I. Đặt vấn đề
Môn giáo dục công dân ở trường THCS là một môn học mà các tri thức chuẩn mực, kỹ năng của nó đều gắn chặt với các sự kiện và chất liệu của cuộc sống thực tế. Đó là những vấn đề đạo đức và pháp luật của đời sống hàng ngày là những tác động qua lại giữa con người với con người, giữa con người với các thể chất xã hội. Môn học có nhiệm vụ dạy cho học sinh vừa biết hòa nhập với đời sống như một thành viên xã hội với những yêu cầu về đạo đức và pháp luật phù hợp với sự phát triển của xã
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khai thác những năng lực hành vi sẵn có của học sinh trong giờ dạy GDCD và từ bài học giúp học sinh hình thành những chuẩn mực về đạo đức; pháp luật ở trường THCS (19tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội hiện đại.
Môn GDCD có ưu thế đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách học sinh.Dạy môn GDCD là một quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hành động tự chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn mực đạo đức pháp luật thông qua việc nắm tri thức, qua thực tiễn và quá trình rèn luyện trong và ngoài giờ học. Nhiệm vụ day môn GDCD không phải đơn giản là truyền thụ tri thức, mà phải chú trọng tất cả các mặt, các nhân tố khác như: hình thành niềm tin, tư cách đạo đức. quan trọng nhất và cũng là mục đích cuối cùng là hình thành hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật ở mỗi học sinh.
Vì môn GDCD có tầm quan trọng đặc biệt như vậy nên việc đổi mới phương pháp dạy môn GDCD là cần thiết. Hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực,những thành tích đã đạt được ở việc nhận thức cũng như trong công tác chỉ đạo, giảng dạy bộ môn GDCD thì còn có tình trạng phổ biến là các giờ GDCD còn diễn ra một cách đơn điệu, khô cứng thể hiện sự nghèo nàn, chưa đổi mới phương pháp. Trong giờ học, học sinh ít hoạt động, nếu có thì cũng chỉ tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa. Những giờ học như vậy mang tính chất thụ động, không gây hứng thú cho học sinh và sau mỗi giờ, các em không thu nhận được những điều bổ ích rõ rệt. Có những giờ học được tiến hành bằng các phương pháp mô tả, giải thích, minh họa có sử dụng phương tiện trực quan, xem kỹ đàm thoại. Những giờ học hư vậy có tác dụng giúp học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ nội dung học tập nhưng chưa phải là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực sự tự phát hiện và giải quyết vấn đề, ít có điều kiện thể hiện thái độ, lập trường cá nhân của mình bởi vì trong các giờ dạy đó giáo viên chỉ tái hiện sách giáo khoa, dạy xuôi một chiều. Các ví dụ thường đơn giản, thiên về phát hiện đơn thuần. Người thầy dạy vẫn theo lối cung cấp truyền thụ cho học sinh kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa. Giáo viên không hướng dẫn cho học sinh khai phá và chiếm lĩnh kiến thức mà đưa học trò vào tình trạng tiếp nhận kiến thức một cách bị động theo lối áp đặt một chiều.
Khi giáo viên giảng, học sinh rất im lặng nhưng thực chất là để nghe thầy nói kiến thức và nghe không có nghĩa là hiểu, học sinh phải tin chấp nhận những kiến thức thầy nói. Như vậy, học sinh tí có cơ hội sáng tạo,ý chí vươn lên, độc lập trong học tập của học sinh có nhiều khả năng bị hạn chế.
Phương pháp dạy môn GDCD hiện nay chủ yếu là phương pháp thuyết trình có kết hợp đàm thoại hoặc thầy đọc, học sinh chép. Đây là kiểu dạy học nhồi nhét kiến thức cho học sinh một cách thụ động. Kiến thức do có sẵn trong sách giáo khoa, thầy chỉ dừng lại ở một việc là tái hiện trong giờ học, trò ỷ lại, sự suy nghĩ bị hạn chế. Nghe thầy truyền thụ kiến thức nhưng thực chất không hiểu bản chất của vấn đề.
Thực trạng nói trên đã đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải sớm đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn GDCD nói riêng, bởi lối dạy đó không còn đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội đang trên đà đổi mới và mục tiêu con người thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn tìm ra một phương pháp giảng dạy bộ môn GDCD sao cho phù hợp với đặc trưng lứa tuổi và trình độ học sinh.Giúp các em học sinh biết sử dụng những hiểu biết của mình tự giải quyết vấn đề của mình trong cuộc sống và trong quá trình tìm tòi sẽ dẫn đến sự thay đổi nhận thức khi các em biết chấp nhận những bằng chứng và lập luận mới hợp lí, giúp học sinh dễ tiếp cận những kiến thức, những yêu cầu cơ bản của bài học và tự rút ra cho mình những bài học đạo đức, những cách ứng xử phù hợp với quy tắc xử sự chung của xã hội.
Nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những yêu cầu cấp bách của việc giảng dạy, đặc biệt là môn GDCD một môn quan trọng góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh. Hiện nay, phương pháp dạy học "lấy học sinh làm trung tâm" là một phương pháp phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Để bài học GDCD có kết quả thì phương pháp "khai thác những năng lực hành vi sẵn có của học sinh trong hoạt động tiếp thu bài học GDCD" và từ bài học GDCD dẫn tới những hành vi chuẩn mực là một phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập tiếp thu bài học GDCD.
Ngày nay, cùng với thế giới, Việt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển về mọi mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị… Sự phát triển đó cũng có những ảnh hưởng tích cực song không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Lớp trẻ đang từng ngày, từng giờ tiếp cận với sự phát triển đó. Trong xã hội ngày nay,những phong tục tập quán những quan hệ tình cảm, lối sống… đang có những biểu hiện mà chúng ta phải quan tâm, suy nghĩ. Chúng ta cần có những uốn nắn kịp thời để đưa các em đến với nét đẹp truyền thống đạo lý của DT, đến với những nét đẹp hồn nhiên, trong sáng thơ ngây của tuổi học trò để các em thực sự xứng đáng là chủ nhân Thăng Long, chủ nhân của thế kỷ 21. Mặt khác, ở tuổi này các em cũng rất thích tìm tòi, khám phá và đang tập làm chủ, các em cũng đã có vốn kinh nghiệm tương đối phong phú,những kinh nghiệm ứng xử đạo đức được tích lũy ở bậc tiểu học. Đó là cơ sở để các em lĩnh hội tất cả các bài học GDCD về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở cấp THCS. Vì vậy việc giảng dạy môn GDCD phải biết khai thác những kinh nghiệm vốn có của bản thân học sinh. Trong quá trình dạy học phải bằng mọi cách huy động và sử dụng vốn kinh nghiệm của học sinh, đặc biệt là những kiến thức và hiểu biết sẵn có về đạo đức, pháp luật vào việc xử lý các tình huống dạy học, cho học sinh tập giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật trên cơ sở vốn kinh nghiệm của bản thân, qua đó giúp học sinh lĩnh hội cái mới, cao hơn và hình thành hệ thống giá trị mới trong mỗi em.
Với suy nghĩ như vậy, tôi lựa chọn triển khai thực hiện đề tài: "Khai thác những năng lực hành vi sẵn có của học sinh trong giờ dạy GDCD và từ bài học giúp học sinh hình thành những chuẩn mực về đạo đức; pháp luật" ở trường THCS.
Đề tài này được thực hiện với học sinh khối 8 trong đó tôi dạy ở ba lớp 8A, 8B và 8C.
Đề tài gồm các phần sau:
Phần I: Các cơ sở lý luận và lí do chọn đề tài
Phần II: Giải quyết vấn đề
Gồm: - Thực trạng của việc dạy bộ môn hiện nay
- Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Những biện pháp đã được triển khai thực hiện
* Những yêu cầu cụ thể của việc chuẩn bị bài
* Quá trình lên lớp
Phần III: Kết luận
Phần IV: Phụ lục
II. Giải quyết vấn đề
A. Công tác soạn giảng và chuẩn bị của giáo viên
Do những đặc điểm nổi bật của bộ môn GDCD đã nói ở trên, việc làm cho nội dung bài học không còn là một hệ thống tri thức khô khan xa rời thực tiễn, xa lạ đối với học sinh mà biến nó thành những nội dung cần thiết, sống động gắn với cuộc sống xã hội, cuộc sống nhà trường là rất cần thiết. Phương pháp khai thác những kinh nghiệm sẵn có của học sinh trong quá trình hoạt động tiếp thu phần đặt vấn đề thông qua các câu chuyện tình huống và qua đó hình thành những hành vi chuẩn mực. Đó là một phương pháp tích cực, phần nào đáp ứng được yêu cầu của giải pháp đổi mới phương pháp dạy học bộ môn GDCD.
Khi dạy học GDCD giáo viên phải làm những việc sau:
1. Xác định kiến thức cơ bản trọng tâm của bài
a. Về lí thuyết
Bài học GDCD 8,9 là những chuẩn mực đạo đức cơ bản của cá nhân gắn với mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ xã hội. Có nghĩa là cần kết hợp giữa quá trình nhận thức cảm tính với quá trình nhận thức lí tính. Phát huy năng lực tư duy duy lí của học sinh thì mới hình thành ở các em tình cảm, niềm tin, đạo đức và pháp luật. Chỉ có hình thành được tình cảm niềm tin thẩm mĩ đạo đức mới tạo ra được động cơ hình thành ý chí, nghị lực ở các em để điều chỉnh hành vi, hoạt động trong cuộc sống trong học tập và trong lao động.
