Mục lục
Tài liệu tham khảo
Phụ lụcLời nói đầu
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Những thay đổi đó một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nước trên đà phát triển có thể nắm bắt vươn tới nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội. Mặt khác, nó đặt ra những thách thức, những vấn đề phức tạp hơn mà mỗi quốc gia phải đối phó giải quyết. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế và khu vực đã trở thành cấp thiết đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia.
Ho
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên Thị trường Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhập với xu thế này, trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế trên cơ sở mở rộng phân công lao động và hợp tác quốc tế, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ và vốn trên thế giới để phát triển kinh tế trong nước thông qua con đường xuất – nhập khẩu.
Là một tổ chức hợp tác khu vực năng động trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và bản sắc dân tộc của các nước thành viên, ASEAN đang đóng vai trò ngày càng lớn với uy tín ngày càng cao trong sinh hoạt quốc tế, đặc biệt là xu thế mở rộng hợp tác và liên kết toàn khu vực. Tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA là bước khởi động đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Một trong những khó khăn, thử thách của Việt Nam hiện nay là cần xây dựng chiến lược và các giải pháp khả thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp và của nền kinh tế để hội nhập nhanh chóng vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo chương trình CEPT được ấn định vào năm 2006. Đây không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ AFTA.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, em đã chọn đề tài "Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN ” với mong muốn từ sự phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN trong những năm qua làm cơ sở để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN trong lộ trình gia nhập AFTA và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đó.
Kết cấu của đề tài chia làm 3 chương:
Chương I : Sự cần thiết khách quan của việc phát triển thương mại Việt Nam- ASEAN.
Chương II : Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN
Chương III : Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN
Do giới hạn của nguồn thông tin và thời gian, chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn Cô, THS. Bùi Thị Lý - Giảng viên khoa Kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương đã tận tình hướng dẫn em trong việc thực hiện luận văn này cùng như toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy cho chúng em trong suốt bốn năm học qua.
Hà nội, tháng 12-2002.
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Hằng
Chương I: Sự cần thiết khách quan phải phát triển thương mại Việt Nam – ASEAN
I/ Giới thiệu khái quát về ASEAN
1/ ASEAN – Quá trình hình thành và phát triển
1.1 Quá trình hình thành
Vào những năm đầu thập kỷ 60, thế giới diễn ra nhiều biến động sâu sắc: Vai trò của phương Tây bị suy giảm, cuộc đấu tranh của Việt Nam giành được thắng lợi, các tranh chấp giữa Malaixia, Philipin và Inđônêxia vẫn chưa được giải quyết và sự kiện Xingapo tách khỏi liên bang Malaixia vào tháng 8/1965… Đông Nam á đứng trước nhiều thách thức về chính trị, kinh tế trong khu vực đồng thời chịu nhiều sức ép từ bên ngoài. Nhu cầu thành lập tổ chức liên kết khu vực nhằm giải quyết khủng hoảng nội và đối phó đấu tranh vô cùng cấp bách.
Đứng trước tình hình trên, ngày 8/8/1967 tại Băngkok (Thái Lan), bộ trưởng ngoại giao các nước Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan đẫ ký bản tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băngkok) chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á gọi tắt là ASEAN.
Tháng 1/1984 ASEAN kết nạp thêm BruneiDarussalam. Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN. Đến nay Lào, Campuchia, Myanma đều đã trở thành thành viên của ASEAN.
Tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967 đã nêu rõ 7 mục tiêu thành lập hiệp hội, nhưng tựu chung lại có 3 mục tiêu cơ bản sau:
1- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các chương trình hợp tác.
2- Bảo vệ ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực, chống lại sự chống lại sự thù địch của các thế lực bên ngoài.
3- Là diễn đàn giải quyết những tranh chấp và xung đột trong khu vực.
Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam á ký tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần I tại Bali (Inđônêxia) năm 1976 đã nêu rõ 6 nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên và giữa ASEAN với các tổ chức bên ngoài.
Hiệp định chung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN đã ký kết tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tai Singapo năm 1992 đã bổ sung thêm 3 nguyên tắc cơ bản về hợp tác kinh tế.
Trong hoạt động của ASEAN còn có 2 nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc nhất trí và nguyên tắc bình đẳng.
Ngoài ra, còn có một còn có một số nguyên tắc không có trong các văn bản nhưng cũng đã và đang được hình thành trên thực tế như nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng, giữ gìn đoàn kết và bản sắc ASEAN …
1.2 Quá trình phát triển
Như đã đề cặp, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo và Thái Lan họp tại Bangkok ngày 8/8/1967 đã ký bản tuyên bố thành lập ASEAN, nêu rõ sự cần thiết thành lập hiệp hội, tôn chỉ, mục đích và bộ máy hoạt động các hiệp hội. Ngay từ đầu, tuyên bố thành lập ASEAN đã thể hiện mong muốn mở rộng ASEAN cho tất cả các quốc gia Đông Nam á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích của hiệp hội.
Sau đó là tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do trung lập. Hội nghị các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN họp tại Kuala Lumpus, Malaixia ngày 17/7/1971 đã tuyên bố về việc xây dựng một khu vực hoà bình, tự do, trung lập ASEAN, nêu rõ những cơ sở thực tế và nguyện vọng, đồng thời khẳng định quyết tâm của các quốc gia ASEAN trong việc phối hợp nỗ lực, đẩy mạnh hợp tác khu vực để đạt tới mục tiêu trên.
Như chúng ta đã biết, ASEAN ra đời trong bối cảnh toàn khu vực đang đứng trước nhiều thách thức, trong thời kỳ đối đầu về chính trị, trong sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo, văn hoá và lịch sử, kể cả chính sách cạnh tranh về sản xuất, xuất khẩu, thị trường, tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ. Bên cạnh đó, sự hợp tác về kinh tế của ASEAN tiến triển tương đối chậm và không có phương hướng rõ ràng, cơ chế không phù hợp và còn hướng ra thị trường ngoài khu vực, gây ra tình trạng cạnh tranh lẫn nhau về xuất khẩu do có mặt hàng xuất khẩu giống nhau… Thêm vào đó là tác động của những vấn đề chính trị trong khu vực khiến các nước thành viên không thật sự coi trọng việc hợp tác kinh tế. Nhưng từ sau cuộc họp cấp cao các nước ASEAN lần thứ nhất (1976) tại Bali (Inđônêxia), ASEAN đã bắt đầu xác định rõ hơn phương hướng hợp tác kinh tế, bắt đầu hợp tác trong việc dành ưu đãi thương mại và hợp tác trong các dự án công nghiệp, khuyến khích hợp tác về nông nghiệp, tài chính - Ngân hàng, giao thông vận tải và năng lượng. Trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ I này cũng đã quyết định thành lập ban thư ký của ASEAN đặt trụ sở tại Jakâit, Inđônêxia. Sau hiệp ước Bali, là Hiệp định thoả thuận ưu đãi thương mại (PTA) do Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ký ngày 25/2/1977 đã được Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ hai ngày 5/8/1977 phê chuẩn. Có thể xem đây là một bước khởi đầu quan trọng đối với tiến trình khu vực hoá kinh tế của ASEAN.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ ba ngày 15/12/1987 tại Manila đã ra tuyên bố Manila khẳng định quyết tâm của ASEAN tiếp tục củng cố sự đoàn kết và hợp tác trong khu vực, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại, trong đó chú trọng khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các chương trình hợp tác ASEAN. Để thực hiện những mục tiêu trên, Hội nghị đã ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước Bali tạo điều kiện cho các nước ngoài khu vực tham gia, Hiệp ước khuyến khích và đảm bảo đầu tư ASEAN và nghị định thư mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo PTA. Một số thay đổi về cơ cấu tổ chức của ASEAN cũng được thông qua tại hội nghị này. Tuy nhiên, toàn cầu hoá và sự nương tựa lẫn nhau đã mở rộng ra cơ hội mới đối với sự phát triển, tăng trưởng kinh tế của ASEAN. Trong năm 1992, ASEAN đã tiến tới thời điểm thay đổi với sáng kiến thành lập “khu vực mậu dịch ASEAN (AFTA)” để khuyến khích đầu tư trong các nước thành viên và thu hút đầu tư ngoài khu vực, đồng thời tạo sức mạnh mặc cả về kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 4 họp ngày 28/1/1992 tại Xingapo đã thông qua Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN, tuyên bố thiết lập khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hội nghị đã ký hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) làm cơ chế chính thức thực hiện AFTA. Hội nghị cũng đã quyết định tăng cường vai trò của Tổng thư ký ASEAN và mở rộng chức năng của Ban thư ký ASEAN để đáp ứng với yêu cầu mới, đồng thời quyết định thành lập một hội đồng AFTA cấp bộ trưởng để theo dõi và phối hợp thực hiện CEPT. Tiếp đó, ASEAN đã cố gắng điều chỉnh chiến lược, phương hướng hợp tác lâu dài với “Tầm nhìn ASEAN 2020”, khẩn trương thúc đẩy tiến trình giảm thuế theo AFTA sớm đạt mục tiêu đề ra, điều chỉnh hình thức hợp tác kinh tế với những hình thức mới như thành lập khu vực đầu tư ASEAN (AAI), thành lập chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), mở rộng hợp tác về Thương mại & dịch vụ, hợp tác về bản quyền trí tuệ, hợp tác về thương mại điện tử…
2/ Đặc điểm thị trường ASEAN
Trên bản đồ thế giới, Đông Nam á nằm trong phạm vi từ khoảng 920 đến 1400 kinh đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩ nam. Tổng diện tích của Đông Nam á khoảng trên 4 triệu km2. Đông Nam á bao gồm một quần thể các đảo, bán đảo và quần đảo, các vịnh và biển chạy dài suốt từ Thái Bình Dương đến ấn Độ Dương. Với 10 quốc gia: Philipin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Myanma, Campuchia, Lào và Việt Nam, trong đó 5 nước nằm trên quần đảo Mã Lai, 5 nước nằm trên bán đảo Trung ấn, hiện nay dân số của Đông Nam á vào khoảng 510 triệu người.
Đặc điểm nổi bật nhất của điều kiện tự nhiên Đông Nam á là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa. Chính điều này đã biến Đông Nam á thành thiên đường của thế giới thực vật với những cánh rừng nhiệt đới bao la cùng đủ các loại thảo mộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại cây gia vị và hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, quế, hồi, trầm hương, … hay những cây công nghiệp như cao su, dừa, cọ, … Nhờ có điều kiện thuận lợi như vậy mà Đông Nam á đã trở thành thị trường xuất khẩu mạnh mẽ một số mặt hàng như cao su tự nhiên, dầu cọ, cùi dừa, …(80% cao su tự nhiên, 75% dầu cọ, 73% cùi dừa của thế giới là từ Đông Nam á). Ngoài ra, nhờ có một mạng lưới sông ngòi dầy đặc cùng những cánh đồng phù sa màu mỡ nổi tiếng như đồng bằng châu thổ sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông Mê Kông (Campuchia, Việt Nam), đồng bằng sông Menam (Thái Lan), đồng bằng irwadi, Salusen (Mianma), … Đông Nam á còn được mệnh danh là quê hương của lúa nước – cây lương thực số một của nhân loại với Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, về phương diện kinh tế, xuất phát điểm của ASEAN đều là các nền nông nghiệp lạc hậu có tính chất là nông nghiệp nhiệt đới với hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước và cây công nghiệp.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thể hiện ở sự giàu có về khoáng sản (Thiếc ở Đông Nam á chiếm 70% trữ lượng thế giới và có hàm lượng cao; Đồng có ở tất cả các nước; hay Quặng măngan, quặng sắt, đặc biệt là dầu mỏ có trữ lượng khá lớn, tạo thành một vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah thuộc Malaixia, Brunây cho đến tận Nam Việt Nam) cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước ASEAN.
