Khảo sát công đoạn gia vôi sơ bộ tại nhà máy đường

Cần Thơ 06/2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Ngô Trần Quang Huy KHẢO SÁT CÔNG ĐOẠN GIA VÔI SƠ BỘ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP HẬU GIANG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Người hướng dẫn Ths. Huỳnh Thị Phương Loan Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy i LỜI CẢM ƠN Là sinh viên năm cuối ngành công nghệ thực phẩm, chuẩn bị tốt

pdf87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát công đoạn gia vôi sơ bộ tại nhà máy đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp ra trường, với mong muốn được tiếp xúc với điều kiện sản xuất thực tế em đã quyết định xin thực tập thực tập tốt nghiệp tại nhà máy đường Phụng Hiệp - Hậu Giang. Trong ba tháng thực tập tại nhà máy, với em đây là khoảng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài, nó đủ để em hoàn thành những mục tiêu đã được vạch ra trước. Trong suốt thời gian thực tập tại nhà máy, được quan sát quy trình sản xuất, được xem cách vận hành, hoạt động của các thiết bị trong nhà máy em đã có cơ hội để củng cố lại các kiến thức đã học và tiếp thu những kiến thức thực tế mới. Khoảng thời gian thực tập tại nhà máy là khoảng thời gian vô cùng bổ ích đối với em, nó làm phong phú thêm hành trang tri thức của em giúp em tự tin hơn khi tìm việc làm sau này. Em xin cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn công nghệ thực phẩm đã tạo điều kiện cho em thực hiện chuyến thực tập này. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Phương Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài. Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà máy đường Phụng Hiệp - Hậu Giang, các anh, chị công nhân nhà máy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyến thực tập. Em xin chânh thành cảm ơn anh Huỳnh Thanh Thế - trưởng phòng KT-NCPT đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực tập tại nhà máy. Em xin chân thành cảm ơn! Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy ii TÓM TẮT Công nghệ sản xuất đường đã có từ rất lâu và không ngưng nâng cao về chất lượng cũng như số lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để làm sạch nước mía: phương pháp sulfit hóa, phương pháp vôi hóa, phương carbonat hóa,… riêng nhà máy đường Phụng Hiệp-Hậu Giang đã áp dụng phương pháp sulfit hóa kiềm mạnh vì phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả làm sạch tương đối cao, chất lượng đường tốt. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là sự chuyển hóa đường cao, gia tăng lượng mật rỉ và làm giảm hiệu suất thu hồi. Do đó để khắc phục những nhược điểm trên, trong phạm vi phòng thí nghiệm, em đã quyết định thực hiện đề tài “khảo sát công đoạn gia vôi sơ bộ tại nhà máy đường Phụng Hiệp” để tìm ra các giá trị pH, nhiệt độ, thời gian xử lý tối ưu cho công đoạn gia vôi sơ bộ, từ đó có thể hạn chế được sự chuyển hóa đường và làm tăng hiệu suất thu hồi. Các yếu tố: pH, nhiệt độ, thời gian xử lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển hóa đường. Do đó để tối ưu hóa công đoạn gia vôi sơ bộ thì chúng ta phải có những giải pháp để khống chế tốt các yếu tố này. Qua kết quả của các thí nghiệm thực hiện tại nhà máy có thể kết luận: nếu muốn tăng hiệu suất thu hồi và hạn chế sự tổn thất đường thì trong công đoạn gia vôi sơ bộ chúng ta cần phải đảm bảo các thông số sau: + pH = 6.2 + Nhiệt độ: 70 0C + Thời gian gia nhiệt: 15 phút Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy iii DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Sơ đồ mặt bằng nhà máy ............................................................................ 3 Hình 2: Sơ đồ tổ chức nhà máy................................................................................ 4 Hình 3: Quy trình sản xuất của nhà máy................................................................ 5 Hình 4: Sơ đồ nấu đường ba hệ A-B-C ................................................................... 6 Hình 5: Quy trình xử lý nước thải......................................................................... 14 Hình 6: Sơ đồ cấu tạo thiết bị gia nhiệt ống chùm................................................ 20 Hình 7: Sơ đồ cấu tạo thiết bị gia nhiệt tấm.......................................................... 23 Hình 8: Sơ đồ cấu tạo thiết bị lắng ........................................................................ 24 Hình 9: Sơ đồ cấu tạo thiết bị lọc chân không ...................................................... 28 Hình 10: Sơ đồ cấu tạo thiết bị cô đặc ................................................................... 32 Hình 11: Sơ đồ cấu tạo thiết bị nấu đường ........................................................... 36 Hình 12: Sơ đồ cấu tạo thiết bị trợ tinh ngang làm mát bằng không khí ............ 40 Hình 13: Sơ đồ cấu tạo thiết bị trợ tinh cưỡng bức làm mát bằng nước ............. 42 Hình 14: Sơ đồ thiết bị trợ tinh đứng làm mát bằng nước................................... 44 Hình 15: Sơ đồ cấu tạo thiết bị trợ tinh chân không làm mát bằng phương pháp cơ học ....................................................... 47 Hình 16: Sơ đồ cấu tạo máy ly tâm liên tục .......................................................... 48 Hình 17: Sơ đồ cấu tạo máy ly tâm gián đoạn ...................................................... 51 Hình 18: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nhiệt độ và AP của nước mía sau gia vôi ............................................................. 63 Hình 19: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa pH và AP của nước mía sau gia vôi ............................................................. 64 Hình 20: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa thời gian và AP của nước mía gia vôi.................................................................... 65 Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE ................................................... 13 Bảng 2: Kiểm soát quy trình xử lý nước thải ........................................................ 14 Bảng 3: Kết quả thí nghiệm 1 ................................................................................ 63 Bảng 4: Kết quả thí nghiệm 2 ................................................................................ 65 Bảng 5: Kết quả thí nghiệm 3 ................................................................................ 66 Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy v MỤC LỤC Phần I TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP............................ 1 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP ................. 1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy....................................... 1 1.2. Sơ đồ mặt bằng nhà máy ............................................................................. 3 1.3. Sơ đồ tổ chức nhà máy................................................................................. 4 Chương 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY ..................................... 5 2.1. Quy trình sản xuất của nhà máy ................................................................. 5 2.2. Hệ thống nấu đường ba hệ A-B-C ............................................................... 6 2.3. Thuyết minh quy trình sản xuất.................................................................. 6 2.3.1. Khâu ép.................................................................................................... 6 2.3.2 Khâu hóa chế............................................................................................ 8 2.3.3. Khâu nấu đường.................................................................................... 10 2.3.4. Khâu ly tâm – thành phẩm .................................................................... 10 Chương 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU, YÊU CẦU CỦA NHÀ MÁY......................... 12 3.1. Chỉ tiêu chất lượng đối với đường thành phẩm........................................ 12 3.1.1 Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát trắng hạng A.............................. 12 3.1.2. Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát trắng hạng B............................. 12 3.1.3. Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát vàng loại I ................................. 12 3.1.4 Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát vàng loại II ................................ 12 3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE chứa đường thành phẩm........... 13 Chương 4: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY..................... 14 4.1. Quy trình xử lý nước thải .......................................................................... 14 4.2. Kiểm soát quy trình xử lý nước thải ......................................................... 14 4.3. Quy trình vận hành.................................................................................... 15 4.3.1. Kiểm tra thiết bị ..................................................................................... 15 4.3.2. Vận hành thiết bị ................................................................................... 15 4.3.3. Dừng thiết bị.......................................................................................... 16 Phần II CÁC THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY...................................................... 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy vi Chương 1: CÁC THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN TRONG NHÀ MÁY................... 17 1.1. Băng tải....................................................................................................... 17 1.2. Gàu tải ........................................................................................................ 17 1.3. Vít tải .......................................................................................................... 17 1.4. Thiết bị sấy sàng rung................................................................................ 18 Chương 2: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY .................................................................. 19 2.1. Thiết bị truyền nhiệt .................................................................................. 19 2.1.1 Gia nhiệt ống chùm ................................................................................ 19 2.1.2. Gia nhiệt tấm ......................................................................................... 