MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ đồ thị
Mở đầu .........................................................................................................................1
Chương 1: Lý luận về thị trường hiệu quả và những thất bại của thị trường ..............4
1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo...........................................................................4
1.1.1
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? ..........................................................4
1.1.2 Tại sao thị trường cạnh tranh hoàn hảo lại hiệu quả? ...................................4
1.2 Một số khuyết tật của thị trường và tác động của nó đến nền kinh tế của một quốc
gia.................................................................................................................................8
1.2.1 Độc quyền ....................................................................................................8
1.2.1.1 Định nghĩa ...........................................................................................8
1.2.1.2 Tác động của độc quyền đến nền kinh tế ...........................................8
1.2.1.3 Chi phí xã hội của sức mạnh độc quyền ..............................................8
1.2.2 Các ngoại ứng............................................................................................10
1.2.2.1Các ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả ......................................10
1.2.3 Bất cân xứng thông tin ..............................................................................12
1.2.3.1 Thông tin là gì ?..................................................................................12
1.2.3.2 Tầm quan trọng của thông tin đối với các quyết định của nhà đầu tư 13
1.3 Thị trường hiệu quả ..........................................................................................14
1.3.1 Thị trường hiệu quả là gì? ..........................................................................14
1.3.2 Ba hình thức của thị trường hiệu quả .......................................................16
1
1.3.3 Vai trò của thị trường hiệu quả đối với nền kinh tế ..................................16
1.4 Thị trường chứng khoán ....................................................................................17
1.4.1 Khái niệm ...................................................................................................17
1.4.2 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán ..............................17
1.4.2.1 Các cơ quan quản lý của chính phủ ....................................................17
1.4.2.2 Các tổ chức tự quản ............................................................................17
1.4.3 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán .................................18
1.4.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán.....................................19
1.4.4.1 Chức năng của thị trường chứng khoán.............................................19
1.4.4.2 Vai trò của thị trường chứng khoán...................................................19
Chương 2: Thất bại thị trường ở Việt Nam hiện nay.................................................22
2.1 Thất bại của thị trường Việt Nam .......................................................................22
2.1.1 Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam ................................................................22
2.1.2 Đánh giá quốc tế về nền kinh tế Việt Nam ................................................23
2.1.3 Một số thất bại thị trường ở Việt Nam .......................................................24
2.1.3.1 Độc quyền ..........................................................................................24
2.1.3.2 : Các ngoại ứng tiêu cực ....................................................................26
2.1.3.3: Thông tin bất cân xứng......................................................................27
2.2 Thất bại của thị trường và sự phát triển của thị trường chứng khoán..................28
2.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam .......................................28
2.2.2 Thất bại của thị trường trên thị trường chứng khoán..................................29
2.2.2.1 Tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng khoán Việt
Nam............................................................................................................................29
2.2.2.2 Đánh giá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam................30
2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam...........30
2.2.2.2.2 Chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...31
2.2.2.2.3 Khâu tổ chức quản lý của các tổ chức công bố thông tin ..........33
2
2.2.2.3 Biểu hiện bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
....................................................................................................................................33
Chương 3 : Khắc phục bất hòan hảo của thị trường nhằm xây dựng thị trường hiệu quả
nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng ................................................40
3.1 Xây dựng thị trường hiệu quả..............................................................................40
3.2 Khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin và xây dựng thị trường vốn hiệu quả
....................................................................................................................................42
3.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng thị trường vốn hiệu quả ...................................42
3.2.2 Một số giải pháp xây dựng thị trường vốn hiệu quả ở Việt Nam ..............43
3.2.2.1 Chất lượng thông tin ..........................................................................43
3.2.2.2 Thời gian và cách thức công bố thông tin .........................................47
3.2.2.3 Giải quyết vấn đề nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...50
Kết luận......................................................................................................................54
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................56
Phụ lục .......................................................................................................................58
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APEC (The Asia – Pacific Economic Cooperation) : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á
Thái Bình Dương.
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội.
WTO(World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới.
FDI( Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
WEF(World Economic Forum) : Diễn đàn kinh tế thế giới.
FII(Foreign indirect Investment): Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
UBCKNN : Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
TTCK : Thị Trường Chứng Khoán.
TTGDCK : Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán.
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1: Tình hình niêm yết từ năm 2000 đến hết 31/12/2006....................28
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
1 Hình 1.1 : Cân bằng cung cầu thị trường .........................................................4
2. Hình 1.2 : Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.......................................6
3. Hình 1.3 : Sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do kiểm soát
..........................................................................................................................6
4. Hình 1.4 : Tác động của kiểm soát giá khi cầu không co giãn.........................8
5. Hình 1.5 : Phần mất không do sức mạnh độc quyền ........................................9
6. Hình 1.6 : Chi phí ngoại sinh..........................................................................11
5
MỞ ĐẦU
Y@Z
Tính cấp thiết của đề tài:
Nổ lực của Chính phủ các nước trên thế giới đều nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, đem lại sự thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho con người đang sống trong quốc gia
đó. Sự phát triển về kinh tế xã hội của một quốc gia không nằm ngoài xu hướng phát
triển chung của toàn cầu. Vì vậy, việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia luôn gắn liền với việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể
theo kịp, đứng vững và tận dụng cơ hội trong quá trình hội nhập, mỗi quốc gia đều phải
dần dần hoàn thiện các khiếm khuyết thị trường của mình bằng những cải tổ, điều
chỉnh khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc gia đó.
Việt Nam, một đất nước mà trong những năm qua với những nổ lực không
ngừng của toàn Đảng, toàn dân trong việc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, đã là
tâm điểm của không ít các nhà đầu tư từ các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng những
thành tựu mà Việt Nam đạt được chỉ mới là những bước đầu tiên của quá trình phát
triển. Thời điểm hiện nay chính là lúc mà Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
khi gia nhập kinh tế thế giới. Vẫn còn tồn tại nhiều khuyết tật thị trường mà Chính Phủ
Việt Nam cần phải giải quyết nhằm tiến tới xây dựng một nền kinh tế thị trường, một
thị trường hiệu quả - thị trường mà ở đó nhu cầu của con người được thỏa mãn ngày
càng cao, phúc lợi xã hội tối đa, nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả….
Với những kiến thức đã được các giảng viên tận tình truyền đạt trong suốt
những năm ngồi ở ghế nhà trường và thực tế về nền kinh tế xã hội của Việt Nam, tôi
chọn nghiên cứu đề tài “Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị
trường hiệu quả ở Việt Nam ” với mong muốn đóng góp phần nhỏ nhoi vào sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
6
Mục tiêu nghiên cứu:
Làm rõ mối quan hệ giữa thị trường hoàn hảo và tính hiệu quả của thị trường
Tìm hiểu và phân tích các thất bại của thị trường nói chung và thị trường chứng
khoán nói riêng ở Việt Nam.
Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những thất bại của thị trường
tiến tới xây dựng một thị trường hiệu quả đồng thời đưa ra các đề xuất để có thể tạo
tính hiệu quả cho thị trường vốn với mục tiêu phát triển TTCK, tạo kênh thu hút vốn
chủ yếu và bền vững cho nền kinh tế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thất bại trên thị trường nói chung và thất bại trên thị trường
chứng khoán nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu là thị trường nói chung và thị trường chứng khoán ở Việt
Nam trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để thấy rõ những thất bại
của thị trường – nguyên nhân gây ra tính không hiệu quả cho thị trường – qua đó đưa ra
các giải pháp nhằm khắc phục những thất bại đó và tiến tới xây dựng một thị trường
hiệu quả.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Lý thuyết về thị trường hoàn hảo, thị trường hiệu quả đã được các nhà kinh tế
nghiên cứu, đưa vào các mô hình toán học nhằm chỉ ra tính phi hiệu quả của thị trường
tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Đề tài dựa trên những lập
luận của các lý thuyết nhằm tìm ra những mấu chốt gây nên tính phi hiệu quả cho thị
trường ở Việt Nam từ đó có giải pháp khả thi để khắc phục những điểm yếu này.
Những điểm nổi bậc của luận văn
Làm rõ mối quan hệ giữa thị trường hoàn hảo và tính hiệu quả của thị trường
Xác định, phân tích những yếu tố làm cho thị trường ở Việt Nam phi hiệu quả
đó là những thất bại thị trường.
7
Đề xuất những giải pháp khả thi, thiết thực để khắc phục những thất bại đó
nhằm xây dựng thị trường hiệu quả nói chung và phát triển thị trường chứng khoán nói
riêng.
Kết cấu của luận văn
Chương 1 : Lý luận về thị trường hiệu quả và những thất bại của thị trường
Chương 2 : Thất bại thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Khắc phục bất hoàn hảo của thị trường nhằm xây dựng thị trường
hiệu quả nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng.
Với rất nhiều cố gắng để có thể áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề thực tiễn của
thị trường Việt Nam nhưng do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm còn hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
luôn là sự bổ sung kiến thức qúy báu cho bản thân tác giả. Tôi xin chân thành cám ơn.
8
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ
NHỮNG THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG
1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1.1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?
Thị trường là tập hợp những người mua và bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến
khả năng trao đổi.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có nhiều người bán và người
mua một loại hàng hóa nên không một người mua và người bán riêng lẻ nào có thể tác
động tới giá của hàng hóa đó được. Giá được xác định bởi các lực lượng cung cầu của
thị trường. Các hãng riêng lẻ lấy giá thị trường để quyết định số lượng sản phẩm được
sản xuất và bán, người tiêu dùng cũng lấy giá đó để quyết định lượng mua.
Giá thị trường trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xác định theo sơ đồ sau
Hình 1.1 : Cân bằng cung cầu thị trường
1.1.2 Tại sao thị trường cạnh tranh hoàn hảo lại hiệu quả?
Số lượng
D
Po
Giá
Qo
S
9
Trả lời câu hỏi này thông qua việc đánh giá chính sách của chính phủ - thặng dư
tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Phương pháp đánh giá là tính toán sự thay đổi của
thặng dư tiêu và thặng dư sản xuất do sự can thiệp gây ra. Trong một thị trường không
bị điều tiết, người tiêu dùng và người sản xuất mua và bán theo giá hiện hành trên thị
trường. Nhưng đối với một số người tiêu dùng thì giá trị của hàng hóa cao hơn giá thị
trường và những người này sẽ trả cao hơn cho hàng hóa nếu họ phải trả. Thặng dư tiêu
dùng là tổng lợi ích hay giá trị mà người tiêu dùng thu được vượt quá giá mà họ chỉ trả
cho hàng hóa.
Đối với toàn thể người tiêu dùng, thặng dư tiêu dùng là diện tích phần nằm giữa
đường cầu và đường giá thị trường. Bởi vì thặng dư tiêu dùng đo lường tổng lợi ích
ròng của người tiêu dùng, chúng ta có thể đo lường phần lợi hoặc khoản thiệt hại đối
với người tiêu dùng do can thiệp của chính phủ gây ra bằng cách đo lường sự thay đổi
của thặng dư tiêu dùng.
Thặng dư sản xuất là một thước đo tương tự đối với các nhà sản xuất. Có vài nhà
sản xuất sản xuất ra sản phẩm với mức chi phí đúng bằng giá thị trường. Tuy nhiên các
đơn vị hàng hóa khác có thể được sản xuất với chi phí thấp hơn giá thị trường, các đơn
vị hàng hóa đó tiếp tục được sản xuất và bán ra cho dù giá thị trường thấp hơn. Do đó,
người sản xuất được hưởng một khoản lợi ích thặng dư bán các đơn vị hàng hóa đó.
Đối với mỗi đơn vị hàng hóa, khoản thặng dư bằng hiệu giữa giá thị trường mà người
sản xuất thu được và chi phí biên để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Đối với toàn bộ thị trường, thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm phía trên đường
cung tới giá thị trường. Đó là phần lợi mà các nhà sản xuất có chi phí thấp được hưởng
khi bán theo giá thị trường. Bởi vì thặng dư sản xuất đo lường tổng lợi ích ròng của
người sản xuất đó chúng ta có thể đo lường phần lợi và thiệt hại đối với người sản xuất
do sự can thiệp của chính phủ bằng cách đo lường sự thay đổi của thặng dư sản xuất.