*Mỗi đơn vị bài học lớp 8, 9 đều có kiến thức trọng tâm:
- Khái niệm (chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản)
- ý nghĩa của chuẩn mực đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.
- Sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó.
- Liên hệ bản thân.
b. Về bài tập
Có thể sử dụng tình huống - ứng xử
- Bài tập tình huống - ứng xử
- Bài tập nhận biết - trắc nghiệm
- Bài tập tìm biểu hiện trái ngược
- Bài tập tìm các ví dụ thực tiễn (mặt tích cực, mặt tiêu cực)
- Bài tập liên hệ bản thân (mặt tích cực, mặt tiêu cực)
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi giúp học sinh phát hiện giải quyết các vấn đề đặt ra
Câu hỏi đưa ra cần mang tính kích thích tư duy, sự động não, kích thích quá trình khám phá tìm hiểu thực tiễn của học sinh. Tránh câu hỏi là cái gì?.
3. Chuẩn bị
3.1. Chuẩn bị bài soạn cho học sinh (cả giáo viên và học sinh đều tham gia)
Đây là một khâu rất quan trọng đối với mỗi bài giảng. Nếu người giáo viên thực hiện tốt khâu này sẽ làm cho học sinh không bỡ ngỡ trước những kiến thức mới mà khơi dậy ở mỗi học sinh khả năng tìm tòi, phát huy tư duy nhận thức thực tế để đi đến vai trò trung tâm của bài học.
* Về phía học sinh:
Để làm tốt khâu này, cuối giờ học hôm trước tôi thường giao cho học sinh các câu hỏi, các bài tập để học sinh chuẩn bị bài mới yêu cầu của tôi là khi trả lời không phụ thuộc vào sách giáo khoa mà trả lời bằng sự hiểu biết, thông qua kinh nghiệm của mình.
Tất cả sự chuẩn bị của các em sẽ là những ý kiến đóng góp tích cực cho việc tiếp thu bài mới thông qua các hoạt động trao đổi tranh luận.
Ví dụ 1: Để chuẩn bị cho kiến thức của bài "Lao động tự giác sáng tạo" tôi đưa ra một số câu hỏi chuẩn bị như sau:
a. Theo em lao động tự giác sáng tạo là gì? Kể những biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo?
b. Em hãy tìm một số việc làm thể hiện sự lao động tự giác sáng tạo mà em được biết hoặc em đã làm mang lại hiệu quả cao cho lao động và học tập.
c. Nếu trong lao động và học tập chúng ta không phát huy tính tự giác sáng tạo sẽ để lại những hậu quả như thế nào? thái độ lao động của chúng ta như thế nào để rèn luyện tính tự giác sáng tạo?
Những câu hỏi trên sẽ được học sinh chuẩn bị ở nhà. Khi học bài mới, các câu hỏi nêu trên sẽ đưa ra thảo luận trao đổi cùng với một số câu hỏi, một số bài tập khác và với sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ tự rút ra được kiến thức thứ nhất của bài học "Thế nào là lao động tự giác sáng tạo".
Về một số ý kiến chuẩn bị bài học về kiến thức "Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo".
+ Lao động tự giác, sáng tạo: là làm việc luôn đổi mới không bị nhắc nhở và tìm ra được phương pháp làm việc, học tập có hiệu quả cao nhất.
(Vũ Hải Yến 8c)
+ Lao động tự giác, sáng tạo: là quá trình làm việc năng động, luôn suy nghĩ vận dụng tri thức vào công việc để tiết kiệm thời gian, công sức làm việc có hiệu quả nhất.
(Nguyễn Thục Anh 8B)
Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho một tiết dạy truyền thông với nội dung giáo dục ý thức phòng chống tệ nạn xã hội. Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn ở nhà những hình ảnh tư liệu nói về các tình hình tệ nạn xã hội ở Việt Nam, địa phương mà các em đã được nghe, được đọc, được xem và suy nghĩ để hiểu về vấn đề xã hội quan tâm và những tác hại đối với xã hội?.
Sự chuẩn bị của các em sẽ được trình bày trong nhóm thảo luận trên lớp, trong giờ học hôm sau.
Sau đây là một số ý kiến chuẩn bị của học sinh.
+ Tệ cờ bạc là một tệ nạn xã hội đang được quan tâm. Đam mê cờ bạc làm cho con người mất lý trí, lười lao động, gia đình tan nát.