23 2.2. Thiết bị lắng................................................................................................ 24 2.3. Thiết bị lọc chân không.............................................................................. 28 2.4. Thiết bị cô đặc ............................................................................................ 31 2.5. Thiết bị nấu đường..................................................................................... 35 2.6. Thiết bị trợ tinh.......................................................................................... 39 2.7. Thiết bị ly tâm ............................................................................................ 47 Phần III KHẢO SÁT CÔNG ĐOẠN GIA VÔI SƠ BỘ ....................................... 54 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC LÀM SẠCH NƯỚC MÍA......... 54 1.1. Mục đích và nhiệm vụ làm sạch nước mía................................................ 54 1.2. Cơ sở hóa học của việc làm sạch................................................................ 54 1.2.1. Tác dụng và ảnh hưởng của pH đến quá trình làm sạch...................... 54 1.2.2. Tác dụng và ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình làm sạch.............. 55 1.2.3. Tác dụng và ảnh hưởng của các chất điện ly đến quá trình làm sạch ......................................................................... 56 Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................. 58 2.1. Phương tiện thí nghiệm.............................................................................. 58 2.2. Phương pháp thí nghiệm ........................................................................... 58 2.2.1. Mục đích thí nghiệm.............................................................................. 58 2.2.2. Bố trí thí nghiệm.................................................................................... 58 Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy vii Chương 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................... 63 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ gia vôi đến sự chuyển hóa đường...................... 63 3.2. Ảnh hưởng của pH gia vôi đến sự chuyển hóa đường.............................. 64 3.3. Ảnh hưởng của thời gian gia nhiệt đến hiệu quả làm sạch ...................... 65 Chương 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................... 67 4.1. Kết luận ...................................................................................................... 67 4.2. Kiến nghị .................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 1 Phần I TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy đường Phụng Hiệp là một doanh nghiệp nhà nước có tài khoản chuyên thu và chuyên chi, được sử dụng con dấu riêng của đơn vị theo phân cấp doanh nghiệp. Nhà máy trực thuộc công ty mía đường Cần Thơ (tên thương mại là CASUCO). Đơn vị chủ quản là sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ trước đây, nay là tỉnh Hậu Giang.Nhà máy có trụ sở tại khu vực V, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, điện thoại: (0710).867537- 866236-867520, fax: (0710).867359, email: nmdph@hcm.vnn.vn. Nhà máy có các điều kiện thuận lợi sau: - Gần chợ. - Tổng diện tích khoảng 7ha phù hợp với công nghệ sản xuất đường to của Ấn Độ. - Ở cập kênh xáng Bún Tàu có chiều ngang 110m, chiều sâu 6.3m, cách quốc lộ khoảng 800m, là đầu mối giao thông đường thủy quan trọng, có thể vận chuyển sản phẩm lên hướng TP Hồ Chí Minh hoặc ngược về Cà Mau và việc thu mua nguyên liệu mía của nông dân cũng rất dễ dàng. - Về môi trường: nhà máy nằm xa khu dân cư, nên ít gây ảnh hưởng đến đời sống dân nhân trong vùng. Kể từ khi hoạt động nhà máy đã đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: - Về nông nghiệp: làm yên lòng những người trồng mía về việc tiêu thụ mía, giá cả không bấp bênh như trước, sản phẩm được bao tiêu hợp đồng với nhà máy. Nhà máy cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật, giúp nông dân yên tâm sản xuất. - Về công nghiệp: địa phương có thêm một nhà máy lớn. - Về dịch vụ: nhà cửa mọc lên kéo theo các loại hình dịch vụ khác (buôn bán, nhà trọ mọc lên…). - Về giải quyết việc làm xã hội: đào tạo công nhân tại chỗ thành công nhân có trình độ kỹ thuật cao, tạo việc làm ổn định cho lực lượng nhàn rỗi ở địa phương, góp phần tạo an ninh trật tự cho địa phương. - Hơn nữa việc thành lập nhà máy này rất phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước lúc bấy giờ đó là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 2 Quá trình xây dựng và phát triển của nhà máy: nhà máy được thành lập theo quyết định số 585/QĐ UBT ngày 13/3/1999 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Cần Thơ: - 5/8/1995: khởi công xây dựng công trình (sàn lắp nền xây dựng dây chuyền). - 1/8/1996: nhập tấn thiết bị đầu tiên của Ấn Độ. - Cuối 1998: hoàn tất xây dựng và lắp đặt nhà máy. - 15/2/1999: nhà máy hoạt động thử và bắt đầu từ đó đi vào hoạt động chính thức qui trình sản xuất đường theo công nghệ của nhà máy do hãng ISGEC Export Limited của Cộng Hoà Ấn Độ với công suất thiết kế ban đầu là 1250 tấn mía cây/ngày, sản xuất đường theo phương pháp sunfit hóa kiềm mạnh. - 29/9/1999: nhà máy chình thức đi vào hoạt động sản xuất. Qua các vụ sản xuất nhà máy đường Phụng Hiệp đã có vị trí xứng đáng trên thị trường trong nước. Nhà máy đạt huy chương vàng và giải bông lúa vàng tại hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ năm 2000-2001. - 11/2001: nhà máy được chứng nhận là có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000. Nhà máy hoạt động từ 8 đến 9 tháng trong năm. Tháng 9 năm 1998 nhà máy chính thức hoạt động và sản xuất thử, tháng 9 năm 1999 bước vào sản xuất chính cho mùa vụ 1999-2000. Sản phẩm của nhà máy làm ra là loại đường cát trắng kết tinh theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN:6959-2001) và các loại sản phẩm cạnh đường, sau đường như: phân vi sinh hữu cơ, ván ocal và các sản phẩm tương lai sau này như: rượu, bia, cồn, bánh kẹo,…Đường thành phẩm làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu đường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài:Singapore, Campuchia,… Hiện nay nhà máy đã nâng công suất lên 2500 tấn mía cây/ngày tương ứng với 225 tấn đường/ngày. Số lượng công nhân của nhà máy là 400 người. Đồng thời công ty mía đường Cần Thơ bây giờ đã chuyển thành công ty cổ phần mía đường Cần Thơ với tổng giá trị sản phẩm trên 18 tỷ đồng trong đó cán bộ công nhân viên mua 50% vốn. Với mục tiêu phát triển ngày càng mạnh hơn, hiệu quả hơn, nhà máy đường Phụng Hiệp đã có những biện pháp tích cực, thường xuyên có những cuộc đại tu sửa chữa thiết bị, áp dụng những qui trình công nhệ hiện đại, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật của đội ngũ công nhân,…để đạt được mục tiêu: một ngày không xa thương hiệu Casuco của nhà máy đường Phụng Hiệp nói riêng và công ty cổ phần mía đường Cần Thơ sẽ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến ở thị trường thế giới. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 3 1.2. Sơ đồ mặt bằng nhà máy Hình 1: Sơ đồ mặt bằng nhà máy N hà x e 2 bánh C Ổ N G Khu hành chính Hội trường Nhà vệ sinh Phòng hoá nghiệm Khu chứa bã mía M ật rỉ Khu cơ khí Khu phát điện Lắng Kho vật tư Lò hơi Ống khói Tổ đó n g đư ờn g tú i K ho ch ứa ba o Khu ép Băng tải vận chuyển mía Sấy Đóng bao Kho đường Ph òn g n ôn g v ụ N hà v ệ sin h Xông SO2 lần 2 Nấu đường Trợ tinh Ly tâm Cô đặc Gia vôi sơ bộ Gia nhiệt H ệ thố ng cột Z N hà x e 4 bá n h Khu xử lý nước thải N hà ăn Lọc gia vôi chính, xông SO2 lần 1 Cầu trục T rạm bơ m Đậu thuyền Kho đường Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 4 1.3. Sơ đồ tổ chức nhà máy Hình 2: Sơ đồ tổ chức nhà máy Phòng tài chính kế hoạch Phó giám đốc nguyên liệu Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất Phòng vật tư Phòng kỹ thuật nghiên cứu và phát triển Đội xử lý chất thải Phòng hóa nghiệm Xưởng đường Xưởng cơ điện Phòng nông vụ Phòng tổ chức hành chính Đội bảo vệ Ban Giám Đốc Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 5 Chương 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 2.1. Quy trình sản xuất của nhà máy Hình 3: Quy trình sản xuất của nhà máy NGUYÊN LIỆU (mía) Cân (10 tấn) Bàn lùa (có khoả bằng) Băng tải xích Khoả bằng Dao chặt Búa đập tơi Băng tải cao su Tách sắt DÀN ÉP (4 máy ép) Bã mía Lò đốt Cân Gia vôi sõ bộ pH 5,5-6,0 Gia nhiệt lần 1 to = 68-70oC Gia vôi chính pH 9,5-11,0 Ca(OH)2 H3PO4 Ca(OH)2 Trung hoà pH 7,0-7,2 Gia nhiệt lần 2 to = 100-105oC Lắng to = 98oC SO2 NƯỚC MÍA HỖN HỢP Bx = 12-15% pH 5,0-5,5 Bùn Lọc bùn chân không Bùn BỎ Nước lọc bùn to = 110-115oC Chè trong pH 7,0 Cô đặc (5 hiệu, 6 nồi) SIRÔ NGUYÊN XÔNG SO2 LẦN 2 SIRÔ SUNFIT NẤU ĐƯỜNG 3 HỆ A, B, C Gia nhiệt 3 (gia nhiệt tấm) to = 110-115oC Cám mía Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 7 2.2. Hệ thống nấu đường ba hệ A-B-C Hình 4: Sơ đồ nấu đường ba hệ A-B-C 2.3. Thuyết minh quy trình sản xuất Có thể chia hoạt động của nhà máy đường thành những khâu sau: - Nhận mía và ép mía. - Làm sạch nước ép và bốc hơi. - Nấu đường. - Ly tâm và thành phẩm. 2.3.1. Khâu ép Mía chín từ các nông trại thường được chuyên chở tới nhà máy bằng đường bộ hay bằng thuyền. Ở giai đoạn này nên hạn chế tối thiểu thời gian thu hoạch và chuyên chở vì sự chuyển hóa, hao hụt đường trong mía có thể xảy ra sau 24 giờ thu hoạch. Mía trước tiên được cân trên cầu cân mía và sau đó được bốc dỡ lên bàn tiếp liệu hoặc xích tải mía bởi cẩu mía. Xích tải mía tiếp nạp mía vào máy ép sau khi qua các thiết bị chuẩn bị mía như: máy khoả bằng, dao chặt và búa đập. Chi tiết của các thiết bị của khâu ép như sau: Chè trong xông SO2 Chè trong Sirô sulfit Trợ tinh A Ly tâm A Đường A Sấy Magma B Mật Anguyên Đóng bao Kho Đường non A Giống B Đường non B Mật B Mật Aloãng Đường B Trợ tinh B Đường non C Ly tâm B Trợ tinh C Ly tâm C t B Đường C Mật rĩ Hồi dung Giống C Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 8 - Cẩu: hai cẩu làm việc liên tục đảm bảo cho lượng mía vào khâu ép. Cẩu có công suất là 10T/cẩu trong đó dầm cẩu: 54m, sức nâng lớn nhất của cẩu là 10T, tốc độ hạ của mỗi cẩu là 9m/phút. - Bàn lùa: bàn lùa có kích thước 5m x 7m, có 6 sợi xích kéo bằng thép với bước xích 150mm, lực kéo để làm đứt xích bàn lùa là 30T. Bàn lùa di chuyển với vận tốc là 1.5 – 5 m/phút - Máy khỏa bằng: được đặt phía trên xích tải mía để ngăn chặn lượng mía nạp vào dao chặt quá nhiều gây nên việc nghẽn ở dao chặt. Máy khoả bằng gồm 1 trục bằng thép được truyền động bằng motor qua hộp giảm tốc bánh vít & trục vít. Trục được lắp bởi các cánh, chạy với tốc độ 70 vòng/phút, ngược với hướng di chuyển của