Tài liệu Khảo sát biến đổi vitamin C trong quá trình chế biến nước dứa thanh trùng (nước khóm): ... Ebook Khảo sát biến đổi vitamin C trong quá trình chế biến nước dứa thanh trùng (nước khóm)
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khảo sát biến đổi vitamin C trong quá trình chế biến nước dứa thanh trùng (nước khóm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
MAI THỊ THÔNG
KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI VITAMIN C
TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN
NƯỚC DỨA THANH TRÙNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
LÊ MỸ HỒNG
PHAN THỊ THANH QUẾ
Năm 2007
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
i
Luận văn đính kèm sau đây, với tựa đề tài ”KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI VITAMIN C TRONG QUÁ
TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC DỨA THANH TRÙNG”, do Mai Thị Thông thực hiện và báo cáo đã
được hội đồng chấm luận văn thông qua.
Giáo viên hướng dẫn Giáo viên phản biện
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ..
Chủ tịch hội đồng
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
ii
LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng cùng toàn thể quý thầy cô thuộc bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm đã hết
sức tạo điều kiện cho tôi được trang bị kiến thức trong khóa học vừa qua.
Chân thành cảm ơn cô Lê Mỹ Hồng và cô Phan Thị Thanh Quế đã tận tình hướng dẫn, cung cấp
tài liệu, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Thành thật biết ơn các cán bộ phòng thí nghiệm cùng các bạn sinh viên lớp công nghệ thực phẩm
k28 đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong thời gian thực hiện luận văn.
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ...
Người viết
Mai Thị Thông
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
iii
TÓM LƯỢC
Với mục tiêu nghiên cứu là khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt và thời gian bảo quản
đến sự biến đổi hàm lượng vitamin C và chất lượng của nước dứa, từ đó xác định quy luật biến
đổi của vitamin C trong quá trình thanh trùng và biến đổi chất lượng của sản phẩm, trên cơ sở đó
bố thí các thí nghiệm:
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt đến sự biến đổi chất lượng nước dứa đựng trong bao
bì thủy tinh. Thí nghiệm được tiến hành ở từng mức độ nhiệt độ thanh trùng từ 800C đến 950C
với thời gian giữ nhiệt từ 2 đến 10 phút.
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt đến sự biến đổi chất lượng nước dứa đựng trong bao
bì sắt tây. Thí nghiệm được tiến hành ở từng mức độ nhiệt độ thanh trùng từ 800C đến 950C với
thời gian giữ nhiệt từ 2 đến 10 phút.
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ rót nóng đến độ chân không trong bao bì và sự biến đổi hàm
lượng vitamin C. Thí nghiệm được tiến hành ở 5 mức độ nhiệt độ nước rót từ 75 - 95oC.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ tổn thất vitamin C tăng khi nhiệt độ thanh trùng cao và thời
gian giữ nhiệt dài, đặc biệt là thời gian gia nhiệt làm giảm mạnh hàm lượng vitamin C trong sản
phẩm.
Năng lượng hoạt hóa của sự phân hủy vitamin C của sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh là
27,935 kJ/mol so với của sản phẩm đựng trong bao bì sắt tây là 68,546 kJ/ mol.
Chế độ thanh trùng cũng ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị sản phẩm. Tuy nhiên, mùi vị ít bị
biến đổi hơn so với màu sắc. Màu sắc khác biệt có ý nghĩa nếu gia nhiệt ở nhiệt độ cao với bao bì
thủy tinh và thời gian giữ nhiệt dài với bao bì sắt tây.
Hàm lượng khí còn lại (Độ chân không) trong bao bì cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân hủy
vitamin C. Độ chân không đạt được càng cao khi gia tăng nhiệt độ rót nóng. Tuy nhiên, không
thể gia nhiệt quá cao để bài khí do vitamin C rất dễ biến đổi khi xử lý nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ rót
nóng tốt nhất là 85oC.
Kết hợp kết quả nghiên cứu “khảo sát biến đổi mật số vi sinh vật trong quá trình chế biến nước
dứa thanh trùng” (Nguyễn Chí Thành) có thể chọn chế độ thanh trùng:
Đối với bao bì thủy tinh: chọn chế độ thanh trùng ở nhiệt độ 850C, giữ nhiệt 4 phút
Đối với bao bì sắt tây: chọn chế độ thanh trùng ở 900C, giữ nhiệt 4 phút
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ....................................................................................................................................... ii
Tóm lược........................................................................................................................................ iii
Mục lục .......................................................................................................................................... iv
Danh sách bảng.............................................................................................................................. vi
Danh sách hình............................................................................................................................. viii
Chương I Đặt vấn đề ..................................................................................................................... . 1
Chương II Lược khảo tài liệu........................................................................................................ . 2
2.1 Nguyên liệu dứa ...................................................................................................................... . 2
2.1.1 Giới thiệu ............................................................................................................................. . 2
2.1.2 Phân loại............................................................................................................................... . 3
2.1.3 Đặc tính chung của các nhóm dứa trồng.............................................................................. . 4
2.1.4 Thành phần hóa học ............................................................................................................. . 5
2.1.5 Tình hình chế biến sản phẩm nước dứa thanh trùng.............................................................. 7
2.2 Nguyên liệu khác .................................................................................................................... . 8
2.2.1 Đường RE ............................................................................................................................ . 8
2.2.2 Nước..................................................................................................................................... . 8
2.2.3 Acid citric............................................................................................................................. . 8
2.3 Giớ thiệu về vitamin C............................................................................................................ . 9
2.3.1 Công thức cấu tạo ................................................................................................................ . 9
2.3.2 Những đặc tính của vitamin C ............................................................................................. . 9
2.3.3 Lý tính của vitamin C .......................................................................................................... 10
2.3.4 Các dạng tồn tại của vitamin C trong thực phẩm................................................................. 10
2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi vitamin C trong quá trinh chế biến......................... 12
2.4 Quá trình chế biến chính ......................................................................................................... 15
2.4.1 Bài khí.................................................................................................................................. 15
2.4.2 Rót hộp - ghép kín................................................................................................................ 16
2.4.3 Thanh trùng.......................................................................................................................... 17
Chương III Phương tiện - phương pháp nghiên cứu..................................................................... 22
3.1 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................................... 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 23
3.3 Nội dung và bố trí thí nghiệm................................................................................................. 24
Chương IV Kết quả thảo luận ....................................................................................................... 28
4.1 Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu.............................................................................. 28
4.2 Kết quả khảo sát chế độ thanh trùng....................................................................................... 28
4.2.1 Các đồ thị biểu diển quá trình thanh trùng........................................................................... 28
4.2.2 Ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến sự biến đổi hàm lượng vitamin C ......................... 31
4.2.3 Động học sự biến đổi vitamin C trong quá trình thanh trùng .............................................. 33
4.2.4 Ảnh hưởng của quá trình thanh trùng đến màu sắc sản phẩm ............................................. 37
4.2.5 Ảnh hưởng của quá trình thanh trùng đến giá trị cảm quan của sản phẩm.......................... 39
4.2.6 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản ...................................................... 41
4.3 Kết quả khảo sát chế độ rót nóng............................................................................................ 49
chương V Kết luận - đề nghị......................................................................................................... 50
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
v
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................ 52
Phụ lục ........................................................................................................................................... x
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đặc tính chung của 3 nhóm dứa trồng phổ biến ở Việt Nam.......................................... 4
Bảng 2.2 Độ chín .................................................................................................................5
Bảng 2.3 Thành phần hoá học của dứa ........................................................................................... 5
Bảng 2.4 So sánh chất lượng dứa Cayenne và dứa Queen (dịch quả) ................................6
Bảng 2.5 Những đặc tính của vitamin C........................................................................................ 9
Bảng 2.6 Tính chất vật lý của các loại bao bì ............................................................................... 19
Bảng 3.1 Các phương pháp phân tích lý hoá học ......................................................................... 23
Bảng 3.2 Đánh giá cảm quan sản phẩm bằng cách cho điểm theo thang điểm Hedonic.............. 24
Bảng 4.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu dứa ..................................................................... 28
Bảng 4.2 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng và thời gian giữ nhiệt
đến sự tổn thất vitamin C của sản phẩm trong bao bì thủy tinh (%)............................ 31
Bảng 4.3 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng và thời gian giữ nhiệt
đến sự tổn thất vitamin C của sản phẩm trong bao bì sắt tây, % ................................. 32
Bảng 4.4 Hàm lượng vitamin C còn lại sau các chế độ thanh trùng của sản phẩm
đựng trong bao bì thủy tinh (mg/100g)......................................................................... 33
Bảng 4.5 Hàm lượng vitamin C còn lại sau các chế độ thanh trùng của sản phẩm
đựng trong bao bì sắt tây.............................................................................................. 34
Bảng 4.6 hằng số tốc độ phân hủy vitamin C ở các nhiệt độ thanh trùng .................................... 36
Bảng 4.7 Thông số động học sự giảm vitamin C trong quá trình thanh trùng ............................. 36
Bảng 4.8 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc sản phẩm
đựng trong bao bì thủy tinh.......................................................................................... 37
Bảng 4.9 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc sản phẩm
