Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần "Từ trường và cảm ứng điện tử" Vật lí lớp 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Khánh Duy KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Khánh Duy KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN “TỪ TRƢỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học môn vật lý M

pdf142 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần "Từ trường và cảm ứng điện tử" Vật lí lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ CÔNG TRIÊM Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều người và các đơn vị, cơ quan. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu (BGH), Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học, Khoa vật lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tạo một môi trường học tập, nghiên cứu cho các học viên Cao học khóa 16 chúng tôi. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Công Triêm, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH, các Phòng Khoa và các thầy cô Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh, nơi tôi đang công tác, đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, công tác. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn An Dân, thầy Nguyễn Hữu Bảo Thuần, thầy Đỗ Thành Trung đã hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn thực nghiệm đề tài và thầy Trương Văn Muôn đã hỗ trợ công tác cho tôi trong suốt quá trình đi học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn BGH và các thầy cô Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặc biệt là cô Ngô Minh Triết đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực nghiệm đề tài tại đây. Cuối cùng, tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả Trần Khánh Duy 3 MỤC LỤC trang Trang phụ bìa .............................................................................................. 1 Lời cảm ơn .................................................................................................. 2 Mục lục ........................................................................................................ 1 Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt ....................................................... 5 Danh mục các bảng, biểu đồ ....................................................................... 5 Danh mục các hình vẽ ................................................................................ 6 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ....................................................................... 12 1.1. Tổng quan về Internet .................................................................... 12 1.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH vật lí ..................... 14 1.2.1. Đổi mới PPDH vật lí ............................................................... 14 1.2.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH vật lí .............. 21 1.3. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí ........................ 24 1.3.1. Kết nối và truy cập Internet .................................................... 24 1.3.2. Khai thác Internet trong dạy học vật lí ................................... 26 1.3.3. Sử dụng Internet trong dạy học vật lí ..................................... 35 1.4. Kết luận chương 1 .......................................................................... 37 Chƣơng 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN “TỪ TRƢỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 ........................................................ 39 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí 11 .................................................................... 39 2.1.1. Cấu trúc, nội dung phần “từ trường và cảm ứng điện từ” ...... 39 4 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khi dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” ............................................ 41 2.2. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí 11 ............................................................. 45 2.2.1. Tìm kiếm và download các tư liệu dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” .............................................................. 45 2.2.2. Biên tập và xây dựng nguồn tư liệu dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” .................................................. 47 2.2.3. Xây dựng Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” .......................................................................... 53 2.2.4. Thiết kế tiến trình dạy học các bài học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí 11 .................................................... 62 2.3. Kết luận chương 2 .......................................................................... 70 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................. 73 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .............................................. 73 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................... 73 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..................................................... 73 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................... 74 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................... 75 3.6. Kết luận chương 3 .......................................................................... 82 KẾT LUẬN .............................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 87 PHỤ LỤC .................................................................................................. P1 5 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCGD : Cải cách giáo dục CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số Xi của các bài kiểm tra ....................... 78 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất ........................................................... 79 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số lũy tích ................................................. 80 Bảng 3.4. Bảng các tham số thống kê ....................................................... 81 Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm số của nhóm TN và ĐC ........................ 78 Hình 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất của nhóm TN và ĐC ..................... 79 Hình 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích nhóm TN và ĐC ............... 80 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Trang Web cung cấp các tư liệu minh họa cho bài giảng vật lí, Đại học Minnesota ................................................................ 26 Hình 1.2. Kết quả tìm kiếm các trang Web chứa Flash dạy học vật lí ..... 30 Hình 2.1. .................................................................................................... 45 Hình 2.2. Cấu trúc cây thư mục nguồn tư liệu dạy học ............................ 48 Hình 2.3. Quy tắc nắm tay phải xác định từ trường của dòng điện chạy qua ống dây hình trụ ................................................................. 48 Hình 2.4. Từ trường Trái Đất .................................................................... 49 Hình 2.5. Video mô tả lại thí nghiệm của Oersted ................................... 49 Hình 2.6. Flash khảo sát từ trường của dòng điện thẳng dài .................... 50 Hình 2.7. Flash khảo sát từ trường của thanh nam châm .......................... 51 Hình 2.8. Mô phỏng khảo sát các dạng từ trường ..................................... 52 Hình 2.9. Java applets thí nghiệm lực từ ................................................... 53 Hình 2.10. Giao diện Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” ............................................................................ 55 Hình 2.11. Site Phiếu học tập .................................................................... 55 Hình 2.12. Phiếu học tập Bài 19 – Từ trường ........................................... 56 Hình 2.13. Site Tư liệu dạy học ................................................................ 57 Hình 2.14. Danh sách các tư liệu dạy học của chủ đề cảm ứng điện từ ... 58 Hình 2.15. Từ phổ của dòng điện chạy trong ống dây hình trụ ................ 59 Hình 2.16. Java applets xác định lực từ trong các trường hợp ................. 60 Hình 2.17. Site Tài nguyên Web ............................................................... 61 Hình 2.18. Site Hỗ trợ tìm kiếm/download ............................................... 61 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước là cực kì quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách này, ngành giáo dục đang có những đổi thay đáng kể, bắt đầu từ đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) là “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,…”. Luật Giáo dục (2005), tại điều 28.2, quy định “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Trong quá trình đổi mới PPDH, phương tiện dạy học đóng một vai trò rất quan trọng. Phương tiện là công cụ hỗ trợ cho hoạt động nhận thức của học sinh, là yếu tố gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, nội dung và phương pháp trong quá trình dạy học. Vì vậy, việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là rất cần thiết. Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT), mà trước hết là máy vi tính, mạng máy tính được xem là một trong những phương tiện dạy học hiện đại. 8 Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nêu rõ “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện tiến tới một xã hội học tập…”. Kể từ đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng rộng rãi ở các trường phổ thông, các giáo viên đã bắt đầu thực hiện một số bài giảng trên lớp với sự hỗ trợ của máy vi tính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy máy vi tính đa phần chỉ được sử dụng để hỗ trợ cho các bài trình chiếu đơn giản. Vì vậy, giờ dạy học đã trở nên nhàm chán, không phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh mà mục tiêu giáo dục phổ thông đã đề ra. Trong khi đó, nếu giáo viên biết khai thác hệ thống tư liệu thông qua mạng Internet thì bài lên lớp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Các tư liệu đó chủ yếu gồm các hình ảnh, hoạt hình, phim thí nghiệm, phim minh họa các quá trình vật lí, các mô phỏng tương tác (interactive simulation)... Chúng làm cho các hiện tượng và quá trình vật lí trở nên sinh động hơn, các cấu trúc vi mô, mô hình vật lí trở nên rõ ràng hơn,… Tính trực quan của các hiện tượng vật lí đó sẽ kích thích sự ham mê, hứng thú học tập, đồng thời hỗ trợ tốt cho hoạt động nhận thức của học sinh. Ngày nay, Internet ngày càng phổ biến và được triển khai ở đa số các trường phổ thông. Đó là một môi trường tương tác đa phương tiện, một thư viện thông tin khổng lồ và là một nguồn tư liệu dạy học vô cùng phong phú. Giáo viên có thể kết hợp các trang web dạy học vào bài giảng thông qua các liên kết trực tiếp đến trang web đó hay download các tư liệu nhằm phục vụ cho công tác dạy học,… Do đó, việc khai thác và sử dụng hiệu quả Internet vào trong hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng. 9 Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” Vật lí lớp 11”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí 11 nhằm góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường phổ thông. 