Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------------------------
LÊ THỊ VIỆT HOA
KHAI PHÁ DỮ LIỆU VÀ THUẬT TOÁN KHAI PHÁ
LUẬT KẾT HỢP SONG SONG
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số : 60.48.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN VĂN BAN
THÁI NGUYÊN 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Đoàn Văn Ban đã
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Khai phá dữ liệu và thuật toán khai phá luật kết hợp song song, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tận tình
chỉ dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tôi cũng xin xin lời biết ơn chân thành đến quý Thầy giáo, cô giáo Viện
Công nghệ Thông đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập tại Khoa.
Xin cảm ơn tất cả các anh chị em học viên Cao học khóa 5, cám ơn cán
bộ công chức, giảng viên – Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Thái Nguyên
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008
Tác giả
Lê Thị Việt Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khoa học “Khai phá dữ liệu và thuật toán khai
phá luật kết hợp song song” này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, được
các tác giả cho phép sử dụng và các tài liệu tham khảo như đã trình bày trong
luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHAI PHÁ DỮ LIỆU 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Kiến trúc của một hệ thống khai phá dữ liệu 3
1.3. Các giai đoạn của quá trình khai phá dữ liệu 4
1.4. Một số kỹ thuật khai phá dữ liệu 6
1.5. Các cơ sở dữ liệu phục vụ cho khai phá dữ liệu 10
1.6. Các phương pháp chính trong khai phá dữ liệu 11
1.7. Các ứng dụng của khai phá dữ liệu 13
1.8. Khai phá dữ liệu và các lĩnh vực liên quan 14
1.9. Các thách thức trong phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu 15
1.10. Kết luận chương 1 16
Chương 2: KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU 17
2.1. Mở đầu 17
2.2 Luật kết hợp 18
2.2.1 Các khái niệm cơ bản 18
2.2.2. Khai phá luật kết hợp 21
2.2.3. Cách tiếp cận khai phá luật kết hợp 22
2.3 Luật kết hợp cơ sở 24
2.3.1 Phát hiện các tập mục phổ biến 24
2.3.2 Sinh luật kết hợp 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4. Khai phá luật kết hợp với một số khái niệm mở rộng 32
2.4.1. Giới thiệu 32
2.4.2. Khai phá luật kết hợp trọng số 32
2.4.3 Khai phá luật kết hợp tổng quát 43
2.5. Kết luận chương 2 49
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP
SONG SONG VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC THUẬT TOÁN 50
3.1. Nguyên lý thiết kế thuật toán song song 50
3.2. Hư ớng tiếp cận chính trong thiết kế thuật toán khai phá luật kết hợp song song 51
3.2.1. Mô hình song song dữ liệu 51
3.2.2. Mô hình song song thao tác 51
3.3. Một số thuật toán khai phá luật kết hợp song song 52
3.3.1 Thuật toán Count Distribution (CD) 52
3.3.2. Thuật toán Data Distribution (DD) 54
3.3.3. Thuật toán Candidate Distribution 58
3.3.4. Thuật toán song song Fp-Growth 60
3.3.5 Thuật toán song song Eclat 65
3.4. Phân tích, đánh giá và so sánh việc thực hiện thuật toán 71
3.4.1. Phân tích và đánh giá thuật toán song song 71
3.4.2. So sánh việc thực hiện các thuật toán 73
3.5. Kết luận chương 3 74
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
Ck Tập các k-itemset ứng viên
kC Tập các k-itemset ứng viên mà TID của giao dịch sinh ra
liên kết với tập mục ứng viên
Conf Độ tin cậy (Confidence)
CFPT FP-Tree điều kiện cơ sở (Fisst conditional FP-Tree)
D Cơ sở dữ liệu giao dịch
Di Phần thứ i của cơ sở dữ liệu D
Item Mục
Itemset Tập mục
I Tập các mục
KDD Phát hiện tri thức trong cơ sở dữ liệu (Knowledge Discovery
in Database)
CSDL Cơ sở dữ liệu (Database)
k-itemset Tập mục gồm k mục
Lk Tập các k-itemset phổ biến
MPI Truyền thông điệp
minconf Ngưỡng tin cậy tối thiểu
minsup Ngưỡng hỗ trợ tối thiểu
OLAP Phân tích trực tuyến
OLTP Xử lý giao dịch trực tuyến
SC Số đếm hỗ trợ (support count)
sup Độ hỗ trợ (support)
T Giao dịch (transaction)
Tid Định danh của giao dịch
Tid-List Danh sách các định danh của giao dịch
X ⇒Y Luật kết hợp (với X là tiền đề, Y là hệ quả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG
Trang
Hình 1.1. Khám phá tri thức trong cơ sở dữ liệu điển hình 3
Hình 1.2. Các bước của quy trình khai phá dữ liệu 5
Hình 1.3: Cây quyết định 7
Hình 1.4: Mẫu kết quả của nhiệm vụ phân cụm dữ liệu 8
Hình 1.5: Mẫu kết quả của nhiệm vụ hồi quy 8
Hình 1.6: Một số lĩnh vực liên quan đến khai phá dữ liệu 14
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan của thuật toán khai phá tập mục phổ biến 24
Hình 2.2: Ví dụ thuật toán Apriori 28
Bảng 2.1.a. Thông tin của một cửa hàng bán lẻ 33
Bảng 2.1.b. Tập giao dịch D của cửa hàng 33
Hình 3.1. Mô hình song song dữ liệu 51
Hình 3.2. Mô hình song song thao tác 52
Hình 3.3. Sơ đồ thuật toán Count Distribution 52
Hình 3.4. Phát hi ện các tập mục phổ biến bởi thuật toán song song CD 54
Hình 3.5. Sơ đồ mô tả thuật toán Data Distribution 55
Hình 3.6: Sơ đồ luồng thuật toán Data Distribution 56
Hình 3.7: Phát hi ện các tập mục phổ biến bởi thuật toán song song DD 57
Hình 3.8: Các phân hoạch CSDL và các FP-Tree cục bộ ban đầu 61
Bảng 3.1: Các mẫu điều kiện cơ sở và các FP-Tree điều kiện cơ sở 62
Hình 3.9: Quá trình sinh tập phổ biến bởi 2 bộ xử lý P1 và P2 63
Hình 3.10: Quá trình chuyển đổi CSDL theo chiều dọc 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin đã mang lại nhiều
hiệu quả đối với khoa học cũng như các hoạt động thực tế, trong đó khai phá dữ
liệu là một lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực cho con người. Khai phá dữ
liệu đã giúp người sử dụng thu được những tri thức hữu ích từ những cơ sở dữ
liệu hoặc các kho dữ liệu khổng lồ khác.
Cơ sở dữ liệu trong các đơn vị, tổ chức kinh doanh, quản lý khoa học
chứa đựng nhiều thông tin tiềm ẩn, phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải có
những phương pháp nhanh, phù hợp, chính xác, hiệu quả để lấy được những
thông tin bổ ích. Những “ tri thức” chiết suất từ nguồn cơ sở dữ liệu trên sẽ là
nguồn thông tin hỗ trợ cho lãnh đạo trong việc lên kế hoạch hoạt động hoặc
trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. T iến hành công việc như vậy
chính là thực hiện quá trình phát hiện tri thức trong cơ sở dữ liệu (Knowledge
Discovery in Database) mà trong đó kỹ thuật khai phá dữ liệu (Data Mining)
cho phép phát hiện những tri thức tiềm ẩn. Để lấy được thông tin mang tính tri
thức trong khối dữ liệu khổng lồ, cần thiết phải phát triển các kỹ thuật có khả
năng tích hợp các dữ liệu từ các hệ thống giao dịch khác nhau, chuyển chúng
thành một tập hợp các cơ sở dữ liệu ổn định có chất lượng. Các kỹ thuật như vậy
được gọi là kỹ thuật tạo kho dữ liệu và môi trường các dữ liệu nhận được khi áp
dụng các kỹ thuật tạo kho dữ liệu nói trên được gọi là kho dữ liệu (Data
Warehouse) [19, 24].
Một trong các nội dung cơ bản nhất trong khai phá dữ liệu và rất phổ biến
là phát hiện các luật kế t hợp. Phương pháp này nhằm tìm ra các tập thuộc tính
thường xuất hiện đồng thời trong cơ sở dữ liệu và rút ra các luật về ảnh hưởng
của một tập thuộc tính dẫn đến sự xuất hiện của một (hoặc một tập) thuộc tính
khác như thế nào. Bên cạnh đó, nhu cầu song song hóa và xử lý phân tán là rất
cần thiết hiện nay bởi kích thước lưu trữ dữ liệu ngày càng nhiều nên đòi hỏi tốc
độ xử lý cũng như dung lượng bộ nhớ hệ thống phải đảm bảo. Vì thế, yêu cầu
cần có những thuật toán song song hiệu quả cho việc phát hiện luật kết hợp.
Ứng dụng khai phá dữ liệu đã mang lại những lợi ích to lớn trong việc
tổng hợp và cung cấp những thông tin trong các nguồn cơ sở dữ liệu lớn. Hơn
nữa hiện nay nhu cầu song song hóa và xử lý phân tán là rất cần thiết bởi kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
thước dữ liệu lưu trữ ngày càng lớn nên đòi hỏi tốc độ xử lý cũng như dung
lượng bộ nhớ hệ thống phải đảm bảo Vì thế, yêu cầu cần có những thuật toán
song song hiệu quả cho luật kết hợp.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là tổng hợp các kết quả dự a trên
các bài báo khoa học trong một số hội thảo quốc tế và các bài báo chuyên
ngành, từ đó trình bày các vấn đề khai phá dữ liệu và xây dựng một số thuật
toán khai phá luật kết hợp song song.
Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương và phần kết luận
Chương 1: Tổng quan về khai phá dữ liệu: Giới thiệu tổng quan về quá
trình khai phá dữ liệu, kho dữ liệu và khai phá dữ liệu; kiến trúc của một hệ
thống khai phá dữ liệu; Nhiệm vụ chính và các phương pháp khai phá dữ liệu.
Chương 2: Khai phá luật kết hợp song song: Chương này trì nh bày tổng
quan về luật kết hợp; phát biểu bài toán khai phá dữ liệu, phát hiện luật kết hợp;
các khái niệm cơ bản luật kết hợp và các phương pháp khai phá luật kết hợp;
khai phá luật kết hợp với một số khái niệm mở rộng.
Chương 3: Một số phương pháp khai phá luật kết hợp song song và phân
tích đánh giá các thuật toán song song .
Thái Nguyên 01 tháng 10 năm 2008
Tác giả
Lê Thị Việt Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHAI PHÁ DỮ LIỆU
1.1. Khái niệm
Khai phá dữ liệu là một khái niệm ra đời vào những năm cuối của thập kỷ
80, nó là quá trình tìm kiếm, khám phá d ưới nhiều góc độ khác nhau nhằm phát
hiện các mối liên hệ, quan hệ giữa các dữ liệu, đối tượng bên trong CSDL, kết
quả của việc khai phá là xác định các mẫu hay các mô hình tồn tại bên trong
nhưng chúng nằm ẩn ở các CSDL [3]. Về bản chất nó là giai đoạn duy nhất rút
trích và tìm ra được các mẫu, các mô hình hay thông tin mới, tri thức tiềm ẩn có
trong CSDL chủ yếu phục vụ cho mô tả và dự đoán. Đây là giai đoạn quan trọng
nhất trong quá trình phát hiện tri thức từ CSDL, các tri thức này hỗ trợ trong việc
ra quyết định, điều hành trong khoa học và kinh doanh.
Khai phá dữ liệu là tiến trình khám phá tri thức tiềm ẩn trong các CSDL,
cụ thể hơn, đó là tiến trình lọc, sản sinh những tri thức hoặc các mẫu tiềm ẩn,
chưa biết những thông tin hữu ích từ các CSDL lớn.
1.2. Kiến trúc của một hệ thống khai phá dữ liệu
Khai phá d ữ liệu là quá trình rút trích thông tin bổ ích từ những kho dữ liệu lớn.
Khai phá d ữ liệu là quá trình chính trong khai phá tri th ức từ cơ sở dữ liệu.
Kiến trúc của một hệ thống khai phá dữ liệu có các thành [2] phần như sau:
Hình 1.1. Khám phá tri thức trong cơ sở dữ liệu điển hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
• CSDL, kho dữ liệu hoặc lưu trữ thông tin khác: Đây là một hay các tập
CSDL, các khi dữ liệu, các trang tính hay các dạng khác của thông tin được lưu trữ.
Các kỹ thuật làm sách dữ liệu và tích hợp dữ liệu có thể được thực hiện.
• Máy chủ CSDL (Database or Warehouse Server): Máy chủ có trách
nhiệm lấy những dữ liệu thích hợp dựa trên những yêu cầu khám phá của người
dùng.
• Cơ sở tri thức (Knowledge-base): Đây là miền tri thức dùng để tìm kiếm
hay đánh giá độ quan trọng của các mẫu kết quả thu được. Tri thức này có thể
bao gồm một sự phân cấp khái niệm dùng để tổ chức các thuộc tính hay các giá
trị thuộc tính ở các mức trừu tượng khác nhau.
• Máy khai phá dữ liệu (Data mining engine): là một hệ thống khai phá
dữ liệu cần phải có một tập các Modul chức năng để thực hiện công việc, chẳng
hạn như kết hợp, phân lớp, phân cụm.
• Modul đánh giá mẫu ( Pattern evaluation): Bộ phận tương tác với các
Modul khai phá dữ liệu để tập trung vào việc duyệt tìm các mẫu đáng được quan
tâm. Nó có thể dùng các ngưỡng về độ quan tâm để lọc mẫu đã khám phá được.
Cũng có thể Modul đánh giá mẫu được tích hợp vào Modul khai phá dữ liệu,
tùy theo cách cài đặt của phương pháp khai phá dữ liệu được dùng.
• Giao diện đồ họa cho người dùng (Graphical user interface) Bộ phận
này cho phép người dùng giao tiếp với hệ thống khai phá dữ liệu. Thông qua
giao diện này người dùng tương tác với hệ thống bằng cách đặc tả một yêu cầu
khai phá hay một nhiệm vụ, c ung cấp thông tin trợ giúp cho việc tìm kiếm và
thực hiện khai phá thăm dò trên các kết quả khai phá trung gian. Ngoài ra bộ
phận này còn cho phép người dùng xem các lược đồ CSDL, lược đồ kho dữ liệu,
các đánh giá mẫu và hiển thị các mẫu trong các khuôn dạng khác nhau.
