Tài liệu Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015: ... Ebook Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí liền kề thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài Vì vậy Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.
Khi mới được tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% bình quân cả nước, tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm 12,9% trong cơ cấu GDP, trình độ công nghệ, thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thấp kém, tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt dưới 100 tỷ đồng.
Xác định xuất phát điểm thấp, để tránh nguy cơ tụt hậu Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tiềm năng và lợt thế, cố gắng nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, kết quả từ năm 2000 đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với cả nước, riêng công nghiệp tốc độ phát triển đứng vào loại cao nhất nhì cả nước. GDP đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Kết quả này có được là do tác động của khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Với bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2015 Vĩnh Phúc là tỉnh có các yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp và tới năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, để đạt được điều này thì tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục khai thác các thế mạnh công nghiệp của tỉnh
Xuất phát từ lý do trên, với đề tài em đã lựa chọn đề tài: “ Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015” đề tài đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng quá trình khai thác tiềm năng thế mạnh tỉnh Vĩnh Phúc ở giai đoạn 2000 – 2010 để từ đó rút ra những kinh nghiệm và các giải pháp khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2015Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương:
Chương I: Tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương II: Thực trạng khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015.
Để hoàn thành đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Phạm Văn Vận cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là chú Nguyễn Kim Khải – Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, anh Hoàng Xuân Phú trưởng phòng Tổng hợp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cùng các anh chị phòng Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, hơn nữa trong một vài năm gần đây tỉnh Vĩnh Phúc có thay đổi về danh giới tỉnh và một số huyện nên việc cập nhật, xử lý số liệu còn gặp nhiều khó khăn và đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy cô để hoàn thiện hơn nữa chuyên đề thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
I. KHÁI NIỆM:
1. Khái niệm ngành công nghiệp:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và gần như không thể thiếu được đối với bất kì quốc gia nào. Trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia ít nhiều nói lên sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất gồm 3 loại hoạt động chủ yếu:
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy. Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tính chất tác động của hoạt động này cắt đứt các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên.
- Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội. Chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về vật chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong sinh hoạt. Quá trình chế biến từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra được một loại sản phẩm tương ứng; và cũng có thể một loại sản phẩm nào đó được tạo ra từ những loại nguyên liệu khác nhau.
- Sản xuất và phân phối điện, nước, ga: Vừa sản xuất vừa phân phối điện, nước ga cho nhu cầu sản xuất cũng như cho tiêu dùng trong đời sống hàng ngày.
Để thực hiện ba hoạt động đó, dưới tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành các ngành công nghiệp :
- Công nghiệp khai thác: Là khai thác tài nguyên khoáng sản, động, thực vật. Công nghiệp khai thác bao gồm: Khai thác các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than; khai thác các quặng kim loại; khai thác các quặng phi kim loại (chủ yếu là vật liệu xây dựng); khai thác các quặng đặc biệt.
- Công nghiệp chế biến: Là sản xuất và chế biến các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Theo nguyên tắc phân ngành kinh tế quốc dân, công nghiệp chế biến bao gồm ba ngành công nghiệp chủ yếu:
+ Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất bao gồm ngành cơ khí, chế tạo máy, các ngành kỹ thuật và điện tử. Đây là ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng hàng đầu vì nó cung cấp toàn bộ tư liệu sản xuất cho nền kinh tế.
+ Công nghiệp chế biến trên đối tượng lao động như công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm và các vật phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày như công nghiệp sản xuất gỗ, giấy, sành sứ, thủy tinh, may mặc và da giầy, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của con người.
- Công nghiệp điện, nước, ga vừa sản xuất vừa phân phối điện, nước, ga cho hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt.
Như vậy chúng ta có thể hiểu công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau.
2. Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp:
Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp được xem xét trên cả 2 mặt: Mặt kĩ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Bởi nếu xét trên góc độ tổng hợp các mối quan hệ của con người thì quá trình sản xuất là sự tổng hợp của hai mặt: Mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất.
2.1 Các đặc trưng về mặt kĩ thuật
- Đặc trưng về công nghệ sản xuất: Trong công nghiệp, chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lí hoá của con người, làm thay đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người. Công nghệ cơ lý làm thay đổi hình dạng, kích thước cũng như những biến đổi về lượng nói chung của đối tượng lao động, biến chúng thành các nguồn nguyên liệu ban đầu, song các đặc tính của chúng thì hầu như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Công nghệ hóa học tác động làm biến đổi các đặc tính ban đầu của đối tượng lao động hay nói cách khác là tạo ra những sự thay đổi về chất ở đối tượng lao động. Ngày nay, phương pháp công nghệ sinh học cũng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Công nghệ sinh học tác động vào đối tượng lao động làm biến đổi đối tượng lao động theo hướng tích cực, tức là phát huy được những đặc tính tốt và hạn chế được những đặc tính không tốt hay không cần thiết với nhu cầu của con người.
- Đặc trưng về sự biến đổi các đối tượng lao động sau mỗi chu kì sản xuất: Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp, sau mỗi chu kì sản xuất, được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang sản phẩm có công dụng cụ thể hoàn toàn khác. Hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có công dụng khác nhau.
- Về công dụng kinh tế của sản phẩm: Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở trình độ ngày càng cao của xã hội. Sản xuất công nghiệp đã biến đổi một loại nguyên liệu ban đầu thành rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, thỏa mãn được nhu cầu phong phú và đa dạng của con người.
Như vậy, sản xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó.
2.2 Đặc trưng kinh tế xã hội của sản xuất công nghiệp
- Do các đặc điểm về mặt kĩ thuật của sản xuất như đã nêu trên, trong quá trình phát triển, công nghiệp luôn luôn là ngành có điều kiện phát triển về kĩ thuật, tổ chức sản xuất; lực lượng sản xuất phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn.
Cũng do đặc điểm kĩ thuật của sản xuất, công nghiệp đào tạo ra được một đội ngũ lao động có tính tổ chức, kỉ luật cao, có tác phong lao động “công nghiệp”. Đội ngũ lao động đó trong giai cấp công nhân luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia.
- Cũng do đặc trưng kĩ thuật sản xuất về công nghệ và sự biến đổi về đối tượng lao động, trong công nghiệp có điều kiện và cần thiết phải phân công lao động ngày càng sâu, tạo điều kiện, tiền đề để phát triển nền sản xuất hàng hoá ở trình độ và tính chất cao hơn các ngành khác.
Việc nghiên cứu các đặc trưng về mặt kinh tế - xã hội của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực trong tổ chức sản xuất cũng như trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Trong hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp cũng như thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp không thể không xem xét tới các đặc trưng này.
3. Vai trò của công nghiệp trong phát triển Kinh tế:
Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng trong nền Kinh tế Quốc dân, là một bộ phận hợp thành cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành mũi nhọn có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. Công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất đi lên sản xuất theo quy mô lớn và hiện đại.
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp vừa là ngành khai thác tài nguyên, vừa là ngành tiếp tục chế biến các nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra vật phẩm cuối cùng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
- Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích lũy vốn để phát triển kinh tế, đóng góp lớn vào thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, tạo ra các nguồn thu từ xuất khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế đi lên sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Bởi trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác đi lên nền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
3.1 Vai trò cung cấp tư liệu sản xuất:
Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ sản xuất, công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, cho nên công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển công nghiệp càng cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại và tiện dụng - mà cao nhất là tự động hóa, có thể nâng cao năng suất lao động cũng như tạo ra sự vượt trội về sản phẩm công nghiệp. Vai trò là ngành kinh tế duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất cho thấy công nghiệp là ngành kinh tế không thể thiếu được đối với bất kỳ quốc gia nào. Quốc gia không thể phát triển các ngành kinh tế nếu công nghiệp lạc hậu, kém phát triển. Bởi không có tư liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công nghiệp không phát triển thì không tạo ra được những tư liệu sản xuất phục vụ các ngành kinh tế khác, sản xuất chỉ ở mức thủ công, năng suất thấp và không tận dụng hết được khả năng sản xuất cũng như không có cơ hội phát triển một số ngành nghề đòi hỏi trình độ cao của công nghệ sản xuất. Vì thế, trình độ phát triển công nghiệp thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của rất nhiều ngành nghề cũng như các ngành kinh tế của một quốc gia nói chung.
Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp đã và đang đưa thế giới bước vào trình độ sản xuất cao nhất, đó là các tư liệu sản xuất có khả năng thay thế hoàn toàn hoặc phần lớn cho sức lao động của con người, đó chính là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các tư liệu sản xuất có khả năng tự động hóa trong một số khâu sản xuất hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Thiết bị tự động hóa thể hiện sự phát triển kỳ diệu của công nghiệp trong việc tạo ra tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành sản xuất khác trong đó có cả công nghiệp. Công nghiệp càng phát triển thì trình độ tư liệu sản xuất tương ứng càng cao và ngược lại, yếu tố này có tác động rất lớn tới trình độ sản xuất nông nghiệp.
3.2 Vai trò phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Đảng ta chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu động, thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa. Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như: Phân bón, kỹ thuật, cũng như những cải tiến làm nâng cao năng suất trong nông nghiệp; Ngoài ra CN còn có vai trò xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa. Ngày nay nhờ có CN cung cấp máy móc, trang thiết bị hiện đại mà công việc sản xuất nông nghiệp đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Cơ giới hóa giảm bớt thời gian, công sức người nông dân bỏ ra cho sản xuất nông nghiệp, như việc tạo ra máy gặt lúa, tuốt lúa, việc nghiên cứu thành công thuốc trừ sâu, trừ cỏ...