mía trên xích tải mía. Các thông số kỹ thuật của máy khỏa bằng: số lượng cánh tay gạt là 12; kích thước trục: đường kính ngoài 1000 x đường kính trong 400 x 1300; tốc độ quay là 600v/phút. - Dao chặt: việc chuẩn bị mía bằng dao nhất thiết bao gồm việc phá vỡ vỏ cứng, mắt mía và chặt mía thành nhiều phần ngắn nhằm tăng công suất ép và hiệu suất ép. Dao chặt bao gồm một trục bằng thép tôi có các giá bằng thép đúc. Trục đỡ bằng ổ bi 2 dây và được nối trực tiếp với motor quay ở tốc độ 70 vòng /phút. Các thông số kỹ thuật của dao chặt: số lượng lưỡi là 26, bước là 87mm; tốc độ quay là 600v/phút. - Búa đập (búa đập cánh tĩnh): gồm trục bằng thép tôi có khả năng chịu lực cao, có các giá bằng thép đúc. Các búa có bề mặt cứng quay ở tốc độ cao và buộc mía phải đi qua rãnh hẹp giữa búa và tấm đe. Các búa sẽ đập mía trên tấm đe và trong quá trình này chúng xé mía ra. Búa đập truyền động bằng motor điện có tốc độ 750 vòng/phút. Các thông số kỹ thuật của búa: số lượng lưỡi là 36; tốc độ quay là 750v/phút. Từ việc chuẩn bị mía, tế bào (xơ) nằm trong cây mía dễ bị phá vỡ nên chiết xuất nước ép được tối đa. Khu ép chiết xuất nước ép bằng cách chuyển mía đã chuẩn bị qua các rãnh nhỏ hơn nằm giữa trục ép và lược đáy. Điều này đạt được nhờ một dãy 4 máy ép được truyền động ở tốc độ 4-5 vòng/phút nhờ 2 turbine 450 HP và bánh răng giảm tốc. Mỗi máy ép gồm một trục nạp liệu cưỡng bức và máng donelly để hỗ trợ cho việc nạp liệu vào hệ thống ép. Các bệ máy bằng thép đúc có khả năng chịu lực mạnh được gắn trực tiếp lên máng. Các nắp bên và đỉnh được gắn bằng chốt côn để tháo lắp dễ dàng. Nắp trên có hệ thống thủy lực để tạo lực ép trực tiếp lên trục. Hệ thống tạo áp lực trục đỉnh (bằng thuỷ lực) được sử dụng ở các trục đỉnh của máy ép, được thiết kế để duy trì áp lực cố định không phụ thuộc thể tích của mía hoặc bã mía đi qua máy ép. Độ nâng tối đa của trục đỉnh là 30 mm. Với sự giúp đỡ của vít kéo đẩy gắn trên các nắp bên, vị trí của bạc đở trục bên máy ép có thể thay đổi được để lắp đặt máy ép. Các trục và đỉnh được đỡ bằng các bạc đỡ, được làm nguội bằng nước. Trục đỉnh (trừ máy ép thứ tư) là trục hình hoa sen, để cho việc thoát nước ép có hiệu quả Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 9 trong quá trình ép mía/bã. Trục của trục đỉnh được truyền động qua thanh đuôi và khớp nối từ bánh răng truyền động. Các trục bên được truyền động nhờ trục đỉnh thông qua các bánh răng (pinion) bằng thép đúc có các răng thiết kế đặt biệt để thích ứng với các khoảng cách tâm khác nhau. Việc thẩm thấu kép được sử dụng cùng với áp lực trục đỉnh thích hợp trên mỗi máy ép nhằm mục tiêu trích ly đường tối đa và tối thiểu các chất không đường. Quá trình thẩm thấu kép dược thực hiện như sau: nước ép từ máy ép thứ tư được gọi là nước ép cuối có độ Bx rất thấp (khoảng 2.4) nó được cho vào ở trước máy ép thứ 3. Nước ép từ máy ép thứ 3 được cho vào trước máy ép 2. Nước ép kết hợp từ máy ép 1 và 2 được gọi là nước ép hỗn hợp. Nước ép hỗn hợp này được bơm để lược ở sàn lược DSM. Các lưới lược này tách những phần bã mịn (vụn mía). Vụn mía này được chuyển qua một vít tải để trở về quá trình ép ngay trước máy ép thứ 2. Nước ép đã lược được bơm vào cân, cân tính toán để tính trọng lượng của nước ép hỗn hợp. Độ Bx của nước ép hỗn hợp thường duy trì ở giữa 13-15 để cho hiệu quả lắng trong tốt nhất. Bã từ các máy ép cuối được chuyển đến lò hơi hay sân chứa bã nhờ thiết bị chuyển bã. 2.3.2 Khâu hóa chế Do mía gồm nhiều thành phần: đường và không đường nên nước ép hỗn hợp còn chứa nhiều thành phần khác nhau trừ cellulose hoặc hemi-cellulose (thường được gọi là xơ). Nước mía hỗn hợp sau khi cân xong được bơm qua thiết bị gia nhiệt sơ bộ mà nó được lắp đặt và trích hơi của hiệu 4 đến thiết bị ngưng tụ để tận dụng nhiệt thu hồi được từ hơi thải. Thường nước mía đạt được nhiệt từ khoảng 45-46oC, sau đó nước mía hỗn hợp được đun nóng lần nữa trong một thiết bị gia nhiệt khác để đạt nhiệt độ mong muốn 70oC vì tốc độ phản ứng của việc làm sạch nước ép là tối đa ở nhiệt độ này. Từ các thiết bị gia nhiệt, nước mía đi đến thiết bị sulfit hoá nước ép - nơi mà ta thêm một lượng sữa vôi có tính toán và khí SO2. Hầu hết những thành phần không tinh khiết: keo, pectin, sáp, muối vô cơ,…bị kết tủa bởi canxi hidrôxit (sữa vôi) và SO2 chúng ta duy trì độ pH trung tính 7.0 và bơm nước mía đã xử lí qua 2 thiết bị gia nhiệt để đến thiết bị lắng trong. Thiết bị gia nhiệt II lần 1 sử dụng hơi thoát ra của hiệu thứ 2 và cho nhiệt độ ở 80 oC và thiết bị gia nhiệt nước mía II lần 2 sử dụng thứ của hiệu 1và gia nhiệt nước ép lên đến 103oC. Nước mía này đưa đi lắng ở thiết bị lắng trong gồm 5 ngăn. Mỗi khoang đều có đường nước mía vào, nước chè trong và bùn đi ra làm thành một đơn vị chức năng như 4 thiết bị lắng trong độc lập được bao bọc trong 1 thùng hình trụ. Một trục rỗng ở tâm, mang những dao gạt bùn để gạt và di chuyển bùn vào phểu hứng bùn. Nước mía từ thiết bị gia nhiệt cấp II đi vào thùng tự bốc định vị ở phía trên thiết bị lắng trong nhằm cho khí và hơi thoát ra ngoài qua ống ở trên đỉnh. Từ bồn tự bốc, Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 10 nước ép đi vào ngăn cấp liệu qua ống vào dạng tiếp tuyến. Khoang cấp liệu có đường kính bằng nửa đường kính của thiết bị lắng trong, được cung cấp cánh gạt đặt biệt để đùa bọt nổi trên bề mặt vào hộp thu bùn. Nước mía đi vào mỗi khoang qua các lỗ của ống quay trung tâm và chảy ra với tốc độ chảy thấp để làm cho tốc độ chảy rối thấp nhất. Nước chè trong chảy ra qua các lỗ trên ống chạy dọc theo chu vi của mỗi khoang và nước chè trong từ mỗi khoang sẽ chảy vào hộp nước chè trong nhờ các ống thẳng đứng được gắn ở khoang đỉnh. Bùn từ mỗi khoang được gạt bởi cánh gạt và thu bùn vào phểu hứng, và bùn từ tất cả các khoang được dẫn vào hộp chứa bùn nhờ van điều khiển. Hộp chứa bùn cũng giống hộp chứa nước chè trong được định vị ở một đầu của đỉnh thiết bị lắng trong để bùn có thể chảy theo trọng lực xuống khu lọc. Nước chè trong đến thiết bị bốc hơi nhờ được bơm từ một bồn chứa được đặt phía dưới bồn lắng. Tốc độ của cánh gạt bùn thường được điều chỉnh từ một vòng trong 12 phút đến một vòng trong 30 phút. Ở mỗi khoang lắng có các lỗ thông hơi thường khi ép hết năng suất việc thu hồi nước chè trong và bùn là bằng cách chảy tràn. Khi làm việc ở năng suất ép thấp hơn thì nước chè trong được lấy ra từ thùng thu hồi được gắn tại một đầu thấp của thiết bị lắng. Chất liệu cách nhiệt tốt sẽ ngăn chặn việc giảm nhiệt độ của nước mía ngay cả khi nghỉ làm việc và tránh bị xáo trộn do tuần hoàn cục bộ ở vị trí sát vách. Nước mía có bùn từ thiết bị lắng trong được chuyển đến các thiết bị lọc chân không và tách bùn khỏi nước ép. Bùn được thải hồi qua băng tải đai và ra khỏi nhà máy. Bùn này là phân bón rất tốt cho các cánh đồng và nông dân thường mua nó từ nhà máy. Nước mía tách ra từ trống lọc chân không được cho quay về thùng nước mía hỗn hợp (sau khi đã qua sàng DSM), còn nước chè trong đi ra khỏi thiết bị lắng trong lại được lọc lại và đưa đến các thiết bị bốc hơi sau khi qua thiết bị gia nhiệt kiểu tấm. Ở đây chúng ta tăng nhiệt độ của chè trong lên đến 110oC để có được sự bốc hơi thích hợp trong hiệu bốc hơi thứ 1 của thiết bị bốc hơi. Mỗi hiệu của thiết bị bốc hơi đa hiệu gồm 2 cấu trúc hình trụ chính. Cấu trúc thấp hơn gọi là buồng đốt, phần cao hơn được gắn với buồng đốt gọi là buồng bốc. Buồng đốt có cấu tạo hình trụ bằng thép có các ống nhiệt được cố định ở 2 đầu nhờ vào 2 mặt sàn. Thân buồng bốc cũng được làm bằng thép, có hình trụ, trên đỉnh buồng bốc có mái vòm hình nón với bộ phận thu hồi đường và có một đường hơi ra (hơi thứ). Chức năng của bộ phận thu hồi đường là để giữ lại những giọt nhỏ của nước mía bị mang đi bởi hơi. Chiều cao của buồng bốc cao hơn buồng đốt từ 2-2.5 lần để n._.găn chặn sự lôi cuốn của nước mía. Phần đáy của thiết bị bốc hơi là một nón côn cũng bằng thép. Nối với phần đáy gồm một cửa, đường vào nước mía và một số thiết kế còn có một số đường ra. Nước mía đang sôi được tuần hoàn mạnh mẽ qua các ống và đáy chảo, trong khi đó hơi được hình thành và bay lên khoảng không gian của buồng bốc. Hơi đốt được đưa vào khoảng không gian của buồng đốt xung quanh ống. Hơi thứ của hiệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 11 1 dùng gia nhiệt cho hiệu 2 và khu nấu đường. Hơi thứ của hiệu 2 cấp cho hiệu 3, hơi thứ của hiệu 3 được dùng để cấp cho hiệu 4 và hơi thứ của hiệu 4 dùng gia nhiệt nước mía hỗn hợp sơ bộ trước khi vào thiết bị ngưng tụ tạo chân không. Chân không được duy trì ở hiệu thứ 4 của bốc hơi này là 25 inch thuỷ ngân. Nước mía đặc đi ra khỏi hiệu thứ 4 được gọi là sirô và thường có độ Bx là 55-62o. Sirô được sulfit hoá bởi thiết bị sulfit hoá nhờ khí SO2 và độ pH được duy trì ở giai đoạn này là khoảng 5.5, sirô được bơm vào các bồn chứa để nấu đường. Để tạo ra khí SO2 như đã đề cập ở giai đoạn trên, nhà máy sản xuất khí SO2 từ các lò đốt để đốt lưu huỳnh thô với oxy. Khí SO2 sau khi được tạo sẽ được làm nguội và lọc để đạt to =55-60o C và được dùng cho quá trình sulfit hoá nước mía và sulfit hoá sirô. Sữa vôi (canxi hydroxit) được tạo ra bằng cách tôi vôi. Vôi sống (CaO) được trộn với nước nóng và chứa trong các bồn chứa vôi. Sau đó sữa vôi se được bơm đến thiết bị sulfit hóa. 2.3.3. Khâu nấu đường Khu nấu đường của nhà máy được đặt ở sàn có độ cao từ 15-16 m kể từ mặt đất để làm cho đường non chảy dễ dàng theo trọng lực từ nồi nấu đến khu ly tâm. Khu nấu được trang bị 6 nồi có công suất 40 tấn mỗi nồi cùng, bồn sirô, bồn chứa mật và thiết bị trợ tinh giống để chứa giống tinh thể dùng cho việc nấu đường cấp cao. Ngoài những thiết bị này ra các thiết bị trợ tinh chân không cũng được lắp đặt để chứa giống cắt ra từ nồi nấu. Toàn bộ việc nấu được tiến hành dưới điều kiện chân không và vì vậy các nồi nấu được nối với các thiết bị ngưng tụ bởi các ống hơi lớn. Giống như một thiết bị bốc hơi nhưng nồi nấu có điểm khác biệt là các ống truyền nhiệt có đường kính lớn hơn, chiều dài ống ngắn hơn và có một ống tuần hoàn trung tâm lớn ở giữa. Sirô được chứa trong bồn chứa và được đun sôi trong các nồi ở chân không 25 inch Hg, chúng ta sử dụng B magma hoặc bụi mịn của đường (giống) để kết tinh trong nồi. Những phần tử đường nhỏ này cho vào hoạt động như nhân cho quá trình kết tinh đường. Chúng ta thường nấu đường ở vùng siêu ổn định để tránh tạo thành tinh thể dại. Theo lý thuyết kết tinh của Claussirans, giống magma phải được thêm vào nồi sirô quá bão hoà để đạt được đường có chất lượng cao. Sau khi ly tâm đường non A chúng ta được mật A nguyên (A-heavy). Nhờ mật này, chúng ta nấu được đường non B. Sau khi ly tâm đường non B chúng ta được mật B nguyên