Có thể nói nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã khiến cho một số nước trong khu vực, vốn vừa mới trải qua ách thống trị thực dân kéo dài gần 100 năm, tin rằng họ có thể phát triển đất nước bằng nguồn nội lực của mình mà không nhất thiết cần tới các nguồn lực từ bên ngoài. Do vậy không phải nhẫu nhiên, khi mới giành được độc lập, tất cả các nước Đông Nam á không cộng sản đều tiến hành công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu và phải đến tận đầu những năm 80 thế kỷ XX, hầu hết các nước các nước ASEAN mới thật sự triển khai chiến lược công nghiệp hoá hướng ra xuất khẩu, mặc dù chiến lược đó đã được Ngân hàng thế giới giới thiệu với nhiều nước trong khu vực từ đầu những năm 70 thế kỷ XX.
Một đặc điểm nổi bật của các quốc gia ASEAN là đa số các nước này đều có nguồn nhân lực dồi dào song nguồn nhân lực đó lại có một nhược điểm rất cơ bản là chỉ quen hoạt động trong nông nghiệp và làm viên chức trong các cơ quan của nhà nước. ở tất cả các nước Đông Nam á đều tồn tại một sự phân công lao động có tính chất sắc tộc: người bản xứ làm ruộng, làm viên chức, dạy học và hoạt động học thuật còn người Hoa, người ấn Độ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh.
Một điều đáng chú ý khi nghiên cứu đặc điểm thị trường ASEAN là các nước này đều là các nước đa dân tộc và đa tôn giáo. Điều này đặt ra những yêu cầu phức tạp hơn cho các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng muốn thâm nhập và thâm nhập sâu rộng vào thị trường ASEAN.
3/ AFTA là gì ?
ASEAN Free Trade Area - AFTA là 1 hình thức liên kết thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. ý tưởng thành lập Khu mậu dịch tự do theo hướng sáng kiến của Thái Lan được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 ở Singapo (1/1992).
Để thành lập AFTA, Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) năm 1992 đã thống nhất ký Hiệp định thực hiện chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ( Common Effective Preferential Tariffisheme -CEPT).
Không phải đến thời điểm này, nhu cầu liên kết kinh tế trong lĩnh vực thương mại của ASEAN mới được đặt ra. Trước đó từ năm 1977, một chương trình nhằm thúc đẩy mậu dịch giữa các thành viên đã được đưa vào thực hiện với thoả thuận ưu đãi thương mại (Prefrential Trading Arragement - PTA). Khác với PTA, quan hệ thương mại ASEAN theo CEPT trong môi trường các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được loại bỏ hoàn toàn. Đương nhiên, bước tiến đó trong hợp tác thương mại của ASEAN cũng do bối cảnh lịch sử tạo nên. Vào thời điểm ASEAN quyết định thực hiện CEPT, thành lập AFTA thì trên Thế giới chiến tranh lạnh đã kết thúc, toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra sâu rộng tác động mạnh đến mọi quốc gia, mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là đời sống thương mại, dịch vụ và đầu tư. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế với những thoả thuận thương mại khu vực như EU ở Tây Âu, NAFTA ở Bắc Mỹ ra đời là thách thức không nhỏ đối với tăng trưởng của ASEAN. Trong khu vực, hoà bình hữu nghị và hợp tác gia tăng là xu thế không thể đảo ngược về An ninh chính trị Đông Nam á, nhưng kinh tế của các nước ASEAN đang phải đối lập với nhiều nguy cơ suy giảm FDI và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong môi trường tự do hoá thương mại toàn cầu cùng với các nguyên nhân nội sinh tác động của tình hình quốc tế, sáng kiến thành lập AFTA bằng cách thực hiện CEPT có ý nghĩa quan trọng. Đây vừa là giải pháp tình thế nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN tiến triển trong hoàn cảnh mới vừa là biện pháp chiến lược để thúc đẩy kinh tế thương mại ASEAN phát triển mạnh hơn, mở rộng hơn trong bối cảnh Đông Nam á đang có xu hướng hoà bình và hợp tác; các nền kinh tế ngoài ASEAN, trong khu vực và Trung Quốc đang cải thiện cách chuyển đổi kinh tế thị trường; thế giới đang hội nhập, giảm đối đầu và hình thành cấu trúc đa cực, đa trung tâm.
Để xây dựng AFTA , các nước ký hiệp định cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hoá nội bộ ASEAN đạt mức thuế suất 20% trong thời hạn từ 5 năm đến 8 năm, kể từ ngày 01/01/1993 tuỳ thuộc vào Chương trình cắt giảm thuế quan do từng Quốc gia thành viên quyết định; sau đó giảm mức thuế 20% hoặc thấp hơn trong thời hạn 7 năm. Hiệp định CEPT được áp dụng cho tất cả các hàng hoá có xuất xứ ASEAN nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước nhập khẩu và đối với nước xuất khẩu có thuế quan bằng hoặc dưới 20%. CEPT áp dụng đối với mọi sản phẩm chế tạo, kể cả sản phẩm cơ bản và sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, chỉ có những sản phẩm có ít nhất 40% giá trị xuất xứ ASEAN (của riêng một nước hoặc của nhiều nước ASEAN cộng lại) và phải là các sản phẩm được đưa vào danh mục cắt giảm thuế và được hội đồng AFTA xác nhận. Các sản phẩm đưa vào thực hiện chương trình cắt giảm thuế được chia thành 4 danh mục:
Danh mục giảm thuế ngay (Inclusion List – IL): gồm những sản phẩm mà mỗi nước tự đưa vào diện thực hiện cắt giảm thuế quan ngay.
Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa cắt giảm thuế (Temporary Exclusion List - TEL): gồm những sản phẩm tạm thời trong một thời gian chưa đưa vào diện cắt giảm thuế quan, nhưng bắt đầu từ năm 2000 phải chuyển dần mỗi năm 20% vào diện cắt giảm thuế.
Danh mục nhạy cảm hoặc nhạy cảm cao: gồm các nông sản chưa chế biến mà mỗi nước cho là cần thiết phải bảo hộ thêm một thời gian. Sau đó, các sản phẩm nằm trong dnah mục này cũng sẽ phải chuyển dần sang diện phải cắt giảm thuế (theo một lộ trình riêng dài hơn TEL)
4- Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exclusion List): gồm các sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hoá, lịch sử … mà mỗi nước không muốn đưa vào diện cắt giảm thuế và bỏ các cản trở phi thuế quan. (Điều 9B của Hiệp định CEPT)
Tiến trình cắt giảm bình thường của các sản phẩm thuộc danh mục cắt giảm là loại thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào 1/1/1998 và tiếp tục giảm xuống 0 - 5% vào 1/1/2003. Các sản phẩm có thuế suất dưới 20% sẽ đựơc giảm xuống 0 - 5% vào 1/1/2000.
Đối với tiến trình nhanh, các sản phẩm có thuế suất dưới 20% sẽ được giảm xuống 0 - 5% vào 1/1/1998.
Các sản phẩm nông sản chưa chế bến thuộc danh mục cắt giảm ngay sẽ được cắt giảm từ 1/1/1996 đến 1/1/2003 sẽ có mức thuế 0 - 5%.
Các sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời cũng sẽ được chuyển sang danh mục cắt giảm (nó nắm 20% sản phẩm) để giảm thuế trong vòng 5 năm, từ 1/1/1996 đến 1/1/2000. Thời hạn chuyển sang danh mục cắt giảm đối với các sản phẩm nông sản chưa chế biến thuộc danh mục TEL là từ 1/1/1998 đến 1/1/2003, mỗi năm 20%. Tuy nhiên, mỗi nước có thực hiện việc giảm thuế vào các thời gian khác nhau và trước ngày 1/1/2003.
Bảng 1: Giảm thuế cả gói CEPT vào năm 1999
Đơn vị tính: số mặt hàng
Nước
Đưa vào giảm thuế
Loại trừ tạm thời
Hàng hoá nhạy cảm
Loại trừ hoàn toàn
Tổng số
Brunây
6.276
-
14
202
6.492
Campuchia
3.115
3.523
50
134
6.822
Inđônêxia
7.158
25
4
65
7.252
Lào
1.247
2.142
88
74
3.551
Mianma
2.386
3.016
51
49
5.472
Malaixia
8.859
218
83
53
9.213
Philipin
5.571
35
62
27
5.695
Xingapo
5.739
11
-
109
5.859
Thái Lan
9.103
-
7
-
9.110
Việt Nam
3.573
1.007
51
196
4.827
ASEAN
53.026
10.003
370
908
64.300
Nguồn: Ban thư ký ASEAN
Các sản phẩm nông sản chưa chế biến thuộc danh mục nhạy cảm sẽ được xem xét riêng và bắt đầu được cắt giảm từ 1/1/2001 hoặc chậm nhất là 1/1/2003 với mức thuế cuối cùng là 0 - 5%, trừ một số hàng nông sản được coi là nhạy cảm chưa thống nhất được giữa các nước ASEAN. Riêng đối với Việt Nam thì tất cả các thời hạn nêu trên đều được cộng thêm 3 năm.
Việt Nam bắt đầu thực hiện AFTA vào năm 1996. Theo quy định, đến năm 2006 ta phải đưa toàn bộ mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN về mức 0-5%, tiếp theo ta sẽ phải tối đa hoá số dòng thuế về 0% và hoàn thành đưa toàn bộ các dòng thuế về 0% vào năm 2015.
Ngoài cắt giảm thuế quan, CEPT còn đòi hỏi các nước thành viên loại bỏ các hạn chế số lượng nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác. Ví dụ như hạn ngạch, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, độc quyền nhập khẩu..
Bảng 2: Mức thuế trung bình theo CEPT tính theo nước (%)
Nước
2000
2001
2002
2003
Brunây
1,26
1,17
0,96
0,96
Campuchia
10,4
10,4
8,93
7,96
Inđônêxia
4,77
4,36
3,37
2,16
Lào
7,07
6,58
6,15
5,66
Mianma
2,85
2,59
2,45
2,07
Malaixia
4,38
3,32
3,31
3,19
Philipin
4,97
4,17
4,07
3,77
Xingapo
0,00
0,00
0,00
0,00
Thái Lan
6,07
5,59
5,17
4,63
Việt Nam
7,09
N/A
N/A
N/A
ASEAN
3,74
3,17
3,13
2,63
Nguồn: Ban thư ký ASEAN
Nhằm đảm bảo cho AFTA được thực hiện trôi chảy, đúng tiến độ, ASEAN cũng đang tích cực tiến hành một loạt các biện pháp hỗ trợ khác nhau như: hợp tác trong lĩnh vực hải quan bao gồm thống nhất biểu thuế quan, thống hệ thống trị giá Hải quan tức là trị giá tính thuế Hải quan được dựa trên cơ sở giá trị thực của hàng hoá - giá bán trong điều kiện thương mại bình thường, cạnh tranh hoàn toàn, không dựa trên giá trị có tính quốc gia hoặc giá trị tuỳ ý hay tưởng tượng …, thống nhất tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và công nhận tiêu chuẩn chất lượng của nhau…
Nỗ lực tạo lập khu vực mậu dịch tự do nhằm tăng cường liên kết kinh tế thương mại trong ASEAN toàn diện hơn, sâu sắc hơn trước những thách thức và cơ hội của tự do hoá thương mại toàn cầu đang còn trong quá trình thực hiện và nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường ASEAN nói riêng.