1.3. Các giai đoạn của quá trình khai phá dữ liệu
Các thuật toán khai phá dữ liệu thường được mô tả như những chương
trình hoạt động trực tiếp trên tệp dữ liệu. Với các phương pháp học máy và
thống kê trước đây, bước đầu tiên là thuật toán thường nạp toàn bộ tệp (file) dữ
liệu vào trong bộ nhớ. Khi chuyển sang các ứng dụng công nghiệp liên quan đến
việc khai phá các kho dữ liệu lớn, mô hình này không thể đáp ứng được. Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
chỉ bởi nó không thể nạp hết dữ liệu vào trong bộ nhớ mà còn khó có thể chiết
xuất dữ liệu ra các tệp đơn giản để phân tích.
Hình 1.2. Các bước của quy trình khai phá dữ liệu
Quá trình xử lý khai phá dữ liệu bắt đầu bằng việc xác định chính xác vấn
đề cần giải quyết. Sau đó sẽ xác định dữ liệu liên quan dùng để xây dựng giải
pháp. Tiếp theo là thu thập dữ liệu có liên quan và xử lý chúng thành dạng sao
cho thuật toán khai phá dữ liệu có thể hiểu được.
Quá trình khai phá dữ liệu [2] trải qua ba bước:
Bước một: Lọc dữ liệu được thực hiện trong quá trình tiền xử lý. Công
việc đầu tiên là tích hợp và chỉnh sửa dữ liệu. Khi dữ liệu được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau nên có thể có những sự sai sót, dư thừa và trùng lặp. Lọc dữ
liệu là cắt bỏ những dư thừa để dữ liệu được định dạng thống nhất. Dữ liệu sau
khi lọc và chỉnh sửa sẽ nhỏ hơn, xử lý nhanh chóng hơn.
Ví dụ, trong bài toán tìm quy luật mua hàng của khách hàng trong một
siêu thị, ta tìm xem khách hàng thường cùng mua những mặt hàng nào để sắp
xếp những món hàng đó gần nhau. Từ dữ liệu nguồn do siêu thị cung cấp, có thể
có nhiều thuộc tính không cần thiết cho khai phá dữ liệu như: Mã khách hàng,
nhà cung cấp, đơn giá hàng, người bán hàng… Các dữ liệu này cần cho quản lý
bán hàng nhưng không cần cho khai phá dữ liệu, ta loại bỏ các thuộc tính này
khỏi dữ liệu trước khi khai phá dữ liệu.
Bước hai: Khai phá dữ liệu, là công việc chính, sử dụng các thuật toán
khác nhau để khai phá các kiến thức tiềm ẩn trong dữ liệu.
Xác
định
nhiệm
vụ
Xác
định dữ
liệu liên
quan
Thu thập
và tiền
xử lý dữ
liệu
Giải thuật
khai phá
dữ liệu
DL trực
tiếp
Thống kê tóm tắt
Mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Bước ba: Sau xử lý, là quá trình ước lượng kết quả khai phá theo yêu cầu
của người dùng. Nhiều kỹ thuật khai phá dữ liệu được ứng dụng cho một nguồn dữ
liệu, các kỹ thuật cho các kết quả có thể khác nhau. Các kết quả được ước lượng
bởi những quy tắc nào đó, nếu cuối cùng kết quả không thỏa mãn yêu cầu, chúng ta
phải làm lại với kỹ thuật khác cho đến khi có kết quả mong muốn.
1.4. Một số kỹ thuật khai phá dữ liệu
Mục đích của khai phá dữ liệu là chiết xuất ra các tri thức có lợi cho kinh
doanh hay cho nghiên cứu khoa học… Do đó, ta có thể xem mục đích của khai
phá dữ liệu sẽ là mô tả các sự kiện và dự đoán. Các mẫu khai phá dữ liệu phát
hiện được nhằm vào mục đích này. Dự đoán liên quan đến việc sử dụng các biến
hoặc các đối tượng (bản ghi) trong CSDL để chiết xuất ra các mẫu, dự đoán
được những giá trị chưa biết hoặc những giá trị tương lai của các biến đáng quan
tâm. Mô tả tập trung vào việc tìm kiếm các mẫu mô tả dữ liệu mà con người có
thể hiểu được.
Để đạt được những mục đích này, nhiệm vụ chính của khai phá dữ liệu
bao gồm như sau:
Phân lớp dữ liệu [24]
Khái niệm phân lớp dữ liệu được Han và Kamber đưa ra năm 2000. Phân
lớp dữ liệu là xây dựng một mô hình mà có thể phân các đối tượng thành những
lớp để dự đoán giá trị bị mất tại một số thuộc tính của dữ liệu hay tiên đoán giá
trị của dữ liệu sẽ xuất hiện trong tương lai.
Quá trình phân lớp dữ li ệu được thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất:
Dựa vào tập hợp dữ liệu huấn luyện, xây dựng một mô hình mô tả những đặc
trưng của những lớp dữ liệu hoặc những khái niệm, đây là quá trình học có giám
sát, học theo mẫu được cung cấp trước. Bước thứ hai: Từ những lớp dữ liệu
hoặc những khái niệm đã được xác định trước, dự đoán giá trị của những đối
tượng quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Một kỹ thuật phân lớp dữ liệu được Han và Kamber đưa ra là cây quyết định.
Mỗi nút của cây đại diện một quyết định dựa vào giá trị thuộc tính tương ứng. Kỹ
thuật này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều thuật toán.
Một ví dụ tiêu biểu về cây quyết định:
Hình 1.3: Cây quyết định
Trong hình 1.3 là một cây quyết định cho lớp mua laptop, chỉ ra một
khách hàng sẽ mua hay không mua một laptop. Mỗi nút lá đại diện một lớp mà
đánh giá mua laptop là Yes hay No. Sau khi mô hình này được xây dựng, chúng
ta có thể dự đoán việc có thể mua một laptop hay không dựa vào những thuộc
tính khách hàng mới là tuổi và nghề nghiệp. Cây quyết định có thể ứng dụng
rộng rãi trong nhiều hoạt động của đời sống thực.
Phân nhóm dữ liệu [13, 24]
Phân nhóm là kỹ thuật khai phá dữ liệu tương tự như phân lớp dữ liệu.
Tuy nhiên, sự phân nhóm dữ liệu là quá trình học không được giám sát, là quá
trình nhóm nhữn g đối tượng vào trong những lớp tương đương, đến những đối
tượng trong một nhóm là tương đương nhau, chúng phải khác với những đối
tượng trong những nhóm khác. Trong phân lớp dữ liệu, một bản ghi thuộc về
lớp nào là phải xác định trước, trong khi phân nhóm không xác định trước.
Trong phân nhóm, những đối tượng được nhóm lại cùng nhau dựa vào sự giống
nhau của chúng. Sự giống nhau giữa những đối tượng được xác định bởi những
chức năng giống nhau. Thông thường những sự giống nhau về định lượng như
khoảng cách hoặc độ đo khác được xác định bởi những chuyên gia trong lĩnh
vực của mình.
Tuổi
30-35 >35
Yes Sinh viên Giáo sư
Yes No Yes
No
TID
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Hình 1.4: Mẫu kết quả của nhiệm vụ phân cụm dữ liệu
Đa số các ứng dụng phân nhóm được sử dụng trong sự phân chia thị
trường. Với sự phân nhóm khách hàng vào trong từng nhóm, những doanh nghiệp
có thể cung cấp những dịch vụ khác nhau tới nhóm khách hàng một cách thuận
lợi. Ví dụ, dựa vào chi tiêu, số tiền trong tài khoản và việc rút tiền của khách
hàng, một ngân hàng có thể xếp những khách hàng vào những nhóm khác nhau.
Với mỗi nhóm, ngân hàng có thể cho vay những khoản tiền tương ứng cho việc
mua nhà, mua xe, … Trong trường hợp này ngân hàng có thể cung cấp những
dịch vụ tốt hơn, và cũng chắc chắn rằng tất cả các khoản tiền cho vay đều có thể
thu hồi được. Ta có thể tham khảo một khảo sát toàn diện về kỹ thuật và thuật
toán phân nhóm trong.
Hồi qui (Regression): Là việc học một hàm ánh xạ từ một tập dữ liệu thành một
biến dự đoán có giá trị thực. Nhiệm vụ hồi qui tương tự như phân lớp, điểm
khác nhau chính là ở chỗ thuộc t ính để dự báo là liên tục chứ không rời rạc [13,
23]. Việc dự báo các giá trị số thường được làm bởi các phương pháp thống kê
cổ điểm chẳng hạn như hồi qui tuyến tính. Tuy nhiên, phương pháp mô hình hóa
cũng được sử dụng [13, 24].
+
+
+
+ +
+
+
+
+ +
+ + +
+ + +
+
+ +
+
+
+
nhóm 1
+ +
nhóm 2
nhóm 3
Nợ
Thu nhập
+
+
+
đường hồi quy
tuyến tính
Nợ
Thu nhập
+
+ +
+
+
+
0
0 0
0
0
0
0
0
0
0
0 0
0 0
Hình 1.5: Mẫu kết quả của nhiệm vụ hồi quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Ứng dụng của hồi quy là rất nhiều, ví dụ: dự đoán số lượng sinh vật phát
quang hiện thời trong khi rừng bằng cách dò tìm vi sóng bằng thiết bị cảm biến
từ xa; dự đoán khả năng tử vong của bệnh nhân khi biết các kết quả xét nghiệm
chuẩn đoán; dự đoán nhu cầu tiêu thụ một sản phẩm mới bằng một hàm chi tiêu
quảng cáo… hình 1.5 chỉ ra mẫu kết quả hồi quy tuyến tính đơn giản, ở đây tổng
số nợ được điều chỉnh cho phù hợp giống như một hàm thu nhập tuyến tính.
Việc điều chỉnh này là không đáng kết bởi vì chỉ tồn tại một tương quan yếu
giữa hai biến.
Tổng hợp (summarization): Là công việc liên quan đến các phương pháp tìm
kiếm một mô tả cô đọng cho tập con dữ liệu [23, 24]. Các kỹ thuật tổng hợp
thường được áp dụng trong việc phân tích dữ liệu có tính thăm dò và báo cáo tự
động.
Mô hình hóa phụ thuộc (dependency modeling): Là việc tìm kiếm mô hình mô
tả các phụ thuộc quan trọng giữa các biến. Mô hình phụ thuộc tồn tại ở hai mức:
Mức cấu trúc của mô hình (thường dưới dạng đồ thị) xác định các biến phụ
thuộc cục bộ vào các biến khác; Mức định lượng của mô hình xác định mức
độ phụ thuộc của các biến [13, 24]. Những phụ thuộc này thường được biểu thị
dưới dạng luật.
Quan hệ phụ thuộc cũng có thể biểu diễn dưới dạng mạng tin cậy [24].
Đó là đồ thị có hướng không có dạng chu trình, các nút biểu diễn thuộc tính và
trọng số chỉ liên kết phụ thuộc giữa các nút đó.
Phát hiện sự thay đổi và độ lệch (change and deviation dectection): Nhiệm vụ
này tập trung vào khám phá những thay đổi có ý nghĩa trong dữ liệu dựa vào các
giá trị chuẩn hay độ đo đã biết trước, phát hiện độ lệch đáng kể giữa nội dung
của tập con dữ liệu và nội dung mong đợi. Hai mô hình độ lệch thường dùng là
lệch theo thời gian và lệch theo nhóm. Độ lệch theo thời gian là sự thay đổi có
nghĩa của dữ liệu theo thời gian. Độ lệch theo nhóm là sự khác nhau giữa dữ
liệu trong hai tập con dữ liệu, tính cả trường hợp tập con của đối tượng này
thuộc tập con kia, nghĩa là xác định dữ liệu trong một nhóm con của đối tượng
có khác nhau đáng kể so với toàn bộ đối tượng [13, 24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.5. Các cơ sở dữ liệu phục vụ cho khai phá dữ liệu
Dựa vào những kiểu dữ liệu mà kỹ thuật khai phá áp dụng, có thể chia dữ
liệu thành các loại khác nhau.
Cơ sở dữ liệu quan hệ
Đến nay, hầu hết dữ liệu được lưu giữ dưới dạng cơ sở dữ liệu quan hệ.
Cơ sở dữ liệu quan hệ là một nguồn tài nguyên lớn nhất chứa những đối tượng
mà chúng ta cần khai phá. Cơ sở dữ liệu quan hệ có cấu trúc cao, dữ liệu được
mô tả bởi một tập những thuộc tính và lưu trong những bảng. Khai phá dữ liệu
trên cơ sở dữ liệu quan hệ chủ yếu tập trung khai phá mẫu. Ví dụ, trong cơ sở dữ
liệu của một ngân hàng, ta có thể tìm được những khách hàng có mức chi tiêu
cao, ta có thể phân loại những khách hàng này dựa vào quá trình chi tiêu của họ.
Cũng với việc phân tích những mục chi tiêu của khách hàng, chúng ta có thể
cung cấp một số thông tin của khách hàng đến những doanh nghiệp khác. Giả sử
rằng một khách hàng chi mỗi tháng 500 đô la cho thời trang, nếu được phép,
ngân hàng có thể cung cấp thông tin về khách hàng này cho những cửa hàng
thời trang.
Cơ sở dữ liệu giao tác
Cơ sở dữ liệu giao tác là tập hợp những bản ghi giao dịch, trong đa số các
trường hợp chúng là những bản ghi các dữ liệu hoạt động của doanh nghiệp, tổ
chức. Với tính phổ biến của máy tính và thương mại điện tử, ngày nay có rất
nhiều cơ sở dữ liệu giao tác. Khai phá dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giao tác tập
trung vào khai phá luật kết hợp, tìm mối tương quan giữa những mục dữ liệu
của bản ghi giao dịch. Nghiên cứu sâu về cơ sở dữ liệu giao tác được mô tả chi
tiết ở phần sau.
Cơ sở dữ liệu không gian
Cơ sở dữ liệu không gian bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là dữ liệu
quan hệ hay giao tác, phần thứ hai là thông tin định vị hoặc thông tin địa lý.
