Tài liệu Khả năng sinh trưởng phát triển, nhân giống và ảnh hưởng của phân bón lá đối với hoa X ôn (hoa Salvia splendens ) trồng thảm tại Hà Nội: ... Ebook Khả năng sinh trưởng phát triển, nhân giống và ảnh hưởng của phân bón lá đối với hoa X ôn (hoa Salvia splendens ) trồng thảm tại Hà Nội
168 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Khả năng sinh trưởng phát triển, nhân giống và ảnh hưởng của phân bón lá đối với hoa X ôn (hoa Salvia splendens ) trồng thảm tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
PHẠM THỊ THANH HẢI
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NHÂN GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐỐI VỚI HOA XÔN (SALVIA SPLENDENS) TRỒNG THẢM TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thanh Hải
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến PGS.TS Vũ Quang Sáng đã tận tình hướng dẫn để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Thương mại Công nghệ Bình Minh trong thời gian tiến hành thí nghiệm.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy cô Khoa sau đại học, Bộ môn Rau Hoa Quả - Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và các bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này.
Luận văn có sự động viên, đóng góp của thân nhân và gia đình tác giả.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2009
Tác giả
Phạm Thị Thanh Hải
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
:
Công thức
HCM
:
Hồ Chí Minh
KHKT
:
Khoa học kỹ thuật
PBL
:
Phân bón lá
TP
:
Thành phố
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1: Tình hình phân bố diện tích sản xuất hoa tại Hà Nội 30
4.1. Thời gian mọc và tỷ lệ nảy mầm của các giống hoa Salvia 42
4.2. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá trên cây con của các giống hoa Salvia 45
4.3. Động thái ra lá của các giống hoa Salvia 47
4.4. Thời gian sinh trưởng của các giống hoa Salvia qua từng thời kỳ trong vườn sản xuất 49
4.5. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống hoa Salvia 51
4.6. Năng suất và chất lượng của các giống hoa Salvia 54
4.7. Một số thành phần sâu bệnh hại trên các giống hoa Salvia 55
4.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các giống hoa Salvia khác nhau (Tính cho 3000 bầu/công thức) 57
4.9. Một số đặc điểm thực vật học của các giống hoa Salvia 60
4.10. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn vườn sản xuất 63
4.11. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến động thái ra lá của giống hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm 65
4.12. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự tăng trưởng đường kính thân của giống hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm 67
4.13. Ảnh hưởng của phân bón lá tới thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm 69
4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng phân cành của cây hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm 72
4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa của giống hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm 74
4.16. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ hoa thương phẩm của cây hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm (tính cho 3000 bầu) 75
4.17. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của cây hoa Salvia đỏ đậm 77
4.18. Ảnh hưởng của chế phẩm ra rễ đến khả năng ra rễ của cành giâm cây hoa Salvia đỏ đậm 79
4.19. Ảnh hưởng của chế phẩm ra rễ đến chất lượng rễ trên cành giâm cây hoa Salvia đỏ đậm 80
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Động thái ra lá của các giống hoa Salvia 47
4.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống hoa Salvia 51
4.3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các giống hoa Salvia 58
4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn vườn sản xuất 63
4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến động thái ra lá của giống hoa Salvia đỏ đậm 66
4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự tăng trưởng đường kính thân của giống hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm 68
4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ hoa thương phẩm của cây hoa Salvia đỏ đậm 76
4.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của cây hoa Salvia đỏ đậm 78
4.9. Ảnh hưởng của chế phẩm ra rễ đến khả năng ra rễ của cành giâm cây hoa Salvia đỏ đậm (Vụ Đông Xuân năm 2008) 79
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa là một sản phẩm đặc biệt, vừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Mỗi loài hoa đều gắn liền với tình cảm của con người và nó mang sắc thái riêng của từng vùng, từng dân tộc khác nhau. Xã hội càng phát triển nhu cầu về hoa càng tăng.
Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để có thể trồng được nhiều loại hoa và cây cảnh. Sản phẩm hoa và cây cảnh có vai trò quan trọng trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày càng cao. Thị trường trong nước rộng lớn và phong phú, bên cạnh đó tiềm năng xuất khẩu cũng đầy hứa hẹn, hoa và cây cảnh Việt Nam nếu được tổ chức tốt từ khâu sản xuất, quảng bá đến tiêu thụ sẽ tạo tiềm lực kinh tế lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thực tế những năm gần đây diện tích và sản lượng hoa ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm hoa trồng thảm, trồng chậu cũng gia tăng, đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường cảnh quan và là một phần không thể thiếu được trong trang trí vườn cảnh công viên, các trục đường giao thông, các công trình kiến trúc hiện đại.
Theo số liệu đặt hàng năm 2009 của các đơn vị khối cây xanh với Liên ngành Thành phố, hiện nay toàn Thành phố Hà Nội có gần 300 ha công viên trong đó khoảng 20 ha là diện tích các bồn hoa và hàng trăm nghìn Kilômet đường phố cần trang trí hoa quanh năm do vậy khối lượng hoa trồng thảm, trồng chậu mà thị trường đang cần là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay thị trường hoa trồng thảm, trồng chậu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng rất đơn điệu về chủng loại, chất lượng thì trôi nổi... Một số giống hiện đang trưng bày có một số nhược điểm như: thân cao dễ bị gãy đổ trong mùa mưa bão, thời gian duy trì ngắn, màu sắc đơn điệu …
Để nghiên cứu về hoa trồng thảm trước hết phải định nghĩa được hoa thảm, phân biệt được sự khác nhau giữa hoa thảm và hoa cắt cành, đưa ra được tiêu chuẩn chọn hoa thảm:
Thứ nhất: định nghĩa hoa trồng thảm, trồng chậu là những cây hoa thân thảo hoặc thân gỗ có chiều cao dưới 1 mét, sống theo mùa trong năm hoặc 2 đến 3 năm. Màu sắc của hoa đa dạng, tạo nên những mảng màu rực rỡ, chúng thường được trồng trong các công viên, mảng vườn trong các biệt thự, phối kết tạo thành cảnh ở tầng thấp, ngoài ra chúng còn có thể trồng được trong bồn, chậu để trang trí. Các loại hoa trồng thảm được dùng để bày xếp, phối kết trang trí trong công viên, các loại công trình kiến trúc, đường quốc lộ … và thường được áp dụng nhiều trong việc quy hoạch, xây dựng đô thị [20].
Thứ hai: sự khác nhau cơ bản giữa hoa trồng thảm, trồng chậu với hoa cắt cành là: hoa cắt cành chỉ sử dụng một phần của cây hoa (đó chính là cành hoa) để trang trí còn hoa thảm, hoa chậu là dùng toàn bộ cây hoa để trang trí. Và môi trường sống của hoa cắt cành trong thời gian trang trí là nước và các dung dịch dinh dưỡng còn với hoa thảm, hoa chậu thì môi trường sống trong thời gian trang trí của chúng là đất và các giá thể phối trộn.
Thứ ba: tiêu chuẩn chọn hoa trồng thảm cho miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng: Với khí hậu một năm có bốn mùa rõ rệt, kèm theo đó là khí hậu ẩm thấp, mưa phùn và cả những trận giông bão diễn ra hàng năm nên cây trồng thường xuyên bị các loài sâu bệnh xâm hại và các trận mưa bão tấn công. Cộng thêm vào đó hoa trồng thảm là các loài hoa trang trí ngoài trời (trong công viên, ngoài giải phân cách giao thông) nên tiêu chuẩn chọn hoa trồng thảm là thấp cây, thân khoẻ, khả năng chống chịu tốt, hoa phải lộ rõ trên mặt tán, độ bền tự nhiên cao. Đặc biệt hoa trồng thảm cần phải thường xuyên thay đổi các mẫu giống cho phù hợp với thị hiếu, cảnh quan môi trường và cũng nhằm khắc phục hiện tượng thoái hoá của các giống cũ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thì biện pháp tuyển chọn giống, nhân giống cũng như trồng và chăm sóc hoa trồng thảm nhằm đáp ứng được yêu cầu trang trí là việc làm hết sức cần thiết. Đặc biệt là để phục vụ việc trưng bày trên các tuyến phố, công viên, vườn hoa trong các dịp lễ tết của Thành phố nhất là phục vụ chương trình nghìn năm Thăng Long – Hà Nội (năm 2010), chúng tôi tiến hành đề tài: “Khả năng sinh trưởng phát triển, nhân giống và ảnh hưởng của phân bón lá đối với hoa X ôn (hoa Salvia splendens ) trồng thảm tại Hà Nội”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa Salvia trong điều kiện thời tiết, khí hậu của Hà Nội. Tìm ra loại chế phẩm ra rễ phù hợp với cành giâm Salvia và xác định được ảnh hưởng của phân bón lá tới hiệu quả sản xuất hoa Salvia. Trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc hoa trồng thảm tại Hà Nội.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hoa Salvia để xác định được giống hoa Salvia tốt, phù hợp cho việc trồng hoa tạo thảm tại Hà Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến hiệu quả sản xuất hoa Salvia đỏ đậm trồng tại Hà Nội, từ đó xác định được phân bón lá phù hợp nhất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm ra rễ đến khả năng ra rễ của cành giâm giống hoa Salvia đỏ đậm.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về cây hoa Salvia, khả năng nhân giống bằng giâm cành và ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Salvia trồng thảm tại Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu về hoa trồng thảm trong các thành phố, công viên...
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc tuyển chọn các giống hoa Salvia trồng thảm trong thành phố cũng như tìm ra được một số biện pháp kỹ thuật tác động tốt đến hiệu quả sản xuất hoa Salvia trồng thảm, từ đó góp phần xây dựng quy trình sản xuất hoa Salvia.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của giống hoa Salvia splendens
2.1.1 Nguồn gốc, vị trí, phân loại
Cây hoa Salvia splendens có nguồn gốc từ Brazin Nam Mỹ [40], thuộc họ hoa môi Lamiaceae được nhập trồng tại các công viên, vườn hoa ở khắp các nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong thực tế Salvia splendens có nhiều tên gọi khác nhau như hoa Diễn, hoa Sô, hoa Xôn, hoa Xác Pháo, hoa hồng chân tường, hoa hồng xác pháo. Hoa thích hợp trồng vào vụ Thu Đông và Đông Xuân được trồng theo luống, trồng bồn hay trồng chậu làm đẹp môi trường với rất nhiều màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, xanh, hồng, vàng... Cây dễ trồng, chịu được nắng và khí hậu ẩm mát, càng đầy đủ ánh sáng hoa càng rực rỡ và bền lâu; là loại cây trồng có thể nhân giống từ hạt hoặc từ đoạn thân cành [41]. Tại Việt Nam hiện tại hoa màu đỏ đang được ưa chuộng nhất, chúng được trồng rộng rãi ở các vườn cảnh, hoa viên làm đẹp cho cảnh quan môi trường.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
+ Thân:
Theo Võ Văn Chi (2004) [1], Salvia splendens là loại cây bụi sống lâu năm, cây mọc thành bụi hoá gỗ ở gốc. Cây cao từ 20 cm đến 1m, thân vuông, phân nhánh, gần như nhẵn.
+ Lá:
Lá có phiến to vào khoảng 6 – 8 x 3 – 5 cm, không lông, đáy tròn hay hơi hình tim, gân phụ 4 cặp nổi rõ ở mặt dưới lá, cuống dài 1 – 1,5cm [5]. Mép lá xẻ răng cưa đều, cả hai mặt lá đều nhẵn.
+ Hoa:
Hoa thuộc cụm hình sim 2 ngả. Cụm hoa ở ngọn dài 10 – 20 cm, gồm nhiều vòng cánh hoa, mỗi vòng có 2 đến 6 hoa. Đài hình chuông, tràng dài 3 – 4 cm, 2 môi, môi trên 2 thuỳ nông, môi dưới 3 thuỳ ngắn, nhị sinh sản 2; Bầu nhẵn, ngọn vòi chẻ đôi thành hai đầu nhuỵ.
+ Quả:
Quả bế 4 dài khoảng 4 mm [5].
2.1.3 Đặc điểm sinh thái học
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp cho nảy mầm là 15 – 200C.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20 – 300C.
+ Thời gian sinh trưởng và phát triển:
Hạt giống được gieo trong khay, phủ lên trên một lớp đất khoảng 0,2 cm, sau 10 đến 15 ngày có thể nảy mần, khi cây mọc được 4 – 5 lá thì đem ra trồng vào chậu hoặc trồng hoa theo luống, khoảng cách giữa các cây là 30 cm.
+ Điều kiện thích nghi:
Ưa đất phù sa, đất thịt, ưa sáng và ưa ẩm. Thích hợp trên đất thoát nước tốt và trong điều kiện có ánh sáng mặt trời có thể sớm nở hoa.
