Lời Nói Đầu
Trong thời kỳ đổi mới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở việt nam đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh. cho đến nay cùng với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy nền kinh tế thị trường trở nên ổn định và phát triển.để thực hiện hạch toán trong cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải tự lấy thu bù chi, tự lấy t
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần điện - Chiếu sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu nhâp của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra và có lãi.để thực hiện các yêu cầu đó,các đơn vị phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn cho đến khi thu được vốn về, phải đảm bảo thu nhập cho đơn vị, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và thực hiện tổng hoà những biện pháp quan trọng hàng đâù không thế thiếu được là thực hiện quản lý kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hạch toán là một trong những công cụ quan trọng nhất có hiệu quả nhất để phản ánh khách quan và giám đốc có hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển kinh tế cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế đòi hỏi hệ thống kế toán phải không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quản lý.
Với doanh nghiệp thương mại đóng vai trò là mạch máu trong nền kinh tế quốc dân-có quá trình kinh doanh theo một chu kỳ nhất định là: mua-dự trữ -bán,trong đó khâu bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và dự trữ cho kỳ tới, mới có thu nhập để bù đắp chi phí kinh doanh và tích luỹ để tiếp tục cho quá trình kinh doanh.do đó việc quản lý quá trình bán hàng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp thương mại.Nhận thức được tầm quan của công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng là phần hành chủ yếu trong các doanh nghiệp thương mại và với chức năng là công cụ chủ yếu để nâng cao hiệu quả tiêu thụ thì càng phải được củng cố và hoàn thiện Nhận thức đợc tầm quan của công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng là phần hành chủ yếu trong các doanh nghiệp thơng mại và với chức năng là công cụ chủ yếu để nâng cao hiệu quả tiêu thụ thì càng phải đợc củng cố và hoàn thiện nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.cho nên qua quá trình thực tập tại công ty công ty cổ phần điện cùng với lý luận kế toán mà em đã học,em đã lựa chọn đề tài: “xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần điên - chiếu sáng.” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Do trình độ còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập tại Công ty không nhiều nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý để bài luận này được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Nguyễn Thanh Tùng
Phần I
Tổng quan về công ty cổ phần điện – chiếu sáng
I. tên, hình thức, trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và thời hạn hoạt động của công ty.
1.Tên Công ty.
Tên tiếng Việt: công ty cổ phần điện - chiếu sáng
Tên tiếng Anh: Hanoi lighting - Electric Stock Company
Tên giao dịch : công ty cổ phần điện - chiếu sáng
Tên viết tắt : LITEC
2.Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam.
3.Trụ sở đăng ký của công ty là:
Địa chỉ: Số 1 Đường Nguyễn huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: +84.04.5588275
Fax : +84.04.5589484
Website : www.litec.com.vn
4.Công ty cổ phần Điện - Chiếu sáng: thuộc sở hữu tập thể của các cổ đông,có tư cách pháp nhân và con dấu riêng,hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tai ngân hàng. Hoạt đông theo luật doanh nghiệp và các luật pháp khác có liên quan của nước CHXHCN Việt Nam, tự chủ và chịu trách nhiệm đầy đủ về tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với nhà nước và khách hàng theo luật định.
5.Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của Công ty.
6.Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục tiêu hoạt động của công ty phù hợp với nghị quyết của Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội đồng quản trị và trong phạm vi luật pháp cho phép.
7.Trừ khi chấm dứt hoạt đông trước thời hạn theo điều 49.2 và điều 50 hoặc tham gia hoạt động theo điều 51 của điều lệ này, thời han hoạt động của công ty sẽ bắt đầu từ ngày thành lập và là 50 năm.
II. MụC tiêu, phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty.
A. Mục tiêu hoạt động của Công ty
1.Mục đích và lĩnh vực kinh doanh của Công ty là :
1.1 Sản xuất kinh doanh đồ điện và chiếu sáng nhân tạo.
1.2 Lắp đặt chiếu sáng nhân tao, đường dây và trạm biến thế đến 3.5KV
1.3 Sán xuất sản phẩm gỗ nhân tạo
1.4 Buôn bán hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (mua bán sắt thép, kim loại màu, mua bán chất dẻo tổng hợp, đồ nhựa tổng hợp. Mua bán thiết bị máy công nghiệp và máy xây dựng, mua bán đồ đien gia dung).
