Lời mở đầu
Việt Nam _từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu,nhiều nơi còn đói kém nhưng nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, lần đầu tiên nền kinh tế vượt "cửa ải" lương thực và bắt đầu "cất cánh" _ sản lượng lương thực liên tục tăng, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới_ Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, giống cây trồng, vật nuôi, việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất của các hộ gia
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu KH trong KT NT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình nông dân còn nhiều khoảng cách... Do vậy, cần phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất để khoa học thực sự là động lực thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Việc ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp có ý nghĩa trực tiếp và to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng, năng suất vật nuôi và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế.
Từ những nhận định trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân nước ta" .
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất ,thực chất của mối quan hệ này ,từ đó đánh giá quá trình thực hiện và đưa ra giải pháp .
Theo mục đích trên , đề tài bao gồm những nội dung sau:
Sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
Quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
Một số giải pháp tăng cường liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
Trong quá trình thực hiện đề tài, do tài liệu và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng, em xin phép được dành những lời trân trọng nhất bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Vũ Duy Minh, Nguyễn Đình Hợi đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
1
Mục Lục
3
Chương I-Sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
4
1.1.Thực chất quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
4
Khái niệm
4
1.1.2. Thực chất của quan hệ liên kết
4
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
7
Chương II - Quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
12
2.1. Chủ trương, quan điểm định hướng
12
2.2. Đánh giá kết quả quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản xuất
13
2.2.1. Hình thức liên kết và cách thức thực hiện
13
2.2.2. Thành tựu
16
2.2.3. Hạn chế
21
2.2.2. Nguyên nhân
24
Chương III - Giải pháp
27
3.1. Quan điểm về phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp và định hướng
27
3.2. Giải pháp
29
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước
29
3.2.2. Giải pháp từ phía các nhà khoa học
32
3.2.3. Về phía hộ nông dân
36
Kết luận
38
Tài liệu tham khảo
39
CHƯƠNG I
Sự Cần Thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
1.1 Thực chất quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
1.1.1 Khái niệm
Liên kết kinh tế là tổ chức phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia .
Chủ thể tham gia liên kết giữa khoa học và sản xuất là các nhà khoa học và hộ gia đình nông dân .
Nhà khoa học gồm các cán bộ nghiên cứu của các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cán bộ khuyến nông.
Hộ gia đình nông dân là những người trực tiếp làm ra sản phẩm nông nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trả chi phí cho các sản phẩm khoa học được ứng dụng và thực hiện các cam kết trong hợp đồng kỹ thuật với các nhà khoa học. Bên cạnh đó hộ gia đình nông dân phải thực hiện các qui định về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cũng như các cam kết tín dụng với ngân hàng. Hộ gia đình nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường, là đơn vị kinh tế cơ sở trong nền kinh tế hàng hoá và là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ có hiệu quả.
1.1.2 Thực chất của quan hệ liên kết kinh tế
Tiền đề của quá trình liên kết là sự phát triển của quá trình phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh. Quá trình liên kết kinh tế xuất hiện trong nền sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường, khởi thuỷ của nó là quan hệ kinh tế, quan hệ trao đổi, mua - bán sản phẩm, hàng hoá trên thị trường, vận động phát triển qua nhiều nấc thang trình độ cố kết bền vững của các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp. Quá trình liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp diễn ra trước hết trong lưu thông, trao đổi sản phẩm. Nó được đánh dấu bởi sự hợp tác trao đổi sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Sự mua - bán trao đổi hàng hoá không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhất thời giữa các doanh nghiệp mà đã trở nên thường xuyên liên tục, có hợp đồng kế hoạch từ trước và ổn định bạn hàng trong một thời gian tương đối dài .
Như vậy ,quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp đã chuyển biến về chất, nâng quan hệ lên một trình độ cao hơn ,thường xuyên, ổn định và cố kết hơn, có sự thoả thuận hợp tác lâu dài và bền vững hơn.