Các điều kiện chăm sóc khác chỉ cần ở mức tối thiểu, đặc biệt là phân đạm, không nên bón quá nhiều để tránh cây phát triển chiều cao mà lâu nở hoa [43].
2.1.4 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
Với đặc điểm màu sắc tươi sáng, phong phú, đa dạng với đủ các loại màu như đỏ, vàng, trắng, xanh, tím, ... Hoa bền, ít sâu bệnh, trục hoa tương đối dài, trên một trục hoa có thể có một màu hoặc nhiều màu xen kẽ nên Salvia splendens thích hợp cho việc trồng thảm, trồng bồn trang trí tại các công viên, vườn hoa hay các trục đường giao thông. Ngoài ra, Salvia splendens cũng có thể trồng trong chậu để trang trí trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán.
Đến bất cứ một công sở, một nơi vui chơi hay ngoài phố, chúng ta sẽ gặp các loài hoa trang trí, chúng khoe sắc rực rỡ dọc hành lang, lối đi, hay trong một khuôn viên, vườn cảnh ... Các loài hoa này thường xuyên được chăm sóc và thay đổi theo từng mùa trong năm và Salvia splendens góp phần không nhỏ cùng các giống hoa khác trong việc làm đẹp cảnh quan chung.
Công viên cây xanh, hoa và cây cảnh còn góp phần lọc sạch bầu không khí đang bị ô nhiễm và có khả năng sinh ra các loại phitonxit tiêu diệt các loại nấm bệnh và vi khuẩn trong không khí (thông, tùng, bách tán). Ban ngày cây xanh làm giảm lượng cacbonic và tăng lượng ôxy trong không khí, có lợi cho sức khoẻ con người. Cây xanh có tác dụng điều hoà không khí do có khả năng làm giảm nhiệt độ trong môi trường, tạo gió cục bộ trong các rừng cây [8].
Salvia splendens nói riêng và hoa trồng thảm nói chung góp phần không nhỏ vào việc xây dựng những mảng xanh, bồn hoa, khu công viên công cộng nhằm tái hồi sức lao động của con người và làm giảm ô nhiễm môi trường.
2.2 Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa trồng thảm trên thế giới và ở Việt Nam
Văn hoá chơi hoa đã tồn tại từ rất lâu ở châu Âu. Người châu Âu vẫn thường dùng hoa làm quà tặng, dùng trong các dịp lễ tết hay trang trí nhà, công sở và nhà hàng mỗi ngày. Bắt đầu từ những nhà phân phối truyền thống, những khu chợ chuyên về hoa của khu vực, dần dần khi hệ thống giao thông trở nên thuận tiện hơn, ngành công nghiệp hoa cây cảnh của châu Âu được mở rộng và có tầm ảnh hưởng lớn tới các khu vực khác trên thế giới.
Đến những năm 1970, ảnh hưởng của ngành trồng hoa tại châu Âu đã vượt ra khỏi khu vực. Nhờ những thành công trong khâu phân phối và quảng bá sản phẩm của các sàn đấu giá hoa Hà Lan, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm hoa của châu Âu. Tiếp sau các sản phẩm hoa của Hoa Kỳ, các nhà sản xuất và kinh doanh hoa từ châu Mỹ đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để giành thị phần tại thị trường rộng lớn này. Các sàn đấu giá hoa Hà Lan đang bị cạnh tranh bởi hoa của Israel, lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ và khu vực Nam Mỹ.
Trước tình hình đó, vào những năm 1980, các nhà trồng hoa ở châu Âu chuyển sang tìm kiếm cơ hội ở các nước châu Á và đến năm 1985, họ bắt đầu mở rộng thị trường ở khu vực này. Sang những năm 1990, nhiều quốc gia châu Á khác cũng bắt đầu nhập khẩu hoa của châu Âu. Các nhà sản xuất và cung cấp hoa của Israel cũng đã tìm kiếm cơ hội thị trường tại châu Á. Tuy nhiên, họ vẫn chậm hơn các nhà sản xuất và cung cấp của châu Âu.
Về phía các nước châu Á, ban đầu, châu Á trồng hoa chủ yếu với mục đích xuất khẩu chứ không chú ý tới thị trường trong nước. Trong khi đó, thị trường nội địa lại rất tiềm năng bởi nhu cầu tiêu thụ hoa của châu Á sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi mức sống của người dân được cải thiện. Tiềm năng sản xuất và các yếu tố hỗ trợ như công nghệ, đặc biệt là công nghệ lai tạo giống, điều kiện khí hậu, sự đa dạng của thảm thực vật sẽ tạo điều kiện cho ngành hoa châu Á phát triển rất mạnh.
Liên minh châu Âu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa thế giới. Đây là khu vực có nhiều quốc gia với mức tiêu thụ hoa bình quân đầu người tương đối cao. Trong đó, Đức là quốc gia tiêu thụ hoa lớn nhất khu vực này, kế đến là Anh, Pháp và Italia [40].
Theo báo cáo điều tra thị trường hoa và sản phẩm hoa trang trí của CPI (Center for the Promotion of Importfron developing countries) được công bố vào cuối năm 2006 (phần 1) về thị trường hoa cắt cành và hoa trang trí tại châu Âu. Cho đến nay Hà Lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của EU, kế đến là Italia. Đức là nước nhập khẩu hoa lớn nhất của khu vực châu Âu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhập khẩu hoa của nước này giảm đáng kể chỉ còn bằng với lượng hoa nhập khẩu của Anh. Từ năm 2001 đến năm 2005, tỷ lệ hoa nhập khẩu từ các nước đang phát triển trong tổng lượng hoa cắt cành nhập khẩu của EU tăng từ 18,2% đến 19,6% [22].
Trong các nước châu Á, Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản đang ngày càng tăng. Năm 2002 Nhật chỉ nhập khẩu khoảng 10,6% tổng nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước, nhưng sang đến năm 2003 con số này đã tăng lên mức 11,4%, năm 2004 đạt tỷ lệ 12,9% [21]. Xu hướng này chứng tỏ hoa nhập khẩu đang ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường Nhật Bản. Hiện nay, Hà Lan là nước chiếm thị phần hoa nhập khẩu lớn nhất của Nhật. Hoa Hà Lan xuất sang thị trường Nhật chủ yếu gồm: hoa hồng, hoa loa kèn, Feesia cùng các loại hạt và củ hoa tulíp. Trong khi đó, Thái Lan là thị trường chủ yếu cung cấp hoa phong lan, Đài Loan cung cấp hoa cúc. Các loại cành, lá phục vụ cho việc trang trí và bó hoa tại Nhật Bản phần nhiều do Trung Quốc xuất sang .
Ngành công nghiệp hoa đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Hai năm trước (năm 2006), Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đến Vân Nam để kêu gọi phát triển lĩnh vực xuất khẩu hoa. Thủ tướng Ôn Gia Bảo và người tiền nhiệm của ông, nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ, cũng đã rất quan tâm đến việc phát triển các khu nhà kính để trồng hoa ở Vân Nam. Chính phủ Trung Quốc hiện đang cung cấp các khoản vay miễn phí dành cho việc xây dựng các khu nhà kính để trồng hoa ở tỉnh này.
Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào ngành công nghiệp hoa. Số tiền mà Chính phủ Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở khu vực Tây Nam đã lên tới 200 triệu USD. “Kế hoạch của chúng tôi là trở thành nước trồng và xuất khẩu hoa lớn nhất ở khu vực châu Á trong vòng 10 đến 15 năm nữa và thậm chí có thể vượt Hà Lan để trở thành nước trồng và xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới” - Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa của tỉnh Vân Nam - Ông Li Gang, cho biết [23]. Tiếp sau Trung Quốc phải kể đến Đài Loan, với tập đoàn Đa, Si phong phú và các giống hoa trồng thảm được tuyển chọn hàng năm phục vụ cho nhu cầu trang trí vườn cảnh, công viên. Hạt giống hoa của Đài Loan như Vinca, Verbena, Cinneraria, Salvia… là những mặt hàng đang được tiêu thụ mạnh trên thế giới. Với nhiều ưu thế về điều kiện kinh tế, xã hội cũng như điều kiện thời tiết địa lý, Đài Loan đang phấn đấu trở thành Hà Lan thứ 2 ở châu Á .
Với khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để cỏ thể trồng được nhiều loại hoa và cây cảnh, hiện Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên hoa rất đa dạng, từ các loài hoa xứ nhiệt đới được trồng ở các vùng đồng bằng đến các loài hoa xứ lạnh trồng trên các cao nguyên như Lâm Đồng, Pleiku và vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn… Sự phát triển của ngành hoa Việt Nam trong thời gian này đã mang lại cho các sản phẩm hoa của Việt Nam sự đa dạng và chất lượng vượt bậc so với thời gian trước.
Như vậy, dễ dàng nhận thấy cả thế giới đang rất quan tâm đến việc sản xuất, phát triển các giống hoa cây cảnh nói chung và hoa trồng thảm, hoa trang trí nói riêng.
2.3 Tình hình nghiên cứu hoa trồng thảm trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1 Tình hình nghiên cứu hoa trồng thảm trên thế giới
* Những nghiên cứu về chọn tạo giống:
Từ năm 1975 Florist De Kwakel B.V đã tiến hành chọn lọc tạo giống và nhân giống hoa đồng tiền cho sản xuất hoa cắt cành tại Hà Lan. Tiếp theo bà đã chọn lọc và tạo giống hoa đồng tiền trồng chậu. Qua nhiều năm chọn tạo giống cho trồng chậu, bà đã tạo ra rất nhiều giống hoa trồng chậu ưu thế lai F1 đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường [27].
Tại Mondavie (Thuộc Liên Xô cũ, từ 1980 đến 1990) các nhà chọn tạo giống đã tạo ra và chọn lọc được vài nghìn dòng layơn có triển vọng, đã triển lãm tại Mockva, Kiev, Lenirngad có 30 giống đạt huy chương vàng, 30 giống đạt huy chương bạc, 52 giống được cấp bằng sáng chế, trong đó có 17 giống có hương thơm [32].
Năm 1997, tác giả Achal.S đã có kết luận: các đặc tính về sinh trưởng, phát triển, năng xuất, chất lượng của 10 giống layơn nhập nội đã được khẳng định tốt hơn, nếu khi trồng trong điều kiện khí hậu ôn đới [24].
Yulian và các cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phân thuỳ ở lá và sự ra hoa của cây cúc (C.coronarium) ở miền Nam Nhật Bản đã kết luận rằng có thể phân loại giống hoa dựa trên sự phân thuỳ của lá thành các loại như xẻ lá chét lông chim nông và lông chim sâu thường là các giống ra hoa sớm, lá xẻ thuỳ thường là những giống ra hoa muộn [39].
Khi nghiên cứu về C.cinerariae folium, Singh và Rao đã chỉ ra tương quan có ý nghĩa giữa năng suất hoa và chiều cao cây với đường kính hoa và số hoa trên cây. Đường kính hoa tỷ lệ thuận với nồng độ Pyrethrin (là một loại thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng kháng rệp) bằng phân tích đã chỉ ra đường kính thân, số hoa/cây, đường kính hoa có tương quan trực tiếp đến nồng độ Pyrethrin, trong khi năng suất hoa và chiều cao cây có tương quan trực tiếp đến nồng độ chất này [37].
* Những nghiên cứu về nhân giống và trồng cây:
Kết quả nghiên cứu của Jiang Qing Hai cho thấy, để cây sinh trưởng, phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cấy cần chú ý các điều kiện cơ bản bao gồm các tính chất:
- Tính chất vật lý, chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng hấp thu, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu.
- Tính chất hoá học, chủ yếu là độ chua (trị số pH) và mức độ hút dinh dưỡng.
- Tính chất kinh tế, chủ yếu là mức độ hữu hiệu của vật liệu nuôi cây có thể sử dụng lại, dễ lấy, tiện lợi cho việc trộn, sạch sẽ, không mùi, giá cả rẻ.
Các vật liệu dùng để nhân giống bằng phương pháp vô tính và nuôi trồng hoa, cây cảnh thường dùng là đất, lá mục, rác, than bùn, gạch vụn, mùn cưa, trấu, vỏ cây, sỏi … phần lớn các giá thể nuôi trồng thường phải trộn 2 - 3 vật liệu khác nhau.
Sau năm 1970 diện tích nhà kính, nhà lưới có mái che ngày càng tăng. Vào những năm 1967-1970 ở phía nam Kadacstan đã chuẩn bị được 200 triệu cây con giống hàng năm trồng trong bầu để trồng ra đồng ruộng. Kết quả cho thấy: các cây này sinh trưởng, phát triển nhanh hơn so với các cây trồng từ hạt trực tiếp ngoài đồng (do hình thành cơ quan sinh sản sớm và cho năng suất cao) [42].
