Tài liệu Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay: ... Ebook Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008
Tên công trình:
Kh¶ n¨ng lµm viÖc theo nhãm cña sinh viªn trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n hiÖn nay
Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội
HÀ NỘI, 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008
Tên công trình:
Kh¶ n¨ng lµm viÖc theo nhãm cña sinh viªn trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n hiÖn nay
Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hà Nữ
Lê Thị Hồng Nữ
Lê Đăng Lộc Nam
Vương Thị Bích Hạnh Nữ
Nguyễn Thị Nguyệt Nữ
Cao Văn Thành Nam
Nguyễn Thị Thoa Nữ
Lớp: QTNL 47 Năm thứ: 3/4
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Mai
HÀ NỘI, 2008
A.LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
Một người đâu phải nhân gian
Có chăng chỉ đốm lửa tàn mà thôi.
Vâng. Trong cõi nhân gian, mỗi con người là một và chỉ là một thực thể vô cùng nhỏ bé, chỉ giống như “một đốm lửa tàn”. Phần nhỏ bé đó lại có một ham muốn lớn lao là chinh phục và làm chủ cả vũ trụ bao la này, và nó có thể bùng lên ngọn lửa sáng ngời nếu được tiếp thêm sức mạnh. Nhưng nếu riêng một người, chỉ một cá nhân đơn độc thôi thì có lẽ sẽ không bao giờ có đủ khả năng để tự mình có thể thực hiện được điều đó. Vì vậy một điều cần thiết và rất quan trọng chính là sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với những cá nhân, những con người có khả năng khác nhau. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, KHKT ngày càng phát triển sẽ là phương tiện phục vụ đắc lực nhất để con người đạt được ước mơ cao cả của mình. Tuy nhiên, tham vọng của con người không dừng lại ở một điểm mà họ luôn muốn có nhiều thứ mới hơn và cao xa hơn. Cũng chính KHKT hiện đại đã tạo ra những công việc phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều kỹ năng và trình độ của nhiều người với quá trình hoạt động một cách thống nhất, tổ chức chặt chẽ. Bởi vậy doanh nghiệp luôn đòi hỏi ở người lao động của mình khả năng hòa đồng với tập thể, biết cách làm việc với những người khác, hay nói chung đó là khả năng làm việc theo nhóm. Làm việc theo nhóm sẽ thúc đẩy hiệu quả làm việc, phát huy hết tiềm năng sẵn có của mỗi người, giúp hoàn thiện cá nhân. Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà công việc đòi hỏi rất cao đối với người thực hiện.
Là những sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực, những chủ nhân tương lai của đất nước, nay mai sẽ góp mặt trên thị trường lao động, sẽ giải quyết rất nhiều công việc phức tạp đòi hỏi nhiều khả năng khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của việc học tập và rèn luyện kỹ năng này, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường ĐH KTQD hiện nay” để nghiên cứu. Với mục tiêu nghiên cứu về các đặc điểm và lợi ích khi làm việc theo nhóm, về thực trạng khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường KTQD hiện nay. Tìm ra các nguyên nhân hạn chế khả năng này và từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng, bổ sung và hoàn thiện thêm các kỹ năng làm việc nhóm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng này và biết cách để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả nhất.
II.Phương pháp và kết quả nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp như sau:
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng điều tra chọn mẫu lấy ý kiến: Thực hiện điều tra mẫu với 619 sinh viên của 4 khóa 46, 47, 48 và 49 của trường ĐHKTQD.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, thống kê và phân tích: Tìm số liệu trên các phương tiện thông tin như sách báo, báo điện tử… và phân tích số liệu thu được.
Phương pháp so sánh và tổng hợp: So sánh các ý kiến, số liệu thu được, tổng hợp lại thành từng vấn đề riêng cần nghiên cứu.
Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Thị Mai nhóm nghiên cứu đề tài với 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung
Phần 2: Thực trạng khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường ĐH KTQD hiện nay.
Phần 3: Nguyên nhân hạn chế khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên hiện nay và giải pháp.