(Nguyễn Diệu Linh 8C)
+ Tệ nạn ma túy là một tệ nạn xã hội nguy hiểm vì nó hủy hoại đạo đức, nhân phẩm gây mất ổn định xã hội và sẽ dẫn đến căn bệnh thế kỷ HIV- AIDS
(Trà My 8B)
* Về phía giáo viên
Để có thể dẫn dắt khai thác được những kinh nghiệm vốn có của học sinh, giáo viên phải:
3.2. Chuẩn bị những thông tin, tư liệu thực tế có liên quan đến chủ đề ra nội dung bài học.
+ Những hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật hàng ngày
+ Những số liệu thực tế có tính chất cập nhật (Ví dụ như:những số liệu về người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam và trong thành phố Hà Nội và tại quận Hai Bà Trưng).
+ Bổ sung những nội dung GD có tính chất cấp thiết do địa phương đặt ra .
3.3. Nghiên cứu thay đổi cấu trúc bài học sao cho phù hợp với tiến trình của phương pháp dạy học đã lựa chọn
Ví dụ mỗi bài GDCD ở lớp 8, 9 gồm 3 phần. Thì tùy từng bài chúng ta có thể thay đổi thứ tự các phần. Phần khái niệm có thể đưa lên giới thiệu trước rồi sau đó phân tích tình huống trong phần đặt vấn đề.
3.4. Chuẩn bị đồ dùng
Bằng tư liệu (tuyên truyền). Mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn nhưng một số giờ học môn GDCD nên có bảng tư liệu thì bài học sẽ có sức cuốn hút có hiệu quả hơn.
- Máy hắt để giới thiệu thêm một số tài liệu để thực hiện các bài luyện tập.
-Một số tranh ảnh và giáo cụ trực quan khác (phụ thuộc vào từng bài giảng).
B. Quá trình lên lớp
- Giáo viên phải soạn kĩ giáo án trong đó có một số dự kiến để giải quyết những tình huống trong sách bài tập hoặc những tình huống học sinh đặt ra trên lớp.
- Học sinh phải có bài soạn ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.
- Các bước giảng dạy GDCD lớp 8, 9 có thể mô hình hóa theo sơ đồ sau:
Bước 1: Xây dựng tâm thế phù hợp với nội dung và chủ đề với bài học
GV: đưa tình huống (kể chuyện, hình ảnh)
Bước 2: Phát triển chủ đề, hình thành khái niệm về phẩm chất bổn phận đạo đức, trách nhiệm pháp lí
GV: Đặt câu hỏi cho tình huống hoặc cho học sinh kể 1 câu chuyện. Hướng dẫn học sinh lựa chọn giải pháp
HS: Thảo luận nhóm, tổ tìm hiểu tình huống suy nghĩ tìm cách giải quyết nhận xét và nêu nên trường hợp đối lập
HS: phát hiện ra vấn đề có liên quan đến bải học
Bước 3: Tổng kết rút ra kết luận và ý nghĩa của phẩm chất hoặc chuẩn mực pháp lí mà bài học đặt ra cách rèn luyện
GV: Nêu câu hỏi hay vấn đề tranh luận
HS: Tranh luận theo hướng dẫn tự rút ra bài học rèn luyện
Bước 1:
Xây dựng tâm thế phù hợp với nội dung và chủ đề bài học (phẩm chất hoặc bổn phận đạo đức cụ thể) để từ đó dẫn dắt học sinh đến với bài giảng một cách tự nhiên nhẹ nhàng.
Ví dụ: Khi dạy bài "Liêm Khiết" giáo viên có thể kể lại một tấm gương về liêm khiết hoặc đọc thơ, ca dao tục ngữ nói về phẩm chất liêm khiết. Những bài học cao đẹp của phẩm chất này, gây cảm xúc và định hướng cho học sinh vào vấn đề mà bài học định ra.
-Truyện "Lưỡng quốc trang nguyên" Mạc Đĩnh Tri
- Hoặc câu tục ngữ "Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo".
ở bước này có thể hình dung hình thức:
- Kể chuyện
- Trình bày trực quan (hình ảnh, số liệu)
- Cho học sinh đọc câu chuyện sưu tầm trước ở nhà
Bước 2:
Phát triển chủ đề, hình thành khái niệm về phẩm chất bổn phận đạo đức, trách nhiệm pháp lí.
Bước này sẽ giúp cho học sinh tìm hiểu các kiến thức trọng tâm cơ bản của bài học thông qua việc dẫn dắt của người giáo viên trên lớp và sự chuẩn bị bài của học sinh.
