Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số làm nghề nông. Vì thế, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp và nó luôn là lĩnh vực hàng đầu được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ nuôi sống con người mà còn thoả mãn nhu cầu về sinh hoạt ngày càng tăng của xã hội. Trong nông nghiệp thì chăn nuôi được coi là ngành sản xuất chủ yếu và quan trọng hơn cả. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nề
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trong Hội chứng tiêu chảy của bê nuôi tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận. Một số biện pháp phòng và điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế, ngành chăn nuôi không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp thực phẩm cho đời sống nhân dân và từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là chăn nuôi bò sữa cung cấp lượng lớn sữa cho nhu cầu của nhân dân.
Theo Quyết định số 10/ 2008/ QĐ - TTg ngày 16/ 1/ 2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi là: tỷ trọng trong nông nghiệp đến năm 2010 đạt 32%, năm 2015 đạt 38% và đến năm 2020 đạt 42%. Sản lượng đàn bò sữa tăng bình quân 11%/ năm, đạt khoảng 500 nghìn con đến năm 2020. Sản lượng sữa đến năm 2010 đạt 380 nghìn tấn, năm 2015 đạt 700 nghìn tấn và đến năm 2020 đạt 1000 nghìn tấn.
Để phấn đấu đạt được mục tiêu trên thì ngoài việc ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống, giải quyết vấn đề về thức ăn, tăng sản lượng bò sữa thì việc tăng cường các biện pháp khoa học thú y, phòng chống dịch bệnh là một khâu hết sức quan trọng.
Một trong những bệnh gây thiệt hại đáng kể đang được thực tế sản xuất quan tâm trong chăn nuôi bò sữa là hội chứng tiêu chảy đặc biệt ở bê dưới 6 tháng tuổi.
Hội chứng tiêu chảy do một số nguyên nhân gây ra đã góp phần làm tăng tỷ lệ chết của đàn bò của nước ta trong những năm gần đây. Tỷ lệ chết do các bệnh đường tiêu hoá (ngoại trừ các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá) ở trâu bò nuôi ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam là 1,28%, dao động trong phạm vi 0,29% – 2,83%. Hội chứng tiêu chảy trầm trọng ở gia súc non, phổ biến ở hầu khắp các vùng sinh thái nước ta, đặc biệt ở bê nghé 70 – 80 % tổn thất nằm trong thời kỳ nuôi dưỡng bằng sữa và 80 – 90 % trong số đó là hậu quả của bệnh ỉa chảy gây ra (Lê Minh Chí, 1995)[2].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này song chủ yếu nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trị. Việc nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá lâm sàng của máu trong hội chứng tiêu chảy của bê còn rất ít.
Xuất phát từ thực tiễn nhằm mục đích tìm hiểu kỹ hơn về một số đặc điểm của bệnh này cũng như để có cơ sở phòng và trị bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trong Hội chứng tiêu chảy của bê nuôi tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận. Một số biện pháp phòng và điều trị”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn bê
Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của bê viêm ruột ỉa chảy.
Xây dựng và đề xuất phác đồ điều trị trong hội chứng tiêu chảy ở bê đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc hoàn thiện đề tài mà chúng tôi đã nghiên cứu mang lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
Góp phần làm sáng tỏ quá trình bệnh lý của bệnh, giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh và xây dựng biện pháp phòng trị hợp lý, hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.
Từ kết quả điều trị thử nghiệm có thể rút ra các biện pháp điều trị bệnh có hiệu quả cao.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt nam
Có thể nói ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta còn rất non trẻ, xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX, dưới thời kỳ Pháp thuộc. Trong những năm 1920-1923 người Pháp đã đưa các giống bò chịu nóng như bò Red Sindghi (thường gọi là bò Sin) và bò Ongole (thường gọi là bò Bô) vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và Hà Nội để nuôi thử nghiệm lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam. Cuối thập kỷ 1950 đến thập kỷ 1970, nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc, Cu Ba, ấn Độ chúng ta đã xây dựng đựơc một số cơ sở chăn nuôi bò sữa tập trung như Mộc Châu, Lâm Đồng, Ba Vì... Năm 1958, Việt Nam đã nhập 383 bò sữa lang đen trắng từ Trung Quốc nuôi ở nông trường Ba Vì, Hà Tây. Sau đó, đàn bò được chuyển lên Mộc Châu, nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ và nuôi dưỡng tốt hơn. Nhưng do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi nên đàn bò sữa dần bị suy thoái. Những năm 1970 nước ta đã nhập 1130 con bò Hostein Friesian (HF) từ Cu Ba và được nhân thuần ở Mộc Châu (Sơn La) Và Đức Trọng (Lâm Đồng). Từ năm 1986, công tác lai tạo bò sữa bắt đầu phát triển mạnh đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
Sau khi có quyết định 167/2001/ QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ ngày 26/10/2001 về một số giải pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt nam thời kỳ 2001 – 2010, phong trào phát triển bò sữa của nước ta bước vào một giai đoạn mới, tổng đàn bò sữa tăng nhanh hàng năm với tốc độ bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 24,93%/năm.
Năm 2002 cả nước mới có 41.241 con, đến năm 2003 tăng lên 55.848 con, tăng trưởng so với năm trước đạt 35,42%; năm 2004 có 79.243 con có mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2001 – 2005 là 43,27%; năm 2005 có 97.794 con có mức tăng trưởng là 25,00% thấp hơn các năm trước nguyên nhân là do trình độ kỹ thuật chăn nuôi thấp, giá mua sữa chưa phù hợp trong khi đó thức ăn tinh và các dịch vụ khác tăng cao nên hiệu quả chăn nuôi bò sữa không cao. Năm 2006, đàn bò sữa có 104.120 con tăng trưởng so với năm trước chỉ đạt 9,47%. Năm 2007, tổng đàn bò có 113.215 con và năm 2007 có 98.659 con (tính đến tháng 8 năm 2008).
Bảng 2.1: Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở nước ta (từ năm 2003 – 2008)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Số lượng bò sữa
(Nghìn con)
55.848
79.243
97.749
104.120
113.215
98.659
Tốc độ tăng đàn/năm (%)
35,40
43,27
25,00
4,12
8,74
Tổng sản lượng sữa (nghìn/tấn)
95
126
165
197,67
215,94
234,44
(Số liệu của Viện chăn nuôi 2008)
Như vậy, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta ngày càng phát triển. Sản lượng sữa ngày càng tăng chứng tỏ công tác phát triển chất lượng đàn bò ngày càng được nhà nước quan tâm.
2.2. Tình hình nhập nội và nghiên cứu, phát triển giống bò sữa HF, jersey ở Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận.
Từ chỗ không có con bò sữa nào và nguồn sữa phải nhập khẩu toàn bộ. Đến tháng 8/2008 thì nước ta đã có tổng số đàn bò sữa là 98,659 nghìn con, với sản lượng sữa đạt là 234437,9 tấn, năng suất sữa bình quân đạt 3800kg/con/chu kỳ 305 ngày ( đối với bò lai HF), 4500 kg/con/chu kỳ (đối với bò HF thuần).
Mục tiêu phấn đấu của ngành bò sữa nước ta là đến năm 2010 sản lượng sữa phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của cả nước là 40%.
Theo thống kê trong khoảng thời gian từ tháng 1/2002 đến tháng 12/2004 qua theo dõi trên đàn bò nhập nội và lai tạo giống HF và Jersey cho thấy:
- Bò HF khối lượng sơ sinh đạt khoảng 39,63kg đối với bê đực và 34,7kg đối với bê cái. Sau khi nuôi từ 3, 6, 12 tháng thì trọng lượng bê đạt lần lượt là 101; 161 ; 272kg.
- Bò Jersey thì khối lượng sơ sinh đạt trung bình 1à 20,3kg. Sau khi nuôi từ 3, 6 tháng thì trọng lượng đạt lần lượt là 70; 118kg.
Với bò Jersey thì lứa đầu là 25,11 tháng và trọng lượng bò đạt 294kg. Còn bò HF thì lứa đầu là 25,77 tháng và trọng lượng đạt là 482,7kg. Sản lượng sữa lứa một 1à 4273kg/chu kỳ. Lứa hai là 5138kg/chu kỳ. Con cho cao nhất có thể đạt 6600kg/chu kỳ.
Qua các số liệu nghiên cứu và thống kê cho thấy, đàn bò HF nuôi tại Trung tâm cho chất lượng sữa cao: tỷ lệ mỡ sữa 3,59%; đạm sữa 3,38%; đường sữa 4,5%. Với bò Jersey thì tỷ lệ là: mỡ sữa 4,42%; đạm sữa 3,36%; đường sữa 4,7%.
Trong thời gian đầu thì đàn bò mới nhập về khả năng thích nghi còn kém nên tỷ lệ đào thải khá cao. Năm 2002 tỷ lệ loại thải ở đàn bò HF là 40%, Jersey là 23,3%. Đến năm 2003 tỷ lệ này giảm với bò HF chỉ còn 12%, năm 2004 Jersey là 5,5%. Và đến nay do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cùng với đó là quá trình lai tạo giống đã giúp cho đàn bò nhập nội dần thích nghi với điều kiện khí hậu tại nơi đây.( Viện chăn nuôi).
2.3. Tìm hiểu về máu
2.3.l. ý nghĩa sinh học và chức năng của máu
Máu là một vật lỏng màu đỏ, hơi nhớt, lưu thông trong hệ thống tim mạch, có tỷ trọng và độ pH ở các loài khác nhau.
Loài
Ngựa
Bò đực
Bò cái
Dê
Cừu
Người
Tỷ trọng
1,060
1,060
1,043
1,062
1,042
1,01
Độ pH
7,40
7,25-7,45
7,25-7,45
7,49
7,49
7,37-7,40
(Tài liệu của bộ môn SLĐV - ĐHNNHN)
Máu là tổ chức liên kết đặc biệt gồm hai phần là huyết tương và các thành phần hữu hình. Huyết tương gồm nước và các chất hòa tan, trong đó chủ yếu là các loại protein, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng, enzyme, hormone, khí và các chất thải. Thành phần hữu hình gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Máu là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể. ở các loài khác nhau thì lượng máu cũng khác nhau, trung bình chiếm từ 5 - 9% trọng lượng cơ thể.
Bò 9,8% ; Lợn 4,6% ; Chó 6,4%,
Tổng lượng máu trong cơ thể gồm 54% máu lưu thông trong hệ tuần hoàn, còn lại dự trữ ở lách, gan. Hai loại máu này thường xuyên chuyển hóa cho nhau.
Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể động vật, trong quá trình trao đổi chất, các tổ chức tiết ra nhiều dịch thể đi vào máu. Vì vậy, xét nghiệm máu giúp chúng ta biết được sự hoạt động của tổ chức cơ quan thông qua nghiên cứu về máu. Nhiều nhà khoa học xác định rõ nguồn gốc của từng loại gia súc và còn hy vọng dựa và những chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu để đánh giá sức khoẻ và đánh giá sự thích nghi của con vật.
* Máu lưu thông trong hệ mạch và có những chức năng chính sau
+ Chức năng vận chuyển
- Máu vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí CO2 từ các tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.
- Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến các cơ quan đào thải.
- Vận chuyển hormone từ tuyến nội tiết đến tế bào đích.
- Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra ngoài môi trường.
+ Chức năng cân bằng nước và muối khoáng
- Máu tham gia điều hòa pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.
- Điều hòa lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu (chịu ảnh hưởng của các ion và protein hòa tan trong máu).
+ Chức năng điều hòa nhiệt: Máu còn tham gia điều hoà nhiệt nhờ sự vận chuyển nhiệt và khả năng làm nguội của lượng nước trong máu.
+ Chức năng bảo vệ
- Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào.
- Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.
+ Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể
- Máu mang các hormone, các loại khí O2 và CO2 các chất điện giải khác Ca++ , K+, Na+... để điều hòa hoạt động của nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.
- Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh - thể dịch.
2.3.2. Sự tạo máu
Sự tạo máu là một quá trình phức tạp và được phân ra làm hai thời kỳ theo sự phát triển của cơ thể.
* Sự tạo máu ở thời kỳ phôi thai
ở thời kỳ này quá trình tạo máu lại diễn ra qua ba giai đoạn:
(1) Giai đoạn sinh máu trung điệp:
ở bào thai trước hết máu được hình thành ở các tế bào túi rốn, về sau chúng xuất hiện trên bề mặt tổ chức trung điệp bên trong các bào thai. Trong khu vực này các đảo máu không bao giờ phát triển đến quy mô lớn.
(2) Giai đoạn tạo máu của gan và lách:
Sau khi sinh máu ở trung điệp, gan trở thành trung tâm tạo máu chính. Các tế bào này xuất phát từ một trung mô vạn năng chưa tiến hóa. Những trung mô này phát triển giữa tế bào gan, đồng thời lúc này cũng xuất hiện các bạch cầu và tiểu cầu. Trong lách lúc đầu hồng cầu xuất hiện nhiều hơn bạch cầu nhưng trong thời gian ngắn (vào thời điểm hai tháng trước khi máu hình thành ở gan và mất đi vào tháng thứ năm của bào thai), lách chủ yếu làm chức năng sinh sản ra các tế bào thuộc dòng lympho (Lymphocyte).