II/ Sự cần thiết khách quan phải phát triển thương mại
Việt Nam – ASEAN
1/ Xét về phía các nước ASEAN
hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967 với sự tham gia của năm nước là Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo và Philipin. Vào năm 1984, tổ chức này kết nạp thêm thành viên thứ sáu là Brunây. Bước sang thập kỷ 90, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá trong nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng ASEAN ra toàn khu vực Đông Nam á đã trở nên cấp thiết. Vì vậy, chỉ trong vòng 5 năm, từ 1995 đến 1999, bốn nước còn lại trong khu vực là Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia lần lượt trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Với 10 thành viên, ASEAN đã trở thành một thị trường khu vực rộng lớn với dân số khoảng 510 triệu người, diện tích gần 4,2 triệu km2 và liên kết mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu của toàn khối đã đạt 6,3 % tổng xuất khẩu của thế giới vào năm 1996 (tỷ trọng lớn nhất so với các khối kinh tế thương mại khác của các nước đang phát triển ).
ASEAN là một khối kinh tế thương mại khu vực liên kết 10 quốc gia không đồng nhất, nếu xét về tổng thể. Các nước thành viên không chỉ khác nhau về diện tích, đất đai, dân số, thu nhập theo đầu người, mức tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, mà còn về thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế. Tuy đa số các nước trong khối đã trở thành các nước công nghiệp mới thế hệ thứ ba ở châu á, nhưng ở một số nước khác trình độ phát triển công nghiệp vẫn còn thấp như Việt Nam, Lào, Campuchia hoặc nông nghiệp vẫn có tầm quan trọng đáng kể trong nền kinh tế như Myanma. Mặc dù vậy, ASEAN vẫn được coi là một khối kinh tế thương mại thành công nhất trong số các tổ chức liên kết kinh tế khu vực của các nước đang phát triển. Trong nhiều thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước thành viên trong khối luôn đạt mức cao hơn mức tăng trưởng trung bình của toàn thế giới. Đây là kết quả của một đường lối phát triển kinh tế đúng đắn với chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, trong đó ngoại thương giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
Để thực hiện được chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, các thành viên ASEAN đã xác định phải xây dựng một chế độ thương mại tự do hơn và cho rằng, đó là một sự lựa chọn mang tính dài hạn. Chính vì lẽ đó, trong suốt thời gian qua, các nước Đông Nam á đã rất tích cực tiến hành cải cách thương mại theo hướng tự do hoá. Ban đầu, họ thường tiến hành các chương trình cải cách đơn phương, trong phạm vi nội bộ nền kinh tế, như cải cách thương mại ở Inđônêxia năm 1950 – 1951 và 1966 – 1972, ở Philipin năm 1960 – 1965 và 1970 – 1974, ở Xingapo năm 1968 – 1973. Sau đó, do đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, họ đã quan tâm hơn đến tự do hoá thương mại khu vực với các chương trình ưu đãi thuế quan đối với hàng hoá trao đổi nội bộ thông qua việc ký kết Hiệp định về ưu đãi thương mại (PTA) vào năm 1977 và chương trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được bắt đầu từ năm 1992.
Như đã phân tích ở trên, mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện rất rõ nét trong các nước thành viên ASEAN. Quá trình công nghiệp hoá hai giai đoạn chính là cơ sở để các nước này chuyển từ chế độ thương mại được bảo hộ nặng nề sang chế độ thương mại tự do hơn. Nhờ đó, họ đã đạt được “sự thần kỳ”trong phát triển kinh tế và mô hình Châu á đã được nhiều nước noi theo.
Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được tiến hành ở tất cả các nước ASEAN, nhưng họ bắt đầu vào những thời điểm khác nhau, mức độ can thiệp của chính phủ vào phát triển công nghiệp khác nhau và những kết quả đạt được cũng rất khác nhau. Nước tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất là Philipin, từ những năm 40 của thế kỷ này và là nước có thời kỳ phát triển công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu dài nhất (đến đầu những năm 80), đồng thời ít thành công nhất là Inđônêxia. Trong thời gian này, các công cụ cơ bản để bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ ở ASEAN là hạn ngạch nhập khẩu, thuế quan, chính sách quản lý ngoại hối, những ưu tiên trong đầu tư...
Trong những năm đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, các nước ASEAN đã bảo hộ các ngành công nghiệp của mình chủ yếu bằng chế độ ưu tiên trong đầu tư, quản lý ngoại hối và chính sách nhiều tỷ giá hối đoái, còn thuế quan chỉ được coi là một nguồn cung cấp thu nhập chính cho chính phủ. Mãi đến những năm 60, thuế quan mới bắt đầu được sử dụng như là một công cụ bảo hộ công nghịêp hữu hiệu với những biểu hiện như ban hành luật thuế, thành lập các cơ quan quản lý việc thu thuế, tư vấn về thuế. Trong thời gian này, mức thuế suất cũng như số lượng các mặt hàng phải chịu thuế gia tăng liên tục ở hầu hết các nước, tuy mức độ có khác nhau. Bên cạnh thuế quan, các nước ASEAN còn sử dụng rộng rãi các hàng rào phi thuế quan như giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ của mình. Trải qua giai đoạn phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, các nước ASEAN đã có được một số cơ hội để phát triển, người lao động đã có được một số kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất nhất định, tạo cơ sở cho sự phát triển của nền công nghiệp sau này. Tuy vậy, chiến lược này không thể kéo dài mãi bởi những hạn chế của thị trường nội địa. Do qui mô thị trường trong nước nhỏ nên chỉ sau một thời gian ngắn các sản xuất thay thế nhập khẩu đã trở nên dư thừa, làm xuất hiện nhu cầu xuất ra thị trường nước ngoài. Thế nhưng, thị trường thế giới không đơn giản là chỗ để tiêu thụ các hàng hoá dư thừa. Nó hoạt động theo những qui luật nhất định. Hàng hoá trên thị trường này sẽ tiêu thụ được nếu đáp ứng những yêu cầu của người mua và được họ chấp nhận về giá. Vậy điều gì sẽ xảy ra đối với các hàng hoá dư thừa của ASEAN? Mức bảo hộ thực tế (đối với một vài nước và sản phẩm thì cả mức bảo hộ danh nghĩa) quá cao đã làm cho hàng hoá dư thừa của ASEAN không thể cạnh tranh được về giá trên các thị trường hàng hoá thế giới. Điều đó còn chứng tỏ rằng việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm trong các nước này là kém hiệu quả. Thực tế này, kết hợp với nhiều yếu tố khác trong nước, khu vực và thế giới, đã làm cho các nước ASEAN hiểu rằng chỉ có hướng ra bên ngoài thế giới lớn mới có thể có cơ hội phát triển kinh tế lâu dài hơn và muốn vậy, họ bắt buộc phải giảm bớt các hàng rào bảo hộ công nghiệp để tạo nên những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Như vậy, sự chuyển hướng từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã đòi hỏi các nước ASEAN phải có một chế độ thương mại tự do hơn. do mức độ bảo hộ là khác nhau nên mỗi nước buộc phải bắt đầu quá trình tự do hoá thương mại của mình ở các thời điểm khác nhau, khởi đầu là Xingapo vào giữa những năm 60, tiếp sau là Malaixia, Philipin và Thái Lan vào cuối những năm 60 rồi Inđônêxia vào đầu những năm 80.
ở thập kỷ 70, chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã mang lại những kết quả ban đầu. Tỷ trọng của hàng chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cũng như tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trong toàn bộ sản phẩm của ngành chế tạo có xu hướng gia tăng trong tất cả các nước thành viên ASEAN lúc đó. Kết quả này đã ảnh hưởng tốt đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. ở một số nước như Inđônêxia, Malaixia, Philipin, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc dân trung bình hàng năm trong thập kỷ này đã đạt mức 7 – 8 %, cao hơn nhiều so với thập kỷ trước đó. Bên cạnh đó, mức độ chuyên môn hoá sản xuất đã được tăng cường mạnh trong khu vực. Tỷ lệ buôn bán nội bộ ngành giữ cấc nước thành viên ASEAN không ngừng được tăng lên. Điều đó đã làm tăng đáng kể sự quan tâm của các nước này vào việc thúc đẩy trao đổi buôn bán nội bộ khu vực. Cũng trong thời gian này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất đã được tổ chức ở Bali (Inđônêxia) và một trong hai văn kiện quan trọng đã được ký kết là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác. Qua đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ rõ ràng thương mại là một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa các nước thành viên trong Hiệp hội. Xuất phát từ thực tiễn phát triển và theo tinh thần của Hiệp ước, Hiệp định về ưu đãi thương mại (PTA) đã được các nước ASEAN ký kết vào năm 1977 tại Manila nhằm tự do hoá thương mại và đẩy nhanh hoạt động thương mại trong nội bộ khu vực thông qua hàng loạt các thoả thuận ưu đãi như ký kết các hợp đồng dài hạn về số lượng, những điều kiện ưu đãi về việc cung cấp tài chính cho nhập khẩu, những ưu đãi về mặt thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, ưu đãi về thuế quan và thúc đẩy việc xoá bỏ các rào cản phi thuế quan trong buôn bán nội bộ khu vực. PTA ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình tự do hóa thương mại của các nước ASEAN từ các chương trình đơn phương đã chuyển sang thực hiện các chương trình khu vực. Với PTA, các nước hy vọng mở ra một thời kỳ mới trong hợp tác kinh tế khu vực “một thời kỳ mà trong đó việc cắt giảm thuế được tiến hành sâu hơn, rộng hơn các vấn đề ban đầu (vấn đề thể chế hoá việc giảm thuế - NCS) đã được khắc phục”. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, các nước ASEAN đã nhận thấy rằng họ đã hy vọng quá lớn vào PTA như là một công cụ để mở rộng buôn bán nội bộ khu vực. Sau khi xem xét rất kỹ lưỡng những bất cậ._.p của hệ thống ưu đãi thuế quan này, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ ba tổ chức tại Manila năm 1987, mặc dù vẫn công nhận PTA là một công cụ cơ bản để tăng cường thương mại nội bộ, nhưng các nước đã nhận thấy cần phải có những sửa đổi quan trọng sao cho có thể mang lại những lợi ích lớn hơn. Một trong những sửa đổi rất gây ấn tượng, mà các nước ASEAN đã đạt được hội nghị này là việc ấn định thời hạn cho những cải cách. Theo đó, với những nội dung đã được sửa đổi, PTA được thực hiện trong thời hạn 5 năm và hàng năm được xem xét để có những điều chỉnh cần thiết. Không dừng lại ở đó, các nước ASEAN đã đưa ra một số khả năng nhằm tiếp tục hoàn thiện PTA sau thời hạn trên như giảm bớt danh mục loại trừ, tiếp tục cắt giảm thuế, vấn đề liên quan đến nguyên tắc xuất xứ và các hàng rào phi thuế quan.
Quan điểm ủng hộ tự do hoá thương mại của các nước thành viên ASEAN tiếp tục được củng cố, khi họ quyết định thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và ủng hộ triệt để tư tưởng chủ đạo của APEC về “chủ nghĩa khu vực mở”. Việc xây dựng một khu vực thương mại mở bao hàm cả việc tiến hành xoá bỏ các rào cản thương mại giữa các nước thành viên với nhau và với các nước thứ ba lẫn việc thuận lợi hoá thương mại, tức là giảm bớt những khác biệt trong cơ chế điều tiết của các nước tham gia nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng một hệ thống thương mại đa phương trên phạm vi toàn cầu. Cả hai vấn đề này đã đươc đề cập đến trong tiến trình AFTA. Một mặt, tự do hoá thương mại nội bộ ASEAN tiếp tục được các nước thành viên tiến hành thông qua giảm thuế và các hàng rào phi thuế quan cũng như những trở lực liên quan đến vấn đề điều tiết của các chính phủ nhằm thúc đẩy không chỉ trao đổi hàng hoá, mà cả dịch vụ và tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác, ASEAN đã quan tâm đến vấn đề thuận lợi hoá thương mại. Uỷ ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng đã được thành lập để hoạt động trong lĩnh vực làm hài hoà các tiêu chuẩn hàng hoá, kiểm tra và công nhận hợp chuẩn, thông tin kỹ thuật. Bên cạnh đó, các nước này đã thông qua chương trình về làm hài hoà các thủ tục hải quan, cơ sở dữ liệu về thương mại và đầu tư.
