Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - Tỉnh Bình Thuận theo hướng Bền Vững

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- Dương Thị Tưởng KHAI THÁC HIỆU QUẢ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- Dương Thị Tưởng KHAI THÁC HIỆU QUẢ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM

pdf117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - Tỉnh Bình Thuận theo hướng Bền Vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 LỜI CẢM ƠN Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng Khoa học Công nghệ và sau đại học, khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Sở Thương mại – Du lịch, Cục thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND và Phòng Văn hóa- Thể thao- Du lịch huyện Hàm Thuận Nam đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích phục vụ cho đề tài. Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ rất lớn từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khoá học và quá trình thực hiện luận văn. Xin nhận nơi tác giả lòng biết ơn sâu sắc. Tác giả luận văn Dương Thị Tưởng MỤC LỤC 1TLỜI CẢM ƠN1T ................................................................................................................................................... 3 1TMỤC LỤC1T ......................................................................................................................................................... 4 1TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT1T .......................................................................................................................... 6 1TMỞ ĐẦU1T........................................................................................................................................................... 1 1T . Lý do chọn đề tài1T ....................................................................................................................................... 1 1T2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu1T ................................................................................................................. 1 1T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1T .............................................................................................................. 2 1T4. Lịch sử nghiên cứu đề tài1T ........................................................................................................................... 2 1T5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu1T ................................................................................................. 4 1T6. Cấu trúc luận văn1T ....................................................................................................................................... 5 1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG1T ........ 7 1T .1. Một số khái niệm1T .................................................................................................................................... 7 1T .1.1. Du lịch1T ............................................................................................................................................. 7 1T .1.2. Du lịch sinh thái1T ............................................................................................................................... 9 1T .1.3. Tiềm năng phát triển du lịch1T ........................................................................................................... 10 1T .1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái1T ............................................................................................................ 10 1T .1.5. Phát triển bền vững1T......................................................................................................................... 11 1T .1.6. Du lịch bền vững1T ............................................................................................................................ 13 1T .1.7. Du lịch sinh thái bền vững1T .............................................................................................................. 14 1T .1.8. Phân biệt sự giống và khác nhau của DLST với các loại hình du lịch khác1T...................................... 14 1T .2. Các chỉ tiêu đánh giá du lịch sinh thái và phát triển bền vững1T ................................................................ 15 1T .2.1. Tính đa dạng sinh học1T..................................................................................................................... 15 1T .2.2. Độ hấp dẫn1T ..................................................................................................................................... 16 1T .2.3. Thời gian HĐDL1T ............................................................................................................................ 16 1T .2.4. Sức chứa khách du lịch1T ................................................................................................................... 17 1T .2.5. Độ bền vững của môi trường tự nhiên1T............................................................................................. 17 1T .2.6. Vị trí của điểm du lịch1T .................................................................................................................... 17 1T .2.7. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch1T ........................................................................................ 18 1T .2.8. Tính liên kết1T ................................................................................................................................... 18 1T .3. Các nguyên tắc DLST bền vững1T ............................................................................................................ 19 1T .4. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển các loại hình DLST1T ........................................................... 20 1T .4.1. Tác động của tài nguyên du lịch đến quá trình phát triển DLST1T ...................................................... 20 1T .4.2. Tác động của hệ thống luật pháp đến quá trình phát triển DLST1T ..................................................... 20 1T .4.4. Nhu cầu của khách du lịch sinh thái1T ................................................................................................ 21 1T .4.5. Nhận thức của cộng đồng địa phương1T ............................................................................................. 22 1T .5. Những tác động lên môi trường của hoạt động DLST1T ............................................................................ 22 1T .5.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên1T............................................................................................... 22 1T .5.2. Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường ở các khu DLST1T .................................................. 23 1T .5.3. Tác động đến các mặt của đời sống xã hội1T ...................................................................................... 24 1TCHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN1T ........................................................................................................................... 26 1T2.1. Khái quát về huyện Hàm Thuận Nam1T .................................................................................................... 27 1T2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái1T ................................................................................................................... 28 1T2.2.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên:1T ............................................................................................... 28 1T2.2.2. Tài nguyên sinh thái biển đảo 1T ......................................................................................................... 29 1T2.2.3. Tài nguyên sinh thái đồng bằng và cồn cát 1T...................................................................................... 31 1T2.2.4. Tài nguyên sinh thái rừng và suối khoáng nóng1T .............................................................................. 32 1T2.2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn1T ........................................................................................................... 36 1T2.2.5. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển DLST của Hàm Thuận Nam1T ............................................. 38 1T2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam1T .............................................................. 40 1T2.3.1. Các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái1T .................................................................................... 40 1T2.3.2. Các điểm DLST1T ............................................................................................................................. 41 1T2.3.3. Các tuyến du lịch1T ............................................................................................................................ 43 1T2.3.4. 1T 1TKhách du lịch1T ............................................................................................................................. 46 1T2.3.5. Doanh thu từ du lịch1T ....................................................................................................................... 51 1T2.3.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch1T ............................................................... 53 1T2.3.7. 1T 1TSử dụng lao động du lịch1T ............................................................................................................ 56 1T2.3.8. Đầu tư cho phát triển du lịch1T........................................................................................................... 58 1T2.3.9. Công tác quản lý của Nhà nước về du lịch1T ...................................................................................... 