Quá trình đó được phát triển lên một giai đoạn cao hơn ,tức là sự hợp tác diễn ra ngay trong quá trình sản xuất. Giai đoạn này cũng được phát triển qua nhiều nấc thang của nó. Bắt đầu chỉ là thoả thuận phân công chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm, chi tiết, bán thành phẩm hoặc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cung ứng vật tư thiết bị giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc là cùng góp vốn để thực hiện một dự án, một nhiệm vụ chung cho các doanh nghiệp như đầu tư vào nghiên cứu khoa học, công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tìm nguồn nguyên liệu mới, sản xuất sản phẩm mới, khai thác thị trường, nguồn tài nguyên và lao động dồi dào ...Qúa trình liên kết kinh tế ngày càng phát triển lên những giai đoạn cao hơn .
Tronghoạt động liên kết kinh tế có thể thiết lập mối quan hệ liên kết ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng, từ khâu chuẩn bị các yếu tố sản xuất đến sản xuất và phục vụ sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường, khai thác thị trường ,thúc đẩy quá trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm... Hoạt động liên kết kinh tế có thể diễn ra ở phạm vi không gian hẹp như trong một địa phương, một vùng và cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộng như thông qua hình thức hợp đồng liên kết giữa các chủ thể kinh tế độc lập cũng có thể thực hiện thông qua việc hình thành một loại hình tổ chức mới, làm nhiệm vụ điều phối hoạt động của các bên tham gia. Khi quá trình liên kết đạt tới việc sát nhập hình thành nên một tổ chức, một doanh nghiệp mới lớn hơn đó là sự biểu hiện của tập trung sản xuất. Có thể nói thực chất của quá trình liên kết kinh tế là quá trình xã hội hoá về phương diện kinh tế nền sản xuất xã hội. Sự phát triển của liên kết kinh tế làm cho lực lượng sản xuất ngày càng cao, làm cho các khu vực kinh tế ngày càng xích lại gần nhau, gắn bó, cấu kết với nhau hơn.
Động cơ và mục đích chủ yếu của liên kết kinh tế là nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa và ổn định, là nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, ngày càng mở rộng phạm vi. Lợi ích kinh tế là sợi dây ,là chất nhưạ làm gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau. Cạnh tranh là nhân tố khách quan thúc đẩy các chủ thể "tự nguyện bắt buộc" liên kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường .Để đạt tới lợi nhuận tối đa và ổn định giữa các thành viên, hoạt động liên kết kinh tế là nhằm phát triển, tìm kiếm khai thác ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng, tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm , rút ngắn và đẩy nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng phát triển thị trường, tức là nâng cao năng suất lao động, tồn tại , phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Liên kết kinh tế là một quá trình vận động phát triển tự nhiên, tuỳ thuộc trình độ phạm vi của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh, tuỳ thuộc vào quá trình vận động phát triển của các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, vào lợi ích của các bên tham gia liên kết, vào môi trường cạnh tranh. Liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào mối quan hệ nội tại giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các bộ phận,các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, phụ thuộc vào sự "thử thách" của quá trình quan hệ, vào trình độ công nghệ quản lý, cũng như năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý. Không thể áp dụng về phương diện tổ chức từ bên ngoài, hoặc từ bên trên bất kỳ một hình thức tổ chức liên kết kinh tế theo ý muốn chủ quan .
Như vậy, về bản chất hay thực chất các mối quan hệ liên kết kinh tế đều là những quan hệ kinh tế. Nhưng những quan hệ kinh tế đó phải phản ánh sự phối hợp mang tính cộng đồng trách nhiệm của các chủ thể kinh tế liên quan. Liên kết kinh tế bắt đầu được hình thành trong quá trình lưu thông hàng hoá ,trao đổi sản phẩm của các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, đòi hỏi quá trình liên kết ở phạm vi rộng hơn, không chỉ diễn ra trong một doanh nghiệp, trong một lĩnh vực, trong một ngành mà diễn ra ở tất cả các lĩnh vực và có sự liên kết giữa các ngành với nhau. Trong nông nghiệp cũng vậy, muốn tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có sự liên kết giữa khoa học và sản xuất .