1.5 Xây dựng công trình đân dụng và công nghiệp
1.6 Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng Công cộng, hệ thống tín hiệu giao thông.
1.7 Xây dựng công trình giao thông
1.8 Sản xuất và buôn bán thiết bị đô thị, thiết bị chiếu sáng nội ngoại thất
1.9 Căn cứ vào sự phát triển và biến đổi của thị trường công ty có thể bổ xung, thay đổi nghành nghề kinh doang theo Luật đinh.
B. Phạm vi kinh doanh và hoạt động
1. Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ này phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp đẻ đạt được các mục tiêu của Công ty.
2.Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩng vực khác được pháp luật cho phép và được Hội đồng quản trị phê chuẩn.
III. Vốn điều lệ, Cổ phần, cổ đông sáng lập
A.Vốn điều lệ, cổ phần, cổ đông sáng lập
1. Vốn điều lệ của Công Ty là: 20.266.950.000 VNĐ (hai mươi tỷ hai trăm sáu sáu triệu chín trăm năm mươi ngàn đồng Việt Nam).
Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 2.026.695 cổ phàn với mệnh giá là 10.000 VNĐ.
2. Cơ cấu hình thành vốn góp của công ty gồm:
+ Một pháp nhân là Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị chiếm 4,39% vốn điều lệ.
+ Các thể nhân là CBCNV Công ty TNHH nhà nước một thành viên Chiếu sáng và Thiét bị đô thị, CBCNV Công ty cổ phần Điện – Chiếu sáng và cổ đông ngoài chiếm 95,61% vốn điều lệ.
3. Công ty có thể tăng vốn điều lệ khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật.
4. Các cổ phần của Công ty vào ngày thông qua Điều lệ này bao gồm cổ phần phổ thông, cổ đông có cổ phiếu cổ tức cố định ghi danh. Các quyền và nghĩa vụ kèm theo cổ phần được quy định tai Điều 11 của điều lệ Công ty.
5. Công ty có thể phát hành các loại cổ phần ưu đãi khác sau khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với các quy định của pháp luật.
6. Công ty cổ phần Điện – Chiếu sáng là một pháp nhân độc lập không chịu bất cứ một trách nhiệm về các khoản nợ hoặc bất kỳ một nghĩa vụ trả nợ nào khác của tất cả của tất cả cổ đông tham gia vào Công ty.
7. Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị nay là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chiếu sáng và thhiết bị đô thị (HAPULICO) là cổ đông sáng lập, cổ đông chiến lược có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Điện – Chiếu sáng. Vì vậy Công ty TNHH nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị sẽ được cử đại diện tham gia để bầu vào Hội đồng quản trị Công ty.
II.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất
kinh doanh
xí nghiệp cơ khí
xí nghiệp phụ kiện
CTY TNHH SX Thiết bị đô thị & CKT
đội xây lắp
Phó tổng giám đốc 1
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phó tổng giám đốc 2
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
đại hội đồng cổ đông
PHần II
Những vấn đề lý luận cơ bản về xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp
I. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên:
1. Khái niệm, chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng:
1.1. Khái niệm kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống tất cả các nghiệp vụ tiêu thụ diễn ra trong kỳ, phản ánh chi tiết từng hoạt động xuất bán sản phẩm. Mỗi nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh đều được phản ánh ngay vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết của doanh nghiệp. Ghi chép thường xuyên, đầy đủ tình hình nhập xuất thành phẩm. Đồng thời khi xác định đã tiêu thụ sản phẩm thì kế toán phản ánh ngay giá vốn hàng bán song song với kế toán doanh thu.
1.2. Chứng từ kế toán dùng làm cơ sở kế toán tiêu thụ:
Hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho.
Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ.
Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo ngân hàng...
1.3. Tài khoản sử dụng:
* TK 511: Tài khoản “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu đã được thực hiện từ các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp (doanh thu thực tế đã được người mua chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán).
