Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp giáo dục của nhân dân Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần đắc lực vào quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giáo dục - đào tạo còn có một trong những thiếu sót là: Chưa nghiên cứu một cách hệ thống để kế thừa các tư tưởng và di sản giáo dục của cha ông, chưa tiếp thu được đầy đủ và kịp thời những thành tựu giáo dục của thế giới. Hay
183 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói cách khác, chưa giải quyết tốt vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục ở nước ta, đây là một trong những mâu thuẫn mà giáo dục hiện đại phải đương đầu.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, quá trình giao lưu quốc tế trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội được tăng cường, phát triển với tốc độ nhanh. Đa số các nước đều rất chú trọng chính sách giáo dục - đào tạo. Để những chính sách đó không phải là sự sao chép, "lai căng", không trở thành bóng mờ của người khác, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới nền giáo dục - đào tạo đang được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Các nước này đang mày mò, trăn trở tìm lời giải cho sự kết hợp truyền thống và hiện đại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần lẫn vật chất, cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo (từ năm 1987 đến nay), bên cạnh những mặt tích cực thì sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở Việt Nam vẫn còn khuynh hướng lệch lạc, chưa khắc phục được những truyền thống xấu, lạc hậu của nền giáo dục cũ như chạy theo bằng cấp, nặng lý thuyết, coi nhẹ thực hành; có khuynh hướng thương mại hóa trong giáo dục; môi trường giáo dục có chỗ chưa lành mạnh; phương pháp giảng dạy và học tập lạc hậu... Những truyền thống tốt của giáo dục như truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng giáo dục đạo đức... chưa phát huy đúng mức, do vậy sản phẩm của giáo dục có khuynh hướng coi nhẹ hoặc phủ nhận những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc được hun đúc trong hàng ngàn năm lịch sử và những thành quả của chủ nghĩa xã hội trước đây.
Hơn bao giờ hết, giáo dục - đào tạo phải ngăn chặn những xu hướng sai lầm, xác lập những xu hướng đúng đắn, xây dựng tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực tự cường, phát huy năng lực nội sinh của dân tộc, đi đôi với tiếp thu tinh hoa giáo dục - đào tạo của thế giới, góp phần hình thành mẫu người hiện đại, đậm đà bản sắc Việt Nam. Vấn đề kết hợp hài hòa những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc với những tinh hoa giáo dục - đào tạo của nhân loại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo, nắm bắt tính quy luật, đánh giá đúng thực trạng của mối quan hệ này, đề xuất những biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp cho việc lãnh đạo quản lý giáo dục - đào tạo được tốt hơn.
Vì vậy, việc nghiên cứu "Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay" là vấn đề có ý nghĩa cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục - đào tạo liên quan đến mọi gia đình, mọi ngành nghề. Vì vậy, nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu chuyên môn của mình đều giành một phần nói về giáo dục - đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại đã đề cập nhiều đến nội dung này ở từng mảng vấn đề với góc độ khác nhau như vai trò của giáo dục - đào tạo, đặc điểm của nền giáo dục - đào tạo, nội dung, chương trình, cơ cấu ngành nghề, tổ chức quản lý giáo dục - đào tạo... Hầu như tất cả các báo, tạp chí ra hàng ngày, hàng tháng đều dành một tỷ lệ thích đáng đề cập đến giáo dục - đào tạo, mỗi tháng có từ 300 - 400 bài viết về giáo dục - đào tạo. Liên quan đến đề tài của luận án, có thể chia thành nhóm các vấn đề sau đây:
1- Nhóm vấn đề về quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của xã hội và những biểu hiện của nó trong lịch sử dân tộc và trong đời sống văn hóa hiện nay, bao gồm: Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nghị quyết đã dành một phần đánh giá thực trạng và đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Biện chứng của truyền thống của GS Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3/1981; Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển của GS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2/1998; Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc của PGS Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số 4/1998; Về truyền thống dân tộc của GS Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 2/1981; Truyền thống và cách tân trong công tác giáo dục ở nước ta của Hoàng Ngọc Di, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9/1989; Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống của Trần Đình Sử, Tạp chí Cộng sản, số 15/1996; Hồ Chí Minh với văn hóa truyền thống và tiếp xúc văn hóa Đông - Tây của Phan Văn Các, Tạp chí Cộng sản, số 13/1996; Thử thách đối với các giá trị truyền thống và hiện đại trong quản lý giáo dục của Victor M.Ordonez, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 7/1998; Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 1/1988; Văn hóa chính trị Việt Nam, truyền thống và hiện đại của GS Nguyễn Hồng Phong, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998. Viện Thông tin khoa học xã hội đã sưu tầm và dịch ra tiếng Việt tập hợp thành công trình Truyền thống và hiện đại trong văn hóa do Lại Văn Toàn chủ biên, năm 1999, phản ánh quá trình tìm kiếm sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong văn hóa của các nước kinh tế phát triển.
2- Nhóm vấn đề liên quan đến truyền thống và đặc trưng của nền giáo dục cổ truyền Việt Nam gồm có: Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến của Nguyễn Tiến Cường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998; Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Nguyễn Đăng Tiến chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996; Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945 của Vũ Ngọc Khánh; Một nền giáo dục bình dân" của Vũ Đình Hòe; Khắc phục lối học hư văn khoa cử - nâng cao chất lượng giáo dục của Phạm Minh Hạc; Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu, Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình Hượu, Nxb Khoa học xã hội, 1994; Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước của Phan Huy Lê, Nxb Hà Nội, 1995...
3- Nhóm vấn đề liên quan đến những thành tựu của nền giáo dục thế giới trong lịch sử và hiện nay, gồm: Lịch sử giáo dục thế giới của Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997; Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triển vọng của châu á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 1994. Đây là chương trình châu á và Thái Bình Dương về canh tân giáo dục vì sự phát triển của tác giả Raja Roy Singh; Cải cách giáo dục ở Hàn Quốc - người dịch: Nguyễn Văn Ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
Rất nhiều tài liệu nghiên cứu tổng quan về nền giáo dục của các nước kinh tế phát triển chẳng hạn: Nước Mỹ năm 2000 - chiến lược giáo dục, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, Trung tâm Thông tin giáo dục; Tổng quan về giáo dục châu á do Ngô Hào Hiệp biên soạn...
4- Nhóm vấn đề liên quan đến thực trạng của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đề cập đến khá nhiều, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án là: Các văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (khóa VII), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII); Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước: Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và được chuyển tải dưới dạng sách Vấn đề con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa do GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế của Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI của Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 - 1995) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995; Vấn đề giáo dục - đào tạo của Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Giáo dục tại Việt Nam: xu hướng phát triển và những khác biệt, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996. Đặc biệt bộ sách Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gồm 9 tập của Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998) đã đánh giá chi tiết thực trạng của nền giáo dục Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực của giáo dục - đào tạo và có đề cập đến vấn đề truyền thống và hiện đại trong một số lĩnh vực của giáo dục như nội dung, chương trình giảng dạy, tổ chức... Chưa có một chuyên khảo riêng về kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. Nhưng những kết quả nghiên cứu trên là một trong những luận cứ, cơ sở của luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
a) Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng nhận thức và vận dụng sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm gần đây, luận án góp phần đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện nhận thức và nâng cao khả năng vận dụng sự kết hợp đó vào quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo trong những năm trước mắt.
b) Nhiệm vụ:
- Luận chứng tính tất yếu phải kết hợp những giá trị truyền thống với những yếu tố hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo.
- Tìm hiểu thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt việc kết hợp truyền thống với hiện đại trong giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết dưới góc độ triết học vấn đề lý luận về kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo và vận dụng lý luận này vào quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ thực trạng vận dụng kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam những năm gần đây.
- Đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi đảm bảo sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo trong những năm trước mắt.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần vào việc nhận thức khoa học và trình bày một cách có hệ thống lý luận kết hợp truyền thống và hiện đại và vận dụng lý luận này vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
- Định hướng và đề ra những giải pháp phát huy truyền thống đưa cái mới, cái hiện đại vào giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy ở các bộ môn Mác - Lênin, công tác quản lý giáo dục. Với tư cách là phương pháp luận, đề tài của luận án có thể áp dụng cho mọi loại hình trường học.
7. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Mác - Ăngghen - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo.
- Các tư tưởng chỉ đạo trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến nội dung đề tài của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu của luận án: chủ yếu là phương pháp biện chứng duy vật, các nguyên tắc của lôgíc biện chứng như nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử... phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, thống kê...
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
kết hợp truyền thống và hiện đại, sự thể hiện của nó trong phát triển giáo dục - đào tạo
1.1. truyền thống và hiện đại, sự thể hiện của nó trong giáo dục - đào tạo
1.1.1. Khái niệm "truyền thống" và "truyền thống giáo dục - đào tạo"
1.1.1.1. Khái niệm "truyền thống"
Truyền thống là một khái niệm cho đến nay còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội hàm và ngoại diên của nó: Tùy thuộc vào góc độ, vào đối tượng từng ngành khoa học mà các tác giả có những cách trình bày khác nhau.
Theo từ điển Hán - Việt: "Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia" [1, tr. 505]. Trong cuốn Từ điển của Trung Quốc xuất bản năm 1989 định nghĩa: "Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực, chế độ, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử" [23, tr. 10]. Từ điển Bách khoa Xô viết định nghĩa: truyền thống là:
Những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống... Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [23, tr. 11].
Bách khoa toàn thư Pháp định nghĩa: "Truyền thống, theo nghĩa tổng quát là tất cả những gì người ta biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm gương" [84, tr. 10339].
Theo nghĩa thông thường, Từ điển Tiếng Việt phổ thông định nghĩa: "Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác".
Dưới góc độ chính trị - xã hội, Từ điển Chính trị vắn tắt định nghĩa: "truyền thống - di sản về xã hội và văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được duy trì trong suốt thời gian dài" [62, tr. 401].
Trong "Đại từ điển tiếng Việt" định nghĩa "truyền thống nền nếp, thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác" [83, tr. 1734]. Cách định nghĩa này mới chỉ nêu lên những mặt tốt đẹp của truyền thống mà chưa nêu được mặt mặt hạn chế của truyền thống (truyền thống xấu) trong quá trình phát triển xã hội. Theo Mác, truyền thống gây ảnh hưởng lớn, nó "xung đột" với ý thức mới. Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội có nhiều lực cản trong đó có sự "trói buộc của truyền thống", có nhiều trường hợp truyền thống của lịch sử đẻ ra cái lòng tin thần bí. Sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ tác động biện chứng với nhau, tuân theo những quy luật vốn có của nó. Hoạt động của con người cũng vậy, không phải hoàn toàn tuân theo ý muốn của mình mà phải tuân theo những quy luật của tự nhiên và xã hội, Theo Mác và Ăngghen:
Con người làm ra lịch sử của chính mình nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện trực tiếp có trước mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại. Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống [38, tr. 145].