(3) Giai đoạn tủy sinh máu:
Lúc đầu gan đảm nhận sinh hồng cầu còn tủy xương đảm nhận sinh bạch cầu, dần dần tủy xương đảm nhận cả hai chức năng vì thế chức năng tạo máu của gan giảm hẳn. Khi các tế bào tủy xương tăng lên, thì các tế bào trung mô giảm đi đến mức chỉ còn là một tổ chức đệm liên võng tồn tại suốt đời của cơ thể động vật gọi là hệ võng mạc nội mô và trong trường hợp cần thiết chúng vẫn có khả năng sinh máu.
Dòng bạch cầu có hạt được sinh ra trong tủy xương. Dòng bạch cầu không hạt được sinh ra từ tổ chức bạch huyết như lách, hạch amidal, mảng payer, nên chúng còn có tên gọi 1à bạch huyết bào.
* Sự tạo máu ở thời kỳ sau phôi thai
Khi hết giai đoạn bào thai, trở thành cơ thể sống độc lập, các mô trong cơ thể đã được biệt hóa để thực hiện những chức năng chuyên biệt, giúp cho cơ thể họat động nhịp nhàng và thống nhất. Lúc này quá trình tạo máu thực hiện do tủy xương đóng vai trò chủ yếu, ngoài ra còn có sự tham gia của hệ thống võng mạc nội mô của cơ thể.
2.3.3. Thành phần của máu
Máu gồm hai thành phần : thể hữu hình (huyết cầu) và huyết tương.
Lấy máu chống đông rồi cho vào ống nghiệm và để lắng tự nhiên, ta thấy máu được chia làm hai phần rõ rệt: phần trên trong, màu vàng nhạt chiếm 55-60% thể tích đó là huyết tương. Phần dưới đặc màu đỏ thẫm. Chiếm 40-45% thể tích đó là các tế bào máu. Trong các tế bào máu thì hồng cầu chiếm số lượng chủ yếu còn bạch cầu và tiểu cầu chiếm tỷ lệ thấp.
Các thể hữu hình chiếm 43-45% tổng số máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, chỉ số này được gọi là hematocrit.
Hồng cầu là thành phần chiếm chủ yếu trong thể hữu hình.
Huyết tương chiếm 55 - 57% tổng số máu, bao gồm: nước, protein, các chất điện giải, các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các hormone, các vitamin, các chất trung gian hóa học, các sản phẩm chuyển hóa… huyết tương chứa toàn bộ những chất cần thiết cho cơ thể và toàn bộ các chất cần được thải ra ngoài. Huyết tương bị lấy mất fibrinogen thì được gọi là huyết thanh.
2.3.3.1. Huyết tương (dịch thể)
Huyết tương 1à phần lỏng của máu, dịch trong, hơi vàng. Trong thành phần huyết tương nước chiếm 90-92%, vật chất khô chiếm 8-10%. Vật chất khô của huyết tương gồm các protein, lipid, glucid, muôi khoáng, các hợp chất hữu cơ có chứa N2 không phải protein (đạm cặn), các enzym, hormon, vitamin...
+ Protein huyết tương
Loại gia súc
Albumin (%)
Globulin (%)
Bò
3,3
4,1
Ngựa
2,7
4,6
Lợn
4,4
3,9
Chó
3,1
2,2
(Tài liệu của bộ môn SLĐV - ĐHNNHN )
Prơtein huyết tương là những phân tử lớn, có trọng lượng phân tử cao.
Trong huyết tương chủ yếu gồm 3 loại protein là albunlin, globulin, fibrinogen. Ngoài ra còn có những men như 1ipaza, amilaza, photphalaza kiềm...
Trong sinh lý học thì tỷ số giữa albumin/globulin (A/G) được coi 1à một hằng số. Tỷ số này phản ánh tình trạng sức khỏe của con vật và là một chỉ tiêu đánh giá phẩm chất giống, dùng để chẩn đoán bệnh.
- A/G tăng có thể do A tăng (sức sản xuất tăng) hoặc G giảm (chức năng miễn dịch giảm).
- A/G giảm có thể do A giảm (suy dinh dưỡng, bệnh về gan, viêm thận) hoặc G tăng (nhiễm khuẩn).
- Fibrinogen (yếu tố số một của quá trình đông máu) do gan sản sinh ra chiếm từ 6-8% trọng lượng huyết tương, fibrinogen bị oxy hóa biến thành sợi huyết (fibrin). Hàm lượng fibrinogen trong huyết tương của các loại gia súc là không giống nhau.
Bò: 60 mg%; Cừu và ngựa: 300-350 mg%; Lợn: 300 mg%
* Protein huyết tương có các chức năng sau.
- Chức năng tạo áp suất keo của máu
Thành phần quan trọng nhất của protein huyết tương là albumin, albumin có chức năng chính 1à tạo nên áp suất thẩm thấu ở màng mao quản (gọi là áp suất keo) nhờ các phân tử protein có khả năng giữ một lớp nước xung quanh phân tử, do đó giữ được nước lại trong mạch máu.
Albumin là nguyên 1iệu xây dựng của tế bào. Fibrinogen tham gia vào quá trình đông máu. Globulin α và β tham gia vận chuyển các chất lipid như acid béo, phosphatid, steroid.. còn g globulin có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể.
- Chức năng vận chuyển
Các protein thường là các chất thải cho nhiều chất hữu cơ và vô cơ: ví dụ như lipoprotein vận chuyển lipid, tiền albumin liên kết thyroxin (thyroxin binding prealbumin), globulin liên kết thyroxin (thyroxin binding...)
- Chức năng bảo vệ
Một trong những thành phần quan trọng của huyết tương là các globulin miễn dịch (đó là các g-globulin) gồm: IgG, IgA, IgM, IgD, IgE (do các tế bào lympho B sản sinh ra). Các globulin miễn dịch có tác dụng chống lại kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể . Thông qua hệ thống miễn dịch, các globulin miễn dịch đã bảo vệ cho cơ thể.
- Chức năng cầm máu.
- Cung cấp protein cho toàn bộ cơ thể.
+ Các hợp chất hữu cơ không phải protein
Ngoài thành phần protein, tương huyết tương còn có các hợp chất hữu cơ không phải protein.
Các hợp chất hữu cơ không phải protein được chia thành hai loại: loại có chứa N2 và loại không có N2.
Những hợp chất hữu cơ không phải là protein, có chứa nitơ: urê, acid min tự do, acid uric, creatin, creatinin, bilirubin, amoniac.
Các hợp chất hữu cơ không phải protein, không nitơ: glucose, 1ipid, cholesterol, phospholipid, acid lactic.
Đa số các lipid huyết tương đều gắn với protein tạo nên lipoprotein, trong lipid gắn với a-globulin và b-globulin.
Ngoài ra trong huyết tương còn có những chất có hàm lượng rất thấp nhưng có vai trò quan trọng đối với chức phận cơ thể như: các chất trung gian hóa học, các chất trung gian chuyển hóa, các hormone, các vitamin và các enzyme.
+ Các thành phần vô cơ
Các chất vơ cơ thường ở dạng ion và được chia thành hai loại: anion và cation. Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hòa áp suất thẩm thấu, điều hòa pH máu và tham gia vào các chức năng của tế bào.
Các thành phần vô cơ còn tham gia vào cân bằng ion. Cân bằng ion có vai trò quan trọng với chức phận của tế bào, với cân bằng acid-base máu.
2.3.3.2. Thành phần hữu hình (hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu)
(l) Hồng cầu
Hồng cầu chiếm tới 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Hồng cầu có hình điã lõm hai mặt và không có nhân để tăng diện tích tiếp xúc với các chất khí, ở các loại gia cầm hồng cầu hình bầu dục và có nhân.
Số lượng hồng cầu ở các loài cũng khác nhau:
Số lượng hồng cầu ở một số loài động vật (tríệu/mm3 máu)
Vật nuôi
Số lượng hồng cầu
Vật nuôi
Số lượng hồng cầu
Trâu
4,5-5,3
Cừu
8,1
Bò sữa
7,2
Chó
6,5
Bê
14,0
Thỏ
5,8
Lợn
4,7-5,8
Gà
3,5
(Tài liệu của bộ môn SLĐV - ĐHNNHN )
Trong hồng cầu chứa sắc tố đỏ là Hemoglobin (huyết sắc tố). Thành phần của hồng cầu: 60 % là nước và 40 % là vật chất khô (chủ yếu 1à Hb), ngoài ra còn có các men.
Về cấu tạo, hồng cầu được bao bọc bởi một lớp màng 1ipoprotein có tính thấm chọn lọc, nó chỉ cho O2, CO2, H2O, glucose và các ion âm đi qua. Trên màng hồng cầu có một số enzyme giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, tính thẩm thấu của màng và sự trao đổi chất qua màng như Enzym gluco-6-photphataza, dehydrogenaza, glutation-reductaza. Do màng hồng cầu có tính đàn hồi, nên hồng cầu có thể biến dạng sau đó trở lại hình dáng bình thường, do đó nó có thể qua các mao mạch nhỏ. Khi áp suất thẩm thấu xung quanh thay đổi, hồng cầu cũng thay đổi kích thước. Khi áp suất giảm, nước vào trong hồng cầu làm hồng cầu phình to ra. Hồng cầu cũng giãn nở khi môi trường bên ngoài có tính acid. Do vậy hồng cầu trong máu tĩnh mạch hơi to hơn hồng cầu trong máu động mạch.
* Huyết sắc tố (Hemoglobin- Hb)
Hemoglobin là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 95% hàm lượng vật chất khô của hồng cầu. Hb là loại protein phức tạp- cromoprotein, dễ tan trong nước, có khối lượng phân tử khoảng 7000 đvC.
Cấu tạo của Hb gồm một phân tử globin (chiếm96%) kết hợp với 4 phân tử Hem (chiếm 4%). Phân tử globin gồm 4 chuỗi polypeptide, trong đó có 2 chuỗi mỗi chuỗi gồm 141 acid amin và 2 chuỗi mỗi chuỗi gồm 146 acid amin. Bốn chuỗi này sắp xếp đối xứng nhau, 4 phân tử Hem gắn trên lưng 4 chuỗi polypeptide. Globin có tính chất đặc trưng loài, nên phân tử Hb mang tính chất đặc trưng cho tính di truyền của giống.
+ Chức năng của Hb
- Chức năng vận chuyển O2 và CO2:
- Hồng cầu thực hiện quá trình vận chuyển O2 và CO2 trong quá trình hô hấp là nhờ Hb. Sự kết hợp này thể hiện qua 2 phản ứng:
Phổi
Mô bào
Mô bào
Phổi
Mô bào
Phổi
HHb
KHb
HHbO2
KHbO2
HHbO2
KHbO2
p.a co2 cao (tổ chức)
p.a co2 thấp (phổi)
HHbO2
KHbO2
p.a co2 cao (tổ chức)
p.a co2 thấp (phổi)
`
Hb + O2 HbO2
Hb + CO2 HbCO2
Hb NH2+ CO2 HbNHCOOH
- Vận chuyển dinh dưỡng
- Chức năng đệm
Nhờ các đôi đệm và giúp ổn định độ pH trong máu
Phản ứng đệm xảy ra như sau:
+ (CO2 + H2O) H2CO3 + KHb KHCO3 + HHb
+ (CO2 + H2O) H2CO3 + KHbO2 KHCO3+ HHbO2
Chính quá trình đệm này đã giữ cho độ pH của máu luôn duy trì ổn định, chủ yếu là nhờ tác dụng của NaHCO3, do lượng NaHCO3 trong máu nhiều gấp 20 lần so với lượng khí CO2 tạo ra vì thế quá trình đệm với acid mạnh hơn với kiềm. Quá trình đệm đã giúp cho quá trình trao đổi chất trong máu vào cơ thể không bị rối loạn.
Hàm lượng Hb trong máu các loại gia súc thay đổi tuỳ theo giống, tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng.
Số lượng hồng cầu trong cơ thể thay đổi phản ánh chất lượng giống, sức sản xuất và sức sống của con vật, do đó việc xác định số lượng hồng cầu của gia súc có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng và sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh để từ đó đánh giá khả năng thích nghi của chúng với điều kiện khí hậu.
Thời gian sống của hồng cầu: Loài nhai lại: 1 - 2 tháng.
(2) Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ, 1980 [11]).
+ Các loại bạch cầu
Dựa và hình dạng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt.
Bạch cầu có hạt chứa những hạt trong bào tương mà có thể thấy dưới kính hiển vi quang học. Tùy theo cách bắt màu phẩm nhuộm của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu hạt trung tính, ưa acid, ưa kiềm. Ngoài ra, nhân của các bạch cầu hạt này có loại còn chia nhiều thùy, nhiều đoạn, nhiều đốt như bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan.
- Bạch cầu không hạt thì trong bào tương không có các hạt mà có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học do kích thước các hạt của chúng nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém. Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu lympho (lymphocyte) và bạch cầu đơn nhân (monocyte). Nhân của các bạch cầu không hạt này có hình tròn, hạt đỗ, móng ngựa.
+ Sự sinh sản và đời sống của bạch cầu
- Bạch cầu có hạt và bạch cầu đơn nhân mono (monocyte)
Toàn bộ quá trình sinh sản và biệt hóa tạo nên các loại bạch cầu hạt và bạch cầu mono diễn ra trong tủy xương. Chúng được dự trữ sẵn ở tủy xương, khi nào cơ thể cần đến chúng sẽ được đưa vào máu lưu thông.