Chú thích Hình 1.2 (dưới) : Người tiêu dùng A sẽ trả 10USD cho hàng hóa mà giá thị
trường của nó là 5USD và do đó hưởng một lợi ích là 5 USD. Người tiêu dùng B
hưởng lợi ích là 2 USD và người tiêu dùng C đánh giá lợi ích hàng hóa đúng bằng giá
10
thị trường không được hưởng chút lợi ích nào. Thặng dư tiêu dùng để đo lường tổng lợi
ích của tất cả người tiêu dùng là phần diện tích có các hình sao nằm giữa đường cầu
và giá thị trường.
Thặng dư sản xuất đo lường tổng lợi nhuận của các nhà sản xuất và lợi tức của các yếu
tố sản xuất. Đó là diện tích nằm giữa đường cung và giá thị trường. Cùng nhau, thặng
dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất đo lường ích lợi của thị trường cạnh tranh.
Giá
Hình 1.2 : Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
Để thấy thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được sử dụng như thế nào để
đánh giá chính sách của chính phủ , xem xét ví dụ về kiểm soát giá của chính phủ.
S
thặng dư tiêu
dùng
$10
$7
$5
ng
t/dùn
ười
g A
người
t/dùng B
người
t/dùng C
Số lượng
DTh/dư
sản xuất
mất không
giá
S
B
C
po
A
Pmax
D
11
Q1 Q0 Q2 Số lượng
Hình 1.3 : Sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do kiểm soát
giá : Giá hàng hoá được điều tiết không được cao hơn Pmax giá này thấp hơn giá thị
trường P0. Phần lợi của người tiêu dùng là hiệu số giữa hình chữ nhật A và tam giác B.
Phần thiệt hại của người sản xuất là tổng của hình chữ nhật A và tam giác C. Hình tam
giác B và C cùng nhau đo lường phần mất không do kiểm soát giá
Giả sử chính phủ cho rằng Po là quá cao và ra lệnh rằng giá không thể cao hơn
một mức giá trần tối đa cho phép ký hiệu là Pmax. Kết quả là tại mức giá thấp hơn này
các nhà sản xuất sẽ sản xuất ít đi và cung sẽ là Q1. Mặt khác , tại mức giá thấp này,
những người tiêu dùng sẽ đòi hỏi lượng hàng hóa lớn hơn, họ muốn mua 1 lượng Q2.
Vậy là cầu vượt quá cung và xuất hiện tình trạng thiếu hụt được gọi là trạng thái thặng
dư của cầu. Những nhà sản xuất chịu thiệt hại - họ nhận được giá thấp hơn và một số
trong họ rời bỏ ngành sản xuất đã cho.
Một số người tiêu dùng đã bị loại khỏi thị trường vì sự kiểm soát giá đó, và
lượng bán giảm từ Q0 xuống Q1. Những người tiêu dùng mà vẫn có thể mua được hàng
hóa thì mua được ở mức giá thấp và do đó hưởng một sự gia tăng trong thặng dư tiêu
dùng, phần gia tăng này được biểu diễn bằng chũ nhật A. Tuy vậy vài người tiêu dùng
khác lại không thể mua được hàng hóa. Sự thiệt hại về thặng dư tiêu dùng của họ được
biểu diễn bởi tam giác in đậm B. Do vậy sự thay đổi ròng trong thặng dư tiêu dùng sẽ
là A-B. Trong hình 1.3 hình chữ nhật A lớn hơn tam giác B do vậy sự thay đổi ròng
trong thặng dư tiêu dùng là số dương.
Những người sản xuất mà vẫn còn trên thị trường và sản xuất Q1 sẽ nhận được
mức giá thấp hơn. Họ bị mất một lượng thặng dư sản xuất bằng hình chữ nhật A. Tuy
nhiên , tổng sản lượng cũng giảm. Điều này biểu diễn sự mất mát thêm một phần thặng
dư sản xuất bằng tam giác C. Do đó tổng thay đổi trong thặng dư sản xuất là –A-C. Rõ
ràng người sản xuất cũng bị thiệt hại do việc kiểm soát giá.
12
Vậy, liệu thiệt hại của người sản xuất có bù đắp được phần lợi ích của người tiêu
dùng hay không? Qua sơ đồ và phân tích trên ta thấy kiểm soát giá dẫn đến sự mất mát
ròng trong tổng thặng dư, mà ta gọi phần mất mát này là phần mất không. Vì thặng dư
tiêu dùng thay đổi là A-B và sự thay đổi của thặng dư sản xuất lá A-C do đó tổng thặng
dư thay đổi là (A-B)+(-A-C)= -B-C. Như vậy ta bị mất không một lượng cho bởi hai
tam giác B và C. Phần mất không này là do tính không hiệu quả của kiểm soát giá gây
ra.
Trong trường hợp đường cầu không co dãn, kiểm soát giá có thể dẫn tới mất mát
của thặng dư tiêu dùng. Theo hình bên dưới Hình 1.4 : tam giác B (thể hiện sự mất mát
trong thặng dư tiêu dùng của những người bị loại khỏi thị trường) lớn hơn hình chữ
nhật A ( biểu diễn phần lợi của những người tiêu dùng có thể mua hàng hóa). Ở đây
người tiêu dùng đánh giá rất cao giá trị của hàng hoá, do đó những người tiêu dùng bị
loại khỏi thị trường bị thiệt hại lớn.
A C
B
Q1 Q2 Số lượng
po
Pmax
giá
Hình 1.4 : Tác động của kiểm soát giá khi cầu không co giãn : Nếu cầu không co
giãn, tam giác B có thể lớn hơn hình chữ nhật A. Trong trường hợp này, người tiêu
dùng bị thiệt hại bởi kiểm soát giá
1.2 Một số khuyết tật của thị trường và tác động của nó đến nền kinh tế của một
quốc gia:
1.2.1 Độc quyền
1.2.1.1 Định nghĩa :
13
Độc quyền gồm có 2 loại độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán là
thị trường chỉ có một người bán nhưng nhiều người mua. Độc quyền mua là tình huống
ngược lại - một thị trường với nhiều người bán song chỉ có một người mua. Độc quyền
thuần túy là rất hiếm, phổ biến là các trường hợp một số hãng cạnh tranh nhau trong
một thị trường.
1.2.1.2 Tác động của độc quyền đến nền kinh tế :
Chính vì nhà độc quyền bán là người duy nhất sản xuất sản phẩm nên họ kiểm
soát giá trên thị trường. Cụ thể là sản lượng của nhà độc quyền sẽ thấp hơn và giá độc
quyền sẽ cao so với sản lượng và giá cạnh tranh. Điều này sẽ tạo ra một chi phí cho xã
hội vì có ít người tiêu dùng hơn mua được sản phẩm và những ai mua được sản phẩm
phải trả giá cao hơn.
Thị trường độc quyền không có đường cung. Nói cách khác, không có mối liên
hệ 1-1 giữa giá và số lượng hàng sản xuất(trang 365)
1.2.1.3 Chi phí xã hội của sức mạnh độc quyền:
Trong thị trường cạnh tranh, giá bằng chi phí biên, còn khi có sức mạnh độc
quyền giá cao hơn chi phí biên. Vì sức mạnh độc quyền dẫn đến giá cao hơn và sản
lượng bị giảm, điều đó có thể làm cho hãng tốt hơn và người tiêu dùng sẽ tồi đi. Nhưng
giả sử chúng ta đánh giá phúc lợi của người tiêu dùng như của người sản xuất. Liệu sức
mạnh độc quyền có phải làm cho người tiêu dùng và người sản xuất về tổng thể tốt hơn
hoặc tồi đi hay không? Để trả lời câu hỏi này ta so sánh thặng dư tiêu dùng và thặng dư
sản xuất khi một ngành cạnh tranh sản xuất ra hàng hóa với thặng dư tiêu dùng và
thặng dư sản xuất khi nhà độc quyền cung cấp hàng hóa cho toàn bộ thị trường. Tham
khảo hình 1.5
14
AR
Pm
Phần thặng dư tiêu dùng bị mất
Số lượng Qm Qc
MR
MC
Phần mất không
Pc
B
C
A
Hình 1.5 : Phần mất không do sức mạnh độc quyền : Hình tam giác sẫm và các hình
thang mô tả sự thay đổi về thặng dư người tiêu dùng và thặng dư nhà sản xuất khi
chuyển từ các giá cạnh tranh Pc và sản lượng cạnh tranh Qc sang giá và sản lượng độc
quyền Pm và Qm . Vì giá cao, người tiêu dùng sẽ mất đi A + B và nhà sản xuất lợi A-C,
phần thiệt hại xã hội là - B – C.
Hình 1.5 biểu diễn các đường doanh thu bình quân, doanh thu biên và đường chi phí
biên của nhà độc quyền. Để tối đa hóa lợi nhuận hãng cần sản xuất một lượng tại điểm
mà ở đó doanh thu biên bằng chi phí biên, giá và sản lượng tương ứng là Pm và Qm.
Trong thị trường cạnh tranh giá phải bằng chi phí biên, giá và sản lượng cạnh tranh
tương ứng là Pc và Qc tìm được tại điểm giao nhau giữa đường doanh thu bình quân
(cầu) và đường chi phí biên. Xem xét thặng dư sẽ thay đổi như thế nào nếu chúng ta
chuyển từ giá và sản lượng cạnh tranh sang giá và sản lượng độc quyền.
Trong tình trạng độc quyền, giá cao hơn và người tiêu dùng sẽ mua ít đi. Vì giá
cao hơn, những người tiêu dùng mua hàng hóa mất đi lượng thặng dư bằng lượng cho
15
trong hình chữ nhật A. Những người tiêu dùng có thể mua ở giá Pc nhưng không mua
được ở giá Pm sẽ mất đi lượng thặng dư bằng hình tam giác B. Toàn bộ lượng thặng dư
mất đi của người tiêu dùng là A+B. Nhà sản xuất tuy thế sẽ nhận được hình thang A do
bán với giá cao hơn nhưng mất đi hình thang C. Tổng thặng dư đối với nhà sản xuất
thay đổi là A-C. Như vậy lấy phần thặng dư của nhà sản xuất trừ phần mất đi của người
tiêu dùng ta có phần mất không của xã hội là –B-C. Ngay cả khi nếu lợi nhuận của nhà
độc quyền bị đánh thuế và phân phối lại cho người tiêu dùng đã mua của nhà độc
quyền thì vẫn xuất hiện sự phi hiệu quả vì sản lượng vẫn thấp hơn so với mức sản
lượng trong cạnh tranh. Phần mất không chính là chi phí xã hội của tính không hiệu
quả đó.
1.2.2 Các ngoại ứng:
Các ngoại ứng có thể phát sinh giữa những người sản xuất với nhau, giữa những
người tiêu dùng với nhau, hoặc giữa cả hai. Các ngoại ứng có thể là tiêu cực – khi hành
động của bên này gây ra chi phí cho bên kia - hoặc tích cực – khi hành động bên này
đem lại lợi ích cho bên kia .
1.2.2.1Các ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả :
Vì các ngoại ứng không được phản ánh trong giá thị trường nên chúng có thể là
nguyên nhân gây ra tính phi hiệu quả kinh tế.
Để thấy tại sao, chúng ta lấy ví dụ về nhà máy luyện kim thải chất thải xuống
dòng sông. Hình 1.6b biểu thị các đường cung, cầu thị trường trong thị trường cạnh
tranh, giả định rằng tất cả các nhà máy luyện kim đều gây ra các ngoại ứng tương tự.
Chúng ta giả định rằng hãng có hàm sản xuất với các đầu vào được kết hợp theo
những tỷ lệ cố định, do đó nó không thể thay đổi các kết hợp đầu vào của mình; ô
nhiễm chỉ có thể giảm xuống bằng cách giảm sản lượng. Chúng ta sẽ phân tích bản chất
của ngoại ứng theo hai bước :
Thứ nhất, khi chỉ một nhà máy luyện kim gây ô nhiễm
Và sau đó là tất cả các nhà máy luyện kim đều gây ô nhiễm theo cùng một cách.