60 1T2.4. Đánh giá tương quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST1T ...................................................... 61 1T2.5. Ma trận SWOTP1P về phát triển DLST tại huyện Hàm Thuận Nam1T ........................................................... 64 1T2.5.1. Điểm mạnh1T ..................................................................................................................................... 64 1T2.5.2. Điểm yếu1T ........................................................................................................................................ 65 1T2.5.3. Cơ hội1T ............................................................................................................................................ 66 1T2.5.4. Thách thức1T ..................................................................................................................................... 67 1TChương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN1T .................................................................................... 69 1T3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng1T ..................................................................................................... 69 1T3.1.1. Nhu cầu1T .......................................................................................................................................... 69 1T3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh, huyện1T .................................................................. 69 1T3.1.3. Tiềm năng và thực trạng phát triển1T ................................................................................................. 71 1T3.2. Những định hướng phát triển du lịch và DLST1T ...................................................................................... 73 1T3.2.1. Những định hướng chung:1T .............................................................................................................. 73 1T3.2.2. Những định hướng cụ thể:1T .............................................................................................................. 73 1T3.3. Các giải pháp chủ yếu1T .......................................................................................................................... 84 1T3.3.1. Về tổ chức và quản lý phát triển DLST1T ........................................................................................... 84 1T3.3.2. Về cơ chế chính sách và đầu tư cho DLST1T ...................................................................................... 85 1T3.3.3. Khai thác, sử dụng các sản phẩm và loại hình DLST1T ...................................................................... 86 1T3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST1T ........................................................ 88 1T3.3.5. Phát triển thị trường1T........................................................................................................................ 89 1T3.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và DLST1T ................................................................................. 89 1T3.3.7. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật1T ........................................................ 90 1T+ Đường Hàm Kiệm- Thuận Quý-Kê Gà: Dài 17 km, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.1T .................................................................................................................................................................... 91 1T3.3.8. Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và HST1T .......................................................................... 91 1T3.3.9. Ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong hoạt động DLST1T .................................................................... 94 1T3.3.10. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST1T .............................. 94 1T3.4. Một số kiến nghị1T ................................................................................................................................... 95 1TKẾT LUẬN1T ..................................................................................................................................................... 99 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T.............................................................................................................................. 101 1TPHỤ LỤC1T ...................................................................................................................................................... 103 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTTN: Bảo tồn thiên nhiên CSHT: Cơ sở hạ tầng CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật DL: Du lịch DLBV: Du lịch bền vững DLST: Du lịch sinh thái DLSTBV: Du lịch sinh thái bền vững EU: Liên minh châu Âu (European Union) GDP: Tổng sản phẩm thu nhập trong nước HĐDL: Hoạt động du lịch HTX: Hợp tác xã HST: Hệ sinh thái IUCN: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (0TInternational Union for Conservation of Nature0T) IUOTO: Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch KDL: Khu du lịch KT-XH: Kinh tế - xã hội (Internationnal Union of Official Travel Organizations) LHDL: Loại hình du lịch PTBV: Phát triển bền vững TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TN & MT: Tài nguyên và Môi trường Tp: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân WWF: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện tượng Nhật thực toàn phần năm 1995 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự khởi đầu cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, đưa Bình Thuận trở thành một điểm du lịch đầy tiềm năng trên Bản đồ du lịch Việt Nam. Qua 15 năm phát triển, đến nay du lịch Bình Thuận đã đạt được nhiều những thành quả đáng được ghi nhận, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội tỉnh nhà. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh, du lịch Hàm Thuận Nam cũng đang chuyển mình, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, làm thay đổi rất đáng kể diện mạo KT – XH của huyện. Đặc biệt, trong đó có vai trò rất quan trọng của một loại hình du lịch mới- Du lịch sinh thái (DLST). Với lợi thế về tài nguyên du lịch phong phú gắn với môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn đặc thù, du lịch Hàm Thuận Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch Bình Thuận. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch gắn với khai thác tài nguyên và lợi ích kinh tế làm gia tăng các nguy cơ tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Công tác quản lý còn hạn chế, phần lớn đội ngũ lao động chưa qua đào tạo bài bản để đáp ứng những yêu cầu mới. Nhận thức của người dân cũng như cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế, chưa tham gia một cách tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động du lịch. Ngoài ra, vấn đề đầu tư dàn trải với tốc độ quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tác động đến môi trường. Trước thực tế trên, nhằm khai thác một cách hợp lý các thế mạnh về tài nguyên môi trường sinh thái, hướng với mục tiêu phát triển DLST bền vững, tôi chọn đề tài: “Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tiềm năng phát triển bền vững du lịch vào việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLST của huyện Hàm Thuận Nam (đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế cần khắc phục). Từ đó, xây dựng định hướng và giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn về DLST và phát triển DLST bền vững trên thế giới, ở Việt Nam và tại Bình Thuận vận dụng vào thực tế phát triển DLST Hàm Thuận Nam. - Khảo sát, thu thập tư liệu, tài liệu, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST Hàm Thuận Nam trên quan điểm phát triển bền vững. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST bền vững, định hướng chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia, của Tỉnh, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển DLST huyện Hàm Thuận Nam theo hướng bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các nguồn tài nguyên DLST (gắn liền với các HST tự nhiên và nhân văn); thực trạng khai thác tiềm năng và phát triển DLST huyện Hàm Thuận Nam. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về DLST của huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2004 đến năm 2010. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1. Trên thế giới Sự phát triển của ngành du lịch đã mang đến những lợi ích to lớn nhưng đồng thời cũng gây ra những tiêu cực nhiều mặt, trong đó, vấn đề khai thác quá mức tài nguyên và suy thoái môi trường luôn được quan tâm hàng đầu. Quan điểm phát triển du lịch sao cho không tổn hại đến tài nguyên môi trường và không ảnh hưởng đến các nhu cầu du lịch tương lai xuất hiện. Từ những năm 1980, khi cụm từ “phát triển bền vững” bắt đầu được đề cập đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những tác động của du lịch đến sự PTBV. Trọng tâm của các nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự PTBV. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về loại “Du lịch rắn – hard tourism” – LHDL ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường và “Du lịch mềm – soft tourism” – LHDL mới tôn trọng môi trường và chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương. Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất đã diễn ra Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua chương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn. Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của HĐDL, đảm bảo sự phát triển lâu dài đã được tiến hành. Một số LHDL quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như : “Du lịch sinh thái”, “Du lịch khám phá”, “Du lịch gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm”,… đã góp phần nâng cao hình ảnh về một LHDL có trách nhiệm, đảm bảo sự PTBV. Năm 1996, hưởng ứng chương trình hành động của Hội nghị Earth Sumit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái Đất (Earth council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình Nghị sự 21 về du lịch hướng tới PTBV về môi trường”. Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và ngành du lịch trong việc xây dựng chiến lược du lịch và nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch bền vững. 4.2. Ở Việt Nam Trước xu thế chung của thế giới về loại hình DLST mang tính bền vững, trong những năm gần đây hàng loạt các cuộc hội thảo đã được tổ chức tại Việt Nam như: “Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ Hains Seidel (Cộng hoà liên bang Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997); “Hội thảo về DLST với PTBV ở Việt Nam” tại Hà Nội, tháng 4/1998; “Hội thảo phát triển DLST Tây Đô” tại tỉnh Hậu Giang, tháng 3/2001; “Hội thảo giới thiệu sản phẩm DLST cộng đồng vùng ven biển Việt Nam”, tại Tp Nha Trang, tháng 11/2009…và các công trình nghiên cứu về DLST đã ra đời như: “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương (2002); “Du lịch sinh thái” của Lê Huy Bá (2004); “Quy hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu BTTN Vũ Quang, một phương pháp tiếp cận sinh thái” trong Dự án bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang của IUCN, WWF;… 4.3. Tại Bình Thuận Với tiềm năng DLST phong phú và đa dạng cũng đã và đang hoà nhập cùng với xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và thế giới, hướng đến sự phát triển DLBV, tăng cường đầu tư phát triển LHDL mới có khả năng góp phần quan trọng vào phát triển DLBV, đó là DLST. Song do đây là một LHDL còn mới mẻ đối với cả nước nên nhận thức về LHDL này còn nhiều hạn chế và việc khai thác LHDL này như thế nào để đạt hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2009, có chuyên đề nghiên cứu sinh của tác giả Đinh Kiệm “Định hướng và một số giải pháp phát triển DLST ở Bình Thuận và vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020” và năm 2010 có “Đề án phát triển DLST tỉnh Bình Thuận” do Viện chiến lược phát triển du lịch phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã được thực hiện. Đây chính là những nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá làm cơ sở khoa học cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Những quan điểm chủ yếu 5.1.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp Nghiên cứu DLST không thể tách rời khỏi hệ thống du lịch cũng như hệ thống KT- XH của địa phương và cả nước. Quan điểm hệ thống tổng hợp giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống đó. DLST Hàm Thuận Nam được nghiên cứu trong mối quan hệ với kinh tế- xã hội- môi trường của địa phương, của Bình Thuận và của cả nước. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch. Việc nghiên cứu du lịch bền vững của huyện Hàm Thuận Nam không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng du lịch của Bình Thuận, của Việt Nam. Quá trình phát triển DLSTBV của Hàm Thuận Nam là một phần trong quá trình phát triển DLSTBV của Bình Thuận và của cả nước. 5.1.3. Quan điểm môi trường – sinh thái Hơn bất kì LHDL nào, DLST có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái. DLST chỉ có thể PTBV khi không làm tổn hại đến môi trường và các HST tự nhiên, nhân văn. 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động và biến đổi không ngừng. Trong nghiên cứu DLST cần xem xét quá khứ, đánh giá hiện trạng để có thể đưa ra những dự báo hoặc định hướng phát triển trong tương lai. Quan điểm này được tác giả quán triệt và vận dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, chọn lọc, sắp xếp và xử lí tài liệu một cách có hệ thống, khoa học. 5.2.2. Phương pháp thống kê Với các số liệu đáng tin cậy thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê theo trình tự thời gian để tiện cho việc so sánh, tính tốc độ tăng trưởng, lập ra các bảng biểu, phân tích phục vụ cho nội dung của đề tài. 5.2.3. Phương pháp thực địa và phỏng vấn Đây là phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt nhằm trải nghiệm, thu thập thêm thông tin, kiểm nghiệm, so sánh ý thuyết với thực tế làm cơ sở đưa ra những kết luận chính xác hơn. Bên cạnh đó, kết hợp phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý du lịch tại các điểm du lịch cụ thể. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá. 5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng và quan trọng của địa lý. Thông qua bản đồ, biểu đồ sẽ khái quát hóa, trực quan hóa các đối tượng địa lý, các số liệu cần diễn đạt. Phương pháp bản đồ, biểu đồ trong đề tài này được tác giả dùng các phần mềm như: Excel, Mapinfo để xử lý, tạo ra 5.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Từ các tư liệu, số liệu, ý kiến chuyên gia, trải nghiệm thực tế… tác giả đã tiến hành xử lí, phân tích, tổng hợp và so sánh tiềm năng, hoạt động của du lịch Hàm Thuận Nam theo thời gian; so sánh các điểm du lịch trong địa bàng Hàm Thuận Nam, giữa du lịch Hàm Thuận Nam với các khu vực du lịch khác trong tỉnh, từ đó khái quát thành nội dung hoàn chỉnh. 5.2.6. Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài. Trên cơ sở phân tích tài nguyên và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam, tác giả đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời dự báo những thời cơ và thách thức đối với hoạt động DLST của huyện Hàm Thuận Nam 6. Cấu trúc luận văn Đề tài gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển bền vững du lịch sinh thái Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển bền vững du lịch sinh thái ở huyện Hàm Thuận Nam- tỉnh Bình Thuận Chương 3: Những định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam- tỉnh Bình Thuận Ngoài ra, đề tài còn có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Du lịch Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar từ tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800. Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Thuở ban đầu, du lịch chỉ được hiểu đơn thuần là các chuyến đi xa khỏi nơi cư trú để thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Sau này, các nhà truyền giáo, các quan chức nhà nước, các nhà thể thao, những người hâm mộ… cũng có được những kết quả ấy sau các chuyến đi vì mục đích khác như tôn giáo, thể thao, công tác, buôn bán… Vì lẽ đó, khái niệm du lịch được hiểu rộng hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ II kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, chất lượng cuộc sống ở nhiều nước được cải thiện, trình độ văn hóa của mọi người được nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và tiềm kiếm lợi nhuận. Theo Ausher thì Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân. Quan điểm này khá đơn giản, chỉ nêu lên được hiện tượng đi du lịch với mục đích tham quan, giải trí, ngắm cảnh… Azar người Thụy Sĩ nhận thấy Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Quan điểm này tiến bộ hơn quan điểm của Ausher ở chỗ xác định việc đi du lịch không gắn liền với việc cư trú và làm việc kiếm thu nhập tại nước đến. Theo các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại Học Kinh tế Praha “Coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kĩ thuật và phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là Du lịch”. Người Trung Quốc cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố là thực, trú, hành, lạc, y. Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong những căn phòng tiện nghi, đi lại trên các phương tiện sang trọng, được vui chơi, giải trí vui vẻ, có điều kiện mua sắm hàng hóa, quần áo. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. Tại hội nghị Liên hiệp Quốc họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú”. T._.heo tổ chức Du lịch thế giới “du lịch là hoạt động của con người đến và ở tại những nơi ngoài môi trường hằng ngày của họ trong một thời gian, nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác”. Theo từ điển bách khoa toàn thư của Việt Nam: - Nghĩa thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. - Nghĩa thứ hai: du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và du lịch tại chỗ. Khái niệm rộng nhất và đầy đủ hơn cả, có lẽ được thể hiện trong Tuyên bố Ô-sa-ka của hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”. - Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức từ thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ cho các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng, - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trinh di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời tong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay không ít người, thậm chí ngay cả nhân viên, cán bộ đang làm việc trong nghành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết… Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác. 1.1.2. Du lịch sinh thái “Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ các góc độ khác nhau. Đối với một số người, “DLST” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1980 (Ashton, 1993). Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là DLST. Những năm cuối thế kỷ XX, với sự phát triển rầm rộ của ngành công nghiệp du lịch trên toàn thế giới đã bắt đầu thể hiện một số các mặt bất cập, đặc biệt trong vấn đề mối quan hệ giữa du lịch với môi trường thiên nhiên ngày càng suy giảm. Để hạn chế vấn đề này, những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, đã xuất hiện một số khái niệm về du lịch kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng du lịch khá mới mẻ như: “Du lịch dựa vào thiên nhiên”, “Du lịch thân thiện với môi trường”, “Du lịch xanh”, “Du lịch có trách nhiệm”, “Du lịch dựa vào cộng đồng”. Đỉnh cao là sự xuất hiện của khái niệm “Du lịch sinh thái” vào năm 1991. Khi đó, DLST được xác định là “LHDL diễn ra trong các vùng có HST tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu”. Ở Việt Nam, khái niệm về DLST cũng đươc đưa vào trong văn bản pháp luật Nhà nước. Trong Khoản 19, Điều 4, Chương I của Luật du lịch Việt Nam năm 2005 đã xác định: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm PTBV”. Đây cũng chính là khái niệm về DLST mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này. Nhìn chung, có thể xác định nhiệm vụ phát triển DLST theo các tiêu chí cơ bản sau: - Phát triển DLST thể hiện sự liên hệ khăng khít với môi trường tự nhiên và bản sắc văn hóa của bản địa. - Phát triển DLST gắn với sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng. Góp phần PTBV tài nguyên thiên nhiên. Đáp ứng yêu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai. - Phát triển DLST là động lực thức đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, dựa trên cơ sở lợi ích chung. 