Khái quát hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) - Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thủ Đô

MụC LụC Lời mở đầu Hiện nay nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn đang tăng lên, không chỉ vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà vốn còn phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Với nhu cầu của đời sống xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu vốn về tiêu dùng cũng tăng lên. Xuất phát từ nhu cầu của xã hội như vậy thì các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nói riêng đang dần tiến hành mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ. Như vặy, từ thực trạng nhu cầu

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3777 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Khái quát hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) - Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về vốn của nền kinh tế, xu hướng phát triển của ngân hàng và qua sự quan sát, xem xét, tìm hỉêu trong quá trình thực tập tài ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-chi nhánh Thủ Đô em chọn để tài” cho vay tiêu dùng ở ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-chi nhánh Thủ Đô,thực trạng và giải pháp.Với mong muốn hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng mở rộng Kết cấu gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Phần 2: Khái quát hoạt động của Sacombank và thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank-chi nhánh thủ đô Phần 3: Một số gíải pháp, kiến nghị mở rộng cho vay tiêu dùng chi nhánh Thủ Đô Phần I Lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại I. Khái niệm về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Theo luật của các tổ chức tín dụng ban hành ngày 26/12/1997 thì: “ Ngân hàng thưong mại là tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số vay này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động ngân hàng bao gồm các loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, và các loại hình ngân hàng khác, trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng. 2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay được hiểu đơn giản là ngân hàng giao tiền cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với cam kết khách hàng phải trả cho ngân hàng cả gốc và một khoản phụ thêm là lãi. Về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN “ cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất dịnh theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi Phân loại các loại hình cho vay - Căn cứ vào thời hạn cho vay Cho vay ngắn hạn: Có thời hạn dưới 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng để cung cấp các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. -Căn cứ vào độ tín nhiệm của khách hàng Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay chỉ dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp hoặc tài sản cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. -Căn cứ vào phương thức cho vay Cho vay bằng tiền: Là hình thức cho vay mà hình thái gía trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các Ngân hàng và việc thực hiện bằng các kỹ thuật như: tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ và tín dụng trả góp. Cho vay bằng tài sản: Theo phương thức cho vay này, ngân hàng hay các công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả gốc lẫn lãi. -căn cứ vào nguồn gốc khoản vay Cho vay trực tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua bán lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán -Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay Cho vay tiêu dùng: Là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình như mua nhà, sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, học tập, khám chữa bệnh, du lịch… Cho vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản cho vay đối với các tổ chức, doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh 3.Lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại a. