Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc. Biện pháp phòng trị

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- PHẠM THỊ TUYẾT KHẢO SÁT BỆNH TOAN HUYẾT, KIỀM HUYẾT VÀ CETON HUYẾT Ở BÒ SỮA TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI CÁC TỈNH PHÍA BẮC. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HOAN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học v

doc108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc. Biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Tuyết LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Hoàng Văn Hoan, nghiên cứu viên chính Viện Thú y Quốc Gia cùng thầy giáo TS.Nguyễn Bá Hiên đã giúp tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty giống gia súc Hà Nội, các cán bộ, công nhân viên Trung tâm bò Phù Đổng và bà con xã Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc, các chủ trang trại bò Hoàng Khai, Tiền Phong Tuyên Quang... đã giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện tốt đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Xưởng sản xuất thực nghiệm thuốc thú y Viện Thú y nơi tôi công tác đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2009 Tác giả luận văn Phạm Thị Tuyết MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AXBBH Axít béo bay hơi VSV vi sinh vật ATP Adenosine triphosphate N Nitơ NPP Nitơ phi protein UFL Unité Fourragère du Lait NE Net Energy PDI Protéines Digestibles dans l’Intestine PĐ Phác đồ TN Thí Nghiệm ĐC Đối chứng VCK Vật chất khô NSBA  Netto-saure-Basen  Sự thải acid - base BSQ  Basen - saure - Quolienz Tỷ lệ Base và acid BE  Base excess  Base dư Cs  Cộng sự DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Chẩn đoán bệnh toan huyết, kiềm huyết chuyển hoá và hô hấp liên quan tới khẩu phần thức ăn thông qua phân tích các chỉ tiêu ở máu tĩnh mạch 48 3.2. Chẩn đoán bệnh toan huyết, kiềm huyết qua nước tiểu 49 3.3. Hàm lượng các chất Ceton trong huyết thanh, nước tiểu và sữa ở bò bình thường và bò mắc bệnh ceton huyết 50 4.1a. Kết quả điều tra hiện trạng tổ chức chăn nuôi bò sữa tại cơ sở chăn nuôi ở một số tỉnh thành miền Bắc (năm 2007) 56 4.1b. Kết quả điều tra hiện trạng về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại cơ sở chăn nuôi ở một số tỉnh thành miền Bắc (năm 2007) 58 4.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ bò sữa mắc bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở một số tỉnh miền Bắc 60 4.3. Mối liên quan giữa toan huyết với ceton huyết ở đàn bò sữa đang nuôi tại các tỉnh phía Bắc 62 4.4. Sự liên quan giữa Ceton huyết, toan huyết với sự thiếu hụt năng lượng trong khẩu phần thức ăn của bò sữa 63 4.5a. Khẩu phần ăn của bò sữa theo dõi tại xã Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc (nhóm bò nặng từ 350 - 400 kg, sản lượng sữa 10kg/ngày) 65 4.5b. Khẩu phần ăn của bò sữa theo dõi tại trung tâm bò Phù Đổng (nhóm bò nặng từ 350 - 400 kg, sản lượng sữa 10kg/ngày) 66 4.6. Kết quả phân tích hàm lượng đường huyết và lipid trong máu của bò sữa mắc bệnh ceton được điều trị theo hai phác đồ khác nhau 69 4.7. Kết quả phân tích hàm lượng đường huyết và lipid trong máu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết không được điều trị 73 4.8. Kết quả xác định mức dương tính ceton trong sữa và nước tiểu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ bằng ceton-test. 74 4.9. Kết quả theo dõi diễn biến sản lượng sữa (kg/ngày) của bò mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ khác nhau 78 4.10a. Khẩu phần ăn của nhóm bò thí nghiệm (nhóm bò nặng từ 350- 400 kg, sản lượng sữa 10kg/ngày tại Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) 81 4.10b. Khẩu phần ăn của nhóm bò thí nghiệm (nhóm bò nặng từ 350- 400kg, sản lượng sữa 10kg/ngày tại Phù Đổng) 82 4.11. Kết quả xác định mức dương tính ceton trong nước tiểu và sữa của đàn bò thí nghiệm và đối chứng bằng phản ứng ceton-test 83 4.12. Kết quả theo dõi diễn biến sản lượng sữa của 2 đàn bò thí nghiệm và đối chứng được nuôi dưỡng theo hai khẩu phần ăn khác nhau 85 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Chu trình acid citric (chu trình krebs) 12 2.2. Quá trình tạo ra thể ceton ở tế bào gan 14 2.3. Sơ đồ mối quan hệ chuyển hóa glucid và lipid 16 2.4. Sự hình thành và vận chuyển các thể Ceton 17 2.5. Điều hòa cân bằng toan kiềm của thận và phổi 28 2.6. Sự điều chỉnh bệnh toan huyết và kiềm huyết qua hệ hô hấp và hệ bài tiết 29 2.7. Sự chuyển hóa của bệnh kiềm huyết ở bò sữa 36 2.8. uá trình hình thành các thể Ceton trong cơ thể 41 4.1. ường biểu diễn hàm lượng đường huyết trong máu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ 71 4.2. Đường biểu diễn hàm lượng lipid trong máu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ. 71 4.3. Đường biểu diễn hàm lượng ceton trong sữa của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ 76 4.4. Đường biểu diễn hàm lượng ceton trong nước tiểu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ 77 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt nam từ những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa mới thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa từ những năm 1990 trở lại đây. Sữa là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng rất cần thiết cho con người và được coi là loại thực phẩm gần như hoàn hảo. Nhu cầu về sữa của người dân ngày một tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Cùng với chương trình quốc gia về phát triển sữa và bò sữa hiện đã và đang thực hiện ở hơn 60% tỉnh thành phố, nhiều giống bò sữa cao sản đã được nhập và nuôi thuần hóa tại những vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi năm 2007[4], năng suất sữa của đàn bò lai HF tăng từ 3,1 tấn/chu kỳ năm 2000 lên 3,9 tấn/chu kỳ năm 2006 và bò HF đã tăng từ 3,8 tấn lên 4,7 tấn/chu kỳ 305 ngày. Sản lượng sữa tăng bình quân 27,2% năm cao hơn so với tăng trưởng đầu con (22,4%), từ 64,6 ngàn tấn (2001) lên 216 ngàn tấn (2006) và 234 ngàn tấn năm 2007, năm 2008 sản lượng sữa là 262.160 tấn đáp ứng khoảng 25% nhu cầu tiêu thụ trong cả nước. Về tổng đàn năm 2000 là 35 ngàn con lên 113 ngàn con năm 2006 đạt tốc độ tăng bình quân 25% năm, nhưng đến năm 2008 tổng đàn là 107.983 con. Sở dĩ tốc độ tăng chậm và có phần giảm về số đầu gia súc là do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với việc tăng cường chọn lọc loại thải những bò kém chất lượng do tốc độ phát triển quá nóng vội của giai đoạn trước. Mặt khác, theo Nguyễn Xuân Trạch (2003)[20], chăn nuôi bò sữa không phải là nghề truyền thống nên kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân còn hạn chế, thiều giống bò sữa tốt, giá bò sữa biến động bất thường. Quy chế chăn nuôi nhỏ, phương thức chăn nuôi tận dụng, hiệu quả chăn nuôi thấp, chưa chủ động về số lượng và chất lượng thức ăn cho bò sữa. Người chăn nuôi thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chăn nuôi thú y. Trên thực tế do số lượng bò sữa tăng quá nhanh, người chăn nuôi chưa tính toán tỷ mỉ đầy đủ nguồn cung cấp và dự trữ thức ăn cho bò sữa từ đó phải thay thế rất tùy tiện thiếu khoa học bằng nhiều nguồn thức ăn khác làm cho khẩu phần ăn bị đảo lộn, mất cân đối, dẫn đến các bệnh rối loạn trao đổi chất rất nghiêm trọng như bệnh toan huyết, kiềm huyết, ceton huyết là những bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của ngành chăn nuôi bò sữa. Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, các bệnh do rối loạn trao đổi chất đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa trên thế giới. Hiện nay ở trong nước có rất ít các công trình nghiên cứu về bò sữa, đặc biệt là nghiên cứu về các bệnh do rối loạn trao đổi chất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc. Biện pháp phòng trị” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tỷ lệ mắc bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở đàn bò sữa tại một số tỉnh miền Bắc. - Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh trao đổi chất trên bò sữa. - Xây dựng phác đồ điều trị bệnh ceton huyết ở bò sữa. - Đề xuất biện pháp phòng bệnh ceton huyết ở bò sữa. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm tiêu hoá của loài nhai lại 2.1.1 Quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ Dạ cỏ là trung tâm tiêu hóa quan trọng bậc nhất của loài nhai lại. Dạ cỏ không tiết dịch tiêu hóa và axit chlohydric mà ở đây diễn ra quá trình tiêu hóa nhờ lên men vi sinh vật (VSV). Người ta ví dạ cỏ như một thùng lên men lớn. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996)[17,tr.128], dạ cỏ là nơi lý tưởng cho VSV hoạt động vì ở đó có điều kiện tối ưu là: Độ pH trong dạ cỏ dao động từ 5,4 - 7,4; Độ ẩm 85% - 90%; Nhiệt độ 39 - 410C; Áp suất thẩm thấu ổn định và là môi trường yếm khí (nồng độ oxy < 1%). Những VSV sống trong dạ cỏ là những VSV có lợi, không gây độc hại cho gia súc. Chúng được cảm nhiễm từ bên ngoài vào qua thức ăn, nước uống và truyền từ gia súc trưởng thành sang bê con. Những quần thể VSV bao gồm: vi khuẩn (109 vi khuẩn/1 g chất chứa dạ cỏ), protozoa (106protozoa/ 1 g chất chứa dạ cỏ). Ngoài ra còn một số chủng nấm (fungi). Dạ cỏ là cơ quan hấp thu chính ở động vật nhai lại. Ước tính khoảng 70% thức ăn mang năng lượng được hấp thu vào dạ cỏ. 2.1.2 Quá trình tiêu hóa các thành phần của thức ăn ở bò sữa. 2.1.2.1 Quá trình tiêu hoá Glucid a. Sự tiêu hóa và hấp thu chất xơ Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7, tr.161-162], chất xơ bao gồm nhiều nhóm, nhưng chủ yếu có 2 nhóm là Cellulose và Hemicellulose. Ngoài ra còn có vỏ Lignin (vỏ bọc tế bào) và Pectin (tổ chức gian chất giữa các tế bào thực vật). Tỷ lệ các loại này khác nhau ở các loại cây cỏ và tuổi của chúng. Loại non, Hemicellulose chiếm khoảng 30-40%, Cellulose chiếm khoảng 60-70%. Khi cỏ già, Cellulose chiếm khoảng 90-95% còn Hemicellulose chiếm khoảng 5-10%. Hemicellulose là chất được cấu tạo từ các đường đơn không phải Glucose như: Pentose, Galactose, Fructose… Lignin là hợp chất phức tạp, có thành phần chủ yếu là acid xuất phát từ đường, cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ bản thân động vật không tiêu hóa được bởi bản thân động vật không tiết ra enzim tiêu hóa chất xơ (enzim Cellulase), nhưng trong quá trình tiến hóa, phần lớn động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,…đã hình thành một khả năng thích nghi, đó là sự cộng sinh giữa chúng và VSV. Chỉ có các VSV mới có khả năng tiêu hóa các chất xơ. Sự cộng sinh này xảy ra ở trong ống tiêu hóa mà điển hình là trong dạ cỏ loài nhai lại, manh tràng ngựa, thỏ, ngỗng… Sự tiêu hóa chất xơ trong dạ cỏ: Trong quá trình tiến hóa dạ cỏ không chỉ là chỗ chứa thức ăn, mà dạ cỏ còn là nơi tham gia rất tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn, có thể coi dạ cỏ là một túi lên men chất xơ. Quá trình đó diễn ra theo sơ đồ sau: Cellulose cellulasa Beta- glucose isomelase alpha- Glucose lên men (vsv) Các acid béo bay hơi Ở loài nhai lại Glucose chỉ là sản phẩm trung gian, Acid béo bay hơi (AXBBH) là sản phẩm phân giải cuối cùng trong quá trình lên men. Đây là nguồn năng lượng cung cấp chính cho loài nhai lại (chiếm khoảng 60-80% nhu cầu năng lượng của loài nhai lại). Theo Phùng Quốc Quảng (2003)[12], trong một ngày đêm ở dạ cỏ của bò lượng AXBBH được tạo thành có giá trị năng lượng khoảng 10.000-15.000 Kcal. Quá trình tiêu hóa này được thực hiện bởi hệ VSV trong dạ cỏ. Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs(2005)[7, tr.163], dưới tác dụng của hệ VSV dạ cỏ chất xơ bị phân giải thành α-Glucose đi theo 2 hướng: - Tích lũy thành Glycogen trong protozoa, đây chỉ là con đường phụ. - Lên men là con đường chủ yếu. Lên men là quá trình phân giải Glucose một cách phức tạp diễn ra trong điều kiện yếm khí. Quá trình diễn ra trong tế bào VSV. Trong quá trình này các phân tử đường Glucose được phân giải thành các AXBBH. Đối với bản thân tế bào VSV thì đây là cách khai thác năng lượng để sống, quá trình lên men là quá trình tạo ATP cho VSV, còn các AXBBH là sản phẩm thải loại của VSV sau khi đã dùng Glucose. Những acid béo này là những dinh dưỡng hết sức cần thiết đối với động vật nhai lại sau khi được hấp thu vào máu. Các acid béo được hình thành ở dạ cỏ, chúng thấm qua vách dạ cỏ vào máu và được sử dụng trực tiếp vào quá trình dinh dưỡng của loài nhai lại như: Tổng hợp các acid amin, cung cấp năng lượng, tổng hợp lipid sữa và một phần trở thành Glucose ở gan. Theo E.R.Orskov (1998)[9, tr.12-13], lên men xơ có ba đặc điểm quan trọng là: VSV lên men xơ rất mẫn cảm với môi trường axit dạ cỏ. Độ pH tốt nhất cho quá trình lên men từ 6,4 - 7,0. Tốc độ sinh trưởng của VSV lên men xơ giảm khi độ pH giảm xuống 6,2 và hoàn toàn dừng lại khi độ pH là 6 hoặc thấp hơn. Điều này rất quan trọng khi xem xét để phối hợp các loại thức ăn khác nhau trong khẩu phần một cách tốt nhất. Dạ cỏ của loài nhai lại có độ pH thích hợp: 6,5- 7,5. pH này có thể thay đổi do nhiều yếu tố nhất là do thức ăn, nếu ăn thức ăn dễ tiêu thì quá trình lên men mạnh, lượng acid béo lại tăng lên làm cho pH giảm đi, ăn thức ăn ủ chua cũng làm cho pH giảm, thức ăn nhiều Protein pH sẽ tăng…Khi pH thay đổi do thức ăn thì tỷ lệ acid béo sẽ thay đổi và kéo theo sự thay đổi pH. Nếu acid lactic tăng lên sẽ sinh ra ỉa chảy, acid butyric tăng lên sẽ sinh ra thể xeton huyết. Yếu tố làm cho pH của dạ cỏ ổn định là nhờ các muối bicacbonat của nước bọt của loài nhai lại (nước bọt của loài nhai lại có hàm lượng bicacbonat rất cao, lượng nước bọt tiết ra lại nhiều 100lít/ngày đêm). Các bicacbonat vào dạ cỏ làm trung hòa axit béo tạo ra trong quá trình lên men (Nguyễn Văn Kiệm và cs, 2005)[7, tr.163]. Các vi khuẩn lên men xơ sản sinh nhiều acid acetic. Việc tạo ra nhiều acid acetic khi lên men xơ là rất quan trọng trong sản xuất mỡ sữa. VSV lên men xơ rất mẫn cảm với mỡ. Nếu thức ăn có quá nhiều mỡ thì vi khuẩn lên men xơ có thể chết hoặc giảm sinh trưởng. Điều này rất quan trọng vì khi cho gia súc ăn quá nhiều mỡ thì tỷ lệ tiêu hóa chung sẽ giảm. Trong thực tế, sự phân giải chất xơ không thể xem như biệt lập với các quá trình phân giải các chất dinh dưỡng khác. Bởi vì VSV dạ cỏ thực hiện phân giải cơ chất này đòi hỏi các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và sinh sản của bản thân chúng. Thay đổi tương quan chất xơ, protein, glucid dễ tiêu, nguyên tố vi lượng và khoáng chất, mỡ và vitamin trong khẩu phần có thể kích thích hoặc ức chế các quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ cũng như mức độ sử dụng chất xơ ở bò sữa. b.Tiêu hóa tinh bột và các loại đường ở dạ cỏ Phùng Quốc Quảng và cs (2003)[12], cho biết: Tinh bột là polisaccarit dự trữ điển hình của thực vật. Nó được tích lũy ở dạng hạt, trong các cây thân củ, rễ củ và trong các loại hạt ngũ cốc. Trong dạ cỏ, tinh bột được phân giải dễ dàng hơn nhiều so với chất xơ. Nguồn gốc và trạng thái lý học của tinh bột có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân giải. Dưới tác dụng của enzyme VSV trong dạ cỏ, tinh bột được thủy phân dần dần tạo thành các dextrin phức tạp khác nhau, các dextrin tiếp tục hình thành mantoza, sau đó là glucoza, cuối cùng là AXBBH và không bay hơi. Tuy nhiên các loại đường cũng chứa trong các loại thức ăn thực vật và có thể chiếm tới 30%. Đường bị chuyển hóa tích cực ở dạ cỏ bởi các vi khuẩn và các động vật nguyên sinh thành các loại đường đơn giản. Sau đó thành AXBBH và không bay hơi. Nguyễn Văn Bình và cs (2007)[2] cho rằng, hầu hết các chất đường có khoảng 80% tinh bột được lên men trong dạ cỏ. Sự lên men yếm khí nhanh chóng này sẽ tạo ra nhiều axit lactic. Các axit này được các vi khuẩn sử dụng và chuyển hóa thành axit propionic. Phùng Quốc Quảng và cs (2003)[12] cho biết, giữa động vật dạ dày đơn và động vật dạ dày kép có sự khác biệt quan trọng trong quá trình tiêu hóa các glucid. Ở động vật dạ dày đơn, glucose là sản phẩm cuối cùng của sự phân giải được cơ thể hấp thu vào máu, trong khi đó ở động vật dạ dày kép glucose là sản phẩm trung gian và còn tiếp tục được phân giải đến những sản phẩm cuối cùng là các AXBBH. Các sản phẩm chủ yếu của quá trình tiêu hóa các glucid là các AXBBH bậc thấp, chủ yếu là axit axetic, axit propionic, axit butyric và một lượng nhỏ các axit isobutyric, valeric, isovaleric. 2.1.2.2 Quá trình tiêu hoá Lipid Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006)[19,tr.83], lipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp. Trong các loại cỏ và các loại hạt ngũ cốc hàm lượng lipid chỉ có khoảng 4- 6%. Tuy nhiên, trong nhiều loại hạt chứa dầu cao làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại có chứa hàm lượng lipid có thể cao tới 36% (như hạt lanh). Các dạng lipid của thức ăn thường có là Tryaxylglycerol, galactolipid và phospholipid. * Sự thuỷ phân của acid béo Triglycerol và galactolipid của thức ăn được thuỷ phân bởi men Lipaza của VSV. Glycerol và galactose được lên men ngay thành AXBBH. Các acid béo giải phóng ra được trung hoà ở pH của dạ cỏ chủ yếu dưới dạng muối canxi có độ hoà tan thấp và bám vào bề mặt của vi khuẩn và các tiểu phần thức ăn. Chính vì thế khi tỷ lệ mỡ quá cao trong khẩu phần sẽ làm giảm khả năng tiêu hoá xơ trong dạ cỏ. * Sự hydro hóa của thức ăn Lipid phức tạp của thức ăn dễ bị phân huỷ trong dạ cỏ bởi men Lipaza của vi khuẩn thành các AXBBH cao phân tử (phần lớn là các acid béo không no mạch dài). Qua quá trình lên men VSV trong dạ cỏ xảy ra quá trình hydro hoá, bão hoà mạch nối đôi của các acid béo. Những chuỗi acid này (chủ yếu là Stearic, Panmitic…) được hấp thu ở ruột. Nhìn chung khả năng tiêu hoá mỡ của VSV dạ cỏ là rất hạn chế, cho nên khẩu phần nhiều mỡ sẽ cản trở quá trình tiêu hoá xơ và làm giảm khả năng thu nhận thức ăn. Tuy nhiên đối với phụ phẩm nhiều xơ thì hàm lượng mỡ trong đó rất thấp nên dinh dưỡng của gia súc nhai lại ít chịu ảnh hưởng của quá trình tiêu hoá mỡ trong dạ cỏ. Theo Phùng Quốc Quảng và cs (2003)[12], trong dạ cỏ có 2 quá trình trao đổi mỡ có liên quan với nhau đó là: Sự phân giải lipid trong thức ăn và sự tổng hợp mới lipid của VSV. 2.1.2.3 Quá trình tiêu hóa các hợp chất chứa Nitơ Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006)[20, tr.81-83], các hợp chất chứa Nitơ (N) trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm Nitơ protein và Nitơ phi Protein (NPP), được tính chung dưới dạng protein thô (N x 6,25). Protein thô của thức ăn một phần được lên men bởi VSV trong dạ cỏ hay ở ruột già, một phần được tiêu hóa bằng men ở ruột, phần còn lại không được tiêu hóa sẽ được thải ra ngoài theo phân. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996)[17, tr.129-132], trong dạ cỏ loài nhai lại, dưới tác dụng của enzyme phân giải protein của VSV, protein của thực vật sẽ được phân giải đến peptit, axit amin, sau đó đến amoniac. Sản phẩm tạo thành do phân giải protein sẽ được VSV sử dụng để tổng hợp thành protein của bản thân chúng. Protein Proteasa(vsv) Peptid Peptid peptidaza(vsv) Acid amin Acid amin Deaminaza(vsv) Acid hữu cơ + NH3 VSV dạ cỏ không những có khả năng sử dụng protein mà còn có thể sử dụng cả nitơ phi protein của thức ăn. Cho nên có thể thay một phần protein trong khẩu phần loài nhai lại bằng ure tổng hợp (Cacbamit). Theo Phùng Quốc Quảng (2005)[13] thì quá trình tiêu hóa protid trong dạ cỏ diễn ra như sau: Ban đầu các VSV tấn công, phân giải protid của thức ăn thành các acid amin. Các acid amin được các nhóm VSV khác sử dụng để tổng hợp thành protein của bản thân chúng hoặc được phân giải tiếp thành amoniac, các gốc cacbon và hydro, sau đó được sử dụng làm nguồn năng lượng. Protein VSV được chuyển xuống phần sau của dạ dày. Tại đây diễn ra quá trình phân giải và được cơ thể hấp thu. Ngoài ra cũng có một phần protid của thức ăn không bị các VSV dạ cỏ tấn công, phân giải. Chúng được chuyển xuống phần sau của dạ dày và ruột tiếp tục quá trình tiêu hóa bình thường. Amoniac hình thành trong quá trình phân giải protid của thức ăn có thể được một số chủng loại VSV tổng hợp thành các AXBBH hoặc tổng hợp nên protein VSV. Sự tấn công, phân giải của VSV vào các chất chứa Nitơ dẫn tới sự hình thành một khối lượng khí amoniac rất lớn. Lượng khí amoniac dư thừa này trộn lẫn trong khối các chất chứa dạ cỏ. Trong sinh khối protein VSV có khoảng 80% là protein thật có chứa đầy đủ các acid amin không thay thế với tỷ lệ cân bằng, phần còn lại chủ yếu là nitơ có trong acid nucleic. Protein thật của VSV được tiêu hóa khoảng 80-85% ở ruột. Cứ mỗi kg chất hữu cơ được lên men trong dạ cỏ tạo được 140-150g protein VSV (Andre Thewis, 2002[18, tr.14]). Khi nguồn thức ăn được bò sữa ăn vào có tỷ lệ thích hợp các chất hydrat cacbon thì một lượng lớn khí amoniac được các VSV sử dụng để tổng hợp nên nguồn đạm (Protein) của cơ thể VSV nhờ phản ứng amin hóa với một xetoaxit được tạo thành từ quá trình lên men glucid. NH3 + R- CO- COOH Trans aminaza R-CHNH2 -COOH + O Như vậy quá trình tổng hợp protein của VSV tiến hành song song với việc phân giải glucid trong dạ cỏ. Nhưng nếu hàm lượng hydratcarbon trong thức ăn rất thấp, sẽ gây ra hiện tượng thiếu năng lượng cho việc sử dụng amoniac của VSV. Hậu quả là gây ra hiện tượng dư thừa khí amoniac trong dạ cỏ, và buộc phải có một quá trình hấp phụ bất bình thường loại khí này. Quá trình này được thực hiện thông qua thành dạ cỏ và được chuyển tới gan theo đường máu. Gan là cơ quan có chức năng loại trừ khí Amoniac qua thận, theo đường nước tiểu. Khi mà nồng độ khí Amoniac quá cao thì nhiệm vụ giải độc của gan và thận gặp khó khăn và làm tăng mức độ nguy hiểm cho cơ thể. Khí Amoniac cũng được đưa lên miệng, cùng miếng thức ăn ợ lên nhai lại, một phần lượng khí này được thải qua miệng thông qua ợ hơi, một phần khác hòa tan vào nước bọt và quay trở lại dạ cỏ, cùng với những phần tử thức ăn. Như vậy khi sử dụng urê phải hết sức chú ý bảo đảm đủ lượng glucid dễ tiêu hóa trong khẩu phần. 2.2 Quá trình chuyển hoá glucid, lipid và protid ở bò sữa 2.2.1 Quá trình chuyển hoá Glucid Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7, tr.152] thì glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể kể cả người và động vật, đặc biệt là động vật nhai lại thì hầu hết nhu cầu năng lượng là từ glucid. Glucid còn là chất dự trữ năng lượng đầu tiên (trước cả protein và lipid). Năng lượng từ glucid chiếm 60-70% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Glucid chiếm khoảng 2% khối lượng khô của cơ thể mà phần lớn ở dạng glucose trong máu. Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996)[17], cho biết: Hàm lượng đường huyết ở gia súc và người thường duy trì ổn định từ 100-160mg%. Riêng loài nhai lại trung bình 40- 60mg%, điều này có quan hệ đến nguồn gốc chủ yếu của glucose là AXBBH do xellulo lên men tạo thành. Nếu đường máu giảm dưới 40mg% thì cơ thể sẽ co giật, hôn mê, mất ý thức. Do đó glucid là nguồn thức ăn chính đảm bảo sự sinh trưởng phát dục của cơ thể nhờ hoạt động của hệ VSV dạ cỏ. a. Chuyển hóa glucose Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006)[16, tr.108-112], con đường chuyển hoá phân giải glucose thành CO2 và H2O chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là phân giải glucose thành acid pyruvic và đôi khi thành acid lactic, gọi là đường phân (glycolysis). Giai đoạn sau chuyển acid pyruvic thành diocidcarbon và nước với sự có mặt của oxygen gọi là chu trình Krebs. - Đường phân Đường phân là chuỗi phản ứng chuyển một phân tử glucose thành 2 phân tử acid pyruvic hoặc 2 phân tử acid lactic với sự tiêu tốn 2ATP. Các enzyme đường phân chỉ có ở trong bào tương, mà không có ở bào quan nào. Tùy mức cung cấp oxy cho tế bào mà sản phẩm cuối cùng của đường phân là acid pyruvic hay acid lactic. Nếu đủ oxy thì được acid pyruvic và quá trình này gọi là đường phân hữu khí. Nếu thiếu oxy thì được acid lactic, đó là đường phân vô khí. Quá trình đường phân có chức năng chuyển hóa năng lượng hóa học từ glucose trong tế bào đến ATP. - Chu trình Krebs Giai đoạn hai của con đường phân giải glucose là sự chuyển acid pyruvic thành CO2 và H2O với sự có mặt của oxygen phân tử và ghép song hành với các phản ứng đó với sự tổng hợp ATP. Theo W.D.Phillips và T.J.Chilton (2003)[10, tr.82-83], oxy hoá theo chu trình Krebs (cũng gọi là chu trình acid citric hay chu trình acid tricacbocylic), biến đổi acid pyruvic nhận được từ quá trình đường phân thành khí carbonic và giải phóng ra các nguyên tử hydro để dẫn truyền đến các chất mang hydro theo phương trình sau: C3H4O3 + 3H2O 3 CO2 + 10 (H) Từ đường phân Acid pyruvic (3C) Hiệu quả của phân tử Acid pyruvic Acid béo Acid amin CO2 NADH Acid citric (6C) Acid Oxaloacetic(4C) Acetyl-CoA(2C) CoA H2O 2H2O 2(H) 2CO2 3NADH FADH ATP 2(H) 6(H) Hình 2.1. Chu trình acid citric (chu trình krebs) (W.D.Phillips và T.J.Chilton, 2003) [10, tr.82] b. Phân giải và tổng hợp glycogen Trong giai đoạn đường phân của sự phân giải glucose, acid pyruvic (hoặc acid lactic) được hình thành. Nếu không đủ các điều kiện cần thiết để tiếp tục chuyển thành acetyl-CoA đi vào chu trình Krebs thì acid pyruvic (hoặc acid lactic) sẽ được tổng hợp thành glucose. Ở cơ thể động vật glucose dư thừa sẽ được tích lũy ở dạng cao phân tử là glycogen chủ yếu ở trong gan, cơ. Glycogen đóng vai trò là nguồn dự trữ glucose trong tế bào, còn glucose ở mô cơ luôn ở dạng sẵn sàng phân giải tạo ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động co bóp của cơ. Sự phân giải và tổng hợp glycogen được điều khiển tự động bằng cơ chế điều hòa hormone theo sơ đồ: Glucose Insulin glucagon Glycogen Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006)[16, tr.108-112]. 2.2.2 Quá trình chuyển hoá Lipid Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7, tr.152], lipid là một trong 3 thành phần chính của cơ thể động vật. Nó là nguồn cung cấp năng lượng có hệ số nhiệt cao hơn nhiều glucid (1gam lipid oxy hóa hoàn toàn trong cơ thể cho 9,3 cal, trong khi đó 1gam glucid chỉ cho 4,1cal). Ngoài ra lipid còn cung cấp cho cơ thể các loại acid béo, trong đó một số acid béo không no như acid arachidonnic, acid linolic và acid linolenic, có vai trò như những vitamin đảm bảo cho sự bình thường hóa các quá trình trao đổi chất. Sự phân giải mỡ trung tính trước hết là tách 3 acid béo ra khỏi glycerol. Glycerol đi vào con đường đường phân và đi tiếp vào chu trình Krebs. Ngược lại, glucose lại có thể chuyển thành glycerol để tổng hợp mỡ trung tính. Sự phân giải acid béo là quá trình oxy hóa xảy ra trong ty lạp thể của tế bào cần có sự tham gia của các enzyme. Kết quả toàn bộ phân tử acid béo bị cắt thành các mảnh acetyl-CoA và tạo ra nguồn năng lượng ATP. Trái lại với sự tổng hợp acid béo là sự tiến hành qua loạt các phản ứng ngược chiều với sự phân giải acid béo, điểm xuất phát từ acetyl-CoA. Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7,tr.217-238]: Trong quá trình b- oxy hoá acid béo, lượng acetyl CoA được tạo ra rất nhiều. Bản thân tế bào gan chỉ sử dụng một ít acetyl CoA cho nhu cầu của mình còn phần lớn acetyl CoA được đưa tới các mô bào khác để sử dụng. Thể ceton là dạng vận chuyển trung gian của acetyl CoA. * Các thể Ceton: Thể ceton là tên gọi trong chẩn đoán lâm sàng của nhóm gồm 3 chất là: Acid acetoacetic, acid β-hydroxybutyric và aceton. CH3-C-CH3-COOH || O CH3-CH-CH3-COOH | OH CH3-C-CH3 || O Aceto Acetic Acid b-hydroxybutyric Aceton O O || || CH3-C-CH3-COOH + CH3-C~ScoA Acid acetoaxetic AcetylCoA O || 2CH3-C ~ScoA O O || || CH3-C-CH2-C~ScoA AcetoacetylCoA - CoASH Transferase + H2O Syntetase O O || || CH3-C-CH2-C~ScoA AcetoacetylCoA O || 2CH3-C~ScoA AcetylCoA + OH O | || COOH-CH2-C- CH2-C~ScoA +CoASH | CH3 b -hydroxy, b –metyl- glutaryl-CoA Phân giảii Liase OH O | || COOH-CH2-C- CH2-C~ScoA | CH3 b-hydroxy, b-metyl-glutaryl-CoA Hình 2.2. Quá trình tạo ra thể ceton ở tế bào gan (Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs(2005)[7, tr.229]) Acid acetoaxetic sau khi được hình thành, có thể được enzym dehydrogenase có nhóm ghép là NADH2 khử thành acid b- hydroxy butyric. O OH || CH3-C-CH3-COOH dehydrogenase CH3 -CH - CH2 - COOH. Acid acetoacetic Acid β-hydroxybutyric 70% - 80% thể Ceton trong máu tồn tại dưới dạng Acid β-hydroxy butyric. Trong trường hợp bị rối loạn trao đổi chất nặng, khi hàm lượng acid acetoacetic quá cao, một phần chất này bị mất đi CO2 tạo thành aceton. Aceton là chất dễ bay hơi được bài thải qua nước tiểu và hơi thở. Như vậy, có thể nói các thể ceton là những chất chuyển hoá bình thường của cơ thể động vật, chúng chỉ trở thành nguồn gốc gây toan huyết khi chúng được sản sinh ra quá nhiều do điều tiết chuyển hoá glucid và lipid bị rối loạn. Hoàng Toàn Thắng và cs (2006)[16] cho rằng, từ các sản phẩm phân giải acid béo diễn ra ở gan là acetyl-CoA, 2 mảnh acetyl-CoA ngưng tụ lại thành acid acetoacetic, phần lớn lại tiếp tục chuyển thành acid β-hydroxybutyric và một ít thành acetone. Khi nhịn đói, cơ thể thiếu glucid phải huy động mỡ để lấy năng lượng thì nồng độ ceton huyết tăng cao, gây chứng ceton huyết. Sau bữa ăn nhiều mỡ hoặc bị tiểu đường thì ceton huyết cũng cao. Thể ceton có tác dụng là nguồn năng lượng cho tế bào khi đói glucid. * Sự liên quan giữa chuyển hóa glucid và lipid Trong quá trình phân giải glucid, glycerol đi vào con đường đường phân, còn acetyl-CoA đi vào chu trình Krebs. Trong chuyển hóa hữu khí glucid, đoạn đường từ acid pyruvic tạo thành acetyl-CoA là không thể đảo ngược, cho nên acetyl-CoA sinh ra từ phân giải acid béo không thể dùng tổng hợp glucose, nhưng từ glucose lại có thể cung cấp acetyl-CoA để tổng hợp acid béo qua vòng xoắn Lynen - Wakil. *Rối loạn của trao đổi lipid do rối loạn chuyển hóa glucid Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7, tr.217-238], sự chuyển hóa lipid có liên quan đến sự chuyển hóa glucid. Khi có sự rối loạn về trao đổi glucid (ví dụ khi có bệnh về đường niệu) thì sự chuyển hóa lipid sẽ được tăng cường dẫn đến thể ceton tăng. Ở cơ thể khỏe mạnh, trao đổi chất tiến hành bình thường, hàm lượng thể ceton trong máu rất thấp (1-2mg%). Nhưng khi cơ thể suy nhược, hoặc khi phải dùng lipid làm chất cho năng lượng chủ yếu (nhất là khi thiếu Insulin) thì thể ceton ở máu tăng lên rất nhiều (200-300mg%), đây là hiện tượng ceton huyết. Hậu quả của ceton huyết là ceton niệu, tức là nước tiểu chứa nhiều thể ceton, lúc này aceton được hình thành và thải theo hơi thở, theo mồ hôi. Ở loài nhai lại, trước hết là bò sữa, tình trạng ceton huyết thường gặp do chăm sóc không đúng kỹ thuật, khi khẩu phần ăn thừa thô thiếu tinh (nghèo năng lượng). Mỡ trung tính Acid béo+ glycerol Acetyl-CoA Chu trình Krebs (CO2 + H2O + NL) Acid pyruvic Gl._.ucose b.oxi hoá Xoắn Lynen Hình 2.3. Sơ đồ mối quan hệ chuyển hóa glucid và lipid (Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs, 2005)[7]) Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs[7, tr.233] quá trình hình thành, sử dụng và bài tiết các thể Ceton tóm tắt như sau (Hình 2.4) Acetyl CoA b oxyhoá Glucose Acetyl CoA Co2 CT citric Q H2O Thể ceton Acid béo tự do Thể ceton 1 mg/dl Acetyl CoA b oxyhoá A.CoA Glucose CTcitric CO2 Q H2O Thể ceton Nước tiểu 1 mg/24 giờ (Không phát hiện được) Bệnh >70mg/dl >100mg/dl Hơi thở aceton Nước tiểu (Cetonuria) Ghi chú viết tắt: - CT: Chu trình. Hình 2.4. Sự hình thành và vận chuyển các thể Ceton (theo Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7, tr.233] 2.2.3 Quá trình chuyển hóa Protid Protein là thành phần quan trọng nhất của mọi tế bào, mọi cơ quan trong cơ thể sống của cả động vật và thực vật. Nhiều chất đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động sống của cơ thể được cấu tạo hoàn toàn bằng protein. Trong quá trình chuyển hóa, sự phân hủy protein cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể sử dụng vào các hoạt động sống, tuy nhiên phần năng lượng do protein cung cấp cho cơ thể là không đáng kể so với năng lượng do glucid và lipid cung cấp. Trong đó sự chuyển hóa protein trong cơ thể gắn liền với sự chuyển hóa aminoacid. Sự chuyển hóa các aminoacid được thực hiện bằng cách khử amin, chuyển amin và khử carboxyl. Trong quá trình chuyển hóa aminoacid, chất được tạo ra đầu tiên là NH3 và acid cetonic (khử amin tạo ra). NH3 sau đó tham gia vào các phản ứng amin hóa và nhiều quá trình khác để tạo ra glutamin hay asparagin, tổng hợp thành urê, muối amon ở gan rồi được thải ra ngoài. Phần còn lại acid cetonic được chuyển hóa theo ba hướng: - Sinh đường glucose mới - Oxy hóa cho năng lượng và giải phóng ra CO2 + H2O. - Là khung carbone để tổng hợp amino acid mới. (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006)[17, tr.115-119] * Mối quan hệ giữa sự trao đổi lipid và protein. Acid béo là tiền chất của một số acid amin thông qua chu trình Krebs (một số acid amin được tổng hợp từ acid α-cetoglutaric hoặc chu trình acid glyoxylic) tạo ra oxaloacetate, chất này bị cacboxyl hóa thành acid pyruvic. Từ 2 chất này tổng hợp nên một số acid amin. Ngược lại, một số acid amin (leucine, isoleucine, tryptophan) khi phân giải sẽ tạo thành acetyl-CoA, từ đó tổng hợp nên các acid béo. Một số acid amin khác (alanine, cystine, serine) bị phân giải thành acid pyruvic. Theo con đường tổng hợp mới glucose, acid pyruvic sẽ không tạo thành glyceraldehyd-3- photphate. Từ chất này sẽ tổng hợp thành glycerol. Sự kết hợp giữa acid béo và glycerol tạo ra lipid trong cơ thể. 