Những luật kết hợp trên cơ sở dữ liệu không gian mô tả mối quan hệ giữa các
đặc trưng trong cơ sở dữ liệu không gian. Dạng của luật kết hợp không gian có
dạng X ⇒ Y, với X, Y là tập hợp những vị từ không gian. Những thuật toán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
khai phá luật kết hợp không gian tương tự như khai phá luật kết hợp nhưng thêm
những vị từ về không gian.
Cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian
Giống như cơ sở dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian bao
gồm hai phần: Phần thứ nhất là dữ liệu quan hệ hay giao tác, phần thứ hai là
thông tin về thời gian xuất hiện dữ liệu ở phần thứ nhất. Những luật kết hợp có
yếu tố thời gian có nhiều thông tin hơn những luật kết hợp cơ bản. Ví dụ, từ luật
kết hợp cơ bản {Bia} ⇒ {Thuốc lá}, với dữ liệu có yếu tố thời gian chúng ta có
thể có nhiều luật: Độ hỗ trợ của luật {Bia} ⇒ {Thuốc lá} là 20% từ 9 giờ đến
13 giờ, là 50% trong thời gian 19 giờ tới 22 giờ. Rõ ràng rằng, những người bán
lẻ có thể xác định chiến lược để buôn bán tốt hơn.
Hầu hết nghiên cứu về lĩnh vực này ngày nay hình thành một hướng khai
phá dữ liệu mới gọi là khai phá mẫu lặp liên tục, khai phá tập mục dữ liệu
thường xuyên trong cơ sở dữ liệu thời gian.
Cơ sở dữ liệu đa phương tiện
Số lượng trang web đang bùng nổ trên thế giới, web có mặt ở khắp mọi nơi,
duyệt web đã là nhu cầu của mọi tầng lớp trong xã hội. Thông tin trên web đang phát
triển với tốc độ rất cao, khai phá thông tin trên web (web mining) đ ã trở thành một lĩnh
vực nghiên cứu chính của khai phá dữ liệu, được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Khai phá d ữ liệu web thông thường được chia thành ba phạm trù chính: Khai phá cách
dùng web (web usage mining), khai phá c ấu trúc web (web structure mining) và khai
phá nội dung web (web content mining).
Khai phá cách dùng web tập trung vào việc khai phá thông tin của người
truy nhập web. Với những thông tin này người khai phá dữ liệu có thể cung cấp
những thông tin hữu ích cho người dùng và các nhà kinh doanh.
1.6. Các phương pháp chính trong khai phá d ữ liệu
• Phân lớp và dự đoán (Classification & Prediction)
Xếp một đối tượng vào một trong những lớp đa biết. Ví dụ : phân lớp
vùng địa lý theo dữ liệu thời tiết. Đối với hướng tiếp cận này thường áp dụng
một số kỹ thuật như học máy (Machine learning), cây quyết định (Decision
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
tree), mạng nơron nhân tạo (Neural network). Với hướng này, người ta còn gọi
là học có giám sát hạy học có thầy (Supervised learning).
• Phân cụm và phân đoạn (Clusterring and Segmentation)
Sắp xếp các đối tượng theo từng cụm (số lượng và tên của cụm chưa
được biết trước). Các đối tượng được gom cụm sao cho mức độ tương tự giữa
các đối tượng trong cùng một cụm là lớn nhất và mức độ tương tự giữa các đối
tượng nằm trong các cụm khác nhau là nhỏ nhất. Lớp bài toán phân cụm còn
được gọi là học không giám sát hạy học không thầy.
• Luật kết hợp (Association rules)
Luật kết hợp là dạng luật biểu diễn tri thức ở dạng khá đơn giản. Mục tiêu
của phương pháp này là phát hiện và đưa ra các mối liên hệ giữa các giá trị dữ
liệu trong cơ sở dữ liệu. Mẫu đầu của giải thuật khai phá dữ liệu là tập luật kết
hợp tìm được.
Ví dụ về luật kết hợp: Một cửa hàng bán văn phòng phẩm đăng thông tin
quảng cáo mỗi tuần trên một tờ báo địa phương. Khi một mặt hàng, chẳng hạn
như mực in đã được chỉ định bán giảm giá, người bán hàng xác định các mặt
hàng khác nào sẽ được mua cùng lúc với mực in. Họ thấy rằng giấy A4 và mực
in được khách hàng mua cùng chiếm 30% và kẹp giấy được mua kèm với mực
in là 40%. Dựa vào các mối quan hệ này, người bán hàng bày bán giấy A4 và
kẹp giấy gần với mặt hàng mực in khi bán giảm giá. Họ cũng quyết định không
đưa các mặt hàng này vào danh sách các mặt hàng giảm giá. Các hành động này
nhằm mục đích tăng thêm toàn bộ khối lượng hàng bán ra bởi việc bán các mặt
hàng mua mực in.
Có 2 luật kết hợp được đề cập ở ví dụ trên. Luật thứ nhất là: “30% khách
hàng mua mực in lẫn giấy A4 ”. Luật thứ hai là: “40% khách hàng khi mua mực
in thì cũng mua kẹ p giấy”. Các luậ t kết hợp này thường được sử dụng bởi các
cửa hàng bán lẻ để phân tích các giao dịch của cửa hàng. Đối với người quan lý
kinh doanh, các luậ t kết hợp được phát hiện có thể được dùng trong chiến dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
quảng cáo, tiếp thị, quản lý hàng tồn kho và dự trữ hàng. Các luật kết hợp cũng
được sử dụng cho các ứng dụng khác như dự đoán lỗi, cho các mạng điện thoại
bằng việc xác định các sự kiện xuất hiện trước đó.
• Khai phá chuỗi theo thời gian (Sequential temporal patterns)
Cũng tương tự như khai phá dữ liệu bằng luật kết hợp nhưng có thêm tính
thứ tự và tính thời gian. Hướng tiếp cận này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực
tài chính và thị trường chứng khoán bởi vì chúng có tính dự báo cao.
• Mô tả khái niệm và tổng hợp hóa (Summarization)
Liên quan đến các phương pháp tìm kiếm một mô tả cho một tập con dữ
liệu. Các kỹ thuật toán tắt thường được áp dụng cho các phân tích dữ liệu tương
tác có tính thăm dò và tạo báo cáo tự động.
1.7. Các ứng dụng của khai phá dữ liệu
Khai phá dữ liệu tuy là một lĩnh vực mới nhưng đã thu hút được sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhờ có nhiều những ứng dụng trong thực tiễn,
các ứng dụng điển hình, có thể liệt kê như sau:
- Phân tích dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định (Analysis & decition support).
- Điều trị trong y học (Medical): mối liên hệ giữa triệu chứng, chuẩn đoán
và phương pháp điều trị (chế độ dinh dưỡng, thuốc men, phẫu thuật).
- Phân lớp văn bản, tóm tắt văn bản và phân lớp các trang Web (Text
mining & Web mining).
- Tin sinh học (Bio-informatics): Tìm kiếm, đối sánh các hệ gen và thông
tin di truyền, mối liên hệ giữa một số hệ gen và một số bệnh di truyền.
- Nhận dạng.
- Tài chính và thị trường chứng khoán (Finance & stock market): Phân
tích tình hình tài chính và dự đoán giá cổ phiếu.
- Bảo hiểm (Insurance).
- Giáo dục (Education).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.8. Khai phá dữ liệu và các lĩnh vực liên quan
Hình 1.6: Một số lĩnh vực liên quan đến khai phá dữ liệu
Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu được c._.oi là trung tâm của nhiều
ngành khoa học, nó liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau
như tài chính, ngân hàng, thương mại, y tế, giáo dục, thống kê, máy móc, trí tuệ
nhân tạo, cơ sở dữ liệu, thuật toán học, tính toán song song, thu nhận tri thức
trong các hệ chuyên gia, quan sát dữ liệu.
Lĩnh vực học máy và nhận dạng mẫu là giống nhau trong khai phá dữ liệu
nghiên cứu các lý thuyết và thuật toán của hệ thống trích ra các mẫu và mô hình
dữ liệu. Khai phá dữ liệu tập trung vào việc mở rộng các lý thuyết và thuật toán
cho các vấn đề về tìm ra các mẫu đặc biệt, đây được coi là những mẫu hữu ích
hoặc tri thức quan trọng tập dữ liệu lớn.
Đặc biệt, phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu rất gần gũi với lĩnh vực
thống kê, sử dụng các phương pháp thống kê để mô hình dữ liệu và phát hiện
các mẫu, luật…, kho dữ liệu và các công cụ xử lý trực tuyến (OLAP – online
analytical processing) tập trung vào phân tích dữ liệu đa chiều, tốt hơn SQL
trong tính toán và phân tích thống kê đa chiều cũng liên quan chặt chẽ đến khai
phá dữ liệu.
Đặc trưng của hệ thống khai phá dữ liệu là nhờ vào các phương pháp
thuật toán và kỹ thuật từ những lĩnh vực khác nhau, nhằm mục đích cuối cùng là
trích ra tri thức từ dữ liệu trong CSDL khổng lồ.
Khai phá dữ liệu
Cơ sở dữ liệu
Thương mại
Y tế
Thống kê
Giáo dục Các ngành
khoa học khác
Máy móc, trí
tuệ nhân tạo
Tài chính,
ngân hàng
Thuật toán học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.9. Các thách thức trong phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu
Khai phá dữ liệu ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra
các tri thức thực sự có ích, hiệu quả tiềm ẩn trong các khối dữ liệu thông tin
khổng lồ vẫn hàng ngày đang được thu thập, lưu trữ để giúp các cá nhân và tổ
chức đưa ra được các quyết định chính xác và nhanh chóng. Tuy đã có rất nhiều
các giải pháp và phương pháp được ứng dụng trong khai phá dữ liệu nhưng trên
thực tế quá trình này vẫn gặp không ít khó khăn và thách thức như:
- Cơ sở dữ liệu lớn
- Số chiều các thuộc tính lớn
- Thay đổi dữ liệu và tri thức có thể làm cho các mẫu đã phát hiện
không còn phù hợp
- Dữ liệu bị thiếu hoặc bị nhiễu
- Quan hệ giữa các trường phức tạp
- Giao tiếp với người sử dụng và kết hợp với các tri thức đã có
- Tích hợp với các hệ thống khác
Cơ sở dữ liệu lớn có thể lớn về số lượng các bản ghi, lớn về số lượng các
thuộc tính trong CSDL. Số lượng các bản ghi trong CSDL lớn có khi dung
lượng tới hàng gigabyte, terabyte; số các thuộc tính trong CSDL có thể rất nhiều
và đa dạng. Để giải quyết vấn đề này, người ta thường đưa ra một ngưỡng nào
đó cho CSDL bằng các cách như chiết xuất mẫu, xấp xỉ hoặc xử lý song song.
Trong CSDL khi mà số các thuộc tính là rất lớn , cùng với số lượng lớn
các bản ghi sẽ dẫn đến kích thước độ phức tạp của bài toán tăng lên. Vì vậy,
không gian tìm kiếm, không gian trạng thái gia tăng, n hiều mẫu hay mô hình
thừa, trùng lặp phát sinh nhiều luật thừa, đây được coi là vấn đề nan giải trong
quá trình khai phá dữ liệu. Nhằm giải quyết được những vấn đề trên , phải sử
dụng một số các tri thức đã biết trước để loại bỏ và trích lọc ra những dữ liệu
thích hợp với yêu cầu của bài toán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Vấn đề dữ liệu bị thay đổi phụ thuộc theo thời gian, có nghĩa là dữ liệu bị
ảnh hưởng và phụ thuộc vào thời điểm quan sát, lấy mẫu, thời điểm khai phá.
Kết quả đạt được sau khai phá cũng gây không ít khó khăn cho khai phá dữ liệu,
như các mẫu được khai phá ở bước trước, có thể không còn giá trị hay vô nghĩa
đối với thời điểm sử dụng, hoặc có thể làm nhiễu hay phát sinh hiệu ứng phụ
làm sai lệch kết quả. Để khắc phục được vấn đề này cần phải chuẩn hóa, cải
tiến, nâng cấp các mẫu, các mô hình và có thể xem các thay đổi này là mục đích
của khai phá và tìm kiếm các mẫu bị thay đổi.
Thuộc tính không phù hợp, các bộ giá trị không đầy đủ, bị thiếu giá trị
trong các miền thuộc tính đã làm ảnh hưởng rất lớn trong khai phá dữ liệu .
Trong quá trình khai phá dữ liệu, khi các hệ thống tương tác với nhau phụ thuộc
nhau mà thiếu vắng một vài giá trị nào đó , sẽ dẫn đến các mẫu không được
chính xác, bị thiếu, không đầy đủ. Để giải quyết cho vấn đề này, người ta coi sự
thiếu vắng của các dữ liệu này là giá trị ẩn, chưa biết và có thể được tiên đoán
bằng một số phương pháp nào đó.
Quan hệ phức tạp giữa các thuộc tính trong CSDL cũng là vấn đề cần
được quan tâm. Những bộ thuộc tính có cấu trúc, phân lớp phức tạp, có mối liên
hệ phức tạp với nhau trong CSDL đòi hỏi khai phá dữ liệu phải có các giải pháp,
các kỹ thuật để có thể áp dụng được, nhận ra được các mối quan hệ này trong
quá trình khai phá dữ liệu.