mà được dùng để tạo đường non C. Đường non C tháo xuống các thiết bị kết tinh đứng. 2.3.4. Khâu ly tâm – thành phẩm Đường non A, B, C được tháo xuống các thiết bị kết tinh để được bồi tinh theo cơ chế động lực của quá trình kết tinh. Đường non A được ly tâm bằng máy ly tâm loại gián đoạn, ta sử dụng nước rửa siêu nhiệt có nhiệt độ 110oC để rửa đường và nhận Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 12 đường trắng ở các sàn hứng. Đường trắng này được làm khô trong các sàn hứng bằng các chuyển động rung của sàng và được đưa lên sàng phân loại đường. Đường cuối cùng sau khi qua sàng phân loại được chứa trong các bao 50 kg bằng Polypropylen để bán. Mật sau khi thu được sau khi rửa đường A được gọi là mật A rửa và được bơm lên để nấu đường B. Các tinh thể B được ly tâm trong máy ly tâm liên tục, đường non được tách tinh thể đường khỏi mật và được dùng để tạo magma B. Magma của đường B được bơm để tạo giống cho non A và số lượng dư thừa sẽ hồi dung trong thiết bị hồi dung đặt ở khu ly tâm. Mật được tách ra từ đường B được coi như mật B nguyên và dùng để nấu non C. Đường non C được bơm vào các thiết bị kết tinh đứng. Thiết bị kết tinh đứng có nhiều ống làm nguội và có cánh khuấy. Thời gian giữ lại ở thiết bị kết tinh đứng này là khoảng 20-24 giờ. Đường non được làm lạnh từ 65oC xuống 44oC và được gia nhiệt trở lại để làm cho tinh thể trưởng thành hơn. Sau đó đường non C đi đến đoạn các thiết bị gia nhiệt chuyển tiếp nơi đó được gia nhiệt lại lên đến 52-53 oC. Nó được ly tâm trong các máy ly tâm liên tục, nơi đường C được tách khỏi mật. Mật được tách ra này gọi là mật rỉ. Nó được cân và được bơm vào các bồn chứa mật rỉ. Đường C sau đó được hỗn hợp tạo magma phía dưới máy ly tâm và bơm lên để tạo giống nấu B và magma dư thừa được hồi dung trong thiết bị hồi dung cùng với magma B. Dung dịch này được bơm lên để nấu đường non A. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 13 Chương 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU, YÊU CẦU CỦA NHÀ MÁY 3.1. Chỉ tiêu chất lượng đối với đường thành phẩm 3.1.1 Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát trắng hạng A • Độ màu (Icumsa colour) ≤ 160oIU • Độ Pol (Polarisation) ≥ 99.7oZ • Độ ẩm (Moisture) ≤0.06m/m • Tro dẫn điện (conductive Ash) ≤0.07m/m • Tạp chất không tan (Insoluble matter) ≤ 60ppm • Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤0.1m/m 3.1.2. Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát trắng hạng B • Độ màu (Icumsa colour) ≤200oIU • Độ pol (Polarisation) ≥99.5oZ • Độ ẩm (Moisture) ≤0.07 m/m • Tro dẫn điện (conductive Ash) ≤0.1m/m • Tạp chất không tan (Insoluble matter) ≤90ppm • Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤0.1m/m 3.1.3. Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát vàng loại I • Độ màu (Icumsa colour) ≤ 300oIU • Độ Pol (Polarisation) ≥99.4oZ • Độ ẩm (Moisture) ≤0.07m/m • Tro dẫn điện (Conductive Ash) ≤0.2m/m • Tạp chất không tan (Insoluble matte) ≤300ppm • Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤0.2 m/m 3.1.4 Chỉ tiêu chất lượng đối với đường cát vàng loại II • Độ màu (Icumsa colour) ≤ 500oIU • Độ Pol (Polarisation) ≥99.3oZ • Độ ẩm (Moisture) ≤0.07m/m • Tro dẫn điện (Conductive Ash) ≤0.3m/m Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 14 • Tạp chất không tan (Insoluble matter) ≤500ppm • Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤0.25 m/m 3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE chứa đường thành phẩm Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE Tên gọi Màu nền Cấu tạo bởi Khối lượng và kích thước Quy cách in Yêu cầu khác 1. Bao PP chứa đường trắng hạng A1, loại bao 50kg Trắng Hạt PP chính phẩm 130±5g/bao (50 x 98)±1cm In 2 mặt 5 màu, có hình viên kim cương, theo mẫu in được nhà máy chấp nhận (lưu mẫu) May 2 đường chỉ đáy 2. Bao PP chứa đường trắng hạng A2, loại bao 50kg Trắng Hạt PP chính phẩm 130±5g/bao (50 x 98)±1cm In 2 mặt 5 màu, có logo công ty lớn, theo mẫu in được nhà máy chấp nhận (lưu mẫu) May 2 đường chỉ đáy 3. Bao PP chứa đường trắng hạng B, loại bao 50kg Vàng Hạt PP chính phẩm 130±5g/bao (50 x 98)±1cm In 2 mặt 3 màu, theo mẫu in được nhà máy chấp nhận (lưu mẫu) May 2 đường chỉ đáy 4. Bao PP chứa đường vàng loại bao 50kg Trắng Hạt PP chính phẩm 130±5g/bao (50 x 98)±1cm In 2 mặt 3 màu, theo mẫu in được nhà máy chấp nhận (lưu mẫu) May 2 đường chỉ đáy 5. Bao PP chứa đường trắng hạng A1, loại bao 20kg Trắng Hạt PP chính phẩm 70 ± 3g/bao (45 x 70)±1cm In 2 mặt 5 màu, có hình viên kim cương, theo mẫu in được nhà máy chấp nhận (lưu mẫu) May 2 đường chỉ đáy 6. Bao PP chứa đường trắng hạng A2, loại bao 20kg Trắng Hạt PP chính phẩm 70 ± 3g/bao (45 x 70)±1cm In 2 mặt 5 màu, có logo công ty lớn, theo mẫu in được nhà máy chấp nhận (lưu mẫu) May 2 đường chỉ đáy 7. Túi PE chứa đường loại bao 50kg Trắng trong Hạt PE chính phẩm 60 ± 5g/túi (62x101)±1cm May 2 đường chỉ đáy 8. Túi PE chứa đường loại bao 20kg Trắng trong Hạt PE chính phẩm 40 ± 3g/túi (47 x 74)±1cm May 2 đường chỉ đáy Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 15 9. Chỉ may Màu trắng Cotton Chương 4: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY 4.1. Quy trình xử lý nước thải Hình 5: Quy trình xử lý nước thải 4.2. Kiểm soát quy trình xử lý nước thải Bảng 2: Kiểm soát quy trình xử lý nước thải STT Thống số kỹ thuật Chuẩn mực chấp nhận Tần số kiểm soát Thiết bị 1 Rác Nước thải không có rác Ca sản xuất Lưới chắn rác 2 Mực nước thải Ngập phía trên giỏ chắn rác 1 giờ Bể trung hòa 3 Thời gian lưu giữ 8 – 10 ngày Không áp dụng Bể yếm khí 4 Mực nước thu hồi Ngập ống hút nước Liên tục Bể thu hồi 5 Tỉ lệ nước sau lọc 50% quay lại bể thu hồi, 50% đi lắng Liên tục Bể lọc 6 Nước sau lắng Không quá đục Liên tục Bể lắng 7 Độ đậm đặc Đặc đến mức có thể bơm đi được Ca sản xuất Bơm bùn 8 Thời gian 7 – 8 ngày 10 ngày Hố phơi bùn 10 Bổ sung dd NaOCl 30% 150kg/ngày Ca sản xuất Bể thu hồi Thải ra sông Nước thải đã xử lý (11) 50% Thu hồi nước thải (10) NaOCl Tách bùn (8) Bùn khô Lắng (6) Bùn lắng (7) Nước thải sau lắng Thải bỏ Lưu giữ yếm khí nước thải (3) Nước thải (1) Điều tiết nước thải (2) Thu hồi nước thải (4) Lọc liên tục nước thải (5) 50% Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 16 11 Độ màu Không bị đen Thường xuyên Bằng mắt 4.3. Quy trình vận hành 4.3.1. Kiểm tra thiết bị • Công suất: 500 m3/ ngày • Kiểm tra song chắn rác trước khi đưa nước thải vào bể trung hoà. • Kiểm tra các cổng vào và cổng ra của 2 bể yếm khí. • Kiểm tra tình trạng hoạt động các bơm, đường ống, bể chứa. • Nếu sau khi kiểm tra tình trạng các thiết bị trên không có gì lạ thì ta đưa vào hoạt động. 4.3.2. Vận hành thiết bị • Nước thải từ nhà máy sẽ được dẫn qua vào bể trung hoà (01). • Mở bơm tải nước thải đến bể yếm khí (02) lưu trữ trong thời gian 8-10 ngày (mở 1 trong 2 bể yếm khí luân phiên nhau). • Nước thải từ bể yếm khí sau thời gian xử lý 8-10 ngày sẽ được thu gom về bể thu hồi (03).Khi bể thu hồi đi chạy bơm cung cấp cho thiết bị lọc chảy (04). • Mở các van xả của thiết bị lọc và đưa nước thải chảy về bể lắng (05) và quay về bể thu hồi với tỷ lệ 50:50. • Nước sau khi ra khỏi bể lắng được bổ sung thêm chất NaOCl với hàm lượng Clo hữu hiệu >= 95%, lưu lượng sử dụng 0.03% (khoảng 150 kg/ngày) và nước được giữ lại bể ổn định nước (06) trong thời gian từ 15 đến 20 phút trước khi xả ra cống. • Cứ sau 4 giờ thì mở van xả bùn ở phía dưới bể lắng khoảng 15-20’ vào hố bùn (07). • Khi hố bùn đầy mở van tải bùn chuyển bùn đến các hố phơi bùn (08). • Có hai hố phơi bùn liên tiếp chỉ cấp bùn cho 01 hố và giữ lại nước đến khi đầy khoảng 10 ngày. Sau đó chuyển sang hố 02. Trong thời gian 7-8 ngày lượng bùn đã cung cấp sẽ được khử nước và làm khô, cạo bỏ bùn khô bằng tay và đưa thiết bị quay về hoạt động  Ghi chú: để cân bằng cho hệ thống xử lý nước thải, trong quá trình vận hành phải đảm bảo: Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 17 o Lưu lượng từ bể trung hoà bơm lên bể yếm khí phải liên tục ổn định cân bằng (không được dao động lớn) o Lưu lượng bơm từ bể thu hồi lên bể lọc chảy cũng phải đảm bảo liên tục và ổn định 4.3.3. Dừng thiết bị • Lượng nước trong bể trung hoà phải bơm hết lên bể yếm khí sau đó dừng bơm. • Khoá van nước lọc 50% về bể thu hồi lại và bơm hết lượng nước thu hồi từ bể yếm khí đến thiết bị lọc, dừng bơm. • Bơm hết lượng bùn chứa ở hố bùn đến 02 và sau đó dừng bơm. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 18 Phần II CÁC THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY Chương 1: CÁC THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN TRONG NHÀ MÁY 1.1. Băng tải - Nhiệm vụ: Vận chuyển mía qua các thiết bị chuẩn bị mía trong công đọan ép mía. - Cấu tạo: Băng tải có cấu tạo gồm một tấm băng bằng cao su đặt trên các tang dẫn động, và tang căng băng (tang bị dẫn). Ngoài ra, người ta còn bố trí các con lăn đỡ dọc theo chiều dài của băng để đỡ băng khỏi bị chùng. tấm băng vừa là bộ phận kéo vừa là bộ phận vận chuyển mía. Động cơ truyền động là motor. Băng tải được đặt nghiên so với mặt phẳng ngang. - Nguyên tắc hoạt động: Động cơ truyền động qua hộp giảm tốc làm quay tang dẫn động. Khi tang dẫn quay sẽ xuất hiện lực ma sát giữa bề mặt tang và bề mặt băng làm cho băng chuyển động. 1.2. Gàu tải - Nhiệm vụ: Vận chuyển đường từ hệ thống sấy sàng rung đến hệ thống sàng phân loại và từ sàng phân loại đến các cyclone chứa đường. - Cấu tạo: Gồm có các bộ phận sau: bộ phận kéo: là một tấm băng được uốn vòng qua tang trên đó có gắn các gầu tải; tang dẫn động, motor, hộp giảm tốc, cơ cấu căng băng, nộp nạp liệu, hộp tháo liệu. - Nguyên tắc hoạt động: Khi làm việc, gầu tải nhận vật liệu ở cửa tiếp liệu ở chân máy và vận chuyển lên phía đầu máy. Dưới tác dụng cùa trong lực và lực quán tính, đường được đổ từ gầu xuống bộ phận tháo liệu. 1.3. Vít tải - Nhiệm vụ: Vận chuyển bã sau quá trình lược trở lại hệ thống ép và đưa bùn ra ngoài ở máy lọc chân không Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 19 - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Là loại cánh vít xoắn liên tục và liền trục, nằm ngang. Khi vận chuyển không cho vật liệu chuyển động theo hướng ngược lại. Trục được nối với motor thông qua hộp giảm tốc. 1.4. Thiết bị sấy sàng rung - Nhiệm vụ: Làm giảm độ ẩm của đường sau khi ly tâm để đường thành phẩm đạt độ ẩm yêu cầu. - Cấu tạo: Là một máng rung bằng kim loại được ghép trên những thanh rung nghiêng (làm bằng gỗ thông). Trên sàng rung có những khe hở để thổi không khí vào. Quá trình sấy được chia làm hai giai đoạn: sấy gió nóng ở đọan đầu và sấy gió lạnh ở đoạn sau. Ngoài ra, người ta còn bố trí bộ phận thoát khí thông với cyclone để thu bụi và thu hồi đường, caloriphe (tạo không khí nóng) và quạt hút (dùng để hút không khí lạnh). - Nguyên tắc hoạt động: Sau khi ly tâm đường A được chuyển xuống hệ thống sấy sàng rung. Ở đoạn đầu của sàng, đường được làm khô băng không khí nóng từ caloriphe sưởi được thổi qua các khe hở cùa sàng. tiếp đó, không khí lạnh được quạt hút và thổi vào (cũng qua các khe) để ổn định đường. Chuyển động rung của sàng sẽ giúp cho các hạt đường tách rời nhau và tạo trạng thái giống như tầng sôi giúp hạt đuờng khô đều. Ở gần cuối sàng có các nam châm để tách các kim lọai còn lẫn trong đường. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 20 Chương 2: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 2.1. Thiết bị truyền nhiệt - Nhiệm vụ: gia nhiệt cho nước mía - Phân loại: gồm gia nhiệt ống chùm và gia nhiệt tấm 2.1.1 Gia nhiệt ống chùm - Cấu tạo: Thiết bị gia mhiệt ống chùm có thân hình trụ tròn thẳng đứng, bên trong có lắp các ống truyền nhiệt bằng thép không rỉ. Phía trên và dưới thiết bị có lắp 2 mâm nằm song song với nhau trên mỗi mâm có các lỗ, 2 đầu của các ống được gắn trên 2 lỗ tương ứng trên hai mâm này. Phía trên và phía dưới thiết bị có 2 nắp đậy, khoảng giữa 2 tấm lắp ống và hai nắp đậy là vùng rỗng chia làm 13 ngăn. Vách ngăn ở hai đầu đặt lệch nhau, nắp trên của thiết bị có 13 van xả khí, nắp dưới có 13 van xả khí tương ứng với mỗi vách ngăn để xả khí tách ra trong quá trình hoạt động. Khoảng không gian nằm ngoài ống truyền nhiệt được giới hạn bởi 2 tấm lắp ống và thân thiết bị gọi là buồng hơi. Nước mía đi vào và đi ra ở đỉnh thiết bị. Hơi đi vào ở phần giữa thân thiết bị, nắp trên và nắp dưới có lắp các tấm ngăn phân chia các ống truyền nhiệt thành 12 lần lên xuống. Sự phân chia này có tác dụng tăng thời gian tiếp xúc của nước mía và ống truyền nhiệt. Ở nắp trên có các ống thoát khí, nắp trên và nắp dưới được nối với cần thăng bằng trọng lực đường lúc mở nắp. Ngoài ra còn có: • 2 ống tháo nước ngưng ở gần phía trên mặt sàn dưới của thiết bị • 2 ống xả khí không ngưng ở gần phía dưới mặt sàn trên của thiết bị • 2 ống thông áp • Ống xả khí an toàn • 2 ống dẫn vào và ra của nưởc rửa • 1 van an toàn • Áp kế, nhiệt kế để đo thông số kỹ thuật Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 21 - Sơ đồ cấu tạo thiết bị gia nhiệt ống chùm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Hình 6: Sơ đồ cấu tạo thiết bị gia nhiệt ống chùm 1,8. Van xả hơi ở mỗi ngăn 7,9. Ống tháo nước ngưng 2. Ống dẫn dung dịch vào 10. Cần đỡ 3. Ống dẫn dung dich ra 11. Ống truyền nhiệt (240 ống) 4. Van an toàn 12. Ống dẫn hơi nước vào 5. Tay treo 13. Mặt sàn 6. Ống xã khí không ngưng - Nguyên tắc hoạt động: Quá trình truyền nhiệt là gián tiếp, tác nhân truyền nhiệt là hơi nước bão hoà, chất nhận nhiệt là nước mía. Hơi đi vào buồng đốt và bên ngoài ống truyền nhiệt. Nước mía đi bên trong ống truyền nhệt. Nước mía nhận nhiệt sẽ tăng nhiệt độ, hơi cho nhiệt sẽ giảm nhiệt độ và ngưng tụ thành nước ngưng thoát ra ở đáy buồng đốt của thiết bị thông qua bộ phận tách nước ngưng. Còn phần khí không ngưng thoát ra ngoài ở phần trên thiết bị. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 22 - Thông số kỹ thuật: • Diện tích truyền nhiệt:120 m2 • Đường kính ngoài ống truyền nhiệt:45 mm • Chiều dài ống truyền nhiệt: 3740 mm • Số lượng ống: 240 ống • Số ngăn:13 ngăn (11 ngăn 20 ống, 2 ngăn 10 ống) • Nhiệt độ gia nhiệt: lần1: 68 - 70oC, pH=5.8-6.8; lần2:100 -105oC, pH=7-7.4 - Phương pháp lắp ống: • Các ống truyền nhiệt được lắp theo kiểu nong ống • Cách sắp xếp các ống: hình thoi, hình vuông - Ưu, nhược điểm: • Tăng số lần gia nhiệt do chia nhiều ngăn • Giá thành thiết bị thấp • Hệ số truyền nhiệt thấp hơn gia nhiệt tấm. - Quy trình vận hành: • Kiểm tra: o Kiểm tra thân bộ gia nhiệt, bulông nắp trên và dưới phải kín. o Kiểm tra tất cả đồng hồ đo nhiệt độ, đảm bảo hoạt động bình thường. o Kiểm tra tất cả các van đóng, mở đúng vị trí làm việc. o Báo cho công nhân vận hành bơm biết để chuẩn bị các bơm cần đưa vào hoạt động. • Vận hành: Khi chưa bốc hơi nước chè thì sử dụng hơi thải Turbine cho gia nhiệt. o Mở van hơi vào các bộ gia nhiệt, căn cứ vào lượng mía ép và tình hình hơi cao hay thấp mà điều chỉnh các van hơi thích hợp để cho nhiệt độ gia nhiệt đạt chỉ tiêu. o Mở van kép cho nước mía đi vào bộ gia nhiệt. o Thường xuyên kiểm tra xả nước ngưng tu, khí không ngưng trong bộ gia nhiệt. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 23 o Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nguyên liệu. o Muốn chuyển sang dùng hơi thứ từ các nồi bốc hơi thì trước tiên phải xả hết nước tích tụ trong các đường ống hơi thứ từ nồi bốc đến gia nhiệt, đồng thời phải báo cho các bộ phận có liên quan dùng chung hơi thứ của các nồi bốc hơi. Việc sử dụng hơi thứ từ các nồi bốc như sau: Gia nhiệt lần I Gia nhiệt lần II - cấp 1 Gia nhiệt lần II - cấp 2 - Sử dụng hơi thứ của hiệu III - Nhiệt độ nước mía ra: 65-700C - Sử dụng hơi thứ của hiệu II (hoặc hiệu I). - Nhiệt độ nước mía ra: 85-900C - Sử dụng hơi thứ của hiệu I (hoặc hơi sống). - Nhiệt độ nước mía ra: 100-1050C o Khi không dùng hơi thứ từ các nồi bốc hơi nữa phải liên hệ với các bộ phận có sử dụng chung hơi thứ từ các nồi bốc hơi rồi mới được đóng dần dần các van lại. • Thao tác chuyển đổi sử dụng gia nhiệt: o Trong khi vận hành muốn chuyển đổi sử dụng nhiệt, kiểm tra lại lần nữa bộ gia nhiệt sắp sử dụng. o Trước tiên phải điều chỉnh van hơi cho gia nhiệt đạt nhiệt độ gần bằng nhiệt độ nước mía cần gia nhiệt, tiếp theo mở van kép (Van nước mía vào và van nước mía ra) của bộ gia nhiệt sẽ dùng, cuối cùng mở van hơi nước bão hòa hoặc van hơi thứ từ nồi bốc hơi điều tiết nhiệt độ gia nhiệt. o Đóng van hơi của bộ gia nhiệt ngừng không dùng, tiếp theo đóng van mở kép của bộ gia nhiệt không dùng. Sau khi thông báo cho các bộ phận có liên quan, tháo hết nước mía còn dư lại trong bộ gia nhiệt, mới có thể tiến hành tháo rửa. • Ngừng vận hành: o Đóng hết toàn bộ các van hơi sử dụng cho gia nhiệt (khi ngừng dùng hơi nước phải báo cho các bộ phận có liên quan). o Phải tháo thật nhanh nước mía còn sót lại.Tiến hành thông rửa tạp chất, cáu cặn bên trong bộ gia nhiệt. • Chú ý: trước khi mở nắp gia nhiệt phải đảm bảo xả hết nước mía bên trong gia nhiệt. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 24 2.1.2. Gia nhiệt tấm - Cấu tạo: Thiết bị gồm 100 tấm truyền nhiệt. Trên mỗi tấm có nhiều rãnh nhỏ đan xen nhau và gắn ron. Trên mỗi tấm có 4 lỗ dẫn dung dịch và hơi. Phía trên và phía dưới của các tấm có 2 rãnh gắn vào 2 trục dể ghép các tấm lại với nhau. - Nguyên tắc hoạt động: Hơi đi vào các lỗ trên, đi qua các rãnh của các tấm truyền nhiệt rồi đi ra ở phía dưới. Còn dung dịch đi vào lỗ dưới đi qua rãnh của các tấm truyền nhiệt rồi đi ra ở phía trên. Dung dịch nước mía và hơi tiếp xúc gián tiếp qua tấm truyền nhiệt đặt xen kẽ nhau. Ron có 2 tác dụng: không cho hơi và dung dịch tiếp xúc với nhau, không cho hơi và dung dịch thoát ra khỏi thết bị. - Thông số kỹ thuật: • Nhiệt độ gia nhiệt: 110-115oC • Diện tích truyền nhiệt: 50 m2 • Số lượng tấm: 100 - Ưu khuyết điểm: truyền nhiệt tốt hơn so gia nhiệt ống chùm, cấu tạo gọn, nhưng đắt tiền. - Sơ đồ cấu tạo thiết bị gia nhiệt tấm: Hình 7: Sơ đồ cấu tạo thiết bị gia nhiệt tấm 1. Khung 2.Tấm gia nhiệt 3. Đường dung dịch vào 4. Đường khí vào 5. Ron Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 25 2.2. Thiết bị lắng - Nhiệm vụ: Lắng trong nước mía sau khi trung hoà. - Cấu tạo: Thiết bị hình trụ, bên trong có 5 ngăn chính có tác dụng lắng. Lớp ngoài được bao bọc bởi lớp cách nhiệt. Trên cùng là ngăn phân phối. Đáy của các ngăn và đáy thiết bị có dạng hình côn. Ở tâm thiết bị là trục trung tâm dạng rỗng. Trên trục ứng với vị trí của từng ngăn có gắn các thanh cào. Trên thanh cào có gắn các cánh gạc bùn có tác dụng đưa bùn ở từng ngăn hướng về hộc bùn ở đáy các ngăn. Trục trung tâm được dẫn động bằng một mô tơ thông qua hộp giảm tốc, bánh vít và trục vít. Trên trục khuấy ứng với vị trí của từng ngăn là các lỗ phân phối nước mía. Đầu trên ống trung tâm được thông với khí trời. Trên thân thiết bị có các cửa, người ta dùng để vào tu bổ sửa chữa. Phần trên của mỗi ngăn có lắp đường ống chạy dọc theo chu vi thiết bị để thu nhận nước chè trong. Phía dưới các ngăn lắng có lắp các nón có tác dụng ổn định dòng chảy của chè trong. Trên ngăn phân phối còn có gắn thêm cánh gạt bọt. - Sơ đồ cấu tạo thiết bị lắng: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hình 8: Sơ đồ cấu tạo thiết bị lắng 1. Bồn chứa dung dịch chảy tràn 2. Ống dẫn chè trong xuống sàng cong 3. Ống dẫn dung dịch trong khoang ra 4. Cánh khuấy 5,9. Lỗ dẫn nước mía vào các khoang 6. Van xả bùn đáy 7. Hộc chứa bùn 8. Ống dẫn bùn ra 10. Cánh gạt phụ 11. Khoang phân phối 12. Motor Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 26 - Nguyên tắc hoạt động: • Trước khi nước chè chảy vào bồn lắng, cho chạy động cơ truyền động quay tay gạt bùn. • Cho nước chè vào bồn lắng, đồng thời chạy bơm hoá chất trợ lắng. • Theo dõi mực nước chè dâng cao từ từ trong bồn lắng bằng cách mở lần lượt các van lấy mẫu theo thứ tự từ vị trí thấp đến cao. • Nước chè tiếp tục vào, sau một khoảng thời gian từ 1h45-2h30 tuỳ thuộc vào công suất ép, nước chè dâng lên vừa đến ngăn lắng thứ 3. • Báo với bộ phận bốc hơi chuẩn bị tiếp nhận chè trong, mở từ từ van rút nước chè trong của ngăn 1&2 (mở nhỏ). • Nước chè tiếp tục vào đến khi đầy tràn ra theo van chảy tràn thì đóng van liên thông giữa các ngăn lắng lại, mở van rút chè trong ngăn 3&4. • Hiệu năng lắng ở mức cao khi nước chè trong được chảy tràn liên tục. Mặt khác cần phải rút bùn điều hoà, nghĩa là bùn lắng đến đâu thì rút bùn đến đó. - Thao tác điều chỉnh trong lúc thiết bị hoạt động: • Tùy tình trạng của nước chè lắng trong hay đục mà ta điều chỉnh lưu lượng nước chè chảy tràn ra ở mỗi ngăn (điều chỉnh nâng hạ măngsông của van chảy tràn). Tuy nhiên tùy tình hình sản xuất mà điều chỉnh sao cho mực nước ngang với mức đã được đánh dấu. Ở mức này, nước chè sẽ nằm dưới máng dẫn bọt chừng 50mm. • Khi nước chè đã chảy bình thường trong bồn lắng, thì điều chỉnh các van cho thích hợp để lượng nước chè trong chảy ra tương ứng với lượng nước chè chảy vào bồn lắng. Công việc này quan trọng nên ta cần theo dõi thường xuyên tình hình tại chỗ và tình hình ép mía. - Cách khống chế nước chè ra và bùn lắng: • Nước chè ra: o Khi mức bùn trong ngăn lắng lên quá cao thì nước chè lắng thoát ra ở ngăn này sẽ bị đục:Lúc này ta điều chỉnh măngsông của van chảy tràn ở mức cao để cho nước chè ở ngăn này không chảy ra nữa, đồng thời mở van xả bùn của ngăn này lớn ra một chút. Sau một thời gian, mực bùn trong ngăn này sẽ giảm xuống, nếu nước chè trong trở lại, ta