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa Mục đích cuối cùng của quá trình tiêu hóa phức tạp là cung cấp cho cơ thể bò sữa các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để bù đắp cho các hao tổn hàng ngày do các hoạt động sống gây ra và để tạo các sản phẩm. Nguyên tắc chung khi tính nhu cầu dinh dưỡng cho bò vắt sữa là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần cho duy trì cơ thể, sản xuất sữa, ngoài ra còn phải cung cấp cho nhu cầu mang thai và tăng trọng (nếu có). Khi xác định tiêu chuẩn và mức ăn cho bò vắt sữa cần phải xem xét thêm về đặc điểm giống, tuổi, phương thức quản lý, lứa đẻ, giai đoạn cho sữa và đặc biệt là thể trạng của bò sữa. Để tránh được các bệnh rối loạn trao đổi chất do thiếu hụt năng lượng gây ra, cần phải xây dựng khẩu phần ăn hợp lý dựa trên những tính toán khoa học. - Nhu cầu thu nhận vật chất khô ở bò sữa Thức ăn chủ yếu của bò là thức ăn thô nên điều quan trọng trước tiên là phải biết được liệu con vật có thể ăn được bao nhiêu trong một ngày đêm để biết được lượng thức ăn đó có thể đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu dinh dưỡng của con vật và từ đó biết được mức thức ăn bổ sung cần sử dụng. Trong điều kiện bình thường lượng chất khô thu nhận chịu ảnh hưởng trước tiên bởi khối lượng cơ thể, do đó cách tính toán đơn giản nhất là tính toán theo thể trọng. Theo McDonald và cs (2002), lượng thu nhận vật chất khô của bò sữa khoảng 2,8% thể trọng vào đầu kỳ sữa và 3,2% thể trọng vào lúc thu nhận đỉnh điểm (theo Nguyễn Xuân Trạch và ctv, (2006)[19, tr.93]. Trong nuôi dưỡng bò sữa thì nhu cầu về năng lượng, protein, Ca và P là quan trọng nhất. Theo Vũ Duy Giảng và cs (2008)[6, tr.127-131], nhu cầu các chất dinh dưỡng của bò sữa được tính như sau: + Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì ở bò sữa Đó là các nhu cầu dinh dưỡng mà một con bò sữa cần để duy trì các chức năng hoạt động sống như hô hấp, tuần hoàn máu, tiêu hóa, hoạt động cơ bắp... Nhu cầu năng lượng của bò sữa thường dùng đơn vị năng lượng tạo sữa UFL (UFL= 1700Kcal năng lượng thuần NE). Nhu cầu năng lượng cho duy trì có thể được tính theo thể trọng (W, kg) của bò như sau: UFL/ngày = 1,4+0,6 W/100 (INRA, 1989) Nhu cầu năng lượng cho duy trì sau khi tính như trên cần phải tăng 10% cho những bò nuôi nhốt không hoàn toàn. Nếu nuôi nhốt không có nhiều khoảng trống để di chuyển trong chuồng, nhu cầu năng lượng cho duy trì chỉ cần tăng lên 5% là đủ. Trong trường hợp bò có nhiều diện tích di chuyển thì phải tăng thêm từ 15- 20%. Nhu cầu cho duy trì phải tăng từ 20- 60% ở những bò chăn thả tùy theo giai đoạn phát triển của cỏ và loài cỏ có mặt trên thảm cỏ. (Nguyễn Xuân Trạch và ctv, 2006) [19, tr.94]. Nhu cầu Protein, Ca và P cũng có thể tính trực tiếp từ khối lượng: g (PDI/ngày) = 95 + 0,5.W (INRA, 1989) Ca (g/ngày) = 6.W/100 (INRA, 1988) P (g/ngày) = 5.W/100 (INRA, 1988) + Nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng ở bò sữa Bò cái mới đẻ lứa đầu còn tiếp tục sinh trưởng và phát triển cơ thể để đạt được tầm vóc trưởng thành. Như vậy, nó có nhu cầu cho sinh trưởng. Nhu cầu này tùy thuộc vào mức độ tăng trọng cơ thể và được cộng thêm vào nhu cầu duy trì như sau: 3,5UFL cho 1 kg tăng trọng (INRA, 1978) 280g PDI cho 1 kg tăng trọng (INRA, 1978) 3,2g Ca và 1,8g P/1kg tăng trọng (INRA, 1978) + Nhu cầu năng lượng cho mang thai ở bò sữa Nhu cầu năng lượng cho bò sữa mang thai phải tăng 20,35 và 55% trong các tháng chửa thứ 7, 8 và 9 (INRA, 1978). Nhu cầu này không phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc quản lý. Nhu cầu protein cho mang thai được tính toán tương ứng là 19,5; 33 và 51g PDI/ngày cho 10kg khối lượng bê sơ sinh dùng để tính toán là 20kg ở bò LaiSind, 30kg ở bò lai hướng sữa (LaiSind x Holstein-Friesian). Nhu cầu Ca tương ứng cho mang thai là 2,25g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 7; 4g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 8 và 25g/ngày cho khối lượng bê ở tháng chửa thứ 9 (INRA, 1978). Nhu cầu P tương ứng cho mang thai là 0,75g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 7; 1,4g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 8 và 2,13g/ngày cho 10kg khối lượng bê ở tháng chửa thứ 9 (INRA, 1978). + Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa ở bò sữa Theo Phùng Quốc Quảng và cs (2002)[11]. Sau khi bò đẻ lượng sữa trong một ngày đêm tăng dần và đạt cao nhất vào tháng thứ 2 và 3 do đó nhu cầu năng lượng cho tiết sữa cũng tăng lên. Theo (INRA, 1989) nhu cầu năng lượng để sản xuất 1kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) là 0,44 UFL. Nhu cầu năng lượng cho tạo 1 kg sữa có tỷ lệ mỡ sữa bất kỳ được tính như sau: UFL/kg sữa/ngày = 0,44.(0,4+0,15.hàm lượng mỡ thực tế). Nhu cầu protein cho tạo sữa là 48g PDI cho 1 kg sữa có mỡ tiêu chuẩn (INRA, 1989). Nhu cầu Ca và P cho tiết sữa là 4,2 và 1,7g cho 1kg sữa có mỡ tiêu chuẩn (INRA, 1978). 2.4 Cơ sở khoa học của sự cân bằng pH (kiềm toan) trong cơ thể Độ pH trong máu được định nghĩa là chỉ số đo hoạt động của các ion hydro(H+). Trong môi trường dịch thể của máu có các thành phần như muối natri, muối kali, muối canxi...Những thành phần này giữ cho môi trường pH ổn định. Trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng có xu hướng toan hóa (nghĩa là tính acid tăng cao, pH giảm). Nếu môi trường máu không tự điều chỉnh được sự thay đổi này thì các phản ứng của cơ thể sẽ không diễn ra một cách bình thường dẫn đến rối loạn chức năng, sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe động vật. Theo Schenck/Kolb (1982)[46] thì: Sự ổn định của pH máu có ý nghĩa sinh lý quan trọng, pH duy trì hoạt động của các men (enzym); các kích tố (hormon) và ảnh hưởng tốt đến tác dụng của thuốc, của các hợp chất khoáng. Cũng theo Schenck/Kolb (1982)[46] thì độ pH trong cơ thể bò sữa ngoài chịu ảnh hưởng của các chất đào thải của nội tế bào sau khi chuyển hóa thì còn phụ thuộc rất lớn vào khẩu phần, chế độ dinh dưỡng và sự chuyển hóa thức ăn qua hệ tiêu hóa của chúng. Theo Lachmann (1981)[42], Scharfer,Kolb(1981)[45], Furll(2004)[38], Dirksen và cộng sự (2006)[37], thì trong cơ thể luôn luôn tồn tại sự cân bằng giữa acid và baze. Phá vỡ sự cân bằng đó đều dẫn tới bệnh toan huyết hoặc kiềm huyết. Ở bò độ pH chuẩn trong máu thường dao động từ 7,36 - 7,44. Độ pH 7,44 (kiềm huyết). Nhưng trong nhiều trường hợp thì ngay khi trong cơ thể đang tồn tại bệnh toan huyết hoặc kiềm huyết nhưng độ pH trong máu vẫn bình thường. Vì cơ thể có khả năng tự điều chỉnh độ pH trong máu qua hệ hô hấp và bài tiết thông qua các hệ đệm: HCO3- và pCO2 trong máu; Hệ acid (Cl-, SO4-2, HPO4-2, NH4-, acid hữu cơ); và hệ baze(Na+, K+, Mg+2, Ca+2, HCO3-) trong nước tiểu. Vì vậy trong nhiều trường hợp thì độ pH trong máu không thay đổi, trong khi chỉ có các chỉ số trong hệ đệm của hệ hô hấp và hệ bài tiết là thay đổi. Và khi đó người ta gọi là bệnh toan huyết hoặc bệnh kiềm huyết còn bù hay còn gọi là nhiễm acid hoặc base còn bù. Trong nhiều trường hợp thời gian nhiễm acid hoặc base quá dài hoặc mật độ acid hay base tăng nhanh quá đột ngột trong máu dẫn đến các hệ đệm trong cơ thể không còn khả năng trung hòa (điều chỉnh) được nữa dẫn tới độ pH trong máu thay đổi dưới hoặc trên mức chuẩn cho phép. Trong trường hợp trên người ta gọi là bệnh toan huyết hoặc bệnh kiềm huyết mất bù, hay còn gọi là nhiễm acid hoặc base mất bù. Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể đòi hỏi một giới hạn pH thích hợp của môi trường. Trong khi đó các quá trình chuyển hóa lại sản sinh ra các sản phẩm mang tính acid như: CO2, acid pyruvic, acid lactic...làm pH tế bào có xu hướng hạ xuống. Để duy trì pH trong phạm vi 7,4 ± 0,04 tế bào phải sử dụng một loạt hệ thống đệm nội bào và đào thải các sản phẩm acid ra huyết tương (CO2, acid pyruvic, acid lactic...). Tuy nhiên nếu huyết tương tích lũy các sản phẩm acid sẽ ngăn cản sự đào thải tiếp acid của tế bào. Độ pH của huyết tương luôn luôn có xu hướng biến động vì: Tiếp nhận các sản phẩm acid của tế bào Nhận các chất acid, kiềm từ thức ăn Trao đổi acid, kiềm với dịch tiêu hóa Vì vậy ở huyết tương luôn luôn diễn ra quá trình điều hòa pH, đó là tiền đề quan trọng để duy trì hằng định pH trong tế bào và an toàn cho cơ thể. Huyết tương giữ hằng định pH bằng các hệ đệm như sự đào thải CO2 qua phổi, đào thải các acid không bay hơi qua thận - Theo Schenck/Kolb (1982)[46]. - Cơ chế điều hòa độ pH trong cơ thể: Theo Schenck/Kolb (1982)[46], Lê Tú Anh và cs (2005)[1], thì trong cơ thể có 4 cơ chế chính điều hòa độ pH đó là: Hệ đệm, trao đổi ion, điều hòa qua hô hấp và điều hòa qua thận. + Hệ đệm: Hệ thống đệm trong huyết tương và tế bào gồm một acid yếu và muối của nó với một base mạnh (Na+ hoặc K+ gọi tắt là B) có tác dụng trung hòa các acid mạnh hơn. Hệ đệm duy trì cân bằng kiềm, toan của các dịch trong cơ thể thông qua việc ngăn ngừa những thay đổi về pH. Hệ đệm quan trọng nhất trong cơ thể đó là hệ đệm bicarbonate - acid carbonnic, hệ đệm này duy trì tới 55% của cân bằng kiềm toan lúc đó. Khi lượng acid bằng lượng muối kiềm (tỷ lệ 1/1) thì hệ thống đệm có hiệu suất cao nhất. Tỷ lệ giữa muối kiềm của một hệ đệm quy định pH mà nó phải đệm. Để duy trì pH= 7,4 của huyết tương hệ thống đệm H2CO3/NaHCO3 phải có tỷ lệ 1/20, còn hệ thống photphat H2PO4/HPO4 phải có tỷ lệ 1/4... Lượng tuyệt đối của acid và muối kiềm trong hệ thống đệm nói lên dung lượng của hệ thống đó. Dự trữ kiềm của máu là tổng số muối kiềm của các hệ đệm trong máu. Nó nói lên khả năng trung hòa acid. Trên thực tế người ta đo dự trữ kiềm của huyết tương bằng cách xem nó kết hợp được bao nhiêu CO2 (thường là 26mEq/lít). Lượng của muối đó trong 100ml máu được đánh giá bằng thể tích khí carbonic có thể phóng thích khi nó tác dụng với acid mạnh. + Các hệ thống đệm * Hệ đệm bicarbonate - acid carbonic (H2CO3/NaHCO3) Các acid kết hợp với bicarbonate trong máu tạo thành muối trung tính (muối bicarbonate) và acid carbonic (acid yếu). Hoạt động của hệ thống này như sau: Khi tế bào đào thải acid (lactic) muối kiềm của hệ thống đệm sẽ tham gia phản ứng đệm làm cho acid lactic (tương đối mạnh) biến thành muối lactate (trung tính) và xuất hiện acid của hệ đệm (H2CO3): CH3CHOHCOOH + NaHCO3 CH3CHOHCOONa+ H2CO3 Nhờ vậy mà pH của môi trường không bị giảm nhiều. Nếu một chất kiềm vào huyết tương nó sẽ bị acid của hệ thống đệm làm trung hòa đồng thời xuất hiện một muối kiềm yếu (NaHCO3) khiến pH ít bị tăng. Đây là hệ đệm có hiệu suất thấp nhưng bù lại nó có dung lượng lớn nhất trong huyết tương. Ưu điểm của hệ thống đệm này là acid carbonic (H2CO3) là acid yếu không bền vững dễ phân li thành nước và carbondiocid trong dịch: H2CO3 H2O + CO2 Sau đó CO2 được đào thải qua phổi nhờ vậy sau phản ứng nó nhanh chóng lập lại tỉ lệ 1/20 vừa bị phá vỡ. Dung lượng lớn nên mẫu số NaHCO3 của nó trên thực tế được coi là dự trữ kiềm của máu. * Hệ đệm photphat (BH2PO4 / B2HPO4): Hệ đệm photphat làm tăng lượng Natribicarbonat (NaHCO3) trong dịch ngoại bào làm dịch ngoại bào nhiều kiềm hơn. Ion H+ được thải tiết dưới dạng NaH2PO4 và dạng kết hợp của ion Natri và bicarbonate. Hệ đệm này có hiệu suất khá hơn hệ bicarbonate - acid carbonic nhưng dung lượng nhỏ hơn nên khả năng đệm hạn chế. Tuy vậy trong tế bào (với anion PO43- có dung lượng lớn 140 mEq) nó có vai trò rất quan trọng, nhất là ở tế bào ống thận. * Hệ đệm protein / proteinat: Ở môi trường acid, protein thể hiện tính kiềm và ngược lại ở môi trường kiềm protein thể hiện tính acid vì vậy chúng có vai trò đệm yếu, nó có thể kết hợp hoặc giải phóng lượng H+ thừa khi cần thiết. Với số lượng khá lớn trong huyết tương (16 mEq) và nhất là trong tế bào (65 mEq) thì nó có vai trò đệm đáng kể. * Hệ đệm Hemoglobin và Oxyhemoglobin: Đây là hệ đệm có dung lượng rất lớn và có vai trò quan trọng trong việc đào thải carbonic duy trì máu tĩnh mạch giống như máu động mạch. - Trao đổi ion Trao đổi ion HCO3- và Cl- xảy ra trong hồng cầu như là kết quả của trao đổi O2 và CO2. Có sự phân bố lại ion âm đáp ứng với tăng CO2, ion Cl- đi vào hồng cầu như ion bicarbonate và khuyếch tán vào huyết tương để khôi phục lại cân bằng ion. - Điều hòa bằng hô hấp Theo E.Kolb (1981)[45], thì lượng acid carbonic do tế bào trong cơ thể sản sinh ra cùng với acid carbonic sản sinh ra do phản ứng đệm được hệ thống đệm Hemoglobin của hồng cầu mang thải ra phổi. Cơ chế kết hợp phân ly của CO2 với Hb dựa vào tính ưa acid của HHb, H2CO3, và HHbO2 không ngang nhau trong đó HHb yếu hơn cả rồi đến H2CO3 và HHbO2. Tại mô bào: KHbO2 KHb + O2 (O2 ngấm vào tế bào đồng thời H2CO3 ngấm vào hồng cầu). KHb + H2CO3 