phấn trắng có những sợi sáp trắng dài.  Thành trùng Thành trùng có màu trắng và có kích thước nhỏ, chiều dài khoảng 2 – 3 mm và có phủ một lớp sáp mịn trên cơ thể. Chúng gần giống như loài bướm nhỏ, cả con đực và con cái đều có cánh. Mắt có màu đỏ nâu hơi sậm. Cánh của chúng trong suốt khi mới vũ hóa và sau khi vũ hoá một vài giờ thì phủ lên một lớp phấn trắng (Waterhouse và Norris, 1989). Theo Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000), cho rằng thành trùng có hai cặp cánh trắng dài khoảng 1,5 mm. Râu đầu có 7 đốt. Thành trùng lúc mới nở, cánh chưa có lớp bụi phấn trắng, lớp bụi phấn trắng sớm được tiết ra trong một vài giờ sau đó từ các tuyến sáp của cánh và cơ thể. Cơ thể thành trùng dài 2,8 mm, râu đầu có 7 đốt, khi đậu cánh dang rộng chỉ thấy cặp chân trước (Huỳnh Thanh Lộc, 2003). 2.2.1.3 Cách gây hại Rầy phấn trắng có thể gây hại theo 3 cách sau: gây hại trực tiếp, gây hại gián tiếp và truyền bệnh virus (Berlinger, 1986 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004). Gây hại trực tiếp bằng cách chích hút dịch của lá cây non lúc giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và giai đoạn thành trùng của rầy phấn trắng. Điều này làm cho lá cây bị rụng sớm. Cách gây hại trực tiếp, ngay cả khi sự phá hại ở mức độ nặng, thường thì nó cũng không làm chết cây (Waterhouse và Norris, 1989). Gây hại trực tiếp cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa lá, làm cho lá rụng. Tuy nhiên, việc gây hại trực tiếp, ngay cả mật số cao, vẫn không làm chết cây (Berlinger, 1986 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004). Gây hại gián tiếp do sự bài tiết chất mật ngọt và lớp sáp trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, giảm khả năng quang hợp và làm giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm (Berlinger, 1986 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004). Truyền bệnh virus rầy chích hút ở cây bệnh khảm do virus, sau đó bay sang chích hút ở cây khỏe thì sẽ truyền virus qua cây này, làm cho cây bị nhiễm virus với các triệu chứng thể hiện như: chùn đọt, ngừng sinh trưởng, cây yếu, thất thu năng suất trầm trọng (Ronald và Martin, 1992). 2.2.2 Loài Bemisia tabaci Gennadius 2.2.2.1 Đặc điểm sinh học Nhiệt độ tối ưu cho rầy phấn trắng phát triển là từ 18 – 240C. Vòng đời của rầy phấn trắng ở nhiệt độ phòng khoảng 25 ngày. Ở nhiệt độ cao hơn thì phát triển nhanh hơn (18 ngày ở 810F). Nhưng mật số trứng thì giảm ở nhiệt độ trên 810F. Nhiệt độ thấp có thể không giết chết một giai đoạn nào đó của rầy phấn trắng, chẳng hạn như giai đoạn trứng, tuy nhiên nhiệt độ dưới -100F sẽ giết chết thành trùng và giai đoạn còn non của rầy phấn trắng sau 24 giờ (1). Tuổi thọ của rầy phấn trắng phụ thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ cao con cái có thể sống từ 10 – 15 ngày, ở nhiệt độ thấp hơn chúng có thể sống đến 2 tháng (2). 1 The problem: whiteflies, available from: accessed 27/10/2004 2 Whiteflies, available from: accessed 12/10/2004 Rầy phấn trắng có 6 giai đoạn sống, trứng, 4 giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Thời gian phát triển từ trứng đến thành trùng của loài côn trùng này có thể trong phạm vi từ 15 – 70 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ và ký chủ. Chúng xuất hiện và phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 10 – 320C, nhiệt độ tối ưu cho chúng phát triển là 270C (Ronald và Martin, 1992).  