Từ những lý luận trên có thể khẳng định rằng: thực chất quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân là gắn bó khoa học với sản xuất, gắn nghiên cứu với ứng dụng. Trong điều kiện chuyển nông nghiệp, nông thôn sang phát triển hàng hoá thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ tạo khả năng cho các đơn vị sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ đảm bảo sử dụng triệt để, tiết kiệm các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
Liên kết kinh tế trong các ngành sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan :
- Do yêu cầu bảo đảm tính thống nhất của quá trình sản xuất xã hội .
Tái sản xuất xã hội mở rộng là một quá trình thống nhất, nhưng do tác động của sự phát triển phân công lao động xã hội và lực lượng sản xuất làm cho quá trình đó bị phân chia làm nhiều khâu độc lập tách rời nhau. Để đảm bảo tính thống nhất của quá trình tái sản xuất xã hội đòi hỏi phải kết hợp các khâu. Có nhiều cách để thực hiện sự kết hợp trên, nhưng sự kết hợp thông qua quan hệ liên kết kinh tế thường mang tính chặt chẽ và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn .
- Do tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật tối đa hoá lợi nhuận. Cạnh tranh để dành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là qui luật vốn có của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Liên kết kinh tế là hoạt động có quan hệ mật thiết, gắn bó với cạnh tranh .Các doanh nghiệp phát triển quan hệ liên kết kinh tế để tăng cường sức mạnh trong cạnh tranh với các đối thủ. Cạnh tranh thúc đẩy liên kết kinh tế. Trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều mong đạt được tối đa lợi nhuận trong khả năng vốn có của mình. Hoạt động liên kết kinh tế có thể cho phép doanh nghiệp bù đắp chỗ yếu. Khai thác điểm mạnh lẫn nhau để thực hiện những hợp đồng kinh doanh mà tự mình không thể thực hiện được, hoặc thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Trong mấy thập kỷ gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có bước phát triển mới sâu rộng chưa từng có, trực tiếp tác động vào mỗi ngành kinh tế và đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp phải tăng cường liên kết kinh tế để nắm bắt ứng dụng nhanh các thành tựu mới của tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tăng cường khả năng sản xuất sản phẩm mới đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu kinh tế xã hội.
Thực tiễn phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng của các nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế hiện đại đều khẳng định vai trò quan trọng của tiến bộ khoa học công nghệ. Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi vai trò bốn yếu truyền thống của lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, yếu tố trí tuệ (kỹ năng, công nghệ) có tính quyết định nhất còn các yếu tố tài nguyên, vốn, sức lao động thì ngày càng giảm vai trò, trở thành thứ yếu. Kinh nghiệm cho thấy có những nước giầu tài nguyên nhưng không phát triển vì không có nguồn năng lực, không có năng lực nội sinh về khoa học công nghệ. Trái lại, có những nước không có tài nguyên nhưng biết phát huy nguồn nhân lực, vận dụng tốt các thành tựu khoa học công nghệ thế giới đã phát triển rất nhanh.
Trong điều kiện nước ta, khoa học công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, là nhân tố chủ yếu trúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Ngày nay khoa học công nghệ dã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Trong nông nghiệp nông thôn nội dung khoa học công nghệ cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu phát triển khoa học công nghệ là nhằm thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và ngày càng tiến bộ không ngừng, thì sự liên kết giữa khoa học và sản xuất là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế. Cuộc cạnh tranh trên thương trường hiện nay đặc biệt ở thị trường quốc tế đòi hỏi chỉ có những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao mới tiêu thụ được và mới thu được hiệu quả. Trong nông nghiệp, muốn sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của quá trình liên kết giữa khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, chủng loại, năng suất cây trồng, mỗi sản phẩm làm ra đều chứa đựng hàm lượng khoa học ngày càng cao trong đó. ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất và tiêu thụ đều có sự liên kết giữa cơ quan khoa học với người sản xuất kinh doanh. Bắt đầu từ khâu tuyển trọn lai tạo, nhân giống, đến quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ,... tất cả đều có sự liên kết chặt chẽ với cơ quan khoa học, các nhà khoa học. Nếu không sẽ không có bất kỳ một kg sản phẩm nào tiêu thụ được trên thị trường thế giới.
