TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO NGHIỆM TÍNH THÍCH NGHI CỦA
7 GIỐNG BẮP LAI TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
Ở HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: TS. TRẦN THANH SƠN
Long Xuyên, tháng 11 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học An Giang tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Cán bộ, Giảng viên.
Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế đã h
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khảo nghiệm tính thích nghi của 7 giống bắp lai trong vụ Đông Xuân ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗ trợ việc thực hiện đề tài này.
Phòng kế hoạch tài vụ, trường Đại học An Giang đã hướng dẫn về thực hiện kinh phí đề
tài.
Bộ môn khoa học cây trồng, Trường Đại học An Giang đã khuyến khích và hỗ trợ việc
thực hiện đề tài
Thạc sĩ Phạm Thị Kiệp, Trưởng Phòng kinh tế huyện Tân Châu đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu này ở địa phương.
Những bạn đồng nghiệp đã khuyến khích chúng tôi thực hiện đề tài.
Chủ nhiệm đề tài
Trần Thanh Sơn
i
TÓM TẮT
Cây bắp là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, có giá trị sử dụng cao đối với
nhiều ngành công nghiệp chế biến ra nhiều loại sản phầm tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ bắp ở
thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng để cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhiên liệu sinh học…
Cây bắp là hoa màu quan trọng ở tỉnh An Giang. Nhu cầu tiêu thụ bắp ngày càng gia
tăng cùng với nhu cầu phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các ngành công nghiệp
khác trong tỉnh. Đề tài khảo nghiệm tính thích nghi của 7 giống bắp lai trong vụ Đông Xuân ở
huyện Tân Châu thực hiện với mục tiêu chọn giống bắp lai có thời gian sinh trưởng ngắn,
năng suất cao, thích hợp với điều kiện sản xuất vụ Đông Xuân ở huyện Tân Châu nhằm phục
vụ việc xây dựng cơ cấu luân canh hoa màu với lúa và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân
trồng bắp lai.
Thí nghiệm thực hiện vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009, ở xã Châu Phong, huyện Tân
Châu, tỉnh An Giang; Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 4 lần
lập lại, 7 nghiệm thức, diện tích lô 15 m2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 07 giống bắp lai đều thích nghi tốt trong vụ Đông
Xuân. Đặc điểm có thời gian sinh trưởng ngắn 88 -93 ngày, năng suất 9 - 10 tấn.ha-1, chống
chịu tốt đối với một số sâu bệnh chính như sâu đục thân, sâu đục trái, bệnh đốm lá. Các giống
bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và chống chịu tốt đối với một số sâu bệnh
chính là V 2002, V 98-2, CS 121, V 118 và AGM 1.
.
ii
MỤC LỤC
TT Tên mục lục Trang
Lời cám ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách bảng v
Danh sách hình vi
Ký hiệu và viết tắt vii
Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU
I MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2 Nội dung nghiên cứu 2
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1 Đối tượng nghiên cứu 2
2 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1 Sản xuất bắp trên thế giới 3
2 Sản xuất bắp ở Việt Nam 4
3 Sản xuất bắp ở tỉnh An Giang 5
4 Nghiên cứu về cây bắp ở Việt Nam 6
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9
2 Vật liệu thí nghiệm 9
3 Phương pháp nghiên cứu: 10
3.1 Phương pháp điều tra khảo sát 10
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm chọn giống bắp 10
4 Thu thập chỉ tiêu thí nghiệm 11
5 Phân tích số liệu 14
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT CANH TÁC
BẮP LAI CỦA NÔNG DÂN HUYỆN TÂN CHÂU
15
1. Thời gian gieo trồng bắp lai 16
2 Kỹ thuật canh tác bắp lai 17
3 Năng suất bắp lai 20
4 Hiệu quả kinh tế trồng bắp lai 20
II KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHỌN GIỐNG BẮP LAI 22
1 Đặc điểm sinh trưởng các giống bắp lai thí nghiệm 22
2 Đặc điểm trái và hạt của các giống bắp lai thí nghiệm 22
3 Trọng lượng hạt, tỉ lệ hạt trên trái và năng suất thực tế của các giống bắp lai thí
nghiệm
25
4 Đặc điểm sâu bệnh của các giống bắp lai thí nghiệm 26
iii
4 Tổng hợp các đặc tính nông học, thành phần năng suất và sâu bệnh của các
giống bắp lai thí nghiệm
27
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I KẾT LUẬN 28
II ĐỀ NGHỊ 28
TÀI LIỆU THAM KHÀO 29
PHỤ LỤC 30
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng
Trang