Những năm 60 của thế kỷ 20 Bộ môn Rau Quả Trường Đại học Nông nghiệp Leningrat đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trồng cây giống trong túi nilon trong nhà lưới có mái che đã đạt được kết quả tốt và sau đó phương pháp chuẩn bị cây giống trồng trong túi nilon được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp [42].
Trong “Kỹ thuật quản lý vườn ươm” khi nghiên cứu về kỹ thuật làm bầu cây con cho hầu hết các loại rau, Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau châu Á (AVRDC) (1992) [25] đã giới thiệu cách pha trộn giá thể gồm đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ 5:3:1:1. Bầu có thể sử dụng lá chuối hoặc bầu nilon có đường kính 5 - 7 cm cao 10 cm. Cây trồng trong bầu có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngoài đồng, bộ rễ phát triển, lá nhiều, hạn chế sự chột của cây sau khi cấy chuyển ra ngoài ruộng. Cây trồng trong bầu có thể vận chuyển đi xa.
Đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp, cải xanh nếu thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân bò và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1gN, 4gP2O5, 1gK2O thì năng suất sớm đạt 181,7 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bò 1 phần và lượng chất khoáng như trên thì năng suất sớm đạt 170 tạ/ha. Không chỉ đối với cải bắp, cải xanh mà đối với dưa chuột cũng thế. Nếu thành phần giá thể cây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi và trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5 và 1g K2O thì năng suất sớm đạt 238 tạ/ha. Nếu thành phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất sớm đạt là 189 tạ/ha [42].
Chất thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể. Nhờ vào kỹ thuật, công nghệ mà làm tăng chất lượng cây và giảm thời gian sản xuất. Cho thấy lợi nhuận của việc sử dụng giá thể trên vùng đất nghèo dinh dưỡng (Hoitink và cs., 1991 [29] Hoitink và cs., 1993 [30]). Stoffella và Graetz (1996) [38]). Và làm tăng thêm lượng đạm trong đất (Sims, 1995 [36]).
Khi so sánh phương pháp nhân giống hoa đồng tiền bằng tách chồi với phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Osiecki [34] đã tiến hành trên 5 giống và kết luận: Những cây tách chồi cho hoa sớm hơn cây nuôi cấy mô từ 2 – 4 tuần, tuỳ thuộc vào từng giống.
Khi nghiên cứu về nhân giống và tạo củ trong điều kiện in vitro với cây hoa layơn trên các giống Friendship, Her Majesty và American Beauty, tác giả Dantu.P.A.K [26] đã cho biết: có thể sử dụng nguồn vật liệu ban đầu là các chồi nách, gốc lá tách từ củ bảo quản lạnh và được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/lít BAP, chồi sẽ được nhân nhiều lần sau mỗi lần cấy chuyển và kết quả chồi được kéo dài ra, chỉ khi BA được giảm đi trong môi trường hoặc khi liều lượng BA giảm xuống 0,1 – 0,2 mg/lít. Những chồi này sẵn sàng ra rễ trong điều kiện in vitro và có khả năng tạo củ với tỷ lệ nảy mần xuất hiện với 80% trong chậu. Mức đường Sucrose cao (6 hoặc 10%) rất thuận lợi cho tạo củ và đường kính củ đạt (1,0 – 5,3mm) (Dantu.P.A.K, 1994).
* Những nghiên cứu về dinh dưỡng và phân bón:
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự sinh trưởng, phát triển cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho cây hoa là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò sinh lý khác nhau nhưng đều hết sức quan trọng đối với cây hoa.
Các yếu tố đạm, lân, kali, vi lượng, vitamin… có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của các giống hoa.
Theo Sachs và Knop (dẫn theo Vũ Quang Sáng và cs [13]): cây trồng muốn sinh trưởng phát triển bình thường thì cần có 16 nguyên tố cơ bản là: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Bo, Mo, Cl. Trong đó, 7 nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Mn, Zn, Bo, Mo, Cl cây cần chúng với số lượng rất nhỏ; 3 nguyên tố N, P, K cây cần với một lượng lớn (các nguyên tố đa lượng); còn 3 nguyên tố trung lượng Ca, Mg, S cây cần với một lượng trung bình. Ba nguyên tố C, H, O cây trồng lấy chủ yếu từ nước và không khí. Các nguyên tố còn lại cây trồng phải lấy từ đất. Các nguyên tố trên dù cây cần nhiều hay ít đều không thể thiếu trong quá trình sống của cây. Trong 16 nguyên tố kể trên, nếu thiếu bất kỳ một nguyên tố nào cây trồng cũng không thể hoàn tất chu kỳ sinh trưởng, phát triển của mình. Xuất phát từ những nguyên lý đó mà nhiều nước trên thế giới nghiên cứu các phương pháp bón phân có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến thành tựu về các chế phẩm phân bón qua lá đó được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc là một quốc gia đã sử dụng rộng rãi chế phẩm phân bón lá trong sản xuất nông nghiệp. Sau đây là một số chế phẩm được Trung Quốc sản xuất và sử dụng:
+ Penshibao:
Penshibao là chế phẩm dinh dưỡng qua lá tiên tiến nhất, được nghiên cứu và sản xuất tại Trung Quốc, là chất có màu nâu sẫm, không mùi, không độc, dễ hoà tan trong nước, không gây ô nhiễm môi trường. Phun penshibao lên lá của tất cả các loại thực vật gây tác động tăng cường quang hợp, kích thích sinh trưởng và tăng cường sức sống của thực vật, do đó có thể tăng cao sản lượng từ 10-60%.
Chỉ số kỹ thuật của Penshibao: Chất hữu cơ = 30%; Zn = 2,2%; B ³ 1%;
N ³ 1,1%; P ³ 2,2%; K ³ 3,2%; pH = 2-3; d = 1,8-1,2.
Qua 12 năm thử nghiệm, Penshibao được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc. Trong vài năm gần đây, các nước như Nhật, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Malaysia, Đông Âu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho sử dụng chế phẩm này.
+ Chế phẩm hoạt hoá gen
Chất hoạt hoá gen thực vật là sản phẩm dinh dưỡng thực vật do công ty Hữu hạn phát triển khoa học kỹ thuật Ưu Thắng – Trùng Khánh – Trung Quốc vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật cao mới nhất để triển khai sản xuất.
Chất hoạt hoá gen thực vật dạng bột, màu vàng nhạt, không độc, dễ hoà tan trong nước, không gây ô mhiễm môi trường.
Chỉ tiêu kỹ thuật chính: Axit Humic=8%; N+P2O5+K2O=35%.
Sản phẩm này được sử dụng để phun lên lá của tất cả các loại cây trồng, có tác dụng điều tiết trao đổi sinh lý thực vật, thúc đẩy thực vật cân bằng sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cung cấp dinh dưỡng có hiệu quả… có thể nâng cao năng lực đề kháng của thực vật, tăng sản lượng cây trồng, cải thiện phẩm chất, cho thu hoạch sớm hơn. Sản phẩm này chủ yếu được sử dụng cho các cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả…
Chất hoạt hoá gen có thể dùng chung với nhiều nông dược và phân bón khác làm tăng hiệu ích, lượng dung dịch ít, giá rẻ, tiện dùng, hạn dùng lâu. Nó là chế phẩm sinh học khoa học kỹ thuật cao dùng trong nông nghiệp có tính cách mạng sáng tạo hàng đầu của thế kỷ 21, phù hợp với trào lưu sản phẩm xanh và sản xuất thực phẩm xanh.
Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như Auxin (1880, Darwin, 1928 – Went, 1934 – Kogl), Gibberelin (1926 – Kurosawa, 1938 – Yabuta), Xytokinin (1955 – Miller, Skoog), các chất ức chế sinh trưởng như ABA (1961 – Liu, Carn, 1963 – Ohkuma, Eddicott), Ethylen, các hợp chất phenol ... và sử dụng các chất này làm phương tiện hoá học để điều chỉnh các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, được coi như bước đầu sử dụng chế phẩm dinh dưỡng bón qua lá cho cây trồng [15].
Theo Gao Jun Ping (2001) [28], khi nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất đến sự nảy mầm, sinh trưởng, ra hoa, năng suất và tạo củ layơn trên giống lai Psitacinus đã cho biết các hoá chất Thiourea 1000 – 2000 ppm; Ethrel 50 – 100 ppm hoặc KN03 2000 ppm làm tăng khả năng nảy mầm của củ. Hoá chất Kinetin 25 ppm cho chiều cao cây, số lá và tăng lượng củ cao hơn cả.
Theo Jin Pi Zi (2000) [31], việc phối hợp một số loại phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của Layơn. Các thí nghiệm phân bón ngoài đồng đã sử dụng phân bón Phlatoson 4D (20N:10P:1._.5K:6Mg - các nguyên tố khoáng, vi lượng) ở mức 0,2 kg/m2 dùng bón lót. Bón thúc cùng với phân Volldunger (14N : 7P : 12K + nguyên tố khoáng) ở các mức 0,15 kg/m2 và 0,3 kg/m2, bón thúc trong 5 lần cho các giống Peter Pears, Nuvalax và Joselita. Kết quả thu được cho thấy: khi bón Phlatoson 4D đơn lẻ đã cho số lượng hoa tự/bông lớn hơn, bông hoa dài nhất; cành hoa, độ tươi hoa và trọng lượng củ cao hơn so với dạng phân đang sử dụng ngoài bón đại trà. Khi bón phối hợp Phlatoson 4D với Volldunger ở mức 0,3 kg/m2 ngoài việc nâng cao chất lượng hoa cắt, còn cho năng suất củ giống cao nhất.
Năm 1992, Sanjaya. L [35], khi nghiên cứu ảnh hưởng của 6 công thức xử lý chất điều tiết sinh trưởng là IBA (axit indol butyric), IAA (axit indol axetic), NAA (Naphyl axetic axit), Biorota, Rootonef và đối chứng không xử lý, đã chỉ ra IBA là có hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao số lượng rễ cũng như chiều dài rễ.
Khi nghiên cứu hiệu quả của IBA đến sự ra rễ của cành giâm, Nong Kran.K [33], đã nhận thấy rằng nồng độ 1000 ppm khi xử lý ở các kiểu cúc chùm và cúc đơn cho hiệu quả tốt nhất so với các nồng độ 3000ppm và 8000 pm.
2.3.2 Tình hình nghiên cứu hoa trồng thảm ở Việt Nam
Nghiên cứu thì hoa trồng thảm là một vấn đề tương đối mới chưa được đề cập sâu. Đặc biệt là các nghiên cứu về giống và kỹ thuật canh tác mới chỉ dừng lại ở bước chọn lọc và trồng theo kinh nghiệm thông thường, chưa đưa ra được bộ giống hoàn chỉnh cho từng mùa vụ, chưa tìm được giống tối ưu trong cùng một giống cũng như chưa hoàn thiện được quy trình thâm canh tiên tiến.
* Những nghiên cứu về chọn tạo giống:
Ở Việt Nam, nghề trồng hoa, cây cảnh đã có từ lâu đời, kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống với kỹ thuật nhân giống cổ truyền, cây giống hoa, cây cảnh đem trồng thường từ các giống gieo từ hạt, mầm, củ, nhánh [8].
Mai Xuân Lương [10], đã nghiên cứu thành công quy trình nhân nhanh giống loa kèn trắng trên môi trường đa lượng có bổ sung các nguyên tố vi lượng theo Heller, vitamin theo Morel (20 g saccarose + 100 mg inositol + 10 g aga + 16 giờ chiếu sáng, chế độ chiếu sáng 2500 - 3000 lux).
Năm 2005, Trung tâm Hoa cây cảnh - Viện di truyền Nông nghiệp cũng đã tuyển chọn được giống cúc CN19, CN20 trồng trong vụ đông và giống CN01 trồng trong vụ hè từ tập đoàn hoa cúc nhập nội từ Hà Lan, Nhật Bản. Hiện nay trong sản xuất các giống cúc này đang được trồng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất [6].
Hà Thị Thuý [17], đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh in vitro 10 giống hoa lily nhập nội từ Mỹ (2001). Kết quả là 8 giống có chất lượng hoa tốt, gồm 2 giống lily thơm O.L Casablanca, O.L Parmount, 6 giống hoa lily thường là A.L Antaretica, A.L Malta, A.L London, A.L Rhodos, A.L Granderu, La lily My Fair Lady, có thể bổ sung vào nguồn giống lily thương mại ở Việt Nam.
Trần Duy Quý [12], đã nhập nội tập đoàn giống lily (từ Đài Loan và Hà Lan) để khảo nghiệm trên một số vùng sinh thái trong nước. Kết quả là đã giới thiệu được 10 giống rất có triển vọng phát triển được thị trường Trung Quốc và trong nước rất ưa chuộng. Đó là 6 giống Lily thơm Acapulco, Aktiva, Almaata, Serberia, Sorbone, Atlantic và 4 giống lily không thơm Brunello, Amazone, Pollyanna, Gironde.
