BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hoàng Đức Huy
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
ĐỐI VỚI HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠN PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN
Mã số: 60.10.40
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THÁI BẢO THIÊN TRUNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Những ghi nhận ban đầu và câu hỏi xuất phát
Ở Pháp, kể từ sau cuộc chống cải cá
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2679 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khái niệm số thập phân đối với học sinh Trung học phổ thông (THPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch Toán học Hiện đại (1968/1978) số thập phân
đóng vai trò cơ sở trong việc nghiên cứu hệ thống số (theo Bronner, 1997). Sự chọn lựa
didactic này chịu ảnh hưởng từ ý kiến sư phạm của những nhà toán học lớn của Pháp, chẳng
hạn theo Lebesgue :
Nếu ta chọn hệ đếm thập phân cho giảng dạy ở phổ thông là vì những lý do sư phạm : để tiết
kiệm thời gian, và bởi vì số được biểu diễn trong hệ thập phân sẽ cụ thể và phù hợp với tư
duy của trẻ. (Lebesgue,1931, tr 8)
Trong đời sống và trong các ngành khoa học, nhất là các ngành khoa học thực nghiệm
như vật lý, hóa học…, người ta thường sử dụng số thập phân khi tính toán và chấp nhận các
kết quả thập phân gần đúng.
Trong chương trình và sách giáo khoa chỉnh lí hợp nhất, theo Luận án tiến sĩ của Lê
Thái Bảo Thiên Trung (2007) khái niệm số thập phân chỉ chính thức được nghiên cứu ở tiểu
học. Đến trung học cơ sở, số thập phân được nhận dạng như những số hữu tỷ đặc biệt. Thể
chế dạy học trung học cở sở và trung học phổ thông không xem số thập phân là đối tượng
nghiên cứu.Tuy nhiên chúng vẫn xuất hiện trong định nghĩa số thực và tính toán gần đúng,
nhất là trong tính toán với máy tính bỏ túi hiện rất được khuyến khích tại Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng vai trò và vị trí của đối tượng số thập phân trong dạy học
toán bậc phổ thông Việt Nam không được xem trọng như trong thể chế dạy học của Pháp.
Mặt khác, các nghiên cứu về việc giảng dạy số thập phân trong thể chế dạy học Việt
Nam cũng rất hiếm. Điều này giải thích cho tính thích đáng của nghiên cứu mà chúng tôi dự
định thực hiện.
Chúng tôi khởi đầu nghiên cứu của mình với các câu hỏi sau:
Khái niệm số thập phân đã được đưa vào chương trình hiện hành và sách giáo khoa
phổ thông Việt Nam như thế nào? Có sự tiến triển nào về chương trình và sách giáo
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
khoa đối với việc dạy học khái niệm số thập phân qua hai chương trình hiện hành
và trước năm 2001 ?
Những khó khăn nào mà học sinh Việt Nam gặp phải khi học khái niệm này? Lý do
của những khó khăn trên là gì ? Trong những khó khăn này, cái nào giống và khác
với những gì mà các nhà Didactic Toán của Pháp đã phát hiện khi nghiên cứu thể
chế dạy học của Pháp ?
Quan niệm về khái niệm số thập phân của học sinh có được sau khi học khái niệm
này là gì?
2. Phạm vi lý thuyết tham chiếu và mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng chủ yếu các công cụ của lý thuyết nhân chủng học
của Chevallard (1991). Đặc biệt hai định đề mà chúng tôi tích lại dưới đây của
Chevallard đóng vai trò giả thuyết công việc cho nghiên cứu của chúng tôi.
+ Mọi thực tế thể chế đều có thế phân tích được, theo những quan điểm khác nhau và
bằng những cách khác nhau, thành một hệ thống các nhiệm vụ xác định.
+ Việc thực hiện mỗi kiểu nhiệm vụ là kết quả của việc áp dụng một kĩ thuật.
- Trong khuông khổ của nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đặc biệt nghiên cứu những sai
lầm của học sinh khi học số thập phân. Điều rút ra từ việc từ việc nghiên cứu sai lầm
đã được Brousseau nhận định:
“Sai lầm không chỉ đơn giản do thiếu hiểu biết, mơ hồ hay ngẫu nhiên sinh ra (…..), mà còn là
hậu quả một kiến thức trước đây đã từng tỏ ra có ích, đem lại thành công, nhưng bây giờ lại tỏ ra
sai hoặc đơn giản là không còn thích hợp nũa. Những sai lầm thuộc loại này không phải thất
thường hay không dự đoán được. Chúng tạo thành chướng ngại. Trong hoạt động của giáo viên
cũng như trong hoạt động của học sinh, sai lầm bao giờ cũng góp phần xây dựng nên nghĩa của
kiến thức thu nhận được.” (G.Brousseau, 1976).