Vận dụng những định nghĩa trên vào lĩnh vực chuyên môn của mình các nhà khoa học đã khai thác nội hàm và ngoại diên của các khái niệm truyền thống ở những góc độ khác nhau.
Khi nghiên cứu "về truyền thống dân tộc", Trần Quốc Vượng viết:
Truyền thống như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một tập thể (một cộng đồng) được hình thành trong lịch sử, trong một môi trường tự nhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, có thể được định chế hóa bằng luật hay bằng lệ, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo tính đồng nhất của một cộng đồng [81, tr. 28-29].
Khi bàn về văn hóa Việt Nam, Vũ Khiêu định nghĩa: "Truyền thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một tập đoàn lịch sử" [30, tr. 536].
Khi phân tích tính biện chứng của truyền thống, Hà Văn Tấn cho rằng:
Người ta thường giới hạn truyền thống dân tộc vào những mặt như tính cách, phẩm chất, tâm lý, khả năng và phong cách hoạt động của cộng đồng dân tộc, hay đúng hơn của số đông thành viên của cộng đồng dân tộc đã hình thành trong lịch sử. Có thể kể thêm vào truyền thống cái mà người ta gọi không đạt lắm là ứng xử [70, tr. 50].
Nghiên cứu "truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống", Trần Đình Sử viết "truyền thống là mối liên hệ lịch sử mà một đầu là những giá trị tư tưởng, văn hóa được sáng tạo trong quá khứ lịch sử dân tộc và một đầu là sự thẩm định, xác lập và phát huy của người hiện đại. Vì vậy có thể nói truyền thống là các giá trị quá khứ mang ý nghĩa hiện đại" [68, tr. 45]. Khi "nhận diện giá trị văn hóa dân tộc", Trịnh Đình Khôi cho rằng "truyền thống là những phẩm chất, đặc tính kéo dài nhiều thế hệ, đi dọc thời gian và lịch sử, có nhiều tác dụng" [32, tr. 57]. Khi nghiên cứu vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập thể nhiều nhà khoa học có tên tuổi thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau ở Việt Nam đã nhất trí với nhau một định nghĩa: "Truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [23, tr. 11].
Khái niệm truyền thống được khái quát hóa, trừu tượng hóa cao hơn và được nâng lên với tư cách là một phạm trù. Trong luận án Phó tiến sĩ triết học "Mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Bua Phon Bun Nha Nít cho rằng "truyền thống thường được hiểu như một hệ thống những hành động truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và hình thành nên những tư tưởng, tình cảm, tâm lý của con người do những mối quan hệ xã hội có tính lịch sử lâu đời tạo nên" [6, tr. 15]. Cũng tiếp cận ở góc độ khoa học triết học, trong luận án tiến sĩ triết học "Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong phương thức định canh định cư hiện nay của đồng bào dân tộc ở Đắc Lắc", Nguyễn Văn Tuyên đưa ra định nghĩa:
Truyền thống là mối liên hệ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại của các hiện tượng trong đời sống xã hội như tính cách, phẩm chất, tâm lý, phong cách suy nghĩ và hoạt động, lối ứng xử, phong tục tập quán..., mối liên hệ này mang tính chất ổn định trường tồn trong sự thay đổi, được số đông thừa nhận và tuân theo, được truyền lại từ đời này qua đời khác [78, tr. 13].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chưa đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh điển về khái niệm truyền thống, nhưng những tư tưởng cơ bản của khái niệm truyền thống đã được Mác - Ăngghen nêu trong các tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", "Biện chứng của tự nhiên"...
Khi phê phán những quan điểm đối lập và khẳng định những quan điểm tư tưởng của mình về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác - Ăngghen viết:
Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả các thế hệ trước để lại, do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục các hoạt động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi [36, tr. 65].
Trong bức thư Ăngghen gửi Joseph Bloch ở Konigsberg ngày 21 tháng 9 năm 1890 có đoạn viết:
Chúng ta làm nên lịch sử của chúng ta, nhưng thứ nhất, chúng ta làm ra lịch sử với những tiền đề và những điều kiện đã xác định. Trong số những tiền đề và điều kiện ấy thì những tiền đề và điều kiện kinh tế rút cục giữ vai trò quyết định. Nhưng những điều kiện chính trị, v.v., ngay cả những truyền thống tồn tại trong đầu óc con người cũng đóng một vai trò nhất định, tuy không phải là vai trò quyết định [42, tr. 642].
Qua các định nghĩa về khái niệm truyền thống và cách tiếp cận khai thác nội hàm và ngoại diên của khái niệm truyền thống ở các góc độ khoa học khác nhau của các nhà nghiên cứu, đều có những nhân hợp lý của nó; họ đều đứng trên thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét, tránh được những sai lầm của chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa bảo thủ. Qua các kết quả nghiên cứu đó, chúng ta có thể rút ra được những đặc trưng cơ bản của truyền thống là:
1- Truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tuy nhiên những đặc trưng đó của truyền thống có tính độc lập tương đối, khi những cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội dung của truyền thống cũng dần dần biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành, phát triển. Cho nên truyền thống sẽ có tính hai mặt đối lập nhau đó là truyền thống tốt và truyền thống xấu. Truyền thống tốt có tác dụng hình thành nên những phẩm chất tốt ở con người và hành động của con người góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, và ngược lại truyền thống xấu sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Hai mặt này của truyền thống luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn biện chứng với nhau trong quá trình lịch sử.
2- Truyền thống là kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong quá khứ biểu hiện ở tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối ứng xử, tâm lý...
3- Truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, dòng họ, gia đình, làng xã...), là bản sắc của các cộng đồng người.
4- Truyền thống được hình thành trong lịch sử do tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý, do tác động của quá trình lao động sản xuất và kết cấu kinh tế xã hội, tác động thường xuyên của lịch sử, tác động của môi trường văn hóa khu vực và trên thế giới.
5- Truyền thống có tính kế tục từ lớp người trước sang lớp người sau, nó ăn sâu vào tâm lý, vào phong tục tập quán, nếp nghĩ... của con người. Tuy nhiên, trước và sau không hoàn toàn giống nhau, đồng nhất với nhau nhưng về căn bản thì không khác biệt.
Như vậy, truyền thống là yếu tố có mặt trong đời sống của tất cả các dân tộc trên thế giới, trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, không có một hiện tượng, quá trình nào ra đời từ hư vô, mà nó phải được kế thừa từ những kết quả trước đó. Tổng hợp những kết quả khoa học đã đạt được về "truyền thống" ta có thể rút ra định nghĩa: truyền thống là một khái niệm, dùng để chỉ những hiện tượng như tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, thói quen trong tư duy, tâm lý, lối ứng xử... được hình thành trên cơ sở những điều kiện tự nhiên - địa lý, kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của con người trong quá trình lịch sử và được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác trong một cộng đồng người nhất định.
1.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của truyền thống
Mỗi dân tộc có một truyền thống của mình, có truyền thống tốt, có truyền thống xấu. Đó là những phong tục, tập quán, thói quen, những đức tính, lối ứng xử... tồn tại lâu dài, được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau và có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực. Truyền thống biểu hiện bản sắc của mỗi dân tộc như truyền thống tín ngưỡng tôn giáo ở ấn Độ, truyền thống nghệ thuật kiến trúc ở ý, truyền thống trồng lúa nước ở Việt Nam, truyền thống du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số v.v. Cũng có truyền thống tốt như yêu nước, hiếu học... cũng có truyền thống xấu như mê tín dị đoan, học để làm quan...
Truyền thống được biểu hiện rất phong phú và đa dạng do truyền thống bao giờ cũng gắn liền với cộng đồng người, truyền thống là truyền thống của cộng đồng như cộng đồng quốc gia, dân tộc, cộng đồng nhân loại, cộng đồng huyết thống (thị tộc, bộ lạc, gia đình, dòng họ) cộng đồng láng giềng (thôn, xóm, làng, xã), cộng đồng nghề nghiệp (sĩ, nông, công, thương), cộng đồng giới tính, cộng đồng tuổi tác, cộng đồng bộ tộc. Từ khi xã hội phân chia giai cấp thì sự biểu hiện của truyền thống ngày càng đa dạng hơn. Chẳng hạn, các nước trên thế giới đều có truyền thống yêu nước nhưng do tác động của môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, lịch sử mà truyền thống đó in dấu ấn lên các giai cấp, dân tộc ở mức độ sâu sắc khác nhau và phát triển theo những xu hướng khác nhau. ở Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần cao đẹp nhất, là tư tưởng, tình cảm cao quý thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, giữ vị trí hàng đầu trong bậc thang giá trị của dân tộc, là năng lực nội sinh của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Điều đó được đa số nhân dân thừa nhận, đây là cái chung của dân tộc. Tuy nhiên, trong một cộng đồng quốc gia dân tộc, thường có nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Các thành phần dân tộc đó sống trong các vùng địa lý, văn hóa khác nhau có những nét đặc thù riêng, nên họ mang cả truyền thống chung của dân tộc nhưng đồng thời họ cũng có truyền thống riêng. Cái chung và cái riêng đó thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau làm cho truyền thống của mỗi dân tộc ngày càng đa dạng và phong phú. Mỗi cộng đồng có nhiều cá nhân. Truyền thống không tồn tại riêng biệt, mà tồn tại trong mỗi cá nhân, nó tác động, chi phối tính cách, phẩm chất, suy nghĩ, tập quán, hành động của cá nhân. Vì vậy, hoạt động của cá nhân góp phần làm phong phú thêm nội dung của truyền thống hoặc làm biến đổi hay loại bỏ truyền thống. Truyền thống chịu sự tác động của các nhân tố sau đây:
a) Sự tác động của điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý
Con người và xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất. C.Mác khẳng định: "Về mặt thể xác, con người chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, quần áo, nhà ở v.v.. Về mặt thực tiễn, tính phổ biến của con người được biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người" [43, tr. 135]. Tự nhiên là môi trường sống, là kho tài nguyên cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống của con người. Tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của con người, cho dù xã hội loài người phát triển đến trình độ cao thì sự ảnh hưởng của tự nhiên cũng không mất đi. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của tự nhiên đến đời sống con người có tính lịch sử, phụ thuộc vào trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng thời đại, từng quốc gia, từng vùng, từng địa phương nhất định. ở Việt Nam, nhân tố tự nhiên, môi trường sông nước được coi là nhân tố đặc biệt quan trọng có tác động không nhỏ đến việc hình thành một số truyền thống lâu đời. Dựa vào lợi thế của tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp mà người Việt Nam đã sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề truyền thống của mình. Nhưng cũng do thiên tai thường xuyên và thất thường nên con người phải thường xuyên được thử thách, hình thành nên truyền thống dũng cảm, tinh thần lao động cần cù, đoàn kết với nhau thành cộng đồng dân tộc. Do vị trí địa lý thuận lợi, có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nên người Việt Nam có tính cách mềm dẻo trong lối ứng xử, tạo nên truyền thống đa dạng trong văn hóa, nhưng hướng tâm vào văn hóa Việt.
b) Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội
Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người, là hình thái vận động cao nhất của vật chất, là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên, vận động theo những quy luật vốn có của nó ngoài ý muốn của con người. Mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể có một kết cấu xã hội nhất định cho nên con người không thể tùy tiện lựa chọn cho mình một hình thức xã hội này hay hình thức xã hội khác. Các mối quan hệ xã hội hình thành trong quá trình lao động sản xuất, đồng thời những tính cách, phẩm chất tư tưởng, tình cảm thói quen trong tư duy... tâm lý, lối ứng xử của cộng đồng dân cư được hình thành dần dần, không ngừng được củng cố, bồi đắp, và truyền từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Điều kiện kinh tế - xã hội không những quy định bản sắc, tính chất, hình thái biểu hiện truyền thống mà còn là môi trường để hình thành, nuôi dưỡng truyền thống. Các dân tộc đều có những truyền thống riêng của mình, cũng có những truyền thống giống nhau như truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học... nhưng tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội mà truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc có quá trình hình thành, phát triển sớm muộn khác nhau và mang nội dung đặc điểm không giống nhau. Đó là quan hệ giữa tính phổ quát và tính đặc thù của truyền thống của các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn luôn phải đương đầu với nhiều đế quốc hùng mạnh. Nhiều cuộc kháng chiến diễn ra lâu dài, ác liệt trong tương quan lực lượng hết sức chênh lệch, yêu cầu phải huy động sức mạnh vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân. Dân tộc Việt Nam hình thành sớm, quá trình phát triển dẫn đến thống nhất quốc gia lại diễn ra trong những giai đoạn lịch sử phức tạp, qua nhiều bước thăng trầm, hình thành nên nhiều truyền thống quý báu, in dấu ấn sâu sắc vào tâm tư tình cảm của mỗi người dân như truyền thống yêu nước, ý chí quật cường bất khuất, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, truyền thống tôn thờ tổ tiên, truyền thống thượng võ, mưu trí, thông minh, sáng tạo. Để kế tục sự nghiệp vẻ vang của cha ông, để dân tộc Việt Nam phát triển bền vững thoát khỏi họa ngoại xâm, con người phải luôn luôn có một bản lĩnh vững vàng, phải am hiểu truyền thống lịch sử, phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ văn hóa, tự hào về những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc mình, phát huy lên trong giai đoạn lịch sử mới. Chính hoàn cảnh lịch sử chế ước, chi phối, quy định tính kế thừa, tác động đến quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của truyền thống, nhưng truyền thống có tính độc lập tương đối nghĩa là truyền thống có quy luật vận động riêng trong quá trình biến đổi mặc dù truyền thống ra đời do sự tác động của điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử. Lịch sử thường diễn ra với tốc độ nhanh, trong khi đó truyền thống thường chưa kịp thời phát huy được sức mạnh của mình hoặc chưa kịp thời bổ sung được những đặc điểm mới. Truyền thống thường gắn với lợi ích của nhữ._.ng giai cấp, những nhóm người trong xã hội nên những truyền thống tốt thường được giai cấp tiến bộ lưu giữ, phát huy, còn những truyền thống xấu bị các lực lượng phản động khuếch trương, truyền bá, cản trở sự phát triển của lịch sử.
c) Những tác động của môi trường bên ngoài
Quá trình hình thành và phát triển của truyền thống mang tính độc lập tương đối, nghĩa là, nó có quy luật vận động riêng. Nhưng sự tác động của môi trường bên ngoài tạo ra sự phong phú nhiều mặt của truyền thống trong quá trình tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" của dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cũng do nhiều yếu tố bên ngoài như sự ảnh hưởng tích cực của Nho giáo, do phải chống chọi với giặc ngoại xâm để thoát khỏi họa diệt vong thì phải đào tạo những lớp người có đức, có tâm để kế tục sự nghiệp của cha ông...
Theo Trần Văn Giàu, các giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam đều hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc, bởi năm yếu tố cơ bản: thứ nhất là hoàn cảnh địa lý, thiên nhiên thông qua các quan hệ xã hội, thứ hai là ngã tư đường giao lưu văn hóa và kinh tế Bắc Nam, Đông Tây, tức là một vị trí chiến lược rất quan trọng; thứ ba là trên cơ sở một nền văn minh bản địa đặc sắc, có cá tính của mình, thứ tư là suốt những thế kỷ 18, 19 và vào đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam lâm vào một trạng thái xã hội hết sức sôi động, xáo trộn, và thứ năm là trong cuộc vận động chống thực dân và chống phong kiến, chủ nghĩa Mác - Lênin sớm du nhập vào Việt Nam, thấm sâu vào ý thức tâm lý quần chúng.
1.1.1.3. Vai trò của truyền thống đối với việc hình thành bản chất con người
Từ trước đến nay khi bàn về bản chất con người, đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Chúng ta bắt gặp các khái niệm như con người là một "tồn tại thần bí", là "cây sậy biết nói", là "con người bản năng", con người "tí hon", ... Khi khoa học kỹ thuật phát triển người ta quan niệm con người là "con người kỹ thuật", "con người chính trị" hay "con người xã hội".
Chủ nghĩa nhân bản quan niệm con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Họ giải thích tất cả những đặc điểm và bản chất của con người chỉ bằng nguồn gốc tự nhiên. Việc nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người và tự nhiên nhằm chống lại quan niệm duy tâm về con người và chống sự tách rời có tính chất nhị nguyên luận linh hồn và thể xác. Chủ nghĩa nhân bản xem bản chất của con người như là cái trừu tượng, con người chung chung, tách rời với hiện thực xã hội. Do những quan niệm đó chưa đứng vững trên cơ sở khoa học, nên họ đều giải thích sai lầm về bản chất con người.
Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, kế thừa có phê phán, chọn lọc những tư tưởng triết học trước đây, Mác đã khẳng định "bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" [36, tr. 65]. Con người là một thực thể sinh vật - xã hội, tuân theo những hệ thống quy luật của sinh vật, nhưng khác với sinh vật và phân biệt với các sinh vật khác là ở chỗ con người có ý thức, biết chế tạo công cụ lao động, tạo ra lực lượng sản xuất. Để tồn tại và phát triển con người không thể sống cô lập mà họ tìm cách quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau bằng lao động làm ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Quá trình đó hình thành nên nhiều mối quan hệ xã hội như gia đình, làng xóm, anh em, cộng đồng, giai cấp, dân tộc. Các mối quan hệ này mang tính truyền thống, được thế hệ trước truyền cho thế hệ sau và được điều chỉnh bằng pháp luật, chính trị, đạo đức, phong tục tập quán, nếp sống. Trong Từ điển Triết học xuất bản tại Liên Xô năm 1975 có viết:
Tất cả những cái đó không phải là những đặc tính của cơ thể mà là những nét đã hình thành trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội, tiêu biểu cho thực chất của con người trong cách biểu hiện và bộc lộ cá thể của nó. Những nét ấy được hình thành nhờ chỗ con người tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội, vào quá trình hoạt động lao động, đi liền với sự tham gia của con người vào quá trình nắm vững và tái tạo lại nền văn hóa xã hội [63, tr. 99].
Bản chất con người không phải là cái vốn có trong mỗi con người, mà là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, được hình thành trong cả một quá trình, không phải là bất biến mà là sản phẩm của lịch sử. Con người thông qua hoạt động thực tiễn, hình thành bản chất xã hội của mình. Bản chất của con người là cái bên trong nhưng lại được tiếp thu từ cái bên ngoài. Tách khỏi quan hệ xã hội thì con người không thể trở thành người được.
Quan hệ xã hội bao gồm quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần. Quan hệ vật chất cơ bản nhất là quan hệ kinh tế. Quan hệ kinh tế gồm quan hệ sản xuất, quan hệ tiêu dùng. Quan hệ tinh thần gồm: chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học... Trong tất cả các mối quan hệ đó thì quan hệ sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành bản chất con người, chi phối các mối quan hệ khác. Vì vậy, khi xem xét bản chất con người phải xem xét tất cả các mối quan hệ trên, nhưng cái cốt lõi là quan hệ sản xuất. Như vậy, hình thành bản chất con người là một quá trình biện chứng. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ăngghen viết: "Chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình, không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức" [36, tr. 65]. Cùng với quan hệ kinh tế, mỗi dân tộc, quốc gia đều có một truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của mình và đến lượt nó, chính bản sắc, truyền thống văn hóa đó cũng góp phần giáo dục - đào tạo nên những con người của dân tộc.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục, những giá trị truyền thống trợ lực cho sự phát triển của xã hội trong hiện tại và tương lai.
Mỗi người là một chủ thể tự ý thức nhưng đồng thời con người còn là con người xã hội có tính giai cấp, tính dân tộc. Hai mặt này của con người liên hệ mật thiết với nhau, chế ước nhau. Nếu tuyệt đối hóa một mặt nào đó khi xem xét bản chất con người cũng sẽ mất tính khách quan, thiếu tính chân thực. "Mỗi nước, trong lịch sử phát triển của mình đều hình thành nên một hệ thống công nghệ truyền thông để duy trì và phát triển đồng thời cũng hình thành một môi trường văn hóa - xã hội tương ứng" [10, tr. 155]. Truyền thống trở thành một trong những nội dung cơ bản nhất của giáo dục con người. Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin hết sức coi trọng vai trò của truyền thống trong việc hình thành bản chất con người. Khác với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa hư vô muốn cắt đứt với quá khứ, xóa bỏ đi mọi giá trị của truyền thống để tiến mạnh về tương lai. Chủ nghĩa hư vô làm cho đời sống tinh thần con người cắt đứt với gốc rễ của chính mình.