* Những nghiên cứu về nhân giống và trồng cây:
Dương Tấn Nhựt [11], đã công bố kết quả nghiên cứu giống hoa huệ tây bằng phương pháp nuôi cấy vảy củ nhằm đưa ra một giải pháp hữu hiệu khắc phục hiện tượng thoái hoá giống trầm trọng tại Đà Lạt.
Theo Dương Thiên Tước [18], để nhân giống cây trong vườn dùng chậu, bồn để giâm. Dưới đáy chậu, bồn nên lót bằng than củi để dễ thoát nước, bên trên dùng 4/5 bùn ao phơi khô, đập nhỏ và 1/5 cát vàng (hoặc cát đen) trộn pha một lớp tro bếp, mịn.
Năm 2006, tác giả Lê Xuân Tảo [16], đã tiến hành làm thí nghiệm để nghiên cứu loại giá thể thích hợp cho một số loại hoa trồng chậu là Báo xuân, hoa Hồng tiểu muội, cúc Indo. Trong đó tác giả đã đưa ra kết luận, giá thể thích hợp dùng để trồng cúc Indo trong chậu gồm: 1/4 trấu hun + 2/4 vụn dừa + 1/4 phân chuồng, đồng thời tác giả cũng đề nghị giá thể thích hợp cho cây cúc nói chung là 2 phần đất vườn + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần than bùn + 1 phần đá mạt.
Trần Hoài Hương (2008) [6] cho biết: Trong các biện pháp gieo hạt thì tỉ lệ nảy mầm ở công thức ĐPS + mùn rác + Phủ rơm rạ + Fuzugan OH 0,15% + PBLTN 0,5% là cao nhất với 90,7%; tỉ lệ cây xuất vườn đạt là 95,0 – 96,7%; chiều cao và số lá/cây là 6,5 cm và 8,7 lá.
Cũng trong năm 2008 [9], Đỗ Thị Thu Lai khi nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn đến chất lượng cây hoa cúc vàng Mai. Kết luận: Biện pháp bấm ngọn khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng hoa, ở công thức bấm ngọn khi cây cao 20 cm cho chất lượng hoa cao nhất.
Ở cây hoa hồng, các tác giả Đặng Văn Đông và cs., (2002) [3] cho biết: khi gieo hạt làm gốc ghép cho thấy vườn ươm tốt nhất là trong nhà che nilon hoặc giá thể gieo trên khay. Cây gieo trên khay mọc đều hơn, nhanh hơn và rút ngắn được thời gian ươm cây. Khi gieo trên nền đất ngoài trời thì phải đưa ra trồng sớm hơn vì sau trồng phải mất khoảng 1 tháng cây mới phục hồi sinh trưởng. Với giá thể giâm cành, nó ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ra rễ và tỷ lệ sống của cây, các tác giả đã đưa ra 2 công thức tốt nhất là: 30% đất đồi + 30% đất phù sa + 40% trấu hun và 20% xỉ than + 40% đất phù sa + 40% trấu hun.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2003) [14] bằng nghiên cứu bước đầu, đã đưa ra kết quả 5 công thức phối trộn giá thể cho 5 loại cây trồng như sau: cây hồng Đà Lạt: than bùn 76,5% + bèo dâu 13,5% + đất 10%; cây cảnh: than bùn 76,5% + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất. ; hoa giống: than bùn 45% + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất; ớt: than bùn 67,5% + 22,5% trấu hun + 10% đất và cà chua: 67,5% than bùn + 22,5% bèo dâu + 10% đất.
Theo kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2003) [19]: Việc nghiên cứu và sử dụng giá thể cho cây con giai đoạn vườn ươm ở Việt Nam trên nhiều đối tượng cây trồng như: cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau giống và rau an toàn, hoa cây cảnh.v.v.. Kết quả cho thấy: giá thể cho hoa và cây cảnh của công ty Đất Sạch Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những tính chất lý, hóa học tương đối thích hợp đối với cây trồng, nguyên liệu hữu cơ (xơ dừa) được xử lý tốt để phối trộn giá thể.
* Những nghiên cứu về dinh dưỡng và phân bón lá:
Mục đích của gieo, ươm cây con là thu được một quần thể cây giống đồng nhất, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh hại, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Đất vườn ươm phải là đất tốt giàu dinh dưỡng, tưới tiêu tốt. Theo Tạ Thu Cúc và cộng sự [2] thì nên bón 3 tạ phân chuồng, 5 - 10 kg phân lân, 2 - 3 kg phân kali cho 1 sào vườn ươm (360m2).
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hữu Phan [4] qua thực tế cho biết: việc dùng vỉ bầu trong nhà lưới có mái che, cứ 100 kg đất than bùn thì trộn 10 kg vôi bột, 10 kg supe lân và 6 kg N - P - K con cò (13 - 8 - 12) và ủ 1 - 2 tháng rồi đem vào vỉ để gieo hạt.
Hoàng Minh Tấn và cs., (2006) [15] cho biết: Đạm (N) là thành phần của nguyên sinh chất tế bào, axit amin, các enzim và diệp lục. Đạm làm tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyết định phẩm chất nông sản.
Lân (P) là thành phần của axit nucleic, photphatit, protein, lipit, coenzim... Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của quả và hạt [15].
Kali (K) hoạt hóa các enzim có liên quan đến quá trình quang hợp, chuyển hóa hydratcacbon và protein cũng như giúp di chuyển và duy trì sự ổn định của chúng. Kali điều khiển quá trình sử dụng nước bằng đóng mở khí khổng, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm dạng NH4+ và tăng khả năng chống chịu bệnh [15].
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2003) [14] nghiên cứu bước đầu đưa ra kết quả bổ sung dinh dưỡng khoáng vào giá thể cho 5 loại cây: Cây hồng Đà Lạt, cây cảnh, hoa giống, ớt và cà chua là: 0,36 N + 1,04 P2O5 + 0,17 K2O.
Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau, các nhà khoa học đã cho thấy việc phun các chất dinh dưỡng dạng hòa tan vào lá, chúng xâm nhập vào cơ thể cây xanh qua lỗ khí khổng cả ngày và đêm. Tổng diện tích từ bề mặt lá tiếp xúc với phân bón thường cao hơn gấp 8-10 lần diện tích tán cây che phủ. Các chất dinh dưỡng được vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới với vận tốc 30cm/h, do đó năng lực hấp thu dinh dưỡng từ lá cũng cao hơn gấp 8-10 lần so với khả năng hấp thu từ rễ. Tổng lượng chất dinh dưỡng được hấp thu qua lá có thể lên tới 90-95% so với tổng lượng chất dinh dưỡng phun cho cây. Mặc dù không hề thay thế hoàn toàn hình thức bón phân vào đất nhưng việc bón phân qua lá luôn có hiệu suất đồng hoá các chất dinh dưỡng cao hơn so với phân bón vào đất.
Hiện nay các chế phẩm phân bón lá trên thị trường rất phong phú, trong đó chủ yếu các loại phân bón lá là do các cơ sở trong nước sản xuất, chỉ có một số chế phẩm phân bón lá là do nhập từ nước ngoài. Loại phân bón lá do các cơ sở trong nước sản xuất được chia thành hai nhóm chính:
+ Nhóm thêm các chất kích thích nhằm thúc đẩy sinh trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc làm mau ra rễ.
+ Nhóm không chứa các chất kích thích sinh trưởng mà chỉ chứa các nguyên tố khoáng, vi lượng, đa lượng được phối trộn theo một tỷ lệ hợp lý giúp cây sinh trưởng ổn định một cách tự nhiên.
Trên thế giới, hầu như ở tất cả các nước đều có 1 hoặc vài cơ sở sản xuất các chất điều hoà sinh trưởng, vi lượng, chế phẩm tăng năng suất cây trồng cho cây trồng. Ví dụ như: Phylaxia của Hungari, Kiowa của Nhật Bản, Kurgan của Liên Xô cũ, Plant-power 2003 của Đức, Đặc Đa Thu của Trung Quốc…Ở nước ta, từ trước đến năm 1990 có rất ít cơ sở sản xuất, nhưng hiện nay ở cả 2 miền đã có nhiều cơ sở sản xuất như Thiên Quý, Trang Nụng, Trường ĐH Nông Nghiệp, Viện hoá học công nghiệp, Trung tâm KHTN và CNQG, Xí nghiệp liên doanh khoa học và sản xuất Fitohoocmon…
Thực tế sử dụng một số loại phân bón lá của bà con nông dân ĐBSCL đã chứng minh:
+ Cây được bón phân qua lá sinh trưởng ổn định, chắc khoẻ, ít sâu bệnh, chống chịu được các điều kiện bất thuận (ngập, hạn, mặn, phèn…) và cho năng suất cao hơn đối chứng.
+ Bón phân qua lá đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nếu sau một thời kỳ bị sâu bệnh hại hoặc ngập úng bón phân qua lá giúp cây mau chóng hồi phục hơn.
+ Bón phân qua lá ít bị mất như qua rễ. Do dùng lượng ít mà hiệu quả cao nên cuối cùng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích cao hơn bón vào đất hoặc không bón.
+ Bón phân qua lá tăng chất lượng sản phẩm như tăng đường mía, tăng đậu quả, đậu hạt, chín sớm, trái đẹp mã, tăng giá trị thương phẩm (Theo Nguyễn Văn Uyển, 1995).
Theo Trịnh An Vĩnh (1995) nếu xét khía cạnh bền vững và lành mạnh môi trường, thì phân vi sinh, phân sinh học hữu cơ bón lá và các phân tương tự khác được khuyến khích nghiên cứu và đưa vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong vấn đề an toàn dinh dưỡng cây trồng, Vũ Cao Thái (1996) đã nhận định phân bón qua lá là một giải pháp chiến lược an toàn dinh dưỡng cây trồng.
Đối với cây Lạc, Nguyễn Tấn Lê đã sử dụng Bo và Mo để xử lý cho lạc trồng tại Quảng Nam - Đà Nẵng làm tăng tỷ lệ nảy mầm 17,8-32,2%, năng suất trung bình 3 vụ đông xuân tăng 6,2-11,1% so với đối chứng (Nguyễn Tấn Lê, 1992)
Hà Thị Thanh Bình và cs (1998) đã phun vi lượng cho đậu tương giai đoạn 3, 5, 7 lá có kết quả tốt: hàm lượng diệp lục tăng, tăng chiều cao cây, tăng năng suất và chất lượng ( năng suất tăng 13,8-20,2%, Pr và L tăng so với đối chứng).
Theo Vũ Quang Sáng phun các chế phẩm dinh dưỡng qua lá làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất: chiều dài bắp (tăng từ 0,2cm - 1,1cm), đường kính bắp (tăng từ 0,1cm - 0,3cm), số hàng hạt/bắp (tăng từ 0,53hàng - 0,87hàng), số hạt/hàng (tăng từ 0,47hạt - 2,1hạt), khối lượng 1000 hạt (tăng từ 21,39g - 37,64g), tỷ lệ khối lượng hạt/trên khối lượng bắp (tăng từ 0,03 - 0,09), số bắp hữu hiệu/cây (tăng từ 0,02 - 0,07 bắp), dẫn đến tăng năng suất lý thuyết (tăng từ 10,7 tạ/ha – 22,58 tạ/ha) và năng suất thức thu (tăng từ 7,88 tạ/ha – 12,88 tạ/ha)
Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng (2006) [15], đã nghiên cứu để cây cúc hè có thể ra hoa vào mùa đông bằng xử lý GA3 nồng độ 20 - 25 ppm phun vào đỉnh sinh trưởng và GA3 ở nồng độ 10 - 50 ppm có thể làm tăng chiều cao cây hoa cúc hoặc sử dụng CCC (Chlor Cholin Chlirid) 0,25% - 1% có tác dụng ức chế chiều cao của cúc trồng trong chậu. Ngoài ra để loại bỏ tác động xấu của Etylen tác nhân gây già hoá ở hoa có thể dùng AgNO3, muối Clo của các kim loại nặng như Titan, Nicken và một số chất có tác dụng đối kháng với Etylen như Auxin, GA3 và Xytokinin có thể ngăn cản quá trình già hoá. Sử dụng dung dịch có Sacaroza và các chất kể trên để cắm hoa có tác dụng ngăn cản quá trình này. Sử dụng dung dịch có Sacaroza và các chất kể trên để cắm hoa trong thời gian 6 - 8 giờ trước khi bảo quản lạnh có tác dụng giữ màu xanh của lá và cành rất tốt, sau khi thu hoạch có thể bảo quản kho lạnh với nhiệt độ là 10C, thời gian giữ tối đa từ 16 - 24 tuần. Dung dịch giữ cho hoa cúc tươi lâu có thể sử dụng 50 g/l Sucrose + 600 mg/l AgNO3 hoặc 50 g/l Sucrose + 200 mg/l HQS (8-Hydroxyquinoline sulphate) và 50 g/l Sacrose + 4 mg/l Physan đều có tác dụng kéo dài độ bền hoa cắt.