“Thêm vào đó, những sai lầm ấy, ở cùng một chủ thể, thường liên hệ với nhau trong một nguồn
chung : một cách nhận thức, một quan niệm đặc trưng, nhất quán - nếu không muốn nói là đúng
đắn, một “kiến thức” cũ đã từng đem lại thành công trong một lĩnh vực hoạt động nào đó.”
(G.Brousseau, 1976).
Trong khuôn khổ của phạm vi lý thuyết tham chiếu đã lựa chọn, chúng
tôi giới hạn đề tài của mình vào các câu hỏi nghiên cứu sau:
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Q1: Những đặc trưng khoa học luận của khái niệm số thập phân là gì? Đâu là những
chướng ngại khoa học luận gắn với khái niệm này?
Q2: Mối quan hệ thể chế đối với đối tượng số thập phân trong chương trình hiện hành?
Dưới các ràng buộc của thể chế dạy học, học sinh có thể gặp những khó khăn gì khi học khái
niệm này? Những khó khăn nào có nguồn gốc khoa học luận? Những khó khăn nào gây ra do
sự lựa chọn Didactic của thể chế dạy học?
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp lại một số kết quả của những nghiên cứu trước đó (Pháp: Brousseau 1987,
Margolinas 1985, Neyret 1995; Việt Nam: Lê Thái Bảo Thiên Trung (2007) để trả lời cho
câu hỏi Q1.
- Phân tích chương trình và sách SGK hiện hành từ tiểu học đến trung học phổ thông
để tìm một số yếu tổ trả lời câu hỏi Q2.
4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận.
+ Phần mở đầu trình bày một số ghi nhận và câu hỏi ban đầu dẫn đến việc chọn đề tài,
mục đích nghiên cứu, phạm vi lí thuyết tham chiếu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của
luận văn.
+ Trong chương 1, chúng tôi tóm tắt một số đặc trưng khoa học luận và toán học của
số thập phân từ công trình của Brousseau (1998), cấu trúc đại số và thứ tự của số thập phân
từ quan điểm của toán học cao cấp. Đặc biệt chúng tôi sẽ nhấn mạnh sự phân biệt giữa số
thập phân và dạng viết thập phân.
+ Trong chương 2, chúng tôi tiến hành phân tích thể chế dạy học ở trường tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Việt Nam liên quan đến đối tương số thập phân.
+ Trong chương 3, chúng tôi trình bày một thực nghiệm nhằm tìm hiểu mối quan hệ cá
nhân của học sinh với số thập phân.
+ Phần kết luận trình bày tóm tắt các kết quả đạt được qua các chương 1, 2, 3 của luận
văn và đề cập đến những hướng nghiên cứu mới có thể mở ra từ luận văn.
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Chương 1:
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG KHOA HỌC LUẬN VÀ TOÁN HỌC CỦA SỐ
THẬP PHÂN
1.1. Một số kết quả khoa học luận của Brousseau (1998)
Từ các nghiên cứu khoa học luận và việc trình bày số thập phân Brousseau (1998) đã
kết luận rằng:
Có nhiều cách định nghĩa hay xây dựng số thập phân. Những định nghĩa và cách xây dựng
này khác nhau do sự lựa chọn những kiến thức khởi đầu khác nhau. Ngoài ra việc xây dựng khái
niệm số thập phân bằng tiên đề là kiểu định nghĩa cuối cùng của khái niệm số thập phân nói riêng và
của những khái niệm toán học khác nói chung. Brousseau cũng nhấn mạnh rằng cách xây dựng bằng
phương pháp tiên đề cần phải được bổ sung thêm các lý thuyết để có thể hiểu được định nghĩa.
Il existe bien des mainières de définir mathématiquement ou de cons-truire les
décimaux. Elles diffèrent par le choix de ce que l’on considère connu comme objets
mathématiques et comme méthode de démonstration, mais leur résultat est le même, en ce
sens qu’il existe un moyen de montrer l’équivalence, l’isomorphisme des structures obtenues.