Doanh thu thuần: là toàn bộ doanh thu bán hàng sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Người mua được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế), và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511:
Bên Nợ:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
Khoản giảm giá hàng bán.
Trị giá hàng bán bị trả lại.
Khoản chiết khấu thương mại.
Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán theo hoá đơn bán.
TK 511 – Không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có bốn cấp tài khoản cấp II:
+ 5111: Doanh thu bán hàng hoá: được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, vật tư.
+ 5112: Doanh thu bán thành phẩm: được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
+ 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ: được sử dụng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học kỹ thuật.
+ 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá: dùng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
* TK 512: Tài khoản “ Doanh thu nội bộ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc lao vụ, dịch vụ trong nội bộ của các đơn vị như: Tổng công ty, liên hiệp các xí nghiệp...; hoặc là tiêu thụ nội bộ khác như: dùng sản phẩm, hàng hoá để trả thay tiền lương cho công nhân viên, phục vụ chào hàng, quảng cáo, hội nghị khách hàng...
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 512:(Kết cấu và nội dung ghi chép của TK 512 cũng tương tự như TK 511)
Bên Nợ:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu nội bộ của doanh nghiệp trong kỳ.
Kết chuyển doanh thu nội bộ sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
Doanh thu tiêu thụ nội bộ các sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
TK 512 – Không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 có ba cấp tài khoản cấp II:
+ TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá.
+ TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm.
+ TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
* TK 3331: Tài khoản “ Thuế GTGT đầu ra phải nộp”
Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331:
Bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Bên Có:
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ.
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ...
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của doanh thu hoạt động tài chính, hoạt động khác.
TK 3331 –Số dư cuối kỳ bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp.
* TK 632: Tài khoản “ Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này phản ánh giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632:(Theo phương pháp kê khai thường xuyên).
Bên Nợ:
Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt mức trên bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi đã trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng năm trước.
Bên Có:
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính.
Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911-“ Xác định kết quả kinh doanh”.
TK 632 – Không có số dư cuối kỳ.
* TK 155: Tài khoản “ Thành phẩm”
Tài khoản này phản ánh giá trị thành phẩm hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm trong doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 155:
Bên Nợ:
Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho.
Trị giá thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho.
Trị giá thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho.
* TK 157: Tài khoản “ Hàng gửi bán”
Tài khoản này phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã gửi đi cho khách hàng theo hợp đồng mua bán đã ký kết và gửi nhờ đại lý bán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 157:
Bên Nợ:
Giá trị thành phẩm, hàng hoá đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi.
Giá trị thành phẩm, hàng hoá đã thực hiện đối với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Bên Có:
- Giá trị hàng hoá, thành phẩm, lao vụ đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Giá trị hàng hoá, thành phẩm, lao vụ gửi đi bị khách hàng trả lại.
Số dư bên Nợ: Giá trị hàng hoá, thành phẩm hiện đang gửi bán.
* TK 521: Tài khoản “ Chiết khấu thương mại”
Tài khoản này phản ánh khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521:
Bên Nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có:
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán.
TK 521– Không có số dư cuối kỳ.
* TK 532: Tài khoản “ Giảm giá hàng bán”
Tài khoản này phản ánh khoản giảm trừ được doanh nghiệp chấp thuận theo giá đã thoả thuận trong hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng kinh tế.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 532:
Bên Nợ: Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511
TK 532– Không có số dư cuối kỳ.
* TK 531: Tài khoản “ Hàng bán bị trả lại”
Tài khoản này phản ánh doanh thu hàng bán bị khách hàng trả lại được doanh nghiệp chấp nhận do kém phẩm chất theo hợp đồng kinh tế.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 531:
Bên Nợ: Giá trị hàng bị trả lại đã chấp thuận cho người mua hàng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số hàng bán bị trả lại sang TK 511
TK 531– Không có số dư cuối kỳ.
* Ngoài ra, tài khoản sử dụng trong kế toán tiêu thụ thành phẩm còn có TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, TK 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu”, TK 635 “Chi phí tài chính”, TK 641 “Chi phí bán hàng”, TK 515 “Thu nhập hoạt động tài chính” và các tài khoản phản ánh tình hình thanh toán với người mua như: TK111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK131 “Phải thu khách hàng”, TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, TK 3388 “Phải trả, phải nộp khác”.