1.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch Tiềm năng phát triển du lịch bao gồm tất cả những tài nguyên tự nhiên và kinh tế - xã hội đã, đang hoặc sẽ được con người khai thác để phát triển du lịch. Có thể phân tiềm năng phát triển du lịch thành hai nhóm: nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhóm tài nguyên du lịch nhân văn. Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đã và đang hoặc sẽ được sử dụng phục vụ mục đích phát triển du lịch. Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, làng nghề truyền thống, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác đã và đang hoặc sẽ được sử dụng phục vụ mục đích phát triển du lịch. 1.1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999). DLST là LHDL phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một HST cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên DLST. Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm: - Các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt là các nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu BTTN, các sân chim,…) - Các HST nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh,…) - Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của HST tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với truyền thuyết… của cộng đồng. Như vậy, có thể hiểu: Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. 1.1.5. Phát triển bền vững “PTBV là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” (theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc năm 1987) Mục tiêu kinh tế Định nghĩa PTBV của Uỷ ban Brundtland: “PTBV là khả năng tạo PTBV để đảm bảo rằng sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm hại tới cái khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Theo Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) vào tháng 6/1992 thì PTBV được hiểu là “sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây tổn hại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đó là sự phát triển cả về kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại mà không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ mai sau. Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission of Environment and Development, WCED) thì “PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ” Theo ông Jordan Ryan - đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam thì “PTBV là một quá trình bảo đảm tăng tối đa phúc lợi của xã hội và xoá bỏ nghèo đói thông qua việc quản lí ở mức tối ưu và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên”. Ông khẳng định PTBV nằm ở phần giao nhau của 3 vòng tròn: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Cũng theo ông, không nên coi PTBV như một phương tiện thuận lợi để gom tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường lại với nhau mà cần có một quan điểm toàn diện để bảo đảm cho các chính sách có tác dụng hỗ trợ thay vì mâu thuẫn nhau. Theo Bà Nguyễn Ngọc Lý (Trưởng ban PTBV – UBND thành phố Hà Nội) đồng ý cách định nghĩa về PTBV của hội nghị Rio de Jannerio cho rằng, khái niệm về PTBV cần được vận dụng linh hoạt tuỳ từng thời kì lịch sử, từng nền KT - XH khác nhau, nền văn hoá khác nhau của mỗi quốc gia. Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm “phát triển bền vững”, song nhìn chung tại các Hội thảo quốc tế, các nhà khoa học, các chính trị gia đều thống nhất ở các nội dung sau về PTBV: PTBV là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển KT - XH mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai. Mục tiêu xã hội Phát triển bền vững Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới - World Bank 1.1.6. Du lịch bền vững Khái niệm về DLBV mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. “Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”.(Hens L, 1998) Mục tiêu của du lịch bền vững là: - Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. - Duy trì chất lượng môi trường. (Inskeep,1991) Theo Khoản 21, Điều 4, Chương I - Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. Để đảm bảo cho sự phát triển DLBV, trong Khoản 1, Điều 5, Chương I- Luật du lịch Việt Nam (2005) về nguyên tắc phát triển du lịch đã nêu: “Phát triển du lịch bền vững theo quy hoạch, kế hoạch đảm bảo hài hoà giữa KT - XH và môi trường, phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá lịch sử, DLST, bảo tồn, tôn tạo phát triển giá trị của tài nguyên”. Mục tiêu môi trường Như vậy, phát triển DLBV trở thành định hướng, mục tiêu, chiến lược, nguyên tắc phát triển của du lịch Việt Nam. Phát triển DLBV cần phải tính đến ba yếu tố: - Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế. - Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài. - Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch Việt Nam, việc vận dụng quan điểm PTBV là cần thiết, nó giúp cho các dự án quy hoạch du lịch mang tính khả thi và có hiệu quả cao. 1.1.7. Du lịch sinh thái bền vững “DLSTBV là việc phát triển các HĐDL nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”. (Lê Huy Bá, 1999) “Phát triển DLSTBV không những đóng góp tích cực cho sự PTBV mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên. Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức”. (Allen K, 1993) 1.1.8. Phân biệt sự giống và khác nhau của DLST với các loại hình du lịch khác  Sự giống nhau DLST cũng là một dạng của HĐDL vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của HĐDL nói chung: - Tính đa ngành: HĐDL có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khác nhau, kế thừa và phát huy giá trị thành quả của các ngành liên quan. - Tính đa thành phần: HĐDL luôn có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mang tính xã hội hóa cao. - Tính đa mục tiêu: HĐDL luôn phải đảm bảo các mục tiêu như: Bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, giao lưu hợp tác, an ninh quốc phòng, giáo dục và đào tạo,… - Tính liên vùng: HĐDL đòi hỏi sự chia sẻ và mối liên hệ giữa các vùng miền trong các vấn đề như: chia sẻ thị phần, khai thác chia sẻ sản phẩm, xúc tiến quảng bá… - Tính mùa vụ: HĐDL phụ thuộc khá nhiều vào tính mùa vụ, chủ yếu do các yếu tố thời tiết, khí hậu cũng như những khoảng thời gian nhàn rỗi trong năm của khách. - Tính chi phí: HĐDL thể hiện hiệu quả đầu tư và những nguồn lợi đầu tư phát sinh từ kinh doanh du lịch được chia sẻ trong xã hội. - Tính xã hội hóa: HĐDL luôn cần sự tham gia có trách nhiệm từ nhiều phía, nhiều đối tượng. Đặc biệt trong các hoạt động đầu tư và quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường.  Sự khác nhau Ngoài những đặc điểm chung đã nêu ở trên, DLST cũng thể hiện những đặc đểm riêng của mình cụ thể như: - Tính giáo dục cao về môi trường: Đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về bảo tồn và gìn giữ tài nguyên của cộng đồng, nhận thức tích cực của khách du lịch và từ phía nhà quản lý. - Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: DLST được phát triển dựa trên những yếu tố tích cực và quy trình phát triển của tự nhiên, qua đó giới thiệu tới khách du lịch. DLST đề cao vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và lấy đó làm tiêu chí phát triển du lịch mang tính bền vững cho tương lai. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: DLST là cơ sở để thu hút và khuyến khích cộng đồng địa phương cùng tham gia vào quy trình sinh thái của từng địa bàng. Đảm bảo cùng chia sẻ lợi ích và bảo vệ tài nguyên tự nhiên. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá du lịch sinh thái và phát triển bền vững 1.2.1. Tính đa dạng sinh học Giá trị của đa dạng sinh học trên Trái Đất đã từng được rất nhiều người nhắc đến, song để đánh giá được nó là cả một vấn đề lớn. Những phương thức tiếp cận thông thường và tìm cách đánh giá bằng ước đoán để nhận được giá trị bình quân sau đó nhân với tổng số loài hiện có nếu quả thực chúng ta biết được con số đó. Điều cần được nhấn mạnh ở đây là loài có thể có giá trị về mặt hàng hoá (giá trị sử dụng về kinh tế), thẩm mỹ và giá trị đạo đức. Đối với loại hình DLST, tính đa dạng sinh học là yếu tố có giá trị hàng đầu. Yêu cầu đầu tiên có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các HST tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao. - Tính rất đa dạng sinh học: Có từ 3 – 5 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ. - Tính khá đa dạng sinh học: Có từ 2 – 3 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ. - Tính trung bình về đa dạng sinh học: Có từ 1 – 2 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ. - Tính kém về đa dạng sinh học: Giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ không có hiệu quả. 1.2.2. Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn khách du lịch là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng tự nhiên. - Rất hấp dẫn (chỉ mức độ rất thuận lợi): Phải có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 3 hiện tượng, di tích tự nhiên đặc sắc, độc đáo, đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch (LHDL). - Khá hấp dẫn (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 3 – 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 3 hiện tượng, di tích tự nhiên đặc sắc, đáp ứng 3 – 5 LHDL. -Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có 1- 2 cảnh đẹp, đáp ứng 1 -2 LHDL. - Kém hấp dẫn (chỉ mức độ kém thuận lợi ): Phong cảnh đơn điệu, đáp ứng 1 LHDL. 1.2.3. Thời gian HĐDL Thời gian hoạt động du lịch (HĐDL) được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các HĐDL. Thời gian HĐDL quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của HĐDL, từ đó liên quan trực tiếp đến việc quy hoạch phát triển du lịch. - Rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có trên 200 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL. Có trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người. - Khá dài (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 150 – 200 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL. Có từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người. - Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có từ 100 – 150 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL. Có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người. - Ngắn (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có dưới 100 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL. Có dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người. 