1.10. Kết luận chương 1
Các tri thức tiềm ẩn trong các CSDL có ý nghĩa rất lớn trong nhiề u lĩnh
vực vì vậy việc phát hiện, rút trích tự động các tri thức ẩn từ các tập hợp dữ liệu
lớn thông qua các mẫu, mô hình dữ liệu càng đóng một vai trò hết sức quan
trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phát triển nhanh chóng của
các ứng dụng công nghệ thông tin ở nhiều ngành nghề trong đời sống xã hội ,
ngày càng tạo ra nhiều CSDL khổng lồ. Chương này trình bày tóm tắt các
phương pháp khai phá dữ liệu phổ biến, các thành phần chủ yếu của một giải
thuật khai phá dữ liệu và những thành tựu cũng như những thách thức trong khai
phá dữ liệu. Trong các phương pháp khai phá dữ liệu, khai phá các luật kết hợp
là một trong những lĩnh vực đang được quan tâm và nghiên cứu mạnh mẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Chương 2
KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1. Mở đầu
Khai phá dữ liệu là quá trình phát hiện ra các thômg tin có giá trị tiềm ẩn
trong CSDL và được xem như là một công đoạn trong quá trình khai thác tri
thức. Chức năng của khai phá dữ liệu bao gồm phân lớp, phân cụm, dự đoán và
phân tích kết hợp. Ứng dụng khai phá kết hợp là một trong những ứng dụng
quan trọng của khai phá dữ liệu. Luật kết hợp được giới thiệu đầu tiên vào năm
1993 [19], được sử dụng để xác định các mối quan hệ giữa các tập thuộc tính
trong CSDL. Việc xác định các quan hệ này không được dựa vào các đặc tính
dữ liệu vốn có của chúng (như các phụ thuộc hàm), mà nên dựa vào sự xuất hiện
cùng lúc của các thuộc tính dữ liệu.
Ví dụ 1.1
Trong một hiệu sách lưu lại các phiếu mua sách, người ta phát hiện ra
rằng: Trong số những người mua quyển "Các khái niệm và kỹ thuật khai phá dữ
liệu" thì có 40% số người đó mua thêm quyển " Hệ quản trị cơ sở dữ liệu", và
25% mua thêm quyển "Kho dữ liệu".
Trong ví dụ trên, tìm được hai luật kết hợp:
- Có 40% số người mua quyển " Các khái niệm và kỹ thuật khai phá dữ
liệu" thì đồng thời mua quyển "Hệ quản trị cơ sở dữ liệu".
- Có 25% số người mua quyển " Các khái niệm và kỹ thuật khai phá dữ
liệu" thì đồng thời mua quyển "Kho dữ liệu".
Với những quy tắc được khám phá trên, ta có thể sắp xếp các quyển sách
có liên quan với nhau ở v ị trí gần nhau để giúp cho người mua sách thuận tiện
hơn. Những quy tắc đó cũng giúp cho nhà sách có chiến lược kinh doanh tốt
hơn.
Luật kết hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Kinh doanh, sản xuất, giao thông, viễn thông, giáo dục, quản lý thị trường, …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Luật kết hợp cho biết phạm vi mà trong đó, sự xuất hiện của tập các thuộc
tính A nào đó trong các bản ghi của CSDL D sẽ kéo theo sự xuất hiện của tập
các thuộc tính khác B, cũng trong những bản ghi đó, có dạng A ⇒ B. Mỗi luật
kết hợp được đặc trưng bởi một cặp tỷ lệ đó, là độ hỗ trợ và độ tin cậy. Thông
tin mà luậ t kết hợp mang lại là rất to lớn và hỗ trợ đáng kể cho quá trình ra
quyết định trong kinh doanh cũng như trong nghiên cứu khoa học.
2.2 Luật kết hợp
2.2.1 Các khái niệm cơ bản [18, 22]
Đặt: I = {i1,…,in}: tập n mục (Item, còn gọi là thuộc tính) phân biệt.
D: CSDL giao dịch
Mỗi giao dịch (Transaction - còn gọi là bản ghi - record) T ∈ D được
định nghĩa như một tập con các mục trong I (T ⊆ I) và có một định danh duy
nhất có dạng .
Một giao dịch T ∈ D hỗ trợ cho tập mục X, X ⊆ I nếu nó chứa tất cả các
mục của X, nghĩa là X ⊆ T, trong một số trường hợp người ta dùng ký hiệu
T(X) để chỉ tập các giao dịch hỗ trợ cho X. Ký hiệu sup(X) (support(X) hoặc
s(X)) là tỷ lệ phần trăm của các giao dịch hỗ trợ X trên tổng các giao dịch có
trong D, nghĩa là:
sup(X) = Pr(X) =
{ }
||
|
D
TXDT ⊆∈
(2.1)
Ta có 0 ≤ sup(X) ≤ 1 với mọi tập mục X.
Định nghĩa 2.1: Cho một tập X ⊆ I và một ngưỡng hỗ trợ tối thiểu
(minimum support) minisup∈ (0,1] (được xác định bởi người sử dụng). Một tập
mục X được gọi là một tập mục phổ biến (Frequent Itemset hoặc Large Iteset)
với độ hỗ trợ tối thiểu minsup nếu và chỉ nếu sup(X) ≥ minsup.
Một tập mục phổ biến được sử dụng như là một tập đáng quan tâm trong
các thuật toán, ngược lại, những tập mục không phải tập mục phổ biến là những
tập không đáng quan tâm. Trong các trình bày sau này, ta sử dụng những cụm từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
khác như ‘‘X có độ hỗ trợ tối thiểu ’’ , ‘‘X không có độ hỗ trợ tối thiểu ’’ cũng
chỉ để nói lên X thỏa mãn hay không thỏa mãn sup(X) ≥ minsup.
Một tập mục X được gọi là k-itemset nếu lực lượng của X bằng k (tức
làX= k).
Một số tính chất liên quan đến tập mục phổ biến:
Tính chất 2.1: Nếu A ⊆ B, A, B là các tập mục thì sup(A) ≥ sup(B) vì tất
cả các giao dịch của D hỗ trợ B thì cũng hỗ trợ cho A.
Tính chất 2.2: Một tập mục B không có độ hỗ tối thiểu trên D nghĩa là
sup(B) < minsup thì mọi tập cha A của B sẽ không phải là tập mục phổ biến vì
sup(A) ≤ sup(B) < minsup.
Tính chất 2.3: Nếu tập mục B là một tập mục phổ biến trên D, nghĩa là
sup(B) ≥ minsup thì mọi tập con A của B đều là tập phổ biến trên D vì
sup(A) ≥ sup(B) > minsup.
Định nghĩa 2.2: Một luật kết hợp là một quan hệ có dạng X ⇒Y, trong
đó X, Y ⊂ I là tập các mục còn gọi là itemset, và X ∩Y = φ . Ở đây, X được gọi
là tiền đề, Y là hệ quả của luật.
Hai thông số quan trọng của luật kết hợp là độ hỗ trợ và độ tin cậy.
Định nghĩa 2.3: Độ hỗ trợ (support) của luận kết hợp X ⇒ Y là tỷ lệ phần
trăm giữa các giao dịch chứa X ∪ Y và tổng số các giao dịch trong CSDL.
sup(X ⇒ Y) = Pr(X ∪ Y ) =
{ }
||
|
D
TYXDT ⊆∪∈
(2.2)
Bởi vậy, ta nói độ hỗ trợ của luật bằng 5% nghĩa là có 5% tổng số giao
dịch có chứa X ∪ Y. Độ hỗ trợ mang ý nghĩa thống kê của luật kết hợp. Trong
khi, một độ hỗ trợ cao cho luật kết hợp thường được mong muốn nhất, tuy nhiên
điều đó không phải luôn luôn đúng. Ví dụ, nếu ta sử dụng luật kết hợp để dự
đoán thất bại các nút chuyển mạch trong mạng điện thoại dựa vào tập sự kiện
nào đó xuất hiện trước một thất bại, mặc dù hai sự kiện này không thường xuyên
xuất hiện, các luật kết hợp chỉ ra quan hệ này vẫn có tầm quan trọng đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Định nghĩa 2.4: Đối với một số giao dịch được đưa ra, độ tin cậy
(confidence) của luật kết hợp X ⇒ Y là tỷ lệ phần trăm giữa số giao dịch có
chứa X ∪ Y và số giao dịch chứa X.
conf (X ⇒ Y) = p (Y ⊆ I X ⊆ I) =
)sup(
)sup(
)(
)(
X
YX
TXp
TXTYp ∪
=
⊆
⊆∧⊆ (2.3)
Vì vậy, nếu ta nói rằng một luật có độ tin cậy conf = 85% có nghĩa là 85%
các giao dịch hỗ trợ cho X thì cũng hỗ trợ cho Y. Độ ti n cậy của luật cho biết
mức độ tương quan trong tập dữ liệu (dataset) giữa hai tập mục X và Y và là
tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của một luật.
Việc khai thác các luật kết hợp từ cơ sở dữ liệu D chính là việc tìm tất cả các luật
có độ hỗ trợ và độ tin cậy lớn hơn ngưỡng hỗ trợ (độ hỗ trợ tối thiểu) và ngưỡng tin cậy
(độ tin cậy tối thiểu) do ngư ời sử dụng xác định trước. Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng tin cậy
lần lượt được ký hiệu là minsup và mincof. Chú ý r ằng, nếu luật X ⇒ Y thỏa mãn trên D
thì c ả X và Y đều là các t ập mục phổ biến trên D.
Một số tính chất liên quan đến luật kết hợp
Tính chất 2.4: Nếu X ⇒ Z và Y ⇒ Z là thỏa mãn trên D thì không nhất
thiết X ∪ Y ⇒ Z là đúng.
Xét trư ờng hợp X ∩Y = ∅ và các giao d ịch trong D có hỗ trợ cho Z nếu và chỉ
nếu chúng chỉ chứa X hoặc Y, khi đó conf(X ∪ Y ⇒ Z) = 0. Tương t ự, ta cũng có: Nếu
X ⇒ Y và Z ⇒ Z thỏa mãn trên D thì cũng không thể suy ra X ⇒ Y ∪ Z.
Tính chất 2.5: Nếu luật X ∪ Y ⇒ Z thỏa mãn trên D thì không nhất thiết
X ⇒ Z và Y ⇒ Z thỏa mãn trên D.
Chẳng hạn, khi Z có mặt trong giao dịch chỉ khi cả X và Y đều có mặt
trong giao dịch đó, nghĩa là sup(X ∪ Y) =sup(Z). Nếu sup(X) ≥ sup(X ∪ Y) và
sup(Y) ≥ sup(X ∪ Y) thì 2 luật trên sẽ không có độ tin cậy yêu cầu.
Tuy nhiên, nếu X ⇒ Y ∪ Z thỏa mãn trên D thì suy ra được X ⇒ Y và
X ⇒ Z cũng thỏa mãn trên D.
Tính chất 2.6: Nếu X ⇒ Y và Y ⇒ Z thỏa mãn trên D thì không thể
khẳng định X ⇒ Z cũng thỏa mãn trên D.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Giả sử T(X) ⊆ T(Y) ⊆ T(Z) và conf(X ⇒ Y) = conf(Y ⇒ Z) = minconf.
Khi đó, ta có conf(X ⇒ Z) = minconf2 < minconf vì minconf< 1, nghĩa là luật
X ⇒ Z không có độ tin cậy tối thiểu.
Tính chất 2.7: Nếu luật X ⇒ (L - X) không có độ tin cậy tối thiểu thì
không có luật nào trong các luật Y ⇒ (L – Y) có độ tin cậy tối thiểu, trong đó
Y ⊆ X ; X,Y ⊂ L.
Thật vậy, theo tính chất 2.1, vì Y ⊆ X nên sup(Y) ≥ sup(X) và theo định
nghĩa độ tin cậy, ta có:
confidence(Y ⇒ (L – Y)) = conf
Xport
Lport
Yport
Lport min
)(sup
)(sup
)(sup
)(sup
<≤
Nếu luật (L – X) ⇒ X thỏa mãn trên D thì các luật (L – Y) ⇒ Y với
Y ⊆ X và Y ≠ ∅ cũng thỏa mãn trên D.
2.2.2. Khai phá luật kết hợp
Trong mục này sẽ giới thiệu chi tiết bài toán khai phá luật kết hợp (Association
Rule Mining). Nh ững kết quả khác nhau trong khai phá luật kết hợp sẽ được trình bày
chi tiết cùng với những thuật toán và những ví dụ kinh điển.
Bài toán khai phá luật kết hợp trên một cơ sở dữ liệu được chia thành hai
bài toán nhỏ. Bài toán thứ nhất là tìm tất cả các tập mục dữ liệu có độ hỗ trợ
thỏa ngưỡng tối thiểu cho trước, gọi là tập các tập mục dữ liệu thường xuyên.
Bài toán thứ hai là tìm ra những luật kết hợp từ những tập mục dữ liệu thường
xuyên thỏa độ tin cậy tối thiểu cho trước.
Bài toán thứ hai được giải quyết như sau: Giả sử ta có tập các mục dữ liệu
thường xuyên Lk, với { }k21 iiik x,...,x,xL = , những luật kết hợp theo ngưỡng tin
cậy tối thiểu C0 với những mục dữ liệu thường xuyên này được phát sinh ra
bằng cách:
Luật thứ nhất: { } { }k1k21 iiii xx,...,x,x →− , kiểm tra đ ộ tin cậy củ a luật n ày có
thỏa ngưỡng tin cậy tối thiểu cho trước hay không.
Luật thứ hai: { } { }
1kk2k21 iiiii xx,x,...,x,x −− → , kiểm tra độ tin cậy của luật này có
thỏa ngưỡng tin cậy tối thiểu cho trước hay không.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Luật thứ k+1: { } { }
k1k2k21 iiiii x,xx,...,x,x −− → , kiểm tra độ tin cậy của luật này có
thỏa ngưỡng tin cậy tối thiểu cho trước hay không.
Tổng quát: ∀X ⊂ Lk, ta kiểm tra độ tin cậy của luật X → Lk \ X có thỏa
ngưỡng tin cậy tối thiểu cho trước hay không.
Bài toán th ứ hai là đơn giản, hầu hết nghiên cứu về luật kết hợp tập trung ở bài
toán th ứ nhất. Sau đây chúng ta tập trung giải quyết bài toán thứ nhất.
2.2.3. Cách tiếp cận khai phá luật kết hợp
Khai phá luật kết hợp là một lĩnh vực nghiên cứu được nhiều người quan
tâm và có nhiều kết quả đã được công bố. Ở đây chỉ giới thiệu một số cách tiếp
cận kinh điển và cơ bản, làm cơ sở để phát triển các thuật toán mới.
Bài toán thứ nhất có thể chia nhỏ hơn nữa thành hai bài toán: Tìm các tập
mục dữ liệu ứng viên và tìm các tập mục dữ liệu thường xuyên. Tập mục dữ liệu
ứng viên là những tập mục dữ liệu, mà ta phải tính độ hỗ trợ để xem nó có phải
là tập mục dữ liệu thường xuyên hay không. Tập mục dữ liệu thường xuyên là
những tập mục dữ liệu có độ hỗ trợ lớn hơn hay bằng ngưỡng tối thiểu cho
trước. Phát triển thuật toán khai phá luật kết hợp, là làm giảm độ phức tạp tính
toán của thuật toán để cải thiện tốc độ xử lý.