đựng trong bao bì thủy tinh.......................................................................................... 37
Bảng 4.10 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc sản phẩm
đựng trong bao bì sắt tây.............................................................................................. 38
Bảng 4.11 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc sản phẩm
đựng trong bao bì sắt tây.............................................................................................. 38
Bảng 4.12 Kết quả đánh giá cảm quan đối với sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh ................ 39
Bảng 4.13 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến giá trị cảm quan
của sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh................................................................... 40
Bảng 4.14 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến giá trị cảm quan
của sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh................................................................... 40
Bảng 4.15 Sự biến đổi hàm lượng vitamin C (mg/100g) trong quá trình bảo quản
của sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh................................................................... 41
Bảng 4.16 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tổn thất vitamin C
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
vii
của sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh................................................................... 42
Bảng 4.17 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh................................................................... 42
Bảng 4.18 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm đựng trong bao bì thủy tinh................................................................... 42
Bảng 4.19 Sự biến đổi hàm lượng vitamin C (mg/100g) trong quá trình bảo quản
của sản phẩm đựng trong bao bì sắt tây....................................................................... 45
Bảng 4.20 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm đựng trong bao bì sắt tây ...................................................................... 46
Bảng 4.21 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiật độ thanh trùng đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm đựng trong bao bì sắt tây ...................................................................... 46
Bảng 4.22 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm đựng trong bao bì sắt tây ...................................................................... 46
Bảng 4.23 Ảnh hưởng của nhiệt độ rót nóng đến độ chân không trong bao bì thủy tinh............. 49
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các nhóm dứa trồng phổ biến...............................................................................4
Hình 2.2 các sản phẩm nước giải khát từ dứa................................................................................. 7
Hình 2.3 Công thức cấu tạo của vitamin C.................................................................................... 9
Hình 2.4 Ascorbic acid ................................................................................................................. 10
Hình 2.5 Sự oxy hóa khử thuận nghịch ........................................................................................ 11
Hình 2.6 Sản phẩm của sự oxi hóa khử bất thuận nghịch............................................................ 12
Hình 2.7 sự hao hụt vitamin C trong chế biến .............................................................................. 13
Hình 2.8 Sự chuyển hóa vitamin C............................................................................................... 14
Hình 3.1 Quá trình chế biến chính ................................................................................................ 24
Hình 4.1 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 800C
đối với bao bì thủy tinh .................................................................................................. 28
Hình 4.2 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 850C
đối với bao bì thủy tinh .................................................................................................. 29
Hình 4.3 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 900C
đối với bao bì thủy tinh .................................................................................................. 29
Hình 4.4 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 950C
đối với bao bì thủy tinh .................................................................................................. 29
Hình 4.5 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 800C
đối với bao bì sắt tây...................................................................................................... 30
Hình 4.6 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 850C
đối với bao bì sắt tây...................................................................................................... 30
Hình 4.7 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 900C
đối với bao bì sắt tây...................................................................................................... 30
Hình 4.8 Biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm trong quá trình thanh trùng ở nhiệt độ 950C
đối với bao bì sắt tây...................................................................................................... 31
Hình 4.9 Sự biến đổi vitamin C trong quá trình thanh trùng của sản phẩm
trong bao bì thủy tinh..................................................................................................... 35
Hình 4.10 Sự biến đổi vitamin C trong quá trình thanh trùng của sản phẩm
trong bao bì sắt tây......................................................................................................... 35
Hình 4.11 Sự phụ thuộc của hằng số tốc độ phân hủy vitamin C
vào nhiệt độ thanh trùng ................................................................................................ 36
Hình 4.12 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 80oC của sản phẩm trong bao bì thủy tinh.............................. 43
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
ix
Hình 4.13 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 85oC của sản phẩm trong bao bì thủy tinh............................... 43
Hình 4.14 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 90oC của sản phẩm trong bao bì thủy tinh............................... 44
Hình 4.15 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 95oC của sản phẩm trong bao bì thủy tinh............................... 44
Hình 4.16 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 80oC của sản phẩm trong bao bì sắt tây................................... 47
Hình 4.17 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 85oC của sản phẩm trong bao bì sắt tây................................... 47
Hình 4.18 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 90oC của sản phẩm trong bao bì sắt tây................................... 48
Hình 4.19 Biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản
ở nhiệt độ thanh trùng 95oC của sản phẩm trong bao bì sắt tây................................... 48
Hình 4.20 Ảnh hưởng của nhiệt độ rót nóng đến độ chân không ................................................. 49
Luận văn tốt nghiệp khóa 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
1
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra các giống cây
trồng rất đa dạng, phong phú với năng suất cao nên rất thuận lợi cho việc chế biến nhiều
sản phẩm từ rau quả, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay sản
phẩm chế biến từ rau quả chưa thực sự là thế mạnh, chủ yếu sử dụng ở dạng tươi sống.
Khi nhu cầu về sản phẩm chế biến ngày càng cao thì người tiêu dùng cũng quan tâm
nhiều hơn về chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm. Yêu cầu chất
lượng nước giải khát cũng vì đó mà ngày càng tăng lên, nước quả tự nhiên sẽ thay thế các
loại nước giải khát pha chế từ các chất hóa học.
Một trong những thành phần dinh dưỡng của nước quả quan trọng và không thể thiếu đối với con
người là vitamin C. Trong cơ thể, vitamin C giúp mau lành vết thương, tham gia vào cơ chế miễn
dịch, chống lại sự oxi hóa. Nước quả chế biến có hàm lượng vitamin C cao là mối quan tâm hàng
đầu trong công nghệ chế biến nước giải khát giàu vitamin. Tuy nhiên, vitamin C trong thực phẩm
lại rất nhạy cảm với quá trình chế biến. Ảnh hưởng của nhiệt độ là ành hưởng quan trọng nhất
đến hàm lượng vitamin C trong nước quả chế biến.
Nước dứa thanh trùng đã xuất hiện trên thị trường với nhiều thương hiệu, là sản phẩm nước giải
khát bổ dưỡng, thực sự tiện ích và được người tiêu dùng ưa chuộng. Làm thế nào để kiểm soát và
thực hiện các điều kiện chế biến tối ưu để có thể duy trì hàm lượng vitamin C ban đầu còn lại cao
nhất trong quá trình chế biến. Để nâng cao giá trị thương phẩm của nước dứa thanh trùng và giữ
được nhiều nhất viatmin C, việc “Khảo sát biến đổi vitamin C trong quá trình chế biến nước dứa
thanh trùng” được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định quy luật biến đổi của vitamin C trong quá trình thanh trùng.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, tiến hành các khảo sát:
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến hàm luợng vitamin C và chất lượng sản phẩm
Khảo sát sự biến đổi hàm lượng vitamin C trong thời gian bảo quản sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
2
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Nguyên liệu dứa
2.1.1 Giới thiệu
Dứa thuộc họ Bromeliaceae, là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được đưa tới các
đảo khu vực Caribe nhờ những thổ dân Anhdieng Carib. Năm 1493, Christopher Columbus lần
đầu tiên đã nhìn thấy các loại cây của chi này tại Guadeloupe. Ông đã đem chúng về Châu Âu và
từ đây chúng được người Anh và Tây Ban Nha phát tán tới các đảo trên Thái Bình Dương. Các
cánh đồng trồng dứa thương phẩm được thành lập tại Hawaii, Philippines, Đông Nam Á, Florida
và Cuba. Dứa đã trở thành một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới.
Thời gian 1986–1988, hàng năm sản lượng dứa là 10.354.000 tấn, đứng thứ sáu sau các loại quả
nho, quả có múi, chuối, táo bom và xoài. Hiện nay, trên thế giới cây dứa được trồng ở hầu hết
các nước nhiệt đới như Philippines, Thái Lan, Malaysia, Brazil, Mexico, Cuba, Nam Phi,... và
một số nước cận nhiệt đới như đảo Hawaii, Đài Loan,...
Dứa là loại quả ăn tươi rất có giá trị, được đánh giá cao ở các nước công nghiệp giàu và có thể
nghĩ ngay đến việc trồng và chế biến dứa để xuất khẩu. Ở nước ta, dứa được trồng từ Bắc đến
Nam, diện tích trồng cả nước hiện nay khoảng 40.000 ha với sản lượng khoảng 500.000 tấn trong
đó 90% là phía Nam. Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau,
Cần Thơ, Long An... miền Bắc có Ninh Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ... miền trung có Thanh
Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,... Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc
khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha.
Từ nhiều thế kỷ trước, con người đã sử dụng cây dứa như một loại dược thảo từ tự nhiên. Dứa
thường được dùng như một loại thuốc trợ tiêu hoá và thúc đẩy nhanh sự làm lành các vết thương.
Trong thương mại, dứa còn được dùng với mục đích thẩm mỹ và đặc biệt là trong lĩnh vực chế
biến thực phẩm, nó là một loại “thuốc” làm mềm thịt, làm tăng giá trị cảm quan và giá trị dinh
dưỡng cho bữa ăn. Ngày nay, cùng với xoài, quả dứa được coi là một trong những loại cây ăn
quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Dứa có đủ
những đặc tính của một loại quả ngon: mùi thơm mạnh, hấp dẫn, độ ngọt cao (độ Brix 16–20 và
hơn), đi đôi với độ chua không bao giờ thiếu, hình thức quả cũng đẹp, kể cả màu sắc bên ngoài
và bên trong. Do nhiều đường, dứa được coi là loại quả có lượng calo khá, có đầy đủ các vitamin
đặc biệt là vitamin C, giàu tro (nhất là kali). Ngoài ăn tươi, quả dứa chế biến thành dứa hộp và
nước dứa, là những mặt hàng xuất khẩu lớn. Xác quả dứa sau khi chế biến dùng làm thức ăn cho
gia súc và phân bón. Thân, lá dứa làm bột giấy.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
3
2.1.2 Phân loại
Dứa thuộc họ Bromeliacea, giống Ananas. Trong giống Ananas đáng quan tâm nhất là Ananas
comosus. A. comosus bao gồm tất cả các giống hiện đang trồng mà sau này người ta gọi là “loại
dứa trồng”.