1 Mã số và tên sáu giống bắp lai thí nghiệm vụ Đông Xuân 2008 - 2009
ở huyện Tân Châu tỉnh An Giang
9
2 Đánh giá chỉ tiêu đổ ngã của cây bắp 12
3 Đánh giá chỉ tiêu sâu đục thân, sâu đục trái bắp 13
4 Đánh giá chỉ tiêu bệnh đốm lá, bệnh than đen trái bắp 13
5 Đánh giá chỉ tiêu bệnh virus của cây bắp 13
6 Thời gian gieo trồng bắp lai vụ Đông Xuân 2008 - 2009 ở huyện Tân
Châu
16
7 Mức độ đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai của nông dân vụ Đông
Xuân 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
18
8 Tỉ lệ nông dân sử dụng liều lượng giống gieo trồng bắp lai vụ Đông
Xuân 2008 – 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
19
9 Tỉ lệ nông dân sử dụng liều lượng phân đạm bón cho bắp lai vụ Đông
Xuân 2008 – 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
19
10 Tỉ lệ nông dân đạt năng suất bắp lai vụ Đông Xuân 2008 – 2009 ở
huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
20
11 Hiệu quả kinh tế sản xuất bắp lai vụ Đông Xuân 2008 – 2009 ở huyện
Tân Châu, tỉnh An Giang
21
12 Đặc điểm sinh trưởng của các giống bắp lai thí nghiệm vụ Đông Xuân
2008 – 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
23
13 Đặc điểm trái và hạt của các giống bắp lai thí nghiệm vụ Đông Xuân
2008 – 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
24
14 Trọng lượng hạt, tỉ lệ hạt trên trái và năng suất thực tế của các giống
bắp lai thí nghiệm vụ Đông Xuân 2008 – 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh
An Giang
25
15 Đặc tính sâu bệnh của các giống bắp lai thí nghiệm vụ Đông Xuân
năm 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
26
16 Tổng hợp đặc điểm nông học và năng suất các giống bắp lai thí
nghiệm vụ Đông Xuân 2008 – 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
27
v
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình
Trang
1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm sáu giống bắp lai vụ Đông Xuân 2008 - 2009
ở huyện Tân Châu tỉnh An Giang
10
vi
vii
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Ctv Cộng tác viên
DT Diện tích
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐX Đông xuân
HT Hè thu
IRRI International Rice Research Institute
(Viện nghiên cứu lúa Quốc tế)
KH&CN Khoa học và công nghệ
KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
LT Lương thực
nskg Ngày sau khi gieo
nskt Ngày sau khi trổ
ntth Ngày trước thu hoạch
NT Nghiệm thức
TB Trung bình
TĐ Thu đông
Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
Cây bắp là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, có giá trị sử dụng cao đối với
nhiều ngành công nghiệp chế biến ra nhiều loại sản phẩm tiêu dùng.
Nhu cầu tiêu thụ bắp ở thế giới rất lớn, trung bình hằng năm 702,5 - 768,8 triệu tấn.
Trong tương lai sản lượng bắp thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng để cung cấp thực
phẩm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhiên liệu
sinh học…
Cây bắp là hoa màu quan trọng ở tỉnh An Giang có diện tích sản xuất hằng năm 6.000 -
8.000 ha. Nhu cầu tiêu thụ bắp ngày càng gia tăng cùng với nhu cầu phát triển chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản và các ngành công nghiệp khác trong tỉnh.
Trong thời gian tới, cần nghiên cứu cây bắp một cách có hệ thống như nghiên cứu về
cây lúa trong những năm qua. Việc nghiên cứu chọn tạo giống bắp có năng suất cao, phẩm
chất tốt, chống chịu sâu bệnh và thích nghi với điều kiện từng vùng sản xuất; nghiên cứu quy
trình kỹ thuật canh tác giảm giá thành sản xuất; nghiên cứu công nghệ thu hoạch và sau thu
hoạch sẽ giúp tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân trồng bắp.
Tiềm năng phát triển cây bắp lai ở Tỉnh An Giang và Đồng bằng sông Cửu Long còn
rất lớn để cung cấp sản lượng cho nhu cầu của thế giới ngày càng tăng. Hơn nữa, việc chuyển
đổi từ độc canh lúa sang các mô hình luân canh 2 lúa – 1 màu, 2 màu -1 lúa, 1 lúa – 1 màu và
chuyên màu đang được khuyến khích. Vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo những giống bắp thích
hợp với các mô hình luân canh là cần thiết.
1
I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện với mục tiêu khảo sát hiện trạng kỹ thuật canh tác bắp lai của nông
dân; chọn giống bắp lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, thích hợp với điều kiện
sản xuất vụ Đông Xuân ở huyện Tân Châu nhằm phục vụ việc xây dựng cơ cấu luân canh hoa
màu với lúa và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng bắp lai.