16
(hình 18.1 trang 668)
(a) (b)
giá
Sản lượng
MSC1
S =MC1
MEC1
giá
Sản lượng
của hãng
p*
P1
Hình 1.6 : Chi phí ngoại sinh : Khi có các ngoại ứng tiêu cực, chi phí xã hội biên
MSC cao hơn chi phí tư nhân MC. Chênh lệch đó chính là chi phí ngoại sinh biên
MEC. Trong trường hợp (a), hãng tối đa được lợi nhuận khi sản xuất q1 khi giá bằng
MC. Lượng sản phẩm hiệu quả là q*, tại đó giá cả bằng MSC. Trong trường hợp (b),
sản lượng cạnh tranh của ngành là Q1 tại điểm giao giữa đường cung của ngành MC1
và đường cầu D. Tuy vậy, sản lượng hiệu quả Q* nhỏ hơn tại điểm giao giữa đường
cầu và đường chi phí biên xã hội MSC
Giá thép P1 tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu trong hình 1.6b. Đường
MC ở Hình 1.6a là chi phí sản xuất biên của một hãng điển hình. Hãng tối đa hóa lợi
nhuận bằng cách sản xuất ở q1, ở đó chi phí biên bằng giá (bằng giá vì hãng coi giá là
đã cho trước). Nhưng khi sản lượng của hãng thay đổi thì chi phí ngoại sinh gây ra cho
ngư dân ở hạ lưu cũng thay đổi. Chi phí ngoại sinh này được biểu thị bằng đường chi
phí ngoại sinh biên (MEC) ở Hình 1.6a. Đường này dốc lên đối với hầu hết các dạng ô
nhiễm vì khi hãng sản xuất thêm sản lượng và xả thêm chất thải xuống sông thì những
thiệt hại tăng thêm đối với ngành đánh cá cũng tăng lên.
Trên quan điểm xã hội, hãng đang sản xuất quá nhiều. Sản lượng hiệu quả là
mức ở đó giá bằng chi phí xã hội biên của sản xuất. Chi phí biên của sản xuất cộng chi
phí ngoại sinh biên của việc xả thải. Ở Hình 1.6a, đường chi phí xã hội biên được xác
định bằng cách cộng chi phí biên và chi phí ngoại sinh biên tại mỗi mức sản lượng
( nghĩa là MSC = MC + MEC). Đường chi phí xã hội biên MSC cắt đường giá ở sản
của hãng
P
MSC
MC
MEC
t
q* q1
D
q* 1 q
17
lượng q*. Vì trong trường hợp này chỉ có một nhà máy thải chất thải xuống sông nên
giá thị trường của sản phẩm là không đổi. Nhưng hãng sản xuất quá nhiều (q1 thay vì
q*) và gây ra quá nhiều chất thải.
Ở Hình 1.6b, đường chi phí biên MC1 là đường cung của ngành. Chi phí ngoại
sinh biên tương ứng với sản lượng của ngành. MEC1, được xác định bằng cách cộng
chi phí biên của từng người bị gây thiệt ở mỗi mức sản lượng. Đường MSC1 biểu thị
tổng của chi phí sản xuất biên và chi phí ngoại sinh biên của tất cả các hãng luyện kim.
Do đó MSC1 = MC1 + MEC1
Khi có ngoại ứng, mức sản lượng của ngành có hiệu quả không? Hình 1.6b cho
thấy mức sản lượng hiệu quả của ngành là mức sản lượng mà ở đó lợi ích biên của mỗi
đơn vị sản lượng tăng thêm bằng chi phí xã hội biên. Vì đường cầu biểu thị lợi ích biên
của người tiêu dùng nên sản lượng hiệu quả là Q*, đạt tại giao điểm của đường chi phí
xã hội biên MSC1 và đường cầu D . Nhưng mức sản lượng cạnh tranh của ngành là ở
Q1, đạt tại giao điểm của đường cầu và đường cung MC1. Rõ ràng sản lượng của ngành
là quá cao.
Như vậy chúng ta có thể thấy được tính phi hiệu quả này là do việc định giá sản
phẩm không chính xác. Giá sản phẩm ở Hình 1.6b là quá thấp – nó phản ánh chi phí
tư nhân biên của việc sản xuất của hãng, chứ không phải là chi phí xã hội biên. Chỉ ở
mức giá P* cao hơn thì các hãng luyện kim sẽ sản xuất mức sản lượng hiệu quả.
Cái giá phải trả đối với xã hội của tính phi hiệu quả này là gì? với mỗi đơn vị
sản xuất cao hơn Q*, các giá đối với xã hội là chênh lệch giữa chi phí xã hội biên và lợi
ích biên. Do đó, tổng chi phí xã hội được biểu thị ở Hình 1.6b là tam giác giới hạn bởi
MSC1, D, sản lượng Q1.
1.2.3 Bất cân xứng thông tin:
Trong nền kinh tế, bất cân xứng thông tin xảy ra khi một bên giao dịch có những
thông tin liên quan trong khi bên kia không có. Điển hình là người bán biết nhiều thông
tin về sản phẩm hơn người mua, tuy nhiên, nó cũng có thể là ngược lại người mua biết
nhiều thông tin hơn người bán.
18
1.2.3.1 Thông tin là gì ?
Thông tin là những tin tức và dữ liệu giúp người tiếp nhận hiểu biết hơn về vấn
đề quan tâm.
Tin tức là những thông điệp phản ánh sự kiện mới mẻ và mang tính thời sự. Dữ
liệu đó là các kết quả thống kê, hồ sơ, tài liệu, điều tra tổng hợp hay phân tích
1.2.3.2 Tầm quan trọng của thông tin đối với các quyết định của nhà đầu tư
Thông tin tạo ra sự chênh lệch giữa lợi ích về kết quả khi chưa có thông tin và
khi đã có thông tin. Thông tin có giá trị ở mức độ nào tùy thuộc vào nguồn cung cấp,
thời gian tiếp nhận thông tin và khả năng xử lý thông tin của người tiếp nhận. Kết quả
đạt được từ thông tin được đo lường bằng tỷ số thông tin hậu nghiệm ( là tỷ số giữa tỷ
suất sinh lợi thặng dư (được tính hàng năm) so với rủi ro thặng dư (được tính hằng
năm)).
Thông tin là tài sản có giá trị sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội nếu được khai thác tốt. Thông tin đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác giúp dự báo chính
xác, loại trừ rủi ro trong việc ra quyết định, khai thác tốt nhất cơ hội được gọi là thông
tin hoàn hảo.
Trong thực tế, hiếm khi có thông tin hoàn hảo vì việc thu thập cực kỳ khó khăn,
đòi hỏi nhiều chi phí , thời gian và mặt khác là do trình độ nhận thức hạn chế của người
tiếp nhận nó. Những thông tin đem lại mức độ thỏa mãn cao cho người tiếp nhận gọi là
thông tin hữu hiệu. Ngược lại với thông tin hữu hiệu là thông tin sai lệch làm người tiếp
nhận lúng túng đưa ra quyết định sai.
Thông tin là môt yếu tố đầu vào quan trọng đối với bất cứ quyết định nào của
nhà đầu tư hay những chủ thể tham gia trên thị trường. Đối với nhà quản trị thông tin
có tác động đến quyết định đầu tư, tài trợ, quyết định phân phối cổ tức. Trên thị trường
nếu một bên của giao dịch không có thông tin chính xác về giá trị thị trường hoặc chất
lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ không hoạt động hiệu quả. Việc thiếu thông
tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài sản phẩm và quá ít những
19
sản phẩm khác. Trong những trường hợp khác, một số người tiêu dùng có thể không
mua sản phẩm mặc dù họ được lợi nếu mua, t._.rong khi đó một số người tiêu dùng khác
lại mua sản phẩm làm cho họ bị thiệt.
Xét về mặt chất lượng hàng hóa trên thị trường thì việc thiếu thông tin sẽ dẫn
đến việc loại bỏ dần những sản phẩm tốt ra khỏi thị trường. Xét về mặt phân bổ nguồn
lực thì thông tin không chính xác, không đầy đủ sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực
không hiệu quả trong nền kinh tế. Mỗi một trong các vướng mắc về thông tin này có
thể dẫn đến sự phi hiệu quả của thị trường cạnh tranh.
Tóm lại :Có nhiều thất bại của thị trường để dẫn tới thị trường không hiệu quả.
Theo lý luận trên, sự can thiệp của chính phủ là một thất bại của thị trường trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh canh không
hoàn hảo với những thất bại của nó thì sự can thiệp của chính phủ hoàn toàn có thể đưa
đến một thị trường hiệu quả. Một thị trường hoàn hảo sẽ dẫn đến tính hiệu quả của thị
trường. Có thể tóm lại những yếu tố cho một thị trường hiệu quả đó là :
+ Có đối tượng đầu tư hấp dẫn
+ Thông tin đầy đủ
+ Thanh khoản thị trường
+ Công bằng trong thị trường
+ Chi phí thấp
1.4 Thị trường hiệu quả:
1.3.1 Thị trường hiệu quả là gì?
Ở phần trên, ta đã biết các yếu tố cho một thị trường hiệu quả. Tất cả các yếu tố trên
hổ trợ cho việc thông tin được phản ánh một cách đầy đủ, chính xác vào giá cả của
hàng hóa. Như vậy thì khi nào thị trường hiệu quả hay dấu hiệu cho biết thị trường hiệu
quả?
Thị trường hiệu quả là thị trường mà ở đó giá cả phản ánh đầy đủ các thông tin liên
quan đến hàng hóa.
20
Thị trường vốn hiệu quả là gì? Không nằm ngoài khái niệm thị trường hiệu quả, thị
trường vốn hiệu quả là thị trường trong đó giá chứng khoán điều chỉnh nhanh chóng để
nắm bắt được các thông tin mới, vì thế giá hiện hành của chứng khoán phản ánh tất cả
các thông tin về chứng khoán. Các giả định về một thị trường vốn hiệu quả :
+ Điều quan trọng cốt yếu đầu tiên về một thị trường hiệu quả yêu cầu rằng có
một lượng lớn các thành viên tham gia biết tối đa hóa lợi nhuận bằng cách phân tích.
+ Các thông tin liên quan tới chứng khoán đến được với thị trường một cách
ngẫu nhiên.
+ Các nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận điều chỉnh giá chứng khoán một cách
nhanh chóng để phản ánh tác động của thông tin mới.
Sự kết hợp giả định (1) và (2) cho thấy rằng thị trường thông tin hiệu quả yêu
cầu đạt được một khối lượng giao dịch với một số lượng lớn các nhà đầu tư giao dịch
cạnh tranh lẫn nhau thì sẽ có một sự điều chỉnh giá nhanh chóng hơn làm cho thị
trường hiệu quả hơn
+ Vì giá chứng khoán điều chỉnh theo tất cả các thông tin mới nên giá của những
chứng khoán này sẽ phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và được công bố rộng rãi ở
mọi thời điểm. Vì thế mà giá chứng khoán được biết đến ở bất cứ thời điểm nào cũng
sẽ là một phản ánh không thiên lệch của tất cả thông tin sẵn có hiện thời, và trong giá
chứng khoán đã bao gồm rủi ro của việc nắm giữ chứng khoán. Vì thế trong một thị
trường hiệu quả nhà đầu tư mua chứng khoán ở mức giá thông tin hiệu quả sẽ nhận
được một tỷ suất sinh lợi phù hợp với rủi ro gánh chịu từ chứng khoán.