Hume và Miller tạm chia chúng thành 3 nhóm:
Nhóm nữ hoàng (Queen), nhóm này được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam, do quả có màu sắc
đẹp, hương vị cao và thuận tiện thao tác khi chế biến, gồm các giống:
Giống dứa Hoa (dứa Tây, Phú Thọ, Victoria), quả nặng 0,5 ÷ 0,7 kg, chín vàng, mắt nhô cao, hố
mắt sâu, thịt quả vàng đậm, giòn, ngọt đậm và thơm, ít xơ, lõi bé, hơi ít nước.
Giống dứa Na Hoa nhập từ Trung Quốc, khác dứa Hoa là quả nặng hơn.
Thơm Tàng Ong, quả nặng trung bình 0,7 kg, hình bầu dục dài, vỏ dày mắt sâu, lõi to, thịt vàng
đậm, ngọt, thơm.
Nhóm Tây Ban Nha (Spanish), nhóm này chỉ được trồng lẻ tẻ, trong vườn hoặc trong rừng theo
chế độ quảng canh, gồm các giống:
Giống dứa Ta, quả hình trụ, khi chín màu đỏ da cam, vỏ dày, mắt dẹt, hố mắt sâu, thịt quả màu
vàng ngà hoặc vàng trắng, có nhiều xơ, lõi rắn, ít ngọt, vị chua. Quả nặng trung bình 1 kg, có khi
đến 2-3 kg, chín tháng 6-7.
Dứa Mật, quả to, ngọt, thịt vàng đậm, thơm, được trồng lẫn trong vcác vườn dứa Ta, có thể đây
là những biến dị mầm quan trọng.
Thơm Bẹ Đen, quả hình bầu dục, năng 0,2 ÷ 2 kg, trung bình 1 kg.
Thơm Bẹ Đỏ (Thơm Núi), thịt quả màu trắng nhạt, ít ngọt và ít nước hơn giống trên. Hình dạng
và phẩm vị của Thơm Bẹ Đỏ thích hợp cho kỹ nghệ đóng hộp, làm nước ép.
Nhóm Cayen (Cayenne), nhóm này có nhiều ưu điểm nhưng chưa nơi nào trồng được trên diện
tích lớn do phải thâm canh cao và đòi hỏi tỉ mỉ, riết ráo. Quả hình trụ, mắt bằng hơi nhô lên,
thích hợp cho việc chế biến. Khi chín vỏ quả màu da cam, thịt quả màu vàng nhạt. Quả nặng 1,5
÷ 2 kg, chín tháng 7-8.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
4
Hình 2.1 Các nhóm dứa trồng phổ biến
(Nguồn:
2.1.3 Đặc tính chung của các nhóm dứa trồng
Bảng 2.1 Đặc tính chung của 3 nhóm dứa trồng phổ biến ở Việt Nam
Nhóm 1
Cayenne
Nhóm 2
Spanish
Nhóm 3
Queen
Vùng trồng chính Tất cả các vùng
trồng nhiều trên
thế giới: Haoai,
Philippines, Thái
Lan, Đài Loan,
Tây Phi,...
Vùng biển Caribe,
Cuba, PuertoRico,
Mehico, Malaysia.
Nam Phi, Úc, Đảo
Réunion
Quả
Trọng lượng trung bình
Hình thù chung
Mắt
Màu vỏ khi chín
Thịt
Vẻ dáng khi chín
Độ xơ
Màu sắc
Đường kính lõi
Cao
Hình ống
To và bẹt
Vàng da cam
Ít nhiều trong
Không xơ
Vàng nhạt
Trung bình
Thấp hơn Cayenne
Hình tiểu cầu
To hơn Cayenne
Vàng hơi đỏ
Ít nhiều trong
Xơ
Hơi trắng
To hơn ở Cayenne
Thấp
Ống, chóp cụt
Bé hơn Cayenne
Vàng
Mờ đục
Giòn
Vàng
Bé hơn cayenne
Vị Ngọt và chua Không ngọt bằng
Cayenne
Không chua bằng
Cayenne
Cách sử dụng quả thích
đáng
Làm đồ hộp
Xuất tươi
Tiêu thụ nội địa
Xuất tươi
Tiêu thụ nội địa
Xuất tươi
Tiêu thụ nội địa
(Vũ Công Hậu, 1996)
Nhóm Cayen
Nhóm Spanish Nhóm Queen
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
5
Bảng 2.2 Độ chín
Độ chín Màu vỏ Số hàng mắt mở
4 100% mau vàng sẫm Trên 5 hàng
3 75 – 100% màu vàng tươi 4 hàng
2 25 – 75% màu vàng tươi 3 hàng
1 25% chuyển màu vàng 2 hàng
0 Xanh bóng 1 hàng
00 Xanh sẫm 0 hàng
(Vũ Công Hậu, 1996)
2.1.4 Thành phần hoá học
Bảng 2.3 Thành phần hoá học của dứa
Thành phần Đơn vị Giá trị trên 100g
Nước
Năng lượng
Protein
Chất béo
Pectin
Saccharose
Glucose
Fructose
Canxi
Sắt
Magie
Phospho
Kali
Natri
Vitamin C
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin B5
g
Kcal
g
g
g
g
g
g
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
81 - 87
45 - 49
0,25 - 0,55
0,1 - 0,13
0,06 - 0,16
4,59 - 12
1,76 - 3,2
1,94 - 2,3
10,8 - 13
0,25 - 0,32
8,9 - 12
8,3 - 9
120 - 125
0,8 - 1
10 - 25
0,069 - 0.125
0,02 - 0,088
0,2 - 0,470
Nguồn:
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
6
Bảng 2.4 So sánh chất lượng dứa Cayenne và dứa Queen (dịch quả)
(Vũ Công Hậu, 1996)
Chỉ tiêu phân tích Cayenne không gai Queen
Màu sắc quả Đỏ da đồng Vàng
Chất khô (Brix) 14.8 15.6
pH 3.2 3.6
Độ chua méq% 18.0 15.3._.
Acid ascorbic mg/l 150.0 216.0
Acid citric g/l 11.8 10.2
Acid malic g/l 3.6 3.4
Gluoza g/l 21.1 11.0
Fnuctza g/l 21.3 13.0
Sacaroza g /l 85.0 124.0
Chất gây mùi thơm 12.78 7.39
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
7
2.1.5 Tình hình chế biến sản phẩm nước dứa thanh trùng
Hình 2.2 các sản phẩm nước giải khát từ dứa
(Nguồn:
(TBKTVN-14/12/2004) - Dứa Cayene hiện đang có triển vọng với các sản phẩm
nước dứa cô đặc hoặc dứa khoanh đóng hộp được thị trường thế giới ưa chuộng. Việc
phát triển diện tích dứa là khả thi và là hướng mở tích cực trong việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng.Cả nước ta hiện nay, có khoảng 15 nhà máy chế biến dứa có quy mô khá
cao với sản lượng hằng năm đạt 20.000 tấn dứa hộp và 10.000 tấn dứa cô đặc.
Bộ NN - PTNT khuyến cáo tại hội nghị vào tháng 10-2004, hiện nay và trong vài
năm tới sản phẩm dứa Cayene đang có sức hút trên thị trường quốc tế. Do đó, đầu ra
khá ổn định và có hiệu quả, cần có những giải pháp lâu dài. Ngành nông nghiệp thành
phố sẽ phối hợp với địa phương xây dựng mô hình hợp tác xã để có đủ pháp nhân ký
kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy chế biến, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật về giống để đa dạng hóa các sản phẩm dứa, nâng cao năng suất, hạ
giá thành sản phẩm và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. (Nguồn tin: TBKTVN)
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
8
2.2 Nguyên liệu khác
2.2.1 Đường RE
Đường là một trong những thành phần quan trọng của nước giải khát. Nó điều
chỉnh và làm hài hòa vị chua và mùi thơm của nước uống.
Trong quá trình chế biến sản phẩm nước quả, người ta thường sử dụng saccharose.
Saccharose là một loại disaccharide có công thức phân tử C12H22O11 ở dạng tinh
thể trong suốt không màu, không mùi, dễ hoà tan trong nước, vị ngọt, không có
mùi lạ. Do các đặc tính này mà saccharose thường được sử dụng hơn các loại
đường khác.
Saccharose được sử dụng thường là loại đường RE với các tiêu chuẩn:
Độ ẩm < 0,25%
Độ tro sulphat < 0,14%
Hàm lượng đường > 99,5%
2.2.2 Nước
Nước là thành phần chủ yếu của nước giải khát, đòi hỏi phải đáp ứng các chỉ tiêu về chất
lượng. Trước hết phải trong suốt, không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa vi sinh
vật gây bệnh. Ngoài ra, phải có các chỉ tiêu hoá học phù hợp về độ cứng, tính kiềm,
lượng cặn và độ oxi hoá.
Trong những cơ sở sản xuất lớn người ta thường trang bị những phương tiện hiện đại để
tinh chế và kiểm nghiệm nước cho sản xuất thức uống. Còn đối với các cơ sở nhỏ thì nên
làm theo nguyên tắc thông thường là: nước lấy từ nguồn sạch, qua hệ thống lọc khử phèn,
lắng cặn, sát trùng. Nước đã làm sạch như vậy là đạt yêu cầu cho pha chế nước giải
khát.(Nguyễn Đức Thạch, 2000)
2.2.3 Acid citric. C6H8O7.H2O
Acid được dùng phổ biến trong sản xuất nước quả là acid citric. Acid citric có nhiều
trong nhiều loại rau quả với hàm lượng khá cao. Trong họ citrus, hầu như chỉ có acid
citric với hàm lượng cao, chanh: 6 – 8%, vì thế acid citric còn được gọi là acid chanh.