Chacune de ces constructions axiomatiques est dans le champ des mathématiques ; par
contre, l’étude de ce qui fait leurs différences, les raisons des choix, de ce qui est admis ou
non, de ce qui est important ou non, facile ou non ... ne relève pas des mathématiques. Une
constructions axiomatique est chargée implicitement d’option épistémologiques, de
présupposés didactiques qu’il faut se garder de croire nécessaires au même titre que les
conclusions mathématiques, mais par lesquels il faut bien passer pour obtenir un discours qui
permet de communiquer la notion. Deux méthodes diffèrent par le choix des axiomes et des
règles de production des théorèmes1.
( Brousseau. 1998, trang 201)
Brousseau tóm tắt một số cách xây dựng số thập phân theo hai cách mở rộng hay thu
hẹp một tập số cho trước.
1 Có nhiều cách định nghĩa hay xây dựng khái niệm số thập phân. Chúng phân biệt với nhau thông qua sự lựa chọn các đối tượng
được xem như đã biết và phương pháp chứng minh. Tuy nhiên tập hợp số thập phân là
duy nhất theo nghĩa sai khác một đẳng cấu. Mỗi sự tiên đề hóa trong cách xây dựng số thập phân đều nằm trong phạm vi toán học.
Tuy nhiên việc nghiên cứu sự khác nhau giữa các cách xây dựng này, các lý do lựa chọn những gì đã biết hay chưa biết, cái gì
quan trọng hay không quan trọng, cái gì dẽ hiểu hay khó hiểu… thì không dựa vào toán học. Sự xây dựng bằng tiên đề ngầm ẩn
dựa trên quan điểm tri thức luận và dựa vào việc chọn lựa những kết luận toán học cần thiết mà chúng ta chấp nhận rằng đúng,
nhưng thông qua các kết luận này cần phải lĩnh hội được lý thuyết cho phép vận dụng khái niệm […] (Được chúng tôi dịch)
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
- Xây dựng số thập phân bằng cách mở rộng Z hay N.
Prenons, par exemple, une construction directe des décimaux D :
. Considéron, dans ZxN, la relation d’équivalence ~
( , , , )D x , la classe de (a,n) étant notée
10n
a
. D = Z x N/ est muni d’opérations stables par pasage au quotient:
( , ) ( , ) ( .10 .10 , )
( , ) ( , ) ( . , )
p pa n b p a b n p
a n x b p a b n p
Qui prolongent les opérations dans N, identifié à ( ,0)N D
. Dest ordonné par ( , ) ( , ) .10 .10n pa n b p a b
. Alors ( , , , )D x est un anneau commutatif unitaire intègre et totalement ordonné.
( Brousseau, 1998, trang 203)
- Xây dựng số thập phân từ việc thu hẹp tập số hữu tỉ.
Exemple : les descimaux sont les rationnels exprimables par une fraction descimale.
(C’est la construction qui sera retenue plus loin)
/ ( .10 pD x D p x Z
Dans le processus exposé plus loin nous retiendrons d’abord une extension de N
pour construire directement Q l’ neseble des nombres rationnels, púi une réduction
de Q à D .
( Brousseau, 1998, trang 201)
• Chướng ngại khoa học luận liên quan đến số thập phân: Bằng cách tổng hợp các
nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thể chế dạy học Toán của Pháp mà nhất là Brousseau
(1998), Lê Thái Bảo Thiên Trung (2007) đã nhấn mạnh về một chướng ngại khoa học luận
liên quan đến việc lĩnh hội số thập phân :
- Tập hợp các số tự nhiên với cấu trúc cộng và cấu trúc thứ tự rời rạc của chúng là một
chướng ngại khi lĩnh hội cấu trúc đại số và cấu trúc thứ tự của tập hợp số thập phân. Đặc
biệt, thứ tự rời rạc của tập hợp số tự nhiên sẽ ngăn cản việc lĩnh hội thứ tự không rời rạc của
tập hợp số thập phân.
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
- Những lựa chọn Didactic liên quan đến việc xây dựng số thập phân trong thể chế dạy
học Pháp càng làm gia tăng chướng ngại này. Nghĩa là chướng ngại khoa học luận kể trên
cũng là chướng ngại có nguồn gốc didactic2 (đối với thể chế dạy học của Pháp).