Ta có thể phân loại các thuật toán tìm tập thường xuyên theo hai tiêu chí:
Phương pháp duyệt qua không gian tìm kiếm
Phương pháp xác định độ hỗ trợ của tập mục dữ liệu.
Với phương pháp duyệt qua không gian tìm kiếm được phân làm hai cách:
Duyệt theo chiều rộng (Breadth First Search – BFS) và duyệt theo chiều sâu
(Depth First Search – DFS).
Duyệt theo chiều rộng là duyệt qua dữ liệu nguyên bản, để tính độ hỗ trợ
của tất cả các tập ứng viên có k-1, mục dữ liệu trước khi tính độ hỗ trợ của các
tập ứng viên có k mục dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu có n mục dữ liệu, trong lần lặp
thứ k để tìm những tập k-mục dữ liệu ứng viên, phải kiểm tra tất cả
)!kn(!k
!nCkn −
= tập k-mục dữ liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Duyệt theo chiều sâu, là duyệt qua cơ sở dữ liệu đã được chuyển thành
cấu trúc cây, quá trình duyệt được gọi đệ quy theo chiều sâu của cây.
Với cơ sở dữ liệu có n mục dữ liệu, I = {x1, x2, …, xn}, thì không gian tìm
kiếm là tập tất cả các tập con của I, đây là bài toán NP khó, nếu không có
phương pháp duyệt thích hợp thì bài toán không giải được khi n đủ lớn.
Phương pháp xác định độ hỗ trợ của tập mục dữ liệu X ⊆ I được phân làm
hai cách: Cách thứ nhất: Đếm số giao tác trong cơ sở dữ liệu chứa X. Cách thứ
hai: Tính phần giao của các tập định danh giao tác chứa X.
Phát biểu bài toán phát hiện luật kết hợp
Cho một tập các mục I, một cơ sở dữ liệu giao dịch D, ngưỡng hỗ trợ
minsup, ngưỡng tin cậy minconf. Tìm tất cả các luậ t kết hợp X ⇒Y trên CSDL
D sao cho: sup(X ⇒ Y) ≥ minsup và conf(X ⇒ Y) ≥ minconf. Bài toán khai thác
luật kết hợp có thể được chia ra làm 2 bài toán con được phát biểu trong thuật
toán sau:
Nội dung thuật toán
Vào: I, D, minsup, minconf
R: Các luận kết hợp thỏa mãn minsup và minconf
Phương thức:
(1) Tìm tất cả các tập mục phổ biến từ CSDL D tức là tìm tất cả các tập
mục có độ hỗ trợ lớn hơn hoặc bằng minsup.
(2) Sinh ra các luật từ các tập mục phổ biến (large itemsets) sao cho độ
tin cậy của luật lớn hơn hoặc bằng minconf.
Bước 1: Tìm các tập mục phổ biến như được mô tả trong hình 2.1.
Bước 2: Sinh các luật kết hợp từ tập mục phổ biến tìm được ở bước 1.
Tùy theo ngữ cảnh các thuộc tính dữ liệu, cũng như phương pháp sử dụng
trong các thuật toán; người ta có thể phân bài toán khai phá luật kết hợp ra nhiều
nhóm khác nhau. Chẳng hạn, nếu giá trị của các thuộc tính có kiểu boolean thì
ta gọi là khai phá luật kết hợp Boolean (Mining Boolean Association Rules) …
2.3 Luật kết hợp cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
2.3.1 Phát hiện các tập mục phổ biến
Các thuật toán phát hiện tập mục phổ biến, phải thiết lập một số giai đoạn
trên CSDL. Trong giai đoạn đầu, ta thực hiện tính độ hỗ trợ support cho mỗi
mục riêng lẻ và xác định xem mục nào là phổ biến, nghĩa là có
support ≥ minsup. Trong mỗi giai đoạn tiếp theo, ta bắt đầu với các tập mục phổ
biến đã tìm được trong giai đoạn trước, để sinh ra các tập mục có khả năng là
tập phổ biến mới (còn gọi là tập mục ứng cử - candidate itemset) và tính độ hỗ
trợ cho các tập mục ứng cử này bằng một phép duyệt CSDL. Cuối mỗi giai
đoạn, người ta xác định xem trong các tập mục phổ biến cho giai đoạn tiếp theo.
Tiến trình này sẽ tiếp tục, cho đến khi không tìm được một tập các tập mục phổ
biến mới hơn nữa.
Ta giả sử các mục trong mỗi giao dịch đã được sắp xếp theo thứ tự từ
điển (diễn tả một thứ tự quy ước nào đó cho các mục của CSDL). Các mục trong
một tập mục cũng được lưu trữ theo thứ tự từ điển, nghĩa là, một k-itemset ci kí
hiệu là ci[1], ci[2],…, ci[k] thì ci[1] < ci[2] <…< ci[k]. Nếu ci = X.Y và Y là một
m-itemset thì Y cũng được gọi là một m -mở rộng (m-extention) của X. Trong
lưu trữ, mỗi tập mục có một trường support_count tương ứng, dùng để lưu độ
hỗ trợ cho tập mục này.
2.3.1.1 Thuật toán Apriori [18, 21, 22]
L = φ, L1 = {large 1+itemset}, k = 2
tập mục ứng cử Ck, từ tập Lk+1
support cho các phần tử của tập Ck
Lk từ Ck bằng phép kiểm tra minsup
L là tập
cần tìm
NO
Bổ sung Lk vào L, k++
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan của thuật toán khai phá tập mục phổ biến
Lk ≠ φ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Apriori là thuật toán khai phá luậ t kết hợp do RaKesh Agrawal, Tomasz
Imielinski, Anin Sawami đưa ra vào năm 1993, là nề tảng cho việc phát triển
những thuật toán sau này. Thuật toán sinh tập mục ứng cử từ những tập mục phổ
biến ở bước trước, sử dụng kĩ thuật “tỉa” để bỏ đi tập mục ứng cử không thỏa
mãn ngưỡng hỗ trợ cho trước.
Các ký hiệu sử dụng trong thuật toán:
Lk = {l1, l2,…, li, …} tập các k-itemset phổ biến.
Ck = {c1, c2,…, ci, …} tập các k -itemset ứng cử, mỗi c i có 2 trường
itemset và count dùng để chứa tập mục và số đếm hỗ trợ của tập mục đó trong
cơ sở dữ liệu.
Nội dung thuật toán
Dữ liệu vào: Tập các giao dịch D, ngưỡng hỗ trợ minsup
Dữ liệu ra: Tập Answer bao gồm các tập mục phổ biến trên D
Phương pháp:
L1 = {large 1-itemset};
for (k = 2; Lk-1 ≠ φ; k++) do begin
Ck = apriori_gen(Lk-1); // sinh tập mục ứng cử mới Ck;
forall giao dịch t ∈ D do begin
Ct = subset(Ck, t); // các tập mục ứng cử chứa trong t;
forall tập mục ứng cử ci ∈ Ct do
ci.count ++ ;
end;
Lk = {ci ∈ Ckci.count ≥ minsup}
end;
Answer = ∪kLk ;
Giải thích thuật toán
Trong thuật toán này, giai đoạn đầu đơn giản chỉ là việc tính độ hỗ trợ
của các mục. Để xác định L1, ta chỉ giữ lại các mục có độ hỗ trợ lớn hơn hoặc
bằng minsup.
Trong các giai đoạn thứ k sau đó (k > 1), mỗi giai đoạn gồm có 2 pha:
Pha thứ 1: Các (k-1)-itemset phổ biến trong tập L k-1 tìm được trong giai
đoạn thứ k-1 được dùng để sinh ra các tập mục ứng cử Ck bằng cách thực hiện
hàm apriori_gen().
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Pha thứ 2: CSDL D sẽ được quét để tính độ hỗ trợ cho mỗi tập mục ứng
cử trong Ck. Các tập mục ứng cử trong Ck mà được chứa trong giao dịch t có thể
được xác định một cách hiệu quả bằng việc sử dụng cây băm.
Hàm apriori_gen() thực hiện hai bước:
Bước kết nối (Join step): Bước này kết nối các phấn tử trong Lk-1. Trong
này, giả sử rằng các mục của các tập mục đã được sắp xếp theo thứ tự từ điển.
Nếu có k-2 item đầu tiên (gọi là phần tiền tố) của hai (k-1)-itemset l1, l2 nào đó
mà giống nhau thì ta khởi tạo một k-itemset ứng cử cho Ck bằng cách lấy phần
tiền tố này hợp với 2 item thứ k-1 của l1 và l2 (có thể phải sắp lại thứ tự cho các
item này). Điều kiện l 1[k-1] < l2[k-1] nhằm tránh trường hợp 2 tập mục l1 và l2
giống nhau kết nối với nhau.
Bước cắt tỉa (Prune step): Trong bước này, ta cần loại bỏ tất cả các k-itemset
ci ∈ Ck mà tồn tại một (k-1)-itemset s, s ⊂ ci và s ∉ Lk-1. Giải thích điều này như sau:
một (k-1)-itemset s, s ⊂ ci và s ∉ Lk-1. Khi đó, sup(s) < minsup vì s không phải là tập
phổ biến, mặt khác do ci ⊃ s nên sup(ci) ≤ sup(s) < minsup. Vậy ci không thể là
tập phổ biến, nó cần được loại bỏ ra khỏi Ck.
Ví dụ: Cho tập các mục phổ biến L3 = {{a; b; c}; {a; b; d}; {a; c; d};
{a; c; e} ; {b; c; d}}.
Chúng ta kết nối tập mục phổ biến l 1 = {a; b; c} và tập mục phổ biến
l2 = {a; b; d}, ta được tập mục ứng cử c 1 ={a; b; c; d}. Cả 3 tập con ( {a; b; c};
{a; b; d} ; {b; c; d}) s ⊂ c1 đều thuộc L3 do đó c1 được giữ lại và C4 ← c1. Cũng
tương tự, ta kết nối tập mục phổ biến l 3 = {a; c; d} và tập mục phổ biến
l4 = {a; c; e}, ta sinh ra được tập mục ứng cử c 2 = {a; c; d; e}. Ta có tập mục
s = {a; d; e} ⊂ c2 mà s ∉ L3 nên tập mục ứng cử c2 bị loại.
Hàm subset và cấu trúc cây băm (hash-tree)
Cấu trúc cây băm: Để tăng hiệu quả cho việc tìm các tập mục thường
xuyên và tính độ hỗ trợ cho các tập mục ứng cử, thuật toán sử dụng cấu trúc cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
băm để lưu trữ các tập mục ứng cử Ck. Mỗi nút của cây băm hoặc chứa một
danh sách của các tập mục (nếu là nút lá) hoặc một băm (hash table) (nếu là nút
trong). Tại mỗi nút trong, mỗi phần tử (bucket) của bảng băm trỏ đến một nút
khác. Gốc của cây được định nghĩa có độ sâu bằng 1. Nút ở độ sâu d thì trỏ đến
nút ở độ sâu (d + 1). Các tập mục được lưu trữ trong các nút lá tạo thành một
danh sách liên kết và đã được sắp xếp. Khi số tập mục lưu trong nút lá vượt quá
ngưỡng thì nút lá chuyển thành nút trong. Khi thêm một tập mục ci vào cây, ta
bắt đầu duyệt từ nút gốc trên cây cho đến khi tìm được nút lá phù hợp, cách thực
hiện như sau: ở mỗi nút trong độ sâu d, chúng ta quyết định đi theo nhánh nào
bằng cách sử dụng hàm băm đối với mục thứ d (ci[d] lưu mục thứ d) của tập
mục ci.
Hàm subset(Ck, t): Hàm này dùng để tìm tất cả các tập mục ứng cử
trong Ck có chứa trong giao dịch t. Để tìm tập mục ứng cử ta bắt đầu từ nút gốc:
nếu nút gốc là nút lá thì ta xem các tập mục trong nút lá đó có chứa trong giao
dịch t hay không. Trường hợp nút trong, và là kết quả của việc áp dụng hàm
băm cho mục thứ i của giao dịch t , thì ta tiếp tục thực hiện hàm băm cho mục
thứ (i +1) của giao dịch t, cho đến khi tìm gặp nút lá. Thủ tục tìm này được thực
hiện đệ quy.
2.3.1.3 Ví dụ minh họa thuật toán Apriori
Cho cơ sở dữ liệu giao dịch D, I = {bánh mì, bơ, trứng, sữa, đông sương,
kem}. Áp d ụng thuật toán Apriori để tìm các tập phổ biến thỏa minsup = 60%.
Sau khi áp dụng thuật toán Apriori c ác tập mục phổ biến thu được chỉ
ra trong hình 2.2. L = L1 ∪ L2 ∪ L3 = {{bánh mì}; {bơ}; {sữa}; {bánh mì, bơ};
{bánh mì, sữa}; {bơ, sữa}; {bánh mì, bơ, sữa}}
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Hình 2.2: Ví dụ thuật toán Apriori
2.3.1.4 Các thuật toán phát hiện tập mục phổ biến khác
Có rất nhiều thuật toán được đề xuất để phát hiện các tập mục phổ biến
đây là bước quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình khai phá
luật kết hợp trong CSDL. Sau đây là một số thuật toán tiêu biểu và đặc điểm của
nó.
Thuật toán Apriori-TID
Như đã đề cập ở phần trên, thuật toán Apriori quét to àn bộ CSDL trong
mỗi giai đoạn để tính độ hỗ trợ. Việc quét toàn bộ CSDL có thể là không cần
thiết đối với tất cả các giai đoạn. Với ý tưởng, Agrawal đã đề xuất một thuật
toán khác, gọi là thuật toán Apriori-TID.