- Công nghiệp cũng góp phần điều chỉnh và tác động vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp ngày nay đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, tạo ra những cây trồng vật nuôi cú đặc tính ưu việt như: thịt lợn siêu nạc, gà siêu trứng, các loại hoa quả trái vụ và một số loại quả không hạt, các loại hoa đa sắc màu...
- Công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Như chúng ta biết, nếu cứ để các sản phẩm nông nghiệp ở dạng nguyên thủy thì giá trị sản phẩm thấp. Công nghiệp chế biến đã tạo ra những sản phẩm có giỏ trị từ các sản phẩm nông nghiệp, làm gia tăng giá trị các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. Công nghiệp cũng góp phần tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Như chúng ta biết, sản phẩm nông nghiệp thường có tính thời vụ và không thể bảo quản lâu được do đặc tính sinh học. Nếu không có công nghiệp chế biến các sản phẩm của nông nghiệp thì sản phẩm nông nghiệp không thể tồn tại lâu dài được, dẫn tới tình trạng tồn đọng và mau hỏng. Nhất là các loại hoa quả không thể để lâu.
3.3 Vai trò cung cấp hàng tiêu dùng
Sản xuất nông nghiệp chỉ cung cấp cho con người những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người còn công nghiệp cung cấp cho chúng ta hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng da dạng và phong phú của con người. Mọi sản phẩm chúng ta tiêu dùng trong sinh hoạt phục vụ cho ăn uống, đi lại, giải trí đều có vai trò cung cấp to lớn của công nghiệp. Trước đây, khi công nghiệp chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo thì những sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng chủ yếu là chỉ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con người.
Công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa dạng, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và càng được nâng cao về chất lượng. Điều đó cho thấy công nghiệp có vai trò cực kì quan trọng trong việc cung cấp những vật phẩm tiêu dùng cho con người. Công nghiệp phát triển cũng làm tăng năng lực của con người và tiết kiệm được nhiều thời gian trong các hoạt động hàng ngày như vui chơi, làm việc, đi lại...
3.4. Thu hút lao động nông nghiệp
Công nghiệp đã tác động vào sản xuất nông nghiệp làm tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lao động của người nông dân nhờ nâng cao năng suất lao động. Điều đó làm cho người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế khác, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân. Đồng thời là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghiệp đã làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh. Người nông dân mất đất trở thành thất nghiệp. Khi đó, công nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho các lao động nông nghiệp, biến các lao động nông nghiệp thành các công nhân công nghiệp.
Thực tế cho thấy tốc độ tăng lao động công nghiệp luôn lớn hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành kinh tế khác. Bởi công nghiệp có khả năng phát triển vượt trội và có khả năng tạo ra nhiều ngành sản xuất mới.
Theo quy luật phát triển và xu thế phát triển chung của các quốc gia trên thế giới, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm dần và tỷ trọng công nghiệp sẽ ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một vùng. Sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho sự phát triển như vũ bão của công nghiệp. Bởi khi các nhu cầu cơ bản - nhất là nhu cầu về lương thực, thực phẩm đó được thỏa mãn thì vai trũ cung cấp các vật phẩm thô phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nông nghiệp cũng sẽ dần nhường chỗ cho những nhu cầu khác cao hơn, do chính sản xuất công nghiệp đem đến cho chúng ta.
Từ đó ta thấy rằng không chỉ thu hút lao động cho nông nghiệp mà công nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có tính chiến lược của nền kinh tế xã hội như: Tăng thu nhập dân cư và ổn định xã hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi … cũng như những vấn đề bức xúc trong xã hội nảy sinh do dư thừa lao động nông nghiệp gây ra như các tệ nạn xã hội, các vấn đề về truyền thống đạo đức phát sinh ở nông thôn...
3.5. Công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội
Khi xem xét vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế thì không thể không nhắc tới vai trò to lớn của quá trình công nghiệp hoá. Khi nói đến công nghiệp là nói đến một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, còn khi nói đến công nghiệp hoá là nói đến quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và quản lí từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học kĩ thuật để tạo ra năng suất lao động cao và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao.
Nói cách khác, công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và đô thị hoá, ngày càng hiện đại tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, là nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh, hiệu quả bền vững của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Vai trò của công nghiệp hoá được thể hiện qua các mặt sau:
- Công nghiệp hoá với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Công nghiệp hoá chính là chìa khoá để phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và công nghiệp Việt Nam nói riêng. Vì nâng cao năng suất lao động trong công nghiệp là chìa khoá dẫn đến sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng sức mua, mở rộng thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ. Đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến. Vì đây là ngành tạo ra khả năng thay thế nhập khẩu có hiệu quả và cũng là ngành có khả năng xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, làm tăng giá trị nông sản phẩm. Công nghiệp chế biến còn là ngành tạo ra tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, việc tạo ra những tư liệu sản xuất có trình độ hiện đại tạo điều kiện cho các ngnàh kinh tế khác cùng phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
Công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều trong tổng sản phẩm quốc dân là điều kiện để thu nhập theo đầu người nâng cao, Do đó, sự phát triển của công nghiệp tất yếu đem lại những cải thiện về đời sống kinh tế xã hội.
- Công nghiệp hoá làm gia tăng giá trị mặt hàng của mọi lĩnh vực sản xuất
Công nghiệp hoá làm gia tăng giá trị mặt hàng của mọi lĩnh vực sản xuất. Bởi vì khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường được quyết định bởi mức độ công nghiệp hoá mà biểu hiện chính là trình độ cộng nghệ. Công nghiệp hóa càng được thực hiện mạnh mẽ thì các lĩnh vực sản xuất khác càng có nhiều cơ hội để áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất. Trình độ công nghệ càng cao, mức độ biến đổi đối tượng lao động càng mạnh mẽ, chất lượng hàng hoá càng có điều kiện được nâng lên cũng như mẫu mã kiểu dáng càng phong phú đa dạng hơn, đồng thời giá thành sản phẩm càng hạ do năng suất lao động được cải thiện. Chất lượng và giá cả lại là 2 yếu tố cơ bản để thắng trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
- Công nghiệp hoá thúc đẩy đa dạng hoá các mặt hàng
Quá trình công nghiệp hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bởi vì ngày nay chúng ta phải sản xuất và bán ra những sản phẩm thị trường cần chứ không phải những cái chúng ta có. Do vậy công nghiệp hoá sẽ thúc đẩy thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy quá trình đa dạng hoá các mặt hàng, sản xuất ra nhiều mặt hàng mới có chất lượng cao, nâng cao khả năng bảo quản đối với các sản phẩm nông nghiệp nên giúp cho việc xuất khẩu thuận lợi hơn. Đối với Việt Nam cũng như các nước phát triển nói chung, công nghiệp hoá không chỉ là một phương tiện để tăng thu nhập, tăng khối lượng và số lượng hàng hoá, mà còn là một phương thức để hiện đại hoá cơ cấu sản xuất, thay đổi tập quán kinh tế xã hội cũng như thói quen tiêu dùng của dân cư.
- Công nghiệp hoá với quá trình đô thị hoá
Thông qua phân bố sản xuất công nghiệp, công nghiệp hoá còn thúc đẩy phân bố dân cư ở các vùng cũng như thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng thực hiện đô thị hoá đất nước.
Thực tế cho thấy quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra song song với nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển song song đó là:
- Khi đặt công nghiệp ở thành phố sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí tuyển dụng công nhân, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng...
- Việc đặt các xí nghiệp gần nhau sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn do gần nơi cung cấp nguyên vật liệu, gần nơi sửa chữa, có nhiều thông tin...
- Đời sống thành phố thường tốt hơn, hấp dẫn nhiều lao động ngoại tỉnh, điều đó đã thúc đẩy đô thị hoá. Mặt khác, cũng tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất công nghiệp ở các thành phố, thúc đẩy công nghiệp phát triển cũng như đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá.
- Công nghiệp hoá với giải quyết việc làm
Thực tế cho thấy tốc độ tăng việc làm trong công nghiệp tăng nhanh hơn tổng việc làm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá có tác dụng tích cực trong giải quyết việc làm. Mặt khác, công nghiệp còn là ngành duy nhất tạo ra công cụ lao động, phương tiện sản xuất trang bị kĩ thuật cho các ngành, thúc đẩy tạo ra nhiều ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm.
- Công nghiệp hoá với việc nâng cao mức sống của xã hội
Đẩy mạnh công nghiệp hoá tất yếu tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, do đó đem đến những cải thiện về mức sống của dân cư. Như đối với Việt Nam, trước thời kì công nghiệp hoá mức sống của người dân Việt Nam rất thấp so với các nước khác, như máy điện thoại, máy thu thanh trên 1000 dân, mức calo/ một người trong giai đoạn 1968-1987 các nước tăng 30% trong khi Việt Nam chỉ tăng từ 12%-13,9%. Nhưng tình hình đã thay đổi hẳn từ năm 1988 đến nay, việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá đã đem lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế cũng như góp phần nâng cao mức sống của dân cư. Đến nay, Việt Nam đã đạt được: 1 điện thoại / 80 người dân; tỉ lệ biết chữ chiếm đến 95%; một máy thu hình /40 dân và mức calo đạt trung bình là 2500. Như vậy công nghiệp hoá có vai trò rất quan trọng tác động trực tiếp tới việc nâng cao mức sống của dân cư trong xã hội.