1.2. Cấu trúc đại số của số thập phân.
1.2.1. Số thập phân có cấu trúc vành
Trong lý thuyết toán học: Ta gọi là vành một tập hợp X cùng với hai phép toán hai
ngôi đã cho trong X kí hiệu theo thứ tự bằng các dấu + và . và gọi là phép cộng và phép nhân
sao cho các điều kiện sau thỏa mãn:
1. X cùng với phép cộng là một nhóm aben
2. X cùng với phép nhân là nửa nhóm
3. Phép nhân phân phối đối với phép cộng: với các phần tử , ,x y z X ta có:
x( y + z) = xy + xz
(y + z)x = yx + zx
Từ đó, khi gọi D là tập các số thập phân, có thể thấy tập số thập phân D có cấu trúc
vành và có các đặc trưng sau :
1.2.2. Số thập phân là một vành giao hoán có đơn vi.
Thật vậy :
1. D cùng với phép cộng là một nhóm aben
+ , , : ( ) ( )a b c D a b c a b c
+ , :a b D a b b a
+ 0 , : 0D a D a a
+ : ( ) : ( ) 0a D a D a a
2. D cùng với phép nhân là nửa nhóm
, , : ( ) ( )a b c D ab c a bc
3. Phép nhân trong D phân phối đối với phép cộng:
với các phần tử , ,a b c D ta có:
( )a b c ab ac
2 Theo Cornu (1983): Là những chướng ngại gây ra bởi phương pháp giảng dạy. Đó là những chướng ngại hoặc do giáo viên gây
ra hoặc do hệ thống dạy học (bao gồm chương trình, chỉ dẫn của chương trình, thói quen, lựa chọn các ví dụ , …) gây ra.
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
( )b c a ba bc
4. Phép nhân trong D có phần tử đơn vị:
a D : Ta có .1a a
1.2.3. Số thập phân không có cấu trúc trường
Thật vậy, vì một số số thập phân không có phần tử nghịch đảo nên số thập phân không
có cấu trúc trường.
Ví dụ: 0,3 D ; nhưng 1
0,3
D .
1.2.4. Số thập phân là tập con của các trường Q và R
Thật vậy, như ta đã biết: mỗi số thập phân là số hữu tỉ, như vậy tập số thập phân là tập
con của các trường Q và R.
1.3. Sự phân biệt giữa số thập phân và dạng viết thập phân
1.3.1. Số thập phân có thể được biểu diễn dưới nhiều dạng viết.
Các dạng viết này có thể xuất hiện như là nghiệm của phương trình hay kết quả khai căn
bậc hai của một số thực, kết quả của tính xấp xỉ giá trị của hàm số tại một điểm. Vậy mỗi
dạng viết khác nhau của số thập phân liên hệ với những vấn đề toán học sinh ra số thập phân
này.
Chẳng hạn số thập phân 2,5 có các dạng viết như sau:
- Dạng viết thập phân là 2,5.
- Dạng viết phân số là 5
2
(ví dụ khi giải phương trình 2x = 5).
- Dạng viết a là 6,25 (Ví dụ khi giải phương trình x2 = 6,25).
- Dạng viết 2 + sin30o (Dạng viết này có thể xuất hiện khi giải phương trình lượng giác).
- Dạng viết 1 11
1! 2!
(Dạng viết này có thể xuất hiện khi tính gần đúng số e từ khai triển
Mac Laurin 1 1 11 ...
1! 2! !
xe
n
)
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
1.3.2. Tất cả các số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng thập phân. Như vậy, người ta có
thể phân biệt các kiểu số dựa vào dạng viết thập phân của chúng.
- Số thập phân có dạng viết thập phân hữu hạn hoặc vô hạn với chu kỳ 0.
- Số hữu tỉ có thể viết dưới dạng thập phân vô hạn tuần hoàn (kể cả số thập phân). Khi đó
ta xem số thập phân là số có dạng viết thập phân vô hạn tuần hoàn chu kỳ 0 hoặc chu kỳ 9.
Xét các số hữu tỉ 1
3
, 1
4
ta có thể viết các số đó dưới dạng thập phân
1
3
= 0,333 ...