Theo nghiên cứu của Maurice Kendall- một nhà thống kê người Anh thì giá cả
không theo chu kỳ có thể dự báo trước mà nó đi theo một bước ngẫu nhiên. Bởi vì, nếu
các thay đổi giá cả quá khứ có thể được sử dụng để dự đoán các thay đổi giá cả tương
lai, các nhà đầu tư có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi dễ dàng. Nhưng trong các thị trường
cạnh tranh, việc thu được tỷ suất sinh lợi dễ dàng sẽ không kéo dài. Khi các nhà đầu tư
cố gắng tận dụng thông tin về giá cả quá khứ, giá cả điều chỉnh ngay lập tức cho đến
khi siêu tỷ suất sinh lợi từ việc nghiên cứu các chuyển động giá cả trong quá khứ biến
21
mất. Kết quả là tất cả thông tin về giá cả quá khứ sẽ được phản ánh trong giá cổ phần
ngày hôm nay chứ không phải trong giá ngày mai. Các mẫu mực trong giá cả sẽ không
tồn tại nữa và các thay đổi giá cả trong một thời kỳ sẽ độc lập với các thay đổi trong kỳ
kế tiếp.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp cần xác định thị trường có hiệu quả hay
không bằng phép kiểm định ví dụ như lý thuyết dự báo tỷ giá , thị trường hiệu quả và
đầu cơ thì việc xác định thị trường có hiệu quả hay không rất quan trọng bởi vì trong
thị trường không hiệu quả tồn tại tỷ suất lợi nhuận vượt mức do sử dụng thông tin khi
thực hiện các vị thế trong thị trường ngoại hối. Với một mức độ rủi ro cho sẵn, tỷ suất
lợi nhuận vượt mức bằng với tỷ suất lợi nhuận thực sự trừ đi tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng
nếu như tất cả các thông tin có được liên quan đến tài sản đã sử dụng để xác định giá cả
của tài sản đó. Bởi vì nhận dạng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng khi đánh giá thị trường có
hiệu quả hay không là một việc làm cần thiết cho nên những kiểm định thị trường hiệu
quả là quan trọng.
1.3.2 Ba hình thức của thị trường hiệu quả :
Các nhà kinh tế thường định nghĩa ba mức độ của thị trường hiệu quả, được
phân biệt bởi mức độ thông tin đã phản ánh trong giá chứng khoán.
- Hình thức hiệu quả yếu : giá cả phản ánh thông tin đã chứa đựng trong hồ
sơ giá cả quá khứ. Nếu các thị trường hiệu quả ở mức yếu thì không thể tạo
được các siêu tỷ suất sinh lợi liên tục bằng cách nghiên cứu tỷ suất sinh lợi
quá khứ. Giá cả theo một bước ngẫu nhiên.
- Hình thức hiệu quả vừa phải : Mức độ hiệu quả thứ hai đòi hỏi giá cả phản
ánh không chỉ giá cả quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố
khác, như là thông tin có thể có được do đọc các báo chí về tài chính . Nếu
các thị trường hiệu quả ở mức vừa phải, giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức
trước các thông tin công cộng như là việc công bố tỷ suất sinh lợi quý vừa
qua, một phát hành cổ phần mới, một đề nghị sáp nhập hai công ty.
22
- Hình thức hiệu quả mạnh : Giá cả phản ánh đầy đủ các thông tin từ nguồn
thông tin công cộng cho đến nguồn thông tin riêng. Điều này có nghĩa rằng
không có nhóm đầu tư nào có thể độc quyền tiếp cận các thông tin liên quan
đến việc hình thành nên giá chứng khoán.
1.3.3 Vai trò của thị trường hiệu quả đối với nền kinh tế:
+ Khuyến khích đầu tư : Một thị trường hiệu quả sẽ hội đủ các yếu tố công
bằng, minh bạch, có tính thanh khoản cao và chính sách quản lý hợp lý sẽ khuyến
khích các nhà đầu tư tham gia vào. Bởi vì, trong thị trường hiệu quả thì giá trị
doanh nghiệp được định giá đúng và chính xác do đó giảm được rủi ro cho nhà đầu
tư, tạo tâm lý yên tâm khi mua bán trên thị trường.
+ Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực : Trong nền kinh tế không hiệu quả
thì các nhà đầu tư sẽ không có được nguồn thông tin đúng đắn và kịp thời, từ đó
dẫn đến việc ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ không chính xác. Chính vì tính
không chính xác của các quyết định mà nguồn lực trong xã hội bị phân bổ một
cách không hiệu quả. Ví dụ như trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam : khi các
công ty cổ phần thực hiện đấu giá cổ phần ra công chúng, thông tin về hoạt động
kinh doanh cũng như giá trị của doanh nghiệp vì lý do chủ quan hay khách quan
không được truyền tải tới nhà đầu tư một cách chuẩn xác nên có thể các nhà đầu tư
đã rót vốn vào các dự án không khả thi thay vì rót vốn vào doanh nghiệp khác hoạt
động hiệu quả hơn. Điều này không chỉ làm thiệt hại cho nhà đầu tư mà còn làm
thiệt hại cho cả nền kinh tế. Như vậy, trong thị trường hiệu quả thì các nguồn lực
được phân bổ một cách hiệu quả góp phần tạo ra sự tăng trưởng và phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế một quốc gia
1.4 Thị trường chứng khoán:
1.4.1 Khái niệm :
Thị trường chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động giao dịch
mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính
khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh, hợp đồng tương lai, quyền chọn…
23
Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu
tư và phát triển kinh tế do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và
nền kinh tế nói chung. Mặt khác thị trường chứng khoán là một thị trường cao cấp, nơi
tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau,
các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó
khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi
không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho
các nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế.
1.4.2 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán :
Nhìn chung các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường gồm 2 nhóm : cơ
quan quản lý của Chính phủ và các tổ chức tự quản.
1.4.2.1 Các cơ quan quản lý của chính phủ : thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước đối với hoạt động của TTCK, thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không
trực tiếp điều hành và giám sát thị trường. Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành
các quy định điều chỉnh các hoạt động trên TTCK tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự
quản trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình.
1.4.2.2 Các tổ chức tự quản : Gồm có sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh
doanh chứng khoán.
- Sở giao dịch thực hiện một số chức năng sau :
+ Điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên Sở thông qua việc đưa
ra và đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên thị trường
+ Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các
khách hàng của họ. Xử lý, cưỡng chế khi phát hiện các vi phạm hoặc báo cáo lên Ủy
ban chứng khoán để giải quyết trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng đến các quy
định của ngành chứng khoán.
+ Hoạt động điều hành và giám sát của Sở giao dịch phải được thực hiện
trên cơ sở phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
24
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng
khoán được thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh doanh
chứng khoán và đảm bảo các lợi ích chung của TTCK. Hiệp hội các nhà kinh doanh
chứng khoán có các chức năng sau:
+ Điều hành và giám sát thị trường giao dịch phi tập trung. Các công ty
muốn tham gia thị trường này phải đăng ký với Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng
khoán và phải thực hiện các quy định do hiệp hội đưa ra.
+ Đưa ra các quy định chung cho các công ty chứng khoán thành viên
trong các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và đảm bảo thực hiện các quy định này.
+ Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các công ty chứng
khoán thành viên để tìm ra các vi phạm.
+ Đưa ra các đề xuất và gợi ý với những cơ quan quản lý thị trường
chứng khoán của chính phủ về các vấn đề tổng quát trên thị trường chứng khoán.
1.4.3 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán:
Nguyên tắc cạnh tranh :
Theo nguyên tắc này, giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung
cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị
trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình
cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo mục tiêu
của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm
cho mình một lợi nhuận cao nhất và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
Nguyên tắc công bằng:
Theo nguyên tắc này mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy
định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các
hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó.
Nguyên tắc công khai:
Nhà đầu tư chỉ có thể đánh giá được giá trị của chứng khoán thông qua thông tin
liên quan đến nó. Vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ
25
thống công bố thông tin tốt. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu
cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
Nguyên tắc tập trung :
Thị trường chứng khoán phải hoạt động thao nguyên tắc tập trung. Các giao dịch
phải diễn ra tại các trung tâm giao dịch và trên thị trường OTC, có sự kiểm soát của cơ
quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.
1.4.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán
1.4.4.1 Chức năng của thị trường chứng khoán
+ Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế : Khi các nhà đầu tư mua chứng
khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản
xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua thị trường
chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các
nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu
cầu chung của xã hội.
+ Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng : Thị trường chứng khoán
cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn
phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường khác nhau về tính chất, thời hạn và độ
rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lực chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả
năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần
đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
+ Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách
nhạy bén và chính xác.
1.4.4.2 Vai trò của thị trường chứng khoán
+ Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán : Nhờ có thị trường chứng
khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc
các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc
26
tính hấp dẫn cũa chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh
hoạt, an toàn của vốn đầu tư.Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có
hiệu quả thì càng có khá năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao
dịch trên thị trường.
+ Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp : Thông qua giá chứng khoán,
hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho
việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận
tiện, từ đó tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
+ Nghĩa vụ công khai thông tin trên thị trường chứng khoán giúp các nhà
đầu tư, các nhà quản lý thị trường có thể định giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái
bất ổn của các công ty.
+ Hổ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: Thị trường
chứng khoán hổ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của
công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát
hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho chúng
và như thế thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần.
Ngược lại, chính sự phát triển của mô hình công ty cổ phần đã làm phong phú và đa
dạng các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy sự phát triển sôi động của
thị trường chứng khoán.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài : Thị trường chứng khoán không những
thu hút các nguồn vốn trong nội địa mà còn giúp Chính phủ và doanh nghiệp có thể
phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế. Việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài qua kênh chứng khoán (FPI) là an toàn và hiệu quả vì các chủ thể
phát hành được toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà không bị
ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài.
27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thị trường hoàn hảo là thị trường mà ở đó không tồn tại những thất bại
của thị trường, giá được xác định bởi cung cầu thị trường. Một thị trường hoàn hảo
sẽ đưa đến tính hiệu quả của thị trường tức ở đó chi phí giao dịch thấp, thông tin
đầy đủ, nguồn lực phân bổ hiệu quả, giá cả chứa đựng tất cả các thông tin liên
quan.
Thị trường bị thất bại do một số trường hợp sau : Độc quyền, bất cân xứng
thông tin, các ngoại ứng, hàng hóa công cộng, sự can thiệp quá mạnh của chính
phủ vào nền kinh tế. Một khi thị trường tồn tại những thất bại thì cần có sự can
thiệp của chính phủ để nó trở nên hiệu quả.
Thị trường hiệu quả sẽ đưa nền kinh tế xã hội của một đất nước ngày
càng đi lên. Việc xây dựng một thị trường hiệu quả là tất yếu.
Thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng trong thị trường vốn. Thị
trường chứng khoán là nơi tạo lập nguồn vốn cho khác doanh nghiệp và tạo ra tính
thanh khoản cho cổ phiếu. Cũng như bất cứ thị trường nào khác, những thất bại
của thị trường sẽ làm cho thị trường vốn không hiệu quả. Cần thiết xem xét thất bại
trên thị trường chứng khoán nhằm khắc phục nó để phát huy vai trò và chức năng
của thị trường chứng khoán cho sự nghiệp phát triển chung của nước nhà.
28
CHƯƠNG 2: THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thất bại của thị trường Việt Nam :
2.1.1 Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam :
Nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm phát triển đã phải đương đầu với không ít khó
khăn và thách thức để đạt được những thành quả tốt đẹp như bây giờ : Năm 2006, kinh
tế Việt Nam tăng trưởng 8.2%, năm 2007 dự kiến tăng trưởng ở mức 8,5%, thu nhập
bình quân đầu người năm 2006 đạt 724USD. Bên cạnh đó, địa vị của Việt Nam ngày
càng được nâng cao. Việt Nam được APEC đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng
GDP và độ công bằng tốt nhất năm 2006. Năm 2006, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu lớn: Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC - một hoạt động quốc
tế có quy mô lớn. Việc tổ chức thành công hội nghị APEC đã thúc đẩy việc nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Ngày 7/11 (giờ Hà Nội), tại Geneva, Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc Việt Nam gia nhập và trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, theo đó thị trường tài chính sẽ mở cửa hơn,
quy định pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, điều đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào thị TTCK Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006 đã đạt 39,6 tỷ USD,
vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005. Đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu chung, các doanh nghiệp khối đầu tư nước ngoài chiếm 29,921 tỷ USD,
doanh nghiệp 100% vốn trong nước đóng góp 15,184 tỷ.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục dẫn đầu về đóng góp xuất khẩu với
số vốn FDI đã đạt tới 142,9% so với dự kiến ban đầu. Tính đến cuối năm 2006, đã có 9
nhóm hàng tham gia “câu lạc bộ” kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ.