B.NỘI DUNG
PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG
I. Những vấn đề khái quát về làm việc theo nhóm
1. Làm việc theo nhóm là gì?
Quá trình phát triển nhanh chóng như vũ bão của nền kinh tế cũng như công nghệ của thế giới trong những thập niên trở lại đây đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của quá trình chuyên môn hóa, và sức mạnh của lao động tập thể. Chính vì thế tầm quan trọng của Team work (làm việc theo nhóm) là vô cùng quan trọng, nó góp phần năng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả làm việc của nhóm mà khi đơn lẻ từng cá nhân không có khả năng làm được.
Vậy Team work là gì? Team work chính là làm việc theo nhóm, có thể hiểu đơn giản là một nhóm người cùng làm chung một công việc mà công việc ấy nếu như chỉ có một cá nhân đơn thuần thì không thể làm được. Những cá nhân này có các kỹ năng bổ sung cho nhau để phục vụ cho mục đích chung với trách nhiệm tập thể và sự hợp tác qua lại giữa các thành viên.
2. Lợi ích của Team work là gì?
Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đến câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu ca dao cũng đã phần nào cho ta thấy rõ được sức mạnh và hiệu quả của làm việc nhóm. Mỗi người chỉ có thể giỏi trong một vài lĩnh vực nào đó nhưng không thể nào giỏi hay biết tất cả, nhưng nhóm thì hoàn toàn ngược lại, nhóm là nơi có thể hội tụ được tất cả những yếu tố cần thiết cho mục tiêu của nhóm mà mỗi cá nhân không thể có đầy đủ. Chúng tôi xin đưa ra một câu chuyện, đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO của Coca Cola như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng.Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua. Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm: Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Bài học của câu chuyện này: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ở đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý.
Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc một mình được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.
Bạn có thể thấy rõ những lợi ích chính khi tham gia một nhóm là:
● Bạn sẽ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống và bản thân của mình tốt hơn và không cảm thấy sự lạm dụng quyền lực của bất cứ người nào trong nhóm cũng không có sức ép của bất kỳ ai lên bạn.
●Khi tham gia nhóm bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ những thành viên trong nhóm và trưởng nhóm về cách xử lý tình huống từ đơn giản cho đến phức tạp. Từ đó tạo nên sự thống nhất trong mục tiêu và sự hoạt động của nhóm.
●Sẽ không còn cái “tôi” trong nhóm nữa, cái “tôi” đã bị phá vỡ, sự thân thiện và cởi mở sẽ được tạo ra giữa các thành viên của nhóm.
●Phát huy được tính sáng tạo cao từ sự phối hợp các bộ óc sáng tạo của nhóm.
●Thỏa mãn được nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của các thành viên trong nhóm, cái mà khi họ đứng một mình khó mà thể hiện được.
...v...v...
3. Phân loại nhóm làm việc
Có rất nhiều cách phân loại nhóm làm việc tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu và các tiêu thức khác nhau. Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu khả năng làm việc nhóm của sinh viên, chúng tôi xin đưa ra 2 tiêu thức phân loại làm việc nhóm sau:
3.1. Tính chính thức
Gồm 2 hình thức đó là nhóm chính thức và nhóm phi chính thức
* Nhóm làm việc phi chính thức
Đây là hình thức nhóm làm việc được hình thành một cách tạm thời, không chính thức. Đặc điểm nổi bật của loại nhóm này là nó hình thành không theo một dự tính trước nào, nó chỉ kéo dài trong một tiết học hay một buổi học. Và khi tiết học hay buổi học đó kết thúc thì vấn đề thảo luận cũng đồng thời được giải quyết và thường kết thúc sự tồn tại của nhóm.
* Nhóm làm việc chính thức:
Đây là hình thức nhóm làm việc được hình thành trước khi vấn đề được thảo luận một cách lâu dài, ổn định và dựa trên tinh thần tự nguyện. Ví dụ như các nhóm nghiên cứu khoa học. Vấn đề nghiên cứu của nhóm sẽ được cho trước, các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề ở bên ngoài giờ học. Vấn đề sẽ được thảo luận tại lớp học hay một địa điểm nào đó đã được ấn định trước.