Theo Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999) [7] và Thông tin KHKT rau hoa quả (1997), việc sử dụng các loại chế phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray N-grow (SNG) 1%, Atonik 0,5%, GA3 50 ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng phát triển của cúc Vàng Đài Loan. Trong đó GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, làm tăng chiều cao cây và rút ngắn thời gian sinh trưởng, nâng cao tỷ lệ hoa và kéo dài độ bền hoa cắt. Hai loại thuốc SNG 1% và GA3 100 ppm cũng có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông, làm tăng tỷ lệ nở hoa, đặc biệt là chiều cao cây, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vậy phân bón lá theo lý thuyết là loại phân lý tưởng trong ngành nông nghiệp vì độ hiệu quả cao nhất, nhưng đòi hỏi người dùng phải có hiểu biết tối thiểu để thu được lợi ích kinh tế cao. Cần nhớ rằng phân bón lá chỉ có thể làm thỏa mãn một phần các chất dinh dưỡng (N, P, K, Ca) của cây mà thôi và không thể thay thế hoàn toàn nhu cầu về chất này được. Vì vậy, bón lá chỉ có thể làm bình quân chất dinh dưỡng của cây, chữa trị một vài vấn đề về bệnh sinh lý, chống chịu điều kiện thời tiết bất thường như hạn hán…, giúp cây đơm bông, kết trái, hột mỹ món hoặc sớm muộn theo ý muốn, giúp hệ thống rễ cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và cải thiện năng suất cùng chất lượng cây.
2.4 Thực trạng về hoa trồng thảm tại Hà Nội
2.4.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu Hà Nội tác động đến sự sinh trưởng phát triển các giống hoa trồng thảm
Điều kiện khí hậu thời tiết tại Hà Nội trong một năm chia làm 4 mùa là Xuân - Hạ - Thu - Đông [8].
Mùa xuân từ tháng 2- 5, thời tiết đẹp, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20oC, độ ẩm không khí cao rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại hoa, đặc biệt cho sự ra rễ của cành chiết, cành giâm. Tuy nhiên mùa này thường có mưa phùn, mây mù nhiều nhất trong năm nên sâu bệnh nhiều, hạt nảy mầm dễ bị thối.
Mùa hè từ tháng 6 - 8, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ có ngày cao lên đến 38 - 39oC. Thêm vào đó bị ảnh hưởng của gió tây khô nóng làm cho độ ẩm không khí xuống thấp tới 55 - 60%, ngoài ra Hà Nội còn phải chịu các đợt bão, gây ra các trận mưa làm ngập úng nên ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt là cho việc nhân giống các loại hoa. Tuy nhiên đây lại là mùa mà Hà Nội cần rất nhiều hoa cây cảnh để trang trí phục vụ cho các ngày lễ hội như 1/5, 27/7, 19/8, 2/9 ... nên nhu cầu về chủng loại và chất lượng hoa trong mùa này là rất lớn.
Mùa thu từ tháng 9 - 11, có thể xem là mùa đẹp nhất trong năm rất thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển. Cây trồng, cây giâm cũng như việc gieo hạt ra rễ rất cao, nhiều loại hoa ôn đới đều có thể trồng được vào vụ này như Pansy, Cẩm chướng, Hồng, Cúc, Violet, Thược dược.... Tuy nhiên các giống này hiện nay có chiều cao cây lớn nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trang trí cho Hà Nội, do vậy mà việc nhập nội và tuyển chọn những giống mới có chiều cao cây thấp, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt đáp ứng được nhu cầu trang trí cho Hà Nội là việc làm rất cần thiết hiện nay.
Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau, đây là thời gian lạnh nhất trong năm, có những ngày nhiệt độ có thể xuống tới 7 - 8oC, đầu mùa không khí lạnh và khô, ngoài ra chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông - Bắc, cuối đông mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm cao 85 - 90% nên sâu bệnh phát triển nhiều. Trong khi đó, trong mùa có dịp tết nguyên đán diễn ra nên nhu cầu về hoa là rất lớn nhưng vì điều kiện thời tiết lạnh khô và mưa phùn cây cối gặp nhiệt độ thấp có thể bị chết rét và rất dễ phát sinh bệnh nấm, vi khuẩn. Vì vậy việc nhập nội các giống có khả năng chống chịu các điều kiện khắc nghiệt trong vụ đông là việc làm trước mắt hiện nay.
Như vậy điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết tại Hà Nội rất thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều chủng loại hoa cây cảnh nói chung và hoa trồng thảm nói riêng, bao gồm cả hoa có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. Đây là cơ sở cho việc nhập nội các giống hoa mới, chất lượng cao vào Hà Nội góp phần làm phong phú tập đoàn các chủng loại hoa nói chung và hoa thảm nói riêng.
2.4.2 Thực trạng trồng và sử dụng hoa trồng thảm ở Hà Nội
Những người kinh doanh hoa cây cảnh tại Thành phố Hà Nội cho biết, vài năm gần đây, dân Hà Nội có xu hướng chơi những loại cây mới, độc đáo và cao cấp. Riêng về hoa, những loại truyền thống như thược dược, vạn thọ, cúc đại đoá, thuỷ tiên, lay ơn … không còn phổ biến như trước.
Để cạnh tranh với hàng nhập "ngoại", thị trường hoa trong nước còn xuất hiện nhiều loại cây được trồng trong nước nhưng giống và công nghệ chăm sóc của nước ngoài. Những người kinh doanh cho biết, các loại cây như gấm Thái, trúc Hawaii, xương rồng bát tiên… trước đây vốn được nhập từ nơi khác về có giá rất cao, nhưng nay giá đã giảm, bởi ngoài Bắc đã trồng được với chất lượng không thua kém hàng nhập là bao. Các giống hoa được trồng trong nước theo công nghệ ngoại, chẳng hạn như các giống hoa Đài Loan được trồng tại Bắc Kạn, Sơn La trên công nghệ của Ixrael, Đài Loan và Hàn Quốc ... bền và đẹp hơn hoa nhập. Bên cạnh đó, hoa trong nước bao giờ cũng có mức giá thấp hơn nên chắc chắn sẽ chiếm đa số thị phần.
Theo nhận định của nhiều người am hiểu, hoa trồng tại một số vùng của Việt Nam không thua kém hoa ngoại nhập. Trong đó, nổi trội nhất là hoa của công ty Đà Lạt Hasfam. Trên thị trường hoa, nhiều loại như địa lan, lan hồ điệp, lan tiên, tulip, phi yến, hồng Pháp, ý… của công ty cũng được bán rất chạy tại các chợ, các shop hoa, tuy nhiên giá cả khá cao. Tuy vậy, trước nhu cầu tiêu thụ hoa cao cấp ngày càng lớn, số lượng công ty hoa chuyên nghiệp tại Việt Nam như vậy còn quá ít.
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Hà Nội:
Hà Nội là một trong các địa phương có nghề trồng hoa từ lâu với các làng hoa nổi tiếng Quảng An, Nhật Tân, Vĩnh Tuy và các vùng hoa mới như Tây Tựu, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Đông Anh.... Trong những năm đổi mới, diện tích hoa đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1995 diện tích hoa của Hà Nội là 500 ha, tăng 12.8 lần so với năm 1990. Năm 2005, diện tích trồng hoa của Hà nội tăng lên đến 1.600 ha, gấp 3,2 lần năm 1995, Diện tích từ năm 1995-2005 tăng chậm là do tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh chóng khiến diện tích đất canh tác hoa bị thu hẹp [22].
Hoa trồng ở Hà Nội khá đa dạng và phong phú, bao gồm cả các loại hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới như: lan, hồng, cúc, cẩm chướng, lay ơn, huệ, loa kèn, thược dược, đồng tiền, lan, trà mi và các loại hoa cây cảnh đặc trưng của Hà Nội như đào và quất. Các loại hoa chủ yếu trồng trên địa bàn Hà Nội có sự biến động theo nhu cầu của thị trường và sự du nhập từ nước ngoài và các địa phương khác vào Hà Nội.
Hoa của Hà Nội chủ yếu được tiêu thụ trong nước, trước hết là Hà Nội. So với các tỉnh, tiêu thụ hoa của Hà Nội có rất nhiều thuận lợi, do Hà Nội là thị trường hoa lý tưởng đối với những người trồng hoa. Bởi vì, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Trên địa bàn Hà Nội có nhiều cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế văn hoá của quốc tế, trung ương và địa phương hoạt động. Vì vậy, nhu cầu hoa của các đối tượng này rất lớn. Kết quả khảo sát các hộ tiêu dùng hoa cho thấy, số người hàng ngày mua hoa cho nhu cầu của gia đình là 26,7%; mua 1 tuần 2 - 3 lần là 36,7%; 1 tuần 1 lần là 16.6%. Số còn lại thuộc loại 2 tuần mua một lần và tháng mua 1 lần. Ngoài ra, nhu cầu hoa cho công sở, khách sạn, nhà hàng và dùng làm tặng phẩm cũng rất cao, nhất là trong các dịp lễ tết, các dịp sinh nhật, sinh viên bảo vệ đồ án, luận văn...
Nhờ tăng cường đầu tư, nhất là đầu tư về giống và thâm canh sản xuất nên năng suất và chất lượng hoa của Hà Nội đã tăng lên một cách đáng kể. Vì vậy, diện tích và thu nhập của hoa tăng lên. Theo kết quả điều tra: Năm 2005, diện tích hoa của Hà Nội đã tăng lên đến 1.600 ha, dự kiến năm 2015 thành phố Hà Nội có 3.000 ha diện tích trồng hoa. Đặc biệt, giá trị 1 ha trồng hoa tăng lên nhanh và đạt mức thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha năm 2005, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 700.000 đồng/tháng, tăng 2,5 lần so với năm 1995 [22]. Đây là mức tăng rất cao so với các hoạt động trồng trọt khác. Vì vậy, sức thu hút của trồng hoa rất lớn.
Trồng hoa là ngành có hiệu quả kinh tế cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trong điều kiện của cơ chế thị trường mở, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành hoa Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện tại hoa trồng ở Hà Nội có thể cạnh tranh với hoa trồng ở các tỉnh ven Hà Nội về quy mô, chất lượng, giá cả, thời điểm và phương thức cung cấp. Nhưng so với hoa trồng ở các tỉnh phía Nam, trước hết là Đà Lạt và hoa trồng ở nước ngoài, hoa trồng ở Hà Nội yếu thế hơn về chất lượng. Về mặt giá cả hoa sản xuất tại Hà Nội có thể hoàn toàn cạnh tranh với hoa sản xuất ở Đà Lạt và hoa sản xuất ở nước ngoài.
Về hoa thảm: Trong thời gian qua, Hà Nội chủ yếu trồng các loại hoa thảm sẵn có trong nước, nhưng không có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật nên giống bị thoái hoá, chất lượng kém. Vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp đã nhập nhiều chủng loại hoa mới tương đối phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại Hà Nội, nhưng riêng bộ giống hoa thảm còn nghèo nàn chưa đáp ứng với nhu cầu trang trí và tiêu dùng hiện tại. Đặc biệt cuối năm 2008 Hà Nội mở rộng diện tích, sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình làm tăng diện tích của Hà Nội lên 3324 km2 gấp 3 lần diện tích năm 2007, dân số tăng lên gần 6 triệu người, nhu cầu công viên và khu vui chơi giải trí cũng được mở rộng do vậy nhu cầu về các loại hoa trồng thảm cả về số lượng và chất lượng để phục vụ cho việc trang trí, duy trì cân bằng sinh thái đang gặp khó khăn.
*Diện tích trồng hoa tại Hà Nội
Theo báo cáo điều tra của viện Di truyền Nông nghiệp vào thời điểm năm 2008: Tại Hà Nội, Tây Tựu là xã có diện tích đất trồng hoa lớn nhất với 325 ha năm 2006 nhưng chủ yếu là diện tích trồng hoa cắt cành. Nhưng nếu tính riêng về hoa thảm thì Công viên Cây Xanh là địa điểm trồng nhiều chủng loại hoa thảm và có diện tích trồng hoa thảm lớn nhất 12,5 ha năm 2006.