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhu cầu về phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có khả năng về tài chính để hưởng thụ. Đối tượng của cho vay tiêu dùng là những chi phí tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Những chi phí này được xác định dựa trên cơ sở giá cả hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và khả năng chi trả của họ trong tương lai. b. Đặc điểm cho vay tiêu dùng - Quy mô của các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều vì cho vay tiêu dùng thường để đáp ứng các nhu cầu về chi tiêu hàng ngày của cá nhân, hộ gia đình chứ không phải vay vì mục đích kinh doanh. - Các khoản vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao. Các khoản cho vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định nên ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí về huy động vốn tăng lên. Ngoài ra, đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình nên chất lượng thông tin tài chính của khách hàng thường không cao; tư cách của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay nhưng lại rất khó xác định. Nguồn trả nợ của người đi vay có biến động rất lớn phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng, kinh nghiệm đối với công việc của họ. Các số liệu thống kê của các ngân hàng cho thấy trong hầu hết các loại cho vay thì cho vay tiêu dùng có số lượng thanh toán chậm hoặc không được thanh toán là lớn nhất. - Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn. Do giá trị của những hàng hoá tiêu dùng thường không lớn hoặc khách hàng chỉ vay một số lượng nhỏ để bổ sung số tiền còn thiếu. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải tiến hành đủ mọi thủ tục cho vay bao gồm: thẩm định hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân, kiểm soát sau khi cho vay…vì vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với các loại hình cho vay khác. - Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục tín dụng có khả năng sinh lời cao nhất mà ngân hàng thực hiện. Các khoản cho vay này thường định giá rất cao (bao hàm cả một phần bù rủi ro lãi suất) do cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất và chịu rủi ro cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, khi vay tiền, người tiêu dùng thường quan tâm đến số tiền họ phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất mà họ phải chịu mặc dù chính lãi suất ghi trong hợp đồng ảnh hưởng đến quy mô số tiền phải trả. - Nhu cầu vay của khách hàng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mọi người cảm thấy lạc quan về tương lai, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng lên người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng. c. Phân loại cho vay tiêu dùng - Căn cứ vào mục đích cho vay Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của các khoản vay này là quy mô lớn và thời gian dài. Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch…Đặc điểm của các khoản vay này thường có quy mô nhỏ, thời gian vay ngắn, mức độ rủi ro thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng cư trú. Căn cứ vào nguồn gốc của các khoản trả nợ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc khách hàng. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay tiêu dùng trả góp: Là hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay, trong đó người vay trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần, theo nhiều kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay. Phương thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Cho vay tiêu dùng trả một lần vào cuối kỳ. Đây là hình thức tài trợ trong đó số tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Đặc điểm của các khoản vay này thường có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn. Do quy mô nhỏ nên khách hàng có thể trả nợ được một lần cho ngân hàng. Hình thức này giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian và nhân lực do không phải thu nợ làm nhiều kỳ. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo đó, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng. d. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại - Nhân tố khách quan Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Môi trường pháp luật và thể chế: Môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra thông suốt, đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế những rắc rối tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ vay mượn. Môi trường khoa học công nghệ và hệ thống thông tin: Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp ngân hàng hạ thấp chi phí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chào bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Nhờ vào hệ thống thông tin mà các ngân hàng quảng bá được hình thức cho vay tiêu dùng đến từng người dân giúp họ thêm hiểu biết về cho vay tiêu dùng và sử dụng số tiền vay một cách hiệu quả nhất. Các nhân tố xuất phát từ phía khách hàng: Trước hết là nhân tố đạo đức khách hàng, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý là việc khách hàng có tuân thủ và chấp hành theo các quy định của pháp luật hay không. Mức độ tín nhiệm là sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Quy