2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện các nội dung như sau:
1. Điều tra khảo sát hiện trạng kỹ thuật canh tác bắp lai vụ Đông Xuân năm 2008 -
2009 của nông dân ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
2. Thí nghiệm chọn giống bắp lai vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu,
tỉnh An Giang.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các giống bắp lai sản xuất từ các cơ quan nghiên cứu trong
nước.
2. Phạm vi nghiên cứu
Vùng sản xuất bắp lai ở huyện Tân Châu tỉnh An Giang.
2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sản xuất bắp trên thế giới
Cây bắp là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa
gạo. Sản lượng sản xuất bắp ở thế giới năm 2005 - 2007 trung bình 696,2 - 723,3 triệu tấn.
Nước Mỹ sản xuất được 40,62 % tổng sản lượng bắp và 59,38 % do các nước khác sản xuất
(United States Department of Agriculture, 2007)
Nhu cầu tiêu thụ nội địa của cây bắp ở thế giới rất lớn, trung bình hằng năm 702,5 -
768,8 triệu tấn. Nước Mỹ tiêu thụ 33,52 % tổng sản lượng bắp và các nước khác tiêu thụ
66,48 %.
Sản lượng bắp hạt xuất khẩu trên thế giới trung bình hằng năm 82,6 - 86,7 triệu tấn.
Nước Mỹ xuất khẩu 64,41 % tổng sản lượng bắp và các nước khác xuất khẩu 35,59 %.
Sản lượng bắp hạt nhập khẩu trên thế giới trung bình hằng năm 79,6 - 85,8 triệu tấn.
Nước Mỹ nhập khẩu 0,36 % tổng sản lượng bắp và các nước khác nhập khẩu 99,64 %.
Sản lượng bắp trên thế giới năm 2007 tăng gấp đôi so với 30 năm trước đây (năm 1977
đạt 349 triệu tấn).
Cây bắp được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới; các nước có sản lượng bắp lớn như
Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Argentina. Các nước tiêu thụ nhiều bắp như Brazil,
Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Nhật.
Diện tích sản xuất bắp thế giới năm 2007 đạt 144,580 triệu ha với năng suất trung bình
4,73 tấn.ha-1. Năng suất biến động tùy theo điều kiện sản xuất của từng vùng khác nhau như
Mỹ (9,25 tấn.ha-1), Úc (5,04 tấn.ha-1), Nga (4,02 tấn.ha-1), Trung Quốc (5,22 tấn.ha-1), Châu
Phi (1,33 tấn.ha-1), Việt Nam (3,07 tấn.ha-1) v.v...
Cây bắp là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chủ yếu cho đa số
người dân nghèo ở các quốc gia của vùng nhiệt đới cho đến cận nhiệt đới. Nhu cầu cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên thế giới ngày càng gia tăng.
3
Về dinh dưỡng, hạt bắp chứa năng lượng tương đương lúa gạo, nhiều glucid, lipid và
chất khoáng, thiamine; thiếu hai amino acid là tryptophane và lysine.
Cây bắp trên thế giới có giá trị được sử dụng cao:
- Dùng làm thực phẩm cho con người
- Dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, thủy sản
- Nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp chế tạo biodiesel
Hạt bắp tạo ra những sản phẩm khác nhau sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của
chúng ta như thức ăn, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc tẩy...
Ngoài những sử dụng làm thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng; cây bắp có nhiều ứng
dụng công nghiệp như tinh bột, đường, si rô, chất dẻo, nhiên liệu sinh học.
Những sáng kiến sử dụng hạt bắp đang tiếp tục được khám phá trên thế giới vì lợi ích
của người tiêu dùng. Hiện ở Mỹ có khoảng 4.000 sản phẩm có những thành phần của hạt bắp.
2. Sản xuất bắp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây bắp được xếp thứ hai sau cây lúa. Cây bắp lai chiếm 70 % diện tích
trồng bắp của cả nước. Diện tích sản xuất cây bắp năm 2004 đạt 917 ngàn ha, năng suất bình
quân 3,07 tấn.ha-1 với sản lượng khoảng 2,815 triệu tấn bắp hạt (Tổng cục thống kê Việt Nam,
2006).
Diện tích sản xuất bắp năm 2006 tăng 1,6 lần và sản lượng tăng 2,4 lần so với năm
1997 (diện tích bắp 556,8 ngàn ha, sản lượng 1,177 triệu tấn).
Cây bắp trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau như Đồng bằng sông Hồng, Đông
Bắc, Tây Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long
Diện tích trồng cây bắp lai ở Việt Nam phát triển nhanh từ khi nguyên Thủ tướng Võ
Văn Kiệt được Chính phủ Thái Lan tặng 10 tấn bắp giống DK888. Giống bắp DK 888 được
đưa về trồng thử nghiệm ở các tỉnh Miền Trung, miền Đông và ĐBSCL.
Một số tỉnh có diện tích trồng cây bắp lai nhiều như Đắc Lắc (100.000 ha), Đồng Nai
(70.000 ha).