Tuỳ theo nhiệt độ, khả năng hoà tan của acid citric trong 100g nước vào khoảng sau.
Nhiệt độ nước (oC) 0 12 20 40 60 100
Lượng acid (g) 190 200 210 225 242 282
Acid citric có vị chua dịu, được dùng để điều chỉnh vị, điều chỉnh độ chua ngọt của sản phẩm.
Tiêu chuẩn của acid citric sử dụng trong nước giải khát phải đạt yêu cầu:
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
9
Hàm lượng acid Citric >99%
Độ tro <0,5%
Lượng acid Sulphuric tự do <0,05%
Hàm lượng Asen <0,00014%
Khi hòa tan acid citric trong nước cất, dung dịch phải trong suốt, vị chua tinh khiết và không có
vị lạ.
2.3 Giới thiệu về vitamin C
2.3.1 Công thức cấu tạo
Hình 2.3 Công thức cấu tạo của vitamin C
Nguồn(
Tên khoa học là γ-lacton của 2,3-dehydro L-gulonic acid hay ascorbic acid.
2.3.2 Những đặc tính của vitamin C
Bảng 2.5 Những đặc tính của vitamin C
Tiêu chí Diễn giải
Công thức phân tử C6H8O6
Khối lượng phân tử 176,13g
Nhiệt độ nóng chảy 192oC
Thời gian giảm một nửa 10 – 20 ngày
Hằng số phân ly pK1 = 4,2; pK2 = 11,6
Khả năng truyền quang 24o (trong nước), 48o (trong methanol)
Quang phổ hấp thụ Λmax = 245nm; pH < 1,5
Λmax = 265nm; pH > 6,8
Hiệu điện thế chuẩn 0,166V ở pH = 4,0 và 35oC
Đơn vị quốc tế của tính chất hoạt
động của vitamin
1 IU = 0,05mg acid ascorbic, là hàm lượng trung bình
của 0,1ml nước ép họ citron.
Nguồn :(
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
10
2.3.3 Lý tính của vitamin C
Vitamin C là những tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, không mùi, vị
chua, dễ tan trong nước, tan trong ethanol 95o, thực tế không tan trong ether, chloroform, benzen.
Dưới tác dụng của ánh sáng thì bị biết màu dần. (Nguyễn Thiện Luân et al, 1997)
2.3.4 Các dạng tồn tại của vitamin C trong thực phẩm
Vitamin C trong tự nhiên tồn tại dưới 3 dạng phổ biến là acid ascorbic, acid dehydroascorbic và
dạng liên kết ascorbigen, tất cả đều tồn tại ở dạng L.
Acid ascorbic
Công thức cấu tạo của vitamin C cho thấy nó là một dẫn xuất của đường. Theo công thức trên ta
thấy, ascorbic acid có 2 nguyên tử cacbon bất đối xứng do đó nó có 4 đồng phân quang học. Cả 4
đồng phân này đều đã tổng hợp được, song chất có hoạt tính vitamin C cao nhất là L-ascorbic
acid. Acid này có năng suất quay cực từ +22 tới +24o (dung dịch 2% trong nước).
Trong công thức trên ta thấy ascorbic acid có liên kết đôi trong mạch hydrocacbon, do đó có các
acid ascorbic ở dạng đồng phân cis và trans. Cho đến nay, người ta chỉ thấy có đồng cis tồn tại.
Trong phân tử ascorbic acid có chứa nhóm endiol, nhóm này gây ra những tính chất hóa học cơ
bản của acid ascorbic: tính acid và tính khử.
- Tính acid:
CH2OH
CHHO O O
O OHH
Hình 2.4 Ascorbic acid
Do hiệu ứng liên hợp với nhóm carbonyl cho nên nguyên tử hydro của nhóm hydroxyl ở vị trí số
3 trở nên rất linh động và làm cho vitamin C có tính acid mạnh, vì vậy vitamin C có tên gọi là
ascorbic acid.
Do có tính acid mạnh nên ascorbic acid dễ dàng tan trong các dung dịch kiềm và carbonat kim
loại kiềm. Ứng dụng tính chất này, người ta điều chế muối natri ascorbate để pha dung dịch tiêm
có nồng độ cao và trung tính.
Do có tính acid mạnh nên ascorbic acid dễ dàng tạo muối ascorbate khi tác dụng với muối kim
loại.
- Tính khử:
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
11
Tính chất khử mạnh của vitamin C phụ thuộc vào sự có mặt của nhóm endiol trong phân tử của
nó. Vì vậy mà dung dịch feling, nitrat bạc, đặc biệt chất 2,6 diclophenolindophenol bị khử bởi
acid ascorbic ngay ở nhiệt độ thường. (Phạm Thu Cúc, 2001)
Nếu không có chất oxi hóa thì ascorbic acid ở trạng thái tinh thể hoặc dung dịch (tốt nhất là pH =
4) vững bền ngay khi đun nóng đến 110oC.
Độ bền vững của dung dịch ascorbic acid giảm khi nồng độ của nó giảm và pH của dung dịch
tăng.
Trong dung dịch trung tính, acid ascorbic nhanh chóng bị oxi hóa bởi oxi của không khí. Các
chất xúc tác cho sự oxi hóa ascorbic acid là các muối kim loại nặng, chủ yếu là đồng, sắt, chì,
nhôm, cũng như ánh sáng tử ngoại, các phenol và các enzyme. Những chất có tác dụng làm ổn
định ascorbic acid là một số acid, VD: oxalic acid do nó có tính khử và tạo phức cũng như các
amino acid, thiamine, các chất có nhóm sulhydryl, 8-hydroxyquinolin, đường, ...
Dehydroascorbic acid
+ Sự oxy hóa khử thuận nghịch:
CH2OH
CHHO
OHHO
O O [O2]
[H2]
CH2OH
CHHO O O
O O
Hình 2.5 Sự oxy hóa khử thuận nghịch
Tính thuận nghịch của quá trình oxi hóa ascorbic acid vô cùng quan trọng đối với tác dụng sinh
học của acid này. Trong cơ thể, ascorbic acid tham gia vào việc vận chuyển hydro tức là tham
gia vào các hệ enzyme xúc tác cho quá trình oxi hóa khử xảy ra trong cơ thể.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
12
+ Sự oxy hóa khử bất thuận nghịch:
Hình 2.6 Sản phẩm của sự oxi hóa khử bất thuận nghịch
Quá trình này tạo ra các sản phẩm như 2,3_dicetogulonic acid, dehydroascorbic acid, furfural,
nước, CO2 và các sản phẩm không có hoạt tính vitamin, nghĩa là làm cho ascorbic acid mất hoạt
tính vitamin. (Nguyễn Thiện Luân et al, 1997)
Ascorbigen
Ascorbigen của vitamin C là dạng liên kết với polypeptide hay Fe và acid nuleic, hoặc với
polyphenol. Trong thực vật, dạng ascorbigen chiếm đến 70% tổng hàm lượng vitamin C, hòa tan
trong nước, có đặc tính bền với các chất oxi hóa nhưng hoạt tính chỉ bằng một nửa của vitamin C
tự do. (Lê Ngọc Tú, 2004)
Trong thực phẩm, ascorbigen thường có chứa lưu huỳnh. Ascorbigen tìm thấy nhiều ở phần búp,
rau non. Khi thủy phân thận trọng, từ ascorbigen có thể thu được vitamin C, do đó trong một số
rau nấu chín (cải bắp, suplơ) hàm lượng vitamin C có thể không giảm mà còn tăng so với rau
tươi. (Nguyễn Vân Tiếp et al, 1996)
2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi vitamin C trong quá trình chế biến
Vitamin C không bền với các tác nhân trong quá trình xử lý sản phẩm như: xử lý nguyên liệu,
ánh sáng, nhiệt độ, pH, độ hoạt động của nước,… Để tránh tổn thất vitamin C cần tránh để
vitamin C tiếp xúc với các tác nhân này. Ánh nắng mặt trời và nhiệt độ môi trường bảo quản rau
quả nóng sẽ phá hỏng rất nhiều vitamin C. Ở nhiệt độ bình thường trong bếp, các loại rau ăn lá
nếu chờ 4 giờ mới chế biến sẽ hao mất 20% vitamin C, để 1 ngày mất 40%. Còn với rau quả đem
O
HO
CH2OH
CH O
OH HO
[O]
COOH
O C
HO
CH2OH
CH
OH HC
O C
2,3_dicetogulonic acid
+
CO2
O
HO
CH2OH
CH O
OH HO
O
CH2OH
CH
O O
O O
CH + + + HO2
Furfural
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
13
phơi khô thì vitamin C bị phá hủy hầu như hoàn toàn. Theo lý thuyết thì 1ml O2 thì sẽ oxy hóa
15,7mg acid ascorbic.
Lượng vitamin C ban đầu trong đậu tươi xem là 100mg. lượng vitamin C còn lại sau khi nấu chỉ
còn lại 44mg, nhưng nếu đem chần thì lượng vitamin C giữ lại được là 75mg từ đó qua các công
đoạn chế biến khác thấy vitamin C giảm xuống khác nhau qua từng công đoạn như sau :
Hình 2.7 sự hao hụt vitamin C trong chế biến
(Jiri Davidek và et al,1990)
Nhiệt độ
Vitamin không bền ở nhiệt độ quá cao. Khi chần nguyên liệu bằng nước cũng như hấp thức ăn,
nếu để rau quả tiếp xúc với không khí, sự phân hủy vitamin C xảy ra nhanh hơn.