3.2. Theo sự quản lý
Gồm 2 hình thức đó là nhóm tự quản và nhóm dự án
*Nhóm làm việc tự quản
Đây là một nhóm nhỏ bao gồm các thành viên được trao quyền giải quyết một nhiệm vụ diễn ra liên tục. Trong một số trường hợp, nhóm bầu chọn trưởng nhóm cùng các thành viên mới và thậm chí có thể loại bỏ những thành viên không thể đóng góp hay không đáp ứng được tiêu chuẩn của nhóm.
Hình thức nhóm này nhất thiết phải cùng làm việc trong thời gian tương đối dài. Các thành viên của nhóm có quyền tự do nhất định trong việc quyết định phương pháp làm việc hiệu quả nhất và tất cả mỗi người đều được khuyến khích tự tìm kiếm các quy trình làm việc tối ưu cũng như liên tục cải thiện quy trình làm việc của mình.
* Nhóm dự án
Khác với nhóm làm việc tự quản, nhóm dự án được tổ chức xoay quanh một nhiệm vụ đột xuất trong một khoảng thời gian giới hạn. Nhiệm vụ này có thể mất một tuần, một năm cũng có thể lâu hơn thế. Sau khi công việc hoàn tất nhóm sẽ tự giải tán. Những dự án có quy mô lớn và lâu dài thường cần đến nhiều thành viên, có trưởng nhóm và nhà quản lý dự án làm việc toàn thời gian.
Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi xin đề cập chủ yếu đến nhóm làm việc phi chính thức, đây là hình thức làm việc chủ yếu của sinh viên hiện nay.
4. Quá trình hoạt động của nhóm
Quá trình hoạt động của nhóm luôn diễn ra theo một trình tự nhất định và về cơ bản có thể thấy rõ qua trình tự sau:
● Đầu tiên khi nhóm đã có mục tiêu chung và đề án cụ thể thì nhóm sẽ thường xuyên có những buổi họp và thảo luận chung nhằm đưa ra những ý tưởng cũng như hướng đi cụ thể cho đề án mà nhóm đã chọn.
● Sau khi đã có hướng đi cụ thể nhóm sẽ tiếp tục thảo luận và lên một danh sách cụ thể các công việc cần làm, tiến độ công việc và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.
●Khi mà công việc đã được chỉ định cụ thể cho từng cá nhân, thì nhóm vẫn phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ nhằm theo dõi và đánh giá thường xuyên các công việc đã làm được của các thành viên. Từ đó đôn đốc và có hướng xử lý kịp thời nếu có sai sót, đồng thời giúp đỡ lẫn nhau nếu như các thành viên gặp khó khăn trong công việc.
● Khi thời gian thực hiện công việc của các thành viên đã hết, nhóm trưởng sẽ họp lại và tổng hợp tất cả những việc mà các thành viên được giao. Sau khi nhóm trưởng tổng hợp xong, các thành viên trong nhóm sẽ cùng ngồi lại và đánh giá cũng như cho ý kiến chung để hoàn thiện đề án của nhóm.
● Công việc cuối cùng là cho ra đời đề án của nhóm. Tùy vào điều kiện, yêu cầu và mục tiêu của đề án.
II. Nhóm làm việc hiệu quả
1. Nhóm hiệu quả là gì?
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Vậy nhóm hiệu quả là gì?
Theo chúng tôi thì “Nhóm hiệu quả là nhóm làm việc trên tinh thần đồng đội nghĩa là tạo ra một môi trường mà ở đó các thành viên luôn cảm thấy thoải mái, tự tin để làm việc với nhau, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để cùng làm tốt công việc của mỗi người nhằm đạt được các kết quả, mục tiêu chung của nhóm. Ở đó các thành viên luôn cảm thấy được đánh giá đúng và phát huy tốt khả năng, sở trường của mình, họ hiểu rằng họ không nhất thiết phải cạnh tranh với nhau để được công nhận mà quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên được phân công một cách rõ ràng. Nhóm hoạt động mang tính tự nguyện nhưng có tổ chức nhằm hạn chế những điểm yếu và phát huy tối đa những điểm mạnh của các thành viên. Đồng thời nhóm đó cũng phải có một cơ chế thưởng phạt một cách khách quan và chịu trách nhiệm rõ ràng”.