Mặt khác, do năng suất lao động trong nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc áp dụng những kỹ thuật mới, tiên tiến nhưng vì nhiều lý do như thiếu vốn, thiếu tri thức ... Mà kinh tế hộ rất hạn chế trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới. Điều này có nghĩa là , sự phát triển của kinh tế hộ đến một chừng mực nào đó thì tự nó sẽ có nhu cầu hợp tác, xuất phát từ đòi hỏi tất yếu của việc phát triển lực lượng sản xuất. Với vai trò là đơn vị kinh tế cơ sở tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao sản xuất và hiệu quả kinh tế, điều đó buộc các hộ gia đình tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động và cạnh tranh thắng lợi. Để đạt được điều này, một mặt các chủ hộ phải sử dụng hiệu quả những kinh nghiệm sản xuất lâu đời, cha truyền con nối, mặt khác phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. ở đây động cơ lợi nhuận và lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hộ gia đình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nó là một quá trình tự giác gắn với lợi ích thiết thực từng hộ gia đình, khác với việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ trong chế độ kinh tế của hợp tác xã trước đây. Thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở từng hộ cũng đồng thời diễn ra quá trình sàng lọc và cải tiến kỹ thuật làm cho nó thực sự thích ứng và mang lại hiệu quả cao .Như vậy, kinh tế hộ gia đình vừa là nơi lưu giữ những kinh nghiệm truyền thống, vừa là nơi tiếp nhận, phát triển hoàn thiện thêm những công nghệ mới _ là điều kiện vững chắc đảm bảo cho việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của hộ gia đình nông dân .
Cần phải tăng cường quan hệ liên kết giữa khoa học và sản xuất bởi vì có liên kết chặt chẽ mới nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản, làm cho kết quả nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn. Nhà khoa học cần liên kết với nông dân trong việc xác định các nghiên cứu ưu tiên , chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Các nhà khoa học sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, họ sẽ có thị trường để bán các sản phẩm khoa học, công nghệ của họ và áp dụng các công trình nghiên cứu ấy vào sản xuất. Các hộ gia đình nông dân cần nhà khoa học cung cấp giống, kỹ thuật quy trình sản xuất bảo quản chế biến đảm bảo sản xuất ra được nông sản có chất lượng, có sức cạch tranh trên thị trường. Như vậy, Nhà nông là người làm ra sản phẩm, song để nâng cao chất lượng, số lượng, chủng loại các sản phẩm phải dựa vào các nhà khoa học .
Nhà khoa học cung cấp giống, kỹ thuật, quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến đảm bảo cho nhà nông sản xuất ra được nông sản có chất lượng các nhà khoa học có vai trò rất lớn trong việc giúp nông dân kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, giảm chi phí sản xuất. Mặt khác do xuất phát từ thực tiễn ở nước ta hiện nay, quá trình nghiên cứu và ứng dụng không gắn kết với nhau, có khi còn có khoảng cách rất lớn, nhiều kết quả nghiên cứu đã không ứng dụng được trong thực tiễn hoặc được ứng dụng nhưng không mang lại kết quả cao. Do đó đòi hỏi phải tăng cường quan hệ liên kết.
Chương ii
quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản xuất của hộ gia đình nông dân
2.1 Chủ trương ,quan điểm định hướng
Nghị quết hội nghị Trung ương II (khoá VIII) khẳng định :"cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế -xã hội" là "nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh ".
Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển khoa học công nghệ phải biết phát huy năng lực nội sinh kết hợp tiếp thu thành tựu khoa học thế giới. Tuy nhiên, đối với nước ta là nước đi sau về phát triển kinh tế thì một mặt phải nhanh chóng phát triển năng lực nội sinh, mặt khác phải tranh thủ những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại .
Phát triển khoa học công nghệ phải phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phải thay đổi phong tục tập quán lạc hậu, phải nhanh chóng ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả.
Trong điều kiện nông nghiệp , nông thôn nước ta hiện nay phương hướng phát triển khoa học công nghệ cần kết hợp bước đi tuần tự với đi thẳng vào hiện đại (sử dụng công nghệ tiên tiến). Kết hợp giữa việc áp dụng những thành tựu của cách mạnh khoa học công nghệ thế giới với kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất giống mới .
Bên cạnh đó cần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các nhà doanh nghiệp, nông dân, khoa học, nhà nước. Đây là mối quan hệ tạo nên sức mạnh của sản xuất nông nghiệp hàng hoá: có đủ vốn để sản xuất, có công nghệ cao, có chất lượng sản phẩm tốt giá thành hạ và có cơ chế pháp lý bảo đảm. Mối quan hệ này phải nâng lên bằng các hợp đồng kinh tế và mọi hành vi vi phạm phải được sử lý bằng pháp luật .
Để thực hiện tốt hơn nữa và phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của khoa học công nghệ thì cần phải chú ý tập trung vào các vấn đề sau:
Khai thác triệt để các nguồn của đổi mới công nghệ nông nghiệp có liên quan, tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đến mọi loại cây trồng vật nuôi, mọi ngành nghề ở nông thôn. Viện nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phải đặc biệt chú trọng đến sản phẩm nhiệt đới ngoài lúa gạo như là chè, cà phê, cao su... Đặc biệt là khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đồng thời, cần tập trung phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp như chọn tạo giống và công nghệ sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Giống là tư liệu sản xuất có hàm lượng chất xám cao nhất trong nông nghiệp, do vậy quan tâm tuyển chọn giống từ nguồn gốc bản địa, tiếp tục nghiên cứu chọn tạo ra các giống cây trồng có nhiều đặc tính di truyền tốt cũng như nhập nội giống cây trồng vật nuôi quý của thế giới. Việc lai tạo, chọn lọc giống cây trồng theo ba hướng: giống năng suất cao chất lượng tốt, giống chống chịu sâu bệnh, giống cho các vùng khó khăn. Nghiên cứu kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến nhất là kỹ thuật về sinh sản, các công nghệ chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Để hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản, tăng khả năng cạnh tranh cần phải có công nghệ bảo quản rau quả tươi, tăng tỉ lệ nông sản được chế biến...
2.2 Đánh giá kết quả quá trình thực hiện liên kết giữa khoa học và sản xuất
2.2.1.Hình thức liên kết và cách thức thực hiện
Các nhà khoa học và các tổ chức có vai trò rất lớn trong việc giúp nông dân kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, giảm chi phí sản xuất .
Hình thức liên kết :
Có nhiều hình thức tham gia liên kết của lực lượng khoa học với nông dân :
Bộ khoa học trực thuộc doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất theo hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp (những doanh nghiệp như: tổng công ty bông Việt Nam, công ty mía đường Lam Sơn, nông trường Sông Hậu...).
Các đơn vị khoa học tại địa phương (sở nông nghiệp, trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật ,chi cục thú Y ) và các cơ quan khoa học Trung ương (các viện,trường,trung tâm khuyến nông của bộ...) chuyển giao kỹ thuật tiên tiến cho nông dân .
Các cơ quan khoa học kết hợp ký kết hợp đồng tay ba với doanh nghiệp và nông dân, chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất theo hợp đồng...
Các hộ nông dân có thể hợp tác với các trung tâm viện nghiên cứu, các công ty dịch vụ, chế biến kinh doanh nông sản. Hình thức hợp tác này có thể thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc dưới dạng công ty cổ phần...