KHCO3 + HHb Hydrocarbonat ra huyết tương cùng với hồng cầu có HHb được chuyển đến phổi để thực hiện các phản ứng tiếp theo. Tại phổi: HHb + O2 HHbO2 chất này phản ứng với KHCO3 cho KHbO2 và H2CO3 HHbO2 + KHCO3 KHbO2 + H2CO3 Kali - Oxyhemoglobin lại được hồng cầu đưa đến mô bào còn acid carbonic được đào thải ra ngoài. Theo Schenck/Kolb (1982)[46] thì sự hô hấp được điều hòa bởi các trung tâm hô hấp rất nhạy cảm với các biến đổi nồng độ acid carbonic đo trong máu động mạch. Việc tăng 0,3% pCO2 làm tăng gấp đôi tần số hô hấp. Trái lại nếu pCO2 giảm, tần số hô hấp trở nên chậm và sâu. Các trung tâm hô hấp có tính đặc biệt là làm quen với pCO2 cao (tăng anhydritcarbonic huyết). Trong trường hợp này chúng mất sự nhạy cảm với áp suất riêng phần của CO2, và sự hô hấp chỉ được điều hòa bởi các hóa thụ thể thuộc động mạch cảnh. Các hóa thụ thể này chỉ nhạy cảm với áp suất riêng phần của oxy trong máu. Trong việc bù nhiễm kiềm chuyển hóa, mới đầu sự hô hấp được kích thích, nhưng khi pH bắt đầu dưới 7,0 hô hấp sẽ dần bị ức chế. Sự điều hòa pH máu được làm theo cách sau: Sự hô hấp trở nên nhanh và sâu làm giảm áp lực phế nang của CO2 cùng với sự giảm pCO2 trong máu động mạch nồng độ acid carbonic trong máu động mạch giảm, mối liên quan acid carbonic / bicarbonate có xu hướng trở lại 1/20 và pH trở lại bình thường. Sự điều hòa hô hấp là sự bảo vệ đầu tiên của cơ thể để hạn chế các biến đổi của pH máu, nó có tác dụng nhanh trong trường hợp khẩn cấp. Để điều chỉnh lại nồng độ H+ hệ hô hấp cần 1 - 3 phút nhưng kết quả cuối cùng của sự bù đi đến phụ thuộc vào sự điều hòa ở thận. - Điều hòa qua thận Theo Schenck/Kolb (1982)[46] thì thận bình thường có thể thải hoặc giữ với một sự mềm dẻo rất lớn ion Hydro và các ion khác. Người ta biết rằng sự ăn uống bình thường sản sinh ra dư thừa acid làm tăng một cách nguy hiểm tính acid của dịch ngoài tế bào và nước tiểu khi không có các cơ chế điều hòa sự cân bằng acid - base. Nếu sự dư thừa này của các acid cố định, vì không có tính bay hơi của acid carbonic, được đào thải dưới dạng muối trung tính của natri thì cơ thể sẽ nhanh chóng mất đi cation chính của dịch ngoài tế bào. Chính do các cơ chế khác mà thận bình thường đi đến loại trừ các acid và base dư thừa. Theo Schenck/Kolb(1982)[46], Lê Tú Anh và cs (2005)[1, tr.142], thì cơ chế điều hòa qua thận được diễn ra với 3 quá trình: + Quá trình toan hóa muối của hệ đệm photphat: Tế bào ống thận có nhiều men carbonic anhydraza nên dễ dàng tạo ra H2CO3 và phân li nó thành HCO3- và H+. Khi đó xảy ra sự trao đổi giữa H+ của tế bào ống thận và muối dinatri (Na2HPO4) trong nước tiểu khi qua ống thận. + Quá trình hấp thu bicarbonate: Tế bào ống thận còn chịu được pH thấp (tới 5,4 - 4,8) nhờ vậy thận có khả năng tái hấp thu dự trữ kiềm cho cơ thể. Carbondiocid được tế bào ống thận hấp thu từ máu và kết hợp với nước có trong tế bào tạo ra acid carbonic, khi ion hóa tạo ra H+ và HCO3-, Na+ trong nước tiểu tại ống thận trao đổi với H+ của tế bào ống thận và kết hợp với HCO3- tạo ra natricarbonat và được tái hấp thu vào máu. + Quá trình bài tiết amoniac: Thận có vai trò chủ yếu đào thải các acid cố định và phục hồi dự trữ kiềm. Ở đây Na+ được thay thế bằng H+, K+ hay NH4+ nhờ hoạt động của tế bào ống thận. Amoniac (NH3) kết hợp với HCl trong ống thận và H+ được bài tiết dưới dạng NH4Cl (amoniclorid). 2.5 Sự thay đổi pH trong cơ thể Theo Schenk/Kolb (1982)[46], Lê Tú Anh và cs (2005)[1, tr.143], thì H+ tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng là acid bay hơi và acid không bay hơi. Acid bay hơi (acid carbonic: H2CO3) tồn tại ở dạng CO2 và H2O, chúng được đào thải ra ngoài dưới dạng khí CO2. Acid không bay hơi (acid cố định như: acid lactic, acid pyruvic, acid sulfuric, acid photphoric…) được tạo ra từ nhiều loại acid hữu cơ trong cơ thể. Acid không bay hơi được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Phổi và thận tham gia quá trình điều hòa toan - kiềm; phổi đào thải acid bay hơi và thận đào thải acid không bay hơi. Do đó khi rối loạn quá trình trao đổi chất làm sản sinh một cách bất thường H+ sẽ là nguyên nhân tác động làm rối loạn tại phổi và thận từ đó có thể gây mất cân bằng toan kiềm trong cơ thể. Điều hòa qua phổi Điều hòa qua thận H2 + CO2 H2CO3 H+ + HCO3- (Bài tiết dưới dạng (Bài tiết dưới dạng Acid bay hơi) acid không bay hơi) Hình 2.5. Điều hòa cân bằng toan kiềm của thận và phổi (Theo Schenk-Kolb, 1982 [46]) Sự điều chỉnh bệnh toan huyết và kiềm huyết qua hệ hô hấp và hệ bài tiết có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau (hình 2.6): Điều chỉnh qua hệ hô hấp Sự thay đổi pH trong máu Điều chỉnh qua hệ bài tiết Giảm thải CO2 qua phổi pH Giảm nhịp thở CO2 được giữ lại trong máu làm tăng pCO2 trong Máu alkalosis pH = 7,7 pH nước tiểu ↑ (kiềm tính) Giảm thải H+ pH qua nước tiểu H+ trong máu ↑ Thở bình thường pH = 7,36-7,44 (pH bình thường) Nước tiểu bình thường CO2 và pCO2 trong máu giảm pH Nhịp thở tăng Tăng thải CO2 qua phổi acidosis pH = 7,1 Giảm lượng H+ trong máu pH Tăng thải H+ qua nước tiểu pH nước tiểu ↓ (toan tính) Hình 2.6. Sự điều chỉnh bệnh toan huyết và kiềm huyết qua hệ hô hấp và hệ bài tiết (Theo Schenk/Kobl (1982)[46] 2.6 Bệnh toan huyết ở bò sữa Bệnh toan huyết là tình trạng nhiễm độc acid của cơ thể. Theo Scharfer, Lachmann, Kolb(1981)[45], Furll (2004)[38], Dirksen và cs (2006)[37], thì các acid từ tế bào hoặc từ ngoại môi thâm nhập vào huyết tương làm cho pH có xu hướng giảm xuống, các hệ thống đệm sẽ tham gia điều hòa, khi pH chưa giảm nhưng lượng dự trữ kiềm giảm gọi là nhiễm acid còn bù, chứng tỏ cơ thể còn hiệu lực để điều hòa. Khi pH giảm chuyển sang tình trạng mất bù. 2.6.1 Nguyên nhân gây bệnh: Theo Scharfer, Lachmann, Kolb (1981)[45], Furll (2004)[38], Dirksen và cs(2006)[37], Karen A.Beauchemin (2007)[27], thì nguyên nhân chính gây bệnh toan huyết ở bò có thể liệt kê các nguyên nhân chính như sau: - Do khẩu phần ăn mất cân đối, con vật ăn uống quá nhiều chất sinh acid như: tinh bột, hạt ngũ cốc, hay silage được ủ chua bằng các acid hữu cơ, trong khi đó lại quá ít chất xơ và nghèo đạm do đó trong quá trình chuyển hóa các chất sẽ hình thành một lượng lớn các acid béo (acid acetic, acid propyonic và acid butyric) và thiếu NH4+ làm mất cân bằng kiềm toan trong dạ cỏ và là nguyên nhân chính gây tồn dư acid trong máu. - Do tiêu chảy cấp và mãn tính, cơ thể mất quá mức ion bicarbonate ở ruột non đồng thời ion Na+ cũng bị thất thoát nhiều, do đó Cl- kết hợp với H+ tạo ra acid mạnh (HCl) gây ra trúng độc acid cho cơ thể. - Do suy thận nên thận không giữ lại được natri, nước và không đào thải được H+, lượng H+ tích tụ lại nhiều với nồng độ cao gây giảm pH máu. - Do ứ trệ carbonic trong máu. - Do cơ thể mất quá nhiều kiềm. - Do hoạt động cơ bắp quá mức, sốt, nhiễm trùng nặng gây dị hóa tế bào và tích lũy acid. Theo E.Kolb (1981)[45], Schenck/Kolb(1982)[46], thì quá trình đường phân diễn ra trong mô bào động vật trong điều kiện mô bào thiếu oxy do máu cung cấp không đủ. Trong quá trình này phân tử glucose bị phân giải thành 2 phân tử acid lactic và thu được 2 ATP. Trong thực tế khi động vật hoạt động đòi hỏi rất nhiều năng lượng mà điều kiện yếm khí lại tăng lên cho nên quá trình đường phân xảy ra rất mạnh và một số lượng rất lớn phân tử Glucose bị vỡ thành acid lactic. Do đó những mô bào, bắp thịt hoạt động trong điều kiện yếm khí lâu, acid lactic sinh ra nhiều, bị ứ đọng gây rối loạn trao đổi chất cục bộ ở đó làm thay đổi pH của mô bào. Lúc này các acid lactic ứ đọng ở các mô bào sẽ chuyển ra máu, từ máu chuyển về gan để chuyển hóa ngược trở lại Glucose. Nhưng với lượng acid lớn gan sẽ không chuyển hóa kịp gây ra toan huyết. 2.6.2 Cơ chế sinh bệnh Theo Scharfer, Lachmann, Kolb (1981)[45], Furll (2004)[38], Dirksen và cs (2006)[37], có rất nhiều nguyên nhân tác động đến cơ chế sinh bệnh toan huyết. Nhưng ở bò sữa cơ chế chủ yếu gây bệnh toan huyết là do khẩu phần ăn chưa hợp lý, con vật được cho ăn quá nhiều thức ăn tinh trong khi đó lại được ăn quá ít thức ăn thô, xanh. Theo E.Kolb (1981)[45], Scheck/Kolb (1982)[46], Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006)[19], thì hầu hết các chất đường và khoảng 80% tinh bột được lên men ở dạ cỏ. Sự lên men yếm khí nhanh chóng này thường tạo ra nhiều acid lactic trong dạ cỏ. Các vi khuẩn dạ cỏ có thể sử dụng acid lactic như là cơ chất chuyển đổi chúng thành propionic theo con đường acrylot. Sự lên men hydrocid cacbon sẽ sinh ra nhiều AXBBH, các acid này được hấp thu vào máu và được vận chuyển tới gan để oxy hóa tạo năng lượng hoặc sử dụng tổng hợp glucose. Như chúng ta biết, Hydrocid carbon là thành phần chính trong thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể động vật nhai lại. Sự chuyển hóa hydrocid carbon trong thức ăn từ polysaccarit thành monosaccarit ở động vật nhai lại cũng như ở bò sữa nhờ sự giúp đỡ của các VSV trong dạ cỏ được chuyển hóa thành 3 loại acid béo là: acid acetic, acid propionic và acid butyric. Do trong quá trình chuyển hoá tạo ra một lượng lớn các acid béo (acetic, propionic và butyric) trong khi đó ở dạ cỏ do thiếu đạm nên lượng NH4+ được tạo ra do quá trình chuyển hóa chất đạm trong thức ăn quá ít không đủ trung hòa lượng acid béo được tạo thành, do vậy ở dịch dạ cỏ sẽ bị nhiễm acid và là nguyên nhân dẫn tới làm giảm độ pH của máu và phát sinh bệnh toan huyết. Khi pH máu giảm đồng thời làm giảm lượng base trong nước tiểu gây ra viêm thận. Trong dạ cỏ do bị nhiễm toan, vì vậy không đủ khả năng chuyển hóa acid lactic gây hiện tượng phân hủy VSV có lợi trong dạ cỏ từ đó gây giảm nhu động dạ cỏ dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Lượng acid tăng cao tác động vào trung ương thần kinh gây trụy tim và hệ tuần hoàn, rối loạn trung khu hô hấp làm con vật thở nhanh và sâu. Nồng độ acid trong máu cao tới gan làm gan không chuyển hóa kịp gây ra hiện tượng gan bị xơ cứng. Ngoài acid béo sự lên men dạ cỏ còn sản sinh khối lượng lớn các chất khí bao gồm 32% Methan; 56% CO2; 8,5% N2; và 3,5% O2. Lúc này ở phổi phải diễn ra cơ chế điều hòa nhằm thải bớt lượng CO2 ra khỏi cơ thể giúp đảm bảo sự cân bằng kiềm toan cho cơ thể. Nhưng khi quá trình trao đổi chất bị rối loạn do dạ cỏ phải tiến hành lên men quá nhiều thức ăn tinh thì lượng chất khí được sản sinh ra là quá lớn làm cho phổi không điều hòa kịp gây ứ đọng CO2 trong cơ thể làm cho tình trạng toan huyết càng trầm trọng thêm, dẫn tới con vật bị trúng độc toan. 2.6.3 Triệu chứng - Ban đầu bò kém ăn, gầy và sút cân nhanh. - Giảm nhu động dạ cỏ. - Sản lượng sữa và chất lượng sữa sụt giảm mạnh. - Rối loạn nhịp tim, giảm tần số và cung lượng tim, con vật thở nhanh và sâu. - Trường hợp cấp tính thường có các triệu chứng thần kinh như: run cơ, co giật, rối loạn định hướng, đờ đẫn, hôn mê, bại liệt và chết đột tử. - Trường hợp mãn tính: bò gầy xơ xác, kém ăn, sản lượng sữa sụt giảm nghiêm trọng hoặc cạn sữa. Tỷ lệ mắc các bệnh như: tiêu chảy, viêm tử cung, viêm vú, viêm chân móng cao. Buồng trứng ngừng hoạt động hoặc kém phát triển làm tăng tỷ lệ vô sinh. 2.6.4 Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán bệnh toan huyết, kiềm huyết chuyển hoá và hô hấp liên quan tới khẩu phần thức ăn trước hết phải kiểm tra pH từ máu tĩnh mạch. Nếu pH 48 mmHg và pH < 7,36 là có nhiễm toan hô hấp. HCO3- được kiểm tra tiếp theo, nếu nồng độ bicarbonate < 20mmol/l và pH < 7,36 xảy ra nhiễm toan chuyển hóa. Ngoài ra còn có chỉ tiêu khác để xác định nhiễm toan hay kiềm chuyển hóa là lượng kiềm dư (base excess - BE), mức kiềm dư bình thường ở bò sữa là -2,5 đến 2,5 mmol/l (Phương pháp chẩn đoán được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2). 