2/ Xét về phía Việt Nam
Sau những năm dài bị chiến tranh tàn phá, hơn ai hết nhân dân ta mong mỏi có hoà bình, ổn định và hợp tác với các nước gần gũi trước hết là các nước láng giềng để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. ASEAN là tổ chức khu vực bao gồm những nước đang phát triển rất năng động. Vài ba thập kỷ trước đây những nước này phần lớn còn là những nước nông nghiệp lạc hậu, dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính. Nay họ đang vươn tới mạnh mẽ. Có nước như Xingapo đã trở thành một trong những “con rồng Châu á ”, các nước còn lại cũng có những nỗ lực không ngừng để trở thành những nước phát triển toàn diện vào thế kỷ tới. Trước hết, cần phải khẳng định Việt Nam tham gia ASEAN là kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” và chủ trương đa phương hoá quan hệ đối ngoại, hội nhập với khu vực và thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi. Việt Nam tham gia ASEAN mang lại lợi ích không chỉ cho riêng Việt Nam, mà còn cho cả khu vực. Là một quốc gia đông dân thứ hai và nằm ở vị trí địa lý chiến lược quan trọng trong khu vực, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã góp phần tích cực vào việc củng cố và tăng cường hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Ngoài ra, gia nhập ASEAN sẽ góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế và là bước đi quan trọng, có ý nghĩa quyết định đầu tiên trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Như vậy, sự tác động hai chiều giữa sức mạnh của khu vực hoá với sức mạnh của từng quốc gia sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp. Vì vậy, yếu tố hội nhập vào ASEAN mang tính tất yếu nhằm củng cố các mối liên kết kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực thương mại nhằm tạo cho Việt Nam trở thành khu vực hấp dẫn hơn cũng như tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia ngày càng sâu sắc hơn vào thị trường khu vực và toàn cầu.
Với tư cách là một thành viên của ASEAN và APEC, Việt Nam có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế của các tổ chức này, trong đó bao gồm chương trình xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình tự do hoá thương mại và đầu tư của APEC. Là một nước đi sau trong quá trình liên kết kinh tế khu vực, Việt Nam có được những lợi thế nhất định, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn không nhỏ của một nước có trình độ phát triển kinh tế kém hơn, mà khó khăn lớn nhất là khả năng cạnh tranh hạn chế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như khi xuất khẩu. Thách thức này đã và đang đặt chúng ta trước một vấn đề nan giải: nên hội nhập như thế nào để nền kinh tế Việt Nam có thể tranh thủ được nhiều nhất những nguồn lợi từ quá trình này. Trong 6 năm qua, Việt Nam tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác trong ASEAN và đã thể hiện rõ thiện chí và tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế. Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của tự do hoá thương mại đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Nhất là khi nói đến những yếu tố tạo nên thành công trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội sau hơn một thập kỷ đổi mới, các nhà nghiên cứu luôn đánh giá cao vai trò của các quan hệ kinh tế đối ngoại. Bằng việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước trên thế giới (hiện với khoảng 120 quốc gia và lãnh thổ), áp dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1986 – 1999 đạt khoảng 20% / năm, làm cho tổng kim ngạch ngoại thương gia tăng đáng kể trước đây chỉ bằng 20 % GDP, nay đã tăng lên 80% GDP. Hoạt động ngoại thương hiện đang có ý nghĩa then chốt trong một số ngành trước đổi mới hầu như chưa có quan hệ với bên ngoài cũng đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu, như ngành nông nghiệp. Việt Nam hàng năm xuất khẩu khoảng 3 – 4 triệu tấn gạo, sau Thái Lan và đã vượt Mỹ. Khả năng xuất khẩu của ngành nông nghiệp còn rất lớn, mà hiện tại chưa khai thác hết. Trong tương lai, với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn đã được đề ra, Việt Nam có triển vọng sẽ xuất khẩu mạnh mẽ các sản phẩm nông sản chế biến, các loại hoa quả tươi. Như vậy, có thể nói rằng mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đều cần phải tham gia tích cực vào trao đổi quốc tế.
Phát triển song song với lĩnh vực ngoại thương là lĩnh vực đầu tư quốc tế. Cho đến nay, trên 50 nước đã đầu tư vào Việt Nam nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế đã tài trợ cho Việt Nam dưới dạng vốn ODA. Kể từ khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài vào cuối năm 1987, Việt Nam đã thu hút được nhiều tỷ đô la vốn nước ngoài dưới dạng FDI và ODA. Các dòng vốn vào đã góp phần làm gia tăng nguồn dự trữ ngoại tệ, đồng thời là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam còn được nhân lên, bởi nó luôn được gắn liền với việc chuyển giao công nghệ. Nhờ thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài khá lớn và chủ yếu được chuyển vào dưới dạng máy móc, thiết bị, nên trình độ công nghệ cuả nước ta đã được nâng lên đáng kể, nổi bật nhất là trong ngành bưu chính viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất. Tóm lại, vốn đầu tư nước ngoài đã có tác động tích cực và ngày rõ rệt đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. So với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp của ngoại thương Việt Nam vào tăng trưởng GDP có phần hạn chế hơn. Một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trong suốt thập kỷ 90, đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng trưởng GDP là không đáng kể, thậm chí còn tác động ngược chiều. Việc chú trọng hơn đến phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, từ kinh nghiệm của các nước ASEAN, dẫn đến thực trạng rằng mức độ bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ của nước ta không thể là thấp. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang được bảo hộ rất mạnh (xét cả về mức bảo hộ danh nghĩa, lẫn hiệu quả), mức bảo hộ lại phân tán mạnh giữa các ngành, từ đó tạo nên những méo mó rất lớn trong phân bổ các nguồn lực. Trong điều kiện đó, một chế độ thương mại tự do hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Một chế độ thương mại tự do hơn không chỉ tác động tích cực lên việc phân bổ các nguồn lực trong nước, mà còn làm tăng tác động của FDI thu hút được lên tăng trưởng năng suất toàn bộ các yếu tố và xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đây là mối quan hệ thuận chiều, tức là tác động lên tăng trưởng kinh tế của FDI sẽ tăng lên khi có một chế độ thương mại mở cửa hơn. Như vậy, có thể thấy rằng tiến hành tự do hoá thương mại là rất cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rất rõ điều này và đang rất tích cực cải tạo nền kinh tế của mình theo hướng ngày càng mở cửa hơn, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn, và một nền tài chính hoàn thiện hơn để trở nên hấp dẫn hơn đối với thế giới.
Chương II: Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN
I/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Việt Nam hiện nay
1/ Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Vào giữa thế kỷ XX, Việt Nam có trình độ phát triển tương đương với Thái Lan và nhiều nước khác ở châu á, nhưng sau đó dòng thác công nghiệp đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng tại khu vực này và các nước lân cận đã nối đuôi nhau trong quá trình phát triển. Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng Công Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đưa Việt Nam hội nhập vào làn sóng phát triển năng động của khu vực và đã thu được những thành tựu đáng tự hào; nhưng giữa Việt Nam và các nước Đông Nam á vẫn còn khoảng cách tương đối lớn về trình độ phát triển, mà tiêu biểu là khoảng cách 20 năm giữa Việt Nam và Thái Lan. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là quá trình không thể đảo ngược bởi vì một quốc gia không thể hùng mạnh mà lại cô lập với thế giới bên ngoài.
Vì vậy, tham gia khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) là bước khởi động đầu tiên, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Hành trang cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình ấy chính là khả năng cạnh tranh. Đây không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của nền kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ AFTA.
Bảng 3: Xếp hạng tính cạnh tranh của các nước/nền kinh tế
trên thế giới
STT
Nước/Nền kinh tế
2002
2001
2000
1999
1998
1997
1
Mỹ
1
2
3
3
2
Xingapo
2
1
1
1
3
Nhật Bản
21
14
12
14
4
Thái Lan
31
31
21
18
5
Trung Quốc
41
32
28
29
6
Philippin
37
33
33
34
7
Malaixia
25
16
17
9
8
Việt Nam
60
62
53
48
39
49
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Khả năng cạnh tranh nhìn chung đước hiểu là khả năng kinh doanh dựa trên năng lực của giới kinh doanh và dựa trên môi trường cạnh tranh kinh tế được tạo nên bởi chính phủ. Theo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các nước trên thế giới trong Báo cáo kinh tế toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì năm 1997, Việt Nam đứng thứ 49/53, năm 1998 thứ 39/53, năm 1999 thứ 48/59, năm 2000 là 53/59, năm 2001 là 62/80 và năm 2002 là 60/80. Như vậy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vừa rất thấp, vừa lên xuống thất thường. Thực trạng này có thể được nhìn nhận ở các góc độ sau:
Hệ thống tài chính tiền tệ chưa năng động. Hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu thục hiện chức năng là các tổ chức tín dụng chứ không phải là các nhà đầu tư.
Chúng ta còn thiếu hoặc yếu về hệ thống các tổ chức tài chính trung gian năng động cho nền tài chính quốc gia như: các công ty thuê mua, công ty nhận nợ, công ty chứng khoán… Lượng tiền trôi nổi còn quá lớn, nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống tài chính.
Hệ thống chứng từ kế toán chưa phản ánh hết các quan hệ thanh toán trong nền kinh tế và chưa theo kịp các thông lệ quốc tế, cản trở lớn cho sự hội nhập, trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật – thông tin thấp kém, không đồng đều giữa các vùng làm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp tăng cao, đồng thời làm cho cơ cấu dân cư thay đổi khiến một số đô thị nhanh chóng quá tải, là gánh nặng cho ngân sách vì các vấn đề xã hội và sinh thái.
Nguồn nhân lực dồi dào nhưng không mạnh. Đội ngũ nhân lực trình độ cao để sẵn sàng đối phó với phân công lao động quốc tế chưa nhiều đang là thách thức lớn cho hệ thống đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp, năng lực thực hành.
Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và ở các doanh nghiệp đều bộc lộ những yếu kém, đặc biệt là kiến thức về thị trường tài chính. Theo báo các mới đay của chính phủ, gần 70% giám đốc doanh nghiệp không đọc nổi các báo cáo tài chính. Kết quả đợt tổng điều tra gần đây về trình độ cán bộ quản lý các doanh nghiệp cho thấy trong số 127 cán bộ quản lý được hỏi chỉ có 7 người được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn lại trong nước sau năm 1990, 9 người được bồi dưỡng ở nước ngoài với thời gian từ 1 đến 3 tháng.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kéo theo những vấn đề xã hội như bất bình đẳng dân số, đô thị hoá, môi trường, tệ nạn xã hội, tham nhũng xảy ra với tốc độ quá nhanh so với khả năng giải quyết, gây tác hại cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Ngoài các thông số kỹ thuật của từng loại sản phẩm như giá thành cao, chất lượng thấp, chủng loại, kiểu dáng, bao bì không hấp dẫn; hay các yếu tố thuộc tổng thể nền kinh tế như đã nêu trên thì điều đáng ngại hơn chính là sự thiếu vắng một môi trường cạnh tranh, hay như cách nói thông thường hiện nay là “một sân chơi phẳng” trong đó các yếu tố độc quyền bị hạn chế và cơ cấu “xin – cho” bị xoá bỏ, biểu hiện như sau:
+ Sự vận hành của cơ chế Tổng công ty – một hình thức độc quyền hình thành thông qua các quyết định hành chính của nhà nước - đã triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay các Tổng công ty đang nắm giữ những vị trí then chốt nhất, đang chi phối những nguồn lực phát triển quan trọng nhất của nền kinh tế. Đối với nhiều loại sản phẩm, các Tổng công ty là những người cung cấp chính trên thị trường như: điện, than, xi măng, giấy, … Khi thiết lập các Tổng công ty, ý đồ hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh là hoàn toàn chính đáng. Nhưng khác với điều mong đợi là trở thành đội quân chủ lực, lôi kéo các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác thành một đội hình, tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, các Tổng công ty độc quyền đã quay lại cạnh tranh với người nhà, ngay trên sân nhà bằng lợi thế độc quyền. Hậu quả là, về ngắn hạn, người tiêu dùng phải trả thêm một mức phí tổn không đáng có. Về dài hạn, nền kinh tế bị lãng phí một phần nguồn lực đáng kể có thể đầu tư vào những lĩnh vực có lợi hơn. Nguy hại hơn, sự kéo dài của cơ chế độc quyền đã đi ngược với xu thế tự do hoá, hội nhập đang gia tăng mạnh mẽ.