mô thu nhập thường xuyên của khách hàng: Trong cho vay tiêu dùng, nguồn trả nợ phổ biến là thu nhập thường xuyên của khách hàng sau khi trừ đi một phần để tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng. Thu nhập có thể dưới dạng tiền công, tiền lương đối với người đang ở độ tuổi lao động hoặc dưới dạng trợ cấp xã hội đối với những người đã về hưu. Nhìn chung thu nhập thường xuyên càng lớn, khả năng trả nợ của khách hàng càng cao trên cơ sở đó cho vay tiêu dùng có khả năng mở rộng. Tài sản đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Nếu khách hàng ngoài đảm bảo chính bằng tài sản đó, có thêm những tài sản đảm bảo có giá trị khác thì độ tín nhiệm càng tăng, khả năng quyết định cho vay cũng cao hơn. Các nhân tố khách quan Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng là một nhân tố hàng đầu trong nhóm các nhân tố chủ quan. Cán bộ tín dụng có đạo đức và giàu kinh nghiệm là tài sản vô giá đối với mọi ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh trình độ nghiệp vụ cao và trình độ hiểu biết rộng, các cán bộ ngân hàng phải luôn trau dồi đạo đức, đặt lợi ích khách hàng và ngân hàng lên hàng đầu. Công nghệ ngân hàng: Đây là một trong những cách thức quan trọng thu hút khách hàng. Trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng, công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng dùng máy móc thay thế con người, giảm được chi phí nhân công từ đó làm giảm chi phí cho vay tiêu dùng; cho phép ngân hàng nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ giao dịch, tiết kiệm thời gian tạo nên sự tiện lợi cho khách hàng. Bên cạnh các yếu tố trên, yếu tố vốn cũng giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, muốn tiến hành kinh doanh phải có vốn. Vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng mở rộng phạm vi cho vay và tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. e. Tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng - Đối với nền kinh tế Kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Ngược lại, cho vay tiêu dùng cũng có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh tế xã hội. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng, thông qua việc kích cầu tiêu dùng sẽ kích thích nền sản xuất phát triển từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ có hoạt động cho vay tiêu dùng người dân có thể thoả mãn những nhu cầu chi tiêu, nâng cao hiệu quả công việc. Cho vay tiêu dùng còn giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm qua đó khơi thông quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, giảm bớt tệ nạn xã hội, tạo ra cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp hơn Đối với ngân hàng thương mại Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay kiếm lời. Cho vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọng, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng, thu hút được nhiều khách hàng mới, mở rộng quan hệ khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng cũng thu được khoản lợi nhuận đáng kể, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro. Đối với người tiêu dùng Về phía người đi vay, theo các ngân hàng, cho vay tiêu dùng mang lại khá nhiều thuận lợi. Khách hàng sẽ có một khoản tiền ngay lúc cần thiết để chi tiêu và hoàn trả dần từ thu nhập trong tương lai. Đặc biệt, nó cần thiết trong trường hợp khi cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách như chi tiêu cho giáo dục, y tế…Hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời đã giúp người tiêu dùng kết hợp nhu cầu hiện tại với khả năng thanh toán trong tương lai. Hiện nay, nhìn chung điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng cũng không quá phức tạp cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần xác minh là có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên địa bàn cùng tỉnh, thành phố nơi có chi nhánh của ngân hàng mà họ định vay hoạt động. Người vay cần xác định mức thu nhập hàng tháng ổn định và bảo đảm được khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay phải hợp lý. 4. Những vấn đề cơ bản chung và thủ tục cho vay tiêu dùng * Giải thích từ ngữ: Cho vay tiêu dùng là việc Ngân hàng thoả thuận đồng ý cấp một khoản tín dụng cho khách hàng nhằm mục đích giúp thêm nguồn tài chính cho khách hàng để khách hàng thực hiện nhu cầu tiêu dùng theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. * Đối tượng và điều kiện vay vốn. Đối tượng vay vốn là cá nhân người Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi có nhu cầu vay vốn tiêu dùng cho gia đình và cá nhân. -Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. -Có tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng, bao gồm: thế chấp/ cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay hoặc thế chấp/ cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba để bảo lãnh. - Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn Tỉnh/Thành phố nơi có trụ sở NH cho vay hoạt động Các điều kiện khác theo quy định của NH cho vay * Mục đích cho vay: Phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng như mua xe, mua nhà ở, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sữa chữa nhà, trang trải tiền cưới hỏi, ma chay, chữa bệnh, thanh toán tiền học phí, du học, làm kinh tế hộ gia đình,... Và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình và cá nhân * Mức cho vay: Tuỳ điều kiện của các NH mà mức cho vay khác nhau, đối với Sacombank mức cho vay tiêu dùng nhỏ hay lớn tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ, mức chi tiêu mua sắm, sinh hoạt và nhu cầu vay vốn của khách hàng( mức cho vay so với tài sản đảm bảo thực hiện tuỳ theo quy định về bảo đảm tiền vay của các NH) * Thời hạn cho vay: Các NH thường cho vay tiêu dùng với khung thời gian cho vay ngắn hạn và trung hạn, với Sacombank thời hạn cho vay tối đa 5 năm ( 60 tháng) * Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng hoặc theo thoả thuận với NH. Vốn gốc trả vào cuối kỳ ( nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần vốn theo thoả thuận trên cơ sở nguồn thu nhập của khách hàng ( nếu vay trung hạn) * Lãi suất cho vay: Theo lãi suất quy định của NH tại từng thời điểm cụ thể, tiền lãi tính trên dư nợ giảm dần. Đối với NH Nam á, lãi suất theo năm. * Đồng tiền cho vay: Đồng tiền cho vay là VNĐ, vàng hoặc các loại ngoại tệ nhưng phải quy đổi ra VNĐ tương đương tại thời điểm vay được quy định bởi NHNN * Thời hạn giải quyết hồ sơ: Thời hạn giải quyết hồ sơ thường trong vòng từ 3-5 ngày làm việc kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của NH * Thủ tục và hồ sơ vay vốn: Hình thức vay tiêu dùng này chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập của khách hàng và tài sản đảm bảo tiền vay Khách hàng trình bày tổng quát vè mục đích vay vốn. Khách hàng không cần cung cấp các hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn nhưng khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay hợp pháp theo quy định của pháp luật. Khi kiểm tra việc sử dụng vốn cán bộ thẩm định phải lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cho vay để thể hiện khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích Hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập: Ngoài những kê khai trong bản thuyết minh nguồn thu nhập, khách hàng cung cấp chứng từ chứng minh cho NH ( nếu có) Hồ sơ vay vốn gồm những loại giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn, bảng thuyết minh nguồn thu nhập( theo mẫu của từng NH) - Hồ sơ pháp lý: CMND/ hộ chiếu, chứng minh quân đội, hộ khẩu/ KT3, giấy đăng ký kết hôn/ xác nhận độc thân,... của khách hàng và bên bảo lãnh ( nếu có), giấy phép kinh doanh ( nếu có) - Hồ sơ khác( nếu có): Bản sao hợp đồng lao động, giấy xác nhận bảng lương, hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho thuê xe, giấy báo giá của các cửa hàng, doanh nghiệp được phép kinh doanh,... của khách hàng và người cùng trả nợ, các nguồn trả nợ khác, các chứng từ về sử dụng vốn vay ( nếu có) - Hồ sơ tài sản đảm bảo. ChươngII Khái quát hoạt động của Sacombank- thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank- chi nhánh Thủ Đô. I.Khái quát hoạt động của Sacombank 1.Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank sau gần 17 năm hoạt động từ 1991-2008 đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với: 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự cú;     Gần 250 chi nhỏnh và phũng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc và 01 Chi nhỏnh tại Lào;    10.644 đại lý thuộc 278 ngõn hàng tại 80 quốc gia và vựng lónh thổ trờn thế giới;     6.000 cỏn bộ nhõn viờn trẻ, năng động và sỏng tạo;    60.000 cổ đụng đại chỳng;  Tốc độ tăng trưởng xếp hàng đầu khối Ngân hàng TMCP Việt Nam với bình quân tăng trưởng trên 70% đối với tất cả các mặt như tín dụng, huy động, lợi nhuận, tổng tài sản…Hiện nay có các công ty con: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín-AMC sacombank, công ty kiều hối Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín-Sacomrex, công ty cho thuê tài chính Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín-Sacombankleasing, công ty chứng khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín- Sacombank securities.Có 3 đối tác chiến