lại điều chỉnh van chảy tràn về vị trí cũ. o Dù thế nào cũng không được ngừng lấy nước chè từ một ngăn nào đó quá 15 phút bằng cách nâng măng sông lên cao mà phải tăng cường rút Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 27 bùn, xem xét kiểm tra lượng chất trợ lắng sử dụng, cường độ xông SO2, pH của chè trước khi vào lắng cũng như nhiệt độ gia nhiệt 2. • Nước bùn: o Các ngăn lắng đều có van xả bùn, các van này thường được mở (sau khi chè trong chảy tràn) nhưng chỉ mở cho vừa đủ một ít nước chè chảy ra mà thôi. o Khi chưa đóng van liên thông, bùn lắng đưới đáy các ngăn lắng sẽ theo ống trung tâm rơi từ từ xuống ngăn 1 (ngăn đáy), mức bùn ở ngăn này được theo dõi bằng một loạt các van lấy mẫu. Khi bùn lên đến van thứ 2 (tính từ van thấp nhất) thì mở van xả bùn ngăn này và báo cho bộ phận lọc chân không chuẩn bị lọc. o Sau khi đóng van liên thông, bùn sẽ được rút liên tục và riêng biệt ở từng ngăn với điều kiện bùn phải có một độ đặc vừa phải (nếu bùn còn quá loãng thì chờ cho đến khi mức bùn lên tới vị trí lấy mẫu). • Quan sát nước mía lắng trong: o Màu sắc:nước lắng trong phải có màu vàng ánh o Độ đục trong:múc đầy ống nghiệm và đưa ra chỗ sáng quan sát. Dung dịch trong ống nghiệm không các tạp chất lơ lửng mà mắt thường có thể thấy được sa lắng. Bọt trắng, ít bọt và trong bọt không có tạp chất nổi. - Thông số kỹ thuật: • Kích thước: đường kính x chiều cao =6706 mm x 6550 mm • Số ngăn lắng: 4 • Thể tích tổng cộng: gần bằng 231 m3 • Thể tích hữu hiệu chứa nước chè: 209 m3 • Yêu cầu đối với nước chè tại bồn lắng: pH=7 ± 0.1 • Số ống dẫn nước chè: 24 • Đường kính ống trung tâm: 610 mm - Ưu, nhược điểm: • Ưu điểm: o Hiệu suất lắng cao do diện tích bề mặt lắng lớn o Chiếm mặt bằng nhỏ o Cấu tạo đơn giản o Nấu được liên tục Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 28 o 4 ngăn lấy nước chè ra riêng biệt. Khi cần có thể liên thông 4 ngăn để rút ra dưới đáy o Có thể quyết định chất lượng nước chè trong từng ngăn • Nhược điểm: khó điều chỉnh tốc độ lắng. - Quy trình vận hành • Kiểm tra: o Kiểm tra tình trạng dầu bôi trơn hộp giảm tốc và bánh vít ống trung tâm đảm bảo dầu còn tốt & đủ; ống trung tâm & cánh gạt bùn bồn lắng có hoạt động tốt không (phải đúng chiều). o Kiểm tra các van rút chè trong, rút bùn lắng có đóng mở tốt không. o Kiểm tra các nắp/cửa vệ sinh đã đóng kín chưa. o Kiểm tra dầu bôi trơn bơm trợ lắng đảm bảo còn tốt & đủ; động cơ và bơm đảm bảo hoạt động tốt (quay đúng chiều). o Kiểm tra van liên thông đảo bảo đóng/mở nhẹ nhàng. • Khởi động: o Đóng tất cả các van rút bùn từng ngăn. o Mở van liên thông của bồn lắng. o Mở nhỏ các van rút chè trong trong từng ngăn để kiểm tra mực nước chè, độ pH, chất lượng chè trong. Pha chất trợ lắng theo tỉ lệ sử dụng từ 2-4ppm so với mía. o Khi nước mía được bơm vào bồn lắng thì khởi động bơm trợ lắng. o Khởi động cánh gạt bùn. o Khi bồn lắng đầy (chảy tràn) thì điều chỉnh lại các van chảy từng ngăn lại cho lượng chè ra các ngăn đều nhau. o Đóng van liên thông lại. • Trong khi chạy: o Thường xuyên kiểm tra độ pH, chất lượng chè trong và mực bùn trong các ngăn. o Lấy nước chè ra trong các ngăn đều nhau. o Rút bùn từng ngăn đều nhau và liên tục. • Ngưng hoạt động: o Khi nước mía ngưng bơm qua thì tắt bơm trợ lắng. o Mở van liên thông bồn lắng. o Rút hết nước mía trong các ngăn lắng. o Xả hết bùn trong bồn lắng. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 29 o Mở nước vào rửa sạch bồn lắng. o Tắt động cơ cánh gạt bùn. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 30 2.3. Thiết bị lọc chân không - Nhiệm vụ: Lọc nước bùn từ thiết bị lắng chuyển sang để tận thu đường còn lại trong nước bùn. - Cấu tạo: Là loại trống lọc chân không thùng quay kiểu lưới lọc, thiết bị gồm một trống rỗng đặt nằm ngang. Trống được làm bằng thép, trên bề mặt trống có những lỗ nhỏ. Trên mặt trống có một lớp lưới lọc bao lấy trống. Trống quay được nhờ bộ phận motor có hộp giảm tốc, bánh vít và trục vít một bộ phận song song của thiết bị là thùng chứa nước bùn chữ U. Trong thùng chứa bùn lỏng có l._.ế sự phân hủy đường cần cho vôi vào nước mía một cách thích hợp. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 61 o Tác dụng cơ học: những chất kết tủa tạo thành khi cho vôi vào nước mía có tác dụng kéo theo những chất lơ lửng và những chất không đường khác. o Sát trùng nước mía: với độ kiềm khi có 0.3% CaO phần lớn vi sinh vật không thể sinh trưởng phát triển được, đôi lúc có trường hợp phải sử dụng đến 0.8% CaO. Chất lượng của vôi: chất lượng của vôi có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm sạch nước mía. Vì vậy vôi phải đạt các tiêu chuẩn nhất định sau: CaO > 90%, MgO < 2%, SiO2 < 6.6%, CaCO3 < 1%, Al2O3 < 1%. Trong đó chủ yếu phải đảm bảo hàm lượng CaO và hàm lượng MgO, nếu MgO > 2% thì sẽ làm giảm độ hòa tan của vôi. • Lưu huỳnh: Lưu huỳnh sử dụng trong sản xuất đường ở dạng SO2, khí này được tạo ra khi đốt cháy lưu huỳnh, phản ứng xảy ra như sau: S + O2 SO2 + Q Khí SO2 có tác dụng trung hòa lượng vôi dư trong nước mía: Ca(OH)2 + H2SO3 CaSO3 + H2O CaSO3 là chất kết tủa có khả năng hấp phụ các chất không đường, chất màu, chất keo có trong dung dịch. Khí SO2 có tác dụng tẩy màu dung dịch đường, nó có khả năng biến các chất màu thành chất không màu hoặc màu nhạt hơn. • Phosphat pentoxit (P2O5): Hàm lượng P2O5 trong nước mía là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả làm sạch. Bản thân cây mía có chứa môt lượng P2O5 nhất định. Ưu điểm của việc sử dụng P2O5 là thu được mía trong hơn, loại được nhiều keo hơn, muối canxi còn lại ít, lắng lọc nhanh hơn, đường thành phẩm có chất lượng tốt nhưng có nhược điểm là tăng lượng bùn, tốn nhiều vôi hơn. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 62 Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1. Phương tiện thí nghiệm Đề tài này được thực hiện nghiên cứu và thu thập số liệu tại nhà máy đường Phụng Hiệp - Hậu Giang.  Dụng cụ thí nghiệm: - Chiết quang kế - pH kế - Saccharimeter - Ống phân cực 200mm - Nhiệt kế - Cốc thủy tinh - Cốc nhựa - Đũa thủy tinh - Ống nhỏ giọt - Ống hút - Thùng lấy mẫu - Bếp điện  Hóa chất: - Sữa vôi - Acetat chì 2.2. Phương pháp thí nghiệm 2.2.1. Mục đích thí nghiệm Thông qua khảo sát để tìm ra chế độ xử lý (nhiệt độ, pH, thời gian) tối ưu cho công đoạn gia vôi sơ bộ. Khi đó nước mía thu được sau khi gia vôi sẽ có tinh độ AP cao nhất và tổn thất đường là tối thiểu. 2.2.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí như sau: kết quả của thí nghiệm trước là cơ sở để thực hiện thí nghiệm tiếp theo sau. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 63  Thí nghiệm 1: khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ gia vôi đến sự chuyển hóa đường - Mục đích: tìm ra nhiệt độ thích hợp cho quá trình gia vôi sơ bộ. - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: - Cách tiến hành thí nghiệm: • Lấy mẫu nước mía hỗn hợp, để yên mẫu khoảng 15 phút. o Bước 1: đo nhiệt độ phòng, Bx, Pol của mẫu nước mía hỗn hợp. Tính các giá trị Bx%, Pol%, AP%. o Bước 2: lấy 300ml nước mía hỗn hợp cho vào cốc thủy tinh 500ml dùng sữa vôi để điều chỉnh pH dung dịch đến 6.3. Sau đó dùng bếp điện để nâng nhiệt độ của mẫu lên 60 0C và giữ ở nhiệt độ này trong 15’. Lấy mẫu ra để yên đến khi tách lớp, đo nhhiệt độ phòng, Bx, Pol của dịch trong. Tính các giá trị Bx%, Pol%, AP%. • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 nâng nhiệt độ của mẫu lên nhiệt độ 65 0C. • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 nâng nhiệt độ của mẫu lên nhiệt độ 70 0C. • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 nâng nhiệt độ của mẫu lên nhiệt độ 75 0C.  Thí nghiệm 2: khảo sát sự ảnh hưởng của pH gia vôi đến sự chuyển hóa đường - Mục đích: tìm ra giá trị pH thích hợp cho công đoạn gia vôi sơ bộ. Nước mía hỗn hợp (Bx, Pol, AP) Gia vôi (pH = 6.3) Gia nhiệt (15’) 60 0C 65 0C 70 0C 75 0C Xác định Bx, Pol, AP Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 64 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: - Cách tiến hành thí nghiệm: • Lấy mẫu nước mía hỗn hợp, để yên khoảng 15 phút. o Bước 1: đo Bx, Pol của mẫu nước mía hỗn hợp. Tính các giá trị Bx%, Pol%, AP%. o Bước 2: lấy 300ml nước mía hỗn hợp cho vào cốc thủy tinh 500ml, dùng sữa vôi để điều chỉnh pH dung dịch đến 5.8. Sau đó dùng bếp điện để nâng nhiệt độ của mẫu lên nhiệt độ thích hợp (từ khảo sát trên), giữ ở nhiệt độ này trong 15’. Lấy mẫu ra để yên đến khi tách lớp, đo Bx, Pol, nhiệt độ của dịch trong. Tính các giá trị Bx%, Pol%, AP%. • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 điều chỉnh pH mẫu về 6.0 • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 điều chỉnh pH mẫu về 6.2 • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 điều chỉnh pH mẫu về 6.4 • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 điều chỉnh pH mẫu về 6.6  Thí nghiệm 3: khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian gia nhiệt đến hiệu quả làm sạch - Mục đích: tìm ra thời gian gia nhiệt tối ưu cho công đoạn gia vôi. Nước mía hỗn hợp (Bx, Pol, AP) Gia vôi Gia nhiệt (15 phút) ở nhiệt độ từ thí nghiệm 1 Xác định Bx, Pol, AP 5.8 6.0 6.2 6.4 6.6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 65 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: - Cách tiến hành thí nghiệm: • Lấy mẫu nước mía hỗn hợp, để yên mẫu khoảng 15 phút. o Bước 1: đo Bx, Pol của mẫu nước mía hỗn hợp. Tính các giá trị Bx%, Pol%, AP%. o Bước 2: lấy 300ml nước mía hỗn hợp cho vào cốc thủy tinh 500ml, dùng sữa vôi để điều chỉnh pH dung dịch đến pH thích hợp (từ khảo sát 2), sử dụng bếp điện để nâng nhiệt độ của mẫu đến nhiệt độ thích hợp (từ khảo sát 1) và giữ ở nhiệt độ này trong 5’. Lấy mẫu ra để yên đến khi tách lớp, đo Bx, Pol, nhiệt độ của dịch trong. Tính các giá trị Bx%, Pol%, AP%. • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 giữ mẫu ở nhiệt độ thích hợp trong 10’. • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 giữ mẫu ở nhiệt độ thích hợp trong 15’. • Thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng ở bước 2 giữ mẫu ở nhiệt độ thích hợp trong 20’.  