+ Cùng với việc duy trì độc quyền ở các cấp độ, các hình thức, là việc khu vực kinh tế dân doanh chưa được khuyến khích thoả đáng. Trong nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực vẫn chưa tìm thấy sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách vĩ mô với vấn đề của các doanh nghiệp dân doanh. Mặc dù gần đây, sự thông thoáng đã thể hiện rõ qua việc thực hiện Luật doanh nghiệp, việc cho phép mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực được phép tham gia xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, nhưng hệ thống doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ, khích lệ thoả đáng từ phía nhà nước. Các vấn đề như quyền sử dụng đất, vấn đề quy hoạch tổng thể, sự phối hợp liên ngành của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn tiếp tục hạn chế đầu tư dài hạn vào sản xuất của khu vực kinh tế dân doanh.
+ Cuối cùng, về phía các nhà sản xuất, nhìn chung chưa biểu thị thái độ sẵn sàng đối với cạnh tranh. Thường vẫn chỉ thấy các doanh nghiệp đề nghị với chính phủ về biện pháp giảm thuế, ngăn chặn hàng lậu … theo lối “xin – cho”, chứ ít thấy những biện pháp dài hạn tăng cường năng lực cạnh tranh qua cải tiến quản lý, nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực, tìm kiếm thị trường, …
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay, Việt Nam – thành viên của ASEAN, APEC, đã ký hiệp định Thương mại với Mỹ và sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO trong tương lai thì việc xem xét khả năng cạnh tranh của đất nước như thế nào là rất cần thiết và cấp bách bởi đó là nền tảng cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
2/ Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam hiện nay
Trong vòng 10 năm trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục cả về quy mô lẫn tỷ trọng, bình quân tăng 20,53% so với tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP là 7,55%/năm. Nhờ cơ cấu lại nền kinh tế mà cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những cải thiện nhất định, với sự gia tăng tỷ lệ của sản phẩm chế biến từ 10% (1991) lên 40% (1999). Năm 1991, chúng ta chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có kim ngạch hơn 100 triệu USD mỗi mặt hàng/năm (dầu thô, thuỷ sản, gạo và may mặc); đến 1999 chúng ta đã có thêm 8 mặt hàng chủ lực là: cà phê, cao su, giầy dép, hàng điện tử, than, hàng thủ công mỹ nghệ, hạt điều, rau quả. Đã có 5 mặt hàng có thể thu từ 1 đến 1,3 tỷ USD/năm. (Năm 1999 là gạo, giầy dép, may mặc và dầu thô; năm 2000 là thuỷ sản, giầy dép, may mặc và dầu thô). Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil.
Bảng 4: Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
Mặt hàng
Đơn vị
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Xuất khẩu
Dầu thụ
1000 tấn
6.949
7.652
8.705
9.638
12.145
14.882
15.500
16.300
May mặc
triệu $
476
850
1.150
1.503
1.450
1.747
1.815
1.920
Giày dộp
triệu $
122
296
530
978
1.031
1.392
1.402
1.568
Hải sản
triệu $
551
621
697
782
858
971
1.475
1.742
Gạo
1000 tấn
1.983
1.988
3.003
3.575
3.730
4.508
3500
3.492
Cà phờ
1000 tấn
176
248
284
392
382
482
609
725
Thủ cụng MN
triệu $
...
102
124
160
158
168
235
274
Hạt tiờu
1000 tấn
16,0
17,9
25,3
24,7
15,1
34,8
36,2
38,8
Hạt điều
1000 tấn
...
19,8
16,5
33,3
25,7
18,4
26,4
33,5
Cao su
1000 tấn
135,5
138,1
194,5
194,2
191,0
265
280
310
Rau quả
triệu $
21
56
90
71
53
105
205
295
Than đỏ
1000 tấn
2.068
2.821
3.647
3.454
3.162
3.260
3.035
3.125
Chố
1000 tấn
23,5
18,8
20,8
32,9
33,0
36,0
44,7
53,8
Lạc
1000 tấn
119
111
127
86
87
56
78
84
Nhập khẩu
Thiết bị
triệu $
2.005
2.482
2.735
Xăng dầu
1000 tấn
4.531
5.003
5.899
5.958
6.852
7.403
8.589
9.620
Nguyờn phụ liệu dệt,may,da
triệu $
152
305
531
897
246
1.096
1.334
1.546
Sắt thộp-phụi thộp
1000 tấn
754
1.116
1.549
1.401
1.786
2.264
2.661
3.005
Phõn bún
1000 tấn
4.134
3.886
2.630
2.527
3.448
3.782
3.982
4.215
Hoỏ chất
triệu $
258
307
364
Nguồn: Chuyên san kinh tế 2000 – 2001, 2001 – 2002
Việt Nam và Thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam
Theo số liệu thống kê mới của ngành hải quan, đến năm 2001, nước ta đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 100 triệu USD trở lên, với tổng kim ngạch khoảng 11.921 triệu USD, chiếm 79,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ngoài những mặt hàng trước đây (dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giày dép, gạo, máy tính và linh kiện lắp ráp, cà phê, rau quả, sữa và sản phẩm sữa, thủ công mỹ nghệ, cao su, hạt điều, điện tử và than đá) đã xuất hiện một số mặt hàng mới như: gỗ, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm nhựa và xe đạp, phụ tùng xe đạp. Việc tăng cường đầu tư phát triển những mặt hàng này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu năm 2002 là 16.600 triệu USD. Ngoài ra còn có 2 mặt hàng gần đạt ngưỡng 100 triệu USD là hạt tiêu (trên 91 triệu USD) và chè (trên 78 triệu USD).
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng có những thay đổi cơ bản. Phần của Liên Bang Xô Viết/Nga và các nước Đông Âu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ 57% (1985) xuống còn 11,1% (1998), nay là 2%. Tuy nhiên, đây vẫn là những thị trường có tiềm năng lớn, có thể sẽ được phục hồi trong tương lai. Trong quá khứ, các thị trường châu á của Việt Nam chỉ bao gồm có Xingapo và Nhật Bản thì hiện nay, đã có thêm Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN … Thị trường EU với 2 nước chủ yếu là Anh và Đức cũng từng bước phát triển. Thị trường Bắc Mỹ với bạn hàng chủ yếu là Mỹ đã từng bước được thâm nhập kể từ khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam (1995), đặc biệt là từ khi hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương tháng 7 năm 2000. Bạn hàng của Việt Nam đã tăng từ 40 nước (trước năm 1990) lên 154 quốc gia và lãnh thổ, bao gồm nhiều thị trường, nhiều đối tác có trình độ công nghệ cao và nguồn vốn dồi dào.
Tất cả những điều đó chứng tỏ hàng xuất khẩu Việt Nam đã dần có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, cho dù không thể phủ nhận những thành tựu to lớn đã đạt được, ta cũng thấy rằng: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không đều, chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng 28%/năm của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Mức đọ xuất khẩu 185 USD/người vẫn thấp hơn các nước như Inđônêxia (276 USD), Philippin (344 USD), và Xingapo (4176 USD). Cơ cấu hàng xuất khẩu tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm trong bối cảnh thời hạn thực hiện CEPT/AFTA đang đến gần và Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong vài năm tới, gây khó khăn trong việc chống đỡ với những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Đến nay hàng xuất khẩu chue yếu vẫn là sản phẩm thô hoặc sơ chế có giá trị gia tăng thấp, dựa trên lợi thế tuyệt đối về điều kiện tự nhiên, địa lý và lợi thế về nhân công rẻ, chứ chưa phải là hàng chế biến, chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam còn yếu. Có những mặt hàng ở trong nước sản xuất thừa nhưng chưa tìm được đường xuất khẩu (chẳng hạn như thịt lợn), một phần do an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nước ngoài. Sự yếu kém này là do các nhân tố như: công nghệ lạc hậu 2 – 3 thập kỷ so với các nước trong khu vực, thiếu lao động lành nghề dẫn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản xuất cao nhưng giá bán lại thấp; mẫu mã và bao bì kém hấp dẫn; trình độ quản lý chật lượng yếu; năng lực marketing yếu, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn làm ăn theo kiểu chộp giật, thiếu tính chiến lược.
Dưới đây ta sẽ xem xét cụ thể năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, các mặt hàng này được xếp thành hai nhóm: nhóm hàng xuất khẩu dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý và nhóm hàng xuất khẩu dựa trên nguồn lao động rẻ, dồi dào là những lợi thế lớn nhất của Việt Nam cho đến nay.
1.1 Các mặt hàng xuất khẩu dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Việt Nam nằm trên một bán đảo gần trung tâm Đông Nam á với đường bờ biển dài 3260 km, nhiều sông ngòi, đầm, rạch, lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắmg lắm, mưa nhiều, nhiệt lượng trung bình cao, độ ẩm trung bình lớn. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho một nền nông nghiệp đa canh quanh năm với nhiều loại nông sản phong phú và một ngành thuỷ sản phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, về tài nguyên, tuy không có những mỏ khoáng sản lớn hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam cũng có nhiều loại nhiên liệu năng lượng và những khoáng sản cơ bản cần thiết cho các ngành công nghiệp, mà đáng phải nhắc tới là dầu khí và than. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay Việt Nam đã không ngừng khai thác những thuận lợi vốn có đó của mình trong bước đầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả; hàng thuỷ sản và các khoáng sản như dầu thô, than là những mặt hàng chủ lực đóng góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
1.1.1 Về hàng nông sản
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về số lượng và kim ngạch xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam là khá cao. Trong số 12 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay có kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 100 triệu USD trở lên thì có đến 5 mặt hàng là nông sản. Một số mặt hàng trước đây ít được khai thác như rau quả tươi thì nay đã có mặt trong danh mục nhưngx mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Chất lượng nông sản xuất khẩu dần được cải thiện. Chẳng hạn, tỷ lệ gạo chất lượng cao 5% - 10% tấm năm 1998 đã đạt 85% …, tỷ lệ gạo chất lượng thấp (25% tấm) chỉ còn 22%. Chất lượng các hàng nông sản khác cũng có những tiến bộ đáng kể. Như mặt hàng cà phê, tỷ trọng cà phê loại I tăng từ 2% (vụ 95/96) lên 16% (vụ 98/99), loại II B giảm từ 80% (vụ 95/96) xuống còn 5% (vụ 98/99). Về giá cả, hiện nay giá cả hàng nông sản Việt Nam nhìn chung vẫn thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh và so với thế giới (Bảng 3). Hiện nay, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới, ở khắp các châu lục và bước đầu đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như: Anh, Thuỵ Sĩ, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, … Thị phần của các mặt hàng này tăng lên đáng kể: từ 1991 đến nay, thị phần gạo của Việt Nam trên trường quốc tế đã được mở rộng hơn 10%, cà phê hơn 5%, cao su hơn 2%.