1.2.4. Sức chứa khách du lịch Sức chứa khách du lịch đối với mỗi khu vực là tổng sức chứa tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai HĐDL tại mỗi điểm du lịch và được xác định bằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thực tế. - Rất lớn (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có sức chứa trên 1000 người/ngày. - Khá lớn (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có sức chứa từ 500 đến 1000 người/ngày. - Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có sức chứa từ 100 - 500 người/ngày. - Nhỏ (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có sức chứa dưới 100 người/ngày. 1.2.5. Độ bền vững của môi trường tự nhiên Độ bền vững của môi trường tự nhiên nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực HĐDL của khách du lịch và các đối tượng khác hoặc thiên tai. - Rất bền vững (chỉ mức độ rất thuận lợi): Không có thành phần và bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, nếu có thì ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại vững chắc trên 100 năm, HĐDL diễn ra liên tục. - Khá bền vững (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá hoại ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại vững chắc từ 50 - 100 năm, HĐDL diễn ra thường xuyên. - Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá huỷ đáng kể, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi nhanh được, tồn tại vững chắc từ 10 - 50 năm, HĐDL có thể bị hạn chế. - Kém bền vững (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá huỷ nặng, phải có sự phục hồi của con người, tồn tại vững chắc dưới 10 năm, HĐDL bị gián đoạn. 1.2.6. Vị trí của điểm du lịch Vị trí của điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách du lịch để tiến hành HĐDL. - Rất thích hợp (chỉ mức độ khá thuận lợi): Chỉ khoảng cách từ 10 – 100 km, thời gian đi đường không quá 3 giờ, có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng. - Khá thích hợp (chỉ mức độ khá thuận lợi): Chỉ khoảng cách từ 100 – 200 km, thời gian đi đường trên 3 giờ, có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng. - Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Chỉ khoảng cách từ 200 – 500 km, thời gian đi đường trên 5 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng. - Kém thích hợp (chỉ mức độ kém thuận lợi): Chỉ khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường trên 10 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng. 1.2.7. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch (CSHT – CSVCKTDL) tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Không có cơ sở hạ tầng nào nhất là cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, tài nguyên vẫn nằm im dưới dạng tiềm năng. Mặc dù có thuận lợi đến mấy cũng vậy, hoặc nếu thiếu CSHT – CSVCKTDL mà tiến hành HĐDL thì không thể tiến hành thuận lợi mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Do những hạn chế nhất định, phần này tác giả chủ yếu tập trung vào việc đánh giá hệ thống khách sạn, nhà hàng (tiêu biểu cho CSVCKT) và mạng lưới giao thông vận tải, viễn thông, điện, nước (tiêu biểu cho CSHT). - Rất tốt (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có CSHT – CSVCKTDL đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Khá tốt (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có CSHT – CSVCKTDL tương đối đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia. - Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình ): Có CSHT – CSVCKTDL nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ tiện nghi. - Kém (chỉ mức độ kém thuận lợi): Còn thiếu nhiều CSHT – CSVCKTDL, số đã có thì chất lượng thấp và có tính chất tạm thời. 1.2.8. Tính liên kết Tính liên kết là một chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch giúp cho việc liên kết các điểm du lịch thành tuyến, cụm du lịch. - Rất tốt: Có từ 5 điểm du lịch xung quanh trở lên có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn). - Khá tốt: Có từ 3 – 5 điểm du lịch xung quanh có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn). - Trung bình: Có từ 2 - 3 điểm du lịch xung quanh có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn). - Kém: Chỉ có 1 điểm du lịch hoặc không có điểm tài nguyên du lịch nào xung quanh có thể liên kết được. 1.3. Các nguyên tắc DLST bền vững - DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch. - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hoá. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST bền vững. - Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lí di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường. - Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hoá, xã hội,… (chủng loại thực vật, động vật, bản sắc văn hoá dân tộc,…) - Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia. - Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây. - Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách. - Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. - Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du lịch, qua đó góp phần thoả mãn các nhu cầu của du khách. 1.4. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển các loại hình DLST 1.4.1. Tác động của tài nguyên du lịch đến quá trình phát triển DLST Số lượng, chủng loại và chất lượng của tài nguyên du lịch sinh thái đóng vai trò nền tảng và là điều kiện cần thiết trong bài toán phát triển du lịch sinh thái. Bởi vì tính đặc trưng của loại hình du lịch sinh thái là việc duy trì, giữ gìn các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn ở mức hoang sơ, hạn chế tối đa các tác động của con người. Tài nguyên du lịch sinh thái chính là một trong những căn cứ quan trọng để xác định các loại hình và sản phẩm đặc trưng của hoạt động du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú sẽ thuận lợi để tổ chức các loại hình DLST phong phú, đa dạng và ngược lại. 1.4.2. Tác động của hệ thống luật pháp đến quá trình phát triển DLST Một trong những yếu tố chính tác động tới quá trình phát triển của DLST chính là quan điểm của nhà quản lý, thông qua hệ thống luật pháp Nhà nước. Thể hiện trên các giá trị như: Quản lý sử dụng và khai thác tài nguyên, cơ chế chính sách vận hành các hoạt động đầu tư phát triển DLST; các quy định cụ thể về mối quan hệ cộng sinh giữa tài nguyên du lịch với phát triển KT - XH gắn với lợi ích Nhà nước và cộng đồng địa phương. Quan điểm của Nhà nước, thể hiện qua hệ thống luật pháp sẽ là động lực biến ý chí thành hành động cụ thể tập hợp và huy động toàn bộ các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia tích cực có trách nhiệm với hoạt động phát triển DLST và bảo vệ môi trường tự nhiên. Thông qua các quy định pháp lý để xây dựng nguyên tắc giao tiếp chung giữa các nhóm đối tượng tham gia vào hoạt động DLST như: Mối quan hệ trong công tác quản lý Nhà nước, hành vi ứng xử của nhà đầu tư vào DLST và ý thức cộng đồng. 1.4.3. Nhận thức về phát triển du lịch sinh thái bền vững Nhận thức về phát triển DLSTBV là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ phía Nhà nước cũng như cộng đồng dân cư. Có thể thấy rằng, hiện nay ở nước ta đầu tư vào DLST chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao, những tác động tích cực của nó lên nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng xã hội còn hạn chế, vì vậy, chưa thực sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, quá trình khai thác tài nguyên tự nhiên chưa hợp lý và những phản ứng tiêu cực ngày càng tăng từ phía môi trường tự nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Trái Đất nóng lên; các hiện tượng động đất, bão, lũ, lụt xảy ra thường xuyên, là những cảnh báo mạnh mẽ tới quan điểm và nhận thức của nhà quản lý. Từ đó giúp họ thay đổi nhận thức, đề ra các kế sách và chiến lược cụ thể nhằm tạo sự cân bằng hơn trong việc vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Một trong những yếu tố phát triển DLST chính là việc tăng cường nhận thức cộng đồng cư dân địa phương về môi trường sống, về ý nghĩa của phát triển DLST đối với phát triển KT - XH, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào việc quản lý tuyến, điểm du lịch, gắn kết các hoạt động bảo tồn phát triển DLST. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho du lịch cũng vô cùng cần thiết. Để có một đội ngũ lao động du lịch có trình độ và kinh nghiệm, cần có các chương trình đào tạo, tham quan và học hỏi các mô hình phát triển DLST ở các vùng miền trong nước và các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp du lịch cần phải hiểu rõ tầm quan trọng khi đầu tư và khai thác loại hình DLST từ đó đưa ra định hướng phát triển và khai thác DLST một cách bền vững.. 1.4.4. Nhu cầu của khách du lịch sinh thái Khách DLST thường là những người trân trọng thiên nhiên và mong muốn được tìm hiểu môi trường tự nhiên cũng như môi trường văn hóa bản địa, ít đòi hỏi về mức độ tiện nghi dịch vụ và thường là những du khách để lại ít tác động tới môi trường và có cách ứng xử tốt hơn với môi trường so với khách du lịch đại chúng. Thông thường, khách DLST thường là những người đã trưởng thành có thu nhập cao, có giáo dục và có sự quan tâm tới môi trường. Tuy nhiên, họ thường đòi hỏi cao hơn rất nhiều so với khách du lịch đại chúng về những trải nghiệm đa dạng sinh học và cuộc sống hoang dã. Họ có thời gian đi du lịch dài ngày hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch ít quan tâm tới thiên nhiên. Nhu cầu từ phía khách du lịch và những đòi hỏi của họ về một môi trường du lịch lành mạnh và tôn trọng tự nhiên cũng chính là một động lực thu hút sự quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt từ phía những nhà quản lý và nhà đầu tư trong lĩnh vực DLST. 1.4.5. Nhận thức của cộng đồng địa phương Nhận thức của cộng đồng có ý nghĩa quan trọng, là thước đo những giá trị mà HĐDL nói chung và DLST nói riêng mang lại. Nhận thức của cộng đồng là điều kiện quan trọng góp phần khuyến khích họ tham gia tích cực vào công tác bảo vệ tài nguyên và phát triển DLST một cách hiệu quả. Nhận thức của cộng đồng thể hiện mối liên hệ chặt chẽ về tr._. trong hình ảnh của du lịch Hàm Thuận Nam. 3.