TID Giao dịch
100 {kem, bánh mì, sữa, bơ}
200 {sữa, bánh mì, trứng, đường, bơ}
300 {trứng, bánh mì, bơ, đường}
400 {bơ, bánh mì, sữa}
Cơ sở dữ liệu D
1-itemset Độ hỗ trợ
{bánh mì} 100%
{bơ} 100%
{trứng} 50%
{sữa} 75%
{đường} 50%
{kem} 25%
C1
Quét D
2-itemset
{bánh mì, bơ}
{bánh mì, sữa}
{bơ, sữa}
C2
2-itemset
{bánh mì, bơ}
{bánh mì, sữa}
{bơ, sữa}
C2
1-itemset Độ hỗ trợ
{bánh mì} 100%
{bơ} 100%
{sữa} 75%
L1
Xóa bỏ các mục có
support < minsup
2-itemset
{bánh mì, bơ}
{bánh mì, sữa}
{bơ, sữa}
1-itemset Độ hỗ trợ
{bánh mì} 100%
{bơ} 100%
{sữa} 75%
Quét D L2
3-itemset
{bánh mì, bơ, sữa}
3-itemset
{bánh mì, bơ, sữa}
C3 C3
1-itemset Độ hỗ trợ
{bánh mì, bơ, sữa} 75%
Quét D L3
Kết nối L1 và L2
Tỉa
Tỉa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Tương tự thuật toán Apriori, thuật toán Apriori-TID cũng sử dụng hàm
apriori_gen() để xác định các tập mục ứng cử trước khi bắt đầu mỗi giai đoạn.
Điểm khác nhau chủ yếu của thuật toán này so với thuật toán Apriori là;
nó không sử dụng CSDL để tính độ hỗ trợ trong các giai đoạn k > 1. Thay vào
đó nó sử dụng mã khóa của các tập mục ứng cử đã sử dụng trong giai đoạn
trước, kC . Nhiều thí nghiệm trên nhiều CSDL chỉ ra rằng thuật toán Apriori cần
ít thời gian hơn giải thuật Apriori-TID trong các giai đoạn đầu ,nhưng mất nhiều
thời gian cho các giai đoạn sau, mô tả chi tiết trong [20, 21].
Thuật toán Apriori-Hybrid
Thuật toán này dựa vào ý tưởng “không cần thiết phải sử dụng cùng một
thuật toán cho tất cả các giai đoạn lên trên dữ liệu”. Như đã đề cập ở trên, thuật
toán Apriori thực thi hiệu quả ở các giai đoạn đầu, thuật toán Apriori-TID thực
thi hiệu quả ở các giai đoạn sau. Phương pháp của thuật toán Apriori-Hybrid là
sử dụng thuật toán Apriori ở các giai đoạn đầu và chuyển sang sử dụng thuật
toán Apriori-TID ở các giai đoạn sau, được trình bày chi tiết trong [21].
Thuật toán AIS (Agrawal Imielinski Swami)
Trong thuật toán AIS, tập các mục ứng cử được sinh ra và được tính khi
quét toàn bộ CSDL. Với mỗi giao dịch t, thuật toán chọn các tập mục phổ biến
nào đã được phát hiện ở giai đoạn trước có chứa trong giao dịch t. Các tập mục
ứng cử mới được sinh ra bằng việc mở rộng các tập phổ biến này với các mục
khác trong giao dịch t [18, 21].
Thuật toán DIC (Dynamic Itemset Counting)
Thuật toán DIC bắt đầu tính độ hỗ trợ cho các k-itemset sau khi quét
((k - 1) * M) giao dịch, M < D và dừng việc t ính sau khi các k-itemset này
được thấy trong tất cả các giao dịch. Thuật toán Apriori là trường hợp đặc biệt
của thuật toán DIC, ứng với M = D. Vì vậy, thuật toán DIC thực hiện tốt hơn
thuật toán Apriori nếu M được chọn thích hợp [18, 21].
Thuật toán OCD (Of-line Candidate Determination)
Kỹ thuật OCD được giới thiệu bởi Mannila vào năm 1994, dựa vào ý
tưởng “các mẫu có kích thước nhỏ thường là khá tốt cho việc tìm kiếm các tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
mục phổ biến”. Kỹ thuật này sử dụng các kết quả của phép phân tích tổ hợp
thông tin thu được ở các giai đoạn trước , để lo ại b ỏ đi các tập mụ c ứng cử
không cần thiết. Nếu một tập Y ⊆ I là một tập không phổ biến thì cần quét ít
nhất (1 - s) giao dịch trong CSDL, s là ngưỡng hỗ trợ. Vì vậy, đối với những giá
trị ngưỡng hỗ trợ s nhỏ thì hầu như toàn bộ các giao dịch phải được quét. Thuật
toán OCD sinh ra một tập tất cả các k-itemset phổ biến Lk [18, 20].
Thuật toán phân hoạch [21]
Thuật toán này chia CSDL thành các phân hoạch nhỏ, mỗi phân hoạch có thể
được lưu trữ trên bộ nhớ chính. Cho các phân h._.
5:1
3:4
8:4
P2
0:1 9:3
5:2 0:1
7:1 6:2
7:1 0:1
0:1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Để sinh các FP-Tree điều kiện ta sử dụng mô hình Chủ - Tớ. Bộ xử lý
Chủ chuyển các mục cần được khai phá cho các bộ x ử lý Tớ. Các bộ xử lý Tớ
sinh các FP-Tree điều kiện cho các mục đó, khi bộ xử lý Tớ hoàn thành việc
sinh FP-Tree điều kiện, nó chuyển một mã thông báo đến bộ xử lý Chủ yêu cầu
mục kế tiếp. Nhiệm vụ của bộ xử lý chủ là lắng nghe các yêu cầu đến từ bất kì
bộ xử lý Tớ. Nó trả lời bằng cách chuyển mục kế tiếp đến bộ xử lý Tớ đó. Khi
mà bộ xử lý Tớ nhận mục kế tiếp từ bộ xử lý Chủ chuyển đến, nó sẽ bắt đầu sinh
CFPT cho mục này. Chi phí truyền thông trong thuật toán này tương đối thấp vì
mỗi bộ xử lý chỉ chuyển mã thông báo. Hơn nữa, khối lượng công việc là cân
bằng giữa các bộ xử lý trong nhóm do mỗi khi một bộ xử lý Tớ nào đó hoàn
thành nhiệm vụ nó nhận một nhiệm vụ khác ngay lập tức.
Items
Các mẫu điều kiện cơ sở Các FP-Tree điều kiện
P0 P1 P2 Trước khi lượt bỏ Sau khi lượt bỏ
7
9 8 3 : 1
0 6 5 9 8 3 : 1
0 6 3 : 1
0 6 5 9 8 3 : 1
6 5 : 1
6 5 9 8 3 : 1
0 9 8 3 : 1
(3:6, 8:5, 9:5,
5:4, 6:5, 0:4)
(3 : 6)
0
6 5 9 8 3 : 1
6 3 : 1
5 9 3 : 1
6 5 9 8 3 : 1
8 3 : 1
6 5 9 8 3 : 1
9 8 3 : 1
(3:7, 8:5, 9: 5,
5:4, 6:4 )
(3 : 7)
6
5 9 8 3 : 2
3 : 1
5 9 8 3 : 1
5 : 1
5 9 8 3 : 2 (3:6, 8:5, 9:5,
5:6)
(3:6, 5:6)
5
9 8 3 : 2 9 3 : 1
9 8 3 : 2
9 8 3 : 2 (3:7, 8:6, 9:7) (3:7, 8:6, 9:7)
9
8 3 : 3 3 : 1
8 3 : 2
8 3 : 3 (3:9, 8:8) (3:9, 8:8)
8 3 : 3 3 : 2 3 : 4 (3 : 9) (3 : 9)
3 ∅ ∅ ∅ ∅ ∅
Bảng 3.1: Các mẫu điều kiện cơ sở và các FP-Tree điều kiện cơ sở
Sinh các tập mục phổ biến
Sinh các tập mục phổ biến bằng cách xây dựng lầm lượt các mẫu điều
kiện cơ sở và các cây điều kiện FP-Tree bởi mỗi bộ xử lý. Khi một nhánh của
FP-Tree điều kiện được xây dựng, ta thu được các tập hợp các mục khả năng
như trong thuật toán FP-Growth tuần tự được trình bày trong [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Mô hình song song được áp dụng là mô hình Chủ - Tớ. Bộ xử lý Chủ
chuyển các mục cơ sở cần được khai phá cho các mục này và sinh các tập mục
phổ biến. Trong mô hình này, khi một bộ xử lý Tớ hoàn thành nhiệm vụ, nó
nhận được nhiệm vụ khác ngay lập tức, điều này làm cho các bộ xử lý bận cho
đến khi kết thúc quá trình khai phá. Ở đây, việc cân đối khối lượng công việc
xảy ra trong thời gian thực thi (runtime). Mô hình Chủ - Tớ được duy trì cho đến
khi tất cả các tập mục phổ biến được sinh ra ứng với mỗi mục phổ biến trong
F1-itemset. Sau đó tất cả các bộ xử lý Tớ này chuyển các tập mục phổ biến mà nó
sinh ra đến bộ xử lý Chủ, giai đoạn khai phá kết thúc.
Tương ứng với mỗi mục i ∈ F1-itemset, các tập mục phổ biến được sinh đệ
quy bởi các mẫu điều kiện cơ sở và các FP -Tree điều kiện được chỉ ra trong
hình 3.9.
Ở đây, ta có 3 bộ xử lý và vì thế 2 bộ xử lý Tớ P1, P2 sinh tập mục phổ
biến; Hình 3.9 cũng chỉ ra các tập mục phổ biến của CSDL D.
Bộ xử lý 1 Bộ xử lý 2
Item
Các FP-Tree điều kiện
mức 1
Các tập mục
phổ biến
Item
Các FP-Tree điều kiện
mức 1
Các tập mục
phổ biến
7
(3 7 : 6) 0
(3 0 : 7)
6
Mức đệ qui đầu tiên
(3 6 : 6)
(5 6 : 6)
5
(9 5 : 7)
(3 5 : 7)
(8 5 : 6)
(3 9 5 : 7)
(3 8 5 : 6)
(8 9 5 : 6)
(8 3 9 5 : 6)
8
(3 8 : 9) 9
(3 9 : 9)
(8 9 : 8)
(3 8 9 : 8)
Hình 3.9: Quá trình sinh tập phổ biến bởi 2 bộ xử lý P1 và P2
Nội dung thuật toán FP-Growth
Vào: Các phân hoạch CSDL DN/P và minsup.
Ra: Tập các mục phổ biến
Phương pháp:
P1
3:6
P2
3:7
5:5
3:6 5:1
P1
P1
3:9
P2
3:9
8:8
9:1 8:6
3:7
P2
9:6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
1) Quét CSDL cục bộ DN/P;
2) Tính số đếm hỗ trợ cục bộ của mỗi mục i flocal(i);
3) if (Bộ xử lý chủ) then
4) for (mỗi Bộ xử lý Tớ) do
5) Nhận flocal(i);
6) Gán F1-itemset = {i| ∑flocal(i); ≥ minsup, ∀ i} và truyền F1-itemset
đến các Bộ xử lý Tớ
7) else Chuyển flocal(i), ∀ i đến Bộ xử lý chủ và Nhận 1-itemset ph ổ biến F1-itemset;
8) Xây dựng FP-Tree cục bộ FPTlocal của các mục trong F1-itemset bằng
cách quét DN/P cục bộ.
9) Duyệt toàn bộ FPTlocal và sinh ra các mẫu điều kiện cơ sở và truyền
đến tất cả các bộ xử lý;
10) if (Bộ xử lý chủ) then begin
11) for(mỗi mục phổ biến i ∈ F1-itemset) do // Lập lịch tạo ra các CFPTs
12) Nh ận yêu cầu Bộ xử lý Tớ và chuyển mục i;
13) for(mỗi mục phổ biến i ∈ F1-itemset) do // Lập lịch cho việc khai phá
14) Nh ận yêu cầu Bộ xử lý Tớ và chuyển mục i cần được khai phá;
15) for(mỗi Bộ xử lý Tớ) do
16) Tập hợp các tập mục phổ biến và xuất tất cả các tập mục phổ biến;
17) end
18) else do //hợp nhất các mẫu điều kiện cơ sở
19) Yêu c ầu mục i tiếp theo và sinh FP-Tree đi ều kiện CFPTi cho mục i;
20) until (hết các mục phổ biến);
21) Truyền CFPTs đến tất cả các Bộ xử lý (từ Bộ xử lý Chủ) và nhận tất cả các CFPTs;
22) do
23) Yêu c ầu mục i tiếp theo và gọi FP-Growth-OneItem (CFPTs, null i);
24) until (hết các mục phổ biến);
25) Chuyển các tập mục phổ biến đến Bộ xử lý Chủ;
Thủ tục con FP-Growth-OneItem (Tree, α, i)
Phương pháp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
1) if(Tree chứa đường dẫn đơn) and (i ≠ null) then
2) Sinh tập mục có độ hỗ trợ ≥ minsup đối với mỗi tổ hợp các nút
trong đường dẫn
3) else if(i ≠ null) then
4) Sinh tập mục β = i ∪ α và Xây dựng các mẫu điều kiện cơ sở
của β và CFPTβ
5) else for mỗi i trong bảng tiêu đề của Cây
6) Sinh tập mục β = i ∪ α và Xây dựng các mẫu điều kiện cơ sở
của β và CFPTβ
7) if CFPTβ ≠ ∅ then FP-Growth-OneItem(CFPTβ, β, null);
3.3.5 Thuật toán song song Eclat
1) Nhóm tập mục và giao dịch
Phương pháp đ ể nhóm các tập mục phổ biến có liên quan với nhau bằng cách sử
dụng lược đồ phân chia lớp tương đương. Mỗi lớp tương đương chứa tập các mục ứng cử
quan h ệ tương đương với nhau. Bên cạnh, ta cũng sử dụng kỹ thuật tổ chức CSDL theo
chiều dọc để nhóm các giao dịch có liên quan với nhau.
Phân lớp tương đương
Gọi Lk là tập các itemset phổ biến. Không mất t ính tổng quát, giả sử Lk
được sắp xếp theo thứ tự từ điển. Ta có thể phân hoạch các tập mục trong Lk
thành các lớp tương đương như sau: Nếu các phần t ử trong Lk có k – 1 thành
viên đầu tiên giống nhau thì chúng thuộc cùng một lớp. Ký hiệu: Lớp tương
đương chứa a là Sa = [a].