Bên cạnh đó công nghiệp hoá còn tạo ra khả năng đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của con người. Bởi vì sự phát triển của công nghiệp đã làm đa dạng hoá hơn các sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
- Công nghiệp hoá với việc nâng cao chất lượng cuộc sống
Công nghiệp hoá dẫn đến sự thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống: thu nhập theo đầu người tăng lên, tỉ lệ học sinh, tỉ lệ bác sĩ/1000 người tăng, có thêm nhiều hình thức vui chơi giải trí, các hình thức dịch vụ cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn và được đáp ứng tốt hơn... làm cho chất lượng cuộc sống tăng lên. Tuy nhiên, xu hướng này còn tuỳ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi nước. Theo quy luật Kuznet thì ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa sự phân hoá giàu nghèo sẽ lớn, nên một bộ phận dân cư có thể rơi vào tình trạng đời sống ngày càng khó khăn do cách biệt quá lớn. Nhưng khi kinh tế phát triển đến trình độ cao hơn, khoảng cách giàu nghèo sẽ dần được thu hẹp. Do vậy công nghiệp hoá có vai trò cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người trong nền kinh tế tạo ra sự phát triển ổn định lâu dài.
II. TIỀM NĂNG THẾ MẠNH TỈNH VĨNH PHÚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP:
1. Quan niệm về tiềm năng thế mạnh phát triển ngành công nghiệp:
- Tiềm năng phát triển được đánh giá bởi: Tiềm lực kinh tế hiện tại, mức huy động vốn, khả năng về tài chính và tiền tệ, khuôn khổ pháp lý, môi trường pháp lý có phù hợp với việc thu hút vốn đầu tư cũng như triển khai các hoạt động sản xuất và dịch vụ hay không, cơ chế quản lý hoàn thiện (theo nghĩa phù hợp với thị trường hay vẫn quan liêu làm méo mó các quyết định sản xuất). Những khó khăn trong hội nhập với khu vực và thế giới.
- Thế mạnh phát triển công nghiệp: Là nói đến yếu tố bên trong, nội lực có thể phát huy mục đích phát triển các chuyên ngành công nghiệp. Lợi thế bao gồm các điều kiện, nhân tố phát triển vật chất và phi vật chất. Khi nói đến lợi thế là nói đến tương quan so sánh với nước khác hay phân tích các nội dung cụ thể như: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ, quản lý… An ninh và ổn định chính trị là một điều kiện tiên quyết. Đó là một yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Sự đảm bảo về an ninh và ổn định chính trị sẽ cho phép tạo ra môi trường thuận lợi, lợi thế về thu hút vốn đầu tư.
Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm các yếu tố rộng lớn về vị trí địa hình, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, khoáng sản, năng lượng, tài nguyên rừng biển,… nhân tố lao động cũng là lợi thế. Lợi thế tài nguyên thiên nhiên sẽ quyết định cơ cấu kinh tế.
- Cơ hội phát triển: Là những điều kiện thuận lợi bên ngoài. Vị thế của đất nước trên trường quốc tế, cho phép phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng.
2. Các lợi thế phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:
2.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Với diện tích tự nhiên 1.231,76 km2 , Vĩnh Phúc nằm tại đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc bộ và tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang về phía Bắc, Phú Thọ về phía Tây và Hà Nội về phía Đông và phía Nam
Dân số của tỉnh tính theo điều tra 1/4/2009 là 1.000,8 ngàn người với mật độ dân số 813 người/km2 dự kiến tới năm 2010 là 1012 ngàn người mật độ dân số là 823 người/km2 , phân bổ ở 3 khu vực: Đồng bằng 55,7%, trung du 21,8%, miền núi 22,5%, với trên 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là người Kinh.
Về mặt hành chính hiện nay Vĩnh Phúc có 9 huyện thị, 152 xã phường thị trấn, trong đó có hai huyện và 39 xã miền núi. Khu vực trung tâm của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối quan trọng giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hang không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội thuc đẩy tiến trình đô thị hóa, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép đất đai, dân số,…
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc đồng thời, sự phát triển tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng, QL2 Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với vị trí địa lý nằm sát thủ đô Hà Nội, Vĩnh phúc có các tuyến giao thông rất thuận lợi cho việc thông thương: đường bộ có quốc lộ 2, đường thuỷ có sông Lô, sông Hồng, đường sắt có tuyến Hà Nội - Lào Cai đi qua, từ trung tâm tỉnh đến sân bay Quốc tế Nội bài chỉ 25 km, tuy không có cảng biển nhưng có thể tận dụng đường cao tốc nối từ sân bay Nội Bài đến cảng Cái Lân.
Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của tỉnh. Đây là nguồn lực đặc biệt và lợi thế riêng của tỉnh._..
2.1.2. Địa hình:
Tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và các vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi.
Vùng núi cao có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp 17.400ha, đất lâm nghiệp 20.300 ha) bằng 53% diện tích tự nhiên của tỉnh, chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô, 4 xã huyện Bình Xuyên một xã của thị xã Phúc Yên. Đây là vùng địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thong.
Với diện tích tự nhiên 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000 ha), vùng trung du chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thành phố Vĩnh Yên (9 phường xã), một phần huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô và thị xã Phúc Yên , trong đó phần diện tích đất nông nghiệp rộng có thể phát triển cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Quỹ đất đồi của vùng cũng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị ngoài ra trong vùng còn có nhiều hồ lớn có tác dụng cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, một phần thị xã Phúc Yên. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và thuận lợi trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị.
2.1.3. Khí hậu:
Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, với khí hậu trong năm được chia ra làm bốn mùa, trong đó có hai mùa rõ rệt, mùa nóng có mưa nhiều từ tháng tư đến tháng mười một và mùa lạnh có mưa ít từ tháng mười hai đến tháng ba. Lượng mưa trung bình hàng năm tại khu vực này dao động từ 1.500ml đến 1.700ml, riêng tại các vùng núi cao, lượng mưa lên tới 3.000ml vào thời gian mưa cao điểm từ tháng sáu đến tháng mười.
Nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 23,2oC, riêng vùng núi Tam Đảo với độ cao 900m có nhiệt độ trung bình thấp hơn, khoảng 18,2oC.
Số giờ nắng trong năm là 1.400 - 1.800 giờ, tại vùng núi Tam Đảo, số giờ nắng thấp hơn, chỉ 1.000 - 1.400 giờ.
Độ ẩm tương đối trung bình dao động từ 84% đến 85%.
Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng còn giữ nét hoang sơ, đã khai thác làm nơi nghỉ mát từ lâu nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
2.1.4 Thủy văn:
Hệ thống sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú và phụ thuộc vào hai sông chính là sông Hồng và sông Lô.
Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 50 km đã đem phù xa bồi màu mỡ bồi đắp cho đất đai. Cùng với lượng mưa tập trung, nước sông Hồng tràn về có khả năng gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường,Yên Lạc).
Sông Lô chạy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 34 km, Sông Lô có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh (nhất là khu vực đầu nguồn) nên lũ sông Lô lên xuống rất nhanh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có sông nhỏ như sông Phan, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy…, có mức độ tác động đến chế độ thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô nhưng tác dụng về mặt thuỷ lợi lại rất lớn. Hệ thống sông suối này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre cung cấp nước cho đồng ruộng, tiêu úng cho mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó hệ thống hồ, đầm như Đại Lải, Thanh Lanh, làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thuỷ là nguồn dự trữ nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô.
2.1.5 Tài nguyên nước:
Tỉnh Vĩnh Phúc có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (với lưu lượng lớn nhất 20.000m3/giây và sông Lô (với lưu lượng lớn nhất 6.000 m3/giây). Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50 km và sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc là 35 km. Ngoài ra còn có những sông nhỏ như sông Phó Đáy, Sông Phan - Cà Lồ và các chi lưu tạo ra nguồn cung cấp nước ở diện rộng. Trong tỉnh còn có nhiều hồ dự trữ lớn như hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Vân Trục, hồ Liễn Sơn (Lập Thạch), hồ Đầm Vạc (Vĩnh Yên) có tác dụng điều tiết nước.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, nhưng cũng đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Hiện nay mức cấp nước sạch vẫn còn rất thấp so với nhu cầu, nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan tay.
Nguồn nước của tỉnh Vĩnh Phúc phân bố không đồng đều trong các vùng. Vùng đồng bằng nguồn nước nhiều, các vùng núi lượng nước ít hơn.
2.1.6 Tài nguyên khoáng sản:
Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên khoáng sản không phong phú, chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản xây dựng của tỉnh được đánh giá là loại tốt của Việt Nam, ngoài ra cũng có khoáng sản quý hiếm như thiếc vàng nhưng trữ lượng quá nhỏ khai thác không có hiệu quả.
Vĩnh Phúc có 35 mỏ và điểm quặng khoáng sản có thể khai thác làm vật liệu xây dựng:
- Sét gạch ngói có 10 mỏ, tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, có thể sản xuất 200 triệu viên gạch trong 150 năm. Đặc điểm của sét gạch ngói Vĩnh Phúc là thân quặng nằm nông ngay dưới lớp đất trồng, nên việc khai thác rất thuận lợi.