1
4
= 0,25
Và ta nói rằng số hữu tỉ 1
4
được biểu diễn dưới dạng thập phân hữu hạn và số hữu tỉ
1
3
được biểu diễn dưới dạng thập phân vô hạn tuần hoàn. Nói rằng 1
4
là thập phân hữu
hạn vì khi biểu diễn 1
4
= 0,25 ta có thể kết thúc ngay ở số 5; trong khi 1
3
là một số thập
phân vô hạn tuần hoàn vì khi biểu diễn 1
3
= 0,333 ... ta có thể viết thể viết thêm bao nhiêu
chữ số 3 nữa vẫn chưa biểu diễn đúng hẳn được số 1
3
, nhưng nếu muốn kéo dài con số 3
đến bao nhiêu cũng viết được. Cũng như thế, có thể viết
1
7
= 0,1428571 ...
Ở đây, con số 1 (số sau dấu phẩy thứ 7) ta viết dấu” ...” vì nếu muốn viết thêm bao
nhiêu số sau dấu phẩy cũng được, chẳng hạn có thể viết:
1
7
= 0,14285714285714 ...
ư thế trong biểu diễn dạng thập phân của 1
7
, các số 142857 được lặp lại theo thứ
tự đó bao nhiêu lần tùy ý … và ta muốn dừng lại ở số mấy cũng được miễn là đã biểu
diễn đầy đủ 6 con số này tức là quy tắc tuần hoàn của số thập phân vô hạn tuần hoàn
0,1428571 ... = 1
7
(Toán học cao cấp tập 2, Nguyễn Đình Trí, 2007, trang 9).
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Như vậy chúng ta cần chú ý rằng, chẳng hạn dạng viết 0,333 … không phải là số thập
phân. Trong đoạn trích trên, tác giả dùng chữ “một số thập phân vô hạn tuần hoàn”, điều này
có thể gây hiểu lầm rằng đây là số thập phân. Trong khi đó chỉ là dạng viết thập phân của số
hữu tỉ.
- Số vô tỷ được chứng minh là có dạng viết thập phân vô hạn không tuần hoàn (cách
chứng minh dựa vào tính đếm được và không đếm được trong tập hợp các số)
Người ta chứng minh rằng bất kì một số hữu tỉ nào cũng có thể biểu diễn dưới
dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn.
Nhưng, với số vô tỉ thì không như thế, người ta cũng chứng minh được rằng bất
kì một số vô tỉ nào cũng biểu diễn dưới dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Chẳng hạn khi viết:
2 = 1,41 ...
Ta không thể từ biểu diễn thập phân này mà có thể viết thêm các số sau dấy
phẩy một cách tùy tiện vì không có quy tắc tuần hoàn.
Nếu viết:
2 = 1,4142 ...
Tương tự như trên, ta chỉ có thể biễu diễn xấp xỉ 2 với 5 con số sau dấu phẩy
và từ năm con số đó không thể suy diễn để viết tiếp những con số thập phân khác vì
2 là số vô tỉ, có biểu diễn thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Ngoài ra như định nghĩa trên tập các số hữu tỉ và số vô tỉ, ta có bao hàm thức:
N Z Q R
( Toán học cao cấp tập 2, Nguyễn Đình Trí, 2007, trang 10)
Như vậy chúng ta cũng chú ý 2 không phải là số thập phân nhưng có thể biểu diễn
dưới dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn. Trong đoạn trích trên, tác giả dùng chữ “một
số TP vô hạn không tuần hoàn”, điều này có thể gây hiểu lầm rằng số ấy là số TP. Trong khi
đó chỉ là dạng viết TP của số vô tỉ.
Tóm lại, ta cần phân biệt giữa dạng viết thập phân của một số thực với số thực này.
Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể biểu diễn số thực dưới dạng liên phân số thông qua
số hữu tỉ (nghĩa là có thể nói liên phân số là dạng viết hữu tỉ của số thực).
1.4. Thứ tự không rời rạc của tập số thập phân và tính trù mật của nó trong
Q và R
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
- Quan hệ thứ tự:
Định nghĩa: Giả sử X là một tập hợp, S là một bộ phận của X x X . Thế thì S được gọi
là một quan hệ thứ tự trong X, nếu và chỉ nếu các điều kiện sau đây thỏa mãn:
1. (Phản xạ): Với mọi :a X aSa
2. (Phản đối xứng): Với mọi ,a b X nếu aSa và bSa thì a = b.
3. (Bắc cầu): Với mọi , ,a b c X nếu aSb và bSc thì aSc
Ta nói một tập X sắp thứ tự nếu trong X có một quan hệ thứ tự.