Vượt xa kế hoạch và cả con số dự báo, đầu tư trực tiếp nước ngài (FDI) vào Việt
Nam năm 2006 đã đạt con số kỷ lục 10,2 tỉ USD (vượt xa mức kế hoạch là 6,5 tỉ USD).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn của các dự án cấp mới đã đạt hơn 7,6 tỉ USD, còn lại
29
là vốn của các dự án đang hoạt động xin tăng vốn - đây là mức thu hút FDI cao nhất kể
từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 đến nay.
2.1.2 Đánh giá quốc tế về nền kinh tế Việt Nam : Nền kinh tế của một quốc
gia muốn phát triển bền vững không tách rời mối quan hệ hợp tác đa phương, song
phương với các quốc gia khác trên thế giới. Trên thương trường quốc tế, vị thế của
quốc gia đó như thế nào sẽ là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế trong tương
lai. Các chuẩn mà các tổ chức quốc tế đưa ra nhằm đánh giá, xếp hạng vị trí của từng
quốc gia là thước đo để chúng ta phấn đấu, xây dựng nền kinh tế xã hội ngang tầm với
các cường quốc khác.
Về môi trường kinh doanh : Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới xếp hạng 104
trong 175 nền kinh tế được khảo sát năm 2006, tụt 6 bậc so với năm 2005. Các tiêu chí
đánh giá : Khởi sự doanh nghiệp, giải quyết giấy phép, thuê mướn nhân công, đăng ký
tài sản, đi vay, bảo vệ nhà đầu tư, thuế khóa, buôn bán xuyên biên giới, thực hiện hợp
đồng và đóng cửa doanh nghiệp. Ở khu vực Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của
Việt Nam đứng sau Singapore (hạng 1), Thái Lan (18) và Malaysia (25) và dẫn trước
các nước như Philippines(126), Indonesia (135), Campuchia (143) và Lào (159). Nhìn
chung, môi trường kinh doanh ở Việt Nam tuy có cải thiện nhưng so với nhịp độ chung
của thế giới và khu vực thì cò chậm hơn. Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện hơn nữa
môi trường kinh doanh có thể theo tiêu chí của Ngân Hàng Thế Giới nhằm tạo điều
kiện thuận lợi và tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Về mức độ tự do kinh tế toàn cầu : Theo báo cáo hàng năm về Chỉ số mức độ tự
do kinh tế toàn cầu năm 2007của Quỹ Heritage và báo Wall Street Journal Việt Nam
được xếp hạng thứ 138 trong tổng số 157 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2006 :
142/161). Theo ban tổ chức xếp hạng, mức độ tự do kinh tế được định nghĩa là không
có sự can thiệp hay hạn chế vượt quá mức cần thiết từ phía chính phủ đối với các hoạt
động sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tức là mọi công dân được tự
do lao động, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo mọi cách thức mà họ cho là hiệu quả
nhất. Thay cho cách xếp hạng các tiêu chí theo mức độ tự do giảm dần từ 1-5 như mọi
30
năm, hệ thống đánh giá năm nay cũng được đổi mới, dựa trên thang điểm từ 0-100, với
chỉ số càng cao phản ánh mức độ tự do hóa càng lớn. Mặc dù, không quá coi trọng các
đánh giá của thế giới nhưng chúng ta cũng có thể tham khảo những kết quả này để làm
cơ sở tìm ra những điểm yếu của nền kinh tế, xã hội mà khắc phục. Tuy nhiên, trong
giai đoạn hội nhập này thì kết quả trên là đáng lo ngại.
Kết quả trên cho thấy Chính Phủ Việt Nam vẫn còn can thiệp quá mạnh vào nền
kinh tế điển hình như tại quyết định 38 ban hàng ngày 20/03/2007 của Thủ tướng chính
phủ, nhà nước vẫn còn giữ 100% vốn trong 19 ngành và lĩnh vực. Chỉ số tự do kinh tế
toàn cầu phản ánh khả năng hội nhập và tính chất thị trường của nền kinh tế. Nhà nước
can thiệp quá sâu vào nền kinh tế sẽ gây ra thất bại thị trường, kiềm hãm sự phát triển
của nền kinh tế, làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả.
Về năng lực cạnh tranh toàn cầu : Việt Nam đứng vị trí thứ 77/125, tụt ba bậc so
với năm ngoái, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006 do Diễn đàn
Kinh tế thế giới (WEF) công bố. Chỉ số cạnh tranh được xây dựng dựa trên 9 chỉ số
thành phần, gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục và y tế phổ thông, giáo
dục đại học, hiệu quả thị trường, độ sẵn sàng về kỹ thuật, mức độ hài lòng doanh
nghiệp và mức độ sáng tạo. Việt Nam xếp thứ 74 ở yếu tố thể chế, cơ sở hạ tầng 83,
kinh tế vĩ mô 53, y tế và giáo dục phổ thông 56, giáo dục đại học xếp thứ 90, hiệu quả
thị trường 73, độ sẵn sàng về công nghệ 85. Ở hai chỉ số còn lại, Việt Nam lần lượt xếp
thứ 86 và 75.
2.1.3 Một số thất bại thị trường ở Việt Nam :
Ngoài những thành quả mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được thì vẫn còn tồn tại
những thất bại mà Nhà Nước đang và sẽ tìm cách khắc phục để dần đạt đến tính hiệu
quả của thị trường. Một số thất bại lớn của thị trường :
2.1.3.1 Độc quyền :
Độc quyền luôn là hiện tượng đi ngược với xu thế cạnh tranh của thị trường. Một
nền kinh tế mà tồn tại càng nhiều doanh nghiệp, ngành độc quyền thì càng kìm hãm sự
phát triển về kinh tế, xã hội của quốc gia đó. Cùng với tiến trình cải cách đất nước, tình
31
trạng độc quyền ở Việt Nam cũng đã giảm dần. Điển hình: theo thống kê của Vụ Đổi
mới doanh nghiệp cho thấy:
Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 4/2002, Nhà nước giữ
100% vốn trong 60 ngành và lãnh vực đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động
kinh doanh và hoạt động công ích.
Quyết định 155 ban hành vào tháng 08/2004, số lĩnh vực Nhà nước nắm giữ sở hữu
độc quyền đã giảm xuống còn 30.
Nhưng cho tới quyết định 38 ban hành ngày 20/03 của Thủ tướng chính phủ, nhà
nước chỉ còn 100% vốn trong 19 ngành và lĩnh vực theo bảng liệt kê dưới đây : Sản
xuất, cung ứng : vật liệu nổ, hóa chất độc,chất phóng xạ; Sản xuất, sửa chữa vũ khí,
khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh, trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật
và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Các doanh
nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh
nghiệp và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng, vùng sâu,
vùng xa kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng,an ninh; Quản lý, khai thác đường sắt quốc gia,
đô thị, các cảng hàng không, cảng biển có quy mô lớn; Điều hành bay, điều hành vận
tải đường sắt quốc gia; Bảo đảm an toàn hàng hải; Bưu chính công ích; Phát thanh,
truyền hình; Xổ số kiến thiết; Xuất bản, báo chí; In, đúc tiền; Sản xuất thuốc lá điếu;
Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá
lấn biển; Quản lý, duy tu công trình đê điều, phân lũ và phòng chống thiên tai; Trồng
và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Tín dụng chính sách, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong các ngành nghề nói trên thì có những ngành vì lợi ích công cộng, vì sự an
toàn chính trị quốc gia mà nhà nước vẫn phải giữ thế độc quyền trong một thời gian
nhất định và điều kiện nhất định. Để đáp ứng cho yêu cầu của sự gia nhập các tổ chức
thế giới, trên cơ sở đảm bảo các quy ước quốc tế về tự do cạnh tranh Việt Nam cần phá
32
vỡ thế độc quyền của các ngành như : điện lực, điều hành bay, điều hành vận tải đường
sắt quốc gia và dần tiến tới các ngành khác.
Thời gian vừa qua, người ta bàn cãi nhiều về vấn đề độc quyền trong ngành xăng
dầu, điện lực, vận tải hàng không và đường sắt. Điển hình là vừa qua, sau khi Chính
phủ ban hành nghị định về trao quyền tự quyết giá xăng dầu cho doanh nghiệp nhằm
tiến tới một thị trường cạnh tranh thì 11 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã đồng
loạt tăng 800đ/lit vào 0h ngày 07/05. Rõ ràng, hiện tượng trên đã vi phạm luật cạnh
tranh là ‘‘cấm các thỏa thuận hay dàn xếp nhằm hạn chế, thủ tiêu cạnh tranh’’ và quyết
định trên chỉ nhằm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người
tiêu dùng tiếp tục bị móc túi.
Việc ban hành nghị 38 nếu trên tinh thần hướng tới cạnh tranh thị trường và các
doanh nghiệp xăng dầu sẽ tự đổi mới nhằm giảm chi phí, giá thành theo cung cầu thì
thật đáng hoang nghênh, đằng này 11 doanh nghiệp này dựa vào ‘‘quyền tự quyết’’ để
tăng giá thì chỉ làm thiệt hại cho người tiêu dùng, cho các doanh nghiệp khác và cho
toàn xã hội mà thôi, như vậy chẳng khác nào liên minh độc quyền.
2.1.3.2 Các ngoại ứng tiêu cực :
Tại cuộc hội thảo “Chất lượng không khí và góc nhìn Báo chí” thuộc chương
trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Sĩ (SVCAP) vừa được tổ chức tại Hà Nội, các
nhà khoa học xác định “thủ phạm” chính gây ô nhiễm môi trường ở thủ đô hiện nay là
do các cơ sở công nghiệp và mật độ phương tiện giao thông quá dày đặc.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì thiệt hại về ô nhiễm không khí ở
Thái Lan về kinh tế làm mất đi 1,6% tổng sản lượng quốc gia hàng năm do mất đi
những ngày lao động, phí tổn y tế nhập viện, chữa trị. Năm 2002, ô nhiễm bụi đã đưa
đến hơn 17.000 ca nhập viện, tốn 6,3 tỷ đô la Mỹ chi phí y tế. Qua con số thống kê này
có thể thấy chi phí xã hội cho ngoại ứng tiêu cực này là rất lớn đối với mỗi quốc qia.
Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã tới mức báo động. Ở
thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai có rất nhiều cơ sở công nghiệp đã thải
33
chất thải công nghiệp chưa xử lý làm ô nhiễm môi trường nước ở hạ nguồn. Mức độ ô
nhiễm hiện nay là đáng báo động vì có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cung cấp nước
cho TPHCM. Gần đây, Công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết các cơ sở sản xuất bột ngọt,
nhiều hộ nuôi cá bè ở thượng nguồn khu vực Dầu Tiếng, Bình Dương… làm nước sông
Sài Gòn bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho thành phố.
Ô nhiễm nguồn nước làm cho cá tôm không thể sống được làm thiệt hại về kinh tế cho
xã hội.
Thực tế là các nhà máy sản xuất ở Việt Nam thường lựa chọn những dây chuyền
công nghệ cũ, giá rẻ nhằm giảm chi phí mà họ không quan tâm đến vấn đề xử lý chất
thải. Lý do là nhà nước do chưa có quy định, biện pháp chế tài thật sự hiệu quả về vấn
đề này đối với các doanh nghiệp cho nên những thiệt hại về ô nhiễm môi trường do các
doanh nghiệp gây ra nhà nước phải tiêu tốn chí phí khá lớn để giải quyết vấn đề này,
chi phí này chính là chi phí xã hội và ngoại ứng ô nhiễm môi trường này cũng dẫn đến
tính phi hiệu quả của thị trường.
2.1.3.3: Thông tin bất cân xứng :
Thông tin bất cân xứng có ở mọi lĩnh vực: lao động, tài chính, tín dụng…..