Bảng 2.1: Tình hình phân bố diện tích sản xuất hoa tại Hà Nội
(ĐVT: ha)
Năm
Vùng Trồng
2004
2005
2006
Tổng diện tích
Diện tích trồng hoa cắt
Diện tích trồng hoa thảm
Tổng diện tích
Diện tích trồng hoa cắt
Diện tích trồng hoa thảm
Tổng diện tích
Diện tích trồng hoa cắt
Diện tích trồng hoa thảm
Hà Nội
1.630,0
1.549,3
80,7
1.952,0
1.855,0
97,0
2.125,0
2.018,8
106,2
Xã Tây Tựu
230,0
221,6
8,4
275,0
265,4
9,6
325,0
313,7
11,3
Xã Minh Khai
125,0
120,7
4,3
137,0
131,8
5,2
152,0
146,7
5,3
Quận Tây Hồ
80,0
77,3
2,7
85,0
81,9
3,1
70,0
67,0
3,0
Công viên Cây xanh
15,0
4,2
10,8
15,0
4,0
11,0
15,0
2,5
12,5
Công viên Thống Nhất
10,0
2,5
7,5
10,0
2,5
7,5
10,0
1,7
8,3
Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình
0,33
-
0,33
0,56
-
0,56
0,84
-
0,84
(Nguồn: Báo cáo điều tra viện Di tryền Nông nghiệp, 2008)
*Nhu cầu sử dụng hoa thảm tại Hà Nội:
Từ những năm 40 của thế kỷ 20, Hà Nội đã có một tập đoàn các giống hoa trồng thảm khá phong phú về chủng loại. Tuy nhiên qua thời gian, nhất là thời kỳ chiến tranh, phần lớn các giống hoa đã bị thoái hoá do nhiễm sâu bệnh hoặc nhiều lý do khác đã không còn tồn tại. Mặt khác, kỹ thuật nhân giống hoa ở nước ta còn lạc hậu cả về quy mô lẫn tiêu chuẩn chất lượng. Các giống hoa trồng thảm của ta hiện nay thường được nhân giống bằng cách lưu giữ trong vườn ươm và nhân giống vô tính trong một thời gian dài không được phục tráng do vậy hầu hết những giống hoa này đã bị thoái hoá và sâu bệnh nhiều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trang trí. Đồng thời việc trồng và chăm sóc chúng chủ yếu dựa vào thói quen của người sản xuất, không có một quy trình trồng và chăm sóc hoàn chỉnh, coi thường việc bón phân bổ sung dinh dưỡng vì cho rằng đa số hoa trồng thảm đều là hoa thời vụ, thời gian tồn tại ngắn nên chỉ cần bón phân trước khi trồng là đủ mà không cần phải cung cấp thêm dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển về sau. Đó là những quan điểm rất sai lầm hiện đang tồn tại và xét cả về số lượng cũng như chất lượng, tập đoàn giống hoa trồng thảm hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cảnh quan môi trường của thành phố hiện tại và tương lai. Do vậy mà việc tuyển chọn các giống hoa mới từ nguồn nhập nội là con đường ngắn nhất để giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra, nhằm góp phần xây dựng tập đoàn giống hoa trồng thảm cho Hà Nội để Thành Phố thêm rực rỡ màu sắc.
Với tổng số dân gần 6 triệu người, Hà Nội là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước, tốc độ xây dựng và mật độ phương tiện giao thông ngày một tăng khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Do đó việc xây dựng những mảng xanh, bồn hoa, khu công viên công cộng … nhằm tái hồi sức lao động của con người và giảm ô nhiễm môi trường là một đòi hỏi cấp thiết. Đồng thời sang năm 2010 Thành phố Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể sự kiện 1000 Thăng Long – Hà Nội. Hiện nay toàn thành phố đang khẩn trương chuẩn bị và tiến hành hàng loạt các dự án lớn kỷ niệm ngày lễ trọng thể này và một phần rất lớn trong chương trình nghìn năm là việc trưng bày, trang trí các đảo hoa rực rỡ tại các tuyến phố lớn, các điểm du lịch, vui chơi công cộng của Thành phố như bờ hồ Hoàn Kiếm, các vườn hoa tại các Quận nội thành ... Vì vậy với nhu cầu thực tế hiện nay các chủng loại hoa mới với số lượng lớn, màu sắc đa dạng và phù hợp với điều kiện thời tiết Hà Nội đang được liên ngành Thành phố rất quan tâm. Chúng tôi tiến hành đề tài này cũng với mong muốn tìm ra giống hoa Salvia phù hợp với Hà Nội trong tổng số các giống nhập nội hiện có và góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc chúng để có thể nhân nhanh ra đại trà phục vụ các ngày lễ lớn sắp diễn ra của Thành Phố Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Giống hoa Salvia gồm 5 giống Salvia trong đó 4 giống nhập nội từ Thái Lan:
STT
Tên thường gọi
Tên khoa học
1
Salvia đỏ nhạt
2
Salvia đỏ đậm
Salvia splendens Reddy
3
Salvia hồng
Salvia splendens Salvie
4
Salvia trắng
Salvia splendens Salsa White
5
Salvia tím
Salvia splendens Purple
Trong năm giống này, chỉ có Salvia đỏ nhạt hiện đang được trồng tại Hà Nội và được trồng làm đối chứng trong thí nghiệm.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Các loại hạt giống Salvia.
- Cành giâm giống Salvia đỏ đậm.
- Các loại phân bón lá:
+ Phân Komix do công ty cổ phần Thiên Sinh cung cấp, có thành phần dinh dưỡng theo thể tích ghi trên bao bì như sau: N: 2.6%; K2O: 2.2%; P2O5: 7.5%; Zn, B, Mg, Mn, Cu.
+ Phân Rong biển xuất xứ từ Canada do công ty TN HH thương mại Quốc Bảo đóng gói với thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì như sau: HC:50%, N:1,5%, …
+ Phân Gre – Po do công ty TNHH Long Sinh phân phối với tỷ lệ dinh dưỡng ghi trên bao bì như sau: N-2,3%, N-NH4+-0,9%, N-NO3: 1,4%,H3P04:1,1%, K20:3,1%, Fe:9,8ppm, B2:30mg/l, B6:15mg/l, threonice:0.82%, Valine:1,09%.
+ Phân Chitosan gồm chitosan ≥0,02%, B≥0,03%, Mn≥0,05%, Cu≥0,07%, Mg≥0,02%, Zn≥0,06%, Ca≥0,01%, N≥7,00%, P205≥5,00%, K20≥3,00%
- Các loại thuốc kích thích ra rễ:
+ Thuốc n3m của cơ sở sinh hoá nông Phú Lâm – Tp HCM sản xuất với tỷ lệ dinh dưỡng như sau: N:11%, P205:3%, K20:2,5%, B:1%, Mo:0,005%, Cu, Zn, Mn, Fe mỗi thứ 0,2%.
+ Thuốc Root vimix-3: do công ty hỗ trợ phát triển kỹ thuật và chuyển giao công nghệ Sutraco phân phối với tỷ lệ dinh dưỡng như sau: Cu:0,15%, Zn:0,05%, Fe:0,05%, B:0,2%, vitamin B và một số axít đặc biệt.
+ Chế phẩm giâm chiết cành của công ty Phytohoocmon.
+ Chế phẩm ra rễ của bộ môn Sinh lý thực vật.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Salvia trồng thảm tại Hà Nội.
3.3.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng giống hoa Salvia đỏ đậm trồng thảm.
3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm ra rễ đến khả năng ra rễ của cành giâm giống Salvia đỏ đậm vụ Đông Xuân 2008.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều kiện bố trí và tiến hành thí nghiệm
C¸c yÕu tè phi thÝ nghiÖm nh ®Êt ®ai, ph©n bãn, ch¨m sãc, phßng trõ s©u bÖnh ®îc tiÕn hµnh ®ång ®Òu ë c¸c c«ng thøc, cô thÓ:
+ H¹t gièng ®îc gieo trong c¸c khay nhùa lo¹i 35 lç/khay.
+ C©y con khi cã 6-7 l¸ thËt sÏ ®îc bøng sang bÇu ®Ó trång, kÝch thíc bÇu trång lµ 20 cm x 22 cm.
+ Hån hîp gi¸ thÓ gieo h¹t gåm: ®Êt mµu, trÊu hun vµ c¸t ®en.
+ Hçn hîp gi¸ thÓ trång c©y gåm: ®Êt mµu, mïn giÊy, ph©n vi sinh.
+ Ph©n bãn thóc ®îc sö dông lµ ®¹m, kali vµ ph©n láng (ph©n bãn qua l¸).
+ Thuèc b¶o vÖ thùc vËt ®îc sö dông tïy vµo ®iÒu kiÖn sinh trëng, ph¸t triÓn cña c©y lóc tiÕn hµnh thÝ nghiÖm.
C¸c yÕu tè thÝ nghiÖm, cô thÓ lµ c¸c lo¹i ph©n bãn l¸ ®îc tÝnh cô thÓ cho tõng c«ng thøc.
Thí nghiệm 1: nghiên cứu đặc điểm ._.-----------------------------------------------------------------
REP NOS TLNH
1 5 84.2200
2 5 87.9000
3 5 89.3400
SE(N= 5) 1.74353
5%LSD 8DF 5.68548
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PHANBON2 22/ 8/** 15:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
ty le no hoa
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TLNH 15 87.153 6.2944 3.8987 4.5 0.0163 0.1623
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE HAI 30/ 8/** 14:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
do ben tu nhien
VARIATE V005 DBTN
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 213.764 53.4410 34.10 0.000 3
2 REP 2 .243999 .122000 0.08 0.925 3
* RESIDUAL 8 12.5360 1.56700
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 226.544 16.1817
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HAI 30/ 8/** 14:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
do ben tu nhien
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS DBTN
1 3 27.7000
2 3 32.6333
3 3 35.7333
4 3 38.6000
5 3 30.9333
SE(N= 3) 0.722727
5%LSD 8DF 2.35674
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS DBTN
1 5 33.2000
2 5 33.2200
3 5 32.9400
SE(N= 5) 0.559822
5%LSD 8DF 1.82552
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HAI 30/ 8/** 14:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
do ben tu nhien
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DBTN 15 33.120 4.0227 1.2518 3.8 0.0001 0.9253
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm ra rễ đến khả năng ra rễ của cành giâm cây Salvia đỏ đậm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE G-HX FILE RA RE 22/ 8/** 15:30
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
thoi gian tu giam ®en hoi xanh
VARIATE V003 G-HX
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 5.11067 1.27767 47.03 0.000 3
2 REP 2 .229333 .114667 4.22 0.056 3
* RESIDUAL 8 .217334 .271667E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 5.55733 .396952
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RA RE 22/ 8/** 15:30
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
thoi gian tu giam ®en hoi xanh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS G-HX
1 3 4.40000
2 3 3.16667
3 3 3.83333
4 3 2.86667
5 3 2.96667
SE(N= 3) 0.951608E-01
5%LSD 8DF 0.310310
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS G-HX
1 5 3.38000
2 5 3.34000
3 5 3.62000
SE(N= 5) 0.737113E-01
5%LSD 8DF 0.240365
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RA RE 22/ 8/** 15:30
