Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội

Tài liệu Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội: ... Ebook Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội

doc198 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên luận văn: Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội Học viên: Nguyễn Đức Thắng Đơn vị: Lớp Cao học Du lịch Khoá 2 - Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng - Khoa Du lịch học - Đại học KHXH&NVQG Thời gian thực hiện: Từ 01/2007 đến 12/2007 Nghệ thuật biểu diễn truyền thống - Múa rối nước Việt Nam PhÇn më ®Çu 1. Lý do cần nghiên cứu: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của đất nước và đang dần hội nhập với khu vực và thế giới. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng ngày một tăng. Hà Nội là thủ đô của đất nước - trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế của cả nước và có nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc nên trong những năm gần đây, Du lịch Hà Nội đã đạt những thành tựu khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển theo hướng bền vững, hiện đại, nâng cao vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế. Xác định vị trí quan trọng của ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và để khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch phong phú, Thủ đô Hà Nội đã coi phát triển du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của Thủ đô. Vì vậy Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội thời kỳ 1996-2010 đã được xây dựng và phê duyệt ngay sau khi QHTT của cả nước được Chính phủ phê duyệt, và dự án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội cũng đã được UBND Thành phố phê duyệt từ năm 2002. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội những năm vừa qua có nhiều yếu tố mới xuất hiện. Các quy hoạch kinh tế- xã hội mới được xây dựng cho vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặt ra phương hướng và nhiệm vụ mới cho định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội; đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO,...đã đặt du lịch Hà Nội trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành du lịch Hà Nội, để du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực và Thế giới. Trong các định hướng phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015 của Thành uỷ Hà Nội, định hướng trọng tâm về việc phát triển triệt để lợi thế du lịch văn hoá được coi là mấu chốt để tìm ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của Thủ đô, trong đó có vấn đề phát triển các loại hình du lịch văn hoá phi vật thể. Những năm qua, du lịch Hà Nội đã tập trung khai thác các loại hình du lịch văn hoá phi vật thể, trong đó tập trung nhiều vào các vấn đề như lễ hội truyền thống, phát triển du lịch làng nghề và đặc biệt là khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, ca trù, ả đào, chèo hay các giá trị văn hoá dân gian. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống được tạo dựng trên nền tảng văn hoá dân tộc với bề dày hàng mấy nghìn năm, trong đó có sự chắt lọc, tạo nên nét tinh tuý của nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong lòng Hà Nội. Múa rối nước là một trong những giá trị văn hoá tinh thần vô cùng quan trọng, độc đáo và có thể coi là di sản dân tộc, chỉ có ở Việt Nam mà không có ở nơi nào trên thế giới. Chính vì vậy, việc khai thác đầy đủ và hợp lý các giá trị văn hoá phi vật thể với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Hà Nội phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, đồng thời giúp bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó, dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc phát triển du lịch Hà Nội thông qua việc khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, ca trù (ả đào), chèo, chầu văn ...., nhưng trên thực tế, qua khảo sát điều tra khách du lịch quốc tế đến du lịch tại Hà Nội, hầu hết các khách du lịch đều cho rằng, du lịch Hà Nội chưa khai thác được các lợi thế của mình đang có về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Hơn nữa, dù có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống nhưng việc sử dụng nó để phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài múa rối nước được coi là "đỏ đèn" hàng ngày bởi sự độc đáo có một không hai thì khách du lịch đến Hà Nội gần như không biết thêm bất kỳ một loại hình nghệ thuật biểu diễn nào khác. Do đó, luận văn xin được đề cập đến khía cạnh văn hoá phi vật thể của du lịch Hà Nội nói chung và trong đó tập trung khai thác khía cạnh các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Hà Nội nói riêng để qua đó, đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp phát phát triển hợp lý, hiệu quả nhằm khai thác triệt để khía cạnh ấy trong việc quảng bá, khuếch trương cho loại hình du lịch văn hoá ở Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Những tác động của việc khai thác này trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. - Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thông qua các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Qua đó, đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm khai thác có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: + Nghiên cứu đối tượng chính là các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã, đang và sẽ khai thác để phát triển du lịch Hà Nội như Múa rối nước, chèo, chầu văn, ả đào (ca trù), dân ca quan họ, nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam ... + Nghiên cứu đối tượng khách du lịch chủ yếu là khách du lịch quốc tế thông thường, khách du lịch là người Việt Kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: - Luận văn tập trung nghiên cứu khía cạnh giá trị văn hoá của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, đặc trưng văn hoá như múa rối nước, ca trù (ả đào), chầu văn, chèo, dân ca quan họ, nghệ thuật múa âm nhạc truyền thống.... - Tiếp đến, luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm, tâm lý của đối tượng khách du lịch quốc tế (có cả khách Việt kiều), trong đó khai thác các thị trường trọng điểm có số lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ,... Sở dĩ luận văn xin không được đề cập đến khách du lịch nội địa bởi đa phần khách du lịch nội địa đã có hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật truyền thống nên nhìn chung, khách du lịch nội địa không có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này trong các chương trình du lịch đến Hà Nội. Thực trạng khảo sát điều tra cho thấy khách du lịch nội địa không có nhu cầu thật sự khi đến du lịch Hà Nội về xem, tham quan, nghe các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. - Sau đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, trong đó, nghiên cứu cả những vấn đề về chính sách quản lí vĩ mô, vi mô và các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. - Nghiên cứu tác động qua lại giữa phát triển du lịch Hà Nội với phát triển, bảo tồn gìn giữ văn hoá truyền thống dân tộc ở dạng Phi vật thể. - Cuối cùng, đề xuất giải pháp hiệu quả nhằm phát triển du lịch. + Về không gian: Do giới hạn của luận văn, chủ yếu tập trung nghiên cứu trong phạm vi Thủ đô Hà Nội, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành, các điểm du lịch, các điểm biểu diễn truyền thống có nhièu khách du lịch quốc tế. + Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn từ khoảng năm 1998 đến nay và định hướng nghiên cứu đến 2015 theo mục tiêu phát triển, định hướng phát triển du lịch Hà Nội tới năm 2015. 4. Những vấn đề mới được nghiên cứu của luận văn: Phân tích rõ các đặc điểm của thị trường khách du lịch quốc tế trong việc hưởng thụ các giá trị văn hoá phi vật thể nói chung và các giá trị văn hoá nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói riêng. Phân tích thực trạng giá trị văn hoá phi vật thể nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Hệ thống hoá các giải pháp tổ chức khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm cả ở tầm vĩ mô và vi mô thời gian qua. Phân tích đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Chỉ ra những thách thức từ việc hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển du lịch văn hoá và tác động của nó tới việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thị trường khách du lịch quốc tế dựa trên việc khai thác phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp, khảo sát thu thập, xử lý và phân tích thông tin, số liệu. Phương pháp thống kê. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp điều tra xã hội học. 6. Cơ sở để hoàn thành tốt luận văn: - Mong rằng, với việc Học viên đã thu thập được khá nhiều tài liệu liên quan đến việc khai thác các giá trị biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch có thể góp phần hoàn thành luận văn một cách tốt nhất có thể trong khả năng của học viên. - Học viên được sự ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô giáo là giảng viên, là các giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đầu ngành trong lĩnh vực du lịch và văn hoá du lịch của Trường Đại học KHXH&NVQG. Đặc biệt là sự giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng - Giảng viên Khoa Du lịch học - Đại học KHXH&NVQG. 7. Nội dung, bố cục của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về khách du lịch, và khách du lịch quốc tế. Giá trị văn hoá của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng tổ chức khai thác hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm, đặc điểm khách du lịch, khách du lịch quốc tế. 1.1. Khái niệm khách du lịch Về cơ bản, khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một thời gian nhất định, sử dụng các dịch vụ du lịch và có khả năng thanh toán các khoản tiêu dùng đó. Khách du lịch không phải là những người đi học tập, đi làm việc tại điểm đến du lịch với mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân. Như vậy, để được coi là khách du lịch thì phải đạt được các yếu tố sau: + Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, có thể rời xa hàng nghìn km nhưng cũng có thể chỉ trong một phạm vi bán kính là vài chục km. + Sử dụng các dịch vụ du lịch tại điểm đến du lịch mà khách định đến + Có khả năng thanh toán, chi trả cho các dịch vụ du lịch khách sử dụng trong chuyến du lịch. + Không mưu cầu mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân. Có hai loại khách đi du lịch, đó là khách du lịch và khách tham quan du lịch. Với đối tượng là khách du lịch thì thông thường, thời gian lưu trú khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên là lớn hơn 1 ngày đêm (24 giờ) và bắt buộc phải ở qua đêm ở một địa điểm không phải là nhà mình. Như vậy, đối tượng khách này