Giá cả một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tuy có thấp hơn của các đối thủ cạnh tranh nhưng chất lượng hàng của ta còn kém. Cũng là gạo 5%, 25% tấm những gạo Thái Lan ngon hơn gạo 5%, 25% tấm của Việt Nam. Tỷ trọng cà phê loại II B tuy có giảm song tỷ lệ thuỷ phân quá cao (13%), thậm chí có cả hạt đen mốc, vỡ, lẫn nhiều tạp chất, quy cách, màu sắc, độ bóng, độ đồng đều chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế nông ản của ta thường bị ép giá. Hơn nữa, sản lượng hàng của ta chưa đủ sức chi phối giá cả thị trường nên phải chịu tác động về giá cả trên thị trường rất nhiều.
Tiếp nữa, mẫu mã, cách đóng gói và ghi nhãn đơn điệu đã làm cho nông sản Việt Nam gặp khó khăn khi thâm nhập vào các thị trường cao cấp, do đó giá bán luôn thấp. Tuy thị trường xuất khẩu của ta đã khá nhiều nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn định thì lại ít, chỉ tập trung vào 9 – 10 quốc gia ở châu á, như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước trong khối ASEAN. Mặt khác, mức độ thâm nhập vào “chính ngạch” của nông sản Việt Nam rất thấp vì những thị trường nhập khẩu này đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao từ nguyên liệu và chế biến sâu như gạo đặc sản, cà phê chè, cà phê hoà tan, bánh kẹo
Bảng 5: Giá một số hàng nông sản 1995 – 1998
Đơn vị: USD/tấn
Giá mặt hàng
1995
1996
1997
1998
1. Giá cà phê
Việt Nam
2.407
1.479
1.270
1.554
Braxin
2.773
2.211
3.162
2.343,5
Thế giới
3.100
2.317
2.907
2.583
2. Giá gạo
Việt Nam
258
285
242
289
Thái Lan
315
367
387,5
393,3
Thế giới
311
373,7
379
347
3. Giá cao su
Việt Nam
1.360
1.350
980
700
Thái Lan
1.506
1.301
992,8
787
Thế giới
1.059
1.332,3
1.058
763
Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 01/2001
1.1.2 Về hàng thuỷ sản
Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt qua con số 2 triệu tấn, trong đó khai thác hải sản đạt 1,28 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng và khai thác nội địa đạt hơn 723.000 tấn, tăng 4,5 lần so với những năm 80. Tổng công suất máy tàu khai thác đạt gần 3,2 triệu CV so với khoảng 76 ngàn tàu thuyền, trong đó có hơn 5.800 tàu khai thác xa bờ của nhiều thành phần kinh tế. Trong 5 năm qua, tổng thu nhập từ ngành thuỷ sản tăng bình quân 8% mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 3,5 triệu người, trong đó bao gồm 650.000 ngư dân.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 10 năm qua tăng liên tục. Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản đạt 1.478 triệu USD, tăng 5,6 lần so với năm 1991. Về cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu, hiện nay tôm là mặt hàng có giá trị cao và là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của ta với số lượng và các loài như tôm càng, tôm hùm, … chiếm hơn nửa doanh thu từ xuất khẩu thuỷ sản (53%), cá mực và cá chiếm 17% và 15,2%. Theo đánh giá của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), năm 1999 Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 29 trên thế giới và đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN. Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở 64 quốc gia, trong đó lớn nhất là Nhật Bản chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Ngoài ra còn có các thị trường châu á khác như Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan …, thị trường EU và Mỹ … Hàng thuỷ sản Việt Nam hiện nay có thể cạnh tranh với Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia ở các thị trường truyền thống nhờ chất lượng vệ sinh và giá cả tương đối rẻ. Hàng thuỷ sản là một trong số những mặt hàng được Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thhuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh tranh cùng với các mặt hàng khác như gạo, cà phê, điều, tiêu và hàng may mặc, giầy dép.
Tuy nhiên, ngành thuỷ sản Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với vô vàn những khó khăn về vốn, thiết bị, công nghệ chế biến, giống … So sánh với Thái Lan, một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản lớn của khu vực và thế giới, thì thấy họ mạnh hơn ta rất nhiều. Thái Lan đã phát triển một ngành thuỷ sản khá hoàn thiện cho xuất khẩu từ nuôi trồng, chống bệnh tật, thu hoạch, chế biến … đến xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ thuỷ sản nuôi trồng của Việt Nam chỉ chiếm 60% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, trong đó 90% là quảng canh và nửa thâm canh, có chất lượng không ổn định và lợi nhuận thấp, chỉ bằng 15% so với Thái Lan. Hơn nữa, ở nước ta việc nuôi trồng thuỷ sản thời gian vừa qua phát triển tràn lan, các hộ gia đình và cá nhân ít vốn, thiếu kỹ thuật cũng được tham gia nuôi trồng thuỷ sản, chất lượng giống không ai quản lý làm cho chất lượng thuỷ sản xuất khẩu thấp. Mặc dù hiện nay ngành thuỷ sản nước ta đã có cố gắng nhiều trong việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đại như HACCP (phân tích mối nguy và kiển soát tới hạn), GMP (quy phạm sản xuất), SSOP (quy phạm vệ sinh) thì mới có 40% các doanh nghiệp trong toàn ngành thuỷ sản chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn lại 60% khác chưa đạt.
Một nguyên nhân nữa làm cho giá cả hàng của ta thấp hơn các đối thủ khác là do trình độ marketing còn yếu, Hàng thuỷ sản của._.tranh, lợi ích kinh tế cao như dầu cọ, cao su, mang lại giá trị gia tăng cao. Trong công nghiệp, họ sẵn sàng bỏ một số ngành không hiệu quả để đi vào công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử… Giá trị các ngành ccông nghiệp công nghệ cao đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của họ” (Bà Phạm Chi Lan - Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Mặt hàng trọng tâm của Việt Nam được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN là gạo, linh kiện vi tính, sản phẩm cơ khí, hoá phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hàng bách hoá (đối với Lào, Campuchia).
2.2 Chính sách nhập khẩu
Chính sách nhập khẩu có vai trò rất tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập. Hoạt động nhập khẩu phải nhằm vào thực hiện các yêu cầu và mục tiêu cơ bản là.
- Trang bị cho nền kinh tế quốc dân các thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại.
- Bổ sung các yếu tố sản xuất và hàng hoá mà nền kinh tế quốc dân thiếu hoặc chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng .
- Nhập khẩu phải bảo hộ hợp lý sản xuất nội địa để giúp các ngành có tiềm năng phát triển cạnh tranh được trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Vấn đề bảo hộ mậu dịch là vấn đề hết sức nhạy cảm trong chính sách thương mại. Trong tiến trình hội nhập, chúng ta cần khẳng định Việt Nam không lấy chính sách bảo hệ mậu dịch làm nền tảng và xu hướng phát triển cho chính sách ngoại thương của mình. Thực hiện chính sách bảo hộ đối với một ngành hàng nào đó cốt hỗ trợ ngành hàng này vươn lên trong cạnh tranh, và không vì bảo hộ mà quên lợi ích của người tiêu dùng. ở đây, sự bảo hộ sản xuất nội địa phải được quan niệm là sự bảo hộ tích cực trong xu hướng tự do hoá thương mại. Nó khác hẳn sự bảo hộ trong điều kiện tư bản độc quyền cả trong điều kiện nền kinh tế khép kín, sản xuất thay thế nhập khẩu. Trên quan điểm như vậy, chính sách bảo hộ mậu dịch phải dựa trên bốn nguyên tắc sau:
- Quy định chỉ bảo hộ cho những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, có tiềm năng phát triển, tạo được nguồn thu cho ngân sách và thu hút được nhiều lao động.
- Việc bảo hộ được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, kể cả các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Việc bảo hộ được áp dụng cho từng ngành hàng, có thời hạn, không bảo hộ vĩnh viễn cho bất kỳ ngành hàng nào.
- Quy định bảo hộ không trái với tiến trình tự do hoá và các hiệp định mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết.
2.3 Xác định thị trường ưu tiên trong chính sách thương mại
Về mặt đối ngoại, Việt Nam thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại; chúng ta mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân và chính phủ các nước đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
Tuy nhiên, trong chính sách thương mại cần lựa chọn thị trường ưu tiên, thị trường trọng điểm cho từng thời kỳ. Không thể mở rộng buôn bán với mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, kim ngạch xuất khẩu còn bị hạn chế .
Xác định thị trường ưu tiên không thể là sự lựa chọn chủ quan mà phải dựa vào sự phân tích các sự kiện, xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, của khu vực và của quốc gia đối tác cũng như nhu cầu khả năng của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm chỉ đạo việc lựa chọn thị trường ưu tiên là lựa chọn thị trường có nhiều khả năng cung cấp các yếu tố vật chất - kỹ thuật cho công nghiệp hoá đất nước và thị trường mở cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập. Nhà nước có thể dự kiến tỷ lệ buôn bán với từng thị trường. Nhưng tỷ lệ đó không phải là sự phân định cứng nhắc mà linh hoạt trên nền tảng định hướng đề ra.
Trên quan điểm như vậy, thị trường ưu tiên cho sản phẩm xuất nhập khẩu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể là Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ và ASEAN. Cần nhanh chóng khắc phục những trở ngại trong buôn bán để tăng nhanh qui mô xuất khẩu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao từ các thị trường này.
ASEAN là thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu nên vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu cho ASEAN để tiến tới thương mại cân bằng là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Định hướng chiến lược sẽ là tăng kim ngạch nhưng giảm về tỷ trọng, chủ yếu nhờ giảm buôn bán qua trung gian Singapore. Ngoài ra, cần khai thác tốt thị trường Lào và Campuchia trong bối cảnh mới bởi phát triển buôn bán với Lào và Campuchia không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế. Các doanh nghiệp VN cần tích cực, chủ động tận dụng thuận lợi do cơ chế AFTA mang lại để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường này.
3. Ưu tiên phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh mà Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực
Trong giai đoạn đầu tham gia AFTA, chúng ta nên chọn những ngành mà lợi thế so sánh có thể phát huy tác dụng nhiều nhất, đó là những ngành dựa trên nguồn lao động dồi dào có thể tiếp thu tay nghề nhanh, nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú (có thể nói đây là những lợi thế so sánh trước mắt, được quy định bằng đặc tính kinh tế hiện đại). Như vậy mới có thể đảm bảo trong thời gian tương đối ngắn những mặt hàng sản xuất trong nước này có thể cạnh tranh được, trước tiên là trong thị trường nội địa, sau đó là thị trường nước ngoài .
Một số ngành sản xuất có lợi thế so sánh nhiều nhất sau đây cần được ưu tiên phát triển:
Ngành hàng nông sản
Gạo, cà phê và hạt điều là những mặt hàng nông sản có kim ngạch lớn trong thương mại Việt Nam - ASEAN. Hầu hết khối lượng xuất khẩu sang ASEAn thực chất được chuyển khẩu sang thị trường đích là Châu Âu và Mỹ (cà phê, hạt điều) và khắp các châu lục (gạo). Nói chung, nông sản có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường ASEAN và qua đó thâm nhập các thị trường khác trên thế giới.
Nhu cầu gạo trên thế giới vẫn có tăng, Việt Nam vẫn có dư gạo dể xuất khẩu. Hiện nay trong nông nghiệp đã xuất hiện xu hướng canh tác gạo giống mới thuộc loại cao cấp. Kể từ năm 2003, danh mục nông phẩm chế biến nhạy cảm bắt đầu được đưa vào thực hiện CEPT, Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn để xuất khẩu gạo sang các nước ASEAN. Nhìn chung xuất khẩu gạo có thể tăng, đặc biệt Việt Nam có thể sẽ cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan trong xuất khẩu gạo cao cấp vào các thị trường này.