Bạch cầu hạt sau khi rời khỏi tủy xương thì lưu thông trong máu khoảng 4 - 8 giờ rồi xuyên mạch vào tổ chức, tồn tại thêm khoảng 4 - 5 ngày. Khi bạch cầu thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể của mình, như khi bị nhiễm trùng, thì nó sẽ chết sớm hơn.
Bạch cầu mono cũng có thời gian lưu thông trong máu ngắn, khoảng 10 -20 giờ sau đó sẽ xuyên mạch vào tổ chức. Tại tổ chức chúng sẽ tăng kích thước và trở thành đại thực bào tổ chức, ở dạng này chúng có thể sống hàng tháng thậm chí hàng năm.
- Bạch cầu lympho (lymphocyte)
Quá trình biệt hóa các tế bào gốc lympho xuất phát từ tế bào gốc tạo máu đa năng trong tủy xương tạo ra tiền tế bào lympho T và tiền tế bào lympho B. Các tiền tế bào lympho T đến tuyến ức để được huấn luyện tạo nên các lympho T trưởng thành. Các tiền tế bào lympho B tiếp tục được huấn luyện ở tủy xương (các tháng giữa các kỳ thai nó được huấn luyện tại gan) để tạo nên các lympho B trưởng thành. Sau khi huấn luyện, các lympho T và lympho B theo dạng tuần hoàn đến các tổ chức bạch huyết khắp cơ thể.
Từ các tổ chức bạch huyết, bạch cầu 1ympho vào hệ tuần hoàn liên tục theo dòng bạch huyết. Sau vài giờ, chúng xuyên mạch vào tổ chức rồi vào dòng bạch huyết để trở về tổ chức bạch huyết hoặc vào máu lần nữa. Các bạch cầu lympho có thời gian sống hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
+ Chức năng của bạch cầu
Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhìn chung, chúng có những đặc tính sau:
- Xuyên mạch: tự biến đổi hình dạng để chui qua các tế bào nội mô mạch máu vào tổ chức xung quanh.
- Vận động: kiểu amíp (bằng chân giả) để đến các tổ chức cần nó.
- Hoá ứng động: bạch cầu bị hấp dẫn đến tổ chức bị tổn thương khi có các hóa chất được giải phóng ra bởi tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn và khi có các phức hợp miễn dịch.
- Thực bào: bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi tiêu hóa.
Tuy nhiên, không phải loại bạch cầu nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên. Bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào thể hiện đầy đủ và mạnh mẽ các đặc tính này nhất.
* Số lượng bạch cầu của một số loại động vật:
Vật nuôi
Số lượng bc
(ngàn/mm3)
Vật nuôi
Số lượng bc
(ngàn/mm3)
Trâu
13.000
Dê
9.600
Nghé
12.000
Gà
30.000
Lợn lớn
20.000
Ngan
30.000
Lợn con
15.000
Thỏ
8.000
Cừu
8.200
Chó
9.400
(Tài liệu của bộ môn SLĐV - ĐHNNHN)
(3) Tiểu cầu (Yếu tố của quá trình đông máu)
Tiểu cầu là những tế bào nhỏ, hình cầu hoặc hình bầu dục, không có nhân đường kính 2 - 4mm, số lượng 200.000 – 400.000/mm3máu. Số lượng tiểu cầu tăng khi chảy máu, khi bị dị ứng... Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, nhiễm phóng xạ, choáng.
Chức năng: tiểu cầu giải phóng tromboplastin để gây đông máu. Tiểu cầu có đặc tính dễ vỡ khi gặp vật thô ráp, khi tiểu cầu vỡ giải phóng serotonin gây co mạch để cầm máu. Nhờ đó mà các vết thương nhanh chóng được cầm máu.
2.4. Hội chứng tiêu chảy ở gia súc
2.4.1. Khái niệm
Hội chứng tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra, hậu quả của nó bao giờ cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là một "Quá trình nhiễm trùng". Hậu quả của rối loạn tiêu hoá là viêm ruột ỉa chảy.
Iả chảy, theo định nghiã của Vũ Triệu An, 1978 [1]; Blackwell T.E.,1989 [47], là đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày và trong phân có nhiều nước do rối loạn phân tiết hấp thu và nhu động của đường ruột.
Iả chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hoá. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tuỳ theo độ tuổi gia súc; tuỳ theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng ỉa chảy được gọi bằng các tên khác nhau. Ví dụ: bệnh xảy ra đối với lợn con đang theo mẹ được gọi là bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh bê nghé ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở gia súc sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hoá.
2.4.2. Nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy của gia súc
Nguyên nhân của ỉa chảy rất phức tạp. Trong lịch sử nghiên cứu hội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc phân loại, xác định rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó, thường được các nhà khoa học quan tâm khi nghiên cứu các biện pháp phòng trị. Ngày nay, người ta thống nhất rằng, phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên; yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau, từ đó vạch ra phác đồ phòng, trị bệnh cho có hiệu quả mà thôi.
Nhìn chung, hội chứng ỉa chảy ở gia súc thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh
Nói tới ngoại cảnh, một trong những yếu tố thường xuyên tác động đến cơ thể động vật chính là các điều kiện về thời tiết , khí hậu. Thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm ướt, kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh, điều kiện nuôi nhốt, vận chuyển gia súc quá chật chội, là những yếu tố stress ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể gia súc. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, khả năng mắc bệnh cao. Sử An Ninh, 1993 [24], Hồ Văn Nam và cộng sự (cs), 1997 [19] cho biết khi gia súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh.
- Nguyên nhân do thức ăn
Theo Wiere G và cs, 1983 [70], các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc bằng nhiều đường khác nhau song trong hội chứng tiêu chảy thì mầm bệnh xâm nhập vào qua đường tiêu hoá là chủ yếu, có tính chất quyết định. Mầm bệnh nhiễm vào thức ăn, nước uống và trực tiếp vào cơ thể gia súc, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên về số lượng và tăng lên về độc lực để gây bệnh.
Aliev A.A, 1963 [44], Russel A. và cs, 1991 [67], Hồ Văn Nam và cs, 1997 [19] cho rằng khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, thức ăn kém phẩm chất như bị mốc, thối, nhiễm tạp chất và các vi sinh vật có hại dễ dẫn tới rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột ỉa chảy ở gia súc.
Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sứcđề kháng của con vật và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây tiêu chảy.
- Nguyên nhân do nước uống
Nhu cầu nước uống, nước dùng trong hoạt động chăn nuôi bao gồm nước vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày của gia súc là không thể thiếu. Tuy nhiên, khi nước bị ô nhiễm trong đó có các vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây tiêu chảy cho gia súc.
Trong thực tế, nước ở nhiều vùng bị ô nhiễm vi sinh vật đường ruột rất nặng, đáng chú ý là nước ở những vùng chăn nuôi tập trung, khu vực giết mổ gia súc, gia cầm, khu vực chế biến súc sản phẩm. Đối với những địa phương này nhất thiết trước khi sử dụng, nước cần được xử lý, tiêu độc (Nguyễn Đăng Đức, 1985 [7]; Gillies J.A, 1989 [55]; Martin Sara N, 1991 [62]).
- Nguyên nhân do ký sinh trùng
Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [15] cho rằng, ký sinh trùng đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê nghé cũng như các loài gia súc khác. Tác hại của chúng không chỉ là cướp chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ bằng các nội ngoại độc tố để đầu độc vật chủ, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh. Ngoài ra, ký sinh trùng còn làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy.
- Nguyên nhân do vi khuẩn
Hầu hết các tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy của gia súc trong đó có bê nghé đều kết luận trong bất cứ trường hợp nào cũng có vai trò tác động của vi khuẩn.
Hồ Văn Nam._., Trương Quang và cs, 1997 [20] cho biết: "Có những tác nhân đầu tiên gây viêm ruột, gây rối loạn hấp thu và nhu động ruột, hậu quả không tránh khỏi là viêm ruột, các vi khuẩn đường ruột tiếp tục tác động làm cho bệnh nặng thêm". Theo Trịnh Văn Thịnh, 1964 [37]; Vũ Văn Ngữ, 1979 [22]: Do một tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Sự thay đổi hoặc biến động này có thể xảy ra ở cả nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột, cũng như nhóm vi khuẩn vãng lai, có thể biến động cả về số lượng và chất lượng (bội nhiễm và cường độc). Thường là các vi khuẩn thừa cơ tăng sinh và cường độc, các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá không cạnh tranh được bị giảm đi. Loạn khuẩn đường ruột là một nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây ỉa chảy.
Ngày càng có nhiều tư liệu chứng tỏ rằng trong điều kiện rối loạn tiêu hoá - môi trường thay đổi, những vi khuẩn thường gặp trong đường tiêu hoá sinh sôi, phát triển, tăng cường độc lực, sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột gây tình trạng bệnh lý trầm trọng.
Trước hết là Escherichia coli - một vi khuẩn xuất hiện rất sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh khoảng 2 giờ sau khi đẻ. E. coli thường ở ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non Trong đường ruột động vật, E. coli chiếm khoảng 80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí đồng thời là một tác nhân gây bệnh không thể phủ nhận (Nguyễn Vĩnh Phước, 1974 [26]; Cravel J.A và Barnum D.A., 1974 [50]).
Theo Lê Minh Chí, 1995 [2], E.coli đóng vai trò quan trọng trong bệnh viêm ruột ỉa chảy của bò.
Năm 1976, Nguyễn Vĩnh Phước [27] đã trình bày về bệnh do E.coli colibaccillosis như một bệnh truyền nhiễm cấp tính mà triệu chứng chủ yếu là ỉa chảy, làm nổi bật vai trò của E. coli trong viêm ruột ở gia súc.
Ngoài ra, trong hệ vi khuẩn hiếu khí ở đường ruột Salmonella chiếm tỷ lệ khá cao và vai trò của nó đã được nhiều tác giả nói đến.
Carter J.D. và cs, 1986 [48]; Phan Thị Thanh Phượng, 1988 [29] thông báo kết quả đã phân lập là Salmonella thường xuyên có trong đường ruột lợn và đều cho rằng: Trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý kém, sức đề kháng của cơ thể yếu, chính vi khuẩn Salmonella trở lên độc và phát triển mạnh mẽ gây viêm ruột ỉa chảy.
Nguyễn Quang Tuyên, 1995 [40] xét nghiệm Salmonella ở trâu bò ỉa chảy thuộc Bắc Thái, Ba Vì, Hà Nội kết quả là tỷ lệ nhiễm Salmonella cao hơn 3 lần so với gia súc khoẻ.
Ngoài hai vi khuẩn E. coli và Salmonella thường xuyên có trong đường ruột và được coi là những tác nhân gây bệnh quan trọng trong chứng viêm ruột ỉa chảy, còn có nhiều tài liệu nói về vai trò của virut và vi khuẩn yếm khí (Clostridium perfringens).
- Nguyên nhân do virut
Nhiều tác giả chứng minh virut cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy trầm trọng ở bê nghé, đặc biệt là vai trò của Rotavirut, Enterovirut, Adenovirut. Sự xuất hiện của virut đã làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, gây tiêu chảy ở dạng cấp tính, gia súc chết với tỷ lệ rất cao.
2.4.3. Cơ chế hình thành và hậu quả của viêm ruột ỉa chảy
2.4.3.1. Cơ chế hình thành
Lê Minh Chí, 1995 [2], khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có quá trinh sinh bệnh cụ thể. Tuy nhiên, khi hiện tượng tiêu chảy xảy ra, cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh có những nét đặc trưng chung. Nắm được quá trình này rất có lợi cho công tác chẩn đoán và điều trị.
Hội chứng tiêu chảy diễn ra theo 2 giai đoạn: Đầu tiên là rối loạn tiêu hoá sau đó là giai đoạn nhiễm trùng.
- Giai đoạn đầu khi các yếu tố ngoại cảnh bất lợi (lạnh đột ngột, thức ăn kém phẩm chất) tác động làm chức năng tiêu hoá bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hoá sẽ lên men tạo ra các chất độc như Indol, Scatol. Những chất độc này tác động lên niêm mạc ruột gây xung huyết, tăng tính mẫn cảm, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.
- Giai đoạn tiếp theo, trong điều kiện rối loạn tiêu hoá, những vi khuẩn đường ruột sẽ sinh sôi nảy nở, tăng cường độc lực, sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột làm cho quá trình viêm ruột trở lên trầm trọng và tình trạng tiêu chảy nặng nề thêm. Đầu tiên, vi khuẩn bám dính vào lông nhung của ruột non, tạo ra biến đổi sinh lý cục bộ tại vị trí bám dính. Sau đó, chúng xâm nhập vào thành ruột một cách chắc chắn và tiết độc tố gây bệnh cho gia súc (Vũ Triệu An, 1978 [1]; Blackwell, 1989 [47].
2.4.3.2. Hậu quả của tiêu chảy
Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình sinh bệnh và gây ra hậu quả cụ thể. Tuy nhiên, khi hiện tượng ỉa chảy xảy ra cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh và hậu quả có những nét đặc trưng chung, đó là sự mất nước, mất các chất điện giải, rối loạn cân bằng axit - bazơ (Becht J.L, 1986 [46]; Lê Minh Chí, 1995 [2]). Tuỳ theo viêm ruột cấp hay mãn mà hậu quả có khác nhau.