4
Hiện nay, năng suất bắp lai Việt Nam đạt 3,6 tấn.ha-1; tương đương các nước trong khu
vực châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia; các nước đạt năng suất cao hơn Việt Nam như
Trung Quốc (5,1 tấn.ha-1) và Mỹ (8 tấn.ha-1).
Sản lượng hạt bắp lai sản xuất trong nước không đủ cung ứng cho nhu cầu ngành công
nghiệp chế biến nên Việt Nam phải nhập thêm bắp hạt ở nước ngoài.
Một số giống bắp lai được trồng phổ biến ở Việt Nam như DK 888, LVN 10, Pacific
10, C 919, NK 46, NK 54, NK 66, G 49, DK 414 v.v…
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, sản lượng bắp không ngừng gia tăng từ năm 1976
đến nay. Sản lượng bắp năm 1976 là 15.000 tấn, đến năm 2007 là 170.800 tấn. Sản lượng
bắp gia tăng đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống của
nông dân và cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Một số
tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng bắp và sản lượng cao như An
Giang 10.000 ha, Trà Vinh 5.400 ha, Đồng Tháp 5.000 ha và Long An 4.500 ha. Sản
lượng bắp ở tỉnh An Giang đạt 75.900 tấn, Đồng Tháp 32.500 tấn, Trà Vinh 23.900 tấn và
Long An 22.300 tấn. Tỉnh An Giang đạt năng suất bắp 7,59 tấn.ha-1, Đồng Tháp 6,50
tấn.ha-1, Long An 4,96 tấn.ha-1 và Cần Thơ 4,75 tấn.ha-1.
Năng suất bắp tăng nhanh ở các vùng đất phù sa nước ngọt của đồng bằng sông Cửu
Long; nơi đó nông dân có điều kiện sản xuất tốt và được tiếp cận kỹ thuật canh tác mới.
3. Sản xuất bắp ở tỉnh An Giang
Hệ thống canh tác cây bắp ở tỉnh An Giang gắn liền với cây lúa nổi. Trước năm 1990,
nông dân thường trồng bắp xen với lúa nổi; cây bắp gieo trước cây lúa nổi từ 15 đến 20 ngày
(cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 dương lịch). Khoảng cách gieo trồng cây bắp là hàng cách hàng
120 cm, cây cách cây 40 cm, mỗi hốc 2 - 3 cây. Lúa nổi được sạ giữa 2 hàng bắp. Cây bắp
thu hoạch vào tháng 8 dương lịch, cây lúa nổi thu hoạch vào tháng 12 dương lịch. Ngoài ra,
nông dân cũng có những mô hình trồng luân canh hoặc xen canh cây bắp với một số hoa màu
khác như đậu xanh - bắp, đậu nành - bắp, rau dưa - bắp v.v… (Trần Thanh Sơn,1997).
Diện tích trồng bắp hằng năm ở tỉnh An Giang từ 5.674 - 9.559 ha; trong đó:
5
- Diện tích trồng bắp lai: 3.158 - 6.209 ha, chiếm 55,65.- 65,28 % diện tích trồng bắp.
- Năng suất bắp lai trung bình: 6,4 - 7,8 tấn.ha-1
- Các giống bắp lai được nông dân thường trồng phổ biến trong huyện Tân Châu như
DK 888, DK 414, C 919, G 49 v.v...
Cây bắp lai thích hợp với nhiều vùng đất ở tỉnh An Giang. Các huyện trồng nhiều như
Tân Châu, An Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên v.v...
4. Nghiên cứu về cây bắp ở Việt Nam
Cây bắp lai được các Viện nghiên cứu, Trường Đại học trong nước và trên thế giới
quan tâm nghiên cứu.
Hiện nay Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế đang phối hợp với Trường Đại học Cần
Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Nông hóa Thổ
nhưỡng và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai thực hiện dự án
“Quản lý dinh dưỡng chuyên vùng cho bắp ở Việt Nam” từ năm 2005 đến 2008 với mục tiêu
gia tăng năng suất và lợi nhuận của bắp ở những vùng trồng bắp chủ yếu của Việt Nam, thông
qua việc áp dụng kỹ thuật canh tác tối ưu, biện pháp quản lý chất dinh dưỡng chuyên vùng và
quản lý chất dinh dưỡng tổng hợp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam,2007).
Năm 2005 - 2006, các Viện nghiên cứu, Trường đại học đã thực hiện thí nghiệm trên
ruộng của nông dân ở một số tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long, để tìm hiểu năng suất tối đa có thể đạt được và hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng
khoáng của cây bắp và xây dựng phương pháp quản lý dinh dưỡng tổng hợp tốt nhất đối với
cây bắp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số giống bắp lai mới có triển vọng ở Việt Nam như
sau:
V 2002:
- Giống lai đơn có nguồn gốc của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền
Nam.