Cách tính Bx%, Pol% và AP%: • Đo Bx: đo nhệt độ phòng, dùng chiết quang kế để đo Bx nước mía hỗn hợp, sau đó tính Bx% theo công thức sau: Bx% = Bx ± ∆ trong Bx là kết quả đo được từ chiết quang kế, ∆ được tra trong bảng hiệu chỉnh nhiệt độ cho các số đọc Bx. Nước mía hỗn hợp (Bx, Pol, AP) Gia vôi ở pH từ thí nghiệm 2 Gia nhiệt ở nhiệt độ từ thí nghiệm 1 Xác định Bx, Pol, AP 5’ 10’ 15’ 20’ Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 66 • Đo Pol: lấy mẫu nước mía hỗn hợp cho vào bình định mức 100/110 đến vạch 100ml, cho thêm 1 – 2 ml dung dịch acetat chì sau đó cho thêm nước cất đến vạch 110 ml. Đậy nút bình lắc đều sau đó đổ lên phễu đã đặt giấy lọc. Phần nước lọc đầu khoảng 25ml tráng cốc đựng,khi có dung dịch trong suốt cho vào ống phân cực 200mm, đặt ống phân cực vào máy Saccharimeter ghi lại kết quả trên máy, Pol% được tính theo công thức sau: 100718.99 110262% ×× ××× = d PolPol , trong đó Pol là kết quả đọc trên máy Saccharimeter, d là tỉ trọng của dung dịch và được tra trong bảng tra tỷ trọng theo Bx hiệu chỉnh (Bx%) • % %% Bx PolAP = Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 67 78.0 79.0 80.0 81.0 82.0 83.0 84.0 85.0 60 65 70 75 Nhiệt độ A P% Chương 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ gia vôi đến sự chuyển hóa đường Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng trong công nghệ sản xuất đường vì vậy cần phải có biện pháp để khống chế tốt điều kiện nhiệt độ. Khi nâng nhiệt độ sẽ làm tăng nhanh các quá trình phản ứng hóa học, giúp cho việc tạo các chất kết nhanh chóng và hoàn toàn, làm các chất keo ngưng tụ, tăng nhanh tốc độ lắng của kết tủa. Nhiệt độ còn có tác dụng tiệt trùng, đề phòng hiện tượng lên men acid và sự xâm nhập của vi sinh vật vào nước mía. Nếu nhiệt độ được khống chế tốt thì sẽ hạn chế được sự chuyển hóa đường. Ngược lại, nếu không khống chế tốt điều kiện nhiệt độ, nhất là ở nhiệt độ cao đường khử trong nước mía bị phân hủy tạo thành các chất màu và các acid hữu cơ. Hình 18: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nhiệt độ và AP của nước mía sau gia vôi Bảng 3: Kết quả thí nghiệm 1 Nhiệt độ Số lần lặp lại AP trung bình 60 9 80.7567 c 65 9 82.4844 b 70 9 84.3456 a 75 9 84.1078 a Từ bảng kết quả ta thấy ở nhiệt độ 70 0C tinh độ AP% của nước mía sau gia vôi là cao nhất. Ở nhiệt độ này các albumin bắt đầu bị đông tụ, một số muối bắt đầu kết tủa kéo theo các chất không đường do đó làm tăng tinh độ của nước mía sau gia vôi. Ở nhiệt độ cao hơn (75 0C), đường bị chuyển hóa nhiều hơn do đó làm giảm hàm lượng đường vì vậy tinh độ của nước mía sau gia vôi bắt đầu giảm dần ở các nhiệt độ cao hơn. Ở các nhiệt độ thấp hơn 70 0C tuy đường ít bị chuyển hóa nhưng do ở nhiệt độ thấp không tạo được nhiều kết tủa, hàm lượng chất tan vẫn còn cao do đó tinh độ của nước mía sau gia vôi ở các nhiệt độ này thấp hơn khi gia vôi ở 70 0C. Cũng từ kết quả Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 68 - 19nH2O - H2O - H2O - 2H2O - H2O [H+] 83.0 83.5 84.0 84.5 85.0 85.5 86.0 86.5 87.0 87.5 5.8 6 6.2 6.4 6.6 pH A P% thống kê ta thấy giữa 70 0C và 75 0C không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó chọn 70 0C để tiến hành gia vôi là thích hợp nhất, khi đó AP của nước mía đạt được tương đối cao và tiết kiệm năng lượng hơn kkhi tiến hành gia vôi ở 75 0C. 3.2. Ảnh hưởng của pH gia vôi đến sự chuyển hóa đường Bên cạnh nhiệt độ, pH cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi và chất lượng đường. Nếu khống chế không tốt sẽ gây tổn thất đường và làm tăng màu sắc của đường thành phẩm. pH có ảnh hưởng lớn đến sự chuyển hóa đường saccharose: - Trong môi trường pH thấp: saccharose sẽ bị thủy phân thành glucose và fructose theo phản ứng: C12H22O11 + H2O C6H12O + C6H12O Fructose Glucose - Trong môi trường pH cao: saccharose bị phân hủy, ở pH từ 8 đến 9 và đun nóng, saccharose bị phân hủy thành các hợp chất có màu vàng và màu nâu. Tốc độ phân hủy của saccharose tăng theo độ pH, sự phân hủy và tạo thành các hợp chất màu thường do các phản ứng sau: C12H22O11 C12H20O10 C12H18O9 C36H50O25 Saccharose Izosacaran Caramenlan Caramenlan (không màu) (không màu) Ehrlich sacaran (màu đậm) (C12H8O4)n hoặc (C3H2O)n C96H102O50 C36H48O25 Hình 19: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa pH và AP của nước mía sau gia vôi Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 69 82.5 83.0 83.5 84.0 84.5 85.0 85.5 5 10 15 20 Thời gian A P% Bảng 4: Kết quả thí nghiệm 2 Giá trị pH Số lần lặp lại AP trung bình 5.8 8 84.575 c 6.0 8 85.7512 abc 6.2 8 86.9763 a 6.4 8 86.6912 ab 6.6 8 85.5438 bc Qua kết quả thống kê ta thấy nước mía sau gia vôi sơ bộ đạt AP cao nhất khi pH = 6.2. Trong môi trường acid saccharose bị chuyển hóa thành glucose và fructose do đó ở giá trị pH thấp (< 6.2) saccharose bị chuyển hóa nhiều vì vậy tinh độ của nước mía sau gia vôi thấp. Ngược lại khi pH cao thì có sự phân hủy đường xảy ra do đó khi gia vôi nước mía trong điều kiện pH cao thì tinh độ của nước mía thu được sẽ thấp. Kết quả thống kê cho thấy các mẫu không khác biệt có ý nghĩa, riêng mẫu có pH = 6.2 khác biệt rõ so với mẫu có pH = 5.8 (cận thấp nhất) và mẫu có pH = 6.6 (cận cao nhất). Mặt khác khi pH= 6.2 thì nước mía sau gia vôi đạt AP cao nhất, do đó chọn pH = 6.2 để tiến hành gia vôi sơ bộ là thích hợp nhất. 3.3. Ảnh hưởng của thời gian gia nhiệt đến hiệu quả làm sạch Hình 20: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa thời gian và AP của nước mía gia vôi Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 70 Bảng 5: Kết quả thí nghiệm 3 Thời gian (phút) Số lần lặp lại AP trung bình 5 8 83.4983 b 10 8 83.4504 b 15 8 85.3313 a 20 8 84.713 ab Thời gian cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự chuyển hóa đường, đặc biệt là trong môi trường có nhiệt độ cao. Thời gian xử lý nhiệt càng dài thì đường sẽ bị chuyển hóa càng nhiều. Từ kết quả thống kê ta thấy thời gian thích hợp cho gia vôi sơ bộ là 15 phút. Khoảng thời gian này vừa đủ để làm đông tụ và tạo ra các kết tủa từ đó làm giảm hàm lượng các tạp chất trong nước mía sau gia vôi. Nếu tiến hành gia vôi trong khoảng thời gian ngắn hơn thì các kết tủa được tạo ra không nhiều và không hoàn toàn do đó làm giảm hiệu quả làm sạch nước mía. Ngược lại nếu thời gian gia vôi kéo dài hơn thì hiệu quả làm sạch cũng không cao. Do chúng ta tiến hành gia vôi ở nhiệt độ 70 0C nếu kéo dài thời gian xử lý thì đường sẽ bị chuyển hóa nhiều, làm giảm hàm lượng đường trong nước mía. Vì vậy không nên kéo dài thời gian gia vôi bởi vì thời gian dài không những không làm tăng hiệu quả làm sạch mà trái lại còn làm giảm hàm lượng đường trong nước mía. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy 71 Chương 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Vị trí nhà máy thuận lợi cho việc thu nhận nguyên liệu, khai thác hết tiềm năng lao động nhàn rỗi góp phần với địa phương ổn định an ninh - trật tự xã hội. Nhà máy đường Phụng Hiệp được xây dựng đã tạo ra nhiều thuận lợi, giúp phát triển nhiều ngành như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,… Nhà máy có dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại, với đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhà máy đã dần khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường và thương hiệu Casuco Phụng HIệp đã trở nên quen thuộc với nhân dân trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong nhà máy vẫn có những tồn tại sau: hàng năm nhà máy phải tiến hành tu bổ, sửa chữa thiết bị nên không đảm bảo sản xuất liên tục. Thiết bị thu hồi bụi đường hoạt động không hiệu quả làm giảm hiệu suất thu hồi của nhà máy, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Qua khảo sát trên chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của của các yếu tố: nhiệt độ, thời gian, pH đối với quá trình làm sạch nước mía. Để tối ưu hóa công đoạn gia vôi sơ bộ chúng ta cần đảm bảo các thông số sau: + Nhiệt độ: 70 0C + pH = 6.2 + Thời gian gia nhiệt: 15 phút 4.2. Kiến nghị Cần kiểm soát thêm nồng độ H3PO4 thêm vào nước mía hỗn hợp. Khi bổ sung H3PO4 sẽ tạo được kết tủa Ca3(PO4)2 có tỷ trọng lớn, xốp, có khả năng hấp thụ tốt các chất keo và các chất màu. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy viii TÀI LIỆU THAM KHẢO  NGỘ, NGUYỄN; LÊ BẠCH TUYẾT; PHAN VĂN HIỆP; PHẠM VĨNH VIỄN; TRẦN MẠNH HÙNG. 1984. Công Nghệ Sản Xuất Đường Mía. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.  VINH, BÙI QUANG. 1998. Phân Tích Và Quản Lý Hóa Học Mía - Đường. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.  LAI, LÊ VĂN. 1996. Làm Sạch Nước Mía Bằng Phương Pháp Sulfit Hóa. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy ix PHỤ LỤC Bảng hiệu chỉnh nhiệt độ cho các số đọc Bx - ∆ 0C 0 5 10 15 20 25 30 14 0.24 0.26 0.29 0.31 0.34 0.36 0.38 15 0.20 0.22 0.24 0.26 0.28 0.30 0.32 16 0.17 0.18 0.20 0.22 0.23 0.25 0.26 17 0.13 0.14 0.15 0.16 0.18 0.19 0.20 18 0.09 0.10 0.10 0.11 0.12 0.12 0.13 19 0.05 0.05 0.05 0.06 0.06 0.06 0.07 + ∆ 0C 0 5 10 15 20 25 30 21 0.04 0.05 0.06 0.06 0.06 0.07 0.07 22 0.10 0.10 0.11 0.12 0.13 0.13 0.14 23 0.16 0.16 0.17 0.17 0.19 0.20 0.21 24 0.21 0.22 0.23 0.24 0.26 0.27 0.28 25 0.27 0.28 0.30 0.31 0.32 0.34 0.35 26 0.33 0.34 0.36 0.37 0.40 0.40 0.42 27 0.40 0.41 0.42 0.44 0.46 0.48 0.50 28 0.46 0.47 0.49 0.51 0.54 0.56 0.58 29 0.54 0.55 0.56 0.59 0.61 0.63 0.66 30 0.61 0.62 0.63 0.66 0.68 0.70 0.73 Bảng tra tỷ trọng d theo Bx% Bx% d Bx% d Bx% d Bx% d 12.0 1.04831 13.3 1.05379 14.6 1.05933 15.9 1.06491 12.1 1.04873 13.4 1.05422 14.7 1.05975 16.0 1.06534 12.2 1.04915 13.5 1.05464 14.8 1.06018 16.1 1.06577 12.3 1.04957 13.6 1.05506 14.9 1.06061 16.2 1.06621 12.4 1.04999 13.7 1.05549 15.0 1.06104 16.3 1.06664 12.5 1.05041 13.8 1.05591 15.1 1.06147 16.4 1.06707 12.6 1.05084 13.9 1.05634 15.2 1.0619 16.5 1.06751 12.7 1.05126 14.0 1.05677 15.3 1.06233 16.6 1.06794 12.8 1.05168 14.1 1.05719 15.4 1.06276 16.7 1.06837 12.9 1.0521 14.2 1.05762 15.5 1.06319 16.8 1.06881 13.0 1.05252 14.3 1.05804 15.6 1.06362 16.9 1.06924 13.1 1.05295 14.4 1.05847 15.7 1.06405 17.0 1.06968 13.2 1.05337 14.5 1.0589 15.8 1.06448 17.1 1.07011 Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy x Bảng kết quả thí nghiệm 1 Bx (%) Tỉ trọng (d) Pol (đọc) Pol (%) AP (%) Các TN Số lần lặp lại Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 1 13.29 13.29 1.05379 1.05379 19.08 19.10 10.386 10.397 78.15% 78.23% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.35 21.50 11.580 11.661 81.43% 82.00% 3 16.02 16.02 1.06534 1.06534 24.63 25.03 13.262 13.477 82.78% 84.13% 4 13.62 13.62 1.05506 1.05506 20.30 20.85 11.037 11.336 81.03% 83.23% 5 12.69 12.69 1.05126 1.05126 18.95 19.22 10.340 10.487 81.48% 82.64% 6 13.69 13.69 1.05549 1.05549 20.58 20.98 11.184 11.402 81.70% 83.29% 7 13.09 13.09 1.05295 1.05295 19.71 19.85 10.737 10.814 82.03% 82.61% 8 13.29 13.29 1.05379 1.05379 20.01 20.30 10.892 11.050 81.96% 83.15% 60 0C 9 13.82 13.82 1.05591 1.05591 20.48 20.69 11.126 11.240 80.50% 81.33% 1 13.29 13.29 1.05379 1.05379 19.08 19.13 10.386 10.413 78.15% 78.35% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.35 22.43 11.580 12.165 81.43% 85.55% 3 16.02 16.02 1.06534 1.06534 24.63 25.25 13.262 13.596 82.78% 84.87% 4 13.62 13.62 1.05506 1.05506 20.30 20.78 11.037 