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và DLST - Tăng cường xúc tiến, quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thương hiệu nổi trội của du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam là: du lịch biển, khu BTTN, suối khoáng nóng. - Thiết lập các hệ thống đại lí du lịch, đại diện du lịch; triển lãm các chuyên đề riêng về du lịch Hàm Thuận Nam tại trung tâm Tp Phan Thiết và địa phương khác như: Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Đà Nẵng… - UBND huyện Hàm Thuận Nam phối hợp với các cơ quan đài, báo trong và ngoài nước để xây dựng các phim tài liệu nghiên cứu khoa học về các HST đặc thù của địa phương, thông qua truyền hình giới thiệu rộng rãi sản phẩm DLST của huyện tới khắp các nơi trên thế giới; chỉ đạo chính quyền địa phương các xã có hoạt động DLST xây dựng phong cách văn hoá du lịch trong nhân dân, gắn du lịch với các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống theo định kỳ nhằm thu hút khách đến tham quan. - Phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về du lịch của Huyện. Cung cấp thông tin về du lịch Hàm Thuận Nam trên Website của Tỉnh, nối mạng Internet, các phóng sự truyền hình về du lịch Hàm Thuận Nam để phát sóng trên các đài truyền hình địa phương và Trung ương. Xuất bản các tài liệu giới thiệu tiềm năng du lịch, di tích lịch sử văn hoá, điểm tham quan, cơ sở dịch vụ,… của huyện để quảng bá với khách du lịch. Huy động đóng góp của các doanh nghiệp du lịch để xây dựng cổng chào du lịch tại một số điểm cho phù hợp gây ấn tượng tốt cho du khách - Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, hội thảo mở ra hướng liên kết khai thác DLST với các địa phương trong tỉnh, cả nước và quốc tế. Dựa vào các loại hình du lịch chính, xây dựng các chương trình du lịch tự chọn. Đầu tư nghiên cứu tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính chất đặc trưng, có khả năng độc quyền, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút du khách. - Đầu tư in ấn tời rơi, tập gấp bằng nhiều ngôn ngữ, chú trọng hướng tới các thị trường trọng điểm như (Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, ASEAN…). Ngoài ra cũng cần chú ý phát triển thị trường khách nội địa cao cấp, hướng đến các đối tượng có nhu cầu du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng sinh thái đến từ các thành phố lớn: Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội. Quảng bá các sản phẩm DLST trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo cơ hội trao đổi thông tin về nhu cầu và thị trường khách DLST với các đối tác. - Thiết kế, lắp đặt các panô, áp phích tuyên truyền quảng bá về các sản phẩm, loại hình DLST nổi bật của huyện Hàm Thuận Nam tại các địa bàn cửa ngõ của tỉnh, huyện, cũng như trong các khu trung tâm, tuyến, điểm du lịch. 3.3.7. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật - Nâng cấp và xây mới các tuyến đường nhánh ra biển, đường nối thông các điểm du lịch với nhau, cụ thể là: + Trục đường bộ ven biển từ Bà Rịa-Vùng Tàu lên qua Tân Thắng - Thị xã La Gi - Tân Thành - Phan Thiết - Mũi Né - Hoà Phú - Liên Hương sang Ninh Thuận kết nối hình thành tuyến đường quốc gia ven biển trên địa bàn tỉnh. + Tuyến Thuận Quý- Kê Gà (trên địa bàn Hàm Thuận Nam): Chiều dài 9,5 km. + Đường 712: nối giữa 2 khu du lịch (núi Tà Cú - khu du lịch ven biển) dài 13,8km. Đến năm 2010 nâng cấp đạt chuẩn cấp IV; sau năm 2010 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, thảm bê tông nhựa. + Đường Hàm Kiệm- Thuận Quý-Kê Gà: Dài 17 km, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. + Tuyến Hàm Kiệm- Tiến Thành: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. + Tuyến Tân Thuận- Hòn Lan: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. + Tuyến Hàm Minh- Thuận Quý: Hoàn thiện, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. + Tuyến Kê Gà- Mỹ Thạnh: Xây dựng, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng và khu tái định cư tại Tân Thành để bố trí di dời các hộ dân bị giải tỏa trong khu vực bố trí các dự án du lịch… - Đầu tư các dự án về môi trường: xây dựng hệ thống thu gom chất thải, rác thải, khí thải cho khu du lịch Suối Nhum-Kê Gà, đầu tư trồng cây xanh ven biển khu vực Thuận Quý- Kê Gà, tiến hành rà soát lập dự án đầu tư tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, khôi phục một số làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch. - Thiết kế hệ thống nước thải chung một cách đồng bộ nhằm bảo vệ tốt môi trường sinh thái trên toàn khu vực. - Cần tập trung thi công và nâng cấp các tuyến đường nối thông các khu du lịch rừng, biển, núi và suối nước nóng với nhau vừa tạo điều kiện để phát triển du lịch đồng thời tạo điều kiện nối các tour, tuyến du lịch để tăng thời gian lưu trú của khách vừa để phát triển dân sinh kinh tế. - Phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng… đáp ứng nhu cầu du khách. 3.3.8. Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và HST Môi trường sinh thái chính là không gian cho phát triển DLST. Bảo vệ môi trường và HST chính là giải pháp tất yếu để hướng tới sự phát triển DLST bền vững. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các nhà quản lý, nhà đầu tư, cộng đồng địa phương và cả khách du lịch.  Đối với công tác quản lý bảo vệ môi trường - Thường xuyên lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án triển khai trong khu vực quy hoạch phát triển DLST của huyện. Xây dựng các trạm quan trắc môi trường, kiểm soát số lượng và thành phần chất thải, nước thải, khí thải vào môi trường. Thành lập đôi chuyên trách môi trường để làm nhiệm vụ thu gom rác thải tại các khu DLST. Tiến hành thu lệ phí môi trường để gắn trách nhiệm của cơ sở kinh doanh với môi trường. Có chế tài xử phạt cụ thể về vấn đề thu gom xử lý nước và rác thải tại các khu, điểm du lịch. - Trong khi chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung, các dự án đầu tư phát triển du lịch phải thiết kế xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải nội bộ đảm bảo nước sau khi thải ra môi trường phải đạt chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn nước thải. - Việc khai thác nguồn nước ngọt dưới đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có thiết kế theo dự án đầu tư được duyệt nhằm bảo đảm khai thác sử dụng lâu bền và hợp lý. - Thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng non, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển và khu vực trong khu bảo tồn (do đã bị xâm canh) để phục vụ khách tham quan. - Phải có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh thích hợp ở từng khu vực, đặc biệt chú ý vùng bờ biển gần các khu du lịch có nguy cơ bị sa mạc hóa, gây tác động không tốt đến sự phát triển của khu du lịch và kinh tế khu vực. - Tuyên truyền rộng rãi cho mọi tầng lớp xã hội về công tác bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động DLST. - Tuyên truyền công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Xây dựng mô hình bảo vệ tài nguyên môi trường gắn với phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương. - Ban hành quy chế về kiến trúc cảnh quan đối với các khu DLST cũng như trong vấn đề sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. - Hướng dẫn viên DLST phải có kiến thức về BTTN, đa dạng sinh học, du lịch và văn hóa bản địa. - Đẩy mạnh phát triển DLST để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương nhằm giảm thiểu tác động của cộng đồng địa phương đối với HST môi trường. - Quy định những đóng góp cụ thể về tài chính, giáo dục, xử lý môi trường. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích để thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. - Nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng trong khu vực nhằm giúp họ thoát khỏi điều kiện đói nghèo, giải quyết việc làm cho người dân từ các hoạt động du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Xây dựng bộ máy tuần tra kiểm soát tài nguyên – môi trường trong toàn khu vực dựa vào cộng đồng. - Xây dựng mô hình DLST theo hướng bền vững thí điểm, trên cơ sở phối hợp giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và khách du lịch. Đây chính là cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng đại trà.  Đối với nhà đầu tư - Yêu cầu nhà đầu tư phải có Bản cam kết bảo vệ môi trường với chính quyền sở tại và người dân địa phương, trong đó nêu rõ những điều kiện thỏa thuận trong việc bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong quá trình vận hành. - Khuyến khích nhà đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió. - Tổ chức phân loại rác thải và tiến hành thu gom rác thải theo đúng quy định; xử lý nước thải nhằm tiết kiệm nước và không gây ô nhiễm môi trường. - Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xây dựng tài liệu và thông tin chỉ dẫn cho khách du lịch biết đến nền văn hóa và các phong tục địa phương, cũng như các quy định về bảo vệ tài nguyên. - Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch là người bản địa vì họ là những người không những có hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa, mà còn hiểu rõ về khu vực và những phong tục tập quán của cộng đồng địa phương nơi đây, nhờ đó sẽ hạn chế được những hành động của khách du lịch có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường văn hóa bản địa. - Tạo điều kiện cho khách du lịch tham gia vào những hoạt động bảo tồn môi trường với người dân địa phương.  