Chủ nghĩa bảo thủ lại khư khư giữ lấy mọi truyền thống của dân tộc, chống lại mọi sự ngoại nhập. Do truyền thống có vai trò to lớn trong việc hình thành bản chất con người, là một trong những động lực để thúc đẩy lịch sử phát triển, trong tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người đã tuyên bố: công nhận rằng, kiến thức truyền thống và di sản văn hóa bản xứ có giá trị, có cơ sở quyền hạn vững chắc và có khả năng vừa xác định vừa thúc đẩy sự phát triển.
Sự phát triển của thế giới trong tình hình hiện nay, bên cạnh những thành tựu rực rỡ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã đạt được, thì nhiều mâu thuẫn toàn cầu đang đặt ra như dân số và môi trường, giữa giàu và nghèo. Các giá trị bị đảo lộn, xấu trở thành tốt, tốt trở thành xấu, nhất là lĩnh vực giá trị con người bị giảm sút và tiếp tục bị xói mòn. ý thức sâu sắc về sự khủng hoảng này tràn vào như một bóng đen, thì các nước trong khu vực châu á - Thái Bình Dương đã:
Mường tượng ra con đường lựa chọn cho bản thân mình đi vào tương lai không phải đi qua những cánh đồng hoang của thứ chủ nghĩa hiện đại không cội nguồn hoặc là về phía khác, không cố gắng, ngu ngốc để sao chép lại quá khứ... Những cái tốt đẹp nhất trong các truyền thống sống động của các nền văn hóa á châu và di sản thế giới, sự cao cả về mặt đạo đức, cái phổ biến và sự hiểu biết sâu xa về bản chất con người có thể tạo ra những mắt xích của sự liên tục trong luồng thay đổi để phát triển" [67, tr. 44-45].
Có nhiều quan niệm khác nhau về các giá trị phổ quát của con người. Có quan niệm cho rằng giá trị của con người là cái chân, cái thiện và cái mỹ; có quan niệm khác khẳng định: cái gì đem lại lợi ích đó là chân lý, là giá trị... Các quan niệm này chi phối sự lựa chọn các giá trị truyền thống khác nhau, do đó có nhiều hình mẫu nhân cách khác nhau. ở Việt Nam, theo Trần Văn Giàu, giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam là yêu nước, anh hùng, cần cù, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa.
Khi xét tình hình các nền văn minh đang tồn tại hiện nay, các học giả phương Tây cho rằng nền văn minh phương Tây ưu việt hơn cả, có thể làm mẫu mực cho cả thế giới. Tuy nhiên người ta phải thừa nhận rằng một sự suy đồi và suy thoái văn hóa đang tồn tại trong xã hội phương Tây. Để khắc phục những nhược điểm đó, các học giả kêu gọi "khôi phục lại tính người", quay về với truyền thống dân tộc mình, phục hồi các giá trị phương Tây và vấn đề mẫu người qua lý luận giáo dục châu Âu là "con người lý tưởng và nền giáo dục đang tiến gần đến thời đại mới có cội nguồn tư tưởng từ xa xưa, nhất là thế kỷ XVIII" [24, tr. 305-306].
ở nước Nga, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển đã kéo theo nhiều sự biến đổi trong đời sống xã hội. Để thích nghi với hoàn cảnh mới của thời đại người ta "đi tìm bản thân" đã dẫn đến nhiều quan niệm sống khác nhau, nhưng cuối cùng con người cũng không thể từ bỏ được những giá trị truyền thống. Lịch sử xã hội đã chứng minh rằng khi xã hội xuất hiện giai cấp thì mỗi giai cấp tiếp nhận truyền thống dân tộc thông qua lăng kính giai cấp của mình. Hai mặt của truyền thống là truyền thống tốt và truyền thống xấu đấu tranh với nhau, bài trừ lẫn nhau. Biểu hiện về mặt xã hội của hai mặt đối lập này là giai cấp tiến bộ đại diện cho lực lượng sản xuất phát triển và giai cấp phản động đại diện cho quan hệ sản xuất lạc hậu. Giai cấp tiến bộ thường tiếp nhận những giá trị truyền thống tốt, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Chẳng hạn, trong các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam thì đại đa số nhân dân Việt Nam và các nhà khoa học đều thừa nhận chủ nghĩa yêu nước là giá trị hàng đầu tạo nên sức mạnh Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới đã nhận xét: "Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" [49, tr. 297]. Còn giai cấp phản động lạc hậu thường tiếp nhận những truyền thống xấu, lạc hậu, kìm hãm sự tiến bộ của xã hội mà Bác Hồ coi đó là "kẻ địch to". Bác viết: "Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài" [53, tr. 439].
Truyền thống là cái chung của cộng đồng nhưng nó tồn tại cụ thể trong mỗi cá nhân và được biểu hiện qua tâm lý, suy nghĩ, phong cách, phương pháp, kỹ năng hoạt động... của từng con người cụ thể. Việc chuyển tải truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác "được tiến hành đầu tiên bằng ngôn ngữ nói, bằng ký ức cá nhân và ký ức tập thể rồi sau đó bằng ngôn ngữ viết" [81, tr. 28]. Giáo dục là nơi bảo tồn và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người, là phương tiện quan trọng nhất để chuyển tải các giá trị truyền thống, đào tạo những con người mang các giá trị truyền thống và sáng tạo ra những giá trị mới. Đó là con đường đặc trưng cơ bản nhất để con người tồn tại và phát triển. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, truyền thống là một trong những yếu tố cấu thành quan hệ xã hội và nó góp phần vào việc hình thành bản chất con người ở các khía cạnh sau:
1- Truyền thống là nền tảng vững chắc để hình thành các giá trị mới ở con người.
2- Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là cơ sở tinh thần để ngăn chặn, hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.
3- Giữ sự phát triển đúng hướng, đóng vai trò điều tiết trong quan hệ giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài, không bị nước khác đồng hóa, giữ vững và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc.
4- Tạo ra và tăng cường năng lực nội sinh, sức đề kháng của mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng dân cư, là điểm tựa và là yếu tố nội lực của cá tính sáng tạo của mỗi cá nhân.
5- Hạt nhân hợp lý của truyền thống dân tộc có thể thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa. "Trong truyền thống văn hóa dân tộc vừa có nội dung phản ánh thời đại, cũng có nội dung phản ánh tính dân tộc và tính nhân loại, cái sau tiêu biểu cho phương hướng phát triển của dân tộc đó và toàn nhân loại" [73, tr. 192]. Truyền thống là ngọn nguồn, là động lực, kích thích sức sống của dân tộc, hình thành nên tinh thần dân tộc, tạo nên một tình cảm lưu luyến, một lòng thành kính và sự trân trọng lịch sử dân tộc. Vì vậy nó là đòn bẩy của xã hội trong quá trình hiện đại hóa.
Do truyền thống có vai trò quan trọng trong việc hình thành bản chất con người, nên đa số quốc gia đều có ý thức bảo vệ, nuôi dưỡng và phát huy truyền thống của dân tộc mình trong quá trình phát triển.
Muốn truyền tải truyền thống dân tộc cho con người tức là "biến truyền thống thành phẩm chất của con người mới, thành nhân tố của mọi sáng tạo văn hóa, thì phải kết hợp ba yếu tố: trí tuệ, xúc cảm và hành động" [13, tr. 35]. Truyền thống dân tộc trong mỗi con người không phải tự nhiên mà có. Muốn hình thành và phát huy được truyền thống dân tộc trong mỗi con người phải bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, tạo ra điều kiện môi trường xã hội để con người được tắm mình trong truyền thống. Truyền thống chỉ được phát huy khi con người hiểu được những giá trị truyền thống của dân tộc mình dựa trên cơ sở khoa học. Muốn giáo dục truyền thống dân tộc phải giáo dục lịch sử, nguồn gốc dân tộc, truyền thống dân tộc, xây dựng niềm tự hào về dân tộc. Quốc sử phải được coi là một bộ môn có vai trò quyết định trong việc rèn đúc tinh thần và ý thức dân tộc, đồng thời cũng phải "coi quốc văn là lợi khí chính để rèn đúc tư tưởng dân tộc". Như vậy trong tất cả các phương thức giữ gìn phát huy truyền thống dân tộc thì giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng nhất.
Bên cạnh những mặt tích cực, truyền thống còn có những yếu tố tiêu cực, đó là những truyền thống lạc hậu, truyền thống xấu, nó là "kẻ địch to" đối với việc hình thành nhân cách con người mới. Kẻ mang truyền thống xấu thường là giai cấp thống trị trong giai đoạn suy tàn của lịch sử, trong những thời kỳ khác nhau, trong chừng mực nào đó đã ảnh hưởng lây lan sang các tầng lớp nhân dân lao động và nó là một lực lượng bảo thủ rất lớn. Những truyền thống này chúng ta không thể trấn áp bằng bạo lực mà phải kiên trì cải tạo dần dần.
1.1.1.4. Truyền thống giáo dục - đào tạo và những biểu hiện của nó
a) Khái niệm giáo dục
Thuật ngữ giáo dục và đào tạo được nảy sinh từ trong ngôn ngữ hàng ngày, nó diễn đạt cả những khái niệm thông thường lẫn những khái niệm khoa học. Giáo dục có thể được tiến hành trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Giáo dục không chỉ hạn chế ở dạy học, mà vượt xa khỏi phạm vi dạy học. Giáo dục có hai nghĩa: thứ nhất là, giáo dục là một hiện tượng khách quan. Thứ hai là, công tác giáo dục được tổ chức theo cách riêng. Mỗi thế hệ mới khi bước vào cuộc sống đều phải tiếp xúc với hệ thống các quan hệ xã hội, tư tưởng và kinh tế nhất định, đang tồn tại sẵn, độc lập với thế hệ đó. Các quan hệ xã hội đó quyết định tính chất và điều kiện chung của sự hoạt động của thế hệ mới, bằng vô số những tác động vô hình. Tất cả những tác động đó chính là quá trình giáo dục đang diễn ra một cách khách quan. Còn giáo dục được tổ chức theo cách riêng là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo dục theo nghĩa rộng rãi nhất của từ đó được hiểu như là tổng thể các nỗ lực nhằm làm cho mỗi thế hệ thích ứng với chế độ xã hội, mà sự vận động tiến lên của loài người đã kêu gọi họ. Toàn bộ quá trình học tập, giáo dục có tổ chức, hoạt động của người giáo viên và người được giáo dục, của thầy và trò được gọi là quá trình giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội nảy sinh trong quan hệ giữa người với người, trong việc truyền lại tri thức, kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau, từ người biết truyền lại cho người chưa biết, nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội. Mục đích của giáo dục là làm cho các thành viên của xã hội nắm được tri thức, kỹ năng, hình thành được các thái độ để phát triển nhân cách, làm cho con người trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Những tri thức, kỹ năng, thái độ của các thành viên xã hội được quy định bởi các chế độ kinh tế, xã hội và chính trị, bởi cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội. Theo Mác và Ăngghen, giáo dục gồm có ba nội dung sau đây:
Một là, trí dục.