- Thời gian sinh trưởng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ 92 - 97 ngày, tại các
tỉnh Tây Nguyên 94 - 104 ngày.
- Tiềm năng năng suất ở điều kiện thâm canh đạt 7 - 10 tấn.ha-1.
6
- Chống chịu trung bình đối với sâu đục thân.
V 98-1:
- Giống lai đơn có nguồn gốc của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền
Nam.
- Thời gian sinh trưởng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ 87 - 92 ngày, tại các tỉnh
Tây Nguyên 92 - 100 ngày.
- Tiềm năng năng suất ở điều kiện thâm canh đạt 9 - 10 tấn.ha-1
- Chống chịu trung bình đối với sâu đục thân và bệnh khô vằn.
V98-2:
- Giống lai đơn có nguồn gốc của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền
Nam.
- Thời gian sinh trưởng tại các tỉnh Đông Nam bộ khoảng 90 - 95 ngày, tại các
tỉnh Tây Nguyên 90 - 97 ngày.
- Tiềm năng năng suất ở điều kiện thâm canh đạt 8 – 9 tấn.ha-1.
- Chống chịu tốt đối với sâu đục thân, nhiễm bệnh khô vằn trung bình.
SC 121:
- Giống bắp lai đơn có nguồn gốc của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Miền Nam, mới đưa vào khảo nghiệm.
V 118:
- Giống lai đơn có nguồn gốc của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền
Nam.
- Thời gian sinh trưởng tại các tỉnh Đông Nam bộ khoảng 92 - 97 ngày, tại các
tỉnh Tây Nguyên 95 - 97 ngày.
- Năng suất đạt 8 - 9 tấn.ha-1.
- Chống chịu tốt đối với sâu đục thân.
C 919:
- Giống bắp lai nhập nội của công ty Monsanto sản xuất.
- Thời gian sinh trưởng 97 - 102 ngày.
- Năng suất 8 - 9 tấn.ha-1.
7
Kết quả khảo nghiệm tính thích nghi của 6 giống bắp lai Việt Nam (V 2002, V 98-1,
V98-2, SC 121, V 118, Cx 919) trong điều kiện sản xuất vụ Thu Đông ở huyện Tân Châu
Tỉnh An Giang cho thấy mô hình canh tác bắp lai phong phú tạo nên sự đa dạng hóa cơ cấu
cây trồng như lúa - lúa - bắp, đậu - lúa - bắp, rau - rau - bắp, mè - đậu - bắp v.v…Mức đầu tư
kỹ thuật canh tác ở các địa phương khác nhau. Mức độ này thường cao hơn so với mức
khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác bắp lai ở An Giang; nhất là mật độ gieo trồng, liều
lượng phân đạm. Có sự chênh lệch nhiều về năng suất bắp lai giữa các vùng sản xuất khác
nhau. Chi phí sản xuất thay đổi nhiều giữa các hộ nông dân và giữa các địa phương, từ đó mức
thu nhập và lợi nhuận cũng khác nhau. Kết quả khảo nghiệm giống cũng cho thấy các giống
bắp lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và chống chịu tốt đối với một số sâu bệnh
chính là V 2002, V 98-2 và V 118. (Trần Thanh Sơn, 2008)
8
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
1.1 Thời gian thực hiện
Thí nghiệm thực hiện ở vụ Đông Xuân năm 2008 -2009.
Ngày gieo: 17/12/2008
Ngày thu hoạch: 20/3/2009
1.2 Địa điểm thực hiện
Thí nghiệm thực hiện trên loại đất Typic fluvaquents ở xã Châu Phong, huyện
Tân Châu, tỉnh An Giang.
2. Vật liệu thí nghiệm
Gồm 7 giống bắp lai đánh mã số từ 1 đến 7 như sau:
Bảng 1. Mã số và tên 7 giống bắp lai thí nghiệm vụ Đông Xuân 2008 - 2009 ở
huyện Tân Châu tỉnh An Giang
Mã số Giống Tình trạng
1
2
3
4
5
6
V 2002
V 98-1
V 98-2
SC 121
V 118
AGM 1
Năm 2004 – công nhận cho sản xuất thử
Năm 2004 – công nhận giống chính thức
Năm 2006 – công nhận giống chính thức
Giống khảo nghiệm của Viện KHKTNN MIền Nam
Năm 2006 – công nhận cho sản xuất thử
Giống khảo nghiệm của Trường Đại học An Giang
9
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA: Rapid rural appraisal).
Đối tượng điều tra: nông dân trồng bắp lai ở huyện Tân Châu.
Số phiếu điều tra: 50 phiếu
Địa điểm: xã Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong và Vĩnh Hòa huyện Tân Châu,
tỉnh An Giang.