Nhiệt độ lúc xử lý nguyêu liệu: thường là chần hay hấp ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn.
Người ta nhận thấy rằng khi chần nguyên liệu có chứa vitamin C trong thời gian ngắn sẽ bớt tổn
thất hơn so với thời gian dài, dùng hơi nước để hấp sẽ bớt tổn thất hơn là chần thực phẩm bằng
nước nóng (cho nước tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì vitamin C sẽ hòa tan trong nước chần).
khi chần dưới những điều kiện tốt nhất thì cũng giữ lại khoảng 70-90% vitamin C so với ban
đầu.
Dùng nhiệt trong chế biến: khi xử lý nhiệt độ trong chế biến trái cây và rau củ thì dù đồ dùng
bằng thiếc hay thủy tinh đều có thể thấy sự tổn thất vitamin C khá đáng kể. Trong một số trường
hợp, lượng vitamin C phân hủy ngay lập tức khoảng 15-45% của sản phẩm tươi sau khi chế biến
nhiệt và một số lượng lớn sẽ bị phá hủy trong quá trình tồn trữ.
Lạnh đông: hầu hết các vitamin đều bền khi bảo quản lạnh. Vitamin C cũng vậy, khi bảo quản ở
nhiệt độ 0 – 40C thì sự tổn thất vitamin C không đáng kể.
Mặc dù độ ổn định của vitamin C thường tăng khi nhiệt độ giảm, nhưng khi lạnh đông
vitamin C có thể giảm và có thể phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian và quá trình rã đông.
Phương pháp xử lý nguyên liệu
Rã đông
(71)
Đậu tươi (100)
Chần (75)
Cho vào
hộp (63)
Sấy bằng
không khí (45)
Sấy thăng hoa
(70)
Cấp đông
(75)
Nấu (44)
Nấu (39)
Xử lý nhiệt
(36)
Nấu (25) Nấu (35)
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
14
Vitamin C dễ hòa tan trong nước nên khi ngâm rửa các loại rau quả đã gọt cỏ, cắt, thái, vitamin
C rất dễ bị khuếch tán ra ngoài bằng sự chênh lệch nồng độ chất khô, gây tổn thất lớn cho rau củ.
Khi gọt vỏ hay cắt nguyên liệu bằng các thiết bị sắt, đồng thì hàm lượng vitamin C sẽ tổn
thất nhiều hơn. Xử lý nguyên liệu trong thời gian dài, vitamin C tiếp xúc với không khí
càng lâu nó sẽ bị oxi hóa càng nhiều, cắt nhỏ nguyên liệu cũng tạo điều kiện cho vitamin
C nhanh chóng bị phân hủy do tăng diện tích tiếp xúc với không khí. Chính vì điều đó mà
khi xử lý nguyên liệu phải làm trong thời gian ngắn, và tránh cho thực phẩm tiếp xúc
nhiều với không khí, ánh sáng, các kim loại như sắt, đồng,…
pH
Vitamin C bền trong môi trường acid. Trong môi trường kiềm, với sự có mặt của các kim loại
nặng, tia tử ngoại và enzyme carbonatoxydaza có tác dụng làm tăng nhanh quá trình oxi hóa acid
ascorbic chịu sự chuyển hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic, nếu tiếp tục oxi hóa thì nó
bị mất hoạt tính của vitamin C và tạo ra các sản phẩm không mong muốn:
Hình 2.8 Sự chuyển hóa vitamin C
Độ hoạt động của nước (aw)
Độ hoạt động của nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của một số vitamin nhất là các
vitamin hòa tan trong nước.
Vitamin C tương đối bền ở aw thấp. Khi aw cao thì vitamin C dể dàng bị phân hủy do tính tan
mạnh trong nước của nó.
Người ta cũng nhận thấy rằng ở hệ thống phản hấp thụ vitamin C bị phá hủy nhanh hơn hệ thống
hấp thụ. Sự phân hủy vitamin C có thể xuất phát tại và dưới điểm uốn của vùng đơn tầng.(Lê
Ngọc Tú,2003)
Nói chung, để bảo quản được vitamin C trong các thực phẩm ở thời gian dài thì thực phẩm phải
được bảo quản ở nhiệt độ thấp và aw càng thấp càng tốt.
C
OH C
HO
CH2OH
CH
O
HC
OH C
L-ascorbic
acid
O
2,3-diketogulonic
acid
C
O C
HO
CH2OH
CH
O
HC
O C
L-dehydroascorbic
acid
O
COOH
O C
HO
CH2OH
CH
HC
O C
OH
treonic acid
+2H
-2H +H2O
HO CH
HC
C
OH
COOH
OOH
+H2O
½ O
COOH
COOH
Oxalic acid
+
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
15
Các loại hóa chất
Để giữ được vitamin C, người ta thêm một số chất ổn định, VD đường saccaroza, acid hữu cơ,
sorbitol, glyxerin hoặc một số hợp chất của antoxian, flavonoit bao gồm cả một số chất có tác
dụng của vitamin PP. Các hỗn hợp thiên nhiên như flavin, carotenoit bảo vệ được vitamin C tốt
hơn so với các chất chống oxi hóa thông thường khác. Chất kháng sinh penicillin cũng bảo vệ tốt
vitamin C, ngược lại steptomixin lại làm tăng nhanh sự oxi hóa vitamin C, còn CO2 được coi như
chất kháng vitamin C vì khi bảo quản, nhất là quả xanh, hàm lượng vitamin C giảm đi rất nhiều
nếu được thổi CO2 vào quả.
Quả khi xử lý với SO2 sẽ làm giảm sự mất vitamin C trong suốt quá trình chế biến và bảo quản.
SO2 khử hydrogen peroxide (H2O2) được hình thành từ sự oxi hóa của acid ascorbic khi có ion
Cu2+, theo cách này SO2 bảo vệ gián tiếp vitamin C chống lại sự oxi hóa.
AA + 2Cu2+(II) → DAA + 2Cu(I) + 2H+
2Cu(I) + 2H+ + O2 → 2Cu(II) + H2O2
H2O2 + SO32- → H2O + SO42-
Với SO2, acid dehydroascorbic (DAA) hình thành một sản phẩm phụ (DAA.SO2) sẽ ngăn chặn
được sự kết tủa của acid dehydroascorbic trong phản ứng hóa nâu không enzyme. Cách thức hoạt
động của SO2 hay bisulphite trong phản ứng hóa nâu là phá vỡ chuỗi liên kết từ phản ứng trung
gian carbonyl như 3-deoxypentosulose là phản ứng trung gian và cơ bản để hình thành màu nâu.
3-deoxy-4-sulphopentosulose được tìm thấy là sản phẩm của bisulphite với acid ascorbic trong
quá trình khử. (Lê Ngọc Tú, 2004)
2.4 Quá trình chế biến chính
2.4.1 Bài khí
Quá trình bài khí trong dịch quả nhằm một số mục đích sau:
- Tạo độ chân không, đồ hộp thực phẩm cần phải có một độ chân không nhất định, để khi vận
chuyển, bảo quản trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Đồ hộp không có các biểu hiện phồng
đáy, nắp, để người sử dụng có thể phân biệt được đồ hộp tốt hay xấu do các vi sinh vật tạo thành
khí gây ra. Vì vậy độ chân không được coi là một chỉ số phẩm chất của đồ hộp. Độ chân không
thường là 3,22–5,98.104N/m2 (250–450mmHg) trường hợp đặc biệt mới tới 8,65–9,05.104 N/m2
(650 – 680 mmHg)
- Hạn chế các quá trình oxi hóa trong đồ hộp, nhất là vitamin C ít bị tổn thất, hương vị màu sắc
của sản phẩm không bị biến đổi nhiều trong quá trình bảo quản.
- Hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn hiếu khí còn lại trong hộp.
- Hạn chế sự ăn mòn sắt tây đối với nước quả đựng trong bao bì sắt tây.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
16
- Giảm áp suất bên trong đồ hộp khi thanh trùng để đồ hộp khỏi bị bật nắp, nứt mối hàn.
Trong sản xuất đồ hộp người ta dùng nhiều phương pháp bài khí khác nhau như bài khí bằng
nhiệt, bài khí bằng thiết bị hút chân không. Tuy nhiên, ở qui mô sản xuất nhỏ thì bài khí bằng
nhiệt là đơn giản và thuận lợi nhất. Theo phương pháp này dịch quả được gia nhiệt nhanh đến
850C rồi rót nóng vào bao bì và ghép nắp ngay.
2.4.2 Rót hộp – ghép kín
Dịch quả được rót nóng vào bao bì và ghép kín ngay. Trong quá trình rót nóng cần tránh tạo bọt
khí trong dịch quả (nên rót tràn rồi đổ bớt đi một ít).
Quá trình ghép kín nắp vào bao bì để ngăn cách hẳn sản phẩm với môi trường không khí và vi
sinh vật bên ngoài là một quá trình quan trọng, ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài của sản
phẩm đó. Nếu chậm ghép nắp có nhiều bất lợi như bị biến màu, giảm độ chân không trong sản
phẩm và độ nhiễm vi sinh vật tăng lên. Do đó nắp hộp phải được ghép thật kín, thật chật.
Đối với hộp sắt sau khi ghép kín thường phải kiểm tra độ kín để đảm bảo cho sản phẩm sau quá
trình thanh trùng đạt yêu cầu bảo quản. Phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra độ kín của hộp
trong điều kiện phân xưởng là ngâm hộp trong nước nóng. Rửa sạch hộp bằng nước nóng và xà
phòng, để đứng thành một lớp trong chậu thủy tinh to có đựng nước nóng ở nhiệt độ không dưới
850C. Lượng nước nóng gấp 4 lần thể tích các hộp, mực nước phải ở trên mặt hộp từ 25 - 30cm.
hộp để trong nước nóng từ 5 - 7 phút. Lúc đầu để đáy xuống, sau lật ngược, để nắp xuống dưới,
sau đó quan sát nếu thấy bọt khí thoát ra hàng loạt hoặc thoát ra đều đặn ở cùng một chổ thì hộp
coi như bị hở.