Trong bước này giáo viên cho các em tự trình bày các vấn đề theo cảm nhận đánh giá của chính mình. Sau đó kết hợp với sách giáo khoa hướng các em tới một kiến thức hoàn chỉnh cụ thể.
Kiến thức 1: Khái niệm về những biểu hiện đặc trưng của mặt phẩm chất đạo đức hoặc một hành động.
- Để thực hiện bước này, tôi thường áp dụng phương pháp tình huống hoặc đưa ra các bài tập trắc nghiệm, bài tập nhận biết hoặc bài tập phân tích hành động để giúp học sinh hiểu được cơ bản khái niệm nào đó.
VD1: Để chuẩn bị cho kiến thức một của bài "Giữ chữ tín" ở lớp 8 tôi đã dùng phương pháp kể chuyện tình huống để triển khai kinh nghiệm vốn có của học sinh để khơi dậy những hiểu biết của các em và cách xử sự của các em trong tình huống hàng ngày.
Bức tranh 1: Tan trường Văn cùng một số bạn đi về
Bức tranh 2: Trên đường về, các bạn vào nhà Tú để đọc truyện
Bức tranh 3: Mải mê đọc truyện trời tối, Văn về đế nhà bố mẹ đợi sẵn ở trước thềm nhà.
Sau khi mô tả tình huống, tôi đưa cho các em một số câu hỏi để học sinh suy nghĩ.
Câu hỏi:
1. Em đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra giữa bố mẹ và Văn.
2. Nếu trong trường hợp của Tú em se xử sự như thế nào?
Học sinh suy nghĩ, cố gắng giải thích tình huống, tìm hiểu nguyên nhân, động cơ hành vi của bạn Tú khi trở về nhà muộn.
Học sinh của tôi đã có những ý kiến rất khác nhau theo sự tưởng tượng rất phong phú của bản thân:
+ Tú sẽ sợ hãi vô cùng vì đã về nhà muộn để bố mẹ chờ và bố mẹ Tú rất tức giận sẽ đánh cho Tú một trận đòn.
+Tú bình thản lí giải là đã ở lại trường để chuẩn bị cho ngày 26/3 và bố mẹ sẽ nhắc nhở Tú lần sau phải báo để bố mẹ biết.
+ Tú sẽ thú nhận lỗi của mình với bố mẹ và bố mẹ tha thứ cho Tú nhưng sẽ không còn tin Tú như trước nữa…
+ Nếu trong trường hợp của Tú em sẽ nhận khuyết điểm với mẹ và hứa đây là lần cuối cùng vi phạm và bố mẹ tha thứ.
* Sau khi các em nêu ý kiến giáo viên hướng dẫn cho học sinh về cách xử sự đúng là:
+ Khi hết giờ học chúng ta phải tự giác về nhà ngay, không la cà, lang thang chơi ngoài đường, nếu có trường hợp đột xuất phải báo với bố mẹ để bố mẹ yên tâm.
+ Nếu đã hẹn phải giữ đúng lời hứa nếu vì lí do khách quan làm cho mình lỡ hẹn, sai lời hứa thì phải kịp thời xin lỗi với lí do chính đáng.
* Giáo viên tổng kết lại thành những biểu hiện của phẩm chất"giữ chữ tín", "giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với việc làm của mình". Những tình huống đòi hỏi phải rèn luyện từ điều nhỏ nhất: Không bao giờ nói dối cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo bạn bè và những người mình quen biết trong giao tiếp.
Ví dụ 2:
Để chuẩn bị cho kiến thức 1 của bài "Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh". Lớp 8 tôi đã giao bài tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà: "Em đã có bạn thân thật sự nào chưa? Nếu đã có em đã xây dựng tình bạn đó như thế nào?
- Trên lớp giáo viên gợi ý cho học sinh kể lại và mô tả tình cảm, tâm trạng, những suy nghĩ của mình.
Một học sinh đã kể lại một tình bạn rất cảm động của bạn đó như sau:
"Năm em học lớp 5, em đã chuyển về một ngôi trường mới. Khi vào nhận lớp và các bạn lớp mới. Em rất bỡ ngỡ, lạc lõng trước những gương mặt hoàn toàn xa lạ nhất là mình là người miền Nam. Cô chủ nhiệm đã xếp cho em ngồi cạnh một bạn nghịch nhất và lười học trong lớp. Em rất lo lắng và không có thiện cảm với bạn đó Hôm đầu tiên, em đã không muốn nói chuyện với bạn đó mặc dù bạn hỏi em rất nhiều điều về gia đình, bạn bè, về học tập.Dần dần, trong những câu chuyện ngắn ngủi lúc ra chơi em đã hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình khó khăn của bạn. Với sự nhiệt tình bạn đã nhanh chóng giúp em hòa nhập với môi trường học tập mới. Chúng em đã cùng nhau giúp đỡ để tiến bộ hơn trong học tập. Và bạn đó đã trở thành học sinh chăm ngoan và rất giỏi môn Toán. Đến bây giờ, chúng em không được học với nhau nhưng thường xuyên liên lạc qua thư từ động viên cùng nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập "
Sau khi nghe bạn Tuấn kể chuyện phân tích về quá trình hình thành một tình bạn trong sáng lành mạnh bền vững là:
+ Bản chất của tình bạn là tình cảm gắn bó dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, hợp nhau về sở thích, cá tính, mục đích lí tưởng.