Các cách thức thực hiện :
Để sử dụng có hiệu quả giống cây, con và các vật tư kỹ thuật nông nghiệp, khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Liên kết giữa khoa học và sản xuất không chỉ có tác dụng giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ thuật có hiệu quả, làm giảm giá thành sản xuất, tạo ra nông phẩm an toàn cung cấp cho xã hội.Thật là khiếm khuyết và kém hiệu quả nếu doanh nghiệp chỉ bán giống tốt, vật tư kỹ thuật cho nông dân theo kiểu "mua đứt, bán đoạn". Các tổ chức khuyến nông phi lợi nhuận của nhà nước, của các viện, trường và các tổ chức đoàn thể ( hội nghề nghiệp, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh ) cần tạo niềm tin ở nông dân bằng hiệu quả của khuyến nông đem lại. Nói cách khác phải gắn lợi ích kinh tế đối với các cán bộ khoa học cơ sở, những người hàng ngày tiếp cận với nông dân. Để tiêu thụ được giống,vật tư nông nghiệp, thu hồi được công nợ và nhất là để tạo nguồn hàng ổn định cung cấp nông sản nguyên liệu cho chế, biến - tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngòai nước, đỏi hòi các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ giữa khoa học và sản xuất, bằng cách như thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ đến từng hộ gia đình nông dân ... Thông qua các tổ chức khuyến nông, hội phụ nữ, các tổ chức quốc tế...
Ví dụ : Năm 2002, công ty Viễn Phát ở thành phố Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng sản xuất gạo an toàn với hợp tác xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã đầu tư cho nông dân phân bón hữu cơ sinh học và thuốc trừ sâu bệnh sinh học, cán bộ khuyến nông của công ty đã mua của nông dân với giá 2200đ /kg, cung cấp gần 200 tấn gạo siêu sạch chất lượng cao cho thị trường, có lợi nhuận khoảng 10triệu đồng /ha lúa cho nông dân, bằng hai lần so với quy trình canh tác hoá học trước đây. Hoặc cuối năm 2002, công ty dịch vụ bảo vệ thực vật tỉnh An giang đã ký hợp đồng trồng rau an toàn với 105 hộ dân ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cử cán bộ khuyến nông xuống tập huấn cho các hộ nông dân quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn, cung cấp bộ thuốc thực vật dùng cho sản xuất rau an toàn. Nhờ có hoạt động khuyến nông nên nông dân sản xuất được nông phẩm an toàn với giá thành hạ, làm tăng lợi nhuận, đồng thời doanh nghiêp mua được nông phẩm chất lượng cao, an toàn, với khối lượng ổn định để chế biến, tiêu thụ trên thị trường. Đôi bên đều có lợi là điều kiện để phát triển bền vững lâu dài và hiệu quả .
Có thể nói khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân ,giúp họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Trong cơ chế mới hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, khuyến nông được coi là biện pháp cấp bách và lâu dài có tác động sâu sắc đến quá trình phát triển sản xuất hàng hoá của nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Các hình thức khuyến nông có thể là: xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức cho nông dân đến thăm quan , trao đổi kinh nghiệm với những nông dân sản xuất giỏi, truyền bá kiến thức mới trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị đầu bờ, trong trại chăn nuôi theo phương châm: "trăm nghe không bằng một thấy"; tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp và câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi ...
Như vậy, liên kết giữa khoa học và sản xuất là cầu nối hai chiều giữa thực tế sản xuất của hộ gia đình nông dân với nghiên cứu khoa học, tạo ra tiến bộ kỹ thuật của các nhà khoa học, của các viện, các trường .
2.2.2. Thành tựu
Trong hàng chục năm qua nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất và đời sống. Các viện nghiên cứu khoa học - kỹ thuật nông nghiệp đã nghiên cứu lai tạo, thuần chủng nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng địa phương. Công nghệ sinh học đã góp phần quan trọng trong việc sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu không gây ô nhiễm môi trường, trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, trong việc bảo quản sản phẩm. Nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại được nghiên cứu và sản xuất phục vụ nhu cầu của nông dân phù hợp với điều kiện từng vùng ,từng loại cây trồng, vật nuôi. Việc nhập khẩu công nghệ đã có sự quan tâm đúng mức tới thị trường trong nước .