2. Đặc điểm của nhóm hiệu quả
2.1. Có một mục tiêu chung rõ ràng và thuyết phục
Mục tiêu chung là cái gắn kết các thành viên của nhóm, và nó phải thể hiện một cách rõ ràng để các thành viên có thể thực hiện được, lợi ích của tập thể phải được đặt lên trên lợi ích của bất kỳ cá nhân nào.
Việc xác định rõ rảng về mục tiêu chung của nhóm là điều quan trọng nhưng vẫn chưa đủ, mục tiêu phải có sức thuyết phục, mọi người phải nhìn nhận mục tiêu đó là khẩn cấp, tối quan trọng và xứng đáng nỗ lực. Thiếu mục đích thuyết phục thì một số thành viên sẽ không đặt mục tiêu cá nhân sau mục tiêu chung của nhóm.
2.2. Năng lực - mỗi thành viên phải có kỹ năng nào đó mà nhóm cần
Có thể bạn đã nghe nói đến câu “Một dây xích chỉ mạnh bằng một mắt xích yếu nhất”. Điều đó chắc chắn áp dụng cho nhóm làm việc. Một nhóm làm việc hiệu quả phải bao gồm những người có những năng lực quan trọng cho nỗ lực chung. Mỗi người là một mắt xích trong chuỗi dây xích năng lực, có tài năng, kiến thức, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ thuật để thực hiện công việc. Bất kỳ năng lực nào yếu kém đều phải được củng cố để đạt thành công. Nếu thiếu bất kỳ năng lực cần thiết nào thì phải được bổ sung.
2.3. Tận tụy với mục tiêu chung của nhóm
Sự hiểu biết về mục tiêu chung là điều cực kỳ quan trọng, nhưng một nhóm thực sự hiệu quả còn phải tiến xa hơn một bước. Họ phải có các thành viên tận tâm với mục tiêu đó, biết hợp tác chặt chẽ để thôi thúc họ làm việc và tiếp tục khi họ gặp khó khăn. Và để tăng cường sự tận tâm thì nên thực hiện một số giải pháp như: giữ cho nhóm có quy mô nhỏ, bố trí các thành viên trong nhóm tương tác cùng nhau, công nhận nỗ lực và thành quả của các thành viên...
2.4.Mọi thành viên đều đóng góp và được hưởng lợi
Bạn đã bao giờ tham gia một nhóm chèo thuyền chưa? Nếu rồi bạn sẽ biết rằng mọi thành viên trong nhóm đều phải kéo tay chèo của mình cùng cường độ và tốc độ với người khác. Ở đó không có chỗ cho những người lười biếng. Nhóm làm việc cũng như vậy. Việc thực hiện công việc phụ thuộc vào sự đóng góp của mọi người đến mục tiêu chung của nhóm và không chấp nhận những thành viên không đóng góp nỗ lực chung với nhóm.
Vì mỗi thành viên phải đóng góp vào công việc của nhóm, nên mỗi thành viên đều phải nhận được lợi ích rõ ràng. Những lợi ích này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức: tiền thưởng, phần thưởng tinh thần, kinh nghiệm học hỏi... Thiếu lợi ích rõ ràng, các cá nhân sẽ không đóng góp hết mình.
2.5.Môi trường khuyến khích và hợp tác
Nhóm là một tổ chức nhỏ hình thành trong một môi trường hoạt động rộng lớn, trong đó các yếu tố như : nguồn lực, thông tin, sự hỗ trợ... sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nhóm. Các thành viên trong nhóm phải trung thực, cởi mở, cư xử đúng mực, phải biết tự động viên mình và động viên các thành viên khác trong nhóm để đạt hiệu quả hoạt động của nhóm. Các thành viên đều rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có thể xứng đáng là những “ngôi sao” trong nhóm nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả nhóm “toả sáng” cùng nhau.