Hậu quả trực tiếp và nặng nề nhất của tiêu chảy là sự mất nước và mất chất điện giải và gây rối loạn cân bằng axit - bazơ của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý. Theo Fisher, 1975 [53], lượng nước mất nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh. Tất cả các loại dịch này đều bị giảm khi con vật bị tiêu chảy. Vì vậy, tuần hoàn bị trở ngại và trao đổi ở mô giảm (Lê Minh Chí, 1995 [2]).
- Sự mất nước
Nước là thành phần cơ bản của cơ thể. Nó cần cho các phản ứng sinh hoá, quá trình trao đổi chất, hoạt động của các chất điện giải trong cơ thể (Vũ Triệu An, 1978 [1]).
Nước cung cấp cho cơ thể qua thức ăn, nước uống và được thải ra theo phân, nước tiểu, hơi thở, mồ hôi. Quá trình hấp thu và mất nước trong cơ thể khoẻ mạnh thường ổn định. Khi bị viêm ruột, cơ thể không những không hấp thu được nước do thức ăn, nước uống đưa vào mà còn mất nước do tiết dịch. Mặt khác, do ruột bị viêm, tính mẫn cảm tăng, nhu động ruột tăng lên nhiều lần. Hơn nữa, do tổ chức bị tổn thương niêm mạc tăng tiết cùng với dịch dỉ viêm, dịch tiết có thể tăng đến 80 lần so với bình thường.Gia súc ỉa chảy kéo theo lượng nước và chất điện giải bài xuất ra ngoài, cơ thể mất nước và chất điện giải với hàng loạt các sự biến đổi khác nhau (Vũ triệu An, 1978 [1]). Vì lẽ đó, trong điều trị viêm ruột ỉa chảy, việc xác định mức độ mất nước và các biện pháp phòng chống mất nước luôn được chú ý hàng đầu.
- Sự mất các chất điện giải
Khi gia súc bị tiêu chảy không những mất một lượng nước lớn làm rối loạn hoạt động của các quá trình trong cơ thể, mà một số chất điện giải quan trọng trong cơ thể như HCO3-, K+, Na+, Cl- cũng bị hao hụt, góp phần gây lên những quá trình bệnh lý làm tổn hại đến sức khoẻ của con vật.
- Rối loạn cân bằng nước và điện giải
Trong cơ thể, thăng bằng nước và điện giải hằng định một cách lạ lùng, mặc dù có sự thay đổi lớn do nhập vào, thải ra nhiều yếu tố khác nhau.
Sự cân bằng điện giải là do các ion Na+, K+, Cl- và axit cacbonic đảm nhiệm chính.
Chu Văn Tường, 1991 [41] cho rằng trong viêm ruột ỉa chảy bao giờ cũng có sự thiếu hụt Na+, K+ và thường gây tình trạng nhiễm toan.
- Rối loạn enzim
Theo Lê Minh Chí, 1995 [2] ở bê bình thường, gluxit và protit được tiêu hoá ở ruột non. Gluxit trong khẩu phần gia súc non chủ yếu là lactose. Lactose chỉ được hấp thu khi bị thuỷ phân thành glucose và galactose nhờ men b - galactosidase. Khi bê bị tiêu chảy thì hoạt tính của men b - galactosidase bị giảm.
2.4.4. Một số biện pháp phòng ngừa và trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc
2.4.4.1. Một số biện pháp phòng nguyên nhân tiêu chảy ở gia súc
Phòng bệnh cho gia súc đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi nhằm hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật chủ, đồng thời ngăn chặn những thiệt hại do bệnh gây ra. Đó là những tổn thất về số lượng vật nuôi, chất lượng sản phẩm, chi phí điều trị.
(1) Phòng bệnh bằng nuôi dưỡng, quản lý
Trong chăn nuôi, một trong những mắt xích có liên quan chặt chẽ tới sự phát sinh bệnh là yếu tố môi trường. Môi trường sạch hạn chế nguyên nhân bệnh tác động đến động vật. Đặc biệt trong bệnh đường tiêu hoá, một trong các bệnh chiếm tỷ lệ cao ở gia súc non giai đoạn bú sữa. ở gia súc non, bệnh đường tiêu hoá là một quá trình bệnh lý phức tạp do sự tác động và kết hợp của nhiều yếu tố: chăm sóc, quản lý, chế độ dinh dưỡng, ngoại cảnh v.v...
ở gia súc non, do hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, khả năng đề kháng của cơ thể còn yếu nên chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo yêu cầu vệ sinh, phù hợp với sinh lý tiêu hoá của gia súc, hạn chế tình trạng loạn khuẩn đường ruột. (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [6]; Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978 [37]).
Bên cạnh đó, cũng phải loại trừ các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cơ thể vật nuôi như sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm môi trường chăn nuôi. Sự chệnh lệch quá cao của nhiệt độ và độ ẩm môi trường với cơ thể vật nuôi đều dễ tạo strees, dễ phát sinh bệnh, phổ biến nhất là bệnh về đường tiêu hoá (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1993 [10]; Sử An Ninh, 1993 [24]).
(2) Một số sinh phẩm dùng trong phòng bệnh tiêu chảy ở gia súc
Việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm thiết lập mối cân bằng và bình ổn hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của gia súc có vai trò quan trọng. Trên cơ sở sự cân bằng đó tránh được sự loạn khuẩn đường ruột hoặc giúp cho sự hồi phục, làm giàu các vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hoá.
Lê Xuân Cương và cs, 1986 [3]; Tạ Thị Vịnh và cs, 1994 [43] tiến hành bổ sung lượng globulin miễn dịch chiết xuất từ huyết thanh ngựa cho gia súc non, đã có kết quả tốt trong phòng bệnh tiêu chảy, đặc biệt ở gia súc non.
Nguyễn Như Viên, 1976 [42] đã dùng vi khuẩn Bacillus subtilis trong phòng và trị viêm ruột, tiêu chảy ở gia súc. Lê Thị Tài và cs, 1980 [32] sử dụng chế phẩm F.B.A. Vũ Văn Ngữ và cs, 1982 [23] đã sử dụng chế phẩm Subcolac để phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con.... Kết quả các thí nghiệm trên đã cho thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học trong điều trị bệnh tiêu chảy cho gia súc có hiệu quả tốt, giảm được tỷ lệ tiêu chảy rõ rệt.
Ngoài ra, một số tác giả còn nghiên cứu sử dụng kháng thể trong lòng đỏ trứng gà để phòng bệnh tiêu chảy (Bartz và cs, 1980; Hiraga và cs, 1990; Hideaki YokoYama và cs, 1991 - Phạm Ngọc Thạch,1998 [34]) và cho kết quả tốt. Việc sử dụng các sinh phẩm kháng thể từ lòng đỏ trứng gà để phòng và trị bệnh tiêu chảy được dựa trên cơ sở kháng thể có khả năng ngăn cản sự liên kết của vi khuẩn gây bệnh với màng nhày của biểu mô ruột non, hay trung hoà các độc tố, tạo lớp vỏ vật lý bảo vệ màng nhày của ruột khỏi sự tác động của độc tố vi khuẩn gây bệnh (Farrelly C.O và cs, 1992 – trích theo Nguyễn Thiên Thu và cs, 2002 [38]).
(3) Một số loại vacxin phòng tiêu chảy do vi khuẩn gây ra
Seversova M.K và cs, 1979 [68] nghiên cứu chế tạo vacxin vô hoạt toàn khuẩn bằng axeton. Lantier F và cs, 1981 [61]nghiên cứu sản xuất vacxin từ vi khuẩn S.abortus ovis. Michael và Mallen, 1981 [64]; Jaczovsky, 1982 [59] chế tạo vacxin vô hoạt cùng giải độc tố bằng nhiệt độ. Jackson và Walker, 1983 [58] chế tạo vacxin vô hoạt bằng phenol ....
Dựa trên khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã chiết tách được các loại kháng nguyên vi khuẩn và chế tạo vacxin có tác dụng phòng hộ tốt cho vật nuôi. ở Anh, để phòng tiêu chảy cho bê mới sinh ra, các nhà chuyên môn đã tiến hành tiêm vacxin cho bò mẹ giai đoạn chửa cuối kỳ, kết quả khi bê sinh ra đã nhận được miễn dịch thụ động qua sữa đầu và có khả năng phòng được tiêu chảy trong 6 tuần. Sau đó tiến hành tiêm phòng vacxin trực tiếp cho bê để phòng tiêu chảy do vi khuẩn gây ra (Blood D.C và cs, 1975; Nagy B và cs, 1985 [65]).
Sử dụng vacxin có kháng nguyên K99 hoặc cả tế bào vi khuẩn E.coli gây bệnh. Sau khi tiêm vacxin cho bò mẹ mang thai giai đoạn cuối, bê được sinh ra có khả năng miễn dịch cao với các chủng E.coli gây bệnh (Radostits và cs, 1994). Vacxin được chế từ vi khuẩn E.coli có kháng nguyên O111, K99, F41 tiêm cho bò mẹ mang thai giai đoạn cuối, trong cơ thể bò mẹ hình thành kháng thể phòng bệnh do E.coli gây ra. Kháng thể được truyền cho bê non qua sữa đầu có tác dụng giúp bê có khả năng miễn dịch.
Hori và cs, 1989 sử dụng kháng thể đặc hiệu đơn dòng (MCA) của chủng E.coli có kháng nguyên K99 cho 27 bê sơ sinh. Những bê này không cho bú sữa đầu của bò mẹ và được gây nhiễm bằng cách cho uống canh khuẩn E.coli gây bệnh. Sau 2 giờ, cho uống kháng thể đặc hiệu đơn dòng (MCA). Kết quả cho thấy khả năng chống chịu và phục hồi tốt.
Trong phòng trị bệnh tiêu chảy cho gia súc, nhiều sinh phẩm, vacxin phòng bệnh do vi khuẩn yếm khí được đi sâu nghiên cứu. Một trong những bệnh được quan tâm hơn cả là viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Cl. perfringens. Taylor D.J và cs, 1986 [69]; Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [6] đã sử dụng giải độc tố được chế từ những chủng Cl.perfringens phân lập ở bệnh phẩm gia súc mắc bệnh viêm ruột hoại tử. Sau khi tiêm phòng cho gia súc mẹ giai đoạn mang thai kỳ cuối đã có tác dụng phòng hộ tốt.
2.4.4.2 Điều trị tiêu chảy ở gia súc
(1) Những nguyên tắc chung
Tiêu chảy ở gia súc được xem như một hội chứng, do vậy việc điều trị tiêu chảy là tổng hợp của nhiều biện pháp kết hợp. Một nguyên lý chung là phải loại bỏ được yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể, xử lý nguyên nhân gây bệnh kết hợp với điều trị quá trình sinh bệnh, giúp cho sự tiêu hoá trở lại bình thường.
Đối với gia súc non trong giai đoạn vừa sinh ra, vấn đề quan trọng là phải giữ vệ sinh môi trường xung quanh, luôn tuân thủ nguyên tắc cơ bản như chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ; chống lạnh, bẩn cho gia súc non. Đặc biệt phải cho gia súc bú sữa đầu trong vòng 24 giờ sau sinh. Cùng với công việc trên, trong quá trình điều trị tiêu chảy bằng các thuốc, hoá dược cần kết hợp với sinh chế phẩm giúp cho gia súc mau hồi phục, tránh hậu quả xấu sau điều trị.
(2) Một số loại thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy ở gia súc
Một trong những nguyên nhân chủ yếu có thể coi như mắt xích cơ bản trong hội chứng tiêu chảy của gia súc là do một số vi khuẩn đường ruột gồm cả những vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện và những vi khuẩn yếm khí bắt buộc. Những vi khuẩn thường gặp như E.coli, Salmonella, Shigella sp, Klebsiella sp, Proteus, Streptococcus và vi khuẩn Cl.perfringens (Fairbrother J.M, 1992 [52]).
Gia súc bị tiêu chảy do E.coli, khi điều trị ngoài việc dùng kháng sinh sớm từ đầu nên kết hợp với một số thuốc hay hoá dược có tác dụng ức chế sinh sản và ảnh hưởng của độc tố đường ruột Enterotoxin do vi khuẩn phóng thích ra. Một số hoá dược thường dùng: Chlopromazin hoặc Berberin sulphate kết hợp sử dụng các dung dịch điện giải: các dung dịch đường glucose, dung dịch muối Natri, Kali. Các dung dịch này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, bổ sung lượng nước cùng các chất điện giải bị mất khi tiêu chảy (Nagy B và cs, 1985 [65]).
Để điều trị hiện tượng vi khuẩn bội nhiễm, hạn chế sự tăng sinh của các vi khuẩn đường ruột, Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 [28] đã sử dụng một số loại kháng sinh như: Cloroxit, Oreomycin, Tetracyclin và một số dẫn xuất của Sulfamid như Sulfaguanidin, Sulfathiazon cho kết quả điều trị tốt, tỷ lệ khỏi bệnh cao.
Điều trị bệnh tiêu chảy cho bê, nghé do vi khuẩn Salmonella gây ra, nếu ở các cơ sở chăn nuôi không có điều kiện làm kháng sinh đồ có thể điều trị qua việc dùng các loại kháng sinh theo thứ tự ưu tiên: Neomycin và Sulfamethyphanazol kết hợp với một số loại thuốc, hoá dược có tác dụng làm se dịu niêm mạc ruột (Đoàn Thị Băng Tâm, 1978 [33]).