sẽ phải sử dụng ít nhất ba dịch vụ cơ bản trong du lịch là ăn, ngủ và dịch vụ bổ sung như vận chuyển, vé tham quan, ... Đối tượng khách này thường đi theo tour du lịch trọn gói. Với khách tham quan thì đó là đối tượng đi du lịch nhưng chỉ đi trong ngày, không ở qua đêm tại điểm du lịch không phải nơi cư trú thường xuyên của mình và như vậy là không sử dụng dịch vụ lưu trú. Đối tượng khách này thường chỉ sử dụng các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vé tham quan. Đối tượng này cũng ít khi đi theo tour trọn gói mà thường tự tổ chức, tự thuê phương tiện vận chuyển và nhiều khi còn chuẩn bị sẵn đồ ăn uống từ nhà. Vậy, nhìn chung, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, trong đó, khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người trong một quốc gia định cư ở nước ngoài vào quốc gia đó du lịch; công dân của quốc gia đó, người nước ngoài thường trú tại đó ra nước ngoài du lịch. Như vậy, khách du lịch quốc tế sẽ được chia thành hai đối tượng cơ bản: - Khách là người nước ngoài, người trong nước định cư ở nước ngoài đi du lịch trong nước. - Khách là người trong nước, người nước ngoài định cư ở trong nước đi du lịch nước ngoài. Ở Việt Nam, khách du lịch quốc tế được định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam là: Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; là người Việt Nam, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Có thể thấy, định nghĩa trong Luật Du lịch của Việt Nam đã bao trùm được cả hai đối tượng khách quốc tế cơ bản, đó là khách quốc tế In-bound (khách quốc tế chủ động hay còn gọi là khách quốc tế vào du lịch tại Việt Nam và Out-bound (khách quốc tế bị động hay còn gọi là khách quốc tế đi ra ngoài Việt Nam du lịch). Tuy vậy, ở nhiều quốc gia, đối tượng khách du lịch quốc tế đầu tiên luôn được khuyến khích phát triển tăng cả về lượng và chất. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng cao, xuất khẩu thu ngoại tệ tại chỗ là giải pháp tốt nhất. Còn đối tượng khách thứ hai thì ít được khuyến khích bởi nếu như số lượng khách du lịch là người trong nước đi du lịch quá đông thì sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ. Trong khi đó, khách du lịch nội địa cũng luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia nào. Quốc gia nào càng phát triển, dân số đông và lượng khách du lịch nội địa đi du lịch có khả năng thanh toán chi trả cao thì quốc gia đó sẽ rất phát triển du lịch nội địa. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì khách du lịch nội địa được định nghĩa như sau: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, khách du lịch nội địa nói chung sẽ là những người công dân của một quốc gia hay những người nước ngoài đang thường trú, công tác và làm việc tại quốc gia đó, đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khách du lịch nội địa thường được coi là những khách du lịch có địa bàn di chuyển không lớn như khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, nếu như quốc gia nào có diện tích rộng lớn như Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, ấn Độ,... thì việc di chuyển trong lãnh thổ quốc gia đó sẽ là một phạm vi lớn. 1.2 Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam Từ năm 1991 đến năm 2000, khách du lịch quốc tế tăng 7,1 lần, từ 300 nghìn lượt lên 2,14 triệu lượt; khách du lịch nội địa tăng 7,5 lần, từ 1,5 triệu lượt lên 11,3 triệu lượt. Đến năm 2005, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, con số này đã đạt khoảng 3,4 triệu lượt khách quốc tế, 16,1 triệu lượt khách nội địa. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Bảng 1: Tình hình khách du lịch tại Việt Nam (giai đoạn 1995 – 2005) Đơn vị: Triệu lượt 1995 2000 2005 Tổng lượt khách 5,5 13,44 19,5 Khách quốc tế 1,35 2,14 3,4 Khách nội địa 6,85 11,3 16,1 (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Thị trường khách du lịch quốc tế ngày càng đa dạng, hiện đang phát triển tập trung là khách du lịch đến từ các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan và Anh. b) Nguồn thu từ du lịch Theo Tổng cục du lịch, nguồn thu từ du lịch tăng đáng kể, trung bình trên 16,6%/năm: năm 1995 đạt 8.000 tỷ đồng, năm 2000 là 17.400 tỷ, năm 2003 đạt xấp xỉ 20.000 tỷ, năm 2004 đạt 26 ngàn tỷ đồng, năm 2005 đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng. (Nguồn: Tổng cục Du lịch) 1.4. Đặc điểm của khách du lịch quốc tế Khai thác thị trường khách du lịch quốc tế hoàn toàn không dễ dàng. Nhiều công ty lữ hành quốc tế có kinh nghiệm gặp không ít khó khăn và lúng túng khi tham gia vào khai thác mảng thị trường này. Nhiều công ty đã không đạt được kế quả như mong muốn. Lý do là vì mảng thị trường khách du lịch quốc tế dù đã được khai thác từ lâu, trong đó chủ yếu là mảng du lịch In-bound, nhưng mỗi thị trường lại có những đặc thù riêng của nó, tính cạnh tranh trên thị trường lại rất lớn, đòi hỏi cả ở cấp độ vĩ mô quản lý Nhà nước về du lịch và vi mô ở cấp độ doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng. Để có được phương pháp khai thác thị trường du lịch quốc tế một cách phù hợp và có hiệu quả ta hãy cùng nhau phân tích một vài đặc điểm cơ bản của nó. Nhìn chung, khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đều khá tương đồng nhau về mặt động cơ, mục đích, nhu cầu, mong muốn đi du lịch. Cả hai đều rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình và đến một nơi khác với mong muốn được thưởng thức, thưởng lãm các danh lam thắng cảnh, các dịch vụ và các nét đặc trưng văn hoá của điểm đến. Nhưng cả hai vẫn có những đặc điểm riêng mà khách du lịch quốc tế có những đặc điểm nổi bật như sau: Về phạm vi, khoảng cách, di chuyển và lãnh thổ: - Khách du lịch quốc tế di chuyển trong một phạm vi lãnh thổ lớn, ra khỏi quốc gia mình là công dân sinh sống. - Bán kính di chuyển thường rất rộng và có khi ở mức độ toàn cầu chứ không chỉ ở mức độ khu vực, châu lục. - Các phương tiện vận chuyển trong chuyến đi du lịch sẽ rất đang dạng và hiện đại, chủ yếu là di chuyển bằng máy bay. Về đặc trưng tâm lý, sở thích, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế: - Khách du lịch quốc tế ngoài việc thường có tâm lý đi du lịch theo mùa, vụ thì họ còn có thói quen đi du lịch trong bất kỳ thời điểm nào cho phép. Ở đây là cho phép cả về thời gian lẫn tiền bạc. Vào các dịp nghỉ hè, nghỉ đông, ngày lễ lớn của đất nước họ, khách du lịch quốc tế sẽ đi du lịch trong nước và rất nhiều người sẽ chọn cho mình các chuyến du lịch nước ngoài. - Khách nội quốc tế thích lựa chọn những loại hình du lịch đặc trưng là du lịch biển, du lịch nghỉ núi và du lịch văn hoá - tín ngưỡng – lễ hội để họ có thể khám phá một vùng đất mới thông qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá và cản quan của đất nước đó. - Khách du lịch quốc tế ở quốc gia có thu nhập bình quân đầu người GDP cao thì thường có khả năng chi trả cao và ngược lại. Tuy vậy, đã là khách du lịch đi du lịch quốc tế thì mức độ chi trả cũng phải đạt được tiêu chuẩn và mức độ phù hợp khi đi du lịch nước ngoài. - Khách du lịch quốc tế thường phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị thủ tục, giấy tờ hợp lệ để đi du lịch. Khách sẽ phải làm hộ chiếu, visa hay chuẩn bị đổi ngoại tệ, thẻ tín dụng quốc tế, hoá đơn thanh toán trả trước Voucher,..., - Khách du lịch quốc tế khi đi du lịch thường chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để đảm bảo cho chuyến du lịch của họ thành công nhất. Về mục đích đi du lịch Mục đích đi du lịch của khách du lịch quốc tế rất đa dạng và khó có thể tóm lược được trong một, hai vấn đề. Khách du lịch quốc tế thường đi theo nhiều loại hình du lịch khác nhau đáp ứng cho đối tượng khách này như : Du lịch tham quan, tìm hiểu; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch công vụ; du lịch lễ hội; du lịch Sinh thái và mua sắm. Tuy nhiên nhu cầu hưởng thụ trong các chuyến đi của họ là rất lớn và bao trùm. Nhu cầu này được thể hiện trong hầu hết các loại hình du lịch phổ biến, với hầu hết các đối tượng du khách không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính. Về xuất xứ nguồn khách: Theo mục đích chuyến đi và chủ yếu là họ đi cá nhân tập hợp lại thành một đoàn lớn. Khách cao cấp đi theo tour trọn gói cao cấp, còn khách Tây Balô thì đi theo tour du lịch đơn lẻ và sử dụng các dịch vụ đơn lẻ. Thường khách quốc tế rất đa dạng và đến Việt Nam với nhiều quốc tịch khác nhau. Về thời điểm và độ dài của chuyến đi - Thời điểm tổ chức các chuyến đi cho khách du lịch quốc tế cũng không phải trải đều trong năm. Mùa hè và kỳ nghỉ đông là những dịp khách du lịch quốc tế đi du lịch nhiều nhất. Có những thời điểm, họ lưu lại tại một quốc gia tới hàng tuần, thậm chí hàng tháng. - Những dịp nghỉ lễ, tết và nghỉ chính thức trong năm với qui định rất phù hợp cho hoạt động du lịch là được nghỉ bù vào ngày liền kề nếu ngày nghỉ chính thức trùng vào ngày chủ nhật đã hình thành những đợt nghỉ 3, 4, thậm chí một tuần tạo nên những thời điểm bùng nổ khách du lịch quốc tế. - Tuy vậy, nhìn chung, độ dài chuyến đi của khách du lịch quốc tế thường không nhiều do nhiều yếu tố tác động, trong đó đáng kể nhất là thời gian và chi phí cho chuyến đi khá lớn. Về yêu cầu về hình thức tổ chức chương trình du lịch Tổ chức một chương trình du lịch cho khách quốc tế thông thường bao gồm 2 nội dung chính : - Phần nội dung chính đáp ứng nhu cầu chủ yếu của du khách được thể hiện cụ thể trong loại hình du lịch. Ví du : Du lịch lễ hội thì phần nội dung chính sẽ là tham dự lễ hội. Hay Du lịch hội nghị sẽ là chương trình nghị sự của hội nghị đó và khả năng tổ chức hoàn hảo cuộc hội nghị đó. - Phần nội dung thứ 2, tuy không phải là mục đích chính của chuyến đi song sẽ góp phần không nhỏ vào kết quả của nó. Đó là tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ cho đoàn .Những công ty lữ hành có kinh nghiệm tổ chức những hoạt động này và có đội ngũ hướng dẫn viên có khả năng tạo nên bầu không khi vui vẻ cho khách trong chuyến đi và tạo cho khách được biết đến các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn, độc đáo. Về vấn đề này thì các laọi hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống được coi là rất quan trọng để phát triển du lịch. 1.5. Đặc điểm tâm lý, thị hiếu, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế Hình thức đi du lịch thường theo kiểu mua tour in - bound rồi sau đó đến nơi sẽ tự tổ chức hoặc nếu không thì khách du lịch quốc tế sẽ lựa chọn các tour du lịch cao cấp với dịch vụ đắt tiền. Tuy nhiên, xu thế sử dụng các chương trình du lịch trọn gói của các doanh nghiệp lữ hành đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nếu khách du lịch quốc tế đã sử dụng và hài lòng với sản phẩm của một doanh nghiệp lữ hành thì