Các mặt hàng nông sản có thể được coi là một trong những thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là những mặt hàng hết sức nhạy cảm và thông thường trong thương mại Quốc tế được các nước áp dụng những biện pháp và chính sách bảo hộ, trợ giá ở mức độ cao. Vì vậy, đối với những mặt hàng này, chúng ta xây dựng một hệ thống các chính sách ổn định với mức độ ưu đãi cao và đặc biệt tập trung để khuyến khích phát triển công nghệ chế biến trong nước đối với các mặt hàng này để nâng cao vị thế của hàng hoá Việt Nam trong thương mại quốc tế.
Ngành dệt may
So với các nước ASEAN, ngành dệt may của Việt Nam có ưu thế hơn về nguồn nhân công có văn hoá, cần cù, thông minh và lương không cao, thêm vào đó, thị trường nội địa rộng lớn, đang phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhu cầu trong nước đang có xu hướng đa dạng hoá đạt yêu cầu cao hơn, thị hiếu biến đổi nhanh hơn. Tuy nhiên, ta cũng kém lợi thế hơn về công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý; sự hiện diện của nhãn hàng Việt Nam trên thị trường thế giới còn ở mức thấp, điều kiện tiếp cận nguồn vốn còn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp chưa làm chủ được các công đoạn tạo mẫu, chọn mẫu hợp thị hiếu và chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sức cạnh tranh thuộc khoang tiếp thị loại cao.
Ngành dệt hiện đại không cần sử dụng nhiều nhân công, chất liệu nhanh. Hiện nay ta chưa có thể mạnh trong lĩnh vực này. Do đó, để chiếm lĩnh thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành.
Bên cạch những sản phẩm mà chúng ta có lợi thế so sánh tương đối lớn mà sớm có thể đạt được khả năng cạnh tranh với các nước thành viên ASEAN khác trên thị trương ngoài nước như đã được nói tới ở trên, còn một số mặt hàng khác, mặc dù hiện đang được nhập khẩu với số lượng tương đối lớn nhưng thực tế chúng ta cũng có nhiều điểm lợi thế cần được tích cực khai thác để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Khai thác lợi thế tương đối về lực lượng lao động dồi dào với khả năng tiếp thu tay nghề nhanh những ngành hàng điện, điện tử sẽ là những ngành thích hợp để phát huy lợi thế sau này của Việt Nam. Nhìn chung, các ngành công nghiệp này được phát triển từ cơ sở của công nghiệp lắp ráp và là những ngành sản xuất được phát triển nhiều ở các nước đang phát triển để sử dụng nguồn lực của về sức lao động và chuyển giao các công nghệ không phải là hàng đầu từ những nước đã phát triển. Tuy nhiên những hàng sản xuất đòi hỏi phải có thời gian nhất định để phát triển và tạo lập thế đứng trên thị trường Việt Nam. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, vì thị trường trong nước đã tràn ngập hàng hoá của các hãng lớn của các nước đang phát triển cũng như của các nước trong khu vực ASEAN. Do đó trong giai đoạn phát triển ban đầu của các ngành sản xuất này, việc sử dụng đầu tư nước ngoài trực tiếp dưới các hình thức xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và việc chuyển giao công nghệ sẽ là những tiền đề quan trọng.
4. Tiếp tục cải cách chính sách thuế và thuế quan
Trong những năm đổi mới, chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải cách chính sách thuế nội địa và thuế quan. Những thành tựu của công cuộc đổi mới có phần đóng góp rất đáng kể của chính sách thuế. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế hiện hành còn đang tồn tại nhiều nhược điểm. Thứ nhất là phạm vi điều tiết vĩ mô của thuế còn hẹp, chưa bao quát hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc dân đã và đang phát sinh, phát triển đa dạng trong nền kinh tế thị trường. Thứ hai, sử dụng loại thuế này thay cho loại thuế khác, làm hạn chế tác dụng điều tiết vĩ mô của cả hệ thống thuế. Thứ ba, dàn đều cho các sắc thuế cùng thực hiện mục tiêu giống nhau là hướng dẫn sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng nên mỗi sắc thuế đều có nhiều thuế suất, dẫn đến không thực tế, khó thực hiện. Thứ tư, chính sách thuế còn có sự phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, việc quy định và tổ chức thực hiện các loại thuế chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa tương đồng với hệ thống thuế các nước. Hệ thống chính sách thuế thiếu rõ ràng, thiếu công bằng, hay thay đổi gây bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
Để khắc phục những nhược điểm trên nhằm làm cho hệ thống chính sách thuế Việt Nam góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển, đồng thời thúc đẩy tự do hoá và hội nhập, cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành cần thực hiện theo hướng: giảm bớt số mức thuế suất trong từng sắc thuế; hạ thấp mức thuế suất đi đôi với mở rộng diện chịu thuế nhằm đảm bảo vừa tăng thu cho ngân sách vừa khuyến khích sản xuất phát triển, đơn giản hoá biểu thuế và giảm sự chênh lệch giữa các mức thuế. Cụ thể là:
- Giảm mức thuế xuất khẩu từ 12 mức xuống còn 3 mức (0%, 10%, và 20%). Mức 0% áp dụng đối với hàng hoá đã qua chế biến, mức 10% đối với hàng xuất khẩu chưa qua chế biến và mức 20% đối với hàng không khuyến khích xuất khẩu.
- Đối với hàng nhập khẩu, vừa giảm mức thuế vừa giảm dần thuế suất. Về mức thuế, chỉ nên áp dụng 5 – 6 mức: 0%, 5%, 10%, 20% và 30%. Thuế suất cao nhất đánh vào hàng nhập khẩu chỉ nên là 50%.
Ngoài ra, đối với thuế nhập khẩu cần hoàn thiện việc xây dựng biểu thuế theo hệ thống HS, gồm 3 loại thuế suất: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi (MFN) và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Đồng thời ban hành luật thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và chống phân biệt đối xử.
- áp dụng giá tính thuế hải quan căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hoá.
- Chấm dứt sự phân biệt đối xử về thuế giữa hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu với hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước.
- Cần miễn thuế GTGT cho các xí nghiệp vệ tinh, nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào trực tiếp cho các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Cải tiến phương thức thu thuế GTGT đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Việc giảm và miễn thuế xuất khẩu nên áp dụng rộng rãi hơn cho các loại hàng xuất khẩu của ta. Kinh nghiệm một số nước đang phát triển cho thấy, nhìn chung số miễn giảm thường chiếm khoảng gần 20% tổng giá trị thuế của một nước. Ngoài ra một hình thức khác cũng được áp dụng là loại bỏ nhà xuất khẩu khỏi phạm vi đánh thuế bằng cách hoàn lại thuế, cho phép nhà xuất khẩu hoàn lại thuế bao gồm cả thuế gián tiếp và trực tiếp đã nộp, miễn giảm thuế, không áp dụng hàng rào phi thuế đối với hàng xuất khẩu, xây dựng các nhà máy trong đó không đánh thuế nguyên vật liệu, thành phẩm, xây dựng khu chế xuất và trên thực tế là xây dựng một ốc đảo dành riêng cho việc chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu.
Đối với thuế nhập khẩu, chúng ta sẽ theo thông lệ quốc tế, giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống mức cao nhất, thu hẹp diện chịu thuế suất 0% (chỉ áp dụng cho thiết bị toàn bộ, nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp), mở rộng diện hàng chịu thuế tối thiểu là 3%, sau đó nâng dần lên 5%, áp dụng cho cả hàng hoá nhập khẩu và cả hàng hoá sản xuất trong nước với thuế suất trong khoảng 5 – 15%. Mở rộng diện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu với khung thuế suất khoảng từ 20% đến 140% trên giá nhập khẩu CIF.
5. Hoàn thiện các quy chế thương mại phi thuế quan
Để hoàn thiện và từng bước tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, chúng ta cần điều chỉnh hoàn thiện các quy chế phi thuế quan phù hợp với yêu cầu của AFTA/ASEAN và APEC. Đó là:
- Giảm dần các biện pháp phi thuế quan và đảm bảo các quy chế thương mại phi thuế quan luôn được công bố rõ ràng.
- Đảm bảo không áp dụng các biện pháp vô lý gây phương hại cho tiến trình giảm hàng rào phi thuế quan.
Theo hướng đó chúng ta cần:
- Sắp xếp lại danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép. Chỉ áp dụng hạn chế số lượng nhập khẩu đối với một số hàng hoá liên quan đến bảo hộ nền công nghiệp non trẻ hoặc liên quan đến cân bằng cán cân thanh toán với thời gian và điều kiện nhất định. Việc quy định hạn ngạch nhập khẩu cần được công bố công khai trên những phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện tự do hoá xuất khẩu, không áp dụng bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào, xoá bỏ các chính sách, thủ tục hạn chế xuất khẩu.
Các quy chế phi thuế quan nhằm điều tiết hoạt động thương mại, các quy định này không mang tính chất bảo hộ thương mại, không gây nên những cản trở cho quá trình tự do hoá thương mại.
Bảng 23: Cam kết quốc tế của Việt Nam về bãi bỏ giấy phép
Tên hàng
Với AFTA
Với quỹ Miyazawa
Với Mỹ
Với IMF
Dầu thực vật
2003
2004
2005
Như AFTA
Rượu
Không cam kết
2005
2006
Sau năm 2003
Xi măng
2002
2007
2007
Như AFTA
Clinker
2001
2007
2007
Như AFTA
Phân bón
2003
2007
2006
Như AFTA
Giấy
2003
2005
2006
Như AFTA
Gạch ốp lát
2003
2003
2004
Như AFTA
Kính xây dựng
2002-2003
2004
2007
Như AFTA
Thép
2001-2002
2007
2007
Như AFTA
Xe hơi
Không cam kết
2005
2006
Sau năm 2003
Xe máy
Không cam kết
2005
2006
Sau năm 2003
Xăng dầu
Không cam kết
2007
2008
Sau năm 2003
Đường
2013
2010
2011
Sau năm 2003
Trứng gia cầm
Chưa cam kết
Chưa cam kết
Bãi bỏ ngay
Chưa cam kết
Gạo
Chưa cam kết
Chưa cam kết
Bãi bỏ ngay
Chưa cam kết
Nguồn: Bộ Thương mại
6. Chính sách tài chính - tiền tệ - tín dụng
Để tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hoá và hội nhập cần thực hiện thị trường tài chính mở, các chính sách tài chính - tiền tệ dần dần không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Chế độ hai giá đối với hàng hoá dịch vụ mang tính phân biệt đối xử các loại hình doanh nghiệp cần được xoá bỏ. áp dụng chế độ quản lý ngoại tệ khuyến khích xuất khẩu, quản lý điều tiết nhập khẩu và áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại. Các chính sách tài chính tiền tệ khác như lãi suất, tín dụng trước và sau bán hàng... cần đảm bảo cho khu vực xuất khẩu có lợi nhuận trung bình cao hơn lợi nhuận trung bình của nền kinh tế quốc dân.
Để đẩy mạnh và mở rộng quy mô xuất khẩu sang thị trường này Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua chính sách tài chính-tín dụng như:
- Nhà nước cần thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không đủ tài sản để thế chấp vay vốn. Quỹ được tổ chức dưới hình thức là một tổ chức tài chính của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả được vay vốn theo phương thức tự vay tự trả.
- Xây dựng và sử dụng "Quỹ bảo hiểm xuất khẩu": Từ năm 1997 Việt Nam đã bắt đầu xây dựng "quỹ bảo hiểm" này. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với xuất khẩu, đặc biệt đói với các mặt hàng nông sản xuất khẩu (cà phê, cao su, hạt điều …) vì đây là những sản phẩm phải chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố khách quan.
- Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu với ASEAN có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.