- Cao lanh có 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó có mỏ Định Trung đang được khai thác. Đây là mỏ cao lanh có chất lượng tốt, điều kiện khai thác lộ thiên rất thuận lợi, dùng trong công nghiệp gốm sứ xây dựng.
- Pegmatit (Fenspat) có 5 mỏ nhỏ, chưa đánh giá được trữ lượng cụ thể.
- Puzolan có 6 mỏ, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn, phân bố ở vùng gò đồi thấp thuộc thị xã Vĩnh Yên, Hương Canh, Mậu Thông… Puzolan có thể sử dụng làm phụ gia hoạt tính cho xi măng.
- Cát cuội sỏi xây dựng có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, được phân bố ở ven các suối, kéo dài vài trăm mét đến 3.000 m, chiều dầy từ 1m đến 2,5 m. Cát vàng nằm xen kẽ các điểm cuội sỏi, có trữ lượng thấp. Các điểm cát cuội sỏi, cát vàng hiện đang được khai thác cho xây dựng và có chất lượng tốt.
- Đá xây dựng và đá ốp lát có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m3. Đá xây dựng và đá ốp lát gồm 2 loại: granit và riolit. Đá granit có một điểm ở Núi Sáng, đã được tìm kiếm sơ bộ, chưa đánh giá trữ lượng và khả năng sử dụng. Đá riolit có 2 mỏ ở Tam Đảo (Xạ Hương) và núi Thằn Lằn. Điểm Tam Đảo thuộc dải núi Tam Đảo nằm trong vườn cấm quốc gia nên không thể khai thác được. Điểm núi Thằn Lằn có trữ lượng khoảng 300 triệu m3, điểm này đang được khai thác.
- Đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3. Mỏ Đồng Dao phân bố trên diện tích 1 triệu m2, chiều dầy 1,5m - 3,9m. Các điểm mỏ khác ở vùng Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và Mê Linh kém triển vọng.
- Barit có 2 mỏ nhưng chưa xác định trữ lượng.
- Than, có than đá và than bùn. Than đá có một điểm ở Vĩnh Ninh ( huyện Vĩnh Tường), trữ lượng rất nhỏ, không có triển vọng sử dụng. Than bùn có một điểm ở Hoàng Đan (huyện Tam Dương), trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt…
2.1.7 Tài nguyên đất đai:
- Quỹ đất:
Những năm qua cơ cấu sử dụng đất biến động, có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất công nghiệp, dịch vụ.
Do việc sử dụng đất còn chưa hợp lý, một số vùng đất đã bị nghèo hoá, cho năng suất thấp. Hiện nay Đất canh tác không mầu mỡ, đất nghèo mùn chiếm tới 57%. Tuy vậy vẫn còn nhiều tiềm năng cho thâm canh cây trồng vật nuôi trên diện tích đang sử dụng.
Diện tích đất chưa sử dụng có thể sử dụng vào việc mở rộng diện tích canh tác và xây dựng các cơ sở công nghiệp. Nền kinh tế Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển nhanh do phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế vị trí địa lý và quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp – diện tích đất chưa sử dụng giảm mỗi năm bình quân 847,62 ha.
- Tiềm năng nguyên liệu cho công nghiệp từ đất:
+ Trồng trọt
Theo số liệu trong Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008 và các số liệu dự báo, diện tích và sản lượng các loại cây trồng đến năm 2010 như sau:
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng qua các năm
STT
Loại cây trồng
Năm 2003
Năm 2005
UTH Năm 2010
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
1
Lúa
74.187,7
357.623,8
72.000
420.000
73.000
440.000
2
Ngô
18.719,5
63.549,4
16.500
62.000
18.000
72.000
3
Khoai lang
6.021,0
49.710,9
5.800
52.200
5.800
52.200
4
Sắn
2.215,0
21.685,0
2000
19.000
2.000
19.000
5
Rau xanh
8.496,2
137.862,2
10.000
160.000
12.000
192.000
6
Mía
172,3
9.420,0
258
18.000
260
18.200
7
Lạc
3.858,8
4.706,2
4.000
4.800
4.500
6.750
8
Đậu tương
5.659,5
7.560,8
6.000
9.600
6.500
12.350
9
Cây ăn quả
4.804,9
63.502,7
8.000
62.000
10.000
80.000
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
Như vậy diện tích các loại cây trồng có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhưng năng xuất của các loại cây trồng quan trọng như lúa lại có xu hướng tăng lên. Điển hình như lúa: Năng suất hiện nay là 6 tấn/ha thuộc diện cao của Đồng bằng Bắc bộ. Điều này cho thấy điều kiện thâm canh, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tương đối phát triển so với khu vực.
+ Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc phải phát triển cân đối và tương xứng với ngành trồng trọt, trở thành ngành sản xuất thứ hai sau trồng lúa, thoả mãn nhu cầu thực phẩm của địa phương và dành một phần làm hàng hoá, tạo nguồn đáp ứng cho việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.
Bảng 1.2: Sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm.
TT
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2005
Năm 2010
A
Đàn gia súc, gia cầm
1
Đàn trâu
Con
33.232
34.000
30.000
2
Đàn bò
Con
121.385
141.200
160.000
3
Đàn lợn
Con
496.154
526.000
760.000
4
Đàn gia cầm
Con
6.028.800
6.600.000
10.000.000
B
Sản phẩm chăn nuôi
1
Thịt lợn hơi
Tấn
42.290,3
32.000
35.000
2
Thịt gia súc, gia cầm
Tấn
13.277,1
10.800
12.000
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
2.1.8 Tài nguyên lâm nghiệp:
Tính đến 1/8/2008 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó: diện tích rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha,rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha, rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Trong đó phải kể tới rừng quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm. Là lá phổi bảo vệ môi sinh, điều hòa khí hậu cũng là trung tâm du lịch của tỉnh, khu rừng cấm quốc gia Tam Đảo có nhiều loại dược liệu và các loại động thực vật quý hiếm, là nguồn dược liệu quý cho phát triển công nghiệp dược phẩm.
Rừng của tỉnh Vĩnh Phúc không lớn, sản lượng khai thác từ rừng không nhiều, nhưng cũng góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh, hỗ trợ tới phát triển công nghiệp toàn tỉnh.
2.1.9 Tài nguyên du lịch:
Thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc,... Những danh lam thắng cảnh của Vĩnh Phúc đã hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan và nghỉ ngơi, đặc biệt những khu du lịch đã được khai thác lâu năm như khu du lich Tam Đảo ( từ thời Pháp thuộc) và những khu du lich mới được xây dựng tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là một lợi thế, động lực thúc đẩy các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn Vĩnh Phúc.
2.2. Dân số và nguồn nhân lực:
Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động. Tính đến 31/12/2008 số người có khả năng lao động trong toàn tỉnh là 703.660 người ( chiếm 69,4% dân số toàn tỉnh) trong đó số người trong độ tuổi lao động là 681,06 người( chiếm 96,79%) . Hơn nữa nguồn lao động của tỉnh rất dồi dào, hàng năm số người đến tuổi lao động được bổ sung vào nguồn là 200.000 người/ năm. Số lao động này chủ yếu là lao động có trình độ văn hóa, cần cù, chịu khó mang dáng vóc, tác phong công nghiệp. Trong những năm qua tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đã giảm mạnh nhưng vẫn còn ở mức cao ( chiếm 62,5 %) . Thông qua các chủ trương chính sách đào tạo nghề của tỉnh đã mang lại những dấu hiệu tích cực cho việc chuyển lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực khác, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Dự kiến dân số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 sẽ đạt 1.012 ngàn người.
Bảng 1.3: Dân số và lao động tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2010
STT
Đơn vị
2000
2005
2010
1
Nguồn lao động
Nghìn người
567
631
676
2
Dân số trong độ tuổi lao động
Nghìn Người
542,3
648
718
So với dân số
%
57,88
64,09
67,74
3
Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Nghìn Người
493,4
569
625
So với dân số
%
52,90
58,17
63,43
4.
Cơ cấu sử dụng lao động
%
100,00
100,00
100,00
- Nông lâm ngư nghiệp
%
85,7
59,2
46,4
- Công nghiệp và xây dựng
%
6,5
16,6
25.5
- Dịch vụ
%
7,8
24,2
28,1
Nguồn: - Dự Thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Theo số liệu dân số có thể thấy được quy mô dân số tỉnh Vĩnh Phúc ở mức độ trung bình, dân số tương đối trẻ đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động. Về chất lượng lao động,năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt khoảng 36,4% lực lượng lao động trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông lâm ngư nghiệp đạt khoảng 14,76%. Tới năm 2008 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể đạt 42,9%. Dự kiến năm 2010 tỷ lệ này là 51,2%.
Trình độ học vấn của người dân Vĩnh Phúc tương đối cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và THCS đạt trên 99%. THPT đạt trên 95% trong năm học 2008 – 2009. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh tăng, liên tục có các học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế. có tỷ lệ học sinh đố đại học, cao đẳng đạt 0,67 học sinh / 100 dân ( tỷ lệ cao trong cả nước) và là tỉnh thứ 13 trong cả nước được công nhận phổ cập THCS- năm 2002 sớm hơn kế hoạch 1 năm Cùng với tốc độ gia tăng dân số, mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động.