3. Giả thuyết khoa học Nếu khai thác và sử dụng tốt Internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học vật lí lớp 11 trung học phổ thông. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học vật lí chương trình trung học phổ thông. - Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động dạy học vật lí lớp 11 trung học phổ thông hiện nay có sự hỗ trợ của Internet. 5. Phạm vi nghiên cứu - Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11 THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT tại Tây Ninh. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lí hiện nay. 10 - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương “từ trường” và “cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11. - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí. - Thiết kế một số bài giảng trên máy tính thông qua việc khai thác và sử dụng Internet. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lí. - Nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa vật lí 11. - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng và khai thác Internet để lấy các tư liệu hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ”. - Sử dụng các tư liệu từ Internet để thiết kế một số bài học cụ thể. - Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và xác định tính khả thi của đề tài. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí. 11 - Xây dựng được nguồn tư liệu dạy học đa phương tiện phần “từ trường và cảm ứng điện từ” hỗ trợ cho giáo viên thiết kế bài dạy trên máy vi tính. - Xây dựng được một Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” định hướng cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. - Thiết kế tiến trình dạy học các bài học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” trên cơ sở khai thác và sử dụng Internet trong dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ trong học tập, đồng thời hứng thú hơn với bộ môn vật lí. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận.  Phần mở đầu  Phần nội dung Phần này gồm có 3 chương Chƣơng I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí Chƣơng II: Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần “từ trƣờng và cảm ứng điện từ” Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm  Phần kết luận  Tài liệu tham khảo  Phụ lục 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1. 1. Tổng quan về Internet 1.1.1. Mạng máy tính Mạng máy tính (computer network) là hệ thống truyền thông và trao đổi dữ liệu được xây dựng bằng sự ghép nối vật lí hai hoặc nhiều máy tính. Những người dùng mạng có khả năng chia sẻ các tập tin, máy in và các tài nguyên khác; có thể gửi thư tín điện tử hay chạy những chương trình trên các máy tính khác trong mạng. [28], [29], [34], [42] 1.1.2. Khái niệm Internet Internet là một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới thông qua hệ thống đường dây điện thoại, cáp quang và vệ tinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu như đăng nhập từ xa, truyền các tập tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin,… Các mạng máy tính trao đổi dữ liệu với nhau nhờ vào một chương trình kĩ thuật gọi là giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Giao thức TCP/IP là một tập các tiêu chuẩn dùng cho quá trình truyền tải dữ liệu, cho phép các máy tính có thể hiểu nhau. Khi kết nối Internet, mỗi máy tính đều cần phải có một địa chỉ để liên lạc gọi là địa chỉ IP (Internet protocol). Mỗi địa chỉ IP (phiên bản IPv4) được tạo bởi một số nhị phân 32 bit, thông thường được viết dưới dạng 4 số thập phân, mỗi số biểu biễn cho 8 bit, ví dụ: 140.186.81.1. Tuy nhiên, các số này vẫn khó nhớ nên người ta sử dụng hệ thống tên miền DNS (Domain 13 Name System) để gán tên cho các địa chỉ IP. Hiện nay, địa chỉ IP phát triển đến phiên bản IPv6 mã hóa bởi số nhị phân 128 bit cho phép mở rộng một số lượng rất lớn địa chỉ trên Internet, tăng khả năng tìm đường dẫn, tăng tốc độ mạng và khả năng bảo mật. Khi truy cập Internet, các IP có thể kết nối với nhiều dạng “giao thức ứng dụng” để thực hiện trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thường gọi là upload/ download dữ liệu. Một trong những dạng giao thức ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là giao thức truyền tải siêu văn bản HTTP (Hypertext Transfer Protocol), một giao thức của dịch vụ thông tin toàn cầu WWW (World Wide Web) trên Internet. Giao thức này được sử dụng để truyền tải các tập tin được mã hóa bởi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hypertext Markup Language). Tập tin HTML có thể kết hợp hiển thị cả văn bản, âm thanh, hình ảnh, hoạt hình và video,… Các tập tin HTML được lưu trên máy chủ chứa dữ liệu và chúng được thể hiện dưới dạng các trang Web. Một tập hợp các trang Web được kết nối lại với nhau có cùng địa chỉ trên máy chủ tạo thành Web site. Một Web site bắt đầu bằng trang chủ (home page) đóng vai trò giới thiệu chung về nội dung của các trang Web trong Web site. Một Web site thường chứa các siêu liên kết (hyperlink) để dẫn từ trang Web này đến các trang Web khác trong phạm vi của Web site đó hoặc đến các Web site khác. Mỗi Web site hay trang Web hay bất kì dữ liệu nào trên Internet luôn được định vị bằng URL (Uniform Resource Locator). Thường thì URL được thể hiện dưới dạng tên như: địa chỉ Internet hay đường dẫn chứa tập tin trên máy chủ. URL bao gồm luôn cả giao thức ứng dụng. Ví dụ, một URL là: Khi cần truy cập một Web site hay xem nội dung thông tin của một trang Web trên 14 Internet, chúng ta cần phải nhập địa chỉ URL vào một phần mềm máy tính gọi là trình duyệt Web (Web browser). [18], [28], [29], [34], [35], [42] 1.1.3. Các dịch vụ thông tin trên Internet Một trong những dịch vụ thông tin phổ biến nhất trên Internet là dịch vụ thông tin toàn cầu WWW (World Wide Web), thường gọi tắt là Web. WWW được xây dựng dựa trên ngôn ngữ HTML nên thông tin trên Web có khả năng hấp dẫn, lôi cuốn. Mặc khác, nhờ sử dụng giao thức HTTP cho phép kết nối nhiều trang Web, Web site lại với nhau thông qua các siêu liên kết. Điều này làm cho thông tin trên Web có khả năng mở rộng và vô cùng phong phú. Ngoài ra, trên Internet còn có các dịch vụ thông tin khác như: dịch vụ thư điện tử E-mail (Electronic mail), dịch vụ truyền tải tập tin FTP (File Transfer Protocol), dịch vụ đăng nhập từ xa (remote login) Telnet, dịch vụ hội thoại trên Internet IRC (Internet Relay Chat), dịch vụ Archie, dịch vụ Gopher, dịch vụ tìm kiếm thông tin diện rộng WAIS (Wide Area Information Server), dịch vụ nhóm thông tin Newsgroup (USENET) và các dịch vụ VoIP (Voice Over IP), IP FAX, Video Conference,… 1.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH vật lí 1.2.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học vật lí Trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông hiện nay là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm góp phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Dạy học vật lí ngày nay là tiếp tục tận dụng những ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với phương pháp dạy học mới. 15 Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Có nghĩa là, người giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà phải là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Khi đó, học sinh trở thành người khám phá, người thực hiện và giải quyết vấn đề. Họ tự lực chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tức là chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Đổi mới PPDH luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học ở trong phòng học và ngoài hiện trường; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với các trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh. Nhìn chung, đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH vật lí nói riêng có thể cụ thể hóa bằng những định hướng sau: 1. Định hướng thứ nhất: Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh Dựa theo phương thức tiếp nhận thông tin của HS, các PPDH truyền thống có thể phân làm ba nhóm: - Nhóm các phương pháp dùng lời như: diễn giảng, trần thuật, vấn đáp, đọc SGK, hội thảo, dùng phiếu học tập, nghe băng, đĩa CD,… - Nhóm các phương pháp trực quan như: biểu diễn vật thật, biểu diễn thí nghiệm, biểu diễn mô hình, xem tranh ảnh, xem phim,… 16 - Nhóm các phương pháp thực hành như: quan sát, đo đạc, thí nghiệm, thực hành, khảo sát, nghiên cứu thực địa, sưu tầm tài liệu,… Đây là nhóm phương pháp quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng và thói quen của HS. Trong các nhóm phương pháp trên, xét về mặt hoạt động nhận thức thì các phương pháp thực hành và trực quan là “tích cực” hơn phương pháp dùng lời. “Tích cực” ở đây có nghĩa là tích cực trong hoạt động nhận thức, HS được kích thích, ham mê, hứng thú và chủ động trong việc chiếm lĩnh nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV. Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn các PPDH truyền thống mà có thể sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp với nhau theo quan điểm mới là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, đồng thời có thể vận dụng phù hợp một số PPDH mới như: phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp dạy và học giải quyết vấn đề,… 2. Định hướng thứ hai: Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của giáo viên sang phương pháp nặng về tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng Dựa theo cấu trúc khái quát của tiến trình khoa học, hoạt động học tập của học sinh có thể được phân chia thành các nhóm hoạt động sau: - Nhóm hoạt động thu thập thông tin gồm có: quan sát hiện tượng thiên nhiên, tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, xem băng, đĩa hình; thực hành thí nghiệm như đo đạc, lấy số liệu; nghe thông báo của giáo viên hay thông báo của bạn bè; tìm thông tin trên sách báo, mạng Internet,… - Nhóm hoạt động xử lí thông tin gồm có: suy luận logic (phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, khái quát hóa,…) để rút ra một kết luận dữ liệu đã thu thập; lập bảng biểu, vẽ đồ thị để từ đó rút ra quy luật 17 của hiện tượng; đề ra một phương án thí nghiệm nhằm kiểm tra một dự đoán hay giả thuyết,… Hoạt động xử lí thông tin đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo cao của HS. - Nhóm hoạt động truyền đạt thông tin gồm có: thông báo bằng lời những kết quả xử lí thông tin, kết quả thí nghiệm, những dữ liệu điều tra cá nhân hay nhóm; tham gia thảo luận, tranh luận về một nội dung học tập; trả lời câu hỏi của GV; viết báo cáo; trình bày một biểu đồ, một đồ thị, một tranh vẽ. Hoạt động truyền đạt thông tin giúp HS củng cố kiến thức, phát triển khả năng ngôn ngữ, đồng thời rèn luyện các phẩm chất cần thiết để hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Ngoài ra, trong học tập còn có hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải quyết một vấn đề, một bài tập,… là tổng hợp của các hoạt động thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin. Trong mỗi hoạt động, giáo viên giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Học sinh tự lực hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới. Các hoạt động học tập của HS không những diễn ra trên lớp mà còn diễn ra ở nhà. 3. Định hướng thứ ba: Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hòa với học tập hợp tác Quan niệm đổi mới PPDH vẫn khẳng định trong các PPDH tích cực, hình thức học tập cá nhân vẫn là hình thức học tập cơ bản nhất, nhưng ở đó HS phải học tập một cách hứng thú, tự giác và chủ động. Hình thức học tập hợp tác hay học tập theo nhóm là hình thức học tập hỗ trợ, góp phần làm cho việc học tập cá nhân có hiệu quả hơn, đồng thời rèn luyện cho HS tinh thần hợp tác trong lao động, thái độ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm trong công việc chung. Các hình thức dạy học thường được xen kẽ nhau trong giờ học và bổ trợ cho nhau. 18 Tuy nhiên, cần tránh quan niệm sai lầm khi cho rằng tổ chức HS hoạt động theo nhóm mới là đổi mới PPDH và là tiêu chí bắt buộc của dạy học tích cực. Nếu GV không chuẩn bị kĩ khi tổ chức HS hoạt động theo nhóm thì dễ dẫn đến lãng phí thời gian mà không đem lại hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân là chủ yếu, GV cần cân nhắc khi nào thì sử dụng hình thức học tập theo nhóm là phù hợp nhất để phát triển năng lực của từng HS trong lớp học. 4. Định hướng thứ tư: Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, giai đoạn mà thông tin và truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển xã hội. Mỗi cá nhân phải biết nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và biến nó trở thành tri thức của bản thân. Mỗi cá nhân luôn luôn phải biết tự đào tạo mình, biết cập nhật thông tin nhằm tránh sự tụt hậu trong thời đại mới. Vì vậy, rèn luyện khả năng tự học cho HS là rất quan trọng. Rèn luyện tự học ngay trong mỗi hoạt động học tập của HS, cả trên lớp và ở nhà. 5. Định hướng thứ năm: Coi trọng rèn luyện kĩ năng ngang tầm với truyền thụ kiến thức. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Bên cạnh việc truyền thụ cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản và phổ thông, việc bồi dưỡng cho HS những kĩ năng sống và lao động là rất cần thiết. Trong các kĩ năng cần bồi dưỡng cho HS, nhóm kĩ năng thực hiện các tiến trình khoa học là đặt biệt quan trọng, gồm có: kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng xử lí thông tin và kĩ năng truyền đạt thông tin. Việc đổi mới PPDH cũng phải bao gồm cả đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhằm xem xét mục tiêu dạy học của môn học có hoàn thành hay không. Từ đó mới có sự điều chỉnh một cách thích hợp nhất các khâu trong quá trình 19 dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học đã đề ra. Tuy nhiên, hình thức kiểm tra đánh giá cũng rất quan trọng bởi vì nó quyết định đến độ tin cậy và chính xác việc phản ánh kết quả học tập của HS. Hiện nay, ngoài hình thức kiểm tra bằng tự luận còn có hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan giúp GV và HS đánh giá được kết quả dạy và học. 6. Định hướng thứ sáu: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, chú trọng làm thí nghiệm, ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí Vật lí học là một khoa học thực nghiệm. Do đó, thí nghiệm và thực hành là rất cần thiết trong dạy học vật lí. Qua thí nghiệm, thực hành mà các khái niệm, định luật vật lí được hình thành một cách thuyết phục đối với HS, đồng thời HS cũng được rèn luyện các kĩ năng thực hành (quan sát, sử dụng cụ vật lí, lắp ráp thí nghiệm, vẽ đồ thị,…), phát triển óc phán đoán và tư duy vật lí. Tuy nhiên, việc thực hiện thí nghiệm thường mất nhiều thời gian nên GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch thực hiện trước tiết dạy, có thể cho HS thực hiện ở nhà nếu là thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện. Hiện nay, ngoài các phương tiện dạy học truyền thống như phấn bảng, người GV cần phải biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình giảng dạy, đặc biệt là sử dụng CNTT trong dạy học. Các phương tiện dạy học thuộc CNTT gồm có (phần cứng lẫn phần mềm): máy vi tính, máy chiếu, mạng Internet, bài giảng điện tử, các phần mềm dạy học, phim dạy học, các thí nghiệm ảo,… Các phương tiện này giúp làm gia tăng giá trị lượng tin trong dạy học, giúp quá trình trao đổi thông tin diễn ra nhanh và hiệu quả. Do đó, người GV không còn là trung tâm phát thông tin vào đầu HS và HS cũng không còn thụ động trong tiếp nhận thông tin vì có nhiều nguồn thông tin phong phú để HS có thể tự đánh giá, lựa chọn: sách, CD-ROM, Internet,… 20 Với vai trò là công cụ dạy học, CNTT có thể tham gia xuyên suốt trong quá trình dạy học và đặc biệt là góp phần đổi mới PPDH ở các mặt như: thực hiện dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, ._.tăng cường tự học trong quá trình dạy học, sử dụng luân chuyển những hình thức dạy học đa dạng, hình thành và sử dụng công nghệ dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. 7. Định hướng thứ bảy: Đổi mới cách soạn giáo án Theo quan niệm đổi mới PPDH thì giáo án là bản kế hoạch chuẩn bị trước của GV, ước lượng những hoạt động học tập của HS trong tiết học, đề xuất những tình huống có thể gặp phải và dự kiến cách giải quyết để giúp HS thực hiện được mục tiêu bài dạy. Quy trình thực hiện một giáo án đổi mới gồm có: - Lượng hóa các mục tiêu kiến thức và kĩ năng của bài học. - Chia bài học thành những nội dung tương đối độc lập (hay đơn vị kiến thức). - Hoạch định các hoạt động học tập của HS thích hợp cho việc nắm bắt từng đơn vị kiến thức nói trên; nêu mục tiêu của từng hoạt động. - Tìm những hình thức học tập phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức. - Hoạch định các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên tương ứng với mỗi hoạt động học tập của HS. - Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động. - Xác định các điều kiện chuẩn bị cho mỗi tiết học: thiết bị thí nghiệm, phương tiện dạy học như tranh ảnh, máy chiếu,… [3], [4], [7] Nhìn chung, trong các định hướng trên, CNTT chiếm một vai trò quan trọng, là một phương tiện dạy và học hiện đại. Nó có thể tham gia vào các khâu trong quá trình dạy học. Có nhiều hình thức ứng dụng CNTT 21 trong dạy học, trong đó có việc khai thác và sử dụng Internet vào trong dạy học vật lí. 1.2.2. Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH vật lí Hiện nay, Internet gần như là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nó được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Internet đã và đang trở thành một trong những công cụ dạy và học hiện đại. Trong dạy học vật lí phổ thông cũng vậy, Internet đóng một vai trò không nhỏ trong việc đổi mới PPDH hiện nay. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang Web dạy học vật lí trên Internet đã tạo ra một nguồn tư liệu dạy học cực kì phong phú, đặc biệt là nguồn tư liệu đa phương tiện (multimedia) bao gồm hình ảnh, âm thanh, hoạt hình, video và các mô phỏng tương tác (interactive simulation) như Flash animation, Java applet,… Các tư liệu này có một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ hoạt động nhận thức của HS. Giá trị của hình ảnh và video chính là sự trực quan, dễ hiểu. Thông tin dưới dạng hình ảnh bao giờ cũng dễ dàng gây sự tập trung, chú ý đối với người học hơn là dùng ngôn từ của lời nói hay chữ viết để trình bày. “Một bức tranh có giá trị bằng một ngàn từ” [5, tr.52], nhận định của Tony Buzan cho thấy sự biểu đạt bằng hình ảnh trực quan sẽ giúp chuyển tải một lượng thông tin rất lớn so với truyền đạt bằng ngôn từ. Mặt khác, sự trực quan của các hình ảnh, video giúp giảm thiểu sự tưởng tượng sai lệch của HS về đối tượng vật lí hay quá trình vật lí mà ngôn từ khó có thể diễn tả trọn vẹn. Từ đó, HS có được sự nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về các đối tượng vật lí. Ngoài ra, các mô phỏng tương tác như Flash animation hay Java applet có thể dùng để giả lập các mô hình vật lí, các thí nghiệm vật lí hay các quá trình vật lí,… Các chương trình này có tính tương tác rất cao. HS 22 có thể thao tác trực tiếp với chuột, bàn phím để điều khiển chương trình hay nhập các thông số,… để từ đó khám phá ra các quy luật vật lí một cách nhanh chóng và hiệu quả. Brenda Pfaus, một giáo viên, chuyên gia về CAL (computer – aided learning, dạy học với sự hỗ trợ của máy tính) ở Ottawa, Hoa Kỳ từng nhận định rằng: “Học sinh có khả năng ghi nhớ tốt hơn những gì họ nghe, nhìn và được tương tác,… Người ta có khả năng nhớ khoảng 10% những gì họ được đọc, 50% những gì họ được quan sát và hơn 90% những gì họ được tham gia tương tác” [38]. Thật ra, sự trực quan sinh động của các tư liệu đa phương tiện làm cho các thông tin trên Web có khả năng thu hút tối đa sự chú ý của các giác quan HS, đặc biệt là thính giác (nghe âm thanh) và thị giác (quan sát hình ảnh và video thí nghiệm,…). Tính tương tác cao của các mô phỏng cho phép HS chủ động tham gia tác động vào các mô hình ảo, thực hiện các thí nghiệm ảo,… Điều đó làm cho HS tập trung, ham mê và hứng thú hơn với bài học. Sự hứng thú đó sẽ tạo tiền đề cho tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố quan trọng tạo nên và duy trì tính tích cực nơi HS. Tính tích cực lại là điều kiện để rèn luyện và phát triển tư duy, tính sáng tạo của HS [22]. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả các tư liệu đa phương tiện khai thác từ Internet vào trong hoạt động dạy học sẽ làm cho HS tích cực, chủ động hơn trong học tập. Từ đó, kết quả học tập được nâng cao. Theo quan niệm của khoa học nhận thức hiện nay, các HS có nhiều kiểu và phong cách học tập khác nhau. Những HS thuận về bán cầu não trái thường phát triển mạnh về mặt logic và ngôn ngữ. Họ thích trình bày thông tin dưới dạng chữ viết, có khuynh hướng hiểu các kí hiệu (chữ, số, thuật ngữ) và thường tích lũy kinh nghiệm qua việc đọc sách. Những HS này thường rất chăm chỉ, nghiêm túc nên kết quả học tập rất tốt. Ngược lại, những HS thuận về bán cầu não phải thường phát triển mạnh về trực giác 23 và thị giác phi ngôn ngữ. Họ thích thông tin trình bày dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, có khuynh hướng chán đọc chữ, những chỉ dẫn cần phải có tranh minh họa để hình dung hiện thực. Những HS này thường hay nghịch ngợm, xao lãng trong giờ học nên kết quả học tập không tốt, mặc dù đôi khi họ tỏ ra rất sáng dạ [22]. Trong thực tế dạy học vật lí, chúng tôi cũng đã nhận ra điều đó nhưng làm cách nào để có một PPDH phù hợp với tất cả các HS ? Trong khi đó, Internet là một môi trường tương tác đa phương tiện. Các thông tin trên Web có thể kết hợp hiển thị cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh lẫn video cho đến các mô phỏng tương tác như Flash animation hay Java applet,… Thông tin được trình bày dưới dạng này giúp các HS thuận não trái lẫn các HS thuận não phải đều có thể tiếp nhận được. So với cách tiếp cận thông tin truyền thống (đọc SGK chỉ gồm chữ và các hình ảnh tĩnh, nghe thầy cô giảng bài,…), Internet đã đem lại một cách tiếp cận thông tin hoàn toàn mới lạ. Thông tin dưới dạng đa phương tiện hoàn toàn phù hợp với đa số HS có phong cách học tập đa dạng khác nhau. Với Internet, HS còn được phát triển các kỹ năng nghiên cứu khoa học như tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin và xử lí thông tin từ Internet. Khi truy cập thông tin trên Internet, HS sẽ học được cách làm việc với chuột và bàn phím như click vào các liên kết trong trang Web hay nhập các ký tự từ bàn phím vào các biểu mẫu (form),… Qua đó, HS được rèn luyện các kỹ năng sử dụng CNTT, một kỹ năng mà họ không bao giờ có được từ việc đọc sách. Internet cũng là một công cụ hỗ trợ dạy học hiện đại. GV có thể khai thác các tài nguyên dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy như các tư liệu đa phương tiện (multimedia), các giáo án giảng dạy (lesson plan),... Hơn nữa, GV cũng có thể thiết kế và xây dựng các trang Web hỗ trợ dạy học trên Internet nhằm trợ giúp HS trong quá trình học tập. Đối với HS, các 24 Web site dạy học có thể cung cấp kiến thức, giúp HS ôn tập, củng cố, tự kiểm tra đánh giá hay mở rộng kiến thức được học,… GV và HS cũng có thể tham gia các diễn đàn (forum) trên mạng Internet để chia sẻ thông tin, giải đáp các thắc mắc trong quá trình dạy học. Với các dịch vụ như Email, Chat, VoIP hay Video Conference, Internet trở thành một môi trường giao tiếp hiện đại. HS và GV có thể trao đổi thông tin lẫn nhau ở bất kì nơi nào có Internet mà không cần đến lớp. Đây có thể là một hình thức học tập từ xa (distance learning) lí tưởng nhưng có lẽ không phù hợp với dạy học phổ thông hiện nay. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ không đề cập đến các hình thức dạy học này. Internet tạo điều kiện cho HS học tập một cách độc lập. Ngoài giờ lên lớp ở trường, HS có thể tự học ở nhà bằng cách truy cập vào các Web site dạy học và có thể học theo tốc độ mà bản thân cảm thấy phù hợp. HS có thể học “mọi lúc, mọi nơi” miễn là nơi đó có Internet [38], [39], [43]. Như vậy, qua Internet, HS được rèn luyện khả năng tự học, học “mọi lúc, mọi nơi”, một tố chất rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học lẫn cuộc sống hằng ngày. Tóm lại, Internet là một công cụ dạy học hiện đại, góp phần không nhỏ trong việc đổi mới PPDH vật lí hiện nay. Vấn đề là làm sao khai thác và sử dụng Internet một cách hiệu quả nhất vào trong hoạt động dạy và học. 1.3. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí 1.3.1. Kết nối và truy cập Internet 1.3.1.1. Kết nối Internet Kết nối Internet là hình thức đăng nhập vào mạng để sử dụng dịch vụ Internet. Tùy theo loại hình dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ Internet mà có nhiều hình thức kết nối khác nhau: 25 - Kết nối Dial – up: Kết nối này có tốc độ tối đa chỉ là 56kb/s nên thích hợp dùng trong gia đình mà không phù hợp đối với các trường học. - Kết nối ADSL: Đây là hình thức kết nối Internet tốc độ cao (ít nhất là hàng trăm kb/s), tốc độ lớn hơn rất nhiều lần so với kết nối dial-up tùy theo gói dịch vụ của nhà cung cấp. Vì vậy, hình thức kết nối ADSL rất phù hợp đối với các trường học để có thể sử dụng vào trong các hoạt động dạy và học. - Kết nối LAN: Đây là hình thức sử dụng Internet thông qua mạng LAN. Máy tính chỉ cần đăng nhập vào hệ thống là có thể sử dụng dịch vụ. Ngoài cách thức kết nối Internet thông qua đường dây điện thoại, các máy tính còn có thể kết nối không dây (wireless) thông qua sóng vô tuyến. Kết nối không dây hiện đang phổ biến đối với các máy tính xách tay. 1.3.1.2. Truy cập Internet Sau khi kết nối, người sử dụng có thể truy cập Internet. Hình thức truy cập phổ biến nhất là xem thông tin trên các trang Web, hay còn gọi là duyệt Web. Để duyệt Web, máy tính cần phải có trình duyệt Web (Web browser). Một trình duyệt Web được sử dụng khá phổ biến hiện nay là Internet Explorer. Sau khi khởi động Internet Explorer, ta nhập địa chỉ trang Web hay Website vào thanh địa chỉ Address của trình duyệt, nhấn nút Enter, hoặc click vào nút Go bên cạnh thanh địa chỉ. Thông tin từ trang Web sẽ được tải xuống máy tính và hiển thị trên cửa sổ của trình duyệt Web. Như vậy, để truy cập được một trang Web nào đó, bắt buộc chúng ta phải biết địa chỉ Internet của nó. Ví dụ, với địa chỉ có thể truy cập vào trang Web cung cấp các tư liệu minh họa cho các bài giảng Vật lí của trường Đại học Minnesota, Hoa Kỳ (hình 1.1). Nhấp chuột vào các liên kết trên trang Web đang duyệt, trình duyệt Web sẽ tự động truy cập tới địa 26 chỉ trang Web đã được nhúng siêu liên kết. Như vậy, các thông tin liên quan sẽ được mở rộng ra rất nhiều thông qua các siêu liên kết trên Internet. Hình 1.1. Trang Web cung cấp các tư liệu minh họa cho bài giảng vật lí, Đại học Minnesota 1.3.2. Khai thác Internet trong dạy học vật lí Internet là một nguồn tư liệu thông tin vô cùng phong phú. Do đó, việc tìm kiếm và khai thác các thông tin này nhằm hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy là rất cần thiết. 1.3.2.1. Tìm kiếm thông tin trên Internet Để tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng và hiệu quả, chúng ta sử dụng các công cụ tìm kiếm như công cụ Search của trình duyệt Web hoặc sử dụng bộ máy tìm kiếm (Search Engine) của các trang Web tìm kiếm. Khi thực hiện tìm kiếm một tư liệu trên Internet, bắt buộc 27 chúng ta phải sử dụng từ khóa (keyword) để nhập vào ô tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Ta cần chú ý các quy tắc chung khi thực hiện tìm kiếm.  Các nguyên tắc chung - Phân biệt giữa từ và nhóm từ: Công cụ tìm kiếm luôn phân biệt rạch ròi giữa một từ và một nhóm từ. Nếu muốn tìm kiếm chính xác một nhóm từ, cần phải đặt nhóm từ đó vào trong ngoặc kép. Ví dụ, với từ khóa “từ trường” có dấu ngoặc kép, kết quả là những trang Web có chứa đầy đủ cụm từ “từ trường”. Nếu không có ngoặc kép, kết quả là những trang Web có thể chỉ chứa một từ, hoặc nhiều từ trong số các từ “từ” và “trường”. - Sử dụng chữ hoa và chữ thường: Một số công cụ tìm kiếm không biệt chữ hoa và chữ thường, một số lại chú ý đến kiểu chữ. Nhập từ khóa là chữ thường thì kết quả sẽ đầy đủ hơn, gồm cả chữ hoa và chữ thường. - Sử dụng các toán tử: Công cụ tìm kiếm có thể loại bỏ những từ khóa thông dụng khỏi kết quả tìm kiếm. Do đó, để tìm kiếm chính xác, có thể sử dụng các toán tử. Ví dụ, sử dụng toán tử AND (+) giữa các từ để xác định tất cả các từ đó phải hiện diện trong kết quả, đặt toán tử OR giữa các từ để xác định một trong các từ đó phải hiện diện trong kết quả, đặt toán tử NOT (-) trước một từ thì từ đó bị loại khỏi kết quả tìm kiếm, còn toán tử * dùng để thay thế cho nhiều kí tự cần tìm,… - Sử dụng các trường (field): Các trường thật ra là các từ khóa đặc biệt cho phép thực hiện tìm kiếm nâng cao. Ví dụ: Trƣờng Cú pháp Chức năng applet applet:bfield Tìm các trang Web chứa Java applet có tên gọi bfield image image:magnet.jpg Tìm các trang có chứa ảnh với tên magnet.jpg title title:“physics applets” Tìm các trang có chứa cụm từ “physics applets” trong tiêu đề của nó. 28 Ngoài các trường trên, còn có một số trường khác như: anchor, domain, host, link, url,… - Sử dụng dấu ngoặc đơn: Các dấu ngoặc đơn được sử dụng để nhóm các từ, cụm từ tìm kiếm thành các mẫu truy vấn phức tạp. Ví dụ, từ khóa physics AND (animations OR applets) sẽ cho phép tìm những trang Web có từ physics animations hoặc physics applets. [19], [35]  Sử dụng các công cụ tìm kiếm Ta có thể sử dụng công cụ Search của Internet Explorer. Cách tìm kiếm này chủ yếu sử dụng kết quả của một dịch vụ tìm kiếm đã được chỉ định trước. Tuy nhiên, cách tìm kiếm phổ biến nhất là vào trực tiếp các trang Web chuyên về tìm kiếm trên mạng Internet. Một trang tìm kiếm phổ biến nhất và có phạm vi rộng lớn nhất hiện nay chính là Google, có địa chỉ (hoặc Chỉ cần nhập từ khóa vào hộp tìm kiếm rồi click nút Google Search (hoặc Tìm với Google), kết quả tìm kiếm sẽ được trả về. Nếu muốn tìm kiếm theo chủ đề thì Yahoo! là một trong những trang đầy đủ nhất, có địa chỉ là hay (Yahoo! Việt Nam). Ngoài ra, một số trang Web tìm kiếm khá nổi tiếng khác như Alta Vista Lycos MSN của Microsoft Đối với lĩnh vực vật lí, trang Intute: Science, Engineering & Technology có thể nói là một thư mục cung cấp đầy đủ nhất về các chủ đề liên quan đến vật lí học. [40] Trong dạy học vật lí, sử dụng các công cụ tìm kiếm, có thể tìm được rất nhiều các tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy học, đặc biệt là các tư liệu đa phương tiện.  Tìm kiếm các tƣ liệu dạy học đa phƣơng tiện 29 Các trang Web ở Việt Nam, các tư liệu dạy học thường rất nghèo nàn, nếu có thì đa số là sưu tầm từ các trang Web nước ngoài. Vì vậy, khi tìm kiếm các tư liệu này, từ khóa sử dụng nên là tiếng Anh thì kết quả tìm kiếm sẽ đầy đủ hơn. Ví dụ, ta sử dụng từ khóa “magnet” thay vì sử dụng từ khóa tiếng Việt là “nam châm”. ▪ Tìm kiếm hình ảnh Để tìm kiếm hình ảnh, ta có thể sử dụng trang chuyên tìm kiếm hình ảnh của Google trang tìm hình ảnh của Yahoo! hoặc trang chia sẻ hình ảnh Flickr ▪ Tìm kiếm video Các video dùng cho dạy học vật lí có thể tìm thấy rất nhiều ở các địa chỉ sau: (trang tìm kiếm video của Yahoo!), (trang chia sẻ video Youtube), … ▪ Tìm kiếm các mô phỏng tƣơng tác nhƣ Flash animations hay Java applets dạy học vật lí Để tìm kiếm chính xác các tư liệu Flash và Java applet dùng cho dạy học vật lí, ta có thể sử dụng các từ khóa như: physics flash animations, physics applets,… Ví dụ, hình 1.2 là kết quả tìm kiếm của Google đối với các trang Web có chứa tư liệu Flash dùng cho dạy học vật lí. Các từ khóa như physics multimedia, physics simulations hay physics lecture demonstrations,… cũng cho phép tìm được rất nhiều các trang Web chứa các tư liệu đa phương tiện dùng trong dạy học vật lí. Các tư liệu dạy học thường được cung cấp bởi các giáo viên, các trường học, các cơ quan nghiên cứu. Chúng cũng được sắp xếp theo nội dung với các chủ đề như cơ, nhiệt, điện, quang,… nên rất tiện lợi trong việc tra cứu. Do đó, ta nên tìm kiếm bao quát trước, sau đó sẽ tùy chọn vào chủ 30 đề mong muốn để thu hẹp kết quả tìm kiếm. Sau khi tìm được các tư liệu ưng ý, việc lưu lại các địa chỉ Internet của chúng là rất cần thiết. Hình 1.2. Kết quả tìm kiếm các trang Web chứa Flash dạy học vật lí ▪ Lƣu lại các địa chỉ Internet Cách đơn giản nhất để lưu các địa chỉ là copy từ thanh Address của trình duyệt Web hoặc từ các kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm, sau đó dán vào các trình soạn thảo văn bản như MS Word, MS Frontpage, Notepad,… Ngoài ra, công cụ Favorites của Internet Explorer cho phép tạo một hệ thống các thư mục để lưu các địa chỉ Internet.  