- Tiếp tục áp dụng chính sách thưởng xuất khẩu mở rộng dựa trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc tất cả thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu các loại hàng như: gạo, cà phê, rau quả tươi, đã qua sơ chế hoặc đóng gói, hạt điều nhân, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Nhà nước có thể khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu thông qua chính sách thuế. Chính sách ưu đãi thuế rất quan trọng giúp cho các nhà xuất khẩu giảm giá xuất khẩu, đồng thời giúp họ tiến hành nghiên cứu thị trường cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thiết lập các văn phòng, chi nhánh ở nước ngoài. Chính sách thuế mà Nhà nước còn có thể áp dụng là: miễn giảm tất cả các loại phí đánh vào hàng xuất khẩu và các loại phí đánh vào hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ hàng xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu để giảm đến mức tối thiểu chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng mức thuế ưu đãi cho hàng xuất khẩu đã qua chế biến, đồng thời có thể sử dụng nguồn thuế thu được để đầu tư lại cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã qua chế biến...
7. Phát huy chức năng thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu
Trong thời gian tới, cần tăng cường mạnh mẽ công tác thu thập và phổ biến thông tin về thị trường ngoài, từ tình hình chung cho tới các cơ chế chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung-cầu hàng hóa và dịch vụ ... Để thông tin có thể đến với mọi doanh nghiệp quan tâm theo con đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất, Bộ Thương mại cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và trang chủ (trang Web) của Bộ, tăng cường phát hành các tài liệu theo chuyên đề.
Khi đã có sản phẩm hàng hoá, tức là đã có tiền đề thì việc tổ chức thị trường và hoạt động xúc tiến cụ thể là rất quan trọng. Thông qua hai khâu này sản phẩm xuất khẩu mới đến được thị trường nhập khẩu, đến với người tiêu dùng. Vì vậy, tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại phải trở thành một chức năng quan trọng của Bộ Thương mại và tham tán thương mại. Tại thị trường ngoài, các tham tán phải là tác nhân gắn kết doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp trên thị trường mà tham tán hoạt động. Và để làm được vai trò đó phải đặt mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan trên một trục dọc và phải tăng tốc độ chuyển động đi đôi với đảm bảo sự chuyển động hướng đích của toàn bộ trục này.
Tham tán nông nghiệp là vấn đề cần được bàn thêm. Là một nước xuất khẩu nông sản, chúng ta nên có các tham tán nông nghiệp ở nước ngoài để kịp thời thông tin về nhà những thay đổi về chính sách và khả năng nhập khẩu nông sản của thị trường sở tại. Với chuyên môn sâu về nông sản và nông học, tham tán nông nghiệp có thể sẽ giúp được các doanh nghiệp nhiều hơn là tham tán thương mại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các biện pháp kỹ thuật và môi trường đang được các nước phát triển sử dụng ngày càng nhiều để hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước.
Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại với nhiệm vụ chính là phổ biến thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại. Để thực hiện tốt chức năng của mình, Cục Xúc tiến Thương mại cần được trang bị đầy đủ hơn nữa về cơ sở vật chất và đội ngũ.
8. Chính sách đào tạo và tái đào tạo cán bộ
Trong quá trình toàn cầu hoá, ngoài những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý là những yếu tố thuộc về lợi thế so sánh do thiên nhiên ban tặng, chúng ta chỉ còn một yếu tố được coi là lợi thế so sánh là nguồn lao động rẻ và dồi dào. Tuy nhiên, lợi thế đó của chúng ta hiện cũng đang bị cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Mặt khác, trong những năm tới, lao động kỹ thuật trình độ cao mới là loại lao động mà nền kinh tế tri thức cần đến. Cho nên, đông và rẻ không sẽ không còn là lợi thế của Việt Nam nữa. Do đó, phát triển nguồn nhân lực phải là ưu tiên hàng đầu.
Để đáp ứng những tiêu chuẩn thương mại quốc tế, nhà nước cần chú trọng tới chính sách đào tạo và tái đào tạo lực lượng lao động cho phù hợp với những thay đổi và yêu cầu của thị trường khu vực và thế giới, đồng thời cũng cần có một thị trường lao động linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của ban thư ký ASEAN, APEC, các nước thành viên và các tổ chức quốc tế khác trong việc giúp ta đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực để chuẩn bị cho việc ta ra nhập các tổ chức này và tiếp tục tham gia các hoạt động sau này của các tổ chức đó. Từ nay trở đi, Việt Nam tham gia AFTA và các chương trình hợp tác ASEAN, các chương trình họp của APEC, nên phải tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn để giải quyết nhiều vấn đề tại chỗ, không nhất thiết gửi các vấn đề đó về trong nước. Như vậy các cán bộ phải biết phối hợp và chỉ đạo công việc đồng thời phát hiện, nắm bắt vấn đề, chỉ như vậy mới có thể hoàn thành nhiệm vụ
Tóm lại, tuy trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nền kinh tế nước ta đã từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Nhà nước đã từng bước có những cải cách chính sách thương mại thúc đẩy quá trình hội nhập và tự do hoá. Thành quả do chính sách thương mại đem lại là rất khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, những thách thức đối với nền kinh tế, đối với các doanh nghiệp cũng rất lớn. Một hệ thống chính sách thương mại cản trở hội nhập và tự do hoá đều sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách khôn khéo thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại để Việt Nam thu được những lợi ích trong quá trình tham gia hội nhập.
II/ Các giải pháp về phía doanh nghiệp.
1. Cải thiện chất lượng và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
Mục đích của giải pháp là nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tham gia AFTA. Giải pháp này bao gồm hai biện pháp tiến hành đồng bộ vừa cải thiện chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1 Biện pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Biện pháp này cần tập trung vào một số vấn đề:
Cải tiến phương thức quản lý hoạt động, đặc biệt là quản lý tài chính, quản lý các yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ gắn với năng lực quản lý và trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới tiếp thị để tạo thêm giá trị cho sản phẩm.
Quản lý chất lượng sản phẩm trước, trong và sau giai đoạn sản xuất. Đặc biệt các sản phẩm của doanh nghiệp phấn đấu đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, cải tiến chất lượng, bao bì và nhất thiết các sản phẩm phải thực hiện mã vạch.
Để thực hiện được các vấn đề trên đây, các DNVN cần có những thông tin đầy đủ, cập nhật về công nghệ, thị trường sản phẩm, có sự hỗ trợ tư vấn chuyên môn và chuyên môn hoá công tác quản lý.
1.2 Xây dựng chiến lược doanh nghiệp
Bên cạnh chiến lược tổng thể của Nhà nước, Bộ chủ quản, từng doanh nghiệp cũng phải xây dựng chiến lược doanh nghiệp riêng. Nội dung chiến lược doanh nghiệp tập trung vào 3 vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành, các đối tác cạnh tranh.
Xác định các đặc điểm kinh tế chủ chốt như thị trường, thị phần, các điều kiện của thị trường, khách hàng, công nghệ, đặc điểm của sản phẩm, quy mô tối ưu của số lượng...
Xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của từng ngành, điều kiện cạnh tranh, điều kiện thay đổi công nghệ, nguyên vật liệu, phương hướng kinh doanh, xu hướng tiêu dùng của thị trường.
Phân tích các nhân tố cạnh tranh chủ yếu đối với doanh nghiệp, các đối thủ cùng ngành, các đối thủ từng ngành tương tự, các đối thủ mới và tiềm năng, mỗi quan hệ giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu, vốn đầu tư, quan hệ với khách hàng...
Thứ hai, nghiên cứu dự báo tình hình và sự cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực như AFTA, APEC, WTO. Đồng thời nghiên cứu những tác động, xu hướng chuyển động thương mại của một số đối tác cạnh tranh với thị trường Việt Nam như việc Trung Quốc tham gia WTO, thị trường EU...
Thứ ba, từ cơ sở trên các doanh nghiệp Việt Nam xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp tập trung vào một số vấn đề chủ yếu:
Chọn lựa hướng chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp trên cơ sở phân tích các yêú tố lợi thế của doanh nghiệp, về sản phẩm, chi phí sản xuất, yếu tố giá thành, khả năng tiêu thụ sản phẩm...
Tạo lợi thế cạnh tranh thông qua giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ thiết kế sản phẩm, lựa chọn và nghiên cứu các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, công tác tiếp thị phù hợp với yêu cầu khách hàng trong nước, khu vực và thế giới.
Sản phẩm của từng doanh nghiệp phải mang những đặc trưng riêng về bí quyết sản phẩm, nhãn mác, các kênh kiểm soát và phân phối sản phẩm.
Phải đề ra các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn trong chiến lược kinh doanh tổng thể của từng doanh nghiệp, trong đó cần chú ý đến mục tiêu trước mắt cũng như dự báo về từng loại sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của từng doanh nghiệp vừa có tính thích ứng với thị trường hiện tại vừa "đón bắt" được những xu hướng tiêu thụ của thị trường dự báo.
2. Từng bước cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là sự hội tụ của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm các biện pháp vi mô và vĩ mô nhằm tạo cho doanh nghiệp biết sử dụng khai thác quy trình từ sản xuất đến lưu thông hàng hoá. Các yếu tố này bao gồm biện pháp xúc tiến xuất khẩu, đầu tư, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý và tay nghề, các chính sách hỗ trợ sản phẩm... Quan trọng hơn cả là các doanh nghiệp phải xác định việc tham gia AFTA là nhiệm vụ, trách nhiệm của chính doanh nghiệp để tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh mở của nền kinh tế.
3. Kết hợp giữa việc tham gia AFTA với các hình thức hợp tác kinh tế khác giữa Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước ASEAN
Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả trong quá trình tham gia AFTA, các doanh nghiệp nhà nước cũng cần mở rộng và phối hợp các hình thức liên kết với các doanh nghiệp trong nghiệp vụ. Mối liên quan giữa AFTA với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) hoặc khu vực đầu tư ASEAN (AIA) sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, cọ xát và tăng khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới... Vấn đề bức xúc hiện nay là doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng tạo vốn, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật để có thể đuổi kịp với trình độ phát triển công nghiệp của một số đối tác ASEAN mạnh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chủ động đưa ra các danh mục sản phẩm có khả năng cạnh tranh, giảm bớt hoặc xoá bỏ các danh mục sản phẩm hoặc không có lợi thế cạnh tranh với các đối tác doanh nghiệp ASEAN nhằm tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.
Kết luận
Là động lực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cần nỗ lực tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ thích ứng với quá trình hội nhập, trực tiếp là AFTA. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tham gia AFTA cũng có nghĩa là chấp nhận cuộc chơi cạnh tranh trên sân chơi bình đẳng ngay trong khu vực và ở tại nước mình. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh. Khi đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, sản xuất được thúc đẩy và doanh nghiệp phát triển. Mọi sự chuẩn bị tích cực để tham gia hợp tác, hội nhập trên nhiều phương diện, ở nhiều cấp độ không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện cần thuộc phạm vi chính sách vĩ mô mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là khả năng nội lực chủ động thích ứng của chính các doanh nghiệp. Nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam với AFTA đang là yêu cầu cấp thiết, liên quan trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể tham gia công cuộc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó có các doanh nghiệp và người tiêu ding.
Gia nhập ASEAN - AFTA, tham gia APEC, tiến vào WTO có thể được ví như ba đường tròn đồng tâm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên hành trình đó, các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp Đổi mới - Phát triển - Hội nhập. Ngoài vai trò của nhà nước luôn cần được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý, định hướng chính sách và hỗ trợ tiếp cận thị trường …, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xác định chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh thường xuyên trên mọi phương diện và trước mắt vẫn cần sự ủng hộ của người tiêu ding với tinh thần tự cường dân tộc.
Thực hiện CEPT/AFTA thành công, những thu hoạch về công nghệ và hiệu quả kinh tế, năng lực và kinh nghiệm tăng cao góp phần tạo đà cho những bước tiến Việt Nam hội nhập rộng xa hơn, toàn diện hơn và sâu sắc hơn trong APEC, ASEM và WTO.
._.