Trứng Theo Ronald và Martin (1992) cho rằng trứng thường được đẻ ở mặt dưới của lá non, tầng trên của cây. Con cái đẻ từ 28 – 300 trứng phụ thuộc vào nhiệt độ và cây ký chủ. Ở nhiệt độ thấp thì gia tăng tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, độ ẩm là nhân tố không ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và thời gian ấp trứng. Ở 250C trứng sẽ nở sau 6 - 7 ngày (Heather, 2000).  Ấu trùng Ấu trùng ở giai đoạn đầu thường được gọi là “con rận” và các giai đoạn ấu trùng sau đó thường được nhắc đến như con nhộng. Sau khi nở thì ấu trùng (ấu trùng tuổi 1) di chuyển với khoảng cách ngắn và định cư để ăn. Thời gian để hoàn thành giai đoạn ấu trùng khoảng 2 - 4 tuần (Ronald và Martin, 1992). Bọ phấn non tuổi 1 bò chậm chạp trên mặt lá, từ cuối tuổi 1 sang tuổi 2 cho tới lúc trưởng thành, chúng sống cố định một chỗ. Vòng đời của bọ phấn trắng khoảng 35 – 54 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ (nhiệt độ thích hợp từ 18 – 330C, độ ẩm từ 90 – 95%) (Phạm Thị Nhất, 2002). Theo Salas và Mendoza (1995, do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) còn cho biết Bemisia tabaci trên cà chua trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 250C và ẩm độ không khí 65% thì thời gian ủ trứng là 7,5 ± 0,5 ngày, tuổi 1: 4 ± 1 ngày, tuổi 2: 2,7 ± 1,1 ngày, tuổi 3: 2,5 ± 0,7 ngày, tuổi 4 (nhộng): 5,8 ± 0,3 ngày, vòng đời từ trứng đến vũ hóa là 22,3 ngày. Thành trùng sống 19 ± 5,8 ngày. Trong điều kiện tối hảo thành trùng cái đẻ 194,9 ± 59,1 trứng, tỷ lệ trứng nở là 86,5%. Tỷ lệ đực : cái là 1 : 2,7.  Nhộng Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhộng và tuổi 4 là 2 giai đoạn riêng biệt (Azab và ctv., 1971, EL-Helaly và ctv., 1971, Sharaf và Batta, 1985, López-Avila, 1986 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004), nhưng các nhà nghiên cứu khác lại xem đó như là một giai đoạn chuyển đổi, tuổi 4 hay còn gọi là nhộng bởi vì khoảng thời gian của 2 giai đoạn này ngắn và khó phân biệt khoảng 5,8 ± 0,3 ngày (Hussain, 1931; Gill, 1990; Bethke và ctv.,1991; Byrne và Bellows, 1991 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004). Trong thời gian 4 - 6 ngày nhộng vũ hóa thành con trưởng thành (Bohmfalk và ctv., 1996).  Thành trùng Thành trùng hoạt động vào buổi sáng sớm, chiều mát, chúng không thích ánh sáng mạnh. Chúng hoạt động rất linh hoạt, ban ngày đậu ở dưới mặt lá, có động nhẹ chúng bay lên cao chừng 2 – 3 m. Trong điều kiện nắng to hoặc mưa, bọ trưởng thành ít bay mà nấp ở những lá sát mặt đất, bụi cây rậm. Trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ từ 4 – 6 trứng hoặc rải rác ở mặt lá, chúng thường tập trung ở các lá bánh tẻ. Một con cái có thể đẻ từ 50 – 80 trứng (Phạm Thị Nhất, 2002). Chúng thường tìm đến vị trí cao nhất của cây. Thành trùng cái đẻ trứng ở mặt dưới của lá non (3). Trong vòng 1 – 2 ngày sau khi vũ hóa con cái bắt đầu đẻ trứng, và có thể đẻ đến 500 trứng trong vòng đời của nó (3). 2.2.2.2 Đặc điểm hình thái học  Trứng Con cái đẻ trứng hình quả lê vào biểu bì của lá hay tế bào ở mặt dưới của lá. Trứng bám chặt vào lá bằng một cái cuống. Khi mới đẻ trứng có màu trắng, và trở nên nâu khi sắp nở (Ronald và Martin, 1992). Trứng mới đẻ có màu trắng, hình oval, đường kính khoảng 0,25 mm. Sau 1 – 2 ngày chuyển sang màu nâu đến đen (3). 3 Pests and diseases, available from: accessed 12/10/2004. 3 Pests and diseases, available from: accessed 12/10/2004. Trứng hình bầu dục có cuống, dài khoảng 0,18 – 0,20 mm, vỏ mỏng, mới đẻ có màu trong su._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1210.pdf
Tài liệu liên quan