Một số nguồn tƣ liệu dạy học vật lí trên Internet ▪ Nguồn hình ảnh và video dạy học vật lí - Teaching Electromagnetism Using Advanced Technologies - WFU Physics 31 - The University of Minnesota Physics Lecture Demonstrations - Animations for Physics and Astronomy - VIDEO LECTURE DEMONSTRATIONS categories.html - Physics Lecture Demonstration Catalog - Computer Animations of Physics Processes ▪ Nguồn Flash animations dạy học vật lí - Albemarle High School's Physics Teacher's Resource Pages - Flash Animations for Physics - Interactive Physics Simulations - HSC Physics resources for high school students and teachers - Windows to the Universe at University Corporation for Atmospheric Research (UCAR) Images & Multimedia multimedia_gallery.html - Physics Flashlets 32 home.htm - Example Flash Animations for Physics ▪ Nguồn Java applets dạy học vật lí - Interactive Java Tutorials (Electicity & Magnetism Introdution) - Java Applets on Physics - Physlets - Multimedia Physik - Simulations for High School Physics (Learn Physics using Java) www.ngsir.netfirms.com/englishVersion.htm - Physlets in the Classroom - Interactive Physics Illustrations 1.3.2.2. Download tƣ liệu dạy học từ Internet Download là truyền tải dữ liệu hoặc sao chép dữ liệu từ Internet xuống máy vi tính người sử dụng. Mỗi tư liệu trên Internet được lưu trên máy chủ với một địa chỉ xác định. Do tính chất cập nhật thông tin thường xuyên nên nội dung các tư liệu cũng như các địa chỉ Internet có thể bị thay đổi hoặc bị xóa khỏi máy chủ. Vì vậy, sau khi tìm kiếm, ngoài cách thức lưu lại các địa chỉ Internet để truy cập lại khi cần thiết, người sử dụng có thể download các tư liệu có giá trị về máy tính cá nhân để lưu giữ. Các tư 33 liệu sau khi download có thể sử dụng lại mà không cần phải kết nối Internet (sử dụng offline) và cũng không phải mất thời gian để tìm kiếm lại tư liệu trên Internet nếu nó bị thay đổi địa chỉ. Đối với giáo viên, việc download các tài nguyên dạy học để phục vụ cho bài giảng là rất cần thiết. Các tài nguyên dạy học có thể là các trang Web dạy học, các phần mềm dạy học hay các tư liệu dạy học đa phương tiện như hình ảnh, phim video, các mô phỏng tương tác,…  Cách lƣu lại một trang Web hay Web site Để lưu lại một trang Web đang duyệt, vào menu File, chọn Save As… Có thể lưu trang Web với các định dạng *.html, *.htm hoặc định dạng nén *.mht. Ngoài ra, công cụ Favorites của Internet Explorer cũng có thể lưu lại trang Web để xem offline. Nếu muốn download toàn bộ một Web site về máy tính cá nhân, ta có thể dùng các phần mềm chuyên dụng như: Metaproducts Offline Explorer, Teleport Pro hay Web Copier Pro.  Download các tƣ liệu dạy học đa phƣơng tiện Để download tư liệu từ Internet, chỉ cần click chuột vào liên kết cho phép download, chọn Save It trong hộp thoại hiện ra. Muốn lưu hình ảnh khi duyệt Web, chỉ cần click phải chuột lên hình ảnh cần lưu, chọn Save Picture As… Đối với phim video hay Flash dạy học, ta có thể dùng các phần mềm chuyên dụng để download. Ví dụ, các phần mềm tăng tốc download gồm có Internet Download Manager, Orbit downloader, FlashGet; phần mềm bắt hình và phim PICgrabber Movie and Picture Grabber; phần mềm lấy Flash như Save Flash, Flash Catcher,… 1.3.2.3. Biên tập các tƣ liệu dạy học đã download Trên Internet, các tư liệu dạy học được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau (cá nhân tự làm, các công ty phần mềm giáo dục, các trường, 34 viện,…) nên chất lượng cũng rất khác nhau. Thông thường, để tăng tốc độ duyệt Web, các nhà cung cấp làm giảm tối đa dung lượng các tư liệu nên chất lượng cũng bị giảm sút theo. Mặt khác, ngôn ngữ và các kí hiệu trong các tư liệu dạy học thường là tiếng Anh. Đó là một rào cản rất lớn đối với GV lẫn HS Việt Nam. Nếu trực tiếp sử dụng tư liệu bằng tiếng Anh trong dạy học có thể làm nản lòng, giảm niềm đam mê hứng thú của nhiều HS do những khó khăn về ngoại ngữ. Do đó, việc biên tập lại các tư liệu dạy học sao cho phù hợp đối tượng HS phổ thông và điều kiện thực tế ở Việt Nam là hoàn toàn cần thiết. Các bước biên tập các tư liệu dạy học: ▪ Bƣớc 1: Lựa chọn tƣ liệu Các tư liệu đa phương tiện dạy học vật lí phải thỏa mãn các tiêu chuẩn như: phù hợp, gần gũi với nội dung chương trình, SGK hiện hành; chất lượng không quá kém, hình ảnh và video khi chiếu bằng Projector trong lớp học thì tất cả các HS có thể quan sát rõ. ▪ Bƣớc 2: Thực hiện biên tập, chỉnh sửa tƣ liệu (nếu cần) Việc chỉnh sửa các tư liệu nhằm nâng cao chất lượng của tư liệu. Công việc biên tập, chỉnh sửa tư liệu gồm có: - Việt hóa các hình ảnh, Flash animations hay Java applets dạy học. Nghĩa là, ngôn ngữ hiển thị trên các tư liệu dạy học phải là tiếng Việt. Chuyên nghiệp hơn, chúng ta có thể tham khảo ý tưởng của các tư liệu nước ngoài để tạo lại tư liệu dạy học của chính người Việt. - Cắt, ghép, thêm phụ đề, chú thích cho các đoạn phim video thí nghiệm, video minh họa. - Chuyển đổi định dạng các tư liệu sang các định dạng phổ biến (gif, jpg, mpeg, wmv,…). 35 Công cụ thực hiện biên tập, chỉnh sửa tư liệu là các phần mềm chuyên dụng như: Photoshop, Acdsee, Paint (xử lí hình ảnh); Adobe Premiere, Blaze Media Pro, Camtasia Studio (biên tập, chỉnh sửa video); Total Video Converter (chuyển đổi các định dạng file audio/video); Sothink SWF Decompiler, Macromedia Flash (biên dịch file Flash .swf, lập trình Flash); DJ Java Decompiler, JDK, Jbuilder (biên dịch các gói Java applets .class, hỗ trợ lập trình Java); … ▪ Bƣớc 3: Sắp xếp tƣ liệu vào các thƣ mục hợp lí Việc sắp xếp các tư liệu dạy học vào các thư mục hợp lí sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc tra cứu và sử dụng sau này. Có thể phân loại, sắp xếp các tư liệu dạy học theo định dạng tài liệu hoặc theo các chủ đề nội dung kiến thức của chương trình, SGK. Chẳng hạn, nếu sắp xếp theo định dạng tư liệu, ta có thể chia ra các thư mục Images (chứa hình ảnh), Videos (chứa phim video), Applets (chứa các Java appets), FlashAnimations (chứa hoạt hình Flash),… Nếu sắp xếp theo chủ đề nội dung kiến thức, ta có thể chia ra các thư mục CoHoc (các tư liệu về cơ học), NhietHoc (nhiệt học), DienTu (điện từ), QuangHoc (quang học), VLHN (vật lí hạt nhân),… Có thể phân tiếp các thư mục con trong các thư mục này. Ta cũng có thể phối hợp cả hai cách sắp xếp trên để tạo ra một hệ thống thư mục sao cho tiện lợi nhất cho việc sử dụng và phát triển thêm tư liệu sau này. 1.3.3. Sử dụng Internet trong dạy học vật lí Internet có thể được đưa vào sử dụng trong dạy học vật lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Có thể sử dụng Internet dưới các hình thức khác nhau như ở trường, ở nhà. Ở trường, hoạt động giảng dạy chủ yếu diễn ra trên lớp học. GV có thể sử dụng online (có kết nối Internet) hoặc offline (không kết nối 36 Internet) nguồn tư liệu dạy học đã được khai thác từ Internet vào trong tiến trình dạy học như: xây dựng kiến thức, củng cố kiến thức và kiểm tra kiến thức. Các video thí nghiệm thực có thể làm nảy sinh vấn đề học tập, tạo ra các tình huống thảo luận nhóm, các mô phỏng hỗ trợ HS đề xuất giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết,… Trong dạy học vật lí, thí nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng. Thí nghiệm có cái đơn giản, thực hiện dễ dàng trên lớp học nhưng cũng có cái phức tạp và nguy hiểm, không thể thực hiện được trên lớp học vì lí do thời gian, không có đủ dụng cụ hay do những yêu cầu an toàn như thí nghiệm về phóng xạ chẳng hạn. Vì vậy, các video thí nghiệm thực hay những thí nghiệm ảo dưới dạng Flash hay Java applets được khai thác từ Internet có thể thay thế những thí nghiệm thực trên lớp học. Chúng có ưu điểm là thực hiện dễ dàng, tiết kiệm thời gian, có thể xem lại hoặc lặp lại nhiều lần, an toàn và luôn thành công. Dạy học vật lí không thể không liên quan đến các mô hình vật lí. Mô hình vật lí cũng có cái đơn giản gần gũi với đối tượng thực (mô hình vật chất) nhưng cũng có cái khó hiểu vì sự trừu tượng của nó và càng khó hiểu hơn khi cho các mô hình này vận động để tìm ra quy luật vật lí (mô hình biểu tượng). Ví dụ, một số mô hình như mô hình động học phân tử chất khí, mô hình các đường sức điện, các đường sức từ, mô hình sóng cơ học, sóng điện từ,… là những khái niệm khó đối với HS. Vì vậy, những mô phỏng của mô hình và hoạt động của mô hình trên máy tính sẽ giúp HS dễ hình dung hơn, hỗ trợ tốt cho hoạt động nhận thức của những HS có khả năng tưởng tượng kém. Như vậy, khi dạy những khái niệm khó hay những chủ đề kiến thức đặc biệt (có nhiều mô hình biểu tượng, những thí nghiệm không thể thực hiện được mà cần tới sự mô phỏng), GV có thể khai thác và sử dụng 37 Internet vào trong bài giảng làm cho nó sinh động hơn, thú vị hơn, kích thích HS tích cực hơn trong hoạt động học tập. Ngoài những hoạt động trên lớp, HS còn phải tự học ở nhà. Tuy nhiên, một thực tế vẫn tồn tại ở nhiều HS phổ thông hiện nay là ý thức tự học ở nhà chưa tốt, hoặc họ không biết phải tự học như thế nào. GV có thể sử dụng Internet dưới hình thức thiết lập một Web site hỗ trợ dạy học để định hướng cho các hoạt động học tập của HS. Thông qua Web site hỗ trợ dạy học, GV giao nhiệm vụ học tập cho HS, HS có thể chuẩn bị bài mới hay ôn tập lại các kiến thức đã học trên lớp,… HS cũng có thể tự tìm kiếm thêm thông tin trên Internet để mở rộng kiến thức và đào sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, việc thiếu các kỹ năng tìm kiếm hoặc không có định hướng học tập rõ ràng khi “lướt nét”, HS rất dễ bị hấp dẫn bởi các quảng cáo, pop-up hay sa đà vào các trò giải trí trên mạng như game online, chat,… Internet có thể làm HS mất nhiều thời gian mà không đem lại hiệu quả học tập. Hơn nữa, những trở ngại về ngoại ngữ hoặc các tài liệu tìm được quá khó đối với trình độ phổ thông có thể khiến HS dễ chán nản và mất động cơ học tập. Việc sử dụng Web site hỗ trợ dạy học có thể giúp HS giải quyết được điều này. Trong Web site, GV cung cấp một cách hệ thống các tư liệu dạy học, các liên kết đến các trang Web hữu ích khác phù hợp với chương trình, SGK và trình độ của HS phổ thông. Như vậy, Web site hỗ trợ dạy học tạo cơ hội cho HS tập làm quen dần với việc sử dụng Internet vào trong hoạt động học tập. [39], [43] 1.4. Kết luận chƣơng 1 Hiện nay, Internet hầu như đã phủ khắp mọi nơi. Nhiều trường học cũng đã nối mạng Internet và Internet ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong dạy học, trong đó có dạy học vật lí phổ thông. Tuy có một số nhược điểm như tốc độ chập chờn, các tư liệu dạy học đa phương tiện bằng tiếng 38 Việt trên mạng còn ít nhưng Internet vẫn có nhiều ưu điểm nổi bật. Đối tượng và phạm vi sử dụng của Internet là rất rộng lớn. Cách sử dụng Internet và các tư liệu dạy học khai thác từ Internet luôn đơn giản hơn nhiều so với việc cài đặt và sử dụng các phần mềm dạy học như Crocodile Physics, Working Model,… Internet là nguồn tư liệu dạy học phong phú, đặc biệt là các tư liệu dạy học đa phương tiện. Việc khai thác và sử dụng các tư liệu này vào hoạt động giảng dạy sẽ góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học vật lí hiện nay. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí có thể tiến hành theo các bước sau: - Tìm kiếm và download các tư liệu dạy học. - Biên tập và xây dựng nguồn tư liệu dạy học. - Xây dựng Web site hỗ trợ dạy học. - Tiến hành quá trình dạy học. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học không những làm tích cực hóa hoạt động của HS trên lớp học mà còn rèn luyện cho HS khả năng tự học, rèn luyện các kỹ năng sử dụng CNTT, các kỹ năng nghiên cứu khoa học (tìm kiếm, thu thập thông tin, xử lí thông tin,…). Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tương tác thầy – trò, trò– trò. Sự có mặt của Internet trong quá trình dạy học cũng không thể nào thay thế được mối quan hệ đó hay làm cho mối quan hệ đó giảm đi. Internet với Web site hỗ trợ dạy học đơn giản là một công cụ làm việc, hỗ trợ GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập. Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí chính là một cách tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. 39 CHƢƠNG 2 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN “TỪ TRƢỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần “từ trƣờng và cảm ứng điện từ” vật lí 11 2.1.1. Cấu trúc, nội dung phần “từ trƣờng và cảm ứng điện từ” Phần “từ trường và cảm ứng điện từ” nằm trong phần kiến thức về Điện học và Điện từ học của chương trình vật lí 11, được cấu trúc thành hai chương (chương IV, V) và bảy đơn vị bài học (từ bài 19 đến bài 25). Chƣơng IV: Từ trƣờng Bài 19: Từ trường Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt Bài 22: Lực Lo-ren-xơ Chƣơng V: Cảm ứng điện từ Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ Bài 24: Suất điện động cảm ứng Bài 25: Tự cảm Như vậy, nội dung kiến thức được tách làm hai phần là Từ trường và Cảm ứng điện từ. Nhóm kiến thức của phần Từ trường gồm các khái niệm, đại lượng đặc trưng của từ trường và lực từ. Nhóm kiến thức của phần Cảm ứng điện từ gồm các khái niệm, đại lượng liên quan đến._. 1.3. Tiến trình dạy học BÀI 21 – TỪ TRƢỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các đặc điểm chung của từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn. - Mô tả được hình dạng các đường sức từ, vectơ cảm ứng từ của từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, khung dây tròn, ống dây hình trụ. - Viết được các công thức tính cảm ứng từ trong các trường hợp đặc biệt. - Nêu được nguyên lí chồng chất từ trường. 2. Kỹ năng - Giải được các bài tập tính cảm ứng từ trong các trường hợp đơn giản. - Sử dụng máy vi tính và Internet trong học tập. 3. Thái độ - Hứng thú, tích cực tìm hiểu các hiện tượng, thí nghiệm, quy tắc vật lí. II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tìm hiểu trước các kiến thức cần dạy học, các tư liệu multimedia cần thiết cho bài 21 “Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt” trong Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ”. - Thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint. - Chuẩn bị máy vi tính kết nối Internet, máy chiếu trên lớp học. P12 - Nếu phòng học không có Internet hoặc tốc độ đường truyền yếu thì chuẩn bị bản offline của Web site www.tayninhcet.edu.vn/mmedia/. 2. Học sinh - Truy cập Web site để lấy phiếu học tập bài 21. - Tìm kiếm các tư liệu trong Web site kết hợp với SGK trả lời trước các câu hỏi trong phiếu học tập. III – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (1 tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của từ trƣờng của dòng điện Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Trả lời câu hỏi 1. - Nêu câu hỏi 1 “Tại một điểm trong từ trường sinh ra bởi một dòng điện, cảm ứng từ B phụ thuộc vào những yếu tố nào ?” Hoạt động 2: Khảo sát từ trƣờng của dòng điện thẳng dài Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Nhớ lại kiến thức cũ, trả lời câu hỏi (mô tả lại từ phổ, các đường sức từ, quy tắc nắm tay phải). - Trả lời câu hỏi. - Nêu các câu hỏi và nhận xét câu trả lời của HS: 2. Đường sức từ của từ trường xung quanh dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có đặc điểm như thế nào ? (Hình dạng và chiều của các đường sức từ ?). 3. Tại một điểm M cách dòng điện thẳng dài một khoảng r, vectơ cảm ứng từ B có đặc điểm như thế nào ? (Điểm đặc, phương, chiều, độ lớn ?). Hoạt động 3: Khảo sát từ trƣờng của dòng điện tròn P13 Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Nhớ lại kiến thức cũ, trả lời câu hỏi 4. - Trả lời câu hỏi 5. - Nêu các câu hỏi và nhận xét câu trả lời của HS: 4. Đường sức từ của từ trường sinh ra bởi dòng điện tròn có đặc điểm như thế nào ? 5. Vectơ cảm ứng từ B tại tâm của dòng điện tròn có đặc điểm như thế nào ? Hoạt động 4: Khảo sát từ trƣờng của dòng điện chạy trong ống dây hình trụ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Quan sát video, hình ảnh, nhận xét và trả lời câu hỏi 6. Có thể dùng máy tính để khảo sát chiều đường sức từ bằng các mô phỏng trên Flash và Java applet… - Trả lời câu hỏi 7. - Nêu câu hỏi 6 “Đường sức từ của từ trường sinh ra bởi dòng điện chạy trong ống dây hình trụ có đặc điểm như thế nào?”. Gợi ý HS trả lời bằng các video, hình ảnh, hoặc Flash, Java applet của trang tư liệu dạy học. Nhận xét, đưa ra quy tắc nắm tay phải. - Nêu tiếp câu hỏi 7 “Vectơ cảm ứng từ B tại một điểm trong lòng ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua có đặc điểm như thế nào ?” Nhận xét, kết luận. P14 Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên lý chồng chất từ trƣờng Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Tìm hiểu, trả lời và ghi bài. - Nêu câu hỏi 8 “Nếu từ trường tại một điểm do nhiều dòng điện sinh ra thì vectơ cảm ứng từ B tại điểm đó được xác định như thế nào ?” Nhận xét Hoạt động 6: Vận dụng, củng cố kiến thức Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi. - Làm bài tập ví dụ. - Nêu câu hỏi: “Quan sát các dạng từ trường và cho biết từ trường nào có dạng giống nhau ?” - Nêu bài tập ví dụ trang 132 SGK. Hoạt động 7: Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Ghi lại nhiệm vụ. - Yêu cầu HS trả lời và giải các câu hỏi, bài tập trang 133 SGK. - Dặn dò HS ôn lại bài học và chuẩn bị phiếu học tập bài 22. IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT GIẢNG 1.4. Tiến trình dạy học BÀI 22 – LỰC LO-REN-XƠ I – MỤC TIÊU P15 1. Kiến thức - Định nghĩa và viết được công thức tính lực Lo-ren-xơ. - Xác định được quỹ đạo và bán kính quỹ đạo của hạt điện tích chuyển động vuông góc với đường sức từ trong từ trường đều. 2. Kỹ năng - Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực Lo-ren-xơ. - Giải các bài tập về lực Lo-ren-xơ trong các trường hợp đơn giản. - Sử dụng máy vi tính và Internet trong học tập. 3. Thái độ - Hứng thú, tích cực tìm hiểu các hiện tượng, thí nghiệm, quy tắc vật lí. II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tìm hiểu trước các kiến thức cần dạy học, các tư liệu multimedia cần thiết cho bài 22 “Lực Lo-ren-xơ” trong Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ”. - Thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint. - Chuẩn bị máy vi tính kết nối Internet, máy chiếu trên lớp học. - Nếu phòng học không có Internet hoặc tốc độ đường truyền yếu thì chuẩn bị bản offline của Web site 2. Học sinh - Truy cập Web site để lấy phiếu học tập bài 22. - Tìm kiếm các tư liệu trong Web site kết hợp với SGK trả lời trước các câu hỏi trong phiếu học tập. III – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (1 tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực Lo-ren-xơ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi - Đặt vấn đề với câu hỏi 1 “Khi được đặt P16 1 (nếu có thể, HS trình bày, minh họa câu trả lời trước khi GV gợi ý). - Tham khảo SGK, trình bày câu trả lời. Ghi bài. trong từ trường thì dòng điện chịu tác dụng của lực từ. Vậy khi hạt mạng điện chuyển động trong từ trường thì có bị lực từ tác dụng hay không ?” Gợi ý HS trả lời bằng video thí nghiệm đưa nam châm lại gần ống Catốt (điều gì sẽ xảy ra?). => Định nghĩa lực Lo-ren-xơ. - Nêu tiếp câu hỏi 2 “Lực từ tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động (lực Lo- ren-xơ) có đặc điểm như thế nào ? (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực ?)” Chú ý, minh họa rõ quy tắc bàn tay trái. Hoạt động 2: Khảo sát sự chuyển động của hạt điện tích trong từ trƣờng đều Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Trả lời câu hỏi và chứng minh câu trả lời. - Nêu tiếp câu hỏi 3 “Một điện tích chuyển động trong từ trường đều. Nếu vận tốc của điện tích vuông góc với từ trường thì quỹ đạo của điện tích có gì đặc biệt ? Vì sao ?”. Minh họa với các hình ảnh và Java applet tại trang tư liệu dạy học. P17 - Trả lời câu C3, C4. Hoạt động 3: Tìm hiểu những ứng dụng của lực Lo-ren-xơ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Kể ra các ứng dụng tìm hiểu được. - Nêu câu hỏi 4 “Lực Lo-ren-xơ có những ứng dụng gì ?”. Minh họa thêm các ứng dụng (đèn CRT, khối phổ kế, máy gia tốc, màn cực quang,…) bằng các hình ảnh, video và mô phỏng Flash. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố kiến thức Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Làm bài tập, click lên nút Đáp án để xem kết quả. - Sử dụng Java appet tại địa chỉ www. tayninhcet.edu.vn/mmedia/Magnetic%20Field/ MF_Applets/bf-luctu_dientich_chd_BT.html làm bài tập củng cố. Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà P18 Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Ghi lại nhiệm vụ. - Yêu cầu HS trả lời và giải các câu hỏi, bài tập trang 138 SGK. - Dặn dò HS ôn lại bài học và chuẩn bị phiếu học tập bài 23. IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT GIẢNG 1.5. Tiến trình dạy học BÀI 24 – SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Định nghĩa được suất điện động cảm ứng. - Viết được công thức tính suất điện động cảm ứng và nêu được định luật Faraday. - Nêu được sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Kỹ năng - Giải được các bài tập tính suất điện động cảm ứng trong các trường hợp đơn giản. - Sử dụng máy vi tính và Internet trong học tập. 3. Thái độ - Hứng thú, tích cực tìm hiểu các hiện tượng, thí nghiệm, định luật vật lí. II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tìm hiểu trước các kiến thức cần dạy học, các tư liệu multimedia cần thiết cho bài 24 “Suất điện động cảm ứng” trong Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ”. - Thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint. - Chuẩn bị máy vi tính kết nối Internet, máy chiếu trên lớp học. P19 - Nếu phòng học không có Internet hoặc tốc độ đường truyền yếu thì chuẩn bị bản offline của Web site www.tayninhcet.edu.vn/mmedia/. 