Hàng năm nguồn lao động mới được bổ sung là các thanh niên tốt nghiệp phổ thông, có sức khoẻ, có kiến thức cơ bản. Nguồn lao động có văn hoá được bổ sung hàng năm là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, đây đồng thời cũng là thách thức lớn đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Bởi vì cùng với số lao động còn thiếu việc làm (do chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở nông thôn) hiện nay, ngoài lợi thế về nguồn lực sẵn có thì lực lượng lao động tăng thêm hàng năm sẽ gây áp lực lớn đối với tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và đòi hỏi tỉnh phải đầu tư lớn cho phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo dạy nghề.
2.3 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
2.3.1. Giao thông:
Hệ thống giao thông tỉnh Vĩnh Phúc có cả đường bộ, đường sắt và đường sông nên giao thông vận tải rất thuận lợi.
Tổng chiều dài đường bộ là 4058,4km, trong đó quốc lộ bao gồm 4 tuyến ( QL2, QL2B, QL2C và QL23) với tổng chiều dài là 105,3 km; đường tỉnh bao gồm 18 tuyến với tổng chiều dài là 297,55km, đường đô thị là 103,5km, đường huyện là 426km, đường xã là 3136km. Hiện nay tuyến đường Xuyên Á qua tỉnh đang trong quá trình chiển khai, trong tương lai tuyến đường xuyên á và cầu Vĩnh Thịnh (cầu nối giữa Hà Tây và huyện Vĩnh Tường – dự kiến được xây dựng vào năm 2011) sẽ tạo cơ hội cho việc mở rộng thị trường của các ngành công nghiệp tiềm năng, Đây cũng là 2 con đường được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của tỉnh.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai cũng chạy qua 5/9 đơn vị hành chính của tỉnh. Đây là tuyến đường sắt huyết mạch của quốc gia nối giữa thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc với Trung Quốc.
Giao thông đường thủy: Tỉnh có 2 tuyến sông chính cấp II do TW quản lý là sông Hồng( 30km) và sông Lô (34km). và các tuyến sông địa phương như sông Cà Lồ( 27km), sông Phó Đáy (32km). bến cảng hiện tại có 2 cảng là Vĩnh Thịnh trên sông Hồng và Như Thụy trên sông Lô. Hệ thống giao thong thủy còn khai thác hạn chế và đầu tư thấp nhưng trong tương lai sẽ có nhiều tác động vào phát triển KTXH tỉnh.
2.3.2. Điện lực:
Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh có lưới điện phát triển trong hệ thống điện miền Bắc. Hiện nay toàn tỉnh có 100% xã phường có điện lưới quốc gia.
Lưới điện của tỉnh hiện nay bao gồm các cấp điện áp 110, 35, 22, 10 và 6 kV. Lưới 6 kV tồn tại ở thị xã Phúc Yên, lưới 35,10kV tồn tại khắp các huyện thị trong tỉnh. Lưới 35,10 kV hiện chỉ có ở khu công nghiệp và các vùng lân cận. Đường dây 220kV và các đường dây 110kV đều vận hành tốt, ổn định và vừa tải Các trạm biến áp 110kV hiện tại gồm có trạm Vĩnh Yên , trạm Phúc Yên, trạm Lập Thạch, hiện nay đang xây dựng thêm 2 trạm 110kV tại Vĩnh Tường và Bình Xuyên. Để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh thì trạm biến áp tại khu vực đông Bắc tỉnh cũng được đi vào hoạt động.
Ngoài ra, hỗ trợ cấp điện cho Vĩnh Phúc còn có 02 đường dây 35KV từ trạm 110KV Việt Trì (Phú Thọ) và 01 đường dây 35KV từ trạm 110KV Đông Anh (Hà Nội), trong đó chủ yếu là nguồn Việt Trì, nguồn Đông Anh chỉ để dự phòng khi xảy ra sự cố trạm Vĩnh Yên.
2.3.3. Thông tin liên lạc:
Mạng lưới thông tin đã phủ kín toàn bộ các xã trong tỉnh, đủ điều kiện liên lạc trong và ngoài nước. theo thống kê năm 2008 tất cả các xã đã có điểm phục vụ, với 176 điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân là 1,7 -1,5 km/điểm. Mạng viễn thong phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại. trong tỉnh có đầy đủ các mạng điện thoại di động hiện có trong nước, đến cuối năm 2008 toàn tỉnh có khoảng 432 trạm BTS, cơ bản đảm bao thong tin thong suốt trên toàn tỉnh.Mật độ điện thoại đến cuối năm 2009 là 75 máy/100 dân. Cơ bản đáp ứng được điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
2.3.4. Tình hình cung cấp nước sạch:
Hiện nay tỉnh có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên có công suất sau khi mở rộng đạt 116.000 m3/ngày đêm
Nhà máy nước Phúc Yên có công suất 106.000 m3/ngày đêm
Hiện nay, nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan và các nguồn nước mặt, đáp ứng đủ nhu cầu cho thủy lợi nhưng mức cung cấp nước sạch vẫn còn thấp so với nhu cầu Trữ lượng nước ngầm nước mặt ở các địa bàn trong tỉnh nói chung đủ để cung cấp cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.
2.4. Thị trường tiêu thụ:
Mặc dù dân số trong toàn tỉnh không cao nhưng trong những năm qua với các dự án đấu tư vào tỉnh đã tạo điều kiện hình thành các trung tâm công nghiệp lớn như: Công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy ( với 4 nhà máy đang đi vào hoạt động Honda, Toyota, Daewoo, Piaggio và nhiều nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng), trung tâm vật liệu xây dựng lớn ( tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, Prime group…) và hiện nay đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm viễn thông công nghệ cao..
- Có thể thấy giá trị sản xuất công nghiệp do các dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước hàng năm tạo ra chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Thu ngân sách từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tình, Các sản phẩm truyền thống như gạch, ngói, vật liệu xây dựng, gạch ốp lát sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp như ô tô, xe máy, linh kiện điện tử… của các doanh nghiệp FDI như: công ty Toyota Việt Nam, công ty Honda,công ty Nisin… và các doanh nghiệp DDI như tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, công ty ống thép Việt Đức, công ty cổ phần gạch men Thăng Long… luôn tăng trưởng ổn định trong thời gian qua chứng tỏ chúng đã chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dung trong nước. bên cạnh đó mặt hàng xuất khẩu cũng tăng dần
- Kim ngạch xuất khẩu : do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên 85% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh.
Bảng 1.4: Giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng CN
Đơn vị : triệu USD
Năm
Giá trị xuất khẩu
phân theo nhóm hàng
2005
2006
2007
2008
Hàng CN nặng và khoáng sản
63,139
71,279
89,964
102,504
Hàng CN nhẹ và TTCN
99,331
135,633
171,315
194,203
Hàng nông sản
5,974
7,716
9,834
15,276
Hàng lâm sản
0,977
1,650
2,484
3,365
Tổng giá trị xuất khẩu
169,421
216,278
273,594
315,348
Nguồn: Niên giám thống kê 2008
- Kim ngạch xuất khẩu tăng dần cũng chứng tỏ các mặt hàng xuất khẩu này đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các đối tác trên thế giới.
2.5.Vốn đầu tư và trình độ KHCN:
2.5.1. Vốn:
Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trong thời gian vừa qua đặc biệt là từ khu vực nước ngoài, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp tỉnh:
Tổng số vốn huy động trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, ước đến năm 2010 đạt khoảng 12.500 tỷ đồng tăng trên 3,3 lần so với năm 2005, đưa tổng vốn huy động trong 5 năm (2006 - 2010) lên 46.145 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra (Mục tiêu đề ra bao gồm cả huyện Mê Linh, nếu trong 2 năm 2006, 2007 tính cả Mê Linh, tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 là 52,7 nghìn tỷ - đạt mục tiêu đề ra từ 50-55 nghìn tỷ), trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 12.592 tỷ đồng;
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: 100 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư của DNNN: 114 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 12.270 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư của TW trên địa bàn: 9.524 tỷ đồng;
- Vốn dân cư và doanh nghiệp dân doanh: 11.545 tỷ đồng;
Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước
Đơn vị: Triệu đồng
2000
2005
2008
Tổng vốn đầu tư
3.127.377
5.498.641
Tổng vốn đầu tư ngành CN
378.379
1.375.524
1.510.570
- Các ngành công nghiệp
364.889
1.310.128
1.414.096
- CN phân phối điện nước
13.490
65.396
96.474
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp liên tục tăng trong những năm vừa qua để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, trong những năm gần đây vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm ~30% tổng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu vào đầu tư phát triển các chuyên ngành CN và khoảng 2% vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu CN phân phối điện nước.
2.5.2. Trình độ KHCN:
Theo tính chất chung của cả nước thì đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của tỉnh còn ít, thiếu cán bộ giỏi và chuyên gia đầu ngành, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn chưa chú ý đúng mức và chưa sử dụng thành quả vào sản xuất, kinh doanh, trình độ công nghệ cá doanh nghiệp còn thấp. nhưng bên cạnh đó Vĩnh Phúc gần thủ đô Hà Nội, nên dễ dàng tiếp thu những thành tựu của trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, viện nghiên cứu…
3. Kết luận tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:
3.1 Tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp:
Với các yếu tố lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc được phân tích ở trên thì có thể nhận thấy những điều kiện thuận lợi để các chuyên ngành công nghiệp như: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử, tin học; Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống phát triển.