Sơ lược về bao bì
Bao bì có tác dụng bảo vệ, kiểm soát các tác động của yếu tố môi trường như không khí, vi sinh
vật đối với thực phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
17
*Bao bì sắt tây
Từ khi được sử dụng vào năm 1810 đến nay, bao bì sắt tây là sự lựa chọn tốt nhất cho nhiều loại
thực phẩm bởi các ưu điểm là nhẹ, truyền nhiệt tốt, có độ bền cơ học tốt.
Tuy nhiên trong quá trình bảo quản thực phẩm, bao bì sắt tây có độ bền hoá học kém, hay bị rỉ và
bị ăn mòn, bong tróc lớp vecni. Sự ăn mòn có thể xảy ra trầm trọng đối với các loại thực phẩm
có độ acid nhẹ.
*Bao bì thuỷ tinh
Bao bì thuỷ tinh đã được biết đến từ rất lâu, có hình thức đẹp và bền vững hoá học. Với những
tiến bộ gần đây, bao bì thuỷ tinh ngày càng được cải thiện về tính bền cơ học và trọng lượng.
Mặt khác nó có nhược điểm lớn là dễ vỡ, truyền nhiệt kém và không cản sáng. Do đó có thể ảnh
hưởng đến chất lượng nếu các thành phần của thực phẩm nhạy cảm với ánh sáng
Bao bì là phần bao phủ bên ngoài của sản phẩm hàng hóa, để đảm bảo chống lại các dạng hư
hỏng, giúp phân phối sản phẩm dễ dàng và cũng làm tăng giá trị thương phẩm của sản phẩm.
Bao bì được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:
Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng. Không
gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.
Bền đối với tác dụng của thực phẩm.
Chịu được nhiệt độ và áp suất cao.
Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ.
Dễ gia công, rẻ tiền.
Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm
Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi.
2.4.3 Thanh trùng
Chọn chế độ thanh trùng
Điều cần thiết là phải chọn một chế độ thanh trùng hợp lý, có nghĩa là đảm bảo được yêu cầu tiêu
diệt các vi sinh vật có hại trong đồ hộp đó, các chất dinh dưỡng ít bị tổn thất, phẩm chất sản
phẩm tốt nhất.
Để chọn một chế độ thanh trùng cho một loại đồ hộp, cần xác định được nhiệt độ và thời gian
thanh trùng. Cách xác định được tiến hành như sau:
Phân tích thành phần hoá học của thực phẩm mà chủ yếu là độ acid và đường.
Chọn nhiệt độ thanh trùng căn cứ vào độ acid.
Nếu pH < 4,6 thì nhiệt độ thanh trùng nhỏ hơn hoặc bằng 1000C.
Nếu pH > 4,6 thì nhiệt độ thanh trùng phải lớn hơn 1000C.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
18
Đối với các nước trái cây do có pH dưới 4,6 chỉ cần thanh trùng ở nhiệt độ dưới 1000C.
Khi xác định nhiệt độ thanh trùng, phải chú ý nhiệt độ đó phải là nhiệt độ của cả khối thực phẩm
cần được thanh trùng, phải có nhiệt độ ở vị trí trung tâm hộp (đối với sản phẩm lỏng thì vị trí
trung tâm nằm ở 2/3 hộp).
Xác định tốc độ truyền nhiệt vào trung tâm hộp theo nhiệt độ trung tâm đã chọn bằng nồi hấp thí
nghiệm. Trong quá trình thanh trùng, sản phẩm trong hộp không được đun nóng tức thời tới nhiệt
độ thanh trùng cần đạt, mà nhiệt lượng phải chuyển dần từ môi trường đun nóng, qua bao bì và
lớp sản phẩm bên ngoài rồi vào tới tâm đồ hộp. Quá trình này phải mất một thời gian truyền
nhiệt (t1).
Khi đạt được nhiệt độ tâm xác định, vi sinh vật không bị tiêu diệt tức thời, mà cần phải có một
thời gian nhất định để tiêu diệt gọi là thời gian tiêu diệt hay thời gian giữ nhiệt (t2).
Sau thời gian giữ nhiệt (t2), hạ nhiệt từ nhiệt độ thanh trùng đến nhiệt độ ban đầu, thời gian này
gọi là thời gian hạ nhiệt (t3).
Vậy tổng thời gian thanh trùng cho quá trình là: T = t1 + t2 + t3 (phút)
Phân lập vi sinh vật để xác định loại vi sinh vật nguy hiểm nhất bao gồm: loại gây bệnh, loại sinh
độc tố, loại chịu nhiệt,...
Từ các mẫu hộp đã thanh trùng theo các chế độ khác nhau, người ta kiểm tra chất lượng đồ hộp
về cảm quan, vi sinh vật, sau đó xét đến hiệu quả kinh tế của các chế độ thanh trùng, để chọn ra
một chế độ thanh trùng tốt nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian truyền nhiệt:
Tính chất của sản phẩm:
Sản phẩm lỏng có độ nhớt thấp và tỉ trọng nhỏ, sự truyền nhiệt xảy ra nhanh hơn bằng các dòng
đối lưu
Sản phẩm đặc có hệ số dẫn nhiệt của thực phẩm nhỏ nên sự đun nóng các sản phẩm này xảy ra
chậm
Dung dịch chứa nhiều đường, tinh bột, pectin, allulose sẽ kéo dài thời gian truyền nhiệt.
Tính chất vật lý của bao bì
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
19
Bảng 2.6 Tính chất vật lý của các loại bao bì
Loại bao bì
Chiều dày trung bình
(m)
Độ dẫn nhiệt
(W/m.oC)
Nhiệt trở
(oC.m2/W)
Sắt tây 0,24 – 0,26.10-3 46 – 52 4,6 – 7,8.10-5
Thủy tinh 2 – 6.10-3 0,6 – 0,9 200 – 1000.10-5
(Nguyễn vân Tiếp, 2000)
Nhiệt trở bao bì phụ thuộc độ dày của bao bì và hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm bao bì
Nhiệt độ ban đầu của hộp:
Đối với sản phẩm lỏng, nhiệt độ ban đầu ít có ảnh hưởng đến thời gian truyền nhiệt
Đối với sản phẩm đặc, nhiệt độ ban đầu thấp thì thời gian truyền nhiệt càng kéo dài
Trạng thái chuyển động của đồ hộp khi thanh trùng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tiêu diệt vi sinh vật:
Nhiệt độ thanh trùng.
Thành phần hoá học của sản phẩm.
Loại và số lượng vi sinh vật.
Dự đoán độ bền của vitamin C dưới tác động của nhiệt độ
Acid ascorbic là lacton chưa bão hoà (ester dạng vòng), nó bền trong trạng thái khô và kém bền
trong dung dịch. Vitamin C bền trong dung dịch acid, kém bền trong dung dịch kiềm. Acid
ascorbic dễ bị oxy hoá khi tiếp xúc với không khí, ánh sáng, nhiệt độ, dưới tác dụng của cơ
học…
Sự phá huỷ vitamin C bằng nhiệt có thể được mô tả theo phương trình:
nCk
dt
dC
.−= (1)
Dấu trừ biểu thị sự giảm vitamin C theo thời gian dưới tác động của nhiệt độ.
k: hằng số tốc độ phản ứng.
C: tỉ lệ phần trăm vitamin C của mẫu sau một thời gian t.
dt
dC
: vận tốc phá hủy vitamin C, tức là biến đổi lượng vitamin C theo thời gian.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
20
Với điều kiện nhiệt độ và phản ứng bậc 1 (n=1) thì phương trình (1) được lấy tích phân trong
khoảng giới hạn từ điều kiện ban đầu C0 ở thời điểm t = 0 đến thời điểm cuối C ở thời điểm t = t,
thu được:
kt
dC
dC
−=
0
Hay ktCC −= )ln()ln( 0
kt
C
C
−=
0
ln
)exp(.. 00 ktCeCC kt −==→ −
Với C0: Hàm lượng vitamin C của mẫu tại thời điểm ban đầu.
t: thời gian xử lý.
Từ các phương trình trên chỉ ra rằng lượng vitamin C giảm theo hàm số mũ của thời gian
t, ở nhiệt độ phân hủy không đổi.
Các nhà khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm thường dùng DT (thời gian làm giảm
lượng vitamin C 10 lần) thay vì sử dụng kt. DT được định nghĩa là thời gian cần thiết ở nhiệt độ T
tương ứng để giảm lượng vitamin C ban đầu theo một đơn vị logarit, ví dụ: giảm 90% (10%
vitamin C còn sót lại). DT được xác định theo phương trình sau:
TDkCC .)ln()ln( 0 −=−
Hay: DkC
C
.ln
10
ln 00 −=−
tDkCCLn .)ln()10ln()( 00 −=−−
kk
Dt
303.2)10ln(
==
Như vậy, giá trị D tỷ lệ nghịch với hằng số tốc độ vô hoạt k.
Tốc độ phản ứng (k) phụ thuộc vào nhiệt độ có thể được xác định bằng năng lượng hoạt hóa (Ea).
Nó được biểu diễn bằng phương trình Arrhenius:
−=
TTR
Eakk
refT
ref
11
exp.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
21
Hay:
−+=
TTR
Ekk
refT
a
ref
11)ln()ln(
Với:
k: hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T.
kref: hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ Tref.