Tập X cùng một quan hệ thứ tự trên X gọi là một tập được sắp. Nếu với mọi ,a b X
đều có a b hoặc b a thì X gọi là được sắp tuyến tính (hay sắp toàn phần). Trong trường
hợp khác thì X gọi là được sắp bộ phận.
Tập con A của một không gian Mêtric X gọi là trù mật trong X nếu A X .
Từ các định nghĩa và các cách xây dựng tập số thập phân (D) hoặc bằng cách mở rộng
tập N hoặc bằng cách thu hẹp Q hay tập R (Brossseau 1987) đã chỉ rõ các tính chất đặc trưng
liên quan đến thứ tự của tập D so với N, Q và R.
Tập D phân biệt so với tập N bởi thứ tự không rời rạc.
Chẳng hạn “n là số liền sau của 17” có lời giải trong N, nhưng không có lời giải trong
D (Brossseau 1987, trang 449)
- Tập D là trù mật trong Q hay R
D trù mật trong Q và trù mật trong R vì với một sai số mong muốn cho trước, luôn
tồn tại một số thập phân mà khoảng cách từ số thập phân này đến số thực nhỏ hơn sai số đã
chọn (Brousseau, 1987, trang 450). Nghĩa là D R
1.5. Kết luận
• Các tính chất đặc trưng của số thập phân :
- Tập hợp số thập phân là một vành giao hoán có đơn vị với hai phép toán cộng và nhân.
Tập hợp số thập phân không phải là trường vì tồn tại những số thập phân không có
phần tử khả nghịch là số thập phân.
- Thứ tự trên tập hợp số thập phân là thứ tự không rời rạc (nghĩa là không có khái niệm
hai số thập phân kề nhau).
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
- Tập hợp số thập phân là trù mật trong Q và trù mật trong R : với mọi số thực cho
trước, luôn tồn tại 1 dãy các số thập phân hội tụ về số thực này.
• Số thập phân có thể viết dưới nhiều dạng viết. Chẳng hạn số thập phân 2,5 có các dạng
viết như sau:
- Dạng viết thập phân là 2,5.
- Dạng viết phân số là 5
2
(ví dụ khi giải phương trình 2x = 5).
- Dạng viết a là 6,25 (Ví dụ khi giải phương trình x2 = 6,25).
- Dạng viết 2 + sin30o (Dạng viết này có thể xuất hiện khi giải phương trình lượng giác).
- Dạng viết 1 11
1! 2!
(Dạng viết này có thể xuất hiện khi tính gần đúng số e từ khai triển
Mac Laurin 1 1 11 ...
1! 2! !
xe
n
).
• Các số hữu tỉ và vô tỉ đều có thể biểu diễn dưới dạng thập phân. Ví dụ: - 1
3
= 0,333 ... Đây
là dạng viết thập phân của số hữu tỉ.
- 2 = 1,4142 ...Đây là dạng viết thập phân của số vô tỉ.
• Chướng ngại liên quan đến việc lĩnh hội số thập phân :
Cấu trúc đại số và cấu trúc thứ tự rời rạc của tập hợp các số tự nhiên tạo nên một chướng
ngại khoa học luận và có thể là chướng ngại Didactic đối với việc lĩnh hội tập hợp số thập
phân.
Từ các nghiên cứu trên, làm cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu câu hỏi :
Q2: Mối quan hệ thể chế đối với đối tượng số thập phân trong chương trình hiện hành?
Dưới các ràng buộc của thể chế dạy học, học sinh có thể gặp những khó khăn gì khi học khái
niệm này? Những khó khăn nào có nguồn gốc tri thức luận? Những khó khăn nào gây ra do
sự lựa chọn Didactic của thể chế dạy học?
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Chương 2 :
MỐI QUAN HỆ THỂ CHẾ VỚI SỐ THẬP PHÂN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Để làm rõ trong thể chế dạy học Toán trung học phổ thông, chúng tôi buộc phải phân
tích mối quan hệ thể chế đối với đối tượng này trong thể chế dạy học Toán tiểu học và trung
học cơ sở. Bởi vì theo nghiên cứu sơ lược của Lê Thái Bảo Thiên Trung (2007) về chương
trình hiện hành thì đối tượng số thập phân cũng chỉ được tập trung nghiên cứu trong hai thể
chế tiểu học và trung học cơ sở. Như trong chương trình và sách giáo khoa chỉnh lí hợp nhất
chúng tôi giới hạn nghiên cứu của mình trên các vấn đề về cấu trúc đại số, thứ tự trong tập
hợp số thập phân và sự phân biệt giữa số thập phân với dạng viết thập phân.