lược nước ngoài: International Financial Corporation trực thuộc worldbank, chiếm 7.66% vốn cổ phần, Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc chiếm 8.77% vốn cổ phần, tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand(ANZ)chiếm 9.87% vốn cổ phần Trong những năm gần đây Sacombank được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ổn định, bền vững, chất lượng tín dụng tốt. -"Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn; - “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; -“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; -“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn -”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiêp vừa và nhỏ 2007 do cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ châu âu bình chọn - “Ngân hàng cú hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn -Được đánh giávà xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tài Việt Nam do chương trình phát triển của Liên Hiêp Quốc bình chọn -Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi dua -Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua; - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế; Đây là sự ghi nhận của cộng đồng tài chính khu vực và thế giới đối với Sacombank qua khả năng phát triển bền vững, kết quả của hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, chất lượng điểu hành và những dóng góp của Sacombank đối với thị trường tài chinh ngân hàng nước nhà. Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Sacombank là phấn đấu trở thành một trong các ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn và hiệu quả, trở thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội. Bước vào giai đoạn mới, toàn ngành Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển. Với mục tiêu phấn đấu giữ vững là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần mạnh tại Việt Nam, Ngân hàng Sacombank đang xây dựng chiến lược “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực” . Phần lớn cán bộ nhân viên của Ngân hàng Sacombank được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết, cam kết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thực trong giao dịch và đoàn kết vì mục tiêu chung của Ngân hàng. Cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực tài chính; đầu tư phát triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá phù hợp với công nghệ ngân hàng trong khu vực và thế giới; mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đồng thời chú trọng việc tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo an toàn trong hoạt động; quảng bá rộng rãi thương hiệu Ngân hàng Sacombank, tiếp tục là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân để cùng nhau phát triển. Đại hội đồng cổ đông Khu vực Các công ty trực thuộc sacombank Chi nhánh/sở gd Hội đồng quản trị Tồng giám đốc Các hội đồng và các uỷ ban Văn phòng hội đồng quản trị Ban điều hành Ban kiểm soát Khối điều hành Khối tiền tệ Khôí công nghệ thông tin Khối giám sát Khối doanh nghiệp Khối cá nhân Khối hỗ trợ Trung tâm thẻ Phòng nhân sự Trung tâm đào tạo Phòng đầu tư Phòng kế hoạch Phòng chính sách Phòng tc kế toán Phòng pt ứng dụng Phòng phát triển ứng dụng Phòng kỹ thuật hạ tầng Trung tâm dữ liệu Phòng kinh doanh vốn Phòng kd ngoại hối Phòng sản phẩm tiền tệ Trung tâm kd tiền tệ phía bắc Phòng kiểm tra ks nội bộ Phòng quản lý rủi ro Phòng thẩm định Phòng tiếp thị và pt sp dn Phòng thanh toán quốc tế Phòng định giá tài chính Phòng tíêp thị cá nhân Phòng sản phẩm cá nhân Phòng hành chính quản trị Phòng xây dựng cơ bản Phòng ngân quỹ và thanh toán Phòng đối ngoại Văn phòng khu vực Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. *Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng quản trị thành lập. *Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Sacombank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành Ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Sacombank. Qua đó, Ban kiểm toán nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có. *Ban điều hành: Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành chung và có các Phó Tổng Giám đốc trợ giúp cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hoá chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch, phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị về các vấn đề chiến lược, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-chi nhánh Thủ Đô. Sở giao dịch Giám đốc phòng gd số 2 Phòng gd hoàn kiếm Phòng gd đồng xuân Chi nhánh thủ đô Phòng hành chinh Phòng cá nhân Phòng ké toán Phòng doanh nghiệp Phòng gd thuỵ khuê Phòng gd