Hai là, thể dục: Giống như những điều người ta dạy ở các trường thể dục và trong luyện tập quân sự.
Ba là, dạy kỹ thuật bách khoa. Việc dạy kỹ thuật bách khoa này làm cho các em biết những nguyên tắc cơ bản của tất cả mọi quá trình sản xuất, đồng thời làm cho trẻ em và thiếu niên có được những kỹ năng sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sản xuất [40, tr. 263].
Đào tạo cũng là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến thể chất và tinh thần, làm cho đối tượng được đào tạo trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Như vậy phạm trù giáo dục bao hàm cả phạm trù đào tạo. ở Việt Nam qua một quá trình tách, nhập giữa các cơ quan: năm 1987 sáp nhập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Tổng cục Dạy nghề thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Đến năm 1990 bộ này sáp nhập với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó thuật ngữ giáo dục - đào tạo ra đời. Thuật ngữ này bao quát chức năng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan trên. Tuy nhiên, khi chúng ta nói thuật ngữ giáo dục cũng đã bao hàm cả thuật ngữ giáo dục - đào tạo.
b) Những đặc trưng của giáo dục
Thời đại nào cũng vậy, giáo dục là một hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Giáo dục liên quan đến mọi cộng đồng người, mọi thành viên của xã hội. Xã hội loài người phát triển không phải do ý muốn của cá nhân, cũng không phải do một lực lượng siêu tự nhiên, mà do nhiều yếu tố hợp thành quan hệ hữu cơ với nhau, đặc biệt là quan hệ giữa xã hội - con người - giáo dục, trong đó con người là chủ thể của quá trình vận động phát triển, Mọi sự hoạt động xảy ra trong xã hội đều do con người và vì con người, con người là vấn đề trung tâm của mọi trung tâm.
Xã hội càng văn minh thì tri thức càng phong phú. Con người sinh ra không phải có ngay tri thức, muốn có tri thức thì phải có giáo dục, giáo dục chính là phương thức để truyền lại tri thức của người đã biết đến người chưa biết, từ thế hệ trước cho thế hệ sau, là một hiện tượng xã hội phổ biến của loài người. Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nền văn minh của một thời đại, của sự tiến bộ xã hội. Con người không có giáo dục thì không thể trở thành người theo đúng nghĩa của nó.
Trong xã hội có rất nhiều hiện tượng như đạo đức, kinh tế, chính trị, tôn giáo, pháp luật, văn hóa, giáo dục... Nhiều hiện tượng mang tính chất lịch sử, có quá trình ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong (Nhà nước, giai cấp, pháp luật...), nhưng có những hiện tượng tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội loài người trong đó có giáo dục. Có thể nói "giáo dục là một phạm trù vĩnh hằng" của xã hội loài người.
Mỗi xã hội đều có một truyền thống giáo dục và những phương thức, nội dung giáo dục khác nhau do yêu cầu của xã hội, do mục đích chính trị đặt ra. Giáo dục liên quan chặt chẽ với văn hóa. Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của các cá nhân, cộng đồng sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Trải qua hàng nghìn năm hoạt động sáng tạo, con người đã tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thị hiếu, tập quán - những yếu tố xác định đặc tính của mỗi dân tộc. Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa với nước ngoài, hệ thống thể chế văn hóa... trong đó lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa. Văn hóa được duy trì và phát triển bằng con đường giáo dục, tự giáo dục. Văn hóa là một nội dung cơ bản của giáo dục, là mục tiêu của giáo dục; giáo dục là một trong những phương thức truyền tải văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau. Giáo dục là nền tảng của văn hóa. Giáo dục là nơi giữ gìn, truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người. Từ khi có văn hóa, loài người bắt đầu có giáo dục. Thông qua giáo dục mà tri thức loài người được sáng tạo, con người thích nghi nhanh với cuộc sống, cá tính sáng tạo phát triển nhanh góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển. Văn hóa phát triển tạo điều kiện cho giáo dục thực hiện được mục tiêu, cải tiến nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng của giáo dục. Vì vậy, nói tới văn hóa tức là phải nói tới giáo dục. Con người khi sinh ra chưa có văn hóa, muốn có văn hóa con người phải được sống, giáo dục trong môi trường xã hội, nhà trường, để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử... "có thể nói văn hóa và giáo dục gắn bó với nhau như hình với bóng" [60, tr. 340].
c) Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống
Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống là hai phạm trù không đồng nhất, nội hàm có phần khác nhau, và ngoại diên có phần trùng nhau. Vì truyền thống giáo dục cũng là một nội dung tạo nên vốn văn hóa dân tộc, là một trong những giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc, cần phải đem vào nội dung giáo dục truyền thống. Truyền thống giáo dục là khái niệm chỉ những hoạt động giáo dục tồn tại trong lịch sử, truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua các hoạt động giáo dục như: hệ thống giáo dục, nội dung, phương pháp, mục tiêu giáo dục... mà hình thành nên truyền thống giáo dục: hiếu học, tôn sư trọng đạo, nhân đạo, coi trọng giáo dục con người... Còn giáo dục truyền thống, là giáo dục cái vốn văn hóa dân tộc, cái bản sắc dân tộc trong nhân cách xã hội, qua những biểu hiện sáng tạo của mọi người trong lao động, trong chiến đấu, cũng như cuộc sống bình thường.
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, cần cù, hiếu học, đoàn kết, thương người như thể thương thân, truyền thống anh dũng chống ngoại xâm... Những truyền thống này đã được phát huy mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, được bổ sung thêm và nâng lên một tầm cao mới trong thời đại mới. Trong thời kỳ đổi mới, truyền thống yêu nước được nâng lên thành truyền thống yêu nước xã hội chủ nghĩa, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa... Như vậy, giáo dục truyền thống tức là biến truyền thống thành phẩm chất của con người mới trong sự nghiệp xây dựng, sáng tạo xã hội mới.
Xã hội càng phát triển, giao lưu giáo dục - đào tạo càng mở rộng, con người càng có điều kiện để hiểu sâu hơn và thấy rõ hơn những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc mình. Từ xa xưa, người nước ngoài đã khẳng định "đất Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông tươi đẹp, nhân vật lỗi lạc" [13, tr. 34]. Trong lịch sử phát triển giáo dục của dân tộc, chúng ta có nhiều nhà giáo dục lớn, trong đó nổi bật là: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp. Đó là những nhân vật lịch sử trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Họ đã để lại cho chúng ta nhiều di sản quý giá mà thế hệ người Việt Nam hôm nay phải tìm tòi khám phá và nhân lên trong điều kiện mới. Khi nghiên cứu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945, Vũ Ngọc Khánh viết: "Chúng ta có một truyền thống giáo dục quý báu. Truyền thống ấy, hơn nhiều lĩnh vực khác, trùng hợp với truyền thống của dân tộc" [29, tr. 220]. Nền giáo dục cổ truyền Việt Nam đã tạo nên một nội dung thống nhất: làm người, dựng làng, giữ nước. Những nội dung này đã chứa đựng trong đó bốn nguyên lý của nền giáo dục tương lai của nhân loại là: học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để làm người, để tự khẳng định mình. Với bề dày truyền thống giáo dục đó, Việt Nam đã khẳng định được bản sắc của nền giáo dục dân tộc. Vì vậy, khi mở cửa để hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà, chúng ta càng được quốc tế coi trọng. Khi giao lưu qua lại tìm hiểu giá trị nền giáo dục của nhau, chúng ta cũng trân trọng nền giáo dục mà nhân loại đã đạt được, tiếp thu những gì có ích cho nền giáo dục của dân tộc mình. Đó là một trong những nội dung của giáo dục truyền thống.
1.1.2. Khái niệm "hiện đại" và hiện đại hóa giáo dục - đào tạo
1.1.2.1. Khái niệm "hiện đại"
Theo nghĩa thông thường, hiện đại thường được dùng với nghĩa: thuộc về thời đại ngày nay hoặc khi dùng trong các lĩnh vực công nghiệp, thiết bị, công trình kiến trúc được hiểu với nghĩa có áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật ngày nay. Với tính cách là khái niệm, "hiện đại" được hiểu theo quan điểm lịch sử cụ thể, và cũng rất "động", tùy theo các đối tượng khác nhau mà có những quan niệm khác nhau. Có những yếu tố hôm nay còn là hiện đại thì ngày mai, sau một quá trình nào đó đã có thể trở thành truyền thống.
Như vậy, trong một lĩnh vực nào đó những cái được gọi là hiện đại thường đặt trong mối quan hệ với truyền thống, gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và là những cái tiến bộ, cái mới nhất trong giai đoạn lịch sử đó.
Để trở thành "người hiện đại", con người phải trải qua hàng triệu năm tồn tại và cải tạo trong một môi trường, hoàn cảnh khác với động vật. Đó là sự tác động biện chứng giữa hoàn cảnh và con người. "Mối tương tác này trở nên mạnh mẽ và sâu sắc hơn trong thời kỳ của người hiện đại, nghĩa là thời kỳ mà con người bắt đầu ý thức về cái chung và cái riêng trong nội bộ và với môi trường sinh hoạt" [34, tr. 59]. Ngày nay, hiện đại và xã hội chủ nghĩa không phải là đồng nghĩa. Chủ nghĩa xã hội nhất định phải là hiện đại. Nhưng chủ nghĩa tư bản cũng hiện đại. Với từ "hiện đại" thường người ta "nhấn mạnh sức sản xuất, trình độ tổ chức xã hội, quy mô thông tin, giao lưu văn hóa, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, những điều kiện của thế giới ngày nay mà xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đều chung nhau" [28, tr. 162]. "Cái hiện đại" là những yếu tố nảy sinh cùng với những điều kiện kinh tế chính trị và xã hội mới. Như vậy, một sự vật hiện tượng được gọi là hiện đại hay không còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, vào mối quan hệ với những sự vật và hiện tượng khác.