Các chỉ tiêu điều tra khảo sát gồm: (theo mẫu phiếu điều tra)
- Đặc điểm nông hộ: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, diên tích sản xuất, mô
hình canh tác.
- Kỹ thuật canh tác: làm đất, giống, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh,
thu hoạch.
- Hiệu quả kinh tế: năng suất, chi phí, thu nhập, giá thành sản xuất, tỉ lệ lãi/chi
phí.
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm chọn giống bắp
Thí nghiệm chọn giống bắp lai vụ Đông Xuân 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu
tỉnh An Giang được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 4 lần lập lại, 7
nghiệm thức, diện tích lô 15 m2 theo sơ đồ thí nghiệm như sau:
Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bắp lai vụ Đông Xuân 2008 ở huyện Tân Châu
I 3 5 6 2 7 1 4
II 7 4 3 5 2 1 6
III 2 5 4 3 1 6 7
IV 6 1 7 3 5 4 2
Ghi chú: Giống: 1. V 2002, 2. V 98-1, 3. V98-2, 4. SC 121, 5. V 118, 6. AGM1, 7. C 919.
Số lần lặp lại: I,II,III,IV
10
Kỹ thuật trồng thí nghiệm bắp lai:
- Mật độ gieo trồng:
Hàng cách hàng: 70 cm.
Cây cách cây: 25 cm.
Mỗi hốc: 1 cây.
- Công thức phân bón (kg.ha-1):
150N - 90P2O5 - 60K2O.
- Liều lượng phân bón cho 1 ha:
NPK 20-20-15: 450 kg
Urê: 130 kg
- Cách bón phân:
Bón lót: 1/3 NPK 20-20-15
Bón thúc: 1/3 NPK 20-20-15 + ½ Urê ở giai đoạn 25 ngày sau khi gieo
Bón thúc: 1/3 NPK 20-20-15 + ½ Urê ở giai đoạn 45 ngày sau khi gieo
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật canh tác bắp lai ở tỉnh
An Giang.
4. Thu thập chỉ tiêu thí nghiệm
Phương pháp thu thập chỉ tiêu nông học và đánh giá thực hiện theo Trung tâm cải tiến
giống bắp và lúa mì thế giới CIMMYT (The International Maize and Wheat Improvement
Center).
- Thời gian trổ: khi 50 % cây bắp trổ cờ.
- Thời gian phun râu: khi 50 % bắp phun râu.
- Thời gian sinh trưởng: ngày từ khi gieo trồng đến khi chín; dưới 90 ngày (chín sớm),
90-100 ngày (chín trung bình) và trên 100 ngày (chín muộn).
- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến điểm phân hóa cờ.
- Chiều cao đóng trái: đo từ mặt đất đến đốt mang trái trên cùng.
- Số trái: đếm số trái trên thu hoạch trên mỗi cây
- Số cây thu hoạch: đếm số cây thu hoạch ở mỗi lô
- Trọng lượng 100 hạt: cân trọng lượng 100 hạt ở ẩm độ 14 %
11
- Trọng lượng trái: cân trọng lượng trái thu hoạch đã lột vỏ ở ẩm độ 14 %
- Chiều dài trái: đo từ đầu đến chóp trái.
- Đường kính trái: đo ở đoạn một phần hai của chiều dài trái..
- Số hàng mỗi trái: đếm tổng số hàng mang hạt bắp.
- Số hạt mỗi hàng: đếm số hạt trung bình trên mỗi hàng.
Trọng lượng hạt
- Tỉ lệ hạt trên trái = ------------------- x 100
Trọng lượng trái
100 – A0 10.000
- Năng suất thực tế = Trọng lượng hạt mỗi lô x ---------- x -----------
(ẩm độ 14%) 86 diện tích lô
A0: ẩm độ đo khi thu hoạch
- Hình dạng và màu sắc hạt
- Số cây đổ ngã: đếm số cây đổ ngã khi thu hoạch
Bảng 2. Đánh giá chỉ tiêu đổ ngã của cây bắp
Tình đổ ngã
Điểm
Tốt: <5 % cây gãy
Khá: 5-15% cây gãy
Trung bình: 15-30% cây gãy
Kém: 30-50% cây gãy
Rất kém: >50% cây gãy.
1
2
3
4
5
- Đánh giá một số loại sâu bệnh chính:
Sâu đục thân (Ostrinia furnacalis)
Sâu đục trái (Heliothis armigera)
12
Bảng 3. Đánh giá chỉ tiêu sâu đục thân, sâu đục trái bắp
Tình trạng gây hại
Điểm
< 5% số cây, số bắp bị sâu
5-<15% số cây, bắp bị sâu
15-<25% số cây, bắp bị sâu.
25-<35% số cây, bắp bị sâu.
35-<50% số cây, bắp bị sâu.