họ sẽ có xu hướng sẽ trung thành với các sản phẩm của doanh nghiệp đó bởi họ rất tin tưởng vào việc làm ăn nghiêm túc của các doanh nghiệp bán tour. Thể lực của khách du lịch quốc tế thường là tốt nên họ có khả năng đi du lịch dài ngày, di chuyển liên tục và ít nghỉ ngơi. Tất nhiên, khách du lịch quốc tế thích được thưởng thức các món ăn ngon và lạ, nhất là các món ăn đặc sản tại địa phương họ đến. Tuy vậy, dù như thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn thích các món ăn có chất lượng, đảm bảo vệ sinh. Thời gian lưu lại ở mỗi điểm du lịch thường ngắn bởi họ muốn tận dụng khoảng thời gian tối đa để có thể biết được nhiều nơi. Khi đi du lịch, khách quốc tế quan tâm đến cả giá cả, nội dung, chất lượng của sản phẩm du lịch. Do đi du lịch rất nhiều nên họ thường không “sành” về du lịch, họ luôn đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao và có khá nhiều khách kỹ tính, yêu cầu chất lượng cao khi sử dụng các dịch vụ du lịch. Cơ sở lưu trú được lựa chọn thường là các khách sạn từ 3* trở lên hoặc loại hình cơ sở lưu trú khác có mức chất lượng tương đương. Dịch vụ họ rất quan tâm trong các chuyến du lịch là mua sắm và vui chơi giải trí. Chi tiêu có kế hoạch và không theo cảm xúc, không có chuyện chạy theo tâm lý lây lan đám đông hay tâm lý bầy đàn. Một người mua kéo theo nhiều người mua như Việt Nam, mà họ đã dự tính sẵn sàng các chi phí tài chính trước khi đi. Tuy vậy, họ đã có kế hoạch thì sẽ chi tiêu khá nhiều cho việc mua sắm. Trên đây là một số đặc điểm về tâm lý, thị hiếu của khách du lịch quốc tế và nói chung là mang tính chất định tính. Trên thực tế, tâm lý thị hiếu của khách du lịch là yếu tố luôn có sự vận động theo những biến đổi của môi trường kinh tế xã hội. Để có thể nắm bắt một cách cụ thể, chính xác nhu cầu của thị trường khách du lịch cần phải có những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể tiếp theo mang tính định lượng trong những điều kiện cụ thể, gắn với không gian và thời gian nhất định. 2. Giá trị văn hoá truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Trên thực tế, nhu cầu hiện nay của hầu hết các khách du lịch quốc tế chính là việc được tận hưởng các tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo mà chỉ có đi du lịch đến một quốc gia khác biệt về văn hoá họ mới cảm nhận được. Chính vì vậy, khách du lịch quốc tế hay Việt kiều thường rất thích tìm hiểu các đặc trưng văn hoá vật thể hay phi vật thể. Những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc sắc cũng luôn nhận đưcợ sự quan tâm rất lớn của khách du lịch quốc tế. Người ta vẫn nói ví von rằng, đến Bắc Kinh mà chưa nghe Kinh kịch thì chưa phải là đến Bắc Kinh. Đến Nhật Bản mà chưa xem hát múa cung đình tập thể Yasukoi thì cũng thế. Vậy thì, đến Hà Nội khách sẽ được xem gì, nghe gì? Có lẽ, khách du lịch quốc tế thường truyền miệng nhau một điều, đó là đến du lịch ở Hà Nội thì cần phải biết múa rối nước có sự độc đáo như thế nào. Ảnh 1: Múa tập thể Yasukoi - Nhật Bản Bên cạnh các giá trị văn hoá như múa rối nước, Hà Nội cũng như Việt Nam còn lưu giữ được nhiều loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như Ca trù (ả đào), chầu văn, xẩm, chèo, tuồng, cải lương, các làn điệu dân ca,... Những giá trị văn hoá truyền thống này chỉ Việt Nam mới có và đã được chắt lọc, truyền đời qua hàng ngàn năm cùng với bề dày lịch sử văn hoá. 2.1. Những giá trị văn hoá truyền thống 2.1.1. Văn hoá và bản sắc văn hoá truyền thống Trong hoàn cảnh hiện nay của một thế giới mở cửa, của sự toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến những tác động về nhiều mặt về văn hoá, xã hội, văn hoá truyền thống, cốt cách dân tộc được mọi người chú ý và đến đâu, ngừi ta cũng thấy tầm quan trọng của văn hoá được đặt lên hàng đầu. UNESCO thừa nhận văn hoá là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Trong những nước tiên tiến, sự chi tiêu cho phục hưng, bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá một dân tộc ngày càng cao. Vậy thì tại Việt Nam, văn hoá đã được đề cập như thế nào? Gần đây, UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hoá: "Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình". "Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác với các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người", định nghĩa về văn hoá của tác giả Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam 2002. Trong khi đó, bản sắc văn hoá lại là sự nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử. Văn hoá là một hệ thống các quan hệ, không phải là những vật cụ thể. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chưa đựng những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến của các mối quan hệ này là những nhu cầu tâm thức con người từng dân tộc. Nói đến bản sắc văn hoá Việt Nam là nói đến tính ổn định, bất biến trong văn hoá Việt Nam. Nhưng cái phần ổn định này không nhìn thấy bắng mắt thường được do là sự đan xen, chống chéo của các quan hệ. Văn hoá Việt Nam cũng vậy, nó có thể thay đổi theo nhiều cách mà ta khó đoán biết hết được, nhưng phải duy trì một mối quan hệ kiểu trọng tâm. Duy trì bản sắc văn hoá, hiểu theo cách nhìn này không có nghĩa là đóng cửa lại, mà phải chấp nhận mọi tiếp xúc, mọi quan hệ. Không có văn hoá tự lực cánh sinh, tự túc, mà phải biết gìn giữ, phát huy nhưng vẫn học tập, giao thoa để cùng tiến bộ. Như vậy, ngoài khái niệm văn hoá nói chung đưa ra được những vấn đề liên quan đến sự hình thành nên khái niệm đó thì bản sắc văn hoá mỗi dân tộc cũng được đề cập đến là cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển lịch sử. Mỗi tộc người, mỗi dân tộc đều có mặt bất biến đó và dù quá trình phát triển lịch sử có tác động như thế nào chăng nữa thì nó vẫn mang bản sắc riêng. 2.1.2. Văn hoá truyền thống Việt Nam Với bề dày truyền thống hàng nghìn năm, với lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, văn minh Văn Lang, - Âu Lạc hay văn minh sông Hồng, văn hoá Việt Nam truyền thống là thứ văn hoá cội rễ xuất phát từ hoạt động của cư dân nông nghiệp lúa nước. Trong phạm vi hẹp, đất nước Việt Nam nằm trên địa bàn cư trú của người Bách Việt. Có._. thể hình dung khu vực này như một hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc) và đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Ở phạm vi rộng hơn, văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonesia lục địa. Có thể hình dung đây là một tam giác có cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử, còn đỉnh đã đưcợ kéo dài tới tận đồng bằng sông Mê Kông. Như vậy, kể từ trước khi nhà Nguyễn mở đất phía Nam, vẽ lên bản đồ hình chữ S hoàn chỉnh, thì văn hoá Việt Nam vcũng đã nằm trong khu vực tam giác có hình thù như trên. Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là nhiệt độ cao, độ ẩm cao (lượng mưa hàng năm lớn) và có gió mùa. Ảnh 2: Hát múa truyền thống tại Festival Huế Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này laọi hình văn hoá gắn với nông nghiệp với đặc trưng sau: + Trống lúa nước, khác với văn hoá khô mạch của Trung Quốc ở phía Bắc sông Dương Tử. + Sống định cư và hoà hợp với thiên nhiên, khác với văn hoá du mục. + Đề cao vai trò của phụ nữ (một đặc trưng của văn hoá thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên nền kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị). + Sùng bái mùa màng, sinh nở - văn hoá phồn thực, nông nghiệp. Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hoá Việt Nam có được đẩy đủ các đặc trưng nêu trên, sau đó cấu thành các yếu tố đặc thù (mang tính khu vực) trong nội dung văn hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, văn hoá Việt Nam cũng đã tạo nên sự khác biệt: + Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường nước) + Tính dung chấp cao do là đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ chính nên người dân thường xuyên giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó. + Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thuỷ lợi) do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên không có kết cấu bền vững và cư dân của khu vực này thường phải sống chung với nước. + Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước (chèo, rối nước, đua thuyền, làng nghề thủ công truyền thống ven các dòng sông,...) Văn hoá truyền thống Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng. Tính đa dạng của văn hoá là kết quả của sự đa dạng tộc người. Du vậy, dù đa dạng, nhưng văn hoá Việt Nam vẫn hướng tâm vào văn hoá Việt. Có thể nói, văn hoá Việt Nam nói chung và văn hoá truyền thống Việt Nam nói riêng là văn hoá tổng hợp và hỗn dung xét từ góc độ nhân học văn hoá. Sự ra đời của văn hoá truyền thống Việt Nam là kết quả của việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc qua ngàn đời và là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp độ châu lục và toàn cầu. Văn hoá Việt Nam là kiểu văn hoá hỗn dung, điển hình, do nằm tại vùng giao thoa giữa các trung tâm văn hoá lớn. Tuy vậy, xét một cách toàn diện, dù chứa đựng tính hỗn dung lớn, nhưng do bản chất xuất phát từ nền văn minh lúa nước, nông nghiệp, nên văn hoá Việt Nam vẫn có bản sắc rất đặc trưng, mang dáng dấp riêng của văn hoá nông nghiệp lúa nước, điển hình là sự ra đời, tồn tại và phát triển của hàng loạt các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, lễ hội nông nghiệp, các nghệ thuật thủ công nông nghiệp,... Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam ra đời và tồn tại cho đến ngày nay nhờ ý thức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của cha ông ta qua ngàn đời. Nghệ thuật múa rối nước có từ hàng ngàn năm trước, nghệ thuật ca trù (ả đào) cũng có từ cách đây khoảng 700 năm, trong khi các làng nghề thủ công với nghệ thuật điêu khắc, trạm chổ tinh vi, thêu đan, vẽ tranh, ... đều ở mức độ tinh xảo. 2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.2.1. Văn hoá vật thể và phi vật thể Văn hoá vật chất (văn hoá vật thể, hữu hình) là khái niệm dùng để chỉ các đồ vật, sản phẩm hiện hữu và màn tính hình thể, do con người tạo ra, được sử dụng để thoả mãn nhu cầu của họ. Đây là văn hoá đã đưcợ khách thể hoá, hay nói cách khác là văn hoá vật chất, không phải văn hoá tinh thần. Nhưng văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật chất vật thể) là khái niệm dùng để chỉ hệ thống các giá trị tồn tại dưới dạng các ý niệm văn hoá, các hành vi biểu đạt các ý niệm ấy. Nó cấu thành đời sống tinh thần của chủ thể văn hoá. Những hành vi ấy chỉ có thể được nắm bắt bằng trực quan, kinh nghiệm sống hay bằng cảm nhận của mỗi người. Như vậy, trong khối văn hoá nói chung, có hai nhánh hoà quyện, tạo dựng nên văn hoá Việt Nam. Đó là khối các di sản văn hoá vật thể truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ như hệ thống lăng tẩm, đền đài, công trình kiến trúc, đình, đền, chùa, miếu mạo, di tích lịch sử, di tích cách mạng,.... được hiển thị như những vật chất cụ thể. Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Kinh thành Huế, Hoàng Thành Thăng Long,...là những giá trị văn hoá vật thể tiêu biểu nhất. Tuy vậy, do tính chất của luận văn, người viết xin chỉ đề cập sơ qua đến vấn đề văn hoá vật thể hay các tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ở mức độ ngắn gọn như vậy, mà hầu hết sẽ tập trung khai thác tối đa các giá trị văn hoá phi vật thể - văn hoá tinh thần của dân tộc, trong đó điển hình là các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. 2.2.2. Văn hoá phi vật thể và những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. Văn hoá phi vật thể đưcợ coi là những giá trị văn hoá tinh thần mà không ở đâu giống ở đâu, không dân tộc nào giống dân tộc nào. Đời sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật diễn xướng, ca nhạc, âm nhạc, nhạc cụ, lễ hội, phong cách ăn mạc, ở, đi lại, nhà cửa, nghề thủ công,... là tất cả các giá trị văn hoá mang tính phi vật thể hay còn gọi là văn hoá tinh thần. Văn hoá phi vật thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có văn hoá phi vật thể ở dạng tự nhiên do điều kiện tự nhiên, điều kiện sống đem lại ngay từ thời sơ khai, và văn hoá phi vật thể có được do chính con người Việt Nam tạo nên sau từng thế hệ sống và đúc kết, chắt lọc để tạo nên những thứ văn hoá tinh thần vô giá. Ảnh 3: Hát múa cung đình Xét ở dưới góc độ du lịch thì có thể coi các giá trị văn hoá phi vật thể ấy chính là các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, có tác dụng khai thác phát triển du lịch văn hoá nói chung. Tại Hà Nội, nơi được coi là mảnh đất nghìn năm văn vật, nơi hội tụ đầy đủ các nét tinh hoa văn hoá dân tộc và được coi là sự hội tụ với đầy đủ các nét tinh vi, độc đáo, đặc sắc và có phần quý phái nhất, để tạo nên các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể như nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật hát ca trù (ả đào), nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương và có thể là hát xẩm, hát xoan, hát ghẹo,... Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đã đề cập ở phần trên, luận văn xin chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống độc đáo và có khả năng thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Đó là các loại hình như múa rối nước, chầu văn, ả đào (ca trù), chèo, cải lương, tuồng, quan họ. Tuy vậy, do đặc thù văn hoá Thủ đô là nơi có lịch sử văn hoá gắn liền với văn hoá vùng Bắc Bộ nên các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như cải lương, tuồng sẽ khó có thể phát huy để thu hút khách du lịch. Ảnh 4: Nghệ thuật tuồng truyền thống khó có "đất sống" trong phát triển du lịch Hà Nội Do vậy, luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu việc khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như ca trù, múa rối nước và phần nào đó là sân khấu chèo, dân ca quan họ, nghệ thuật hát múa truyền thống, ca múa nhạc dân tộc, hát chầu văn trong phát triển du lịch Hà Nội. Trong đó, luận văn sẽ cố gắng chỉ ra tác động của việc phát triển du lịch Hà Nội đến các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và ngược lại, nghệ thuật biểu diễn truyền thống sẽ giúp du lịch Hà Nội phát triển du lịch văn hoá như thế nào. 2.3. Một số nét khái quát về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc trưng tại Hà Nội. 2.3.1. Múa rối nước Múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước thì trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010 - 1225). Dấu vết rối nước còn ghi lại ở nhiều nơi. Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121 trong đó có đoạn viết: "Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thuý ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang..." Ảnh 5: Một cảnh trong múa rối nước Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước những ao hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung quanh hồ. Ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Con rối tạo bằng gỗ, bên ngoài phủ một lớp sơn, ngâm nước không thấm. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện. Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục mới xây dựng đã làm say lòng khán giả trong nước và quốc tế. Ảnh 6: Một cảnh trong nghệ thuật Múa rối nước 2.3.2. Ca trù (ả đào) Cổ Đạm xưa có đào nương Phan Thị Khánh, giọng hát tuyệt vời, đẹp nức tiếng khắp vùng. Năm 18 tuổi lên núi hái củi, gặp quan tri huyện đi săn, thấy sắc đẹp của cô thôn nữ, nhà quan bị "sét" đánh thẳng vào tim... Cách đây 700 năm tổng Cổ Đạm là đất tổ của ca trù. Theo truyền thuyết, có chàng nho sinh tên Đinh Lễ- tự là Nguyên Sinh, thuở bé, Sinh đã giỏi đàn ca, tính tình phóng khoáng, thường dùng lời ca tiếng đàn để tiêu sầu. Tiếng đàn của chàng khiến cho tiểu thư Mãn Đào Hoa mê đắm. Ảnh 7: Liên hoan ca trù toàn quốc 2006 Tiểu thư vốn bị câm từ nhỏ, nghe thấy tiếng đàn thì bỗng bật hát, tiếng hát trong ngọt vô ngần. Hai người kết duyên chồng vợ, trở về Cổ Đạm lập nghiệp đàn hát, họ là cặp Đào Kép đầu tiên, là ông tổ bà tổ của ca trù. Cổ Đạm còn có một kép đàn khét tiếng là Nguyễn Công Trứ, ông cũng là người đặt lời nhiều nhất cho Ca trù, khi Nguyễn Công Trứ làm quan, ca trù bước khỏi chốn đình miếu dân dã để có mặt trong cung đình như một nghệ thuật bác học. Ca trù nhiều chìm nổi như phận giai nhân chốn hồng trần. Qua những vàng son, đầu thế kỷ XX Pháp vào đô hộ Việt Nam, ca trù thành hát Ả Đào - một trò tiêu khiển, Đào Nương thanh sắc tuyệt vời gọi là con hát. Kháng chiến, đào kép lên rừng xuống bể, không ai theo nghiệp tổ tông, ca trù Cổ Đạm bặt giọng. Cứ bặt giọng như thế suốt 50 năm, ai nhớ thì ứa nước mắt mà thầm ngâm nga trong lòng, khắp Cổ Đạm không tìm ra một cây đàn đáy, người già trước khi chết cố kể cho con cháu nghe chuyện Nguyên Sinh- Mãn Đào Hoa. Cứ tưởng rằng trên đất tổ, ca trù vĩnh viễn chỉ còn là huyền thoại....Ai ngờ một ngày ca trù lại hồi sinh, khi một vài Đào nương mặt hoa da phấn cuối cùng đã tóc sương da mồi, lẩy bẩy như nến trước gió... Ít có tài liệu nào nêu được chính xác nghệ thuật ca trù xuất hiện từ thời gian nào. Theo Công dư tiệp ký thì cuối thời nhà Hồ (1400 - 1470) có người ca nương họ Đào, quê ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh, cứu cho khắp vùng yên ổn. Khi nàng chết, dân làng nhớ thương lập đền thờ, gọi thôn nàng là thôn Ả Đào. Về sau những người làm nghề ca hát như nàng đều gọi là Ả đào. Ảnh 8: Nghệ nhân ca trù - NSƯT Kim Đức Nhưng chính xác và được mọi người chấp nhận nhiều nhất có lẽ là theo cuối Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) có người ca nương tên là Đào thị làm nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Mỗi sử ghi một phách, nhưng cũng qua đó để thấy, nghệ thuật ca trù đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm. Cũng qua nhiều tài liệu cũng như lời nghệ nhân còn lại, thì ca trù vốn là một nghệ thuật cao sang, thường được các tao nhân mặc khách quan tâm và tham gia cùng hát xướng. Vào thời kỳ chuyên chế của chế độ cũ, nghệ thuật ca trù thực sự đạt đến đỉnh cao cả về nghệ thuật lẫn phương cách biểu diễn, nhưng Đào nương, kép đàn được xã hội trân trọng, nể phục. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, lối ăn chơi của phương Tây đã theo gót giày của người Pháp tràn vào Việt Nam, cả Hà Nội rộ lên cơn sốt nạn đào rượu, các chủ chứa lợi dụng lối hát Ả đào để câu khách. Bằng cách thuê vài cặp đào, kép giỏi nghề cầm ca hát mua vui, để cho các cô gái không biết hát thì chuốc rượu cho khách làng chơi… Đến năm 1945, để lập lại sự lành mạnh của nền văn hóa mới, Hà Nội đã dẹp được nạn đào rượu, nhưng lúc này, người ta cũng có ác cảm với lối hát ca trù. Từ đó lối hát này im hơi lặng tiếng. Từ một thể loại có nguồn gốc dân gian, do được giới quan lại, nho sĩ và cả các vua chúa ưa thích, lại có những mối quan hệ mật thiết với dòng ca nhạc cung đình, Hát ả đào dần được bác học hoá. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, chau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu. Hát ả đào là nghệ thuật hát thơ. Nó đã từng có một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát thờ, hát chơi và hát thi. Có hiểu thấu nội dung và nghệ thuật ngôn từ trong các bài ca cùng sự biểu hiện tinh tế của các ca nữ trong sự phối hợp nhịp nhàng với ngón đàn, khổ phách... mới thấy hết vẻ đẹp và giá trị của loại hình nghệ thuật này. 2.3.2. Chầu văn Chầu văn được xem như một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống độc đáo của Việt Nam. Nó gắn liền với tín ngưỡng dẫn gian và gắn liền với tính tâm linh, duy tâm của cư dân nông nghiệp. Chầu văn có xuất xứ từ bao giờ thì không ai trả lời được chắc chắn. Chỉ có điều là nó có từ khi các tín ngưỡng dân gian Việt Nam bắt đầu hình thành như nghệ thuật lên đồng, cô đồng, tục thờ mẫu và tục trò chuyện âm dương,... Ảnh 9: Tiết mục điệp khúc chầu văn tại Festival Huế 2006 Những làn điệu của chầu văn với những tiết tấu nhanh, chững chạc, đĩnh đạc kết hợp với những điệu Xá. Những kết cấu cơ bản của chầu văn, sự biến đổi ngẫu nhiên của làn điệu Xá tuỳ thuộc vùng miền, các điệu hát riêng cho mỗi bà như "Tam Toà", "Cô Chín Sổng", "Cô Bé", "Cô Thượng Ngàn", "Cô Ba Thoải", hoặc của các quan như "Quan Hoàng Chín", "Quan Hoàng Mười", "Ông Hoàng Bảo Hà", "Ông Hoàng Đệ Tam"... Các điệu mượn trong dân nhạc hay hát ả đào như Bỉ, Mưỡu, hay tự hát chèo như "chèo đò", "hát bộ nhịp một", những điệu thuần túy chầu văn như "rập", "cờn", "sơn trang". Các bài hát trong chầu văn, được nghe trong lúc người lên đồng vừa hát vừa múa khi ông hoàng bà chúa nhập vào... Những buổi lên đồng, những cuộc tiếp xúc liên tục với hàng chục nghệ nhân tên tuổi trong Nam ngoài Bắc (Lê Bá Cao, Trọng Kha, Đức Miêng, Đặng Công Hưng...), các ông đồng đền (cụ đồng Xuân, đồng Hải, bà Xuân, bà Phượng...), tiếp cận tư liệu của một số học giả như Đỗ Thanh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Toán Ánh và một số học giả người Pháp, cho ta thấy nghệ thuật chầu văn xứng đáng được coi là tinh hoa văn hoá dân tộc. Tất nhiên, trong đó còn chứa đựng những nét duy tâm mà đôi khi, con người có thể lợi dụng nó để sinh ra tiêu cực, nhưng nhìn chung, nghệ thuật chầu văn luôn được coi là một trong những hình thức diễn xướng, biểu diễn độc đáo của Việt Nam. Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những qui ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ. Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình - Cờn, Dọc, Xá, Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác. Ảnh 10: Một điệu hát văn Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị Thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể thực hiện những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc xưa kia đã từng khiến nhiều người say mê. Ngày nay những điệu Hát văn được giới thiệu với nội dung mới trên các sóng phát thanh và trên sân khấu ca múa nhạc vẫn là những tiết mục được công chúng yêu thích. 2.3.4. Chèo Nghệ thuật chèo cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác khi nó được đúc kết sau nhiều giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển nền văn minh sông Hồng. Gắn với văn hoá sông nước, nghệ thuật chèo bắt nguồn từ nền nghệ thuật dân ca các trò diễn xướng và sự hình thành từ chất liệu dân ca mà trong đó có sự hội tụ của vài trăm làn điệu. Nghệ thuật chèo bắt đầu khởi nguồn từ các cư dân nông nghiệp lúa nước, từ những làn điệu dân ca của người dân lao động chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng gắn liền với đồng ruộng, sông nước và lấy cây lúa nước làm chủ đạo. Tất cả các trò diễn trong các làn điệu chèo đều bắt nguồn từ lao động mà ra. Mỗi vùng có những làn điều khác nhau nhưng tựu chung lại, chèo là "đặc sản" của vùng đồng bằng sông Hồng, nơi hội tụ đầy đủ nhất tinh hoa của nông nghiệp lúa nước, tinh hoa của các ngành nghề thủ công truyền thống. Ảnh 11: Nghệ thuật hát chèo Mỗi một làng nghề đều có những trò diễn xướng dân ca khách nhau dựa trên giá trị tinh hoa của nghề thủ công truyền thống ở đó nên đã tạo ra những làn điệu chèo khác nhau. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội,... đều có những làn điệu chèo riêng mang bản sắc của mỗi vùng quê ấy bởi tại mỗi nơi, ngành nghề thủ công truyền thống sẽ không giống nhau. Cái nôi của sân khấu chèo là Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn phổ biến là từ Nghệ Tĩnh trở ra. Khởi đầu chèo bằng hình thức trò nhại, trò diễn xướng dân gian từ thế kỷ 11. Lúc đầu xuất hiện ở các làng quê, dần trở thành một loại hình sân khấu tiêu biểu của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Thái Bình được coi là đất tổ của nghệ thuật chèo. Tuy vậy, không có nghĩa là chèo chỉ phát triển trong một phạm vi nhỏ hẹp là đồng bằng Bắc Bộ mà hiện nay, có thể nói, chèo đã lan rộng đến phạm vi Bắc Trung Bộ, với sự giao thoa làn điệu với các làn điệu dân ca nhạc cổ ở nơi đây. Chèo đã có ở Huế với các làn điệu chèo nổi tiếng như nghệ thuật Đánh gen, Lưu Bình tự sự,... và qua đó bộc lộ rõ một sân chơi rất rộng của không gian. Xưa kia phường chèo do một ông trùm cầm đầu đi diễn ở các thôn, xã. Mỗi phường chèo chỉ khoảng mươi mười lăm người kể cả nhạc công mà bộ gõ chiếm vị trí quan trọng. Người đóng trò gồm đào, kép, lão, mụ, hề. Có khi chỉ cần một đào, một kép, một hề xuất sắc là nổi đình nổi đám. Tính chất ước lệ của sân khấu chèo không chỉ thể hiện ở diễn xuất mà cả về trang trí. Chẳng có phông màn chỉ có một tấm vải nhuộm màu ngăn đôi buồng trò và sàn diễn. Hai chiếc chiếu trải ở giữa, khán giả ngồi vây ba mặt, đó là sân khấu chèo ở sân đình. Buổi diễn thường mở đầu bằng điệu hát vỡ nước, một hồi trống dung lên, một người ra giáo đầu, buổi diễn kết thúc có hát vãn trò và trống dã đám. Chèo thuộc loại sân khấu tự sự (kể chuyện). Giữa người xem và người diễn có sự giao lưu khăng khít. Người xem dễ theo dõi. Cũng như sân khấu tuồng, ở đây trống chầu giữ vai trò đặc biệt. Trống chầu do một người có vai vế, uy tín hoặc tay sành sỏi điều khiển, để cầm trịch buổi diễn, để tỏ ý thưởng phạt, giám định diễn xuất của đào, kép. Ảnh 12: Một cảnh trích đoạn diễn chèo Nghệ thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò. Văn chèo đậm màu sắc trữ tình của ca dao, tục ngữ, tràn đầy tính lạc quan trong những cái cười dân dã, thông minh, hóm hỉnh và không kém phần trí tuệ. Tính nhân văn trong các vở chèo rất rõ nét. Quyền con người, thiện thắng ác luôn được đề cập, được khẳng định. Các vở chèo cổ bao giờ cũng kết thúc có hậu theo truyền thống phương Ðông. Nhiều vở được xếp vào vốn quý của sân khấu cổ truyền dân tộc. Từ khi ra đời đến nay, tiếng trống chèo vẫn có ma lực cuốn hút bao thế hệ khán giả, không kể tuổi tác, địa vị xã hội hay hay quốc tịch. Nhưng có giai đoạn sân khấu chèo đã trải qua những khó khăn tưởng chừng không đứng vững nổi. Giờ đây, sân khấu chèo đang được khôi phục nhằm giữ gìn và bảo tồn một loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. 2.3.5. Âm nhạc và Nghệ thuật múa truyền thống dân gian Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử cư dân ở đây đã sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai... Ảnh 13: Cồng chiêng Tây Nguyên - DSVH thế giới Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế. Ảnh 14: Đàn T'rưng Tại đây ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban "tài tử" cùng những thể loại ca kịch truyền thống... Ảnh 15: Đàn Tam thập lục Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Điệu hát ru Việt khác ru Mường, ru Thái, ru Tây Nguyên... Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ. Có tộc lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái. Ảnh 16: Đàn bầu - loại nhạc cụ truyền thống độc đáo của VN Xưa kia âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Ngày nay nó vẫn giữ một vị trí đáng kể trong xã hội. Một số thể loại ca nhạc vẫn tồn tại trong cuộc sống dân dã. Một số khác đã bước lên sân khấu, tiếp tục làm đẹp cho đời và phát huy tác dụng trong cuộc sống mới. Múa dân gian là hình thái múa phổ biến của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Múa dân gian là do dân chúng sáng tạo được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Múa dân gian được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Nó tiêu biểu cho bản sắc văn hoá của từng cộng động và là cơ sở để phát triển các hình thái múa khác. Ảnh 17: Múa dân gian VN Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...; người Tày có múa quạt, nhạc, giã gạo...; người Thái có múa xoè, nón, nhạc, khăn, xoè vòng...; người Khmer có múa Xayăm, mạt nạ, rồm vông...; người Chăm có múa quạt Pì diền, chà prông, đoa pụ...; người Ê Đê có múa khiên, trống...; người Ba Na có múa khiên, soang... Ảnh 18: Múa cung đình VN Múa cung đình ở Việt Nam chỉ có người Việt, người Chăm là được định hình rõ rệt. Nó tồn tại và phát triển trong quá trình kiến lập và ổn định vương triều. Hình thái múa này chỉ phục vụ cho tầng lớp vua quan trong triều. Loại múa này có quy cách, kỹ thuật, kết cấu, môi trường trình diễn tương đối ổn định, có yếu tố chuyên nghiệp và tính chuyên nghiệp. Như múa vũ nữ (Trà Kiệu), cảnh múa hát cung đình (Chăm), múa tứ linh, lục cúng, tam tinh chúc thọ, bát dật, vũ phiên... (của người Việt). Ảnh 19: Một bài múa tín ngưỡng tại VN Múa tín ngưỡng rất gần gũi, gắn bó với những nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán các tộc người ở Việt Nam. Các nhà chuyên môn còn gọi là múa tín ngưỡng dân gian, bởi nó phản ánh khía cạnh tâm linh trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân chúng. Đó là các điệu múa hầu đồng của người Việt; Kim Pang Then của người Thái; Then của người Tày; Cúng trăng của người Khơme; Yang va - thần Lúa của người Chơro; cấp sắc của người Dao; đạp lửa, Vãi chài của người Chăm; Mo, Mỡi của người Mường... Những điệu múa tín ngưỡng thường là do thày mo, thày chàng, ông bà đồng, ông bà then thực hiện, gọi chung là thầy cúng. Ảnh 20: Nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam 2.3.6. Dân ca quan họ Hát Quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh) là "đặc sản" dân ca của người Việt ở tỉnh Bắc Ninh. Nó bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ rất lâu đời.   Hát Quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Ngoài một bộ phận nhỏ mang nội dung chúc tụng, khẩn cầu, đại bộ phận các bài ca mà các anh Hai, chị Hai Quan họ (cách gọi nhau theo truyền thống) đối đáp với nhau đều mang nội dung giao duyên trữ tình rất thắm thiết. Tuy nhiên, theo tập tục cổ truyền trai gái trong các nhóm kết bạn hát với nhau lại không bao giờ lấy nhau. Ảnh 21: Quan họ liền chị liền anh Các cuộc Hát Quan họ có thể diễn ra ở trong nhà cũng như ngoài trời. Phương thức sinh hoạt ở các làng khá đa dạng, song nhìn chung, ngoài một số nét khác biệt, trong Hát Quan họ chứa đựng cả những nét có ở nhiều thể loại hát đối đáp nam nữ của các tộc trên đất nước. Hát Quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm đối giọng. Trải qua một quá trình phát triển lâu đời trên một vùng đất có sự giao lưu rộng và phát triển sớm, Hát Quan họ đã trở thành một điểm sáng trong dân ca Việt Nam. Dân ca Quan họ cókhoảng 180 bài khác nhau , không tính các dị bản - một trong những kỷ lục của các thể loại dân ca Việt Nam. Ảnh 22: Hát quan họ Bắc Ninh Lời hay ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc; âm điệu phong phú, trữ tình; lối hát mượt mà với kỹ thuật nảy hạt độc đáo; phong cách lịch thiệp - tất cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca Quan họ Bắc Ninh. 2.4. Giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên đối với sự phát triển du lịch 2.4.1. Giá trị văn hoá - nghệ thuật Rõ ràng, những loại hình nghệ thuật biểu diẽn truyền thống như múa rối nước, chèo, múa cung đình, ca trù, chầu văn, quan họ đều là những sản phẩm nghệ thuật đặc trưng văn hoá truyền thống Việt Nam. Tất cả đều mang những giá trị nghệ thuật - văn hoá đặc biệt mà chỉ Việt Nam ta mới có và cũng chỉ có người dân đất Việt mới cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt vời ấy. Nghệ thuật truyền thống Việt Nam có từ hàng nghìn năm trước đây với những câu hát, bài dân ca, những làn điệu chèo dân dã, những con rối nước bắt nguồn từ đồng ruộng, những thú vui tao nhã của hát ả đào (ca trù),... đều được đúc kết, chắt lọc một cách tinh tuý nhất từ nền tảng văn hoá - lịch sử lâu đời của những cư dân nông nghiệp lúa nước, nhưng cư dân sống bằng ruộng đồng, ao cá và sông ngòi, kênh rạch. Trải qua hàng nghìn năm, những giá trị văn hoá truyền thống ấy vẫn được gìn giữ và phát huy với đầy đủ bản sắc mà không nơi nào trên thế giới này có được. Người nước ngoài sững sờ khi được chứng kiến những vẻ đẹp tuyệt vời của nghệ thuật múa rối nước. Như vậy đã đủ để nói lên giá trị văn hoá nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật truyền thống mà Việt Nam đang sở hữu. Tiếng đàn bầu gợi nhớ quê hương trong lòng lữ khách, tiếng hát tao nhã của nghệ thuật ca trù, tiếng hát xẩm văng vẳng bên tai thực khách, tiếng nước bắn tung toé của những trò chơi mà chú Tễu trong múa rối nước đem lại, tiếng hát chèo trong vắt của những cô gái đồng bằng, ..., tất cả đều hoà quyện vào một không gian biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Bản thân Thủ đô Hà Nội cũng thật may mắn được tận hưởng đầy đủ những tinh hoa nghệ thuật lớn