Trong khoa học trước thế kỷ thứ 19, khi vật lý học đang dừng ở thế giới vĩ mô, công nghệ dựa trên cơ sở những quy luật của các ngành khoa học cổ điển, công nghệ thời kỳ này cũng được gọi là công nghệ cổ điển. Sang thế kỷ 20, khi xảy ra cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực vật lý học, nghiên cứu thế giới vi mô, được gọi là cuộc cách mạng khoa học hiện đại thì những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng này cũng được gọi là kỹ thuật công nghệ hiện đại, hay kỹ thuật công nghệ mới, công nghệ cao. Mặc dù có những tác dụng khác nhau, nhưng hai lĩnh vực công nghệ này không hoàn toàn tách biệt nhau. Các công nghệ cao được phát triển dựa trên cơ sở của khoa học cơ bản cổ điển và các công nghệ cổ điển. Vì vậy, sự tích hợp của công nghệ cổ điển và công nghệ cao được gọi là công nghệ hiện đại, trong đó công nghệ cao đóng vai trò nòng cốt.
Xã hội hiện đại ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, với những đặc trưng cơ bản là: kinh tế thị trường phát triển dựa trên sự phân công lao động chuyên môn hóa cao trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội; có một nền công nghiệp phát triển, năng suất lao động cao; quá trình đô thị phát triển mạnh, dân cư sống ở đô thị hóa ngày càng chiếm số đông trong tỉ lệ dân cư. Đô thị trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa; có những chính thể khác nhau, nhưng xu hướng dân chủ hóa ngày càng tăng. Quá trình chuyển hóa từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, kèm theo những biến đổi cách mạng. Sự xuất hiện xã hội hiện đại bắt đầu từ những nước Tây Âu, Bắc Mỹ sau lan dần sang các khu vực khác trên thế giới. Xã hội hiện đại có nhiều trình độ khác nhau, nhưng có thể coi các nước có nền công nghiệp phát triển là những hình mẫu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, xã hội hiện đại hiện nay bao gồm những xã hội công nghiệp và những xã hội hậu công nghiệp. Xã hội hiện đại không có nghĩa là gạt bỏ đi tất cả những giá trị truyền thống, nhất là trong lĩnh vực đời sống văn hóa giáo dục. Ngày nay, khuynh hướng tất yếu của các nước trên thế giới là kết hợp hiện đại hóa về kinh tế, kỹ thuật với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mô hình kinh tế Việt Nam hiện nay là "thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đó là quá trình chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, là thời kỳ quá độ, một cơn "đau đẻ" kéo dài, một quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới đó là quá trình kết hợp giá trị truyền thống và hiện đại trên tất cả các lĩnh vực.
Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước thuộc thế giới thứ ba, quá trình hiện đại hóa diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó hiện đại hóa kinh tế là nòng cốt chi phối các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Hiện đại hóa là một quá trình đi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, trước hết là đi từ nền sản xuất tiểu nông lên nền sản xuất công nghiệp, lấy phát triển lực lượng sản xuất là cơ sở quyết định. Hiện đại hóa các mặt khác của đời sống xã hội như ch._.ởng xấu của nền giáo dục ngoại lai để duy trì sự tồn tại bền vững của mình trong sự phát triển thì giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc là biện pháp quan trọng nhất. Chính vì vậy mà vấn đề giáo dục truyền thống dân tộc trong đó có truyền thống giáo dục - đào tạo được đặt ra với một tầm quan trọng đặc biệt.
Toàn cầu hóa làm cho các nước xích lại gần nhau, giao lưu văn hóa, giáo dục, kinh tế được mở rộng, đồng thời nhưng nhiều mâu thuẫn đang đặt ra mà chúng ta phải tìm các giải pháp thích hợp để bảo vệ những giá trị truyền thống. Thực tiễn đã chứng minh rằng sự toàn cầu hóa càng làm gia tăng hố ngăn cách giữa các nước công nghiệp tiên tiến với các nước đang phát triển. Các loại văn hóa đồi trụy, nội dung giáo dục kích động bạo lực, coi đồng tiền là giá trị của mọi giá trị đang tràn vào các nước lạc hậu. Mâu thuẫn của hiện tại và tương lai, giữa toàn cầu và cục bộ giữa truyền thống và hiện đại, phổ biến và cá biệt, giữa cách nhìn dài hạn và ngắn hạn, giữa tri thức vô hạn và khả năng tiếp thu có hạn của con người. Chính giao lưu giáo dục - đào tạo cũng là một bộ phận của hệ thống các mâu thuẫn đang đặt ra:
Làm thế nào để thích ứng mà không tự đánh mất mình; làm thế nào để đạt được tính tự chủ trong sự tôn trọng quyền tự do và tiến hóa của người khác và làm thế nào để làm chủ được tiến bộ khoa học, chính trong tinh thần này, mà những thách thức do những công nghệ mới về thông tin đang đặt ra, phải được vượt qua [69, tr. 17].
Nếu coi truyền thống giáo dục - đào tạo là cái nội lực, giao lưu giáo dục - đào tạo là cái ngoại lực thì ngoại lực dù có quan trọng đến đâu, cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện cho nội lực phát triển. Nội lực mới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau.
Giao lưu giáo dục không chỉ được tiến hành trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay mà nó đã từng xảy ra khá phổ biến trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Qua giao lưu giáo dục - đào tạo không chỉ nhằm mục đích học hỏi nền giáo dục trong vùng và trên thế giới mà còn nhằm mục đích tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm giáo dục của mình ra bên ngoài, làm phong phú thêm nền giáo dục chung của khu vực và trên thế giới. Lịch sử giáo dục Việt Nam dưới thời Lê sơ (1428-1527) đã thúc đẩy nền văn hóa Đại Việt phát triển rực rỡ, thực hiện được mục tiêu đào tạo đội ngũ quan lại cho các vương triều, những vua sáng tôi hiền, tướng tá có đức có tài. Thông qua các cuộc đi sứ của các danh sĩ nước Đại Việt với các vương triều Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản... các danh sĩ nước Đại Việt đã có những đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng nền văn hóa của các nước đó, như Nguyễn An là công trình sư xây dựng cố cung Bắc Kinh nổi tiếng về nét đẹp kiến trúc và phối cảnh. Qua 15 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành 54 chủ trương chính sách trong đó có bốn chủ trương về chính sách giao lưu, mở cửa trong giáo dục - đào tạo, những chủ trương đó là:
1- Duy trì hợp tác với các nước Liên Xô (cũ) và Đông âu trong việc thực hiện các điều khoản đã ký trong những năm 1986-1990, đồng thời tích cực thiết lập và mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam á, Austraylia, Cộng hòa Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Anh, Nhật Bản, ấn Độ, Trung Quốc v.v..
2- Cho phép nước ngoài và các tổ chức quốc tế mở hoặc liên kết với Việt Nam xây dựng các trung tâm đào tạo từ dạy nghề cho đến cao đẳng, đại học, sau đại học tại Việt Nam.
3- Tiếp cận và khai thác viện trợ ODA cho giáo dục đào tạo từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế.
4- Giao quyền chủ động cho các trường trong giao lưu và hợp tác quốc tế [5, tr. 16].
Đó là những chủ trương mở cửa giao lưu theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế. Nhờ những chính sách đó mà trong những năm đổi mới, các hoạt động giao lưu quốc tế trong giáo dục - đào tạo ngày càng được tăng cường, đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, mức độ giao lưu của chúng ta trong những năm qua còn khiêm tốn so với các nước khác, chẳng hạn ở Trung Quốc hàng năm gửi đi nước ngoài học tập từ 200.000 đến 300.000 sinh viên. Nhưng ở Việt Nam 10 năm gần đây chỉ có 14.000 lưu học sinh được đào tạo ở nước ngoài.
Vì vậy, tăng cường giao lưu giáo dục - đào tạo trong những năm tới là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế của thời đại. Nhưng sự mở rộng giao lưu giáo dục - đào tạo ở nước ta không phải bằng mọi giá mà phải được xây dựng trên quan điểm chỉ đạo, các qui luật của phát triển giáo dục - đào tạo, qui luật và quan điểm đó là: giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền giáo dục nhân đạo, dân tộc và hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục phải tương quan với phát triển kinh tế, dựa trên những giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, đó là nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện cho mọi thành viên xã hội có thể học tập suốt đời, có như vậy mới xây dựng được một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Kết luận chương 3
Giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo là cội nguồn, nền tảng của sự đổi mới giáo dục - đào tạo. Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là sự kế thừa, tiếp nối của truyền thống. Để truyền thống giáo dục tiếp tục phát huy sức mạnh, tạo nên những đóng góp to lớn cho giáo dục. Phương hướng đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại ở Việt Nam những năm trước mắt phải là: thứ nhất, tạo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển giáo dục; thứ hai, phát huy những giá trị truyền thống tích cực, hạn chế những truyền thống tiêu cực; thứ ba, có những chính sách hợp lý tạo điều kiện cho mọi người được học tập. Những giải pháp trên nhằm khơi dậy nội lực đang tiềm ẩn trong nhân dân, tạo ra động lực cho người học, gắn học với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, thu hút học sinh vào các trường dạy nghề, đào tạo công nhân lành nghề bậc cao, dạy các nghề truyền thống, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp... đào tạo tài năng quản lý, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Con người Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, trong xu thế toàn cầu hóa phải là con người biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đó là những con người biết "lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", biết băn khoăn day dứt trước sự lạc hậu của nền kinh tế, quyết tâm vươn lên học tập, rửa nỗi nhục nghèo đói. Đức và tài trong thời đại mới được xây dựng trên nền tảng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh quyện lẫn vào nhau tạo nên bản sắc độc đáo của con người mới Việt Nam trước mọi biến động của xã hội.
Trước bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ về tri thức, giáo dục - đào tạo góp phần làm cho con người Việt Nam nắm bắt nhanh những thành tựu mới nhất của cái hiện đại. Điều đó sẽ góp phần duy trì và phát huy những giá trị giáo dục - đào tạo của dân tộc để có thể đi tắt đón đầu, cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi thẳng vào hiện đại.
Tinh thần tự học, cần cù, chịu thương, chịu khó cũng là một trong những truyền thống giáo dục cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Nhân văn hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa nhà trường, đổi mới phương pháp giáo dục, kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội là một trong những giải pháp nhằm khơi dậy giá trị truyền thống giáo dục của dân tộc, sức sáng tạo của dân tộc trong việc tiếp thu những tri thức hiện đại.