+ Đặc điểm tình bạn trong sáng lành mạnh: Thông cảm, chia sẻ tôn trọng tin cậy, chân thành, quan tâm giúp đỡ nhau,và nhân ái vị tha.
* Kiến thức 2: Vì sao cần có phẩm chất đạo đức hoặc hành động đó?
Sau khi phân tích xử lí các tình huống đã nêu giáo viên học sinh thảo luận về ý nghĩa và phẩm chất hoặc bổn phận đạo đức hoặc hành động đó để thấy được sự cần thiết phải có chúng.
Đối với kiến thức này, tôi thường đưa ra dạng bài tập phân tích tình huống hoặc tìm hiểu biểu hiện trái ngược. Để đi đến bài học của phần này cần chuẩn bị tốt tài liệu (băng hình, tranh ảnh, sách báo, và phương tiện giảng dạy khác như máy chiếu, máy hắt…). Phần này thường tạo ra không khí sôi nổi hào hùng thi đua trong học tập ở tuổi này các em đã có những năng lực hành vi phát triển muốn khám phá, muốn trình bày các quan điểm suy nghĩ của mình. Sau các ý kiến trên, các em có thể nhận xét, đánh giá từng ý kiến và tự rút ra được bài học cần thiết.
Ví dụ 1: Để tìm hiểu được kiến thức 2, vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hóa nơi cộng đồng dân cư của bài "Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư". Tôi đã đưa ra một hệ thống các câu hỏi để học sinh thảo luận và trả lời.
Câu hỏi 1: Nêu một vài nét về thực trạng nếp sống văn hóa ở địa phương em.
Câu hỏi 2: Biện pháp xây dựng nếp sống văn hóa nơi cộng đồng dân cư
Câu hỏi 3: ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư . Một số câu trả lời của học sinh như sau:
Câu hỏi 1:
+ Nếp sống văn hóa đã có những tiến bộ rất lớn đó là đẩy mạnh việc vận động quần chúng tham gia các hoạt động quần chúng như: phong trào đền ơn đáp nghĩa, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh khu phố dân cư.
+ Nếp sống văn hóa vẫn còn tồn tại những biểu hiện thiếu văn hóa ở khu dân cư đó là vứt rác bừa bãi, nuôi động vật gây mùi hôi thối ô nhiễm nơi sinh sống, lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, còn gây lộn, xích mích giữa các gia đình với nhau.
Câu hỏi 3:
+ Cuộc sống xã hội hiện đại phát triển cùng với những thay đổi to lớn của con người thời kỳ đổi mới. Việc xây dựng nếp sống văn hóa làm cho cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp văn minh hơn, tạo nên mối quan hệ đoàn kết thân ái cùng xây dựng đời sống ổn định phát triển của người dân.
Ví dụ 2: Để giúp học sinh hiểu được kiến thức 2 của bài "Tích cự tham gia các hoạt động chính trị - xã hội " lớp 8. Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Tôi sẽ kể cho học sinh nghe một tình huống có nội dung như sau:
"ở ngõ chùa lăng Thượng có cái giếng đất không biết đào từ thủơ nào, miệng giếng hình chảo, rộng ngoác, rong rêu bám đầy xung quanh nước đục ngầu nổi lớp vàng đó như gạch cua. Bà con cả xã Viên Nội chỉ trông chờ vào cái giếng đó. Nước ăn, nước tắm giặt đều lấy ở giếng Chùa.
Thấy nước vừa thiếu lại vừa không sạch, bà con làng Thượng cứ bàn ra tán vào,nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu đào giếng.
Riêng bạn Đạt lại nghĩ "chẳng lẽ cứ chịu ăn nước đục mãi hay sao? phải quyết tâm đào giếng mới được.
Nghĩ sao làm vậy, Đạt hì hục đào giếng làm mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Mới một buổi mà Đạt đã đào được một cái hố sâu. Cái tin Đạt một mình dám cả gan đào giếng không bao lâu lan ra khắp thôn, rồi khắp xã. Đầu tiên là các em của Đạt giúp nữa, luân phiên nhau kéo đất lên. Có em cởi áo cùng đào với Đạt.Ba ngày sau,nước mạch bắt đầu rỉ ra, mát lạnh.