2. Phương pháp kế toán tiêu thụ sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có khá nhiều phương thức tiêu thụ, mỗi phương thức tiêu thụ lại có một kiểu thanh toán tiền hàng khác nhau nên mỗi phương thức tiêu thụ có một phương pháp kế toán riêng.
2.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp cho khách hàng:
Giao hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho thành phẩm hoặc tại phân xưởng của doanh nghiệp (số sản phẩm đó chưa nhập kho thành phẩm), người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
A/ Phương thức tiêu thụ trực tiếp cho khách hàng, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT). Kế toán như sau:
* Khi xuất sản phẩm giao cho người mua:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Giá thực tế xuất kho thành phẩm
Hoặc Có TK 154 - Giá thành sản phẩm hoàn thành (giao tại phân xưởng)
* Căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh:
Nợ TK 111, 112,113, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra
* Khi doanh nghiệp thực hiện giảm giá cho người mua. Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng sản phẩm đã bán, kế toán phản ánh:
Nợ TK 532 - Giá trị giảm giá thực tế
Nợ TK 33311 - Giảm thuế tương ứng
Có TK 111, 112 - Số tiền giảm giá trả lại cho khách khi đã thanh toán tiền hàng
Có TK 131 - Ghi giảm số phải thu khách hàng khi tiền hàng chưa được thanh toán
Có TK 3388 - Số phải trả khách hàng khi tiền hàng đã thanh toán
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 532
* Khi doanh nghiệp chấp nhận cho người mua trả lại hàng. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả toàn bộ) hoặc bản sao hóa đơn (nếu trả lại một phần hàng). Và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên. Khi đó kế toán phản ánh doanh thu hàng bị trả lại:
Nợ TK 531 - Giá trị hàng trả lại chưa thuế GTGT
Nợ TK 33311 - Giảm thuế tương ứng
Có TK 111, 112, 131, 3388 - Số tiền thanh toán trả lại khách hàng
Nhập kho số hàng khách hàng đã trả lại:
Nợ TK 155 - Giá thực tế
Có TK 632 - Giá thực tế
Số hàng khách hàng đã trả lại chưa nhập lại kho:
Nợ TK 157 - Giá thực tế
Có TK 632 - Giá thực tế
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ khoản hàng bán bị trả lại đã phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 531
* Khi khách hàng thanh toán tiền mua hàng trước hạn, doanh nghiệp cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 635 - Tính theo phần trăm (%) tổng giá thanh toán
Có TK 111,112, 131, 3388 - Số tiền thanh toán trả lại khách hàng
B/ Phương thức tiêu thụ trực tiếp cho khách hàng, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT). Kế toán như sau:
* Khi xuất sản phẩm giao cho người mua:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Giá thực tế xuất kho thành phẩm
Hoặc Có TK 154 - Giá thành sản phẩm hoàn thành (giao tại phân xưởng)
* Căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh:
Nợ TK 111, 112,113, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (bao gồm cả thuế GTGT đầu ra)
Cuối kỳ tính thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 33311 - Phần thuế GTGT đầu ra phải nộp
* Khi doanh nghiệp thực hiện giảm giá cho người mua. Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng sản phẩm đã bán, kế toán phản ánh:
Nợ TK 532 - Giá trị giảm giá bao gốm cả thuế GTGT tương ứng
Có TK 111, 112 - Số tiền giảm giá trả lại cho khách khi đã thanh toán tiền hàng
Có TK 131 - Ghi giảm số phải thu khách hàng khi tiền hàng chưa được thanh toán
Có TK 3388 - Số phải trả khách hàng khi tiền hàng đã thanh toán
Cuối kỳ giảm thuế phải nộp khi có giảm giá hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 33311 - phần thuế được giảm tương ứng
Có TK 532
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 532
* Khi doanh nghiệp chấp nhận cho người mua trả lại hàng. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả toàn bộ) hoặc bản sao hóa đơn (nếu trả lại một phần hàng). Và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên. Khi đó kế toán phản ánh doanh thu hàng bị trả lại:
Nợ TK 531 - Giá trị hàng trả lại bao gồm cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 131, 3388 - Số tiền thanh toán trả lại khách hàng
Nhập kho số hàng khách hàng đã trả lại:
Nợ TK 155 - Giá thực tế
Có TK 632 - Giá thực tế
Cuối kỳ giảm thuế phải nộp khi khách hàng trả lại hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 33311 - phần thuế được giảm tương ứng
Có TK 531
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ khoản hàng bán bị trả lại đã phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 531
* Khi khách hàng thanh toán tiền mua hàng trước hạn, doanh nghiệp cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 635 - Tính theo phần trăm (%) tổng giá thanh toán
Có TK 111,112, 131, 3388 - Số tiền thanh toán trả lại khách hàng.