Ea: năng lượng hoạt hóa (kJ/mol).
R: hằng số lý tưởng ( R= 8,314J/k.mol).
T: nhiệt độ (K).
Tref: nhiệt độ tham chiếu (K).
Sự phá hủy vitamin C phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của thời gian
giảm lượng vitamin C 10 lần được biểu diễn bằng phương trình:
−
=
z
TT
refT
ref
DD 10*
T
z
T
z
DD refrefT *
1
*
1)log()log( −+=
Trong đó:
DT: thời gian giảm lượng vitamin C mười lần ở nhiệt độ T (phút).
DTref: thời gian giảm lượng vitamin C 10 lần ở nhiệt độ tham chiếu Tref (phút).
T: nhiệt độ (K).
Tref: nhiệt độ tham chiếu (K).
z: hệ số nhiệt độ, là số độ cần thiết cho thời gian phân hủy vitamin C thực hiện một chu
trình logarit.
Như vậy, có thể thấy rằng tốc độ phân hủy acid ascorbic tăng cùng với sự tăng nhiệt độ. Acid
ascorbic kém bền khi nhiệt độ càng cao.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
22
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Phòng thí nghiệm, Bộ môn Công nghệ thực phẩm thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Thời gian tiến hành
Thời gian thực hiện là 12 tuần: từ 26/02/07 đến18/05/07.
3.1.3 Thiết bị, dụng cụ
Nồi hấp
Nồi thanh trùng
Bếp gas
Máy chà
Thiết bị ghép nắp
Chiết quang kế
Nhiệt kế
Các dụng cụ thủy tinh
Đèn cồn
Cối, chày sứ
Rây
Máy đồng hóa
Cân, cân điện tử
pH kế
Burette
Các dụng cụ thí nghiệm khác.
3.1.4 Hóa chất
HCl tinh khiết
2,6-diclorophenol-indophenol
Acid oxalic
NaOH 0,1N chuẩn
Phenolphtalein 1% trong cồn
NaOH 30%, 10%, 1N
Pb(CH3COO)2 30%
Na2SO4 bão hòa 30%
Methyl xanh 1% trong nước
Dung dịch Fehling A: CuSO4.5H2O (69,28g) + nước cất
Dung dịch Fehling B: kalinatritartrate (346g) + NaOH(100g) + nước cất.
3.1.5 Nguyên liệu
Dứa
Đường RE
Nước
Acid Citric
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
23
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí sau công đoạn thanh trùng của quy trình chế biến. Mỗi thí nghiệm lặp
lại 2 lần. Kết quả phân tích, đánh giá cảm quan và được tính thống kê bằng chương trình
statgraphic plus.
3.2.2 Phương pháp phân tích
Bảng 3.1 Các phương pháp phân tích lý hoá học
Chỉ tiêu Phương pháp tiến hành
Độ ẩm Sấy khô ở 105oC đến trọng lượng không đổi. cân trọng
lượng trước và sau khi sấy, từ đó tính ra phần trăm nước có
trong nguyên liệu.
Độ khô Dùng chiết quang kế để xác định.
Đường tổng số Dùng phương pháp Lane-Eynon: thủy phân mẫu bằng HCl
đậm đặc. Trung hòa mẫu bằng NaOH, sau đó chuẩn độ
đường khử bằng dung dịch Fehling (A + B) với chỉ thị
xanh methylen trong khi đun nóng.
Hàm lượng acid Trung hòa bằng NaOH với phenolphtalein làm chỉ thị màu.
pH Sử dụng pH kế.
Vitamin C Áp dụng phương pháp Muri, dùng HCl 1% và acid oxalic
để ổn định vitamin C. Sau đó chuẩn độ bằng 2,6-
diclorophenol-indophenol.
Độ màu Sử dụng máy colorimeter.
Phương pháp đánh giá cảm quan
Chỉ tiêu Phương pháp
Màu sắc
Mùi vị
Quan sát trực tiếp trong cốc, trong chai và cho điểm
Nếm sản phẩm, chép miệng nhiều lần, hớp một ít ở đầu
lưỡi khoảng 15 giây, cho phép nuốt một ít, ghi nhận và
cho điểm.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường._.dĩa nhôm sấy ở 1000C –
1050C để nguội trong bình hút ẩm và cân xác định khối lượng của cốc.
Cho 2g mẫu vào cốc cân sau đó cân tất cả, dàn đều vàc cho mẫu vào tủ sấy đến khối lượng
không đổi (khoảng 6 giờ).Sấy xong, làm nguội ở bình hút ẩm (25 – 30 phút) sau đó cân xác
định khối lượng.
Cho vào tủ sấy (1000C – 1050C) trong 30 phút, làm nguội, sau đó cân lại.
Kết quả giữa 2 lần cân liên tiếp không được cách quá 0,5 mg cho mỗi g chất thử.
Tính kết quả:
(%)
GG
100*)GG(
X
1
21
−
−
=
G: khối lượng cốc cân
G1: khối lượng cốc có mẫu trước khi sấy
G2: khối lượng cốc chứa mẫu sau khi sấy
1.2. Xác định hàm lượng acid toàn phần
1.2.1. Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Burcete, cốc thủy tinh, ống đong
Hóa chất: Phenolphtalein 1% trong cồn 900
Dung dịch NaOH 0,1N
Pha 1l dung dịch:
l
g440*
1
1,0M*
V
CP ===
1.2.2 Tiến hành
10g mẫu + nước cất đủ 50ml → để lắng 1giờ, lấy 25ml nước trong và 5 giọt phenolphtalein
vào bình tam giác 100ml sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,1N đến chuyển sang màu hồng
nhạt.
1.2.3 Tính toán
(%)
p
2*100*n*kX =
k: hệ số loại acid
p: khối lượng mẫu thử (g)
n: số ml NaOH 0,1 N
Thực phẩm lên men ( acid lactic ): k = 0,009
Dấm (acid acetic) : k = 0,006
Hoa quả: citric: k = 0,0064
Tartric: k = 0,0075
Malic: k = 0,0067
Dầu mỡ (acid oleic): k = 0,0282
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 54
1.3 Xác định hàm lượng đường tổng số
1.3.1 Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Buret
Bếp điện
Hóa chất: NaOH 30%, 10% 1N
Pb(CH3COO)2 30%
Na2SO4 bão hòa (30%) hoặc Na2HPO4
Methyl xanh 1% trong nước
Fehling A: CuSO4.5H20 34,63g +Nước cất đến 500ml
Fehling B: kalinatritartrate (C4H4O6NaK.4H2O) 173g
NaOH 50g +Nước cất đến 50ml
Phenolphtalein 1% trong cồn.
HCl đậm đặc
1.3.2. Tiến hành
Thủy phân mẫu: cân M(g) mẫu cần phân tích, thêm 50 ml nước cất và thủy phân bằng 5ml
HCl đậm đặc.Sau thủy phân làm lạnh ngay và trung hòa bằng NaOH với phenonlphtalein
làm chỉ thị.
Khử tạp chất: thêm 7 ml Pb(CH3COO)2, để yên 5 phút, tách lớp lỏng trong suốt.
Loại muối Pb dư: thêm 18 – 20ml Na2SO4 hoặc Na2HPO4, sau đó lọc và pha loãng loãng
(60% đường, pha loãng 2, 3 lần).
Cho vào becher: 5ml fehling A
5ml fehling B
15 ml dịch lọc
đốt trên bếp điện và chuẩn độ, mỗi lần thêm 1mldung dịch chuẩn (sau pha loãng) đến màu
đỏ gạch không còn ánh xanh
Thử lại bằng cách nhỏ 1 giọt methyl xanh vào dung dịch đang sôi thì mất màu xanh
Đọc kết quả và tra bảng
1.3.3 Kết quả
1000*M
100*HSPL*xX = (%) (mg/100ml)
X: hàm lượng đường
x: số tra bảng
M: khối lượng mẫu đem thủy phân
1.4 Định lượng vitamin C
1.4.1 Nguyên tắc
Dựa trên tính khử của vitamin C đối với 2,6_dichlorophenol indophenol (DIP)
DIP dạng oxy hóa có màu xanh bị khử thành dung dịch không màu, nếu dư thuốc thử
không bị khử trong môi trường acid có màu hồng.