Nhưng tùy từng thị trường có những cách khắc phục khác nhau. Ở thị trường lao động,
có thể khắc phục bất cân xứng thông tin giữa người sử dụng lao động và người lao
động là những tín hiệu phát ra từ người lao động như bằng cấp, mức lương đề nghị. Bất
cân xứng thông tin hay thông tin thiếu minh bạch đã để lại những hậu quả và thiệt hại
cho nền kinh tế xã hội.
Về mặt xã hội: thiếu minh bạch về thông tin tạo điều kiện cho một số cán bộ,
quan chức tham nhũng thông qua các dự án với kinh phí cao ngất ngưỡng nhưng thi
công ì ạch, kém chất lượng. Theo ông Đặng Văn Khoa, đại biểu Hội đồng Nhân dân
TPHCM cho biết : các ban giám sát mang tiếng là có quyền giám sát nhưng hầu như
vẫn trong tình trạng mù thông tin. Ông Khoa ví dụ gần đây nhất là dự án hệ thống thoát
nước Vạn Kiếp – Hoàng Hoa Thám (Bình Thạnh). Ban giám sát của cộng đồng ở đây
đề nghị được cung cấp thông tin chi tiết về dự án song cứ bị lần lữa trì hoãn mãi. Điều
34
đó cho thấy chúng ta đang thiếu cơ chế công khai hóa thông tin về thu , chi sử dụng tài
chính của bộ máy nhà nước.
Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (IT), năm 1999 Việt Nam còn đứng hạng
75 thế giới về mức độ tham nhũng nhưng đến năm 2005 đã tụt xuống hạng 107. Việt
Nam thua xa cả Lào (77), Mông Cổ (85), Trung Quốc (78), Thái Lan (59), Malaysia
(39), Singapore (5).
Về ._.ệp. Các công ty kiểm toán ngoài chức năng
53
cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán kiểm toán, thực hành kế toán cho các doanh nghiệp
thì nó có chức năng chính là cơ quan kiểm tra xác nhận tính trung thực của báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Trong khi các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mang tính
chủ quan cục bộ của chính nó thì báo cáo tài chính đã được kiểm toán thể hiện tính
khách quan, phản ánh trung thực tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp. Với tầm quan
trọng như vậy, cần có giải pháp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nhằm góp
phần làm cho chất lượng thông tin cung cấp trên thị trường chứng khoán được cao
hơn.
Nhìn lại mô hình quản lý của nhà nước về lĩnh vực kiểm toán: Điều 20 của Nghị
định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi
Nghị định 105 do Chính phủ ban hành có quy định rõ các công ty kiểm toán được
thành lập và hoạt động một trong bốn mô hình sau: công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Với quy định này, được
hiểu là các công ty kiểm toán có sở hữu nước ngoài hoạt động theo mô hình TNHH
theo Luật Đầu tư. Đồng thời sẽ không tồn tại mô hình công ty kiểm toán là công ty cổ
phần, doanh nghiệp nhà nước. Đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước (bao
gồm công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên) cần phải chuyển đổi xong
trước ngày 21/4/2007.
Như vậy, đối với các công ty kiểm toán có sở hữu vốn nhà nước, việc chuyển
đổi sở hữu, theo yêu cầu quốc tế sẽ tác động tích cực mạnh mẽ trên một số mặt quan
trọng như: Các công ty kiểm toán sẽ chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho
nhân viên, không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương, không bị trừ quỹ lương theo cơ chế "lợi
nhuận năm sau phải cao hơn năm trước" và không được thấp hơn lợi nhuận kế hoạch.
Điều này thực sự quan trọng, nó cho phép các công ty được trả lương cao để thu hút
nhân viên giỏi, đồng thời cho phép chủ động đầu tư chi phí đào tạo và nâng cao chất
lượng nhân viên và dịch vụ. Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban
Giám đốc trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với
trách nhiệm vật chất. Các thành viên Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi
54
phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về điều hành và kiến thức
chuyên môn để duy trì ổn định và tiếp tục phát triển công ty cao hơn.
Bộ tài chính cần thiết ban hành quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán,
kiểm toán.
Các công ty kiểm toán cần :
Kiểm tra chặt chẽ về hệ thống quản lý, trình độ của đội ngũ nhân viên, đạo đức
nghề nghiệp của các kiểm toán viên.
Phải đảm bảo các kiểm toán viên công tác một cách trung thực, thiết lập và tổ
chức thực hiện một cách có hiệu quả hệ thống quản lý trong công ty.
Phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm nguyên tắc kiểm toán của
các kiểm toán viên như : nhận hối lộ của các doanh nghiệp để bỏ qua các sai sót trọng
yếu, thông đồng với doanh nghiệp được kiểm toán để làm sai lệch báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
Thường xuyên nâng cao năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán
viên bằng các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn trong và ngoài nước, có chế độ
luơng thưởng thỏa đáng để kiểm toán viên có thể yên tâm công tác và làm tròn trách
nhiệm của kiểm toán viên.
Ngoài ra, nhà quản lý của các công ty này cần thực hiện việc đánh giá năng lực
nhân viên theo định kỳ nhằm củng cố đội ngũ kiểm toán viên để đáp ứng kịp thời nhu
cầu của thị trường.
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần duy trì và phát triển
mạnh mẽ hơn, phải thực sự là tổ chức mang tính nghề nghiệp cao, là tổ chức tự quản
độc lập, tạo uy tín để thu hút các Hội viên đẳng cấp nghề nghiệp cao góp phần phát
triển thị trường kiểm toán ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội
nói chung và sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng.
Các tổ chức thông tin đại chúng : Để có thể phát huy thế mạnh của báo chí
cũng như hạn chế các tiêu cực của nó thì cần có một số chủ trương đối với nhà báo như
sau :
55
Theo Ông Dominic Scriven – Giám đốc quỹ Đầu tư Dragon Capital các nhà báo
nên tham gia đầu tư chứng khoán để có thể hiểu rõ về lĩnh vực này mới có thể phát huy
được thế mạnh của mình, mới có thể đưa ra các nhận xét, các phân tích đúng với xu
hướng thị trường. Đồng thời nhà báo phải có trách nhiệm trong việc viết những thông
tin liên quan đến cổ phiếu mình đang có ý định đầu tư, có cái nhìn khách quan không
vụ lợi. Nhà báo khi viết về chứng khoán nên minh bạch hóa thông tin đầu tư của mình
cho tổng biên tập để việc phân bổ theo dõi tin bài được dễ dàng.
Tuy nhiên, theo tôi ý kiến trên tuy có vẻ như dễ thực hiện nhưng hiệu quả
không cao bởi vì một khi các nhà báo đã tham gia đầu tư thì họ khó có thể không dùng
ngoài bút của mình để làm lợi cho bản thân nếu được. Tôi cho rằng vấn đề này xuất
phát từ trình độ nắm bắt chuyên môn của ngành và đạo đức nghề nghiệp của các nhà
báo.
Thực tế trong tòa báo sẽ có những ban đảm trách những phần việc khác nhau,
những người nào thuộc ban nào sẽ phải tìm hiểu sâu vào lĩnh vực đó để trang bị kiến
thức cho mình khi muốn viết về mảng đó. Do đó tòa báo cần :
Tạo điều kiện để các nhà báo thuộc từng lĩnh vực có thể hiểu và tư duy sâu vấn
đề về lĩnh vực đó bằng cách mời các chuyên gia về từng lĩnh vực như chuyên gia về tài
chính, chứng khoán.. truyền đạt kiến thức cho các nhà báo, đồng thời các nhà báo cần
tự tìm hiểu, học hỏi thêm.
Ngoài ra, vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong ngành báo chí cũng cần phải được
quan tâm đề cập thường xuyên trong tòa báo để các nhà báo luôn được nhắc nhở phải
tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong nghề.
Mặc dù các hành động kích động thị trường hoặc thông tin nhằm định hướng thị
trường theo hướng có lợi cho bản thân, nhằm tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự
thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường
giao dịch chứng khoán thì bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật theo khoản 5 điều 126 của luật chứng khoán nhưng các nhà báo cần
56
thiết không được tham gia đầu tư chứng khoán, điều này có thể được quy định trong
các tòa báo hoặc hội nghề nghiệp của ngành báo. Việc quy định này sẽ giúp cho ngoài
bút của các nhà báo công bằng và trong sáng hơn.
Việc trang bị kiến thức đầu tư chứng khoán cho các nhà báo là nhu cầu bức thiết
mà các tòa báo cần quan tâm và đáp ứng kịp thời cùng với sự phát triển của thị trường
chứng khoán.
3.2.2.2 Thời gian và cách thức công bố thông tin :
Vấn đề thời gian cung cấp thông tin cũng như thời điểm nhận thông tin về
doanh nghiệp hay về hàng hóa (chứng khoán) là vô cùng quan trọng trong việc ra quyết
định của các nhà đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo thông tin được cung cấp một cách kịp
thời, nhanh chóng từ các tổ chức trên thì bản thân các tổ chức này trước hết cần phải
tuân thủ việc công bố thông tin theo chương 8 luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 có
hiệu lực từ ngày 01/07 và theo thông tư hướng dẫn thi hành số 38/2007/TT-BTC ngày
18/04/2007.
Tuy nhiên, theo tôi thông tư hướng dẫn việc công bố thông tin quy định các
công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính trong vòng 10 ngày kể từ ngày có báo
cáo tài chính năm được kiểm toán là chưa sát sao với tình hình thực tế. Nên để cho các
công ty niêm yết và công ty đại chúng có nghĩa vụ như nhau trong việc công bố thông
tin cho các nhà đầu tư tức phải công bố báo cáo tài chính trong vòng 5 ngày kể từ ngày
có báo cáo tài chính được kiểm toán.
Bởi vì, thực chất thông tin càng công khai, minh bạch thì càng tạo điều kiện cho
thị trường phát triển và các nhà đầu tư cho dù ở bất cứ thị trường nào cũng cần được
cung cấp thông tin thường xuyên về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp. Các công ty
đại chúng cho dù chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc chưa niêm yết cũng là thành phần
tạo nguồn cung trên thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam hiện nay thị trường tự do có quy mô rất lớn và rộng khắp, mặc dù
nó chưa phải là thị trường OTC nhưng đó là thị trường đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo vốn cho doanh nghiệp và cũng là thị trường góp phần tạo ra tính thanh khoản
57
cho chứng khoán. Do đó, việc quy định các công ty đại chúng có nghĩa vụ phải công bố
thông tin như các công ty niêm yết sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của
thị trường tự do, tiếp tục phát huy vai trò huy động vốn của nó cho doanh nghiệp, đồng
thời khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết sẽ niêm yết lên sàn giao
dịch tạo nguồn cung cho thị trường chứng khoán chính thức.
Ngoài ra, thông tư 38 còn quy định việc báo cáo định kỳ là hàng quý và các báo
cáo này không cần kiểm toán. Vấn đề doanh nghiệp báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hằng quý tuy có thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng không đáp ứng tốt nhu cầu
thông tin của thị trường chứng khoán. Giá chứng khoán thay đổi từng giờ, từng ngày
trong khi cho đến đầu quý sau các nhà đầu tư mới có thông tin về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp là hoàn toàn không tương xứng. Các báo cáo tài chính cần được báo
cáo định kỳ hàng tháng trong khoảng thời gian trong vòng 5 ngày kể từ ngày có báo
cáo tài chính. Doanh nghiệp có thể làm được điều này nếu họ ứng dụng khoa học công
nghệ như phần mềm kế toán hiện đại, làm việc việc 1 cách hệ thống và làm theo
nguyên tắc cuốn chiếu: làm tháng nào chốt tới tháng đó. Sau khi đã đi vào hệ thống thì
việc báo cào hàng tháng là trong tầm tay. Có thể báo cáo tháng không cần được kiểm
toán nhưng báo cáo quý là cần có cơ quan kiểm toán độc lập kiểm tra xác thực. Nếu
doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn với công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận thì
việc kiểm toán sẽ dễ dàng và nhanh chónh hơn. Lý do là nếu công ty kiểm toán đã nắm
được cơ cấu tổ chức, cách thức tổ chức hạch toán của doanh nghiệp và thực hiện kiểm
toán thường xuyên hàng quý thì sẽ đỡ tốn thời gian khảo sát, và thời gian kiểm tra toàn
bộ chứng từ kế toán trong năm và cho ra kết quả nhanh hơn đáp ứng được thời gian
công bố thông tin ra công chúng .