11.298 81.03% 82.95% 5 12.69 12.69 1.05126 1.05126 18.95 19.45 10.340 10.613 81.48% 83.63% 6 13.69 13.69 1.05549 1.05549 20.58 21.03 11.184 11.429 81.70% 83.48% 7 13.09 13.09 1.05295 1.05295 19.71 20.14 10.737 10.972 82.03% 83.82% 8 13.29 13.29 1.05379 1.05379 20.01 20.45 10.892 11.132 81.96% 83.76% 65 0C 9 13.82 13.82 1.05591 1.05591 20.48 20.95 11.126 11.381 80.50% 82.35% 1 13.29 13.29 1.05379 1.05379 19.08 19.24 10.386 10.473 78.15% 78.80% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.35 22.25 11.580 12.068 81.43% 84.86% 3 16.02 16.02 1.06534 1.06534 24.63 25.35 13.262 13.649 82.78% 85.20% 4 13.62 13.62 1.05506 1.05506 20.30 21.08 11.037 11.461 81.03% 84.15% 5 12.69 12.69 1.05126 1.05126 18.95 19.86 10.340 10.837 81.48% 85.39% 6 13.69 13.69 1.05549 1.05549 20.58 21.46 11.184 11.663 81.70% 85.19% 7 13.09 13.09 1.05295 1.05295 19.71 20.41 10.737 11.119 82.03% 84.94% 8 13.29 13.29 1.05379 1.05379 20.01 21.01 10.892 11.437 81.96% 86.05% 70 0C 9 13.82 13.82 1.05591 1.05591 20.48 21.20 11.126 11.517 80.50% 83.33% 1 13.29 13.29 1.05379 1.05379 19.08 19.22 10.386 10.462 78.15% 78.72% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.35 22.35 11.580 12.122 81.43% 85.25% 3 16.02 16.02 1.06534 1.06534 24.63 25.38 13.262 13.666 82.78% 85.30% 4 13.62 13.62 1.05506 1.05506 20.30 20.80 11.037 11.309 81.03% 83.03% 5 12.69 12.69 1.05126 1.05126 18.95 19.67 10.340 10.733 81.48% 84.58% 6 13.69 13.69 1.05549 1.05549 20.58 21.21 11.184 11.527 81.70% 84.20% 7 13.09 13.09 1.05295 1.05295 19.71 20.66 10.737 11.255 82.03% 85.98% 8 13.29 13.29 1.05379 1.05379 20.01 20.94 10.892 11.398 81.96% 85.77% 75 0C 9 13.82 13.82 1.05591 1.05591 20.48 21.08 11.126 11.452 80.50% 82.86% Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy xi Bảng kết quả thí nghiệm 2 Bx (%) Tỉ trọng (d) Pol (đọc) Pol (%) AP (%) Các TN Số lần lặp lại Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 1 15.14 15.14 1.06147 1.06147 22.74 23.26 12.289 12.570 81.17% 83.02% 2 14.69 14.69 1.05975 1.05975 22.24 22.54 12.038 12.200 81.95% 83.05% 3 14.02 14.02 1.05677 1.05677 21.65 22.43 11.752 12.175 83.82% 86.84% 4 14.57 14.57 1.05933 1.05933 22.29 22.61 12.070 12.243 82.84% 84.03% 5 15.62 15.62 1.06362 1.06362 24.80 25.26 13.375 13.623 85.63% 87.21% 6 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.52 22.33 11.691 12.131 84.59% 87.78% 7 14.77 14.77 1.06018 1.06018 22.77 23.50 12.320 12.715 83.41% 86.09% pH=5.8 8 12.69 12.69 1.05126 1.05126 19.27 19.67 10.515 10.733 82.86% 84.58% 1 15.14 15.14 1.06147 1.06147 22.74 23.35 12.289 12.618 81.17% 83.34% 2 14.69 14.69 1.05975 1.05975 22.24 22.91 12.038 12.401 81.95% 84.42% 3 14.02 14.02 1.05677 1.05677 21.65 22.65 11.752 12.294 83.82% 87.69% 4 14.57 14.57 1.05933 1.05933 22.29 22.86 12.070 12.378 82.84% 84.96% 5 15.62 15.62 1.06362 1.06362 24.80 25.56 13.375 13.785 85.63% 88.25% 6 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.52 22.40 11.691 12.169 84.59% 88.05% 7 14.77 14.77 1.06018 1.06018 22.77 23.75 12.320 12.850 83.41% 87.00% pH=6.0 8 12.69 12.69 1.05126 1.05126 19.27 20.07 10.515 10.951 82.86% 86.30% 1 15.14 15.14 1.06147 1.06147 22.74 23.91 12.289 12.921 81.17% 85.34% 2 14.69 14.69 1.05975 1.05975 22.24 23.38 12.038 12.655 81.95% 86.15% 3 14.02 14.02 1.05677 1.05677 21.65 22.69 11.752 12.316 83.82% 87.85% 4 14.57 14.57 1.05933 1.05933 22.29 22.93 12.070 12.416 82.84% 85.22% 5 15.62 15.62 1.06362 1.06362 24.80 25.61 13.375 13.812 85.63% 88.42% 6 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.52 22.46 11.691 12.201 84.59% 88.29% 7 14.77 14.77 1.06018 1.06018 22.77 23.52 12.320 12.726 83.41% 86.16% pH=6.2 8 12.69 12.69 1.05126 1.05126 19.27 20.09 10.515 10.962 82.86% 86.38% 1 15.14 15.14 1.06147 1.06147 22.74 23.73 12.289 12.824 81.17% 84.70% 2 14.69 14.69 1.05975 1.05975 22.24 23.10 12.038 12.503 81.95% 85.12% 3 14.02 14.02 1.05677 1.05677 21.65 22.54 11.752 12.235 83.82% 87.27% 4 14.57 14.57 1.05933 1.05933 22.29 22.62 12.070 12.249 82.84% 84.07% 5 15.62 15.62 1.06362 1.06362 24.80 25.52 13.375 13.763 85.63% 88.11% 6 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.52 22.39 11.691 12.163 84.59% 88.01% 7 14.77 14.77 1.06018 1.06018 22.77 23.26 12.320 12.585 83.41% 85.21% pH=6.4 8 12.69 12.69 1.05126 1.05126 19.27 20.01 10.515 10.918 82.86% 86.04% 1 15.14 15.14 1.06147 1.06147 22.74 23.27 12.289 12.575 81.17% 83.06% 2 14.69 14.69 1.05975 1.05975 22.24 22.82 12.038 12.352 81.95% 84.08% 3 14.02 14.02 1.05677 1.05677 21.65 22.42 11.752 12.170 83.82% 86.80% 4 14.57 14.57 1.05933 1.05933 22.29 22.54 12.070 12.205 82.84% 83.77% 5 15.62 15.62 1.06362 1.06362 24.80 25.48 13.375 13.742 85.63% 87.97% 6 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.52 22.35 11.691 12.142 84.59% 87.85% 7 14.77 14.77 1.06018 1.06018 22.77 23.25 12.320 12.580 83.41% 85.17% pH=6.6 8 12.69 12.69 1.05126 1.05126 19.27 19.92 10.515 10.869 82.86% 85.65% Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy xii Bảng kết quả thí nghiệm 3 Bx (%) Tỉ trọng (d) Pol (đọc) Pol (%) AP (%) Các TN Số lần lặp lại Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 Bước 1 Bước 2 1 14.65 14.65 1.05975 1.05975 22.04 22.23 11.930 12.033 81.43% 82.13% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.84 22.08 11.845 11.975 83.30% 84.22% 3 15.69 15.69 1.06405 1.06405 23.65 24.14 12.749 13.014 81.26% 82.94% 4 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.46 22.06 11.658 11.984 84.36% 86.71% 5 13.57 13.57 1.05506 1.05506 20.14 20.43 10.950 11.107 80.69% 81.85% 6 14.89 14.89 1.06061 1.06061 22.76 23.16 12.309 12.526 82.67% 84.12% 7 13.97 13.97 1.05677 1.05677 20.88 21.32 11.334 11.573 81.13% 82.84% 5 ' 8 16.14 16.14 1.06577 1.06577 24.54 24.94 13.208 13.423 81.83% 83.17% 1 14.65 14.65 1.05975 1.05975 22.04 22.55 11.930 12.206 81.43% 83.32% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.84 22.11 11.845 11.992 83.30% 84.33% 3 15.69 15.69 1.06405 1.06405 23.65 24.22 12.749 13.057 81.26% 83.22% 4 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.46 22.10 11.658 12.006 84.36% 86.87% 5 13.57 13.57 1.05506 1.05506 20.14 20.57 10.950 11.184 80.69% 82.41% 6 14.89 14.89 1.06061 1.06061 22.76 23.38 12.309 12.645 82.67% 84.92% 7 13.97 13.97 1.05677 1.05677 20.88 21.55 11.334 11.697 81.13% 83.73% 10 ' 8 16.14 16.14 1.06577 1.06577 24.54 25.13 13.208 13.525 81.83% 83.80% 1 14.65 14.65 1.05975 1.05975 22.04 22.58 11.930 12.222 81.43% 83.43% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.84 22.49 11.845 12.198 83.30% 85.78% 3 15.69 15.69 1.06405 1.06405 23.65 24.59 12.749 13.256 81.26% 84.49% 4 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.46 22.47 11.658 12.207 84.36% 88.33% 5 13.57 13.57 1.05506 1.05506 20.14 20.95 10.950 11.390 80.69% 83.94% 6 14.89 14.89 1.06061 1.06061 22.76 23.81 12.309 12.877 82.67% 86.48% 7 13.97 13.97 1.05677 1.05677 20.88 21.93 11.334 11.904 81.13% 85.21% 15 ' 8 16.14 16.14 1.06577 1.06577 24.54 25.49 13.208 13.719 81.83% 85.00% 1 14.65 14.65 1.05975 1.05975 22.04 22.41 11.930 12.130 81.43% 82.80% 2 14.22 14.22 1.05762 1.05762 21.84 22.34 11.845 12.116 83.30% 85.21% 3 15.69 15.69 1.06405 1.06405 23.65 24.33 12.749 13.116 81.26% 83.59% 4 13.82 13.82 1.05591 1.05591 21.46 22.32 11.658 12.125 84.36% 87.74% 5 13.57 13.57 1.05506 1.05506 20.14 20.71 10.950 11.260 80.69% 82.97% 6 14.89 14.89 1.06061 1.06061 22.76 23.75 12.309 12.845 82.67% 86.27% 7 13.97 13.97 1.05677 1.05677 20.88 21.84 11.334 11.855 81.13% 84.86% 20 ' 8 16.14 16.14 1.06577 1.06577 24.54 25.27 13.208 13.601 81.83% 84.27% Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy xiii ANOVA Table for AP by nhiet do Analysis of Variance -------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------- Between groups 74.8142 3 24.9381 8.88 0.0002 Within groups 89.8726 32 2.80852 -------------------------------------------------------------------- Total (Corr.) 164.687 35 Multiple Range Tests for AP by nhiet do -------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD nhiet do Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------- 60 9 80.7567 X 65 9 82.4844 X 75 9 84.1078 X 70 9 84.3456 X -------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------- 60 - 65 *-1.72778 1.6092 60 - 70 *-3.58889 1.6092 60 - 75 *-3.35111 1.6092 65 - 70 *-1.86111 1.6092 65 - 75 *-1.62333 1.6092 70 - 75 0.237778 1.6092 -------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy xiv ANOVA Table for AP by gia tri pH Analysis of Variance -------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------- Between groups 29.5102 4 7.37755 4.15 0.0074 Within groups 62.1759 35 1.77646 -------------------------------------------------------------------- Total (Corr.) 91.6861 39 Multiple Range Tests for AP by gia tri pH -------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD gia tri pH Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------- 5.8 8 84.575 X 6.6 8 85.5438 XX 6 8 85.7512 XXX 6.4 8 86.6912 XX 6.2 8 86.9763 X -------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------- 5.8 - 6 -1.17625 1.3529 5.8 – 6.2 *-2.40125 1.3529 5.8 – 6.4 *-2.11625 1.3529 5.8 – 6.6 -0.96875 1.3529 6 – 6.2 -1.225 1.3529 6 – 6.4 -0.94 1.3529 6 – 6.6 0.2075 1.3529 6.2 – 6.4 0.285 1.3529 6.2 – 6.6 *1.4325 1.3529 6.4 – 6.6 1.1475 1.3529 -------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoá 29-2008 Trường Đại Học Cần Thơ Sinh viên thực hiện Ngô Trần Quang Huy xv ANOVA Table for AP by thoi gian xu ly Analysis of Variance -------------------------------------------------------------------- Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value -------------------------------------------------------------------- Between groups 20.7031 3 6.90104 3.37 0.0324 Within groups 57.3656 28 2.04877 -------------------------------------------------------------------- Total (Corr.) 78.0687 31 Multiple Range Tests for AP by thoi gian xu ly -------------------------------------------------------------------- Method: 95.0 percent LSD thoi gian xu ly Count Mean Homogeneous Groups -------------------------------------------------------------------- 10 8 83.4504 X 5 8 83.4983 X 20 8 84.713 XX 15 8 85.3313 X -------------------------------------------------------------------- Contrast Difference +/- Limits -------------------------------------------------------------------- 5 - 10 0.0479888 1.466 5 - 15 *-1.83291 1.466 5 - 20 -1.21466 1.466 10 - 15 *-1.8809 1.466 10 - 20 -1.26265 1.466 15 - 20 0.618249 1.466 -------------------------------------------------------------------- * denotes a statistically significant difference. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTP0192.PDF
Tài liệu liên quan