Đối với cộng đồng địa phương - Đề xuất cơ chế chia sẻ quyền lợi công bằng đối với cộng đồng địa phương, kêu gọi cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. - Truyền đạt những kiến thức về DLST và du lịch bền vững cho cộng đồng, qua đó vận dụng tích cực tham gia hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như: giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm. - Tổ chức các cuộc thi trên truyền hình địa phương cũng như thông qua các bài viết tìm hiểu về quê hương, văn hóa, con người và môi trường sinh thái của huyện làm cơ sở thu hút sự quan tâm, tìm tòi học hỏi kiến thức về môi trường của cộng đồng với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. - Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm dân gian trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên.  Đối với khách du lịch - Phát tờ rơi hướng dẫn về các quy định cụ thể về trách nhiệm của khách du lịch trong việc tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. - Khuyến khích khách du lịch sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ có khả năng phân hủy cao và ít làm tổn hại đến môi trường. - Giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường cùng với cộng đồng địa phương. 3.3.9. Ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong hoạt động DLST - Tăng cường triển khai và ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của huyện. Chuẩn hóa các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc tế về trang thiết bị phục vụ. - Áp dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, hệ thống vệ tinh về môi trường, xây dựng các điểm quan trắc giám sát môi trường. Kịp thời ứng phó với những vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trong giai đoạn khởi phát. - Khuyến khích áp dụng công nghệ xanh ở các điểm du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch, cụ thể khuyến khích các khách sạn thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 1400… như giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chất thải và sử dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường. - Áp dụng công nghệ hiện đại trong việc thu nhặt và xử lý chất thải, đặc biệt là các chất thải trên các bãi biển có nhiều khách du lịch tham quan, xử lý và giảm thiểu các chất thải làm ô nhiễm môi trường. - Nghiên cứu trên khai áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới trong vấn đề xử lý rác thải, nước thải và ô nhiễm môi trường. 3.3.10. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST - Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh du lịch xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo mang sắc thái riêng của huyện Hàm Thuận Nam. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến các sản phẩm DLST. - Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động du lịch để cho người dân hiểu, biết cách làm du lịch, tiến tới xã hội hóa du lịch. - Tiếp tục tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại chỗ để giải quyết việc làm ổn định cho cộng đồng địa phương, góp phần đảm bảo cuộc sống, bình ổn kinh tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đối với sự phát triển du lịch của huyện. - Tăng cường vai trò trách nhiệm của các ngành và toàn xã hội trong việc tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch để phát triển bền vững. - Tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương trong việc tham gia đóng góp ý kiến vào việc phát triển du lịch hoặc tham gia thảo luận những kế hoạch phát triển du lịch có liên quan đến đời sống của họ. 3.4. Một số kiến nghị  Đối với UBND tỉnh Bình Thuận - Ban hành nhiều quy chế ưu đãi cho đầu tư vào lĩnh vực DLST : ưu tiên phát triển DLST ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường, các dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DLST, phát triển làng nghề truyền thống và dạy nghề cho cộng đồng. Xem xét, ưu tiên vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là DLST ; có chính sách thuế ưu đãi về thuế, tiền thuê đất... cho các dự án DLST. - Căn cứ kết quả đề án để quyết định phê duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, cũng như xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cần cương quyết hơn đối với các dự án không vướng bồi thường giải tỏa, nhưng chậm triển khai, nên thu hồi dự án theo qui định của pháp luật. - Có kế hoạch sớm đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở các khu quy hoạch du lịch (giao thông, bưu chính viễn thông, điện, nước, …) nhằm tạo điều kiện cho các dự án du lịch triển khai xây dựng. Ưu tiên trong công tác quảng bá tuyên truyền về du lịch trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. - Có biện pháp thẩm định và theo dõi các dự án đầu tư loại hình DLST nhằm đảm bảo công tác đầu tư thực sự có chất lượng và đi đúng hướng. - Xem xét ưu tiên vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.  Đối với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bình Thuận - Lập Quy hoạch tổng thể và chi tiết tới từng khu, điểm DLST để làm cơ sở kêu gọi đầu tư. Xây dựng thí điểm mô hình DLST gắn với bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng địa phương, làm cơ sở để rút kinh nghiệm, nhân rộng đại trà. - Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá các sản phẩm DLST; chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST. Biên soạn chương trình đào tạo cộng đồng tham gia, nâng cao kiến thức quản lý trong lĩnh vực DLST và giám sát hoạt động DLST. - Có biện pháp thúc đẩy sự kết nối các điểm du lịch trong tỉnh nhằm tăng thêm sự phong phú đa dạng, hấp dẫn du khách trong chuyến hành trình đến với Bình Thuận.  Đối với Sở Tàn nguyên & Môi trường - Xây dựng mô hình bảo vệ tài nguyên môi trường gắn với phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương. - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch sinh thái. - Nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các công nghệ sạch làm giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch. - Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trong cộng đồng dân cư.  Đối với UBND huyện Hàm Thuận Nam - Tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhà nước về quản lí DLST ở các cơ quan, ban ngành của huyện và xã có liên quan đến hoạt động du lịch. - Huyện cần sớm có qui hoạch và khuyến khích, tạo điều kiện cho con em địa phương tham gia tham gia học các khóa đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan; nhằm đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và DLST hiện nay. - Định hướng nghề nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ tái định cư, bảo đảm cuộc sống nơi ở mới tốt hơn, có như thế người dân mới ủng hộ với hoạt động du lịch. - Hàng năm, UBND huyện cần xem xét cân đối một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện để chi cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ một phần cho chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng, giải toả đền bù; chi hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và một số hoạt động khác nhằm tạo điều kiện cho kinh tế du lịch trên địa bàn huyện hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn. - Tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các cơ quan truyền thông: đài truyền hình, báo chí, Intrenet... để đưa hình ảnh du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam đến với du khách trong và ngoài nước. - Xây dựng quy chế và có kế hoạch thường xuyên giáo dục sâu rộng trong nhân dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với đảm bảo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trong hoạt động du lịch. - Xây dựng các khu vui chơi giải trí, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm tính đồng bộ, đặc sắc của sản phẩm du lịch ở huyện Hàm Thuận Nam. - Tăng cường quản lý giá cả các dịch vụ ở nhà nghỉ, nhà hàng và các khu du lịch để thu hút du khách ngày càng đông hơn và tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động du lịch.  Đối với Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch huyện - Thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin lên quan đến các hoạt động du lịch của từng khu du lịch trên địa bàn huyện để có những biện pháp xử lý hoặc giúp đỡ kịp thời. - Phát huy tốt hơn nữa vai trò là chiếc cầu nối giữa các khu du lịch với UBND huyện, với Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Thường xuyên tổ chức làm việc với các ngành liên quan của Huyện, tổ chức gặp mặt các chủ đầu tư để nắm tình hình, bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh phát triển du lịch huyện nhà. - Phải lập các báo cáo tổng hợp ít nhất hai lần trong năm về tình hình hoạt động, số lượt khách, doanh thu, các sản phẩm nổi bật... của các khu du lịch để trình lên UBND huyện, Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch tỉnh. Bên cạnh, phải xây dựng được chương trình hành động trong từng thời điểm cụ thể để có các sơ kết và định hướng chỉ đạo cho các địa phương thực hiện. - Tiếp cận để giải thích và thuyết phục cộng đồng địa phương tạo điều kiện cho công tác đầu tư phát triển du lịch và du lịch sinh thái.  