Để giếng không sụt lở, cả thôn góp tiền mua gạch, trạm y tế ủng hộ xi măng. Các bác thợ nề đến xây vòng giếng. Cái giếng đầu tiên ở làng Thượng được hoàn thành. Nước trong vắt, mát lạnh.
Sau đó, trong làng Thượng, theo gương Đạt, bà con đào vài cái giếng nữa và các làng xung quanh cũng đào giếng.
Câu 1: Nếu Đạt không đào giếng thì điều gì sẽ xảy ra đối với bà con xã Viên Nội?
Câu 2: Việc làm của Đạt có ý nghĩa và tác dụng như thế nào đến lợi ích của con người?
ý kiến của em Phan Kim Chi lớp 8B
+Cuộc sống bà con nơi đây sẽ phụ thuộc vào nguồn nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh cho sức khỏe sinh hoạt. Dễ gây ra dịch bệnh tràn lan.
ý kiến của em Trịnh Huy Trung lớp 8C
+ Do thiếu nước nên có thể vì lợi ích cá nhân bà con dễ gây ra sự xích mích tranh giành nước sinh hoạt, nảy sinh mâu thuẫn và mất đoàn kết.
Câu hỏi 2:
ý kiến của em Phạm Ngọc Bích lớp 8A
+ Đem đến nguồn nước trong vắt, mát lạnh cho bà con trong xã, giúp họ có nước sạch trong sinh hoạt, tránh được dịch bệnh mang lại sức khỏe và môi trường vệ sinh cho mọi người. Đem đến luồng không khí sôi nổi thi đua đóng góp vào công việc chung của mọi người trong thôn, xã.
ý kiến của em Vương Quốc Anh lớp 8B
+ Giúp mọi người trong thôn cảm thấy được ý nghĩa nguồn nước sạch trong đời sống làm cho mọi người gần gũi đoàn kết hợp sức để làm những công việc chung.
Giáo viên có thể hỏi tiếp: Là học sinh khi lứa tuổi còn nhỏ chúng ta có cần tham gia vào các hoạt động tập thể không? vì sao?
ý kiến của em Nguyễn Diệu Linh lớp 8C
+ Ngoài việc học tập chúng ta nên tích cực tham gia các hoạt động tập thể tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Vì các công việc như vậy góp phần mang lại lợi ích cho con người như bảo vệ môi trường và phòng chống bệnh tật, giúp chúng ta gắn bó hòa nhập hơn với tập thể với xã hội.
Như vậy với phương pháp khai thác giải trí (kể chuyện) học sinh nêu cảm xúc cá nhân như trên tôi đã phần nào khai thác được vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh để giúp các em tự tìm thấy được vai trò ý nghĩa của cá nhân đối với sự phát triển chung của xã hội mà các em học một cách nhẹ nhàng không gò ép.
Bước 3: Tổng kết rút ra kết luận và ý nghĩa của phẩm chất hoặc chuẩn mực pháp luật mà bài học đặt ra và cách rèn luyện phẩm chất đó.
Đối với bước này, tôi thường đưa ra các dạng bài tập tình huống ứng xử hoặc đàm thoại giữa giáo viên và học sinh hoặc kiến thức liên hệ bản thân (cả 2 mặt tích cực và tiêu cực).
Từ đó liên hệ với bản thân để đi đến bài học cho chính mình.
Bước này theo tôi,nên để cho học sinh được trình bày nhiều, sâu rộng, để học sinh tự nhận xét, tuyên dương hoặc trách phạt, cho học sinh tự đề ra nội dung và cách rèn luyện của bản thân. Không nên tránh nói những điều chưa tốt để học sinh không lầm tưởng và từ đó có ý thức khắc phục vươn lên.
Ví dụ: Dạy bài "Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng" thì nên hướng cho học sinh nói về những mặt còn hạn chế trong việc giữ gìn bảo vệ tài sản chung ở trường, lớp và nơi công cộng từ đó các em có ý thức được hơn trong việc giữ gìn các tài sản chung.
Hoặc dạy bài "Liêm Khiết" lớp 8 thì nên cho học sinh thảo luận về lối sống của học sinh như thế nào thể hiện được chuẩn mực đạo đức đó? cho học sinh phát biểu giáo viên ghi nhận các ý kiến cuối cùng tóm tắt ý:
- Suy nghĩ, cân nhắc, tính toán khi quyết định làm việc gì.
- Khi thực hiện mục đích trong cuộc sống phải vươn lên bằng tài năng, năng lực của mình, không ỷ lại, lợi dụng người khác.