Phân tích chương này chúng tôi dựa vào các sách giáo khoa và chương trình sau đây:
1. Chương trình toán tiểu học hiện hành (2000), Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đỗ Đình Hoan chủ biên (2007), sách giáo khoa Toán 5, NXBGD.
3. Đỗ Đình Hoan chủ biên (2006), sách bài tập Toán 5, NXBGD.
4. Đỗ Đình Hoan chủ biên (2006), sách giáo khoa Toán 4, NXBGD.
5. Đỗ Đình Hoan chủ biên (2006), sách bài tập Toán 4, NXBGD.
6. Đỗ Đình Hoan chủ biên (2007), sách giáo viên Toán 5, NXBGD.
7. Phan Đức Chính tổng chủ biên (2004), sách giáo khoa Toán 7, NXBGD.
8. Phan Đức Chính tổng chủ biên (2004), sách giáo viên Toán 7, NXBGD.
9. Đoàn Quỳnh tổng chủ biên (2006), sách đại số 10 nâng cao, NXBGD.
10. Đoàn Quỳnh tổng chủ biên (2006), sách giáo viên đại số 10 nâng cao, NXBGD.
2.1. Thể chế ở trường tiểu học
2.1.1. Ở cấp độ chương trình
Trong chương trình toán hiện hành các phép tính cộng trừ đã được đưa vào chương
trình ở lớp 1 và lớp 2 trong phạm vi các số tự nhiên bé hơn 100. Phép nhân và phép chia
được giảng dạy lần đầu ở lớp 3 trong phạm vi 100 và 1000. Ở đây phân số xuất hiện lần đầu
ở lớp 2 thông qua dạy bài 1
2
, số thập phân được chính thức giảng dạy ở lớp 5.
Liên quan đến số thập phân, chúng tôi tìm thấy những yêu cầu sau:
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Đối với số thập phân chương trình tiểu học yêu cầu nắm:
a) Khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Viết và chuyển đổi các số
đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
b) Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá ba
lần.
c) Phép nhân các số thập phân có tới ba tích riêng và phần thập phân của tích có không quá ba chữ
số.
d) Phép chia các số thập phân, trong đó số chia có không quá ba chữ số (cả phần nguyên và phần
thập phân), thương có không quá bốn chữ số, với phần thập phân của thương có không quá ba chữ
số.
e) Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, nhân một tổng với một số.
f) Thực hành tính nhẩm trong một số trường hợp đơn giản. Tính giá trị biểu thức số thập phân có
không quá ba dấu phép tính.
(Chương trình hiện tại, trang 17)
Như vậy, số thập phân chưa được nghiên cứu đầy đủ, thể chế chỉ giới hạn nghiên cứu
trên tập 3D (tập hợp các số thập phân có tối đa 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy).
2.1.2. Phân tích sách giáo khoa
A. Phần bài học:
- Ở sách giáo khoa lớp 5 người ta không định nghĩa chính thức số thập phân mà khái niệm số
thập phân được giới thiệu thông qua các ví dụ.
Khái niệm số thập phân được hình thành, giới thiệu thông qua các phân số thập phân
và việc đổi đơn vị độ dài như sau :
a) Từ bảng:
m dm cm mm
0 1
0 0 1
0 0 0 1
1 dm hay 1
10
m còn được viết thành 0,1m.
1 cm hay 1
100
m còn được viết thành 0,01 m.
1mm hay 1
1000
m còn được viết thành 0,001m.
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Các phân số thập phân 1
10
; 1
100
; 1
1000
được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.
0,1 đọc là: không phẩy một; 0,1 = 1
10
0,01 đọc là: không phẩy không một; 0,01 = 1
100
0,001 đọc là: không phẩy không không một; 0,001 = 1
1000
Các số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân.
Mối liên hệ giữa số thập phân và số tự nhiên cũng được hình thành thông qua việc đổi
đơn vị độ dài.
b) Từ bảng:
m dm cm mm
0 5
0 0 7
0 0 0 9
5 dm hay 5
10
m còn được viết thành 0,5 m.
7 cm hay 7
100
m còn được viết thành 0,07m.
9mm hay 9
100
m còn được viết thành 0,009m.