Kết hợp nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuyên, 1996 [40] cho thấy hầu hết các chủng Salmonella gây bệnh phân lập được từ bê, nghé tiêu chảy đều mẫn cảm mạnh với Neomycin. Nguyễn Như Thanh và cs, 1997 [35] trong điều trị gia súc bị tiêu chảy do E.coli cho thấy một số loại kháng sinh: Biomycin, Tetracyclin, Xitomycin và các hợp chất của Nitrofuran có thể dùng với liều lượng 50mg/kg thể trọng. Kết quả điều trị bệnh tốt, lưu ý phải điều trị sớm ngay từ đầu cho hiệu quả cao hơn.
(3) Điều trị tình trạng mất nước, chất điện giải trong tiêu chảy ở gia súc
Để bổ sung dung dịch các chất điện giải cho cơ thể, tuỳ thuộc vào mức độ mất nước cũng như các chất điện giải. Nếu mất nước ở độ I hoặc độ II, sự mất nước ở thể nhẹ và trung bình, có thể dùng dung dịch Oresol cho uống. Hoặc dung dịch nước muối đẳng trương cho uống hay truyền tĩnh mạch. Mất nước cấp tính là tính trạng mất nước ở mức độ III hoặc IV. Đó là sự mất nước phức tạp và nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài các biện pháp trên cần phải truyền tĩnh mạch bằng dung dịch Ringer lactat (Gillies J.A, 1989 [55]; Phạm Khắc Hiếu và cs, 1997 [10]; Phạm Khuê, 1998 [16]).
Trong hội chứng viêm ruột tiêu chảy, sự mất nước cùng các chất điện giải là nguyên nhân chính gây ra những rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, gây tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, trong điều trị ngoài thực hiện tốt chế độ ăn uống, chống nhiễm khuẩn cho gia súc, việc điều trị hiện tượng mất nước cùng các chất điện giải đóng vai trò quan trọng vì có tới 80% gia súc bệnh chết do bệnh lý này (Vũ Triệu An, 1978 [1]; Mc Keown J.M, 1986 [63]; Chu Văn Tường, 1991 [41]).
Một số dung dịch thường dùng trong điều trị mất nước và chất điện giải ở gia súc
- Dung dịch mặn đẳng trương (dung dich nước muối 0,9%), trong thành phần có hai chất điện giải chính của khu vực ngoài tế bào là Na+ và Cl-. Nồng độ của dung dịch này tương đương với huyết tương. Dung dịch dùng trong trường hợp mất muối do ra nhiều mồ hôi hoặc do đào thải qua nước tiểu quá nhiều.
- Dung dịch Natribicacbonat đẳng trương, dung dịch chứa chất điện giải Na. Được chỉ định dùng trong trường hợp giảm Natri huyết khi bị tiêu chảy.
- Oresol là một trong những thuốc được dùng điều trị rộng rãi trong hội chứng tiêu chảy ở người cũng như ở động vật. Dung dịch có tác dụng cung cấp các chất điện giải cho cơ thể bị mất nước. Việc sử dụng dễ dàng bằng phương pháp pha thành dung dịch cho gia súc uống.
- Dung dịch Ringerlactat: là dung dịch chứa muối natri và canxi. Được dùng trong trường hợp mất nước ở thể cấp tính.
Ngoài ra còn có một số dung dịch khác được dùng rộng rãi trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc, có tác dụng cung cấp nước cùng chất điện giải cần thiết, giúp khôi phục lại hệ thống dịch thể, đặc biệt là hệ thống máu như dung dịch đường glucose 5,5%, đường Kali, đường Sina, Natrilactat 1,72% và dung dịch Darrow....
Trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc, có sử dụng một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc ruột dựa trên nguyên lý cơ bản là bao phủ niêm mạc ruột, chống co thắt như tinh bột gạo, ngô, khoai, sắn và một số thực vật khác như hạt lanh, mùng tơi, rau đay..., các chất vô cơ tổng hợp như Hydroxyt nhôm, magie trisilicat v.v... khi vào đường tiêu hoá tạo ra các dịch keo như chất nhày bảo vệ niêm mạc ruột. Để hạn chế sự ảnh hưởng của quá trình viêm lên tế bào liên kết và sự trương nở các thể Collagen trong các mạch quản, hạn chế hiện tượng thẩm xuất của huyết thanh, giảm hiện tượng sưng tấy ở nơi viêm, giảm tụ huyết... các nhà chuyên môn đã sử dụng thuốc có tác dụng làm săn se niêm mạc ruột.
2.5. Hội chứng tiêu chảy ở bê
Nguyên nhân của bệnh là do:
- Đặc điểm của gia súc non: do sự phát dục của bào thai kém, những đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hoá, hệ thống thần kinh chưa ổn định nên kém thích nghi với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Thời kỳ bú sữa bê có tốc độ phát triển nhanh về cơ thể vì thế đòi hỏi sữa mẹ phải cung cấp đầy đủ về hàm lượng các chất dinh dưỡng. Nếu sữa mẹ không đủ chất gia súc non sẽ còi cọc và dễ nhiễm bệnh.
- Do gia súc mẹ: trong thời kỳ mang thai cơ thể mẹ không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến sự phát dục của bào thai kém.
- Do chăm sóc, nuôi dưỡng: cho bê uống qua nhiều sữa, uống nước quá lạnh hay quá bẩn, bê sau khi đẻ không được bú sữa đầu
- Do vi khuẩn
- Do virut
- Do ký sinh trùng
Bê nghé bị bệnh viêm ruột ỉa chảy và chết vì bệnh này thường ở 1 – 6 tháng tuổi sau đó giảm và đến sau 9 tháng thi chỉ còn ít con bị ỉa chảy và thường không chết.
Bê thường bị bệnh vào vụ đông xuân lúc thời tiết khô và lạnh. Qua thống kê cho thấy ở vụ đông xuân tỷ lệ bê bệnh là 28,57%, vụ hè thu không thấy bê bị bệnh.
3. Địa điểm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Địa điểm nghiên cứu
- Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận.
- Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức phôi thai khoa Thú y - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Công ty TNHH công nghệ và xét nghiệm y học - MEDLATEC - 42- 44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đàn bê HF. Giống bê này một phần thuộc Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, một phần là bò tư của các hộ gia đình.
Hostein Friesian (HF) - bò cao sản Hà Lan
- Bê nghiên cứu từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi
3.3. Nội dung nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các nội dung sau:
3.3.1 Điều tra theo dõi tình hình chăn nuôi và cơ cấu đàn bò sữa nuôi tại Trung tâm và vùng phụ cận
+ Cơ cấu đàn bò sữa của Trung tâm và vùng phụ cận từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008
+ Dịch bệnh của đàn bò sữa của Trung tâm và vùng phụ cận từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008
+ Tình hình hội chứng tiêu chảy trên đàn bê nuôi tại Trung tâm và vùng phụ cận từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008
3.3.2. Kiểm tra một số chỉ tiêu lâm sàng của bê bị viêm ruột ỉa chảy
+ Tần số hô hấp (lần/phút)
+ Thân nhiệt (0C)
+ Tần số tim (lần/phút)
3.3.3. Kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý máu ở bê viêm ruột ỉa chảy
- Các chỉ tiêu về hệ hồng cầu
+ Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)
+ Hàm lượng Hemoglobin (g%)
+ Tỉ khối huyết cầu (%)
+ Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g%)
+ Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (hg)
+ Chỉ số tròn của hồng cầu (Is)
+ Thể tích trung bình của hồng cầu (mm3)
+ Bề dày của hồng cầu (mm)
+ Diện tích trung bình của hồng cầu (mm2)
+ Sức kháng của hồng cầu (%)
+ Tốc độ lắng máu (mm/phút)
+ Thời gian đông máu (phút)
- Các chỉ tiêu về hệ bạch cầu:
+ Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)
+ Công thức bạch cầu (%)
+ Thế nhân và hướng máu
4.3.4.Một số chỉ tiêu sinh hoá máu của bê bị tiêu chảy
+ Protein tổng số
+ Tỉ lệ Albumin trong huyết thanh (%)
+ Tỉ lệ Globulin trong huyết thanh (%)
+ Hoạt độ của các men GOT và GPT trong huyết thanh
+ Độ dự trữ kiềm (mg%) và hàm lượng đường huyết trong máu (mg%)
3.3.5. Một số biện pháp phòng và trị bệnh
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Xác định bê bệnh
+ Dựa vào triệu chứng lâm sàng
- Con vật ăn uống thất thường, mệt mỏi, ủ rũ, sốt cao, vã mồ hôi, mạch nhanh, run rẩy, khát nước.
- Con vật ỉa chảy mãnh liệt, phân lỏng như nước, màu đen thối khắm có khi lẫn cả máu tươi, những mảnh thức ăn chưa tiêu hoá, phân dính vào hậu môn, kheo, đuôi và chân. Con vật đi ỉa nhiều lần trong ngày.
- Gia súc ỉa chảy lâu ngày thì bụng hóp, mắt trũng, lông xù, da khô mất tính đàn hồi.
+ Xác định một số loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu
Mẫu phân được lấy trực tiếp từ hậu môn bê hoặc ngay khi bê thải ra, bảo quản trong môi trường 4 - 80C, sau đó, vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm trong điều kiện lạnh.
Các Phương pháp nuôi cấy và giám định được thực hiện theo quy trình nghiên cứu thường quy của Carter G.R, 1995 [48]; FAO, 1994 [8].
3.4.2 Một số chỉ tiêu lâm sàng
+ Tần số hô hấp (lần/phút): Đếm tần số hô hấp bằng cách quan sát nhịp thở ở thành ngực, đếm 3 lần sau đó lấy trung bình
+ Thân nhiệt (0C): Dùng nhiệt kế lấy thân nhiệt ở trực tràng, đo 3 lần sau đó lấy trung bình
+ Tần số tim (lần/phút): dùng ống nghe đếm số lần tim đập trong 1 phút, đếm 3 lần sau đó lấy trung bình
3.4.3 Một số chỉ tiêu sinh lý máu
- Các chỉ tiêu về hệ hồng cầu
+ Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu)
+ Hàm lượng Hemoglobin (g%)
+ Tỷ khối huyết cầu (%)
Các chỉ tiêu này được xác định bằng máy Screen 18
+ Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (g%)
Làm theo phương pháp Wintrobe (1929) và Bạch Quốc Tuyên (1978) Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu cầu là số huyết sắc tố có trong 100ml khối hồng cầu đã nén chặt. Đơn vị tính 1à g%.
Công thức tính: NĐHSTTB = [Hb (g%) x 100/Tỷ khối huyết cầu
Nồng độ này không bao giờ vượt quá 34g/100ml.
+ Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (ng)
Là lượng huyết sắc tố bình quân chứa trong một hồng cầu. Kết quả tính theo công thức: LHSTTB = [ Hb (%)x 10] /số lượng hồng cầu (triệu/mm3)
Đơn vị tính là: nanogam (ng) (1g=1012 ng)
+ Tốc độ lắng máu (lắng hồng cầu)
Theo Panchenkov và Wartman (1946), thì nguyên lý máu được chống đông bằng dung dịch Xitrat natri 3,8% để yên, các hồng cầu sẽ rơi xuống, sau đó đến bạch cầu, bên trên 1à huyết tương chứa đựng tiểu cầu. Tốc độ lắng hồng cầu được đo bằng nghiên cứu độ rơi tự do của hồng cầu trong một cột máu của ống Panchenkov hoặc ống ly tâm Wintrobe có chia vạch đến 100 mm đã được chống đông trên giá Panchenkov ở nhiệt độ phòng. Sau các mốc thời gian là 15, 30 và 45 phút thì đọc kết quả. Tốc độ lắng của hồng cầu là tỷ số giữa chiều cao của cột máu đọc được với thời gian tại điểm đọc. Đơn vị tính : mm/phút.
+ Thời gian đông máu (phút)
Dùng một phiến kính khô sạch, không mỡ rồi nhỏ lên một giọt máu tươi. Lấy sợi tóc kéo ngang qua giọt máu, thấy keo sợi (giọt máu dính do đông máu làm sợi tóc bám vào) thì đọc kết quả bằng đồng hồ bấm giây.
+ Thể tích trung bình của hồng cầu (mm3)
V-tbhc = Tỷ khối huyết cầu x 10/Số hồng cầu (triệu/mm3máu)
+ Chỉ số tròn của hồng cầu (Is): Là tỷ lệ giữa đường kính trung bình và bề dày của hồng cầu
Is = Đường kính hồng cầu (mm)/ Bề dày hồng cầu (mm)
+ Bề dày hồng cầu (mm)
d = V - tbhc/(p x Đường kính trung bình của hồng cầu)
+ Diện tích trung bình của hồng cầu (mm2)
S - tbhc = pD2/2 + 4V/D
Với: - D: Đường kính trung bình của hồng cầu (mm)
- V: Thể tích trung bình của hồng cầu (mm3)
+ Sức kháng của hồng cầu
Theo phương pháp Hambuger và Part (1974)
Sức kháng của hồng cầu là khả năng chịu đựng của màng hồng cầu ở các nồng độ khác nhau của dung dịch NaCl (0,9%)
Khi hồng cầu bắt đầu vỡ được gọi là sức kháng tối thiểu của hồng cầu và ở nồng độ muối làm cho toàn bộ hồng cầu vỡ gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu (Trần Cừ, Cù Xuân Dần, 1996 [4]).
Dụng cụ, nguyên liệu: 10 ống nghiệm sạch có vạch 10 ml và 1 ml, nước cất, dung dịch NaCl 1%, pipet, máu bê đã có chất chống đông, máy li tâm.