Trong phạm vi một lớp, ta sinh k-itemset ứng cử bằng cách kết nối tất cả
( ) 2/1SS
2
S
ii
i −=
cặp với tiền tố là định danh của lớp. Trong đó: |Si| là số phần
tử của lớp có định danh là i.
Các k- itemset ứng cử ứng cử được sinh ta từ các lớp khác nhau sẽ độc lập
với nhau.
Tổ chức cơ sở dữ liệu
Thuật toán Eclat sử dụng cách tổ chức dữ liệu theo chiều dọc. Với các tổ
chức dữ liệu theo chiều dọc, một CSDL gồm một danh sách các mục. Mỗi mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
xác định một danh sách các định danh của giao dịch có chứa mục đó, ký hiệu
tid-List. Những ưu điểm của cách tổ chức theo chiều dọc:
- Nếu tid-List đã được sắp theo thứ tự tăng dần thì độ hỗ trợ của
k-itemset ứng cử có thể đã được tính toán bởi phép lấy giao các tid-List của hai (k-1)-
subset b ất kỳ, Với cách tổ chức này, thuật toán không cần phải duy trì cấu trúc dữ liệu
phức tạp, không như cây băm và c ũng không phải sinh ra tất cả các k-subset c ủa các giao
dịch hoặc thực hiện các thao tác tìm kiếm trên cây băm.
- Các tid-List chứa tất cả các thông tin liên quan về một tập mục, vì vậy,
khi tính độ hỗ trợ cho một tập mục không cần phải quét toàn bộ CSDL. Vì tất cả
các thông tin về một lớp tương đương là được nhóm cùng nhau nên có thể sinh
ra các tập mục phổ biến trước khi chuyển sang lớp tiếp theo.
Ví dụ: Giả sử tid-List của AB, AC là:
T(AB) = {1, 5, 7, 10, 50}; T(AC) = {1, 4, 7, 10, 11}
Thì T(AB) ∩ T(AC) sẽ cho T(ABC) = {1, 7, 10}
Ta có thể tính ngay độ hỗ trợ bằng cách đếm số phần tử trong tid-List, nếu số
phần tử của tid-List lớn hơn hoặc bằng độ hỗ trợ tối thiểu thì chèn ABC vào L3.
2) Thuật toán song song Eclat
Nội dung thuật toán
Begin
/* Pha khởi tạo*/
1) Duyệt qua các phân hoạch CSDL cục bộ
2) Tính toán số đếm hỗ trợ cục bộ cho tất cả các 2-itemset
3) Xây dựng số đếm hỗ trợ tổng thể cho các tập mục chứa trong L2
/*Pha biến đổi*/
4) Phân hoạch L2 thành các lớp tương đương
5) Lập lịch L2 trên tập các bộ xử lý
6) Tổ chức phân hoạch dữ liệu cục bộ theo chiều dọc
7) Truyền các tid-List có liên quan tới các bộ xử lý khác
8) L2 cục bộ = nhận các tid-List từ các bộ xử lý khác
/*Pha đồng thời*/
9) forparallel mỗi lớp tương E2 trong L2 cục bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Compute_Frequent(E2)
/*Pha rút gọn*/
10) Tập hợp các kết quả đưa ra các kết hợp
end.
Giải thích thuật toán
1) Phần khởi tạo
Pha khởi tạo bao gồm việc tính toán tất cả các 2 -itemset phổ biến trong
CSDL cần khai phá. Ta không cần tính số đếm hỗ trợ của các 1 -itemset vì việc
xác định số đếm hỗ trợ của 2 -itemset có thể đạt được chỉ trong một lần duyệt
CSDL.
Để tính toán cho các 2-itemset, trên mỗi bộ xử lý sử dụng một mảng cục
bộ và tiến hành chỉ số hóa các mục trong CSDL theo cả hai chiều. Mặt khác,
mỗi bộ xử lý tính số đếm hỗ trợ cục bộ cho các 2-itemset và thực hiện phép lấy
tổng rút gọn (sum-reduction) của tất cả các bộ xử lý để xây dựng các số đếm hỗ
trợ tổng thể. Kết thúc pha khởi tạo, tất cả các bộ xử lý đều có những số đếm hỗ
trợ tổng thể của tất cả các 2-itemset phổ biến L2 trong CSDL.
2) Pha biến đổi gồm 2 bước
Bước 1: Đầu tiên L2 được phân hoạch thành các lớp tương đương. Sau đó
các lớp tương đương này được gán cho các bộ xử lý sao cho cân bằng nhau.
Bước 2: CSDL đã được biến đổi từ định dạng theo chiều ngang thành
chiều dọc và được phân phối lại. Do đó, trong bộ nhớ cục bộ của mỗi bộ xử lý,
các tid-List của tất cả các 2-itemset trong một lớp tương đương bất kỳ được nó
gán cho nó.
Lập lịch phân lớp tương đương
Đầu tiên, ta phân hoạch L2 thành các lớp tương đương bằng cách sử dụng
tiền tố chung như mô tả ở trên. Tiếp theo, phân chia cho mỗi bộ xử lý một lớp
tương đương. Mỗi lớp tương đương được gán một trọng số dựa vào số các phần
tử trong một lớp. Vì phải khảo sát tất cả các cặp trong bước lặp tiếp theo, nên ta
gán trọng số
2
m cho mộ t lớp với m là số các phần tử của lớp tương đương
tương ứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Sắp xếp các lớp dựa theo các trọng số và lần lượt gán cho bộ xử lý đã nạp
ít nhất, nghĩa là bộ xử lý đó có trọng số toàn phần của các lớp nhỏ nhất. Nếu
ước lượng tốt được số các tập mục phổ biến mà có thể nhận được từ một lớp
tương đương thì có thể sử dụng ước lượng này làm một trọng số. Trong phạm vi
một lớp, cũng có thể lấy độ hỗ trợ trung bình của các tập mục làm trọng số.
Biến đổi CSDL theo chiều dọc
Sau khi phân hoạch các lớp tương đương cân bằng giữa các bộ xử lý, ta
biến đổi CSDL cục bộ từ định dạng theo chiều ngang theo chiều dọc. Điều này
có thể thực hiện được trong 2 bước:
Bước 1: Mỗi bộ xử lý duyệt CSDL cục bộ của nó và xây dựng các
tid-List cục bộ cho tất cả các 2-itemset.
Bước 2: Mỗi bộ xử lý cần xây dựng các tid-List toàn cục cho các tập mục
trong các lớp tương đương của nó. Do đó, nó phải gửi các tid -List này cho các
bộ xử lý khác và nhận các tid-List từ các bộ xử lý khác gửi đến.
3) Pha đồng thời
Cơ sở dữ liệu đã được phân bố lại, vì vậy các tid -List của tất cả các 2 -
itemset trong các lớp tương đương cục bộ của nó là đã thường trú trên đĩa cục
bộ. Mỗi bộ xử lý có thể tính toán tất cả các tập mục phổ biến một cách độc lập.
Nó đọc trực tiếp từ bộ nhớ cục bộ các tid-List của các 2-itemset, sau đó sinh tất
cả các tập mục phổ biến có thể trước khi chuyển sang bước tiếp theo, bước này
bao gồm việc quét phân hoạch CSDL cục bộ đã được biến đổi một lần.
Trong phạm vi mỗi lớp tương đương, cần khảo sát tất cả các cặp 2-itemset
và thực hiện lấy giao các tid-List tương ứng. Nếu số các phần tử của tid-List kết
quả lớn hơn hoặc bằng độ hỗ trợ tối thiểu thì tập mục mới được bổ sung vào L3.
Sau đó, tiếp tục phân hoạch L 3 thành các lớp tương đương dựa trên các tiền tố
chung độ dài bằng 2. Quá trình này được lặp lại thủ tục được thực hiện như sau:
Begin Compute_Frequent(Ek-1)
for tất cả các itemset I1 và I2 trong Ek-1
if((I1.tidList ∩ I2tidList) ≥ minsup)
Bổ sung (I1 ∪ I2) vào Lk;
Phân hoạch Lk thành các lớp tương đương;
forparallel mỗi lớp tương đương Ek trong Lk
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Compute_Frequent(Ek);
End Compute_Frequent
4) Pha rút gọn
Tại thời điểm cuối của pha đồng thời, chúng ta trích rút các kết quả từ mỗi
bộ xử lý và đưa ra kết quả.
Quá trình thực hiện các bước truyền thông khác nhau của thuật toán.
*) Giai đoạn khởi tạo:
Khi đã thu được các số đếm hỗ trợ của tất cả các 2 -itemset, ta cần thực
hiện một phép lấy tổng rút gọn để tính số đếm tổng thể. Ta chỉ định một mảng
kích thước
2
m (m là số các mục) trên vùng kênh bộ nhớ dùng chung, sau đó
mỗi bộ xử lý truy cập mảng chung này (theo phương thức loại từ lẫn nhau) để
tăng số đếm hỗ trợ hiện hành lên bởi các số đếm hỗ trợ cục bộ của nó và rồi đợi
ở rào chắn cho tới bộ xử lý cuối cùng thực hiện xong việc truy cập mảng dùng
chung để tăng số đếm hỗ trợ. Các số đếm hỗ trợ cục bộ được sử dụng để xây
dựng các tid-List đảo toàn cục.
*) Giai đoạn biến đổi
Mỗi bộ xử lý quét phân hoạch CSDL cục bộ của nó lần thứ hai và xây
dựng các tid-List theo chiều dọc đối với tất cả các 2 -itemset phổ biến L 2. Vì
CSDL gốc ban đầu được phân hoạch theo dạng khối nên CSDL đảo của mỗi bộ
xử lý gồm các vùng định danh không liên tiếp. Ta sử dụng thông tin này cùng
với thông tin của các số đếm hỗ trợ cục bộ để đặt tid-List của các bộ xử lý khác
gửi đến vào các khoảng trống thích hợp, vì vậy tid-List toàn cục thu được xuất
hiện theo thứ tự từ điển, Với các lưu giữ này, chúng ta tiết kiệm được chi phí
sắp xếp cho các tid-List các giao dịch được phân tán một cách ngẫu nhiên. Quá
trình biến đổi được hoàn thành qua 2 bước sau:
Bước 1: Biến đổi tid-List cục bộ.
Trước tiên, ta chia L2 thành hai nhóm. Các tập mục thuộc các lớp tương
đương mà được gán cho bộ xử lý cục bộ, kí hiệu là G, các tập mục còn lại thuộc
các lớp tương đương khác, kí hiệu là R. Với mỗi bộ xử lý Pi, bộ nhớ dành ra một
vùng nhớ có kích thước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
∑∑
∈∈
+
RrGg
Pircountpartialgcountglocal ),(_)(_
Với g ∈ G, r ∈ R: các tập mục
partial_count(r, Pi): Số đếm hỗ trợ của tập mục r trên bộ xử lý Pi.
Sau đó, mỗi bộ xử lý thực hiện việc biến đổi và ghi tid -List của các phần
tử của G vào các khoảng trống thích hợp. Các phần tử của R được để trống.
Hình 3.10 dưới đây mô tả bước biến đổi CSDL trên ba bộ xử lý:
L2 12 13 15 23 25 34 35
Số đếm hỗ trợ
tổng thể
10 13 10 15 16 14 17
Số đếm hỗ
trợ cục bộ
P0 3 2 10 4 11 8 5
P1 3 10 0 7 1 3 5
P2 4 1 0 4 4 3 7
Phân chia L2 thành các l ớp tương đương và gán cho các bộ xử lý P0, P1, P2
P0 – (12, 13, 15); P1 – (23, 25); P2 – (34, 35).
Kí hiệu: tid- List của P0, P1, P2 lần lượt là:
Lớp tương đương cục bộ (G)
12
13
15
Lớp tương đương cục bộ sau khi truyền
12
13
15
Lớp tương đương cục bộ (G)
23
25
Lớp tương đương cục bộ sau khi truyền
23
25
Lớp tương đương cục bộ (G)
34
35
Lớp tương đương cục bộ sau khi truyền
34
35
Lớp khác (R)
23
25
34
35
Lớp khác (R)
23
25
34
35
Lớp khác (R)
23
25
34
35
Hình 3.10: Quá trình chuyển đổi CSDL theo chiều dọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Bước 2: Truyền tid-List
Một khi việc biến đổi CSDL cục bộ hoàn thành, ta cần phải nhận các tid-
List của tất cả các 2-itemset trong G từ các bộ xử lý khác truyền đến và truyền
các tid-List của R đến các bộ xử lý khác. Các tid-List đến được sao chép vào các
khoảng trống thích hợp. Vì các phần giao dịch là phân biệt tăng đều, các tid-List
của các tập mục trong G đã được viết ra ngoài đĩa, còn trong R thì bị loại bỏ. Để
truyền các tid-List cục bộ qua kênh bộ nhớ, chúng ta sử dụng lợi thế của việc
truyền thông điệp nhanh ở mức người sử dụng. Mỗi bộ xử lý xác định kích
thước bộ đệm (2MB) cho một vùng truyền, một vùng nhận và dùng chung một
định danh. Việc truyền thông được tiến hành theo cách khóa luân phiên các pha
ghi đọc. Trong pha ghi, mỗi bộ xử lý ghi các tid-List của các tập mục trong P
vào vùng truyền của nó ch o đến khi đạt đến giới hạn không gian bộ đệm. Tại
thời điểm này, nó đi vào pha đọc, nó lần lượt quét vùng nhận của mỗi bộ xử lý
và đặt các tid-List này của G vào các khoảng trống thích hợp. Khi vùng đọc đã
được quét xong, nó đi vào pha ghi. Quá trình này được lặp lại cho đến khi nhận
được tất cả các tid-List bộ phận. Tại thời điểm cuối của pha này, CSDL được
định dạng theo chiều dọc. Sau đó, mỗi bộ xử lý đi vào pha đồng thời và tính
toán các tập mục phổ biến như mô tả ở trên. Việc phép rút gọn cuối cùng được
thực hiện tương tự như phép rút gọn trong pha khởi tạo.