Để việc cung cấp thông tin được nhanh chóng thuận lợi thì các tổ chức cung cấp
thông tin cần phải tổ chức bộ phận công bố thông tin cũng như giải đáp các câu hỏi của
nhà đầu tư. Bộ phận công bố thông tin này sẽ tùy thuộc vào quy mô từng đơn vị, không
đòi hỏi phải quá nhiều dẫn đến lãng phí chi phí của công ty. Cần phải có phương tiện
58
để thông tin được đến với công chúng nhanh nhất như: cải thiện hệ thống mạng, cập
nhật thường xuyên thông tin vào website của đơn vị.
Các tổ chức quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán :
Ở Việt Nam, việc quản lý thông tin, cách thức công bố thông tin cũng được đưa
vào luật, cũng có thông tư hướng dẫn các loại hình công ty thời gian và phương tiện
công bố thông tin nhưng không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp cần
xây dựng mô hình như thế nào để thực hiện tốt khâu quản lý thông tin, và công bố
thông tin – hay nói một cách ngắn gọn là chưa có những quy định và hướng dẫn về hệ
thống bảo quản và công bố thông tin.
Vì vậy, mặc dù đã có luật và thông tư hướng dẫn việc thi hành công bố thông tin
cũng như các xử phạt khi vi phạm các quy định này nhưng nhất thiết phải có hướng dẫn
cụ thể, các gợi ý có giá trị để các công ty có thể thực hiện tốt việc quản lý thông tin, và
công bố thông tin.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh“ quản lý chặt chẽ nguồn thông tin tốt hơn nhiều
việc phải điều tra phát hiện và xử lý nó bởi vì việc điều tra phát hiện ra các vi phạm về
thông tin như thông tin nội gián không phải là đơn giản và những thiệt hại mà nó gây ra
cho thị trường nói chung là rất lớn mà những xử lý cá nhân là không thể bù đắp.
Sở Giao Dịch Chứng Khoán cần gấp rút ra các quy định yêu cầu các công ty
niêm yết, công ty đại chúng tiến hành thực hiện việc giám sát các cấp lãnh đạo công ty
trong việc tiếp cận các thông tin nằm trong diện phải tuân thủ nguyên tiết tiết lộ. Các
quy định này nên được viết dưới hình thức văn bản “Hướng dẫn về hệ thống quản lý
công bố thông tin của các công ty niêm yết, đại chúng“ nhằm mục đích giúp các doanh
nghiệp thực hiện việc quản lý và công bố thông tin tốt hơn. Nội dung của văn bản này
có thể xoay quanh vấn đề yêu cầu các doanh nghiệp thành lập các phòng ban chuyên
quản về quản lý công bố thông tin. Ban Giám Đốc công ty cần phải chịu trách nhiệm về
hoạt động của hệ thống này và báo cáo về việc thực thi hệ thống công bố thông tin
trong báo cáo đánh giá kiểm soát nội bộ thường niên. Nếu công ty bị đặt dưới các biện
pháp giám sát, phê bình công khai của cơ quan quản lý do vi phạm công bố thông tin
59
thì Ban Giám Đốc phải rà soát lại và sửa đổi kịp thời hệ thống. Công ty phải có những
biện pháp kỹ luật đối với các cá nhân liên quan và báo cáo về hình thức kỷ luật về Sở
Giao Dịch trong thời gian ngắn nhất là 7 ngày. Các doanh nghiệp tùy theo tình hình
hiện tại của mình mà phải thiết lập hệ thống cho phù hợp và báo cáo về Sở Giao Dịch
Chứng Khoán.
Các quy định vừa mang tính chất hướng dẫn vừa mang tính bắt buộc như trên sẽ
là sự kết hợp chặt chẽ giữa Sở Giao Dịch và Ban Lãnh Đạo công ty nhằm thực hiện
một cách có hiệu quả việc quản lý và công bố thông tin về doanh nghiệp, đảm bảo
thông tin được cung cấp đến nhà đầu tư một cách kịp thời và giữ nguyên giá trị, góp
phần quan trọng trong việc xây dựng thị trường vốn hiệu quả. Các quy định mang tính
hướng dẫn này cũng đã và đang được sử dụng rất thành công ở Trung Quốc trong việc
siết chặt thông tin trên thị trường chứng khoán.
3.2.2.3 Giải quyết vấn đề nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Qua thực trạng về thông tin và giao dịch nội gián đã trình bày ở phần trên, có thể
thấy trình độ quản lý thị trường của các cơ quan quản lý còn rất yếu kém, thị trường
chưa đạt tới trình độ chuyên nghiệp. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì TTCK
Việt Nam sẽ khó có bước tiến trong tương lai và như vậy hạn chế việc thu hút vốn cho
các dự án, lãng phí một kênh huy động vốn tốt nhất để phát triển kinh tế.
Hạn chế vấn đề này như thế nào và bằng cách nào? Việc phát hiện giao dịch nội
gián là hết sức khó khăn, nếu lấy việc theo dõi khối lượng giao dịch của những “người
biết thông tin nội bộ“ thì chỉ hạn chế được một phần nhỏ của hoạt động giao dịch nội
gián bởi vì những người trực tiếp có được thông tin nội gián sẽ không trực tiếp thực
hiện các giao dịch mà họ sẽ cung cấp thông tin cho người thân hay bán thông tin ra bên
ngoài và những người này sẽ thực hiện giao dịch trước khi thông tin chính thức được
công bố.
Giao dịch nội gián có ở bất cứ thị trường chứng khoán nào trên thế giới nhưng
tùy sự phát triển của từng thị trường mà mức độ nó nhiều hay ít. Tại sao Mỹ đã phát
hiện và hạn chế được nhiều trường hợp giao dịch nội gián tạo ra cho thị trường chứng
60
khoán NewYork một môi trường đầu tư hấp dẫn ví dụ như tháng 3 vừa qua Mỹ đã phát
hiện và phá vỡ đường dây giao dịch nội gián hàng chục triệu USD, ông Linda
Thomsen- Giám đốc cơ quan hành pháp của Sec đã nói “Sự kiện hôm nay phát đi một
số thông điệp tới bất cứ ai cho rằng giao dịch chứng khoán nội gián là một cách làm
giàu dễ dàng và nhanh chóng“. Như vậy, để phát hiện và ngăn chặn giao dịch nội
gián có thể thực hiện một số biện pháp sau :
Trong nội bộ của các tổ chức công bố thông tin : Mỗi đơn vị cần phải xây
dựng quy chế nghiêm ngặt và rõ ràng về hoạt động quản lý của công ty. Quy chế hoạt
động này được công bố cho mỗi thành viên trong công ty để họ có thể nắm được chủ
trương, phương hướng của đơn vị.
Quan tâm đến quyền lợi của mỗi thành viên trong đơn vị, tạo cho họ sự gắn kết
thực sự với sự sống còn của đơn vị để họ có trách nhiệm nhiều hơn đối với sự tồn tại và
phát triển của đơn vị.
Bên cạnh đó, ngoài việc quy định các thành viên trong ban quản trị cũng như
những người biết thông tin nội bộ không được thực hiện các giao dịch trước khi các
thông tin liên quan đến giá chứng khoán được công bố chính thức thì đơn vị cần tạo ra
mội trường kiểm soát lẫn nhau giữa các thành viên và các nhân viên trong công ty. Có
chế độ khen thưởng thích đáng cho những cá nhân phát hiện ra giao dịch, thông tin nội
gián; cho thôi việc, giao cho cơ quan chức năng xử lý đối với các trường hợp trực tiếp
hay gián tiếp thực hiện giao dịch nội gián.
Tổ chức những khóa huấn luyện cho nhân viên trong công ty để họ nắm được
các quy định của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, khuyến khích
nhân viên trong công ty nắm giữ nhiều hơn chứng khoán của công ty nhằm gắn kết
trách nhiệm của họ với nhiệt tình công công việc và kiểm soát công ty. Khuyến cáo các
trường hợp vi phạm luật chứng khoán, hướng họ tới lối đầu tư lành mạnh, bình đẳng và
tuân thủ luật pháp.
Loại trừ tính gia đình trong một công ty để đảm bảo tính minh bạch.
61
Cấm “những người biết thông tin “ (theo luật chứng khoán tức là thành viên hội
đồng quản trị...) thực hiện việc mua bán cổ phần công ty cho đến khi thông tin được
công bố.
Về phía cơ quan quản lý thị trường chứng khoán : Cơ quan quản lý thị
trường chứng khoán là nơi có rất nhiều thông tin về doanh nghiệp, về chứng khoán vì
vậy thông tin nội gián cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, ngay trong các cơ quan cần phải có
quy định nghiêm ngặt về vấn đề bảo mật thông tin của khách hàng, xử lý tới nơi tới
chốn các trường hợp vi phạm, lựa chọn những nhân viên có trình độ, có đạo đức nghề
nghiệp đặt vào những vị trí quan trọng với mức thu nhập hấp dẫn. Điều này sẽ làm cho
họ phải xem lại việc đánh đổi giữa cái lợi trước mắt nhưng không chắc chắn so với sự
nghiệp của họ.
Cần phải nắm rõ hồ sơ lý lịch của những cán bộ chủ chốt trong các đơn vị mình
quản lý, đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ họ hàng giữa những người quản lý trong
công ty và trong các quan để đảm bảo tính công bằng, trung thực trong thông tin, quyền
lợi.
Ngoài ra, cần thành lập ban thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán có nhiệm
vụ chính là theo dõi, phát hiện, điều tra các hoạt động đầu tư trái pháp luật trên thị
trường chứng khoán.
Cần phải trang bị một cách tốt nhất về nghiệp vụ điều tra, giám sát thị trường
bằng cách có thể gởi đi đào tạo và học tập kinh nghiệp ở các nước phát triển như Mỹ.
Trang bị cho họ những công cụ kỹ thuật hiện đại hổ trợ cho công tác, có chế độ
đãi ngộ xứng đáng.
Cần thiết phải thành lập cơ quan này bởi vì họ sẽ chuyên nghiệp hơn trong theo
dõi an ninh thị trường chứng khoán, đưa ra ánh sáng các hoạt động đầu tư trái pháp luật
62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Một thất bại nào của thị trường đều đưa đến tính phi hiệu quả của nó. Vấn
đề đặt ra cho việc xây dựng một thị trường hiệu quả là phải khắc phục các thất
bại thị trường. Để xây dựng một thị trường hiệu quả nói chung và một thị trường
vốn hiệu quả nói riêng cần có những biện pháp sau :
Độc quyền :
Nhà nước cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước.
Hội đồng cạnh tranh đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm
mang tính hạng chế cạnh tranh
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân có vốn
đầu tư trong nước và ngòai nước tham gia vào các lĩnh vực như hàng không, viễn
thông, điện lực, tạo sự cạnh tranh công bằng cho mọi công ty.
Ngoại ứng tiêu cực:
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chống và xử phạt họat động gây ô nhiễm
môi trường bằng các chất thải độc hại.
Tính toán, xây dựng biểu phí đối với chất thải của các doanh nghiệp sao cho
đảm bảo chi phí xử lý nước thải
Tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt quy trình sản xuất gắn liền với xử lý chất
thải của nhà máy.
Bất cân xứng thông tin:
63
Đề ra chủ trương minh bạch hóa thông tin trên toàn quốc nhằm tăng cường
sự giám sát của nhân dân đối với chi tiêu chính phủ.
Cải tiến và nâng cao hệ thống công nghệ thông tin trên cả nước.
Hoàn thiện hệ thống luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán,
giám sát việc thực hiện của các đối tượng công bố thông tin một cách chặt chẽ
cũng như rà soát lại các đối tượng có liên quan đến chất lượng thông tin.
Tăng cường đội ngũ kiểm tra và xử lý cách hành vi nội gián trên thị trường
chứng khoán.