- Trong đó với những lợi thế về địa lý, trình độ nhân công và, tình hình thu hút đầu tư …ngành công nghiệp cơ khí là ngành có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và có quy mô lớn nhất của tỉnh và là ngành có triển vọng thúc đẩy các chuyên ngành khác phát triển theo.
- Với lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử tin học thì với những lợi thế của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc cùng với những tiến bộ về trình độ lao động, trình độ KHCN là điều kiện tốt thu hút luồng đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh kéo theo thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử, tin học của tỉnh phát triển trong thời gian tới. Ngành công nghiệp điện tử, tin học phát triển cũng là tiền đề tốt để tạo nên một nền công nghiệp hiện đại.
- Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng cũng được đánh giá cao với những lợi thế về nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tuy nhiên nguồn nguyên liệu không được phong phú vì vậy ngành công nghiệp khai thác không có khả năng phát triển bùng nổ.
- Ngoài ra một số ngành khác như ngành công nghiệp dệt may, da giày , công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm… thì nguồn nguyên liệu khá phong phú nhưng chưa được đánh giá cao để có thể trở thành ngành công nghiệp hàng đầu của toàn tỉnh.
3.2 Một số khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi để phát huy tiềm năng các ngành công nghiệp thì tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp phải một số khó khăn để có thể phát huy tiềm lực các ngành công nghiệp kể trên như: Thời điểm tách tỉnh ( năm 1997 ) thì Vĩnh Phúc xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông với 80% dân số sống ở nông thôn. Điểm xuất phát thấp, thiếu vốn là một trong những trở ngại đối với phát triển công nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng còn nghèo nàn. Các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt phục vụ cho công nghiệp chế biến chưa nhiều, các vùng chuyên canh trồng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành.
Kết cấu hạ tầng tuy đã được cố nhưng vẫn còn yếu và không đồng bộ, hệ thống giao thông chưa được nâng cấp và mở rộng, việc đi lại vận chuyển nguyên liệu hàng hoá, còn khó khăn chậm chạp. Giao thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Sự phát triển kinh tế của các vùng không đồng đều do điều kiện địa lý và lợi thế so sánh từng vùng. Vùng miền núi với cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém còn tụt hậu khá xa so với vùng đồng bằng.
Áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người dân rất lớn, hơn nữa phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề kỹ thuật.
Công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm do chưa thu hút được đầu tư.
Phần lớn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thấp, chưa có những đối tác lâu năm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 -2009:
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 – 2009:
1. Kết quả đạt được:
Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tuy còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Giai đoạn 2001- 2010 GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 15,2 %/năm trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 5,23%/năm; công nghiệp xây dựng tăng 19,71%/năm; dịch vụ tăng 15,04%/năm tốc độ tăng trưởng này đạt mức cao đối với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Quá trình tăng trưởng kinh tế này có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng và giá trị công nghiệp.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá mạnh. Năm 2000 GDP/ng của tỉnh (giá thực tế) chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP/ng của vùng đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với GDP/ng cả nước. Nhưng đến năm 2007 GDP/ng của tỉnh đã là 15,74triệu đồng, cao hơn so với mực trung bình của đồng bằng sông Hồng(14,5 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước 13,42 triệu đồng. tới năm 2008 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 22,2 triệu đồng ( tương đương 1.300 USD) cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nước(17,2 triệu đồng). năm 2010 dự kiến chỉ tiêu này đạt 29,1 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Đồ thị 2.1: GDP Vĩnh Phúc so với khu vực ĐBSH và Cả Nước
giai đoạn 2000 - 2010
Nguồn số liệu: Niên giám thông kê 2008
Như vậy GDP/người tỉnh Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá cao so với nhiều tỉnh trong cả nước,GDP/người của tỉnh cao thứ 6 trong cả nước theo thống kê năm 2008 của vụ kinh tế địa phương và lãnh thộ - Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc với vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2008
Tỉnh,
Thành phố
GDP/người (tr.đ giá hh)
Tỷ lệ đô thị hóa (%)
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Vĩnh Phúc
22,2
21,0
42,9
10,4
Hà Nội
28,1
42,0
45,0
5,2
Hải Phòng
23,3
40,8
50,0
5,7
Bắc Ninh
19,7
17,9
37,8
7,7
Hải Dương
13,5
16,4
34,3
8,1
Hưng Yên
12,9
11,2
35,0
8,0
Quảng Ninh
19,9
44,6
42,5
22,2
Cả Nước
17,2
28,1
37,5
12,8
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
20,7
33,2
42,0
6,4
Nguồn: Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP giai đoạn 1997-2010 (giá thực tế)
Đơn vị
1997
2001
2002
2003
2005
Dự kiến 2010
Công nghiệp xây dựng
%
20,71
40,00
42,65
46,41
52,69
59,0
Nông lâm nghiệp
%
44,35
29,91
28,63
25,22
19,45
13,5
Dịch vụ
%
34,94
30,09
28,72
28,37
27,86
27,5
Tổng cộng
%
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100
Nguồn - Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỷ trọng tương đối của công nghiệp trong GDP đã có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhanh, thời gian mới tách tỉnh tỷ trọng ngành công nghiệp chỉ chiếm 20,71%. Nhưng tới nay, sau hơn 10 năm ngành công nghiệp đã đóng góp 59 vào GDP toàn tỉnh trong khi ngành dịch vụ phát triển chưa tương sứng.
Đồ thị 2.2: Cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2010
0
10
20
30
40
50
60
70
1997
2001
2002
2003
2005
Dự kiến
2010
năm
%
công nghiệp xây dựng
nông lâm ngư nghiệp
Dịch vụ
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
3. Tình hình xuất nhập khẩu:
Trong những năm qua Vĩnh Phúc xuất khẩu hàng công nghiệp và nông sản, nhập khẩu chủ yếu là linh kiện, thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất.
- Xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc gia tăng cao vào thời kỳ 2006 -2008 trong 3 năm này xuất khẩu đạt 805,2 triệu USD. Với bước tiến này tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2001 – 2010 có thể đạt 2 tỷ USD. Đóng góp chính cho xuất khẩu cuat tỉnh trong thời kỳ này là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong ba năm 2006 – 2008 xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 89,5% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Nhưng so với mặt bằng chung cả nước thì giá trị xuất khẩu/ người của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn thấp chỉ đạt 77,8 % so với mức chung cả n._.hống kê Vĩnh Phúc 2008
5. Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
Cùng với phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tập trung, công nghiệp nông thôn và đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp làng nghề đã được quan tâm đầu tư phát triển, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tỉnh đã tiến hành quy hoạch và thực hiện một số đề án phát triển công nghiệp ở nông thôn, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công và làng nghề truyền thống. Các ngành nghề tiểu thủ công, làng nghề ngày càng được đầu tư nhân rộng và phát triển góp phần làm tăng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân.
Một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục và phát triển như đá Hải lựu, rèn Lý nhân, mộc Bích chu, Thanh lãng, đan lát Triệu đề, gốm Hương canh; những làng nghề mới cũng đã và đang dần được hình thành như nghề mộc Lũng hạ - Minh tân (thị trấn Yên lạc); nghề ươm tơ, xe tơ, dệt lụa, nghề mây tre đan xuất khẩu ở các xã như Nguyệt đức, Trung kiên (Yên lạc); An tường (Vĩnh tường); Bắc bình, Liễn sơn (lập thạch); Đồng Tâm, Thânh Trù, Hội hợp (thị xã Vĩnh Yên); Minh quang, Sơn lôi (Bình xuyên)…. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu, thu nhập của một số làng nghề đã được nâng lên, đời sống người lao động đã được cải thiện.
Tỉnh rất quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho các ngành nghề thủ công, trong 3 năm qua đã đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu cho 1.868 người, đào tạo nghề điêu khắc đá cho 65 người, đào tạo nghề gốm mỹ thuật cho 20 người, đào tạo nghề mộc mỹ nghệ và khảm trai cho hơn 70 người. Những lao động được đào tạo nghề đã được các cơ sở sản xuất tiếp nhận vào sản xuất. Các làng xã có nghề đã và đang dần dần hình thành, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, thu nhập của một số làng nghề đã được nâng lên, đời sống người lao động đã được cải thiện rõ rệt.
6. Công nghiệp dược phẩm và hoá chất tiêu dùng
Ngành công nghiệp dược phẩm là một ngành công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, liên quan đến an ninh quốc gia về thuốc chữa bệnh. Ngành này hiện đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại và các nhà phân phối lớn trên thế giới.
Ngành công nghiệp dược phẩm chưa có quy hoạch tổng thể phát triển trên cả nước. Nhưng với lợi thế của Vĩnh Phúc có vùng núi, có vườn quốc gia Tam Đảo có thể trồng nhiều cây dược liệu và nuôi khai thác nhiều động vật làm thuốc, Vĩnh Phúc có thể phát triển công nghiệp dược phẩm, hỗ trợ một phần cho 2 trung tâm sản xuất dược lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
7. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện:
Vĩnh Phúc có hệ thống lưới điện quốc gia đến tận các huyện thị. Đường dây 110KV đi qua tỉnh nằm trong lưới điện quốc gia, từ đường dây này có thể dễ dàng nối đến nhiều trạm biến áp đầu nguồn xây dựng mới cung cấp cho các nhu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh.
Sức tải của lưới điện hiện có chỉ có thể chuyển tải được khoảng 200 triệu KW. Vì vậy cần tăng thêm công suất các trạm biến thế trung gian và toàn bộ hệ thống lưới điện trung gian, đảm bảo nhu cầu cho phát triển kinh tế và phát triển công nghiệp.