Đối với nhân dân địa phương - Cần có sự phối hợp, ủng hộ các phong trào nhằm đẩy mạnh sự phát triển du lịch sinh thái. - Có thái độ ứng xử thân thiện với du khách, nhằm góp phần tạo nên sự gần gũi, mến khách rất cần thiết cho hoạt động du lịch sinh thái. Tóm lại, DLST là một LHDL mới mang trong mình sự PTBV; là LHDL được quan tâm, ưu tiên trong các chiến lược phát triển du lịch của thế giới, Việt Nam, tỉnh Bình Thuận cũng như huyện Hàm Thuận Nam. Nhằm khai thác tốt tiềm năng DLST, các định hướng phát triển du lịch và DLST Hàm Thuận Nam luôn bám sát các định hướng chiến lược phát triển KT – XH và du lịch của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển KT – XH của huyện. Đồng thời, đảm bảo được các yêu cầu và nguyên tắc phát triển DLST theo hướng bền vững. Để thực hiện các định hướng và mục tiêu đề ra, nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, thông qua các giải pháp khoa học, hợp lý theo từng khu vực, giai đoạn. Các giải pháp xung quanh vấn đề về cơ chế chính sách, về kinh tế - môi trường - xã hội được xác lập ở trên phải được thực hiện đồng bộ mới có thể xây dựng được loại hình DLST thực thụ cho Hàm Thuận Nam, hướng tới sự phát triển du lịch bền vững. KẾT LUẬN DLST là loại hình du lịch hấp dẫn và có trách nhiệm với môi trường, góp phần phát triển đời sống cho đồng bào địa phương và cho mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Bài luận văn đã tổng quan hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển bền vững DLST, làm cơ sở để nghiên cứu tiềm năng và nhận xét hiện trạng phát triển DLST Hàm Thuận Nam. Huyện Hàm Thuận Nam có tiềm năng lớn để phát triển loại hình DLST. Trên địa bàn có nhiều HST với đa dạng sinh học cao, tiêu biểu là HST biển- đảo; HST rừng nhiệt đới ven biển và suối khoáng nóng tự nhiên; HST đồng bằng với các bãi cát, động cát đẹp và các trang trại nông nghiệp; Ngoài ra còn có HST nhân văn gắn với văn hóa tâm linh, các làng nghề truyền thống. Đây là điều kiện tốt để tổ chức các tour du lịch liên hoàn: Xuống biển- lên rừng- thăm suối khoáng nóng – tìm hiểu văn hóa địa phương. Trong thời gian qua, hệ thống CSHT và CSVCKT có bước phát triển tạo điều kiện cho du lịch và DLST phát triển. Đường lối chính sách của Nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước để khai thác các tìm năng du lịch của huyện. Tuy nhiên, so với tiềm năng và những thuận lợi có liên quan thì du lịch và DLST Hàm Thuận Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Các loại hình DLST chưa được đầu tư và phát triển chưa đúng thực nghĩa của nó. Bởi vì đội ngũ quản lý thiếu chuyên nghiệp, chưa am hiểu tường tận về LHDL khá mới mẻ này; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa đáp ứng được những đòi hỏi (về ngoại ngữ, kiến thức sinh thái và văn hóa bản địa) của những khách DLST thực thụ; hoạt động du lịch vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường vì hầu như chưa có khu du lịch nào ở huyện có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn; DLST ở đây chưa quan tâm nhiều đến việc chia sẻ quyền lợi với cộng đồng và trách nhiệm của cộng đồng trong các hoạt động DLST. Với thực trạng trên, để khai thác tiềm năng DLST có hiệu quả và bền vững, luận văn đã đề xuất một số định hướng và giải pháp thực hiện dựa trên các nguyên tắc phát triển DLST bền vững. Các giải pháp khi thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và địa phương, xoay quanh các vấn đề về: sự quan tâm hơn nữa của các cấp quản lý trong công tác quy hoạch; thu hút đầu tư vào loại hình DLST; đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, hướng dẫn viên DLST chuyên nghiệp; quảng bá hình ảnh du lịch huyện bằng nhiều hình thức sâu và rộng; cũng như giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch để không làm tổn hại đến môi trường; tăng cường hơn nữa sự tham gia và lợi ích từ DLST cho cộng đồng địa phương. Cuối cùng, mặc dù với tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, nhưng chắc rằng bài luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô, bạn bè, các nhà hoạt động du lịch… để bài luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên. 3. Cục thống kê Bình Thuận (2010), Chân dung Thủ đô resort. 4. Cục thống kê Bình Thuận (2010), Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 5 năm (2005 – 2010) và định hướng phát triển 5 năm (2011 – 2015) tỉnh Bình Thuận. 5. Cục thống kê Bình Thuận (2011), Niên giám thống kê năm 2010. 6. Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. 7. Phạm Xuân Hậu (1997), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh (lưu hành nội bộ). 8. Phạm Xuân Hậu, Trần Văn Thành (2000), Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường ĐHSP – Khoa địa lí: Một số vấn đề địa lí học. 9. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 11. Đinh Kiệm (2009), Định hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Bình Thuận và vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020, chuyên đề nghiên cứu sinh. 12. Phạm Trung Lương và các tác giả (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. 13. Phạm Trung Lương và các tác giả (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục. 14. Pham Trung Lương (2003), Quản lý hoạt động phát triển du lịch biển ở Việt Nam, Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun- Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý khu bảo bồn biển. 15. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, NXB Trẻ. 16. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý khu BTTN- Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. 17. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lí du lịch, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. 18. UBND huyện Hàm Thuận Nam (2009), Báo cáo sơ kết thực hiện Chương trình hành động số 28- NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch đến năm 2010. 19. UBND huyện Hàm Thuận Nam (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hàm Thuận Nam đến năm 2020. 20. UBND tỉnh Bình Thuận (2002), Quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận v/v Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Tiến Thành- Hàm Thuận Nam. 21. UBND tỉnh Bình Thuận (2009), Quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận v/v Phê duyệt bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch huyện Hàm Thuận Nam 22. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. 23. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận 24. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến 2020. 25. La Nữ Ánh Vân (2005), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sỹ. 26. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục. 27. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. - Một số website: - www.google.com - www. Vietnamtourism.gov.vn - www.binhthuantourism.com PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số loài thực vật nguy cấp ở khu BTTN Tà Cú STT Các loài thực vật nguy cấp STT Các loài thực vật nguy cấp 1 Tai đất ân (Aeginetia (L.) Roxb) 17 Sao đen (Hopea odorata Roxb) 2 Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) 18 Hồ da (Hona minima Cost) 3 Hoa sữa (Astonia angustifolia Wall) 19 Cầy (Irvingia malayana Oliv.ex Benn) 4 Vên vên (Anisoptera costata Korth) 20 Melientha suavis Pierre 5 Xương cá (Cathium dicoccum Gaertn. Var.rostrtum Thw.ex Pit) 21 Peliosanthes tetra André.subsp.teta Andre. 6 Thành ngạnh Nam bộ (Cratoxylon cochinchinensis (Lour.) BI) 22 Peliosanthes tetra André.subsp.humilis (Andr.).jess. 7 Thành ngạnh đẹp (Cratoxylon formosum (jack.) Dyer) 23 Raphistemma hooperianum 8 Cyas lindstromii 24 Xác cui (Schoutenia ovata) 9 Cẩm lai (Dalbergia oliviveri Gamble ex Prain) 25 Quyền bá trường sinh (Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring) 10 Xây (Dialium cochinchinensis Pierre) 26 Sến nghệ (Shorea henryana) 11 Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) 27 Sến mủ (Shorea roxburghii) 12 Dầu lông (D.intricatus) 28 Stemona cochinchinensis Gagn 13 Dầu song nàng (D.obtusifolius) 29 Stemona pierrei Gagn 14 Dầu loang (D.tuberculatus) 30 Tung (Tetrameles nudiflora R.Br) 15 Cốt toái bổ (Drynaria bonii Chrst) 31 Giao linh (Zollingeria dongnaiensis) 16 Săng đào (Hopea ferrea Pierre) Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận Phụ lục 2: Một số loài động vật nguy cấp ở khu BTTN Tà Cú STT Các loài động vật nguy cấp STT Các loài động vật nguy cấp 1 Gà lôi lông tía (Lophura diardi) 13 Rái cá lông mượt (Lutra perspicillata) 2 Công (Pavo muticus) 14 Rái cá vốt bé (Aonyx cinerea) 3 Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron Germanini) 15 Cầy mực (Arctictis binturong) 4 Trĩ sao (Rheinarrtia ocellata) 16 Mèo cá (Prionailurus viverrinus) 5 Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) 17 Cheo cheo Nam Dương (Tragulus javanicus) 6 Voọc bạc Trường Sơn (Trachypithecus margarita) 18 Sơn dương (Capricornis sumatraensis) 7 Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) 19 Tê tê (Manis javanica) 8 Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) 20 Tắc kè (Gecko gecko) 9 Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) 21 Kỳ đà hoa (Varanus salvator) 10 Khỉ đuôi lợn (M. leonina) 22 Rắn bồng voi (Enhydris bocourti) 11 Chồn dơi (Cynocephalus variegatus) 23 Rắn hổ mang (Naja kaouthia) 12 Nhím bờm (Hystrixbrachyura) 24 Ếch giun (Ichthiophis bannanicus) Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận Phụ lục 3: Số lượt khách du lịch đến huyện Hàm Thuận Nam giai đoạn 2004 – 2010 230647 234836 240315 249471 344833 374500 420000 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lượt khách Phụ lục 4: Tỉ trọng khách du lịch đến huyện Hàm Thuận Nam so với tỉnh Bình Thuận từ 2004 – 2010 81.23 82.76 82.98 18.77 15.48 13.85 17.24 17.02 78.82 83.2084.52 86.15 21.18 16.8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉnh Bình Thuận Huyện Hàm Thuận Nam 97.28 97.76 97.76 97.77 97.5696.53 97.92 2.082.442.232.242.242.723.47 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉnh Bình Thuận Huyện Hàm Thuận Nam Phụ lục 5: Tỉ trọng doanh thu du lịch của huyện Hàm Thuận Nam so với doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận từ 2004 - 2010 Phụ lục 6: Dự báo khách DLST đến Bình Thuận Hạng mục Đơn vị 2010 2015 2020 TỔNG SỐ LƯỢT KHÁCH ĐẾN Lượt 758000 990000 1330000 Khách quốc tế Tổng số lượt khách Lượt 58000 140000 330000 Ngày lưu trú trung bình Ngày 3.2 3.3 3.5 Tổng số ngày khách Ngày 185600 462000 1155000 Khách nội địa Tổng số lượt khách Lượt 700000 850000 1000000 Ngày lưu trú trung bình Ngày 2.2 2.5 3.0 Tổng số ngày khách Ngày 1540000 2125000 3000000 Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, năm 2010 Phụ lục 7: Một số điểm DLST ở huyện Hàm Thuận Nam Tượng phật nằm trên chùa Núi Tà Cú Mũi Kê Gà Làng Spa Resort HST dứa dại bên bờ biển Thuận Quý ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5770.pdf
Tài liệu liên quan