1
2
3
4
5
Bệnh đốm lá (nấm Helminthosporium maydis): tỉ lệ diện tích lá bị bệnh.
Bệnh than đen (nấm Ustilago maydis): tính số trái bị bệnh.
Bảng 4. Đánh giá chỉ tiêu bệnh đốm lá, bệnh than đen trái bắp
Tình trạng gây hại
Điểm
Không bị bệnh
Rất nhẹ (1-10%).
Nhiễm nhẹ (11-25%).
Nhiễm vừa ( 26- 50%).
Nhiễm nặng (51-75%)
Nhiễm rất nặng (>75%)
0
1
2
3
4
5
Bệnh sọc trong (virus): tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh.
Bảng 5. Đánh giá chỉ tiêu bệnh virus của cây bắp
Tình trạng gây hại
Điểm
Không bị bệnh
Rất nhẹ (1-10%).
Nhiễm nhẹ (11-25%).
Nhiễm vừa ( 26- 50%).
Nhiễm nặng (51-75%)
Nhiễm rất nặng (>75%)
0
1
2
3
4
5
13
5. Phân tích số liệu
- Nhập số liệu vào chương trình Microsoft Excel.
- Phân tích phương sai theo chương trình MSTATC.
14
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT CANH
TÁC BẮP LAI VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 CỦA NÔNG DÂN HUYỆN
TÂN CHÂU
Tân Châu là huyện của tỉnh An Giang, ở đầu nguồn sông Cửu Long.
Có vị trí địa lý: Bắc giáp biên giới Camphuchia, Nam giáp huyện Phú Tân, Tây giáp
huyện An Phú và Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
Diện tích của huyện Tân Châu 161,1 km2 bao gồm các xã Phú Lộc, Vĩnh Xương, Vĩnh
Hòa, Tân An, Long An, Thị trấn Tân Châu, Long Phú, Phú Vĩnh, Lê Chánh và Châu Phong.
Dân số: 152.500 người; trong đó dân số nữ 72.827 người, chiếm 47,75 % tổng dân số
của huyện; dân số nông thôn 123.290 người, chiếm 80,84 % dân số của huyện.
Hiện trạng tình hình diện tích sản xuất bắp hằng năm 1.264 - 1.823 ha, trong đó cây
bắp lai chiếm 80 % diện tích sản xuất bắp của huyện, năng suất bắp lai trung bình 7,3 - 8,2
tấn.ha-1. Cây bắp lai thích hợp với nhiều vùng đất ở huyện Tân Châu. Các xã trồng nhiều bắp
lai như Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Tân An, Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong.
Các giống bắp lai được nông dân trồng trồng phổ biến như C 919 (chiếm 55 %,
DK 414 (20 %), G 49 (21 %), và một số giống khác (4 %) như LVN 10, Pacific, Bioseed v.v...
Có nhiều mô hình canh tác bắp lai tạo nên sự đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của huyện
Tân Châu như mô hình luân canh cây bắp với lúa chất lượng cao: lúa - bắp - lúa, lúa - đậu -
bắp, lúa - lúa - bắp, lúa - bắp - đậu; mô hình luân canh cây bắp với các loại hoa màu ngắn ngày
khác như: rau - rau - bắp, đậu - bắp - đậu, rau - bắp -đậu, đậu - bắp – rau, mè - đậu - bắp, đậu -
mè - bắp; mô hình trồng xen canh với hoa màu ngắn ngày như đậu xanh, đậu nành.
Nông hộ khảo sát hiện trạng kỹ thuật trồng bắp lai có nhũng đặc trưng như sau:
- Trình độ văn hóa: lớp 6 – 7.
- Số nhân khẩu: 5 - 6 người, trong đó số lao động chính 3 - 4 người.
- Diện tích đất sản xuất: 0,439 - 0,974 ha.
15
1. Thời gian gieo trồng bắp lai
- Vụ Đông Xuân 2008 - 2009, nông dân gieo trồng bắp lai tập trung vào tháng 11
dương lịch, chiếm tỉ lệ trung bình 48 % số hộ nông dân trồng bắp (tối thiểu 37 % và tối đa
55 %); tỉ lệ tương ứng là 26 %, 23 % vào vào tháng 10 và tháng 12. (Bảng 6).
- Thời gian thu hoạch bắp lai tập trung vào tháng 10 - 11 dương lịch.
Bảng 6. Thời gian gieo trồng bắp lai vụ Đông Xuân 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu
Tỉ lệ nông dân gieo trồng bắp lai (%)
Địa điểm
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Long Phú 31 52 17
Phú Vĩnh 20 55 20
Châu Phong 25 48 19
Vĩnh Hòa 28 37 35
TB 26 48 23
16
2. Kỹ thuật canh tác bắp lai
Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy mức đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai của nông
dân vụ Thu Đông năm 2008 ở một số địa phương huyện Tân Châu, tỉnh An Giang như sau
(Bảng 7):
- Lượng giống gieo sạ trung bình 35 kg bắp giống mỗi ha, mức độ khác biệt lượng
giống gieo sạ giữa các địa phương từ 31 - 40 kg.ha-1.