Nhà trường bao giờ cũng mang tính giai cấp, nhà trường ở Việt Nam hiện nay là công cụ của chuyên chính vô sản. Việc kết hợp truyền thống và hiện đại đòi hỏi phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, xây dựng lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đây là một diệu kế để tránh mọi nguy cơ đồng hóa, hòa nhập chứ không hòa tan. Song song với những giải pháp trên, phải tăng cường hiệu quả của pháp luật trong việc kết hợp truyền thống và hiện đại. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa đang tiềm ẩn và đã có những biểu hiện cần phải điều chỉnh, uốn nắn để giáo dục đi đúng mục tiêu, tính chất, đảm bảo sự công bằng, tránh thương mại hóa giáo dục - đào tạo.
Giáo dục - đào tạo Việt Nam qua những thăng trầm của lịch sử đã tạo nên những giá trị truyền thống quý báu. Để phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội hiện nay, việc tăng cường giao lưu quốc tế để kết hợp phát huy các giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo với tiếp thu tinh hoa giáo dục - đào tạo thế giới trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan, nhằm xây dựng nền giáo dục - đào tạo Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Kết luận
Kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo là một yêu cầu khách quan, làm cho truyền thống và hiện đại gắn với nhau, bổ sung cho nhau. Quá trình tiến tới cái hiện đại là quá trình kế thừa có chọn lọc truyền thống, đồng thời các bước phát triển của cái hiện đại sẽ củng cố, thúc đẩy và phát huy cái truyền thống, cái hiện đại tự nó ở một mức độ nào đó và trong những trường hợp nhất định đã phủ định cái truyền thống. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong sự phát triển giáo dục là quy luật của sự phát triển giáo dục - đào tạo.
Phát triển giáo dục ở Việt Nam phải đạt tới yêu cầu xây dựng một nền giáo dục hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Lịch sử nền giáo dục Việt Nam đã tạo nên những giá trị truyền thống đáng tự hào. Dòng giáo dục nhà nước và dòng giáo dục dân gian song song tồn tại, dòng giáo dục Nhà nước thể hiện qua hệ thống tổ chức trường lớp, chế độ học tập, thi cử và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện qua các triều đại phong kiến. Dòng giáo dục dân gian hình thành và phát triển từ trong hoạt động sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Hai dòng giáo dục đó đã đóng góp quan trọng hình thành nên những giá trị cơ bản của truyền thống giáo dục - đào tạo Việt Nam, đó là truyền thống hiếu học; truyền thống tôn sư trọng đạo; coi trọng giáo dục - đào tạo con người, dựng làng và giữ nước... Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử nhưng những tinh hoa của nền giáo dục Việt Nam vẫn không bị phai mờ mà được nhân lên một tầm cao mới. Đặc biệt nền giáo dục cách mạng sau năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra môi trường, cơ chế để khai thác toàn diện những truyền thống giáo dục của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa giáo dục của thế giới, làm cho nền giáo dục Việt Nam đạt được những kỳ tích chưa từng có ghi vào lịch sử giáo dục Việt Nam những nét vàng son chói lọi. Trong thời kỳ đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa truyền thống, quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, kết hợp giáo dục đạo đức và tri thức, mở rộng mạng lưới, quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng, thực hiện công bằng trong giáo dục - đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy v.v. Những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo đã thể hiện rõ. Cái hiện đại đã được thâm nhập vào một số lĩnh vực. Chất lượng giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến quan trọng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục - đào tạo ở nước ta còn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi về mở rộng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước mắt còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là chất lượng đào tạo, động lực của giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài, việc làm của người được đào tạo. Những mâu thuẫn mới nảy sinh đòi hỏi phải giải quyết, đó là: thứ nhất, mâu thuẫn giữa quan điểm giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu với điều kiện để thực hiện chất lượng giáo dục đạo tạo; thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất luợng giáo dục đạo đức với những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; thứ ba, mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo với sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Sản phẩm của nền giáo dục - đào tạo đã có những biểu hiện coi nặng giá trị vật chất, coi nhẹ những giá trị tinh thần. Coi nặng những giá trị hiện đại, coi nhẹ những giá trị truyền thống. Chú trọng giá trị ngoại lai, lãng quên giá trị dân tộc. Coi nặng những giá trị kỹ thuật, coi nhẹ vai trò con người. Đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích cộng đồng. Những giá trị truyền thống dân tộc và thành quả của chủ nghĩa xã hội chưa được phát huy đúng mức. Đặc biệt cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, mất cân đối về ngành nghề, bậc học, vùng lãnh thổ. Các biểu hiện tiêu cực trong ngành giáo dục vẫn còn nhiều. Chi phí học tập còn cao so với khả năng thu nhập của dân cư. Tỷ lệ qua đào tạo còn thấp làm cho khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới gặp nhiều khó khăn...
Để khắc phục những nhược điểm trên, đưa nền giáo dục Việt Nam hiện nay phát triển lành mạnh, bền vững, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay là: đổi mới nhận thức về vai trò của giáo dục; phát huy những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo, hạn chế những truyền thống tiêu cực; có hệ thống chính sách phát triển giáo dục đúng đắn. Kết hợp truyền thống và hiện đại hướng vào việc phát huy tính tích cực, tự giác của người học, hiện đại hóa nội dung và phương thức giáo dục truyền thống, bằng cách kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học, tự học của dân tộc; kết hợp giáo dục, đạo đức và tri thức; xây dựng cấp giáo dục đại học mang tính hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Xây dựng hệ thống giáo dục, nhằm tạo điều kiện cho mọi người có điều kiện học tập suốt đời, gắn chặt với yêu cầu của nền kinh tế - xã hội, tăng cường giáo dục công dân, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho học sinh. Không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, tạo ra môi trường lành mạnh bảo đảm sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết hợp phát huy các giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo với tiếp thu tinh hoa giáo dục - đào tạo của nhân loại bằng cách đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng nhanh số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh học ở nước ngoài. Tạo ra cơ chế, môi trường thuận lợi để kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo, đó là nhiệm vụ của toàn xã hội.
Những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án
Nguyễn Lương Bằng - Nguyễn Hồng Sơn (1992), "Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội", Nghiên cứu lý luận, (3), tr. 42-45.
Nguyễn Lương Bằng - Trung Hiếu (1992), "Vài suy nghĩ về chiến lược giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay", Thông tin lý luận, (6), tr. 20-21.
Nguyễn Lương Bằng (1992), "Lênin với chiến lược giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay", Thông báo khoa học, (5), Đại học Sư phạm Vinh, tr. 79-85.
Nguyễn Lương Bằng (1993), "Một nét đặc trưng của con người Việt Nam mới" Công tác tư tưởng văn hóa, (10), tr. 18-21.
Nguyễn Lương Bằng (1993), "Giáo dục đạo đức cho học sinh (dưới góc độ triết học và đạo đức học)", Thông báo khoa học, (9), Đại học Sư phạm Vinh, tr. 14-17.
Nguyễn Lương Bằng (1997), "Mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay", Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (3), (tuyển chọn in trong sách: Văn hóa Việt Nam, truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 2000), tr. 213-219.
Nguyễn Lương Bằng (1999), "Xây dựng đội ngũ giáo viên giáo dục công dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (10), tr. 37-39.
Nguyễn Lương Bằng (2000), "Kết hợp phát huy những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo với tiếp thu tinh hóa giáo dục - đào tạo thế giới thông qua giao lưu quốc tế", Thông báo khoa học, (22), Đại học Sư phạm Vinh, tr. 50-55.
danh mục tài liệu tham khảo
Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Thủ Đức, tr. 505.
Báo Giáo dục và thời đại, số 29, ngày 10/4/1998, tr. 2.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Giáo dục tại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 48.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 23.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1/1997), Tổng kết và đánh giá mười năm đổi mới giáo dục và đào tạo 1986-1996, báo cáo tổng hợp và chi tiết. Hà Nội, tr. 16.
Bua Phon Bun Nha Nit (1995), Mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, luận án Phó Tiến sĩ, tr. 15.
Nguyễn Sĩ Cẩn (1996), "Vài nét về ông đồ Nghệ", trong sách Nhà giáo danh tiếng đất Hồng Lam, Nxb Nghệ An, tr. 26.
Mai Chi (dịch) (1997), "Cải cách giáo dục trong thế giới ngày nay: các xu hướng toàn cầu và khu vực", Thông tin khoa học xã hội, (2), tr. 25.
Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển", Triết học, (2), tr. 17
Vũ Đình Cự (1996), "Làm nên một mùa xuân", trong sách Khoa học và công nghệ lực lượng sản xuất hàng đầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 155
Đỗ Minh Cương (1998), Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ., Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr. 109.
Nguyễn Tiến Cường (1988), Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 121.
Hoàng Ngọc Di (1981), "Phương pháp luận trong vấn đề giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (2), tr. 34-35.
Phạm Tất Dong (1999), "Toàn cầu hóa và quyền được giáo dục - đào tạo của công dân", Toàn cầu hóa và quyền công dân ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 283.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 89.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 13.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 58.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 62.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 21; 80.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 20.
Đại học, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục xuất bản, 1957, tr. 14;18.
Phạm Văn Đồng (1999), Một số vấn đề cần quan tâm về giáo dục đại học nước ta hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 3.
Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội, tr. 10-11.
Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 8; 305-306.
Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 670.
Phan Huy Hiền (31/10/2000), "Kiên quyết xử lý tận gốc nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả", Báo Nhân Dân, tr. 1.
Đặng Hữu (1997), Đề cương bài giảng Nghị quyết Trung ương 2 về khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo, Hà Nội, tr. 19.
Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Hà Nội, tr. 162.
Vũ Ngọc Khánh (1999), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 70; 220.
Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hóa Việt Nam, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, tr. 533; 536.
Vũ Khoan (1999), "Về sản xuất vật chất trong thế kỷ XX", Tạp chí Cộng sản, (24), tr. 18.
Trịnh Đình Khôi (1993), "Nhận diện giá trị văn hóa dân tộc", Dân tộc học (1), tr. 57-58.
Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước Việt Nam, (KX.07-02), Hà Nội.
Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập II, Hà Nội, tr. 59.
Đinh Xuân Lý (2000), "Một vài khía cạnh về tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí cộng sản, (3), tr. 37.
C. Mác và ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 65.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 628.
C.Mác và ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 145.
C.Mác và ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 15, Nxb chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 267-268.
C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 263.
C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 641.
C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 642.
C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 135.
Nxb Chính trị quốc gia (1995), Lời giới thiệu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II, Hà Nội,
Nxb Chính trị quốc gia (1998), Luật giáo dục, mục 4, Điều 35, Hà Nội, tr. 8; 25.
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 25.
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 253.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 184.
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 297.