2.6. Có một trưởng nhóm có năng lực
Nhóm trưởng là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm với nhau và là cầu nối giữa nhóm với các nhóm khác cũng như các tổ chức liên quan trong môi trường hoạt động của nhóm. Chính vì vậy mà vai trò của trưởng nhóm là rất quan trọng, nó giống như đầu tàu của một đoàn tàu vậy. Trưởng nhóm là người định hướng cho nhóm đó hoạt động và đạt được mục đích. Một người trưởng nhóm có năng lực sẽ giúp nhóm hoạt động hiệu quả và đạt được các mục đích.
3.Tiêu chuẩn đánh giá nhóm hiệu quả
Để nhóm làm việc thực sự hiệu quả thì phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá xem nhóm có hiệu quả hay không hay nói cách khác điều quan trọng để làm nên một nhóm hiệu quả là gì?
Theo chúng tôi nó được chia thành 2 nhóm yếu tố sau:
* Các yếu tố kết quả, gồm:
+ Đạt được các mục tiêu của nhóm: Đây là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của một nhóm. Thể hiện được nhóm đó sau một quá trình hoạt động đã đạt được những mục tiêu mà nhóm đã hoạch định từ trước hay không.
+ Số lượng công việc được hoàn thành: Cho biết những công việc mà nhóm đã hoàn thành cũng như các công việc chưa hoàn thành.
+ Kiến thức và kỹ năng làm việc: Yếu tố này cho biết để làm việc nhóm hiệu quả thì các thành viên cần phải có kiến thức cũng như các kỹ năng để hoàn thành công việc.
* Các yếu tố quy trình, gồm:
+ Tinh thần trách nhiệm: Thể hiện khả năng và mức độ tham gia vào việc giải quyết vấn đề của các thành viên.
+ Tính đồng đội và sự hợp tác: Nhóm làm việc có thực sự hợp tác cùng nhau nỗ lực để đạt tới mục tiêu chung.
+ Sự nỗ lực của các thành viên.
+ Sự hứng thú với công việc.
+ Khả năng giao tiếp.
+ Khả năng giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
+ Khả năng hoạch định và thiết lập các mục tiêu.
+ Phong cách lãnh đạo của trưởng nhóm.
.....
PHẦN 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KTQD HIỆN NAY
I.Những đánh giá về khả năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay
1. Những ưu thế của sinh viên trong làm việc nhóm
Theo điều tra cho thấy sinh viên có rất nhiều điểm mạnh (ưu thế ) để làm việc theo nhóm:
Thứ nhất, về thể lực
Sinh viên là những người trẻ tuổi, có dáng vóc, sức khoẻ tốt, có đủ điều kiện về sức khoẻ để tham gia các hoạt động của nhóm, có thể chịu đựng được những áp lực mà nhóm làm việc tạo ra
Thứ hai, về trí lực
+ Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng các bạn sinh viên có sự hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực khác nhau, họ tiếp thu, học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong giảng đường đại học, qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: truyền hình, Internet, báo chí… cũng như qua các mối quan hệ xã hội. Họ nắm bắt kiến thức nhanh, có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu, giải quyết các vấn đề phát sinh…. Sự thích ứng nhanh với môi trường là một trong những ưu thế nổi trội của sinh viên, cùng với những kiến thức mà họ có được tôi tin chắc sẽ giúp cho nhóm làm việc một cách thực sự có hiệu quả và có chất lượng cao.
+ Bên cạnh đó sinh viên còn là những con người tài năng, thông minh, sáng tạo, có óc phân tích, tổng hợp, có tư duy tốt và đặc biệt họ rất năng động, luôn tự tin vào bản thân. Điều này giúp cho họ có thể trở thành một người trưởng nhóm điều hành nhóm của mình hoạt động hiệu quả, hay là những thành viên có đầy đủ khả năng đảm nhiệm tốt công việc được giao phó. Số liệu điều tra về khả năng đảm nhận vai trò trưởng nhóm của sinh viên như sau:
Bảng 1: Khả năng làm trưởng nhóm
Yếu tố
Năm
Có thể
Không chắc vì chưa làmbao giờ
Quen làm theo kế hoạch của người khác
Không có khả năng
Tổng
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
Năm 1
91
48.7
79
42.2
12
6.4
5
2.7
187
Năm 2
140
55.1
84
33.1
20
7.9
10
3.9
254
Năm 3
80
55.9
50
35
9
6.3
4
2.8
143
Năm 4
21
60
12
34.2
1
2.9
1
2.9
35
Tổng
332
53.6
225
36.3
42
6.8
20
3.3
619
(Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD)
Qua điều tra cho thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng mình có thể đảm nhận vai trò trưởng nhóm. Khả năng đảm nhận vai trò này của sinh viên các khóa cuối tốt hơn so với các khóa mới. Bởi vì sinh viên năm cuối có độ tự tin hơn hẳn về khả năng của mình khi làm việc theo nhóm cũng như điều hành nhóm hoạt động có hiệu quả.