Để nhấn mạnh ở phần này giáo viên có thể lấy các câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao về nội dung bài vừa học, hoặc có thể sử dụng bằng tranh ảnh, tư liệu để tuyên truyền khắc sâu ý nghĩa của bài học, nhanh chóng biến bài học thành hành động cụ thể.
Tóm lại, nếu thực hiện quá trình lên lớp như trên thì kiến thức của môn GDCD sẽ có ý nghĩa thiết thực rất lớn hướng học sinh từ nhận thức thực tiễn đến học sinh biết lập luận, chủ động, lí giải, tranh cãi, thể hiện thái độ cá nhân (tán thành hay không tán thành). Trong quá trình đó có sự cọ xát, sự khác biệt giữa các lập luận, các giải pháp xử lý và nhờ tích cực hóa hoạt động như vậy, học sinh sẽ chiếm lĩnh được các giá trị đạo đức pháp luật một cách tự giác. Học sinh sẽ sử dụng vốn kinh nghiệm đã có của mình để giải quyết vấn đề và trong quá trình tự tìm tòi sẽ dẫn tới sự thay đổi về kinh nghiệm khi các em biết chấp nhận những bằng chứng và lập luận mới hợp lý
Giờ học có phong cách dân chủ, cởi ở, quan hệ giao tiếp trong giờ học linh hoạt, hấp dẫn, giàu cảm xúc, giàu tính nhân văn. Giáo viên cũng tự mình vào vị trí người tham gia hoạt động như học sinh dẫn dắt gợi mở một cách khéo léo nhằm động viên học sinh tham gia có hiệu quả vào bài học. Phát huy tối đa ý thức trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia có hiệu quả vào bài học. Phát huy tối đa ý thức trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia vào thành công chung của bài học. Và từ đó giúp học sinh sớm nhận thức được vai trò xã hội của mình, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, hiện đại.
III. Kết luận
Trong giờ GDCD, các em thực sự là trung tâm của hoạt động học chủ động tiếp thu kiến thức, nắm kiến thức cơ bản nhanh, sâu phương pháp khai thác kinh nghiệm sẵn có của học sinh trong hoạt động tiếp thu bài học GDCD và từ bài học đó dẫn tới những hành vi chuẩn mực rất phù hợp cho mọi đối tượng trong cùng một lớp. Đó cũng là phương pháp giúp cho giáo viên đánh giá việc thực hành, áp dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hàng ngày, đối chiếu với yêu cầu, chuẩn mực mà bài học đặt ra, từ đó có sự điều chỉnh uốn nắn và tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với học sinh, giúp các em từng bước trưởng thành về mặt nhân cách.
Sau một thời gian giảng dạy theo phương pháp này, tôi nhận thấy kết quả đáng ghi nhận đầu tiên là giờ học GDCD không còn là một giờ học , học sinh chỉ biết ghi chép một cách thụ động, tiếp thu thụ động mà ngược lại, nó đã thu hút được sự chú ý của học sinh, nó đã trở thành một giờ học sôi động. Một giờ học với những ý kiến mang tính đối thoại, tranh luận, một giờ học mà học sinh nào cũng có thể bộc lộ diễn ra thường ngày; một giờ học luôn cung cấp cho các em những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hóa trong cuộc sống và các em rất thích thú, một giờ học bước đầu hình thành vai trò làm chủ của các em.
Với mục đích muốn dạy một bài GDCD có kết quả tốt tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp khai thác những kinh nghiệm vốn có của học sinh vào hành động tiếp thu bài học GDCD và từ bài học giúp học sinh có những hành vi chuẩn mực về đạo đức và pháp luật như đã nêu ở trên và theo tôi phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao hơn một khi giáo viên kết hợp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với những hình thức và nội dung hoạt động đa dạng, phong phú.
Để giờ dạy GDCD có hiệu quả đề nghị Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo cung cấp thêm cho giáo viên một số tài liệu tham khảo, tranh ảnh, sách báo các phương tiện, đồ dùng hiện đại khác để việc giảng dạy bộ môn GDCD được hoàn thiện hơn và đạt kết quả tốt hơn.
Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2006
Nguyễn Trần Diễm Ngọc
Mục lục
Phần I: Đặt vấn đề
Gồm: Các cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài
Phần II: giải quyết vấn đề
Gồm: - Thực trạng của việc dạy bộ môn hiện nay
- Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Những biện hpáp đã triển khai thực hiện
+ Những yêu cầu cụ thể trong việc chuẩn bị bài
+ Quá trình lên lớp
Phần III: kết luận
Phần IV: phụ lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT367.doc