Hoạt động khoa học công nghệ đã gắn bó hơn với sản xuất và đời sống của nông dân. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ đã đưa vào ứng dụng góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn .
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học và công nghệ được tăng cường một bước, có nhiều cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu .
Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn đã có sự trưởng thành và phát huy khả năng trong công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Hệ thống các trường đại học về nông-lâm-ngư nghiệp, các viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các trường dạy nghề đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ cho nông nghiệp, nông thôn .
Mặt khác, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mà năng suất cây trồng, năng suất vật nuôi, năng suất lao động đã tăng lên, nông sản làm ra nhiều với chất lượng tốt hơn, giá thành thấp, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế .
Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu nhiều nơi còn đói kém nhưng nhờ thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm... Lần đầu tiên nền kinh tế vượt "cửa ải" lương thực, số hộ nông dân đói nghèo giảm nhanh (giảm hơn 50% trong giai đoạn 1990-1998); Nền kinh tế bắt đầu "cất cánh"và đã trở thành nước xúât khẩu nhiều mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều... Hệ thống đê, mương, cống thóat nước phục vụ cho công tác tưới tiêu được chú trọng hơn, nhờ vậy tránh được tình trạng khô cằn khi đến mùa hạn cũng như tránh được tình trạng ngập úng khi đến mùa mưa. Nhiều giống mới (giống vật nuôi,cây trồng), thuốc trừ sâu, phân bón... được sử dụng phục vụ cho sản xuất. Do vậy nền nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần phát triển kinh tế đất nước .
Biểu hiện: tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm đạt 4,5%. Trên giác độ sản xuất lương thực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,2%/năm. Việt Nam coi trọng việc phát triển nghiên cứu và sản xuất lúa lai cho năng suất cao hơn lúa thuần từ 1,0-1,5 tấn/ha. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trương phát triển việc nghiên cứu và áp dụng trồng lúa lai của Việt Nam. Đến nay diện tích trồng lúa lai đã lên tới 340000 ha so với 100 ha năm 1991. Nhờ mở rộng lúa lai ở miền núi, diện tích lúa nương ngày càng giảm. Trung bình cứ trồng một ha lúa lai thì giảm một ha rừng đốt phá để làm nương rẫy.
Trong những năm qua, hộ nông dân sử dụng các chất bảo vệ thực vật, phân hoá học, thức ăn gia súc và các máy móc trong sản xuất ngày một tăng. Việc sử dụng phân bón cùng với các tiến bộ về kỹ thuật, giống, kỹ thuật canh tác... đã làm tăng sản lượng nông nghiệp một cách đáng kể so với trước đây, đảm bảo cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu thổ nhưỡng nông hoá(1998): ở Việt Nam trung bình bón 1 kg N+P2O5 +K2O làm tăng 7,5-8,5 kg lương thực quy thóc. Mức này thấp hơn so với trung bình Châu á (10 kg). Nhưng cao hơn Châu phi và Châu mỹ La-tinh (5-7 kg). Theo tỷ lệ này sử dụng phân bón làm tăng 9,3 triệu tấn lương thực chiếm 27-30,4% tổng sản lượng quy thóc của cả nước(1997). Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu lượng rau quả cho thị trường Trung Quốc là chủ yếu chiếm 60% sản lượng của cả nước.
Bên cạnh ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn đã có nhiều đóng góp đáng kể. Giai đoạn 1985 - 1989 bình quân mỗi năm Việt Nam xuất 5000 tấn thịt đông lạnh. Giai đoạn 1990-1995 mỗi năm xuất hơn 10000 tấn và năm 2000 xuất khoảng 12200 tấn. Việt Nam xuất khẩu thịt lợn chủ yếu sang Nhật Bản, Hồng Kông, Nga , ngoài ra các nước Malaysia, Singapore, Trung Quốc đang là những._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0668.doc