nhất mà cha ông ta đã để lại. 2.4.2. Giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam đối với sự phát triển du lịch Hà Nội VÊn ®Ò nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng ViÖt Nam vµ sù ph¸t triÓn cña nã trong thêi kú ®Êt n­íc ®ang héi nhËp, më cöa vµ ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi nhanh chãng ®· vµ ®ang ®­îc ®Ò cËp trªn nhiÒu khÝa c¹nh. Nh­ng mét trong nh÷ng khÝa c¹nh râ nÐt nhÊt chÝnh lµ viÖc khai th¸c c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng trong viÖc ph¸t triÓn du lÞch th× l¹i ®­îc ®Ò cËp kh«ng nhiÒu vµ ch­a cã mét nghiªn cøu nµo thùc sù ë tÇm vÜ m« vÒ vÊn ®Ò nµy. Do chÝnh s¸ch v¨n ho¸ cña mçi quèc gia lµ kh¸c nhau nªn c¸ch gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng trªn b×nh diÖn chung còng kh¸c nhau. ViÖt Nam lu«n coi träng c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ nghÖ thuËt truyÒn thèng, trong ®ã cã vÊn ®Ò biÓu diÔn truyÒn thèng ®Ó b¶o tån vµ ph¸t huy nh­ lµ nh÷ng gi¸ trÞ di s¶n. Nh­ng vÊn ®Ò lµ gi¶i quyÕt mèi quan hÖ gi÷a nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng víi viÖc ®a d¹ng ho¸ c¸c lo¹i h×nh du lÞch, víi viÖc ph¸t triÓn du lÞch sÏ lµ nh­ thÕ nµo vµ lµm sao ®Ó khai th¸c triÖt ®Ó gi¸ trÞ cña nã trong viÖc ph¸t triÓn du lÞch ViÖt Nam vµ du lÞch Hµ Néi nãi chung. XÐt mét c¸ch tæng thÓ, nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng ph¸t triÓn trong bèi c¶nh ngµnh du lÞch ngµy cµng ®¹t ®­îc tèc ®é t¨ng tr­ëng cao vÒ sè l­îng du kh¸ch trong vµ ngoµi n­íc, ®Æc biÖt lµ kh¸ch du lÞch quèc tÕ, sÏ t¹o nªn hiÖu øng tÝch cùc cho c¸c lo¹i h×nh nµy ph¸t triÓn m¹nh mÏ h¬n. G×n gi÷ v¨n ho¸ truyÒn thèng trong bèi c¶nh héi nhËp toµn diÖn, trong ®ã cã c¶ viÖc héi nhËp v¨n ho¸, lµ mét vÊn ®Ò mµ bÊt kú quèc gia nµo ®Òu ph¶i xem xÐt c¸c hiÖu øng t¸c ®éng qua l¹i cña nã. Cã nh÷ng t¸c ®éng tr¸i chiÒu, nh­ng nh×n chung, nh÷ng t¸c ®éng tÝch cùc vÉn ®ãng vai trß chñ ®¹o. Cã héi nhËp th× míi cã ph¸t triÓn, n©ng tÇm vµ phát huy đầy đủ nhất các giá trị văn hoá. Nếu nhìn nhận theo khía cạnh du lịch thì việc Việt Nam nói chung và Hà Nộ._.à bên tai vẫn còn nữa, văng vẳng các làn điệu xẩm da diết tình tự của những ngày xưa xa lắm, nào là xẩm ngâm (sa mạc, bồng mạc), xẩm xoan (chinh bong), xẩm ba bậc (xẩm nhả tơ), xẩm chợ và sau chót là xẩm huê tình... Theo mỗi bước đi thong thả của ta trong đêm sâu Hà Nội, những làn điệu xẩm ấy mới quấn quyện, quyến luyến làm sao. Không tin, bạn cứ thử “giang hồ vặt” ra Hà Nội phố cổ một chuyến mà nghe Thanh Ngoan hát xẩm. Bạn sẽ phải lòng... hát xẩm Hà Nội cho coi! Thu Huyền diễn chèo ở Pháp Thứ sáu, 22/6/2007, 11:13 GMT+7 Trở về sau những Ngày văn hóa Hà Nội tại Pháp, NSƯT Thu Huyền tỏ ra lạc quan trước sức sống của nghệ thuật truyền thống mà nhiều người cho rằng đang mai một. Thu Huyền cho biết: Những ngày văn hóa Hà Nội tại Pháp lưu diễn gồm 35 người, trong đó 15 người bên rối và 20 người bên ca múa nhạc, chèo. Đoàn rối làm chương trình riêng. 20 người còn lại phải làm một chương trình vừa khai mạc, giới thiệu văn hóa và bế mạc. NSƯT Thu Huyền Nói chung, đoàn để lại ấn tượng tốt với những bạn Pháp. Chúng tôi đã phải cố gắng làm được một lúc nhiều việc như tôi vừa hát vừa diễn chèo vừa làm MC. Mọi người cũng thế. Có người vừa múa đơn, vừa múa tập thể. - Nhiều người nói nghệ thuật truyền thống là thứ chỉ mang đi nước ngoài để giới thiệu trong khi tình hình bảo tồn, phát huy trong nước chẳng khả quan gì? - Với nghệ thuật, nhận định của mỗi người một khác, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống. Ở các nước, nghệ thuật truyền thống cũng trong tình trạng như bạn nói vì nó không phải là đại chúng. Thế nhưng, nhà nước bao giờ cũng phải bảo tồn nó. Việc bảo tồn là việc khó. Một nghệ sĩ không thể làm được, một đoàn nghệ thuật cũng không làm được mà cần một hệ thống. Tuy nhiên, truyền thống là thứ ăn sâu vào con người. Nghệ thuật dân gian có tiết tấu chậm nên không phù hợp với các bạn trẻ nhưng ai ai cũng biết đến. Đặc biệt các bạn đang sinh sống ở nước ngoài đều mang văn hóa dân tộc để khoe với bạn bè quốc tế. Tất nhiên để đòi hỏi các bạn thích theo trào lưu là rất khó. Thích các nghệ thuật mới mà không quên nghệ thuật truyền thống cũng đáng trân trọng chứ. - Là người gắn bó nhiều năm, chị thấy chèo đang ở đâu? - Vừa qua, chúng ta có chương trình phổ cập văn hoá truyền thống cho trẻ em. Đưa nghệ thuật truyền thống vào các trường phổ thông. Chúng tôi đã đến nhiều trường  biểu diễn. Tôi rất vui vì ngoài hiphop, dance, các bạn trẻ vẫn rất hứng thú với chiếu chèo. Cái gì là cội nguồn vẫn có sức sống lâu bền như thế. Nhằm tạo một sân chơi văn hoá cho du khách trong những ngày đầu xuân, giúp du khách hiểu thêm về sinh hoạt văn hoá của dân tộc Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình "Vui xuân Đinh Hợi" từ ngày 20 - 25.2 (từ mùng 4 - 9 Tết âm lịch). Chương trình trình diễn múa rối nước dân gian sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 25.2 Ngày 20 - 21.2 sẽ diễn ra một số trò chơi dân gian đặc sắc trong các dịp hội xuân ở làng quê Việt Nam như: Múa tứ linh, đánh pháo đất, đi cầu tre, đi cà kheo... Từ ngày 20 - 25.2, vào lúc 10h, 11h30, 14h30, 16h là chương trình trình diễn múa rối nước dân gian của phường rối nước Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Các tích trò độc đáo vui nhộn phản ánh sinh hoạt, lao động sản xuất của người nông dân Việt Nam hay các câu chuyện cổ tích, câu chuyện lịch sử như: Tễu giáo đầu, Quy đốt lá xuý - bật cờ mở lọng, Đấu ngựa cửa sóc, Cắm cờ hội, Múa rồng, Lân vờn cầu, Đấu vật, Chọi trâu, Nhi đồng hý thuỷ, Múa rắn, Cáo bắt vịt, Tứ linh, Múa cá, Bát tiên, Câu ếch, Cày cấy, Phù Đổng đánh giặc Ân... sẽ được trình diễn. Du khách sẽ được tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi với các nghệ sĩ biểu diễn, tham gia tập điều khiển con rối trên sân khấu rối nước thu nhỏ. Tối 20.2: Đốt pháo bông vào lúc 19h30 và múa rối nước vào lúc 20h. Ngày 24 - 25.2 là các trò chơi dân gian của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Ném pao, đánh lông gà của người Mông, trò chơi sắc màu, trò chơi sỏi đá của người Ê Đê. Riêng ngày 25.2 có thêm múa sạp của người Thái, ném còn của người Tày và vào lúc 16h sẽ là chương trình thuyết trình, trình diễn, giao lưu trao đổi tìm hiểu về nghệ thuật ca trù - di sản văn hoá độc đáo của VN. Liên hoan múa rối ASEAN lần thứ nhất: Múa rối nước VN được chào đón nhiệt liệt Chủ nhật, 3/12/2006, 16:22 GMT+7 Từ ngày 29-11 đến 3-12, Liên hoan múa rối ASEAN lần thứ nhất đã diễn ra tại thủ đô Jakarta (Indonesia) với sự tham gia của 9 đoàn nghệ thuật múa rối thuộc các nước ASEAN. Đoàn Nhà hát múa rối quốc gia VN, gồm 11 nghệ sĩ, do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Trung Lương, Phó giám đốc Nhà hát dẫn đầu, đã tham gia biểu diễn tại liên hoan. Múa rối nước VN đã thu hút được sự chú ý và cổ vũ nhiệt tình của bạn bè quốc tế tại Liên hoan múa rối ASEAN tại Indonesia Tại Liên hoan, đại diện của 10 nước ASEAN, kể cả Brunei, quốc gia không có đoàn nghệ thuật múa rối, đã ký Tuyên bố chung về việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội múa rối ASEAN, một tổ chức phi chính phủ với nhiệm vụ phối hợp hợp tác trong lĩnh vực múa rối tại các nước ASEAN, tổ chức các cuộc triển lãm, liên hoan, trao đổi các đoàn nghệ thuật múa rối để quảng bá và duy trì loại hình nghệ thuật độc đáo này. Chương trình biểu diễn múa rối nước của VN, lần đầu tiên có mặt tại Indonesia, đã thu hút được sự chú ý và cổ vũ nhiệt tình của bạn bè nước chủ nhà và quốc tế. Theo chương trình, mỗi đoàn nghệ thuật múa rối chỉ biểu diễn một lần tại liên hoan, nhưng đoàn nghệ thuật múa rối nước của nước ta đã được Ban tổ chức mời biểu diễn 4 lần. Trong đêm biểu diễn đầu tiên ngày 2-12, số người đến xem biểu diễn múa rối nước VN đã đạt con số kỷ lục tại liên hoan. Bạn bè Indonesia và quốc tế rất ngạc nhiên và thích thú trước 16 màn rối nước cổ đặc sắc do các nghệ sĩ VN biểu diễn. Múa rối nước, nghệ thuật dân gian độc đáo, ra đời ở nước ta từ thế kỷ 12, đã thực sự góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người VN tại Indonesia nói riêng và thế giới nói chung. Chuẩn bị cho APEC 2006 tại Việt Nam: Vai trò của hợp tác văn hóa Thứ sáu, 13/10/2006, 18:58 GMT+7 Vài năm trở lại đây, các vị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã quyết định đưa hợp tác văn hoá vào chương trình hợp tác chung giữa các nền kinh tế thành viên. Và cùng với xu thế chung của thế giới là coi trọng hợp tác văn hoá - là một trong ba yếu tố cấu thành và cơ bản của toàn bộ tiến trình hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, các vị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã quyết định đưa hợp tác văn hoá vào chương trình hợp tác chung giữa các nền kinh tế thành viên. Khách Tây Ban Nha chờ đợi chương trình biểu diễn rối nước - một loại hình nghệ thuật VN được thế giới rất yêu thích Bắt đầu từ năm 2005, tại Hội nghị cấp cao APEC họp tại Busan, Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã nhất trí thành lập Mạng lưới văn hoá APEC nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau thông qua hợp tác văn hoá và du lịch. Hàn Quốc là nơi diễn ra Hội nghị APEC 2005 và do vậy Hàn Quốc đã đảm nhiệm vai trò đầu mối điều phối Mạng lưới văn hoá APEC trong năm 2005. Tại Hội nghị các viên chức cao cấp APEC lần thứ nhất (SOM I) họp vào tháng 2.2006 tại Hà Nội, Việt Nam đã tiếp nhận vai trò và nhiệm vụ đầu mối điều phối Mạng lưới văn hoá APEC 2006. Tại Hội nghị SOM I này, VN đã đưa ra hai đề xuất hợp tác về văn hoá dự kiến tiến hành tại Việt Nam trong năm APEC 2006, đó là tổ chức Liên hoan phim APEC tại Việt Nam và Triển lãm hình ảnh về đất nước và con người các nền kinh tế thành viên APEC. Tại Hội nghị SOM II họp tại TPHCM, vào tháng 5.2006, các nền kinh tế thành viên đã thông qua sáng kiến này và như vậy hai sáng kiến của nước ta đã trở thành sáng kiến chung của APEC. Liên hoan phim APEC 2006 sẽ được tổ chức từ ngày 6-23.10.2006 tại ba thành phố lớn nhất của ta là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM với 15 bộ phim từ 15 nền kinh tế thành viên (một số thành viên không có điều kiện gửi phim tham dự). Các phim được trình chiếu tại VN lần này đa dạng về đề tài, phong phú về hình thức cũng như nội dung thể hiện. Bộ phim "Chuyện của Pao" (đạo diễn Ngô Quang Hải) sẽ khai mạc Liên hoan phim APEC 2006. Trong thời gian Hội nghị cao cấp APEC, từ trung tuần tháng 11, tại Trung tâm Triển lãm văn hoá - nghệ thuật VN sẽ diễn ra Triển lãm "Hình ảnh APEC và di sản văn hoá VN". Mỗi nền kinh tế thành viên sẽ gửi 10-15 bức ảnh khổ lớn để giới thiệu về thiên nhiên, đất nước, con người và về các thành tựu kinh tế. Một triển lãm tranh cổ động tiêu biểu được lựa chọn từ hàng trăm tác phẩm trong cuộc thi sáng tác tranh cổ động về Hội nghị APEC 2006 do Bộ VHTT phát động sẽ được trưng bày trong dịp này. Những nhà tổ chức nước ta đã khéo léo kết hợp một dự án chung của APEC là triển lãm ảnh APEC với việc tổ chức triển lãm giới thiệu di sản văn hoá VN trong khuôn khổ kỷ niệm Ngày di sản văn hoá VN hàng năm (23.11) tạo nên một hoạt động triển lãm có quy mô lớn, giới thiệu không chỉ các nền kinh tế thành viên thông qua triển lãm ảnh mà còn tập trung giới thiệu những giá trị văn hoá tiêu biểu trong kho tàng di sản văn hoá hết sức phong phú và độc đáo của các dân tộc VN. Dự kiến, chương trình nghệ thuật trong tiệc Gala Dinner của Chủ tịch nước ta chiêu đãi các vị đứng đầu các nền kinh tế thành viên và các đại biểu tham dự hội nghị sẽ là những đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn VN thông qua các chương trình, tiết mục biểu diễn âm nhạc dân tộc, các điệu múa truyền thống và đương đại với quy mô tổ chức hoành tráng và với sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ đến từ các đơn vị nghệ thuật trung ương và Hà Nội. Hội nghị APEC 2006 tại VN với hàng trăm cuộc họp, hội nghị của nhiều ngành khác nhau kéo dài trong suốt năm ở các địa phương khác nhau của đất nước với đỉnh cao là Tuần lễ cấp cao APEC vào trung tuần tháng 11 năm nay là dịp hết sức thuận lợi để chúng ta có thể giới thiệu với bạn bè trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về hình ảnh đất nước, con người VN.  