2.7 Bệnh kiềm huyết ở bò sữa Bệnh kiềm huyết ở người và động vật có dạ dầy một túi thường ít sảy ra hơn ở bò sữa và loài bốn túi. Theo Schenck/Kolb (1982)[46], thì nhiễm kiềm có thể là hậu quả của quá trình cân bằng nước và điện giải hoặc của quá trình bệnh lý nào đó trong cơ thể. Nhiễm kiềm hơi là trạng thái tăng thông khí quá mức, cơ thể thải quá nhiều acid carbonic nên tỉ số H2CO3/NaHCO3 nghiêng về mẫu số. Nhiễm kiềm cố định là tình trạng cơ thể mất quá nhiều ion H+, thường gặp sau khi ăn do tiết quá nhiều acid clohydric mà chưa kịp tái hấp thu, sau khi uống quá nhiều thuốc chống acid; dùng thuốc lợi niệu nhiều gây mất clo; sau khi nôn quá nhiều gây mất acid Clohydric. Hậu quả tăng dự trữ kiềm trong máu, kéo theo giảm thông khí, giảm quá trình tái hấp thu Natri của thận. 2.7.1 Nguyên nhân Theo Scharfer (1981)[46], Kolb (1981)[45], Dirksen và cs (2006)[37], thì bệnh kiềm huyết xuất hiện khi trong khẩu phần ăn của bò sữa có quá nhiều chất đạm vô cơ và hữu cơ như: Urê, rau xanh và cỏ xanh, các chất ủ như: rơm khô cỏ khô, thân cây ngô có chứa nhiều chất kiềm như vôi bột hoặc truyền quá nhiều dung dịch HCO3- trong quá trình điều trị. - Do trong quá trình bệnh lý con vật bị nôn quá nhiều làm mất một lượng lớn Cl- và H+ mà bình thường có nhiều trong dịch dạ dày làm cho ion bicarbonate tăng lên để bù trừ cho Cl-. 2.7.2 Cơ chế sinh bệnh Trong cơ thể bò sữa cơ chế làm xuất hiện bệnh kiềm huyết chủ yếu là do khẩu phần ăn không cân đối, trong khẩu phần ăn của bò có chứa nhiều Protein và đạm vô cơ. Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006)[19], Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7], thì tất cả Protein thức ăn được phân giải bởi VSV dạ cỏ, cường độ phân giải Protein phụ thuộc vào tính hòa tan của chúng. pH 6,5 ở dạ cỏ là thích hợp với sự phân giải protein. Sự phân giải protein thành các acid amin cũng như một số sản phẩm chứa nitơ khác thường kèm theo quá trình khử amin để giải phóng NH3. Hoặc khi cho bò ăn vào một lượng urê lớn hơn khả năng sử dụng của hệ VSV dạ cỏ thì dưới tác dụng của men ureaza, Urê thường bị thủy phân nhanh chóng tạo ra một lượng lớn NH3, một phần NH3 được tổng hợp thành acid cetonic, dưới tác động của hệ VSV dạ cỏ acid cetonic được tạo thành các acid amin là nguyên liệu để tự tổng hợp nên protein cho cơ thể. Trong điều kiện pH của dạ cỏ (pH<7) một phần NH3 được phân huỷ thành NH4+ + OH- đây là chất kiềm mạnh nếu tạo ra nhiều sẽ gây nhiễm kiềm ở dạ cỏ làm ức chế quá trình tổng hợp protein của cơ thể. Lượng NH3 dư thừa được hấp thu vào máu, rồi vận chuyển vào gan, tại gan một phần NH3 được hấp thu ngược trở lại dạ cỏ và tiếp tục tham gia vào quá trình tạo acid amin trên, một phần được tổng hợp thành acid urinic và tiếp tục được đưa tới thận để đào thải qua nước tiểu. Khi khả năng tổng hợp của gan thành acid urinic đạt mức tới hạn, nồng độ NH3 trong máu tăng cao tới mức con vật bị trúng độc kiềm và có thể chết. Theo Nguyễn Văn Kiệm và cs (2005)[7], thì tất cả các mô bào, các tế bào đều có hình thành nên NH3. Từ mô bào nó được chở tới gan và thận dưới dạng glutamine để tổng hợp nên các sản phẩm bài tiết. NH3 là chất độc đối với tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh vì khi ứ đọng nó làm thay đổi pH của môi trường bào tương, gây trạng thái kiềm, mặt khác nếu lượng NH3 quá lớn, lượng α-cetoglutarat bị huy động quá nhiều làm tắc chu trình Krebs thì tế bào thiếu năng lượng. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ hiệu ứng độc lớn nhất của NH3 trong não bao gồm sự thay đổi pH của tế bào và làm cạn kiệt cơ chất của chu trình Krebs. Dạng mang proton của amonium (NH4+) có tính acid yếu và dạng không mang proton có tính base mạnh, khi chuyể._.ồ cũng tương tự nhau, đến ngày điều trị thứ 7 thì hàm lượng triglyceride gần về ngưỡng sinh lý. Để kiểm chứng kết quả điều trị, chúng tôi chọn 5 bò bị ceton huyết cũng ở các mức độ từ 1(+), 2(++) đến 3 (+++) nuôi tại hai cơ sở trên làm lô đối chứng. Nghĩa là bò vẫn ăn khẩu phần ăn bình thường của cơ sở và không được truyền thuốc (không điều trị), không bổ sung thêm thức ăn vào khẩu phần. Sau đó lấy mẫu máu trong 7 ngày để xác định hàm lượng Glucose và Triglycerid trong máu. Kết quả phân tích mẫu máu lô bò đối chứng được trình bày ở bảng 4.7. Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, khi bò sữa bị mắc ceton huyết thì hàm lượng Glucose trong máu giảm dần theo thời gian mắc bệnh. Khoảng biến động từ ngày theo dõi thứ nhất đến ngày thứ 7 là 0,15. Nếu bò không được điều trị thì hàm lượng Glucose trong máu sẽ thấp hơn chỉ số sinh lý khá nhiều. Ngược lại hàm lượng Triglycerid lại tăng lên theo thời gian bị bệnh. Khoảng biến động là 0,09 và cao hơn chỉ số sinh lý rất nhiều. Từ kết quả phân tích hàm lượng đường huyết và Lipid của nhóm bò đối chứng. Một lần nữa khẳng định hai phác đồ chúng tôi xây dựng có kết quả điều trị cao. Để đánh giá mức độ nhiễm ceton của bò mắc bệnh ceton huyết và so sánh kết quả điều trị theo hai phác đồ, chúng tôi tiến hành phân tích, xác định hàm lượng ceton có trong mẫu sữa và mẫu nước tiểu. Qua phân tích 133 mẫu sữa và 133 mẫu nước tiểu của bò mắc ceton huyết được điều trị theo hai phác đồ chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.7. Kết quả phân tích hàm lượng đường huyết và lipid trong máu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết không được điều trị Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Số lượng mẫu Thời gian theo dõi (ngày thứ) ± mx Chỉ số sinh lý n 1 2 3 4 5 6 7 Glucose mmol/l 5 1,25 ± 0,2 1,2 ± 0,15 1,19 ± 0,12 1,15 ± 0,1 1,15 ± 0,13 1,12±0,15 1,1 ±0,17 2,2 - 3,3 Triglyceride mmol/l 5 1,2 ± 0,01 1,23 ± 0,015 1,24 ± 0,02 1,27 ± 0,01 1,27 ± 0,02 1,28±0,04 1,29 ±0,06 0,17- 0,51 Chú thích: : Giá trị trung bình mx: Độ lệch chuẩn Bảng 4.8.Kết quả xác định mức dương tính ceton trong sữa và nước tiểu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ bằng ceton-test. Chỉ tiêu Mẫu Chỉ tiêu phân tích Số lượng mẫu Thời gian điều trị (ngày thứ) Chỉ số sinh lý n 1 2 3 4 5 6 7 Sữa Mức ceton ± mx(PĐ1) 8 1,8 ± 0,45 1,4 ± 0,52 0,8 ± 0,44 0,4 ± 0,46 0,1±0,15 0 0 0 Mức ceton ±mx (PĐ2) 11 1,1 ± 0,17 0,7 ± 0,3 0,5 ± 0,28 0,25 ± 0,2 0,1 0 0 Nước tiểu Mức ceton ± mx(PĐ1) 8 2,1 ± 0,54 1,8 ± 0,55 1,2 ± 0,5 0,7 ± 0,25 0, 3 ± 0,12 0,1±0,06 0,06 0 Mức ceton ± mx(PĐ2) 11 1,1 ± 0,1 0,8 ± 0,32 0,5 ± 0,35 0,4 ± 0,2 0,3 ± 0,12 0,2±0,15 0 Chú thích: PĐ1: Phác đồ 1; PĐ2: Phác đồ 2 Mức dương tính: 3 (+++), 2 (++), 1 (+); Âm tính : 0 (-) Mức đánh giá ceton-test Hàm lượng acid acetoacetic trong nước tiểu • (-) : < 0,5 mmol/l • (+) : 0,5 - 4mmol/l • (++) : 4 - 10 mmol/l • (+++) : > 10 mmol/l Mức đánh giá ceton-test Hàm lượng β-hydroxibutyric trong sữa • (-) : 0 - 99 μmol/l • (±) : 100 - 199 μmol/l (nghi ngờ nhiễm ceton) • (+) : 200 - 499 μmol/l • (++) : 500 - 999 μmol/l • (+++) : > 1000 μmol/l Từ bảng 4.8 cho thấy hàm lượng ceton trong sữa và nước tiểu có chiều hướng giảm dần trong 2 phác đồ điều trị. Trong sữa, hàm lượng ceton ở PĐ1 giảm tương đối nhanh với khoảng dao động là 1,8 và PĐ2 có khoảng dao động là 1,1. Ở cả hai phác đồ hàm lượng ceton trong sữa giảm mạnh từ ngày thứ 3 và đến ngày thứ tư và thứ năm thì giảm rõ rệt. Đến ngày điều trị thứ sáu và thứ bảy thì hàm lượng ceton trong sữa hầu như không có. So sánh sự biến động hàm lượng ceton trong sữa giữa hai phác đồ chúng tôi thấy: Từ ngày điều trị thứ nhất đến ngày điều trị thứ 3 hàm lượng ceton có sự sai khác giữa hai phác đồ (P0.05). Điều này có thể giải thích do phác đồ 1 sử dụng thuốc, thuốc được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch, năng lượng được cung cấp tức thời cho con vật. Vì vậy hiệu quả điều trị nhanh hơn phác đồ 2. Nhưng ở phác đồ 2 khi con vật được điều chỉnh khẩu phần ăn đầy đủ thì hàm lượng ceton trong sữa cũng giảm dần, từ ngày thứ 4 trở đi thì kết quả điều trị của hai phác đồ gần tương đương nhau. Trong nước tiểu, hàm lượng ceton ở trong PĐ1 về gần chỉ số sinh lý bình thường có khoảng dao động là 2,04 và trong PĐ2 là 1,1. Hàm lượng ceton trong nước tiểu ở cả hai phác đồ điều trị đều giảm theo thời gian điều trị nhưng mức độ giảm từ từ hơn mức độ giảm trong sữa vì các thể ceton có xu hướng thải qua nước tiểu nhiều hơn. Mặt khác, hàm lượng ceton trong sữa và trong nước tiểu ở PĐ1 ban đầu thường cao hơn ở trong PĐ2 là do chúng tôi tiến hành chọn những con có mức độ nhiễm ceton nặng hơn đưa vào PĐ1 và những con có mức độ nhiễm ceton nhẹ hơn đưa vào PĐ2. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do quá trình phân giải lipid dự trữ trong cơ thể dừng lại khi nhu cầu về năng lượng cho cơ thể được đáp ứng bằng cách truyền đường và bổ sung thức ăn giàu năng lượng. Khi đó hàm lượng ceton sẽ được thải dần ra ngoài cơ thể qua sữa và nước tiểu. Tuy nhiên, trong 2 phác đồ trên thì PĐ1 có kết quả điều trị tốt hơn PĐ2 là do ở PĐ1 chúng tôi cung cấp năng lượng cho cơ thể bò sữa bằng cách truyền đường trực tiếp vào tĩnh mạch nên kết quả nhanh hơn PĐ2 là cung cấp năng lượng bằng đường ăn. So sánh hàm lượng ceton trong nước tiểu bò sữa ở hai phác đồ chúng tôi thấy: Từ ngày điều trị thứ nhất đến ngày thứ 2 hàm lượng ceton giữa hai phác đồ có sự sai khác rõ rệt (P0.05). Như vậy khi sử dụng 2 phác đồ chúng tôi xây dựng để điều trị bệnh ceton huyết ở bò sữa thì kết quả tương tự nhau. Phác đồ 1 cho kết quả nhanh hơn ở những ngày đầu, vì vậy khi bò sữa bị ceton huyết ở mức độ trầm trọng thì nên sử dụng phác đồ 1, còn khi bò sữa bị ceton huyết ở mức độ nghi ngờ hoặc nhẹ thì nên sử dụng phác đồ 2 bằng cách bổ sung năng lượng vào khẩu phần ăn sẽ đơn giản hơn. Kết quả phân tích hàm lượng ceton trong sữa và nước tiểu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo hai phác đồ khác nhau được minh họa bằng các đường biểu diễn sau: Hình 4.3. Đường biểu diễn hàm lượng ceton trong sữa của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ Hình 4.4. Đường biểu diễn hàm lượng ceton trong nước tiểu của bò sữa mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ Từ 2 đường biểu diễn trên ta thấy khi con vật được cung cấp đủ đường và năng lượng thì hàm lượng ceton trong sữa và nước tiểu có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Từ mức dương tính (+++), (++), (+) hàm lượng ceton giảm dần theo thời gian điều trị rồi trở về mức 0 (-). Đường biểu diễn cho thấy hàm lượng ceton trong nước tiểu của bò bị bệnh ceton huyết được điều trị theo phác đồ 1 giảm theo thời gian điều trị với tốc độ nhanh hơn khi điều trị bằng phác đồ 2. Mặt khác để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh của hai phác đồ chúng tôi tiến hành theo dõi sản lượng sữa trước, trong và sau thời gian điều trị. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9. Từ kết quả được tổng hợp ở bảng 4.9 trên ta thấy sản lượng sữa trong 2 phác đồ điều trị có chiều hướng giảm vào những ngày đầu nhưng lại có xu hướng tăng lên ở những ngày cuối. Trong đó ở PĐ1 sản lượng sữa biến động thấp sau đó dần trở lại đạt mức cao. Đến ngày điều trị thứ 7 sản lượng sữa đạt trung bình 14,5kg. Như vậy sản lượng tăng trung bình so với trước điều trị là 2,25kg. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do trong phác đồ 1 của chúng tôi đã sử dụng thuốc Dexamethasone có tác dụng gần như một loại hormon Glucocorticosteroide có vai trò ngăn cản quá trình huy động đường trong máu đem phân giải để tạo ra năng lượng và làm giảm quá trình phân giải lipid trong cơ thể. Khi đó cơ thể sẽ giảm khả năng tạo sữa do thiếu năng lượng và các chất tổng hợp nên sữa. Còn trong phác đồ 2 sản lượng sữa biến động mạnh nhưng không đạt mức cao. Đến ngày điều trị thứ 7 sản lượng sữa đạt trung bình là 15,2kg, tăng hơn sản lượng sữa trước điều trị là 1,45kg. Do vậy hiệu quả điều trị bệnh ở phác đồ 1 tốt hơn phác đồ 2. Bảng 4.9. Kết quả theo dõi diễn biến sản lượng sữa (kg/ngày) của bò mắc bệnh ceton huyết được điều trị theo 2 phác đồ khác nhau Phác đồ Sản lượng Phác đồ 1 Phác đồ 2 Số mẫu Ngày (thứ) 8 11 Sản lượng sữa trước khi điều trị ± mx 12,25 ± 0,8 13,75 ± 2,1 Sản lượng sữa 7 ngày trong điều trị ± mx 1 11,75 ± 1,57 13,5 ± 1,31 2 11,5 ± 0,75 13,7 ± 1,07 3 10,8 ± 0,58 13,75 ± 1,83 4 11,7 ± 0,85 14 ± 1,45 5 12,5 ± 0,95 14 ± 1,24 6 13,7 ± 0,58 14,5 ± 1,4 7 14,5 ± 0,75 15,2 ± 1,4 Sản lượng sữa 7 ngày sau điều trị ± mx 1 14,5 ± 0,52 15±1,86 2 14,2 ± 1,35 14,8 ± 1,82 3 14,2 ± 1,3 14,8 ± 1,5 4 13,8 ± 1,4 14,5 ± 1,2 5 13,7 ± 0,58 14,3 ± 1,25 6 13,5 ± 0,45 14,2 ± 1,3 7 13,2 ± 0,35 14 ± 1,5 Tuy nhiên khi cơ thể được cung cấp năng lượng kịp thời thì quá trình tạo sữa lại diễn ra bình thường. Mặt khác, sự biến động sản lượng sữa ở phác đồ 2 lớn hơn phác đồ 1 là do quá trình bổ sung năng lượng bằng đường cho ăn sẽ chậm hơn khi được truyền đường trực tiếp vào máu. Để làm rõ hơn vai trò cung cấp năng lượng đầy đủ có ảnh hưởng như thế nào tới sản lượng sữa. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi sản lượng sữa trung bình của một tuần tiếp sau của quá trình điều trị thì thấy ở cả hai lô bò thí nghiệm sản lượng sữa không tăng và còn có phần giảm nhẹ. Như vậy việc cung cấp năng lượng ngay sau khi điều trị không đủ trong khẩu phần sẽ làm sản lượng sữa không cao và kém ổn định. Vì vậy việc duy trì khẩu phần ăn thích hợp giầu năng lượng sau khi điều trị là yếu tố quan trọng đảm bảo cho bò duy trì năng suất sữa và không bị tái phát bệnh ceton huyết. So sánh sản lượng sữa của bò trước điều trị với sản lượng sữa trong thời gian điều trị, chúng tôi thấy: Sản lượng sữa trong thời gian điều trị ở phác đồ 1 ngày thứ nhất không có sự sai khác (P>0.05). Từ ngày thứ 2 trở đi có sự sai khác (P0.05). Như vậy, khi bò sữa bị ceton huyết chúng ta nên sử dụng phác đồ I để điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn. Kết quả điều trị của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận của nhiều tác giả. Theo G.Dirksen (2006)[37], thì việc điều trị bệnh ceton huyết ở bò sữa không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc điều trị cần phải được phát hiện sớm khi bệnh còn ở thể tiềm ẩn hoặc bệnh lý chưa phát triển đến mức trầm trọng, hoặc mãn tính. Nếu bệnh đã tiến triển tới thể thần kinh, nằm liệt, hôn mê, và nhất là khi gan đã bị thoái hóa nhiễm mỡ nặng thì công tác điều trị sẽ không đem lại kết quả. Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2006)[15], để điều trị bệnh ceton huyết trước hết phải cải thiện khẩu phần thức ăn cho gia súc. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, giảm tỷ lệ đạm mỡ, tăng cường sự hình thành glycogen để tránh nhiễm độc toan, kết hợp với vệ sinh, hộ lý chăm sóc và cho gia súc vận động. Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu rất nhiều phác đồ điều trị khác nhau và cho kết quả cũng khác nhau. Theo M.Scharfer, G.Lachmann (1981)[42], N.Rosow (1984)[43], cho rằng không phải phác đồ phòng trị nào cũng thích ứng với mọi hoàn cảnh của bệnh ceton huyết. Muốn phòng trị bệnh ceton huyết có hiệu quả trước tiên phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, điều kiện và hoàn cảnh của bệnh lý hiện tại để có phác đồ điều trị thích ứng mang lại hiệu quả. Như vậy, để công tác phòng và trị bệnh đem lại hiệu quả cao ngoài việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, kiểm tra phát hiện bệnh sớm, và điều trị theo hướng dùng thuốc kết hợp bổ sung thức ăn đầy đủ năng lượng. Người chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, bổ sung khẩu phần ăn cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể cũng như khả năng tiết sữa của bò sữa. 4.3 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trong phòng bệnh ceton huyết trên đàn bò sữa tại Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tuờng - Vĩnh Phúc và trung tâm giống bò Phù Đổng - Hà Nội Qua điều tra ban đầu khẩu phần ăn của bò sữa nuôi ở các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh và trung tâm bò Phù Đổng, nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng đối với cơ thể bò sữa. Từ đó chúng tôi đưa ra khẩu phần ăn thí nghiệm phù hợp với nhu cầu cơ thể bò sữa cho nhóm bò thí nghiệm (R.Schiemaan, 1988 [47]). Với nhóm bò đối chứng chúng tôi sử dụng khẩu phần ăn của cơ sở. Nhóm bò đối chứng và nhóm bò thí nghiệm chúng tôi chọn là những bò có khối lượng từ 350- 400kg, sản lượng sữa bình quân 10kg/ngày. Sau khi tính toán khẩu phần ăn của nhóm bò đối chứng (khẩu phần ăn hiện tại của cơ sở) quy ra năng lượng trao đổi và Protein tiêu hóa (khẩu phần ăn của nhóm đối chứng đã trình bày ở bảng 4.5a và bảng 4.5b). Kết quả ở bảng 4.5a và 4.5b cho thấy đàn bò đang nuôi tại hai cơ sở mà chúng tôi theo dõi không được cung cấp đầy đủ năng lượng. Tại hai địa phương chúng tôi đã tính toán lượng thức ăn bổ sung cho đầy đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể bò sữa, cũng như khả năng tiết sữa. Khẩu phần ăn của nhóm bò thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.10a và 4.10b. Bảng 4.10a. Khẩu phần ăn của nhóm bò thí nghiệm (nhóm bò nặng từ 350- 400 kg, sản lượng sữa 10kg/ngày tại Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Nguyên liệu Số lượng (kg) Quy ra VCK (kg) Năng lượng trao đổi (Đơn vị thức ăn bò) Protein tiêu hoá (g) Cỏ tự nhiên 5 1,215 0,243 21,87 Cỏ voi 10 1,75 0,2275 17,5 Rơm 10 8,64 3,2832 120,96 Bã bia 5 0,73 448,22 14,6 Thức ăn hỗn hợp 4,4 3,872 3382,34 517,648 Thức ăn hỗn hợp(bổ sung) 1,1 0,968 845,59 129,412 Simol (bổ sung) 0,5 0,307 145,079 3,522 Khoáng bò 0,1 Tổng 36,1 17,482 4824,99 825,511 Nhu cầu cần thiết 5200 810 Khẩu phần còn thiếu -375,01 +15,511 Chú thích: VCK: vật chất khô Chú ý: Từ lít sữa thứ 11 trở đi thì phải bổ sung thêm 0,3 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 lít sữa. Bảng 4.10b. Khẩu phần ăn của nhóm bò thí nghiệm (nhóm bò nặng từ 350- 400kg, sản lượng sữa 10kg/ngày tại Phù Đổng) Nguyên liệu Số lượng (kg) Quy ra VCK (kg) Năng lượng trao đổi (Đơn vị thức ăn bò) Protein tiêu hoá (g) Thân cây ngô cả bắp ủ chua 5 1,175 0,22325 7,05 Cỏ tươi 8 1,944 0,3888 34,992 Bã bia (thời kỳ khai thác sữa) 5 0,73 448,22 14,6 Cỏ khô 2 1,84 1,3432 163,76 Cỏ mỹ khô 1,2 1,08 597,24 105,84 Rỉ mật 0,5 0,39 254,67 19,11 Thức ăn tinh 3,5 2,975 2598,78 397,728 Simol (bổ sung) 0,5 0,31 145,079 3,52 Thức ăn tinh (bổ sung) 1,1 0,48 869,84 78,41 Tổng thực tế 26,8 10,925 4915,78 825,01 Nhu cầu cần thiết 5200 Khẩu phần còn thiếu -284,22 +15,009 Ghi chú: - VCK: Vật chất khô - Từ lít sữa thứ 11 trở đi phải bổ sung thêm 0,4kg thức ăn tinh/lít sữa Để đánh giá hiệu quả của quy trình phòng bệnh giữa khẩu phần ăn cơ sở với khẩu phần ăn thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng ceton có trong nước tiểu và sữa và theo dõi sản lượng sữa hàng ngày. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước tiểu và mẫu sữa của nhóm TN và ĐC, mỗi tuần 1 lần vào sáng thứ 2 hàng tuần. Phân tích 80 mẫu sữa, 80 mẫu nước tiểu của nhóm bò thí nghiệm và 80 mẫu sữa, 80 mẫu nước tiểu của nhóm bò đối chứng. Kết quả trình bày ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Kết quả xác định mức dương tính ceton trong nước tiểu và sữa của đàn bò thí nghiệm và đối chứng bằng phản ứng ceton-test Mẫu Chỉ tiêu phân tích Số lượng mẫu Thời gian phòng (tuần thứ) Chỉ số sinh lý n 1 2 3 4 5 6 7 8 Sữa Mức ceton ±mx TN 10 0,58 ± 0,12 0,25 ± 0,1 0,14 ± 0,03 0 0 0 0 0 0 Mức ceton ±mx ĐC 10 0,2 ± 0,19 0,45±0,13 0,56 ± 0,15 0,75± 0,15 0,7 ±0,16 0,8 ± 0,08 1,1 ±0,06 1,1±0,1 Nước tiểu Mức ceton ±mx TN 10 0,8 ± 0,24 0,5 ±0,17 0,45 ± 0,21 0,12 ±0,12 0,1 ±0,05 0 0 0 0 Mức ceton ±mx ĐC 10 0,4 ± 0,3 0,45±0,25 0,7 ± 0,2 0,75 ±0,18 0,7±0,1 1,1 ± 0,17 1,2 ±0,17 1,2±0,2 Ghi chú: TN: Thí nghiệm ĐC: Đối chứng Mức dương tính: 3 (+++), 2 (++), 1 (+); Âm tính : 0 (-) Mức đánh giá ceton-test Hàm lượng acid acetoacetic trong nước tiểu • (-) : 0,5 mmol/l • (+) : 0,5- 4 mmol/l • (++) : 4- 10 mmol/l • (+++) : >10 mmol/l Mức đánh giá ceton-test Hàm lượng acid β-hydroxibutyric trong sữa • (-) : 0- 99 μmol/l • (±) : 10-199 μmol/l (nghi ngờ mắc ceton huyết) • (+) : 200- 499 μmol/l • (++) : 500- 999 μmol/l • (+++) : > 1000 μmol/l Từ bảng 4.11 trên ta thấy hàm lượng ceton trong sữa ở 2 nhóm đối chứng và nhóm thí nghiệm có kết quả là trái ngược nhau. Trong đó, nhóm thí nghiệm hàm lượng ceton trong sữa tuần thứ nhất là 0,58 và giảm dần đến tuần thứ 4 về trạng thái bình thường (-), nhưng ở nhóm đối chứng thì hàm lượng ceton trong sữa ở tuần đầu là 0,2 và có chiều hướng tăng lên dần và đạt cao nhất ở tuần thứ 8 là 1,1. Điều đó chứng tỏ khẩu phần ăn của bò sữa tại các hộ gia đình đang bị thiếu hụt về năng lượng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là trong giai đoạn chửa cuối và sau khi sinh cơ thể cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi thai và tạo sữa, đặc biệt sau khi sinh sản lượng sữa tăng dần và đạt đỉnh điểm vào tuần thứ 6 đến thứ 8. Do đó khẩu phần ăn thường xuyên thiếu năng lượng làm tăng nguy cơ phân giải lipid dự trữ trong cơ thể để tạo ra năng lượng và dẫn đến hàm lượng ceton tạo ra càng nhiều trong cơ thể và chúng được thải ra ngoài theo tuyến sữa làm cho lượng ceton tăng dần lên trong sữa ở tuần thứ 8. Trái lại, đàn bò được ăn khẩu phần ăn thí nghiệm được cân đối năng lượng và chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể cho kết quả tốt hơn (R.Schiemaan, 1988 [47]). Do vậy ở nhóm thí nghiệm trong tuần đầu tiên hàm lượng ceton đã có trong sữa nhưng khi được cung cấp đủ năng lượng thì quá trình tạo thể ceton trong cơ thể sẽ giảm đi và cơ thể có khả năng tự điều chỉnh. So sánh hàm lượng ceton có trong sữa ở hai nhóm thí nghiệm và đối chứng chúng tôi thấy có sự sai khác trong suốt quá trình phòng bệnh (P>0.05). Cũng từ bảng 4.11 cho ta thấy, hàm lượng ceton trong nước tiểu của bò sữa nhóm thí nghiệm ở tuần thứ nhất là 0,8 và giảm dần ở tuần thứ 6 trở đi là 0 (-). Trong khi ở nhóm đối chứng hàm lượng ceton ở tuần đầu là 0,4 và có chiều hướng tăng dần đạt cao nhất là 1,2 ở tuần thứ 8. Điều đó chứng tỏ rằng khẩu phần thí nghiệm được bổ sung cho bò sữa cho kết quả tốt hơn khẩu phần tại các hộ gia đình. Khi tiến hành so sánh hàm lượng ceton có trong nước tiểu của hai nhóm bò thí nghiệm và đối chứng chúng tôi thấy ở tuần thứ 2 không có sự sai khác (P>0.05). Còn các tuần khác đều có sự sai khác giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng (P<0.05). Để so sánh hiệu quả phòng bệnh của nhóm thí nghiệm với nhóm đối chứng, chúng tôi tiến hành theo dõi sản lượng sữa trong 8 tuần phòng bệnh. Kết quả được tổng hợp như sau: Bảng 4.12. Kết quả theo dõi diễn biến sản lượng sữa của 2 đàn bò thí nghiệm và đối chứng được nuôi dưỡng theo hai khẩu phần ăn khác nhau Tuần thứ Sản lượng sữa trung bình (kg/con/ngày) Lô thí nghiệm Lô đối chứng Số mẫu ± mx Số mẫu ± mx 1 10 13,5 ± 0,78 10 13,2 ± 1,7 2 10 15,15 ± 1,1 10 13,5 ± 1,5 3 10 17,24 ± 2,5 10 14,0 ± 2,4 4 10 18,9 ± 3,6 10 