Sơ đồ 1: Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp:
TK 111,112
TK511
TK911
TK632
TK155,154
Kết chuyển
DT thuần
Kết chuyển
GVHB
GVHB
DTBH
không thuế
Tổng giá
thanh toán
TK 521, 531,532
Kết chuyển các khoản
CKTM, HBBTL, GGHB
TK33311
Thuế GTGT
đầu ra
phải nộp
CKTM, HBBTL, GGHB phát sinh
2.2. Phương thức tiêu thụ qua các đại lý:
2.2.1. Tại đơn vị có hàng gửi bán tại đại lý:
Khi xuất hàng cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng phải trả này được doanh nghiệp kế toán vào chi phí bán hàng.
A/ Phương thức tiêu thụ qua các đại lý, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT). Kế toán như sau:
* Phản ánh trị giá thực tế xuất kho hàng ký gửi đại lý:
Nợ TK 157 - Giá thực tế hàng xuất kho
Có TK 155 - Giá thực tế xuất kho thành phẩm
Hoặc Có TK 154 - Giá thành thực tế sản phẩm chưa qua kho
* Khi đại lý thông báo bán được hàng. Căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của sản phẩm bán qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng. Doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu của sản phẩm giao đại lý đã tiêu thụ để giao cho đại lý và tính khoản hoa hồng đại lý được hưởng, kế toán ghi sổ:
Phản ánh doanh thu hàng giao đại lý:
Nợ TK 131 - Tổng giá thanh toán (Chi tiết các đại lý)
Có TK 511 - Doanh thu chưa có thuế GTGT
Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Tính hoa hồng cho bên nhận đại lý:
Nợ TK 641 - Số hoa hồng được hưởng
Có TK 111, 112, 131
* Phản ánh trị giá vốn của hàng ký gửi đại lý thực tế đã bán được:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi bán
* Bên nhận đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp:
Nợ TK 111, 112 - Tổng tiền thanh toán trừ tiền hoa hồng
Có TK 131 - Chi tiết theo đại lý
* Đối với các nghiệp cho khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại kế toán vẫn tiến hành kế toán theo trình tự tương tự như ở mục A của phương thức tiêu thụ trực tiếp.
B/ Phương thức tiêu thụ qua các đại lý, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT).
Trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì kế toán vẫn thực hiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế: Phản ánh trị giá thực tế xuất kho hàng ký gửi đại lý, tính hoa hồng cho bên nhận đại lý, phản ánh giá vốn của hàng ký gửi đại lý, phản ánh đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp như khi kế toán ở trên (trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Chỉ kế toán khác với trường hợp ở mục A khi phản ánh doanh thu hàng giao đại lý. Vì trong trường hợp này doanh thu tiêu thụ hàng ký gửi đại lý bao gồm cả thuế GTGT. Kế toán tiến hành kế toán như sau:
* Phản ánh doanh thu hàng giao đại lý:
Nợ TK 131 - Tổng giá thanh toán (Chi tiết các đại lý)
Có TK 511 - Doanh thu có thuế GTGT
Cuối kỳ tính thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 33311 - Phần thuế GTGT đầu ra phải nộp
* Đối với các nghiệp cho khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại kế toán vẫn tiến hành kế toán theo trình tự tương tự như ở mục B của phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Sơ đồ 2: Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức gửi đại lý- tại đơn vị chủ hàng: trang
TK157
TK632
Trị giá hàng
gửi đại lý
Giá vốn
hàng bán
Kết chuyển
giá vốn
Kết chuyển
DT thuần
TK 911
Doanh thu
Bán hàng
TK 511
TK33311
Thuế GTGT Hoa hồng
đầu ra trả đại lý
TK 641
TK 111,112,131
TK155
2.3. Phương thức bán hàng trả góp:
Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được xác định là tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ngay lần đầu để được nhận hàng, phần còn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phải chịu một khoản lãi suất do trả chậm đã được quy định trước trong hợp đồng. Số tiền trả vào các kỳ sau thường là bằng nhau (trong đó bao gồm tiền gốc và tiền lãi phải trả), về doanh thu thì được tính theo doanh thu bán hàng trả ngay một lần. Số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, thuế GTGT phải nộp với số tiền chấp nhận thanh toán thì được kế toán vào thu nhập hoạt động tài chính.