Các phân số thập phân 5
10
; 7
100
; 9
1000
được viết thành 0,5; 0,07; 0,009.
0,5 đọc là: không phẩy năm; 0,5 = 5
10
0,07 đọc là: không phẩy không bảy; 0,07 = 7
100
0,009 đọc là: không phẩy không không chín; 0,009 = 9
1000
Các số 0,5; 0,07; 0,009 cũng được gọi là số thập phân.
c) Từ bảng
m dm cm mm
2 7
8 5 6
0 1 9 5
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
2m7dm hay 72
10
được viết thành 2,7m;
2,7m đọc là: hai phẩy bảy mét.
8m56cm hay được viết thành 8,56m.
0m195mm được viết thành 0,195m.
Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân
cách bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu
phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ: 8,56
Phần nguyên Phần thập phân
8,56 đọc là : tám phẩy năm mươi sáu.
(Toán 5, Đỗ Đình Hoan chủ biên, NXBGD, 2007)
Nhận xét : Như Brousseau (1998) đã đề cập việc dạy học số thập phân cùng với việc
đọc số thập phân như sách giáo khoa đã lựa chọn nhấn mạnh trên sự tương đồng giữa số thập
phân và số tự nhiên, gây ra hậu quả là học sinh có khuynh hướng hiểu số thập phân chỉ là số
tự nhiên có thêm dấu phẩy.
Thứ tự trên số thập phân là một mục tiêu chính của chương trình toán 5 liên quan đến
dạy học toán 5.
Mục tiêu: Theo sách giáo vien lớp 5 thì mục tiêu của phần này là giúp học sinh biết
cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến
lớn (hoặc ngược lại)
(Toán 5, Sách giáo viên, trang 88)
B. Phần bài tập
Chúng tôi sẽ xem xét các kiểu nhiệm vụ theo 2 trục.
- Nhóm trục thứ nhất liên quan đến cấu trúc đại số.
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
- Nhóm trục thứ hai liên quan đến thứ tự trên số thập phân.
• Liên quan đến cấu trúc đại số : có các phép toán : cộng, trừ, nhân, chia.
Kĩ thuật để giải các kiểu nhiệm vụ liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
được quy về cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên rồi sau đó thực hiện việc đổi đơn vị hay thực
hiện quy tắc đặt dấu phẩy. Điều này càng nhấn mạnh trên sự tương đồng giữa số thập phân
và số tự nhiên.
Kiểu nhiệm vụ T1: Cộng số thập phân : Phép cộng hai số thập phân được đưa vào
chương trình thông qua ví dụ:
Ví dụ (ví dụ 1 trang 49 sách giáo khoa Toán 5): Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng
AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu
mét?
2,45m Ta phải thực hiện phép cộng
1,84m 1,84 + 2,45 = ?(m) 184
Ta có: 1,84m = 184 cm 245
2,45m = 245cm 429
429cm = 4,29m
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
1,84 . Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.
2,45 . Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các
4,29(m) số hạng.
Kĩ thuật cộng hai số thập phân cuối cùng được mô tả như sau :
Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột
với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
(Toán 5, trang 50)
Kiểu nhiệm vụ T2: Phép trừ
Tương tự như phép cộng 2 số thập phân.
Kĩ thuật phép trừ 2 số thập phân được mô tả :
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số
trừ, thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị
trừ, rồi trừ như trừ các số tự nhiên.
(Sách giáo khoa Toán 5, Đỗ Đình Hoan chủ biên , 2007 , NXBGD)
Kiểu nhiệm vụ T3: Nhân các số thập phân: Như đã nói các kĩ thuật này dựa trên các
kĩ thuật nhân các số tự nhiên.
a) Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
Muốn nhân một số thập phân vói một số tự nhiên ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu
phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
b) Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,…
Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, …ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số
đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.
c) Nhân một số thập phân với một số thập phân
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu
phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Chú ý: Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy
của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Kiểu nhiệm vụ T4: Chia số thập phân
Tương tự như kiểu nhiệm vụ T3, kĩ thuật chia các số thập phân được mô tả kĩ và cũng
dựa vào kĩ thuật chia 2 số tự nhiên.
Luận văn: Khái niệm số thập phân với học sinh THPT
Kết luận: Việc nghiên cứu cấu trúc đại số của tập hợp số thập phân càng làm tăng
thêm sự tương đồng của số thập phân và số tự nh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5129.pdf