14,85 ± 2,6 5 10 19,65 ± 2,2 10 14,81 ± 0,9 6 10 19,24 ± 3,6 10 14,2 ± 2,7 7 10 19,1 ± 2,0 10 13,83 ± 2,8 8 10 18,75 ± 1,1 10 13,37 ± 2,3 Từ bảng 4.12 cho thấy sản lượng sữa của nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 4 thứ 5 và giảm ở tuần thứ 8. Trong đó ở nhóm thí nghiệm, sản lượng sữa tăng tương đối nhanh từ 13,5kg/con/ngày ở tuần thứ nhất lên đến 19,65 kg/con/ngày ở tuần thứ 5 và sau đó giảm chậm còn 18,75kg/con/ngày vào tuần thứ 8. Tuy nhiên ở nhóm đối chứng, sản lượng sữa trong 4 tuần đầu tăng khá nhanh từ 13,2kg/con/ngày ở tuần thứ nhất lên đến 14,85 kg/con/ngày ở tuần thứ 4 nhưng sau đó giảm mạnh vào tuần thứ 8 chỉ còn 13,37 kg/con/ngày. Vì giai đoạn sau khi đẻ cơ thể bò mẹ cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cho việc duy trì và tạo sữa, đặc biệt sản lượng sữa thường cao nhất ở tháng thứ 2 và 3 sau khi đẻ (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2002)[11]. Do đó trong giai đoạn trên, nếu cơ thể bò sữa không được đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng thì sản lượng sữa sẽ sụt giảm nghiêm trọng vào sau tuần thứ 4 trở đi tương ứng với kết quả của nhóm đối chứng. Ngược lại nếu khẩu phần ăn cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng ngay từ đầu sau khi sinh thì sản lượng sữa sẽ duy trì kéo dài sau khi đạt đỉnh cao. So sánh sản lượng sữa giữa hai nhóm thí nghiệm và đối chứng chúng tôi thấy có sự sai khác trong cả 8 tuần phòng bệnh (P>0.05). Qua các kết quả thu được thì chúng tôi thấy rằng trong khẩu phần ăn của bò sữa tại trung tâm bò sữa Phù Đổng - Hà Nội cũng như khẩu phần ăn của bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh đang bị thiếu năng lượng là nguyên nhân làm cho sản lượng sữa của bò thường thấp và không ổn định. Do vậy, cung cấp một khẩu phần ăn đầy đủ nhu cầu năng lượng cho bò sữa sẽ làm cho sản lượng sữa ổn định hơn. Như vậy, để có thể phòng bệnh ceton huyết ở bò sữa được hiệu quả thì các hộ chăn nuôi tại xã Vĩnh Thịnh cần phải bổ sung thêm thức ăn giàu năng lượng vào khẩu phần ăn của bò sữa. Cụ thể là cho bò có khối lượng 350- 400kg, sản lượng sữa 10kg/ngày thì cần bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bò sữa thêm bã bia (1kg), thức ăn tinh (2,5kg), simol (0,5kg), khoáng bò (0,1kg) và từ lít sữa thứ 11 trở đi phải bổ sung thêm 0,3kg thức ăn hỗn hợp cho 1 lít sữa. Tương tự như vậy, bò sữa tại trung tâm bò Phù Đổng cần bổ sung (0,5kg) Simol, thức ăn tinh (1,1kg), khoáng bò (0,1kg) và từ lít sữa thứ 11 trở đi phải bổ sung thêm 0,4kg thức ăn tinh cho 1 lít sữa. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Qua kết quả phân tích đánh giá các mẫu máu, nước tiểu và sữa của 106 bò sữa đại diện cho một số cơ sở chăn nuôi ở ba tỉnh thành phía Bắc cho thấy, tỷ lệ bò sữa mắc bệnh toan huyết là (96,2%); Ceton huyết là (84,86%), trong đó có phản ứng dương tính là (50,9%), và nghi ngờ là (33,96%). Không có bò mắc bệnh kiềm huyết. 2. Bệnh ceton huyết, toan huyết và sự thiếu hụt năng lượng ở những bò được khảo sát cho thấy chúng có mối liên quan mật thiết với nhau, cụ thể: có 77/91 bò mắc kép toan huyết + ceton huyết (84,6%). Trong khi đó cũng có 77/91 (84,6%) bò bị bệnh toan huyết nguyên nhân là do thiếu hụt năng lượng. Qua đây có thể kết luận rằng: đàn bò sữa được khảo sát ở các tỉnh phía Bắc đang không được cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu của chúng. Có nghĩa là trong thức ăn đang bị thiếu hụt năng lượng hết sức trầm trọng. 3. Khi tiến hành điều trị cho 19 bò sữa mắc bệnh ceton huyết ở các mức độ khác nhau theo 2 phác đồ. Chúng tôi thấy: Cả hai phác đồ đều cho hiệu quả cao trong điều trị bệnh ceton huyết ở bò sữa. Điều trị theo phác đồ 1 cho kết quả tốt hơn phác đồ 2, thời gian khỏi nhanh, sản lượng sữa tăng nhanh hơn phác đồ 2. Đối với những bò bị bệnh nhưng không trầm trọng thì nên điều trị theo phác đồ 2 bằng đường cho ăn sẽ dễ áp dụng hơn. 4. Khi tiến hành phòng bệnh cho 2 nhóm bò thí nghiệm và đối chứng, chúng tôi thấy: - Khẩu phần thí nghiệm cho kết quả tốt trong phòng bệnh ceton huyết ở bò sữa. - Khi theo dõi sản lượng sữa của đàn bò thí nghiệm và đối chứng trong thời gian 8 tuần cho thấy, sản lượng sữa của đàn bò thí nghiệm cho năng suất sữa cao, ổn định hơn đàn bò đối chứng. 5.2 Đề nghị Cần áp dụng biện pháp kỹ thuật trong phòng và trị bệnh ceton huyết ở bò sữa gồm: - Phòng bệnh: + Cân đối khẩu phần ăn cho bò sữa theo sản lượng sữa. Theo dõi và bổ sung liên tục nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng cho con vật. + Định kỳ hoặc khi thay đổi khẩu phần ăn nên có kế hoạch kiểm tra bệnh ceton huyết cho đàn bò bằng kít chẩn đoán nhanh ceton-test để chủ động kiểm soát, phát hiện bệnh sớm, có biện pháp phòng, trị kịp thời. + Kết hợp với các biện pháp tổng hợp khác như vệ sinh chuồng trại, cho gia súc vận động…, thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và cách chế biến, bảo quản thức ăn nuôi bò sữa cho người chăn nuôi. Cung cấp tài liệu cho người chăn nuôi để giúp họ hiểu biết thêm về bệnh rối loạn trao đổi chất của bò sữa liên quan đến khẩu phần ăn. - Trị bệnh: Khi bò bị bệnh cần điều trị sớm theo hai phác đồ. - Cần nghiên cứu cung cấp thêm các phương pháp và trang thiết bị giúp cho việc chẩn đoán bệnh ceton huyết được nhanh chóng. Cụ thể là nghiên cứu sản xuất kít chẩn đoán nhanh bệnh ceton huyết qua nước tiểu và sữa (ceton-test) để có thể sử dụng phổ cập tại các địa phương giúp phòng và điều trị bệnh ceton huyết mang lại hiệu quả cao. - Do đây là bệnh hay xảy ra ở bò sữa làm giảm chất lượng con giống và hiệu quả kinh tế cho người nông dân nên cần có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh nhằm phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Tú Anh, Lê Văn Phú (2005), Cẩm nang mất cân bằng dịch, điện giải và toan kiềm, NXB y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Đinh Văn Cải (2009), Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. 4. Đinh Văn Cải, Đoàn Đức Vũ, Nguyễn Ngọc Tuấn (2005), 100 câu hỏi đáp chăn nuôi bò sữa, NXB Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 5. “Tình hình chăn nuôi bò sữa 2001- 2005 và định hướng phát triển giai đoạn 2006-2015”, Cục Chăn nuôi. 6.Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bá, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn (2008), Dinh dưỡng và thức ăn cho bò, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Văn Kình, Nguyễn Bá Mùi (2005), Hoá sinh động vật, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 9. Orskov, E.R. (1998), Nuôi dưỡng gia súc nhai lại những nguyên lý cơ bản và thực hành (Phạm Kim Cương và Nguyễn Mạnh Dũng dịch). 10. Phillips, W.D; Chilton, T.J. (2003), Sinh học (Nguyễn Bá, Nguyễn Mộng Hùng, Trịnh Hữu Hằng, Hoàng Đức Cự, Phạm Văn Lập, Nguyễn Xuân Huấn và Mai Đình Yên dịch), NXB Giáo Dục, Hà Nội. 11. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2002), Khai thác sữa năng suất - chất lượng - vệ sinh, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2003), Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 13. Phùng Quốc Quảng (2005), Nuôi bò sữa năng suất cao hiệu quả lớn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 14. Duane, N. R; Grant, R. (2001), Sức khỏe của bò sữa và các bệnh trao đổi chất liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng (Đỗ Kim Tuyên dịch). 15. Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Nam, Chu Đức Thắng (2006), Bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 16. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vật nuôi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 18. Théwis, A. (2002), Dinh dưỡng bò sữa (Vũ Đình Tôn dịch), Hợp tác đại học (CUI) sách do dự án Bỉ tài trợ. 19. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 20. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Khuyến nông chăn nuôi bò sữa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Xuân Trạch (2004), nuôi bò sữa ở nông hộ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 22. Nguyễn Xuân Trạch (2005), “Bệnh bò sữa liên quan đến nuôi dưỡng và chăm sóc”, Báo Nông Nghiệp Việt Nam, (3) 23. Nguyễn Văn Tưởng, Sumillin, I.S (1990), “Sổ tay thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam”. 24. Viện chăn nuôi Quốc gia (2007), “Tài liệu tập huấn cho cán bộ chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ”, Hà Nội. 25. Viện Thú y Quốc Gia (2002), “Cẩm nang chẩn đoán tiêu chuẩn về các bệnh ở gia súc Việt Nam”, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. B. Tài liệu tiếng nước ngoài Tiếng Anh 26. Andrews (1998), Gow.mb.ca/agriculture/livestock/nutri 27. Beauchemin Karen, A. (2007), Ruminal acidosis www.dairy.ifas.ufl.edu/ms/2007/beauchemin.pdf 28. Caple (1977), Herd-levedketosis-diagnosis and risk factor www.vetmed.wisc.edu/dms/fapm/fapmtools/2nutri/ketosis/pdf 29. Eddy (1992),Ketosis, Organic-vet.reading.ac.uk/catlle web 30. F.Duffied (2002), Acetonaemia (ketosis) of Dairy cows, The Merck veterinary Manual ketosis in cattle www.merkvetmanual.com/mvm/htm/bc/800900.htm 31. Holtenius (1996), Ketosis in cattle, Lex Turner, PDI and F Mutdapilly. www2.dpi. qld.gov.au/dairy/8495.html 32. Jorritsma (1998), Dorp (1998), Ketosis of dairy cow, Organic-vet. reading.ac.uk/catlle web 33. Krutzinna (1996), Ketosis of dairy cow Organic-vet.reading.ac.uk/catlle web 34. Morris (1992), ketosis in cattle, Lex Turner, PDI and F Mutdapilly. www2.dpi.qld.gov.au/dairy/8495.html 35. Moore, Ishler (1997), ketosis in cattle, Lex Turner, PDI and F Mutdapilly. www2.dpi.qld.gov.au/dairy/8495.html 36.Spence(1978), Acetonaemia(ketosis) of Dairy cows, www.vetmed.wisc.edu/dms/fapm/fapmtools/2nutri/ketosis/pdf Tiếng Đức 37. Gerrit Dirksen (2006), Innere Medizin und Chirurgie des Rindes 5. Auflage, 2006 Parey im Blackwell Wissenschafts - Verlong, Berlin - Wien. 38. Furll; Stephan; Recknagel, M. (2004), Stoffwechselkontrollen und Stoffwechseluberwachung bei Rindern - In: Nutztierpraxis aktuell, uni Leipzig Ausgabe. 39. Gurtler, Lachmann, G. (1973), Diagnostik von stoffwechselerkrankungen beim Rind unter den Bedingungen der industrimabigen Tierproduktion - In wiss. Z.KU, R. 40. Heidrich/Gruner (1982), Rinderkrankheiten, VEB Gusstav Fischer Verlag Jena. 41. Kraft, H.(1991), Consilicum CEDIP Veterinacum, CEDIP Medizinische-Technische Verlag - und Handelgesellschaft mbH Munschen. 42. Lachmann, G. (1981), Atiologie, Pathogenese, Diagnostik, Therapie und Prophylaxe der alimentoren metabolischen Azidose des Rindes.Vet.met. Diss B, Leipzig. 43. Rossow, N.(1984), Inere Krankheiten der landwirtschaftlischen Nutztiere, VEB Gusstav Fischer Verlag Jena 44. Scharfer, M. (1975), Vergleichende Prufung der Blutzuckerbeeinflussenden Wirkung einiger empfohlener Mittel zur Behandlung der Rinderketose, Monatshefte fỹr Veterinọrmedizin (Heft 3), VEB Gusstav Fischer Verlag Jena. 45. Scharfer; Lachmann; Kolb, E.(1981), Vorkommen und Verarbeitung alkalotischer Zustọnde beim Rind. In Absclub-, bericht, KMU-Leipzig, Sektion TV. WB. Innere Med.und Pathophysiologie. 46. Schenck; Kolb (1982), Grundrib der physiologischen chemie 7. Aflage VEB Gustav Fischev verlong Tenr. 47. Schiemann, R.(1988): Berechnung von Futterrationen, VEB Deuscher Landwirschaftsverlag Berlin. 48. Wiesner, E. ; Ribbeck, R. (1978): Worterbuch der Veterinarmedizin, VEB Gustav Fischer Verlag Jena. PHỤ LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAM THI TUYET (NOP TV).doc
  • docPHU LUC LUAN VAN TUYET2.doc
Tài liệu liên quan