A/ Phương thức bán hàng trả góp, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT). Kế toán phản ánh như sau:
* Xuất sản phẩm giao người mua trả góp:
Nợ TK 632 - Giá vốn của sản phẩm
Có TK 155 - Giá thực tế xuất kho thành phẩm
Hoặc Có TK 154 - Giá thành thực tế sản phẩm chưa qua kho
* Khi bán hàng trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 - Số tiền khách hàng trả lần đầu
Nợ TK 131 - Số tiền khách hàng còn nợ lại
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa có thuế GTGT
Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Có TK 3387 - Số lãi suất trả chậm khách hàng phải chịu
* Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Ghi nhận doanh thu tiền lãi từ bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3387 - Số lãi suất trả chậm khách hàng phải chịu
Có TK 515 - Thu nhập hoạt động tài chính
* Đối với các nghiệp vụ cho khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại kế toán vẫn tiến hành kế toán theo trình tự tương tự như ở mục A của phương thức tiêu thụ trực tiếp.
B/ Phương thức bán hàng trả góp, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT). Kế toán phản ánh như sau:
* Xuất sản phẩm giao người mua trả góp:
Nợ TK 632 - Giá vốn của sản phẩm
Có TK 155 - Giá thực tế xuất kho thành phẩm
Hoặc Có TK 154 - Giá thành thực tế sản phẩm chưa qua kho
* Khi bán hàng trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 - Số tiền khách hàng trả lần đầu
Nợ TK 131 - Số tiền khách hàng còn nợ lại
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thuế GTGT
Có TK 3387 - Số lãi suất trả chậm khách hàng phải chịu
* Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Ghi nhận doanh thu tiền lãi từ bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3387 - Số lãi suất trả chậm khách hàng phải chịu
Có TK 515 - Thu nhập hoạt động tài chính
Cuối kỳ tính thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311 - Phần thuế GTGT đầu ra phải nộp
* Đối với các nghiệp vụ cho khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại kế toán vẫn tiến hành kế toán theo trình tự tương tự như ở mục B của phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Sơ đồ 4
TK 111,112,131
TK155,154
TK632
TK911
TK511
Trị giá
hàng bán
Kết chuyển giá vốn
Kết chuyển
doanh thu thuần
DTBH
TK33311
GTGT
Kết chuyển Thu nhập HĐTC
TK 3387
Lãi trả chậm
TK 515
Phân bổ lãi trả chậm
2.4. Phương thức gửi hàng chờ chấp nhận:
Theo phương thức này thì doanh nghiệp bán gửi hàng cho người mua theo địa chỉ thoả thuận trong hợp đồng kinh tế, số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bán. Chỉ đến khi người mua chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán tiền về số hàng đã chuyển giao thì lúc đó mới được xác định là tiêu thụ.
A/ Phương thức gửi hàng chờ chấp nhận, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT). Kế toán phản ánh như sau:
* Phản ánh giá thực tế sản phẩm xuất gửi cho người mua theo hợp đồng:
Nợ TK 157 - Giá thực tế hàng xuất kho
Có TK 155 - Giá thực tế xuất kho thành phẩm
Hoặc Có TK 154 - Giá thành thực tế sản phẩm chưa qua kho
* Khi được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (một phần hoặc toàn bộ số hàng đã chuyển giao). Kế toán._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33440.doc