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
thoi gian tu giam ®en hoi xanh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
G-HX 15 3.4467 0.63004 0.16482 4.8 0.0000 0.0557
BALANCED ANOVA FOR VARIATE G-XV FILE RA RE 22/ 8/** 15:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
thoi gian tu giam ®en xuat vuon
VARIATE V004 G-XV
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 22.6373 5.65933 24.46 0.000 3
2 REP 2 .976000 .488000 2.11 0.183 3
* RESIDUAL 8 1.85067 .231333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 25.4640 1.81886
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RA RE 22/ 8/** 15:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
thoi gian tu giam ®en xuat vuon
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS G-XV
1 3 11.4667
2 3 10.1000
3 3 9.43333
4 3 8.76667
5 3 7.83333
SE(N= 3) 0.277689
5%LSD 8DF 0.905515
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS G-XV
1 5 9.32000
2 5 9.36000
3 5 9.88000
SE(N= 5) 0.215097
5%LSD 8DF 0.701409
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RA RE 22/ 8/** 15:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
thoi gian tu giam ®en xuat vuon
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
G-XV 15 9.5200 1.3487 0.48097 5.1 0.0002 0.1830
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLHTR FILE RA RE 22/ 8/** 15:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
ty le cay hinh thanh re
VARIATE V005 TLHTR
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 3122.18 780.545 51.73 0.000 3
2 REP 2 17.1253 8.56266 0.57 0.592 3
* RESIDUAL 8 120.708 15.0885
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 3260.01 232.858
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RA RE 22/ 8/** 15:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
ty le cay hinh thanh re
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TLHTR
1 3 55.9000
2 3 86.8000
3 3 92.2667
4 3 96.9000
5 3 86.9667
SE(N= 3) 2.24266
5%LSD 8DF 7.31308
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS TLHTR
1 5 84.6200
2 5 84.4200
3 5 82.2600
SE(N= 5) 1.73716
5%LSD 8DF 5.66469
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RA RE 22/ 8/** 15:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
ty le cay hinh thanh re
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TLHTR 15 83.767 15.260 3.8844 4.6 0.0000 0.5920
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCXV FILE RA RE 22/ 8/** 15:32
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
ty le cay xuat vuon
VARIATE V006 TLCXV
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 722.383 180.596 11.86 0.002 3
2 REP 2 27.6573 13.8287 0.91 0.444 3
* RESIDUAL 8 121.849 15.2312
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 871.890 62.2778
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RA RE 22/ 8/** 15:32
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
ty le cay xuat vuon
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TLCXV
1 3 72.9333
2 3 84.8333
3 3 87.6667
4 3 94.2000
5 3 82.8333
SE(N= 3) 2.25323
5%LSD 8DF 7.34757
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS TLCXV
1 5 83.2400
2 5 83.8600
3 5 86.3800
SE(N= 5) 1.74535
5%LSD 8DF 5.69140
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RA RE 22/ 8/** 15:32
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
ty le cay xuat vuon
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TLCXV 15 84.493 7.8916 3.9027 4.6 0.0022 0.4436
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SRC1 FILE RA RE 22/ 8/** 15:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
so re cap 1
VARIATE V007 SRC1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 128.331 32.0827 71.51 0.000 3
2 REP 2 .973334E-01 .486667E-01 0.11 0.898 3
* RESIDUAL 8 3.58933 .448666
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 132.017 9.42981
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RA RE 22/ 8/** 15:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
so re cap 1
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SRC1
1 3 9.46667
2 3 11.9333
3 3 15.3333
4 3 18.0000
5 3 12.8333
SE(N= 3) 0.386724
5%LSD 8DF 1.26107
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS SRC1
1 5 13.5600
2 5 13.5800
3 5 13.4000
SE(N= 5) 0.299555
5%LSD 8DF 0.976818
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RA RE 22/ 8/** 15:33
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
so re cap 1
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SRC1 15 13.513 3.0708 0.66983 5.0 0.0000 0.8980
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SRC2 FILE RA RE 22/ 8/** 15:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
so re cap 2
VARIATE V008 SRC2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 331.807 82.9517 774.03 0.000 3
2 REP 2 .916000 .458000 4.27 0.054 3
* RESIDUAL 8 .857345 .107168
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 333.580 23.8271
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RA RE 22/ 8/** 15:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
so re cap 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SRC2
1 3 0.000000
2 3 3.46667
3 3 5.50000
4 3 13.5000
5 3 9.53333
SE(N= 3) 0.189004
5%LSD 8DF 0.616324
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS SRC2
1 5 6.16000
2 5 6.30000
3 5 6.74000
SE(N= 5) 0.146402
5%LSD 8DF 0.477403
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RA RE 22/ 8/** 15:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
so re cap 2
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SRC2 15 6.4000 4.8813 0.32737 5.1 0.0000 0.0543
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDR FILE RA RE 22/ 8/** 15:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
chieu dai trung binh cua re
VARIATE V009 CDR
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 44.7000 11.1750 385.33 0.000 3
2 REP 2 .213333E-01 .106666E-01 0.37 0.707 3
* RESIDUAL 8 .232007 .290009E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 44.9533 3.21095
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RA RE 22/ 8/** 15:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
chieu dai trung binh cua re
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDR
1 3 0.966667
2 3 3.76667
3 3 4.03333
4 3 6.33333
5 3 3.06667
SE(N= 3) 0.983207E-01
5%LSD 8DF 0.320614
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT REP
-------------------------------------------------------------------------------
REP NOS CDR
1 5 3.58000
2 5 3.66000
3 5 3.66000
SE(N= 5) 0.761589E-01
5%LSD 8DF 0.248346
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RA RE 22/ 8/** 15:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
chieu dai trung binh cua re
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |REP |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CDR 15 3.6333 1.7919 0.17030 4.7 0.0000 0.7066
Số liệu khí tượng trạm Láng – Hà Nội tháng 7 năm 2008
Ngày
Nhiệt độ
Độ ẩm
(%)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
TB
Tối cao
Tối thấp
1
29,8
35,5
26,0
79
8,0
5,4
2
29,8
35,8
25,9
78
0,3
5,4
3
30,5
35,0
26,6
75
0,3
10,4
4
30,4
34,6
28,2
77
3,3
5
30,1
33,3
28,3
81
1,0
6
26,8
30,6
24,0
86
22,7
0,5
7
28,1
33,1
24,8
82
5,2
4,3
8
27,1
30,6
24,7
86
23,1
1,7
9
29,1
33,4
25,7
81
0,5
3,0
10
29,1
34,4
27,1
81
2,2
5,3
11
30,6
35,7
26,6
75
0,3
10,4
12
27,1
33,4
25,7
90
26,0
1,7
13
29,0
33,4
26,5
82
1,7
14
30,6
35,5
27,7
71
1,6
9,7
15
30,0
35,2
27,2
76
0,0
7,7
16
26,4
30,1
23,9
90
95,3
0,0
17
27,1
30,5
24,6
89
26,9
1,1
18
27,8
33,2
24,2
85
135,6
5,2
19
29,1
34,7
25,8
79
7,1
6,1
20
30,1
34,2
26,6
79
2,2
5,2
21
31,8
37,1
28,7
66
0,1
9,1
22
32,2
37,4
29,1
70
8,6
23
31,5
33,6
30,0
67
0,0
24
30,0
33,6
28,1
80
0,0
0,0
25
27,4
29,3
25,2
90
43,0
0,1
26
28,4
33,5
25,4
83
0,4
6,4
27
30,5
34,9
27,2
77
8,0
28
30,3
34,4
27,5
75
5,2
7,4
29
30,1
35,8
26,9
76
0,4
6,0
30
31,3
36,2
27,9
74
7,5
31
29,5
32,7
27,9
83
17,1
1,6
Tổng số
911,6
1050,7
824,0
2463
423,5
143,8
TB
29,4
33,9
26,6
79
4,6
Max
37,4
37,4
30,0
135,6
10,4
Min
23,9
29,3
23,9
Số liệu khí tượng trạm Láng – Hà Nội tháng 8 năm 2008
Ngày
Nhiệt độ
Độ ẩm
(%)
Lượng mưa
Nắng (Gìơ)
Bốc hơi (mm)
TB
Tối cao
Tối thấp
1
27.7
29.1
24.7
86
42.6
0.3
1.5
2
28.0
32.0
26.2
84
0.2
5.1
1.7
3
29.7
33.4
26.2
80
16.5
2.6
1.9
4
29.7
33.8
27.0
78
41.7
5.1
2.8
5
29.2
33.6
26.5
83
5.1
4.0
2.6
6
30.5
35.0
26.7
77
0.0
7.4
2.7
7
27.2
32.6
25.9
90
18.0
0.0
2.1
8
27.1
30.7
24.4
90
70.8
0.0
1.0
9
28.3
31.7
27.0
83
0.1
0.6
2.0
10
26.1
28.2
25.2
92
40.5
0.2
1.1
11
28.9
33.8
25.6
79
7.0
2.8
12
28.4
31.1
27.2
82
0.2
0.0
2.3
13
29.1
34.1
26.4
81
1.5
8.2
2.9
14
29.7
34.1
27.3
81
8.9
2.9
15
30.9
36.2
27.9
78
8.5
3.7
16
32.0
37.1
28.6
74
8.8
4.2
17
31.2
35.0
29.4
75
0.9
3.4
18
27.1
30.8
25.0
88
25.7
0.8
1.3
19
28.4
31.9
25.6
83
0.0
2.2
2.1
20
28.7
32.8
26.3
82
12.3
5.6
2.1
21
30.1
34.8
26.9
78
8.1
2.8
22
31.3
36.3
27.9
79
8.5
3.1
23
30.0
33.6
26.6
84
0.0
2.3
24
26.6
28.7
24.9
90
2.3
0.0
1.7
25
28.5
32.2
26.4
90
6.4
1.9
1.9
26
28.4
32.3
26.4
83
2.5
2.1
27
28.9
33.4
26.0
82
0.0
7.2
2.9
28
29.7
34.4
26.9
81
9.3
3.5
29
30.4
34.8
27.6
82
6.5
3.4
30
30.3
34.1
28.4
87
3.0
2.8
31
27.7
30.6
24.3
90
20.6
0.4
2.0
Tổng số
899.8
1022.2
821.4
2572
304.5
123.6