Phương pháp đo: Dùng nước muối NaCl 1% pha loãng với các nồng độ khác nhau theo bảng sau:
Các ống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lượng NaCl 1% (ml)
1,8
2,1
2,4
2,7
3,0
3,3
3,6
3,9
4,2
4,5
Lượng nước cất (ml)
3,2
2,9
2,6
2,3
2,0
1,7
1,4
1,1
0,8
0,5
Nồng độ NaCl (%)
0,36
0,42
0,48
0,54
0,60
0,66
0,72
0,78
0,82
0,90
Dùng ống hút cho vào mỗi ống trên 1 giọt máu đã có chất chống đông. Trộn đều, để 15 - 20 phút rồi ly tâm
Kết quả: ở ống có hồng cầu bắt đầu vỡ, dung dịch có màu vàng, ít có hồng cầu lắng xuống dưới đáy, ở nồng độ đó được gọi là sức kháng tối thiểu của hồng cầu. ống hồng cầu vỡ hoàn toàn đầu tiên, dung dịch trong suốt màu đỏ, không có hồng cầu lắng ở đáy, ở nồng độ đó được gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu.
- Các chỉ tiêu về hệ bạch cầu
+ Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)
Được xác định bằng máy Screen 18
+ Công thức bạch cầu (%)
Theo Macgregor (1940) và Nikolaiep (1956). Trên tiêu bản máu nhuộm HE (Hematein - Eosin) là tỷ lệ phần trăm giữa các loại bạch cầu.
Dụng cụ, hoá chất: Phiến kính, lamen, kính hiển vi có vật kính dầu, máu bê, cồn cố định, thuốc nhuộm HE.
Quan sát: Sau khiđã nhuộm xong tiêu bản để khô, đem quan sát dưới kinh hiển vi độ phóng đại 15x40. Đếm từng loại bạch cầu, ghi lại, dịch chuyển theo hình "chữ chi". Theo cách phân loại của Shilling, đọc 200 bạch cầu rồi tính. Đơn vị tính:%.
3.4.3. Các chỉ tiêu sinh hóa máu
Trong thực tập và nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng máy phân tích các chỉ tiêu sinh hóa tại Công ty TNHH công nghệ và xét nghiệm y học - Medlatec.
Xác định các chỉ tiêu sinh hoá máu bằng cách lấy huyết thanh rồi chạy bằng máy phân tích tại Công ty TNHH công nghệ và xét nghiệm y học - Medlatec.
- Xác định protein tổng số (g%)
- Xác định các tiểu phần protein huyết thanh theo Riner, Westerlnbier (1997) bằng kỹ thuật điện di trên Acetate Cellulose trong dung dịch đệm có pH = 8,8.
Nguyên lý: Dưới tác dụng của dòng điện một chiều trong dung dịch có pH = 8,8 thì các thành phần của protein huyết thanh được tách ra ở các vị trí khác nhau trên phiến Acetate Cellulose. Cố định nhuộm, tẩy màu, khử nước và làm trong phiến Acetate Cellulose sau đó đọc kết quả trên Densitometer Junior-24, bước sóng 525mm.
Dụng cụ và hóa chất:
Dung dịch đệm Tri-Barbuta pH = 8,8
Nguồn điện: Titanplus.
Bộ đặt vật phẩm: Alegning Base, super 2 applicator sample Wel1 plate
Chất giá: Acetale cellulose
Thuốc nhuộm: Ponceaus.no.55236
Dung dịch tẩy: Axit axetic 5% (CH3COOH 5%)
Chất khử nước: Methanol pur tinh khiết
Dung dịch làm trong: Polyethylen giucol: 4 phần
Axit axetic glacial: 30 phần
Methanol pur: 70 phần
Cách tiến hành: Dùng microdispener hút 3ml huyết thanh đặt vào các hố của samplewellplate theo thứ tự đã định. Mở nắp buồng điện di. Cắt góc đánh dấu phiến Acetate cellulose rồi ngâm vào dung dịch đệm trước khi chạy. Vớt, thấm khô bằng Acetate celluilose đặt lên Alegning Base. Dùng Applicator lấy huyết thanh từ Sample Wel1 đặt tên phiến Acetate cellulose. Đặt miếng Acetate quay xuồng dưới. Đậy nắp điện di, bật điện nguồn, điều chỉnh thời gian và điện thế: 14 phút x 15 volt. Kết thúc điện di, ngâm phiến Acetate cellulose trong dung dịch axit axetic 5% trong 2 phút, làm như vậy trong 3 lần. Làm trong băng điện di bằng dung dịch làm trong 10 phút. Sấy khô bằng điện di ở nhiệt độ 600C/10phút. Cuối cùng đo kết quả trên Densitometer Juniơr-24, bước sóng 525nm.
- Xác định hoạt độ enzyme GOT (theo phương pháp IFCC)
+ Nguyên lý: Dựa theo phản ứng:
GOT
a-Oxaglutarate + L-aspartate L-Glutamate + Oxaloacetate
MDH
Oxaloacetate + NADH + H+ L-malate + NAD+
+ Dụng cụ và hóa chất: Điều kiện thí nghiệm (factors) sử dụng ở 370C; Loại thuốc thử MPR1 (30x2ml); Đo mật độ quang ở chiều dài sóng: Hg 365mm; ống đo 1cm, nhiệt độ 370C, đo ngược ánh sáng; Quang kế 4010.
+ Cách tiến hành: Lấy 0,2ml huyết thanh + 2ml thuốc thử MPR1 ở nhiệt độ 370C, lắc đều rồi cho vào máy đọc quang kế 4010, đọc trong l phút, đọc 3 lần, lấy kết quả cuối cùng.
+ Tính kết quả: Hoạt độ GOT trong huyết thanh được tính theo công thức sau: U/L = 1746 x DD340mm/phút.
Nồng độ thuốc thử ban đầu: TRIS: 88 mmol/1; pH = 7,8; L-aspartate: 246 mmol/1; MDH : 0,64 U/ml ; LDH = 0,66 U/ml ; NADH = 0,18 mmol/._.ì hàm lượng a - globulin cũng giảm, từ 22,52 ± 0,26 % ở bê khoẻ xuống còn 21,05 ± 0,19 % ở bê viêm ruột cấp và 19,36 ± 0,16 % ở bê viêm ruột mãn tính.
Ngược với sự giảm xuống của albumin và a - globulin là sự tăng lên của các tiểu phần b - globulin và g - globulin. Tỷ lệ b-globulin ở bê khoẻ là 17,68 ± 0,23 % , ở bê viêm ruột cấp tính là 19,43 ± 0,18 %, tăng 1,75 % so với bê khoẻ và ở bê viêm ruột mãn tính là 23,32 ± 0,20 %, tăng so với bê khoẻ là 5,64%. Tỷ lệ g - globulin tăng từ 16,76 ± 0,32 % ở bê khoẻ lên 20,12 ± 0,27% ở bê viêm ruột cấp tính và 22,53 ± 0,35% ở bê viêm ruột mãn tính (P < 0,05).
Bảng 4.11. Kết quả định lượng protein tổng số và các tiểu phần protein huyết trong máu bê viêm ruột ỉa chảy và bê khỏe
Đối tượng theo dõi
Chỉ tiêu theo dõi
Bê khoẻ
(n=20)
Bê viêm ruột cấp tính
(n=20)
Bê viêm ruột mạn tính
(n=10)
P
±mx
±mx
Chênh lệch so với ĐC
±mx
Chênh lệch so với ĐC
Protein tổng số (g/%)
7,32 ± 0,16
8,30 ± 0,08
0,98
6,15 ± 0,06
- 1.17
< 0,05
Các tiểu phần protein huyết thanh (%)
Albumin
42,64 ± 0,28
38,55 ± 0,31
- 4,09
34,68 ± 0,24
- 5,96
< 0,05
a-Globulin
22,52 ± 0,26
21,05 ± 0,19
- 1,47
19,36 ± 0,16
- 3,16
< 0,05
b-Globulin
17,68 ± 0,23
19,43 ± 0,18
1,75
23,32 ± 0,20
5,64
<0,05
g-Globulin
16,76 ± 0,32
20,12 ± 0,27
3,36
22,53 ± 0,35
5,77
< 0,05
Tỷ số A/G
0,75 ± 0,02
0,64 ± 0,01
- 0,11
0,53 ± 0,02
- 0,22
< 0,05
Biểu đồ 4.5. Sự biến đổi hàm lượng Protein tổng số và các tiểu phần Protein huyết thanh trong máu bê viêm ruột ỉa chảy so với bê bệnh
Albumin và a - globulin được tế bào gan tổng hợp, còn b - globulin và g - globulin được tạo ra trong hệ nội võng mạc, đặc biệt là trong tế bào Kupfer. Do vậy, khi bê bị viêm ruột ỉa chảy gan bị tổn thương làm sự tổng hợp albumin và a - globulin giảm, ngược lại b - globulin và g - globulin tăng lên là do cơ thể tăng quá trình đáp ứng miễn dịch.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1998): khi ăn đói protein hoặc gan bị tổn thương thì albumin giảm. Khi cơ thể có quá trình nhiễm trùng hay sự xâm nhập của vật lạ thì globulin tăng.
Trong bệnh viêm ruột ở bê, những chất độc, kể cả độc tố vi khuẩn, ngoài tác động gây tổn thương ở gan, tác động gây sốt, chắc chắn còn kích thích tổ chức nội võng mạc, và có lẽ đó là nguyên nhân làm các tiểu phần b - globulin và g - globulin huyết thanh tăng.
- Tỷ số A/G
Do có sự thay đổi tỷ lệ các tiểu phần protein trong huyết thanh nên tỷ số A/G cũng thay đổi. ở bê khoẻ tỷ số này là 0,75 ± 0,02, khi bê bị viêm ruột cấp giảm còn 0,64 ± 0,01 và giảm thấp nhất trong viêm ruột mãn tính 0,53 ± 0,02 (P < 0,05).
4.4.2. Hoạt độ men GOT và GPT, độ dự trữ kiềm và hàm lượng đường huyết trong máu bê viêm ruột ỉa chảy
- Hoạt độ men GOT và GPT trong huyết thanh (UI/l)
Như chúng ta đã biết, men GOT (glutamat - oxaloaxetat - transaminaza) và GPT (glutamat - pyruvat - transaminaza) có nhiều trong gan. Hoạt độ trong huyết thanh của các men trên thay đổi, như nhiều thực nghiệm đã chứng minh là dấu hiệu sớm tế bào gan tổn thương.
Bảng 4.12. Hoạt độ men GOT và GPT, độ dự trữ kiềm và hàm lượng đường huyết trong máu bê viêm ruột ỉa chảy
Đối tượng theo dõi
Chỉ tiêu theo dõi
Bê khoẻ
(n=20)
Bê viêm ruột cấp
(n = 20)
Bê viêm ruột mạn (n = 10)
X ± mx
X ± mx
X ± mx
GOT(UI/l)
64,02 ± 0,16
75,10 ± 0,18
77,41 ±1,52
GPT(UI/l)
29,25 ± 0,14
40,24 ± 0,84
45,80 ± 0,73
Độ dự trữ kiềm trong máu (mg%)
512 ± 4,76
377 ± 3,43
362 ± 4,85
Hàm lượng đường huyết (mmol/l)
5,06 ± 0,25
2,43 ± 0,42
2,17 ± 0,69
Biểu đồ 4.6. Sự biến đổi hàm lượng GOT và GPT trong máu bê viêm ruột ỉa chảy so với bê khoẻ
ở nước ta, lần đầu tiên Nguyễn Thị Kim Thành xác định hai men chu chuyển amin GOT và GPT. Tác giả đã theo dõi sự thay đổi hoạt độ của hai men này ở gan của trâu có sự tổn thương khác nhau và đi đến kết luận: sự thay đổi hoạt độ các men đó phản ánh rất nhạy tổn thương gan.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi: hoạt độ men GOT ở bê khoẻ là 64,02 ± 0,16 UI/l. Khi bê viêm ruột ỉa chảy hàm lượng này tăng lên 75,10 ± 0,18 UI/l ở bê viêm ruột cấp và 77,41 ±1,52 UI/l ở bê viêm ruột mãn. Và hoạt độ men GPT ở bê khoẻ là 29,25 ± 0,14 UI/l, ở bê viêm ruột cấp là 40,24 ± 0,84 UI/l, ở bê viêm ruột mãn là 45,80 ± 0,73 UI/l (P < 0,05).
Theo Inov P.S. và Usha B.V., 1965 (trích từ Phạm Ngọc Thạch, 1998 [34]), hoạt độ của men GOT bao giờ cũng cao hơn GPT từ 1,5 - 2 lần. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bê khoẻ là hoàn toàn phù hợp.
Từ kết quả trên cho thấy: khi bê bị viêm ruột ỉa chảy, hoạt độ men GOT và GPT tăng cao trong máu và tăng cao hơn khi quá trình viêm kéo dài trên 1 tuần do có sự rối loạn các chức năng của gan. Các sản phẩm của quá trình thối rữa của các loại thức ăn trong đường tiêu hoá của bê cùng với độc tố do các loại vi khuẩn sinh ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến gan - cơ quan giải độc chính của cơ thể. Theo PGS. TS Hoàng Quang và cs, 2003 [30]: khi cơ thể có quá trình bệnh lý, đặc biệt là tế bào gan bị tổn thương sẽ giải phóng ra GOT và GPT làm cho hàm lượng 2 men này trong máu tăng cao.