1.4.2 Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Buret, ống đong, pipet, bình đựng mức
Hóa chất: Acid oxalic 1%
HCl 1%
Dung dịch đệm: Na2HPO4, KH2PO4
DIP
1.4.3 Tiến hành
Cân 5g mẫu, thêm 20ml HCl 1% và acid oxalic vào bình định mức 100ml để lắng 10
phút, lấy 10ml dịch lọc chuẩn bằng DIP đến màu phớt hồng
Mẫu đối chứng: lấy 8ml acid oxalic 1% và 2ml HCl 1% chuẩn bằng DIP đến màu phớt
hồng
1.4.4 Tính kết quả
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 55
m*V
088,0*100*V)ba(X
2
1−
= (mg%)
V1: thể tích dung dịch chiết ban đầu
V2: thể tích dung dịch lấy để định chuẩn
m: trọng lượng mẫu vật
a: số ml trung bình khi chuẩn mẫu
b: số ml trung bình khi chuẩn mẫu đối chứng
1.5 Phối chế
Yêu cầu sản phẩm: 70% dịch quả
0,4% acid
1,8 Brix
Khối lượng sản phẩm:
0,7 kg dịch quả → 1kg sản phẩm
x → M
Vậy
7,0
xM =
Với x: khối lượng dịch quả
M: khối lượng thành phẩm
*Lượng đường thêm vào:
100
x*Đ
100
M*Đ
M dqspĐ −=
Với: Đsp: độ Brix của sản phẩm
Đdq: độ Brix của dịch quả
MĐ: khối lượng đường thêm vào
*Lượng acid citric thêm vào:
100
x*a
100
M*a
M dqspA −=
Với: asp: % acid yêu cầu (0,4%)
adq: % acid dịch quả
MA: khối lượng acid thêm vào
* Khối lượng nước thêm vào: MN = M – (x + MĐ + MA )
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 56
2 Kết quả phân tích thống kê
Bảng 1. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến tổn thất vitamin
C của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Analysis of Variance for Ti le ton that - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 20573.2 3 6857.74 197.57 0.0000
B:Thoi gian giu nh 2377.52 4 594.381 17.12 0.0000
RESIDUAL 3887.54 112 34.7102
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 26838.3 119
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 2. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for Ti le ton that by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
80 30 19.5255 X
85 30 34.7646 X
90 30 45.1376 X
95 30 54.8631 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 3. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến tổn thất vitamin C của
sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for Ti le ton that by Thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 24 33.4659 X
4 24 34.5397 XX
6 24 37.4582 X
8 24 42.4957 X
10 24 44.9041 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 4. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến tổn thất vitamin
C của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 57
Analysis of Variance for Ti le ton that - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 4357.46 3 1452.49 25.88 0.0000
B:thoi gian giu nh 4096.08 4 1024.02 18.25 0.0000
RESIDUAL 6285.78 112 56.123
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 14739.3 119
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 5. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for Ti le ton that by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
80 30 24.0465 X
85 30 30.1262 X
90 30 33.8056 X
95 30 40.6792 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 6. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến tổn thất vitamin C của
sản phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for Ti le ton that by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 24 24.1355 X
4 24 27.3033 X
6 24 32.6334 X
8 24 36.7596 XX
10 24 39.9901 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 58
Bảng 7. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến màu sắc (L) của
sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Analysis of Variance for L - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 657.259 3 219.086 2.81 0.0426
B:thoi gian giu nh 1116.23 4 279.057 3.58 0.0087
RESIDUAL 8721.62 112 77.8716
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 10347.8 119
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 8. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc (L) của sản
phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for L by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
85 30 35.046 X
90 40 36.257 X
95 40 40.3594 X
80 10 40.698 XX
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 9. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc (L) của sản
phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for L by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 20 33.9742 X
4 22 35.3098 X
6 26 38.081 XX
8 26 40.7802 X
10 26 42.3053 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 10. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến màu sắc (a)
của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 59
Analysis of Variance for a - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 8.62769 3 2.8759 0.83 0.4866
B:thoi gian giu nh 12.8228 4 3.20569 0.93 0.4609
RESIDUAL 110.733 32 3.46039
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 132.183 39
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 11. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc (a) của sản
phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for a by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
95 10 3.947 X
80 10 4.467 X
85 10 4.72 X
90 10 5.236 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 12. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc (a) của sản
phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for a by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
10 8 3.79375 X
8 8 4.21875 X
4 8 4.5625 X
2 8 4.96875 X
6 8 5.41875 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 13. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến màu sắc (b)
của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 60
Analysis of Variance for b - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 30.3746 3 10.1249 2.57 0.0715
B:thoi gian giu nh 8.85096 4 2.21274 0.56 0.6922
RESIDUAL 126.08 32 3.93999
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 165.305 39
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 14. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc (b) của
sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for b by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
95 10 7.622 X
80 10 7.657 X
85 10 8.0 XX
90 10 9.743 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 15. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc (b) của sản
phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for b by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
10 8 7.69 X
8 8 7.8725 X
4 8 8.12625 X
2 8 8.64875 X
6 8 8.94 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 16. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến màu sắc (L)
của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 61
Analysis of Variance for L - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 425.67 3 141.89 1.92 0.1306
B:thoi gian giu nh 1031.86 4 257.966 3.49 0.0100
RESIDUAL 8281.76 112 73.9443
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 9667.1 119
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 17. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc (L) của
sản phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for L by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
85 25 35.4161 X
90 45 36.341 XX
80 10 39.438 XX
95 40 39.8694 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 18. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc (L) của sản
phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for L by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 22 33.466 X
4 22 36.2481 XX
6 24 36.9549 XX
8 26 40.1354 XX
10 26 42.0262 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 19. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến màu sắc (a)
của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 62
Analysis of Variance for a - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 19.1429 3 6.38097 2.92 0.0470
B:thoi gian giu nh 10.7671 4 2.69177 1.23 0.3149
RESIDUAL 80.9774 37 2.18858
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 113.575 44
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 20. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc (a) của sản
phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for a by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
95 10 1.412 X
85 10 2.106 XX
80 10 2.642 XX
90 15 3.13833 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 21. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc (a) của sản
phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for a by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 8 1.525 X
6 9 2.25292 XX
10 8 2.3525 XX
2 10 2.41325 XX
4 10 3.07925 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 22. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến màu sắc (b)
của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Analysis of Variance for b - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 5.69512 3 1.89837 0.37 0.7730
B:thoi gian giu nh 28.211 4 7.05274 1.39 0.2579
RESIDUAL 188.375 37 5.09123
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 223.219 44
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 63
Bảng 23. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến màu sắc (b) của
sản phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for b by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
85 10 7.762 X
80 10 8.438 X
90 15 8.65501 X
95 10 8.658 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 24. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến màu sắc (b) của sản
phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for b by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
6 4 7,57 X
8 4 7,7175 X
2 4 7,98 X
10 4 8,61 X
4 4 9,8725 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 64
Bảng 25. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến cảm quan của
sản phẩm (màu sắc) trong bao bì thủy tinh
Analysis of Variance for Mau sac - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 16.335 3 5.445 3.44 0.0179
B:thoi gian giu nh 13.6 4 3.4 2.15 0.0765
RESIDUAL 303.94 192 1.58302
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 333.875 199
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 26. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến cảm quan (màu
sắc) của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for Mau sac by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
95 50 6.0 X
80 50 6.54 X
85 50 6.6 X
90 50 6.76 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 27. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến cảm quan (màu sắc)
của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for Mau sac by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 40 6.0 X
6 40 6.4 XX
4 40 6.6 X
10 40 6.65 X
8 40 6.725 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 28. Phân tích phương sai ảnh hưởng của chế độ thanh trùng đến cảm quan của
sản phẩm (mùi vị) trong bao bì thủy tinh
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 65
Analysis of Variance for Mui vi - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet Do 24.5 3 8.16667 6.09 0.0006
B:thoi gian giu nh 2.13 4 0.5325 0.40 0.8104
RESIDUAL 257.35 192 1.34036
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 283.98 199
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 29. kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến cảm quan (mùi vị)
của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for Mui vi by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
95 50 5.9 X
80 50 6.56 X
85 50 6.72 X
90 50 6.78 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 30. kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến cảm quan (mùi vị)
của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for Mui vi by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
4 40 6.3 X
6 40 6.475 X
10 40 6.525 X
8 40 6.55 X
2 40 6.6 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 31. Phân tích phương sai ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tổn thất
vitamin C của sản phẩm trong bao bì thủy tinh
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 66
Analysis of Variance for Ton that vitamin C - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Thoi gian bao qu 12829.7 3 4276.58 196.37 0.0000
B:Nhiet Do 4545.96 3 1515.32 69.58 0.0000
C:Thoi gian giu nh 1591.76 4 397.941 18.27 0.0000
RESIDUAL 1502.7 69 21.7783
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 20470.2 79
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 32. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tổn thất vitamin C
trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for Ton that vitamin C by Thoi gian bao quan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 20 35.9795 X
10 20 55.7776 X
20 20 65.4677 X
30 20 68.3113 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 33. Kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến tổn thất vitamin C
trong bao bì thủy tinh
Multiple Range Tests for ti le ton that by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
80 20 46,181 X
85 20 53,4716 X
90 20 59,1532 X
95 20 66,7303 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 34. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến tổn thất vitamin C
trong bao bì thủy tinh
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 67
Multiple Range Tests for ti le ton that by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 16 50,1036 X
4 16 53,409 X
6 16 55,9628 X
8 16 59,7739 X
10 16 62,6707 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 35. Phân tích phương sai ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tổn thất
vitamin C của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Analysis of Variance for Ton that vitamin C - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Thoi gian bao qu 1836.42 2 918.212 95.92 0.0000
B:Nhiet Do 1378.0 3 459.334 47.98 0.0000
C:Thoi gian giu nh 2087.6 4 521.899 54.52 0.0000
RESIDUAL 478.629 50 9.57259
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 5780.65 59
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 36. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for Ton that vitamin C by Thoi gian bao quan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 20 32.1644 X
10 20 42.564 X
20 20 44.8887 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 37. Kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng đến tổn thất vitamin C
của sản phẩm trong bao bì sắt tây
Luận văn tốt nghiệp khoá 28-2007 Trường Đại học
Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 68
Multiple Range Tests for ti le ton that by Nhiet Do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Nhiet Do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
80 15 38,09 X
85 15 42,1067 XX
90 15 46,2809 X
95 35 59,979 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 38. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian giữ nhiệt đến tổn thất vitamin C
trong bao bì sắt tây
Multiple Range Tests for ti le ton that by thoi gian giu nhiet
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95,0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
2 16 38,7707 X
4 16 43,2846 XX
6 16 46,4737 XX
8 16 50,4301 XX
10 16 54,1117 X
--------------------------------------------------------------------------------
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0199.PDF