lý nam đế Phòng thanh toán quốc tế Phòng quản lý rủi ro ‘ Chức năng nhiệm vụ của phòng ban Sacombank-chi nhánh Thủ Đô *Giám đốc chi nhánh Chỉ đạo chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh thông qua chương trình công tác, kế hoạch, lịch làm việc; thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các công việc, nhiệm vụ của toàn chi nhánh. * Sở giao dịch Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn. Huy động vốn đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng được thông suốt. Thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng… *Phòng cá nhân Cho vay cá nhân và các hoạt động liên quan đến cá nhân. Bao gồm tín dụng thẩm định cá nhân, quan hệ khách hàng, phát hành thẻ, tiếp thị cá nhân... *phòng doanh nghiệp Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Bao gồm thẩm định khách hàng, quan hệ khách hàng, tư vấn khách hàng... là hoạt động chính mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. *Phòng hành chính: Có vị trí không thể thiếu trong ngân hàng. Phòng hành chính có nhiệm vụ trang bị vật chất, chỗ làm việc cho cán bộ, quản lý nhân sự… Chăm lo đời sống tinh thần của anh chị em trong ngân hàng như: tổ chức các chương trình văn nghệ, đi tham quan du lịch… *Phòng kế toán-ngân quỹ: Có nhiệm vụ thực hiện kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý công tác kho quỹ, đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh. Thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: UNT, UNC, chuyển tiền điện tử. Quá trình thực hiện thanh toán với tốc độ luân chuyển nhanh, an toàn chính xác đã góp phần tạo uy tín cho ngân hàng. *Phòng thanh toán quốc tế Đây là hoạt động quan trọng của ngân hàng trong việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán giữa trong nước với quốc tế. Đảm bảo việc lưu chuyển tiền tệ giữa các nước được thông suốt. * Phòng giao dịch Chịu sự quản lý của chi nhánh. Bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn. Mỗi phòng giao dịch có bộ phận thẩm đinh, quan hệ khách hàng, kế toán ngân quỹ riêng. 4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank-chi nhánh Thủ Đô a.Tình hình hoạt động kinh doanh Bảng 1: kết quả hoạt dộng kinh doanh của Sacombank-chi nhánh Thủ Đô chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 25,059 21,939 -3,120 -12.45 Tổng chi phí 22,916 19,024 -3,892 -16.98 Tổng lợi nhuận 2,143 2,914 771 35.98 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Sacombank-chi nhánh Hà Nội 2007-2008) Từ bảng trên ta thấy tổng thu nhập năm 2007 là 25059 và năm 2008 là 21939 thấp hơn 3120 so với cùng kỳ năm trước chiếm 12.45%. Tổng chi phí cũng giảm từ 22916 năm 2007 xuống còn 19024 năm 2008, mức giảm là 3892 chiếm tỷ trọng là 16.98%. Mức giảm của tổng thu nhập nhỏ hơn mức giảm của tổng chi phí nên tổng lợi nhuận vẫn tăng 771 tương đương với mức tăng là 35.98%. Để đạt được mức lợi nhuận này Sacombank chi nhánh Thủ Đô đã sử dụng mọi biện pháp để giảm mức chi phi xuống thấp nhất có thể. Vì vậy mặc dù tổng thu nhập giảm nhưng tổng lợi nhuận 2008 vẫn tăng tuy không đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy vậy nhưng đây đã là kết quả đáng mừng của Sacombank –chi nhánh Thủ Đô. b. Công tác huy động và sử dụng vốn Bảng 2: Hoạt động huy động vốn chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Tương đối Tuyệt đối Tổng huy động vốn 373,880 311,454 -62,426 -16.7 Tiền gửi có kỳ hạn 73,731 105,000 31,269 42.41 Tiền gửi không kỳ hạn 113,159 53,000 -60,159 -53.16 Tiền gửi tiết kiệm 186,990 153,454 -33,536 -17.94 Tổng Dư nợ 184,714 160,865 -23,849 -12.91 Cho vay ngắn hạn 153,865 126,390 -27,475 -17.86 Cho vay trung và dài hạn 30,849 34,475 3,626 11.75 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank-chi nhấnh Hà Nội năm 2007-2008) Công tác huy động vốn Nhìn chung huy động vốn từ dân cư giảm 62426 tương đương với tỷ trọng giảm 16.7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm thấp so với tình hình kinh tế đang ngày càng khó khăn hiện nay.Cùng với mức giảm lãi suất cơ bản ngân hàng cũng phải điều chỉnh lãi suất huy động theo nên mức huy động tiền gửi tiết kiệm giảm 33536 tương đương với tỷ lệ là 17.94%. Tiền gửi không kỳ hạn cũng giảm mạnh 60159 chiếm tỷ lệ là 53.16%. Với nền kinh tế đang trên đà suy thoái, tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều gặp rất nhiều khó khăn thì tiền gửi không kỳ hạn để đáp ứng cho việc thanh toán cũng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, sự tăng lên đáng kể của tiền gửi có kỳ hạn là 31269 chiểm tỷ lệ là 42.41% cũng khô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22484.doc
Tài liệu liên quan