2. Học sinh - Truy cập Web site để lấy phiếu học tập bài 24. - Tìm kiếm các tư liệu trong Web site kết hợp với SGK trả lời trước các câu hỏi trong phiếu học tập. III – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (1 tiết) Hoạt động 1: Hình thành khái niệm suất điện động cảm ứng Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Nhắc lại khái niệm suất điện động. - Quan sát video thí nghiệm, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và đưa ra biểu thức suất điện động cảm ứng một cách định tính (cũng có thể chứng minh định tính bằng thí nghiệm ảo ở bài 23). - Tìm hiểu SGK, thảo luận để chứng minh biểu thức. - Đặt vấn đề bằng câu hỏi 1 “Cường độ dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng trong một mạch kín phụ thuộc như thế nào vào sự biến thiên từ thông qua mạch kín đó ?”. Trước tiên, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm suất điện động và định nghĩa suất điện động cảm ứng. Sau đó, gợi ý trả lời một cách định tính bằng cách cho HS xem video thí nghiệm tại địa chỉ www. tayninhcet.edu.vn/mmedia/Electromagnetic%20 Induction/EmI_Videos/cudt_tocdo-tuthong.htm. - Yêu cầu HS chứng minh định lượng biểu thức tính suất điện động cảm ứng. P20 - Phát biểu định luật, ghi bài. - Nêu câu hỏi 2 “Định luật Faraday nói gì về độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín ?” Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Theo dõi và ghi bài. - Giải thích ý nghĩa của dấu “–” trong biểu thức của suất điện động cảm ứng. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lƣợng trong hiện tƣợng cảm ứng điện từ Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Gợi ý lại các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ đã học và nêu câu hỏi 3 “Hiện tượng cảm ứng điện từ có phải là một quá trình chuyển hóa năng lượng ? Nếu phải thì năng lượng được chuyển hóa như thế nào ?” Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố kiến thức Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Lên bảng giải bài tập - a) Đs: 2V - Yêu cầu HS giải bài tập: Một khung dây dẫn hình vuông được đặt cố định trong một từ trường đều. Trong khoảng thời gian Δt = 0,05 s, từ thông qua khung dây tăng từ 0,0 Wb đến 0,1Wb. a. Tính độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung dây. P21 - b) Đs: 1A b. Biết điện trở khung dây r = 2 Ω. Tính cường độ dòng điện cảm ứng trong khung dây. Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Ghi lại nhiệm vụ. - Yêu cầu HS trả lời và giải các câu hỏi, bài tập trang 152 SGK. - Dặn dò HS ôn lại bài học và chuẩn bị phiếu học tập bài 25. IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT GIẢNG 1.6. Tiến trình dạy học BÀI 25 – TỰ CẢM I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được từ thông riêng qua mạch kín, viết được công thức độ tự cảm của ống dây. - Nêu được hiện tượng tự cảm và giải thích được các thí nghiệm về hiện tượng tự cảm. - Viết được công thức tính suất điện động tự cảm và năng lượng từ trường trong lòng ống dây. 2. Kỹ năng - Nhận biết được cuộn cảm trong các mạch điện. - Giải được các bài tập đơn giản về tự cảm và năng lượng từ trường. - Sử dụng máy vi tính và Internet trong học tập. 3. Thái độ - Tích cực tìm hiểu các hiện tượng, thí nghiệm và ứng dụng vật lí. II – CHUẨN BỊ P22 1. Giáo viên - Tìm hiểu trước các kiến thức cần dạy học, các tư liệu multimedia cần thiết cho bài 25 “Tự cảm” trong Web site hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ”. - Thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint. - Chuẩn bị máy vi tính kết nối Internet, máy chiếu trên lớp học. - Nếu phòng học không có Internet hoặc tốc độ đường truyền yếu thì chuẩn bị bản offline của Web site www.tayninhcet.edu.vn/mmedia/. 2. Học sinh - Truy cập Web site để lấy phiếu học tập bài 25. - Tìm kiếm các tư liệu trong Web site kết hợp với SGK trả lời trước các câu hỏi trong phiếu học tập. III – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (1 tiết) Hoạt động 1: Làm quen khái niệm từ thông riêng và độ tự cảm Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi 1. - Lên bảng biến đổi công thức, rút ra kết quả, ghi bài. - Đặt vấn đề với câu hỏi 1 “Dòng điện trong một mạch kín có gây ra từ thông qua chính mạch kín đó hay không ? Nếu có thì từ thông đó được xác định như thế nào ?”. Nhận xét câu trả lời của HS => khái niệm từ thông riêng và độ tự cảm. - Nêu tiếp câu hỏi 2 “Độ tự cảm của ống dây (N vòng, chiều dài l, tiết diện S) được xác định như thế nào ?” Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tƣợng tự cảm Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Suy luận, trả lời. - Nêu câu hỏi 3 “Có thể làm xuất hiện suất P23 - Phát biểu và ghi bài. - Dự đoán, giải thích hiện tượng. điện động cảm ứng ngay trong một mạch kín bằng chính sự biến thiên từ thông do chính mạch kín đó gây ra ? Nếu có thể thì bằng cách nào ?”. - Nhận xét câu trả lời, minh họa thêm với Java applet mô phỏng và dẫn dắt sang câu hỏi 4 “Hiện tượng tự cảm là gì ?”. - Yêu cầu HS giải thích hiện tượng trong các thí nghiệm của câu hỏi 5: + TN1: ví dụ 1 SGK (mô tả) + TN2: ví dụ 2 SGK (xem video và hình ảnh minh họa). Hoạt động 3: Thiết lập biểu thức tính suất điện động tự cảm, tìm hiểu về năng lƣợng từ trƣờng Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Lên bảng trình bày, thiết lập biểu thức suất điện động tự cảm. - Trả lời câu hỏi. - Nêu câu hỏi 6 “Suất điện động tự cảm được xác định như thế nào ?”. - Từ các thí nghiệm về tự cảm, đặt câu hỏi 7 “Từ trường có mang năng lượng không ? Nếu có thì năng lượng từ P24 - Theo dõi, ghi bài. trường của dòng điện trong một ống dây được xác định như thế nào ?”. - GV nhận xét, minh họa, giải thích thêm. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố kiến thức Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Dự đoán, quan sát video, giải thích. - Giải bài tập. - Nêu câu hỏi và bài tập củng cố: 1. Giải thích hiện tượng trong video thí nghiệm. 2. Một ống dây tự cảm (cuộn cảm) có độ tự cảm L = 200mH. Một dòng điện không đổi cường độ I = 2A chạy qua ống dây. Tính năng lượng từ trường tồn tại trong lòng ống dây. Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Ghi lại nhiệm vụ. - Yêu cầu HS trả lời và giải các câu hỏi, bài tập trang 157 SGK. - Ôn tập lại bài cũ chương IV - V, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT GIẢNG PHỤ LỤC 2: CÁC SLIDE BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 2.1. Bài 19 “Từ trƣờng” Lưu ý, sử dụng các liên kết thay vì chèn trực tiếp nhiều hình ảnh, video, Flash,... vào các slide sẽ làm tăng số lượng slide và loãng bố cục bài giảng. P25 P26 P27 P28 2.2. Bài 20 “Lực từ. Cảm ứng từ” P29 P30 2.3. Bài 21 “Từ trƣờng của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt” P31 P32 2.4. Bài 22 “Lực Lo-ren-xơ” P33 P34 2.5. Bài 23 “Từ thông. Cảm ứng điện từ” P35 P36 2.6. Bài 24 “Suất điện động cảm ứng” P37 P38 2.7. Bài 25 “Tự cảm” P39 PHỤ LỤC 3: CÁC ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA 15’ MÔN Vật lí Thời gian làm bài: 15 phút; (10 câu trắc nghiệm) Mã đề 134 Họ, tên học sinh:............................................................ Lớp:............................................................................... Câu 1: Từ trường nào là từ trường đều ? A. Từ trường xung quanh một dòng điện thẳng rất dài. B. Từ trường xung quanh ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua. C. Từ trường giữa hai cực của một nam châm hình chữ U. D. Từ trường xung quanh một dòng điện tròn. P40 Câu 2: Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh hạt mang điện đứng yên. B. Xung quanh một nam châm đứng yên. C. Xung quanh một dòng điện không đổi. D. Xung quanh hạt mang điện chuyển động. Câu 3: Một dây dẫn thẳng có chiều dài l = 1m, cường độ dòng điện trong dây dẫn I = 2A. Dây dẫn được đặt song song với các đường sức từ trong từ trường đều có độ lớn B = 0,02T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn A. 0,01 (N) B. 0,00 (N) C. 0,04 (N) D. Một giá trị khác Câu 4: Chọn câu đúng nhất A. Một vòng dây dẫn tròn bán kính R có dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm của vòng dây có độ lớn 72 .10 I B R   B. Nếu cho dòng điện I chạy qua một đoạn dây dẫn chiều dài l được đặt trong từ trường đều B thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn F IlB C. Một dây dẫn thẳng rất dài có dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn một đoạn r có độ lớn 72. 10 I B r   D. Một dòng điện có cường độ I chạy qua một ống dây dẫn hình trụ có tổng số N vòng dây. Cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn 74 .10B NI  Câu 5: Trong không gian có từ trường, A. từ trường không tác dụng lực từ lên hạt mang điện chuyển động trong nó. B. đường sức từ là những đường mạc sắt sắp xếp một cách trật tự. C. hướng của từ trường tại mỗi điểm là hướng Bắc-Nam của kim nam châm nhỏ đặt cân bằng tại điểm đó. D. từ trường có một hướng xác định tại mỗi điểm. Câu 6: Chọn câu sai: A. Đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều đi vào Địa cực Nam và đi ra Địa cực Bắc. B. Đường sức từ của nam châm có chiều đi ra cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm. P41 C. Đường sức từ của dòng điện thẳng dài là những đường tròn. D. Đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi ra mặt Bắc và đi vào mặt Nam của dòng điện tròn. Câu 7: Chọn hình vẽ đúng: A. B. C. D. Câu 8: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện với cường độ I = 2 A chạy qua. Vectơ cảm ứng từ B tại một điểm cách dây dẫn 10cm có: A. phương vuông góc với dây dẫn và độ lớn là 0,4. 10-7 T. B. phương vuông góc với dây dẫn và độ lớn là 4.10-6 T. C. phương trùng với tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đó và độ lớn là 0,4.10-7 T. D. phương trùng với tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đó và độ lớn là 0,4π.10-7T Câu 9: Một ống dây hình trụ gồm 1000 vòng dây, có chiều dài 0,5m. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây I = 5 (A). Từ trường bên trong ống dây có đặc điểm là A. từ trường không đều và cảm ứng từ tại tâm ống dây có độ lớn 4π.10-3 T. B. từ trường đều và cảm ứng từ có độ lớn là 2π.10-3 T. C. từ trường không đều và cảm ứng từ tại tâm ống dây có độ lớn là 2π.10-3 T. D. từ trường đều và cảm ứng từ có độ lớn 4π.10-3 T. Câu 10: Cho các từ trường sau: I. Từ trường của thanh nam châm II. Từ trường của dòng điện thẳng III. Từ trường của dòng điện tròn IV. Từ trường Trái Đất Những từ trường nào có dạng đường sức từ giống nhau ? A. I và IV. B. II và III. C. I và II. D. II và IV. P42 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN Vật lí (25 câu trắc nghiệm) Mã đề 001 Họ, tên học sinh:.......................................................... Lớp:.............................................................................. Câu 1: Chiều đường sức từ nào được vẽ đúng ? A. B. C. D. Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là A. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. B. tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. C. tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó. D. tác dụng lực từ lên hạt mang điện đặt trong nó. Câu 3: Một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài 100cm, đặt vuông góc với đường sức từ trong từ trường đều B = 10-2 T. Cho dòng điện có cường độ I = 2A chạy qua đoạn dây dẫn, lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là A. 0,5.10 -4 (N) B. 2 (N) C. 2.10 -2 (N) D. 200 (N) Câu 4: Một vòng dây phẳng có diện tích 20cm2 được đặt trong từ trường đều B = 10-2 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng vòng dây một góc 300. Từ thông qua vòng dây là A. 0,1. 3  Wb. B. 53.10  Wb. C. Φ = 10 -5 Wb. D. Φ = 0,1 Wb. P43 Câu 5: Một khung dây tròn bán kính R gồm n vòng dây sít nhau. Cho dòng điện có cường độ I chạy qua khung dây, cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn là A. 74 .10B nI  B. 72.10 IB R  C. 72 .10 I B n R   D. 72 .10 I B R   Câu 6: Một điện tích có độ lớn q, chuyển động trong từ trường đều B . Vectơ vận tốc v  của điện tích có phương vuông góc với các đường sức từ. Điều nào sau đây không đúng ? A. Bán kính quỹ đạo của điện tích tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích. B. Lực từ tác dụng lên điện tích đóng vai trò như lực hướng tâm. C. Quỹ đạo của điện tích là quỹ đạo tròn có bán kính phụ thuộc khối lượng điện tích. D. Lực từ tác dụng lên điện tích có độ lớn f = qvB. Câu 7: Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Nếu dùng quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây thì chiều của ngón giữa và ngón cái lần lượt là chiều của A. từ trường và dòng điện. B. từ trường và lực từ. C. dòng điện và lực từ. D. dòng điện và từ trường. Câu 8: Tại một điểm trong từ trường, để đặc trưng cho cả hướng của từ trường và khả năng tác dụng lực mạnh hay yếu của từ trường, người ta dùng khái niệm nào sau đây ? A. Đường sức từ. B. Cảm ứng từ. C. Từ thông. D. Lực từ. Câu 9: Cho các từ trường sau: I. Từ trường xung quanh Trái Đất ; II. Từ trường giữa hai cực nam châm chữ U; III. Từ trường xung quanh dòng điện thẳng dài ; IV. Từ trường trong lòng ống dây hình trụ có dòng điện. Từ trường nào là từ trường đều ? A. II và IV. B. I và II. C. I và IV. D. II và III. Câu 10: Một ống dây chiều dài l, tiết diện S, gồm N vòng dây. Độ tự cảm của ống dây và đơn vị của độ tự cảm (trong hệ SI) là: A. 2 74.10 N L S l  , đơn vị là T. B. 2 74 .10 N L S l   , đơn vị là Wb. P44 C. 74 .10 N L S l   , đơn vị là H. D. 2 74 .10 N S L l   , đơn vị là H. Câu 11: Một điện tích dương +q bay qua vùng có từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ B có hướng vuông góc với hướng chuyển động của điện tích và hướng ra khỏi mặt phẳng hình vẽ. Điện tích +q bị lệch theo hướng nào sau đây (xem hình vẽ) ? A. Hướng (2). B. Theo hướng của B . C. Hướng (3). D. Hướng (1). Câu 12: Cuộn dây có độ tự cảm L = 2,0mH, trong đó có dòng điện cường độ 10A. Năng lượng tích lũy trong cuộn dây là A. 0,1 J. B. 100 J. C. 20 J. D. 0,01 J. Câu 13: Suất điện động cảm ứng trong một mạch kín có biểu thức A. c i e L t     B. c t e     C. ce t     D. c i e t     Câu 14: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện không đổi I chạy qua và một khung dây chữ nhật đặt bên cạnh. Khung dây sẽ chuyển động theo hướng mũi tên nào để dòng điện cảm ứng i trong khung có chiều như hình vẽ ? A. Hướng (2). B. Hướng (1). C. Hướng (3). D. Hướng (4). Câu 15: Mũi tên cho biết hướng chuyển động của nam châm lại gần hay ra xa vòng dây. Chiều dòng điện cảm ứng I trong trường hợp nào phù hợp với định luật Len-xơ ? P45 A. B. C. D. Câu 16: Dòng điện Fu-cô không có tính chất nào sau đây ? A. Xuất hiện trong khối kim loại khi đặt khối kim loại trong từ trường. B. Xuất hiện trong khối kim loại khi cho khối kim loại quay trong từ trường. C. Gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun – Len-xơ. D. Có tác dụng cản trở sự chuyển động của khối kim loại trong từ trường. Câu 17: Cho các từ trường sau: I. Từ trường xung quanh thanh nam châm; II. Từ trường xung quanh dòng điện thẳng dài; III. Từ trường xung quanh dòng điện tròn; IV. Từ trường xung quanh ống dây hình trụ có dòng điện. Những từ trường nào có dạng giống nhau ? A. II và IV B. II và III C. I và II D. I và IV Câu 18: Chọn câu phát biểu sai A. Hiện tượng tự cảm không phải là hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ là quá trình chuyển hóa cơ năng thành điện năng. C. Nếu từ thông qua một mạch kín giảm thì từ trường cảm ứng do mạch kín sinh ra cùng chiều với từ trường ban đầu. D. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ xuất hiện khi từ thông qua mạch kín biến thiên. Câu 19: Lực Lo-ren-xơ là P46 A. lực từ tác dụng lên hạt điện tích chuyển động trong từ trường. B. lực điện tác dụng lên hạt điện tích chuyển động trong điện trường. C. lực điện tác dụng lên hạt điện tích chuyển động trong từ trường. D. lực từ tác dụng lên hạt điện tích đặt trong từ trường. Câu 20: Nếu cường độ dòng điện chạy qua ống dây tăng gấp đôi thì năng lượng từ trường trong ống dây sẽ A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng gấp đôi. D. giảm một nửa. Câu 21: Từ thông qua một mạch kín giảm đều từ 0,9T xuống 0,3T trong khoảng thời gian 0,5s. Biết điện trở của mạch là r = 3Ω, dòng điện cảm ứng trong mạch có cường độ bao nhiêu ? A. i = 1,2A B. i = 0,6A C. i = 0,3A D. i = 0,4A Câu 22: Chọn câu đúng ? A. Từ thông là một đại lượng có hướng. B. Từ thông qua một mặt chỉ phụ thuộc vào độ lớn của diện tích mà không phụ thuộc vào độ nghiêng của mặt. C. Từ thông có thể dương, âm hoặc bằng không. D. Từ thông là một đại lượng luôn luôn dương vì nó tỉ lệ với số đường sức đi qua diện tích có từ thông. Câu 23: Xung quanh điện tích chuyển động luôn tồn tại A. cả điện trường lẫn từ trường. B. chỉ duy nhất điện trường. C. không có điện trường lẫn từ trường. D. chỉ duy nhất từ trường. Câu 24: Đặt giữa hai cực của nam châm một dòng điện I đi từ ngoài vào trong vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Theo quy tắc bàn tay trái thì lực từ nào được vẽ đúng ? A. B. C. D. P47 Câu 25: Hai dòng điện thẳng rất dài, song song cùng chiều và có cùng cường độ I1 = I2 = 5A. Hai dòng điện đặt cách nhau 10cm. Tại điểm M cách mỗi dây 5cm, cảm ứng từ có độ lớn là A. 10 -5 (T) B. 4.10 -5 (T) C. 0 (T) D. 2.10 -5 (T) PHỤC LỤC 4: KẾT QUẢ CÁC BÀI KIỂM TRA CỦA HS Nhóm TN STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM 15’ ĐIỂM 1 TIẾT 1 Trần Quốc Bảo 6 7 2 Nguyễn Đức Cần 6 5 3 Nguyễn Công Danh 3 5 4 Phan Thị Hoa Hướng Dương 7 4 5 Vương Thị Thùy Dương 7 5 6 Bùi Thị Đầm 5 7 7 Bùi Thị Thanh Hằng 5 6 8 Nguyễn Văn Hoàng 3 6 9 Lê Thị Cẩm Huyền 5 4 10 Nguyễn Kim Kiều 7 7 11 Phan Công Liêm 4 5 12 Nguyễn Văn Lộc 6 9 13 Đào Thị Trúc Ly 6 5 14 Nguyễn Hoàng Nam 6 6 15 Lê Thị Ái Nhi 4 6 16 Nguyễn Thị Nhung 5 3 17 Nguyễn Thành Rộng 4 9 18 Nguyễn Thị Kim Sa 6 4 19 Võ Thiện Tài 6 3 20 Lê Hoàng Thái 7 5 21 Đào Văn Thân 5 6 22 Trần Thị Thắm 7 4 23 Nguyễn Văn Thịnh 8 5 24 Hồ Văn Tính 5 6 25 Võ Minh Tuấn 6 6 26 Nguyễn Thị Ngọc Tú 5 4 27 Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 4 28 Nguyễn Thị Út 8 6 29 Nguyễn Văn Viễn 6 7 30 Nguyễn Hưng Việt 8 5 31 Đỗ Nhật Anh 7 6 32 Trần Thị Kim Anh 4 4 33 Trần Tuấn Anh 5 5 34 Đoàn Vũ Bảo 5 5 P48 35 Nguyễn Đình Diện 4 3 36 Nguyễn Thành Được 4 4 37 Lê Văn Duy 5 6 38 Phạm Duy 8 7 39 Phạm Dzu 7 7 40 Ngô Văn Hảo 5 6 41 Huỳnh Ngọc Hiếu 8 8 42 Nguyễn Văn Hóa 8 8 43 Nguyễn Chí Khiêm 6 5 44 Nguyễn Đăng Tân Khoa 6 5 45 Trần Hồng Ngọc Linh 8 7 46 Ngô Thị Hồng Loan 4 5 47 Ngô Văn Lý 6 7 48 Nguyễn Ngọc Minh 5 5 49 Lê Phượng My 8 6 50 Nguyễn Trường Nam 6 5 51 Trần Thanh Ngân 7 8 52 Nguyễn Hiếu Nghĩa 5 4 53 Phạm Tấn Phong 4 5 54 Ngô Khắc Phú 10 8 55 Hồ Quang Phúc 5 6 56 Hoàng Anh Phương 2 4 57 Nguyễn Hoàng Sơn 7 5 58 Nguyễn Minh Tân 9 8 59 Phạm Thành Thái 2 3 60 Nguyễn Minh Thành 5 4 61 Nguyễn Quang Thiện 7 6 62 Nguyễn Thịnh Tiến 7 8 63 Nguyễn Thị Bảo Trân 3 3 64 Phan Hữu Trọng 6 5 65 Phan Quốc Trung 5 4 66 Lý Anh Tuấn 5 5 67 Đỗ Thanh Xuân 5 2 Nhóm ĐC STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM 15’ ĐIỂM 1 TIẾT 1 Đặng Thị Thùy Dung 7 4 2 Nguyễn Ngọc Điệp 6 4 3 Trần Hải 5 5 4 Trương Khánh Hưng 7 7 5 Mai Văn Khánh 8 5 6 Trần Minh Khương 8 5 7 Đổng Hoàng Linh 5 4 8 Đỗ Văn Mạnh 5 7 9 Lê Hoàng Nam 6 3 P49 10 Đỗ Thị Kim Ngân 5 6 11 Hồ Phước Ngự 5 5 12 Võ Duy Nhân 5 3 13 Phạm Đức Nhã 5 5 14 Nguyễn Văn Như 5 6 15 Nguyễn Minh Nhựt 3 4 16 Võ Thị Hồng Nhung 5 4 17 Mai Hồng Ninh 6 3 18 Nguyễn Văn Đơ 6 3 19 Trần Tấn Phát 5 5 20 Huỳnh Thanh Phước 4 6 21 Võ Minh Quân 4 4 22 Nguyễn Tứ Quý 5 4 23 Lê Thanh Thanh 7 5 24 Nguyễn Trung Thoại 5 6 25 Lê Thị Tím 6 3 26 Lê Bảo Toàn 3 4 27 Trần Thanh Tú 3 4 28 Mai Kim Tuyến 4 3 29 Huỳnh Phong Vân 4 5 30 Nguyễn Thị Phương An 8 6 31 Phạm Hoàng Ân 6 5 32 Lê Nhật Anh 2 4 33 Lê Thị Hồng Cẩm 4 3 34 Nguyễn Trí Đạo 7 4 35 Nguyễn Văn Duẫn 7 7 36 Trương Tấn Dương 3 5 37 Lê Lương Mạnh Hải 5 6 38 Lê Minh Hải 4 5 39 Lê Minh Hậu 5 5 40 Cao Thị Huê 3 2 41 Đinh Thị Xuân Hương 8 6 42 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 6 5 43 Trịnh Xuân Khang 3 2 44 Phan Tuấn Kiệt 5 5 45 Nguyễn Thị Tuyết Lan 6 5 46 Lê Nguyễn Quang Long 5 6 47 Trần Mạnh Ly 3 2 48 Phạm Ngọc Mai 2 3 49 Nguyễn Hoài Nam 8 6 50 Nguyễn Quang Nhựt 3 2 51 Nguyễn Thanh Phong 3 2 52 Nguyễn Thị Thu Quyên 6 7 53 Nguyễn Thị Hương Sen 4 3 54 Nguyễn Võ Phát Tài 7 8 P50 55 Võ Minh Tâm 4 4 56 Lê Quang Thái 8 7 57 Đinh Hoàng Thọ 2 4 58 Phạm Ngọc Anh Thư 5 4 59 Nguyễn Thị Thu Trâm 8 8 60 Trần Bảo Trân 6 5 61 Bùi Thị Triệu 6 5 62 Võ Thị Thanh Trúc 8 8 63 Bùi Linh Tuấn 2 2 64 Phạm Thị Nhật Tuyền 5 4 65 Nguyễn Thị Thu Vân 7 5 PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH SỰ BẰNG NHAU CỦA CÁC PHƢƠNG SAI Giả thiết không H0: “Sự khác nhau giữa các phương sai của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, tức 2 2 tn dcS S ”. Sử dụng đại lượng kiểm định: 2 2 dc tn S F S  . [10] Ta có: 2 0,62tnS  , 2 0,67dcS  (bảng 3.4) => F = 1,08 Với mức ý nghĩa 0,10  và các bậc tự do 1 130 1 129dc dcf n     , 1 134 1 133tn tnf n     , tra bảng phân phối F, ta được 1,32 1,39F  . Do F F nên chấp nhận giả thiết H0 . Như vậy, hai nhóm TN và ĐC có phương sai bằng nhau với mức ý nghĩa 0,10 (độ tin cậy 90%). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7610.pdf