Thứ ba, về tâm lực
Ngoài những ưu thế về thể lực, trí lực sinh viên còn có ưu thế nổi trội về tâm lực đó là:
+ Sinh viên rất năng động, sôi nổi. Điều này được chứng minh qua việc tham gia các phong trào của nhà trường, của địa phương nơi sinh viên đang học như: phong trào thanh niên tình nguyện của trường đại học kinh tế quốc dân, chiến dịch mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi…
+ Họ muốn giao tiếp và mở rộng kiến thức và các mối quan hệ của mình, họ có tinh thần học hỏi rất cao… Sinh viên ngày nay là một thế hệ khao khát, họ khao khát được sống, học tập và làm việc. Vì vậy những kiến thức trong nhà trường không làm họ thoã mãn, nhất là những kiến thức có thể sử dụng được vào công việc sau này. Khao khát này đến từ sự thiếu hụt chuyên môn sâu, thiếu hụt kiến thức xã hội và nhất là thiếu hụt công cụ tổng quát để xử lý cuộc sống: Đó là tư duy logic, tư duy phê phán và tư duy độc lập. Khi làm việc theo nhóm ưu thế này được phát huy một cách hiệu quả bởi qua làm việc nhóm sinh viên có thể trau dồi kiến thức, kỹ năng, học tập kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm. Khả năng giao tiếp ngoài xã hội của sinh viên rất tốt, điều này được thể hiện qua khả năng kết hợp khi làm việc với các thành viên khác nhau.
Bảng 2: Khả năng làm việc với người khác trong nhóm
Yếu tố
Năm
Với tất cả các thành viên khác
Với người có trình độ cao hơn
Với người có trình độ ngang bằng
Với người có trình độ kém hơn
Tổng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Năm 1
164
87.7
10
5.3
13
7
0
0
187
Năm 2
205
80.7
21
8.3
28
11
0
0
254
Năm 3
63
44.1
77
53.8
3
2.1
0
0
143
Năm 4
31
88.6
2
5.7
2
5.7
0
0
35
Tổng
463
74.8
110
17.8
46
7.4
0
0
619
(Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD)
Phần lớn sinh viên đều cho rằng họ có thể làm việc được với tất cả các hành viên trong nhóm của họ. Như vậy khả năng thích nghi của sinh viên rất tốt và rất dễ hòa đồng.
+ Họ là những người có tham vọng, hoài bão, luôn khát khao được khám phá và giành được chiến thắng. Chiến thắng trong nhóm đó chính là sự làm viếc có hiệu quả của nhóm, là sự tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của các thành viên và sự thể hiện của cá nhân mỗi thành viên vào thành công chung của nhóm. Nếu biết hâm nóng ưu thế này của họ thì họ có thể làm rất tốt.
+ Họ là người luôn sống hết mình với lý tưởng, họ luôn muốn thử nghiệm, tìm kiếm những điều mới lạ. Họ tư duy và xử lý quan hệ xã hội của họ theo một cách riêng, họ sử dụng lý trí rất nhiều, có xu hướng xử lý các mối quan hệ xã hội trên tiêu chí hợp lý và logic cá nhân. Điều này là cần thiết cho làm việc theo nhóm của sinh viên hiện nay.
Qua những phân tích trên ta thấy sinh viên có rất nhiều ưu thế để làm việc nhóm. Nếu sinh viên biết phát huy những ưu thế này vào làm việc nhóm ngay từ khi bước vào giảng đường đại học thì sau này ra trương họ sẽ vận dụng được vào trong công việc của mình một cách hiệu quả.