Hồ Chí Minh (1986), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 310.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 190-191.
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 403.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 439.
Đỗ Mười (25/02/1997), Bài nói tại hội nghị khoa giáo toàn quốc năm 1997, Hà Nội.
Đỗ Mười, Bài phát biểu tại hội nghị Trung ương IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
V.I. Lênin (1959), Toàn tập, tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 33.
V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va, tr. 517.
V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va, tr. 367; 400.
V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va, tr. 360.
Nxb Giáo dục (1998), Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, tr. 340.
Nxb Văn học (1970), Những mẩu chuyện về đời sống của Hồ Chủ tịch, Hà Nội.
Nxb Sự thật (1988), Từ điển chính trị vắn tắt, Hà Nội, tr. 401.
Nxb Tiến bộ (1975), Từ điển triết học, Mát xcơva, tr. 99.
Giang Nam (2000), "Nghe em vào đại học", Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 542.
Nguyễn Văn Ngữ (dịch) (1999), Cải cách giáo dục ở Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 101.
Nguyễn Hồng Phong (1998), Văn hóa chính trị Việt Nam, truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 40.
RAJA ROY SINGH (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: những triển vọng của châu á - Thái Bình Dương; Viện Khoa hoc giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 44-45.
Trần Đình Sử (1996), "Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống", Tạp chí Cộng sản, (15), tr. 45.
Vũ Văn Tảo (1997), "Bốn trụ cột của giáo dục cho thế kỷ 21", Khoa học Thanh niên, (10), tr. 17.
Hà Văn Tấn (1981), "Biện chứng của truyền thống", Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 50.
Lê Đức Thắng (1997), Báo chí và tuyên truyền, (2) tr. 90.
Lý Toàn Thắng (1998), "Nghiên cứu phát triển tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam", trong sách Khoa học xã hội và nhân văn mười năm đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 261.
Theo tuần báo châu á, ngày 10/3/1995
Thông tấn xã Việt Nam (26/3/1991), Kinh tế phát triển, (13).
Lại Văn Toàn (chủ biên) (1999), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin KHXH, Hà Nội, tr. 1; 192
Trích văn bia tiến sĩ khoa nhâm tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442).
Trần Văn Tùng, Lê ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 36.
Nguyễn Văn Tuyên, Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong phương thức định canh định cư hiện nay của đồng bào dân tộc ở Đắc Lắc, Luận án tiến sĩ triết học, tr. 13-14.
Viện Nghiên phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, tr. 151.
Viện Thông tin khoa học xã hội (1999), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Hà Nội, tr. 27; 213.
Trần Quốc Vượng (1981), "Về truyền thống dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (2), tr. 28.
Nguyễn Như ý (1996), "Cần chuyển cách dạy và học đơn thoại sang cách dạy và học đối thoại", Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (3), tr. 10.
Nguyễn Như ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 1734.
Encyclopcdie universelle, Paris, 1989, xem thêm Grand Larousse universel, Paris, 1995, tr15, tr10339; Grand Laousse, Paris, 1995, tr. 5, tr. 3051.
phụ lục
Phụ lục 2
Chế độ thi cử dưới chế độ phong kiến
Tên gọi khoa thi
Nơi thi
Bài thi theo thứ tự các trường 1, 2, 3, 4 (các k1)
Đạt học vị
Thi hạch thi khảo khoá
ở huyện
ám tả hoặc bài khảo hạch
Được chọn đi thi hương
Thi hương
ở tỉnh (trấn)
1. Kinh nghĩa
2. Chiếu, chế, biểu
3. Thơ phú
4. Văn sách
Đỗ đầu giải nguyên thủ khoa
Trên: hương cống (sau đổi: cử nhân).
Dưới: Sinh đồ (sau đổi: tú tài)
Thi Hội
ở Kinh đô
1. Kinh nghĩa
2. Chiếu, chế, biểu
3. Thơ phú
4. Văn sách
Phải chờ thi đình xong mới chia ra (đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ:
- Trạng nguyên
- Bảng nhãn
- Thám hoa
Đệ nhị giáp: hoàng giáp
Thi Đình
Sân nghê trong triều
Đối sách (bài do nhà vua trực tiếp ra đề)
Đệ tam giáp:
- Tiến sĩ xuất thân
- Đồng tiến sĩ xuất thân (ba giáp này ở chính bảng) Từ đời Nguyễn có thêm Phó bảng (dưới tiến sĩ)
Nguồn: Vũ Ngọc Khánh, Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, tr.77
Phụ lục 5
Số liệu giáo dục năm học 1998 - 1999
Giáo dục mầm non
Nhà trẻ:
1.121
(Ngoài CL: 561)
Trường mẫu giáo:
4.124
(Ngoài CL: 1.951)
Trường mầm non:
4.254
(Ngoài CL: 2.283)
Trẻ em ở nhà trẻ:
404.089
(ở cơ sở ngoài CL: 253.558)
Học sinh mẫu giáo:
2.179.348
(ở cơ sở ngoài CL: 1.058.969)
Cô giáo mầm non:
144.580
Giáo dục phổ thông
Trường tiểu học:
13.076
(Ngoài CL: 76)
Trường trung học cơ sở:
8.583
(Ngoài CL: 104)
Trường trung học phổ thông:
1.641
(Ngoài CL: 387)
Học sinh tiểu học:
10.250.214
(Nam: 52,76%; Nữ: 47,24%)
Học sinh trung học cơ sở:
5.564.888
(Nam: 53,35%; Nữ: 46,65%)
Học sinh trung học phổ thông:
1.657.708
(Nam: 58,78%; Nữ: 41,22%)
Giáo viên tiểu học:
336.792
(Nam: 22,40%; Nữ: 77,53%)
Giáo viên trung học cơ sở:
194.237
(Nam: 29,93%; Nữ: 70,07%)
Giáo viên trung học phổ thông:
54.324
(Nam: 47,50%; Nữ: 52,50%)
Giáo dục trung học chuyên nghiệp
Trường:
247
(thuộc Trung ương: 86)
Học sinh:
178.244
(Nam: 50,34%; Nữ: 49,66%)
Giáo viên:
9.732
(Nam: 56,82%; Nữ: 43,18%)
Giáo dục đại học, cao đẳng
Tổng số trường đại học, cao đẳng:
139
(Ngoài CL: 19)
Trongđó, trường cao đẳng:
75
(Ngoài CL: 2)
Trường đại học
64
(Ngoài CL: 6)
Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng:
798.857
Sinh viên cao đẳng:
157.710
Sinh viên đại học:
641.147
Giảng viên đại học và cao đẳng:
28.035
(Nam: 63,34%; Nữ: 36,66%)
Trong đó, Tiến sĩ, Phó tiến sĩ:
4.070
(bằng 14,52% tổng số)
Giáo sư:
327
(bằng 1,17% tổng số)
Phó giáo sư:
1.285
(bằng 4,58% tổng số)
Giảng viên cao đẳng:
6.806
Giảng viên đại học:
21.229
Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1999
Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX07
Đề tài KX 07-02
Kết quả điều tra xã hội học về: Những yếu tố truyền thống trong con người Việt Nam hiện nay theo tuổi đời và thành phần, số phiếu: 3087.
Câu hỏi: Trong điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước và của gia đình ta, theo ông bà/anh chị, con em chúng ta và chúng ta nên học đến trình độ nào là phù hợp?
1- Học hết cấp I 2- Học hết cấp II 3- Học hết cấp III
4- Học hết đại học 5- Học trên đại học 6- Không cần đi học
Phụ lục 6
Câu hỏi
TS
TS
Dưới 18
Từ 18 - 30
(%)
SL
%
SL
%
* Trình độ nào là phù hợp
Hết cấp I
10
0,32
3
0,48
3
0,22
Hết cấp II
95
3,08
9
1,45
34
2,46
Hết cấp III
543
17,59
98
15,81
194
14,05
Hết đại học
1484
48,07
301
48,55
727
52,64
Trên đại học
928
30,06
206
33,23
411
29,76
Không cần học
7
0,23
2
0,32
2
0,14
Không trả lời
20
0,65
1
0,16
10
0,72
Phụ lục 7
Câu hỏi
TS
TS
Từ 31 - 50
Trên 50
(%)
SL
%
SL
%
* Trình độ nào là phù hợp
Hết cấp I
10
0,32
3
0,34
1
0,50
Hết cấp II
95
3,08
36
4,06
16
8,04
Hết cấp III
543
17,59
190
21,42
61
30,65
Hết đại học
1484
48,07
377
42,50
79
39,70
Trên đại học
928
30,06
271
30,55
40
20,10
Không cần học
7
0,23
2
0,23
1
0,50
Không trả lời
20
0,65
8
0,90
1
0,50
Phụ lục 8
Câu hỏi
TS
TS
Học sinh
Sinh viên
(%)
SL
%
SL
%
* Trình độ nào là phù hợp
Hết cấp I
10
0,32
0
0,00
4
0,52
Hết cấp II
95
3,08
10
1,17
18
2,32
Hết cấp III
543
17,59
149
17,45
73
9,42
Hết đại học
1484
48,07
422
49,41
421
54,32
Trên đại học
928
30,06
270
31,62
254
32,77
Không cần học
7
0,23
1
0,12
1
0,13
Không trả lời
20
0,65
2
0,23
4
0,52
Phụ lục 9
Câu hỏi
TS
TS
Công nhân
Nông dân
(%)
SL
%
SL
%
* Trình độ nào là phù hợp
Hết cấp I
10
0,32
3
0,58
1
0,28
Hết cấp II
95
3,08
16
3,11
40
11,24
Hết cấp III
543
17,59
119
23,11
99
27,81
Hết đại học
1484
48,07
226
43,88
142
39,89
Trên đại học
928
30,06
145
28,16
70
19,66
Không cần học
7
0,23
2
0,39
0
0,00
Không trả lời
20
0,65
4
0,78
4
1,12
Phụ lục 10
Câu hỏi
TS
TS
Học sinh
Sinh viên
(%)
SL
%
SL
%
* Trình độ nào là phù hợp
Hết cấp I
2
0,60
0
0,00
0
0,00
Hết cấp II
8
2,38
3
1,30
0
0,00
Hết cấp III
61
18,15
39
16,96
3
14,29
Hết đại học
151
44,94
113
49,13
9
42,86
Trên đại học
112
33,33
74
32,17
3
14,29
Không cần học
2
0,60
1
0,43
0
0,00
Không trả lời
0
0,00
0
0,00
6
28,57
Nguồn: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập III, Hà Nội 1997, tr. 77, 92, 107, 122, 137.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2774.DOC