Theo Nguyễn Văn Tình (điều phối viên Mạng lưới văn hoá APEC 2006, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ VHTT) Giữ gìn vốn văn hoá cổ: Khó nhưng vẫn phải làm Thứ hai, 16/7/2007, 19:51 GMT+7 Xác định tiêu chí di sản và thống kê giá trị di sản là những việc chẳng dễ dàng, vì âm nhạc cổ truyền thuộc loại hình văn hoá phi vật thể, mà nắm cái vô thể vô hình đâu phải bất cứ ai cũng làm được với chỉ vài động tác đo đếm cũng mấy phép tính cộng trừ là xong... "Văn bản hoá" những di sản vô hình Cái được coi là gốc của nghệ thuật truyền miệng truyền ngón nghề thực ra chỉ dựa trên cơ sở "văn bản vô hình" tồn tại trong ký ức nghệ nhân. Nào có ai tận mắt nhìn thấy cái gốc, chỉ biết các cụ bảo vậy, còn các cụ cũng lại được biết qua qua cụ của các cụ mà thôi. Mỗi thời dù giữ nguyên môi trường và cách thức diễn xướng đúng như "các cụ bảo" thì vẫn vô tình để lại dấu ấn của mình khi tái hiện "văn bản gốc". Mỗi đời đều hồn nhiên làm cái việc "tân trang" vốn cổ trong giới hạn có thể chấp nhận. Mỗi thế hệ đều lấy hơi thở của thời đại mình duy trì sức sống cho nghệ thuật truyền thống, và trong quá trình kéo dài tuổi thọ đó, văn bản của đời sau nghiễm nhiên được bổ sung thêm yếu tố mới so với văn bản trước. Như vậy, cái gốc là khái niệm không bất biến, di sản phi vật thể là khái niệm động và mở, còn bảo tồn di sản đó cần thực hiện một cách linh hoạt, chứ không đóng gói cố định như các chứng tích bất động sản của quá khứ. Việc nhận dạng để lưu giữ cái gốc vô hình và khả biến trong dân gian nhất thiết phải "viện" đến những con mắt "tinh đời", nếu trước đây chỉ biết dựa theo cảm tính của nghệ nhân, thì nay còn có thể trông cậy vào sự am hiểu của các nhà dân tộc nhạc học qua các sưu tầm, phân tích và thống kê vốn cổ. Nếu quả thực hát ả đào được coi là "đặc sản" của Hà Thành thì đâu là nét đặc trưng để phân biệt Ca trù Hà Nội với nơi khác? (Ảnh minh họa) Thống kê di sản bao gồm một loạt thao tác mang tính chuyên ngành: liệt kê, đối chiếu, đánh giá, phân loại, tổng hợp và hệ thống hoá kết quả điền dã sưu tầm. Các cụ xưa chẳng thống kê mà vẫn lưu truyền được vốn quý qua bao đời, sao nay phải vẽ chuyện ra vậy? Bởi hơn lúc nào hết, chúng ta đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: đời sống xã hội trong thời đại toàn cầu hoá biến đổi nhanh đang xoá dần không gian tự nhiên của nhiều loại nhạc hình cổ. Rồi sẽ chẳng còn dấu vết của những gì từng có trong dân gian nếu không chủ động tìm ra những giải pháp tích cực. Với tham vọng "văn bản hoá" những di sản vô hình bằng các tài liệu đọc - nghe - nhìn, nếu ta khởi sự ngay thì may ra còn kịp "vật thể hoá" phần nào tài sản phi vật thể thông qua những cứ liệu cụ thể: con số và ngôn từ trong tư liệu viết, nốt nhạc và chữ nhạc trong các bản ký âm, hình ảnh và âm thanh trên băng đĩa, ảnh chụp, bản vẽ, nhạc cụ cổ truyền... Thống kê di sản đòi hỏi không chỉ cái nhìn giao diện giữa nhiều ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mà còn cần thực hiện kịp thời và liên tục, nếu không, chúng ta khó thoát khỏi mặc cảm có lỗi với những nghệ nhân chưa kịp truyền dạy hết bí quyết nhà nghề đã phải về trời. Ta còn phải chịu trách nhiệm trước những kết quả điền dã tồn kho chưa được xử lý để "cập nhật" vào hệ thống dữ liệu, cũng như những con số thống kê đã và sẽ trở thành dữ liệu ảo vì "quá đát". Sẽ không bao giờ có hồi kết trong việc bổ sung dữ liệu cho di sản "sống", tức là một di sản vẫn đang phát huy được vai trò diễn xướng trong đời sống đương đại. Bởi vậy thống kê di sản âm nhạc là bất tận, và mọi nhầm lẫn hay đứt đoạn đều thiệt thòi cho tương lai. Tính liên ngành và tính liên tục của công tác thống kê di sản âm nhạc đòi hỏi những kế hoạch quy mô, những dự án lâu dài với chính sách nghệ nhân thoả đáng, với các chương trình điền dã thường kỳ trên các vùng miền khác nhau và một hệ thống lưu trữ vừa cập nhật thường xuyên (đầu vào) vừa tìm kiếm dễ dàng (đầu ra). Vô tư "xài đồ cổ" Thống kê di sản có lợi không những trong bảo tồn mà cả cho các đối tượng chủ trương phát triển vốn cổ, vì thế ở đây không thể bỏ qua ý nghĩa của công tác thống kê di sản trong việc đưa chất liệu cổ truyền vào sáng tác mới. Kết quả kiểm kê và hệ thống những vốn cổ mang tính vùng có thể gỡ bí và gỡ rối cho "dân" sáng tác. Chẳng hạn, nhân nhìn lại những sáng tác về Hà Nội trước thềm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long mới thấy số lượng lớn mà đọng lại chẳng được mấy thí dụ về sự kế thừa nhạc cổ truyền, và trong những ca khúc mang tính kế thừa đó chất liệu chủ yếu được khai thác là Ca trù. Nếu quả thực hát ả đào được coi là "đặc sản" của Hà Thành thì đâu là nét đặc trưng để phân biệt Ca trù Hà Nội với nơi khác, hay Hà Nội nghìn năm văn hiến chỉ hội tụ tinh hoa âm nhạc các vùng miền nên không có một truyền thống riêng nào cả? Chẳng ai giải đáp những thắc mắc đại loại như thế bằng các nhà dân tộc nhạc học, những nhà chuyên môn trong công tác thống kê di sản. Và nếu Hà Nội bị liệt vào danh sách những vùng "trắng" tư liệu, thì Thủ đô rất đáng được ưu tiên kiểm kê tài sản trước dịp "sinh nhật" tròn một thiên niên kỷ. Di sản âm nhạc là cội nguồn sáng tạo và phát triền cho một nền nhạc mới giàu bản sắc. Về thái độ ứng xử với di sản trong phương diện kế thừa chất liệu cổ truyền còn nhiều điều phải bàn cãi. Cùng với sự lên án hiện tượng "đạo nhạc" gần đây cũng bắt đầu có lời cảnh báo về thói quen "ăn sẵn" trong vận dụng nhạc cổ. Sao chép của người khác là vi phạm bản quyền, trong khi đó sao chép của ông bà cụ kỵ, của tác giả vô danh lại an toàn hơn và luôn được khuyến khích. Hai hành vi đó tuy không mấy khác nhau, nhưng hình như vẫn có thái độ dễ dãi hơn với hiện tượng "xài đồ cổ" hết sức vô tư, đến nỗi viết ca khúc mà chẳng khác gì đặt lời mới cho dân ca, hoặc sáng tác khí nhạc chẳng khác gì phối khí cho giai điệu dân ca. Dù ở phương diện nào, bảo tồn hay kế thừa, phát huy hay phát triển, cũng phải biết quản lý và sử dụng di sản sao cho phải đạo. Làm được thế chúng ta mới không đắc tội với tổ tiên và không mắc lỗi với tương lai, vì như người đời vẫn nói: nếu ta bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn đại bác vào ta. Theo Nguyễn Thị Minh Châu Hễ có bạn đến nhà, hay một vị khách nào đó muốn được xem "kho báu" của mình anh đều rất nhiệt tình biểu diễn và giới thiệu từng loại nhạc cụ. Khách đến nhà anh là cả khu phố lại rộn vang tiếng trống, tiếng chiêng, sáo trúc với những giai điệu đặc trưng của nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Lòng đam mê Có ai dám vay hàng trăm triệu đồng (phải trả lãi) để mua nhạc cụ. Mượn tiền mẹ, bà bảo chỉ còn 2 chỉ vàng nữa thôi là hết vốn rồi, nhưng anh vẫn cố năn nỉ mượn. Những năm 80 của thế kỷ trước, cuộc sống nhìn chung còn khó khăn, ai cũng cho anh là thằng khùng. Và hơn ai hết, gia đình mới biết anh "khùng" đến mức nào. Nhượng cả căn nhà và khu đất hơn 1.500m2 trên đường Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, để lấy tiền mua nhạc cụ dân tộc, mà người thường đánh giá chỉ đáng vài đồng. Trong căn nhà chưa đầy 200m2 được xếp đầy những nhạc cụ từ trống, chiêng, đàn bầu, đàn đá, sáo...cho đến cả mõ trâu. Anh bảo: "chưa có chỗ để nên tôi cứ bày như thế cho dễ biểu diễn mỗi khi có khách đến tham quan, tìm hiểu". Vừa nói xong, Đức Dậu liền thể hiện ngay một giai điệu sáo Mèo. Vừa biểu diễn xong bài sáo, anh kêu vợ cùng mình hoà tấu một bản nhạc bằng đàn đá. Đức Dậu thổi kèn lá Sinh năm 1957, cầm tinh con gà lại là đầu Đinh, nên bố mẹ anh liền đặt ngay cái tên Dậu cho dễ gọi. Tuổi thơ của Đức Dậu rất đam mê tiếng nhạc dân tộc, năm 13 tuổi anh cứ nằng nặc đòi bố mua cho mình một cây đàn bầu rồi mày mò tự học. Sau khi đã biết đánh đàn, anh lại tiếp tục muốn học hỏi những nhạc cụ khác. Năm 1974, lần đầu tiên Đức Dậu được xem đoàn văn công từ Tây Nguyên ra Hà Nội biểu diễn, tiếng đàn t'rưng với giai điệu ngọt ngào, tiếng trống sấm nghe thật oai hùng, tiếng đàn đã nghe như tiếng suối reo cứ len lỏi vào cả trong giấc mơ của anh. Năm 1975, Đức Dậu thi vào trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Ra trường anh về công tác tại Đoàn Ca múa nhạc của Tổng cục Chính trị, sau đó chuyển sang Viện Nghiên cứu Âm nhạc và cuối cùng là về với đời sống phóng túng của một nghệ sĩ tự do. Năm 1980, Đức Dậu thành lập Nhóm nhạc Phù Đổng và đến năm 1986 nhóm nhạc vào TP.HCM với quyết tâm tạo bước chuyển mới cho bộ gõ. Ngàn dặm sưu tầm Đối với Đức Dậu, nhạc cụ dân tộc là tiếng vọng của tâm linh ngàn đời. Đó là lời gửi gắm của tổ tiên mà chúng ta phải gìn giữ. Chính vì tâm niệm như thế mà bước chân anh in dấu khắp nơi, từ đồng bằng Bắc bộ đến miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên...để sưu tầm cho đủ bộ gõ và học cách thể hiện để nó sống dậy. "Đánh hơi" thấy ở đâu có nghệ nhân, nhạc cụ lạ, anh lại vội vã tầm sư học đạo. Nghe phong thanh có nhạc cụ quý hiếm sắp thất truyền, anh lại lùng sục rước về cho kỳ được. Mỗi lần đi diễn dành dụm được đồng nào anh lại quy hết ra nào trống, khèn, sáo, chiêng...dù anh biết rằng nếu dành số tiền đó đem đầu tư vào đất đai thì bây giờ đã là tỷ phú. Đức Dậu đánh trống sấm Đức Dậu kể, mỗi lần đi Tây Nguyên đều để lại cho anh một kỷ niệm. Một lần đi lang thang vào buôn của người Gia Rai ở Gia Lai để tìm kiếm nhạc cụ thì được người quen mời uống rượu. Vui vì tìm được bạn tri ân, gặp được người hứng khởi kể cho nghe truyền thuyết về cây đàn goong, về cây tiêu khổng lồ một đầu nhọn, hôm sau tỉnh rượu, anh mới biết hôm qua họ đãi mình món lẩu da trâu được cắt từ cái trống ra. Khi biết chuyện anh chỉ ứa nước mắt, vì biết gia chủ quá nghèo không có gì khả dĩ hơn để đãi khách. Lại một lần khác nữa, một chiếc trống được ngã giá 13 triệu đồng, với số tiền đó đủ để gia đình mua một chiếc máy cày. Sau một hồi thuyết phục họ đã đồng ý bán, nhưng không hiểu vì sao, chiếc trống được chở ra đến bến xe thì ông bố chặn đường đòi trả lại tiền và lấy lại trống về. Rồi anh lại phải ở lại mấy ngày nữa để thuyết phục họ bán cho mình với lời hứa là bảo quản và giữ gìn nó như bản thân. Tới lúc đó họ mới đồng ý cho rước "báu vật" về Sài Gòn. Đó là cái trống cổ Hơgor được làm từ thân cây cổ thụ có đường kính 1,3m chiều dài thân trống là 1,07m. Đặc biệt, để làm cái tang trống, các nghệ nhân Tây Nguyên đã dùng phương pháp rất độc đáo là thoa mật ong lên thân cây rồi để mối xông. Sau một thời gian bị mối ăn rỗng thì họ mới mang thân cây ấy về ràng da. Mặt trống được làm bằng da 2 con trâu đực và cái. Điều đặc biệt nữa là mặt trống được khoét lỗ để treo cặp chũm choẹ nhỏ nên khi đánh âm thanh vang dội rất sinh động. Trong tâm thức của người Gia Rai, chiếc trống sấm khi đánh lên, nó có tác dụng xua đuổi tà ma, cầu cho dân làng mạnh khoẻ, mùa màng tươi tốt. Theo giới nghiên cứu thì chiếc trống mà anh mua được không dưới 200 năm tuổi và là báu vật có một không hai... Kết quả suốt hành trình phiêu du ấy anh đã có được một gia sản vô giá với khoảng 200 nhạc cụ dân tộc với 2000 hiện vật hợp thành "kho tàng giàu giai điệu" từ mõ, sanh sứa, phách, sênh đến đàn đá, đàn bầu; từ 30 loại sáo nhỏ nhắn của bộ hơi, đến cả trăm loại trống, chiêng đồ sộ của bộ gõ. Từ khi có cái "bảo tàng" mini của Đức Dậu, GS - TS Trần Văn Khê không phải nói chay mỗi khi đi ra nước ngoài giới thiệu nhạc cụ dân tộc VN nữa. Gần đây Đức Dậu cũng được mời đi nước ngoài biểu diễn như Singapore, Pháp, Thụy Điển, Mỹ, Nga...Và lúc này nhà anh lại đông vui hơn vì hàng xóm được xem biểu diễn âm nhạc miễn phí. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alastair M. Morrison (1998) : Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Tổng cục du lịch (Tài liệu dịch.Batchelor Richard (1999): [Strategic marketing of tourism destinations], Vellas François and Bécherrel Lionel Eds. : The International Marketing of Travel and Tourism-A Strategic Approach-, Macmillan, pp.183-195. Briggs Susan (1997): Successful Tourism Marketing- A Practical Handbook, Kogan Page, pp. 91-172. Bojanic David C. (1991): The use of advertising in managing destination image (reports), Tourism management, Vol.12 No 4, pp. 352-5.Buck Roy C. (1980): [Power of “The Word” in Tourism Promotion], Hawkins Donald E., Shafer Elwood L., Rovelstad James M. Eds. : Tourism Marketing and Management Issues, George Washington University, pp. 161-176. Butterfield David W., Deal Kenneth R., and Kubursi Atif A. (1998): Measuring the Returns to Tourism Advertising, Journal of travel research, Vol. 37, pp. 12-20. Collin P.H. (2003): Dictionary of Hotels, Tourism and Catering Management, Peter Collin Publishing. Coltman Michael M. (1989): Tourism Marketing, Van Nostrand Reinhold, pp.254-303. Crouch Geoffrey I. (1994): Promotion and Demand in International Tourism, Journal of travel & tourism marketing, Vol. 3, No. 3, pp. 109-125. Davidoff Philip G.、Davidoff Doris S. (1994): Sales and Marketing for Travel and Tourism, Prentice Hall Career & Technology, pp. 100-116, 187-205. Đỗ Thanh Hoa (2006): Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tổng cục du lịch.137p. Edwards Allen L. and Kenney Kathryn Claire (1967): [A Comparison of the Thurstone and Likert Techniques of Attitude Scale Construction], Martin Fishbein Ed. : Readings in Attitude Theory and Measurement, John Wiley & Sons, pp. 06-107. Fesenmanie Daniel R. (1995): Traveler Use of Visitor information centers: Implications for Development in Illinois, Journal of travel research, Vol. 33, No. 4, pp. 44-50. Getz Donald and Sailor Lisa (1993): Design of destination on Attraction - Specific Brochures, Journal of Travel and Tourism marketing, Vol. 2, No. 2/3, pp 111-131. Goodall Brian and Bergsma Jan (1990): [Destination - As Marketed in Tour Operators’ Brochures], Gregory Ashworth and Brian Goodall Eds. : Marketing Tourism Places, Routledge, pp. 170-191. Gretzel Ulrike, Yuan Yu-Lan, and Fesenmaier Daniel R. (2000): Preparing for the new economy: Advertising Strategies and change in destination marketing organizations, Journal of Travel Research, Vol.39, pp.146-156. JNTO (1999): Marketing Manual, pp58-69, 250-279 Kotler Philip, Bowen John, and Makens James (1996): Marketing for Hospitality &Tourism,ホスピタリティ・ビジネス研究会訳、東海大学出版会、pp. 591-662, 733-755. Laskey Henry A., Seaton Bruce and Nicholls J. A. F. (1994): Effects of Strategy and Pictures in Travel Agency Advertising, Journal of Travel Research, Vol.32, No. 4, pp. 13-9. Lª Anh TuÊn (2004): Kh¶o s¸t vÒ h×nh ¶nh cña quèc gia th«ng qua c¸c bøc ¶nh ®ưîc sö dông trong c¸c tËp gÊp dïng cho qu¶ng b¸ du lÞch quèc tÕ – Ph©n tÝch néi dung cña nh÷ng h×nh ¶nh sö dông trong c¸c tËp gÊp híng tíi thÞ trêng NhËt B¶n-, Asia Pacific Tourism Exchange Centre, Tuyªn ng«n cho sù ph¸t triÓn vµ giao lu du lÞch, TuyÓn tËp nh÷ng nghiªn cøu ®o¹t gi¶i thëng lÇn thø 10, pp.35-50. (Tài liệu tiếng Nhật) Likert Rensis (1967): [The Method of Constructing and Attitude Scale], Martin Fishbein Ed.: Readings in Attitude Theory and Measurement, John Wiley & Sons pp. 90-95. Luật du lịch, NXB chính trị quốc gia, 2005 Morgan Nigel and Prichard Annette (2000): Advertising in Tourism and Leisure, Butterworth Heinemann, pp3-21, 56-77, 86-107, pp. 272-297. Morgan Nigel & Pritchard Annette (1998): Tourism promotion and power- Creating image, creating identities-, Wiley, pp.25-39. Ngamsom Bongkosh, Qu Hailin and Gaiko Sylvia (2000): [An Analysis of Thailand’s Marketing promotion strategies during the financial crisis], Mok Connie C. B. and DeFranco Agnes L. Ed.: Advances in hospitality and tourism research, Volume 5, Proceedings of Fifth Annual Graduate Education and Graduate Students Research Conference in Hospitality and Tourism- university of Houston, pp.34-45. Nguyễn Văn Lưu (1998): Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kiên Trường (2004): Quảng cáo và ngôn ngữ trong quảng cáo, NXB Khoa học xã hội Nguyễn Quỳnh Nga (2001): Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tổng cục du lịch.106p Perdue Richard P. (1995): Traveler preferences for information Center Attributes and Services, Journal of Travel Research, Vol. 33, No.3 p.2-7. Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành (Tái bản và bổ sung), NXB chính trị quốc gia, 2004 Pizam Abraham (1990): Evaluating the effectiveness of Travel Trade shows and other Tourism Sales- Promotion Techniques, Journal of Travel research, Vol. 29, No.1, pp.3-8. Schmoll G.A. (1977): Tourism Promotion – Marketing Background, Promotion Techniques and Promotion Planning Methods, Tourism International Press, pp. 21-26, 69-79. Sirakaya Ercan and Sonmez Sevil (2000): Gender Images in State Tourism Brochures: An overlooked Area in Socially Responsible Tourism Marketing, Journal of travel research, Vol. 38, pp. 353-362. Tổng cục du lịch (2006): Báo cáo tổng kết Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000 - 2005 Tổng cục du lịch (2006): Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến 2015, Trần Ngọc Nam (2000): Marketing du lịch, NXB Tổng hợp Đồng Nai Wicks Bruce E. & Schuett Micheal A. (1991): Examining the role of tourism promotion through the use of brochures, Tourism Management, Vol. 12, No. 4, pp. 301-312. Wicks Bruce E. & Schuett Micheal A. (1993): Using Travel Brochures to Target Frequent Travelers and “Big-spender”, Journal of Travel & Tourism marketing, Vol. 2, No. 2/3, pp. 77-90. Woodside Arch G. (1990): Measuring advertising Effectiveness in Destination Marketing strategies Journal of Travel Research, Vol.29, No.2, pp. 3 www.vietnamtourism.com www.vnn.vn www.vnexpress.net www.muaroinuoc.com.vn www.tourismthailand.org www.tourism.gov.my www.visitsingapore.org www.cnta.gov.cn MỤC LỤC Trang Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm, đặc điểm khách du lịch quốc tế. 1.1. Khái niệm du lịch 1.2.Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam 1.3. Đặc điểm của khách du lịch quốc tế 1.4. Đặc điểm tâm lý, thị hiếu, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế 2. Giá trị văn truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.1. Những giá trị văn hóa truyền thống 2.2. Giá trị Văn hoá phi vật thể và những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.3. Một số nét khái quát về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc trưng tại Hà Nội 2.4. Giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên đối với sự phát triển du lịch Chương 2 - THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI 2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam và du lịch Hà Nội 2.1.1. Khái quát về ngành du lịch Việt Nam 2.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 2.1.3. Tình hình thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2000-2006 2.1.4. Khái quát tình hình du lịch Hà Nội 2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa, trong đó có việc giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể 2.2.1. Tác động của các nội nhập kinh tế quốc tế và phát triển du lịch tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống 2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hoá, trong đó có việc gìn giữ các giá trị văn hoá phi vật thể. 2.3. Thực trạng hoạt động biểu diễn truyền thống tại Hà Nội trong thời gian qua và hiện nay. 2.3.1. Khái quát chung về thực trạng biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du lịch 2.3.2. Múa rối nước vẫn chiếm vị trí độc tôn 2.4. Phương pháp và qui trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế nhằm phát triển du lịch văn hóa, trong đó có các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. 2.4.1 Phương pháp 2.4.2. Qui trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trong phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 3.1. Phương hướng mục tiêu của Du lịch Hà Nội 2015-2020 3.2. Các giải pháp khai thác hiệu quả các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo 8 8 8 11 12 16 17 19 24 27 46 50 50 50 53 54 56 63 63 64 66 66 68 70 70 77 82 82 91 111 114 187 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14186.DOC
Tài liệu liên quan