2. Những thuận lợi và khó khăn
1.1 .Sự thích nghi của sinh viên với làm việc nhóm
Trên thế giới, Teamwork là hình thức làm việc rất phổ biến trong học sinh sinh viên… Nó xuất phát từ những đặc điểm phát triển của thanh niên sinh viên, sự thích nghi của lứa tuổi này với cuộc sống và hoạt động mới, chúng ta có thể thấy quá trình sự thích nghi này biểu hiện ở các mặt như sau:
+ Nội dung học tập của sinh viên mang tính chuyên ngành, tiên tiến tiếp cận khoa học công nghệ trên thế giới.
+ Phương pháp học tập mang tính khoa học, thường xuyên được đổi mới.
+ Môi trường sinh hoạt mở rộng không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà đã mở rộng ra tầm quốc tế.
+ Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô, bạn bè, các hoạt động xã hội rất phong phú, đa dạng….
1.2. Những khó khăn sinh viên gặp phải
Thứ nhất, thực tế cho thấy: Không phải bất kì sinh viên nào cũng phù hợp với sự thích ứng này, mà nó tuỳ thuộc vào đặc tính tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể. Có những sinh viên rất dễ dàng hoà nhập với môi trường xã hội nhưng lại khó khăn trong việc tiếp cận phương pháp học ở đại học. Ngược lại, có nhưng sinh viên ít khó khăn trong tiếp thu tri thức, dễ vượt qua được việc “tự học là chính” ở giảng đường đại học nhưng lại lúng túng thiếu tự tin trong cư xử giao tiếp với bạn bè, các nhóm hoạt động trong lớp, trong trường. Một số hoà đồng cởi mở nhưng một vài người lại khép kín, sống thu mình lại… Vậy nguyên nhân là do đâu?
Bản thân người sinh viên gặp một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết:
+ Mâu thuẫn giưa ước mơ kỳ vọng của sinh viên với khả năng để thực hiện nó.
+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành học của mình với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định.
+ Mâu thuẫn giữa lượng thông tin rất nhiều trong xã hội với khả năng tiếp thu và thời gian có hạn.
Thứ hai, liên hệ với thực tế nước ta hiện nay, đang trong quá trình hội nhập và phát triển những lề thói làm việc cũ, tàn dư của xã hội cũ không dễ xoá bỏ một sớm một chiều. Một loạt các nhân tố khác ví như lợi ích cá nhân, niềm tin sai lệch về việc có được quyền lực và sự thành công khi làm việc nhóm và cả những yếu tố văn hoá tàn cũ đã ăn sâu bám rễ vào nhiều thế hệ.
Do đó đối với sinh viên, những khó khăn đó cũng không loại trừ và việc tập hợp mọi người thành một nhóm làm việc hiệu quả không phải là dễ.
Thứ ba, sinh viên có thể coi là tầng lớp tiếp thu cái mới một cách nhanh chóng nhất, nhưng lại rất ít có điều kiện làm việc nhóm. Cụ thể theo số liệu mà chúng tôi điều tra được thì trong tổng số 619 sinh viên được hỏi rằng “bạn đã từng làm việc theo nhóm chưa?” thì có 572 sinh viên (chiếm 92.41%) lựa chọn là “đã từng làm việc nhóm”, trong khi đó số chưa bao giờ làm việc nhóm là 47 sinh viên (7.59%). Vậy thực trạng những sinh viên đã từng làm việc nhóm thì có mức độ làm việc như thế nào?
Nghiên cứu tiếp trong tổng số 619 sinh viên về vấn đề “mức độ làm việc theo nhóm của bạn như thế nào?”Thì chỉ có 161 sinh viên (26%) trả lời là “thường xuyên”, 342 bạn (55.25%) trả lời “thỉnh thoảng”, 69 bạn (11.16%) trả lời là “đôi khi”, thậm chí có 47 sinh viên (7.59%) trả lời là “ chưa bao giờ”.