3.4. Phân tích, đánh giá và so sánh việc thực hiện thuật toán
3.4.1. Phân tích và đánh giá thuật toán song song
Đánh giá thuật toán tuần tự có thể căn cứ chủ yếu vào thời gian thực hiện
tính theo hàm của kích cỡ dữ liệu vào (input). Hàm này được gọi là độ phức tạp
tính toán thời gian f(n) của thuật toán và được ký hiệu là O(f(n)). Một cách hình
thức, O() được định nghĩa như sau:
Một thuật toán có độ phức tạp tính toán tính toán f(n) = O(g(x)) ⇔ Tồn
tại số dương C và số nguyên x0 sao cho 0 ≤ f(x) ≤ C * g(x), với mọi số lượng dữ
liệu vào x ≥ x0. O(1) ký hiệu cho một hằng số bất kỳ.
Ngoài ra, độ phức tạp tính toán của thuật toán song song còn phụ thuộc
vào kiến trúc máy tính song song và số lượng bộ xử lý được phép sử dụng trong
hệ thống và do vậy phụ thuộc vào thời gian trao đổi dữ liệu giữa các bộ xử lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Độ phức tạp thời gian là thước đo quan trọng nhất đánh giá mức độ hiệu
quả của thuật toán song song. Giả sử rằng mô hình tính toán của chúng ta có p
bộ xử lý; dẫn đến mức độ song song có giới hạn; ngược lại, không bị giới hạn
khi số lượng bộ xử lý không bị chặn.
Mức độ hiệu quả của thuật toán được thể hiện ở mức độ song song của
thuật toán. Là số lượng cực đại các phép toán độc lập có thể thực hiện đồng thời
ở mỗi thời điểm thực hiện của thuật toán.
Ký hiệu p(w) là độ song song của thuật toán, thì thuật toán đạt hiệu quả
để giải bài toán có kích cỡ w là thuật toán chỉ cần sử dụng nhiều nhất p(w) bộ xử
lý. Độ phức tạp thời gian của thuật toán song song sử dụng p bộ xử lý để giải
một bài toán có kích cỡ n là hàm f(n, p) xác định thời gian cực đại trôi qua giữa
điểm bắt đầu thực hiện thuật toán bởi một bộ xử lý và thời điểm kết thúc của các
bộ xử lý đối với bộ dữ liệu vào bất kỳ.
Có hai thao tác khác nhau trong các thuật toán song song:
Các phép toán cơ sở như: +, -, *, /, AND, OR,…
Các phép truyền dữ liệu trên kênh truyền.
Vì độ phức tạp thời gian của thuật toán song song được xác định bởi số các phép
toán cơ s ở và số các bước truyền tải dữ liệu giữa các bộ xử lý với nhau. Nên từ đó suy
ra, đ ộ phức tạp thời gian của thuật toán song song không chỉ phụ thuộc vào mô hình tính
toán mà còn ph ụ thuộc vào bộ xử lý được sử dụng.
Định nghĩa liên quan đến độ phức tạp của giải thuật song song là:
Định nghĩa 3.1: Một thuật toán song song có độ phức tạp tính toán O(t)
với p bộ xử lý khi nó thực hiện nhiều nhất là O(t * p) phép toán cơ sở.
Định nghĩa 3.2: Một thuật toán song song có độ phức tạp tính toán O(t)
sử dụng nhiều bộ xử lý để thực hiện O(e) phép toán cơ sở khi cài đặt với p bộ xử
lý thì sẽ có độ phức tạp thời gian là O([e/p]+t).
Định nghĩa 3.3: Một thuật toán song song có độ phức tạp tính toán O(t)
với p bộ xử lý có thể cài đặt với [p/f] bộ xử lý (1≤ f ≤ p) thì sẽ có độ phức tạp
thời gian là O(f * t).
Ngoài ra, trong đánh giá thuật toán song song chúng ta còn cần phải xét
tới độ tăng tốc và hiệu suất của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
3.4.2. So sánh việc thực hiện các thuật toán
Dựa vào việc thực thi của thuật toán trên CSDL khác nhau cho thấy thuật
toán FP-Growth thực thi nhan h nhất, tiếp đến là thuật toán Eclat, thuật toán
Candidate distribution, CD, DD. Việc theo thứ hạng này mang tính tương đối,
mỗi thuật toán đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Trong số các thuật toán khai phá dữ liệu luật kết hợp song song, các thuật
toán song song được cài đặt dựa trên thuật toán Apriori (chẳng hạn như thuật
toán CD, DD, Candidate distribution) được sử dụng phổ biến bởi vì thực thi
chúng đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, các luật kết hợp có thể được sinh trực tiếp
dựa vào cách thức khai phá tập mục. Bởi vì các tập mục ứng cử được sinh ta thì
tất cả các thông tin của tập con đều được tính toán. Tốc độ thực hiện các thuật
toán này tỉ lệ với số lượng các giao dịch nhưng có thể gặp khó khăn trong việc
xử lý quá nhiều mục và nhiều mẫu khi CSDL quá lớn.
Thuật toán song song Eclat có ưu điểm là tính toán nhanh độ hỗ trợ thông
qua tập giao dịch tid-List. Thuật toán được thiết kế dựa trên mô hình song song
thao tác, có tốc độ thực thi nhanh trên hệ thống đa bộ xử lý bộ nhớ phân tán.
Hạn chế chủ yếu của thuật toán này là chúng cần phải sinh ra và phân bố lại các
tid-List. Hơn nữa, với một tập mục phổ biến có kích thước lớn, các phần chung
chủ yếu của các tid-List này được lấy giao lặp lại nhiều lần đối với tất cả các tập
con của nó. Để giảm bớt tình trạng này, một cách thiết lập tối ưu khác là chỉ
kiểm tra những thay đổi trong tid-List thay cho việc lưu giữ các tid-List toàn cục
thông qua các vòng lặp sao cho nó giảm đáng kể khối lượng dữ liệu được tính
toán.
Thuật toán FP-Growth xử ký lượng lớn CSDL rất hiệu quả và có tốc độ
thực thi tỷ lệ rất hiệu quả so với lượng giao dịch lớn, sự lặp lại nhiều lần hay lặp
lại nhiều lần cục bộ các giao dịch sẽ được kết hợp lại tạo thành các nhánh của
FP-Tree. Tuy nhiên ích lợi này không tăng khi tăng thêm số lượng bộ xử lý bởi
vì nhiều FP-Tree cho các tập giao dịch khác nhau là hoàn toàn dư thừa. Lợi ích
này cũng rất hạn chế đối với các CSDL rải rác. Thuật toán này có thể xử lý một
số lượng lớn các mục bằng việc gán mục này cho nhiều bộ xử lý mà không quan
tâm về không gian lưu trữ các tập mục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
3.5. Kết luận chương 3
Trong chương này đã trình bày nguyên lý thiết kế thuật toán song song và
hai hướng tiếp cận chính trong việc thiết kế thuật toán khai phá luật kết hợp
song song đó là: Mô hình song song dữ liệu và mô hì nh song song giao tác. Một
số thuật toán khai phá luật kết hợp song song được thiết kết dựa trên hai mô
hình này như thuật toán Count Distribution, Data Distribution, Candidate
Distribution, Eclat, FP-Growth. Chương này cũng đánh giá chung về những ưu
nhược điểm và so sánh việc thực hiện của mỗi thuật toán làm cơ sở cho việc cải
tiến thuật toán và phát hiện các thuật toán song song mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được trong luận văn
Khai phá dữ liệu là một lĩnh vực quan trọng, nó bao gồm nhi ều lĩnh vực
và nhiều kỹ thuật khác nhau. Luận văn đề cập đến các nội dung về phát hiện tri
thức, khai phá dữ liệu. Ứng dụng của khai phá dữ liệu là rất lớn và có ích trong
mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và trợ giúp cho việc hoạch định chiến lược
của các nhà quản lý cũng như hỗ trợ ra quyết định. Bên cạnh, luận văn còn đề
cập đến những khó khăn, thách thức trong việc ứng dụng và nghiên cứu các kỹ
thuật khai phá dữ liệu.
• Về mặt lý thuyết, khai phá dữ liệu là một công đoạn trong tiến trình
lớn , tiến trình khám phá tri thức từ CSDL. Phương pháp khai phá dữ liệu có thể
là: phương pháp sử dụng cây quyết định và luật, phương pháp quy nạp, phương
pháp phát hiện luật kết hợp, các phương pháp dựa trên mẫu, mô hình phụ thuộc
dựa trên đồ thị xác suất, các phương pháp phân lớp và hồi quy phi tuyến tính…,
các phương pháp trên có thể áp dụng trên dữ liệu thông thường và trên tập mờ.
Trong luận văn đã trình bày chi tiết các vấn đề về khai phá luật kết hợp: từ các
khái niệm cơ sở, bài toán xuất phát đến mô hình hình thức , các thuật toán khai
phá luật kết hợp cơ sở và các thuật toán khai phá luật kết hợp trọng số, luật kết
hợp định lượng và luật kết hợp tổng quát.
• Về thuật toán khai phá luật kết hợp, luận văn trình bày một số thuật
toán tuần tự tiêu biểu về khai phá luật kết hợp như: Apriori, phân hoạch, AIS,
SETM,…
• Trên cơ sở các thuật toán tuần tự, luận văn trình bày chi tiết các
thuật toán song song như Count Distribution, Data Distribution, Candidate
Distribution, Eclat, FP-Growth. Việc đánh giá thuật toán làm rõ bản c hất của
luật kết hợp cũng là một trong những nội dung được trình bày trong luận văn.
2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trên cơ sở những nghiên cứu đã được trình bày trong luận văn, tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn các thuật toán khai phá luật kết hợp song song , tìm cách cải
tiến nhằm khắc phục các nhược điểm của các thuật toán song song hiện có và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
các thuật toán khai phá dữ liệu song song khác để áp dụng vào một số bài toán
khai phá dữ liệu phù hợp cho giai đoạn hiện nay như: quy luật thị trường, chứng
khoán và bất động sản, dự đoán rủi ro tín dụng, định hướng kinh doanh, y tế…
Trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu cùng với khoảng thời
gian làm luận văn, tôi đã cố gắng tập trung tìm hiểu và tham khảo các tài liệu
liên quan. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứ u có hạn nên không tránh khỏi
những thiếu sót rất mong nhận được sự nhận xét và những đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo và những ai quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Đoàn Văn Ban, Nguyên Mậu Hân (2006) Xử lý song song và phân tán,
Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Bình (2007), Khai phá dữ liệu: Khái niệm và kỹ thuật,
Huế.
3. Đỗ Phúc (2006), Giáo trình khai phá dữ liệu , Nxb Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh.
4. Hồ Thuần, Hồ Cẩm Hà (2006), Các hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết và
Thực hành, Tập 2, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Thanh Thủy (2003), Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu: Công
cụ, phương pháp và ứng dụng, Bài gi ảng Trường Thu, Hà Nội.
Tiếng Anh
6. A. Savaere, E Omiecinski and S.Navathe (1995), An efficient algorihm for
mining association rules in large databases, In 21st VLDB Con&.
7. Agrawal and J.Shafer (1996), Parallel mining of association rules, In IEEE
Trans, on Knowledge and Data Engg, pages 8(6): 962 – 969.
8. CAI, Chun Hing (1998), Mining Association Rules With Weighted Items,
The Chinese University of Hong Kong, August.
9. H.Mannila, H. Toivonen and I.Verkamo (1994), efficient algorithms for
discovering association rules, In AAAI Wkshp, Knowledge Discoverry in
Databases, July.
10. J.Han, J.Pei and Y.Yin (2000), Mining Frequent Pattens Without Candidate
Generation, In ACM SIGMOD.
11. J.S.Park, M.Chenand P.S.Yu (1995), Efficient parallel data mining for
association rules, In ACM Intl, Conf Information and Knowledge
Management, November.
12. Jiamwei Li, Ying Lui, Wei-Keng Liao, Alok Choudhay (2006), Parallel
Data Mining Algorithms for Association Eules and Clustering, by CRC
Press, LLC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
13. Kwok-Leung Tsui, Victoria C,P. Chen, Wei Jiang, Y. Alp Aslandogan,
(2001), Data Minning Methods and applications.
14. M, Holshimer, M.Kersten, H.Manila and H. Toivonen (1995), A
perspectiveon databases and data mining, In lsr Ind, Conf Knowledge
Discovery and Data Mining, August.
15. M.Houtsma and A.Swami (1995), Set-oriented miningof association rules
in relational databases, In 1 lth Intln, Conf Data Engineeng.
16. M.J. Zaki, S.Parthasarathy, W.Li and M.Ogihara (1997), Evaluation of
sampling for data mining of association rules, In 7 th Intl, Wkshp. Research
Issues in Data En, gg, Apr.
17. Ming-Syan Chen, Jiawei Han and Philip S.Yu (1996), Data Mining: An
Overview from a Databases Perpective, IEEE Transactions on Knowledge
and Data Engineering, Vol.8, No.6, pp. 866-883.
18. Margaret H. Dunham, Yongqiao Xiao, Le Gruenwald, Zahid Hossain,
(2003) A survey of Assocition rules, Department of Computer Science and
Engineering Southerm Methodist University Dallas.
19. O.R.Zaiane, Mohammad El-Haijj and Paul L (2001), Fast Parallel
Association Rule Mining Without Candidacy Generation, Proc. Of the IEEE
2001 International Conference in Data Minning (ICDM’2001), San Jose,
CA, USA, November 29-December 2.
20. R Agmwal, H.Manila, R. Srikant, H. Toivonen and A. 1. Verkamo (1996), Fast
discovery of association rules, In U.Fayyad and et al, editors, Advances in
Knowledge Discovery and Data Minning. MIT Press.
21. R. Agrawal and R. Srikant, (1994), Fast algorithms for minning association
rules, In 20th VL.DBConf, Sept.
22. R. Agrawal, T. Imielinski and A. Swami (1993), Minning association rules
between sets of items i large databases, In ACM SIGMOD Intil. C@
Managenment of Data, May.
23. Two Crows (2005), Introduction to Data Minning and Knowledge
Discovery, Edition third.
24. Usama Fayyad, Gregory Piatetsky-Shapiro, and Padhraic Smyth, (2002)
From Data Minning To Discory Knowledge in Database.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Địa chỉ trên Internet
25. ://www.cs.cmu.edu/~scandal/nesl/algorithms.html
26. ://computing.llnl.gov/tutorials/parallel_comp/index.html
27. MPI home page.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9118.pdf