IV: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CỤM CÔNG NGHIỆP
Nhận thức những lợi thế từ việc hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp Trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành và xây dựng được 9 khu công nghiệp (Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Bình Xuyên II, Bá Thiện II, Chấn Hưng, Hội Hợp. Sơn Lôi) và 3 cụm công nghiệp (Hương Canh, Lai Sơn, Hợp Thịnh), và một số cụm làng nghề dự kiến tới năm 2020 sẽ có thêm 10 khu công nghiệp mới tại các địa phương với tổng diện tích đất quy hoạch dự kiến là 6.038 ha ( không kể các khu công nghiệp đã chuyển về Hà Nội).
Tính đến hết năm 2008 toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 5 khu công nghiệp đi vào hoạt động với 39 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài ( trong đó tỷ lệ lấp đầy đạt cao: 60 %) . 4 Khu công nghiệp còn lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Biểu đồ: Quy hoạch Khu công nghiệp.
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc hiện đang là điểm sáng trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khu cụm công nghiệp. Trước đây việc đền bù giải phóng mặt bằng các khu cụm công nghiệp tại Vĩnh Phúc, đặc biệt là tại các vùng giáp Hà Nội như huyện Mê Linh, gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, nhận thức không đầy đủ về chủ trương chính sách thu hút đầu tư của tỉnh và quan niệm sai lầm về giá đất cao do vị trí gần kề thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ trương chính sách hợp lòng dân, đặc biệt là chính sách cấp “đất dịch vụ” cho các hộ dân có đất đền bù để xây dựng khu cụm công nghiệp. Cùng với việc công khai giá đất đền bù, tuyên truyền sâu rộng chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh, sự ra đời của chính sách cấp “đất dịch vụ” đã đáp ứng được mong muốn và lợi ích của người dân nên đã khiến cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khu cụm công nghiệp được thuận lợi hơn nhiều và đảm bảo đúng tiến độ.
V: ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2009
Trong những năm qua, với sự nỗ lực hết mình, ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước biến đổi ngoạn mục. Từ một tỉnh thuần nông, hiện nay ngành nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chuyển hướng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với các ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp cơ khí chế tạo. Giai đoạn 2000-2009 các ngành công nghiệp mũi nhọn đã được khai thác lợi thế phát triển.
1. Thành tựu đạt được trong quá trình khai thác tiềm năng lợi thế ngành công nghiệp của tỉnh:
Các ngành công nghiệp có tiềm năng của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến tích cực trong những năm qua, công nghiệp hiện đại như chế tạo máy, lắp ráp linh kiện điện tử... ngày càng chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Chỉ tính riêng hai công ty Toyota và Honda Việt Nam hàng năm cũng đóng góp từ 60-70% tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp.
Đúng như tìm hiểu về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp ở chương I, trong giai đoạn 2000 – 2009 ngành công nghiệp cơ khí đã được phát huy tiềm năng lợi thế để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và là tiền đề, cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển. Trong giai đoạn 2000- 2009 Cơ cấu công nghiệp Vĩnh Phúc chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Nhờ vào các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, cũng như là lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh, ngành có hàm lượng kỹ thuật và chất xám cao ngày càng được đầu tư nhiều và chiếm tỷ trọng lớn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng ngày càng được hoàn thiện nhiều hơn, hiện đại hơn.
Ngành công nghiệp điện tử, tin học đã khẳng đinh được thế mạnh của mình và đạt được mức tăng trưởng cao, tuy nhiên đóng góp vào GTSX công nghiệp của tỉnh còn thấp, cần phát huy hơn nữa về quy mô phát triển của ngành.
Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng đã được đầu tư có hiệu quả mặc dù trình độ công nghiệp khai thác còn thấp, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng vẫn có mức đóng góp cao cho GTSX ngành công nghiệp của tỉnh.
Các ngành công nghiệp khác như Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống; Công nghiệp dược phẩm và hoá chất tiêu dùng.. cũng được khai thác hiệu quả và ngày càng nắm đóng góp nhiều hơn vào GTSX ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong quá trình phát triển, công nghiệp Vĩnh Phúc, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với công nghiệp hiện đại, đã có những mặt hàng chủ lực xuất khẩu và được tiêu thụ khắp trong cả nước, đáng chú ý phải nói đến các sản phẩm như xe máy Vespa, Honda ôtô Toyota và Honda ngoài ra còn có nhà máy sản xuất ống thép Việt-Đức, gạch ngói Prime,….
2. Những tồn tại và hạn chế trong quá trình khai thác tiềm năng lợi thế ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:
Cơ cấu công nghiệp theo hướng đa dạng hoá, chưa tập trung sâu vào chuyên môn hoá. Điều nay đặc biệt quan trọng với ngành Công nghiệp chế biến và Công nghiệp khai thác. Công nghiệp vẫn chưa gắn liền với nông nghiệp, các sản phẩm đầu ra của nông nghiệp vẫn ít được sử dụng làm đầu vào của Công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp cao nhưng không ổn định, có những năm cao hơn mức trung bình cả nước rất nhiều, nhưng cũng có năm thấp hơn mức này. Điều này là do, Công nghiệp của tỉnh hiện phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tới 78,24% GTSXCN) điều này những nguy cơ mất ổn định khi kinh tế khu vực và thế giới có biến động, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Chưa chú trọng đến yếu tố vùng và liên vùng trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp. Các cơ sở sản xuất ít có liên hệ với vùng nguyên liệu cũng như giữa các cơ sở với nhau. Trong quy hoạch xây dựng, các vùng cung cấp nguyên liệu còn nằm xa các cơ sở sản xuất, điều đó dẫn đến hiệu quả tất yếu là hiệu quả sản xuất giảm.
Các thành phần kinh tế còn nhỏ bé và phát triển ở trình độ thấp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn yếu, chưa phát triển và chưa đa dạng.
Chính sách đào tạo nguồn lao động phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả. Vì thế, mặc dù nguồn lao động ở Vĩnh Phúc khá dồi dào, song lực lượng lao động có khả năng làm việc với những máy móc tiên tiến hiện đại là không nhiều. Đòi hỏi trong thời gian lâu dài, tỉnh cần có những chính sách thiết thực hơn giúp người dân trang bị được những kiến thức cần thiết phục vụ cho quá trình chuyên môn hóa cao hơn để tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển đồng đều hơn.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015.
1- Mục tiêu:
Phát triển nhanh, mạnh về công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ; tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số ngành và sản phẩm công nghiệp, theo hướng lựa chọn công nghệ hiện đại và tiên tiến, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường nhằm phát triển bền vững, lấy công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao và công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy làm mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng tiêu dùng, dược phẩm, …, chú trọng đưa công nghiệp về nông thôn gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển.
Phấn đấu nhịp độ giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm 2011-2015 trên 16,5%/năm. Nhịp độ tăng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm 17,5-18%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh chiếm khoảng 65%. Nhịp độ tăng GTTT (giá CĐ 94) tăng 13,5-14%/năm.
2. - Định hướng phát triển công nghiệp - TTCN:
* Phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như:
- Ngành công nghiệp có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng nhiều lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu (linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, các sản phẩm điện tử văn phòng, sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học, phần mềm).
- Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo như: sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; các ngành phụ trợ như sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy;…
- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tập trung đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương là các loại gạch ceremic, gạch ốp lát; vật liệu nhẹ;…
- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản: xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành chế biến đồ uống, nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng; sản xuất bia, rượu, các loại nước uống tinh khiết, nước hoa quả, nước giải khát chất lượng cao; xây dựng các vùng chuyên canh trồng trọt và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến; phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới,…
3.- Định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn.
* Mục tiêu: Hình thành hệ thống các khu công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tăng tỷ lệ đóng góp vào phát triển ngành của công nghiệp của tỉnh.
Phát triển thêm 11 khu công nghiệp mới, nâng tổng số khu công nghiệp đến năm 2015 là 20 khu, với tổng diện tích là 6.618 ha.
* Định hướng phát triển:
Tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào, suất đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu như: cơ khí chế tạo, công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử, cơ điện tử...
Phát triển ngành công nghiệp cơ khí - ngành có nhiều tiềm năng nhằm sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí thay thế nhập khẩu, thiết bị đồng bộ cho các nhà máy.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng cung cấp phụ nguyên liệu cho ngành dệt may, giầy dép, chi tiết phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo.
Tiếp tục duy trì phát triển ngành dệt may, giầy dép để trở thành ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Duy trì và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực như dệt may, giầy dép, linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm gỗ…
Hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng với lợi thế và nguồn lực từng vùng, địa phương.
II- GIẢI PHÁP THÚC ĐẤY KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC:
1. Giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện mục tiêu quy hoạch công nghiệp tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn:
Ở thời điểm hiện tại công nghệ sử dụng của chúng ta còn chưa cao, để thúc đẩy quá trình phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng và thế mạnh của tỉnh thì vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy đối với tỉnh Vĩnh Phúc cần chú trọng chủ trương huy động các nguồn vốn. Trong đó đặc biệt chú trọng tới vốn ưu đãi đầu tư và vốn tín dụng (đây là 2 nguồn vốn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn), ngoài ra còn các nguồn vốn như: Nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động từ quỹ đất, …
Huy động vốn đầu tư nước ngoài: Vốn đầu tư nước ngoài có thể huy động qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ ( NGO) .