Con số trên cho thấy một thực tế là làm việc nhóm chưa được áp dụng rộng rãi trong chương trình giảng dạy và học tập của sinh viên, và do vậy, nhận thức của mọi người về làm việc nhóm và hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế là điều không tránh khỏi. Nếu các nhà quản lý có quan tâm đúng mức về vấn đề này, lượng kiến thức từ thực tiễn sẽ có tác dụng bổ sung rất lớn cho những lý thuyết mà sinh viên được truyền đạt.
Thứ tư, đối với sinh viên Việt Nam, “Teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó mới chỉ được nghe nói chứ chưa thực hiện theo đúng nghĩa của nó. Nó mới chỉ là 1 hình thức làm việc mới mẻ và chưa có được hiệu quả thực sự.
Cũng trong số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân được hỏi về “kết quả công việc mà bạn đã từng làm việc theo nhóm”, thì chỉ có 215 sinh viên (34.73%) trả lời là ”tốt”, 353 sinh viên (57.03%) trả lời “bình thường”, 51 sinh viên (8.24%) trả lời là “kém hiệu quả”. Tuy nhiên tỷ lệ làm việc theo nhóm hiệu quả cho thấy, càng sinh viên năm cuối thì chất lượng làm việc theo nhóm càng hiệu quả và tốt hơn sinh viên năm đầu. Có thể thấy rõ hơn thực trạng này qua bảng phân tích điều tra:
Bảng 3: kết quả công việc làm việc theo nhóm
Kết quả
Năm
Tổng số sinh viên
Tốt
Bình thường
Kém hiệu quả
số tuỵêt đối
%
số tuyệt đối
%
số tuyệt đối
%
Năm 1
187
50
26.74
113
60.43
24
12.83
Năm 2
254
95
37.40
142
55.91
17
6.69
Năm 3
143
55
38.46
79
55.24
9
6.3
Năm 4
35
15
42.86
19
54.29
1
2.85
Tổng
619
215
34.73
353
57.03
51
8.24
( Kết quả điều tra 619 sinh viên Trường ĐH KTQD)
Từ bảng kết quả trên cho thấy, kết quả thực hiện công việc theo nhóm đạt loại tốt của sinh viên năm 4 chiếm 42.86%, còn sinh viên năm 1-2 lần lượt chỉ là 26.74% và 37.4%. Như vậy chất lượng của thực hiện công việc theo nhóm của sinh viên năm 4 tốt hơn hẳn các sinh viên năm 1-2. Ngoài ra nếu như kết quả thực hiện công việc theo nhóm của năm 1 kém hiệu quả là 12.83% thì của năm 4 chỉ là 2.85%, đã giảm rất nhiều so với tỉ lệ của năm.
Điều này có thể được lý giải như sau:
+ Sinh viên năm 1-2 học theo chương trình tín chỉ theo học cùng 1 môn ở 1 lớp rất đông (thường là lớp có quy mô trên dưới 100 sinh viên) lại đến từ các lớp khác nhau nên việc quản lý những sinh viên này đối với giáo viên là tương đối phức tạp. Việc chia nhóm làm việc cũng gặp nhiều khó khăn, nhóm làm việc quá đông thành viên làm hiệu quả, chất lượng đạt được của nhóm không cao. Còn sinh viên năm 4 thì thường đã được lập nhóm sẵn, học tất cả các môn cùng 1 lớp (học theo niên chế), các thành viên đã có nền tảng quan hệ, biết kết hợp dễ dàng hơn trong công việc, nên chất lượng của làm việc nhóm tốt hơn hẳn.
+ Sinh viên năm 1-2 thường chỉ mới học các môn học đại cương chưa đi sâu các môn chuyên ngành nên số các môn học được thảo luận còn ít. Ngược lại, với các sinh viên năm 3-4 thì đã bắt đầu học những môn chuyên ngành, có lượng kiến thức nhất định, đã nhận biết và quen dần với công việc làm việc nhóm, có kinh nghiệm, nên kết quả thực hiện công việc theo nhóm đạt hiệu quả cao hơn.
+ Sinh viên năm 3-4 đã từng được làm quen với hình thức này từ trước và rèn luyện cho mình được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn. Họ được trang._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27668.doc