75.6
TB
29.0
33.0
26.5
83
4.0
2.4
Max
37.1
37.1
29.4
70.8
9.3
4.2
Min
24.3
28.2
24.3
53
Số liệu khí tượng trạm Láng – Hà Nội tháng 9 năm 2008
Ngày
Nhi ệt đ ộ
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Nắng (giờ)
Bốc hơi
TB
Tối cao
Tối thấp
1
28.2
32.0
25.8
83
3.5
2.4
2
29.4
34.1
27.0
81
6.8
2.7
3
30.2
34.3
27.6
82
0.0
4.3
2.6
4
25.9
30.5
23.9
91
53.6
0.0
1.4
5
26.5
28.8
24.9
89
20.7
1.0
1.0
6
25.7
27.1
23.9
92
9.9
0.2
1.1
7
27.0
31.4
24.6
84
10.7
4.0
1.7
8
27.6
32.0
24.8
80
3.2
2.0
9
28.1
32.6
25.4
80
6.7
3.0
10
27.4
30.5
25.5
84
2.3
1.7
11
28.3
32.9
25.8
80
0.8
5.5
2.0
12
27.6
32.5
24.6
82
13.7
5.7
2.3
13
28.3
33.1
25.9
77
5.7
2.6
14
28.6
33.4
25.8
77
3.6
2.5
15
29.8
34.2
26.4
72
7.5
2.9
16
30.2
34.2
27.0
69
8.7
3.8
17
30.5
34.2
27.4
71
4.7
3.4
18
30.7
34.5
27.4
72
6.3
3.5
19
29.3
32.3
27.9
78
0.1
2.7
2.3
20
29.4
33.5
26.0
78
3.2
4.9
2.2
21
28.8
32.8
27.4
83
3.4
4.2
2.0
22
29.9
35.3
26.0
72
8.2
3.1
23
31.1
36.0
27.3
72
9.0
3.3
24
30.1
33.5
28.1
77
1.3
0.0
2.9
25
25.7
28.4
25.0
92
47.8
0.0
0.8
26
27.6
30.9
25.0
86
4.1
0.0
1.4
27
25.9
28.7
24.7
87
24.5
0.9
1.3
28
27.5
31.2
24.7
80
1.1
4.8
2.0
29
28.3
32.4
25.5
70
0.0
8.8
2.7
30
25.4
29.4
23.4
74
4.5
0.0
3.1
31
Tổng
849.0
966.7
774.7
2395
199.4
123.2
69.7
TB
28.3
32.2
25.8
80
4.1
2.3
Max
53.6
9.o
3.8
Min
Số liệu khí tượng trạm Láng – Hà Nội tháng 10 năm 2008
Ngày
Nhi ệt đ ộ
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Nắng (giờ)
Bốc hơi
TB
Tối cao
Tối thấp
1
25.9
29.1
23.8
76
0.6
1.4
2.6
2
27.5
32.5
24.6
77
3.4
2.3
3
28.7
33.1
25.2
77
5.1
2.6
4
29.0
33.2
26.1
76
2.5
2.8
5
24.8
29.7
23.5
87
53.3
1.2
1.6
6
26.9
31.8
23.7
69
7.8
3.0
7
26.4
30.8
23.3
71
5.5
2.9
8
27.2
31.2
24.6
75
3.5
2.6
9
27.0
30.7
25.1
79
0.0
1.5
2.3
10
28.0
32.4
25.8
77
4.5
2.4
11
27.1
32.0
24.3
83
31.1
4.1
2.1
12
27.3
30.8
24.5
76
0.0
4.2
2.5
13
26.8
31.0
24.1
67
1.4
4.9
4.0
14
23.9
27.6
22.1
79
1.5
0.0
2.7
15
24.1
27.0
21.9
86
0.1
0.0
1.1
16
26.6
31.9
22.9
76
0.0
7.9
2.3
17
27.8
33.0
24.2
70
7.5
3.1
18
28.0
32.3
24.8
69
0.0
4.6
3.3
19
27.3
29.6
26.0
78
2.9
0.0
2.5
20
26.8
29.6
25.1
83
0.2
0.7
1.3
21
26.7
30.4
24.4
84
0.0
1.1
1.8
22
28.1
32.9
25.3
79
0.0
7.7
2.4
23
27.2
32.2
24.4
82
0.0
4.4
2.3
24
25.2
28.5
22.9
84
0.0
1.4
2.0
25
25.9
28.3
23.6
79
0.0
1.8
2.0
26
25.3
27.2
24.1
90
17.6
0.0
1.2
27
25.9
29.2
23.7
83
0.1
3.0
1.7
28
25.7
29.3
23.6
79
1.6
2.1
29
25.8
28.5
24.7
87
4.5
0.3
1.3
30
25.3
28.2
23.6
93
8.7
0.0
0.6
31
24.7
25.6
23.8
97
347.0
0.0
0.4
Tổng
822.9
939.6
749.7
2468
469.0
91.6
67.8
TB
26.5
30.3
24.2
80
3.0
2.2
Max
33.2
33.2
26.1
40
347.0
7.9
4.0
Min
21.9
25.6
21.9
40
Số liệu khí tượng trạm Láng – Hà Nội tháng 11 năm 2008
Ngày
Nhiệt độ
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (Gìơ)
TB
Tối cao
Tối cao
1
24,2
25,4
23,8
98
128,2
0,3
2
23,6
26,7
20,8
96
88,1
1,7
3
21,2
22,2
20,4
94
5,0
0,0
4
21,6
23,4
20,4
93
19,7
0,0
5
23,4
26,5
21,9
92
0,4
0,0
6
25,8
29,7
23,6
89
0,9
5,3
7
24,3
27,9
20,5
90
8,9
0,6
8
22,8
27,5
20,2
73
7,4
7,8
9
21,6
26,9
19,0
66
8,9
10
20,6
25,0
18,4
65
8,7
11
19,9
24,9
17,2
66
9,0
12
19,4
24,8
15,8
74
8,6
13
20,0
25,4
16,4
69
8,9
14
20,4
26,0
16,8
78
7,2
15
22,2
27,3
18,4
75
6,2
16
24,3
27,5
22,5
80
0,0
2,2
17
25,0
28,9
22,9
81
0,0
3,7
18
22,7
26,1
20,6
80
4,0
19
18,9
20,6
17,8
71
0,0
0,0
20
18,9
22,5
16,8
62
7,2
21
19,5
22,2
16,6
71
0,0
22
21,6
24,7
19,3
73
3,1
23
21,7
23,2
21,2
84
0,1
0,0
24
20,7
24,6
18,2
67
6,2
25
21,0
25,0
17,6
70
4,7
26
21,9
26,0
18,9
68
7,7
27
21,6
25,1
20,1
57
8,3
28
18,4
23,5
14,7
59
9,3
29
17,4
23,9
13,8
67
9,3
30
17,4
24,0
13,4
65
8,8
Tæng sè
642,0
757,4
568,0
2273
258,7
147,7
TB
21,4
25,2
18,9
76
128,2
4,9
Max
29,7
29,7
23,8
23,8
9,3
Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (0C)
Nhiệt độ không khí Max (0C)
Nhiệt độ không khí Min(0C)
1
2
NNE
3.9
0
2.6
16.1
18.7
13.6
3
N
2.1
0
3.1
15.8
19.9
12.8
4
5
SE
3.1
0
0.2
19.7
22.2
17.8
6
SE
2.8
0
0
18.9
22.9
17.9
7
NNE
4.7
0
0.1
16.5
18
14.1
8
N
3.9
0
0
14.1
15.2
13.2
9
N
4.8
0
5.3
15
19.8
11.8
10
N
4
0
8.1
13.4
20.2
8.8
11
SE
3.2
0
7.7
13.2
20.7
6.6
12
N
3.3
0
7.1
14
21.3
8.5
13
N
3.7
0
7.1
14.2
20.5
9.2
14
N
3.2
0
6.7
13.5
19.6
8.6
15
NNW
2.8
0
6.9
13.8
20.7
8.5
16
N
2.4
0
6.8
14.7
21.6
8.6
17
SE
4.2
0
7.1
16.2
23.1
10
18
WNW
3.8
0
0
17.2
19.3
15.5
19
SE
6.8
0
6.3
19.8
25.6
16.1
20
SE
5
0
1.5
19.8
24
18
21
NNE
5
0
4.5
19.7
25.3
17
22
SE
5.4
0
5
18.6
22.4
16.2
23
NNE
4.8
0.5
0
17
18.1
15
24
NNE
5.1
0.5
0
11.4
15
10.2
25
NE
3.1
0
0.5
11.1
12.7
9.7
26
N
5.2
0.5
0
11.2
12.8
9.1
27
N
2.8
0
4.4
13.8
16.8
11.5
28
ESE
4.2
0
0
14.1
15.7
12.9
29
N
3.9
1
3.1
14.9
18.4
12.3
30
NNW
3.8
0
8.4
16.8
23.5
11.3
31
SE
5.5
0
6
17.5
21.9
13.5
Tổng
116.5
2.5
108.5
451.97
575.9
358.3
Max
6.8
1
8.4
19.8
25.6
18
Min
2.1
0
0
11.1
12.7
6.6
TB
4.02
0.09
3.74
15.59
19.86
12.36
Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (0C)
Nhiệt độ không khí Max (0C)
Nhiệt độ không khí Min (0C)
1
ESE
2.6
0
1.1
18
20.7
15.7
2
NW
3.2
0
0.9
18.8
23.2
17.3
3
SE
5.2
0
3.3
20.2
24.5
17.9
4
SE
4.8
3.5
4.4
20.4
25.5
17.8
5
SE
4.5
0
0.4
19.5
21.8
17.9
6
SE
4.1
0
8.1
21.1
25.9
17.5
7
SE
4.2
0
0.8
19.7
23.7
17.5
8
SE
3.3
0
4.1
19.9
24
17.5
9
SSE
2.7
0
3.9
20.5
25.5
17.4
10
ESE
3.1
0
8.1
21.5
27.3
15.9
11
SE
7.3
0
6.7
21.7
27.8
17.6
12
SE
5.2
0
5.9
22.7
27.5
19.6
13
ESE
4.4
0
6.9
25
31.3
21.4
14
SE
5.5
0
6.2
23.9
30.4
20.9
15
SE
5.6
0
5.1
24.3
28.5
21.5
16
SE
6.9
0
4
24.8
28.6
22.7
17
SE
7.7
0
3.7
24.4
28
22.6
18
SE
6.8
0
4.2
23.9
27
22.3
19
SE
7.1
0
2.8
24.2
27.6
21.9
20
ESE
4.5
1.5
0.1
21.1
25.6
17.4
21
SE
5.6
0.5
0
19.4
22.1
17.7
22
SE
5.1
1
0
22.3
23.7
20.1
23
ESE
4
0
0.9
23.7
25.6
22.9
24
SE
7.4
0
3.3
24.8
28.2
22.9
25
SE
5.2
0.5
0
23.9
24.8
23.2
26
SE
3.9
0.5
0
23.9
25
23.1
27
28
29
30
31
Tổng
129.9
7.5
84.9
573.5688
673.8
510.2
Max
7.7
3.5
8.1
25
31.3
23.2
Min
2.6
0
0
18
20.7
15.7
TB
4.996
0.288
3.265
22.060
25.915
19.623
Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (0C)
Nhiệt độ không khí Max (0C)
Nhiệt độ không khí Min (0C)
1
2
NNE
3.8
0
0
14.7
16.3
13.8
3
NNE
4.6
0
0.7
16
18.8
13.7
4
NNE
2.4
2.5
0
17.3
19.3
15.6
5
NNE
5.7
1
0
18.3
20
17.4
6
SE
3.4
0
1.6
17.6
19.8
16.7
7
NNE
3.2
0
2.2
16.8
18.4
15.6
8
N
2.3
0
0
15.6
16.3
14.9
9
SSE
3.5
0
1.9
20.5
23.9
17.7
10
SE
4
0
0
19.6
20.3
19
11
SE
2.7
0.5
0
20.8
22.3
19
12
SE
2.8
3.5
0
22.4
22.9
21.6
13
NNE
8.9
3.5
1
21.0
25.7
16.1
14
NNE
4.9
0
7.5
17.5
22.4
13.7
15
SE
3.9
0
7.7
17.5
22.2
12.7
16
N
0.8
0
0
16.3
17
15.9
17
22.8
18
21.7
19
SE
3.6
0
0
24.8
26.6
24.2
20
SE
4.2
1
0
23.8
25.1
23.2
21
SE
5
0
7.1
25.5
30.3
22.4
22
ESE
4
0
5.1
25.6
29.3
23.7
23
ESE
6
0
5.8
26.2
30.6
23.8
24
NE
3.1
0
0
24.5
26.7
23.4
25
NNE
3.2
19
0
21.7
24
19.8
26
SE
4.6
0
0.2
21.2
23.2
19.5
27
SE
6.6
1
6.5
24.6
29.4
21
28
SE
4.5
0.5
8.4
26
30.7
22.8
29
S
5.1
0
5.6
25.0
27.9
22.1
30
NE
3
0.5
0
21.3
22.8
18.7
31
NNE
3.7
1
0
18.4
19.8
17
Tổng
113.5
34
61.3
625
652
525
Max
8.9
19
8.4
26.2
30.7
24.2
Min
0.8
0
0
14.7
16.3
12.7
TB
4.054
1.214
2.189
39.12
23.286
18.750
Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (0C)
Nhiệt độ không khí Max (0C)
Nhiệt độ không khí Min(0C)
1
1
3.7
2
0
17.9
19.8
16.6
2
16
4.3
16
0
17.3
18.5
16.2
3
6
5.1
0.5
1.5
20.8
24
17.7
4
6
3.9
0.5
2.1
23.4
26.6
21.1
5
15
8
11
1.1
21.4
25.4
18.3
6
16
3.9
0
5.2
20.3
24
18.4
7
21.2
8
6
5.6
0
1.7
22.7
25.4
21.3
9
6
6.2
0
4.6
23.4
26.8
21.3
10
6
5.8
0
4.3
24.2
27.6
22.6
11
11
4.9
1
1.7
23.7
26.4
22.8
12
6
7
0.5
5.2
24.9
28.7
23
13
7
3.9
0
6.2
26.7
30.7
24.2
14
27.0
15
6
5.5
0
3.5
26.6
29.5
24.4
16
6
3.5
3.5
6.7
27.1
32
24.2
17
6
5.1
0
2.6
25.6
28.5
24
18
6
5.8
0
5.2
27
31.2
24.7
19
6
3.2
0
8
29.5
35.8
25.2
20
16
6.2
2
7.3
27.2
32.1
23.3
21
6
3.5
0
9.3
26.9
32.2
23
22
6
5.2
0
8
26.3
30.5
22.9
23
6
4.3
0
4.4
27.0
29.9
24.9
24
6
5.5
0
0.1
27.1
31.4
24
25
16
5
3.5
3.4
24.3
27.1
21.9
26
6
4.6
0
2.3
24.1
29.4
21.3
27
7
4.4
0
4.6
23.6
28.1
20.6
28
6
2.4
0
0
23.5
25.2
22
29
5
4.4
4.5
0.4
23.7
25
22.9
30
6
4.7
0.5
0.3
24.3
26.1
23
31
Tổng
218
135.6
45.5
99.7
728.7
777.9
615.8
Max
16
8
16
9.3
29.5
35.8
25.2
Min
1
2.4
0
0
17.3
18.5
16.2
TB
7.786
4.843
1.625
3.561
23.4
27.782
21.993
Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2009 trạm HAU-JIC A
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (oC)
Nhiệt độ không khí Max (oC)
Nhiệt độ không khí Min(oC)
1
SE
4.8
0
4.9
24.8
28.6
22.3
2
N
2.8
0
8.2
25.2
29.7
21.1
3
4
SE
4.9
0
8.5
26.8
31.3
22.8
5
SE
5.5
0
7.4
25.2
29.5
22.3
6
SE
4.4
0
1.3
24.6
27.2
23.2
7
SE
5.4
4.5
2
25.1
28.5
23.6
8
SE
9.6
149
0
24.8
25.8
22.8
9
10
SE
5.2
0
1.9
26.9
28.6
25.7
11
SE
7
0
4.7
27.4
30.9
24
12
SE
6.7
0.5
8.1
27.8
31.6
25.4
13
SE
6.1
0
9.6
27.7
32.1
25.2
14
SE
6.3
3.5
5
26.8
31.3
24.7
15
SE
8
24.5
6.1
26.6
30.5
23.5
16
SE
6.3
28
3.3
27.2
29.9
25.5
17
SE
5
0.5
6
28.4
32.9
25.7
18
SE
4.7
9.5
1
26
28.8
24.2
19
SE
2.8
0
1.4
25.54
29.1
24.4
20
21
22
23
ESE
2.1
0
2.6
29.1
33.1
26.5
24
N
3.7
0
11.3
29.3
33.7
25.6
25
SE
3.9
0
10.6
29
33.5
25.7
26
SE
4.7
0
10.5
29
33.6
25.7
27
SE
4.8
0
8.6
29.3
34.3
26.4
28
E
4.2
0
5.3
29.1
31.6
26.7
29
NNW
5.4
50
0.5
23.3
27.7
21.8
30
N
2.5
0
1.7
24.42
29
22.9
31
Tổng
126.8
270
130.5
669.36
762.8
607.7
Max
9.6
149
11.3
29.3
34.3
26.7
Min
2.1
0
0
23.3
25.8
21.1
TB
5.072
10.8
5.22
26.774
30.512
24.308
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT09031.doc