- Liều lượng bón phân đạm (N) trung bình 202 kg.ha-1, mức độ biến động liều lượng
phân đạm giữa các địa phương từ 184 - 230 kg.ha-1.
- Liều lượng bón phân lân (P2O5) trung bình 57 kg.ha-1, mức độ biến động liều lượng
phân lân giữa các địa phương từ 41 - 72 kg.ha-1.
- Liều lượng bón phân kali (K2O) trung bình 38 kg.ha-1, mức độ biến động liều lượng
phân kali giữa các địa phương từ 25 - 51 kg.ha-1.
- Số lần bón phân trung bình 5 lần mỗi vụ, mức độ khác biệt số lần bón phân giữa các
địa phương từ 5 - 6 lần mỗi vụ.
- Số lần tưới nước trung bình 9 lần mỗi vụ, mức độ khác biệt số lần tưới nước giữa các
địa phương từ 8 - 10 lần mỗi vụ.
- Số lần phun thuốc trung bình 7 lần mỗi vụ, mức độ khác biệt số lần phun thuốc giữa
các địa phương từ 6 - 8 lần mỗi vụ.
Kết quả trình bày ở trên cho thấy mức đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai ở các địa
phương khác nhau. Mức độ này thường cao hơn so với mức khuyến cáo của quy trình kỹ thuật
canh tác bắp lai ở An Giang.
Mức đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai ở Vụ Đông Xuân cao so với vụ Thu Đông về
lượng giống, phân bón, số lần tưới nước, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.
17
Bảng 7. Mức độ đầu tư kỹ thuật canh tác bắp lai của nông dân vụ Đông Xuân năm
2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang
Mật độ
gieo
Phân bón
Bón
phân
Tưới
nước
Phun
thuốc
N P2O5 K2O
Đơn vị
kg.ha-1 kg.ha-1 lần lần lần
Long Phú 35
205
65
51
6
10
7
Phú Vĩnh 40
230
50
28
5
8
8
Châu Phong 32
187
72
46
5
8
6
Vĩnh Hòa 31
184
41
25
5
8
6
TB 35
202
57
38
5
9
7
Số nông dân gieo trồng ở mật độ 15-20 kg.ha-1 chiếm trung bình 28 %. Gieo trồng ở
mật độ dày trên 20 kg.ha-1 chiếm 72 %: trong đó từ 21 - 25 kg.ha-1 (chiếm 18 %), 26 - 30
kg.ha-1 (chiếm 34 %) và 31 - 40 kg.ha-1 (chiếm 20 %) (Bảng 8).
Khoảng cách gieo trồng phổ biến là:
Hàng cách hàng: 70 - 85 cm.
Cây cách cây: 20 - 40 cm.
Mỗi hốc: 2 cây.
Số nông dân bón phân đạm (N) ở liều lượng 120 - 150 kg.ha-1 chiếm trung bình 21 %.
Bón phân đạm ở liều lượng trên 150 kg.ha-1 chiếm 79 %: trong đó từ 151 - 180 kg.ha-1 chiếm
41 %, 181 - 250 kg.ha-1 chiếm 27 % và 251 - 346 kg.ha-1 chiếm 12 %) (Bảng 9).
Kết quả này cho thấy nông dân có khuynh hướng gieo trồng bắp với số lượng hạt
giống lớn, liều lượng phân đạm cao hơn so với mức khuyến cáo.
18
Bảng 8. Tỉ lệ nông dân sử dụng liều lượng giống bắp lai gieo trồng vụ Đông Xuân năm
2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (đơn vị: %)
Lượng giống gieo trồng (kg.ha-1) Đơn vị
15 - 20 21 - 25 26 -30 31 - 35
Long Phú
39
17
24
20
Phú Vĩnh
21
20
35
24
Châu Phong
23
18
38
21
Vĩnh Hòa
29
15
40
16
TB
28
18
34
20
Bảng 9. Tỉ lệ nông dân sử dụng liều lượng phân đạm bón cho bắp lai vụ Đông
Xuân năm 2008 - 2009 ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (đơn vị: %)
Liều lượng phân đạm (kg.ha-1) Đơn vị
120 -150 151 - 180 181 - 250 251 - 346
Long Phú
14
45
31
10
Phú Vĩnh
17
37
29
17
Châu Phong
24
40
28
8
Vĩnh Hòa
30
41
18
11
TB 21
41
27
12
19
3. Năng suất bắp lai
Năng suất bắp lai trung bình ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7679.pdf