Để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần xây dựng chiến lược vận động xúc tiến đầu tư để nhà đầu tư thấy được các ngành công nghiệp tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Huy động vốn đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước vào ngành công nghiệp của tỉnh tuy tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế về quy mô, trình độ công nghệ. Những hạn chế này một phần do khả năng về vốn không lớn, do các một số thủ tục còn bất cập nên các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng, nhiều cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn phải huy động vốn phi chính thức, lãi suất cao nhiều rủi ro trong hoạt động…Vì vậy cần sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ phi lợi nhuận của các tổ chức quốc tế, quỹ đóng góp của các hiệp hội giúp các cơ sở đầu tư phát triển… Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu, trái phiếu… Tiến hành cổ phần hóa toàn bộ hoặc một phần các doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động vốn trong dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên kết, đóng cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp, gián tiếp.
2. Giải pháp về thị trường và tính cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh:
Để tạo điều kiện đầu ra cho sản phẩm công nghiệp của các ngành công nghiệp thì cần phát triển thị trường tỉnh gắn với bên ngoài tỉnh (đặc biệt khu vực lân cận) đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thị trường xuất khẩu. Đối với các sản phẩm tiềm năng cần tích cực tìm kiếm và phối hợp với nhiều hình thức quảng cáo, tham gia hội chợ…
Có chính sách hỗ trợ thị trường nông thôn, đây là thị trường còn chưa được khai thác nhiều do sức mua còn hạn chế. Thành lập trung tâm hỗ trợ và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, tăng cường việc tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh
Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa bao gồm: Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Đồng thời đổi mới tổ chức và hoạt động của các HTX thương mại dịch vụ theo hướng hình thành HTX cổ phần để thực hiện các dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ gia đình thông qua phương thức đại lý mua bán và hợp đồng hai chiều giữa một bên là nông dân và một bên là doanh nghiệp, nâng cao vai trò trung gian của lực lượng thương lái trong mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được ưu tiên vay vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu, phối hợp các hoạt động khuyến nông , chuyển giao giống và kỹ thuật mới.
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp mũi nhọn:
Để khai thác tốt tiềm năng lợi thế các ngành công nghiệp tỉnh đòi hỏi lao động phải có tay nghề và chuyên môn hóa cao. Lao động chất lượng cao cũng là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư cho tỉnh. Phải có đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lượng và chất lượng bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Cơ cấu đội ngũ phải đồng bộ bao gồm cả cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật.
Đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Ưu tiên đào tạo trước mắt cho các ngành then chốt. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ cần phải chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: chăn nuôi, trồng chọt, chế biến nông sản và các làng nghề truyền thống…
+ Đào tạo nghề dài hạn, có dự báo về tình hình và nhu cầu các lao động ngành công nghiệp trong giai đoạn tới để có đầy đủ đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề có đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại để đáp ứng nguồn cầu về lao động của các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hướng này có các hình thức đào tạo như: Đào tạo nghề dịch vụ; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo các nghề truyền thống ở các làng nghề.
+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần được qua đào tạo tại trường quản lý hành chính nhà nước thường xuyên, định kỳ được bổ túc đầy đủ về luật pháp và nắm bắt các thong tin về khoa học công nghệ, về thị trường trong nước và quốc tế nhất là các mặt hàng đang và sẽ được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Áp dụng chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển.
Ưu tiên đầu tư các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hiện có và hình thành các trung tâm mới đào tạo các nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, tăng tỷ lệ qua đào tạo đạt 66% vào năm 2015 và 75% năm 2020.
Có chính sách khuyến khích thỏa đáng để phát huy khả năng cao nhất, khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở các địa phương và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài nhất là những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển ở địa phương.
4. Giải pháp về nghiên cứu khoa học chuyển giao và tiếp nhận công nghệ:
Để phát huy khai thác tiềm năng thế mạnh tỉnh thì Khoa học công nghệ giữ vai trog quan trọng, là tiền đề thúc đẩy ngành công nghiệp hiện đại như điện tử tin học phát triển thành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì phải tập trung giải quyết tốt các vấn đề về công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về công nghiệp. Ngoài ra cần khuyến khích các cơ sở công nghiệp ứng dụng KHKT tiên tiến để sử dụng công nghệ mới, nguyên liệu vật liệu thay thế, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng cải tiến sản phẩm thân thiện với môi trường.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao từ nay đến năm 20210 phải tập trung giải quyết tốt vấn đề trang bị cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh những máy móc và công nghệ mới. Theo hướng chính là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài cần đánh giá, xem xét công nghệ sản xuất được sử dụng, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu, CN gây ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất máy móc, trang thiết bị, nhất là máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho chế biến nông lâm sản thực phẩm.
III. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU:
Để khai thác tiềm tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hiệu quả hơn nữa thì cần thực hiện các chính sách như:
1. Chính sách phát triển thị trường:
- Xây dựng tổ chức Hải quan tạo điều kiện thông quan cho nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
- Đẩy mạnh các kênh cung cấp thông tin về tình hình biến động của cung cầu và giá cả trên thị trường ( cả trong và ngoài nước) đối với các sản phẩm chủ yếu của tỉnh, xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện thành lập và khuyến khích các hiệp hội kinh doanh trong cùng ngành hàng; tăng cường vai trò trong việc phổ biến thông tin thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho điều phối thị trường của các hiệp hội này.
- Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn; khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.
2. Chính sách khuyến khích vốn đầu tư:
Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính cùng bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các nhà đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư qua từng giai đoạn, phù hợp với luật đất đai, luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thu hút các nhà đầu tư.
Thực thi hệ thống hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào theo quy hoạch đảm bảo thúc đẩy phát triển công nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư.
Đồng hành và phối hợp cùng nhà đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án.
3. Chính sách huy động vốn:
Nâng mức tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước lên trên 50%.
Ưu tiên cho các địa phương vay vốn phát triển vùng nguyên liệu tập trung vốn đào tạo nghề và truyền nghề. Phân bổ quỹ phát triển công nghiệp hợp lý và hiệu quả.
Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng: Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: Nới rộng điều kiện thế chấp( có thể thế chấp bằng doanh nghiệp), áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp.
Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện nước và giao thông.
4. Chính sách khoa học công nghệ:
Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định.
Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới ( từ 1 – 2% GDP).
Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực cho hoạt động khoa học và công nghê. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật hàng đầu, công nhân có tay nghề cao… đến tỉnh làm việc được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở, đất ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương.
5. Chính sách đào tạo và sử dụng các nguồn lực:
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: ngoài khả năng chuyên môn ra phải đào tạo qua trường quản lý, phải được đào tạo đầy đủ về các kiến thức pháp luật.
Đối với đội ngũ chính quản lý doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo các nước phát triển.
Triệt để áp dụng chính sách tuyển dụng các bộ thông qua thi tuyển. Tiến dần tới chính sách thuê giám đốc thông qua hợp đồng, có quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng.
Tạo điều kiện thường xuyên cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giao lưu trao đổi học hỏi với nước ngoài để cập nhật được các thông tin thị trường, thông tin khoa học công nghệ va thông tin của các đối tác cạnh tranh.
Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chuyên môn cũng như tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tư.
6. Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu:
Xây dựng các vùng chuyên cạnh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, tập trung và có số lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà mát, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn ( hoặc đóng cổ phần với nhà máy). Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu.
Từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả.
Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, lưới điện cho các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh và các huyện thị, hình thnahf khôi phúc các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về tình hình khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ta có thể khẳng định được việc tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay để có thể thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh cũng như của cả nước.
Trong giai đoạn 2000 -2010 các chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp chế biến đã có bước phát triển ấn tượng, tạo động lực cho các chuyên ngành phát triển, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh cũng như tạo nguồn thu ổn định cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong giai đoạn tiếp theo tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần tiếp tục khai thác thế mạnh các ngành công nghiệp chủ yếu để thúc đẩy các ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa. Để sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Văn Vận ( Khoa KH& PT) cùng với cán bộ hướng dẫn Hoàng Xuân Phú - trưởng phòng Tổng Hợp Doanh Nghiệp- sở KH& ĐT và sự tư vấn hỗ trợ của chú Nguyễn Kim Khải – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được ý kiến góp ý đánh giá của các thầy cô giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Vận và các cô chú ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp - GS.TS Nguyễn Đình Phan
2. Giáo trình: Kinh tế Phát triển – NXB Lao động Xã hội.
3. Một số vấn đề lý luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội – NXB Thống kê.
4. Dự thảo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tới năm 2020 – Tài liệu UBND tỉnh Vĩnh Phúc
5. Kế hoạch 5 năm 2010 – 2015 tỉnh Vĩnh Phúc – Tài liệu UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006- 2010 và định hướng 2020.
7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001- 2010 và định hướng 2020.
8. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
9. Một số web như: Vinhphuc.gov; trang web tổng cục thống kê;….
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
CN : Công nghiệp
CNXD: Công nghiệp xây dựng
CN CBNLS: Công nghiệp chế biến nông lâm sản
VLXD: Vật liệu xây dựng
GTSX: Giá trị sản xuấtKHCN: Khoa học công nghệTTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TP: Thành Phố
TX: Thị Xã
QL2: Quốc lộ 2
UTH: Ước thực hiện
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
TW: Trung ương
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25717.doc