- Độ dự trữ kiềm trong máu (mg%)
Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sản sinh ra axit là chủ yếu. Các muối kiềm trong máu có nhiệm vụ trung hoà các axit đi vào máu, nhờ đó mà pH của máu luôn được ổn định. Lượng kiềm chứa trong máu gọi là độ dự trữ kiềm, đó chính là lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100ml máu.
Khi cơ năng tiêu hoá bị rối loạn, ruột bị viêm, các chất độc - sản phẩm của quá trình viêm, các chất phân giải do thức ăn không được tiêu hoá và do vi khuẩn thấm vào máu và nếu nặng làm thay đổi pH của máu và lượng kiềm dự trữ trong máu giảm, cơ thể thường rơi vào trạng thái trúng độc toan (Acidocis). Để tìm hiểu tình trạng đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ dự trữ kiềm trong máu bê khi bê bị viêm ruột ỉa chảy. Kết quả được tình bày ở bảng 4.12.
Qua bảng 4.12 ta thấy: độ dự trữ kiềm trong máu ở bê khoẻ trung bình là 512 ± 4,76 mg%. Khi bê bị viêm ruột ỉa chảy, độ dự trữ kiềm giảm rõ: ở bê viêm ruột cấp tính, độ kiềm trong máu giảm còn 377 ± 3,43 mg% và đặc biệt khi bê bị viêm ruột mãn tính chỉ còn 362 ± 4,85 mg%, thấp hơn rất nhiều so với bê khoẻ.
Như vậy, khi viêm ruột ỉa chảy, độ dự trữ kiềm trong máu giảm nhiều, do cơ thể mất nước và chất điện giải, khiến cân bằng axit - bazơ trong máu bị phá vỡ, cơ thể bò bệnh rơi vào trạng thái trúng độc toan, nhưng khi bệnh kéo dài chỉ tiêu đó như được cơ thể điều chỉnh. Điều này cho thấy việc xác định độ dự trữ kiềm trong máu là cần thiết, không những để đánh giá mức độ mất nước của bê viêm ruột ỉa chảy mà còn là cơ sở cho việc xác định loại dung dịch trong điều trị.
- Hàm lượng đường huyết (mmol/l)
Động vật cần có năng lượng để duy trì sự sống cũng như mọi hoạt động bình thường của cơ thể. Glucoza là loại đường đơn mà cơ thể động vật hu được sau một loạt quá trình tiêu hoá hấp thu, sẵn sàng để được oxy hoá tạo năng lượng hoặc dự trữ ở gan và cơ dưới dạng glycogen để sử dụng khi cần thiết. Hàm lượng glucoza trong máu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khoẻ của cơ thể động vật. Khi cơ thể gia súc ở trạng thái bình thường thì hàm lượng đường huyết được điều hoà bởi hai quá trình sử dụng và hấp thu, vì thế nó luôn ở trạng thái cân bằng.
Chúng tôi tiến hành định lượng đường huyết trong máu (bằng máy tự động của Công ty TNHH công nghệ và xét nghiệm y học - Medlatec) để xác định ảnh hưởng của bệnh đến quá trình hấp thu và sử dụng đường huyết, từ đó đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả hơn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.12.
Qua bảng 4.12 cho thấy, hàm lượng đường huyết trung bình ở bê khoẻ là 5,06 ± 0,25 mmol/l. Khi bê bị viêm ruột ỉa chảy, hàm lượng đường huyết giảm rõ rệt so với bê khoẻ. Đặc biệt, ở bê viêm ruột ỉa chảy mãn tính, hàm lượng đường huyết trung bình chỉ còn 2,17 ± 0,69 mmol/l, giảm hơn 2 lần so với bình thường, ở bê viêm ruột cấp tính, hàm lượng đường huyết trung bình là 2,43 ± 0,42 mmol/l giảm 2,63 mmol/l so với bình thường.
Hạ đường huyết là một triệu chứng thường gặp trong các trường hợp viêm ruột ỉa chảy (Becht J.L.,1986; Downice J.G. và Godman A.L., 1976 - Phạm Ngọc Thạch, 1998 [34])
Từ kết quả đó chúng tôi có nhận xét: khi bê bị viêm ruột ỉa chảy, đặc biệt là ở thể viêm ruột mãn tính, hàm lượng đường huyết giảm rất rõ so với bê khoẻ, do bê bệnh thường giảm ăn hay bỏ ăn, kèm theo đó là quá trình rối loạn tiêu hoá, làm giảm khả năng hấp thu các chất từ ruột non; chức năng gan bị rối loạn càng làm trầm trọng quá trình thiếu năng lượng của cơ thể. Điều này cho thấy cần bổ sung năng lượng cho gia súc bệnh bằng phương pháp truyền dịch qua tĩnh mạch.
4.5. Phòng và điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở bê
4.5.1. Điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở bê
Từ những kết quả đã đựơc trình bày ở các phần trên, chúng tôi xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm để từ đó đề xuất biện pháp điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở bê có hiệu quả cao và dễ ứng dụng trong thực tế sản xuất.
Chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm trên 17 bê, chia thành hai nhóm để thử nghiệm điều trị bằng 2 phác đồ khác nhau:
Nhóm 1 (7 bê): điều trị bằng phác đồ 1
Nhóm 2 (8 bê): điều trị bằng phác đồ 2
Phác đồ 1: Chúng tôi dùng:
- Kháng sinh BIO - D.O.C - sản phẩm của công ty Liên doanh Bio- Pharmachemie có bán trên thị trường với thành phần: Thiamphenicol: 10g; Oxytetracycline HCL: 5g; Dexamethasone: 75mg; Bromhexine HCL: 100mg; Tá dược vừa đủ: 100 ml, tiêm bắp với liều 1ml/10kgP/ngày.
- Vitamin C 5 %: tiêm bắp với liều 10 ml/con/ngày.
- B - Complex: tiêm bắp với liều 10ml/con/ngày.
- Nước lá chát: cho uống 200 ml/con/ngày.
Phác đồ 2: Chúng tôi cũng dùng như ở phác đồ 1 và có bổ sung thêm nước và chất điện giải bằng phương pháp cho uống dung dịch Oresol, truyền tĩnh mạch 200 ml dung dịch Glucoza 5% + 200 ml dung dịch Ringerlactat.
Kết quả điều trị được chúng tôi trình bày ở bảng 4.13.
Từ kết quả ở bảng 4.13 chúng tôi thấy:
- Phác đồ 1: Sau 2 ngày điều trị có 1 bê ngừng tiêu chảy, con vật khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 14,28 %; ngày thứ 3 có thêm 3 con bê khỏi bệnh, chiếm 42,85 %; sau ngày thứ 4 có thêm 2 bê khỏi chiếm 28,57 % và có 1 bê sau ngày thứ 5 mới khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 14,28 %.
- Phác đồ 2: Chúng tôi thấy sau ngày thứ nhất điều trị đã có 1 con khỏi bệnh chiếm 12,50 %; sau ngày thứ 2 có thêm 3 con bê khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 37,50 % và sau 3 ngày điều trị có thêm 4 con khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 50 %.
Như vậy, cả 2 phác đồ đều cho kết quả điều trị là 100 %. Tuy nhiên, ở phác đồ 2 cho kết quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn chỉ sau 3 ngày. Điều này cho thấy: khi được bổ sung nước và chất điện giải, hệ thống enzim cũng như các cơ quan khác của bê nhanh chóng được trở lại trạng thái sinh lý, cơ thể được hỗ trợ để tăng cường giải độc và nhanh chóng thiết lập lại trạng thái cân bằng kiềm toan trong máu, cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Do vậy, theo chúng tôi, khi điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy nên dùng kháng sinh kết hợp với dùng các thuốc trợ sức trợ lực; bổ sung nước và điện giải để hiệu quả điều trị cao hơn, gia súc nhanh trở lại trạng thái sinh lý bình thường, từ đó giảm đáng kể các thiệt hại do bệnh gây ra.
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở bê
Phác đồ điều trị
Số con điều trị (con)
Kết quả điều trị
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
Số con khỏi
Tỷ lệ khỏi (%)
Số con khỏi
Tỷ lệ khỏi (%)
Số con khỏi
Tỷ lệ khỏi (%)
Số con khỏi
Tỷ lệ khỏi (%)
Số con khỏi
Tỷ lệ khỏi (%)
Phác đồ 1
7
0
0
1
14,28
3
42,85
2
28,57
1
14,28
Phác đồ 2
8
1
12,50
3
37,50
4
50,00
4.5.2. Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy ở bê
Đối với gia súc non trong giai đoạn vừa sinh ra, vấn đề quan trọng là phải giũ vệ sinh môi trường xung quanh, luôn tuân thủ nguyên tắc cơ bản về vệ sinh môi trường như chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ, chống lạnh, chống bẩn cho gia súc non. Đặc biệt phải cho gia súc non bú sữa đầu trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Ngoài những nguyên tắc về vệ sinh môi trường chúng tôi cho bê ăn thêm cỏ khô chất lượng cao trong giai đoạn bê tập ăn để kích thích dạ cỏ của bê phát triển.
5. kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học và chính xác, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
5.1.1. Điều tra, theo dõi tình hình chăn nuôi và cơ cấu đàn bò sữa nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận
- Nhìn chung cơ cấu đàn bò sữa của trung tâm không có sự biến động lớn.
- Bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2005 là 20 - 24% và thấp nhất là 8 - 12% tính đến tháng 8 năm 2008.
- Bệnh viêm ruột ỉa chảy chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là năm 2006 với tỷ lệ 14 - 16% và thấp nhất là năm 2007 với tỷ lệ 11 - 13%.
- Các bệnh khác chiếm tỷ lệ thấp từ 2 - 5%.
- Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy tại trung tâm là 15,30% và tại hộ chăn nuôi là 15,58%.
- Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy bị chết tại trung tâm là 7,32% và ở hộ chăn nuôi là 8,33%.
5.1.2. Kiểm tra một số chỉ tiêu lâm sàng của bê bị viêm ruột ỉa chảy
ở những bê viêm ruột cấp tính đều sốt, tần số hô hấp và tần số tim đều tăng. Còn ở những bê viêm ruột kéo dài thân nhiệt, tần số hô hấp, mạch đập thay đổi không đáng kể (hơi thấp).
5.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu
* Một số chỉ tiêu về hệ hồng cầu
- Số lợng hồng cầu trung bình, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu ở bê tiêu chảy cấp tăng , còn ở bê tiêu chảy mãn cả thì cả 3 chỉ tiêu này đều giảm
- Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu trong trường hợp bê bệnh đều giảm nhưng không đáng kể.
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở bê viêm ruột cấp tăng, còn khi bê bị viêm ruột mãn thì nồng độ huyết sắc tố trung bình giảm đi rõ rệt so với bê khoẻ
- Thể tích bình quân của hồng cầu ở bê viêm ruột cấp giảm, nhưng ở bê viêm ruột kéo dài lại tăng trên mức bình thờng.
- Diện tích trung bình của hồng cầu ở bê bệnh giảm đi so với bê khoẻ
- Bề dày và chỉ số tròn của hồng cầu ở bê khoẻ và bê bệnh là khác nhau không đáng kể.
- Thời gian đông máu ở bê viêm ruột cấp nhanh hơn so với bê bệnh và ở bê viêm ruột kéo dài là chậm hơn
- Tốc độ lắng của máu bê bệnh chậm hơn so với bê khoẻ.
- Sức kháng tối thiểu và sức kháng tối đa của hồng cầu ở bê viêm ruột cấp và mãn đều giảm hơn so với bê khoẻ.
* Các chỉ tiêu về hệ bạch cầu
- Số lượng bạch cầu: Khi viêm ruột cấp số lượng bạch cầu tăng còn khi bê bị viêm ruột mãn tính số lượng bạch cầu giảm so với viêm ruột cấp tính nhưng vẫn tăng hơn so với bê khoẻ
- Công thức bạch cầu trong các trường hợp bê viêm ruột mà chúng tôi xét nghiệm thường nghiêng tả.
- Hướng nhân và thế máu
Hướng nhân là hướng trái
Thế máu là thế lâm ba
* Kích thước các loại tế bào máu
- Kích thước tế bào hồng cầu: khi bê bị tiêu chảy kích thước của hồng cầu chỉ hơi giảm.
- Kích thước các loại bạch cầu: kích thước các loại bạch cầu ở bê khỏe và bê bệnh không có sự sai khác nhiều.
5.1.4. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu
- Khi bê viêm ruột cấp tính, hàm lượng protein tổng số tăng cao hơn so với bê khoẻ còn khi bê bị viêm ruột mãn tính thì hàm lượng protein tổng số giảm thấp hơn so với bê khoẻ
- Trong các tiểu phần protein huyết thanh của bê thì hàm lượng albumin chiếm tỷ lệ cao nhất và giảm thấp khi bê bị bệnh
Tỷ lệ b-globulin và tỷ lệ g - globulin tăng cao khi bê bị bệnh
- Hoạt độ men GOT và GPT tăng lên khi bê viêm ruột ỉa chảy
- Độ dự trữ kiềm và hàm lượng đờng huyết giảm rõ rệt khi bê bị viêm ruột ỉa chảy
5.1.5. Phòng và điều trị viêm ruột ỉa chảy ở bê
Trong điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy bệnh tiêu chảy ở bê, ngoài việc loại trừ những sai sót trong nuôi dưỡng, dùng kháng sinh dặc hiệu chống vi khuẩn bội nhiễm, cần bổ sung nước và điện giải để chống toan huyết và trụy tim mạch.