Nói tóm lại, các thất bại thị trường cần phải được khắc phục bởi chính cách
quản lý của nhà nước. Vì vậy, vấn đề cốt yếu là các bộ ngành có liên quan cần
xem xét lại những khe hở của các luật mà hoàn thiện đồng thời phải tổ chức thực
hiện một cách triệt để bằng các chế tài.
64
KẾT LUẬN
Y@Z
Để phát triển kinh kế xã hội mỗi quốc gia cần phải có những chiến lược đúng
đắn và hiệu quả. Mà quan trọng nhất là phải xác định được đâu là nguyên nhân gây ra
tính phi hiệu quả của thị trường. Lý thuyết thị trường hoàn hảo, thị trường hiệu quả đưa
ra cơ sở cho những nhà hoạch định chính sách xác định được một cách rõ ràng những
nguyên nhân này từ đó có thể đề xuất được những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn
đề.
Cũng từ lý thuyết này, luận văn đã làm rõ mối quan hệ giữa thị trường hoàn hảo
và tính hiệu quả của thị trường để từ đó tìm ra nguyên nhân gây nên tính phi hiệu quả
của thị trường. Những nguyên nhân đó chính là các thất bại thị trường. Luận văn đã
đưa ra những thất bại chính của thị trường đó là: Độc quyền, các ngoại ứng tiêu cực,
bất cân xứng thông tin. Từ việc phân tích những thất bại này tác giả đã đề xuất những
giải pháp phù hợp nhằm khắc phục nó tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả. Đồng thời,
đi sâu vào thất bại trên thị trường chứng khoán đó là bất cân xứng thông tin và từ đó
đưa ra các giải pháp khả thi để xây dựng một thị trường vốn hiệu quả mà trọng tâm là
thị trường chứng khoán.
Mặc dù rằng những thất bại này khi đưa ra trình bày thì nó có vẻ như vấn đề này
ai cũng biết nhưng khi gắn kết nó vào lý thuyết có cơ sở khoa học thì ta sẽ không phải
bị lúng túng khi phân tích ra những tác hại của nó đối với nền kinh tế. Tác giả đã cố
gắng giải thích những tồn tại ở thị trường Việt Nam dựa trên cơ sở khoa học vững chắc
để từ đó đề xuất ra những giải pháp mang tính khả thi, sát với thực tế nhằm góp phần
xây dựng thị trường hiệu quả nói chung ở Việt Nam, và xây dựng thị trường vốn hiệu
quả nói riêng.
65
Luận văn đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự như tình trạng ô nhiễm
môi trường, độc quyền ở một số ngành như đường bay nội địa, điện lực, minh bạch hoá
thông tin, bất cân xứng thông tin, tình trạng nội gián trên thị trường chứng khoán
nhưng cũng là vấn đề không thể giải quyết ngày một ngày hai mà cần có thời gian để
dần dần hoàn thiện.
Mặc dù đã rất nổ lực nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong
sự đóng góp ý kiến của Các Thầy Cô và Các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Kính chúc quý Thầy Cô sức khỏe và thành công.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Kim Yến (2005), Thị Trường Chứng Khoán, NXB Lao Động.
2. Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubinfeld (1999), Kinh Tế Học Vi Mô, NXB Thống
kê.
3. Nguyễn Tấn (2006), “Minh Bạch”, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, (số 18-2006),
trang 41.
4. PGS.TS.Trần Ngọc Thơ (2005),Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, NXB
Thống kê.
5. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định (2005), Tài Chính Quốc Tế,
NXB Thống Kê.
6. Thiều Lê Thanh Lâm (2006), Thông tin bất cân xứng và các quyết định tài chính
của các công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học
Kinh Tế TPHCM.
7. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán,(số 70/06/QH11), chương VIII.
8. Chính phủ (2007), Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
chứng khoán,(số 14/2007/NĐ-CP).
9. Chính phủ (2007), Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán, (số 36/2007/NĐ-CP).
10. Chính phủ (2004), Nghị định của chính phủ về kiểm toán độc lập, (số 105/2004
/NĐ-CP).
11. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư hướng dẫn một số điều của nghị định 105 về
kiểm toán độc lập, (Thông tư số 64/2004/TT—BTC).
12. Bộ Tài Chính (2007), Thông tư hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị
trường chứng khoán, (Thông tư số 38/2007/TT- BTC).
TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
1. Báo cáo tình hình quản lý, giám sát và hoạt động năm 2006 của các tổ chức
tham gia thị trường của UBCKNN.
67
Và một số trang web
2. www.mof.gov.vn
3. www.tchdkh.org.vn
4. www.nhandan.com.vn
5. www.nld.com.vn
6. www.tinnhanhchungkhoan.com.vn
7. www.ssc.gov.vn
8. www.kiemtoan.com.vn
9. www.bvsc.com.vn
10. www.vneconomy.vn
68
PHỤ LỤC 1
Danh sách các công ty niêm yết đến ngày 30/06/2007
Mã CK Tên CP Công ty
ABT Ben Tre Seafood Ben Tre Seafood Import Export JS Co
AGF Agifish Cty CP XNK Thủy sản An Giang
ALT Alta Cty CP văn hóa Tân Bình
BBC Bibica Cty CP Bánh kẹo Biên Hoà
BBT BBT Cty CP bông Bạch Tuyết
BHS Bien Hoa Sugar Cty CP đường Biên Hòa
BMC BMC Binh Dinh Minerals JS Co
BMP BM Plasco Cty CP nhựa Bình Minh
BPC BPC Cty CP bao bì Bỉm Sơn
BT6 BT6 Cty CP bê tông 620 Châu Thới
BTC BTC Cty CP cơ khí và xây dựng Bình Triệu
CAN Canfoco Cty CP đồ hộp Hạ Long
CII CII Cty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
CLC Cat Loi Co Cty CP Cát Lợi
COM COMECO Cty CP vật tư xăng dầu
CYC Chang Yih Công ty cổ phần Gạch Men Chang Yih
DCT Donac Cty CP tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai
DHA HoaAnStone Cty CP Hóa An
DHG Hau Giang Pharm Cty CP dược Hậu Giang
DIC Dic - Intraco Cty CP đầu tư và thương mại DIC
DMC Domesco Cty CP Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco
DNP Dong Nai Co Cty CP nhựa xây dựng Đồng Nai
DPC Danaplast Cty CP nhựa Đà Nẵng
DRC Danang Rubber Danang Rubber JS Co
DTT Do Thanh Co. Cty CP kỹ nghệ Đô Thành
DXP Doan Xa Port Cty CP Cảng Đoạn Xá
FMC Fimex VN Cty CP Thực phẩm Sao Ta
FPC Full Power Cty CP Full Power
FPT FPT Cty CP phát triển đầu tư công nghệ FPT
69
GIL Gilimex Cty CP SXKD & XNK Bình Thạnh
GMD Gemadept Cty CP đại lý Liên hiệp Vận chuyển
HAP Hapaco Cty CP giấy Hải Phòng
HAS Hacisco Cty CP xây lắp Bưu điện Hà Nội
HAX Haxaco Hang Xanh Auto JS Co
HBC Hoa Binh Co. Cty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình
HBD HBD Binh Duong Packaging JS Co
HMC HCMC Mechanica Cty CP kim khí TP.Hồ Chí Minh
HRC Horuco Hoa Binh Rubber JS Co
HTV Hà Tiên Cty CP vận tải Hà Tiên
IFS Interfood Cty CP thực phẩm Quốc tế
IMP Imexpharm Cty CP dược phẩm Imexpharm
ITA Itaco Cty CP khu công nghiệp Tân Tạo
KDC KIDO Cty CP Kinh Đô
KHA Khahomex Cty CP Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội
KHP KHP Cty CP Điện Lực Khánh Hòa
LAF Lafooco Cty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An
LBM Lam Dong Co Cty CP vật liệu xây dựng Lâm Đồng
LGC LGC LGC
MCP MCP My Chau Packaging JS Co
MCV CVCM Cty CP Cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng
MHC MARINA HANOI Cty CP Hàng hải Hà Nội
NAV Navifico Cty CP Nam Việt
NHC BRICO Cty CP gạch ngói Nhị Hiệp
NKD NKD Cty CP chế biến thực phẩm Miền Bắc
NSC NSC Cty CP giống cây trồng Trung ương
PAC Pinaco Cty Pin Ắc Quy Miền Nam
PGC Petrolimex Cty CP Gas Petrolimex
PJT PJT Petrolimex Petroleum Transport JS Co
PMS PMSC Cty CP cơ khí xăng dầu
PNC Phuong Nam Corp Cty CP văn hóa Phương Nam
PPC Phalai Power Cty CP nhiệt điện Phả Lại
PRUBF1 PRUBF1 Quỹ đầu tư cân bằng Prudential
70
PVD PV Drilling Cty CP khoan và dịch vụ khoan dầu khí
RAL Ralaco Cty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông
REE REECorp Cty CP cơ điện lạnh
RHC Ry Ninh II Cty CP thủy điện Ry Ninh II
SAF Safoco Saigon Foodstuff JS Co
SAM Sacom Cty CP cáp và vật liệu Viễn Thông
SAV Savimex Cty CP Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex
SCD ChuongDuong Bev Cty CP nước giải khát Chương Dương
SDN DongNai Coating Dong Nai Coating JS Co
SFC Saigon Fuel Cty CP nhiên liệu Sài Gòn
SFI SAFI SAFI
SFN Saigon Net Saigon Fishing Net JS Co
SGC Sa Giang Cty CP xuất nhập khẩu Sa Giang
SGH Saigon Hotel Cty CP khách sạn Sài Gòn
SHC SMC Cty CP hàng hải Sài Gòn
SJ1 Seaprodex 1 Seaprodex 1
SJD Can Don HSC Cty CP thủy điện Cần Đơn
SJS Sudico Cty CP đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà
SMC SMC Cty CP Đầu tư - Thương mại SMC
SSC SSC Cty CP giống cây trồng Miền Nam
STB Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
TAC Tuong An Oil Cty CP Dầu Tường An
TCR Taceira Taceira
TCT Tay Ninh Cable Cty CP cáp treo núi Bà Tây Ninh
TDH Thu Duc House Cty CP nhà Thủ Đức
TMC Thu Duc Imexco Thu Duc Import Export JS Co
TMS Transimex Cty CP Kho vận và Giao nhận Ngoại thương Sài Gòn
TNA TENIMEX Cty CPTM xuất nhập khẩu Thiên Nam
TRI Tribeco Cty CP nước giải khát Sài Gòn
TS4 Seapriexco 4 Cty CP thủy sản số 4
TTC Thanh Thanh Cty CP gạch men Thanh Thanh
TTP Tapack Cty CP bao bì nhựa Tân Tiến
TYA Taya Cty CP dây và cáp điện Taya Việt Nam
UNI Unico Cty CP Viễn Liên
71
VFC Vinafco Cty CP VINAFCO
VFMVF1 VFMVF1 Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam
VGP Vegeport J Co Cty CP cảng rau quả
VID Vidon Cty CP giấy Viễn Đông
VIP VIPCO Cty vận chuyển xăng dầu Việt Nam
VIS Visco Cty CP thép Việt Ý
VNM Vinamilk Cty CP Sữa Việt Nam
VPK V-Pack Cty CP bao bì dầu thực vật
VSH VSH Cty CP thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh
VTA v Vitaly
VTB Công ty CP Điện Công ty Cổ phần điện tử Tân Bình
VTC VTC Cty CP viễn thông VTC
Nguồn :
72
PHỤ LỤC 2
Danh sách 12 Công ty được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và
tổ chức kinh doanh chứng khoán:
1. Công ty Kiểm toán DTL;
2. Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC;
3. Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (AFC);
4. Công ty Dịnh vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC);
5. Công ty PriceWaterHouseCooper (Vietnam);
6. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn KPMG;
7. Công ty Kiểm toán BHP;
8. Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A & C);
9. Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO);
10. Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE., LTD);
11. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam;
12. Công ty Kiểm toán & Dịch vụ tin học (AISC).
Nguồn : www.kiemtoan.com.vn
73
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1437.pdf