5.2. Đề nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu được một số nội dung trên, tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi đã không nghiên cứu được đầy đủ hết về bệnh, đề nghị tiếp tục nghiên cứu.
tài liệu tham khảo
A. Tiếng Việt
1. Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh học, NXB y học, Hà Nội.
2. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, Tài liệu cục thú y trung ương.
3. Lê Xuân Cương, Nguyễn Thạc Hoà, Nguyễn Thuý Hiên, Lê Văn Bào, Phạm Ngọc Minh (1986), Kết quả thí nghiệm dùng Globulin miễn dịch phòng bệnh lợn con phân trắng ở lợn con theo mẹ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Cù Xuân Dần, Trần Cừ (1996), Sinh lý gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Cù Xuân Dần, Phạm Đức Lộ, Đỗ Đức Việt (1979), Chỉ tiêu cơ bản hình thái máu của trâu bò Việt Nam, Tạp chí khoa học kỹ thuật số 12/1979.
6. Đào Trong Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Đức (1985), "Kỹ thuật cung cấp nước uống", Hội thảo khoa học nước uống và vệ sinh môi trường, Bộ khoa học công nghệ và Môi trường, Hà Nội.
8. FAO (1994), Chẩn đoán vi khuẩn học thú y, các phương pháp chẩn đoán bệnh do vi khuẩn Chlostridium, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn thường gặp và biến động số lượng của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Điều trị thử nghiệm, Luận án Thạc sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1999), Một số kết quả nghiên cứu tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trong thú y, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa CNTY 1996 - 1998, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Giáo trình tổ chức phôi thai học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Trần Minh Hùng (1986), Bào chế Rodovet ứng dụng điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở trâu, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y, NXB Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Phạm Văn Huồng (2007), Tình hình hội chứng tiêu chảy ở bê nghé nuôi tại huyện Gia Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Khanh (1994), Chế phẩm vi sinh Biolactyl trong khống chế hội chứng tiêu chảy ở lợn con, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện KHKT nông nghiêp, Hà Nội.
15. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
16. Phạm Khuê (1998), Điều chỉnh nước và điện giải, Cẩm nang điều trị nội khoa, NXB Y học , Hà Nội.
17. Nguyễn Tài Lương (1992), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
18. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình chẩn đoán lân sàng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Hồ Văn Nam, Trương Quang và cs (1997), "Tình hình nhiễm Salmonella và vai trò của Salmonella trong bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y số 1/1997 và số 2/1997, Hội thú y Việt Nam.
21. Nguyễn Ngã, Nguỹên Thiên Thu, Lê Lập, Lê Thị Thi, Vũ Khắc Hùng (2000), Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng ỉa chảy của bê, nghé khu vực Miền trung, Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Vũ Văn Ngữ (1979), Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil, NXB Y học, Hà Nội.
23. Vũ Văn Ngữ, Lê Thị Kim Thao (1982), Tác dụng của Subcolac trong việc phòng và trị bệnh lợn con ỉa phân trắng, Tạp chí khoa học kỹ thuật, Hà Nội., kỹ thuật thú y, NXB Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Sử An Ninh (1993), "Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng", Kết quả nghiên cứu khoa học khoa CNTY, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
25. Phạm Quang Phúc (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, vai trò của Escherichia coli gây tiêu chảy ở bê, nghé tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Nguyễn Vĩnh Phước (1974), Vi sinh vật học thú y, tập I,II, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
27. Nguyễn Vĩnh Phước (1976), Vi sinh vật học thú y tập III NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
28. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp ,Hà Nội.
29. Phan Thị Thanh Phượng (1998), Phòng và chống bệnh phó thương hàn lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Hoàng Quang và cs (2003), Giáo trình thực tập hoá sinh, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Sửu (2005), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê, nghé dưới 6 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền núi phía bắc và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella và Chlostridium perfringens phân lập được, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Lê Thị Tài, Đinh Bích Thuỷ (1980), Bào chế và tổng hợp "F.B.A" ứng dụng và điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở trâu, Kết quả nghiên cứu khoa học
33. Đoàn Thị Băng Tâm (1978), Bệnh động vật nuôi tập I, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
34. Phạm Ngọc Thạch (1998), Một số chỉ tiêu lâm sàng ở trâu viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
36. Trịnh Văn Thịnh (1964), Bệnh nội khoa và ký sinh trùng thú y, NXB Nông thôn , Hà Nội.
37. Trịnh Văn Thịnh (1978), Quy trình kỹ thuật phòng bệnh lợn con ỉa phân trắng, Thông tin thú y, Hà Nội.
38. Nguyễn Thiên Thu, Nguyễn Quang Đạo, Đào Duy Hưng, Lê Duy Hưng và cs (2002), "Nghiên cứu sản xuất kháng thể khác loài từ lòng đỏ trứng gà phòng bệnh ỉa chảy do E.coli và Salmonella ở lợn con", Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.
39. Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp , Hà Nội.
40. Nguyễn Quang Tuyên (1995), Nghiên cứu đặc điểm của một số chủng Salmonella gây tiêu chảy ở bê và biện pháp phòng trị, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
41. Chu Văn Tường (1991), ỉa chảy cấp trẻ em, Bách khoa thư bệnh học tập I, NXB Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
42. Nguyễn Như Viên (1976), ứng dụng tính kháng khuẩn của Bacilus subtilis để phòng và chữa bệnh cho gia súc, Báo cáo khoa học kỹ thuật nông nghiêp, Hà Nội.
43. Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1994), "Thử nghiệm chế phẩm huyết thanh siêu mẫn trên lợn con mới sinh để nâng cao khả năng phòng bệnh phân trắng lợn con', Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y.
B. Tiếng Anh
44. A live A.A (1963), Influence of high enviromental temperature on motor function of the digestive tract in buffaloes.
45. Batrz C.R., Conklin R.H., Tunstall C.B., Steller J.H. (1980), Prevention of murine rotavirus infections of infection with chicken egg yolk immunoglobins.
46. Becht J. L. (1986), Fluid therapy in large animal patients; procedings of the application of intestive care therapies and parenteral notrition in large animal medicine.
47. Blackwell T.E. (1989), Enteritis and diarrhea. Vet clin North Am.
48. Carter J.D., Hird D.W., Farver T.B. (1986), Salmonellosis in hospitalized horses: seasionality and case fatality rates, J. Am. Vet. Med. Assoc. 12. Contrepois M., Girardeua J.P., Dubourguier H.C., Gouet P. (1985), "K99 vacxination of cows amd colostral protection of experimentally infected of calves with K99 Escherichia coli", Annales of Recharchs Veteryneries.
49. Carter G.R, Chengappa M.M, Rober A.W (1995), Esentinals of Veterinary Microbiology, Copyright 1995 Williams and Wilkins Rose trê corporate centre building 2 1400 North Providence Rd.
50. Craven J. A., Barnum D. A. (1974), Ecology of intestinal Escherichia coli in pigs, can J. comp. Med.
51. Daigmeault J., Thurmond M., Anderson M., Tyler., Picanso J., Cullor J. (1991), "Effeect of vacxination with the R mutant Escherichia coli (J5) antigen on morbidity and mortalyty of dairy of calves", American Juornal of Veterinary Research.
52. Fairbrother J.M. (1992), Enteric Colibacillosis Diseases of swine, Iowa State Univ, Press/AMES, Iowa USA, 7th Edition.
52. Fisher E.W. (1975), Water and electrolyte studies in newborn calves partycular reference to the effect of diarrohoea, Res. Vet. Sci.
54. Hideaki yoko Ymaha., Robert C., Peralta V. (1991), "Passive protective effect of chicken egg yolk, immunoglobins again experimental aenterotoxigenic E.coli inffection inneonatal piglets".
55. Gillies J.A. (1989), Development of water supply and water treament system for a small rural community, Oxford.
56. Higara C.Y., Kodama., Sugiyama., Chikawa Y.I. (1990), Privention of humen rotavirus infection with chicken egg yolk, immunoglobins containing rotavirus antibody in cat.
57. Hori M., Hidaka S., Mimura T. (1989), "Effects of the oral administration of enterotoxin toxigenic E.coli K99 - specific monoclonal antibody toneonatal calves", Jounal of the Veterinary medical Associction.
58. Jackson D.F., Walker P.G. (1983), "The straisient appearentce of IgE antibodies in the bile of rats injected with S.enterritidis", Immunol Letters.
59. Jaszovsky I. (1982), "Protective roler of O antigen in S.typhymurium infection", Acta microbiol, Acade, Science.
60. Kaura, Y.K (1988), A two - year surrveillance (1984 - 1986) on the incidence of salmonella serotypes in diarrhoe calves at some of the organized animal farms. Indian Journal of animal scienses.
61. Lantier F., Paradon P., Marly C.H. (1981), "Vacxinal properties of Salmonella abortus ovis mutant of streptomycin, screening with a murine model", Infec, Immunity.
62. Martin Sara N. (1991), Orgaziration and analysis of water quality data, Michigan.
63. Mc Keown J.M. (1986), Disorders of total body sodium, In Kokko JP and Tannen RL, Fluid and electrolytes, Philadenphia WB suander.
64. Michael J.G., Mallan J. (1981), "Immune response to parent and rough mutant strains of Salmonella minosota", Infection and immunity.
65. Nagy B., Fekate P.Z.S. (1985), "Phathogenic E.coli in animal ETEC infection of pigs", Veterinary research Special issue, Inra FNV, Touluose France.
66. Radotis O.M., Blood D.C., Gay C.C. 91994), "Veterinary medicine, the texbook of disease the cattles, cheeps, pigs, goatls and horses", Disease caused by E.coli, disease caused by Salmonella, London, Philadenphia, Sydney, Tokyo, Toroto.
67. Russel A., William L., Monlux S., Munlux A. (1991), Veterinary pathology, University press, Ames, USA.
68. Seversova M.K., Stanilayvsky E.S. (1979), 'E.coli - Bashir A.N, Laidner I.G. Experrimental study of caccines againts S.typhymurium infection of hygien, opidem", Microbiol and immuno.
69. Taylor D.J., Begelan M.E. (1986), Clostridium infection Diseases of swine, IOWA state University Press/ AMESS USA, 7th Edition.
70. Wierer G., Gordon W. A., Luke D., Butler D.G. (1983), Diseases of the newborn J. Agric - Sci.
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học nông nghiệp hà nội
-----------&-----------
đoàn thị dịu
Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trong Hội chứng tiêu chảy của bê đang nuôi tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận
tỉnh Hà Tây. Một số biện pháp phòng trị bệnh
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học : PGS.ts. Đỗ đức việt
Hà nội – 2009
lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên
Đoàn Thị Dịu
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo bộ môn Giải phẫu - Tổ chức phôi thai - Khoa Thú y, các thầy cô giáo giảng dạy chương trình sau đại học, Viện sau đại học và Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Đỗ Đức Việt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài và hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì cùng các gia đình chăn nuôi bò sữa của một số xã gần trung tâm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2009
Học viên
Đoàn Thị Dịu
mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ vii
danh mục bảng
2.1 Hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở nước ta (từ năm 2003 – 2008) 4
4.1 Cơ cấu đàn bò sữa của trung tâm từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008 38
4.2 Dịch bệnh trên đàn bò sữa của trung tâm từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008 39
4.3 Tình hình Hội chứng tiêu chảy trên đàn bê nuôi tại trung tâm và vùng phụ cận từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008 40
4.4 Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số mạch đập của bê viêm ruột ỉa chảy 43
4.5 Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu 47
4.6 Một số chỉ tiêu về chất lượng hồng cầu 49
4.7 Thời gian đông máu, tốc độ lắng và sức kháng của hồng cầu 52
4.8 Một số chỉ tiêu về bạch cầu 55
4.9 Hướng nhân và thế máu của bê bệnh và bê khoẻ 57
4.10 Kích thước các loại tế bào máu 59
4.11 Kết quả định lượng protein tổng số và các tiểu phần protein huyết trong máu bê viêm ruột ỉa chảy và bê khỏe 62
4.12 Hoạt độ men GOT và GPT, độ dự trữ kiềm và hàm lượng đường huyết trong máu bê viêm ruột ỉa chảy 64
4.13 Kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở bê 69
danh mục biểu đồ
STT
Tờn biểu đồ
Trang
4.1. Sự biến đổi nhiệt độ, tần số hô hấp, tần số mạch đập của bê viêm ruột ỉa chảy so với bê khoẻ 44
4.2. Sự biến đổi số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu của bê viêm ruột ỉa chảy so với bê khoẻ 48
4.3. Sự biến đổi hàm lượng huyết sắc tố trung bình, nồng độ huyết sắc tố trung bình, thể tích trung bình và diện tích trung bình của hồng cầu trong máu của bê viêm ruột ỉa chảy so với bê khoẻ 50
4.4. Sự biến đổi số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu trong máu của bê viêm ruột ỉa chảy so với bê khoẻ 56
4.5. Sự biến đổi hàm lượng Protein tổng số và các tiểu phần Protein huyết thanh trong máu bê viêm ruột ỉa chảy so với bê bệnh 63
4.6. Sự biến đổi hàm lượng GOT và GPT trong máu bê viêm ruột ỉa chảy so với bê khoẻ 64
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTY09026.doc